Phát triển công tác xã hội ở Việt Nam

ppt 22 trang vanle 4390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phát triển công tác xã hội ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptphat_trien_cong_tac_xa_hoi_o_viet_nam.ppt

Nội dung text: Phát triển công tác xã hội ở Việt Nam

  1. Phát triển công tác xã hội ở Việt Nam Lê Hồng Loan Trưởng Phòng Bảo Vệ Trẻ Em UNICEF Việt Nam
  2. Phần 1 Vai trò và Nhiệm Vụ của Cán Bộ Xã Hội
  3. Sự phát triển nghành công tác xã hội trên thế giới • Công tác xã hội phát triển như một nghề nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, thông qua hỗ trợ và tác động đối với cá nhân, gia đình, nhóm đối tượng, cộng đồng và hệ thống xã hội nhằm giải quyết vấn đề xã hội, tăng cường phúc lợi xã hội. • Công tác xã hôi ra đời do nhu cầu xã hôi trong quá trình công nghiệp hóa, và hiện đại hóa nhằm giải quyết các vấn đề xã hội ngày càng phức tạp • Công tác xã hôi (CTXH) xuất hiện lần đầu tiên giữa thế kỷ thứ 19. • Tới năm 2009, 84 quốc gia là thành viên của Hiệp hội Cán bộ xã hội Quốc tế
  4. Định nghĩa công tác xã hội Hiệp hội Nhân Viên Công Tác Xã Hội Quốc Tế và Hiệp hội các trường Công Tác Xã Hội Quốc Tế, định nghĩa công tác xã hội là: Nghề công tác xã hội thúc đẩy sự phát triển xã hội, giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ, tạo khả năng và giải phóng con người nhằm thúc đẩy phúc lợi. Sử dụng các học thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội, công tác xã hội can thiệp vào những thời điểm khi con người tương tác với các môi trường của mình. Nhân quyền và công lý trong xã hội là những nguyên tắc nền tảng của công tác xã hội.
  5. Công tác xã hội trong bối cảnh quốc tế • Công tác xã hội trên thế giới đều dựa trên một định nghĩa, mục tiêu cơ bản và những giá trị chung • Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có hướng tiếp cận của riêng mình, hướng tiếp cận này phản ánh trình độ phát triển, bối cảnh và văn hóa của quốc gia đó • Mỹ, Úc và các nước Bắc Âu thì nhấn mạnh sự tương tác với cá nhân trong điều kiện một hệ thống phúc lợi xã hội đã phát triển ở trình độ cao. Ở các quốc gia khác, ví dự như Philippines, Papua New Guinea, các quốc gia Đông và Nam Phi thì trọng tâm là sự phát triển xã hội
  6. Những yếu tố của nghề công tác xã hội chuyên nghiệp Ở những quốc gia có nghề công tác xã hội được chuyên nghiệp hóa, đều bao gồm những yếu tố chính sau đây: – Hệ thống pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ xã hội – Hệ thống giáo dục và đào tạo – Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, và thang bảng lương – Hiệp hội nghề công tác xã hội Bên cạnh đó, một số quốc gia còn xây dựng: – Tiêu chuẩn nghề công tác xã hội – Đạo đức nghề công tác xã hội
  7. Mục đích của công tác xã hội • Mục đích của công tác xã hội là can thiệp hỗ trợ các cá nhân, gia đình, nhóm người, cộng đồng và tác động vào các hệ thống xã hội để giúp họ giải quyết được các vấn đề, thay đổi về mặt xã hội và tăng cường an sinh xã hội • Đối tượng của công tác xã hội có thể là: – Cá nhân – Gia đình – Nhóm người (ví dụ: những người có cùng nhu cầu hoặc vấn đề) – Cộng đồng – Các hệ thống xã hội
  8. Vai trò của cán bộ xã hội (1) • Công tác xã hội có những vai trò và chức năng khác nhau. Việc kết hợp với nhau như thế nào còn tùy thuộc vào từng hòan cảnh và đối tương tác động cụ thể. • Cá nhân – Cán bộ quản lý ca – Nhà tham vấn • Gia đình – Cán bộ quản lý ca – Người trị liệu • Nhóm – Người điều hành – Người tổ chức – Người hòa giải
  9. Vai trò của cán bộ xã hội (2) • Cộng đồng – Người tổ chức – Người điều hành – Người hòa giải – Người biện hộ – Người nghiên cứu – Người vận động • Tổ chức – Quản lý/giám sát/cố vấn – Nhà tham vấn/hòa giải • Nghiên cứu và phát triển chính sách – Nhà nghiên cứu – Người hoạch định chính sách – Cố vấn – Người biện hộ
  10. Nhân viên công tác xã hội làm việc ở đâu? • Trong các cơ quan nhà nước ở các cấp • Làm viêc ở cộng đồng, và trong các cơ sở cung cấp dịch vụ • Trong các trung tâm: cơ sở bảo trợ xã hội, trường giáo dưỡng, trại giam • Trong các tổ chức xã hội • Tổ chức phi chính phủ
  11. Cán bộ xã hội làm việc trong những lĩnh vực nào? • Bảo vệ trẻ em • Tư pháp với người chưa thành niên • Hỗ trợ gia đình có vấn đề, mâu thuẫn, khủng hoảng • Bảo trợ xã hội cho người già • Bảo trơ xã hội cho người tàn tật • Phát triển cộng đồng • Giáo dục • Y tế, bao gồm cả lĩnh vực sức khỏe tâm thần • Phòng chống tệ nạn xã hội
  12. Phần 2 Công tác xã hội ở Việt Nam
  13. Sự cần thiết phải có nghề công tác xã hội ở Việt Nam • Biến đổi nhanh chóng về kinh tế xã hội do quá trình Đổi Mới, hiện đại hóa, công nghiệp hóa; • Sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo; • Chênh lệch và phát triển không đồng đều giữa các vùng miền • Những vấn đề và nhu cầu xã hội bắt nguồn từ những thay đổi trong các mối quan hệ gia đình và cộng đồng, tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và hiện đại hóa • Giảm nghèo vẫn còn là một vấn đề quan trọng • Sự di cư ồ ạt ra các vùng đô thị • Nhiều vấn đế xã hội nảy sinh như các tệ nạn xã hội, mại dâm, sử dụng chất ma túy, tình hình phạm tội tăng • HIV/AIDS • Gia tăng số lượng trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt • Sức ép ngày càng cao đối với các học sinh và sinh viên, gây nên sự căng thẳng đối với thanh thiếu niên • Tỉ lệ li hôn ngày càng tăng, thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha và/hoặc mẹ • Nhu cầu về chăm sóc tâm lý xã hội cùng với nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần ngày càng tăng • Số lượng người già ngày càng tăng (7.5 triệu người) • Một số lượng lớn người khuyết tật (5.3 triệu)
  14. Kiến nghị phát triển tính chuyên nghiệp của CTXH Xây dựng hành lang pháp lý quy định vai trò, quyền hạn và trách nhiêm của cán bộ xã hội Công nhận CTXH là một nghề có mã nghề, chức danh, tiêu chuẩn, Cơ cấu nghề và thang bảng lương cụ thể Đào tạo CBXH chuyên nghiệp bổ sung nguồn nhân lực (đại học và sau đại học) Đào tạo/tập huấn nâng cao theo hình thức tích lũy chứng chỉ nghề nghiệp Phát triển màng lưới nhân viên công tác xã hội và hệ thống dịch vụ xã hội Thành lập mạng lưới hiệp hội công tác xã hội Việt Nam, Gia nhập hiệp hội cán bộ xã hội quốc tế và Hiệp Hội trường công Tác xã hội quốc tế
  15. Hệ thống dịch vụ công tác xã hội trong nhà nước Bộ Giáo Bộ Y tế Bộ Lao Bộ Tòa Tổ chức Bộ Tư dục đào động Công án đoàn thể Pháp tạo an Trường Trại giáo tạm dưỡng giam Trường phổ Bệnh Trung tâm TT bảo Sở Tư Tòa án Tổ thông, cao viện dịch công trợ XH Pháp Tỉnh chức tác xã hội (01,05,0 đẳng, đại 6) đoàn học thể Bệnh Trung tâm TT bảo Tòa án Tổ Trường học Phòng viện/ dịch vụ trợ XH ( Tư Huyện chức trung công tác xã Pháp đoàn tâm y hội huyện thể tế Nhà Xã hội Cán bộ Trường Trạm y tế Cán bộ XH chuyên Tổ chức Tư học Xã nghiệp/bán chuyên đoàn thể nghiệp Pháp xã Cán bộ y tế Cộng tác viên xã Các chi hội thôn/cộng tác hội viên
  16. Cơ cấu tuyển dụng và nguồn nhân lực • Chủ yếu phát triển màng lưới cán bộ và dịch vụ công tác xã hội trong các lĩnh vưc xã hội thuộc sự quản lý của Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội • Phát triển nhân viên công tác xã hội trong các tổ chức quần chúng như Hội Phụ Nữ, Đoàn Thanh Niên và các tổ chức xã hội khác • Trong giai đọan trung hạn, cán bộ xã hội cần được tuyển dụng ở các bệnh viện và cơ sở y tế, • Tiếp theo phát triển nhân viên công tác xã hội ở trường học và các tổ chức khác • Cơ cấu nghề kết hợp cả các nhân viên xã hội chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp
  17. Cơ cấu tuyển dụng và nguồn nhân lực Một số khuyến nghị về nhân lực: • Hệ thống 150,000 cộng tác viên ở các xã -> hình thành lớp nhân lực đầu tiên • Một cán bộ bán chuyên trách trên 2,000 dân tại cấp xã để hỗ trợ các cộng tác viên và để giải quyết những trường hợp phức tạp hơn: 43,000 • 6 cán bộ xã hội chuyên trách , trong đó 2 cán bộ có bằng trên đại học làm việc tại các cơ quan liên quan cấp huyện, để hỗ trợ cán bộ xã và thực hiện những công tác phức tạp • 4 cán bộ xã hội trong đó có 2 cán bộ có bằng trên đại học làm việc tại các cơ quan liên quan cấp tỉnh, để hỗ trợ cán bộ cấp huyện và tham gia vào công tác chính sách và nghiên cứu; • Trung bình mỗi trung tâm, cơ sở bảo trợ xã hội có 3 cán bộ xã hội và 6 cán bộ bán chuyên nghiệp qua đào tạo; • 3 cán bộ chuyên trách và được đào tạo trên đại học làm việc trong các vụ, đơn vị có liên quan của các Bộ để đảm nhận việc xây dựng chính sách và nghiên cứu; • Tất cả các khoa tại trường đại học có đào tạo công tác xã hội chuyên nghiệp với 50% cán bộ có bằng trên đại học; • Có số lượng lớn cán bộ xã hội được tuyển dụng làm việc trong các môi trường khác như bệnh viện, cơ sở y tê (mỗi bệnh viện hoặc cơ sở y tế lớn có 1 cán bộ xã hội)
  18. Mục tiêu tới năm 2015 Cấp bậc Số lượng Tổ chức Tiêu chuẩn Tổng cộng Xã/phường 11.000 Sở LĐTBXH, tổ chức Bán chuyên nghiệp 22.000 quần chúng Quận 625 Sở LĐTBXH, tổ chức Đại học 2.500 quần chúng (mỗi huyện 4 người) Sau đại học 1.250 Tỉnh 63 Sở LĐTBXH, tổ chức Đại học 756 quần chúng và các sở như Y Tế, Giáo Dục (Mỗi tỉnh thành Sau đại học 126 14) Trung ương 1 Bộ LĐTBXH Đại học 10 Sau đại học 24 Các trường đại học 35 Giảng dạy chương trình Đại học 225 cử nhân Sau đại học 200 Trung tâm bảo trợ xã 400 Trung tâm BTXH, 05, Đại học 1.200 hội 06 Sau đại học 2.400 Khác N/A Các tổ chức phi chính Đại học 400 phủ, bệnh viện, trường học, đại học Sau đại học 40
  19. Cơ cấu tuyển dụng và nguồn nhân lực • Số lượng cán bộ xã hội chuyên nghiệp là 8,700 (1 cán bộ/10,000 người) • Để trù bị cho phát triển tiếp theo và số lượng hao hụt nguồn nhân lực (ví dụ như do nghỉ hưu) cần tăng số lượng cán bộ chuyên nghiệp lên 12,000 vào năm 2020 • Số lượng cán bộ bán chuyên nghiệp vào năm 2015 là khoảng 22,000; và 50,000 năm 2020 (1 cán bộ bán chuyên nghiệp/2,000 người dân) • 150,000 cộng tác viên cấp xã được qua các lớp đào tạo ngắn hạn
  20. Giáo dục và đào tạo công tác xã hội Chuyên môn Giáo dục đào tạo Chứng chỉ Khóa học ngắn hạn Bán chuyên nghiệp Chương trình dạy nghề (đào tạo tích lũy chứng chỉ) Bằng cao đẳng Đại học Bằng cử nhân Trên đại học Các chương trình đào tạo và bồi dưỡng (các khóa tại chức ngắn hạn) Sau đại học – thạc sỹ và tiến sỹ
  21. Thank you for your attention!