Bài giảng Đau cấp tính - Nguyễn Thị Thanh Hoa
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đau cấp tính - Nguyễn Thị Thanh Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
bai_giang_dau_cap_tinh_nguyen_thi_thanh_hoa.ppt
Nội dung text: Bài giảng Đau cấp tính - Nguyễn Thị Thanh Hoa
- ĐAU CẤP TÍNH Ths. BSNT Nguyễn Thị Thanh Hoa
- Mục tiêu học tập ◼ Nêu được định nghĩa và phân loại cơ bản của đau ◼ Hiểu được sinh lý đau cấp tính ◼ Nêu được ảnh hưởng của đau cấp tính lên các cơ quan ◼ đánh giá được cường độ đau ◼ Nêu được nguyên tắc và các phương pháp chống đau cấp tính
- Đau là gì? ◼ Thảo luận nhóm ◼ Nghĩ về một bệnh nhân/ người bạn/ người họ hàng bị đau. ◼ Người đó đã mô tả về đau như thế nào? ◼ Đau đã được xử lý như thế nào? 2.3
- Định nghĩa đau “Đau là một cảm giác và cảm xúc khó chịu gây ra do các tổn thương hiện có hoặc tiềm tàng ở mô hoặc được mô tả lại”.
- Đau là gì? ◼ Khó chịu ◼ Cảm xúc là quan trọng ◼ Nguyên nhân không phải lúc nào cũng thấy rõ ◼ “Đau là điều mà người bệnh nói bị đau.” 2.5
- Phân loại đau ◼ Phân loại theo cơ chế gây đau ➢ Đau do cảm thụ thần kinh (nociceptive pain) ➢ Đau do nguyên nhân thần kinh (neuropathic pain) ➢ Đau do căn nguyên tâm lý (psychogenic pain)
- Phân loại đau Mục đích ◼ Nhằm phân loại các kiểu đau ◼ Để hiểu rằng việc điều trị phụ thuộc vào kiểu đau 4.2
- Phân loại đau ◼ Không phải tất cả đau là giống nhau! ◼ Ba câu hỏi chủ chốt: 1. Bệnh nhân đã đau trong bao lâu rồi? 2. Nguyên nhân là gì? 3. Cơ chế đau là gì? 4.3
- Phân loại đau ◼ Đau do cảm thụ thần kinh (nociceptive pain) - Đau do tổn thương tổ chức (da, cơ, xương, tạng) - Đầu mút nhận cảm thần kinh bị kích thích, dẫn truyền về trung tâm - Hay gặp trong đau cấp tính hoặc bệnh lý khớp mạn, hay trong ung thư - Nhạy cảm với thuốc giảm đau và phong bế vùng
- Phân loại đau ➢ Đau do nguyên nhân thần kinh (neuropathic pain) - Đau xảy ra khi có tổn thương hay cắt đoạn thần kinh ngoại vi (hiện tượng đau chi ma, đau dây V, liệt hai chân...) - Hoặc do rối loạn chức năng thần kinh trung ương (sau đột quỵ, u não, chèn ép tủy ) - Ngoài ra, trong lâm sàng còn thường gặp chứng đau hỗn hợp bao gồm cả cơ chế đau nhận cảm và đau thần kinh