Phát triển ứng dụng - Chương 1: Tổng quan

pptx 21 trang vanle 2300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phát triển ứng dụng - Chương 1: Tổng quan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxphat_trien_ung_dung_chuong_1_tong_quan.pptx

Nội dung text: Phát triển ứng dụng - Chương 1: Tổng quan

  1. Môn: PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG Chương 1. Tổng quan
  2. Nội dung 1.1. Tổng quan về phát triển ứng dụng CNTT 1.2. Software Development Life Cycle (SDLC) 1.3. Các loại ứng dụng ❑ Web-based application ❑ Ứng dụng chạy trên nền máy PC (client/server) ❑ Ứng dụng trên Smart phone 1.4. Các bước phát triển ứng dụng (ở mức đơn giản) 1.5. Kỹ năng làm việc nhóm 1.6. Nguyên tắc xây dựng tài liệu Chương 1. Tổng quan 2
  3. 1.1. Tổng quan về phát triển ứng dụng CNTT CNTT là việc sử dụng các công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, lưu trữ, xử lý và truyền dẫn thông tin. Có nhiều cách phân loại các chuyên ngành học CNTT nhưng theo chuẩn ACM của Mỹ thì bậc học đại học CNTT được chia làm 5 chuyên ngành là: ◼ Khoa học máy tính (Computer Science) ◼ Công nghệ máy tính (Computer Technology) ◼ Công nghệ phần mềm (Software Engineering) ◼ Hệ thống thông tin (Information System) ◼ Ứng dụng CNTT (Information Technology) Chương 1. Tổng quan 3
  4. 1.1. Tổng quan về PTUD CNTT (tt) Khoa học máy tính (Computer Science): thiên về các lý thuyết cơ bản của ngành CNTT như lý thuyết tính toán, khoa học vật liệu, lý thuyết xử lý hình ảnh, âm thanh, lý thuyết khai thác CSDL, Công nghệ máy tính (Computer Technology): thiên về đào tạo lý thuyết và ứng dụng liên quan đến thiết kế và sản xuất phần cứng máy tính. Công nghệ phần mềm (Software Engineering): lý thuyết và ứng dụng các công nghệ sản xuất phần mềm, quy trình, công cụ, ngôn ngữ lập trình. Hệ thống thông tin (Information System): lý thuyết và ứng dụng CNTT trong việc quản lý hệ thống thông tin của doanh nghiệp Ứng dụng CNTT (Information Technology): ứng dụng và triển khai CNTT trong các lĩnh vực hoạt động của cuộc sống. Chương 1. Tổng quan 4
  5. 1.2. Software Development Life Cycle (SDLC) Chương 1. Tổng quan 5
  6. 1.2. Software Development Life Cycle (tt) SDLC là cách tiếp cận theo từng giai đoạn để phân tích và thiết kế một hệ thống thông tin tốt nhất thông qua hoạt động của người dùng Chu kỳ phần mềm thường trải qua các giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Preliminary Investigation/Requirement (nghiên cứu sơ bộ/thu thập yêu cầu) Giai đoạn 2: Analysis (Phân tích) Giai đoạn 3: Design (Thiết kế) Giai đoạn 4: Development/Construction (Xây dựng) Giai đoạn 5: Testing (Kiểm thử hệ thống) Giai đoạn 6: Implementation (Triển khai hệ thống) Giai đoạn 7: Maintenance (Bảo trì, nâng cấp) Chương 1. Tổng quan 6
  7. 1.3. Các loại phần mềm ứng dụng Phần mềm máy tính (Computer Software) là một tập hợp những câu lệnh hoặc chỉ thị (Instruction) được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định, và các dữ liệu liên quan nhằm tự động thực hiện một số chức năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó. Một số loại phần mềm ◼ Phần mềm hệ thống ◼ Phần mềm ứng dụng Phần mềm được phát triển giải quyết tự động nhứng công việc hay vấn đề cụ thể nào đó thường gặp trong cuộc sống. Có những phần mềm ứng dụng được phát triển theo đơn đặt hàng riêng có tính đặc thù của một cá nhân hay tổ chức ◼ Các loại khác Chương 1. Tổng quan 7
  8. 1.3. Các loại phần mềm ứng dụng (tt) Xu hướng phát triển phần mềm ứng dụng Ứng dụng di động ◼ Điện thoại di động là một thị trường hấp dẫn và đa dạng. ◼ Nhiều dự án liên quan đến iOS hay Android. Big Data- Dữ liệu lớn ◼ Hadoop, Storm/Spark, NoSQL, Cassandra, Hbase Đám mây Phát triển DevOps ◼ Ruby hay Python Ứng dụng phát triển dựa trên giao diện người dùng ◼ Ứng dụng Web ◼ Ứng dụng Desktop Chương 1. Tổng quan 8
  9. 1.4. Các bước phát triển ứng dụng Phát triển ứng dụng chưa thực hiện hết các bước của quy trình phát triển phần mềm SDLC Phát triển ứng dụng thực hiện các bước đơn giản như sau ◼ Xác định yêu cầu từ những yêu cầu thực tế ◼ Phân tích ứng dụng (chọn phương pháp tiếp cận và phân tích vấn đề) ◼ Thiết kế ứng dụng ◼ Lập trình ứng dụng trên ngôn ngữ lập trình cụ thể ◼ Kiểm thử ứng dụng Chương 1. Tổng quan 9
  10. 1.5. Kỹ năng làm việc nhóm Nhóm - Team ◼ Một nhóm người tự quản ◼ Có những kỹ năng có thể bổ trợ cho nhau ◼ Cùng hướng tới thực hiện một mục tiêu Làm việc nhóm – Team work: Làm việc cùng nhau, góp sức, phối hợp nhịp nhàng để đạt mục tiêu chung Các yếu tố giúp nhóm làm việc hiệu quả 1. Sự chia sẻ mục tiêu 2. Vai trò của các thành viên 3. Quan hệ của các thành viên 4. Giao tiếp 5. Cùng hợp sức giải quyết vấn đề Chương 1. Tổng quan 10
  11. 1.5. Kỹ năng làm việc nhóm (tt) Các yếu tố giúp nhóm làm việc hiệu quả (tt) 1. Sự chia sẻ mục tiêu Đội phải có mục tiêu chung Mục tiêu của đội phải rõ ràng, cụ thể Các cá nhân trong đội đều hiểu rõ mục tiêu của đội và cam kết thực hiện 2. Vai trò của các thành viên Sức mạnh của đội hiệu quả được thể hiện ở chính việc huy động được nguồn lực (kỹ năng, năng lực) của mỗi cá nhân trong nhóm Mọi cá nhân được phân công nhiệm vụ rõ ràng và phù hợp với năng lực Mọi cá nhân đều hiểu rõ nhiệm vụ và vai trò của mình trong đội và trong mỗi công việc Chương 1. Tổng quan 11
  12. 1.5. Kỹ năng làm việc nhóm (tt) Các yếu tố giúp nhóm làm việc hiệu quả (tt) 3. Quan hệ giữa các thành viên Tin tưởng Ủng hộ và hợp tác, giúp đỡ Tôn trọng Cởi mở và chân thành Hướng vào mục tiêu chung của nhóm ◼ Từng cá nhân riêng lẻ có thể rất giỏi nhưng kết quả thực hiện công việc chưa chắc đã cao. ◼ Nhiều cá nhân phối hợp với nhau, bổ sung cho nhau -> kết quả cao hơn nhiều Chương 1. Tổng quan 12
  13. 1.5. Kỹ năng làm việc nhóm (tt) Các yếu tố giúp nhóm làm việc hiệu quả (tt) 4. Giao tiếp hiệu quả Tập thể có sự giao tiếp tốt là nơi có sự tin tưởng và tôn trọng nhau Người nói: Thẳng thắn, tế nhị, thông tin xác thực, động viên, không nhạo báng, không Người nghe: Nghe chủ động, khuyến khích, tôn trọng, không mục kích, không phán xét Chương 1. Tổng quan 13
  14. 1.5. Kỹ năng làm việc nhóm (tt) Các yếu tố giúp nhóm làm việc hiệu quả (tt) 4. Giao tiếp hiệu quả (tt) Giao tiếp hiệu quả thể hiện: Chủ động, sẵn sàng chia sẻ thông tin, ý kiến Lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác Lựa chọn câu, từ dễ hiểu, rõ ràng Nhận biết xem người nghe có lắng nghe và có hiểu không Hướng vào công việc/sự việc, vào mục tiêu Nhất quán với tình cảm, suy nghĩ thật Thẳng thắn nhưng chân thành, thể hiện chính kiến cá nhân Đạt sự hiểu biết lẫn nhau, khuyến khích ý tưởng mới và tìm kiếm giải pháp Lựa chọn, địa điểm, thời gian phù hợp Chương 1. Tổng quan 14
  15. 1.5. Kỹ năng làm việc nhóm (tt) Các yếu tố giúp nhóm làm việc hiệu quả (tt) 5. Cùng hợp sức giải quyết vấn đề Mọi thành viên không ngại đương đầu, đồng lòng, chung sức để cùng nhau tìm cách giải quyết. Đây chính là một trong những lý do tại sao lại phải làm việc theo NHÓM. Bởi có nhiều công việc phức tạp, đòi hỏi nhiều kỹ năng, kiến thức khác nhau. MỘT NGƯỜI không thể tự giải quyết được mà cần phải có sự góp sức, trí tuệ của một NHÓM NGƯỜI. Chương 1. Tổng quan 15
  16. 1.6. Nguyên tắc xây dựng tài liệu Báo cáo ◼ Là một phương thức trình bày thông tin ◼ Rõ ràng, cô đọng và dễ đọc ◼ Dễ dàng thu thập thông tin và dữ liệu Xác định rõ mục đích, lưu ý các nội dung bắt buộc, hình thức và bố cục. Xây dựng cấu trúc ◼ Trung thực, chính xác ◼ Nội dung báo cáo cụ thể, trọng tâm ◼ Báo cáo phải đảm bảo thời gian Chương 1. Tổng quan 16
  17. 1.6. Nguyên tắc xây dựng tài liệu Một báo cáo thành công là một báo cáo Giới hạn cho nhóm người đọc xác định Có nội dung sắp xếp hợp lý Cách trình bày sáng sủa và thuyết phục Quá trình viết một bài báo cáo được chia làm các bước Chuẩn bị: xác định đề tài, xác định người đọc là ai, tìm kiếm tài liệu, thông tin Viết nháp: phát triển các ý, chủ điểm xuyên suốt bài Xem lại: xem qua chủ điểm Đọc thử: tập trung vào những lỗi không thuộc về nội dung như chính tả, ngữ, ngắt đoạn Chương 1. Tổng quan 17
  18. 1.6. Nguyên tắc xây dựng tài liệu (tt) Lưu ý về định dạng tài liệu: Định dạng thống nhất 1. Khổ giấy 2. Kiểu chữ (font): Heading 1, 2, 3, Normal 3. Paragraph: Cách dòng (line spacing), Cách đoạn (spacing) 4. Định lề (margin) 5. Đánh số trang 6. Đánh số các chương mục 7. Lưu ý, xác định qui định đối với bảng, biểu, đồ thị, hình vẽ 8. Lưu ý cách viết tài liệu tham khảo và cách trích dẫn tài liệu trong báo cáo Chương 1. Tổng quan 18
  19. 1.6. Nguyên tắc xây dựng tài liệu (tt) Cấu trúc cơ bản của báo cáo Trang tựa đề Phần giới thiệu Cảm nhận, cảm ơn Nội dung công việc Kết luận, đánh giá Đề nghị, giải pháp và hành động cụ thể Phụ lục Tài liệu tham khảo Chương 1. Tổng quan 19
  20. 1.6. Nguyên tắc xây dựng tài liệu (tt) Hoàn thiện nội dung Câu chữ. ◼ Trong báo cáo nên sử dụng ngôn ngữ phổ thông, dễ hiểu. Lối hành văn mạch lạc, rõ ràng, thiết thực. ◼ Nên tránh những từ ngữ quá hoa mỹ, phô trương vì báo cáo cần sự ngắn gọn nhưng đầy đủ và chính xác. Hình ảnh minh họa (nếu cần): có thể sử dụng các số liệu, biểu đồ để minh họa nhưng những số liệu và sơ đồ phải dễ hiểu và có tính khoa học. Không nên viết báo cáo sơ sài. Hoàn thiện hình thức Lỗi chính tả Tổng thể Chương 1. Tổng quan 20
  21. Chương 1. Tổng quan 21