Tài nguyên du lịch - Chương học 1: Khái quát về Tài nguyên du lịch

pdf 36 trang vanle 2180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài nguyên du lịch - Chương học 1: Khái quát về Tài nguyên du lịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_nguyen_du_lich_chuong_hoc_1_khai_quat_ve_tai_nguyen_du_l.pdf

Nội dung text: Tài nguyên du lịch - Chương học 1: Khái quát về Tài nguyên du lịch

  1. TÀI NGUYÊN DU LỊCH DƯƠNG HỒNG HẠNH BỘ MÔN MARKETING DU LỊCH SVTM.VN
  2. KẾT CẤU MÔN HỌC Chương 1: Khái quát về Tài nguyên du lịch Chương 2: Tài nguyên du lịch tự nhiên Chương 3: Tài nguyên du lịch nhân văn
  3. Giới thiệu môn học Tài liệu tham khảo 1. TLTK bắt buộc  [1] Phạm Trung Lương (chủ biên), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, 2001  [2] Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu; Du lịch bền vững, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2001  [3] Nguyễn Minh Tuệ:Địa lý du lịch  [4]Luật Du lịch 2005  [5] Luật Di sản Văn hoá 2001
  4. Giới thiệu môn học Tài liệu tham khảo 1. TLTK khuyến khích  6] Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức; Giáo trình Địa lý Kinh tế - Xã hội Việt Nam (tập 1: Phần đại cương), NXB Giáo dục, 2001  [7] www.vietnamtourism.gov.vn/  [8] website các tỉnh, thành phố  [9] Báo và tạp chí Du lịch
  5. Chương 1: Khái quát về tài nguyên du lịch 1.1. Khái niệm 1.1.1. Khái niệm tài nguyên du lịch • Khái niệm DU LỊCH Theo tổ chức Du lịch quốc tế (1994) - hiểu theo phía cầu : Du lịch là một tập hợp các hoạt động và dịch vụ đa dạng, liên quan đến việc di chuyển tạm thời của con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm mục đích tiêu khiển, nghỉ ngơi, văn hoá và nhìn chung là vì những lý do không phải để kiếm sống.
  6. • Khái niệm DU LỊCH Theo hiệp hội Du lịch Đông Nam Á - hiểu theo phía cung: Du lịch là việc cung ứng và làm marketing cho các sản phẩm và dịch vụ với mục đích đem lại sự hài lòng cho du khách.
  7. • Khái niệm tài nguyên Tài nguyên là phần của khối dự trữ có thể sử dụng trong những điều kiện kinh tế, xã hội và công nghệ nhất định. Tài nguyên, hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.
  8. • Theo giáo trình địa lý du lịch: Tài nguyên du lịch là các đối tượng tự nhiên, văn hoá lịch sử đã bị biến đổi ở những mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch. • Theo luật du lịch Việt Nam 2005: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
  9. Phân vùng du lịch Việt Nam • Vùng du lịch Bắc bộ • Vùng du lịch Bắc Trung bộ • Vùng du lịch Nam Trung bộ và Nam bộ
  10. CCáácc tiêutiêu chchíí phânphân vvùùngng dudu llịịchch ViViệệtt NamNam - Loại hình sản phẩm du lịch độc đáo. - Điều kiện môi trường tự nhiên về du lịch. - Điều kiện môi trường nhân văn, đặc biệt là các di sản văn hóa, lịch sử, các lễ hội truyền thống. - Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị hóa và mức thu nhập bình quân đầu người. - Điều kiện kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành, đặc biệt là hệ thống khách sạn, nhà hàng, tổ chức vui chơi giải trí, đi lại, thông tin liên lạc.
  11. Vùng du lịch Bắc Bộ (Vùng I) Gồm toàn bộ các tỉnh phía Bắc đến hết Hà Tĩnh. Vùng I có 5 tiểu vùng, đó là: - Tiểu vùng du lịch trung tâm (Du Lịch nhân văn). - Tiểu vùng du lịch Miền núi Đông Bắc (Núi thấp, Văn Hóa các dân tộc miền núi, Di tích Lịch Sử Cách Mạng) - Tiểu vùng du lịch Miền núi Tây Bắc (Trecking Tour, Văn Hóa các Dân tộc Miền Núi, Di tích Lịch Sử Cách Mạng) - Tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc (Tham quan biển) - Tiểu vùng du lịch Nam Bắc Bộ (Nghệ An–Hà Tĩnh)-Di Tích Lịch Sử Cách Mạng, Nghỉ dưỡng.
  12. Vùng du lịch Bắc Trung Bộ (Vùng II) Gồm các tỉnh từ Quảng Bình đến hết Quảng Ngãi. Vùng II có 2 tiểu vùng, đó là: - Tiểu vùng du lịch Phía Bắc (Quảng Bình, Quảng Trị)-Du lịch biển, hang động, Di tích lịch sử cánh mạng. -Tiểu vùng du lịch Phía Nam (Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi) - Hành trình di sản Miền Trung
  13. Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ (Vùng III) Gồm các tỉnh từ Bình Định trở vào. Vùng III có 2 á vùng, trong 2 á vùng đó có 4 tiểu vùng, đó là: - Á vùng du lịch Nam Trung Bộ Gồm các tỉnh từ Bình Định đến hết Bình Thuận. Á vùng Nam Trung Bộ có 2 tiểu vùng, đó là: + Tiểu vùng du lịch duyên hải (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận)- Du Lịch thể thao biển, Văn hóa Chăm. + Tiểu vùng du lịch Tây Nguyên (Bao gồm các tỉnh Tây Nguyên)-Du Lịch sinh thái, văn hóa, lễ hội. - Á vùng du lịch Nam Bộ Gồm các tỉnh từ Đồng Nai trở vào. Á vùng Nam Trung Bộ có 2 tiểu vùng, đó là: +Tiểu vùng du lịch Đông Nam Bộ - Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. + Tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ - Miệt vườn, sông nước.
  14. Hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch Theo luật du lịch 2005 • Điểm du lịch • Khu du lịch • Tuyến du lịch • Đô thị du lịch • Vùng du lịch
  15. Điểm du lịch Điểm du lịch địa phương Điểm du lịch quốc gia
  16. Điểm du lịch địa phương  Có tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch  Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, bảo đảm phục vụ ít nhất 10.000 lượt khách tham quan một năm
  17. Điểm du lịch quốc gia  Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch  Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, bảo đảm phục vụ ít nhất 100.000 lượt khách tham quan một năm
  18. Khu du lịch Khu du lịch địa phương Khu du lịch quốc gia
  19. Khu du lịch quốc gia  Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có khả năng thu hút lượng khách du lịch cao  Có diện tích tối thiểu 1000 ha, trong đó có diện tích cần thiết để xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch phù hợp với cảnh quan, môi trường của khu du lịch  Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ, bảo đảm phục vụ ít nhất 1000.000 lượt khách du lịch một năm
  20. Khu du lịch địa phương  Có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch  Có diện tích tối thiểu 200 ha, trong đó có diện tích cần thiết để xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch  Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của địa phương, bảo đảm phục vụ ít nhất 100.000 lượt khách du lịch một năm
  21. Tuyến du lịch Tuyến du lịch địa phương Tuyến du lịch quốc gia
  22. Tuyến du lịch địa phương  Nối các khu du lịch, điểm du lịch trong phạm vi địa phương  Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến
  23. Tuyến du lịch quốc gia  Nối các khu du lịch, điểm du lịch, trong đó có khu du lịch, điểm du lịch quốc gia, có tính chất liên vùng, liên tỉnh, kết nối với các cửa khẩu quốc tế  Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến
  24. Đô thị du lịch  Có tài nguyên du lịch hấp dẫn trong ranh giới đô thị hoặc trong ranh giới đô thị và khu vực liền kề  Có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch  Có cơ cấu lao động phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch  Ngành du lịch có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, đạt tỷ lệ thu nhập từ du lịch trên tổng thu nhập của các ngành dịch vụ theo quy định của Chính phủ
  25. Vùng du lịch Thể thống nhất các đối tượng, hiện tượng tự nhiên, nhân văn, xã hội Bao gồm hệ thống lãnh thổ du lịch và môi trường kinh tế, xã hội xung quanh với sự chuyên môn hoá nhất định trong hoạt động du lịch Chuyên môn hoá chính là bản sắc của vùng, làm cho vùng này khác vùng kia Các mối liên hệ nội - ngoại vùng đa dạng, dựa trên nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có
  26. Vùng du lịch Có diện tích rất lớn, bao gồm nhiều tỉnh Bao gồm cả các khu vực không có hoạt động du lịch (điểm dân cư/các khu vực không có tài nguyên) nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với kinh tế du lịch
  27. Chương 1: Khái quát về tài nguyên du lịch 1.1. Khái niệm 1.1.2. Phân loại tài nguyên du lịch Theo đặc trưng của tài nguyên • Tài nguyên du lịch tự nhiên • Tài nguyên du lịch nhân văn Theo thực trạng sử dụng • Tài nguyên du lịch đã được khai thác • Tài nguyên du lịch chưa được khai thác Theo vị trí khai thác của tài nguyên • Tài nguyên du lịch trên trái đất • Tài nguyên du lịch trong vũ trụ
  28. TTààii nguyênnguyên dudu llịịchch - Tài nguyên du lịch tự nhiên: + 100 vườn quốc gia, KBTTN, + 02 Di sản TN thế giới: Hạ Long và Phong Nha kẻ bàng + 05 Khu dự trữ sinh quyển thế giới (Cát Bà) - Tài nguyên du lịch nhân văn (vật thể và phi vật thể) + 40.000 DSVH vật thể và phi vật thể, ( 2.800 di tích Quốc gia) + 8 di sản VH thế giới: Cố đô Huế, Di tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Nhã Nhạc Cung Đình Huế, Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên, Không gian văn hoá Quan họ Bắc Ninh, Ca trù . + Bia đá tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám được công nhận là di sản tư liệu thế giới • Vấn đề: - Quản lý và khai thác TNDL: Cơ chế, chính sách - Bảo vệ và phát huy tiềm năng TNDL Hệ thống di sản là cơ sở hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch
  29. Quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO công bố là Di sản Văn hóa phi vật thể Đại diện của nhân loại vào lúc 16h55’ (Abu Dhabi) tức 19h55’ (Việt Nam) -30/09/2009
  30. 1.2. Đặc điểm tài nguyên du lịch - Phong phú, đa dạng, có nhiều tài nguyên đặc sắc và độc đáo, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách tạo nên tính phong phú của các sản phẩm du lịch - Không chỉ có giá trị hữu hình mà còn có giá trị vô hình Điểm khác biệt so với những tài nguyên khác
  31. 1.2. Đặc điểm tài nguyên du lịch (tiếp) - Có thời gian khai thác khác nhau do ảnh hưởng chủ yếu của yếu tố khí hậu quyết định tính mùa và tác động tới nhịp điệu của hoạt động du lịch - Được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch tạo nên sức hút cơ sở hạ tầng và dòng khách tới nơi tập trung các loại tài nguyên - Có thể được khai thác nhiều lần hiệu quả thu được từ việc khai thác tài nguyên du lịch là rất lớn, có khi vượt trội hơn nhiều lần so với việc khai thác các tài nguyên khác
  32. Chương 1: Khái quát về tài nguyên du lịch 1.3. Ý nghĩa và vai trò của tài nguyên du lịch 1.3.1. Ý nghĩa của tài nguyên du lịch Là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động và sự phát triển của du lịch
  33. Chương 1: Khái quát về tài nguyên du lịch 1.3.2. Vai trò của tài nguyên du lịch Tạo sức hấp dẫn của vùng du lịch Là yếu tố cơ bản hình thành sản phẩm du lịch Là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch Ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ du lịch, lĩnh vực kinh doanh và tính chất chuyên môn hoá của vùng du lịch Xác định quy mô hoạt động của một vùng du lịch