Bài giảng Chính sách phát triển - Bài 1: Mở đầu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chính sách phát triển - Bài 1: Mở đầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_chinh_sach_phat_trien_bai_1_mo_dau.pdf
Nội dung text: Bài giảng Chính sách phát triển - Bài 1: Mở đầu
- FULBRIGHT SCHOOL OF PUBLIC POLICY AND MANAGEMENT CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BÀI GIẢNG 1
- BÀI GIẢNG 1 • Giới thiệu – thông tin môn học / mục tiêu / phương pháp • Chủ đề hàng tuần • Tổng quan • Phát triển và phương pháp so sánh • Một số gợi ý © Fulbright University Vietnam 2
- Giảng viên • Giảng viên: Yooil Bae • Tiến sĩ ngành Khoa học Chính trị (Đại học Nam California, Los Angeles, 2007) • Kinh nghiệm chuyên môn: • Nghiên cứu sau tiến sĩ (2007-8), Đại học Quốc gia Singapore • Trợ lý Giáo sư (2008-17), Đại học Quản lý Singapore • Chuyên gia nghiên cứu (2017-18), Viện Nghiên cứu châu Á, NUS • Lĩnh vực nghiên cứu: Chính trị học/Chính sách/Quản lý công so sánh, Quan hệ giữa Trung ương và Địa phương, Kinh tế chính trị đô thị và vùng © Fulbright University Vietnam 3
- Đồng giảng viên • Giáo sư danh hiệu William Clayton chuyên ngành kinh tế quốc tế Đại học Johns Hopkins • Phát triển kinh tế, tài chính quốc tế, lý thuyết và chính sách thương mại quốc tế • Phụ trách nửa sau môn học © Fulbright University Vietnam 4
- Tổ bộ môn • Phiên dịch • Nguyễn Quý Tâm • Trợ giảng • Vũ Thị Mai Trâm © Fulbright University Vietnam 5
- (1) Mục tiêu môn học • Hiểu được những tranh luận và vấn đề then chốt trong phát triển • Hình thành nội dung và chiến lược chính sách phát triển quan trọng cho Việt Nam • Nắm bắt các phương pháp so sánh để tìm hiểu một cách chiến lược những thực tiễn tốt nhất trong phát triển • Tăng nhận thức về các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và những “thách thức lớn”. • Học hỏi và phát triển những công cụ phân tích cần thiết © Fulbright University Vietnam 6
- (2) Yêu cầu • Tham khảo để cương, cơ bản: • Tham dự lớp 15% • Bài viết tuần 20% • Dự án nhóm (thuyết trình) 15%* • Dự án nhóm (bài nghiên cứu) 20%* • Thi cuối môn 30% © Fulbright University Vietnam 7
- (3) Chủ đề hàng tuần • Đo lường và định nghĩa phát triển • Di sản lịch sử: Hiện đại hóa và phát triển • Nhà nước, thị trường và sự phát triển tư bản • Phát triển do nhà nước chủ đạo: ‘Sự thần kỳ Đông Á’ • Giáo dục/ y tế xã hội và phát triển • Đổi mới sáng tạo, KH&CN • Thượng tôn pháp luật, chủ nghĩa thân tín và tham nhũng • Tích lũy vốn • Lý thuyết tăng trưởng và bằng chứng • Thay đổi công nghệ • Chính sách, địa lý và thể chế • Tài trợ và thương mại © Fulbright University Vietnam 8
- Giới thiệu về lĩnh vực nghiên cứu phát triển © Fulbright University Vietnam 9
- Sự phát triển – không có thống nhất • Ý nghĩa của sự phát triển – có rất nhiều định nghĩa. Phát triển là gì? • Không có đồng thuận – dẫn đến nhiều câu hỏi, ví dụ, làm thế nào đạt được sự phát triển? Có thể quản lý phát triển để đạt được mục tiêu mong đợi không? • Tăng trưởng kinh tế? Phát triển xã hội? • Đa dạng trong truyền thống nghiên cứu – Kinh tế học Phát triển (kinh tế học), nghiên cứu phát triển (hỗn hợp xã hội học, khoa học chính trị (IR), khoa học nông nghiệp ) • Đa dạng về nguồn gốc – trước thế kỷ 19 ở châu Âu hay thời kỳ hậu chiến? Toàn cầu hay co cụm ở châu Âu? © Fulbright University Vietnam 10
- Sự phát triển của “ngành phát triển”’ • Thời hậu chiến (1940s): bắt đầu kỷ nguyên phát triển • Kế hoạch Marshall – lần đầu tiên định nghĩa quan niệm phát triển để ứng phó với sự khẩn cấp sau thế chiến II trong bối cảnh kinh tế -chính trị cụ thể. • Hình thành bối cảnh thể chế, lấy cảm hứng từ nền tảng quân sự • Dẫn đến thành công nhanh chóng ở Tây Âu • Hình thành Liên Hợp Quốc – thúc đẩy hòa bình và tạo điều kiện ổn định toàn cầu • Tuyên ngôn toàn cầu về nhân quyền (UNDHR, 12/1948) – thừa nhận “phẩm giá vốn có và quyền bình đẳng cũng như không thể thay đổi của tất cả thành viên nhân loại, qua đó hình thành nền tảng tự do, công lý và hòa bình trên thế giới. • Tuyên ngôn ‘Nhân quyền’ – đặt nền móng cho ý tưởng rằng sự phát triển phải thúc đẩy quyền của cá nhân. © Fulbright University Vietnam 11
- Tiếp tục • Lý thuyết hiện đại hóa (1950s-60s) • Các nước kém phát triển (LDCs) cần hiện đại hóa nhiều hơn nữa để bắt kịp các nước MDCs. • Chú trọng vào sản lượng kinh tế như chỉ báo chính • Cố vấn chỉ cho các LDCs phải làm gì • Lý thuyết phụ thuộc (1970s): Mỹ Latin • Chỉ trích lý thuyết hiện đại hóa: “đã tạo ra tăng trưởng kinh tế không đồng đều” gợi ý tách rời khỏi thị trường toàn cầu. • Xuất khẩu hàng hóa thô và nhập khẩu thành phẩm tạo ra sự phụ thuộc vào các nước tiên tiến. • Lý thuyết nhu cầu cơ bản (1970s) • Phản ứng trước lý thuyết phụ thuộc (tăng trưởng kinh tế + @) • Sự phát triển của người nghèo – đáp ứng nhu cầu cơ bản (đói ăn và biết đọc ) © Fulbright University Vietnam 12
- Tiếp tục • Tân tự do (‘Đồng thuận Washington’, 1980s) • Quảng bá mô hình Mỹ hay mô hình Anh như là cách làm tốt nhất nên theo • Sự tự do cá nhân qua kêu gọi mô thức “ít chính phủ”, “nhiều thị trường’ – thúc đẩy thương mại tự do hơn nữa. • Mô hình phổ biến: xem như giải pháp, nhưng đồng thời có rất nhiều thách thức (so với đồng thuận Bắc Kinh ) • Chỉ số Phát triển con người của LHQ (HDI, 1990s) • Không có thước đo phát triển duy nhất • Nhiều chỉ báo: tuổi thọ, biết đọc biết viết, thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh để hiểu rõ hơn về phát triển toàn cầu. • Vẫn là những chỉ báo quan trọng ngày nay. © Fulbright University Vietnam 13
- Chuyển dịch từ phát triển chú trọng vào nhà nước sang cá nhân • Phát triển như là “sự tự do” (A. Sen, 1990s) • Nhà kinh tế học nổi tiếng Amartya Sen cho rằng chúng ta nên có quan điểm toàn diện về phát triển • Người dân và cộng đồng có chọn lựa: họ phải tiếp cận được những chọn lựa này trong bối cảnh thế giới nhạy cảm trước những khác biệt văn hóa • Hậu hiện đại hóa (1990s) • Tin rằng không có sự thật bao trùm. Mọi sự thật đều bị rằng buộc bởi bối cảnh văn hóa và tạm thời. • Chống lại mô hình phát triển đại trà © Fulbright University Vietnam 14
- Cách tiếp cận đương đại • Phát triển là nhân quyền • Triết lý cho rằng phải duy trì nhân quyền của mỗi con người thì mới có thế phát triển • Khái niệm “an ninh con người” – mô thức mới để hiểu những lĩnh vực nhạy cảm toàn cầu liên quan đến sự an ninh Lương thực, Kinh tế, môi trường, y tế, cá nhân, cộng đồng, an ninh chính trị. • Cách tiếp cận chú trọng vào con người • Từ phát triển tập trung vào nhà nước sang chú trọng cá nhân • Sự phát triển là tiến trình đảm bảo rằng mỗi cá nhân đều tiếp cận đầy đủ nhân quyền của mình. © Fulbright University Vietnam 15
- Jeffrey Sachs: Chấm dứt nghèo đói • Phát triển là nhân quyền • Lộ trình chấm dứt nghèo cùng cực vào năm 2015 • Cách tiếp cận từ trên xuống: sử dụng viện trợ nước ngoài từ các nước có ảnh hưởng trên thế giới • 5 lĩnh vực can thiệp phát triển lớn – đầu vào nông nghiệp, đầu tư chăm sóc y tế cơ bản, đầu tư giáo dục, đầu tư cơ sở hạ tầng, tiếp cận nước sạch và vệ sinh • ‘Kinh tế học thực chứng lâm sàng’ – phương pháp mới được đề xuất cho kinh tế học phát triển • Các tập quán kinh tế tốt phải bắt nguồn từ cách tiếp cận vững chắc, thực chứng lầm sang kiểu y khoa • Chẩn đoán khác nhau © Fulbright University Vietnam 16
- UN: Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ • Hội nghị thượng đỉnh thiên niên kỷ LHQ 2000 được các lãnh đạo thế giới ký kết. • “giải phóng đồng loại nam, nữ, và trẻ em khỏi điều kiện khốn khổ và phi nhân của nạn nghèo cùng cực ” • Quyết tâm toàn cầu bởi tất cả quốc gia và các tổ chức phát triển hàng đầu để đáp ứng nhu cầu của người nghèo trên thế giới. • Các nước nghèo – cam kết cải thiện chính sách và quản trị, tăng trách nhiệm giải trình trước công dân. • Các nước giàu – cam kết cung cấp nguồn lực • Các mục tiêu rang buộc thời gian – giám sát chặt chẽ © Fulbright University Vietnam 17
- UN: Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ © Fulbright University Vietnam 18
- Mục tiêu phát triển bền vững • Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) – hay còn gọi là mục tiêu toàn cầu, lời kêu gọi toàn cầu hành động để chấm dứt nghèo đói, bảo vệ hành tinh, và đảm bảo mọi người đều được hưởng hòa bình và thịnh vượng. • 17 mục tiêu xây dựng trên sự thành công của MDG • Lĩnh vực mới – biến đổi khí hậu, bất bình đẳng kinh tế, đổi mới sáng tạo, tiêu dùng bền vững, hòa bình và công lý. • Mục tiêu liên kết tương quan • Nỗ lực tập thể cải thiện cuộc sống theo hướng bền vững cho các thế hệ tương lai • Hiệu lực từ 2016 + 15 năm © Fulbright University Vietnam 19
- SDGs © Fulbright University Vietnam 20
- Một số chỉ trích đối với phát triển • Có một số chỉ trích đối với phát triển • Chủ nghĩa phát triển như là một ý thức hệ - cho thấy chỉ có một câu trả lời đúng (thị trường tự do, quan điểm của IMF & World Bank) nguy hiểm • Sự quan liêu của các tổ chức viện trợ quốc tế - ưu ái các mục tiêu chung (MDG) so với những khát khao của cá nhân. • “Hãy để người dân tự do chọn giải pháp cho mình” (William Easterly, The Ideology of Development & the Poor Man’s Burden) • Hỗ trợ cách tiếp cận từ dưới lên (cơ sở) – chủ nghĩa cá nhân và thị trường phi tập trung. © Fulbright University Vietnam 21
- Bài tập nhóm • Lập nhóm thảo luận • Trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững, mục tiêu nào là cấp thiết và cần thực hiện trước tiên? • Xếp thứ tự 1 – 3 và giải thích. Ví dụ: 1. Chấm dứt đói nghèo 2. Nước sạch 3. Việc làm đúng mực và tăng trưởng kinh tế © Fulbright University Vietnam 22
- Giới thiệu phương pháp so sánh “tất cả những phê bình chính trị thông minh đều có tính so sánh tương quan. Nó không nhằm xử lý tất cả hay không chú trọng vào tình huống duy nhất, mà là những chọn lựa thực tế" John Dewey The Public and Its Problems (1927) © Fulbright University Vietnam 23
- John Stuart Mill • Một hệ Logic: Tính suy luận và qui nạp (1843) • Hiểu được logic của chính trị học so sánh là quan trọng • Thiết kế Hệ tương đồng nhất (MSS) và hệ khác biệt nhất (MDS): đa số sử dụng thiết kế so sánh tương quan Y = X Y = aX + b Y = aX1 + bX2 + cXc + + α • Tình huống: các nước được nghiên cứu • Đơn vị quan sát: những điều được nghiên cứu • Biến số: đặc tính của những điều này có thể khác nhau • Quan sát: điểm dữ liệu © Fulbright University Vietnam 24
- Ví dụ: Nguyên nhân tăng trưởng ▪ Để giải thích hai thiết kế tương quan, đây là ví dụ về nghiên cứu tăng trưởng kinh tế Giả thuyết: “Tăng trưởng kinh tế cao nếu có sự phối hợp của ba yếu tố sau:” 1. Sử dụng chiến lược nguồn lực tài chính 2. Giáo dục phổ cập trình độ cao 3. Chuyển giao công nghệ Kết luận khả dĩ: mỗi khi (hay bất cứ lúc nào) 1, 2, và 3 hiện diện, thì tăng trưởng kinh tế cao sẽ xảy ra (phát biểu so sánh) © Fulbright University Vietnam 25
- Kiểm định giả thuyết ▪ Để giải thích hai thiết kế so sánh, đây là ví dụ về nghiên cứu có tính cách mạng: Bước: 1. Xác định biến phụ thuộc: ___ hay ___ 2. Cân nhắc những lý giải khả dĩ, ngoài 1, 2, 3 3. Chọn tình huống 4. Thiết kế nghiên cứu (hệ tương đồng hay khác biệt nhất) 5. Kiểm định © Fulbright University Vietnam 26
- Thiết kế hệ thống tương đồng nhất • Thiết kế hệ thống tương đồng nhất (phương pháp sự khác biệt): so sánh hai tình huống rất giống nhau nhưng chỉ khác biến phụ thuộc Tình huống I Tình huống 2 A - B - C Tăng trưởng - D cao D Tăng trưởng E E chậm F F G G Biến độc lập Biến độc lập © Fulbright University Vietnam 27
- Thiết kế hệ thống khác biệt nhất • Thiết kế hệ thống khác biệt nhất (phương pháp thống nhất): so sánh hai tình huống rất khác nhau nhưng có cùng biến phụ thuộc Tình huống I Tình huống 2 A A B B C C D Tăng trưởng H Tăng trưởng E cao I cao F J G K Biến độc lập Biến độc lập © Fulbright University Vietnam 28
- MSSD vs. MDSD MSSD MDSD A B C A B C Biến độc lập a a a a d g b b b b e h c c c c f I Biến độc lập quan x x g x x x trọng Cần được giải y y q y y y thích © Fulbright University Vietnam 29
- Bài tập • Giả định các bạn là một nhóm nhà nghiên cứu về phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương Việt Nam • Nhóm đang chú ý vào khoảng cách kinh tế xã hội giữa các tỉnh. Hãy thảo luận cách thiết kế một khung nghiên cứu so sánh và xác định các biến độc lập và phụ thuộc. Hãy động não! • Có thể so sánh hai hoặc nhiều tình huống • Trưởng nhóm trình bày công thức 30 © Fulbright University Vietnam 30
- CONTACT Fulbright School of Public Policy and Management Q&A 232/6 Vo Thi Sau, District 3, HCMC T: (028) 3932 5103 F: (08) 3932 5104 E-mail: info.fsppm@fuv.edu.vn Web: www.fsppm.fuv.edu.vn/ © Fulbright University Vietnam 31