Phát triển hệ thống thông tin kinh tế - Chương 10: Bảo trì hệ thống

pdf 17 trang vanle 3110
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển hệ thống thông tin kinh tế - Chương 10: Bảo trì hệ thống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphat_trien_he_thong_thong_tin_kinh_te_chuong_10_bao_tri_he_t.pdf

Nội dung text: Phát triển hệ thống thông tin kinh tế - Chương 10: Bảo trì hệ thống

  1. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ • Triển khai và vận hành hệ thống Phần 4 Chương 8: Kiểm thử hệ thống Chương 9: Cài đặt hệ thống Chương 10: Bảo trì hệ thống
  2. Chương 10: Bảo trì hệ thống 1. Khái niệm bảo trì 2. Các hình thái bảo trì 3. Các công việc bảo trì 4. Hiệu ứng bảo trì 2
  3. 1. Khái niệm bảo trì 2. Các hình thái bảo trì 1. Khái niệm 3. Các công việc bảo trì 2. Lý do bảo trì 4. Hiệu ứng bảo trì  Bảo trì là giai đoạn cuối cùng của chu trình phát triển hệ thống, liên quan tới các hoạt động kiểm tra, chỉnh sửa và nâng cấp hệ thống sau khi đã được đưa vào sử dụng nhằm tăng cường tính hiệu quả của hệ thống đối với các mục tiêu của tổ chức.  Chi phí bảo trì phần mềm có thể chiếm khoảng 20% giá trị của phần mềm và là một phần tất yếu để vận hành hệ thống luôn phù hợp với người sử dụng.  Các tổ chức có thể tự thực hiện công việc bảo trì hoặc thuê các công ty bên ngoài thực hiện, ví dụ nhiều công ty sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu của Oracle và SAP thường thuê luôn họ bảo trì cho hệ thống cơ sở dữ liệu của mình. 3
  4. 1. Khái niệm bảo trì 2. Các hình thái bảo trì 1. Khái niệm 3. Các công việc bảo trì 2. Lý do bảo trì 4. Hiệu ứng bảo trì  Các tổ chức thường đầu tư một lượng vốn khá lớn vào các hệ thống phần mềm nên họ có quyền đòi hỏi phải sở hữu một hệ thống hoàn hảo và để bảo trì giá trị sở hữu của tổ chức, họ phải thay đổi và cải tiến hệ thống. – Phần mềm có lỗi và cần phải sửa chữa. – Những yêu cầu mới sẽ xuất hiện khi phần mềm được đem vào sử dụng. – Môi trường nghiệp vụ hệ thống bị thay đổi. – Máy tính và các thiết bị mới được bổ sung vào hệ thống. – Hiệu năng hoặc độ tin cậy của hệ thống phải được nâng cấp, cải thiện. 4
  5. 1. Khái niệm bảo trì 1. Bảo trì hiệu chỉnh 2. Các hình thái bảo trì 2. Bảo trì thích nghi 3. Các công việc bảo trì 3. Bảo trì hoàn thiện 4. Hiệu ứng bảo trì 4. Bảo trì phòng ngừa  Khắc phục những khiếm khuyết có trong phần mềm do khi kiểm thử chương trình không kiểm soát được mọi lỗi ẩn chứa bên trong hệ thống. Trong quá trình sử dụng chương trình, lỗi sẽ được người dùng phản hồi lại về cho đội ngũ phát triển để phân tích và hiệu chỉnh.  Một số nguyên nhân của bảo trì hiệu chỉnh gồm: – Kỹ sư phần mềm và khách hàng hiểu nhầm ý nhau. – Lỗi tiềm ẩn của phần mềm do sơ ý của lập trình viên hoặc khi kiểm thử chưa bao quát hết. – Một số chức năng của phần mềm không đáp ứng được các yêu cầu về bộ nhớ, thời gian – Thiếu chuẩn hoá trong các bước phát triển phần mềm trước đó 5
  6. 1. Khái niệm bảo trì 1. Bảo trì hiệu chỉnh 2. Các hình thái bảo trì 2. Bảo trì thích nghi 3. Các công việc bảo trì 3. Bảo trì hoàn thiện 4. Hiệu ứng bảo trì 4. Bảo trì phòng ngừa  Là hoạt động sửa chữa phần mềm để thích ứng được với những thay đổi của môi trường bên ngoài nhằm duy trì và quản lý phần mềm theo vòng đời của nó.  Một số nguyên nhân của bảo trì thích nghi gồm: – Thành phần phần cứng thường xuyên thay đổi theo chu trình 24 tháng một lần. – Những hệ điều hành mới hay phiên bản mới của các hệ cũ đều đặn xuất hiện. – Thiết bị ngoại vi và các thành phần hệ thống khác liên tục được nâng cấp và thay đổi. 6
  7. 1. Khái niệm bảo trì 1. Bảo trì hiệu chỉnh 2. Các hình thái bảo trì 2. Bảo trì thích nghi 3. Các công việc bảo trì 3. Bảo trì hoàn thiện 4. Hiệu ứng bảo trì 4. Bảo trì phòng ngừa  Là hoạt động sửa đổi phần mềm theo các yêu cầu ngày càng hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn và hợp lý hơn của người sử dụng.  Một số nguyên nhân của bảo trì hoàn thiện gồm: – Mở rộng thêm các chức năng mới cho hệ thống. – Cải tiến phương thức truy cập dữ liệu do muốn nâng cao hiệu suất của chương trình. – Cải tiến quản lý kéo theo cải tiến phương pháp và trình tự công việc. – Thay đổi người dùng hoặc thay đổi các thao tác thực hiện. 7
  8. 1. Khái niệm bảo trì 1. Bảo trì hiệu chỉnh 2. Các hình thái bảo trì 2. Bảo trì thích nghi 3. Các công việc bảo trì 3. Bảo trì hoàn thiện 4. Hiệu ứng bảo trì 4. Bảo trì phòng ngừa  Là hoạt động chỉnh sửa chương trình có tính đến tương lai của hệ thống sẽ được mở rộng và thay đổi như thế nào, đây là một vấn đề khá mới và còn đang được tranh cãi.  Thay vì đợi cho đến khi nhận được yêu cầu bảo trì, các tổ chức phát triển hay bảo trì chọn một chương trình mà: – Sẽ được sử dụng trong một số năm định trước. – Hiện đang được sử dụng tốt và dễ bị thay đổi hoặc nâng cấp trong tương lai gần.  Khi một tổ chức phát triển phần mềm bán phần mềm như là một sản phẩm thì bảo trì phòng ngừa được xem như phiên bản mới của chương trình. 8
  9. 1. Khái niệm bảo trì 1. Báo cáo 2. Các hình thái bảo trì 2. Lưu giữ hồ sơ 3. Các công việc bảo trì 4. Hiệu ứng bảo trì 3. Xác định chi phí bảo trì  Tất cả các yêu cầu về việc bảo trì phần mềm cần được trình bày theo một tiêu chuẩn, người phát triển phần mềm cung cấp một đơn yêu cầu bảo trì còn được gọi là báo cáo các lỗi phần mềm cho khách hàng.  Báo cáo này được người sử dụng điền vào khi yêu cầu bảo trì phần mềm, nếu chương trình xuất hiện lỗi thì khách hàng phải mô tả đầy đủ tình huống dẫn đến lỗi, bao gồm dữ liệu, đoạn chương trình và các yêu cầu khác vào trong bản báo cáo.  Đơn yêu cầu bảo trì sẽ được người kiểm soát bảo trì và người quản lý hệ thống xem xét. Đây được coi như một cơ sở để đề ra kế hoạch của công việc bảo trì.  Nếu yêu cầu bảo trì là bảo trì thích nghi hoặc bảo trì hoàn thiện thì các yêu cầu chi tiết sẽ được thảo ra. 9
  10. 1. Khái niệm bảo trì 1. Báo cáo 2. Các hình thái bảo trì 2. Lưu giữ hồ sơ 3. Các công việc bảo trì 4. Hiệu ứng bảo trì 3. Xác định chi phí bảo trì  Trong nội bộ của đội ngũ phát triển phần mềm cũng phải tạo ra một báo cáo về thay đổi phần mềm, báo cáo này vạch rõ: – Các công sức đòi hỏi để thực hiện một đơn yêu cầu bảo trì. – Trạng thái ban đầu của yêu cầu sửa đổi. – Mức ưu tiên của yêu cầu sửa đổi. – Các dữ liệu cần cho việc sửa đổi 10
  11. 1. Khái niệm bảo trì 1. Báo cáo 2. Các hình thái bảo trì 2. Lưu giữ hồ sơ 3. Các công việc bảo trì 4. Hiệu ứng bảo trì 3. Xác định chi phí bảo trì  Trong quá trình bảo trì chúng ta phải xây dựng hồ sơ bảo trì, trong đó chứa các thông tin sau: – Đơn yêu cầu bảo trì chương trình. – Số lượng các câu lệnh trong chương trình nguồn. – Ngôn ngữ lập trình được sử dụng. – Ngày cài đặt chương trình. – Số các chương trình chạy từ khi cài đặt. – Số các lỗi xử lý xảy ra. 11
  12. 1. Khái niệm bảo trì 1. Báo cáo 2. Các hình thái bảo trì 2. Lưu giữ hồ sơ 3. Các công việc bảo trì 4. Hiệu ứng bảo trì 3. Xác định chi phí bảo trì – Số các câu lệnh được thêm vào chương trình nguồn khi chương trình thay đổi. – Số các câu lệnh được xóa khỏi chương trình nguồn khi chương trình thay đổi. – Số giờ mỗi người sử dụng cho mỗi lần sửa đổi. – Ngày thay đổi chương trình. – Kiểu bảo trì. – Ngày bắt đầu và kết thúc bảo trì. – Tổng số giờ của mỗi người dùng cho việc bảo trì. 12
  13. 1. Khái niệm bảo trì 1. Báo cáo 2. Các hình thái bảo trì 2. Lưu giữ hồ sơ 3. Các công việc bảo trì 4. Hiệu ứng bảo trì 3. Xác định chi phí bảo trì  Việc xác định giá trị bảo trì là công việc phức tạp vì nhiều yếu tố mang tính định tính, theo các chuyên gia thì đánh giá về việc thực hiện bảo trì dựa vào: – Số lượng trung bình các lỗi xử lý cho một lần chạy chương trình. – Tổng số giờ của mỗi người dùng cho mỗi loại bảo trì. – Số lượng trung bình các thay đổi theo chương trình, theo ngôn ngữ lập trình, theo kiểu bảo trì. – Thời gian trung bình cho việc bảo trì một đơn yêu cầu bảo trì 13
  14. 1. Khái niệm bảo trì 1. Hiệu ứng thay đổi mã nguồn 2. Các hình thái bảo trì 2. Hiệu ứng thay đổi dữ liệu 3. Các công việc bảo trì 4. Hiệu ứng bảo trì 3. Hiệu ứng thay đổi tài liệu  Một thay đổi đơn giản tới một câu lệnh đơn cũng có thể đem lại một hậu quả khó lường. Mặc dù không phải các ảnh hưởng đều là tiêu cực, nhưng việc sửa lỗi luôn dẫn đến các vấn đề phức tạp.  Tuy tất cả các thay đổi mã lệnh chương trình đều có thể tạo ra lỗi, nhưng chủ yếu tập trung vào các thay đổi sau: – Một chương trình con bị xóa hoặc thay đổi. – Một dòng nhãn bị xóa hoặc thay đổi. – Một biến bị xóa hoặc thay đổi. – Việc mở và đóng file bị thay đổi. – Các phép toán logic bị thay đổi. – Việc thay đổi thiết kế chuyển thành các thay đổi lớn về chương trình 14
  15. 1. Khái niệm bảo trì 1. Hiệu ứng thay đổi mã nguồn 2. Các hình thái bảo trì 2. Hiệu ứng thay đổi dữ liệu 3. Các công việc bảo trì 4. Hiệu ứng bảo trì 3. Hiệu ứng thay đổi tài liệu  Trong quá trình bảo trì, việc sửa đổi thường được tiến hành đối với các phần tử riêng rẽ của cấu trúc dữ liệu. Khi một phần tử bị thay đổi dữ liệu thì kéo theo việc dữ liệu đó không phù hợp với một số đoạn chương trình khác và gây ra lỗi.  Hiệu ứng lề của dữ liệu xảy ra như là kết quả của việc thay đổi cấu trúc dữ liệu. Các thay đổi dữ liệu sau đây thường gây ra lỗi: – Định nghĩa lại các hằng số cục bộ và hằng số địa phương. – Định nghĩa lại cấu trúc bản ghi hay cấu trúc file. – Tăng hoặc giảm kích thước một mảng. – Thay đổi dữ liệu tổng thể. – Định nghĩa lại các cờ điều khiển và các con trỏ. – Xếp lại các tham số vào hay tham số ra của chương trình con 15
  16. 1. Khái niệm bảo trì 1. Hiệu ứng thay đổi mã nguồn 2. Các hình thái bảo trì 2. Hiệu ứng thay đổi dữ liệu 3. Các công việc bảo trì 4. Hiệu ứng bảo trì 3. Hiệu ứng thay đổi tài liệu  Trong quá trình bảo trì sự ảnh hưởng của tài liệu xảy ra khi thay đổi chương trình nguồn mà không thay đổi tài liệu thiết kế và tài liệu hướng dẫn sử dụng.  Bất cứ có thay đổi về luồng dữ liệu, cấu trúc phần mềm, các thủ tục thì tài liệu kỹ thuật phải được cập nhật vì nếu tài liệu kỹ thuật phản ánh không đúng trạng thái hiện tại của phần mềm thì còn tồi tệ hơn việc không có tài liệu.  Các hiệu ứng lề trong tài liệu có thể được giảm về căn bản nếu toàn bộ cấu hình được xem xét trước khi phát hành phiên bản phần mềm tiếp sau.  Thực tế một vài yêu cầu bảo trì không đòi hỏi việc thay đổi thiết kế của phần mềm hoặc mã chương trình, mà chỉ cần chỉ ra sự thiếu rõ ràng trong tài liệu của người sử dụng. Trong những trường hợp như vậy chỉ cần tập trung bảo trì tài liệu kỹ thuật. 16