Bài giảng Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

pdf 28 trang Đức Chiến 06/01/2024 1111
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luật thuế thu nhập doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_luat_thue_thu_nhap_doanh_nghiep.pdf

Nội dung text: Bài giảng Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

  1. LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP LÊ THỊ NGUYỆT CHÂU 1
  2. 1. Khái niệm, đặc điểm  Khái niệm:  Thuế TNDN: là loại thuế tính trên thu nhập của các tổ chức  Pháp luật thuế TNDN: là tập hợp QPPL do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh những QH xã hội phát sinh trong việc thực hiện pháp luật thuế đối với thu nhập từ kinh doanh của các tổ chức.  Đặc điểm:  Dễ thu hơn so với thuế TNCN  Là thuế trực thu nhưng người nộp thuế có thể chuyển gánh nặng tài chính về thuế cho cá nhân khác (cổ đông, người lao động, người tiêu dùng )  Nguồn điều chỉnh có thể là luật quốc tế (Hiệp định tránh đánh thuế hai lần) 2
  3. 2. Vai trò  Thu NSNN  Điều tiết vĩ mô nền kinh tế  Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế :  Thuế suất không phân biệt các nguồn thu nhập  Thuế suất áp dụng không phân biệt hình thức sở hữu, loại hình doanh nghiệp  Ưu đãi thuế trong một số trường hợp đặc biệt 3
  4. 3. Người nộp thuế  Là Doanh nghiệp, tổ chức có TN chịu thuế  Hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí: Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí phải tuân thủ Hợp đồng mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 33/2013/NĐ-CP.  Công ty điều hành chung: Theo hợp đồng dầu khí các bên nhà thầu đồng ý thành lập một công ty điều hành chung, đóng vai trò là đại lý đại diện cho các bên tham gia hợp đồng tiến hành các hoạt động thăm dò, tìm kiếm, phát triển, khai thác dầu khí trong diện tích hợp đồng, hoạt động với tư cách là người điều hành duy nhất thay mặt các bên nhà thầu thực hiện quyền và nghĩa vụ trong phạm vi được ủy quyền theo thỏa thuận về điều hành chung và phù hợp với các quyết định của Ủy ban quản lý.  Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài (DN nước ngoài là DN được thành lập theo PL nước ngoài)  Tổ chức nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính. Các tổ chức này nếu có hoạt động chuyển nhượng vốn thì thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Điều 14 Chương IV Thông tư 78/2014/TT-BTC 4
  5. Khái niệm cơ sở thường trú Cơ sở kinh doanh Không gian Cố định Cơ sở thường trú Thời gian DN nước ngoài thực hiện một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh qua cơ sở đó 5
  6. Các loại hình cơ sở thường trú Trụ sở điều hành Chi nhánh, văn phòng Hiện diện vật Nhà máy, xưởng sản xuất, kho lý giao nhận hàng hóa Địa điểm thăm dò và khai thác TNTN Công trình xây dựng, lắp ráp, Cơ sở thường trú lắp đặt Cung cấp dịch vụ Hiện diện thể Đại lý nhân Đối tượng được ủy quyền 6
  7. 4. Căn cứ tính thuế Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế Thu nhập tính thuế Thuế suất 7
  8. 4.1. Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế Doanh nghiệp thành lập theo Pháp luật Việt Nam 8
  9. DN nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam 9
  10. 4.1. Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế DN nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam ị TN phát TN ch u ạ ế sinh t i thu VN 10
  11. 4.2. Thu nhập tính thuế Thu nhập tính thuế TNDN = thu nhập chịu thuế - (thu nhập được miễn thuế + các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định) 11
  12. 4.2.1. Thu nhập chịu thuế 12
  13. 4.2.1. Thu nhập chịu thuế (tt) Chi phí TN từ Doanh th được SXKD u trừ 13
  14. 4.2.1.1. Doanh thu (Luật thuế TNDN + Chuẩn mực kế toán số 1, 14)  Khái niệm:  Theo Luật thuế TNDN: là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.  CMKT 14: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế của DN thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của DN, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được Theo CMKT số 1: DT không bao gồm các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu 14
  15. 4.2.1.1. Doanh thu (Luật thuế TNDN + Chuẩn mực kế toán số 14) -tt  Xem cách xác định doanh thu trong các trường hợp cụ thể  Thời điểm xác định doanh thu:  Luật thuế TNDN:  Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa  Thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ  CMKT  DT bán hàng hóa: (1) DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa cho người mua; (2) DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa; (3) DT được xác định tương đối chắc chắn; (4) DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; (5) Xác định được chi phí liên quan đến việc bán hàng: DT và chi phí phải phù hợp  DT cung ứng dịch vụ (1) DT được xác định tương đối chắc chắn; (2) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ việc cung cấp dịch vụ; (3) Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó. 15
  16. 4.2.1.2. Chi phí  CMKT số 1:  Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức là các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu  Chi phí bao gồm chi phí SX, KD phát sinh trong quá trình hoạt động SX, KD thông thường của DN và các chi phí khác (như chi phí thanh lý tài sản cố định, các khoản phạt do vi phạm hợp đồng )  Chi phí SX, KD được ghi nhận phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí 16
  17. Các khoản chi được trừ và không được trừ theo luật thuế TNDN và VB hướng dẫn thi hành Thực tế phát sinh Liên quan đến hoạt động SX, KD Có hóa đơn chứng từ 17
  18. 4.2.1.2. Các khoản chi được trừ và không được trừ (TT)  Các khoản chi nào được và không được khấu trừ  Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải  Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả  Khấu hao tài sản cố định: Phương pháp khấu hao theo đường thẳng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh, phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm (Xem Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ)  Các khoản chi có định mức trần 18
  19. 4.2.1.3. Các khoản thu nhập khác (Chuẩn mực kế toán số 14)  Thông tư 78/2014: là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà các khoản thu nhập này KHÔNG thuộc các ngành nghề, lĩnh vực KD ghi trong ĐKKD của doanh nghiệp  Thông tư 96/ 2015: bỏ khái niệm chỉ liệt kê các khoản được xem là TN khác Các thu nhập khác bao gồm các khoản nào? Xem văn bản  Chuẩn mực kế toán số 14: là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, bao gồm:  Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ  Phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng  Tiền bảo hiểm được bồi thường  Các khoản nợ phải thu đã xóa sổ  Khoản nợ phải trả nay mất chủ  Các khoản thuế được giảm, được hoàn lại  Các khoản thu khác 19
  20. Cơ chế tránh đánh thuế trùng  Nếu có Hiệp định tránh đánh thuế trùng thì áp dụng theo Hiệp định  Áp dụng giống như thuế TNCN  Lưu ý biện pháp khấu từ thuế khống Ví dụ: DN A có thu nhập phát sinh từ dự án đầu tư ở nước ngoài là 1 tỉ đồng, thuế của nước nhận đầu tư là 20% =200 triệu, nhưng do nước đó ưu đãi giảm 50% số thuế => DN A chỉ phải nộp 100 triệu. => Khi tính thuế ở VN, nhà nước sẽ xem như DN A đã nộp 200 triệu ở nước ngoài. Ví dụ thuế suất thuế TNDN của VN là 22% thì DN A phải nộp: (1 tỉ x 22%) – 200 triệu = 20 triệu 20
  21. 4.2.2. Thu nhập được miễn thuế Các thu nhập được miễn thuế (xem văn bản). Tại sao các khoản thu nhập này được miễn thuế ? * Chứng chỉ giảm phát thải: Theo Nghị định thư Kyoto - với các cam kết của 39 nước công nghiệp phát triển về việc giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính, đặc biệt là khí CO2 thông qua việc thiết lập ba cơ chế mềm dẻo: (i) Cơ chế mua bán phát thải - mua bán các chứng chỉ phát thải giữa các nước phát triển; (ii) Cơ chế đồng thực hiện - mua bán các chứng chỉ giảm phát thải thông qua các dự án giảm phát thải thiết lập tại các nước phát triển và (iii) Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism CDM) - mua bán các chứng chỉ giảm phát thải thông qua các dự án phát triển sạch CDM tại các nước đang phát triển. CDM là cơ chế duy nhất có liên quan tới các nước đang phát triển như Việt Nam. Cơ chế này cho phép các nước phát triển đạt được một phần nghĩa vụ của mình thông qua các dự án giảm phát thải tại các nước đang phát triển. Theo đó, trong bối cảnh chưa thể giảm lượng khí thải như cam kết, các nước phát triển được phép mua lại chứng chỉ giảm phát thải (CERs) từ các nước đang phát triển như Việt Nam. Như vậy, thay vì phải bỏ ra nhiều chi phí để giảm khí thải, các nước phát triển có quyền mua lại quyền phát khí thải ở các quốc gia còn phát sinh khí thải thấp. Đổi lại, các nước bán được chứng chỉ giảm khí phát thải (CERs) sẽ có nguồn vốn để đầu tư công nghệ sản xuất sạch (CDM), từ đó lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu sẽ giảm. 21
  22. 4.2.2. Lỗ và chuyển lỗ  Lỗ là chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ kết chuyển từ các năm trước sang (Khác với trước đây: Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập chịu thuế)  DN được phép chuyển lỗ sang những năm sau  Thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ  DN khi quyết toán mà bị lỗ thì phải chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào TNCT của những năm tiếp theo 22
  23. 4.2.2. Lỗ và chuyển lỗ (tt)  Đ/v lỗ do chuyển nhượng BĐS, chuyển nhượng dự án đấu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản:  Được bù trừ với lãi của hoạt động SX, KD trong kỳ tình thuế (ký tính thuế: điều 05 của Luật thuế TNDN)  Sau khi bù trừ mà không hết thì được chuyển lỗ sang năm sau vào thu nhập tính thuế của hoạt động đó (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản). Thời gian chuyển lỗ là 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.  Trường hợp DN làm thủ tục phá sản có bán BĐS là TSCĐ thì thu nhập từ chuyển nhượng BĐS (nếu có ) được bù trừ với TN từ hoạt động SXKD của DN. 23
  24. 4.3. Thuế suất  Phổ thông: 20%  Đ/v hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác: 32% →50% theo dự án do Chính phủ quy định  So sánh thuế suất với một số quốc gia 24
  25. Thuế suất thuế TNDN của một số quốc gia, vùng lãnh thổ  Úc: 30%  Campuchia: 20%  Trung Quốc: 25%  Malaysia: 25%  Hồng Kông: 16,5%  Đức:29.79%  Pháp:33.33%  Nhật Bản: 30,86%  Thái Lan: 20%  Tiểu Vương Quốc Ả Rập thống nhất: 55%  Mỹ: 40%  Bahamas, Bahrain, Cayman Island, Guernsey: 0%  Xu thế: phần lớn các QG giảm thuế TNDN (Nguồn KPMG 2017)
  26. 5. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp  Trên thế giới: ưu đãi để khuyến khích DN phát triển. Tiêu chí ưu đãi dựa trên:  Nhà đầu tư,  Quy mô, ngành nghề kinh doanh,  Điều kiện địa lý, vv  Việt Nam: Là chính sách của Đảng và nhà nước nhằm:  Tạo điều kiện cho DN phát triển,  Thu hút đầu tư vào những ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn, công nghệ cần được khuyến khích phát triển,  Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp 26
  27. 5. 5. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (tt)  Hình thức ưu đãi: thuế suất ưu đãi, giảm thuế, miễn thuế  Điều kiện và thời gian bắt đầu được hưởng ưu đãi  Phân tích ưu nhược điểm của ưu đãi thuế 27
  28. Quỹ phát triển Khoa học công nghệ  Là hình thức ưu đãi  Được phép trích tối đa 10% thu nhập tính thuế để lập quỹ phát triển KHCN => Như vậy : TN tính thuế sau cùng = TN tính thuế (phần 4.2) - Quỹ PT KHCN Ví dụ TN tính thuế của DN A là 100 tỉ đồng, thì được trích tối đa là 10 tỉ. DN sẽ nộp thuế trên 90 tỉ. Lưu ý: Điều kiện sử dụng quỹ phát triển KHCN 28