Bài giảng Chính sách phát triển - Bài 7: Giáo dục và phát triển

pdf 15 trang Đức Chiến 05/01/2024 790
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Chính sách phát triển - Bài 7: Giáo dục và phát triển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_chinh_sach_phat_trien_bai_7_giao_duc_va_phat_trien.pdf

Nội dung text: Bài giảng Chính sách phát triển - Bài 7: Giáo dục và phát triển

  1. FULBRIGHT SCHOOL OF PUBLIC POLICY AND MANAGEMENT Chính sách phát triển Giáo dục và phát triển
  2. Bài 7 • Thảo luận: các yếu tố thiếu vắng trong sự phát triển của Việt Nam • Vốn con người và tăng trưởng kinh tế • Ví dụ giáo dục ở ĐA • Việt Nam © Fulbright University Vietnam 2
  3. Giáo dục và phát triển • Trình độ giáo dục khác nhau giữa các nước đang phát triển và phát triển Cần có chiến lược phát triển hiệu quả nào để tang trình độ học vấn của dân số • Có nhiều bất trắc đi kèm với chiến lược này: một số nước mở rộng cơ hội đi học mà không thấy được kết quả bắt kịp với các nước phát triển về phúc lợi kinh tế • Có vẻ không hiệu quả và không đưa đến kết quả học sinh như mong đợi. Giáo dục có phải là yếu tố then chốt hay chỉ là một trong nhiều yếu tố? Chất lượng có phải là then chốt? © Fulbright University Vietnam 3
  4. Vốn con người • Động lực chính của tăng trưởng • Nguồn khác biệt chính về mức sống giữa các nước • Vốn vật chất quan trọng nhưng có vai trò bổ trợ • Mở rộng định nghĩa: không chỉ giáo dục chính qui mà cả trên công việc © Fulbright University Vietnam 4
  5. Vì sao cả thế giới không phát triển? • Sự lan tỏa tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào sự lan tỏa kiến thức về kỹ thuật sản xuất mới • Việc tiếp nhận kiến thức đi kèm với việc học chính qui • Việc mở rộng và thiết lập trường chính qui phụ thuộc nhiều vào điều kiện chính trị và ảnh hưởng ý thức hệ • Từ sau WWII, hệ thống giáo dục hiện đại đã được thiết lập khắp nơi tang sự lan tỏa tăng trưởng kinh tế hiện đại © Fulbright University Vietnam 5
  6. Tăng trưởng và học vấn • Học nhiều hơn, càng dễ nắm bắt kiến thức công nghệ • Tăng mạnh trong giáo dục chính qui cải thiện cơ cấu khuyến khích • Nhiều nước tiên tiến đã phát triển giáo dục trước • Nhân quả: giáo dục tác động tăng trưởng hay ngược lại? © Fulbright University Vietnam 6
  7. Giáo dục liên quan đến tăng trưởng kinh tế như thế nào • Những cải thiện trong giáo dục đi kèm với cải thiện dài hạn trong kết quả kinh tế đã được khẳng định. Ba lý thuyết chung về tác động của giáo dục lên kết quả kinh tế: • Cách tiếp cận vốn con người cơ bản: giáo dục cải thiện kỹ năng và khả năng tổng quát của lực lượng lao động, dẫn đến năng suất cao hơn và khả năng sử dụng công nghệ được cải thiện, đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng kinh tế • Cách tiếp cận đổi mới sáng tạo: giáo dục cải thiện năng lực của nền kinh tế để phát triển ý tưởng và công nghệ mới • Cách tiếp cận chuyển giao kiến thức: giáo dục là phương tiện phổ biến kiến thức cần thiết để áp dụng ý tưởng mới, ứng dụng công nghệ mới (OECD). © Fulbright University Vietnam 7
  8. Nhân quả? • Câu hỏi quan trọng: có mối liên kết nhân quả giữa giáo dục kết quả kinh tế hay không, nếu có thì theo chiều hướng nào? 1) Nhìn chung, giáo dục và kết quả kinh tế có khả năng liên quan. Có được lực lượng lao động trình độ sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội kinh tế mới, cải thiện kết quả 2) Đồng thời, tăng trưởng kinh tế có thể làm tăng tài sản cá nhân và quốc gia, tăng nguồn lực sẵn có và cơ hội cho giáo dục Tăng trưởng kinh Giáo dục tế © Fulbright University Vietnam 8
  9. Phân tích kinh tế • Nhìn chung, những cải thiện trong giáo dục phổ thông dẫn đến cải thiện trong kết quả kinh tế, hơn là chiều ngược lại (E G) • Số năm đi học? (HDI) hay chất lượng giáo dục? • Phân tích sử dụng kiểm định nhận thức quốc tế cho thấy, chính những cải thiện về kỹ năng nhận thức hơn là số năm đi học, là có ảnh hưởng mạnh lên tăng trưởng kinh tế. Thời lượng đi học không liên quan đến tăng trưởng trừ khi nó cải thiện khả năng nhận thức. © Fulbright University Vietnam 9
  10. Điểm của Việt Nam © Fulbright University Vietnam 10
  11. Điểm PISA của Việt Nam © Fulbright University Vietnam 11
  12. Các nhà nghiên cứu WB • Nhìn chung sinh viên Việt Nam tập trung hơn và nghiêm túc làm bài tập hơn; ít đi trễ, vắng thường xin phép, và ít cúp học; dành thêm khoảng hơn 3 giờ ngoài lớp học để học bài mỗi tuần so với học sinh ở nước khác. Các em ít ngại môn toán, và tự tin khả năng vận dụng toán trong tương lai. • Phụ huynh Việt Nam tham gia nhiều hơn vào sinh hoạt trương lớp của con, hỗ trợ hoặc giúp gây quỹ trong trường. Về cấu trúc, hệ thống giáo dục được quản lý tập trung. Giáo viên ít có tự chủ, hoạt động thương được giám sát, và chú trọng vào thành tích học sinh hơn là ác nước đang phát triển khác. © Fulbright University Vietnam 12
  13. tiếp • Việt Nam đầu tư nhiều hơn: đặc biệt khi GDP thấp. Mức phát triển kinh tế thấp hơn so với 7 nước còn lại, phụ huynh cũng có trình độ vừa phải, ít trường học ở thành phố và nhiều làng xã thị trấn hơn, tất cả những điều này không hẵn thuận lợi cho hệ thống giáo dục tốt. • Bất kể còn khó khăn kinh tế, chất lượng cơ sở trường lớp ở Việt Nam tốt hơn, cũng như nguồn lực giáo dục của các trường. Dù có ít máy tính, nhưng đều kết nối internet, đây là điều mà các nhà nghiên cứu cho là bằng chứng của việc đầu tư giáo dục tăng ở Việt Nam, giáo dục ban đầu cũng tốt hơn vì học sinh Việt Nam thường đa số được học mẫu giáo. © Fulbright University Vietnam 13
  14. Đánh giá giữa kỳ và các thách thức • Báo cáo cho thấy Việt Nam đạt được nhưngc thành tựu ấn tượng trong việc cải thiện kết quả giáo dục trong một thời gian tương đối ngắn. Tỉ lệ biết đọc biết viết và đi học của Việt Nam chiếm ưu thế so với các nước trong khu vực và trong cùng nhóm thu nhập. • Tuy nhiên, báo cáo cũng ghi nhận vẫn còn những thách thức trong việc rút ngắn khoảng cách về tiếp cận và học tập giữa các nhóm dân số, và việc cải thiện chất lượng giảng dạy và học tập để phát triển kỹ năng cần thiết cho thị trường lao động. • Để đáp ứng những thách thức này, Việt Nam cần ưu tiên ngân sách cho giáo dục, cải thiện hiệu quả chi tiêu và năng lực quản lý trường học và sư phạm. “Đây là nội dung cải cách quan trọng để đáp ứng đòi hỏi của người dân với hệ thống giáo dục chất lượng hơn và xây dựng nền tảng bền vững để phát triển con người ở quốc gia có thu nhập trung bình như Việt Nam” (World Bank and UNDP joint report) © Fulbright University Vietnam 14
  15. CONTACT Fulbright School of Public Policy and Management Q&A 232/6 Vo Thi Sau, District 3, HCMC T: (028) 3932 5103 F: (08) 3932 5104 E-mail: info.fsppm@fuv.edu.vn Web: www.fsppm.fuv.edu.vn/ © Fulbright University Vietnam 15