Bài giảng Chính sách phát triển - Bài 10: Pháp quyền, bè phái và tham nhũng

pdf 13 trang Đức Chiến 05/01/2024 1080
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Chính sách phát triển - Bài 10: Pháp quyền, bè phái và tham nhũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_chinh_sach_phat_trien_bai_10_phap_quyen_be_phai_va.pdf

Nội dung text: Bài giảng Chính sách phát triển - Bài 10: Pháp quyền, bè phái và tham nhũng

  1. FULBRIGHT SCHOOL OF PUBLIC POLICY AND MANAGEMENT Chính sách phát triển Bài 10 Pháp quyền, bè phái và tham nhũng
  2. Bài 10 • Tham nhũng là hiện tượng phổ biến. Thực trạng tham nhũng, pháp quyền và bè phái hiện nay. • Có đúng là tệ hại? • Tình hình Việt Nam? © Fulbright University Vietnam 2
  3. Vấn đề quản trị • Vấn đề tham nhũng cấp cao: thao túng nhà nước • Lãnh đạo đục khoét tài sản nhà nước (các nhà độc tài châu Phi) • Giới tài phiệt quyền lực mua chuộc quan chức • Lãnh đạo tham nhũng cấu kết với nhà đầu tư: giao thầu, hợp đồng phi cạnh tranh, không minh bạch (dầu khí) • Bè phái và nâng đỡ • Áp lực chính trị giao thầu, bổ nhiệm • Chuyển giao chính trị hóa (Nam Phi) • Tham nhũng hành chính (tham nhũng vặt) • Hối lộ cấp phép, giấy phép, dịch vụ • Chi sai ngân sách chương trình công • Cung cấp dịch vụ không hiệu quả, không có kết quả Tham nhũng có thật sự tệ hại? © Fulbright University Vietnam 3
  4. Tổ chức minh bạch quốc tế • Xếp hạng chị số ghi nhận tham nhũng Việt Nam: 107/180. • Vẫn phổ biến: hối lộ, can thiệp chính trị, chi bôi trơn • Thiếu hành động và thể chế ngăn chặn quyết liệt • corruption.com/country- profiles/vietnam © Fulbright University Vietnam 4
  5. Hai mô thức quản trị • Quản trị (đủ) tốt: định hướng phát triển của lãnh đạo chính trị, cơ chế kiểm tra đối trọng hiệu quả, hệ thống không nhất thiết hoạt động hiệu quả nhất nhưng có tính hỗ tương và tự điều chỉnh • Bè phái: lãnh đạo chính trị sử dụng thẩm quyền để duy trì cơ sở quyền lực hoặc bị các nhóm lợi ích tư nhân quyền lực thao túng. Lãnh đạo qua mặt các cơ chế kiểm tra giám sát và sử dụng bộ máy quản lý nhà nước để nâng đỡ. • Chủ nghĩa bè phái có thật sự xấu? (ví dụ Nhật) © Fulbright University Vietnam 5
  6. Tác động của tham nhũng lên phát triển • Samuel Huntington: tham nhũng như là giai đoạn cần thiết trong tiến trình hiện đại hóa – bao gồm thay đổi giá trị cơ bản của xã hội, khác biệt giữa vai trò công và lợi ích tư, và sự phát triển luật lệ - tang cơ hội cho tham nhũng • Là phản ứng trước cách tiếp cận ‘đạo đức’ đối với tham nhũng, đơn giản là phê phán về mặt đạo đức. • Có ý kiến cho rằng mặc dù tham nhũng có thể có lợi trong một số trường hợp cô lập, tác động dài hạn của nó phương hại đến phát triển • thực tế, tham nhũng chuyển hướng nguồn lực công từ những mục đích ban đầu thành tư lợi và làm biến dạng thành phần chi tiêu của chính phủ © Fulbright University Vietnam 6
  7. Tham nhũng tác động phát triển như thế nào • Tăng trưởng kinh tế vĩ mô: vẫn còn gây tranh cãi, tham nhũng vẫn chưa được xem là yếu tố quyết định cản trở tăng trưởng • Tuy nhiên, tham nhũng có tác động tiêu cực lên bất bình đẳng và cung cấp dịch vụ cơ bản, do đó tác động lên người nghèo nhiều hơn. • Thiếu niềm tin, tính chính danh suy giảm và thiếu niềm tin của công chúng vào thể chế, có thể là nguyên nhân lẫn tác động của tham nhũng • Tác động tiêu cực lên đầu tư nội địa và nguồn thu thuế • Ở cấp vi mô, tham nhũng làm tang chi phí phát triển của doanh nghiệp (xét cả kết quả lẫn năng suất) • Hệ quả tiêu cực đối với môi trường © Fulbright University Vietnam 7
  8. Các yếu tố tạo tham nhũng • Nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, hành chính, xã hội, văn hóa ươm mầm cho tham nhũng • Tham nhũng có tính tập thể hơn là cá nhân, vượt phạm vi tư lợi bao gồm lợi ích và quyền lợi trong hệ thống chính trị • Một hiện tượng của động năng quản trị rộng và có thể phát triển mạnh khi trách nhiệm giải trình kém và có quá nhiều quyền tự quyết • Tính hệ thống và tập thể này làm cho tham nhũng bám rễ và khó xử lý • Bản thân nền dân chủ không làm giảm tham nhũng © Fulbright University Vietnam 8
  9. Ngăn chặn tham nhũng như thế nào • Quyền ngân sách (chi tiêu) và thu ngân sách (thuế) cùng được phân cấp • Giám sát chi tiêu công để xác định rủi ro tham nhũng (+ sự tham gia và giám sát của công dân) • Cải cách cơ quan thuế và hải quan, giảm tham nhũng • Hệ thống và qui trình quản lý ngân sách mạnh hơn ở trung ương: giảm tham nhũng • Thanh tra đặc biệt (như kiểm tra kết quả hay thực tế, khi kết hợp với các biện pháp trừng phạt mạnh, sẽ hiệu quả trong việc phát hiện và giảm tham nhũng • Cơ quan chống tham nhũng ACAs): độc lập, trang bị đầy đủ và phối hợp với các tác nhân chính phủ và phi chính phủ nhằm triệt hạ tham nhũng © Fulbright University Vietnam 9
  10. Pháp quyền? • Pháp quyền hay nguyên tắc “đặc biệt chính phủ làm theo pháp luật và tìm kiếm triệt để tính hợp lý theo qui phạm cơ bản nhất của luật’ • Tập hợp các thể chế nhà nước sở hữu phương tiện cưỡng chế hợp pháp, thực thi trong địa hạt và chủ thể được xác định, thực thi quyền lực một cách hợp lý và không tùy tiện. • Phải có cơ chế giám sát cân bằng để giảm thiểu cơ hội lạm quyền © Fulbright University Vietnam 10
  11. Cơ quan chống tham nhũng có tác dụng? • ACAs, được xem là thành công cao trong việc giảm tham nhũng ở Hồng Kông và Singapore • Thường thất bại ở các nước đang phát triển, tại sao? Cơ chế kiểm Liên minh với Nỗ lực soát nội bộ và các tác nhân ngăn ngừa trách nhiệm chính phủ và và giáo giải trình phi chính phủ dục mạnh mẽ © Fulbright University Vietnam 11
  12. Tình huống Singapore – thảo luận • Buổi ôn tập – đọc và thảo luận. • Trong điều kiện nào thì cơ quan chống tham nhũng độc lập có tác dụng? © Fulbright University Vietnam 12
  13. CONTACT Fulbright School of Public Policy and Management Q&A 232/6 Vo Thi Sau, District 3, HCMC T: (028) 3932 5103 F: (08) 3932 5104 E-mail: info.fsppm@fuv.edu.vn Web: www.fsppm.fuv.edu.vn/ © Fulbright University Vietnam 13