Tài liệu Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa (Cao đẳng Điều dưỡng)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa (Cao đẳng Điều dưỡng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
tai_lieu_cham_soc_suc_khoe_nguoi_lon_benh_ngoai_khoa.pdf
Nội dung text: Tài liệu Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa (Cao đẳng Điều dưỡng)
- GIỚI THIỆU HỌC PHẦN CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LỚN BỆNH NGOẠI KHOA Đối tượng: Cao đẳng điều dưỡng - Số tín chỉ: 2 (2/0) - Số tiết: + Lý thuyết: 30 tiết (2 tiết lên lớp/ tuần ) + Lên lớp: 28 tiết + Kiểm tra, đánh giá: 2 tiết + Tự học: 60 tiết - Thời điểm thực hiện: Học kỳ IV - Điều kiện tiên quyết: Điều dưỡng cơ sở, lý sinh, giải phẫu sinh lý, hóa sinh, dược lý, chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội khoa, chăm sóc người bệnh cấp cứu – chăm sóc tích cực. MỤC TIÊU HỌC PHẦN 1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, và hướng điều trị một số bệnh ngoại khoa. 2. Phân tích được ý nghĩa của phân loại người bệnh, biện pháp xử trí trong quá trình chăm sóc người bệnh ngoại khoa và chuyên khoa hệ ngoại. 3. Phân loại, phát hiện xử trí và chăm sóc được người bệnh ngoại khoa. 4. Lập được KHCS sức khoẻ người lớn bệnh ngoại khoa theo quy trình điều dưỡng. 5. Rèn luyện cho sinh viên có được sự cảm thông, chia sẻ với người bệnh và gia đình người bệnh trong quá trình chăm sóc. 6. Nhận thức được tầm quan trọng của học phần để áp dụng vào thực tiễn lâm sàng. NỘI DUNG HỌC PHẦN STT Tên Bài Trang 1 Vai trò của người điều dưỡng ngoại khoa 3 2 Chăm sóc người bệnh trước mổ, sau mổ 9 3 Chăm sóc người bệnh gây mê, gây tê 21 4 Chăm sóc người bệnh viêm ruột thừa cấp 34 5 Chăm sóc người bệnh thủng dạ dày - tá tràng 41 6 Chăm sóc người bệnh tắc ruột 51 7 Chăm sóc người bệnh trĩ 60 8 Chăm sóc người bệnh sỏi tiết niệu 66 1
- 9 Chăm sóc người bệnh chấn thương thận, bàng quang 76 10 Chăm sóc người bệnh u xơ tuyến tiền liệt 83 11 Chăm sóc người bệnh gãy xương 88 12 Chăm sóc người bệnh chấn thương cột sống 96 13 Chăm sóc người bệnh chấn thương sọ não 104 14 Chăm sóc người bệnh bỏng 115 Tổng 124 ĐÁNH GIÁ - Hình thức thi: Tự luận - Thang điểm: 10 - Điều kiện dự thi: Sinh viên không tham gia đủ 80% số tiết học LT trên lớp thì không được thi lần đầu và điểm thi kết thúc học phần = 0, sinh viên nghỉ có phép không được thi lần 1, khi đủ điều kiện dự thi được thi lần 2 tính điểm lần 1. - Điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm học phần làm tròn đến phần nguyên. - Cách tính điểm: Điểm thường xuyên X 10% + Điểm định kỳ X 20% + Điểm thi kết thúc HP X 70% 2
- BÀI 1 VAI TRÒ CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG NGOẠI KHOA MỤC TIÊU 1. Trình bày được vai trò của người điều dưỡng ngoại khoa. 2. Phân tích được những yêu cầu của người điều dưỡng ngoại khoa. NỘI DUNG 1. Đại cương Trong bệnh viện chuyên khoa ngoại hay khoa ngoại thuộc các bệnh viện đa khoa công tác chữa bệnh chủ yếu là phẫu thuật, do đó có những đặc điểm như phải mổ những người bệnh cấp cứu rất khẩn trương, phải bảo đảm tuyệt đối vô khuẩn trong các phẫu thuật và thủ thuật ngoại khoa, đồng thời phải sử dụng và bảo quản nhiều máy móc, y cụ, dụng cụ hiện đại để thực hiện các kỹ thuật hiện đại. Do tính chất đó, người điều dưỡng ngoại khoa cần đạt các yêu cầu đặc biệt sau đây - Phải tinh thông nghiệp vụ, thành thạo tay nghề, làm tốt các kỹ thuật ngoại khoa. - Thực hiện khẩn trương, tháo vát, chính xác và nghiêm túc các y lệnh của thầy thuốc. - Thường xuyên có ý thức và tác phong vô khuẩn trong khi thực hiện các kỹ thuật và chăm sóc người bệnh. - Theo dõi và chăm sóc người bệnh để phát hiện những biến chứng và diễn biến của bệnh, giúp thầy thuốc xử trí kịp thời, đồng thời cộng tác với thầy thuốc để nhận định tình trạng người bệnh và giải quyết các yêu cầu của người bệnh. 2. Vai trò của người điều dưỡng ngoại khoa Trong khoa ngoại có nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận có một nội dung cộng tác riêng. Do đó vai trò người điều dưỡng cộng tác ở mỗi bộ phận cũng khác nhau. Nhưng dù công tác có khác nhau, vẫn phải tập trung đảm bảo nhiệm vụ chính là: - Quan sát nhận định tình hình người bệnh - Đánh giá các nhu cầu cần thiết của người bệnh để phục vụ cho cuộc mổ và những vấn đề liên quan sau mổ. - Giúp thầy thuốc trong công tác khám bệnh, chẩn đoán, phẫu thuật điều trị người bệnh. - Thực hiện các y lệnh điều trị của người thầy thuốc. - Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh và đánh giá kết quả chăm sóc đó. - Hướng dẫn người bệnh và gia đình họ về các vấn đề liên quan đến bệnh để phục hồi sức khoẻ cho người bệnh. 2.1. Tiếp đón người bệnh - Thái độ của người điều dưỡng phải vui vẻ, hoà nhã, gần gũi, thân mật giúp đỡ người bệnh đến khám bệnh, giới thiệu với người bệnh về bệnh viện, khoa phòng... 3
- - Khẩn trương chuẩn bị cho thầy thuốc tiến hành khám bệnh và cộng tác với thầy thuốc cùng khám (nếu cần). - Đối với người bệnh cấp cứu, cần phải chuẩn bị nhanh chóng dụng cụ, thuốc men, cùng thầy thuốc tiến hành hồi sức tại chỗ để cứu chữa người bệnh. - Đối với người bệnh được lưu lại theo dõi, người điều dưỡng phải tiến hành theo dõi chu đáo về huyết áp, mạch, nhiệt độ, nhịp thở, các triệu chứng lâm sàng và báo cáo lại cho thầy thuốc những diễn biến của người bệnh. - Đối với người bệnh được vào viện, tuỳ theo tình trạng nặng nhẹ, người điều dưỡng cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, phải trực tiếp đưa người bệnh vào khoa điều trị. - Đối với người bệnh đến làm tiểu phẫu, bó bột, cần niềm nở tiếp đón, khẩn trương tiến hành các thủ thuật hoặc hẹn và căn dặn người bệnh chu đáo. 2.2. Chuẩn bị người bệnh trước mổ Việc chuẩn bị cho người bệnh mổ tuỳ thuộc vào chương trình mổ hoặc tổ chức cơ quan của vùng cần mổ. Có hai loại chính : Mổ theo kế hoạch và mổ cấp cứu. - Động viên an ủi người bệnh, tìm hiểu tâm sinh lý, hoàn cảnh gia đình và kinh tế, giải thích các thắc mắc lo âu của người bệnh. - Theo dõi tình trạng diễn biến của người bệnh, báo cáo kịp thời cho thầy thuốc biết và phát hiện các biến chứng xảy ra (nếu có). - Theo dõi hàng ngày về mạch, nhiệt độ, huyết áp, cân nặng, nhịp thở, nước tiểu, phân... để nắm vững tình trạng của người bệnh. - Tuỳ theo từng bệnh mà người điều dưỡng còn phải thực hiện theo dõi những yêu cầu riêng của thầy thuốc. - Thực hiện nghiêm chỉnh các y lệnh điều trị và thủ thuật cho người bệnh trong những ngày trước khi mổ. - Chú ý theo dõi vấn đề ăn uống và giấc ngủ của người bệnh, động viên để người bệnh ăn uống tốt. - Chuẩn bị cho người bệnh làm các xét nghiệm cần thiết, cho người bệnh đi khám các chuyên khoa theo yêu cầu của thầy thuốc. - Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ bệnh án, giấy tờ khám bệnh có tính pháp lý, xét nghiệm, X quang.... và các thủ tục hành chính khác: Địa chỉ của người bệnh phải được ghi rõ ràng và tỷ mỷ. - Tiến hành vệ sinh vùng mổ, cạo lông, tóc,... thay quần áo và thực hiện y lệnh tiền mê cho người bệnh. 2.3. Theo dõi và chăm sóc người bệnh sau mổ 2.3.1. Theo dõi, chăm sóc trong 24 giờ đầu sau mổ - Cần động viên an ủi người bệnh, có thái độ nhẹ nhàng, thông cảm với sự đau đơn của người bệnh. - Nâng đỡ người bệnh để nằm theo tư thế thích hợp để người bệnh đỡ đau, dễ thở, thoải mái. - Tiếp tục theo dõi tình trạng toàn thân của người bệnh, ý thức, sắc mặt, mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ theo y lệnh cụ thể. - Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn. Kiểm tra 15 phút/lần, 30 phút/lần, 1giờ/lần cho tới khi dấu hiệu sinh tồn ổn định, tuỳ theo tình trạng nặng nhẹ của người bệnh. - Theo dõi lượng dịch vào và lượng dịch ra của người bệnh. Kiểm tra y lệnh và tốc độ truyền để đảm bảo cho người bệnh được truyền đúng dịch và đúng tốc độ. 4
- - Theo dõi và chăm sóc các ống dẫn lưu phải đảm bảo không bị gập và tắc. Phải giữ ống được thông và vô khuẩn, các ống được cố định tránh tụt và di động. Theo dõi số lượng, tính chất dịch thoát ra. - Theo dõi vết mổ, băng và phát hiện kịp thời những biến chứng và báo ngay cho thầy thuốc. - Tiếp tục thực hiện các y lệnh về hồi sức, theo dõi và chăm sóc sau mổ, theo dõi số lượng nước tiểu trong 24 giờ. - Đề phòng các biến chứng có thể xảy ra ngay sau khi mổ: + Nôn: Nếu người bệnh nôn, phải để nghiêng đầu cho nôn ra khay quả đậu, lau chùi sạch sẽ đờm dãi và chất nôn. + Ngất: Do nôn, người bệnh có thể bị ngất, mạch mất, huyết áp tụt, cần phát hiện sớm để báo ngay cho thầy thuốc xử lý kịp thời. + Ngạt: Do tụt lưỡi ra sau hoặc tắc đờm dãi, hay liệt cơ hô hấp, phải phát hiện ngay. Móc sạch đờm dãi, di vật, hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo hoặc làm hô hấp viện trợ, thở ô xy. + Shock: Thường do chảy máu cấp sau mổ, mạch nhanh, huyết áp tụt, xem ngay băng, vết mổ và ống dẫn lưu, phát hiện ngay và báo cáo bác sỹ để hồi sức tuần hoàn khẩn cấp, kịp thời. - Thực hiện nghiêm chỉnh, kịp thời các y lệnh về hồi sức, theo dõi và chăm sóc sau mổ: + Truyền máu: Truyền dịch, trợ lực trợ tim. + Thở oxy: Cần phải lưu ý lưu lượng oxy và lượng nước trong bình ẩm phải luôn luôn đủ và vận hành máy thở an toàn cho người bệnh, phát hiện kịp thời những hoạt động không bình thường của máy thở. Biết kỹ thuật hút và nguyên tắc hút đờm dãi trên người bệnh có máy thở. Biết sử dụng máy và theo dõi bão hoà oxy máu, tuỳ theo tình trạng hô hấp của người bệnh mà theo dõi lượng oxy trong máu 30 phút/lần hoặc 1 giờ/lần. + Ủ ấm: Đắp chăn cho người bệnh hay chườm lạnh nếu người bệnh sốt cao. - Người điều dưỡng phải báo cáo kịp thời những diễn biến của người bệnh cho thầy thuốc biết. - Khi người bệnh gần tỉnh, hay giãy giụa, người điều dưỡng phải chăm sóc chu đáo. - Hướng dẫn người bệnh tập thở sâu, tập ho, khạc, nhổ, chú ý vệ sinh răng miệng và xoa bóp tay chân. 2.3.2. Theo dõi chăm sóc người bệnh trong những ngày sau - Theo dõi tình trạng toàn thân: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở và các diễn biến của người bệnh nếu có. - Theo dõi số lượng nước tiểu, đánh trung tiện (nếu người bệnh mổ về bụng), sau khi đánh trung tiện được cho người bệnh ăn uống. - Theo dõi ống dẫn lưu, chỉ rút ống dẫn lưu khi có chỉ định của bác sỹ. - Theo dõi người bệnh ngồi dậy, tập cử động tay chân, tập đi men quanh giường . - Rửa mặt, đánh răng, súc miệng, lau người, vệ sinh vùng sinh dục tiết niệu cho người bệnh. - Thực hiện các y lệnh về điều trị, ăn uống và chăm sóc, chú ý xoay trở người bệnh đề phòng loét, viêm phổi... nếu người bệnh nằm lâu. 2.4. Chuẩn bị cho người bệnh xuất viện Người điều dưỡng cần phải làm: 5
- - Căn dặn người bệnh về các chế độ sau khi ra viện: Chế độ nghỉ ngơi, làm việc, chế độ ăn uống tẩm bổ, kiêng khem... - Hướng dẫn người bệnh và gia đình cách xử trí khi bị đau, cách thay đổi tư thế. - Chế độ sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt về giữ gìn giấc ngủ - Cách giữ gìn và bảo vệ vết mổ - Các triệu chứng báo hiệu về những biến chứng có thể xảy ra - Cách tập luyện để hồi phục dần các chức năng sinh lý - Hướng dẫn người bệnh thực hiện đơn thuốc và các lời khuyên của thầy thuốc sau khi ra viện. - Chuẩn bị các giấy tờ, hướng dẫn cho người bệnh thanh toán và làm các thủ tục ra viện. Quy trình điều dưỡng ngoại khoa Nhận định/Đánh giá tình trạng người bệnh Chuẩn bị người bệnh trước mổ Chăm sóc người bệnh trong mổ Chăm sóc người bệnh sau mổ Phục hồi chức năng Giáo dục sức khoẻ và chuẩn bị người bệnh ra viện Sơ đồ 1.1. Quy trình điều dưỡng ngoại khoa 3. Mục tiêu của điều dưỡng ngoại khoa - Giúp bệnh nhân hiểu rõ cuộc mổ mà họ chịu đựng và những gì có thể xảy ra sau đó. - Đánh giá chắc chắn rằng: Bệnh nhân có tình trạng tâm sinh lý và thể chất tốt để chịu đựng cuộc mổ. - Ngăn ngừa và phát hiện sớm các tai biến sau mổ. - Hoàn trả, phục hồi sức khoẻ cho bệnh nhân tốt nhất, đem đến sự tự phục vụ cho chính sức khoẻ bệnh nhân. - Quy trình làm việc của điều dưỡng ngoại khoa: + Nhận định, đánh giá bệnh. 6
- + Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ + Chăm sóc bệnh nhân trong thời gian mổ. + Chăm sóc và hồi sức sau mổ. + Phục hồi chức năng sau mổ. + Giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân và chuẩn bị ra viện. 4. Những yêu cầu của người điều dưỡng ngoại khoa - Tinh thông nghiệp vụ, thành thạo tay nghề, thao tác kỹ thuật chính xác: + Luôn có tinh thần học tập nghiệp vụ, nâng cao tay nghề, và những hiểu biết về bệnh lý, cách chăm sóc theo dõi người bệnh. + Luôn rèn luyện tay nghề, thủ thuật, kỹ thuật điêu luyện và chính xác. + Nghiêm túc và khẩn trương thực hiện các y lệnh + Theo dõi tỷ mỷ, ghi chép đầy đủ, nhậy cảm phát hiện các diễn biến và biến chứng của người bệnh. - Có ý thức và tác phong vô khuẩn trong mọi kỹ thuật và chăm sóc người bệnh. + Luôn tự giác chấp hành kỷ luật vô khuẩn, có ý thức giữ gìn vô khuẩn cho mình và cho người bệnh. + Thực hiện tuyệt đối vô khuẩn trong mọi thủ thuật thao tác và trong việc chuẩn bị các dụng cụ và vật liệu. + Thực hiện nghiêm chỉnh các chức trách và quy tắc chuyên môn. - Giúp đỡ thầy thuốc trong việc phát hiện, theo dõi và chăm sóc người bệnh: + Theo dõi tỷ mỷ, chính xác, phát hiện kịp thời, chu đáo. + Tranh thủ từng phút, từng giờ, để cứu chữa nạn nhân. + Bình tĩnh, không hoang mang hốt hoảng trong những trường hợp người bệnh nguy kịch phải khẩn trương cứu chữa đến cùng. + Không ngại khó khăn vất vả, nguy hiểm, bẩn thỉu đối với người bệnh, tất cả vì người bệnh mà cứu chữa. + Nhanh nhẹn, tháo vát, làm việc có sáng tạo, thông minh hợp đồng chặt chẽ, không máy móc, ỷ nại. - Có lòng thương yêu người bệnh cao độ, thực hiện lời dạy của Bác Hồ "Lương y như từ mẫu": + Nêu cao trách nhiệm trước người bệnh, không để xảy ra những thiếu sót, tai nạn do thiếu tinh thần trách nhiệm. + Gần gũi, thương yêu người bệnh, động viên, an ủi, thông cảm với sự đau đớn của người bệnh. + Hiểu rõ vai trò và trách nhiệm vinh quang của mình trong sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ và hạnh phúc của nhân dân. LƯỢNG GIÁ Chọn ý trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Mục tiêu của người điều dưỡng ngoại khoa là: A. Ngăn ngừa và phát hiện sớm các tai biến sau mổ. B. Ngăn ngừa tai biến có thể sảy ra với người bệnh. C. Phát hiện và xử trí kịp thời các tai biến. D. Phát hiện các tai biến và biết cách xử trí. Câu 2: Công việc đầu tiên trong quy trình điều dưỡng ngoại khoa là: A. Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ. 7
- B. Chăm sóc bệnh nhân trong thời gian mổ. C. Phục hồi chức năng sau mổ. D. Nhận định, đánh giá bệnh. Câu 3: Khi bệnh nhân ra viện người điều dưỡng phải: A. Hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc tại nhà. B. Yêu cầu người bệnh tuân thủ chế độ nghỉ ngơi. C. Giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân. D. Dặn người bệnh đến khám lại. Câu 4: Khi người bệnh trong cơn nguy kịch người điều dưỡng cần: A. Bình tĩnh, hoang mang hốt hoảng trong những trường hợp người bệnh nguy kịch phải khẩn trương cứu chữa đến cùng. B. Chấn tĩnh lại, hoang mang hốt hoảng trong những trường hợp người bệnh nguy kịch phải khẩn trương cứu chữa đến cùng. C. Bình tĩnh, không hoang mang hốt hoảng trong những trường hợp người bệnh nguy kịch phải khẩn trương cứu chữa đến cùng. D. Chấn tĩnh bản thân, không nên hoang mang hốt hoảng trong những trường hợp người bệnh nguy kịch phải khẩn trương cứu chữa đến cùng. Câu 5: Người điều dưỡng khi chăm sóc người bệnh cần A. Có lòng thương yêu người bệnh cao độ B. Có tình thương yêu con người. C. Có lòng thương vô hạn . D. Có sự quý trọng người bệnh. 8
- BÀI 2 CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRƯỚC MỔ, SAU MỔ MỤC TIÊU 1. Phân biệt được mổ theo kế hoạch và mổ cấp cứu. 2. Trình bày được công việc chuẩn bị người bệnh trước mổ. 3. Trình bày được cách chăm sóc người bệnh sau mổ. NỘI DUNG A. Chăm sóc bệnh nhân trước mổ 1. Đại cương - Chuẩn bị người bệnh trước khi mổ là một công tác quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến phẫu thuật. Nếu chuẩn bị tốt sẽ hạn chế được đến mức tối thiểu các tai biến trong khi gây mê và tiến hành phẫu thuật. Ngược lại nếu chuẩn bị không tốt, sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả phẫu thuật, đôi khi còn nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. - Do đó phải tiến hành chuẩn bị người bệnh trước khi mổ thật tốt, coi đó là một việc hết sức quan trọng của cả quá trình phẫu thuật. - Người điều dưỡng giữ vai trò chủ yếu trong việc chuẩn bị người bệnh trước khi mổ nhằm mục đích giúp cho người bệnh yên tâm sẵn sàng chấp nhận cuộc mổ. Chăm sóc, theo dõi và chuẩn bị trước mổ thật tốt góp phần vào sự thành công của cuộc mổ. - Có hai loại chính: Mổ có chương trình (mổ theo kế hoạch) và mổ cấp cứu. 2. Chuẩn bị người bệnh mổ theo kế hoạch Loại mổ này sau khi hội chẩn người có trách nhiệm chỉ định mổ sẽ sắp xếp thời gian lịch mổ ngày nào, ai mổ, phương thức mổ.. Mổ theo kế hoạch gồm các loại bệnh cần mổ có thể để thời gian nhất định mà không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. 2.1. Chuẩn bị tinh thần cho người bệnh 2.1.1. Đối với người bệnh - Trong những ngày trước khi mổ, người điều dưỡng phải gần gũi an ủi, giải thích cho người bệnh an tâm, gây cho người bệnh một niềm lạc quan, tin tưởng vào chuyên môn, giải thích cho người bệnh biết mục đích, lợi ích của việc phẫu thuật. - Cần tìm hiểu những lo lắng, thắc mắc của người bệnh, phản ảnh cho bác sỹ và cùng bác sỹ giải quyết cho người bệnh an tâm. - Không được cho người bệnh biết tính mạng nguy kịch của bệnh mà sinh ra lo lắng sợ hãi. Tuyệt đối không được giải thích những điều gì mà bác sỹ không cho phép. 2.1.2. Đối với thân nhân của người bệnh - Cần giải thích kỹ lưỡng, nói rõ bệnh tình của người bệnh cho người nhà biết, không giấu giếm những tiên lượng xấu, kể cả khả năng có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. 9
- - Mặt khác cũng cần phải tranh thủ sự đồng tình của gia đình kêu gọi họ quan tâm, chia xẻ, động viên người bệnh, cùng hợp tác trong việc chuẩn bị bệnh nhân để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành phẫu thuật. 2.2. Chuẩn bị thể chất bệnh nhân 2.2.1. Hồ sơ bệnh án - Hồ sơ bệnh án phải có đủ tất cả các loại giấy tờ có tính pháp lý, cần khai thác kỹ quá trình diễn biến của người bệnh, đặc biệt chú trọng đến các triệu chứng cơ năng và toàn thể, cần hỏi kỹ tiền sử của bệnh, ghi đầy đủ quá trình diễn biến bệnh tật. Địa chỉ của người bệnh phải ghi rõ ràng, chính xác. - Giấy cam kết chấp nhận phẫu thuật của bệnh nhân hoặc của thân nhân - Điều dưỡng phải kiểm tra sức khoẻ của người bệnh: + Kiểm tra chiều cao, cân nặng: Cần phải cân người bệnh trước khi mổ vì là cần thiết cho việc dùng thuốc hồi sức cho người bệnh sau này. + Xem người bệnh có các vấn đề đặcbiệt như hen phế quản, dị ứng thuốc, bệnh tim mạch, cao huyết áp, HIV hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm không. + Dấu hiệu sinh tồn: Mạch, Huyết áp, nhiệt độ, Nhịp thở + Theo dõi số lượng nước tiểu trong 24 giờ, bình thường trong 24 giờ một người đái từ 1,2 lít đến 2,5 lít. + Theo dõi phân: Số lần trong ngày, số lượng và màu sắc phân + Theo dõi nôn: Nếu người bệnh nôn thì phải theo dõi số lần nôn, số lượng nôn, chất nôn, màu sắc... - Trong quá trình theo dõi, người điều dưỡng báo cáo kịp thời những diễn biến của người bệnh cho bác sỹ biết để xử trí. - Tất cả những theo dõi hàng ngày phải ghi đầy đủ vào hồ sơ bệnh án, giúp cho bác sỹ chẩn đoán bệnh và tiên lượng sau này. 2.2.2. Chuẩn bị các xét nghiệm cận lâm sàng - Các xét nghiệm cơ bản: + Máu: Số lượng hồng câu, bạch cầu, tiểu cầu Công thức bạch cầu Nhóm máu để truyền máu khi cần Tốc độ lắng máu Thời gian đông máu, thời gian chảy máu Tỷ lệ huyết cấu tố Protit toàn phần, Lipit toàn phần, Glucoza huyết Điện giải đồ Urê huyết + Nước tiểu : Định lượng urê niệu, Protein niệu, Glucoza niệu, Tế bào (hồng cầu, bạch cầu...) + Phân : Tìm trứng ký sinh vật trong phân Tìm các tế bào bất thường trong phân (hồng cầu, bạch cầu...) Thăm do một số chức năng cần thiết. + Thăm dò chức năng gan: Định lượng Cholestanl Transaminaza SGOT, SGPT Photphataza kiềm, Bilirubin, Prothrombine 10