Y khoa - Chương III: Hướng dẫn tập huấn các cấp

pdf 38 trang vanle 3170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Y khoa - Chương III: Hướng dẫn tập huấn các cấp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfy_khoa_chuong_iii_huong_dan_tap_huan_cac_cap.pdf

Nội dung text: Y khoa - Chương III: Hướng dẫn tập huấn các cấp

  1. Chương III: Hướng dẫn TẬP HUẤN các cấp Mỗi đối tượng được tham dự tập huấn đều có mục tiêu học tập riêng. Do vậy, đối với mỗi khóa tập huấn cho các đối tượng khác nhau, THV cần liệt kê các mục tiêu học tập của họ, các nội dung cần học tập và từ đó biên soạn tài liệu. Những mục tiêu, nội dung đào tạo được xây dựng cần bám sát vào chức năng, nhiệm vụ của đối tượng tham dự tập huấn. Tài liệu tập huấn cho các đối tượng khác nhau đã được biên soạn nhờ các chuyên gia phục hồi chức năng. Trong phần này, cuốn cẩm nang sẽ hỗ trợ và hướng dẫn các THV tại Tỉnh, Huyện trong việc chuẩn bị một khóa đào tạo về PHCNDVCĐ. Nội dung của những phần này chỉ là các gợi ý tham khảo cho các tập huấn viên khi tổ chức khóa tập huấn cơ bản về PHCNDVCĐ. Tuỳ thuộc vào các khóa tập huấn, đào tạo cụ thể, các tập huấn viên có thể điều chỉnh cho phù hợp hơn với nhu cầu và trình độ của đối tượng học viên cụ thể và mục đích đào tạo. 1. tập huấn cho gia đình NKT 1.1. Mục tiêu Sau tập huấn, gia đình của NKT / NKT sẽ nắm được: – Các khái niệm cơ bản về khuyết tật – Khái niệm cơ bản về các dạng tật chuyên biệt dành cho gia đình – Cách thức tiến hành phục hồi chức năng tại nhà – Điều chỉnh hạ tầng kết cấu, môi truờng quanh nhà thích ứng cho NKT. – Thành lập hội NKT như thế nào? 1.2. Nội dung (tham khảo tài liệu viết cho gia đình NKT) – Khái niệm cơ bản về khuyết tật (nguyên nhân, đề phòng, cách phát hiện sớm, các dịch vụ hiện tại và nguồn lực sẵn có. – Vai trò của gia đình – Gia đình có thể làm gì để hỗ trợ NKT (tập luyện, các phương tiện tiếp cận trong nhà và quanh nhà, các dụng cụ trợ giúp) – Xây dựng nhóm tự lực – Nhu cầu, quyền lợi và tiềm năng của NKT. Đào tạo nhân lực phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 79
  2. 1.3. Phương pháp và công cụ Thảo luận nhóm, đóng vai, kiến tập, truyền đạt, xem băng video, học tại nhà NKT và giáo dục đồng đẳng. 1.4. Loại hình đào tạo Tập huấn ban đầu và hỗ trợ học tập tại nhà. 1.5. Thời gian Tuỳ thuộc vào dạng tật ( 3-5 ngày) 1.6. Đánh giá Để đánh giá kết quả đổi mới kiến thức của người học, THV có thể sử dụng các câu hỏi thích hợp trong bộ câu hỏi trắc nghiệm trước/sau tập huấn được liệt kê trong phục lục của cẩm nang này. Để đánh giá thực hành của cha mẹ có thể sử dụng công cụ ở cuối tài liệu. Mỗi kỹ năng thực hành hoặc mỗi bài tập đều có thể được đánh giá bằng các bảng kiểm. Trong các động tác diễn ra sẽ được mô tả theo trình tự từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc. Do vậy, tập huấn viên cần soạn bảng kiểm cho các bài tập hoặc các kỹ năng thực hành khác nhau. Cấu trúc của bảng kiểm nhìn chung sẽ gồm các bước như sau: Mẫu bảng kiểm đánh giá kỹ năng thực hành: Ví dụ đánh giá kỹ năng của gia đình trong việc hỗ trợ NKT tập đứng dậy từ ghế tựa TT Các hoạt động Ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạt Điểm Giải thích cho người bệnh 1 Để phối hợp cho tốt Yên tâm, cộng tác 1 cần phải làm gì Chỉnh tư thế cho người cho dễ làm và NKT NKT ngồi thẳng người, 2 1 NKT ngồi sát vào lưng ghế thoải mái lưng sát vào lưng ghế Để NKT đưa vai và thân Dồn trọng tâm về phía 3 Làm đúng chính xác 2 mình ra trước trước Thực hiện động tác đứng dậy nhẹ nhàng, NKT đứng dậy 2 đứng dậy dễ dàng 4 Để họ ngồi xuống và làm Để nhớ động tác Làm đúng động tác 2 lại vài lần. Nhận xét cử động của NKT Để họ rút kinh nghiệm Ngắn gọn, rõ ràng 1 Yêu cầu NKT nhắc lại một 5 1 số lần nữa. Tổng số 10 điểm 80 Đào tạo nhân lực Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
  3. Tương tự như động tác đó, các bài tập khác đều có thể viết ra các bước như vậy và dùng để đánh giá các kỹ năng thực hành khác của học viên. Danh sách các kỹ năng thực hành PHCN mà gia đình NKT/ cha mẹ TKT cần làm được: 1. Đặt TKT/ NKT ở tư thế đúng (ngửa/ nghiêng bên) 2. Lăn trở từ nằm ngửa sang nghiêng bên và ngược lại 3. Đỡ ngồi dậy từ tư thế nằm ( chọn một trong nhiều cách) 4. Đang ngồi đứng dậy (từ ghế hoặc giường) 5. Đỡ NKT/ TKT tập đi 6. Thực hành cách đi 2 điểm, 3 điểm và đi 4 điểm. 7. Tập một khớp (nào đó) theo tầm vận động thụ động. 8. Tập kéo giãn khớp vai và cổ chân bên liệt 9. Mặc áo cho người bị liệt tay bên trái 10. Cho trẻ bại não ăn và uống 11. Thực hành dạy trẻ CPTKT chải đầu, mặc áo 12. Thực hành giao tiếp với trẻ bị giảm thính lực 13. Thực hành xử trí cơn động kinh 14. Thực hành phát hiện các dạng khuyết tật. 15. Làm nạng nách 16. Làm nạng khuỷu 17. Làm thanh song song cố định 18. Làm đai nâng chân Tất nhiên, tuỳ thuộc vào dạng tật và tình trạng chức năng của NKT/TKT trong gia đình mà cha mẹ của TKT/thành viên gia đình của NKT chỉ cần biết một số các thực hành cơ bản, mà không nhất thiết phải biết thực hành cả 18 hoạt động như đã liệt kê trên. 1.7. Tài liệu/ Tài liệu tham khảo và nguồn Một số tập tài liệu về PHCNDVCĐ và tài liệu phát tay. 1.8. THV THV cho khóa tập huấn cơ bản PHCNDVCĐ cho gia đình NKT nên là cán bộ PHCNCĐ cấp huyện được trợ giúp bởi cán bộ PHCNDVCĐ xã, đã được tập huấn về PHCN và phương pháp giảng dạy. 1.9. Tổ chức lớp học Lớp tập huấn nên được tổ chức với một nhóm nhỏ người nhà của NKT/cha mẹ TKT có cùng một loại tật để nội dung tập huấn được trọng tâm. Đào tạo nhân lực phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 81
  4. 2. tập huấn cho Cộng tác viên PHCNDVCĐ 2.1. Mục tiêu Sau khóa tập huấn, các cộng tác viên (CTV) PHCN sẽ biết được: – Cách phát hiện, chuyển tuyến và theo dõi tình trạng của NKT trong thôn xóm. – Trình bày những khái niệm cơ bản về các dạng khuyết tật chính và PHCNDVCĐ. – Vận động, thay đổi thái độ và xây dựng các mối liên hệ giữa các ban ngành. – Động viên khuyến khích gia đình NKT. 2.2. Nội dung (tham khảo các nội dung/trang trong tài liệu dành cho CTV) – Các khái niệm cơ bản về khuyết tật và PHCNDVCĐ – Vai trò của CTV – Phát hiện sớm khuyết tật – Chuyển NKT lên tuyến trên và huy động nguồn lực tại địa phương. – Làm việc với gia đình NKT và cộng đồng. – Điều kiện tiếp cận. – Hỗ trợ tổ chức của NKT – Tăng cường nhận thức cộng đồng, hỗ trợ và kết nối các ban ngành. – Ghi chép và báo cáo. 2.3. Phương pháp và công cụ Truyền đạt, thảo luận nhóm, thực hành tại nhà NKT, đóng vai và xem băng video. 2.4. Loại hình đào tạo Đào tạo cơ bản, đào tạo nâng cao, đào tạo bổ túc, hỗ trợ công việc tại chỗ. 2.5. Thời gian Đào tạo cơ bản (5-7 ngày) Đào tạo nâng cao (2-3 ngày) 2.6. Phương pháp đánh giá Có thể sử dụng hai hình thức đánh giá: Bộ câu hỏi trước và sau tập huấn Quan sát công việc của CTV – Đánh giá kiến thức của CTV: Có thể sử dụng bộ câu hỏi giành cho gia đình NKT (đã nêu ở bài trên 82 Đào tạo nhân lực Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
  5. đây). Bên cạnh đó phải bổ sung thêm các câu hỏi liên quan đến vai trò của cộng tác viên, hoạt động chuyển tuyến, nối kết ban ngành, hỗ trợ tổ chức của NKT Chẳng hạn bộ câu hỏi số 2 (từ câu 1- 27). Tham khảo bộ câu hỏi đánh giá trong phần phụ lục của cẩm nang. – Đánh giá kỹ năng thực hành của CTV: Ngoài nhiệm vụ thực hành các kỹ thuật PHCN: phát hiện khuyết tật và giám sát gia đình NKT thực hiện các bài tập (các nội dung thực hành dành cho gia đình NKT); CTV còn cần biết ghi chép và báo cáo theo biểu mẫu. Do vậy, bảng kiểm đánh giá kỹ năng thực hành của CTV có thể như sau: Bảng kiểm đánh giá kỹ năng thực hành nhiệm vụ của CTV/ cán bộ PHCN TT Nội dung đánh giá Điểm 1 Ghi chép các thông tin của NKT vào sổ theo dõi NKT khi thăm gia đình 2 Điền thông tin cập nhật về khuyết tật theo mẫu 3 Kỹ năng hướng dẫn, tư vấn cho gia đình NKT về các hỗ trợ cho NKT 4 Điền thông tin báo cáo hàng tháng/quý theo định kỳ 5 Thao tác trình diễn về động tác tập PHCN cho NKT Thang điểm đánh giá: 0: Không làm được 1: làm được, nhưng chậm 2: Làm được, nhanh và hiểu 2.7. Sách vở/Tài liệu tham khảo/ nguồn tư liệu Các quyển sách nhỏ từ tài liệu tập huấn PHCNDVCĐ Tài liệu phát tay. 2.8. THV Cán bộ PHCNDVCĐ cấp xã được hỗ trợ bởi THV PHCN cấp huyện, đã được: – Tham dự khóa tập huấn cơ bản về PHCNDVCĐ – Có kinh nghiệm hỗ trợ NKT bị các dạng tật khác nhau. – Đã được tập huấn về phương pháp giảng dạy. 2.9. Tổ chức/kinh phí – Nên tổ chức lớp tập huấn ngay tại xã. CTV của vài ba thôn, xóm được tập trung tại hội trường của UBND xã. Học viên là cán bộ y tế thôn bản, một số tình nguyện viên của Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu Chiến binh Lớp học nên giới hạn số lượng học viên dưới 30 người. – Kinh phí: dành cho văn phòng phẩm, tài liệu tập huấn, đi lại của CTV và THV. Đào tạo nhân lực phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 83
  6. 3. tập huấn cho Cán bộ PHCNDVCĐ (tuyến xã, huyện) 3.1. Mục tiêu Sau khóa tập huấn cán bộ PHCNDVCĐ nắm được: - Các khái niệm cơ bản về khuyết tật và PHCNDVCĐ. - Các nguyên tắc cơ bản về phát hiện sớm và can thiệp sớm. - Cách áp dụng các kỹ thuật PHCN và hỗ trợ PHCN tại nhà. - Cách ghi chép và báo cáo. - Phương pháp vận động tăng cường nhận thức và xây dựng các mối liên hệ đa ngành. 3.2. Nội dung ( tham khảo các trang và các phần trong tài liệu huấn luyện CTV) – Khái niệm về khuyết tật – Các mục tiêu của PHCNDVCĐ và các hoạt động chính. – Vai trò và nhiệm vụ của cán bộ PHCNDVCĐ, của CTV, gia đình và của NKT. – Kỹ thuật phát hiện các dạng khuyết tật khác nhau. – Các kỹ thuật PHCN cơ bản và hỗ trợ PHCN tại nhà. – Hỗ trợ gia đình và NKT. – Theo dõi, giám sát và hỗ trợ CTV. – Vận động, tăng cường nhận thức, xây dựng các mối liên hệ liên ngành. – Huy động cộng đồng tham gia và các nguồn lực trong cộng đồng. – Ghi chép và báo cáo. 3.3. Phương pháp và công cụ Truyền đạt, thảo luận nhóm, đóng vai, hướng dẫn CTV thực hành tại nhà NKT và xem băng video. 3.4. Loại hình đào tạo – Mở rộng tập huấn cơ bản về PHCNDVCĐ, tập huấn nâng cao, tập huấn bổ túc. – Đào tạo thục tế trên công việc. 3.5. Thời gian Mở rộng tập huấn cơ bản: 3 tuần (3 đơn vị học phần) Đào tạo nâng cao, đào tạo bổ túc: 3-4 ngày. 84 Đào tạo nhân lực Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
  7. – Đánh giá kiến thức của CTV: 3.6. Phương pháp đánh giá Sử dụng hai hình thức đánh giá: Bộ câu hỏi kiểm tra trước và sau tập huấn Quan sát công việc của cán bộ PHCNDVCĐ – Bộ câu hỏi kiểm tra kiến thức của cán bộ PHCN: Đối với cán bộ PHCN, việc đánh giá kiến thức nên sử dụng bộ câu hỏi số 1 (giành cho gia đình NKT), số 2 (giành cho CTV). Ngoài ra có thể bổ sung một số câu hỏi cho phần kiến thức riêng của các đối tượng này (bộ câu hỏi số 3; từ số 1 đến số 36). Tham khảo bộ câu hỏi đánh giá ở cuối sách. – Đánh giá thực hành: danh sách các kỹ năng thực hành mà cán bộ PHCN phải làm được hãy tham khảo các kỹ năng thực hành của gia đình NKT/ NKT. 3.7. Sách vở/ Tài liệu tham khảo/ nguồn tư liệu Các quyển sách nhỏ từ tài liệu tập huấn PHCNDVCĐ Tài liệu phát tay. 3.8. THV THV PHCNDVCĐ cấp huyện được hỗ trợ bởi THV PHCN cấp tỉnh, đã được: – Tham dự khóa tập huấn cơ bản về PHCNDVCĐ – Có kinh nghiệm hỗ trợ NKT bị các dạng tật khác nhau. – Đã được tập huấn về phương pháp giảng dạy. 3.9. Tổ chức/ kinh phí – Tổ chức: Khoá học nên được tổ chức tại Huyện, các học viên của các trạm y tế xã được tập trung tại UBND hoặc Trung tâm y tế Huyện. Mỗi lớp tập huấn chỉ nên giới hạn số lượng học viên khoảng 30 người. Học viên là Trưởng trạm Y tế và cán bộ chuyên trách về PHCNDVCĐ của trạm. Có thể thêm một thành phần khác: nhân viên y tế của trạm, hoặc một vài CTV là cán bộ y tế thôn bản. – Kinh phí: dành cho văn phòng phẩm, tài liệu tập huấn, hội trường, cho việc đi lại và ăn nghỉ của học viên tại Huyện. Một phần kinh phí nữa là chi cho đi lại và hỗ trợ sinh hoạt của THV. Đào tạo nhân lực phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 85
  8. 4. tập huấn cho cán bộ quản lý/thư ký chương trình cấp Tỉnh và cấp Huyện 4.1. Mục tiêu Sau khóa tập huấn cán bộ quản lý, hoặc thư ký chương trình cấp Tỉnh, Huyện có khả năng: – Mô tả được các khái niệm về PHCNDVCĐ – Trình bày được các bước triển khai chương trình PHCNDVCĐ – Xây dựng chính sách, lập kế hoạch và quản lý chương trình – Tổ chức được mọi hoạt động của chương trình – Giám sát và đánh giá được chương trình – Tìm ra được các cơ quan, tổ chức nhằm huy động nguồn lực để triển khai PHCNDVCĐ. 4.2. Nội dung: (Tham khảo thêm nội dung của cẩm nang dành cho cán bộ quản lý chương trình PHCNDVCĐ) – Các khái niệm về PHCNDVCĐ – Lồng ghép PHCNDVCĐ vào hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu. – Các bước triển khai và các hoạt động của chương trình PHCNDVCĐ. – Trách nhiệm của các bên liên quan trong chương trình. – Quá trình lập kế hoạch. – Nhiệm vụ quản lý – Huy động nguồn lực – Tuyên truyền vận động – Giám sát và đánh giá, báo cáo có sử dụng phần mềm CBR Info – Quản lý thông tin và các nguồn lực. 4.3. Phương pháp và công cụ Có thể sử dụng các phương pháp giảng bài truyền thống, thuyết trình, thảo luận nhóm, nghiên cứu trường hợp điển hình và thảo luận chung. 4.4. Loại hình đào tạo và thời gian đào tạo – Hội thảo giành cho cán bộ quản lý PHCNDVCĐ. – Tập huấn về quản lý cho thư ký chương trình : 4 ngày 4.5. Đánh giá đào tạo – Đánh giá bằng trắc nghiệm trước và sau tập huấn về quản lý. – Giám sát việc thực hiện chương trình. Đánh giá kiến thức của học viên bằng trắc nghiệm: Sử dụng Bộ câu hỏi trắc nghiệm số 4, gồm các câu từ số 1-5 và từ số 21- 44. 86 Đào tạo nhân lực Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
  9. 4.5. Tài liệu tập huấn/tài liệu tham khảo/các tư liệu khác – Cẩm nang giành cho cán bộ lập kế hoạch và quản lý chương trình PHCNDVCĐ. – Các tài liệu khác. 4.6. THV Chuyên gia quản lý chương trình PHCNDVCĐ đã được tập huấn về quản lý và về kỹ năng giảng bài. 4.7. Tổ chức/kinh phí – Tổ chức: Khoá học nên được tổ chức tại Tỉnh hoặc Trung ương. Đối với lớp học giành cho cán bộ quản lý cấp huyện: Học viên là thư ký chương trình cấp huyện, giám đốc (phó giám đốc) Trung tâm y tế Huyện. Mỗi tỉnh thường có khoảng 15 huyện, thêm cán bộ quản lý cấp Tỉnh, lớp học sẽ khoảng 35 người. Lớp nên tổ chức tại Tỉnh. Lớp học về quản lý giành cho Lãnh đạo Sở Y tế các Tỉnh, hoặc thư ký chương trình cấp Tỉnh, nên tổ chức tại Trung ương. – Kinh phí: dành cho văn phòng phẩm, tài liệu tập huấn, hội trường, cho việc đi lại và ăn nghỉ của học viên. Một phần kinh phí nữa là chi cho đi lại và hỗ trợ sinh hoạt của THV. 5. tập huấn cho những người lập chính sách 5.1. Mục tiêu Sau khi dự hội thảo, các vị lãnh đạo sẽ có khả năng: – Trình bày tầm quan trọng và những nét khái quát về PHCNDVCĐ ở Việt Nam. – Cam kết đưa chương trình PHCNDVCĐ vào kế hoạch phát triển. – Tìm nguồn lực để phát triển chương trình PHCNDVCĐ. – Ra quyết định hỗ trợ chương trình. 5. 2. Nội dung – Sự phát triển chương trình PHCNDVCĐ ở trong nước và trên thế giới. – Cấu tạo và hệ thống của chương trình PHCNDVCĐ như một thành phần của hệ thống y tế. – Kết quả của các mô hình PHCNDVCĐ khác nhau và giá trị hiển nhiên của PHCNDVCĐ. – Nghèo đói và khuyết tật – Chiến sách hiện tại và các nguồn lực cho PHCNDVCĐ. – Những thử thách và giải pháp Xin tham khảo thêm nội dung cuốn “Cẩm nang dành cho cán bộ Quản lý chương trình PHCNDVCĐ” Đào tạo nhân lực phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 87
  10. 5. 3. Phương pháp Thuyết trình và thảo luận nhóm 5. 4. Thời gian Hội thảo định hướng trong 1 ngày. Tài liệu/ tư liệu tham khảo/ các nguồn khác Tài liệu phát tay Hướng dẫn thảo luận Các cấp Trung ương, Tỉnh và Huyện: Các chuyên gia của các lĩnh vực khác nhau từ Nước ngoài, Trung ương hoặc cấp Tỉnh. 88 Đào tạo nhân lực Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
  11. Mô hình hướng dẫn Tập huấn, đào tạo nhân lực cơ bản trong chương trình PHCNDVCĐ Đối tượng cần được tập Thời gian tập huấn Tập huấn viên/ Tuyến huấn/ Học viên CBR cơ bản Tập huấn viên CBR Tập huấn viên tuyến Cộng tác viên 4 - 7 ngày Huyện hoặc Tỉnh Cộng đồng 3 ngày Người khuyết tật và gia đình (theo từng nhóm Tập huấn viên huyện và xã khuyết tật) BĐH, tập huấn viên của BĐH, các ban ngành 1 ngày huyện hoặc Tỉnh Xã Cán bộ quản lý, thư ký Tập huấn viên Tỉnh về 3 ngày chương trình quản lý hoặc của Huyện BĐH, tập huấn viên của BĐH và các ban ngành 1 ngày Tình Tập huấn viên Tỉnh về Cán bộ quản lý 4 ngày Huyện quản lý Tập huấn viên tuyến Tỉnh Tập huấn viên Tỉnh, hoặc (đồng thời kiêm nhiệm vụ hỗ 15 ngày trung ương trợ về kỹ thuật) BĐH và các bên liên quan 1 ngày Tập huấn viên Trung ương Tập huấn viên nguồn Cán bộ quản lý 4 ngày Quốc gia Tỉnh Tập huấn viên tuyến Tỉnh (đồng thời kiêm nhiệm vụ hỗ 15 ngày Tập huấn viên Trung ương trợ về kỹ thuật) BĐH và các bên ngành 1 ngày Trung ương Tập huấn viên nguồn 6 ngày khóa cơ bản về Chuyên gia về phương Quốc gia phương pháp giảng dạy pháp tập huấn Đào tạo nhân lực phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 89
  12. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bộ câu hỏi kiểm tra kiến thức của gia đình NKT, CTV, cán bộ PHCN tuyến cơ sở và cán bộ quản lý chương trình Xin vui lòng đánh dấu “x” vào một câu trả lời bạn cho là phù hợp nhất: 1. Người bị khiếm khuyết là bị:  a. Nghe kém một tai  b. Đau lưng  c. Viêm dính khớp  d. Liệt nửa người 2. Người bị giảm khả năng là người bị:  a. Động kinh  b. Viêm tai giữa  c. Chấn thương ở não  d. Chậm phát triển trí tuệ 3. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là áp dụng biện pháp sau nhằm đưa người khuyết tật hoà nhập xã hội:  a. Tập luyện cho NKT  b. Đưa trẻ khuyết tật đi học  c. Tạo việc làm cho NKT  d. Tạo cơ hội bình đẳng để họ hoà nhập xã hội 4. Những người tham gia vào chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng gồm:  a. Gia đình và bản thân NKT  b. CTV và cán bộ PHCN  c. Các tổ chức xã hội  d. Mọi thành viên cộng đồng kể cả NKT và gia đình họ 5. Người trực tiếp tập luyện cho NKT là:  a. Bản thân NKT và gia đình họ  b. CTV PHCN  c. Cán bộ y tế xã 6. Bạn sẽ không gặp dấu hiệu này ở trẻ bị bại não :  a. Mốc phát triển chậm  b. Mềm nhẽo hoặc cứng đờ  c. Khối phồng ra ở cột sống  d. Khó cử động tay hoặc chân  e. Hành vi cảm xúc bất thường 90 Đào tạo nhân lực Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
  13. 7. Nội dung phục hồi chức năng cho trẻ bại não không gồm biện pháp nào trong số các biện pháp kể dưới đây?  a. Đeo bao tay bảo vệ cho trẻ  b. Tập luyện phục hồi chức năng  c. Giáo dục  d. Tập ngôn ngữ  e. Dụng cụ trợ giúp  f. tư thế đúng 8. Trẻ chậm phát triển trí tuệ là do hầu hết nguyên nhân dưới đây, ngoại trừ:  a. Khi có thai mẹ không tiêm chủng uốn ván  b. Do thiếu iod khi mang thai  c. Do di truyền  d. Do viêm não  e. Não bé  f. Di chứng chấn thương não 9. Phát hiện trẻ bị chậm phát triển trí tuệ dựa vào các dấu hiệu dưới đây, ngoại trừ:  a. Tự chăm sóc kém  b. Giao tiếp, ngôn ngữ kém  c. Vui chơi, học hành kém  d. Hai bàn chân quắp vào trong  e. Cư xử như trẻ ít tuổi hơn 10. Nguyên tắc phục hồi chức năng cho trẻ bị chậm phát triển trí tuệ là tất cả các biện pháp kể dưới đây, ngoại trừ:  a. Cư xử như với trẻ bình thường  b. Nguyên tắc khen thưởng  c. Giảm dần trợ giúp  d. Chia hoạt động dạy thành chuỗi hoạt động nhỏ  e. Đặt ở tư thế chống biến dạng 11. Phát hiện trẻ bị nghe kém trên 3 tuổi bằng cách:  a. Trẻ quay lưng lại, nhắc lại các từ đơn  b. Ngồi đối diện, nhìn mặt người khám  c. Ngồi đối diện, đưa ngón tay theo người khám  d. Ngồi quay lưng lại, lặp lại từng câu 12. Nguyên nhân gây khó khăn về nghe của trẻ là tất cả các thứ liệt kê dưới đây, loại trừ:  a. Bệnh nhiễm trùng của mẹ khi mang thai  b. Dùng thuốc khi mang thai bừa bãi  c. Chấn thương thời kỳ chu sinh  d. Do mẹ ăn kiêng khem sau sinh Đào tạo nhân lực phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 91
  14. 13. Giúp trẻ bị giảm thính lực giao tiếp cần áp dụng mọi biện pháp dưới đây, loại trừ:  a. Hét thật to với trẻ  b. Dấu, cử chỉ  c. Đọc môi  d. Chữ cái ngón tay  e. Dùng mọi hình thức hỗ trợ giao tiếp lời nói  f. Chữ viết, hình vẽ 14. Dấu hiệu nào trong số dấu hiệu dưới đây không giúp xác định cơn động kinh ?  a. Mất ý thức  b. Cơn đột ngột  c. Định hình  d. Có chu kỳ  e. Tất cả các dấu hiệu trên  f. Có nguyên nhân rõ ràng 15. Khi đang xảy ra cơn động kinh, điều mà người xung quanh cần làm là mọi biện pháp nêu dưới đây, ngoại trừ:  a. Để người bệnh nằm ở nơi an toàn  b. Đầu nghiêng sang bên  c. Ở bên cạnh họ đến khi hết cơn  d. Giữ chặt chân tay họ  e. Nới lỏng quần áo 16. Một chọn lựa đúng nhất trong phục hồi chức năng cho người bị viêm- cứng khớp là:  a. Giữ tư thế đúng  b. Tập vận động khớp  c. Tất cả các biện pháp đã nêu  d. Nẹp chỉnh hình 17. Phục hồi chức năng cho người bị liệt nửa người gồm tất cả các biện pháp sau, ngoại trừ:  a. Đặt tư thế đúng  b. Tập mạnh cơ  c. Tập di chuyển  d. Dụng cụ tập  e. Tập sinh hoạt hàng ngày  f. Tập thở và ho có trợ giúp  g. Tập kéo giãn 18. Dấu hiệu nào dưới đây không giúp phát hiện người có khó khăn về nhìn ?  a. Nhìn lúc chập tối khó  b. Nhìn một thành hai  c. Nhìn xa khó  d. Mắt một mí  e. Nhìn gần kém  g. Khó phân biệt màu sắc  h. Nhân mắt trắng đục  i. Sụp mi mắt 92 Đào tạo nhân lực Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
  15. 19. Phát hiện được trẻ bị nhìn kém, cách làm đúng nhất là:  a. Gửi thầy thuốc chuyên khoa  b. Cho thuốc nhỏ mắt  c. Cho đeo kính phù hợp  d. Tập nhìn 20. Giáo dục hoà nhập đối với trẻ có khó khăn về nhìn bao gồm tất cả các biện pháp dưới đây, ngoại trừ:  a. Học chữ nổi  b. Học định hướng  c. Học cách tự chăm sóc  d. Học chữ cái ngón tay  e. Học nghề  f. Học văn nghệ 21. Vai trò của gia đình trong hỗ trợ NKT/ TKT hoà nhập xã hội bao gồm các nội dung dưới đây, ngoại trừ:  a. Chăm sóc nuôi dưỡng  b. Tập luyện  c. Để mặc họ xoay xở  d. Hỗ trợ học hành  e. Thay đổi kết cấu nhà  f. Học nghề  g. Việc làm  h. Tham gia hội NKT 22. Vai trò của gia đình trong hội NKT sẽ không gồm nội dung này:  a. Động viên nhau tập luyện  b. Chia xẻ kinh nghiệm  c. Vận động vốn vay  d. Giúp nhau làm ăn  e. Ra chính sách hỗ trợ NKT  f. Tham gia ban điều hành 23. Hãy kể tiếp cho đủ 7 vai trò của CTV trong chương trình PHCNDVCĐ: – Phát hiện sớm khuyết tật – Làm việc với gia đình NKT và cộng đồng. – Tư vấn thay đổi điều kiện tiếp cận tại nhà của NKT – Chuyển NKT lên tuyến trên và huy động nguồn lực tại địa phương. – Tăng cường nhận thức cộng đồng, hỗ trợ và kết nối các ban ngành – – 24. Có những tổ chức, ban ngành nào có thể tham gia PHCNDVCĐ và hỗ trợ NKT? Điền tiếp vào chỗ trống dưới đây: – Ủy ban nhân dân xã – Y tế – Giáo dục – Thương binh xã hội Đào tạo nhân lực phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 93
  16. – – – 25. Có những nguồn lực nào ở địa phương có thể huy động hỗ trợ NKT? Điền tiếp vào các chỗ trống dưới đây: – Nhân lực: NKT, gia đình họ, Ban Điều hành (y tế, giáo dục, Thương binh xã hội ) – Vật lực: Vật liệu chế tạo dụng cụ, sách vở, cơ sở dạy học cho TKT – Tài chính: – Kỹ thuật: 26. Những cá nhân tổ chức ở địa phương mà CTV có thể vận động hỗ trợ NKT hoặc TKT: – UBND xã: ra chính sách, thực hiện các văn bản pháp luật của nhà nước về NKT. – Y tế: chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, tư vấn cho lãnh đạo địa phương, hỗ trợ tổ chức của NKT. – Giáo dục: Hỗ trợ tập huấn viên và TKT tại trường trong chương trình giáo dục hoà nhập, điều kiện tiếp cận cho TKT tại trường. – Thương binh xã hội: – Các tổ chức xã hội (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Cựu chiến binh, nông dân – Tổ chức của NKT (của cha mẹ TKT): 27. Bạn có thể dùng các biện pháp nào nhằm tăng cường nhận thức cộng đồng về vấn đề khuyết tật? điền thêm ít nhất 2 hình thức ngoài những điều kể dưới đây – Tổ chức hội nghị, hội thảo hoặc tập huấn – Tuyên truyền trong các cuộc họp liên ngành hoặc họp của đoàn thể xã hội, thôn xóm. 94 Đào tạo nhân lực Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
  17. – Vận động cá nhân – Tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng – 28. Hãy điền tiếp mục tiêu của PHCNDVCĐ vào ô còn lại 1. Tăng cường sự độc lập, tự tin 2. Tăng cường nhận thức cộng và sự tham gia đầy đủ của đồng về năng lực của NKT, sự NKT và gia đình họ vào việc ra tham gia của cộng đồng và đề quyết định phòng khuyết tật 3. Khả năng quản lý và chuyên môn phù hợp để phát hiện sớm và can thiệp sớm 5. 4. Nâng cấp cơ sở y tế các cấp 29. Hãy điền thêm vào chỗ trống các hoạt động chính của PHCNDVCĐ? – (y tế) – (việc làm) – Tuyên truyền về sự tiếp cận và quyền học hành của TKT – Tăng cường nhận thức cộng đồng về đề phòng khuyết tật, phát hiện sớm khuyết tật và tiềm năng của NKT. – Lồng ghép PHCNDVCĐ vào hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu hiện có. – Nâng cấp hệ thống y tế các cấp – Tăng cường năng lực cho các nhà lãnh đạo, Ban Điều hành, nhà quản lý + PHCNDVCĐ, tập huấn viên và nhân viên tại tuyến cộng đồng. – Hỗ trợ thành lập và hoạt động của hội NKT – Xây dựng chính sách và vận động ngân sách hỗ trợ chương trình. – Huy động nguồn lực ở các cấp để phát triển chương trình PHCNDVCĐ Đào tạo nhân lực phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 95
  18. 30. Điền tiếp các chỗ trống về nhiệm vụ của cán bộ PHCN DVCĐ: Nắm vững các kỹ thuật phát hiện và can thiệp cho các dạng khuyết tật Hỗ trợ thành lập và hoạt động của hội NKT gia đình NKT và CTV Liên kết các ban ngành, tăng Vận động các nguồn lực ở địa phương cường nhận thức của cộng đồng về để phát triển PHCNDVCĐ chương trình hàng tháng định kỳ 31. Hãy điền tiếp vào chỗ trống nhiệm vụ hỗ trợ gia đình NKT của cán bộ PHCNDVCĐ? – Giám sát thực hiện việc PHCN tại nhà của – Vận động cộng đồng hỗ trợ NKT/ gia đình họ về giáo dục, việc làm, vay vốn – Thay đổi nhận thức cộng đồng về tiềm năng của NKT/TKT. – Vận động thay đổi điều kiện tiếp cận cho NKT/ TKT – Là cầu nối cung cấp các trợ giúp khác từ bên ngoài cộng đồng. 32. Điền tiếp vào chỗ trống các nhiệm vụ hỗ trợ, theo dõi, giám sát CTV của cán bộ phục hồi chức năng: – Hỗ trợ kỹ thuật PHCN cho CTV ngay tại nhà của NKT – hoạt động của CTV – Thu nhận và xử lý thông tin từ các báo cáo của CTV, chuyển thông tin đó lên tuyến trên – Liên kết, trao đổi kinh nghiệm hoạt động của các CTV – Hỗ trợ CTV trong việc huy động nguồn lực của cộng đồng cho NKT. 96 Đào tạo nhân lực Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
  19. 33. Hãy điền tiếp các hình thức và biện pháp hỗ trợ NKT của các ban ngành ở địa phương? – UBND xã: ra chính sách, thực hiện các văn bản pháp luật của nhà nước về NKT. – Y tế: chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, tư vấn cho lãnh đạo địa phương, hỗ trợ tổ chức của NKT. – Giáo dục: Hỗ trợ tập huấn viên và TKT tại trường trong chương trình giáo dục hoà nhập, điều kiện tiếp cận cho TKT tại trường. – Thương binh xã hội – Các tổ chức xã hội (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Cựu Chiến binh ): – Tổ chức của NKT (của cha mẹ TKT): 34. Hãy điền tiếp vào chỗ trống những nhiệm vụ của cán bộ PHCN trong việc hỗ trợ thành lập tổ chức của NKT tại địa phương? – cho những người khuyết tật chủ chốt về hội NKT – các thủ tục, các bước và giấy tờ cần thiết để thành lập hội – Giới thiệu, “đỡ đầu” tổ chức của NKT với chính quyền địa phương – Vận động tư vấn tạo nguồn lực, địa điểm cho hoạt động của hội. – Tăng cường năng lực và nhận thức cho NKT chủ chốt về quyền và trách nhiệm của hội NKT. 35. Hãy điền tiếp những nhiệm vụ của cán bộ PHCN trong việc duy trì và phát triển hoạt động của tổ chức NKT tại địa phương? – cho Hội NKT về phương hướng nội dung hoạt động của hội. – Vận động chính quyền và cộng đồng hỗ trợ Hội NKT thông qua các tổ chức xã hội. Đào tạo nhân lực phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 97
  20. – hoạt động của Hội NKT với các tổ chức xã hội khác. – năng lực tổ chức và quản lý hoạt động hội của lãnh đạo hội NKT. 36. Điền tiếp vào chỗ trống một số hoạt động theo dõi, giám sát của cán bộ PHCN ở địa phương? – Đi hoạt động của CTV tại các thôn xóm – Họp với CTV hàng tháng. – Thu nhận thông tin từ CTV hàng tháng hàng quý qua họp giao ban và báo cáo quý. – Thăm NKT và gia đình họ tại nhà. – Tham dự họp của hội NKT xã. 37. Điền tiếp chỗ trống về vấn đề lồng ghép PHCNDVCĐ vào hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu Các nội dung và phạm vi của PHCNDVCĐ được lồng ghép vào hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu: – Mạng lưới các và trang thiết bị từ trung ương xuống địa phương. – Mạng lưới nhân viên y tế các cấp. – Hệ thống quản lý hai chiều từ trên xuống dưới – Hoạt động y tế ở cơ sở là 1 trong các phạm vi của PHCNDVCĐ. 38. Điền vào chỗ trống nội dung các bước triển khai chương trình PHCNDVCĐ – Hội thảo định hướng về PHCNDVCĐ (các lãnh đạo cộng đồng bao gồm NKT, gia đình họ và nếu có thể thì cả tổ chức của NKT) – Ban Điều hành cấp Tỉnh và cấp Huyện. – Chuẩn bị nguồn lực và tập huấn ở cấp Tỉnh và cấp Huyện. – Hội thảo định hướng về PHCNDVCĐ cấp xã (các lãnh đạo cộng đồng bao gồm NKT, gia đình họ và nếu có thể thì cả tổ chức của NKT) – Ban Điều hành cấp xã. 98 Đào tạo nhân lực Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
  21. – Tập huấn về PHCNDVCĐ cho cán bộ PHCN. – Tập huấn về PHCNDVCĐ cơ bản cho cộng tác viên PHCN. – Điều tra khuyết tật – Tiến hành chương trình PHCN tại nhà; lập kế hoạch và triển khai. – Các hoạt động giám sát và đánh giá. – Báo cáo – Tập huấn lại hàng năm. – Họp sơ kết và tổng kết hàng năm. 39. Ai là người lập kế hoạch hoạt động của chương trình PHCNDVCĐ ở xã :  a. Cán bộ PHCN của xã  b. Ban Điều hành xã  c. Ban Điều hành Huyện  d. Ban Điều hành xã và tổ chức NKT 40. Hãy điền tiếp vào ô trống nội dung còn thiếu của chu trình lập kế hoạch Thiết lập mục tiêu Phân tích nhu cầu Tìm kiếm nguồn lực Chu kỳ lập kế hoạch Giám sát và đánh giá Xác định thời gian 41. Nhiệm vụ quản lý chương trình – chương trình – Quản lý, sử dụng nhân lực – Điều chỉnh các xung đột – Vận động và quản lý tài chính. – Hiệu quả hoạt động – Tổ chức mạng lưới – Cập nhật kiến thức/ quản lý thông tin. Đào tạo nhân lực phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 99
  22. 42. Hãy điền tiếp các nội dung còn thiếu về nguồn lực của chương trình: a. Nhân lực b. Vật lực c d. Kỹ thuật 43. Hãy nêu các lý do của việc tuyên truyền vận động trong chương trình PHCNDVCĐ a. nhận thức b. Huy động nguồn lực c. Lôi kéo cộng đồng tham gia d. Duy trì chương trình e. Tác động đến chính sách 44. Hãy điền chỗ trống nội dung còn thiếu trong quá trình giám sát và đánh giá a. Giám sát b. Đo lường mục tiêu c. Đo lường thời gian/ tính bền vững e. Đánh giá tác động d. công cụ giám sát f. Đo hiệu quả/ hiệu suất Đáp án của các câu hỏi bộ trắc nghiệm Số Đáp án Số Đáp án Số Đáp án Số Đáp án Vận động tuyên truyền/ 1 c 12 D 23 Hội NKT/ báo cáo 34 tư vấn Hội NKT/ phụ nữ/ Tư vấn/ liên hệ tổ chức 2 d 13 A 24 35 CCB khác/ tăng cường năng lực Ngân sách, quỹ hội, 3 d 14 F 25 36 Giám sát/ họp giao ban vốn vay/ vốn, quỹ, việc làm, 4 d 15 D 26 37 Cơ sở y tế thăm hỏi Gương NKT, tờ rơi, Thành lập BĐH huyện/ 5 a 16 C 27 38 sách báo Thành lập Ban ĐH xã PHCN toàn diện, 6 c 17 F 28 lấy NKT làm trung 39 d tâm PHCN tại nhà/ dạy 7 a 18 D 29 40 Triển khai nghề, vay vốn Giám sát PHCN tại 8 a 19 A 30 41 Quản lý nhà/ báo cáo 9 d 20 D 31 NKT và gia đình họ 42 Tài chính 10 e 21 C 32 Theo dõi giám sát 43 Tăng cường nhận thức Việc làm, chính 11 a 22 E 33 sách/ thăm hỏi, vốn 44 Xây dựng công cụ đánh giá vay/ chia xẻ, giúp đỡ 100 Đào tạo nhân lực Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
  23. Một số ví dụ khác về viết câu hỏi lượng giá Ví dụ 1 Câu hỏi tự lượng giá của bài: quá trình tàn tật và PHCN: 1. Trình bày khái niệm khiếm khuyết, cho 3 ví dụ. 1. Trình bày khái niệm giảm chức năng, cho 3 ví dụ. 2. Trình bày khái niệm về tàn tật, cho 3 ví dụ. 3. Liệt kê các giải pháp phòng ngừa tàn tật cấp I. 4. Liệt kê các giải pháp phòng ngừa tàn tật cấp II. 5. Liệt kê các giải pháp phòng ngừa tàn tật cấp III. 6. Trình bày nguyên nhân của tàn tật. 7. Trình bày hậu quả của tàn tật. 8. Trình bày định nghĩa và giải thích các phạm vi Phục hồi chức năng. 9. Trình bày các mục tiêu của Phục hồi chức năng. 10. Mô tả khái niệm hội nhập xã hội. 11. Mô tả ưu nhược điểm của hình thức phục hồi chức năng tại viện. 12. Mô tả ưu nhược điểm của hình thức phục hồi chức năng ngoại viện. 14. Mô tả ưu nhược điểm của hình thức phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng Ví dụ 2 Câu hỏi tự lượng giá bài vận động trị liệu: 1. Nêu các định nghĩa, mục đích và ý nghĩa của vận động trị liệu. 2. Trình bày các loại co cơ, các loại cơ. 3. Hãy nêu tác dụng sinh học của vận động của vận động trị liệu. 4. Liệt kê các loại tập vận động thường được áp dụng trong Phục hồi chức năng. 5. Mô tả phương pháp tập theo tầm hoạt động khớp chi trên. 6. Mô tả phương pháp tập theo tầm hoạt động khớp chi dưới. 7. Mô tả phương pháp tập theo tầm hoạt động khớp cột sống. 8. Mô tả phương pháp tập kháng trở cho một số cơ chính. 9. Mô tả phương pháp tập tập kéo giãn khi có chỉ định tập cho khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng. 10. Trình bày các bài tập vận động trị liệu chức năng. Ví dụ 3 Câu hỏi tự lượng giá thực hành bài tập theo tầm vận động khớp: 1. Theo quy trình đã nêu, thực hiện đúng các bài tập theo tầm hoạt động các khớp chi trên. 2. Theo quy trình đã nêu, thực hiện đúng các bài tập theo tầm hoạt động các khớp chi dưới. 3. Theo quy trình đã nêu, thực hiện đúng các bài tập theo tầm hoạt động các khớp ở cổ và thân mình . 4. Theo quy trình đã nêu, thực hiện đúng bài tập kéo dãn khớp cổ chân (gân gót ). Đào tạo nhân lực phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 101
  24. 5. Theo quy trình đã nêu, thực hiện đúng bài tập kéo dãn khớp gối. 6. Theo quy trình đã nêu, thực hiện đúng bài tập kéo dãn khớp háng. 7. Theo quy trình đã nêu, thực hiện đúng bài tập kéo dãn khớp cột sống bị gù. 8. Theo quy trình đã nêu, thực hiện đúng các bài tập kháng trở ( bài tập làm mạnh cơ) Ví dụ 4: Câu hỏi tự lượng giá bài thử cơ bằng tay: 1. Hãy nêu định nghĩa và các điều kiện khi thử cơ bằng tay. 2. Trình bày các bậc trong hệ thống thử cơ bằng tay. 3. Nêu các nguyên tắc chính trong kỹ thuật thử cơ bằng tay. 4. Theo quy trình kỹ thuật thử cơ, hãy thực hiện thử một số cơ chính của chi trên. 5. Theo quy trình kỹ thuật thử cơ, hãy thực hiện thử một số cơ chính của chi dưới. 6. Theo quy trình kỹ thuật thử cơ, hãy thực hiện thử một số cơ chính của thân mình. 7. Theo quy trình kỹ thuật thử cơ, hãy thực hiện thử một số cơ chính gập, duỗi cổ. Ví dụ 5: Câu hỏi tự lượng giá bài đo tầm vận động khớp: 1. Trình bày các khái niệm: “ đo tầm vận động khớp”, các loại tầm vận động. 2. Trình bày các khái niệm về mặt phẳng vận động, tư thế Zero. 3. Trình bày quy trình đo tầm vận động của một khớp. 4. Theo bảng kiểm hãy thực hành đo tầm vận động của khớp vai. 5. Theo bảng kiểm hãy thực hành đo tầm vận động gập của khớp vai. 6. Theo bảng kiểm hãy thực hành đo tầm vận động gập, duỗi của khớp khuỷu tay. 7. Theo bảng kiểm hãy thực hành đo tầm vận động quay sấp, quay ngửa của cẳng tay . 8. Theo bảng kiểm hãy thực hành đo tầm vận động gập của khớp cổ tay. 9. Theo bảng kiểm hãy thực hành đo tầm vận động của khớp háng. 10. Theo bảng kiểm hãy thực hành đo tầm vận động gập của khớp gối. 11. Theo bảng kiểm hãy thực hành đo tầm vận động gập của khớp cổ chân. 12. Theo bảng kiểm hãy thực hành đo tầm vận động của cột sống thắt lưng. 13. Theo bảng kiểm hãy thực hành đo tầm vận động của cột sống cổ. Theo bảng kiểm hãy thực hành đo tầm vận động duỗi của toàn bộ cột sống ở tư thế nằm. 102 Đào tạo nhân lực Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
  25. Ví dụ về mẫu đánh giá hội thảo PHCNDVCĐ A) Chọn câu trả lời bằng cách đánh dấu vào các ô: 4=rất tốt 3=tốt 2=đạt yêu cầu 1=không đạt yêu cầu Câu1: Lợi ích của cuộc hội thảo đối với anh/chị? 4 3 2 1 Câu 2: Anh/chị đánh giá nội dung hội thảo như thế nào? 4 3 2 1 Câu 3: Phương pháp trình bày nội dung hội thảo như thế nào? 4 3 2 1 Câu4: Khâu tổ chức hội thảo như thế nào? 4 3 2 1 B) Hãy trả lời các câu hỏi sau: Câu 5: Phần nội dung nào của hội thảo anh/chị cho là hữu ích nhất? Câu 6: Phần nội dung nào của hội thảo anh/chị cho là ít hữu ích nhất? Câu 7: Anh/chị thích nhất hoạt động nào của hội thảo? Đào tạo nhân lực phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 103
  26. Câu 8: Anh/chị không thích nhất hoạt động nào của hội thảo? Câu 9: Theo anh/chị, làm thế nào để nâng cao hiệu quả của hội thảo? Câu 10: Anh/chị cần tham gia thêm những khóa tập huấn về nội dung gì? Cám ơn anh/chị đã hoàn thành mẫu đánh giá này! 104 Đào tạo nhân lực Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
  27. Phụ lục 2: mẫu kế hoạch bài giảng Ví dụ: 1: Kế hoạch dạy - học Tên bài/ Chủ đề: Hoà nhập xã hội cho người khuyết tật. Môn/ Bộ môn: VLTL Phục hồi chức năng. Đối tượng học viên: Cán bộ Phục hồi chức năng Số tiết: 02 tiết Tính chất bài học: LT * TH LT + TH Số lượng học viên/ sinh viên: 40 Nơi dạy – Học: lớp học Tập huấn viên: TS. Cao Minh Châu Mục tiêu học tập: 5 phút 1. Mô tả được vai trò các yếu tố xã hội đối với sức khoẻ con người. 2. Mô tả các tiêu chuẩn hoà nhập xã hội theo Halander (Tổ chức Y Tế Thế giới ) cho người khuyết tật. 3. Nêu các khó khăn trong việc hoà nhập xã hội của người khuyết tật và cách giải quyết. Mở đầu: 5 phút Nêu tầm quan trọng hoà nhập xã hội cho NTT Kế hoạch triển khai dạy – Học Hoạt động Hoạt đông Vật liệu và Lượng Thời TT Nội dung học tập chủ yếu của tập của phương tiện giá gian huấn viên học viên dạy - học nhanh 1 Vai trò các yếu tố xã hội đối với sức khoẻ con người: Tài liệu Nghe, Trả Hỏi - Các yếu tố xã hội 15’ Thuyết trình phát tay lời Trả lời - Các yếu tố xã hội đối với sức Overhead khoẻ con người. 2 Các tiêu chuẩn hoà nhập xã hội Tài liệu (Theo Helander): Hỏi 30’ Thuyết trình Nghe phát tay 1. Cuộc sống gia đình. Trả lời Overhead 2. Được che chở. Đào tạo nhân lực phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 105
  28. 3. Ăn uống. 4. Học hành. 5. Giáo dục và đào tạo. Tài liệu 6. Thời gian rỗi. Hỏi 30’ Thuyết trình Nghe phát tay 7. Các dịch vụ công cộng. Trả lời Overhead 8. Tham gia các Hội. 9. Các cơ hội kinh tế. 10. Tham gia chính trị. 3 Các khó khăn trong việc hoà nhập xã hội của người khuyết tật. Giao nhiệm Tài liệu Qua - Các khó khăn: vụ. Thảo luận 30’ phát tay thảo + kinh tế. Tổng kết ý Trả lời Overhead luận + Môi trường. kiến + xã hội. - Cách giải quyết 4 Kết luận 5’ Nói Nghe, Viết Lượng giá sau bài học: 5’ 1. Câu hỏi lựa chọn: 5 câu 2. Trả lời đúng/sai: 3 câu 3. Ngỏ ngắn: 2 câu Tài liệu học tập chủ yếu: Bài giảng phục hồi chức năng (MCNV), huấn luyện NTT tại cộng đồng, PHCN dựa vào cộng đồng Tài liệu tham khảo chính ( cho học viên, sinh viên): – Vật lý trị liệu- Phục hồi chức năng. – Huấn luyện người khuyết tật tại cộng đồng (WHO, 1994) Vật liệu dạy/học: – Câu hỏi thảo luận. – Bài tập. – Băng hình. – Tạp chí liên quan. Tài liệu phát tay cho học viên: – Modun học tập. – Tài liệu học tập. – Một số vật liệu dạy – học. – Test lượng giá. – Hướng dẫn cần thiết nếu có. 106 Đào tạo nhân lực Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
  29. Ví dụ: 2 Kế hoạch dạy - học Tên bài/chủ đề: Phục hồi chức năng cho người bị tổn thương tuỷ sống Môn/Bộ môn: Vật lý trị liệu PHCN. Đối tương học viên: cán bộ PHCN tuyến tỉnh/ huyện Số tiết: 2 Tính chất bài học: LT: TH: LT+TH: Số lượng học viên: 30 Nơi dạy - học : phòng họp của trung tâm Y tế Tập huấn viên: TS.Cao Minh Châu Mục tiêu học tập: 5 phút 1. Mô tả được định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, các biến chứng có thể gặp ở người bệnh bị tổn thương tuỷ sống. 2. Mô tả được các biện pháp chăm sóc và vật lý trị liệu cho người bị tổn thương tuỷ sống 3. Trình bày được các phương pháp phòng ngừa tại cộng đồng. Mở đầu: 10 phút (Có nhiều cách khác nhau: gây ấn tượng, làm quen, kiểm tra hoặc giảng luôn). Giới thiệu về dịch tễ học - Ôn lại giải phẫu cột sống Đào tạo nhân lực phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 107
  30. Kế hoạch triển khai dạy – Học Hoạt Vật liệu và Hoạt Mục Nội dung học tập Thời động của phương Lượng giá TT động của tiêu chủ yếu gian tập huấn tiện day - nhanh học viên viên học 1 Nêu định 1.1. Định nghĩa TTTS, 10' Thuyết Nghe Tài liệu Hỏi nghĩa, liệt 2 chi dưới, liệt tứ chi, trình Trả lời phát tay Trả lời nguyên liệt cứng, liệt mềm. Nêu vấn đề Overhead nhân, triệu 1.2. Nguyên nhân: 10' Ra nhiệm Thảo luận Tài liệu Qua thảo chứng, biến - Chấn thương vụ + Tổng Trả lời phát tay luận chứng. - Bệnh của tuỷ sống kết ý kiến Overhead - Bệnh của cột sống Video màng tuỷ - Bệnh của mạch máu - Bệnh do thầy thuốc gây nên 1.3. Triệu chứng lâm sàng: 10' Nêu vấn đề Thảo luận Tài liệu Qua thảo - Rối loạn vận động Kết luận Overhead luận - Rối loạn cảm giác Video - Rối loạn cơ tròn - Rối loạn thần kinh thực vật 1.4. Các biến chứng: 10' Nêu vấn đề Thảo luận Tài liệu Qua thảo - Nhiễm trùng Kết luận Trả lời Overhead luận - Loét Video - Co rút khớp - Rối loạn tâm lý 2 Mô tả các 2.1. Chăm sóc và VLTL 10' Trình bày Nghe thảo Tài liệu Qua thảo biện pháp giai đoạn 1: nêu vấn đề luận Overhead luận chăm sóc - Phòng ngừa loét: video và VLTL Trăn trở, dinh dưỡng - Phòng ngừa biến dạng: tư thế tốt - Các bài tập: thụ động, chủ động, tập thở, tập đứng dậy với vận tốc tăng dần 108 Đào tạo nhân lực Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
  31. Hoạt Vật liệu và Hoạt Mục Nội dung học tập Thời động của phương Lượng giá TT động của tiêu chủ yếu gian tập huấn tiện day - nhanh học viên viên học 2 Mô tả các 2.2. Chăm sóc và VLTL 10' Trình bày Nghe thảo Tài liệu Qua thảo biện pháp giai đoạn 2. nêu vấn đề luận Overhead luận chăm sóc - Tập cho BN ngồi : video và VLTL + ngồi có trợ giúp + không có trợ giúp - Tập thăng bằng ngồi - đứng lên - Tập di chuyển từ giường thanh song song, xe lăn nền nhà. 2.3.Giai đoạn 3 10' Trình bày Nghe thảo Tài liệu Qua thảo - Tập đứng và đi với 2 nẹp nêu vấn đề luận Overhead luận - Tập xe lăn thanh video song song - Tập đi trong thanh song song - Tập thăng bằng với nạng trong thanh song song - Tập lên xuống dốc, cầu thang - thích nghi 3 Trình 3.1.Phòng tổn thương 10’ Trình bày Nghe Tài liệu Hỏi đáp bày các tuỷ sống Tranh vẽ phương 3.2 Xử trí đúng khi mới pháp bị tổn thương phòng ngừa Phương pháp lượng giá sau bài học: 5’ 5 câu hỏi hoặc lựa chọn trả lời đúng nhất 3 câu trả lời đúng sai 2 câu ngỏ ngắn Phương pháp lượng giá hết môn: 5 câu hỏi loại lựa chọn trả lời đúng nhất 3 câu trả lời đúng sai và 2 câu ngỏ ngắn Đào tạo nhân lực phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 109
  32. Tài liệu học tập chủ yếu: (Tên tài liệu và số lượng: đủ- thiếu- rất thiếu) – Sách bài giảng PHCN – Tài liệu đủ Tài liệu tham khảo chính ( cho học viên): Sách VLTL và PHCN cho cán bộ PHCN Vật liệu/học ( câu hỏi thảo luận, nghiên cứu tình huống, kịch bản đóng vai, bài tập, bảng kiểm, quy trình kỹ thuật, băng hình, tranh, ảnh, giáo cụ trực quan, vật liệu mô phỏng, báo, tạp chí khoa học liên quan, ) Câu hỏi thảo luận, tranh ảnh, video. Tài liệu phát tay cho học viên ( Modun học tập, tài liệu học tập, một số vật liệu dạy học- test lượng giá, hướng dẫn cần thiết nếu có ) Tài liệu học tập, test lượng giá. Hướng dẫn chuẩn bị cho bài học( nếu cần) – Nghiên cứu lượng giá tổn thương tuỷ sống (TTTS) – Đọc các bài tập VLTL cho BN TTTS – Quy trình đánh giá. Ví dụ về mẫu kế hoạch hội thảo Hội thảo phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng I) Mục tiêu của hội thảo: – Cung cấp kiến thức về phương pháp PHCN DVCĐ cho các thành viên trong ban điều hành chương trình của huyện và xã để họ có thể áp dụng có hiệu quả phương pháp này khi triển khai dự án „hướng tới khuyết tật” ở các xã mở rộng của huyện Hải Lăng, Triệu Phong và A lưới, giúp người khuyết tật hiểu được khuyết tật và Phục hồi chức năng. – Hiểu được vai trò của từng thành viên trong chương trình PHCNDVCĐ, sự phối hợp đa ngành trong chương trình PHCN cho người khuyết tật. II) Đối tượng: Ban điều hành chương trình PHCN: cán bộ lãnh đạo UBND huyện, TTYT, lãnh đạo các ban ngành, lãnh đạo các đoàn thể, các giám sát viên chương trình PHCN III) Thời gian 02 ngày: Từ ngày 29 đến 30/6 tại Triệu Phong, Quảng Trị 110 Đào tạo nhân lực Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
  33. IV) Nội dung: 4.1 Các nội dung chính của hội thảo: – Định nghĩa về sức khỏe. Các nhu cầu cơ bản của Maslow. – Các khái niệm về khuyết tật. – Các nguyên nhân của khiếm khuyết, giảm khả năng và tàn tật. – Các văn bản pháp lý quốc tế và Việt nam liên quan đến tàn tật – Các mô hình PHCN hiện nay trên thế giới và Việt Nam. – Hình thức PHCNDVCĐ. – Rào cản xã hội đối với người khuyết tật: các rào cản về hội nhập xã hội của N KT, Làm cách nào để loại bỏ các rào cản đó ? – Vai trò và nhiệm vụ của BĐH CT CBR. – Vai trò và nhiệm vụ của TNV CBR. – Vai trò và nhiệm vụ của chính quyền địa phương, các đoàn thể trong CT CBR. – Các yếu tố để đảm bảo tính bền vững của CT. 4.2 Các phương pháp áp dụng trong hội thảo: – Giáo viên trình bày các chủ đề – Thảo luận nhóm, trình bày theo nhóm – Tham luận của các ban ngành. 4.3. Phương tiện hội thảo: – Máy chiếu qua đầu (overhead projector), bảng trắng, bảng đen, giấy trắng, phấn, bút rạ – Video 4.4. Đánh giá kết quả hội thảo: chất lượng, số lượng qua thảo luận, qua tham luận Đào tạo nhân lực phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 111
  34. V. Chương trình phân phối cụ thể: Ngày 1 (ngày 29/6 tại Triệu Phong, Quảng Trị) Thời gian Nội dung Người trình bày 7h30 - 8h00 Đón tiếp đại biểu Ban tổ chức 8h00 - 8h30 Khai mạc hội thảo Ban tổ chức 8h30 - 10h00 ĐN sức khỏe, các KN về KT, nguyên nhân KT, giảm khả năng và tàn tật. Các văn bản pháp lý liên quan đến tàn tật Quốc tế và Việt Nam 10h00 - 10h15 Giải lao 10h15 - 11h00 Thảo luận nhóm với các chủ đề: Các nhóm trưởng – Phân biệt bệnh và các tình trạng KT. – Nhận thức, thái độ của CĐ về KT, các hoạt động liên quan cho NKT. – Môi trường sống của NKT các khó khăn, thuận lợi, các giải pháp để cải thiện môi trường sống cho NKT 11h00 - 11h30 Các nhóm trình bày 11h30 - 13h30 Nghỉ trưa 13h30 - 14h30 Các mô hình PHCN, PHCNDVCĐ, các dịch vụ hổ trợ NKT trong CT PHCN DVCĐ. Hoà nhập xã hội của NKT 14h30 - 14h45 Giải lao 14h45 - 15h45 thảo luận nhóm: các dịch vụ PHCN ở địa Các nhóm trưởng phương đã có, các thuận lợi, khó khăn, các giải pháp, các rào cản sự hoà nhập XH của NKT, cách khắc phục. 15h45 - 16h30 các nhóm trình bày, tổng kết thảo luận Các nhóm trưởng, Bs Bình 112 Đào tạo nhân lực Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
  35. Ngày 2 (ngày 30/6 tại Triệu Phong, Quảng Trị) Thời gian Nội dung Người trình bày 8h00 - 8h15 Đánh giá, ôn lại nội dung ngày 1 BS Bình 8h15 - 9h00 Xác định nguồn nhân lực CBR: người tham Bs Lan gia chương trình PHCNDVCĐ, vai trò trách nhiệm của từng thành viên (thành viên ban điều hành, các ban ngành, cán bộ PHCN, giám sát viên, tình nguyện viên, cộng tác viên). 9h00 - 10h00 Thảo luận nhóm về vai trò của từng thành Các nhóm trưởng viên trong chương trình CBR Bs Bình 10h00 - 10h15 Giải lao 10h15 - 11h00 Tiếp tục thảo luận nhóm với các chủ đề: "Sự Các nhóm trưởng, tham gia của từng thành viên trong chương Bs Bình trình CBR, các thuận lợi, khó khăn của các thành viên tham gia, cách giải quyết”. 11h00 - 11h30 Các nhóm trình bày nt 11h30 - 13h30 Nghỉ trưa 13h30 - 14h15 Kinh nghiệm triển khai chương trình CBR Chuyên gia trên thế giới và ở Việt nam 14h15 - 14h30 Các điều kiện để triển khai, duy trì và mở Bs Lan rộng chương trình CBR 14h30 - 15h15 Thảo luận nhóm: các yếu tố đảm bảo tính Các nhóm trưởng, bền vững CT PHCN ở địa phương đã có, các Bs Bình thuận lợi, khó khăn, các giải pháp 15h15 - 15h30 Giải lao 15h30 - 16h15 Các nhóm trình bày, tổng kết thảo luận Các nhóm trưởng, BS Lan 16h15 - 16h30 Tổng kết hội thảo, phát chứng chỉ Ban tổ chức Đào tạo nhân lực phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 113
  36. Tài liệu tham khảo n Đại cương Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng n Bộ Y tế, 2000,Giáo trình Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng, NXB Y học. n Trung tâm nâng cao năng lực cộng đồng CECEM, 2007, Tập huấn lấy học viên làm trung tâm. 114 Đào tạo nhân lực Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
  37. Danh mục bộ tài liệu Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng  Hướng dẫn triển khai thực hiện phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng  Đào tạo nhân lực phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng  Hướng dẫn cán bộ PHCNCĐ và cộng tác viên về Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng  Hướng dẫn người khuyết tật và gia đình về Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 20 Tài liệu kỹ thuật về PHCN cho tuyến cộng đồng sử dụng, bao gồm: 1. Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não 2. Phục hồi chức năng tổn thương tuỷ sống 3. Chăm sóc mỏm cụt 4. Phục hồi chức năng trong bệnh viêm khớp dạng thấp 5. Phòng ngừa thương tật thứ phát 6. Dụng cụ phục hồi chức năng tự làm tại cộng đồng 7. Phục hồi chức năng trẻ trật khớp háng bẩm sinh 8. Phục hồi chức năng cho trẻ cong vẹo cột sống 9. Phục hồi chức năng bàn chân khoèo bẩm sinh 10. Phục hồi chức năng cho trẻ bại não 11. Phục hồi chức năng khó khăn về nhìn 12. Phục hồi chức năng nói ngọng, nói lắp và thất ngôn 13. Giao tiếp với trẻ giảm thính lực (khiếm thính) 14. Phục hồi chức năng trẻ chậm phát triển trí tuệ 15. Phục hồi chức năng trẻ tự kỷ 16. Phục hồi chức năng người có bệnh tâm thần 17. Động kinh ở trẻ em 18. Phục hồi chức năng sau bỏng 19. Phục hồi chức năng bệnh phổi mạn tính 20. Thể thao, văn hoá và giải trí cho người khuyết tật Sản phẩm chương trình hợp tác “Tăng cường năng lực Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng” giữa Bộ Y tế Việt Nam và Uỷ ban Y tế Hà Lan Việt Nam SÁCH KHÔNG BÁN