Thí nghiệm Công nghệ thực phẩm - Bài 2: Xác định nhiệt độ, thời gian và vận tốc làm lạnh

pdf 10 trang vanle 2670
Bạn đang xem tài liệu "Thí nghiệm Công nghệ thực phẩm - Bài 2: Xác định nhiệt độ, thời gian và vận tốc làm lạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthi_nghiem_cong_nghe_thuc_pham_bai_2_xac_dinh_nhiet_do_thoi.pdf

Nội dung text: Thí nghiệm Công nghệ thực phẩm - Bài 2: Xác định nhiệt độ, thời gian và vận tốc làm lạnh

  1. Thí nghiệm Công nghệ thực phẩm BÀI 2 : XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ, THỜI GIAN VÀ VẬN TỐC LÀM LẠNH I. SẢN PHẨM THỰC PHẨM - MỘT HỆ THỐNG KEO PHỨC TẠP, LÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA KỸ THUẬT LÀM LẠNH ĐÔNG THỰC PHẨM Mô cơ và tế bào thực phẩm là một cấu trúc keo phức tạp có nhiều cấu tử tan trong nước như alubumin, các muối khoáng, các axit hữu cơ, nhóm vitamin tan trong nước (Vitamin A, B, C) và một số cấu tử tan trong mỡ, dầu khác. Khi hòa tan một chất rắn nào đó vào dung môi tinh khiết thì nhiệt độ đóng băng của dung dịch sẽ thấp hơn nhiệt độ đóng băng của dung môi tinh khiết. Độ giảm nhiệt độ đóng băng ấy (∆t) hay còn gọi là sự chậm đông, là do giảm áp suất hơi của dung dịch do với áp suất hơi trên dung môi tinh khiết. Từ định luật Bladen và Raun, độ giảm nhiệt độ đóng băng của dung dịch có liên hệ với khối lượng phân tử và nồng độ chất tan, xác định như sau: C 0 ∆t = .ε ( C) M Trong đó: + C: Nồng độ chất tan trong 1000 gam dung môi + M: Phân tử lượng chất tan + ε: Hằng số nghiệm lạnh của phân tử đối với mỗi dung môi nó biểu thị độ giảm nhiệt độ đóng băng khi hòa tan 1 mol chất không điện ly ấy. Đối với nước là dung môi thì ε = 1,848 ≈ 1,850. Dịch bào thực phẩm là dung dịch của nhiều chất tan phức tạp, do đó nhiệt độ đóng băng của nó cũng thấp hơn nhiệt độ đóng băng của nước. Tuy nhiên, với dịch bào thực phẩm thì không thể ứng dụng định luật trên một cách máy móc mà thay vào đấy là một quan hệ tổng quát sự phụ thuộc giữa nhiệt độ kết tinh (tkp) vào thành phần hóa học và cấu trúc hệ keo sinh học trong tế bào thực phẩm. 111
  2. Thí nghiệm Công nghệ thực phẩm Các thực phẩm như thịt, cá, trừng thì chủ yếu gồm các chất hữu cơ, đặc trưng nhất là prôtit. Phân tử lượng của prôtit rất lớn (từ 17.000 đến 30.000). Do đó độ giảm nhiệt độ đóng băng (∆t) sẽ không lớn. Chẳng hạn, nhiệt độ đóng băng của thịt, kem, trứng, cá nước ngọt, sữa trong khoảng 0,5 ÷ 0,830C. Nhiệt độ đóng băng của rau quả, dao động phụ thuộc vào thành phần hóa học và trong khoảng -1 ÷ -0,60C có loại nhiệt độ đóng băng thấp tới - 2,400C (cam, quýt) và -2,57 (tỏi). Thực phẩm là môi trường rất thích hợp cho các hoạt động của enzim của bản thân thực phẩm và sự phát triển của vi sinh vật từ bên ngoài xâm nhập vào. Việc bảo quản lâu dài thực phẩm nhằm đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất chế biến thực phẩm (nhất là ngành đồ hộp) và thực phẩm của nhân dân đòi hỏi phải tiến hành làm lạnh đông và bảo quản lạnh 0 đông thực phẩm: nhiệt độ ở tâm thực phẩm t1 ≤ -6 C. Ở điều ấy, một phần lớn nước trong thực phẩm (trước tiên là hầu như toàn bộ nước tự do và nước liên kết yếu) chuyển sang dạng kết tinh rắn. Lượng nước kết tinh ở dạng tinh thể nước đã tinh thiết càng nhiều và như vậy nồng độ dịch bào còn lại ngày càng tăng lên. Do đó, nhiệt độ đóng băng của nó càng giảm. Tuy nhiên, không thể kết tinh toàn bộ lượng nước có trong thực phẩm cho dù có làm lạnh đông nó đến điểm ôtecti (khoảng 650C). Lượng nước kết tinh là một hàm số phụ thuộc vào nhiệt độ của sản phẩm khi làm lạnh đông. Có thể tính là: A.ω ω = (%) B.ω 1+ lg[]t + (1− tkp ) Trong đó: + ω: Tính theo % số lượng nước chung của thực phẩm + A.ω và B.ω: Hằng số thực nghiệm cho từng loại sản phẩm + t và tkp : Nhiệt độ trung bình cuối cùng và nhiệt độ kết tinh của sản phẩm lấy giá trị tuyệt đối Nhưng ngoài ra, nhiều thí nghiệm còn cho thấy ω còn phụ thuộc vào tính chất và hàm lượng nước ban đầu (W) của thực phẩm ấy 112
  3. Thí nghiệm Công nghệ thực phẩm Khi hạ nhiệt độ thực phẩm đến điểm đóng băng nhưng nước trong tế bào vẫn chưa bắt đầu kết tinh, mà thường phải làm lạnh thực phẩm đến nhiệt độ nào đó thấp hơn điểm đóng băng thì nước mới kết tinh. Đó gọi là hiện tượng quá lạnh của thực phẩm. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự quá lạnh của thực phẩm. Trước tiên là phụ thuộc vào đặc tính cấu tạo hệ thống keo của thực phẩm ấy, đặc tính nhiệt lý của nó thuộc vào tốc độ làm lạnh đông. Chẳng hạn trong kỹ thuật làm lạnh đông nhanh thì do quá lạnh thường từ -6 ÷-110C, cần làm lạnh đông chậm thì dưới -60C. Cho nên trong biểu đồ làm lạnh đông thực phẩm ta thường thấy có điểm gẫy, nhiệt độ của sản phẩm đang giảm xuống dưới điểm đóng băng bỗng nhiên vụt tăng lên quá điểm đóng băng, rồi giữ lại nguyên ở điểm đóng băng. Đó là vì nhiệt độ thải do kết tinh tức thời hàng loạt vô số những kết tinh thể nước đá mới. Người ta có thể đo được sự biến đổi nhiệt độ của thực phẩm bằng các nhiệt kế thủy ngân hay nhiệt kế rượu thường. Tốc độ làm lạnh đông là một chỉ tiêu quan trọng tới hiệu quả làm lạnh đông đối với chất lượng thực phẩm. Việc làm lạnh đông thực phẩm trực tiếp trong môi trường lỏng cho ta một tốc độ làm lạnh đông lớn, rút ngắn thời gian làm lạnh đông, tạo được những tinh thể đá nhỏ bé đều đặn trong tế bào thực phẩm, bảo vệ được nhiều tính chất ban đầu của thực phẩm. Tuy nhiên, nhược điểm cơ bản của phương pháp này là không thể áp dụng rộng rãi đối với tất cả các loại thực phẩm không cho phép thấm ướt môi trường (nước lạnh). Theo quy định, sản phẩm ở cuối quá trình làm lạnh đông thì nhiệt độ 0 tâm cuối cùng là tte < -6 C, tỷ số giữa chiều dày lớp sản phẩm được làm lạnh 0 đông (tính tới tte < -6 C) và thời gian làm lạnh đông gọi là tốc độ làm lạnh đông (theo phương pháp tính của Plan). Thời gian để đạt được nhiệt độ ấy ở tâm sản phẩm được xem là τ lạnh đông. II. PHẦN THỰC NGHIỆM 1. Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu a. Mô tả dụng cụ, phương tiện thí nghiệm Để xác định nhiệt độ đóng băng tkp của nước cất và nước muối người ta dùng một dụng cụ như hình bên. 113
  4. Thí nghiệm Công nghệ thực phẩm 1. Nhiệt kế lạnh -300C ÷ +600C 2. Ống nghiệm φ18-20mm đựng dung dịch thí nghiệm 3. Ống nghiệm φ = 20-24mm Nhiệt kế lạnh cắm vào dung dịch thí nghiệm qua nút bấc: Bầu nhiệt kế ngập lòng dung dịch 2cm (không để cho nhiệt kế chạm thành ống nghiệm). Giữa ống (2) và (3) có khoảng trống (không khí đệm) nhằm giảm tốc độ làm lạnh đông (để dễ quan sát). Miệng ống nghiệm (3) nhất thiết phải trùm toàn bộ cột chất lỏng thí nghiệm trong ống nghệm (2). Khi tiến hành thí nghiệm, chú ý đặt sao cho mức môi trường làm lạnh (nước muối) cao hơn mức chất lỏng trong ống nghiệm (2). Để xác định nhiệt độ đóng băng, thời gian và tốc độ đóng băng của thực phẩm (tpk, τkp và vkp) cần phải chuẩn bị: Túi polyetylen: Túi polyetylen phải được dán bằng nhiệt hai lần (đảm bảo thật kín) để bọc chuối nguyên quả. Kích thước túi: φ = 35- 45mm dài l = 25-30cm, một đầu túi để hở miệng a. Nguyên liệu Đối tượng thí nghiệm bao gồm nước cất, dung dịch nước muối, chuối tiêu, đu đủ, trứng Nguyên liệu phải được chuẩn bị từ trước. Dung dịch nước muối (NaCl) N1% ; N2% theo khối lượng * Chuối tiêu Dùng loại chuối tiêu phổ biến nhất và được dụng trong sản xuất đồ hộp Việt Nam ở hai độ chín: chuối xanh (giã kỹ) và chuối vừa chín trứng cuốc (thường dùng loại chuối chín tới, quá chín). Chuối sống: Để nguyên quả Chuối chín: Bóc vỏ, cắt khúc dài 50mm * Đu đủ Dùng hai loại: Quả xanh (già nhưng chưa chín) để nguyên quả 114
  5. Thí nghiệm Công nghệ thực phẩm Quả chín vừa chín 1/2 quả, xẻ làm 8, lấy phần dày nhất của quả cắt thành khúc 1 x 3 x 5cm (1 là bề dày nhất của quả). * Trứng Dùng với hai loại trứng gà và trứng vịt (dùng trứng mới). Dùng dao sắt khẽ khoét một lỗ nhỏ ở đầu ngọn và của vỏ trứng vừa bầu nhiệt kế. Sau khi lắp nhiệt kế vào, bầu nhiệt kế (đặt đúng tâm hình học của quả trứng) thì dùng parafin bịt kén kẽ hở để tránh vị trùng xâm nhập vào quả trứng. Công việc này chỉ tiến hành ngay trước khi thí nghiệm không chuẩn bị lâu từ trước. *Khoai tây và khoai lang: Để nguyên củ và cắt thành hình con cờ, kích thước vừa vặn lớn nhất có thể có. 2. Thao tác tiến hành Tất cả các quá trình thí nghiệm của bài này thì phải tiến hành từ một nhiệt độ môi trường ổn định. Do đó, phải đợi cho hệ thống máy lạnh đạt được chế độ làm việc ổn định (do cán bộ phụ trách máy lạnh điều khiển). a. Xác định điểm đóng băng Mỗi nhóm thí nghiệm đồng thời phần này với 2 mẫu, mỗi loại chọn bốn ống nghiệm nhỏ (ống nghiệm số 2) giống nhau và 4 ống nghiệm lớn (ống nghiệm số 3) giống nhau (nghĩa là giống nhau về cỡ lớn và độ dày, độ dài không quan trọng). Bốn nhiệt kế giống nhau (cùng có độ chỉ giống nhau khi đo cùng một đối tượng). Phần này do cán bộ phòng thí nghiệm chuẩn bị hộ. Sinh viên tự lắp theo hình vẽ (1) và cán bộ hướng dẫn kiểm tra lại. Dung dịch muối NaCl nồng độ N1% khối lượng đã pha sẵn (mỗi nhóm thí nghiệm với một nồng độ riêng). Khi bắt đầu thí nghiệm trong nhóm phải chuẩn bị sẵn và phân công cụ thể để tiến hành theo dõi, đo đạc và ghi chép. Chú ý: Để sao cho nước môi trường lạnh cao hơn hay ít nhất là ngang mức chất lỏng thí nghiệm trong ống nghiệm (2). Nhiệt kế đo nhiệt độ môi trường lạnh cũng ở độ sâu như nhiệt kế đo nhiệt độ lỏng thí nghiệm, chú ý chênh lệch về số chỉ của các nhiệt kế. Khi đọc không được mang dụng cụ ra khỏi môi trường lạnh. Số liệu cần có (theo bảng sau): 115
  6. Thí nghiệm Công nghệ thực phẩm Thời gian Nhiệt độ chất lỏng thí nghiệm Nhiệt Ghi chú nhận xét thí độ môi Nước cất Nước muối tình hình tiến hành nghiệm τ trường hiện tượng đặc biệt (giây) No.1 No.2 No.1 No.2 0 30 60 90 120 150 180 b. Xác định nhiệt độ, thời gian và vận tốc làm lạnh đông thực phẩm Sinh viên tự chuẩn bị mẫu nguyên liệu theo tài liệu hướng dẫn. Mỗi nhóm chuẩn bị xong đặt vào một hộp petri lớn để bảo quản (ở nhiệt độ môi trường). Mỗi loại nguyên liệu phải để lại mẫu và xác định độ ẩm ban đầu của nguyên liệu bằng phương pháp sấy ở 1050C tới khối lượng không đổi. Bắt đầu thí nghiệm: Nhiệt kế phải được lắp sao cho bầu vào đúng tâm hình học của mẫu thí nghiệm. Đối với nguyên liệu cứng thì phải dùng dùi sắt để dùi lỗ vừa bầu của nhiệt kế, sau khi lắp thì bịt kín lại bằng parafin. *Chú ý: Trước khi tráng Parafin phải đo độ sâu đặt bầu nhiệt kế trong lòng mẫu thí nghiệm. Nhiệt kế lắp vào theo chiều dài nhất của mẫu thí nghiệm. Xác định đường đi ngắn nhất của dòng điện tới bầu nhiệt kế. Mẫu: Thí nghiệm phải được cặp cẩn thận và nhúng nhập vào môi trường làm lạnh ở độ sâu 5-10 cm; có đánh số mẫu. Tổ chức nhóm sinh viên cũng như cũ; kết quả đo đạt ghi vào bảng sau: Thời gian Nhiệt độ chất lỏng thí nghiệm Nhiệt Ghi chú nhận xét thí độ môi Nước cất Nước muối tình hình tiến hành nghiệm τ trường hiện tượng đặc biệt (giây) No.1 No.2 No.1 No.2 116
  7. Thí nghiệm Công nghệ thực phẩm 0 30 60 90 120 150 180 b. Xác định nhiệt độ, thời gian và vận tốc làm lạnh đông thực phẩm Sinh viên tự chuẩn bị mẫu nguyên liệu theo tài liệu hướng dẫn. Mỗi nhóm chuẩn bị xong đặt vào một hộp petri lớn để bảo quản (ở nhiệt độ môi trường). Mỗi loại nguyên liệu phải để lại mẫu và xác định độ ẩm ban đầu của nguyên liệu bằng phương pháp sấy ở 1050C tới khối lượng không đổi. Bắt đầu thí nghiệm: nhiệt kế phải được lắp sao cho bầu vào đúng tâm hình học của mẫu thí nghiệm. Đối với nguyên liệu cứng thì phải dùng dùi sắt để dùi lỗ vừa bầu của nhiệt kế, sau khi lắp đặt bịn kín lại bằng parafin. Chú ý: Trước khi tráng parafin phải đo độ sâu đặt bầu nhiệt kế trong lòng mẫu thí nghiệm. Nhiệt kế lắp theo chiều dài nhất của mẫu thí nghiệm. Xác định đường đi ngắn nhất của dòng nhiệt tới bầu nhiệt kế. Mẫu: Thí nghiệm phải được cặp cẩn thận và nhúng ngập vào môi trường làm lạnh ở độ sâu 5-10cm; có đánh số mẫu. Tổ chức nhóm sinh viên cũng như cũ; kết quả đo đạt ghi vào bảng sau: Thời gian Nhiệt độ Nhiệt Nhiệt độ mẫu thí nghiệm thí trung bình Phụ độ môi nghiệm Nguyên liệu I Nguyên liệu II Nguyên Nguyên chú trường (phút) No.1 No.2 No.1 No.2 liệu I liệu II 0 2 4 117
  8. Thí nghiệm Công nghệ thực phẩm 6 8 10 12 14 16 18 118
  9. Thí nghiệm Công nghệ thực phẩm Đặc điểm nguyên liệu thí nghiệm: Bảng 1 Mẫu thí nghiệm TT Đại lượng đo được Mẫu I Mẫu II No.1 No.2 No.1 No.2 1 Kích thước (cm) dày x rộng x dài 2 Độ sâu cắm nhiệt kế (cm) 3 Đường đi ngắn nhất của dòng nhiệt (cm) * Ghi chú: Nếu mẫu No.1 và No.2 giống nhau thì chỉ ghi 1. III. BÁO CÁO THÍ NGHIỆM Vì điều kiện phòng thí nghiệm nên tiến hành thu thập tài liệu thì làm chung nhưng phần báo cáo phải làm riêng từng sinh viên. 1. Theo thực nghiệm a. Nhiệt độ kết tinh của nguyên liệu thực phẩm: tkp - Vẽ biểu đồ kết tinh của thực phẩm t0C theo thời gian làm lạnh t = f (τ) - Xác định độ quá lạnh ∆tql và nhiệt độ đóng băng tkp trên biểu đồ. - Đây là làm lạnh đông nhanh hay chậm? Tại sao? b. Từ biểu đồ xác định: Thời gian τ mà tâm của sản phẩm đạt -60C. Đó là thời gian làm lạnh đông sản phẩm ấy τkp (phút). Tốc độ làm lạnh của từng nguyên liệu là khác nhau và được tính theo công thức thực nghiệm sau: δ v = ; cm/s hoặc m/h τ Trong đó: + δ: Chiều dày của sản phẩm cm hoặc m + τ : Thời gian làm lạnh đông sản phẩm 119
  10. Thí nghiệm Công nghệ thực phẩm 2. Tính toán lý thuyết Tốc độ làm lạnh đông: Tính loại tốc độ làm lạnh đông của mỗi loại nguyên liệu theo công thức lý thuyết của Plan (trang 142 - giáo trình "Cơ sở kỹ thuật lạnh thực phẩm" do bộ môn soạn). Dự trù dụng cụ, hóa chất và nguyên liệu: * Dụng cụ + Nhiệt kế thủy ngân và rượu lạnh : 05 chiếc + Thước kẻ ly không rỉ : 01 chiếc + Dùi sắt φ 6-8 mm : 01 chiếc + Đồng hồ bấm giây : + Dao inox : 02 chiếc + Đèn cồn : 02 chiếc + Ống nghiệm φ 18-20 : 04 chiếc + Ống nghiệm φ 20-24 : 04 chiếc * Hóa chất + Dung dịch muối NaCl, N1, N2 : 02 lọ + Parafin : 100 gam + Polyetylen (túi) : + Nước cất (3 lần) : 02 lít * Nguyên liệu + Chuối tiêu : 02 quả + Khoai tây (củ thật to) : 04 củ + Khoai lang : 04 củ + Thay đu đủ và trứng bằng cá : 02 con + Thịt : 0,5 kg 120