Phân tích thiết kế hệ thống - Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý

pdf 78 trang vanle 2100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phân tích thiết kế hệ thống - Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphan_tich_thiet_ke_he_thong_dai_cuong_ve_cac_he_thong_thong.pdf

Nội dung text: Phân tích thiết kế hệ thống - Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý

  1. Phân tích Thiết kế Hệ thống System Analysis & Design Bài giảng 1: Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý TS Đào Nam Anh ĐHĐL, Khoa CNTT 1
  2. Tham khảo • Systems Analysis and Design, Alan Dennis and Barbara Haley Wixom Fred Niederman John Wiley & Sons, Inc. • Dao Nam Anh, "Systems Analysis And Design", Course Book, University of Power, 201 2
  3. Nội dung 1.1 Khái niệm về hệ thống, hệ thống quản lý, hệ thống thông tin 1.2 Vai trò, nhiệm vụ của hệ thống thông tin 1.3 Các thành phần của hệ thống thông tin 1.4 Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin 1.5 Các giai đoạn phân tích thiết kế 1.6 Các mô hình qui trình phát triển phần mềm 3
  4. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.1 Khái niệm về hệ thống, hệ thống quản lý, hệ thống thông tin • Hệ thống là một tổ hợp các bộ phận được sắp xếp, tích hợp để tạo thành một tổng thể theo một số nguyên tắc hoặc các quy định chung. Các thành phần trong hệ thống liên quan đến nhau, được sắp xếp theo một thứ tự, làm việc cùng nhau và hướng tới mục tiêu nhất định. • Hệ thống tương tác với môi trường: nhận các yếu tố đầu vào và xuất ra các sản phẩm qua một qui trình. Một hệ thống như vậy còn gọi là hệ thống mở hay hệ thống năng động (dynamic). 4
  5. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.1 Khái niệm về hệ thống, hệ thống quản lý, hệ thống thông tin Hệ thống có ba thành phần cơ bản: • Đầu vào (Inputs): liên quan đến việc nhận các yếu tố nhập vào hệ thống để được xử lý. Ví dụ, nguyên liệu, năng lượng, dữ liệu, và nguồn lực con. • Qui trình thực hiện (Processing): liên quan đến qui trình chuyển đổi đầu vào thành đầu ra. Ví dụ như một qui trình sản xuất, hoặc các phép tính toán. • Đầu ra (Outputs): liên quan đến việc chuyển các kết quả đã được tiến hành bởi qui trình thực hiện đến đích. Ví dụ, thành phẩm, các dịch vụ, và thông tin quản lý phải được truyền đến cho người sử dụng. 5
  6. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.1 Khái niệm về hệ thống, hệ thống quản lý, hệ thống thông tin Thông tin phản hồi và kiểm soát (Feedback and Control) • Một hệ thống với các thành phần phản hồi và kiểm soát đôi khi được gọi là một hệ thống điều khiển học, có khả năng tự giám sát, tự điều chỉnh hệ thống. • Thông tin phản hồi là dữ liệu về hiệu suất của một hệ thống. Ví dụ, các dữ liệu về hoạt động bán hàng là thông tin phản hồi cho người quản lý bán hàng. 6
  7. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.1 Khái niệm về hệ thống, hệ thống quản lý, hệ thống thông tin Hệ thống điều khiển học, có khả năng tự giám sát, tự điều chỉnh hệ thống. 7
  8. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.1 Khái niệm về hệ thống, hệ thống quản lý, hệ thống thông tin Thông tin phản hồi và kiểm soát (Feedback and Control) • Kiểm soát liên quan đến việc giám sát và đánh giá các thông tin phản hồi, để xác định xem một hệ thống đạt được các mục tiêu của nó như thế nào. Chức năng kiểm soát thực hiện các điều chỉnh cần thiết đối với đầu vào của hệ thống và các thành phần trong qui trình xử lý để đảm bảo có sản lượng sản xuất thích hợp. • Ví dụ, một quản lý bán hàng thực hiện kiểm soát khi họ chuyển vị trí nhân viên bán hàng trong các khu vực thị trường cho mặt hàng mới, sau khi đánh giá thông tin phản hồi về hiệu quả nghiệp vụ của họ. 8
  9. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.1 Khái niệm về hệ thống, hệ thống quản lý, hệ thống thông tin Thông tin phản hồi và kiểm soát (Feedback and Control) • Ví dụ: Các cơ quan chính phủ là những ví dụ các hệ thống trong xã hội. Xã hội có rất nhiều hệ thống: cá nhân và các tổ chức xã hội, chính trị và kinh tế. Các tổ chức có nhiều hệ thống con, chẳng hạn như các sở, ban, và các nhóm làm việc. • Tổ chức là những ví dụ của hệ thống mở bởi vì một tổ chức tương tác với các hệ thống khác trong môi trường. Tổ chức là những ví dụ của các hệ thống thích ứng: tổ chức có thể sửa đổi hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của một môi trường đang thay đổi. 9
  10. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.1 Khái niệm về hệ thống, hệ thống quản lý, hệ thống thông tin Hệ thống quản lý (management system) là một tổ hợp các qui trình và thủ tục được sử dụng để đảm bảo cho một tổ chức có thể thực hiện tất cả các nhiệm vụ cần thiết để đạt được các mục tiêu của nó. • Ví dụ, một hệ thống quản lý môi trường cho phép các tổ chức để cải thiện hiệu suất môi trường của họ thông qua một qui trình cải tiến liên tục. 10
  11. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.1 Khái niệm về hệ thống, hệ thống quản lý, hệ thống thông tin Hệ thống quản lý (management system) là một tổ hợp các qui trình và thủ tục được sử dụng để đảm bảo cho một tổ chức có thể thực hiện tất cả các nhiệm vụ cần thiết để đạt được các mục tiêu của nó. • Một hệ thống quản lý đơn giản là "Kế hoạch, Thực hiện, Kiểm tra, Điều chỉnh" (Plan, Do, Check, Act - PDCA). • Một hệ thống đầy đủ hơn sẽ có các phân công trách nhiệm và một lịch trình hoạt động, cũng như các công cụ kiểm soát để thực hiện các hoạt động khắc phục ngoài các hoạt động theo lịch trình, tạo ra sự cải tiến liên tục dạng xoắn ốc đi lên. 11
  12. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.1 Khái niệm về hệ thống, hệ thống quản lý, hệ thống thông tin Hệ thống quản lý (management system) MANAGEMENT Various management functions - Planning - Organizing - Control MIS INFORMATION Data collecting regarding management functions, converting them into information regarding managerial decision making SYSTEM Doing things in a systematic way, i.e., integrating the managerial functions for achieving 12 organizational goals.
  13. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.1 Khái niệm về hệ thống, hệ thống quản lý, hệ thống thông tin Hệ thống thông tin (information system) là sự kết hợp của công nghệ thông tin và hoạt động của con người trong các hoạt động hỗ trợ quản lý và quyết định thực hiện. • Trong một ý nghĩa rộng, các hệ thống thông tin hạn được sử dụng để chỉ sự tương tác giữa con người, qui trình, dữ liệu và công nghệ. 13
  14. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.1 Khái niệm về hệ thống, hệ thống quản lý, hệ thống thông tin Hệ thống thông tin (information system) là sự kết hợp của công nghệ thông tin và hoạt động của con người trong các hoạt động hỗ trợ quản lý và quyết định thực hiện. • Có sự khác biệt rõ ràng giữa hệ thống thông tin, hệ thống máy tính, và các qui trình nghiệp vụ. Hệ thống thông tin thường bao gồm một thành phần công nghệ thông tin nhưng không hoàn toàn liên quan đến công nghệ thông tin, tập trung vào việc sử dụng công nghệ thông tin. • Hệ thống thông tin cũng khác qui trình nghiệp vụ: Hệ thống thông tin giúp kiểm soát việc thực hiện các qui trình nghiệp vụ. 14
  15. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.1 Khái niệm về hệ thống, hệ thống quản lý, hệ thống thông tin Hệ thống thông tin (information system) là sự kết hợp của công nghệ thông tin và hoạt động của con người trong các hoạt động hỗ trợ quản lý và quyết định thực hiện. • Hệ thống thông tin chuyển đổi dữ liệu đầu vào thành các thông tin hữu ích thông qua ba thành phần cơ bản: đầu vào, thực hiện, và đầu ra. • Hệ thống thông tin giúp các nhà quản lý trong qui trình ra quyết định, nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức. 15
  16. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.2 Vai trò, nhiệm vụ của hệ thống thông tin Ba vai trò chính của các ứng dụng hệ thống thông tin là : • Hỗ trợ các qui trình sản xuất nghiệp vụ - sử dụng hệ thống thông tin hỗ trợ các hoạt động, và các qui trình sản xuất nghiệp vụ trong cơ quan, nghiệp vụ. • Hỗ trợ quyết định - giúp con người đưa ra quyết định tốt hơn. • Hỗ trợ lợi thế cạnh tranh - sử dụng các sáng tạo công nghệ thông tin để có các quyết định tốt hơn, tạo nên các lợi thế cạnh tranh. 16
  17. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.2 Vai trò, nhiệm vụ của hệ thống thông tin Ba vai trò chính của các ứng dụng hệ thống thông tin 17
  18. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.2 Vai trò, nhiệm vụ của hệ thống thông tin • Hệ thống thông tin có thể cung cấp thông tin dữ liệu quá khứ, hiện tại và dự báo, hỗ trợ ra quyết định, quản lý con người và quản lý dự án, nâng cao hiệu quả các hoạt động. • Các nhà quản lý cần duy trì một cách tiếp cận phù hợp cho việc phát triển, sử dụng, bảo trì hệ thống thông tin. 18
  19. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.3 Các thành phần của hệ thống thông tin • Một hệ thống thông tin sử dụng máy tính để thực hiện một số hoặc tất cả các nhiệm vụ của nó được gọi là hệ thống thông tin máy tính (computer-based information system). • Một hệ thống như vậy có ít nhất một máy tính cá nhân và phần mềm. Hệ thống này có thể có hàng ngàn máy tính lớn nhỏ khác nhau với hàng trăm máy in, máy vẽ, các thiết bị khác, cũng như mạng thông tin liên lạc (có dây / không dây) và cơ sở dữ liệu. 19
  20. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.3 Các thành phần của hệ thống thông tin Các thành phần cơ bản của hệ thống thông tin. • Nguồn lực con người: người sử dụng và chuyên gia CNTT, nhà phân tích hệ thống, lập trình viên, dữ liệu viên, quản trị viên • Phần cứng: thiết bị máy tính và thiết bị mạng, và các phương tiện viễn thông). • Phần mềm: các chương trình và thủ tục • Dữ liệu: dữ liệu và cơ sở tri thức, và • Mạng: mạng máy tính, mạng viễn thông và hỗ trợ mạng. 20
  21. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.3 Các thành phần của hệ thống thông tin Các thành phần cơ bản của hệ thống thông tin. Lưu ý rằng không phải mọi hệ thống có đủ tất cả các thành phần. 21
  22. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.3 Các thành phần của hệ thống thông tin Nguồn lực con người • Người dùng cuối (end user - còn gọi là người sử dụng hoặc khách hàng) là những người sử dụng hệ thống thông tin hoặc thông tin mà nó tạo ra. Họ có thể là kế toán, nhân viên bán hàng, kỹ sư, nhân viên, khách hàng, hoặc người quản lý. Hầu hết chúng ta là những người sử dụng cuối cùng hệ thống thông tin. • Chuyên gia CNTT (IT expert): những người thực sự phát triển và vận hành hệ thống thông tin, bao gồm hệ thống các nhà phân tích, lập trình, kiểm thử, vận hành máy tính, và các quản lý viên, kỹ thuật viên, và kỹ sư CNTT. Các nhà phân tích thiết kế hệ thống thông tin dựa trên các yêu cầu thông tin của người sử dụng, các lập trình viên xây dựng chương trình máy tính dựa trên các thông số kỹ thuật của các nhà phân tích hệ thống, và các nhân viên khai thác vận hành hoạt động hệ thống máy tính. 22
  23. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.3 Các thành phần của hệ thống thông tin Phần cứng • Máy móc: máy tính và các thiết bị khác cùng với tất cả các phương tiện truyền dữ liệu, các thiết bị ghi và lưu trữ dữ liệu. • Hệ thống máy tính: bao gồm nhiều thiết bị ngoại vi kết nối với nhau. Ví dụ như hệ thống máy vi tính, hệ thống máy tính tầm trung, và hệ thống máy tính lớn. 23
  24. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.3 Các thành phần của hệ thống thông tin Phần mềm Tài nguyên phần mềm gồm tất cả các bộ hướng dẫn xử lý thông tin. Khái niệm chung này của phần mềm này không chỉ bao gồm các chương trình điều khiển và kiểm soát máy tính, mà còn các thủ tục xử lý thông tin. 24
  25. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.3 Các thành phần của hệ thống thông tin Phần mềm bao gồm: • Phần mềm hệ thống, chẳng hạn như một hệ thống điều hành, • Phần mềm ứng dụng, là chương trình xử lý trực tiếp cho việc sử dụng máy tính cụ thể của người sử dụng. • Thủ tục, hướng dẫn hoạt động cho người sẽ sử dụng hệ thống thông tin. Ví dụ như hướng dẫn để điền vào một mẫu giấy hoặc cách sử dụng một phần mềm cụ thể. 25
  26. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.3 Các thành phần của hệ thống thông tin • Dữ liệu • Nguồn dữ liệu bao gồm dữ liệu là nguyên liệu của các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu. Dữ liệu có thể có nhiều hình thức, bao gồm cả dữ liệu chữ - số truyền thống, tạo bởi các con số và chữ cái và các ký tự, mô tả giao dịch. • Dữ liệu văn bản, bao gồm các câu và đoạn văn được sử dụng trong các dữ liệu bằng văn bản, giọng nói và âm thanh, hình ảnh, video, cũng là hình thức quan trọng của dữ liệu. 26
  27. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.3 Các thành phần của hệ thống thông tin Dữ liệu • Nguồn dữ liệu bao gồm dữ liệu là nguyên liệu của các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu. Dữ liệu có thể có nhiều hình thức, bao gồm cả dữ liệu chữ - số truyền thống, tạo bởi các con số và chữ cái và các ký tự, mô tả giao dịch. • Dữ liệu văn bản, bao gồm các câu và đoạn văn được sử dụng trong các dữ liệu bằng văn bản, giọng nói và âm thanh, hình ảnh, video, cũng là hình thức quan trọng của dữ liệu. 27
  28. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.4 Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin • Theo truyền thống, việc phân tích hệ thống thường được đặt trong dự án phát triển ứng dụng, hoặc là dự án xây dựng hệ thống thông tin và ứng dụng máy tính liên quan. • Tuy nhiên, phương pháp phân tích hệ thống có thể được áp dụng cho các dự án có các mục tiêu và phạm vi khác nhau. 28
  29. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.4 Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Phân tích cấu trúc hiện đại • Phân tích cấu trúc là một trong những phương pháp phân tích hệ thống chính cho các hệ thống thông tin và các ứng dụng máy tính. • Phân tích cấu trúc hiện đại (Modern Structured Analysis - MSA) hiện vẫn là một trong những kỹ thuật được áp dụng rộng rãi nhất. • Đó là phương pháp lấy QUI TRÌNH làm trung tâm, được sử dụng để mô hình các yêu cầu nghiệp vụ cho một hệ thống. Mô hình là các hình ảnh có cấu trúc, minh họa các qui trình, đầu vào, đầu ra, và các tập tin cần thiết để biểu diễn với các sự kiện nghiệp vụ (business event) như đơn hàng 29
  30. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.4 Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Phân tích cấu trúc hiện đại 30
  31. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.4 Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Phân tích cấu trúc hiện đại • Phương pháp này luôn coi qui trình làm trung tâm, xây dựng các khối QUI TRÌNH (process block) cho hệ thống thông tin. • Phương pháp này cũng xây các khối DỮ LIỆU (data block) có tầm quan trọng thứ hai. • Phân tích cấu trúc không chỉ là phương pháp phân tích hệ thống đầu tiên, nó đã được áp dụng để phát triển thành nhiều loại phương pháp khác. • Với phương châm "một bức tranh giá trị ngàn chữ", phương pháp này dùng mô hình để biểu diến cho thực tế. 31
  32. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.4 Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Phân tích cấu trúc hiện đại • Phương pháp này tập trung vẽ các mô hình để xác định các yêu cầu nghiệp vụ và thiết kế hệ thống thông tin. Các mô hình sẽ trở thành đồ án thiết kế xây dựng hệ thống. 32
  33. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.4 Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Phân tích cấu trúc hiện đại • Phương pháp phân tích cấu trúc hiện đại có chiến lược đơn giản. • Các nhà phân tích vẽ các mô hình qui trình, được gọi là Mô hình dòng dữ liệu (data flow diagrams), mô tả các qui trình cần thiết của một hệ thống, kèm theo các yếu tố đầu vào, đầu ra, và các tập tin. • Bởi vì những hình vẽ thể hiện các yêu cầu nghiệp vụ của hệ thống về mặt logic, độc lập với các giải pháp vật lý, nên các mô hình này được gọi là thiết kế logic của hệ thống. 33
  34. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.4 Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Kỹ nghệ thông tin • Hiện nay, nhiều tổ chức đã chuyển từ phương pháp phân tích cấu trúc sang phương pháp Kỹ nghệ thông tin (Information Engineering- IE). • Kỹ nghệ thông tin lấy DỮ LIỆU làm trung tâm, nhưng quan tâm đến QUI TRÌNH, là một kỹ thuật được áp dụng cho một tổ chức như một tổng thể (hoặc một phần quan trọng, chẳng hạn như một bộ phận), chứ không phải trên cơ sở từng dự án, như trong phân tích cấu trúc nói trên. 34
  35. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.4 Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Kỹ nghệ thông tin • Ý tưởng cơ bản của kỹ thuật thông tin là hệ thống thông tin cần được thiết kế giống như các sản phẩm khác. • Phương pháp này thường sử dụng một khung kim tự tháp để xây dựng các khối và các giai đoạn phát triển hệ thống. 35
  36. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.4 Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin • Các giai đoạn là: 1. Quy hoạch thông tin chiến lược (Information strategy planning) kiểm tra tổng thể nghiệp vụ, để xác định kiến ​​trúc và kế hoạch tổng thể cho việc phát triển các hệ thống thông tin tiếp theo. Giai đoạn này không xây dựng hệ thống thông tin và các ứng dụng máy tính cụ thể. Thay vào đó là nghiên cứu nhiệm vụ, mục tiêu nghiệp vụ và xác định một kiến ​​trúc hệ thống thông tin và kế hoạch sắp xếp tối ưu các hệ thống thông tin, giúp các tổ chức đạt được mục tiêu nghiệp vụ 36 của mình.
  37. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.4 Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin • Các giai đoạn là: 2. Dựa trên kế hoạch chiến lược, các khu vực nghiệp vụ được đánh giá mức độ ưu tiên. Một khu vực nghiệp vụ là một tập hợp các qui trình nghiệp vụ được tích hợp cao để đạt được các kế hoạch chiến lược thông tin và nhiệm vụ nghiệp vụ. Việc phân tích khu vực nghiệp vụ (business area analysis) là sử dụng các phương pháp phân tích hệ thống, nghiên cứu các khu vực nghiệp vụ và xác định các yêu cầu nghiệp vụ cho một tập hợp các hệ thống thông tin và các ứng dụng máy tính có sự sắp xếp logic và tích hợp cao, hỗ trợ cho khu vực nghiệp vụ. 37
  38. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.4 Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin • Các giai đoạn là: 3. Dựa trên phân tích nghiệp vụ khu vực yêu cầu, các ứng dụng hệ thống thông tin được đánh giá mức độ ưu tiên. Các ứng dụng này sẽ trở thành các dự án. Phân tích và thiết kế hệ thống được áp dụng cho từng dự án để phát triển hệ thống cụ thể. Những phương pháp này có thể bao gồm sự kết hợp của các phân tích cấu trúc và thiết kế, tạo mẫu, và phân tích và thiết kế hướng đối tượng. 38
  39. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.4 Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin • Kỹ nghệ thông tin – dữ liệu là trung tâm 39
  40. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.4 Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin • Kỹ nghệ thông tin được cho là một mô hình dữ liệu trung tâm bởi vì nó nhấn mạnh sự nghiên cứu và định nghĩa các yêu cầu DỮ LIỆU trước những yêu cầu về QUI TRÌNH, GIAO DIỆN, và ĐỊA LÝ. • Điều này là phù hợp với xu hướng hiện đại coi thông tin là một nguồn lực mà nghiệp vụ cần lập kế hoạch và quản lý. • Bởi coi thông tin là một sản phẩm của dữ liệu, dữ liệu phải được lên kế hoạch đầu tiên, các mô hình dữ liệu phải được thiết kế trước nhất. Ngoài các mô hình dữ liệu, kỹ sư thông tin cũng phải đưa ra các mô hình qui trình tương tự như phương pháp phân tích cấu trúc. 40
  41. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.4 Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin • Mặc dù Kỹ nghệ thông tin đang dần dần thay thế phương pháp phân tích và thiết kế cấu trúc, Kỹ nghệ thông tin tích hợp các mô hình qui trình của phương pháp phân tích cấu trúc với các mô hình dữ liệu của mình. • Điều đó có ý nghĩa, vì chúng ta biết rằng một hệ thống thông tin phải xây dựng các khối DỮ LIỆU và QUI TRÌNH. • Kỹ nghệ thông tin là phương pháp đầu tiên xây dựng đồng bộ các khối trên. Kỹ nghệ thông tin cũng lần đầu tiên xét đến xây dựng các khối ĐỊA LÝ trong việc lên kế hoạch triển khai, phân phối dữ liệu và qui trình đến các địa điểm. 41
  42. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.4 Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Tạo mẫu • Phương pháp Tạo mẫu (Prototyping) là cách phát triển các phiên bản chức năng không đầy đủ cho một hệ thống hoặc ứng dụng. Các phiên bản thiết kế và xây dựng hệ thống được phát triển, mở rộng đần, kết quả là một phiên bản mẫu có thể trở thành phiên bản hệ thống cuối cùng. 42
  43. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.4 Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Tạo mẫu Hai yếu tố trong tạo mẫu prototyping được áp dụng cho các hệ thống phân tích: • Tính khả thi của mẫu được sử dụng: kiểm tra tính khả thi của một công nghệ cụ thể khi áp dụng cho các vấn đề nghiệp vụ. Ví dụ, chúng ta có thể sử dụng Microsoft Access để xây dựng một nguyên mẫu nhanh chóng khi chuyển một ứng dụng từ máy tính lớn sang máy tính cá nhân: việc này là khả thi. 43
  44. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.4 Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Tạo mẫu Hai yếu tố trong tạo mẫu prototyping được áp dụng cho các hệ thống phân tích: • Mẫu khám phá (Discovery prototyping), đôi khi được gọi là tạo mẫu yêu cầu. Cho người sử dụng tương tác với mẫu, từ đó phát hiện ra các yêu cầu mới của người sử dụng. Ví dụ, chúng ta dùng Microsoft Access để tạo ra các biểu mẫu và báo cáo, sau đó ghi lại các nhận xét của người sử dụng xem hình thức và nội dung các báo cáo có thực sự đáp ứng được yêu cầu 44 người dùng không.
  45. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.4 Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Tạo mẫu 45
  46. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.4 Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Tạo mẫu Tạo mẫu đã trở thành một kỹ thuật ưa thích trong phát triển hệ thống. Các nhà phát triển, mở rộng nhiều hệ thống, cải tiến kỹ thuật trong phương pháp có tên là phát triển ứng dụng nhanh (rapid application development). Tuy nhiên có một số kỹ sư sử dụng nguyên mẫu để thay thế các phương pháp thiết kế mô hình, mà bỏ qua một điều: tạo mẫu không thể thiếu các kỹ năng thiết kế mô hình (formal model design). 46
  47. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.4 Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Phát triển ứng dụng liên kết • Phương pháp phân tích cấu trúc và kỹ thuật thông tin nêu trên đều phát triển dựa trên các mô hình. Phát triển ứng dụng liên kết (Joint Application Development - JAD) bổ sung những phương pháp trên bằng cách nhấn mạnh phát triển cần có sự tham gia của các chủ hệ thống, người sử dụng, các nhà thiết kế, và người lập trình, xem hìn dưới đây. • JAD tổ chức các hội thảo chuyên sâu để tất các những người nêu trên cùng hoạch định và thiết kế hệ thống với nhau. Liên kết bao gồm cả thiết kế ứng và kế hoạch yêu cầu. • 47
  48. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.4 Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Phát triển ứng dụng liên kết 48
  49. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.4 Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Phát triển ứng dụng liên kết • Một chuyên gia phân tích JAD thường dẫn hội thảo trong 3-5 ngày làm việc. Hội thảo này có thể thay thế cả vài tháng các cuộc phỏng vấn truyền thống và các cuộc họp. • JAD tăng cường sự tham gia của chủ sở hữu hệ thống và người sử dụng trong việc phát triển hệ thống. • Nhưng JAD cũng đòi hỏi một người điều phối, có kỹ năng hòa giải và đàm phán tốt để đảm bảo tất cả các bên nhận được cơ hội thích hợp đóng góp vào sự phát triển của hệ thống. 49
  50. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.4 Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Thiết kế lại qui trình nghiệp vụ • Một trong những phương pháp phân tích hệ thống thú vị đương đại nhất của các phương pháp phân tích hệ thống là Thiết kế lại qui trình nghiệp vụ (Business Process Redesign - BPR), còn được gọi là tái cấu trúc qui trình nghiệp vụ (Business Process Reengineering). • Mục tiêu để thay đổi và cải thiện đáng kể qui trình nghiệp vụ cơ bản của một tổ chức, mà không phụ thuộc công nghệ thông tin 50
  51. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.4 Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Thiết kế lại qui trình nghiệp vụ 51
  52. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.4 Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Thiết kế lại qui trình nghiệp vụ • Phương pháp BPR tập trung vào các qui trình nghiệp vụ, không liên quan đến máy tính. Mỗi qui trình được nghiên cứu và phân tích về sự tắc nghẽn, giá trị mang lại, và khả năng loại bỏ hoặc tinh giản. • Sau khi đã thiết kế lại các qui trình nghiệp vụ, BPR xác định cách áp dụng công nghệ thông tin tốt nhất cho các qui trình nghiệp vụ, tạo ra các dự án phát triển ứng dụng mới, sử dụng các phương pháp khác được mô tả trong phần này 52
  53. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.4 Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Phân tích hướng đối tượng • Trước đây, hầu hết các chiến lược phát triển hệ thống đã cố tách DỮ LIỆU với QUI TRÌNH. Ngôn ngữ COBOL là đại diện của bộ phận này. Hầu hết các hệ thống phân tích và thiết kế kỹ thuật cùng tách biệt tương tự để duy trì tính nhất quán với các ngôn ngữ lập trình. • Phân tích hướng đối tượng (Object-Oriented Analysis - OOA) là một nỗ lực đáng kể đồng bộ hóa dữ liệu và qui trình. Dữ liệu và các qui trình thao tác trên dữ liệu đó được kết hợp hoặc đóng gói vào đối tượng 53
  54. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.4 Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Phân tích hướng đối tượng Phân tích hướng đối tượng được sử dụng để: • Nghiên cứu khả năng tái sử dụng hoặc điều chỉnh phù hợp các đối tượng cho việc sử dụng mới, và • Khả năng kết hợp các đối tượng trong một nghiệp vụ tính toán hữu ích. Ví dụ các giao diện ứng dụng có thể được dựa trên các đối tượng đồ hoạ từ thư viện đồ họa có sẵn. 54
  55. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.4 Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Phân tích hướng đối tượng 55
  56. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.4 Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Hệ thống Phân tích Chiến lược • Phương pháp Chiến lược Phân tích Hệ thống (Systems Analysis Strategies - FAST) được phát triển bởi SoundStage Entertainment Club, không áp đặt một kỹ thuật duy nhất nào cho việc phát triển hệ thống. • Thay vào đó, FAST tích hợp tất cả các phương pháp phổ biến: phân tích cấu, kỹ thuật thông, tạo mẫu, phát triển ứng dụng liên kết. • Phương pháp FAST có thể sử dụng phân tích hướng đối tượng kết hợp với công nghệ đối tượng cho việc tạo mẫu, để khai thác các mô hình đối tượng. 56
  57. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.4 Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Hệ thống Phân tích Chiến lược Phương pháp FAST hỗ trợ các loại dự án khác nhau: • Phát triển ứng dụng, • Quy hoạch chiến lược, thông tin, • Phân tích lĩnh vực nghiệp vụ, • Phát triển hệ thống hỗ trợ quyết định, và • Thiết kế lại qui trình nghiệp vụ. 57
  58. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.4 Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Hệ thống Phân tích Chiến lược Phương pháp phân tích hệ thống FAST có thể áp dụng được trong các cấp độ: • Xây dựng khối của hệ thống thông tin, • Một giai đoạn, • Một hoạt động. 58
  59. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.4 Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Hệ thống Phân tích Chiến lược • Trong phương pháp FAST, các giai đoạn sẽ được mô tả trong việc xây dựng khối hệ thống thông tin, và các hoạt động được mô tả trong một giai đoạn. Đối với mỗi hoạt động, sẽ xem xét các yếu tố: Mục đích, và Vai trò. • Hoạt động được hoàn thành bởi các cá nhân được giao nhiệm vụ trong các vai trò. • Vai trò này không giống như chức danh công việc. Một người có thể có nhiều vai trò trong một dự án. Ngược lại, một vai trò có thể yêu cầu nhiều người đáp ứng đầy đủ vai trò đó. Vai trò được nhóm thành các nhóm vai trò: vai trò chủ hệ thống, vai trò người sử dụng, vai trò nhà phân tích hệ thống, vai trò thiết kế hệ thống, và vai trò 59 xây dựng hệ thống.
  60. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.5 Các giai đoạn phân tích thiết kế Xây dựng hệ thống thông tin tương tự như xây dựng một ngôi nhà. • Bắt đầu với một ý tưởng cơ bản. • Tiếp theo, ý tưởng này được chuyển đổi thành một bản vẽ đơn giản, được khách hàng xem và nhận xét, được chỉnh sửa cho đến khi khách hàng đồng ý rằng, bức tranh đã mô tả đầy đủ. • Tiếp đến là một bộ đồ án thiết kế, trình bày thông tin chi tiết hơn nữa về ngôi nhà. Ví dụ, các loại dây điện, nơi đặt phích cắm TV. • Cuối cùng, ngôi nhà được xây dựng theo đồ án và thường có một số thay đổi và quyết định của khách 60 hàng.
  61. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.5 Các giai đoạn phân tích thiết kế Xây dựng hệ thống thông tin có bốn giai đoạn cơ bản: Lập Kế Hoạch, Phân Tích, Thiết Kế, và Thực Hiện. 61
  62. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.5 Các giai đoạn phân tích thiết kế Xây dựng hệ thống thông tin có bốn giai đoạn cơ bản: Lập Kế Hoạch, Phân Tích, Thiết Kế, và Thực Hiện. Các giai đoạn tiến hành trong một con đường hợp lý từ đầu đến cuối. Trong một số dự án, điều này là đúng, nhưng trong nhiều dự án, đội dự án có thể di chuyển qua các bước liên tiếp, hoặc lặp lại một số bước, hoặc theo kiểu tạo mẫu (prototyping). 62
  63. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.5 Các giai đoạn phân tích thiết kế Lập kế hoạch Giai đoạn lập kế hoạch cho biết lý do tại sao một hệ thống thông tin cần được xây dựng và xác định cách nhóm dự án sẽ tham gia. Giai đoạn này có hai bước: • 1. Xác định các giá trị nghiệp vụ mà dự án sẽ đem lại? giảm chi phí hoặc tăng doanh thu tăng? Các yêu cầu cho hệ thống mới thường do các bộ phận nghiệp vụ không phải CNTT (tiếp thị, phòng kế toán, bán hàng ) xác định. Kỹ sư CNTT làm việc với người của các bộ phận nghiệp vụ tập hợp yêu cầu để rồi phân tích khả thi. Phân tích khả thi xem xét các khía cạnh: 63
  64. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.5 Các giai đoạn phân tích thiết kế Lập kế hoạch Giai đoạn lập kế hoạch cho biết lý do tại sao một hệ thống thông tin cần được xây dựng và xác định cách nhóm dự án sẽ tham gia. Giai đoạn này có hai bước: 1. Xác định các giá trị nghiệp vụ mà dự án sẽ đem lại? . Phân tích khả thi xem xét các khía cạnh: • Tính khả thi kỹ thuật (Chúng ta có thể xây dựng?) • Tính khả thi kinh tế (Tạo thêm giá trị nghiệp vụ?) • Tính khả thi tổ chức (Sau khi xây dựng nó, hệ thống sẽ được sử dụng?) • Yêu cầu hệ thống và phân tích khả thi sẽ được trình bày với Ban chỉ đạo dự án để quyết định xem dự án có cần 64 thiết thực hiện. •
  65. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.5 Các giai đoạn phân tích thiết kế Phân tích • Giai đoạn phân tích (Analysis) trả lời câu hỏi của những người sẽ sử dụng hệ thống: hệ thống sẽ làm gì, ở đâu và khi nào nó sẽ được sử dụng. • Trong giai đoạn này, nhóm dự án tìm hiểu kỳ hệ thống hiện tại, tìm ra các khả cải tiến và phát triển chức năng mới cho hệ thống mới. 65
  66. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.5 Các giai đoạn phân tích thiết kế Phân tích 1. Phân tích chiến lược. Phân tích hệ thống hiện tại và các vấn đề. Sau đó nêu cách thiết kế hệ thống mới. 2. Bước tiếp theo là thu thập yêu cầu, thông qua các cuộc phỏng vấn hoặc bảng câu hỏi. Việc phân tích các thông tin này kết hợp ý kiến từ các nhà tài trợ dự án và nhiều người khác để hình thành yêu cầu cho hệ thống mới. 3. Các phân tích, yêu cầu hệ thống, và các mô hình được kết hợp thành một tài liệu gọi là đề xuất hệ thống (system proposal). Tài liệu này sẽ được trình bày cho Ban chỉ đạo dự án để quyết triển khai dự án tiếp hay không. 66
  67. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.5 Các giai đoạn phân tích thiết kế Thiết kế • Giai đoạn thiết kế (Design) quyết định hệ thống sẽ hoạt động thế nào, về phần cứng, phần mềm và cơ sở hạ tầng mạng, giao diện đồ họa người - máy, các mẫu nhập, báo cáo và các chương trình cụ thể, cơ sở dữ liệu, các tệp tin. 67
  68. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.5 Các giai đoạn phân tích thiết kế Thiết kế • Giai đoạn thiết kế có bốn bước: 1. Thiết kế tổng thể. Điều này cần làm rõ cho dù hệ thống sẽ được phát triển bởi các lập trình viên của công ty, hay bởi công ty tư vấn khác, hoặc sẽ mua một gói phần mềm sẵn có. 2. Thiết kế kiến ​​trúc cơ bản cho hệ thống: mô tả phần cứng, phần mềm và cơ sở hạ tầng mạng sẽ được sử dụng. Trong nhiều các trường hợp, hệ thống sẽ thêm hoặc thay đổi cơ sở hạ tầng hiện có. Thiết kế giao diện quy định cụ thể như cách người dùng sẽ di chuyển trong hệ thống (ví dụ, các menu và các nút trên màn hình), các màn hình nhập dữ liệu, và các báo cáo. 68
  69. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.5 Các giai đoạn phân tích thiết kế Thiết kế • Giai đoạn thiết kế có bốn bước: 3. Mô tả chi tiết kỹ thuật về cơ sở dữ liệu và các tập tin. Xác định chính xác dữ liệu nào sẽ được lưu trữ và nơi lưu trữ. 4. Thiết kế chương trình: xác định các chương trình mà được viết và mỗi chương trình sẽ làm chính xác những gì. Tài liệu kỹ thuật hệ thống này (chi tiết kỹ thuật, thiết kế kiến ​​trúc, thiết kế giao diện, cơ sở dữ liệu và các tập tin và thiết kế chương trình) sẽ được giao cho đội ngũ lập trình thực hiện. 69
  70. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.5 Các giai đoạn phân tích thiết kế Thiết kế • Vào cuối giai đoạn thiết kế, phân tích tính khả thi và kế hoạch dự án được xem xét lại và sửa đổi, Ban chỉ đạo dự án xem xét về việc chấm dứt dự án hoặc tiếp tục. 70
  71. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.5 Các giai đoạn phân tích thiết kế Triển khai • Trong giai đoạn triển khai (Implementation) hệ thống được thực sự xây dựng (hoặc mua phần mềm đóng gói). Đây là giai đoạn thường dài nhất và có chi phí cáo nhất trong qui trình phát triển. • Giai đoạn này có ba bước 71
  72. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.5 Các giai đoạn phân tích thiết kế Triển khai 1. Xây dựng hệ thống là bước đầu tiên. Hệ thống được xây dựng và kiểm thử để đảm bảo đúng như thiết kế. Bởi chi phí do lỗi phát sinh có thể là rất lớn, kiểm thử là một trong những bước quan trọng nhất trong việc triển khai. 2. Cài đặt hệ thống. Cài đặt là qui trình mà hệ thống cũ được dừng lại và hệ thống mới bắt đầu chạy. xây dựng kế hoạch đào tạo, hướng dẫn người dùng cách sử dụng các hệ thống mới và giúp quản lý các thay đổi do hệ thống mới tạo nên. 3. Bảo trì. Thiết lập kế hoạch hỗ trợ cho hệ thống. Kế hoạch đánh giá việc triển khai hệ thống, xác định những thay đổi, điều chỉnh lớn và nhỏ cần thiết cho hệ thống. 72
  73. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.6 Các mô hình qui trình phát triển phần mềm • Một mô hình qui trình phần mềm là một đại diện đơn giản của một quá trình phát triển phần mềm. Phần này giới thiệu một số mô hình qui trình rất chung từ một quan điểm kiến trúc. 73
  74. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.6 Các mô hình qui trình phát triển phần mềm • Mô hình thác nước. Các giai đoạn phát triển (phân tích, thiết kế, triển khai, kiểm thử, bảo trì) tương đối rõ ràng và tuần tự. 74
  75. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.6 Các mô hình qui trình phát triển phần mềm • Phát triển gia tăng. Hệ thống này được phát triển các phiên bản, liên tục chỉnh sửa, sửa đổi, với mỗi phiên bản thêm chức năng cho các phiên bản trước. 75
  76. Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.6 Các mô hình qui trình phát triển phần mềm • Phát triển song song. Sau khi có thiết kế tổng thể, hệ thống được phân thành nhiều hệ thống nhỏ với thiết kế chi tiết riêng. Các hệ thống nhỏ được phát triển đồng thời. 76
  77. Tóm tắt Đại cương về các hệ thống thông tin quản lý 1.1 Khái niệm về hệ thống, hệ thống quản lý, hệ thống thông tin 1.2 Vai trò, nhiệm vụ của hệ thống thông tin 1.3 Các thành phần của hệ thống thông tin 1.4 Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin 1.5 Các giai đoạn phân tích thiết kế 1.6 Các mô hình qui trình phát triển phần mềm 77
  78. Questions /teaching/softwareanalysisanddesign 78