Tài liệu về Thuốc thử hữu cơ

pdf 290 trang vanle 3870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu về Thuốc thử hữu cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_ve_thuoc_thu_huu_co.pdf

Nội dung text: Tài liệu về Thuốc thử hữu cơ

  1. MỤC LỤC CHƯƠNG I: PHÂN LOẠI THUỐC THỬ HỮU CƠ 8 I.1. SỰ BẤT HỢP LÝ CỦA CÁCH PHÂN LOẠI TRONG HOÁ HỮU CƠ 8 I.2. PHÂN LOẠI THEO PHẢN ỨNG PHÂN TÍCH MÀ THUỐC THỬ THAM GIA 9 I.3. PHÂN LOẠI THEO YOE 10 I.4. PHÂN LOẠI THEO FEIGL 10 I.5. PHÂN LOẠI THEO WELCHER 10 CHƯƠNG II: LÝ THUYẾT VỀ LIÊN KẾT PHỐI TRÍ 13 II.1. LIÊN KẾT HAI ĐIỆN TỬ 13 II.2. NGUYÊN TỬ HỮU HIỆU 15 II.3. CẤU TẠO ĐIỆN TỬ CỦA NGUYÊN TỬ 16 II.4. PHƯƠNG PHÁP LIÊN KẾT HÓA TRỊ (VB) 19 II.5. LÝ THUYẾT VỀ TRƯỜNG TINH THỂ 19 II.6. THUYẾT QUĨ ĐẠO PHÂN TỬ (MO) 30 II.7. HÌNH DẠNG HÌNH HỌC CỦA CÁC HỢP CHẤT PHỐI TRÍ 37 II.8. CƯỜNG ĐỘ TRƯỜNG PHỐI TỬ 41 II.9. CẤU TRÚC PHÂN TỬ VÀ ĐỘ TAN 41 II.10. PHỨC CHELATE (VÒNG CÀNG) 42 II.11. SỰ ÁN NGỮ KHÔNG GIAN VÀ ĐỘ CHỌN LỌC 42 II.12. ĐỘ BỀN CỦA HỢP CHẤT PHỐI TRÍ 43 II.13. ĐỘNG HỌC CỦA PHẢN ỨNG TRONG THUỐC THỬ HỮU CƠ. 44 CHƯƠNG III: NHÓM CHỨC PHÂN TÍCH VÀ NHÓM HOẠT TÍNH PHÂN TÍCH 45 III.1. NHÓM CHỨC PHÂN TÍCH 45 III.2. NHÓM CHỨC PHÂN TÍCH CỦA Th 48 III.3. NHÓM HOẠT TÍNH PHÂN TÍCH 50 CHƯƠNG IV: NHỮNG LUẬN ĐIỂM LÝ THUYẾT VỀ CƠ CHẾ PHẢN ỨNG GIỮA THUỐC THỬ HỮU CƠ VÀ ION VÔ CƠ 53 IV.1. HIỆU ỨNG TRỌNG LƯỢNG 53 IV.2. HIỆU ỨNG MÀU 54 IV.3. HIỆU ỨNG KHÔNG GIAN 60 IV.4. THUYẾT SONG SONG CỦA KYZHEЦOB 61 IV.5. SỰ PHÂN LY CỦA MUỐI NỘI PHỨC 62 IV.6. LIÊN KẾT HYDRO 64 IV.7. TÁCH CHIẾT ĐỐI VỚI THUỐC THỬ HỮU CƠ 67 IV.8. TÁCH CHIẾT CÁC CHELATE 71
  2. CHƯƠNG V: TÍNH TOÁN CÁC HẰNG SỐ CỦA THUỐC THỬ VÀ PHỨC 72 V.1. NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ TẠO PHỨC ĐƠN PHỐI TỬ 72 V.2. XÁC ĐỊNH HẰNG SỐ HYDROXO CỦA ION KIM LOẠI 77 V.3. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN PHỨC 82 CHƯƠNG VI: THUỐC THỬ PHỐI TRÍ O – O 86 VI.1. PHENYLFLUORONE 86 VI.2. PYROCATECHOL TÍM 90 VI.3. CHROMAZUROL S 96 VI.4. N–BENZOYL–N–PHENYL HYDROXYLAMINE VÀ NHỮNG CHẤT LIÊN QUAN 103 VI.5. ACID CHLORANILIC VÀ NHỮNG DẪN XUẤT KIM LOẠI CỦA NÓ 110 VI.6. NHỮNG HỢP CHẤT POLY (MACROCYCILIC) 115 VI.7. CUPFERRON 122 VI.8. THUỐC THỬ HỖN HỢP O,O–DONATING 127 VI.9. β-DIKETONE 130 VI.10. PYROGALLOR ĐỎ VÀ BROMOPYROGALLOL ĐỎ 139 CHƯƠNG VII: THUỐC THỬ O-N 144 VII.1. THUỐC THỬ ALIZARIN COMPLEXONE 144 VII.2. THUỐC THỬ MUREXID 148 VII.3. HYDROXYLQUINOLINE 150 VII.4. ZINCON 157 VII.5. XYLENOL DA CAM VÀ METHYLTHYMOL XANH 159 VII.6. ASENAZO I VÀ MONOAZO DERIVATIVES OF PHENYL ARSONIC ACID 162 VII.7. EDTA VÀ CÁC COMPLEXONE KHÁC 165 VII.8. HỢP CHẤT DIHYDROXYARYLAZO 172 CHƯƠNG VIII: THUỐC THỬ N–N 181 VIII.1. BIPYRIDINE VÀ CÁC HỢP CHẤT FERROIN KHÁC 181 VIII.2. TRIPYRIDYLTRIAZINE(TPTZ) VÀ PYRIDYLDIPHENYLTRIAZINE 189 VIII.3. α–DIOXIME 185 VIII.4. PORPHYRIN 191 VIII.5. DIAMINOBENZIDINE VÀ NHỮNG THUỐC THỬ TƯƠNG TỰ 201 CHƯƠNG IX: THUÔC THỬ VỚI CẤU TRÚC S 206 IX.1. DITHIZONE AND NHỮNG THUỐC THỬ TƯƠNG TỰ 206 IX.2. THIOXIN 212 IX.3. NATRIDIETHYLDTHIOCARBAMATE VÀ CÁC THUỐC THỬ TƯƠNG TỰ 220
  3. IX.4. TOLUENE–3,4–DITHIOL VÀ THUỐC THỬ TƯƠNG TỰ. 228 IX.5. BITMUT II – KHOÁNG CHẤT II 231 IX.6. THIOTHENOYLTRIFLUOROACETONE 236 IX.7. THIO–MICHLER’S KETONE 239 CHƯƠNG X: THUỐC THỬ KHÔNG VÒNG 241 X.1. TRI-N-BULTYL PHOSPHATE 241 X.2. TRI–n–OCTYLPHOSPHINE OXIDE 243 X.3. DI (2–ETHYLHEXYL)PHOSPHORIC ACID 247 CHƯƠNG XI: THUỐC THỬ KHÔNG TẠO LIÊN KẾT PHỐI TRÍ 251 XI.1. THUỐC THỬ OXY HÓA NEUTRAL RED 251 XI.2. BRILLLIANT GREEN 251 XI.3. THUỐC NHUỘM CATION RHODAMINE B 252 XI.4. CÁC MUỐI AMONI BẬC 4 254 XI.5. TETRAPHENYLASEN CHLORIDE (TPAC) VÀ CÁC MUỐI ONIUM KHÁC 258 XI.6. 1,3–DIPHENYLGUANIDINE 260 XI.7. DIANTIPYRYLMETHANE 261 XI.8. NATRI TETRAPHENYLBORATE 263 XI.9. CÁC CHUỖI ALKYLAMINE MẠCH DI 267 CHƯƠNG XII: THUỐC THỬ HỮU CƠ CHO ANION 272 XII.1. CURCUMIN 272 XII.2. MONOPYRAZOLONE VÀ BISPYRAZOLONE 275 XII.3. 2–AMINOPERIMIDINE 278
  4. LỜI NÓI ĐẦU Thuốc thử hữư cơ có nhiều ứng dụng trong hoá học phân tích, nó đã được sử dụng trong phương pháp trọng lượng, chuẩn độ, trắc quang và trong các phép phân tích công cụ khác. Trong phân tích trọng lượng, việc tìm ra thuốc thử 8-Hydroxyquinoline và dimethylglioxim là một ví dụ điển hình. Trong phân tích thể tích, thuốc thử hữu cơ quan trọng nhất là EDTA và những chất tương tự. Trong phân tích quang học, nhiều thuốc thử hữu cơ tạo sản phẩm có màu với ion kim loại, được dùng để phân tích dạng vết các ion kim loại. Ngày nay, nghiên cứu thuốc thử hữu cơ hầu như có mặt khắp các phương pháp phân tích. Nó hổ trợ cho việc tách, chiết, chỉ thị và các chức năng khác làm tăng độ nhạy của phép đo. Do mỗi chất chỉ thị có tính chất riêng, đặc trưng riêng về màu và khả năng tạo phức nên nếu có những hiểu biết cơ bản về thuốc thử hữu cơ sẽ giúp cho người làm công tác phân tích chọn lựa đúng chỉ thị cho phép thử cũng như tìm các điều kiện tối ưu cho phản ứng. Biết được tính chất của thuốc thử, nhà phân tích cũng có thể định hướng tổng hợp các thuốc thử mới ưu việt hơn. Tài liệu “Thuốc thử hữu cơ” gồm 2 phần: phần 1 bao gồm nội dung lý thuyết của Thuốc thử hữu cơ và phần 2 là phần tra cứu các Thuốc thử hữu cơ và ứng dụng của chúng. Đối với sinh viên chuyên ngành phân tích cần thiết nghiên cứu phần 1, khi làm chuyên đề và làm khóa luận tốt nghiệp phải nghiên cứu phần 2. Nội dung phần 1 gồm các phần sau đây: Mở đầu, Phân loại thuốc thử hữu cơ, Nhóm hoạt tính phân tích và nhóm chức phân tích, Những luận điểm cơ bản của về cơ chế phản ứng giữa ion vô cơ và thuốc thử hữu cơ, Liên kết hóa học trong thuốc thử hữu cơ, Dự đoán phổ của thuốc thử, Tính toán một số hằng số của thuốc thử hữu cơ và phức của chúng, Phân loại và giới thiệu tính chất phân tích của thuốc thử hữu cơ, Các thuốc thử quan trọng Chúng tôi trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp của các bạn đọc gần xa để lần xuất bản sau được hoàn chỉnh hơn. Các tác giả
  5. PHẦN I: LÝ THUYẾT THUỐC THỬ HỮU CƠ CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1. ĐỊNH NGHĨA Một hợp chất hoá học được sử dụng để phát hiện, xác định hay để tách trong quá trình phân tích hoá học một chất hay hỗn hợp của nhiều chất được gọi là thuốc thử phân tích. Do đó thuốc thử phân tích bao gồm cả những chất chỉ thị, chất điều chỉnh pH, dung dịch rửa kết tủa Vậy một hợp chất chứa carbon (CO2, CO, CaCO3) bất kỳ hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp được sử dụng trong hoá phân tích được gọi là chất phản ứng phân tích hữu cơ hoặc gọn hơn là thuốc thử hữu cơ. Nghiên cứu phản ánh giữa thuốc thử hữu cơ với ion vô cơ và ứng dụng nó vào phân tích thực chất là nghiên cứu quá trình tạo phức. Sự phát triển lý thuyết hoá học trong những năm gần đây và đặc biệt là sự ứng dụng thuyết trường phối tử vào việc nghiên cứu các kim loại chuyển tiếp và phức của chúng đã giúp các nhà khoa học nói chung và phân tích nói riêng hiểu sâu sắc những yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của phức chất, bản chất phổ hấp thụ của chúng và những tính chất qúy giá khác. Chúng ta sẽ nghiên cứu thuốc thử hữu cơ trong khung cảnh của những lý thuyết hiện đại này. 2. ƯU ĐIỂM CỦA THUỐC THỬ HỮU CƠ SO VỚI THUỐC THỬ VÔ CƠ Thuốc thử hữu cơ có một số ưu điểm nổi bật so với thuốc thử vô cơ; vì vậy nó được sử dụng rất rộng rãi trong thực tế của hoá phân tích. 1. Trước hết cần chú ý đến độ tan rất nhỏ của hợp chất tạo bởi thuốc thử hữu cơ và ion vô cơ. Vì vậy, người ta có thể rửa kết tủa cẩn thận để tách hết các chất bẩn mà không sợ mất đi một lượng đáng kể ion cần xác định. Ngoài ra, hiện tượng kết tủa theo khi dùng thuốc thử hữu cơ cũng chỉ rất ít. 2. Thuốc thử hữu cơ thường có trong lượng phân tử lớn do đó thành phần phần trăm của ion được xác định trong hợp chất tạo thành với thuốc thử hữu cơ bao giờ cũng thấp hơn trong bất kỳ hợp chất nào tạo thành bởi thuốc thử vô cơ. Ví dụ: Hợp chất tạo thành giữa Thành phần % của ion Ion cần Ion cần xác định với thuốc cần xác định trong hợp chất tạo thành với thuốc Xác định thử thử Oxyt nhôm 53,0 Al3+ Oxyquinolinat nhôm 5,8 Iodua Tali 61,7 Tl+ Thionalidat tali 48,6 Thành phần phần trăm của ion được xác định thấp trong sản phẩm cuối cùng làm giảm sai số tính toán, nghĩa là làm tăng độ chính xác của phương pháp phân tích. Mặt khác thể
  6. tích kết tủa tạo thành bởi thuốc thử vô cơ (khi kết tủa 1 lượng ion cần xác định như nhau) do đó độ nhạy của phản ứng tăng lên. 1. 3- Sản phẩm màu của thuốc thử hữu cơ với ion vô cơ, có cường độ màu lớn và trong nhiều trường hợp có cường độ phát hùynh quang lớn, do đó người ta có thể phát hiện cả những lượng vô cùng nhỏ ion vô cơ và định lượng chúng bằng phương pháp đo màu hoặc đo huỳnh quang một cách thuận lợi. Thêm vào đó, những sản phẩm màu phần lớn là những hợp chất nội phức nên khá bền và dễ chiết bằng dung môi hữu cơ lại là những thuận lợi khác rất đáng kể. 4- Cuối cùng cần chỉ ra rằng, do sự khác biệt của rất nhiều loại thuốc thử hữu cơ nên người ta có thể chọn trong mỗi trường hợp riêng biệt, thuốc thử thích hợp nhất và tìm những điều kiện thuận lợi nhất cho phản ứng tiến hành và do đó phản ứng phân tích đạt độ nhạy và độ lựa chọn cao. 3. MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CƠ BẢN CỦA THUỐC THỬ HỮU CƠ Khi nghiên cứu các thuốc thử hữu cơ người ta thường quan tâm đến các tính chất sau đây: Độ tinh khiết: Trừ một số ít thuốc thử, hầu hết các hợp chất hữu cơ trên thị trường là không tinh khiết. Tuỳ theo mỗi trường hợp, có thể yêu cầu được làm sạch. Ví dụ: Chloranil như là một thuốc thử dịch chuyển điện tích với amino acid nên phải làm sạch trước khí sử dụng. Đây là yêu cầu đầu tiên trong nghiên cứu các thuốc thử hữu cơ. Độ tan: Độ tan của thuốc thử trong dung môi nào sẽ quyết định phương pháp phân tích của thuốc thử ấy. Biết được độ tan chúng ta sẽ chủ động trong nghiên cứu. Ví dụ: EDTA không tan tốt trong nước (môi trường trung tính). Để thay đổi độ tan của nó thì cần trung hòa bằng một baz. 8-Hydroxyquinoline tan yếu trong nước, nó thường không tan trong acid acetic ở dạng băng và pha loãng bằng nước, nếu phối tử hay phức của nó không tan trong nước. Áp suất hơi: Một phức có thể có áp suất hơi cao hơn các phức khác. Những dẫn xuất của metoxy hay etoxy có áp suất hơi cao hơn những hợp chất “bố mẹ” của chúng. Dựa trên sự khác nhau về áp suất hơi của các phối tử hay phức của chúng, một số chất được tách bằng phương pháp sắc khí phổ. Độ bền: Một số phức chelate rất bền trong dung môi trơ khi phức hình thành. Tuy nhiên, một số phức bền với nhiệt được tách bằng phương pháp chưng cất mà không bị phân huỷ. Một vài phức nhạy với ánh sáng và không khí thì phải được bảo quản cẩn thận. Độ phân cực: Độ phân cực của một phân tử cho biết độ tan của nó trong dung môi. Một phân tử phân cực sẽ có thuận lợi trong dung môi chiết. Bên cạnh đó, sự tách dựa trên sự phân cực hay không phân cực của phân tử chất được chiết được sử dụng một cách rộng rãi. 4. HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA THUỐC THỬ HỮU CƠ Hiện nay, nghiên cứu thuốc thử hữu cơ đi vào các lĩnh vực chính sau đây: 1. Tổng hợp những thuốc thử hữu cơ mới. 2. Tìm các phương pháp phân tích mới theo hướng đơn giản, nhạy và chọn lọc. 3. Nghiên cứu tác động của các nhóm chức. 4. Nghiên cứu cấu trúc của thuốc thử. 5. Nghiên cứu động học phản ứng.
  7. 6. Phức nhựa cây hữu cơ. 7. Các nhóm chiết. 8. Máy tính và chuyển hóa furier. 9. Nghiên cứu phức dịch chuyển điện tích. 10. Thuốc thử cho sự phát huỳnh quang và phát quang hóa học. 11. Chất họat động bề mặt. 12. Nghiên cứu trạng thái oxy hoá.
  8. CHƯƠNG I: PHÂN LOẠI THUỐC THỬ HỮU CƠ Thuốc thử hữu cơ bao gồm rất nhiều loại nên cần thiết phải hệ thống hoá chúng. I.1. SỰ BẤT HỢP LÝ CỦA CÁCH PHÂN LOẠI TRONG HOÁ HỮU CƠ Người ta có thể phân loại thuốc thử hữu cơ theo nguyên tắc rất đơn giản, đó là nguyên tắc phân loại trong hoá hữu cơ (theo các nhóm chức). Sự phân loại này chỉ thuận lợi khi nghiên cứu những hợp chất đơn giản còn khi nghiên cứu những hợp chất phức tạp nó tỏ ra không đáp ứng được yêu cầu và còn chứa nhiều mâu thuẫn. Theo sự phân loại đó thì những acid phenol carboxylic ở trong cùng một nhóm còn những dihydroxybenzene thuộc về một nhóm khác. So sánh m– và o–hydroxybenzoic acid với m– và o–dihydroxybenzene người ta thấy rằng m–hydroxybenzoic acid và m–dihydroxybenzene (Resocsin) có rất ít tính chất phân tích giống với o–hydroxybenzoic acid (salicylic acid) và o–dihydroxybenzene (Pyrocatechin). Trong khi đó đặc tính phân tích của salixilic acid và Pyrocatesin lại rất gần nhau. Sự đồng nhất tính chất phân tích trong trường hợp này không phải là do trong phân tử có những nhóm chức như nhau mà do Pyrocatesin và salicylic acid cùng có khả năng tạo nội phức lớn (nhờ nhóm tạo phức và nhóm tạo muối ở vị trí ortho đối với nhau). Ví dụ: chất màu NN OH O2N Phản ứng với hydroxide magie trong môi trường kiềm còn chất màu NN OH O2N . Mặc dù cùng loại với hợp chất trên nhưng không cho phản ứng ấy. Theo tính chất phân tích thì 8–oxyquinoline (I) và Anthranilic acid (II) tương đối gần nhau hơn so với 8–oxyquinoline (I) và 7–oxyquinoline (III) hoặc là so với antharanilic acid (II) và Paraaminobenzoic acid (IV) H2N NH2 OH NH2 OH NH2 COOH COOH (I) (II) (III) (IV)
  9. Những dẫn chứng đã nêu trên chứng tỏ rằng cách phân loại thường dùng cho các hợp chất hữu cơ, thì căn cứ vào các nhóm chức trong phân tử thuốc thử để phân loại là không hợp lý. I.2. PHÂN LOẠI THEO PHẢN ỨNG PHÂN TÍCH MÀ THUỐC THỬ THAM GIA Theo sự phân loại này, thuốc thử hữu cơ được chia thành 9 nhóm. 1) Những chất tạo phức màu 2) Những chất tạo muối 3) Những chất có khả năng tạo những hợp chất cộng hợp ít tan hoặc có màu đặc trưng. 4) Những chất chỉ thị 5) Những chất màu tạo phức hấp thụ (sơn) 6) Những thuốc thử gây nên sự tổng hợp hữu cơ trong phản ứng, ứng dụng vào phân tích. 7) Những thuốc thử có khả năng tạo phức vòng với ion kim loại (vòng theo thành hoặc là do liên kết hoá trị, liên kết phối tử hoặc là hỗn hợp cả hai loại này). 8) Những chất oxy hoá 9) Những chất khử. Hệ thống phân loại này cũng mang nhiều mâu thuẫn nội tại: 1- Một chất có thể có trong những nhóm phân loại khác nhau. Ví dụ: Alizarin có thể ở cả nhóm 5 và nhóm 7. Dipyridin cũng có thể ở cả nhóm 1 và nhóm 7. 2- Tác dụng của những thuốc thử trong cùng một nhóm với những ion vô vơ lại có những đặc tính khác nhau về nguyên tắc. Ví dụ: Theo sự phân loại trên thì acid oxalic, ethyeandiamine dumethylglyoxim phải thuộc về nhóm 7 vì chúng đều tạo vòng với những ion kim loại. O H N C O 2 CH2 Cu SO4 Ca C O H2N CH2 3 O Những bản chất và đặc tính của oxalat can-xi, triethylandiamino đồng sunfat, dimethylglyoximat Ni lại khác nhau rất cơ bản (muối, muối phức, muối nội phức). 3- Sự tách riêng nhóm chất oxy hoá và chất khử là không hợp lý vì một chất tuỳ thuộc điều kiện của phản ứng, có thể đóng vai trò chất khử hay chất oxy hoá. Ví dụ: Methyl da cam. H3C N NN SO3Na H3C
  10. Trong phản ứng với Chlor đóng vai trò chất khử còn trong phản ứng với Sn++ lại đóng vai trò chất oxy hoá. I.3. PHÂN LOẠI THEO YOE Yoe chia thuốc thử hữu cơ thành 11 nhóm lớn (theo mục đích sử dụng) và mỗi nhóm lớn lại được chia thành nhiều nhóm nhỏ (theo cách phân loại trong nhóm hữu cơ). Vi dụ: Nhóm lớn thứ nhất là dung môi và chất lỏng rửa bao gồm nhiều nhóm nhỏ: hydrocarbon, rượu, ester, ether, aldehydeketone Cách phân loại này thuận tiện cho việc chọn thuốc thử nhưng về cơ bản nó vẫn mang những khuyết điểm của các cách phân loại kể trên. Ví dụ: Pyrogallol, p–nitrobenzene–azo–resocsin, 8–oxyquinoline ở trong cùng một nhóm nhưng cơ chế tác dụng của mỗi hợp chất đó với ion vô cơ lại rất khác nhau. I.4. PHÂN LOẠI THEO FEIGL Feigl chia thuốc thử thành 8 nhóm 1) Những thuốc thử tạo muối 2) Những thuốc thử tạo muối phức 3) Những thuốc thử tạo muối nội phức 4) Những thuốc thử tạo muối hợp chất hấp thụ 5) Những thuốc thử dùng trong những phản ứng tổng hợp hoặc phân huỷ hữu cơ. 6) Những thuốc thử là hệ oxy hoá khử hữu cơ 7) Những thuốc thử tham gia phản ứng với ion vô cơ ở dạng chuyển vi nội phân. 8) Những thuốc thử tham gia vào những phản ứng xúc tác. Mặc dù chưa thật hoàn hảo nhưng cách phân loại này có ưu điểm cơ bản là dựa trên cơ chế phản ứng và bản chất sau cùng để phân loại. Những thuốc thử được xếp trong cùng một nhóm không phải vì công thức giống nhau mà vì tính phản ứng mà nó tham gia giống nhau. I.5. PHÂN LOẠI THEO WELCHER Welcher cho rằng những thuốc thử hữu cơ có giá trị nhất trong phân tích là những thuốc thử tạo phức vòng cùng với ion phân loại. Căn cứ vào số ion hydro bị ion kim loại thay thế trong một phân tử thuốc thử trung hòa để tạo thành một vòng càng, Welcher chia thuốc thử hữu cơ thành 3 loại: Loại 1: Loại 2 ion hydro bị thay thế. Tham gia vào phản ứng phối trí loại này là ion kim loại và anion thuốc thử 2 điện tích và do đó cứ mỗi bậc phối trí điện tích của phức sẽ bằng điện tích của ion kim loại trừ đi 2 đơn vị. Nếu số phối trí của nguyên tử kim loại đối với thuốc thử bằng điện tích của ion kim loại thì phức tạo thành là phức trung hòa và thừơng không tan trong nước. Ví dụ: α–benzoinxim có hai ion H+ có thể bị thay thế, tạo với Cu2+ hợp chất phối trí có thành phần 1:1.
  11. O OH C 2HN 2 Cu C O OH2 H C N O CH Cu C O N H C Nếu số phối trí của nguyên tử kim loại đối với thuốc thử vượt quá điện tích của ion kim loại thì phức anion thường tan trong nước được hình thành. Có thể lấy các phức tan Oxalate + (Fe(C2O4)3), Citrate (CaC3H4OH(COO)3), tactrate (Fe(C4H4Oc) ) làm ví dụ. Người ta thường sử dụng các phức này để ngăn cản kết tủa hydroxide trong môi trường kiềm. Loại 2: Loại 1 ion hydro bị thay thế. Phản ứng phối trí xảy ra giữa ion kim loại và anion thuốc thử 1 điện tích và do đó cứ mỗi mức phối trí điện tích tổng cộng của phức kim loại bằng điện tích của ion kim loại trừ đi một đơn vị. Nếu số phối trí của nguyên tử kim loại đối với thuốc thử hai lần lớn hơn điện tích kim loại thì hợp chất trung hoà không tan trong nước được tạo thành và trong đa số trường hợp, có thể chiết sản phẩm phản ứng bằng những dung môi hữu cơ. Cần nhấn mạnh rằng, sự phối trí thường dừng lại ở mức tạo phức trung hoà ngay cả trong trường hợp những vị trí còn chưa sử dụng hết. Điều đó được giải thích như sau: sự phối trí tiếp theo đòi hỏi thuốc thử phải phân ly, và phải hoà tan sản phẩm không tan. Phần lớn thuốc thử hữu cơ biểu lộ tính acid rất yếu do đó sự phân ly là không thuận về mặt năng lượng. Ví dụ: 8–oxyquinoline (HX) tác dụng với Mg2+ tạo sản phẩm dihydrat. + + Mg(H2O6)2 + HX Æ MgX2 . 2H2O + 2H + 4H2O. Số phối trí của Mg2+ bằng 6 nhưng điện tích trưởng thành trung hoà sau khi hai phân tử thuốc thử tác dụng với một ion magie. Còn Al3+ tạo 8–oxyquinolat không ngấm nước vì số phối trí của nó đúng 2 lần lớn hơn điện tích. Phần lớn những thuốc thử hữu cơ có ứng dụng rộng rãi trong phân tích điều thuộc loại này: α–nitroso, α–naphtol, dimethylglyoxim, dithizone, v.v Loại 3: Loại những ion hydro không bị thay thế. Ở đây phản ứng phối trí xảy ra là do sự thay thế những phân tử nước bằng những phân tử thuốc thử trung hoà. Do đó sản phẩm phản ứng là cation có điện tích đúng bằng điện tích của cation kim loại ban đầu. Mặc dù sản phẩm phản ứng thừơng tan trong nước nhưng đôi khi có thể chiết bằng những dung môi hữu cơ nhờ cation hữu cơ khối lượng lớn và những anion thích hợp. Ví dụ: Có thể chiết phức của Cu và Fe với những dẫn xuất của 1, 10-phenanthroline bằng rượu cao phân tử. Những thuốc thử tạo số chelate lớn hơn với 1 đơn phân tử thuốc thử (ví dụ ethylenediaminetetracetic acid và những thuốc thử nói chung) không tạo chelate không thuộc vào ba loại hợp chất kể trên.
  12. CHƯƠNG II: LÝ THUYẾT VỀ LIÊN KẾT PHỐI TRÍ Lý thuyết phối trí của Werner với quan điểm hoá trị phụ đã cho chúng ta một cách giải thích thống nhất về sự tồn tại của phức chất, như [Co(NH3)6]Cl3. Trên cơ sở của thuyết này, thuyết là nền tản của hóa học các hợp chất phối trí ngày nay, ta có thể giải thích tính chất, hóa lập thể của những chất loại tương tự. Vì lý thuyết của Werner đã được nêu lên 20 năm trước khi xuất hiện khái niệm về cấu tạo điện tử của nguyên tử nên thuyết đó không thể mô tả dưới hình thức hiện đại, bản chất của liên kết phụ, hay là liên kết phối trí như chúng ta thường gọi. Để mô tả bản chất của liên kết trong phức chất, ngày nay người ta sử dụng rộng rãi 3 thuyết: ⎯ Phương pháp liên kết hoá trị (VB) ⎯ Thuyết trường tinh thể tĩnh điện ⎯ Thuyết quỹ đạo phân tử (MO) Trước hết cần nên nhớ lại những đóng góp của Lewis và Sidwick cho lý thuyết liên kết hoá học. II.1. LIÊN KẾT HAI ĐIỆN TỬ Năm 1916, giáo sư hoá học của trường Đại học Tổng hợp Canifornia, Lewis đã phát biểu tại Berkle: “Liên kết giữa hai nguyên tử A và B được thực hiện bằng đôi điện tử dùng chung của hai nguyên tử. Thường mỗi nguyên tử góp một điện tử vào đôi điện tử dùng chung”. Trên cơ sở của những khái niệm đó, Lewis đã mô tả các phân tử CH4 và NH3 như sau: H : H : H : C :: H và : N :: H H H Ngày nay người ta gọi phương pháp mô tả đó là phương pháp biểu đồ phân tử Lewis. + Biểu đồ Lewis cho chúng ta thấy rõ rằng, những phân tử NH4 và NH3 giống nhau ở điểm là trong những hợp chất này có 2 điện tử (đôi điện tử phân bố) liên kết với mỗi nguyên tử hydro còn đối với các nguyên tử C, N có 8 điện tử. Sự khác nhau cơ bản nhất, quan trọng nhất giữa 2 hợp chất này là ở nguyên tử Nitơ còn một đôi điện tử không phân chia cho nguyên tử hydro. Chính vì vậy mà phân tử ammoniac có khả năng phản ứng, nó cho đôi điện tử tự do của mình để dùng chung với bất kỳ một nguyên tử nào khác. Liên kết này được hình thành cũng là do một đôi điện tử nghĩa là cũng là liên kết cộng hoá trị nhưng vì cả hai điện tử đều do nguyên tử nitơ cung cấp nên người ta gọi loại liên kết này là liên kết cộng hợp hoá trị phối trí. Phản ứng của NH3 với các acid tạo thành các muối amoni (1) dẫn đến liên kết cộng hóa trị phối trí. H H + H+ + N H H N H H H (2.1) + Song, 4 liên kết trong NH4 đều tương đương. Điều đó chứng tỏ rằng sự khác nhau giữa liên kết cộng hóa trị thường và liên kết cộng hóa trị phối trí không đáng kể. Phân tử
  13. ammoniac cũng có thể cho đôi diện tử tự do của mình để dùng chung với những ion hoặc phân tử khác. Nếu ion kim loại thay thế ion hydro thì hình thành các phức anion kim loại (Phương trình (2.2),(2.4), vì những phản ứng này chủ yếu xảy ra trong dung dịch nước nên nói một cách chính xác hơn là những ion kim loại đầu tiên tồn tại trong dung dịch nước dưới dạng phức nước (phức aqua) và những phân tử nước phối trí bị thay thế bởi những phân tử ammoniac (phương trình (2.5)(2.8)). H H + H H + + + Ag N H H N Ag + NH3 HAgN N H H H H H (2.2) ++ NH3 ++ Cu + 4NH3 H3N Cu NH3 NH3 (2.3) ++ H3N NH3 ++ 6 Ni + NH3 H3N Ni NH3 H3N NH3 (2.4) H : OH + + : NH ⇔ H : NH + + H O []2 3 [ 3 ] 2 (2.5) Ag(): OH + + 2 : NH ⇔ Ag(: NH ) + + 2H O []2 2 3 [ 3 2 ] 2 (2.6) Cu OH 2 + 4 : NH ⇔ Cu : NH +2 + 4H O []()2 2 3 [ ( 3 )4 ] 2 (2.7) Ni(): OH +2 + 6 : NH ⇔ Ni(NH ) +2 + 6H O []2 6 3 [ 3 6 ] 2 (2.8) Những phản ứng tương tự, theo Lewis là những phản ứng acid baz. Theo Lewis acid là những chất, những phân tử có khả năng liên kết đôi điện tử (chất nhận), còn baz là những chất có khả năng cho điện tử (chất cho). Kết quả là, phản ứng acid – baz dẫn đến sự tạo thành những liên kết phối trí theo sơ đồ: A + :B → A:B (2.9) acid baz hợp chất (chất cho) (chất nhận) phối trí Thuyết của Lewis tổng quát hơn thuyết của Arrenius. Theo thuyết của Lewis thì những hợp chất như BF3, AlCl3, SO3 và SiF4 cũng là những acid vì đều có khả năng nhận điện tử. Những hợp chất loại F3BNH3 và C5H5NSO3 thường gọi là những sản phẩm cộng hợp, chúng cũng là những hợp chất phối trí. F H F H FB + N H FBN H F H F H (2.10)
  14. - - AlCl3 + Cl AlCl4 (2.11) SO + C H N C H N SO 3 5 5 5 5 3 (2.12) 2 - - SiF4 + 2 F SiF6 (2.13) Những phối tử cho đôi điện tử của mình để dùng chung với những kim loại và như vậy theo Lewis chúng chính là những baz. Ta có thể nêu lên những phân tử H2O:, NH3:, (C2H5)3P:, :CO và :NH2CH2CH2NH2 và những ion :Cl:, :CN, :OH, :NO2 4 - OOCCH2 CH2COO NCH2CH2N OOCCH2 CH2COO (2.14) Rõ ràng rằng EDTA là những phối tử 2 và 6 răng. Nguyên tử có số đôi điện tử không phân chia lớn hơn một có thể dùng là cầu nguyên tử (C2H5)3P Cl Cl Pt Pt Cl Cl P(C H ) 2 5 3 (2.15) II.2. NGUYÊN TỬ HỮU HIỆU Những khí trơ (He, Ne, Ar, Kr, Xe, và Ru) là những chất điển hình không có khả năng phản ứng, chỉ mới gần đây người ta mới điều chế được một số nguyên tử đó. Đã từ lâu người ta nhận xét rằng, những hợp chất trong đó mỗi nguyên tử bằng cách thay thế đôi điện tử chung với các nguyên tố khác để được bao quanh mình một số điện tử bằng số điện tử trong nguyên tử khí trơ là những hợp chất rất bền vững, giáo sư trường tổng hợp Oxford là Sidwick đã mang khái niệm đó vào lĩnh vực phức của kim loại. Ông ta khẳng định rằng, ion kim loại trung tâm sẽ được vây quanh mình một số phối tử sao cho số điện tử chung trong nguyên tử kim loại đạt tới như trong nguyên tử khí trơ. Số điện tử chung đó trong nguyên tử chất tạo phức kim loại được gọi là số nguyên tử hữu hiệu. Ví dụ số nguyên tử hữu hiệu của 3+ Co(III) trong [Co(NH3)6] dễ dàng tính được như sau: Co có số nguyên tử bằng 27, có 27 điện tử Co (III) có 27 – 3 = 24 điện tử (NH3) có 2*6 = 12 điện tử được dùng chung 3+ Vậy số nguyên tử hữu hiệu của Co(III) trong phức (Co(NH3)6) bằng 24 + 12 = 36 điện tử Số nguyên tử hữu hiệu của nhiều phức khác được xác định bằng cách đó, trong nhiều trường hợp bằng số nguyên tử khí trơ. Nhưng quy luật đó cũng có nhiều ngoại lệ. Ví dụ như + 3+ đối với phức [Ag(NH3)6] và [Ni(en)3] thì số nguyên tử hữu hiệu bằng 50 và 38. Nếu số nguyên tử hưu hiệu của kim loại trung tâm luôn luôn chính xác bằng số nguyên tử của khí trơ thì có thể biết được số phối trí của ion kim loại trong tất cả mọi phức. Loại hợp chất thường tuân theo quy luật số nguyên tử hữu hiệu là những hợp chất carbonyl của kim loại và những dẫn xuất của nó. Nhờ quy luật này có thể xác định chính
  15. xác số nhóm CO trong phân tử những carbonyl đơn giản nhất cũng như có thể dự đoán những hợp chất này có thể tồn tại dưới dạng những monomer hay không. Ví dụ như số nguyên tử hiệu đối với các kim loại trong những hợp chất Ni(CO)4,Fe(CO)5, Fe(CO)4Cl2, Mn(CO)5Br, CoNO(CO)3, và Fe(NO)2(CO)2 đều bằng 36. Để tính số nguyên tử hữu hiệu trong các hệ này có thể công nhận một cách thuận lợi là CO, Cl-, Br- cho hai nguyên tử để tạo thành liên kết còn NO thì cho 3 điện tử. Công thức: (CO)5Mn-Mn(CO)5 là công thức đơn giản nhất trong số những công thức có thể có của carbonyl mangan nếu công nhận mỗi nguyên tử cần có số nguyên tử hữu hiệu bằng 36. Số điện tử của mỗi nguyên tử Mn = 25 Số điện tử của 5 nhóm (:CO) = 10 Số điện tử của liên kết Mn-Mn = 1 Tổng cộng là 36 Nguyên tử Mn khi tạo liên kết với nguyên tử Mn khác có thể nhận một điện tử. Khi đó mỗi nguyên tử kim loại góp một điện tử để tạo liên kết và như vậy mỗi nguyên tử có chung với nguyên tử khác 2 điện tử. II.3. CẤU TẠO ĐIỆN TỬ CỦA NGUYÊN TỬ Trước khi bàn luận về những vấn đề lý thuyết liên kết, cần thiết phải nêu lên một cách ngắn gọn cấu tạo điện tử của nguyên tử. Những điện tử trong nguyên tử lần lượt chiếm các mức năng lượng. Trên mức năng lượng đầu tiên có thể có nhiều nhất 2 điện tử, trên mức thứ hai là 8, trên mức thứ 3 là 18 và trên mức thứ tư là 32. Những mức năng lượng chính từ 1 đến 7 chia ra làm những mức năng lượng phụ: s, p, d, f. Những điện tử lần lượt chiếm các mức năng lượng phụ chứa đủ điện tử có năng lượng thấp. Trong tất cả các bàn luận sau này chúng ta giả thiết rằng điện tử sẽ ở trên mức năng lượng thấp nhất. Trong sơ đồ mức năng lượng (hình 2.1) rõ ràng rằng trong mỗi mức năng lượng chính, mức năng lượng phụ s có năng lượng thấp hơn mức năng lượng phụ p, mức năng lượng phụ p thấp hơn mức năng lượng phụ d và cuối cùng mức năng lượng phụ d thấp hơn mức năng lượng phụ f. Sơ đồ cũng chỉ ra rằng mức năng lượng phụ 3d có năng lượng cao hơn mức năng lượng phụ 4s và mức năng lượng phụ 4f có năng lượng cao hơn mức năng lượng phụ 6s. Như vậy mức năng lượng phụ của một mức năng lượng chính có thể có giá trị năng lượng cao hơn mức năng lượng phụ thấp của mức năng lượng chính tiếp theo. Mặc dù rằng giá trị của mức năng lượng phụ của một mức năng lượng chính luôn luôn phân bố theo trật tự sau: s f, năng lượng tương đối của chúng trong các mức năng lượng chính khác nhau còn chiệu ảnh hưởng của sự bao quanh của nguyên tử đang xét và phụ thuộc rất nhiều vào số nguyên tử của nó. Ví dụ như trong nguyên tử Kali mức năng lượng phụ 3d cao hơn 4s. Trong nguyên tử Scandi năng lượng của các mức phụ 3d và 4s bằng nhau và trong nguyên tử kẽm mức năng lượng phụ 4s lại cao hơn 3d. Để hình dung một cách gần đúng các cấu hình điện tử của nguyên tử ta có thể sử dụng sơ đồ đã dẫn ra ở hình 2.1.
  16. 6d 5f 7s 6p 5d 4f 6s ng 5p ượ 4d ng l 5s ă N 4p 3d 4s 3p 3s 2p 2s 1s Hình 2.1: Sơ đồ mức năng lượng của nguyên tử Trên hình 2.1, quỹ đạo được mô tả bằng các vòng tròn nhỏ. Số quỹ đạo của mỗi mức năng lượng phụ tương ứng như sau: s=1, p=3, d=5, f=7. Trên mỗi quỹ đạo có thể có tối đa là 2 điện tử và như vậy số điện tử cực đại của s là 2, của p là 6, của d là 10 và của f là 14. Điện tử sắp xếp vào mỗi mức năng lượng phụ theo nguyên tắc Hund. Theo qui tắc này, điện tử phải sắp xếp vào các quỹ đạo của cùng một mức năng lượng phụ như thế nào đó để có số điện tử không ghép đôi tối đa. Điều đó có nghĩa là điện tử lần lượt được sắp xếp vào các quỹ đạo trống, bởi vì chúng đẩy nhau và có xu thế nằm trên những quỹ đạo khác nhau sao cho càng cách xa càng tốt có thể diễn tả cấu trúc điện tử của N, Ti và Mn như trên hình 2.2. 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s N Ti Mn Hình 2.2: Cấu tạo điện tử của các nguyên tử N, Ti, Mn Những điện tử của phức phụ p của nguyên tử Nitơ và những điện tử của mức phụ d của các nguyên tử Ti và Mn không ghép đôi không cần thiết phải viết tất cả các mức năng lượng phụ như trên hình vẽ. Thường người ta chỉ nêu lên những điện tử ở lớp ngoài vỏ khí trơ (những điện tử hóa trị) bởi vì chính chúng tham gia vào sự tạo thành những liên kết hóa học. Cuối cùng cần nhận xét rằng: Sau này để tiện lợi ta sắp xếp mức phụ 3d trước 4s, 4d và 4f trước 5s Sau khi nghiên cứu cấu tạo điện tử của nguyên tử chúng ta cần xét cấu tạo điện tử của ion. Nói chung khi tạo thành những ion dương, điện tử hóa trị bị tách ra khỏi quỹ đạo nguyên tử ứng với năng lượng cao nhất. Trong trường hợp của những kim loại chuyển tiếp, những điện tử s ngoài có năng lượng cao nhất và do đó nguyên tử mất những điện tử này trước tiên. Vì vậy có thể hình dung cấu tạo điện tử của Ti3+ và Mn2+ như hình 2.3.
  17. 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s Ti3+ 2+ Mn Hình 2.3: Cấu tạo điện tử của những ion Ti3+ và Mn2+ Tiếp theo cần phải biết dạng quỹ đạo điện tử. Người ta hiểu hình dạng quỹ đạo là mô hình hình học vùng không gian có xác xuất tìm thấy điện tử lớn nhất trên quỹ đạo đó. Chúng ta giới hạn ở những quỹ đạo s, p,d bởi vì chúng thường tham gia vào sự tạo thành liên kết. Chỉ ở các nguyên tố chuyển tiếp (các nguyên tố đất hiếm và actinide) các quỹ đạo f mới tham gia vào sự tạo thành liên kết điện tử. Quỹ đạo s có hình dạng đối xứng “cầu” (hình 2.4), quỹ đạo p có hình dạng hình “quả tạ” hướng theo một trong ba trục tọa độ. Quỹ đạo px hướng dọc theo trục x, quỹ đạo py hướng dọc theo trục y, quỹ đạo pz hướng dọc theo trục z (hình 2.5). Bốn trong số 5 quỹ đạo d có dạng hình “hoa thị” và một có hình “quả tạ” và có vành bao quanh ở trung tâm. Ba quỹ đạo “hoa thị” dxy, dxz, dyz hướng theo những mặt phẳng xy, xz, yz, chúng được phân bố giữa hai trục xác định mặt phẳng. Quỹ đạo thứ tư d hướng theo mặt phẳng xy dọc theo các trục x và y. x-y22 z y x Hình 2.4: Hình dạng không gian của quỹ đạo s z z z y y y x P P P Hình 2.5: Hình dạng không gian của quỹ đạo p.
  18. II.4. PHƯƠNG PHÁP LIÊN KẾT HÓA TRỊ (VB) Phương pháp liên kêt hóa trị đã được giáo sư Pauling (Học viện Kỹ thuật ở California) phát triển và nêu lên một cách dễ hiểu trong quyển sách của mình “Bản chất của liên kết hóa học”. Ngoài Marie Cuirie, Pauling là người duy nhất 2 lần được giải thưởng Nobel (một lần về hóa học năm 1954, một lần về hòa bình năm 1962). Quan điểm của Pauling đã ảnh hưởng rất lớn đến tất cả mọi lĩnh vực của hóa học. Lý thuyết cộng hóa trị của ông đã có khả năng thống nhất những quan điểm của các nhà hóa học và do đó được phổ biến rộng rãi. Nhờ thuyết này, có thể giải thích tốt cấu tạo và từ tính của phức kim loại. Lý thuyết này có thể giải thích cả những tính chất khác của các hợp chất phối trí ví dụ như quang phổ hấp thụ nhưng dường như bằng những lý thuyết khác có thể làm những việc này dễ dàng hơn. Do đó, trong những năm gần đây những nhà bác học nghiên cứu vấn đề hóa học của các hợp chất phối trí thích thú lý thuyết trường tinh thể, trường phối tử và lý thuyết quỹ đạo phân tử hơn, Chúng ta sẽ chủ yếu nghiên cứu các lý thuyết này. Trước hết cần nghiên cứu xem phương pháp liên kết cộng hóa trị đã mô tả sự tạo thành 3- 3+ các phức chất [CoF6] và [Co(NH3)6] như thế nào và so sánh với những quan điểm của lý thuyết trường tinh thể và lý thuyết quỹ đạo phân tử mà chúng ta sẽ xét tới sau đây. Đầu tiên 3- 3+ cần nêu lên rằng [CoF6] chứa 4 điện tử không ghép đôi trong khi đó thì ở [Co(NH3)6] tất cả các điện tử đã ghép đôi. Mỗi phối tử (theo Lewis là baz) cho một đôi điện tử để tạo liên kết cộng hóa trị phối trí. Theo phương pháp liên kết cộng hóa trị, cấu tạo điện tử của các phức trên được minh họa ở hình 2.6. Liên kết trong trường hợp này là liên kết cộng hóa trị. Những tổ hợp tương ứng những quỹ đạo nguyên tử của kim loại pha hòa vào nhau và tạo thành dạng quỹ đạo mới gọi là quỹ đạo lai hóa. Những quỹ đạo này tạo thành những liên kết cộng hóa trị bền hơn giữa kim loại và phối tử. 3d 4s 4p 4d - - - - - - dxydxzdyz dx2-y2dz2 F F F F F F 3− []Co()NH 3 6 NH3NH3NH3 NH3NH3 NH3 3− 3- Hình 2.6: Sự tạo phức []CoF6 và [Co(NH3)6] theo quan điểm của phương pháp liê kếthó t ị Trong 6 phối tử phối trí, những quỹ đạo lai hóa hình thành do sự pha hòa những quỹ đạo 3 2 nguyên tử s, px, py, pz, dx2-y2 và dz2. Sáu quỹ đạo lai hóa hình thành sp d hướng tới những 3- đỉnh của bát diện. Ta nhận thấy rằng đối với phức [CoF6] những quỹ đạo d cũng cùng có mức năng lượng chính như quỹ đạo s và p. Phức loại ns np3 nd2 gọi là phức quỹ đạo ngoài bởi vì những quỹ đạo d “ngoài” tham gia vào sự tạo phức. Mặt khác, những quỹ đạo d có chức mức năng lượng chính thấp hơn quỹ đạo s và p tham gia vào sự tạo phức 3+ 2 3 [Co(NH3)6] . Những phức như (n-1)d ns np được gọi là phức quỹ đạo trong bởi vì những quỹ đạo d trong đã tham gia vào sự tạo thành chúng. II.5. LÝ THUYẾT VỀ TRƯỜNG TINH THỂ Phương pháp liên kết hóa trị và thuyết trường tinh thể tĩnh điện khác nhau về bản chất. Phương pháp liên kết hóa trị xuất phát từ giả thuyết liên kết phối trí là cộng hóa trị còn lý thuyết tĩnh điện thì hoàn toàn bác bỏ đặc tính cộng hóa trị của liên kết và giả thuyết rằng
  19. liên kết giữa ion kim loại và phối tử là hoàn toàn ion. Có thể tính toán năng lượng của liên kết phối trí khi ta sử dụng những phương trình cổ điển của thế năng, có kể tới lực hút và lực đẩy giữa những hạt nhân tích điện. Năng lượng liên kết = q1q2/r (2.16) Trong phương trình (2.16), q1 và q2 là những điện tích của những ion tương tác, r là khoảng cách giữa những trung tâm của những ion. Người ta sử dụng phương trình tương tự để mô tả cả những tương tác của phân tử phân cực không tích điện với ion. Phép gần đúng đó cho những kết quả phù hợp khá tốt với những giá trị năng lượng liên kết tìm được bằng thực nghiệm đối với những phức của những kim loại không chuyển tiếp. Đối với phức của kim loại chuyển tiếp những giá trị tính toán trước thường quá nhỏ. Sự không tương ứng đó sẽ được bổ chính lại một cách đáng kể nếu chú ý tới quỹ đạo của những điện tử d và giả thuyết về ảnh hưởng của phối tử lên năng lượng tương đối của những quỹ đạo d. Năm 1930, lần đầu tiên những nhà vật lý (Beta và Vanflek) đã hoàn thiện lý thuyết tĩnh điện và sử dụng để giải thích màu và từ tính của các muối tinh thể. Lý thuyết này được gọi là lý thuyết trường tinh thể. Mặc dù lý thuyết này nêu lên trong cùng thời gian hoặc là sớm hơn một chút so với phương pháp liên kết hóa trị nhưng 20 năm sau đó mới được các nhà hóa học biết tới và sử dụng. Nguyên nhân có thể là do thuyết trường tinh thể đã được viết cho các nhà vật lý còn phương pháp liên kết hóa trị thì lại cho một quan niệm khá rõ rằng về liên kết giữa các nguyên tử. Năm 1951, một số nhà hóa học lý thuyết đã sử dụng thuyết trường tinh thể một cách độc lập với nhau để giải thích phổ của phức những kim loại chuyển tiếp. Vì phương pháp đó tỏ ra có hiệu quả nên ngay lập tức hàng loạt công trình nghiên cứu đã được tiếp tục. Người ta đã làm sáng tỏ rằng thuyết trường tinh thể rất thuận lợi cho việc giải thích bán định lượng nhiều tính chất đã biết của các hợp chất phối trí. Để hiểu thuyết trường tinh thể còn hình dung một cách rõ ràng sự định hướng không gian của quỹ đạo d (hình 2.7). Tương tác của những quỹ đạo d của những kim loại chuyển tiếp với các phối tử bao quanh, nó sản sinh ra hiệu ứng trường tinh thể. Để minh họa thuyết 2- 4+ trường tinh thể, ta hãy xét phức bát diện [TiF6] . Trong ion Ti tự do nằm cách biệt trong không gian, hình dạng điện tử là như sau: 1s22s22p63s23p6, ở đó không có điện tử d. Năm quỹ đạo 3d trống trong ion đó được đặc trưng bằng cùng một mức năng lượng. Điều đó cho phép giả thuyết rằng điện tử có thể nằm trên một trong số những quỹ đạo d đó với xác xuất như nhau. Những quỹ đạo tương ứng với cùng một giá trị năng lượng gọi là quỹ đạo suy biến. ec 0,6 Δ0 ng Δ0 ượ ng l 0,4 Δ0 ă N t2 d
  20. 4+ 2- Ion kim loại tự do (Ti ) Phức giả thuyết với Phức bát diện [(TiF6) ] các quỹ đạo d suy biến Hình 2.7: Sơ đồ mức năng lượng của những quỹ đạo d của ion kim loại tự do của phức giả thuyết trong đó không có sự tách mức bởi trường tinh thể và của phức bát diện. 2- 4+ - - Trong phức [TiF6] ion Ti được bao quanh bởi 6 ion F . Do sự có mặt của những ion F đó, tác dụng đẩy của những điện tích âm của chúng gây trở ngại cho sự nạp điện tử vào quỹ đạo d của ion Ti4+. Nới một cách khác, những ion F- (hoặc là những phối tử khác) khi tiến tới gần quỹ đạo d làm tăng năng lượng tương ứng của chúng (hình 2.7). Nếu như 6 ion F- 4+ 2- bao quanh ion Ti trong [TiF6] phân bố trên cùng một khoảng cách tới 5 quỹ đạo d của Ti4+ thì tất cả các quỹ đạo d đặc trưng ứng với cùng một giá trị năng lượng (chúng bị suy biến) năng lượng tương ứng lớn hơn so với năng lượng vốn có của ion Ti4+ tự do. Phức bát 2- diện với tất cả các quỹ đạo d suy biến là phức giả thuyết. Phức [TiF6] có cấu tạo bát diện. Để tiện lợi cho sự nghiên cứu phức đó chúng ta xem như 6 ion F- sẽ phân bố trên các trục x, y, z trong hệ tọa độ Descartes. Trong sự phân bố như vậy: F z x F F F F y F Các ion sẽ nằm gần các quỹ đạo d và d nhất, đó là những quỹ đạo e (hình 2.6). Sự x-y22 x2 g - thật là các quỹ đạo eg hướng thẳng tới các phối tử F trong khi đó thì những quỹ đạo dxy, dxz, dyz kí hiệu là các quỹ đạo t2g lại hướng vào giữa các phối tử (kí hiệu eg và t2g được sử dụng trong lý thuyết nhóm của toán học, t chỉ sự suy biến bậc 3, e chỉ sự suy biến bậc 2). Do đó điện tử khó chiếm chỗ trên quỹ đạo eg hơn là trên quỹ đạo t2g và vì vậy những quỹ đạo eg phải đặc trưng bằng giá trị năng lượng cao hơn so với t2g. Sự phân chia như thế, năm quỹ đạo suy biến của ion kim loại tự do thành những nhóm quỹ đạo đặc trưng bằng những năng lượng khác nhau là đặc điểm chủ yếu của thuyết trường tinh thể. Hiện tượng đó được gọi là sự tách mức do trường tinh thể. Như đã trình bày trên, sự tách mức năng lượng xảy ra là do những quỹ đạo d định hướng không đồng nhất trong không gian nên những nguyên tử, ion hay phân tử bên cạch có thể làm biến đổi năng lượng của những quỹ đạo hướng tới chúng. Nhiều sinh viên cho rằng rất khó quan niệm một cách rõ ràng về thuyết trường tinh thể và quan điểm tách mức của thuyết này. Trên đây chúng tôi đã trình bày những luận điểm cơ bản nhất dựa trên cơ sở những mô hình không gian của những quỹ đạo d. Đó là con đường đúng đắn đi tới thuyết trường tinh thể. Ta có thể dẫn ra một hình ảnh vật lý như hình 2.8. Chúng ta hãy chú ý tới hình 2.8 và giả thuyết rằng ion kim loại và lớp vỏ điện tử của nó được hình dung dưới dạng quả cầu đàn hồi bằng bọt biển. Bây giờ chúng ta hãy xem quả cầu biến đổi như thế nào nếu bị lớp vỏ hình cầu cứng (tương ứng với các phối tử) tác dụng lên nó từ bên ngoài. Thể tích quả cầu bị thu nhỏ lại và hệ sẽ có năng lượng cao hơn, điều này được khẳng định bởi sự kiện là quả cầu đàn hồi tự lớn lên để chiếm thể tích ban đầu sau
  21. khi tách khỏi lớp vỏ ràng buộc nó. Sự biến đổi năng lượng đó tương ứng với sự tăng năng lượng phát sinh do sự đẩy nhau giữa những điện tử trong ion kim loại và điện tử của phối tử trong phức giả thuyết. Quả cầu bằng bọt biển Quả cầu bằng bọt biển dưới Quả cầu bằng bọt biển dưới áp (ion kim loại tự do) áp lực của lớp vỏ hình cầu lực tác động vào những hướng (phức giả thuyết) xác định (phức chất). Hình 2.8 : Hiệu ứng của trường tinh thể được hình dung một cách cụ thể như là áp lực của lớp vỏ hình cầu lên quả cầu bằng bọt biển ở tất cả mọi hướng và như là áp lực lên quả cầu đó khi tập trung vào những chỗ xác định. Nếu bây giờ lớp vỏ cứng tập trung lực tác dụng của nó vào 6 điểm riêng biệt (ví dụ đỉnh của bát diện chẳng hạn) thì quả cầu sẽ bị lõm vào trong ở những điểm ấy và lồi ra ngoài ở những điểm giữa các điểm ấy. Do kết quả của sức ép đó, nên hệ bọt biển có năng lượng cao hơn ở 6 điểm có áp lực cao và có năng lượng thấp hơn ở những điểm giữa chúng. Điều đó tương ứng với sự tách mức của trường tinh thể và những điểm lồi ra tương ứng với quỹ đạo t2g, những điểm lãm vào trong tương ứng với quỹ đạo eg. Trước đây ta đã nhận xét rằng năng lượng tương ứng của những quỹ đạo d của ion kim loại tăng lên khi phối tử tiến gần tới ion. Điều đó tự nó cho phép hình dung rằng, phức phải kém bền hơn ion kim loại và phối tử tự do. Nhưng chính sự kiện tạo phức chỉ rõ rằng phức là dạng có năng lượng thấp hơn sao với ion kim loại và phối tử ở riêng lẻ. Sự tăng năng lượng của những quỹ đạo d của ion kim loại hoàn toàn được bù trừ bằng năng lượng tạo liên kết giữa ion kim loại và phối tử. Trong trường phối tử bát diện những quỹ đạo t2g và eg của ion, tương ứng với những năng lượng khác nhau. Hiệu số năng lượng được kí hiệu là ∆o. Có thể nói rằng, do đặc điểm hình học của hệ bát diện, năng lượng tương ứng của những quỹ đạo t2g nhỏ hơn 0.4∆o. so với năng lượng của những quỹ đạo d suy biến bậc 5 của phức giả thuyết, tức là phức thu được nếu như không xảy ra sự tách mức năng lương trường tinh thể (hình 2.7). Cũng do nguyên nhân đó, năng lượng tương ứng của những quỹ đạo eg lớn hơn năng lượng của quỹ đạo giả thuyết 6+ suy biến bậc 5: 0,6∆o. Trong phức bát diện (ví dụ [Ti(H2O) ] có một điện tử nằm trên quỹ đạo d có mức năng lượng thấp nhất. Bằng thuyết tĩnh điện đơn giản thì không thể xác định được rằng trong phức chất những quỹ đạo d lại tương ứng với những giá trị năng lượng khác nhau. Do đó thuyết này đã giả thuyết rằng điện tử d cần phải có mức năng lượng của quỹ đạo d suy biến giả thuyết. Sự thật thì quỹ đạo d rơi vào t2g có năng lượng nhỏ hơn năng lượng quỹ đạo suy biến giả thuyết 0,4∆o và do đó phức sẽ bền hơn so với phức dựa trên cơ sở mô hình tĩnh điện đơn giản. Có thể nói một cách đơn giản rằng, điện tử d và do đó toàn bộ phức có năng lượng nhỏ là do nó nằm trên quỹ đạo d(t2g) là quĩ đọa có thể tách xa phối tử nhất. Đối với phức, giá trị 0,4∆o gọi là năng lượng ổn định hóa bởi trường tinh thể. Trong bảng 1 dưới đây, chúng tôi sẽ dẫn ra năng lượng ổn định hóa bởi trường tinh thể đối với những ion kim loại trong phức bát diện. Bảng 2.1: Năng lượng ổn định hóa bởi trường tinh thể đối với những ion kim loại trong phức bát diện Số điện tử d t2g eg Năng lượng t2g eg Năng lượng ổn
  22. trong ion kim ổn định hóa Δ định hóa 0 loại 1 0,4 2 0,8 3 1,2 4 0,6 1,6 5 0,0 2,0 6 0,4 2,4 7 0,8 1.8 8 1,2 9 0,6 10 0,0 Ta nhận thấy rằng năng lượng ổn định hóa bởi trường tinh thể có thể tính một cách dễ dàng bằng cách thêm vào giá trị 0,4∆o cho mỗi điện tử chiếm quỹ đạo t2g và giá trị -0,6∆o cho mỗi điện tử chiếm điện tử eg. Như vậy, năng lượng ổn định hóa bởi trường tinh thể đối với hệ có 5 điện tử d: Hoặc là bằng: 3*(0,4∆o) + 2*(-0,6∆o) = 0,0∆o Hoặc là bằng: 5*(0,4∆o) + 0*(-0,6∆o) = 2,0∆o Nghĩa là phụ thuộc vào sự phân bố 5 điện tử trên quỹ đạo t2g và eg Thuyết tĩnh điện đơn giản coi ion kim loại như hạt nhân nguyên tử được bao quanh bởi đám mây điện tử hình cầu. Thuyết trường tinh thể đề nghị mô hình tốt hơn vì thuyết này đã giả thuyết rằng những điện tử d tạo thành đám mây điện tử không phải có dạng hình cầu do xu hướng tránh những vị trí mà phối tử đã chiếm giữ (những điện tử này tạo thành những đám mây điện tử không có hình dạng hình cầu bằng cách tự sắp xếp một cách lựa chọn vào những quỹ đạo có giá trị năng lượng thấp, hướng vào giữa những phối tử). Do đó, thuyết trường tinh thể đã giải thích một cách hoàn toàn có thể hiểu được nguyên nhân vì sao những tính toán tĩnh điện đơn giản cho ta những giá trị thấp hơn về độ bền của phức và những hợp chất của những kim loại chuyển tiếp. Thuyết tĩnh điện đơn giản đã bỏ qua sự phân bố điện tử không theo hình dạng hình cầu và hậu quả phát sinh do hiện tượng đó – năng lượng ổn định hóa bởi trường tinh thể. Một trong những điểm gây nên sự phản đối việc ứng dụng thuyết tĩnh điện đơn giản cho liên kết trong phức kim loại là sự bất lực của thuyết này trong khi giải thích sự tạo thành những phức phẳng vuông. Có thể chứng minh rằng nếu 4 điện tích âm được giữ xung quanh ion trung tâm dương chỉ bằng lực tĩnh điện, thì những điện tích âm phải nằm ở đỉnh của tứ diện. Chỉ có sự phân bố như thế, những nhóm mang điện âm mới nằm ở khoảng cách cực đại đối
  23. với nhau và chịu lực tĩnh điện nhỏ nhất. Điều đó chỉ phù hợp với thực tế trong điều kiện, nếu ion trung tâm có đối xứng cầu. Nhưng sự đối xứng đó không điển hình đối với những ion của kim loại chuyển tiếp bởi vì điện tử nằm trên quỹ đạo có năng lượng thấp hướng vào giữa những phối tử và do đó không có đối xứng cầu. Trong phần cuối của chương này, chúng ta sẽ nêu rõ, thuyết trường tinh thể cho phép giải thích sự tồn tại những phức phẳng vuông cũng như dự đoán tính không bền của một số phức bát diện. dx2y2 dx2y2 2 2 2 Δsp ng dx -y dz ượ 2 ng l dxydxzdyz dz ă dxy N Δ Δe 0 dz 2 2 2 2 dx -y dz dxydxzdyz dxz dyz Tứ diện Bát diện Tứ giác lưỡng chóp Hình 2.9: Sơ đồ tách mức năng lượng bởi trường tinh thể những quỹ đạo d của ion trung tâm trong những phức đó đối xứng khác nhau. Chỉ số của ∆ là kí hiệu cho những đối xứng khác nhau. Như vậy,chúng ta đã nghiên cứu xong trường hợp tách mức năng lượng của trường tinh thể đối với phức bát diện, và sẽ xét những phức có cấu tạo hình học loại khác. Để thuận tiện ta bắt đầu xét sự tách mức bởi trường tinh thể với cấu hình bát diện và theo dõi xem sự tách mức sẽ biến đổi như thế nào khi hình học hình dạng biến đổi (hình 2.9). Khi chuyển từ cấu hình bát diện sang cấu hình phẳng vuông, hai phối tử nào đó vẫn nằm ở vị trí đối diện trong bát diện bị tách ra. Nếu những phối tử trên trục z sẽ ở những vị trí như thế nào đó để khoảng cách kim loại- phối tử lớn hơn một chút so với khoảng cách của 4 phối tử trong mặt phẳng xy thì sẽ thu được cấu tạo tứ giác (hình 2.10). Điều kiện đó cho phép những phối tử trong mặt phẳng xy tiến gần tới ion trung tâm. Những quỹ đạo d tương ứng trong mặt phẳng xy sẽ chịu lực đẩy của các phối tử lớn hơn so với lực đẩy trong cấu tạo bát diện và do đó năng lượng của những quỹ đạo d và d tăng x-y22 xy lên (hình 2.10). Trong khi đó những quỹ đạo d trong mặt phẳng xy và yz sẽ chịu lực đẩy nhỏ hơn của các phối tử đã tách xa ra theo trục z thêm một khoảng cách nào đó. Hiện tượng
  24. đó dẫn tới sự giảm tương đối năng lượng của quỹ đạo d và sự giảm không nhiều năng x2 lượng của quỹ đạo dxz và dyz so với dạng bát diện. z y x Hình 2.10: Phức tứ diện, nguyên tử trung tâm ở chính giữa Chúng ta cũng quan sát thấy hình ảnh tương tự về sự tách mức đối với cấu tạo chóp vuông, trong đó một phối tử nằm trên trục z còn 4 phối tử còn lại và ion trung tâm phân bố trong mặt phẳng xy. Sự tách hoàn toàn hai phối tử trên trục z dẫn tới sự tạo thành dạng thẳng vuông kèm theo sự tăng năng lượng của quỹ đạo d và d và sự giảm năng lượng x-y22 xy của các quỹ đạo d , d , d . x2 xz yz Hình dung một cách rõ ràng sự tách mức năng lượng bởi trường tinh thể những quỹ đạo d đối với cấu tạo tứ diện sẽ gặp khó khăn hơn. Trước hết, cần tưởng tượng hình tứ diện đã vẽ trong khối lập phương (hình 2.10) sao cho 4 đỉnh của tứ diện phân bố vào 4 đỉnh của khối lập phương. Nếu bây giờ ta vẽ các trục x, y, z sao cho chúng đi qua trung tâm của khối lập phương và qua các trung tâm của 6 mặt giới hạn thì có thể hình dung vị trí của 4 phối tử tương đối theo các quỹ đạo d của ion trung tâm. Những quỹ đạo d nằm dọc theo hệ trục Decartes ( d và d ) cách xa các phối tử hơn là những quỹ đạo phân bố giữa các trục (d , x-y22 x2 xy d , d ). Do đó những quỹ đạo e ( d và d ) tương ứng với giá trị năng lượng thấp, xz yz g x-y22 x2 những quỹ đạo t2g (dxy, dxz, dyz) được đặc trưng bằng giá trị năng lượng cao hơn. Người ta đã phát hiện ra rằng trong trường hợp này có hiệu số những giá trị năng lượng của những quỹ đạo eg và t2g, nghĩa là bị tách mức bởi trường tinh thể kí hiệu là ∆t, chỉ bằng một nửa ∆o. Do đó, hiệu ứng trường tinh thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự tạo phức bát diện hơn là cho sự tạo phức tứ diện Từ tính của phức những kim loại chuyển tiếp cũng được giải thích mỹ mãn bằng thuyết trường tinh thể. Những kim loại chuyển tiếp có các mức năng lượng phụ d mới chỉ được điện tử lấp đầy một phần, trên những quỹ đạo đó theo định luật Hund sẽ có những điện tử không ghép đôi. Ví dụ: ion kim loại có 3 điện tử d (gọi là hệ d3) có thể có 3 điện tử không ghép đôi , còn ion kim loại có 8 điện tử d có thể có 2 điện tử không ghép đôi và 3 đôi điện tử . Chất có những điện tử không ghép đôi bị từ hút gọi là chất thuận từ (sức hút đó tương đối yếu hơn so với những vật liệu Ferro từ như sắt), giá trị lực hút của từ đối với một chất xác định số điện tử không ghép đôi của nó.
  25. Có thể đo độ thuận từ một cách tương đối đơn giản bằng cân. Đặt mẫu vào trong ống treo trên cân, rồi cân trọng lượng mẫu khi có và khi không có lực tác dụng của từ trường. Nếu một chất là thuận từ thì trọng lượng của nó sẽ tăng lên khi đặt dưới tác dụng hút của từ trường. Sự tăng trọng lượng là số đo số điện tử không ghép đôi trong hợp chất. Người ta phát hiện rằng một số phức của kim chuyển tiếp không tuân theo quy luật 3+ Hund. Ví dụ một số phức của Co(III) có cấu hình điện tử d6 như [Co(NH3)6] không bị từ trường hút (những phức này có tính nghịch từ). Những phức, trong đó một số điện tử không ghép đôi của ion kim loại trong trạng thái khí được ghép đôi được gọi là những phức spin 3- thấp. Phức của Co(III). [CoF6] thuận từ và có 4 điện tử không ghép đôi. Đó là ví dụ của phức spin cao. Trong phức này, sự phân bố điện tử trong những ion kim loại đã tạo phức tượng tự như khi nó ở trạng thái khí. Sự phân bố điện tử của hai phức có thể hình dung như sau: và Các phức này có nhiều tên, ví dụ: 3+ [Co(NH3)6] : Phức spin thấp nội orbital ghép đôi 3- [CoF6] : Phức spin cao ngoại orbital. Bây giờ cần phải hiểu vì sao điện tử trong những hệ đó lại phân bố trên orbital d theo những cách khác nhau. Trước hết cần phải công nhận, sự phân bố điện tử được quyết định bởi hai yếu tố. Thứ nhất, điện tử có xu hướng sắp xếp như thế nào đó để có thể có số điện tử không bị ghép đôi cực đại, phù hợp với quy tắc Hund. Để cho điện tử ghép đôi cần tiêu tốn năng lượng đủ lớn để thắng lực đẩy của hai điện tử trên cùng quỹ đạo. Thứ hai, trong trường tinh thể những điện tử d có xu hướng chiếm những quỹ đạo có năng lượng thấp nghĩa là tránh được càng nhiều càng tốt tác dụng đẩy của phối tử. Như vậy, nếu độ bền đạt được (∆) đủ lớn để thắng sự mất đi của độ bền do sự ghép đôi điện tử thì điện tử sẽ ghép đôi và ta sẽ thu được phức loại spin thấp. Khi sự tách mức bởi trường tinh thể (∆) không đủ lớn thì điện tử giữ trạng thái không ghép đôi của mình và phức spin cao sẽ xuất hiện. 3- Hình 2.11 chỉ cho ta thấy rằng giá trị ∆o của [CoF5] nhỏ hơn giá trị ∆o của 3+ [Co(NH3)6] . Phức có giá trị ∆ lớn sẽ chủ yếu là phức spin thấp. Δ0 Δ0 3− 3+ CoF ⎡Co NH ⎤ [ 6 ] ⎣ ()3 6 ⎦ Phức spin cao Phức spin thấp Hình 2.11: Giá trị tương đối về tách mức bởi trường tinh thể (∆o) đối với những quỹ đạo d của phức bát diện spin cao và spin thấp của Co(III) Một số ví dụ khác về sự tách mức bởi trường tinh thể và sự phân bố điện tử trong phức được dẫn ra trên hình 2.12. Như đã trình bày trên đây, giá trị tách mức bởi trường tinh thể quyết định việc các điện tử d trong ion kim loại ghép đôi hay là tuân theo quy luật Hund. Đại lượng này ảnh hưởng nhiều đến tính chất của kim loại chuyển tiếp. Mức độ tách mức
  26. bởi trường tinh thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bản chất của phối tử gây nên trường tinh thể là yếu tố đặc biệt quan trọng. Phù hợp với những khái niệm tĩnh điện, những phối tử có điện tích âm lớn và những phối tử có thể tiến gần tới ion kim loại (năng lượng ion nhỏ) gây nên sự tách mức lớn nhất. Những ion có điện tích không lớn khi tiến gần đến quỹ đạo d làm cho những quỹ đạo này không thuận lợi cho điện tử về mặt năng lượng. Điều này được khẳng định bằng thực nghiệm qua sự kiện: những ion F- có kích thước nhỏ nên gây nên hiệu ứng trường tinh thể lớn hơn so với những ion có kích thước lớn hơn như: Cl-, Br-, I-. Vì sự tách mức bởi trường tinh thể là kết quả của tương tác mạnh của phối tử với các quỹ đạo hướng tới giữa chúng nên tách mức lớn chỉ có thể đạt được khi những phối tử “hội tụ” những điện tích âm của mình lên quỹ đạo. Ta có thể hình dung dễ dàng rằng phối tử có một đôi điện tử tự do (ví dụ như NH3) có khả năng hội tụ lớn hơn so với những phối tử có 2 hoặc có một số đôi điện tử tự do lớn hơn (III) và (IV) : : Cl : : 2− 2− 3− 2+ [Ni(CN ) ] []CoCl 3+ Fe CN 4 4 ()6 ] [Cu(NH3 )4 (H 2O)2 ] []Fe()H 2O 6 Hình 2.12: Sự tách mức bởi trường tinh thể và sự phân bố điện tử theo mức năng lượng đối với một số phức. Hai phức đầu tiên có cấu tạo bát diện, những phức khác (từ trái qua phải) có cấu tạo tứ giác, phẳng vuông và tứ diện (hình 2.10)
  27. Có thể sử dụng tính chất nêu trên để giải thích hiện tượng, những phân tử NH3 trung hòa điện gây nên sự tách mức của trường tinh thể lớn hơn trường hợp của những phân tử nước hoặc là của những ion halogen mang điện tích âm. Nói chung, ta sẽ thấy khá rõ khó khăn khi sử dụng mô hình tĩnh điện đơn giản để giải thích khả năng gây sự tách mức của trường tinh thể của những phối tử khác nhau. Người ta đã thấy rằng, khả năng đó giảm theo trật tự dẫn ra dưới đây: Trường phối tử mạnh Trường phối tử trung bình Trường phối tử yếu - - - - - - - CO, CN >Phen>NO2>en>NH3>NCS >H2O>F >RCO2>OH >Cl >Br >I Để giải thích dãy đó cần phải từ bỏ mô hình hoàn toàn chỉ có tính chất ion tĩnh điện đối với liên kết trong phức và công nhận rằng ở đây tương tác cộng hóa trị cũng tồn tại. Đó là lý do xuất hiện thuyết trường phối tử. Biến dạng của thuyết trường tinh thể là thuyết trường phối tử. Theo thuyết này thì trong phức chất còn tồn tại liên kết cộng hóa trị, ít nhất thì thuyết này cũng có thể giải thích một cách định tính giá trị tách mức bởi trường tinh thể gây nên bởi những phối tử khác nhau. - - Những hạt như CO, CN , Phen và NO2 là những phối tử tạo nên trường tinh thể mạnh nhất, chúng ta có khả năng tạo liên kết Л với nguyên tử kim loại trung tâm. Liên kết Л có thể làm tăng mạnh sự tách mức bởi trường tinh thể. Trạng thái oxy hóa của ion kim loại và loại các điện tử d của nó cũng ảnh hưởng đến mức độ tách. Trạng thái oxy hóa cao của ion kim loại gây nên sự tách mức lớn hơn. Phức 3+ 2+ [Co(NH3)6] nghịch từ và là phức spin thấp còn phức [Co[NH3)6] lại thuận từ và là phức spin cao. Sự tách mức bởi trường tinh thể trong phức Co(III) gần hai lần lớn hơn so với phức của Co(II). Điều đó được giải thích bằng sự ghép đôi các điện tử. Giá trị ∆o lớn đối với Co(III) có thể giải thích như sau: Vì ion kim loại có thể tích nhỏ hơn và điện tích cao hơn nên phối tử tiến gần hơn và do đó tương tác mạnh hơn với các điện tử d cảu nó. Sự tách 3+ 3+ mức bởi trường tinh thể trong các phức [Rh(NH3)6] , [Ir(NH3)6] , lớn hơn so với phức 3+ [Co(NH3)6] . Nói chung sự tách mức ở những phức có chứa các điện tử 5d thì lớn hơn còn sự tách mức ở những phức có chứa các điện tử 3d thì nhỏ hơn. Có thể giải thích sự kiện đó như sau: Những quỹ đạo 5d trải dài trong không gian xa hơn và như vậy tương tác với các phối tử mạnh hơn. Thành tựu lớn nhất của trường tinh thể là giải thích thành công màu của những hợp chất của kim loại chuyển tiếp. Hiệu số năng lượng không lớn ∆ trong những phức kim loại chuyển tiếp là hậu quả của chuyển điện tử từ mức năng lượng thấp lên mức năng lượng cao (giữa những quỹ đạo d không tương đương: t2g và eg) được thức hiện nhờ sự hấp thụ ánh sáng trông thấy. Đó là nguyên nhân gây màu của phức, ví dụ dung dịch nước của Ti(III) 3+ màu tím, màu được giải thích bằng phổ hấp thụ của phức [Ti(H2O)6] (hình 2.13). Sự hấp thụ ánh sáng của phức trong vùng phổ trông thấy được giải thích bằng sự chuyển điện từ quỹ đạo t2g lên eg (hình 2.14).
  28. u 100 Xanh Vàng Đỏ ẫ i m ở b ụ p th ấ h ị 50 % ánh sang b 0 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 Độ dài ánh sáng (Å) (x 104) 3+ 3+ Hình 2.13: Phổ hấp thụ của phức [Ti(H2O)6] . Dung dịch [Ti(H2O)6] có màu tím đỏ, vì nó hấp thụ các tia vàng cho qua các tia xanh và đỏ. eg eg Ánh sáng 5000Å t2g t2g 3+ 3+ []Ti()H 2O 6 [Ti(H 2O)6 ] 3+ Hình 2.14: Sự chuyển điện tử d-d gây nên màu tím của phức [Ti(H2O)6] Phổ hấp thụ của những phức có số điện tử d lớn hơn một phức tạp hơn vì số cách chuyển điện tử nhiều hơn. Phương trình Plank (2.17) liên hệ năng lượng chuyển điện tử với độ dài sóng λ của ánh sáng bị hấp thụ. hc E = λ (2.17) h: Hằng số plank (6,62 erg/giây). C: tốc độ ánh sáng (3,00 cm/giây). Năng lượng được đo bằng erg trên phân tử còn λ đo bằng cm. Từ phương trình 2.17 có thể xác dịnh được hiệu số năng lượng điện tử ∆ đối với những quỹ đạo d mà điện tử thức hiện bị chuyển. Thay những giá trị h, C và sử dụng những hệ số chuyển tương ứng (số Avogadro 6,02×1023 phân tử/mol) và hằng số Ioule 4,18×107 erg/kcal) thì có thể thu được công thức (2.18)
  29. 2,84*105 E = λ (2.18) E: đo bằng kilocalo/mol và λđo bằng Å. Người ta đã phát hiện cực đại trong phổ hấp thụ 3+ của [Ti(H2O)6] nằm ở λ = 5000Å. Cực đại đó tương ứng với giá trị hiệu năng lượng giữa những quỹ đạo t2g và eg khoảng 57 kilocalo/mol là đại lượng bậc nhất với năng lượng liên kết. Mặc dù rằng, đại lượng đó nhỏ không đáng kể so với nhiệt hydrate hóa của Ti3+ (phương trình 2.19) là 1027 Kcal/mol, đại lượng này rất quan trọng và cần thiết để hiểu hóa học của các kim loại chuyển tiếp. 3+ 3+ Ti (trạng thái khí)+H2O→[Ti(H2O)6] (trong dung dịch nước)+1027Kcal/mol (2.19) Cơ sở ion của thuyết trường tinh thể đã cho ta mô hình đơn giản để giải thích nhiều tính chất của kim loại chuyển tiếp, cấu tạo, độ bền, phổ hấp thụ của phức. Nhưng cần nhận xét rằng mô hình ion đơn giản của thuyết trường tinh thể không cho một khái niệm rõ ràng về liên kết trong những hợp chất của kim loại chuyển tiếp. Mặt khác, trong khi nghiên cứu phức chất, người ta đã thu được nhiều bằng chứng thức nghiệm khẳng định vai trò của cả hai loại liên kết: liên kết ion và liên kết cộng hóa trị. Thuyết phản ánh trung thành cả hai đặc tính ấy trong liên kết của phức là thuyết quỹ đạo phân tử. II.6. THUYẾT QUĨ ĐẠO PHÂN TỬ (MO) Thuyết quỹ đạo phân tử càng ngày càng phổ biến đối với các nhà hóa học. Thuyết này chú ý tới cả đặc tính cộng hóa trị cả đặc tính ion của liên kết hóa học mặc dù không nêu lên những điểm này. Phương pháp MO xem xét sự phân bố điện tử trong phân tử giống như lý thuyết hiện đại giải thích sự phân bố điện tử trong nguyên tử. Trước tiên là vị trí của các hạt nhân trong nguyên tử và của các quỹ đạo quay quang chúng được xem như là xác định, những quỹ đạo phân tử này (MO) phân bố trong những vùng có xác suất tìm thấy điện tử lớn nhất trong không gian. Thay thế cho sự phân bố của một nguyên tử những quỹ đạo phân tử này trải ra trên toàn phân tử hoặc là trên một phần của nó. Dưới đây chỉ dẫn ra những tính toán dạng quỹ đạo phân tử cho trường hợp những phân tử đơn giản nhất. Vì sự tính toán dựa trên cơ sở những nguyên tắc chung gặp nhiều khó khăn nên người ta thường sử dụng phương pháp tính gần đúng tổ hợp tuyến tính những quỹ đạo nguyên tử (LIKAO). Tất nhiên là, MO của phân tử cần phải làm cho người ta nhớ lại những quỹ đạo nguyên tử mà từ đó phân tử được xây dựng lên. Xuất phát từ những dạng đã biết của quỹ đạo nguyên tử có thể sơ bộ hình dung các dạng MO đặc trưng. Tổ hợp tuyến tính cộng và trừ hai quỹ đạo s cho hai quỹ đạo phân tử được mô tả trong hình 2.15. Một quỹ đạo phân tử xuất hiện do sự cộng những phần xen phủ của quỹ đạo nguyên tử. Còn một quỹ đạo khác xuất hiện do sự trừ các vùng xen phủ của AO. Quỹ đạo phân tử thu được do sự cộng vùng xen phủ của hai quỹ đạo s chiếm vùng không gian giữa hai hạt nhân, quỹ đạo này được gọi là quỹ đạo phân tử liên kết. Năng lượng tương ứng với quỹ đạo phân tử này thấp hơn năng lượng của mỗi quỹ đạo nguyên tử s tạo thành nó. Quỹ đạo phân tử thu được bằng cách trừ những vùng xen phủ của quỹ đạo nguyên tử không chiếm vùng không gian chứa những hạt nhân, có năng lượng cao hơn năng lượng của những quỹ đạo nguyên tử khởi đầu được gọi là quỹ đạo phân tử phản liên kết. Hiệu năng lượng của những quỹ đạo phân tử phản liên kết và liên kết có thể tính được nếu chú ý rằng điện tử của quỹ đạo liên kết nằm dưới tác dụng của cả hai hạt nhân còn điện tử của quỹ đạo phân tử phản liên kết thì chỉ chịu tác dụng của 1 hạt nhân.
  30. Trừ xen phủ Quỹ đạo σ A phản liên kết Công xen phủ Quỹ đạo σ liên kết Trừ xen phủ P Quỹ đạo σ A phản liên ế P Công xen phủ A B Quỹ đạo σ liên kết Trừ xen phủ Quỹ đạo πA phản liên kết Công xen phủ Quỹ đạo π liên kết Hình 2.15: Sự tạo thành quỹ đạo phân tử theo phương pháp ЛKAO Tổ hợp những quỹ đạo nguyên tử s cho quỹ đạo phân tử σ (sigma). Tổ hợp những quỹ đạo nguyên tử p như đã chỉ rõ trên hình 2.15, có thể cho hoặc là quỹ đạo phân tử σ hoặc là quỹ đạo phân tử π. Trong trường hợp quỹ đạo phân tử Л mặt phẳng qua hai nhân có xác xuất điện tử tìm thấy bằng không. Điện tử trong quỹ đạo phân tử π chỉ nằm ở trên hoặc dưới trục liên kết. Để minh họa việc sử dụng MO, có thể xem biểu đồ năng lượng MO với một số phân tử đơn giản. Biểu đồ năng lượng phân tử H2 được nêu lên ở hình 2.16. Trong những nguyên tử Hydro riêng biệt, mỗi quỹ đạo nguyên tử chỉ có một điện tử. Trong phân tử H2 cả hai điện tử cùng nằm trên quỹ đạo phân tử liên kết có năng lượng thấp. Phân tử H2 bền hơn những nguyên tử hydro tự do bởi vì cả hai điện tử trong phân tử đều nằm trên quỹ đạo có năng lượng thấp. Hiệu năng lượng giữa những quỹ đạo nguyên tử và quỹ đạo phân tử liên kết phụ thuộc vào vấn đề là những quỹ đạo nguyên tử trong phân tử xen phủ lên nhau nhiều hay ít. Xen phủ nhiều gây khác nhau lớn về năng lượng và do đó liên kết nhau chặt, xen phủ ít thì sự khác nhau về năng lượng nhỏ và trong trường hợp này phân tử sẽ có giá trị năng lượng chỉ nhỏ hơn một chút so với những nguyên tử riêng biệt.
  31. AO MO AO ng ượ * σs ng l ă N 1s 1s 1s σs H H - H H Hình 2.16: Biểu đồ mức năng lượng quỹ đạo phân tử của phân tử H2 AO MO AO ng ượ * σs ng l ă N 1s 1s 1s σs H H : He+ He Hình 2.17: Biểu đồ mức năng lượng quỹ đạo phân tử của ion diheli. Ion He2+ (ion diheli) là hệ ba điện tử, biểu đồ mức năng lượng của những quỹ đạo phân tử của nó được nêu lên ở hình 2.17. Vì trên một quỹ đạo chỉ có thể dung nạp 2 điện tử nên điện tử thứ ba phải đi vào quỹ đạo phân tử phản liên kết σ*, quỹ đạo này tương ứng với năng lượng cao hơn năng lượng quỹ đạo nguyên tử của những nguyên tử Heli riêng biệt. Như vậy, sự nạp điện tử vào quỹ đạo phân tử σ* được đặc trưng bằng sự mất đi năng lượng và do đó hệ tạo thành kém bền hơn. Điều đó phù hợp với những quan sát thực nghiệm. Năng lượng liên kết của He2+ chỉ bằng 5 Kcal/mol trong khi đó năng lượng liên kết của phân tử He2 là 103 Kcal/mol. Phân tử He2 có 4 điện tử không bền hơn so với 2 nguyên tử Heli tự do. Biểu đồ mức năng lượng MO trong trường hợp tổng quát đối với phân tử AB được diễn tả trong hình 2.18. Đối với phân tử này có thể có một số vô hạn MO có năng lượng cao cũng như nguyên tử A và B có thể có một số vô hạn quỹ đạo nguyên tử có năng lượng cao, nhưng điều đáng chú ý là những quỹ đạo có năng lượng thấp, trên đó có điện tử. Nếu như có hai
  32. loại nguyên tử khác nhau thì năng lượng quỹ đạo nguyên tử cũng khác nhau (ví dụ: năng lượng tương ứng với những quỹ đạo 1s của những nguyên tử A và B là khác nhau). Quỹ đạo nguyên tử ở những nguyên tử âm điện hơn có năng lượng thấp hơn. Sự khác nhau về năng lượng của những quỹ đạo nguyên tử của hai nguyên tố (hình 2.18 những đại lượng b và d) là thước đo mức độ ion của liên kết. Trong phân tử H2, những quỹ đạo 1s của hai nguyên tử hydro tương ứng với cùng một giá trị năng lượng và do đó liên kết không có đặc tính ion. AO MO AO c σ2 2S a c 2S ng σ1 ượ ng l ă N a σ2 b 1S a 1S A–B σ1 A B Hình 2.18: Biểu đồ mức năng lượng quỹ đạo phân tử của phân tử AB. Sự khác nhau lớn về năng lượng của hai quỹ đạo nguyên tử tổ hợp thành quỹ đạo phân tử được đặc trưng bằng tính ion cao của liên kết. Trong phân tử AB, năng lượng quỹ đạo phân tử σ1 gần với năng lượng của quỹ đạo 1s của nguyên tử B. Điều đó có nghĩa là quỹ đạo phân tử σ1 giống quỹ đạo 1s của B nhiều hơn so với quỹ đạo 1s của A. Nếu mỗi nguyên tử A và B đều đưa ra một điện tử để tạo thành quỹ đạo phân tử thì sẽ dẫn tới sự chuyển điện tích từ nguyên tử A đến nguyên tử B bởi vì giá trị năng lượng của σ1 gần với giá trị năng lượng của quỹ đạo nguyên tử B hơn là của A. Nhưng đại lượng a và c còn được rất đáng chú ý trong một mối quan hệ khác, chúng phụ thuộc vào mức độ xen phủ những quỹ đạo nguyên tử của A và B và là mức độ cộng hóa trị của liên kết. Trên hình 2.18: a < c và như vậy có nghĩa là mức độ xen phủ những quỹ đạo của các nguyên tử A và B trong không gian không lớn trong trường hợp 1s, còn trong trường hợp của những quỹ đạo 2s thì lớn hơn vì chúng trải dài ra xa hạt nhân hơn. Giá trị năng lượng thoát ra khi tạo thành liên kết A–B phụ thuộc vào số điện tử và năng lượng điện tử của các nguyên tố A và B tham gia vào sự tạo thành phân tử. Bảng 2.2 minh họa những điều trình bày trên. Bảng 2.2: Năng lượng thoát ra khi tạo thành phân tử AB Điện tử của A tham gia Điện tử của A tham gia Năng lượng thoát ra khi tạo thành vào liên kết vào liên kết phân tử AB 1s1 0 a+b 0 1s1 A 1s1 1s1 2a+b
  33. 1s2 0 2a+b 1s2 1s2 0 1s22s1 1s2 c+d 1s2 1s22s1 C 1s2 1s22s2 2c 1s22s1 1s22s2 C 1s22s2 1s22s2 0 Biểu đồ mức năng lượng quỹ đạo phân tử đối với phức kim loại tương đối phức tạp hơn so với những phân tử hai nguyên tử đơn giản. Nhưng cuối cùng dựa trên biểu đồ năng lượng quỹ đạo phân tử cũng có thể phát hiện khá tốt những đặc điểm đã biết của phức, ví dụ: 3+ 3- [Co(NH3)6] và [CoF6] (hình 2.19). Phía bên trái mô tả những quỹ đạo nguyên tử 3d, 4s và 4p của Co2+. Những quỹ đạo nguyên tử có năng lượng cao hơn hoặc thấp hơn chúng ta không cần chú ý tới. Khi cộng hợp 6 phối tử thì chỉ cần bên phải của biểu đồ là khác một chút so với những biểu đồ đã trình bày trên. Ở đây chỉ nêu lên một mức năng lượng tham gia vào sự tạo thành liên kết σ (đôi khi người ta sử dụng biểu đồ năng lượng phức tạp hơn). Vì 6 phối tử đồng nhất nên mức năng lượng đó tương ứng với năng lượng quỹ đạo của mỗi phối tử. Năng lượng quỹ đạo của phối tử nói chung thấp hơn năng lượng của kim loại và vì vậy liên kết có đặc tính ion đến một mức độ nào đó. Do những quỹ đạo phân tử liên kết giống quỹ đạo phối tử hơn là giống quỹ đạo kim loại và sự chuyển điện tử của kim loại vào những quỹ đạo phân tử ấy dẫn đến sự chuyển điện tích từ ion kim loại đến phối tử. Hai quỹ đạo d (quỹ đạo e : d và d ), quỹ đạo 4s và 3 quỹ đạo p hướng dọc theo các trục x, y và z trên g x-y22 x2 đó phân bố phối tử. Do sự xen phủ quỹ đạo kim loại và phối tử dẫn đến sự tạo thành 6 quỹ đạo phân tử liên kết và 6 quỹ đạo phân tử phản liên kết: σs(1), σp(3), σd(2), σd*(2), σs*(1), σp*(3). Những quỹ đạo t2g (dxy, dxz, dyz) không hướng tới quỹ đạo của phối tử và do đó không tham gia vào sự tạo thành liên kết σ. Năng lượng của chúng không biến đổi và chúng được gọi là những quỹ đạo không liên kết.
  34. 3p* δs* 4p δu* Δ0 g n 4s ượ l g 3d dXYdyzdxz n ă N Phối tử σ 2 σ d1 σp σs Co(III) 3− - ⎣⎦⎡⎤Co() Fe 6F AO MO AO 3p* δs* * 4p δu Δ 0 4s ng 3d ượ Phối tử σ ng l 2 ă σ d1 N σp σs Co(III) 3− 6NH ⎣⎦⎡⎤Co() NH3 3- Hình 2.19: Biểu đồ mức năng lượng quỹ đạo phân tử của phức spin cao [CoF6] và phức 3+ spin thấp [Co(NH3)6] . Những điện tử của Co(OH) và phân tử nằm trên quỹ đạo phân tử của phức thì chúng lấp đầy 6 quỹ đạo liên kết phân tử, tương ứng với 6 liên kết kim loại phối tử. Những điện tử còn lại phân bố trong số những quỹ đạo phân tử không liên kết (quỹ đạo t2g) và quỹ đạo phân tử
  35. σd* (phản liên kết). Quỹ đạo phân tử σd* là kết quả tương tác những quỹ đạo dx2-y2 và dz2 của kim loại với những quỹ đạo của phối tử nhưng vì những quỹ đạo phân tử σd* gần về giá trị năng lượng với những quỹ đạo d và d của kim loại, chúng khác nhau không đáng x-y22 z2 kể. Do đó, sự phân bố những điện tử dư trên các quỹ đạo phân tử t2g và trong sự phân bố điện tử của mô hình trường tinh thể đã nêu lên trước đây càng với số điện tử phân bố giữa những quỹ đạo t2g và eg. Nếu sự khác nhau về năng lượng ∆ giữa những quỹ đạo t2g không liên kết và những quỹ 3- đạo phân tử σd* ít, thì qui luật Hund được thực hiện. Phức [CoF6] hoàn toàn giống trường 2 hợp này, những điện tử d phân bố theo các quỹ đạo t2g, σd* . Hai điện tử nằm trên quỹ đạo σd* làm giảm số điện tử trên quỹ đạo liên kết σd và do đó làm yếu liên kết Co–F. Nếu ∆ lớn 3+ như ở [Co(NH3)6 ] tất cả các điện tử có xu thế chiếm quỹ đạo t2g. Nguyên nhân của sự phân bố năng lượng giữa những quỹ đạo t2g và σd* hoặc là eg theo hai thuyết là khác nhau. Theo thuyết trường tinh thể thì sự tách mức năng lượng là hậu quả của tác dụng đẩy tĩnh điện của phối tử đối với những điện tử d. Lý thuyết quỹ đạo phân tử thì chủ yếu lại qui sự tách mức cho sự tạo thành liên kết cộng hóa trị. Những quỹ đạo eg của kim loại và quỹ đạo của phối tử xen phủ lên nhau càng nhiều thì năng lượng của những quỹ đạo σd* càng cao. Lý thuyết quỹ đạo phân tử có thể giải thích ảnh hưởng của liên kết π đến độ bền của phức kim loại và đến giá trị tách mức của trường tinh thể gây nên bởi những loại tinh thể khác nhau. Vì sự giải thích định lượng tương đối phức tạp nên ở đây chỉ đưa ra sự giải thích định tính. Trên đây đã nêu lên rằng, lực tương tác cộng hóa trị phụ thuộc vào mức độ xen phủ những quỹ đạo nguyên tử của 2 nguyên tử liên kết. Trong các ví dụ trước ta mới chỉ 4- nghiên cứu sự xen phủ σ. Trong [Fe(CN)6] và trong phần lớn những phức khác có đồng thời cả liên kết σ và liên kết π (hình 2.20). Trong liên kết σ phối tử sử dụng như là một baz Lewis và đưa đôi điện tử của mình vào quỹ đạo trống e (ở hình 2.20, d ) để dùng chung. g x-y22 - Trong liên kết π ion CN xử sự như là một acid Lewis và nhận điện tử từ những quỹ đạo t2g đã hoàn thành của kim loại (trên hình 2.21, từ quỹ đạo dxy). Sự có mặt của liên kết π cũng 4- như của liên kết σ làm tăng liên kết kim loại–phối tử và làm cho ion [Fe(CN)6] bền một - cách đặc biệt. Trong những ion chứa oxy như MnO4 liên kết σ và π cũng rất quan trọng. Trong trường hợp này phối tử (oxy) đưa điện tử để tạo liên kết π. Có thể giải thích hiệu ứng trường tinh thể lớn tạo bởi những phối tử như CN, CO và các phối tử khác tạo liên kết π cũng bằng con đường như vậy. Những quỹ đạo t2g của kim loại trong phức bát diện hướng thẳng theo những liên kết π (hình 2.20). Như đã nhận xét trước đây, những quỹ đạo t2g hướng tới giữa những phối tử và do đó không có thể tạo liên kết σ. Trong liên kết π với các phối tử loại CN những điện tử t2g một phần chuyển tới các phối tử. Quá trình đó (tương tác liên kết) hạ thấp năng lượng những quỹ đạo t2g. Trên hình 2.7 rõ ràng rằng quá trình hạ thấp năng lượng những quỹ đạo t2g phải làm tăng Δ0. Tất cả những điều trình bày trên đây chỉ là phương pháp đơn giản của thuyết quỹ đạo phân tử. Phương pháp này chỉ minh họa được một số luận điểm cơ bản và sự ích lợi của thuyết này. Lý thuyết quỹ đạo phân tử rất có hiệu quả để tính toán, sự đóng góp ion và cộng hóa trị vào liên kết kim loại–phối tử. Cuối cùng ta hình dung một cách rõ ràng rằng cả 3 thuyết trong những trường hợp tốt nhất cũng chỉ được một gần đúng mà thôi. Cả 3 thuyết trên đều có thể giải thích một cách định tính nhiều đặc tính của phức kim loại. Hiện nay cả 3 thuyết đều được sử dụng, hoặc là thuyết này hoặc là thuyết khác có thể thuận lợi đối với một trường hợp nào đó. Thuyết quỹ đạo phân tử là linh hoạt nhất và có thể là gần đúng với sự thật nhất. Đáng tiếc lý thuyết này
  36. là phức tạp nhất và không thuận lợi cho một khái niệm rõ ràng, cụ thể về mặt hóa học đối với những nguyên tử liên kết. Liên kết σ Fe-CN Liên kết π Fe-CN σ 4- Hình 2.20: Liên kết π và liên kết trong phức [Fe(CN)6] . Liên kết π được tạo thành nhờ sử dụng quỹ đạo d đã đầy đủ điện tử của ion Fe2+ và quỹ đạo π” phản liên kết đang còn trống của CN- (xem π* trên hình 2.15). II.7. HÌNH DẠNG HÌNH HỌC CỦA CÁC HỢP CHẤT PHỐI TRÍ Người ta đã xác nhận rằng phức kim loại có cấu trúc rất là khác nhau. Phức của Ag thường là thẳng hàng, phức của Be thường là tứ diện. Sắt tạo các hợp chất carbonyl có cấu trúc tam giác lưỡng chóp, phức của Co(III) thì luôn luôn là bát diện còn ta phối trí quanh mình 8 nguyên tử F (hình 2.21). Mặc dù rằng phức kim loại có cấu trúc và số phối trí rất khác nhau nhưng người ta vẫn thường hay gặp số phối trí là 4 hoặc 6, chúng thường tương ứng với dạng tứ diện và phẳng vuông (đối với số phối trí là 4) và bát diện (đối với số phối trí là 6). Khi nghiên cứu phức kim loại ta sẽ thấy rõ ràng vì sao dạng bát diện là thường gặp nhất. Thuyết “lực đẩy của đôi điện tử hóa trị” cho ta hình ảnh gần đúng và rất có lợi để dự đoán cấu hình những hợp chất của nguyên tử trung tâm có số phối trí đã biết. Hệ quả rút ra từ thuyết này là kết luận: Những phức có số phối trí là 4 và 6 chủ yếu có hình dạng tứ diện và bát diện. Những phức của kim loại chuyển tiếp đôi khi không tuân theo quy luật ấy vì chúng có những điện tử d. Thuyết trường tinh thể cho ta sự giải thích đơn giản nhất về ảnh hưởng có thể có của những điện tử d đến cấu trúc của phức.
  37. OH CO CO Be OH CO Fe OH Thẳng hàng CO OH Tứ diện Tam giác lưỡng chóp O2N NO2 F F Co F F O N NO Fe F 2 Bát diện 2 F F Đối lăng trụ vuông F F Hình 2.21: Những hợp chất minh họa một số cấu hình của phức kim loại. Lý thuyết này khẳng định rằng những quỹ đạo d có dạng hình học và hướng trong không gian đặc biệt đồng thời những điện tử d nằm trên những quỹ đạo xa hạt nhân nhất. Những điện tử d trong những phức chất có số phối trí là 6 và 4 gây nên sự méo mó hình dạng bát diện và tứ diện. Sự méo mó cấu hình là do phối tử tránh những vị trí mà những điện tử d đã 3+ 3+ chiếm ở xung quanh ion kim loại. Ví dụ trong phức [Ti(H2O)6] , xung quanh ion Ti có 6 phân tử nước do đó hy vọng rằng phối tử sẽ phân bố theo hình bát diện. Nhưng cần phải nghiên cứu ảnh hưởng của những điện tử d của kim loại đến cấu trúc của phức. Nếu như trên mức phụ d ngoài có không, năm (không ghép đôi) hoặc là 10 điện tử d thì những điện tử này không gây nên sự méo mó cấu hình. Mức phụ d đã hoàn thành 10 điện tử, thì có sự đối xứng điện tử hình cầu. Những hạt tích điện (ví dụ phối tử) nằm trên mặt cầu đó có ion kim loại ở trung tâm sẽ chịu tác dụng của lực tĩnh điện đồng nhất, không phụ thuộc vào vị trí của hạt trên mặt cầu. Nếu trên 5 quỹ đạo d có một điện tử thì ion kim loại cũng có đối xứng cầu. Như vậy, trong những trường hợp này, những điện d sẽ không ảnh hưởng gì đến vị trí của phối tử. 3+ Phức [Ti(H2O)6] có một đôi điện tử, điện tử này sẽ đẩy những phối tử ở gần nó. Theo thuyết trường thì điện tử này nằm trên quỹ đạo t2g có năng lượng thấp và trải dài ra giữa những phân tử H2O. Bởi vì điện tử nằm trên quỹ đạo dxy nên sẽ có sự thay đổi của cấu hình bát diện đã dự đoán. Vì quỹ đạo dxy nằm gần 4 phối tử trong mặt phẳng xy nên những phối tử này sẽ tách xa ion kim loại hơn 4 phối tử kia. Hiệu ứng cũng xảy ra tương tự nếu điện tử nằm trên các quỹ đạo dxz hay dyz . Vì những quỹ đạo t2g hướng tới giữa những phối tử nên ảnh hưởng của điện tử nằm trên một trong các quỹ đạo đó sẽ khá nhỏ. Sự thật không có những bằng chứng thực nghiệm về 3+ sự thay đổi tứ giác cấu hình của phức [Ti(H2O)6] hoặc là hệ d khác. Trong những phức bát
  38. diện chứa 2 hay 3 điện tử , chúng chiếm các quỹ đạo t2g trải dài giữa những phối tử. Mặt dù có thể hy vọng sự thay đổi ít nhiều cấu hình của hệ d2 bát diện nhưng một lần nữa điều đó 3 3+ không được xác nhận bằng dữ kiện thực nghiệm. Trong phức d bát diện như [Cr(H2O)6] trên mỗi quỹ đạo t2g có một điện tử. Đối với các orbital d, mỗi một phối tử trong số 6 phối tử phân bố theo hình bát diện, số nằm gần 2 điện tử d và do đó chịu lực đẩy. Trong trường hợp này không nên chờ đợi một sự thay đổi cấu hình nào cả và điều đó cũng không được phát hiện bằng thực nghiệm. 3+ 4 Phức [Cr(H2O)6] là hệ d spin cao, ba điện tử đầu tiên rơi vào những quỹ đạo t2g và không gây nên sự thay đổi cấu hình bát diện. Điện tử thứ 4 rơi vào một trong những quỹ đạo e hướng tới phối tử. Nếu điện tử nằm trên quỹ đạo d thì nó bị 4 phối tử trên mặt phẳng g x-y22 xy đẩy. Sự thật, người ta đã thấy rằng những phức kim loại d4 có số phối trí là 6 có cấu tạo thay đổi trong tất cả mọi trường hợp đã được nghiên cứu. Ví dụ trong phức MnF3 , mỗi nguyên tử Mn(III) được bao quanh bởi 6 ion F, phân bố như thế nào đó để cho 4 phối tử trong số đó gần với ion Mn3+ hơn 2 phối tử khác ( hình 2.22). Bây giờ cần nghiên cứu sự thay đổi cấu hình bát diện do sự có mặt của 0, 1, 2, 3, 4, 5 (không ghép đôi) và 10 điện tử gây nên. Những hệ spin cao d6, d7 , d8 và d9 tương tự như hệ d1, d2, d3 và d4 tương ứng (năm điện tử đầu tiên cho đám mây điện tử đối xứng cầu, những điện tử còn lại gây nên sự méo mó). Ở những phức d9 có số phối trí là 6 thì sự thay đổi tứ giác cấu hình có thể nhận thấy giống như ở những phức d4. Những phức của Cu (II) thường 2+ được lấy làm ví dụ. Trong phức [Cu(NH3)4] , xảy ra sự thay đổi tứ giác mạnh đến là thu được phức phẳng vuông. Hình 2.22: Ví dụ hiệu ứng phức An Telep Nhưng cần nhận xét rằng những phân tử dung môi trong dung dịch phức loại chiếm các vị trí ở dưới và ở trên mặt phẳng. Chúng nằm xa ion kim loại hơn những nhóm nằm trên mặt phẳng. Sự thay đổi cấu trúc đối xứng là hệ quả của sự lấp đầy từng phần những mức năng lượng điện tử (trong những trường hợp này là mức phụ d) được gọi là hiệu ứng An Telep. Cũng cần thiết phải xét sự thay đổi cấu hình bát diện được quan sát thấy ở những dạng spin thấp. Những hệ d6 spin thấp tương tự như những hệ d3, 6 điện tử lấp đầy những quỹ đạo t2 .Vì mỗi một trong số 6 phối tử đều nằm gần trực tiếp 2 trong số những quỹ đạo đó nên sự thay đổi không xảy ra và người ta quan sát thấy cấu hình bát diện đều đặn. Những phức d8 4 spin thấp tương tự như những hệ d . Hai điện tử cuối cùng rơi vào một quỹ đạo eg và tác dụng mạnh với những phối tử hướng về phía quỹ đạo này. Sự thay đổi dễ nhận thấy là trường hợp khi hai phối tử bị tách xa ion trung tâm tương đối nhiều so với 4 phối tử khác. Sự thật là, hầu như tất cả những phức d8 spin thấp, không có sự ngoại lệ nào đều phẳng
  39. luôn. Sự thay đổi những phức bát diện gây nên bởi những điện tử d được nêu lên trong bảng 2.3. Như vậy, chúng ta đã thấy sự thay đổi cấu trúc bát diện do những điện tử d gây nên, những phức kim loại có thể có cấu trúc tứ diện nhưng nó ít phổ biến hơn phức bát diện và những dạng bát diện thay đổi. Nếu ion kim loại bị vây quanh bởi 4 phối tử thì có thể hy vọng cấu hình tứ diện. Những điện tử d có thể gây nên sự thay đổi tứ diện. Bảng 2.3: Sự thay đổi cấu hình bát diện do những điện tử d gây nên. Hệ Cấu trúc dự đoán Ghi chú Spin cao d1, d6 Thay đổi tứ giác Không quan sát thấy d2, d7 Thay đổi tứ giác Không quan sát thấy d3, d8 Không thay đổi Khẳng định bằng thực nghiệm d4, d9 Thay đổi tứ giác mạnh Khẳng định bằng thực nghiệm d5,d10 Không thay đổi Khẳng định bằng thực nghiệm Spin thấp d6 Không thay đổi Khẳng định bằng thực nghiệm d3 Thay đổi tứ giác mạnh Phức dưới dạng vuông phẳng Cần nhận xét 2 ngoại lệ, như đã thấy từ 2 ví dụ trên đây, những phức d8 spin thấp, phối tử 4 là phức phẳng vuông cũng như những phức phối tử 4 d9 và d1 spin cao. Những phức kim loại chứa 0, 5 và 10 điện tử không ghép đôi không gây nên sự thay đổi đáng kể như đã nhận thấy trước đây. Trong phức bát diện, những điện tử trên những quỹ đạo hướng tới những phối tử không gây nên sự thay đổi đáng kể. Như vậy, những phức tứ diện d1, d2, d6, d7 có lẽ là bị thay đổi. Trong những hệ tứ diện d3, d4, d8, d9 hiệu ứng An Telep thể hiện khá rõ ràng. Nhưng những ví dụ của các hợp chất loại đó có rất ít. Những phức tứ diện spin thấp không cần phải bàn luận gì tới, vì những ví dụ về những phức chất loại này không có lẽ sự tách mức bởi trường tinh thể (Δt) trong phức tứ diện quá nhỏ không đủ làm cho những điện tử ghép đôi. Mặt dù rằng dự đoán hóa tập thể ion phức của ion trung tâm với số phối tử đã biết là khá chính xác, nhưng dự đoán số phối trí của ion trung tâm là tương đối khó khăn. Sự hút tĩnh điện của những diện tích âm của phối tử (hay là của những phân tử phân cực) đối với ion kim loại tích điện dương là nguyên nhân gây số phối trí cao. Lý thuyết liên kết hóa trị tiên đoán rằng: số lớn liên kết giữa những nguyên tử dẫn tới độ bền lớn của hợp chất tạo thành. Xu hướng tạo phức có số phối trí cao mâu thuẫn với những yếu tố tập thể và với sự đẩy nhau tĩnh điện giữa những phối tử (hoặc là qui tắc Pauli). Cần nhận xét rằng những kim loại chuyển tiếp thường có số phối trí là 6. Số phối trí 4 được quan sát thấy chủ yếu ở những phức chất của những anion tương đối lớn như Cl, Br, I và O2 hoặc là của những phân tử trung hòa có thể tích lớn. Những kim loại chuyển tiếp dãy thứ 2, thứ 3 cũng có số phối trí cao, ví dụ là 8.
  40. II.8. CƯỜNG ĐỘ TRƯỜNG PHỐI TỬ Năng lượng để đẩy electron trong phức kim loại chuyển tiếp từ obitan t2g đến obitan eg thường trong vùng khả kiến. Sự hấp thụ sóng bức xạ có thể làm cho những electron dịch chuyển. Phổ hấp thụ là kết quả của những năng lượng đẩy này. Cường độ của phối tử được suy ra từ sự đo phổ của sự tách obitan và chúng được sắp xếp như sau: - - - - - - - - - 2- - I < Br < SCN < Ce <NO3 < F <NO2 ~ OH < HCOO < C2O4 < H2O < -NCS 4- <CH2(NH2)COOH < EDTA <Pyridin ~ NH3 < Ethylenediamine ~ diethylenetriamine < triethylenetetramine < dipyridyl< CN-. II.9. CẤU TRÚC PHÂN TỬ VÀ ĐỘ TAN Một trong những yếu tố nên được chú ý khi chọn thuốc thử hóa hữu cơ trong phương pháp trắc quang, chuẩn độ và kết tủa là độ tan. Độ tan của một phân tử trong nước là có mối liên hệ với sự phân cực của các phân tử. Một phân tử chứa các nhóm –OH; –SO3H; – COOH rất phân cực, tan nhiều trong nước. Một phân tử chứa nhóm béo hoặc đa nhân thì tan ít trong nước, nhưng tan tốt trong dung môi không phân cực. Trong phương pháp trọng lượng, sự kết tủa có mối quan hệ với độ tan trong nước. Những chất kết tủa là những chất ít tan trong nước. Trong dung môi chiết, những chất chiết nên tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. Độ tan của thuốc thử hữu cơ rất quan trọng trong thuốc thử phân tích. Đặc trưng của phản ứng của thuốc thử hữu cơ trong phân tích phụ thuộc lớn vào sự có mặt của các nhóm chức và cấu trúc chính của phân tử. Để điều chế những hợp chất với sự chỉnh sửa cấu trúc để cải thiện đặc trưng của thuốc thử, bằng cách làm tăng độ tan của chúng trong nước hay trong dung môi hữu cơ hoặc làm giảm độ tan của sản phẩm phản ứng. Khi một chất tan trong nước được lắc với một dung môi hữu cơ không trộn lẫn, ở đó có sự cạnh tránh giữa hai dung môi. Một chất phân cực thì tan trong dung môi phân cực, chất không phân cực thì tan trong dung môi không phân cực. Một thí dụ về sự chỉnh sửa cấu trúc phân tử có thể tìm ra sự ứng dụng của salinaldehyde như là thuốc thử của hydrazin. Vị trí của nhóm –OH so với các nhóm như là =CO, –NO2; –N=N–, những nhóm này tạo liên kết cho nhận với nguyên tử hydro trong nhóm OH, ảnh hưởng đến độ tan. Những hợp chất chứa nhóm –OH ở vị trí octo thì tan yếu trong nước so với các đồng phân meta hoặc para. Ở vị trí octo có thể do nguyên nhân hình thành phức chelate thông qua liên kết hydro. Độ tan của một chất trong nước luôn luôn giảm khi thay nguyên tử oxi bằng nguyên tử lưu huỳnh trong phân tử, do khả năng tạo liên kết vói nước của nguyên tử lưu huỳnh yếu hơn nguyên tử oxi. Nguyên tử N trong nhóm amine là một trung tâm hoạt động tạo được liên kết với nước. Thông qua sự proton hóa, những hợp chất thế amoni được hình thành từ những amine. Chúng phân cực rất mạnh và tan tốt trong nước. Sự proton hóa cũng có thể làm giảm khả năng tan trong nước của chất hữu cơ. Một vài chất mang nhóm –COOH trong môi trường acid mạnh thì tan yếu hơn trong môi trường acid yếu. Trong môi trường trung tính hoặc acid, phenol tập trung chủ yếu ở pha hữu cơ sau khi được lắc với nước. Tuy nhiên, trong dung dịch baz mạnh thì phenol chuyển về dạng ion phenolat mang điện tích âm và kết quả là nó được chiết từ pha hữu cơ vào pha nước.
  41. Khả năng tan trong nước của hợp chất hữu cơ phụ thuộc phần lớn vào khả năng phối trí với phân tử nước. Sự hydrate hóa những hợp chất có khối lượng phân tử lớn nhìn chung không thay đổi độ tan của chúng so với những hợp chất có khối lượng phân tử bé. Khi thay thế nhóm methyl trong dimethylglyoxim bằng hai nhóm furyl thì làm tăng độ nhạy với Ni lên ba lần. Sự thay đổi cấu trúc có thể góp phần làm tăng độ nhạy. II.10. PHỨC CHELATE (VÒNG CÀNG) Phối tử có hai hoặc nhiểu nhóm nhường electron, có thể có nhiều hơn một cặp electron dùng chung với ion kim loại bằng 2 hay nhiều hơn liên kết phối trí xung quanh ion kim loại. Những phối tử đó nhìn chung như là những phối tử đa liên kết, thông thường gọi là phối tử hai răng, ba răng, Những phối tử đa liên kết tạo phức với ion kim loại, có dạng phức tạp và được gọi là phức chelate. Một nguyên nhân chung là trong phức chelate phối tử có chứa nhóm acid (–OH) hoặc nguyên tử nhường electron. Một trong những nguyên tử nhường electron cơ bản là nguyên tử N. Trong sự hình thành phức chelate, nhóm acid mất một proton và trở thành anion nhường electron Ví dụ: Sự tạo thành phức chelate với 8–Hydroxyquinoline với Cu2+. + + 2H 2+ Cu + 2 N N Cu O OH O N Ảnh hưởng của phức chelate: Một tính chất nổi bậc của phức chelate là độ bền của chúng không ổn định. Chúng giống với những hợp chất thơm hữu cơ. Không phải hợp chất hữu cơ nào cũng tạo được phức chelate với kim loại. Một phối tử trong phức chelate phải có 2 nhóm nhường electron hoặc hai nhóm acid hoặc một nhóm acid với một nhóm nhường electron. Hầu hết các nhóm có tính acid hữu cơ đều chứa các nhóm: –OH; –SH; –NH–. Phối tử chứa các nguyên tử O, N, S thường tạo liên kết phối trí với ion kim loại. Những phối tử này phải định cư trong phân tử tại những vị trí mà có thể tạo với kim loại những vòng 5 hoặc 6 cạnh. II.11. SỰ ÁN NGỮ KHÔNG GIAN VÀ ĐỘ CHỌN LỌC Vì sự cản trở về không gian trong cấu trúc phân tử, một vài thuốc thử hữư cơ có độ chọn lọc cao. Sự tác động qua lại giữa các phần giống nhau hoặc khác nhau có thể ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Nó có thể làm ảnh hưởng đến những tính chất vật lý như: khả năng hấp thụ ánh sáng, độ tan, sự kết tinh, Hầu hết độ bền của phức phụ thuộc vào hình dạng của chúng khi những obitan trống của ion kim loại được sắp xếp theo các hướng mà tại đó các obitan của phối tử sẽ lấp đầy mà không có sự biến dạng quan trọng. Những cấu trúc giống nhau có thể chỉ khác nhau ở sự án ngữ không gian. Nếu những phối tử không liên kết có kích thước lớn, thì sự bao bọc xung quanh nguyên tử kim loại của chúng sẽ gây cản trở.
  42. II.12. ĐỘ BỀN CỦA HỢP CHẤT PHỐI TRÍ Độ bền của các chất trong dung dịch được cho bởi cân bằng sau: M + nL ↔ MLn Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, hằng số cân bằng được tính như sau: 0 AMLn βn = n AAML 0 AM: hoạt độ của M, βn là hằng số cân bằng của phản ứng. Ví dụ : Ảnh hưởng của pH lên sự cân bằng của acid EDTA. M: ion kim loại, Y là EDTA4- M + Y ↔ MY ↕ H+ HY,H2Y,H3Y Sự ảnh hưởng của hydro lên sự cân bằng được tính thông qua αY ⎡YY4-⎤⎡⎤ 4- α ==⎣ ⎦⎣⎦ Y ⎡⎤⎡⎤⎡⎤⎡⎤-2-3-4-Y' [][][]HY654 HY HY⎣⎦⎣⎦⎣⎦⎣⎦ HY 3 HY 2 HY Y [] [Y4-] nồng độ ion Y4- tự do, [Y’] là tổng nồng độ của Y trong dung dịch. Ảnh hưởng của phối tử cạnh tranh làm cân bằng của EDTA với kim loại dịch chuyển sang trái. M + Y ↔ MY ↕ L ML Ảnh hưởng của phối tử lên sự cân bằng được tính thông qua βM [M] β = M []M' [M] Nồng độ ion kim loại Mn+ tự do trong dung dịch , [M’] tổng nồng độ ion kim loại M trong dung dịch. và βM được tính theo công thức sau: 1 23 n =1+K12[] L +K [] L +K 3 [] L + +K n [] L βM k1, k2 kn là hằng số bền các phức ML, ML2 MLn. Hằng số bền điều kiện KM'Y' được tính như sau: [MY] K= M'Y' [][]MY mà [Y=] αY [Y'] và [M=] βM [M']
  43. [MY] suy ra: K=MY [][]M' Y' αβYM [MY] K αβ =K = MY Y M M'Y' [][]M' Y' [MY] vậy hằng số bền kiện K= M'Y' [][]M' Y' II.13. ĐỘNG HỌC CỦA PHẢN ỨNG TRONG THUỐC THỬ HỮU CƠ. Những hỗn hợp phân tích chứa một bản chất giao thoa với nhau, thường nó bị tách hoặc bị che với những thuốc thử có thuận lợi hơn. Hầu hết, những phản ứng trong hoá phân tích xảy ra nhanh nhưng một vài phản ứng chậm được sử dụng phổ biến trong hóa phân tích. EDTA phản ứng nhanh với hầu hết các kim loại ở nhiệt độ phòng. Nó cũng phản ứng chậm với Cr(III) ở nhiệt độ phòng nhưng ở dạng tinh khiết phức Cr(III) với EDTA phản ứng nhanh khi có đun nóng nó cũng có thể được xúc tác khi thêm một ít bicarbonate. Crom có thể được phát hiện chọn lọc dựa trên khả năng phản ứng của nó với EDTA. Khi phức của Co(II) vơi EDTA hoặc Co(II) với 1–(2–pyridylazo)–2–naphthol (PAN) ở khoảng pH = 5 thì chúng bị oxi hoá bởi H2O2. Các phức của Co rất bền trong acid mạnh. Chloramin có dạng phức dịch chuyển điện tích với amino acid ở pH=9, được đun nóng ở nhiệt độ 60oC trong khoảng từ 30–60 phút phức được hình thành và chúng bền trong môi trường acid trung bình.
  44. CHƯƠNG III: NHÓM CHỨC PHÂN TÍCH VÀ NHÓM HOẠT TÍNH PHÂN TÍCH III.1. NHÓM CHỨC PHÂN TÍCH Khi nghiên cứu thuốc thử hữu cơ người ta nhận thấy rằng: Nhóm nguyên tử có cấu tạo đặc trưng trong phân tử thuốc thử quyết định tính đặc trưng của nó. Người ta gọi nhóm đặc trưng này là nhóm chức phân tích. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu một số nhóm chức phân tích. III.1.1. Nhóm chức phân tích của AgI Nhiều hợp chất hữu cơ chứa nhóm amine bậc 2 (> NH) phản ứng với muối bạc. Một trong những hợp chất ấy là rhodamine. HN C O S C CH2 S Rhodamine tạo với bạc rhodaminat bạc màu vàng (AgOSC3H2ONS2) trong dung dịch acid. Feigl cho rằng rhodamine có 4 dạng tantomer HN C O C OH HN N C OH N C O S C CH2 S C CH S C CH SH 2 C CH2 S S S S (I) (II) (III) (IV) Vì những dẫn xuất của rhodamine có cấu tạo tổng quát HN C O HN C O S C C CHR' R'' C C CHR' S S R’= –CH3, –C2H5. R”= C6H5–NH=N–, C6H5–N=N Có khả năng phản ứng với AgI cũng như rhodamine nên không có cơ sở để cho rằng rhodamine phản ứng với AgI ở dạng tantomer II và IV (nhóm –OH và –SH và nối đôi trong vòng). Hợp chất có cấu tạo NH CS S Là hợp chất không thể nào chuyển vị nơi phân để tạo nên liên kết đôi giữa nitơ và nguyên tử carbon không chứa lưu huỳnh trong độ vòng lưu huỳnh cũng phản ứng với AgI như rhodamine. Do đó, quan điểm cho rằng rhodamine phản ứng với AgI ở dạng tantomer III cũng không đứng vững. Vì vậy chỉ còn có thể công nhận rhodamine phản ứng với AgI ở dạng tantomer I. Nghiên cứu nhiều dẫn xuất của rhodamine Feigl nhận xét rằng: p– dimethylaminolanzyliden rhodamine là thuốc thử nhạy nhất của AgI.
  45. HN C O CH3 S C C C N H S CH3 Bozoncenckun cho rằng muối bạc tạo thành trong phản ứng có cấu tạo V hoặc VI. Ag N C O CH 3 V S C C C N H S CH3 Ag N C O CH 3 VI S C C C N H S CH3 Những dự kiến của Feigl và của một số tác giả khác hoàn toàn phủ nhận những công thức cấu tạo trên (V;VI). Bởi vì người ta không thể chấp nhận sự tồn tại loại hợp chất nội phức vòng 4 như trên được. Hơn nữa, không phải tất cả những muối của rhodamine (đặc biệt là muối AgI) và của những dẫn xuất của nó đều tan trong dung môi không nước. Vậy muối của AgI với p–dimethylbenziliden rhodamine phải có công thức: Ag N C O CH3 S C C C N H S CH3 Tổng kết những dự kiến thực nghiệm người ta công nhận nhóm chức phân tích của AgI là: S=C–NH–C= III.1.2. Nhóm chức phân tích của Cu(II) Những α–axyloinoxim có công thức tổng quát RCH C OH NOH CH C OH NOH Chứa nhóm nguyên tử là những thuốc thử đặc trưng của CuII (phản ứng xảy ra trong môi trường ammoniac). Những hợp chất này đóng vai trò như một acid kép và tạo với Cu(II) muối màu lục không tan trong nước và có công thức: R CH C R" "R O N O Cu
  46. Khi nghiên cứu tác dụng của α–axyloinoxim với Cu(II) người ta chia chúng ra làm 2 loại: ⎯ Một loại bao gồm những hợp chất tạo muối với Cu không tan trong ammoniac (trong những hợp chất này đồng bão hoà phối tử) ⎯ Một loại bao gồm những hợp chất tạo muối với Cu tan trong ammoniac (trong những hợp chất này đồng chưa bão hoà phối tử) Muối đồng tạo thành thuộc loại này hay loại khác là do bản chất những gốc có trong phân tử quyết định: Nếu trong phân tử thuốc tử có gốc thơm thì muối đồng tương ứng không tan trong ammoniac. Nếu trong phân tử có gốc béo thì muối đồng trong nhiều trường hợp tan trong ammoniac. Trọng lượng của gốc không ảnh hưởng đến độ tan của muối đồng trong ammoniac. Feigl đề nghị công thức cấu tạo muối nội phức không tan trong ammoniac của đồng với α–xyloxinin như sau. R CH C R" O N Cu Có thể dùng độ tan của muối thu được trong dung môi không nước (ví dụ trong chloroform) làm cơ sở ủng hộ đề nghị của Feigl. Muối của đồng với 1,2–xyclohexanolonoxim không tan trong nước nhưng tan trong ammoniac. Điều đó được giải thích là cyclohexim đã bão hoà phôi tử và do đó không có khả năng phối trí với đồng. Do đó, nếu phân tử chứa những gốc chưa bão hoà phối trí thì muối đồng tạo thành (do phối trí nội phân) không tan trong ammoniac. Nếu như những gốc này bảo hoà phối trí thì muối đồng tan trong ammoniac. HC C O N O Cu Có thể rút ra kết luận là khi sử dụng những axyloinoxim làm thuốc thử cho Cu(II) thì muối tạo thành sẽ không tan nếu vòng là vòng 5. C C O N O Cu Chính vì vậy nên những oxim của methylacetonylcarbinol và chloracetophenol chứa nhóm nguyên tử. HO C C C N OH
  47. Không thể tạo vòng 5 được nên những hợp chất này không thể tạo muối đồng không tan. Epharan khẳng định rằng nhóm C C NOH H C OH Trong nhân thơm cũng là nhóm chức phân tích của CuII (ví dụ salicylaldoxim tạo muối nội phức) OH C C N H Cu C O Do đó người ta công nhận 2 cấu tạo nhóm chức phân tích của Cu(II) C C 2HC C OH NOH NOH Nằm ngoài nhóm thơm Nằm trong nhóm thơm III.2. NHÓM CHỨC PHÂN TÍCH CỦA Th KuzHeЦop đã chỉ ra rằng những hợp chất chứa gốc AsO3H2 và nhóm hydroxyl ở vị trí ortho đối với nhóm azo phản ứng với Th. Những hợp chất sau đây tham gia vào phản ứng đó HO SO3H AsO3H2 HO AsO3H2 NN OH NN OH SO3H SO3H (II) HO AsO H OH OH AsO3H2 3 2 NN NN HO3S SO3H HO3S SO3H (III) (IV) Đồng thời KuzHeЦop cũng phát hiện các hợp chất như
  48. OH OH COOH HO AsO3H2 NN NC H SO3H (V) (VI) Cũng cho phản ứng tương tự với Th. Những hợp chất chứa gốc –AsO3H2 ở vị trí para đối với nhóm azo ví dụ như HO SO3H H2O3As NN SO3H OH OH AsO3H2 H2O3As NN HO3S SO3H Mặc dù tạo kết tủa với muối Th(IV) nhưng không gây nên sự đổi màu. Tất cả những điều trình bày trên cho phép chúng ta công nhận nhóm nguyên tử. B HO N A A: =N–, CH B: AsO3H2, –COOH Là nhóm chức phân tích đối với ThIV. III.2.1. Quan điểm hiện nay về nhóm chức phân tích Ngày nay, khi nghiên cứu tác dụng của thuốc thử hữu cơ với ion vô cơ người ta chú ý đến 2 điều cơ bản nhất là cấu tạo của thuốc thử hữu cơ và kiến trúc điện tử của ion vô cơ. Công nhận cấu tạo của thuốc thử hữu cơ và kiến trúc điện tử của ion vô cơ quyết định cơ chế phản ứng giữa chúng thì chúng ta không thể công nhận có một nhóm nguyên tử nào (trong thuốc thử hữu cơ) lại chỉ phản ứng với một ion mà lại không có phản ứng với những ion khác có kiến trúc điện tử tương tự. Trên cơ sở đó, ngày nay người ta công nhận có những nhóm nguyên tử đặc trưng cho phản ứng với một số nguyên tử có tính chất hoá học gần nhau nghĩa là nhóm chức phân tích đối với một số nguyên tố tính chất hoá học giống nhau. Quan điểm trên chẳng những rất đúng đắn về mặt lý thuyết mà còn có ý nghĩa thực tế lớn bởi vì nếu công nhận có những nhóm nguyên tử đặc trưng chỉ phản ứng với một ion thì những nhà phân tích hay hoá học nói chung sẽ chạy theo phương hướng tổng hợp ra những
  49. thuốc thử chỉ phản ứng với một ion nào đó mà thôi mà điều đó về nguyên tắc là không thể thực hiện được (Trường hợp iodide phản ứng với hệ tinh bột chỉ là một ngoại lệ có một không hai). Chúng ta chỉ có và sẽ chỉ có những thuốc thử tác dụng với một số ion mà nhiệm vụ của những nhà phân tích là phải tạo nên những điều kiện cần thiết (làm thay đổi hoá trị, tạo phức, điều chỉnh pH, tách .) để cho phản ứng trở thành đặc trưng cho một ion nào đó cần xác định. III.3. NHÓM HOẠT TÍNH PHÂN TÍCH Trên đây, chúng ta đã nói về nhóm chức phân tích nhóm nguyên tử đặc trưng gây nên khả năng phản ứng của thuốc thử với ion vô cơ nhưng không phải tất cả các chất hữu cơ chứa cùng một nhóm chức phân tích đều có giá trị như nhau về mặt phân tích. Độ nhạy và độ đặc trưng của những phản ứng phát hiện một ion bằng những thuốc thử hữu cơ chứa cùng một nhóm chức phân tích, có thể rất khác nhau. Do đó, người ta công nhận rằng trong phân tử thuốc thử, ngoài nhóm chức phân tích quyết định cơ chế của phản ứng, còn có những nhóm nguyên tử khác không ảnh hưởng đến bản chất cơ chế phản ứng. Chúng làm biến đổi tính đặc trưng của sản phẩm cuối cùng trong một chừng mực nhất định. Ví dụ làm biến đổi độ tan, độ đặc trưng, cường độ màu và độ bền thuỷ phân Những nhóm như vậy Kul–Be gọi là nhóm hoạt tính phân tích. Vì nhóm hoạt tính phân tích không ảnh hưởng đến cơ chế phản ứng (không gây nên cơ chế) nên tác dụng đặc trưng của nó phải thể hiện đồng nhất trong tất cả các phản ứng dựa trên cùng một hiệu ứng phân tích (sinh ra kết tủa, tạo màu hoặc là sự liên hợp cả hai hiệu ứng ấy). Do đó, số nhóm chức phân tích thì nhiều những số nhóm hoạt tính phân tích lại rất có hạn. Sau đây là 1 số ví dụ để minh hoạ Bảng 3.1: Nhóm họat tính phân tích Ion phản Thuốc thử Công thức ứng 5–(p– O C NH dimethylamino H C 3 + N C C CS benzyliden)– H Ag rhodamine H3C S p–dimethylamino H3C N N benzene azophenyl N AsO3H H C Zr(III) arsenic acid 3 H3C N N N p–dimethylamino H3C 2- benzene azo OO[SnCl6] anthraquinone p–dimethylamino H3C N N N C CCCH2 benzene azo H3C H 2+ beznyliden Hg2 H3C C CH3 camphorxin H2 HON C C CH2
  50. Ag+, CH Tetramethyl H3C 3 Cu2+, N N p–phenylendiamine Hg2+, H3C CH3 2+ Hg2 p,p’– H3C CH H2 3 Tetramethyldiamine N C N Pb2+,Mn2+ diphenylmetan H3C CH3 H C Iodidemethylat (p– 3 H 2+ N C C H I Zn , dimethyl H3C SCN- aminostyril N CH3 Từ các dẫn chứng nêu trên chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng trong tất cả các thuốc thử đều có chứa nhóm (CH3)2N. Sự có mặt của nhóm này không phải là ngẫu nhiên. Mặt khác, những thuốc thử nêu trên là thuốc thử đặc trưng nhất lựa chọn từ một số thuốc thử chứa cùng một nhóm chức phân tích. Do vậy chúng ta có thể suy luận một cách hoàn toàn hợp lý rằng: Nhóm p–dimethyl aminobenzene là nhóm làm cho thuốc thử trở thành đặc trưng hơn, nhóm đó là nhóm hoạt tính phân tích. Trong những phản ứng tạo kết tủa, khi đưa những nhóm Cl-, Br-, CNS, I- vào nhân quinoline, nhân pyridin vào phân tử thuốc thử, hoặc biến nhân benzene thành nhân naphthalen, cùng làm cho độ nhạy của phản ứng tăng lên. Những nhóm đó cũng là những nhóm hoạt tính phân tích (Ví dụ: Độ nhạy tăng (khi chuyển hợp chất bên trái thành hợp chất bên phải)). NO N NO ONH4 N ONH4 Cufferon Neocuferon O AsO3H AsO3H O Phenyl arsonic acid Antraquinone-1- arsenic acid N CH N CH3 3 2 Methyl pyridine 2 methyl quinoline