Bài giảng Độc tính thuốc tê Báo cáo nhân 1 trường hợp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Độc tính thuốc tê Báo cáo nhân 1 trường hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
bai_giang_doc_tinh_thuoc_te_bao_cao_nhan_1_truong_hop.pdf
Nội dung text: Bài giảng Độc tính thuốc tê Báo cáo nhân 1 trường hợp
- ĐỘC TÍNH THUỐC TÊ BÁO CÁO NHÂN 1 TRƯỜNG HỢP BSCK2. LƯƠNG THIỆN TÍCH BỆNH VIỆN TỈNH BÌNH DƯƠNG
- Mục tiêu • Những nguy hiểm khi ngộ độc thuốc tê • Độc tính hay ngộ độc? • Triệu chứng chủ yếu? thời điểm xảy ra? • Xử trí • Một số bệnh lý nguy hiểm khi phẫu thuật và gây tê • Một số biện pháp phòng ngừa • Khuyến cáo khi sử dụng thuốc gây tê
- ĐẶT VẤN ĐỀ • Gần đây ở nước ta nhiều ca tai biến nghiêm trọng xảy ra liên quan đến gây tê mà nguyên nhân vẫn bị ngộ nhận là sốc phản vệ • Thực tế sốc phản vệ do thuốc tê là rất hiếm gặp, nhất là các nhóm thuốc tê chính đang sử dụng hiện nay hầu hết là thuốc nhóm Amino-Amid. • Sốc phản vệ hay độc tính thuốc tê là 2 tai biến khác nhau hoàn toàn, và có cách xử lý khác nhau. • Ngộ độc thuốc tê (NĐTT) (Local Anesthesia Systemic Toxicity- viết tắc là: LAST-ngộ độc toàn thân thuốc gây tê cục bộ) THẬT SỰ LÀ độc tính thuốc tê (ĐTTT) (Toxocity) mới đúng không phải ngộ độc (Poisoning) và là nguyên nhân chính gây ra những tai biến đó. • ĐTTT ảnh hưởng đến tính mạng, sự an toàn của người bệnh gây lo ngại cho nhân viên y tế trong thực hành gây tê.
- • Tỉ lệ ngộ độc thuốc tê là 0.03% các trường hợp gây tê. • ĐTTT vẫn là nguyên nhân chính gây biến chứng và tử vong trong thực hành gây tê vùng. Theo ASRA (American Society of Regional Anesthesia and Pain Medicine) gần đây ghi nhận ĐTTT chiếm 1/3 trường hợp tử vong hoặc tổn thương não do gây tê vùng. • Một số trường hợp ngộ độc thuốc tê đã được biết đến • Kết luận của Hội đồng chuyên môn y tế Đà Nẵng cho biết ba sản phụ bị tai biến, trong đó hai người tử vong, là do ngộ độc thuốc gây tê và sai sót từ bệnh viện ngày 17/09/2019.
- • Bệnh nhân T. được BV huyện Bình Chánh tiến hành mổ bắt con do ối vỡ và chuyển dạ ngừng tiến triển ngày 13 tháng 9 năm 2019. Quá trình mổ diễn ra bình thường trong vòng 30 phút. Tuy nhiên, sau đó chị T. đột ngột hôn mê sâu và ngưng thở. Chẩn đoán ngộ độc thuốc gây tê, được xử trí kịp thời, chính xác, điều trị đúng phác đồ đã giúp cứu sống bệnh nhân. • Trong nước có một số trường hợp ngộ độc (độc tính) thuốc tê khác được báo cáo riêng lẻ từ nhẹ đến rất nặng gây tử vong.
- • Ngoài ra còn có 1 số trường hợp cấp tính rất nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân xảy ra trong và sau khi mổ (có gây tê) như: thuyên tắc ối đối với phẫu thuật mổ lấy thai, thuyên tắc phổi đối với bệnh nhân lớn tuổi phẫu thuật vùng chậu, đùi, gối; nhồi máu cơ tim...cần biết để phân biệt với độc tính thuốc tê. • Chúng tôi xin báo cáo 1 trường hợp độc tính thuốc tê đã gặp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương trong năm 2019 những dấu hiệu nhận biết và xử trí nhằm giảm thiểu rủi ro và sẵn sàng cấp cứu khi có ĐTTT.
- • Bệnh nhân: Nguyễn Văn Toản 27 tuổi, giới tính: nam • Số vào viện: 92960/2019 • Nhập viện: 03h ngày 26/10/2019 • Lý do vào viện: Vết thương cẳng tay phải/TNSH tự cắt. • Tình trạng lúc nhập viện: Bệnh nhân tỉnh tiếp xúc được, không sốt, mạch 90 lần/phút, HA 110/70mmHg, thở 20 lần/phút. Vết thương mặt trước 1/3 trên cẳng tay phải 8cm, hạn chế gấp các các ngón 2-5, mạch quay phải rõ, không tê các ngón, không tê cẳng tay phải. Tim đều, phổi rõ, bụng mềm.
- Cận lâm sàng: • X quang cẳng tay phải: không tổn thương xương. Phân tích máu, TQ, TCK, chức năng gan thận trong giới hạn bình thường. • X quang phổi thẳng, điện tâm đồ: trong giới hạn bình thường. • Chẩn đoán: Vết thương cẳng tay phải đứt cơ cánh tay quay, cơ gấp các ngón/ TNSH tự cắt.
- Bảng 1: Diễn tiến của bệnh nhân Ngày giờ Lâm sàng Diễn tiến Cận lâm sàng và kết Xử trí quả, chẩn đoán 26/10 Tỉnh, tiếp xúc tốt. Vết thương mặt Các xét nghiệm tiền Chuẩn bị phẫu thuật 3h Mạch 90 lần/phút, trước 1/3 trên cẳng phẫu: bình thường HA 110/70mmHg. tay phải 8cm, hạn Chẩn đoán: VT cẳng Các cơ quan khác chế gấp các các ngón tay phải đứt cơ gấp chưa ghi nhận bất 2-5 chung các ngón, cơ thường gấp cánh tay quay. 13h30 Tỉnh, tiếp xúc tốt Mạch 90 lần/phút. Tê tùng Lidocain 2% Huyết áp 200mg 10mlX2 ống 100/60mmHg, thở 20 l/p 14h (15 phút sau gây Đột ngột bệnh nhân Mạch 160 lần/phút Midazolam 5mg 1/2 tê) bức rứt, kích động, 170/100mmHg, thở ống TMC, sonde tiểu vật vã, trợn mắt, nói nhanh 35 lần/phút, lưu. nhảm, run giật khó thở
- 14h20 (35 phút sau Bệnh tỉnh, bức rứt Mạch 150 l/phút, Chẩn đoán: Ngộ độc Lipofundin 20% gây tê) khó chịu, kích thích, HA 160/90mmHg, thuốc tê 100ml TTM nhanh la hét, co giật, gồng thở nhanh 35 (100ml/3 phút), người, SpO2 100%. lần/phút, khó thở 400ml TTM trong 20 phút (0.25ml/kg/phút( 17,5ml/phút), bệnh nhân nặng 70kg. Lactat Ringer 1000ml TTm LXg/p 15h Bệnh nhân tỉnh, Mạch 140 lần/phút Midazolam 5mg 1 giảm kích thích, HA 105/50mmHg ống TMC. Bệnh giảm bức rứt, vết nhân được tiếp tục mổ khô. SpO2 99%. phẫu thuật, khâu cơ cơ nhanh chóng, Midazolam 5mg 1 ống TMC- Midazolam 5mg 5 ống pha Natriclorua 09% 50ml SE 5ml/h.