Bài giảng Luật hành chính - Bài 1: Những vấn đề chung về quản lý nhà nước

pptx 106 trang Đức Chiến 04/01/2024 470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luật hành chính - Bài 1: Những vấn đề chung về quản lý nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_luat_hanh_chinh_bai_1_nhung_van_de_chung_ve_quan_l.pptx

Nội dung text: Bài giảng Luật hành chính - Bài 1: Những vấn đề chung về quản lý nhà nước

  1. b LUẬT HÀNH CHÍNH Khoa Luật Hành chính – Nhà nước 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  2. Bài 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  3. Mục tiêu bài giảng ❖Làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước. ❖Đánh giá việc tuân thủ, quán triệt các nguyên tắc quản lý nhà nước trong thực tiễn. ❖Biết cách xử lý các tình huống quản lý cụ thể. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  4. Những nội dung chính: I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC II. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC III. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  5. I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 1.1. Khái niệm quản lý nhà nước Quản lý? Quản lý xã hội? Quản lý nhà nước? 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  6. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO NGHĨA RỘNG THEO NGHĨA HẸP Là toàn bộ mọi hoạt động Là hoạt động quản lý của nhà nước nói chung, nhà nước nhằm thực mọi hoạt động mang tính hiện quyền hành pháp chất nhà nước, nhằm mà bản chất của nó là thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động chấp hành – chức năng của nhà nước. điều hành nhà nước. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  7. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Theo nghĩa rộng QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  8. a. Bản chất của quản lý nhà nước: Tính chấp hành – điều hành nhà nước 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  9. Chấp hành: Là gì? Là sự phục tùng, tuân thủ Cái gì? Chấp hành quyền lực nhà nước. Thể hiện trong các văn bản QPPL do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. Như thế nào? Chấp hành đúng nội dung và mục đích của Luật, của văn bản cấp trên. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  10. Điều hành: Là hoạt động tổ chức, chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng quản lý nhằm làm cho các văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước và các văn bản của cấp trên được thực hiện trên thực tế. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  11. Mối quan hệ giữa chấp hành và điều hành Hoạt động chấp hành thường đồng thời bao hàm hoạt động điều hành Điều hành là để chấp hành pháp luật tốt hơn 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  12. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  13. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  14. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  15. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  16. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  17. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  18. Ví dụ: 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  19. b. Đặc điểm chủ yếu của quản lý nhà nước Do bộ máy hành chính nhà nước thực hiện chủ yếu Tính chủ động, sáng tạo Tính dưới luật Tính liên tục 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  20. Tính chủ động, sáng tạo Tại sao quản lý nhà nước có tính chủ động, sáng tạo cao? 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  21. Trả lời: Về bản chất, quản lý nhà nước là hoạt động chấp hành – điều hành Xuất phát từ yêu cầu của khách thể quản lý 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  22. Biểu hiện: Chủ thể quản lý có thể đưa ra những quy định riêng áp dụng cho các đối tượng đặc thù Chủ thể quản lý có thể lựa chọn một trong nhiều giải pháp để áp dụng cho những trường hợp cụ thể Hoạt động lập quy của các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  23. Lưu ý: Chủ động, sáng tạo nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  24. Tính dưới luật: Thể hiện ở chỗ: Quản lý nhà nước chính là hoạt động chấp hành pháp luật và điều hành trên cơ sở Luật. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  25. Tính dưới luật Các quyết định được ban hành trong hoạt động quản lý nhà nước phải phù hợp với luật và văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên, nếu mâu thuẫn với chúng thì sẽ bị đình chỉ, sửa đổi hoặc bãi bỏ. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  26. Tính liên tục Hoạt động quản lý nhà nước phải được tiến hành thường xuyên, không bị gián đoạn. ❑Tại sao? ❑Khách thể quản lý, tức hoạt động của đối tượng quản lý diễn ra không ngừng trong thực tiễn khách quan. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  27. II. Các nguyên tắc cơ bản của QLNN 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  28. 2.1. Khái niệm, đặc điểm, hệ thống các nguyên tắc: 2.1.1. Khái niệm: Là những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo có tính chất nền tảng, là cơ sở cho quá trình tổ chức bộ máy hành chính và hoạt động quản lý nhà nước. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  29. 2.1.2. Đặc điểm Tính khách quan Tính khoa học Tính pháp lý Tính chính trị Tính ổn định cao Tính hệ thống 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  30. 2.1.3. Hệ thống các nguyên tắc Nhóm 1: Nhóm 2: Các Các nguyên nguyên tắc chính tắc tổ trị - xã chức – hội kỹ thuật 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  31. 2.2. Các nguyên tắc chính trị - xã hội Là những nguyên tắc được xác định từ bản chất chính trị - xã hội của Nhà nước ta nói chung và quản lý nhà nước nói riêng. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  32. Bao gồm: Nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nguyên tắc tập trung dân chủ Nguyên tắc bảo đảm sự tham gia quản lý nhà nước của nhân dân Nguyên tắc dân tộc Nguyên tắc quản lý nhà nước bằng pháp luật 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  33. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo ❑ Cơ sở pháp lý: Điều 4 Hiến pháp năm 2013 ❑ Ý nghĩa pháp lý: Là nguyên tắc có tầm quan trọng đặc biệt trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và bộ máy hành chính nhà nước nói riêng. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  34. Nội dung: Đảng thực hiện sự lãnh đạo đối với hoạt động QLNN thông qua: ➢Việc đề ra đường lối, chủ trương, chính sách; ➢Công tác cán bộ của Đảng; ➢Công tác kiểm tra Đảng; ➢Vai trò tiên phong, gương mẫu của các Đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  35. Nguyên tắc tập trung dân chủ: ❑Cơ sở pháp lý: Điều 8 Hiến pháp 2013 ❑Ý nghĩa pháp lý: Là nguyên tắc có tầm quan trọng hàng đầu và trực tiếp chi phối tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  36. Nội dung: Nguyên tắc tập trung dân chủ bao hàm sự kết hợp giữa 2 yếu tố: Sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ Phát huy dân chủ dưới sự lãnh đạo tập trung 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  37. Lãnh đạo tập trung: Là bảo đảm sự thống nhất trong quản lý của cấp trên đối với cấp dưới, trung ương đối với địa phương. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  38. Dân chủ: Là hướng tới việc mở rộng quyền cho đối tượng quản lý nhằm phát huy trí tuệ tập thể trong hoạt động quản lý, phát huy khả năng tiềm tàng của đối tượng quản lý trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  39. ➢Cả hai yếu tố tập trung và dân chủ đều cần phải được coi trọng trong quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và hoạt động hành chính nhà nước nói riêng. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  40. Biểu hiện cụ thể: Cơ quan HCNN phụ thuộc vào cơ quan QLNN cùng cấp Cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng trung ương Phân cấp cấp quản lý Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan HCNN ở địa phương Kết hợp chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ thủ trưởng 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  41. Tình huống: Bà Nguyễn Thị K công tác tại Sở Tư pháp tỉnh A. Với tính cách thẳng thắn, bà thường hay góp ý về cách điều hành, quản lý của ông Lê Văn M – Giám đốc Sở, khiến ông này rất khó chịu. Ngày 20/3/2016, nhân việc bà K vắng mặt 5 ngày không rõ lý do, Giám đốc Sở T đã ra quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với bà mà không thành lập Hội đồng kỷ luật. Theo anh (chị), trong trường hợp này nguyên tắc tập trung dân chủ đã bị vi phạm như thế nào? 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  42. Nguyên tắc quản lý xã hội bằng pháp luật Điều 8 Hiến pháp 2013: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật ” 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  43. 2.3. Các nguyên tắc tổ chức – kỹ thuật Là những nguyên tắc xuất phát từ yêu cầu về tính hợp lý trong tổ chức và phân công lao động quản lý. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  44. 2.3. Các nguyên tắc tổ chức – kỹ thuật Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ; kết hợp quản lý theo ngành và theo chức năng; Kết hợp chế độ tập thể lãnh đạo và chế độ thủ trưởng; Trực thuộc hai chiều; Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  45. a. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ ❑ Ngành: (1) Là khái niệm chỉ tổng thể những đơn vị, tổ chức sản xuất- kinh doanh có cùng cơ cấu kinh tế- kỹ thuật hay các tổ chức, đơn vị hoạt động với mục đích giống nhau. (2) Ngành là một “hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương”. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  46. ❑Quản lý theo ngành Là quản lý chuyên ngành, chuyên sâu một ngành hoặc một số ngành, lĩnh vực nhất định ➢Là quản lý theo chiều dọc 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  47. Chủ thể quản lý ngành: Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ ở Trung ương, Các Sở, cơ quan ngang Sở ở cấp tỉnh, Các phòng ở cấp huyện, Các chức danh chuyên môn ở cấp xã. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  48. Nội dung QLNN theo ngành: ✓ Lập quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành; ✓ Ban hành các văn bản pháp luật để thực hiện pháp luật thống nhất trong từng ngành; ✓ Quyết định các chính sách, chế độ và các biện pháp nhằm tăng cường và cải tiến cơ cấu tổ chức, hoạt động quản lý của ngành; ✓ Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cũng như nhiệm vụ được giao 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  49. ❑Quản lý theo lãnh thổ (địa phương): Là quản lý trên phạm vi lãnh thổ nhất định theo sự phân vạch địa giới hành chính của nhà nước. Là quản lý theo chiều ngang 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  50. Chủ thể QLNN theo lãnh thổ: Ủy ban nhân dân các cấp 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  51. Nội dung QLNN theo lãnh thổ: ✓ Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên toàn lãnh thổ; ✓ Xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng cho sản xuất, đời sống dân cư sống và làm việc trên lãnh thổ; ✓ Tổ chức điều hoà phối hợp sự hợp tác, liên kết, liên doanh các đơn vị kinh tế, văn hoá xã hội trên lãnh thổ; ✓ Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, trật tự và kỷ cương của nhà nước. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  52. ❑Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ Thực chất là sự kết hợp giữa quản lý theo chiều dọc của các Bộ với quản lý theo chiều ngang của chính quyền địa phương, theo sự phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  53. Câu hỏi: Tại sao phải kết hợp quản lý theo ngành với theo lãnh thổ? 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  54. Thành phố Hồ Chí Minh
  55. Nhà tái định cư
  56. Lý do: ❖Mỗi đơn vị, tổ chức của một ngành đều nằm trên lãnh thổ của một địa phương nhất định. Nhằm khai thác một cách triệt để những tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong việc phát triển ngành đó trên địa bàn lãnh thổ của địa phương. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  57. Lý do: ❖Trên lãnh thổ một địa phương có hoạt động của các đơn vị, tổ chức của các ngành khác nhau. Nhằm phát triển từng ngành một cách toàn diện, đảm bảo sự hài hòa giữa các ngành, không rơi vào tình trạng cục bộ địa phương hay cục bộ ngành. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  58. Lý do: ❖Mỗi địa phương đều có những đặc thù về tự nhiên, kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa Nhằm đảm bảo sự phát triển của ngành trong điều kiện đặc thù của địa phương. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  59. b. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo chức năng ❑Quản lý theo ngành: ❑Quản lý theo chức năng: ✓Là quản lý chuyên môn tổng hợp. ✓Được thực hiện bởi các cơ quan chuyên môn tổng hợp. ✓Phạm vi tác động: rộng lớn, đa chiều. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  60. Cơ quan chuyên môn tổng hợp: ✓Bộ Kế hoạch và Đầu tư ✓Bộ Khoa học và Công nghệ ✓Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; ✓Bộ Tài chính; ✓Bộ Nội vụ 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  61. Kết hợp QL theo ngành và theo chức năng: Ở mỗi cơ quan quản lý theo ngành đều có các bộ phận quản lý theo chức năng như vụ, cục, ban chịu sự quản lý theo chức năng của cơ quan có thẩm quyền cấp trên. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  62. Kết hợp QL theo ngành và theo chức năng: Các cơ quan quản lý theo chức năng có quyền ban hành các quy định, các mệnh lệnh cụ thể liên quan đến chức năng quản lý của mình theo quy định của pháp luật, có tính bắt buộc thực hiện đối với các ngành, các cấp. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  63. Nguyên tắc trực thuộc hai chiều 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  64. Nguyên tắc kết hợp chế độ tập thể lãnh đạo và chế độ thủ trưởng 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  65. Nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  66. III. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  67. 3.1. Hình thức QLNN a. Khái niệm: Hình thức QLNN là sự thể hiện ra bên ngoài của những hoạt động quản lý nhà nước cùng loại về nội dung, tính chất và phương thức tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  68. b. Đặc điểm: ➢Hình thức quản lý là hoạt động của chủ thể quản lý mà không phải là kết quả của hoạt động quản lý. ➢Hình thức quản lý là sự thể hiện thẩm quyền của chủ thể QLNN. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  69. ➢Mỗi loại hình thức QLNN có nội dung, tính chất và phương thức tác động nhất định. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  70. c. Phân loại: 3 nhóm: Các hình thức mang tính pháp lý; Các hình thức không mang tính pháp lý; Các hình thức ít mang tính pháp lý. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  71. Các hình thức mang tính pháp lý: ✓Được pháp luật quy định cụ thể về nội dung, trình tự, thủ tục; ✓ Có thể dẫn đến sự thay đổi nhất định trong cơ chế điều chỉnh pháp luật; có khả năng làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt những quan hệ pháp luật hành chính cụ thể. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  72. Bao gồm: Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Hoạt động ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  73. Các hình thức ít mang tính pháp lý ▪ Không làm thay đổi cơ chế điều chỉnh pháp luật, không làm phát sinh các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể. ▪ Có tính quyền lực nhà nước nhưng mức độ cao thấp tùy theo từng loại. ▪ Mức độ được pháp luật quy định cụ thể, chi tiết khác nhau. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  74. Bao gồm: o Các hành động mang tính quyền lực có giá trị pháp lý; o Các hoạt động tác nghiệp vật chất - kỹ thuật cụ thể; o Hợp đồng hành chính. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  75. Các hành động mang tính quyền lực có giá trị pháp lý Được tiến hành khi phát sinh những điều kiện tương ứng được định trước trong quy phạm pháp luật nhưng không cần ban hành văn bản áp dụng QPPL. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  76. Ví dụ: Áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn và phòng ngừa vi phạm pháp luật; Đăng ký những sự kiện nhất định như đăng ký khai sinh, khai tử Lập và cấp một số giấy tờ nhất định như lập biên bản về vi phạm hành chính, cấp giấy phép lái xe Hoạt động công chứng 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  77. Các hoạt động tác nghiệp vật chất - kỹ thuật cụ thể Là hình thức bổ sung, trợ giúp cho các hình thức mang tính pháp lý. ✓Chuẩn bị tư liệu, dữ kiện, thông tin cho việc ban hành quyết định hành chính, ✓Lập các biên bản, báo cáo, nhật trình công việc, chuẩn bị các tài liệu về tài chính, kỹ thuật, các định mức lao động, ✓Quản lý công văn giấy tờ, quản lý máy tính, trực tổng đài điện thoại 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  78. Các hình thức không mang tính pháp lý: ❖Là hình thức mà pháp luật chỉ quy định những thủ tục chung để tiến hành chúng; ❖ Không có khả năng làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể. Bao gồm các hoạt động tổ chức - xã hội trực tiếp. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  79. Câu hỏi: Có thể sử dụng nhiều hình thức quản lý cho một hoạt động hành chính nhà nước hay không? Tại sao? 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  80. Tình huống: Khu dân cư A (tỉnh H) thuộc diện bị giải tỏa để xây dựng Công viên cây xanh theo quy hoạch. Ngày 10/5/2015, sau khi thông báo cho nhân dân, UBND phường tiến hành gặp gỡ đại diện các hộ gia đình để thống nhất về phương án đền bù. Giá đền bù được xác định là 17 triệu đồng/m2, thời gian giao tiền là 01/8/2015, thời gian di dời đến hết tháng 12/2015. Một số hộ đã nhận tiền và chuyển đi. Một số hộ khác tuy đã nhận tiền nhưng chần chừ không chịu di dời. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  81. Có 5 hộ dứt khoát không nhận tiền và cũng không chịu di dời vì cho rằng giá đền bù không thỏa đáng và đã vận động một số hộ khác trả lại tiền, gây chậm trễ tiến độ GPMB. Sau nhiều lần thương lượng, thuyết phục, cuối cùng chủ thể có thẩm quyền đã ra quyết định cưỡng chế buộc các hộ dân còn lại phải di dời. Anh (chị) hãy xác định các hình thức QLNN đã được tiến hành? 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  82. 3.2. Phương pháp QLNN a. Khái niệm: Phương pháp QLNN là cách thức, biện pháp mà chủ thể quản lý sử dụng để tác động lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục đích đề ra. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  83. b. Đặc điểm ✓ Do các chủ thể quản lý mà chủ yếu là các CQHCNN hoặc cán bộ, công chức và người có thẩm quyền của CQHCNN áp dụng. ✓ Thể hiện ý chí đơn phương của chủ thể quản lý nhà nước; ✓ Được áp dụng nhằm tác động tới đối tượng quản lý để đạt được mục đích của chủ thể QLHCNN. ✓ Được áp dụng trong giới hạn của hoạt động hành chính và là hoạt động có tính chất nhà nước chứ không phải có tính chất xã hội; 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  84. b. Đặc điểm ✓Các PP được quy định trong trong pháp luật với những mức độ khác nhau về tính chất, nội dung, trình tự, thủ tục áp dụng. ✓Các chủ thể QLNN có quyền lựa chọn các PP quản lý, căn cứ vào nhiệm vụ quản lý, đặc điểm của đối tượng quản lý, hoàn cảnh, điều kiện quản lý, phù hợp với quy định của pháp luật. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  85. c. Yêu cầu đối với các phương pháp: ➢Phải có tính khả thi. ➢Phải có khả năng đem lại hiệu quả cao. ➢Phải được sử dụng mềm dẻo, linh hoạt, ➢Phải phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh. ➢Phải có tính sáng tạo. ➢Phải phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  86. d. Các phương pháp QLNN chủ yếu 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  87. (1) Phương pháp thuyết phục ❑Chủ thể quản lý không tác động trực tiếp đến hành vi của đối tượng quản lý mà tác động đến nhận thức, tinh thần, tư tưởng, tình cảm, thái độ (gọi chung là ý thức) của đối tượng quản lý. Hướng đối tượng quản lý đến những hành vi tự giác. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  88. (1) Phương pháp thuyết phục ❑Các biện pháp được sử dụng: giải thích, nhắc nhở, tổ chức, giáo dục, kêu gọi, cung cấp thông tin, tuyên truyền, phát triển các hình thức tự quản xã hội, tổ chức thi đua, khen thưởng, phổ biến kinh nghiệm tiên tiến ❑Những biện pháp này được quy định một cách chung nhất trong thẩm quyền của chủ thể QLNN mà không giới hạn phạm vi áp dụng. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  89. (1) Phương pháp thuyết phục ❑Trong hoạt động QLNN, phương pháp thuyết phục phải được coi là phương pháp chủ yếu, phải được ưu tiên hàng đầu. Tại sao? 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  90. (1) Phương pháp thuyết phục 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  91. Lưu ý: Phải sử dụng PP thuyết phục thường xuyên, kiên trì và công phu. Tránh hô hào suông, chung chung, sáo rỗng. Sử dụng PP thuyết phục phải linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đối tượng. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  92. (2) Phương pháp cưỡng chế ❑Khái niệm: ✓Là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực mà chủ thể QLNN áp dụng đối với những cá nhân hoặc tổ chức nhất định theo quy định của pháp luật. ✓Các biện pháp bạo lực gồm: bạo lực về mặt vật chất và bạo lực tinh thần. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  93. (2) Phương pháp cưỡng chế PP cưỡng chế chỉ nên được sử dụng khi cần thiết, trên cơ sở PL, không được trái với nguyên tắc nhân đạo và dân chủ của Nhà nước ta. Phải kết hợp tốt giữa thuyết phục và cưỡng chế, trên tinh thần “lấy thuyết phục làm chính” và phải dựa trên những hoàn cảnh xã hội cụ thể. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  94. (3) Phương pháp hành chính ❑Là PP sử dụng những tác động trực tiếp đến hoạt động của đối tượng quản lý thông qua việc quy định trực tiếp nghĩa vụ của họ, những mệnh lệnh dựa trên quyền lực nhà nước và sự phục tùng. ❑Thể hiện tính chất quyền lực của hoạt động quản lý. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  95. (3) Phương pháp hành chính ❑ Được biểu hiện thông qua việc: Quy định những quy tắc xử sự chung trong quản lý hành chính nhà nước. Quy định quyền hạn và nghĩa vụ của các cơ quan dưới quyền, giao nhiệm vụ cho các cơ quan đó. Thoả mãn đơn phương yêu cầu hợp pháp của công dân. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  96. (3) Phương pháp hành chính ❑Áp dụng phương pháp hành chính trong QLHCNN là cần thiết song phải trên cơ sở pháp luật, không nên lạm dụng. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  97. (4) Phương pháp kinh tế ❑Là PP sử dụng các đòn bẩy kinh tế nhằm kích thích sự quan tâm đến lợi ích vật chất của đối tượng quản lý. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  98. (4) Phương pháp kinh tế ❑Những đòn bẩy kinh tế được sử dụng gồm: giá cả, tiền lương, tiền thưởng, chính sách thuế, lãi suất ngân hàng, tín dụng ❑QLNN trong điều kiện thực hiện nền kinh tế thị trường cần phải coi trọng phương pháp pháp kinh tế. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  99. (4) Phương pháp kinh tế ❑Muốn sử dụng phương pháp kinh tế một cách có hiệu quả phải kết hợp hài hoà lợi ích của các đối tượng quản lý với lợi ích của nhà nước và xã hội. ❑Câu hỏi: Mối quan hệ giữa phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế? 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  100. Mối quan hệ giữa PP hành chính và PP kinh tế PP hành chính là phương tiện đưa PP kinh tế vào cuộc sống. Ngược lại, áp dụng PP kinh tế giúp đạt tốt hơn mục đích của PP hành chính. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  101. Câu hỏi: Có thể sử dụng nhiều phương pháp cho một hoạt động quản lý nhà nước hay không? Tại sao? 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  102. Mối liên hệ giữa phương pháp và hình thức QLNN ➢PP thuộc về phạm trù nội dung, vì vậy, chúng được thể hiện qua các hình thức QLNN. ➢Việc áp dụng hình thức QLNN này hay hình thức khác theo một tỉ lệ nhất định thể hiện chủ thể quản lý đó đã áp dụng chủ yếu là phương pháp nào. 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  103. Câu hỏi ôn tập: 1. Phân tích bản chất và đặc trưng của hoạt động quản lý nhà nước ở Việt Nam? 2. Nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc Đảng lãnh đạo? 3. Tại sao phân cấp quản lý được coi là một trong những biểu hiện quan trọng của nguyên tắc tập trung dân chủ? 4. Theo anh (chị), hình thức quản lý nhà nước nào là quan trọng nhất? Tại sao? 5. Sự kết hợp các phương pháp QLNN trong thực tiễn chấp hành – điều hành ở nước ta? 1/8/2024 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM