Ngôn ngữ lập trình C - Hàm

pdf 48 trang vanle 4260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngôn ngữ lập trình C - Hàm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfngon_ngu_lap_trinh_c_ham.pdf

Nội dung text: Ngôn ngữ lập trình C - Hàm

  1. NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH C HÀM Ninh Thị Thanh Tâm Khoa CNTT – HV Quản lý Giáo dục
  2. Mục đích  Biết cách xây dựng các chương trình từ các hàm  Cách tạo ra các hàm mới  Cơ cấu truyền thông tin giữa các hàm  Cách dùng và viết hàm đệ quy  Giới thiệu hàm toán học trong thư viện C chuẩn
  3. Nội dung  Khai báo và định nghĩa hàm  Tham số trong lời gọi hàm  Địa chỉ và con trỏ  Con trỏ hàm Khái niệm Khai báo biến con trỏ hàm Tham số hình thức của hàm là con trỏ hàm  Đệ quy
  4. Ví dụ Nguyên mẫu /*func1.c*/ của hàm #include #include int square(int); void main() { int i; Lời gọi hàm for (i=1; i<=10; i++) printf("%5d", square(i)); printf("\n"); getch(); } int square(int x) { Định nghĩa hàm int y; y = x*x; return y; }
  5. Khái niệm liên quan đến hàm  Tên hàm  Kiểu giá trị của hàm  Khai báo hàm  Thân hàm  Lời gọi hàm  Tham số hình thức (đối)  Tham số thực
  6.  Tên_hàm là tên hợp lệ  Kiểu giá trị trả về là kiểu dữ liệu của kết quả trả lại cho hàm gọi nó  Nếu là void thì hàm không trả lại giá trị  Nếu không xác định kiểu giá trị trả về trình biên dịch sẽ ngầm định là int  Danh sách tham số: mô tả kiểu dữ liệu cùng thứ tự của các tham số hàm nhận khi được gọi  Nếu hàm không nhận tham số, danh sách tham số là void  Cần ghi rõ kiểu của tham số, nếu không ghi được ngầm định là int
  7. Khai báo và định nghĩa hàm  Khai báo hàm (nguyên mẫu của hàm): [kiểu giá trị trả về] Tên_hàm([danh sách tham số]); Ví dụ: int square(int);  Định nghĩa hàm: [kiểu giá trị trả về] Tên_hàm([danh sách tham số]) { Các khai báo (Thân hàm) Các câu lệnh }
  8. Định nghĩa hàm (tiếp)  Các khai báo và câu lệnh trong cặp dấu { và } tạo thành thân hàm  Khai báo và cài đặt một hàm không được đặt trong hàm khác  Trả lại giá trị cho hàm: [return [biểu thức];]  Có thể có nhiều câu lệnh return  Giá trị của biểu thức trong câu lệnh return được gán cho hàm  Có thể không sử dụng return  return; ~ hàm không trả về giá trị (có thể không có)
  9. Ví dụ Định nghĩa hàm Ý nghĩa int count(float a[20]) { } Hàm trả về giá trị là một số nguyên. Tham số là một mảng số thực 20 phần tử float sum(float *a) { } Hàm trả về một số thực. Tham số là một biến mảng thực hoặc một con trỏ thực float *nhap(int n) { } Hàm trả về giá trị là một con trỏ thực. Tham số là một số nguyên int max(int a, int b) { } Hàm trả về giá trị là một số nguyên. Tham số là hai số nguyên
  10. Hàm nguyên mẫu  Thông báo cho trình biên dịch biết kiểu dữ liệu hàm trả lại, số lượng, kiểu và thứ tự của các tham số được truyền cho hàm Dùng để kiểm tra lời gọi hàm Không cần chỉ rõ tên của tham số hình thức
  11. Tham số trong lời gọi hàm  Khái niệm Tham số hình thức: là các tham số được khai báo trong phần danh sách tham số trong định nghĩa hàm Tham số thực: các thông tin được truyền cho hàm trong các lời gọi hàm  Mỗi tham số thực tương ứng với một tham số hình thức  Kiểu dữ liệu của tham số hình thức quyết định kiểu giá trị của tham số thực
  12. Các bước xây dựng hàm:  Khai báo kiểu hàm  Đặt tên hàm  Khai báo các đối  Viết các câu lệnh
  13. Chú ý  Hàm không cho giá trị thì dùng kiểu void  Hàm không đối dùng void để khai báo đối  Giá trị của biểu thức được chuyển kiểu phù hợp với kiểu của hàm trước khi được gán cho hàm
  14. Ví dụ - max #include #include float max(float, float); void main() { float a, b, c, d; printf("Nhap 4 so thuc:\n"); scanf("%f%f%f%f",&a,&b,&c,&d); printf("Max cua 4 so vua nhap la: %f",max(a,max(b,max(c,d)))); getch(); } float max(float x, float y) { return (x>y?x:y); }
  15. Truyền thông tin cho hàm  Truyền theo trị  Tạo ra một bản sao giá trị của tham số thực  Giá trị của tham số thực không bị thay đổi  Tham số thực có thể là biến, hằng, biểu thức  Truyền theo tham biến  Truyền trực tiếp giá trị tham số cho hàm được gọi (tham số hình thức và thực là một)  Tham số thực bắt buộc phải là biến  Giá trị của tham số thực có thể bị thay đổi
  16. Truyền tham số trong C  Trong C, tất cả các tham số được truyền theo trị /*swap1.c*/ #include #include void swap(int x, int y); void main() { int x=3, y=4; clrscr(); printf("Gia tri truoc khi goi ham\n"); printf("%5d %5d\n",x,y); swap(x,y); printf("Sau khi goi ham\n"); printf("%5d %5d",x,y); getch(); }
  17. void swap(int x, int y) { int t; t = x; x = y; y = t; }
  18. Địa chỉ  Các khái niệm liên quan đến biến Tên biến Kiểu biến Giá trị của biến Địa chỉ của biến là số thứ tự của byte đầu tiên trong một dãy các byte liên tiếp máy dành cho biến Phép toán lấy địa chỉ: &
  19. Con trỏ  Khái niệm: con trỏ là một biến/hằng có giá trị là địa chỉ của một đối tượng khác Đối tượng: biến hoặc hàm Cho phép ta tham chiếu đến một biến thông qua địa chỉ
  20. Khai báo biến con trỏ  Cú pháp: type *ptr_name type là kiểu dữ liệu của biến mà con trỏ chứa địa chỉ ptr_name là tên của biến trỏ type* là một kiểu dữ liệu con trỏ Biến trỏ chưa chỉ đến địa chỉ nào có giá trị NULL
  21. Tham số hình thức của hàm là con trỏ  Tham số hình thức của hàm là con trỏ Tham số thực tương ứng phải là một địa chỉ Có thể thay đổi giá trị của biến với địa chỉ được truyền
  22. Ví dụ #include "stdio.h" #include "conio.h" void swap(float *x, float *y) { float t; t = *x; *x = *y; *y = t; } main() { float a=3, b=4; clrscr(); printf("Gia tri truoc khi thay doi\n%8.2f\t%8.2f\n",a,b); swap(&a,&b); printf("Gia tri sau khi thay doi\n%8.2f\t%8.2f\n",a,b); getch(); }
  23. Kết quả
  24. Khi nào sử dụng đối con trỏ Tham số thực Đối tương ứng Giá trị kiểu int Biến kiểu int (float, double) (float, double) Địa chỉ kiểu int Con trỏ kiểu int (float, double) (float, double)
  25. Ví dụ void nhap(int *k) { printf("Nhap "); scanf("%d",k); } void show(int k) { printf("\n%d\n",k); getch(); } void swap1(int i, int j){ int temp; temp = i; i = j; j = temp; }
  26. void swap2(int *i, int *j){ int temp; temp = *i; *i = *j; *j = temp; } void main(){ int n,m; nhap(&n); nhap(&m); show(n); show(m); printf("\nswap1\n"); swap1(n,m); printf("%d\t%d",n,m); printf("\nswap2\n"); swap2(&n,&m); printf("%d\t%d",n,m); getch(); }
  27. Kết quả
  28. Ví dụ #include #include void nhap(char *c) { printf("Nhap "); fflush(stdin); scanf("%c",c); } void show(char c) { printf("%c\n",c); } void upcase1(char c){ if (c>='a'&&c<='z') c = c - 32; }
  29. void upcase2(char *c){ if ((*c>='a')&&(*c<='z')) *c = *c - 32; } void main(){ char ch; clrscr(); nhap(&ch); show(ch); upcase1(ch); show(ch); upcase2(&ch); show(ch); getch(); }
  30. Kết quả
  31. Hàm đệ quy  Khái niệm hàm đệ quy  Cách dùng đệ quy Sử dụng đệ quy cho bài toán nào? Cách xây dựng hàm đệ quy
  32. Khái niệm hàm đệ quy  Bên trong thân của hàm có lời gọi tới chính hàm đó  Khi gọi đệ quy Máy tạo ra một tập các biến cục bộ độc lập với tập biến cục bộ đã được tạo ra trong các lần gọi trước Có bao nhiêu lần gọi tới hàm thì cũng có bấy nhiêu lần thoát ra khỏi hàm
  33. Cách dùng đệ quy  Áp dụng cho lớp bài toán Dễ dàng giải quyết trong trường hợp riêng (trường hợp suy biến) Trường hợp tổng quát:  Đưa về bài toán cùng dạng, tham số thay đổi  Sau một số hữu hạn bước biến đổi, dẫn tới trường hợp suy biến
  34. Cách dùng đệ quy  Cách xây dựng hàm đệ quy if (trường hợp suy biến) { Trình bày cách giải } else /*trường hợp tổng quát*/ { Gọi đệ quy tới hàm (đang lập) với giá trị khác của tham số }
  35. Ví dụ - chỉnh hợp, tổ hợp long giaithua(int); void main() { int n, k; printf("Nhap n, k= "); scanf("%d%d",&n,&k); printf("%n!=%ld\n",n,giaithua(n)); printf("%n!=%ld\n",n,giaithua(k)); printf("C(%d,%d)=%ld\n",n,k,giaithua(n)/(giaithua(n- k)*giaithua(k))); printf("A(%d,%d)=%ld",n,k,giaithua(n)/giaithua(n-k)); getch(); }
  36. long giaithua(int n) { if (n==1||n==0) return 1; else return (giaithua(n-1)*n); }
  37. Ví dụ - ước chung lớn nhất int ucln(int x, int y){ if (x==y) return x; else if (x>y) return ucln(x-y,y); else return ucln(x,y-x); }
  38. Con trỏ hàm  Con trỏ hàm là con trỏ trỏ đến điểm xâm nhập vào hàm Có thể sử dụng thay cho tên hàm Cho phép các hàm cũng được truyền như là các tham số cho các hàm khác
  39. Khai báo biến con trỏ hàm  Cú pháp: [kiểu giá trị] (*tên biến con trỏ hàm)([danh sách tham số]);  Con trỏ hàm nhận giá trị là tên của các hàm có cùng kiểu giá trị trả về và kiểu giá trị của các tham số
  40. Ví dụ  float (*f)(float) Khai báo f là con trỏ hàm kiểu float và có đối là float  double (*g)(int, double) Khai báo g là con trỏ hàm kiểu double có các đối int và double
  41. Tác dụng của con trỏ hàm  Chứa địa chỉ của hàm Thực hiện phép gán tên hàm cho con trỏ hàm Kiểu hàm và kiểu con trỏ phải tương thích
  42. Ví dụ #include #include float max(float x, float y){ return (x>y?x:y); } int main(){ float x = 3, y = 5; float (*f)(float, float) = max; printf("max=%f\n",f(x,y)); getch(); return 0; }
  43. Kết quả
  44. Đối con trỏ hàm  Hàm có tham số thực trong lời gọi tới nó là tên của một hàm khác Tham số hình thức tương ứng phải là một con trỏ hàm  Cách dùng Nếu đối được khai báo: float (*f)(float, int) Sử dụng trong thân hàm: f(x,n) hoặc (f)(x,n) hoặc (*f)(x,n)
  45. Ví dụ #include #include #include double tichphan(double (*f)(double), double a, double b) { double s, h; int i, n; n = 10000; h = (b-a)/n; s = (f(a)+f(b))/2; for (i=1; i<n; i++){ s = s + f(a+i*h); } return s*h; }
  46. double g(double x){ double s; s = (exp(x) - 2*sin(x*x)/(1+pow(x,4))); return s; } void main() { clrscr(); printf("TP1 = %f\n",tichphan(sin,0,M_PI/2)); printf("TP2 = %f\n",tichphan(cos,0,M_PI/2)); printf("TP3 = %f\n",tichphan(exp,0,1.0)); printf("TP4 = %f\n",tichphan(g,0,2.0)); getch(); }
  47. Kết quả
  48. Thư viện các hàm toán học Hàm Mô tả Ví dụ sqrt(x) Căn bậc 2 của x sqrt(9.00)=3.0 exp(x) Hàm mũ ex exp(1.0)=2.718282 log(x) logarithm cơ số e của x log(2.718282)=1.0 log10(x) logarithm cơ số 10 của x log10(1.0)=0.0 fabs(x) Trị tuyệt đối của x fabs(x)=|x| ceil(x) Làm tròn lên ceil(9.2)=10.0 floor(x) Làm tròn xuống floor(-9.8)=-10 pow(x,y) x mũ y pow(2,7)=128 fmod(x,y) Phần dư của phép chia x cho y fmod(13.657,2.333)=1.992 sin(x) sin của x (x theo radian) sin(0.0)=0 cos(x) cos của x cos(0.0)=1 tan(x) tan của x tan(0.0)=0