Ngành du lịch - Điều hành tour và dây chuyền cung cấp bền vững

pdf 52 trang vanle 2040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngành du lịch - Điều hành tour và dây chuyền cung cấp bền vững", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnganh_du_lich_dieu_hanh_tour_va_day_chuyen_cung_cap_ben_vung.pdf

Nội dung text: Ngành du lịch - Điều hành tour và dây chuyền cung cấp bền vững

  1. NGÀNH DU LỊCH-ĐIỀU HÀNH TOUR & DÂY CHUYỀN CUNG CẤP BỀN VỮNG
  2. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 4.1 ĐIỀU HÀNH TOUR & DÂY CHUYỀN CUNG CẤP BỀN VỮNG Cẩm nang cho nhà điều hành Tour Bốn điểm điển cứu Dây chuyền cung cấp bền vững 4.2 KHÁCH SẠN Khách sạn, Khu nghỉ mát và những thiết bị lưu trú khác Xây dựng ven biển, xói lở bờ và khảong cách đến bờ Những hướng dẫn cho việc chọn địa điểm khách sạn Phong cảnh và thảm thực vật Các hoạt động quản lý khách sạnn Các hoạt động tại khách sạn và mối quan hệ với cộng đồng 4.3 DU THUYỀN Sự tăng truởng của ngành du thuyền Rác thải và các vấn đề môi trường khác Ngành du thuyền như là nguồn hỗư trợ và tài trợ 4.4 CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÍ Những hướng dẫn cho lái tàu, bơi/lặn và xem đời sống hoang dã 4.5 PHÂN VÙNG CHO NGÀNH DU LỊCH BỀN VỮNG Mục tiêu quản lý & phân vùng Xác định kế hoạch phân vùng
  3. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 Các kiểu vùng cơ bản cho các KBTB Du lịch tác động cao và thấp Các thuộc tính phân vùng ĐỊnh dạng phân vùng Các điểm điển cứu 2
  4. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 Lời cảm ơn: Phần lớn những tài liệu dưới đây đã được sử dụng để trích dẫn hoặc bổ sung: Christ, Costas, Oliver Hillel, Seleni Matus, and Jamie Sweeting. 2003. Tourism and Biodiversity, Mapping Tourism’s Global Footprint. Conservation International and UNEP, Washington, DC, USA. Drumm, Andy. Alan Moore, Andrew Sales, Carol Patterson, and John E. Terborgh. 2004. Ecotourism Development: A Manual for Conservation Planners and Managers. Volume II. The Business of Ecotourism Development and Management. The Nature Conservancy, Arlington, Virginia, USA, 2004. From Ship To Shore: Sustainable Stewardship in Cruise Destinations. 2006. The Center for Environmental Leadership in Business, & Conservation International. Hüttche, Carsten M., Alan T. White, and Ma. Monina M. Flores. 2002. Sustainable Coastal Tourism Handbook for the Philippines. Coastal Resource Management Project of the Department of Environment and Natural Resources and the Department of Tourism, Cebu City, Philippines. Department of Environment and Natural Resources, Bureau of Fisheries and Aquatic Resources of the Department of Agriculture, and Department of the Interior and Local Government. 2001. Philippine Coastal Management Guidebook No. 7: Managing Impacts of Development in the Coastal Zone. Coastal Resource Management Project of the Department of Environment and Natural Resources, Cebu City, Philippines, 108 p. International Hotels Environment Initiative, website, www.ihei.org, 2006. Salm, Rodney V., John R. Clark, and Erkki Siirila. 2000. Marine and Coastal Protected Areas: A guide for Planners and Managers. Third edition. IUCN, Gland, Switzerland. Small Tourism Enterprises Project (STEP) Toolkit Series - Small Hotels. Water Conservation, Energy Conservation, Waste Management, and Wastewater Treatment. 2001. Sweeting, James E. & Amy Rosenfeld Sweeting. 2004. A Practical Guide to Good Practice: Managing Environmental and Social Issues in the Accommodations Sector. The Center for Environmental Leadership in Business & The Tour Operators’ Initiative. Tanzania Ministry of Natural Resources & Tourism. 2003. Guidelines for Coastal Tourism Development in Tanzania. Tanzania Coastal Management Partnership. The Tour Operators’ Initiative for Sustainable Tourism Development, 2004. Supply Chain Engagement for Tour Operators: Three Steps Toward Sustainability. 3
  5. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 TỔNG QUAN Sự tham gia của ngành du lịch là rất cần thiết nhằm đảm bảo cho du lịch bền vững thành công được. Những bộ phận điều hành chuyến đi, các khách sạn, tàu du lịch, và những nhà cung cấp các hoạt động giải trí đều có thể tạo ra những sự khác biệt lớn bằng cách sử dụng những cách quản lý thực tiễn lành mạnh đối với môi trường. Ngành du lịch rất phong phú và bao gồm rất nhiều thứ khác nhau như điều hành tour, điều hành khách sạn, tàu khách và các nhà cung cấp hoạt động giải trí. Bộ phận điều hành tour có thể có một tác động lớn và cụ thể, vì họ có ảnh hưởng đến sự lựa chọn của du khách đến một điểm đến cụ thể và họ hợp đồng với nhiều bộ phận điều hành khác như (các khách sạn, giải trí ). Bộ phận điều hành tour - người sẽ tiến hành các tour của chính họ có thể tác động lớn thông qua việc thuê hướng dẫn bản địa, giới hạn số lượng khách, và cả việc truyền đạt những thông tin mang tính giáo dục truyền thông. Bộ phận điều hành tour cũng có thể phát triển một “chuỗi cung cấp bền vững” những nhà cung cấp liên quan đến những hoạt động bền vững. Vị trí khách sạn, thiết kế, việc quản lý đều có tác động quan trọng đến nguồn tài nguyên biển và ven bờ. Việc qui hoạch vị trí và thiết kế dọc theo bờ biển phải được lên kế hoạch rất cẩn thận nhằm giảm thiểu hiện tượng xói lở bờ, sự tổn hại của khách sạn trước những cơn bão và sóng gió. Một khi đã được xây dựng lên, những hoạt động quản lý khách sạn hàng ngày có thể góp phần quan trọng trong việc giữ gìn môi trường địa phương và thiết lập những mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng địa phương, đồng thời với việc tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho người điều hành khách sạn và tăng cường những trải nghiệm của du khách. Các tàu khách có những tác động cụ thể tại các cảng và qua việc thải rác xuống biển, những chuyến tham quan của du khách bên ngoài tàu cũng có những ảnh hưởng đến khu vực biển và ven biển. Những nhà cung cấp các hoạt động giải trí là những người chịu trách nhiệm của khách du lịch có tương tác với môi trường, và có thể hoạt động có định hướng nhằm giảm thiểu những huỷ hoại đến rạn san hô, quấy nhiễu cuộc sống thiên nhiên và những tác động khác bằng việc giáo dục đội ngũ nhân viên và khách du lịch. 4
  6. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 Một hệ thống phân vùng có thể đảm bảo những hoạt động của du khách diễn ra ở một mức độ bền vững ở đó, các lợi ích được tối đa hoá còn tác động tiêu cực thì đạt tối thiểu. Thêm vào đó, việc chia vùng có thể dùng để tách những mục đích sử dụng mâu thuẫn nhau và để giảm thiểu mâu thuẫn giữa những người sử dụng. MỤC TIÊU HỌC TẬP: 9 Hiểu được vai trò của tất cả những bộ phận của ngành du lịch trong du lịch bền vững. 9 Quen thuộc với những cách quản lý thực tiễn lành mạnh với môi trường của những bộ phận như điều hành tour, khách sạn, tàu khách và cung cấp các hoạt động giải trí. 9 Hiểu được các khái niệm, sự hữu dụng và việc cân bằng các yếu tố trong những dây chuyền cung cấp bền vững. 9 Hiểu được cách xây dựng như thế nào có thể dẫn đến hiện tượng xói lở bờ biển, các phương pháp để phòng tránh hiện tượng này. 9 Phát triển những nguyên tắc hướng dẫn cho khách sạn, tàu khách và hoạt động giải trí trong khu bảo tồn biển của bạn. 9 Hiểu được cách phân vùng có thể dùng để tập trung những tác động môi trường trong những vùng nhỏ, tách “những khu vực cấm xâm phạm” khỏi những quấy nhiễu môi trường, và tách những mâu thuẫn giữa những người sử dụng. 5
  7. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG 4.1 BỘ PHẬN ĐIỀU HÀNH TOUR VÀ NHỮNG DÂY CHUYỀN CUNG CẤP BỀN VỮNG Tài liệu 4.1: - Cẩm nang đầu tiên của người điều hành tour Ở phần trước, chúng ta đã tập trung vào vai trò của cộng đồng địa phương trong việc lập kế hoạch và quản lý du lịch bền vững. Hôm nay chúng ta sẽ tập trung vào một phần quan trọng khác của các thành phần: chính là ngành du lịch. Sự cam kết của ngành du lịch chính là chìa khoá thành công của bất kỳ kế hoạch du lịch bền vững nào. Ngành du lịch phải chịu trách nhiệm chính về vị trí và thiết kế của các tiện nghi, những tác động môi trường của những tiện nghi này về nước, năng lượng, và nguồn nước thải, các loại hình công việc địa phương và cách ứng xử với nhân công địa phương, các loại hoạt động dành cho du khách và những tác động môi trường của các tour, và cuối cùng là sự lựa chọn của khách du lịch nơi mà họ sẽ đến. Tuy nhiên, ngành du lịch không phải là thực thể tồn tại đơn độc. Nó bao gồm vô số những công việc kinh doanh lớn nhỏ, liên quan doanh nghiệp lớn và nhỏ, bị ràng buộc bởi những rất nhiều những doanh nghiệp khác nhau. Những đòi hỏi, quan điểm và tác động của tất cả những thành phần khác nhau trong ngành du lịch nên được xem xét, để mở rộng tính khả thi. Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét vai trò của bộ phận điều hành tour. Sau đó, chúng ta sẽ xem xét 3 thành phần chính của ngành du lịch: khách sạn, tàu khách và những nhà cung cấp các hoạt động giải trí. Dù những thành phần du lịch này có tác động đến khu bảo tồn biển của bạn hay không, nó có thể tác động đến những cộng đồng dân cư xung quanh và có thể xâm phạm vào KBTB của bạn trong tương lai. Để có được những kế hoạch đạt hiệu quả lâu dài, điều quan trọng là phải hiểu được tất cả những tác động môi trường của tất cả những thành phần của ngành du lịch cả bên trong lẫn bên ngoài KBTB. Cẩm nang về du lịch bền vững dành cho bộ phận điều hành tour Bộ phận điều hành tour có một vị trí chủ chốt trong việc tác động lên sự lựa chọn của khách du lịch về điểm đến và về loại hình du lịch và các hoạt động được xúc tiến cho một khu vực nhất định nào đó. Nhiều bộ phận điều hành tour đã là một phần trong những sự chủ động tự nguyện nhằm thúc đẩy du lịch bền vững (chẳng hạn như: Những Sáng Kiến Của Người Điều Hành Tour ,www.toinitiative.org). Việc thúc đẩy du lịch bền vững làm cho cảm giác kinh doanh tốt hơn trong sự vận hành lâu dài của người điều hành tour, bởi vì du lịch bền vững có thể được tiến hành mà không sợ giảm đi sự hấp dẫn khách du lịch 6
  8. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 và thêm vào đó, khách du lịch sẽ được thỏa mãn hơn với những trải nghiệm của họ và có thể quay lại với bộ phận điều hành tour này trong lần du lịch sau. Bộ phận điều hành tour có thể có những tác động rất lớn thông qua hoạt động thực tiễn quản lý của chính họ. Người điều hành tour là người vận hành những tour của chính họ, có thể theo những hướng dẫn quản lý như được liệt kê dưới đây. Bộ phận điều hành tour có những hợp đồng phụ với những nhà cung cấp khác có thể sử dụng dây chuyền cung cấp bền vững (xem ở dưới) để đảm bảo và khuyến khích những hoạt động bền vững của tất cả những nhà cung cấp có liên quan đến tour. Bộ phận điều hành tour giúp cho việc giám sát những thành công đang diễn ra của một quá trình du lịch bền vững ở một khu vực thông qua việc khảo sát khách du lịch sau chuyến tham quan của họ, hỏi họ về những vấn đề như ô nhiễm, hủy hoại nơi cư trú, đói nghèo, v.v Nếu như chính quyền địa phương được những người điều hành tour cảnh báo rằng khách du lịch có những nhận thức tiêu cực về điểm đến, họ có thể được khuyến khích để chỉ ra những vấn đề bên trong. Một số hướng dẫn quản lý cho bộ phận điều hành tour: • Lựa chọn những điểm đến thích hợp: - Bộ phận điều hành tour phải chọn lựa rất cẩn thận nơi nào sẽ đưa khách đến. Họ có thể không nhận thức được sự tổn thương môi trường của một điểm đến nhất định hoặc về những điểm đến bền vững khác có thể thu hút hoặc thậm chí hấp dẫn hơn đối với khách du lịch. Thông qua quá trình đánh giá, ban quản lý KBT, cộng đồng địa phương và bộ phận điều hành tour có thể giúp thông tin lẫn nhau về những điểm đến nào nên được tập trung vào. • Giảm thiểu những tác động vào những môi trường nhạy cảm: - Một số môi trường nhất định rất dễ bị tổn thương. Bộ phận điều hành tour cần phải được cảnh báo những môi trường nào tại địa phương là nhạy cảm nhất chẳng hạn như rừng ngập mặn và rạn san hô (chúng ta sẽ thảo luận về những môi trường này trong phần những hoạt động giải trí) • Giới hạn số lượng của nhóm khách: - Một số nơi cư trú nhạy cảm và rất phổ biến vẫn có thể thích hợp cho du lịch nếu như nhóm du khách được giới hạn về số lượng. Mặc dù số du khách giảm đi trong mỗi tour nhưng du khách thường đánh giá cao cảm giác thân thiện, những quan tâm cá nhân của một nhóm nhỏ và những môi trường ít đông đúc, và thường sẵn lòng trả thêm. • Thuê hướng dẫn bản địa, sử dụng những nhà cung cấp địa phương, và đối xử công bằng với họ - Bất kỳ khi nào có thể, nên dùng hướng 7
  9. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 dẫn và những nhà cung cấp địa phương. Việc này có thể cần đến những chương trình đào tạo hướng dẫn về những lĩnh vực như lịch sử, sinh học tự nhiên, thực vật học và ngôn ngữ. Chất lượng hướng dẫn thường do khách du lịch đánh giá như là một đặc điểm quan trọng trong những tuor du lich thiên nhiên. Cũng phải lưu ý rằng khi sử dụng đội ngũ nhân viên bản địa, nhất định phải trả và đối xử công bằng với họ • Xây dựng nhận thức và giáo dục du khách - Những người điều hành tour phải giúp giáo dục du khách, bằng việc phát những tờ rơi và tài liệu tuyên truyền. Hầu hết du khách đều muốn biết về môi trường và văn hoá địa phương, đặc biệt, nếu như thông tin được trình bày một cách thú vị. • Đóng góp cho việc bảo tồn và cộng đồng địa phương - Bộ phận điều hành tour có thể hiến tặng một phần tiền thu được cho hoạt động bảo tồn và cho những nhu cầu của địa phương như trường học, trạm xá, v.v , và có thể thiết lập một ví dụ bằng việc sử dụng những biện pháp bảo tồn tại chính văn phòng của họ (như quay vòng sử dụng , ) Trường hợp điển cứu 1: Hiện tượng phù dưỡng ở Ý - những người điều hành tour đã thúc đẩy sự thay đổi Thành phố Rimini ở Ý, nằm ở khu vực Địa Trung Hải và phụ thuộc rất lớn vào ngành du lịch đã trải qua sự bùng nổ phát triển và xuống cấp môi trường suốt những năm 1970 và 1980. Hiện tượng phù dưỡng ven bờ ở biển Adriatic đã dẫn tới hiện tượng tảo nở hoa và cá chết hàng loạt vào năm 1985, với hậu quả những năm sau đó sự ô nhiễm gây thiệt hại lớn về du lịch. Ngành du lịch đã làm áp lực đối với chính quyền địa phương phải cam kết về hoạt động nuôi trồng và chuỗi những khách sạn phải giảm việc sử dụng phân bón và cải thiện chất thải và cải thiện việc quản lý hệ thống nước thải. Những cải thiện về môi trường cùng với việc ý thức cộng đồng được nâng cao và những quảng bá đã làm cải thiện hình ảnh của thành phố, số lượng khách du lịch tăng lên. Trường hợp điển cứu 2: Side, Thổ Nhĩ Kỳ - những nhà điều hành tour tập trung vào một điểm đến Side, Những Sáng Kiến Của Những Người Điều Hành Tour về Sự Phát Triển Bền Vững (TOI) được khởi xướng bởi những nhà điều hành tour ở Châu Âu - những người đang tìm kiếm để khuyến khích du lịch bền vững tại những nước là điểm đến họ lui tới. Thành viên của tổ chức nhận thức được rằng họ không thể đạt được mục tiêu một cách bền vững mà không làm việc trong mối quan hệ thành viên với những thành phần có liên quan tại những điểm đến. Side, nằm ở miền duyên hải phía nam Thổ Nhĩ Kỳ là điểm đến đầu tiên mà những thành viên của tổ chức này tiến hành cộng tác với những thành phần tại địa phương. Thành viên của TOI và những cộng sự địa phương đã mang về khoảng 300.000 khách du lịch cho Side mỗi năm. 8
  10. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 Để bắt đầu, những thành phần tại địa phương và thành viên của TOI đã được phỏng vấn để lấy ý kiến của họ về những vấn đề bền vững chủ chốt. Tiếp sau những cuộc phỏng vấn là những cuộc hội thảo vào năm 2002, được tổ chức bởi một thành viên của TOI (Du lich Vasco) và TUDER, một Hiệp hội khách sạn tại địa phương. Cuộc họp có sự tham gia của thị trưởng thành phố Side, các nhà quản lý khách sạn địa phương, các văn phòng du lịch, Sở thương mại địa phương, đại diện của WWF, UNEP, UNESCP, WTO tại Thổ Nhĩ Kỳ và các thành viên của TOI. Đây là một ví dụ rất điển hình về sự tập hợp các thành phần nên được bao gồm trong các cuộc họp lập kế hoạch. Cuộc họp đã tạo cơ hội cho tất cả các thành viên được chia sẻ quan điểm của họ. Họ thống nhất với nhau về tầm quan trọng của những cuộc đối thoại giữa những người điều hành tour và các thành phần tại địa phương, và thống nhất 3 vấn đề ưu tiên như sau: 1. Quản lý chất thải, tập trung vào việc tách rời và tái sử dụng. 2. Giáo dục và đào tạo về sự bền vững ở các khách sạn, quán bar, và các nhà hàng. 3. Khuyến khích văn hóa và các họat động văn hóa. Trong suốt những cuộc họp tiếp sau đó, một kế hoạch hành động chi tiết đã được phát triển và một người điều phối viên hoạt động tại địa phương đã được tuyển dụng được chi trả bởi cơ quan hành chính Side và TUDER, hiệp hội khách sạn tại địa phương. Trong vòng 2 năm sau đó, những hoạt động bao gồm việc lên kế hoạch và thực thi những vấn đề về nước thải, hoạt động điều phối với các công ty tái sử dụng để lên chương trình thu gom lại những rác có thể tái sử dụng được từ những khách sạn, đặt những thùng đựng pin dùng rồi ở những khách sạn, trường học, và những khoá đạo tạo về việc quản lý chất thải rắn và tái sử dụng dành cho những nhà quản lý và nhân viên khách sạn, nhà hàng, nhân viên vệ sinh. Hơn 100 khách sạn và tất cả các cửa hàng, nhà hàng đã tham gia vào chương trình này. Những số liệu thu được rất hứa hẹn: 276 tấn chất thải vô cơ và 11.978 cục pin đã được thu luợm, một bãi rác lấp đất mới đã được phê duyệt và đang tiến hành xây dựng. Lưu ý rằng trong điểm điển cứu này, những nhà điều hành tour và đại diện ở địa phương đã cùng nhau xác định một vấn đề rất cơ bản - quản lý chất thải – và sau đó thực hiện những bước cụ thể và chắc chắn để cải thiện việc quản lý chất thải khắp thành phố. 9
  11. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 Trường hợp nghiên cứu 3: Peru Treks & Thám hiểm – tác động của những nhà điều hành tại địa phương Một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất Châu Mỹ là thành phố cổ Machu Picchu của người Incan cổ đại nằm trên dãy Peruvian Andes. Qua hơn 20 năm, tour đi bộ 4 ngày mang tên “đường mòn Inca” từ Cuzcu xuyên qua Andes đến Machu Picchu được ưa chuộng cực kỳ. Đấy có lẽ là tour đi bộ qua đêm phổ biến nhất ở Tây Bán cầu, và đã là một ví dụ điển hình về vấn đề sức tải do quá đông du khách áp đảo một nguồn tài nguyên có giới hạn, nhưng những người điều hành tour bản địa đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết vấn đề. Mặc dù đây là một ví dụ du lịch ở rừng chứ không phải biển, tuy nhiên về cơ bản, nó là vấn đề về sức tải và cách cư xử với đội ngũ phục vụ tại địa phương có thể được áp dụng với môi trường biển. Thông điệp chính từ ví dụ này là sự lưu tâm của một bộ phận điều hành tour bản địa có thể mang lại sự đối xử công bằng với những nhân viên tại địa phương và có những đóng góp cho cộng đồng địa phương. Xem chi tiết bên dưới Tài liệu 4.2 - Peru Treks & Thám hiểm Trường hợp điển cứu 4: Lastovo – phát triển một điểm du lịch ở đảo nhỏ WWF và TOI đã dẫn đầu trong việc hợp tác để hỗ trợ cho việc bảo tồn đa dạng sinh học ở những khu vực có lượng du khách lớn, họ đã tài trợ cho một cuộc hội thảo về du lịch bền vững ở những vùng biển nhạy cảm. Cả WWF và TOI đều quan tâm tới những tác động môi trường của du khách tại những điểm du lịch ven biển nổi tiếng. Những tác động xấu bao gồm việc xây dựng những khách sạn vi phạm những hướng dẫn về môi trường dẫn đến sự tàn phá những khu cư trú quan trọng, trong khi đó, trầm tích tăng lên từ nguồn nước bề mặt chảy qua các sông và kênh rạch đã phá hủy những rạn san hô ở vùng nước ấm – chúng đặc biệt nhạy cảm với độ trong của nước. Cùng lúc đó, người ta cũng nhận ra rằng không phải tất cả những tác động xấu lên những sinh cảnh biển nhạy cảm đều do du lịch gây ra, và rằng những du khách trong các tour du lịch đông đúc không phải là nguyên nhân duy nhất gây nên những tác động đó. Cụ thể là, sự dễ dàng của những chuyến bay rẻ tiền, đăng ký qua mạng, và việc đi du lịch phức tạp ngày càng tăng, FITs (những du khách đi giá rẻ, tự do) chiếm một số lượng lớn trong thị trường, trong khi đó, những chỗ quan trọng nhất định trong thị trường du lịch biển lai có một tỉ lệ lớn lượng khách này. Thêm vào đó, một lượng lớn các du khách đến những điểm du lịch ven biển là khách nội địa, ở ngay trong nước và con số thống kê về lượng khách này thường là không đầy đủ hoặc không đáng tin cậy. Thái độ và thói quen của những loại khách này rõ ràng là không chấp nhận được đối với những người điều hành tour quốc tế, và sẽ cần được ngăn chặn thông qua những kênh 10
  12. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 khác. Trong dự án thăm dò đầu tiên, các bên tham gia đã chọn đảo Lastovo, ở vùng duyên hải Dalmatian ở Croatia, đây đồng thời là nơi chính phủ dự định làm KBTB. Vào tháng 9-2005, một “Ngày du lịch bền vững” đã được tổ chức ở đảo Lastovo cho cư dân bản địa. Thành phần tham gia gồm có 30 đại diện dân cư địa phương. Một nhóm của TOI cũng tham gia bằng các đại diện từ Aurinkomatkat, LTU Touristik, TUI AG và First Choice/Sunsail. WWF Đức, đại diện cho mang lưới WWF du lịch quốc tế, chương trình Địa Trung Hải và SUNCE cũng tham gia với vai trò những nhà tổ chức chính. Những đề cử rút ra từ những cuộc họp này là: • Tạo ra một mạng lưới liên kết những du lịch nhỏ thành những dịch vụ liên quan đến nhau trên đảo. Một người sẽ liên kết tất cả các thành phần còn lại bao gồm cả bộ phận cho thuê căn hộ, khách sạn, quán bar, nhà hàng, cho thuê xe đạp, xe gắn máy, cũng như là tất cả những nhà cung cấp sản phẩm thủy sản và nuôi trồng thành một gói du lịch, và rồi bán nguyên cụm cho những người điều hành tour từ nước ngoài. Những người điều hành tour nước ngoài sẽ nhận thấy hiệu quả hơn là việc phải làm việc với từng thành phần nhỏ. • Mục tiêu cho 1 hoặc 2 nhóm du khách. Thị trường du lịch được phân chia thành nhiều khối, mỗi khối có những điểm khác nhau và thường có những đòi hỏi mâu thuẫn. Ở khối bãi biển, tắm nắng, các trò chơi và hoạt động, thiên nhiên và bên ngoài, văn hóa và giáo dục, gia đình, du khách đến lại và những du khách thích cá nhân. Đừng cố gắng thỏa mãn tất cả, chắc chắn sẽ có những lỗi vì đảo quá nhỏ, hãy xác định những nhóm khách nào có thể được phục vụ tốt nhất bằng những nét hấp dẫn độc đáo của Lastovo. • Đưa ra những dich vụ chỗ ở tốt nhất, điều này đòi hỏi phải đạt được những tiêu chí về sức khoẻ và an toàn cao, về sự tiện nghi cũng như những lý do về môi trường. • Hấp dẫn du lịch hàng hải - chẳng hạn như du thuyền. Đây đã là phần thị trường rất mạnh ở đảo. Điều này có thể thấy được bằng việc thiết lập các phao neo thuyền, phao này cũng ngăn chặn việc phá huỷ những thảm sinh vật đáy biển. Thông thường, những người chơi du thuyền đều sẵn sàng trả chi phí cho nó. Dịch vụ thu rác cũng được phục vụ trong chi phí neo thuyền, đồng thời cung cấp thức ăn ngon tại địa phương, tham quan văn hoá và thiên nhiên, và tham gia vào các sự kiện văn hóa. • Đánh giá sự cạnh tranh. Trên một đảo nhỏ như Lastovo, cạnh tranh diễn ra ở nhiều mức độ tại vùng, trong nước và cả quốc tế. Vì thế, điều quan trọng là phải xác định cái gì sẽ làm cho Lastovo độc đáo. • Đánh giá và cải thiện cơ sở hạ tầng. Giới hạn đối với sự bền vững lâu dài 11
  13. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 của ngành du lịch là đánh giá và cải thiện nguồn nước ngọt, quản lý nguồn nước thải, xử lý nước thải ra, vv. • Nhận thức được rằng việc phát triển du lịch và bảo tồn luôn là những người bạn đồng hành. Những người điều hành tour đã chỉ ra rằng theo kinh nghiệm của họ, ở những nơi nào được thông báo là được bảo vệ đều tăng du lịch .Vì thế, những người điều hành tour luôn luôn ủng hộ bảo tồn, và đặc biệt là việc hình thành những khu vực được bảo vệ khi cần thiết, bởi vì điều này sẽ giữ cho ngành du lịch về lâu dài. Thực hành: Đánh giá tác động của những người điều hành tour trong và gần khu bảo tồn biển của bạn. Làm theo nhóm nhỏ, phát triển một danh sách những nhà điều hành tour, nội địa và quốc tế, ai là người đưa du khách đến chỗ bạn? Những tour có hướng dẫn có phổ biến ở chỗ bạn hay không? nếu có, hướng dẫn viên bản địa có được sử dụng hay không? nếu không, tại sao? Những nhóm du khách làm gì khi đến chỗ bạn? Số lượng khách trong mỗi nhóm có giới hạn hay không? Những người điều hành tour bản địa có nhận thức được những vấn đề về môi trường và sự bền vững hay không? Họ có nhận thức về sự tồn tại của khu bảo tồn hay không, họ có được lợi từ nó hay không? Những dây chuyền cung cấp bền vững Tài liệu 4.3 - Sản phẩm của những người điều hành tour và cá nhà cung cấp Bởi vì hầu hết những hàng hóa và dịch vụ được bao gồm trong một tour được sắp xếp trước đều được cung cấp từ một dây chuyền cung cấp đã được hợp đồng với các công ty, tổ chức, các văn phòng, nên người điều hành tour không phải lúc nào cũng điều khiển trực tiếp những tác động môi trường và xã hội của những sản phẩm này. Chẳng hạn như, người điều hành tour có thể gửi du khách của họ lên một con tàu khách, một khách sạn hoặc một tour vui chơi mà ở đó không áp dụng những biện pháp quản lý như đã chỉ ra ở trên. Nhưng, sự lựa chọn của người điều hành tour về những nhà cung cấp dịch vụ và hợp đồng của họ với những nơi cung cấp này có thể khuyến khích những nhà cung cấp đáp ứng những tiêu chuẩn về bền vững và làm những báo cáo tiến trình. Làm việc với những nhà cung cấp để đưa sự bền vững vào dây chuyền cung cấp có thể mang lại lợi ích cho người điều hành, nhà cung cấp, khách hàng và cả điểm du lịch. Từ góc độ tài chính mà nói, sự bền vững được cải thiện sẽ làm thấp đi chi phí, thông qua hiệu quả điều hành cao, giảm chất thải, giảm đi lượng 12
  14. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 nước và năng lượng tiêu thụ. Những biện pháp bền vững còn có thể làm tăng thu nhập do việc kinh doanh từ những khách hàng quay lại và thu hút những khách hàng mới, những người đánh giá cao chất lượng môi trường và xã hội. Tiếng thơm từ việc một công ty quan tâm đến những vấn đề bền vững cùng với những cải thiện về chất lượng dịch vụ du lịch cung cấp cho khách hàng có thể làm tăng thêm sự thỏa mãn ở khách hàng và luật pháp, tăng cường gía trị thương hiệu, tăng thêm những cơ hội về thị trường và cộng đồng, và sẽ được chính quyền địa phương tại điểm du lịch chấp nhận tốt hơn. Thể hiện tốt và chất lượng cao, những sản phẩm bền vững có thể giúp cho những người điều hành tour giảm những nguy cơ xung đột hoặc trở ngại với những nhà cung cấp, chính phủ, đội ngũ nhân viên tại địa phương, và cải thiện tình trạng của nó như những gì được mong đợi tại điểm du lịch. Điều này có thể có nghĩa là tiến sâu hơn nguồn lợi kinh doanh chủ yếu như vốn, khả năng phát triển các sản phẩm đáp ứng được đòi hỏi ngày càng tăng của thị trường, cải thiện mối quan hệ với chính quyền, và đội ngũ nhân viên tận tụy, trung thành. Những chi phí và lợi ích của những tiêu chí bền vững tổng hợp được đưa vào dây chuyền cung cấp sẽ khác nhau ở từng công ty, tuỳ thuộc vào: • Những thỏa thuận mua bán và hợp đồng với những nhà cung cấp • Sự sẵn có những nhà cung cấp thay thế ở những điểm đến chủ chốt • Mức độ hiện thời về việc thực hiện bền vững và tiềm năng có thể thay đổi của nhà cung cấp; • Những rào cản đối với sự bền vững, những yếu tố bên ngoài; • Những mối quan tâm về điều hành và sự bền vững chính của một công ty; và • Nguồn tài nguyên có sẵn để tiến hành và thúc đẩy bền vững thông qua dây chuyền cung cấp. Những nhà điều hành tour lớn thường khuyến khích nhà cung cấp tham gia vào một dây chuyền cung cấp bền vững bằng việc giúp họ tiếp cận thị trường và quảng cáo tốt hơn. Điều này có thể hình thành một chương trình chứng nhận, hoặc nhãn hiệu sinh thái (như một chiếc lá xanh, có nghĩa là quảng cáo với du khách rằng khách sạn này rất thân thiện với môi trường). Những chương trình có chứng nhận và những nhãn hiệu sẽ được thảo luận ở phần sau chi tiết hơn. Để giới thiệu, hãy xem xét trường hợp nghiên cứu sau Những trường hợp nghiên cứu Chúng ta hãy cùng xem xét những nhà điều hành tour từ nước ngoài thiết lập dây chuyền cung cấp bền vững tại những điểm đến của họ như thế nào. Tài liệu 4.4 - Những trường hợp nghiên cứu về dây chuyền cung cấp bền vững 13
  15. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 4.2 KHÁCH SẠN, KHU NGHỈ MÁT VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN LƯU TRÚ KHÁC 4 2 KHÁCH SẠNKHUNGHỈ DƯỠNG & CÁC TIỆNNGHINHÀNGHỈ KHÁC Giới thiệu Nơi ưu trú là một bộ phận tạo ra công việc tại chỗ chủ yếu trong ngành du lịch, và là bộ phận chủ yếu sử dụng nguồn cung cấp tại địa phương về nước, năng lượng và đất. Nó đòi hỏi hạ tầng cơ bản và quan trọng (đường xá, nước và nguồn thoát). Chúng chính là nền móng của du lịch duyên hải, bởi vì nếu không đủ chỗ ở, sẽ rất ít du khách đến, cụ thể là du lịch nông thôn duyên hải. Hầu hết những khách sạn đều được làm chủ độc lập, doanh nghiệp cỡ vừa. Vì những người làm khách sạn đầu tư vào những vị trí nhất định, nên họ giúp rất mạnh mẽ và cụ thể trong sự bền vững lâu dài của môi trường xung quanh. Thêm vào đó, hầu hết những biện pháp quản lý giảm tác động đến môi trường cũng sẽ làm ngay lập tức hạn chế được chi phí sử dụng. Cho cả 2 lý do, ngành khách sạn thường rất năng nổ trong việc vươn xa ra cộng đồng và trong xã hội và sự bền vững môi trường, và những người chủ khách sạn thường sẵn lòng tham gia vào những kế hoạch phát triển bền vững. Một bước cơ bản trong những tác động của một khách sạn lên môi trường đơn giản nơi nó được đặt. Thông thường, công trình xây dựng lớn nhất được lên kế hoạch gần KBTB sẽ là một khách sạn hoặc những khu nghỉ mát. Những người quản lý KBTB có thể sẽ có ảnh hưởng vào quá trình này nếu như khách sạn nằm bên trong hay gần KBTB, và cũng nên nhận thức về những vấn đề về môi trường chung có liên quan nếu những khách sạn khác được dự định xây gần KBTB. Sự chọn lựa vị trí của những người phát triển khu nghỉ mát chỉ đơn giản là tìm ra một điểm nào đó ở ven biển nơi mà du khách có thể đi xuống bãi biển dễ dàng và nhanh chóng và có cảnh biển đẹp. Tuy nhiên, hạ tầng cơ sở sẵn có, việc xử lý nước thải, nguồn cấp nước, vv, có thể không đủ để chọn vị trí này. Sự quan trọng cụ thể trong việc chọn vị trí ban đầu là một câu hỏi đơn giản: Khách sạn gần với mức nước khi triều cao bao xa? Xây khách sạn gần mức nước có thể sẽ gặp những vấn đề nghiêm trọng, chúng ta sẽ đề cập trong phần tới. Xây dựng ven biển, hiện tượng xói mòn ven bờ và sự sạt lở Công trình xây dựng ven biển quá gần mức nước sẽ gặp phải 3 vấn đề chủ yếu sau: các tiện nghi công trình phải chịu đựng sự hủy hoại của sóng, bão; nguy cơ bị ô nhiễm do nguồn nước ven bờ; việc xây dựng có thể gây ra hiện tượng xói lở bãi biển. 14
  16. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 Những người quản lý KBTB cần quan tâm đặc biệt đến bất kỳ cấu trúc nào được lên kế hoạch có thể phá vỡ những chuyển động bình thường của cát dọc theo một bãi biển, vì điều này chắc hẳn sẽ gây ra sự bồi tụ cát ở bờ có dòng lên và sự xói lở cát ở bờ có dòng xuống. Hình dưới đây chỉ ra hậu quả của một thiết kế kém cỏi đã làm thay đổi bờ, dẫn đến việc xóa sổ hoàn toàn bãi biển: Nguồn: Quản lý những tác động của sự phát triển ở khu vực duyên hải, 2001 Bất kỳ một công trình xây dựng nào được xây thêm ở ven bờ chắc chắn không làm thay đổi dòng chảy, hoạt động sóng, thủy triều và sự vận chuyển của trầm tích dọc theo bờ. Bãi biển có thể sẽ bị xói lở mất đi nếu sự phát triển không được đặt ở vị trí thích hợp. Rõ ràng, cách đơn giản tốt nhất là tránh xây dựng những công trình ven bờ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơ sở hạ tầng du lịch đòi hỏi phải là công trình dọc theo bờ. Khoảng cách giới hạn xây dựng Một khoảng cách giới hạn xây dựng là một khoảng cách được qui định phải cách xa một điểm thắng cảnh nào đó, không có bất kỳ cái gì được phép phát triển lâu dài trong khu vực này. Việc sử dụng khoảng cách giới hạn có lẽ là hướng dẫn đơn độc hữu ích nhất cho những công trình xây dựng ven biển. Điều quan trọng nhất là những khách sạn hoặc những công trình khác phải được đặt ở một vị trí có khỏang cách giới hạn rộng kể từ mực nước triều cao nhất. 15
  17. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 Nguồn: Cẩm Nang Du Lịch Ven Bờ Bền Vững cho Philippines, 2002 Nếu các công trình du lịch quá gần mực nước, nó có thể phải chịu tổn hại hoặc sự tàn phá nghiêm trọng bởi những cơn sóng bão lớn. Đối với những công trình nghỉ mát bằng bê-tông hay nhà cao tầng, chủ nhân thường phải đặt một bức tường chắn biển hoặc những cấu trúc thật cứng nhằm bảo vệ những tòa nhà hoặc thu thêm cát biển. Những công trình này lúc nào cũng giúp ngăn ngừa sự bổ sung thêm một cách tự nhiên của bãi biển (xem bên dưới). Tác dụng mạng lưới là một vòng luẩn quẩn giữa xói lở bãi biển và việc tăng thêm những gia cố làm cho bờ vững chắc, cùng với việc xuống cấp về mặt thẩm mỹ và tăng chi phí bảo vệ và làm nhiều thêm những bãi biển nhân tạo, mà những điều này còn mở rộng tác động vào những bãi biển khác – nơi mà cát bị lấy đi. Nhìn lại quá khứ, một kế hoạch xây dựng khu nghỉ mát tốt đã tránh được những vấn đề về môi trường và kinh tế ở vị trí đầu tiên bằng việc yêu cầu tất cả những công trình kiên cố phải được đặt trong đất liền đủ xa để không phải chịu sự tàn phá của sóng. Quy định về khoảng cách giới hạn xây dựng cho những khu vực ven bờ thay đổi tuỳ theo từng quốc gia. Chẳng hạn như Indonesia yêu cầu là 100m đối với tất cả các tòa nhà kể từ mức nước biển cao nhất, 60 m ở Tanzania. Một số nước như Sri Lanka cho phép khoảng cách này thay đổi tùy theo từng khu vực và tỷ lệ xói lở, loại công trình sẽ xây dựng, đánh giá chung của vị trí và những giới hạn của nó. Ở Philippines, khoảng cách giới hạn xây dựng từ các sông, suối, hồ, và mức triều cao là 3 m ở khu vực đô thị, 20 m cho khu vực nông nghiệp, và 40 m cho khu vực rừng. Như được trình bày trong sơ đồ dưới đây, một khoảng cách giới hạn xây dựng có thể bao gồm một dải bờ biển nằm bên trên mực triều cao (phần của vùng “năng lượng bị tiêu hao, và cũng có thể là một khoảng cây cối tự nhiên trên bãi biển (được chỉ là “vùng làm dịu đi”). Việc bảo quản vành đai cây xanh ở đây là rất quan trọng, vì nó giới hạn sự xói lở và làm phần đệm khi có sóng gió. 16
  18. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 Nguồn: Cẩm Nang Du Lịch Ven Bờ Bền Vững cho Philippines, 2002 Nếu bạn không biết quy định về khoảng cách giới hạn xây dựng ở địa phương, hãy kiểm tra các quy định, luật lệ trong khu vực hoặc quốc gia để xác định khoảng cách này và những yêu cầu cho phép đối với công trình xây dựng ven biển ở đó. Khoảng cách giới hạn xây dựng có những lợi ích khác ngoài việc bảo vệ những công trình xây dựng và ngăn ngừa xói lở còn có những lợi ích như sau: • Giảm thiểu sự đầu tư công cộng vào việc bảo vệ vùng ven bờ • Bảo vệ và tăng cường giá trị cảnh quan của những môi trường ven bờ. • Giảm thiểu những xung đột trong việc sử dụng giữa những loại hình hoạt động khác nhau diễn ra ở khu vực ven bờ. • Đảm bảo cho công chúng có thể tiến vào và đi dọc theo bờ biển. • Duy trì tính kiên định giữa luật lệ và kế hoạch của địa phương và quốc gia. • Bảo vệ những khu cư trú dễ bị tổn thương như bãi biển, rạn san hô và thảm cỏ biển. • Cung cấp khu vực đệm xung quanh những vùng được sử dụng di tích và truyền thống Những giải pháp “cứng” và “mềm” đối với sự xói lở bãi biển Thật không may, một khi sự xói lở ở bãi biển bắt đầu xảy ra, thông thường rất khó sửa chữa. Những phương pháp thường được dùng để giảm xói lở bãi biển là “những giải pháp cơ học cứng” là những cấu trúc kiên cố bằng vật liệu cứng được thiết kế để phản lại hoặc chịu đựng những đợt sóng đánh vào, và những giải pháp cơ học mềm là những “tường biển”, “lô cốt”, “đê chắn sóng”, “vòm nhọn” (xem cẩm nang), có thể hút từ từ năng lượng sóng. Giải pháp mềm thường đơn giản liên quan đến việc lên kế hoạch tốt (như bảo vệ những vùng cây cối ven biển tự nhiên), và đôi khi là việc di dời những cấu trúc để cho phép sóng đánh tự nhiên và cát vận chuyển tự nhiên giúp cho việc lưu giữ bãi biển. 17
  19. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 Gần đây, giải pháp mềm cũng bao gồm cả “những đường bờ sống” có nghĩa việc trồng những thảm cỏ biển hoặc những loại cây ngập nước khác, lắp đặt những tấm chắn bằng sợi cây dừa, tạo ra những rạn sò, v.v , để bảo vệ đường biển một cách tự nhiên. Tài liệu 4.5 - Những cách tiếp cận “cứng” Những giải pháp mềm hầu như là sự lựa chọn tốt nhất, vì chúng giữ hình thức tự nhiên của đường ven bờ, và vì những cấu trúc kiên cố ngược lại luôn làm mất cát, đặc biệt ở những khu vực bên lở. Những cấu trúc cứng còn có khuynh hướng gây ra lực sóng, lực này cuối cùng lại phá huỷ chính cấu trúc đó. Vì vậy, một khi đã đặt những cấu trúc này, sẽ tốn chi phí để duy trì, khó di dời để sửa lỗi hoặc thích nghi với những sự thay đổi mới, và hầu như lúc nào chúng cũng gây ra xói lở ở đâu đó. Những giải pháp tốt nhất sẽ là những giải pháp dựa vào những kiến thức về sóng và thủy triều tại nơi đó. Vì thế, điều quan trọng là phải làm việc với những chuyên gia xây dựng các công trình ven bờ để xác định phương pháp ổn định đường bờ tốt nhất dựa trên năng lượng sóng và sự vận chuyển cát tại một vị trí cụ thể. Trong tất cả những sự lựa chọn để bảo vệ vùng ven bờ khỏi xói lở, khoa học rất mơ hồ và tốn kém. Những nghiên cứu cơ học, giấy phép, vật liệu xây dựng, xây dựng, bảo dưỡng lâu dài cấu trúc bãi biển có thể sẽ rất tốn kém, tuỳ vào cấu trúc và lực ăn mòn từng vùng. Cách duy nhất để tránh những loại chi phí trên là đừng xây dựng trên bãi biển. Hướng dẫn thêm cho phần lựa chọn vị trí khách sạn Khoảng cách từ đường biển không chỉ là yếu tố duy nhất trong việc lựa chọn vị trí khách sạn. Những hướng dẫn quan trọng thêm như sau: • Hãy tránh những môi trường nhạy cảm như rừng ngập mặn, rừng nhiệt đới, vùng dốc, ý thức đặc biệt về sự xói lở bãi biển (chúng ta sẽ thảo luận phần này vào hôm sau) • Tìm thông tin tại địa phương về xung đột giữa những người sử dụng, như dân cư địa phương những người trước nay vẫn sử dụng khu vực này để đánh cá. • Tránh những xung đột với người sử dụng như những cư dân địa phương, họ đã sử dụng khu vực này như là một ngư trường khai thác. 18
  20. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 • Tập trung phát triển ven bờ ở những điểm chủ chốt hơn là phát triển dàn trải cả khu vực • Đánh giá sự gần gũi của những hạ tầng cơ bản như điện, đường xá, nước, việc xử lý chất thải rắn và lỏng • Đảm bảo rằng dân cư địa phương vẫn có thể dễ dàng đi dọc bãi biển. Khi vị trí về cơ bản đã chọn, một kế hoạch vị trí chi tiết phải được thiết lập để chỉ ra chính xác vị trí tất cả những phần của công trình (như khu vực lễ tân, phòng nghỉ, hồ bơi, bãi đậu xe, vv). Điều này sẽ giúp cho việc lên kế hoạch những chi tiết sau: • Khoảng cách giới hạn xây dựng và khu vực đệm đảm bảo cho việc đi vào bãi biển thoải mái và bảo vệ được những vùng nhạy cảm. • Khoanh vùng để tập trung hạ tầng cơ sở và giữ gìn không gian mở • Thiết kế thẩm mỹ • Sử dụng bền vững những sản phẩm và vật liệu địa phương Nguồn nước phải được xem xét cẩn thận trong suốt quá trình chọn vị trí khách sạn. Những giếng nước có thể rất cần; theo hướng dẫn chung, đặt chúng xa bãi biển để giảm thiểu sự nhiễm mặn và tránh xa những hầm chất thải của khách sạn (Chi tiết hướng dẫn về vị trí đặt giếng và những hố phân huỷ chất thải có thể đọc trong “Hướng dẫn phát triển du lịch ở Tanzania”, xem trích dẫn ở đầu phần này) Những thiết bị xử lý nguồn nước thải thông thường hầu như không có trên những tuyến đường nông thôn, và sự phát triển du lịch luôn yêu cầu phải có những bể chứa nước thải hoặc những hệ thống xử lý chất thải khác. Bể chứa chất thải cần phải được chọn vị trí đặt cẩn thận để tránh gây ô nhiễm cho các giếng gần đó và tránh cho nguồn chất thải bị rò rỉ ra biển. Trường hợp điển cứu: Nhu cầu về nước ở khách sạn ở Pulau Redang, Malaysia Trước sự phát triển trên đảo Pulau Redang, Malaysia, một đánh giá tác động môi trường dự báo phát triển khu nghỉ mát chính sẽ dẫn đến việc thiếu nguồn nước ngọt cung cấp, sạt lở dốc và phá hủy rạn san hô xung quanh (công viên biển). Mặc dù EIA đề xuất phải hạn chế sự phát triển và đặt ra những qui định hạn chế trong việc xây dựng ở những nơi dốc, những đề xuất này dường như bị lờ đi và những khu nghỉ mát chính vẫn cứ phát triển, và chẳng ngạc nhiên chút nào khi chúng gây ra những tác động đã được dự báo trước. Nguồn nước ngọt trên đảo đã bị lạm dụng dẫn đến tình trạng nước bị mặn hóa và buộc chính phủ phải dự kiến đặt một ống dẫn nước ngọt rất đắt tiền từ trong đất liền ra để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Hơn thế nữa, việc sạt lở vùng dốc đã huỷ hoại hệ sinh thái trên đất làm thu hẹp những rạn ở xung quanh, dẫn đến tình trạng 19
  21. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 mất đi một số loài, nước bị đục đi trông thấy và giảm chất lượng các sản phẩm du lịch. Nguồn: Cẩm Nang Du Lịch Ven Bờ Bền Vững cho Philippines, 2002 Trường hợp điển cứu: Maldives Tài liệu 4.6 – Những tiêu chí phát triển vùng ven biển ở Maldives Tạo cảnh quan và Trồng cây xanh Việc tạo cảnh quan của một khách sạn có thể làm tăng thêm cảm xúc của khách du lịch về nơi đó, và cũng có thể có những tác động môi trường trong thực tế, như giảm đi lượng điện sử dụng và tăng thêm lượng nước để tưới. Những cây và thảm thực vật bản địa tạo cho du khách có cảm giác tránh xa, trong khi đó, họ thường rất quan tâm đến những loài hoa miền nhiệt đới, cây cỏ và chim. Thực vật cũng cung cấp bóng mát, làm giảm xói lở, tạo ra những rào chắn riêng tư giữa khách, và thậm chí còn có thể lọc nước thải. Bóng mát cho chỗ ở nhờ những bụi rậm và cây thường có thể làm giảm năng lượng để điều hòa không khí khoảng 20%. Những dịch vụ do cây và thảm thực vật mang lại cho một tiện nghi du lịch ven bờ Nguồn: Cẩm nang Du lịch bền vững ven bờ ở Philippines, 2002 20
  22. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 Một điểm đặc trưng là, những người phát triển thường dọn sạch thực vật trong quá trình xây dựng. Hãy cố gắng giữ thành phần thực vật nguyên gốc càng nhiều càng tốt, và những thực vật phát triển thêm khi công trình xây dựng hoàn tất. Nếu như cảnh quan cần phải được sử dụng để thay thế cây xanh đã bị mất đi trong quá trình xây dựng thì việc lựa chọn cây sẽ thay đổi tùy theo loại đất, nơi đó có phải hứng chịu gió, nước mặn, mưa, đường, và cũng phải xem xét đến những khía cạnh xã hội như loại nào khách du lịch thích, nhu cầu riêng tư, thẩm mỹ. Chi phí trồng và chăm sóc cây xanh, đặc biệt là nhu cầu về nước lâu dài cần phải được cân nhắc. Kế hoạch tổng thể nên được phát triển với sự tư vấn của người có hiểu biết về thực vật và người thân thuộc với những hạn chế vật lý tại khu vực đó. Những gợi ý sau có thể giúp tăng thêm giá trị cảnh quan cũng như bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi những tác động tiêu cực do việc dọn thảm thực vật đi: • Bảo vệ cây và bụi trong suốt quá trình xây dựng bằng cách bao chúng lại, hoặc cấy những cây nhỏ hơn vào khu vực ươm. • Cần chăm sóc đặc biệt để bảo quản những cây xanh xung quanh hồ, ao, suối như là một dải lọc nhằm giảm thiểu hiện tượng rút đi trầm tích và những mảnh vụn. • Dùng chính những loài bản địa để trồng lại khi có thể. Chúng đã thích nghi với những điều kiện tồi tệ ở xung quanh như bụi nước biển, gió, mặt trời, đất cát, và chúng cũng chỉ cần ít nước. • Phải có đầu óc thực tế về thiết kế cảnh quan và khả năng duy trì được nó. • Giảm thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng những bãi cỏ. • Những cây trồng được đánh nguyên cụm rễ không phải là một lựa chọn hay thay cho việc bỏ đi những cây mọc tại chỗ. Phải tốn kém nhiều để cấy chúng, chúng lại dễ chết thình lình và mất nhiều năm mới thật sự cắm rễ. • Chọn những loại cây có rễ thẳng đứng và cắm sâu, hơn là những loại cây có rễ nằm ngang và cạn, để tránh bị mất đi do hạ tầng như đường xá, v.v • Dùng những loài cây có hoa và trái để thu hút chim, thú, bướm • Dùng những loài thân gỗ để tránh bị lấy làm của riêng hoặc làm bị thương khách vì cành gãy rơi xuống. • Dùng những loài có hình thù duyên dáng không bị rụng lá theo mùa mà lá xum xuê quanh năm. • Khi dùng dừa, nhớ rằng dừa sẽ phát triển cao và sẽ có thể bị rụng lá và trái. • Hãy coi rừng ngập mặn như một cảnh quan của khu nghỉ mát hoặc dành cho khu hoạt động • Xem xét việc sử dụng nguồn nước thải từ nước tắm và bồn bếp để tưới cây. Nếu dùng nước này thì xà phòng từ máy giặt và bếp phải dùng loại có thể phân hóa ra nhờ vi khuẩn và giảm lượng phốt phát • Tưới cây sau khi mặt trời lặn để chúng thấm được nhiều nước nhất. 21
  23. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 • Trồng tập trung những cây cần nhiều nước vào một nhóm. • Thiết kế hệ thống tưới chỉ dành cho cây, không lan ra đường xá và đường đi bộ. Cuối cùng, phải lưu ý rằng cảnh quan có thể làm cho khoảng cách giới hạn xây dựng giữa công trình và đường biển thành hấp dẫn. Những người phát triển du lịch đôi khi cảm thấy rằng những khoảng cách giới hạn xây dựng làm giảm đi những mong muốn mà họ dành cho du khách, nhưng trong thực tế, khoảng đất giữa công trình xây dựng và bãi biển có thể làm tăng thêm và cung cấp những hấp dẫn đối với du khách. Nhiều du khách đến từ những nước mà họ có nhiều tháng phải ở trong nhà để tránh lạnh. Khi họ đến vùng nhiệt đới, họ muốn có càng nhiều thời gian bên ngoài càng tốt. Bãi biển luôn luôn hấp dẫn nhưng một cảnh quan thoáng đảng, không gian mở tách hẳn khỏi nước có thể quyến rũ khi nó mang lại tương đương: • Bóng mát khỏi mặt trời và sức nóng • Là nơi cho các họa sĩ và nhiếp ảnh gia tác nghiệp • Là nơi để tìm hiểu về cây và chim muông bản địa • Khu vực nghỉ ngơi an tĩnh với những chiếc võng và ghế dựa trong bóng mát, v.v • Không gian mở làm tăng thêm cảnh đẹp của vùng bờ và đại dương. 22
  24. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 Các hoạt động quản lý khách sạn Tài liệu 4.7 - Nước trong khách sạn, Nước thải, Chất thải và Năng lượng Tài liệu 4.8 – Nguyên tắc lập kế hoạch khách sạn và Danh mục kiểm tra Khi đã sẵn sàng hoạt động, một khách sạn vừa tiết kiệm tiền và vừa thu lợi từ môi trường với việc quản lý sử dụng nước và chất thải, những chính sách có lợi cho môi trường về sử lý nước thải rắn (rác) và lỏng. Những thay đổi đơn giản về chính sách và đào tạo nhân viên có thể mang lại sự tiết kiệm chi phí và lợi ích cho môi trường ven biển ngay. Những cải thiện khác có thể đòi hỏi sự đầu tư về những thiết bị và sửa chữa tiết kiệm hiệu quả; thông thường phải trả giá cho những cải thiện này trong vòng 3 tháng cho tới 1 năm, với những tiết kiệm chi phí dồn vào những năm kế tiếp. Nhìn chung, các khách sạn luôn giảm được khoảng 20-30% chi phí tiêu dùng nhờ những biện pháp quản lý lành mạnh đối với môi trường. Mặc dù người quản lý KBTB không quản lý khách sạn nhưng họ cũng nên ý thức được những tác động môi trường ven biển của việc quản lý khách sạn, và có thể mang lại cách quản lý khách sạn và có thể hướng những chủ khách sạn tại địa phương quan tâm vào những thông tin tốt. Những khách sạn mong thực hiện những biện pháp quản lý tốt nhất nên được khuyến khích bắt đầu với một sự đánh giá thông suốt những chính sách và việc sử dụng hiện thời, từ đó đưa ra một bản danh sách chi tiết những việc cụ thể nào nên được thay đổi. Những ý kiến dưới đây, được trích dẫn từ chuỗi “Bộ công cụ” theo Dự Án Những Doanh Nghiệp Du lịch Nhỏ (STEP) ở vùng Caribbe. 1. Bảo tồn nguồn nước Khách sạn du lịch đòi hỏi một lượng nước khổng lồ cho việc tắm rửa, quản gia, nấu nướng, giặt ủi, tạo cảnh quan và hồ bơi. Lượng tiêu thụ nước của du khách thường cao hơn dân địa phương rất nhiều lần. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong hầu hết các khách sạn, một khách du lịch sử dụng 40-100 gallon (một gallon = 4,54 l) nước mỗi ngày. Điều này làm thiếu hụt và suy giảm nguồn cung cấp nước và làm tăng nguồn nước thải. Vấn đề có vẻ nghiêm trọng hơn ở những nước có khí hậu nóng và khô, tại nơi đó, nguồn lợi nước ít nhưng nhu cầu sử dụng nước của du khách rất cao (cho bể bơi, tắm vv .) Tại các khu nghỉ dưỡng lớn, sân gôn phun ra ít nhất 525.000 gallons nước mỗi ngày, điều này có thể gây tác động đến trữ lượng nước của một vài vùng. Nguồn nước nên được xác định từ khi chọn địa điểm. Giếng nước có thể cần thiết; theo hướng dẫn chung, tại những nơi xa bờ biển để giảm thiểu sự xâm nhập của nước mặn, và tránh xa hầm phân huỷ của khách sạn. (Hướng dẫn chi tiết giếng nước và vị trí bể phốt có thể tìm trong “Hướng dẫn cho việc phát triển du lịch ven bờ tại Tanzania” (2001); xem trích dẫn ở phần đầu của mô hình.) 23
  25. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 Bảo tồn nguồn nước là một bước chiến thắng kép dễ dàng cho các khách sạn thực hiện, ngay tức khắc nó làm giảm đi chi phí nước. Một số khách sạn nhỏ thường giảm lượng nước đến 1/3 nếu thực hiện các bước đơn giản sau: • Kiểm tra đồng hồ nước theo định kỳ • Kiểm tra các mối nối xuyên suốt hệ thống bao gồm cả đường ống chính. • Cài đặt vòi hoa sen tắm hữu hiệu, dùng bồn cầu có mức nước xả thấp, thông nước. • Kiểm tra việc dùng nước trong hệ thống tưới tiêu, nhà bếp và giặt ủi • Giảm dịch vụ giặt ủi vào các ngày không có khách trọ thay vì công việc giặt ủi hàng ngày. • Cài đặt hệ thống van đóng mở bằng chân, cho phép những người làm trong nhà bếp có thể đóng, mở van ngay tức khắc bằng chân khi họ không rảnh tay, mà những công việc này họ phải làm từ 3-12 tháng. • Thu hứng nước mưa để dùng cho việc giặt, tưới tiêu vv • Tưới vườn bằng nước đục hay nước thải đã qua xử lý. Xem tài liệu“Bảo tồn nước” từ loạt STEP để có nhiều ý tưởng và chi tiết. Trường hợp: Những tác động của khu nghĩ dưỡng tại Pulau Redang, Malaysia Trước những sự phát triển trên hòn đảo Pulau Redang, Malaysia, những tác động môi trường được ước tính rằng khu nghĩ dưỡng chính sẽ gây ra thiếu hụt nước ngọt, xói lở triền dốc và phá hủy rạn san hô xung quanh (công viên biển). Mặc dầu EIA đề xuất giới hạn bớt sự phát triển và nghiêm cấm các xây dựng trên các khu vực dốc, những đề xuất này bị phớt lờ và các khu nghĩ dưỡng chính vẫn mọc lên, không hề ngạc nhiên khi những tác động đã ước tính từ trước đã xảy ra. Nguồn nước ngọt trên đảo đã bị sử dụng quá mức, kết quả là nước mặn xâm thực và mặn hoá, và gây sức ép cho chính phủ thực hiện làm một đường ống dẫn nước từ đảo chính ra để phục vụ nhu cầu của du khách. Hơn thế nữa, xói lỡ triền đồi đã phá huỷ các hệ sinh thái trên cạn và bóp nghẹt rạn xung quanh, gây nên mất đi một số loài quan trọng, làm vẩn đục các vùng nước sạch trước đây và làm suy giảm chất lượng sản phẩm du lịch. Nguồn: Sổ tay du lịch ven bờ bền vững tại Philippines, 2002 Trường hợp: Các rò rỉ không được phát hiện Các khách sạn làm mất đi một lượng nước thật kinh hoàng, cả tiền chi cho các khe hở không được phát hiện, đặc biệt là trong các nhà vệ sinh bị rò rỉ. Trung bình, 40% khách sạn có những chỗ rò rỉ và những vấn đề liên quan đến nước. Một trường hợp tiêu biểu: Một cuộc kiểm tra về tiết kiệm nước tại một khách sạn có 35 phòng ở tại Caribbea tìm thấy rằng ba sự cố hệ thống nhà vệ sinh làm thất thoát 3.900 gallon hoặc 41 đô-la Mỹ một ngày. Chỉ riêng ba hệ thống nhà vệ sinh này tiêu thụ 40% lượng nước của khách sạn. Chúng được sửa chữa bởi việc chỉnh lại hai cái phao và thay thế cái van đã bị hư; việc sửa chữa chỉ tốn 15 phút và 5 đô-la. Một trường hợp khác: Một van trong hệ thống nước máy giặt gặp sự 24
  26. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 cố tại một khách sạn đã làm cho khách sạn bỏ phí 6.000 đô-la cho nước giặt. Khách sạn thứ 3 có một lỗ hổng dưới đất, chúng không được phát hiện trong 1 tuần bởi vì không ai kiểm tra đồng hồ nước hàng ngày cả. Trong suốt một tuần đó, lỗ hổng làm mất đi lượng nước trị giá 1.700 đô-la. (Nguồn: STEP Toolkit series, “Bảo tồn nước”) Những lỗ hổng chỉ có thể sửa chữa nếu như chúng được phát hiện ra. Chỉ đơn giản là kiểm tra đồng hồ nước hàng ngày, các công nhân xây dựng phải báo cáo về các lổ hổng thường xuyên. Xác định “đường cong sử dụng nước” là cách tốt nhất để xác định rằng những trang thiết bị của Bạn có bị rò rỉ không. Nếu số lượng nước sử dụng cao vào nữa đêm, có thể xác địh là có sự rò rỉ Trường hợp: Những bước bảo tồn nước đơn giản làm giảm chi phí Khách sạn Treasure Beach, Barbados, phát triển những thay đổi sau và làm giảm ngay tức khắc 10% lượng nước sử dụng • Nắn lại hướng dòng chảy và khu chứa nước nhà vệ sinh. • Dòng chảy vòi hoa sen chậm lại và cho hơi vào vòi nước. • Đồng hồ nước phụ cho nhà bếp và hệ thống tưới tiêu. • Đọc chỉ số nước hàng ngày. • Vòi nước thiết kế phù hợp với ống nước. • Hệ thống tưới tiêu dạng phun được điều khiển bởi bộ tính giờ và kiểm tra lượng hơi nước. • Chương trình tái sử dụng khăn tắm và các đồ vật bằng vải. Khu nghỉ mát Sea Splash, một tài sản nhỏ ở Jamaica thực hiện đánh giá môi trường vào năm 1997 và hạn chế được 25 35% nguồn nước sử dụng
  27. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 2. Quản lý nước thải Các thiết bị xử lý nước thải rõ ràng là thường tồn tại không lâu trong các khu vực nông thôn ven bờ biển, sự phát triển du lịch thường thường sẽ cần đến hầm phân huỷ và hệ thống sử lý nước thải. Cẩn thận trong việc thiết kế và thay thế hệ thống hầm phân huỷ, đặc biệt liên quan đến nguồn nước ngọt; tham khảo những tài liệu theo sau để có thông tin chi tiết. Tài liệu 4.9 – Hệ thống hầm phân huỷ Tài liệu 4.10 – Giếng nước Nước thải chỉ đơn giản là bất cứ loại nước nào đã qua sử dụng và không còn sạch nữa. Nó bao gồm nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh, nước bỏ đi, dầu mỡ từ bồn rửa chén nhà bếp, và “nước đục” (nước đã qua sử dụng, không phải là nước thải của nhà vệ sinh và nước thải nhà bếp. Nó thường được tạo ra từ việc rửa chén bát, rửa những thứ khác, tắm, giặt nên tạo thành màu mờ đục). Nước thải bao gồm nước thải công nghiệp, từ các nhà máy, cửa hàng vv ; nước mưa, nước lụt vv chảy vào hệ thống nước thông qua đất hoặc hệ thống thuỷ lợi. Các khách sạn thường bị bỏ sót nước thải, do sự thiếu hiểu biết về vấn đề này, thiếu sự đánh giá về nhu cầu cho việc sửa chữa thường xuyên và quan trắc các thiết bị cho hệ thống chất thải, cũng như xu hướng xem việc xử lý nước thải là công việc của người “đầy tớ” của một bộ người làm việc có nhận thức thấp. Vấn đề quan trọng trong các khu nghỉ dưỡng vùng nhiệt đới là xử lý nước thải lạc hậu hoặc nước thải không được xử lý, đặc biệt là nguồn chất thải thô, các bờ biển và rạn san hô đang bị ô nhiễm. Điều này tạo điều kiện cho rong và tảo biển phát triển, chúng có thể phủ trên rạn san hô, tạo mùi thối trên bãi biển, và cũng có thể gây dịch bệnh. Nhằm tránh những vấn đề này, hầu hết những khách sạn ven bờ biển phải có hệ thống bể phốt cho mỗi khách sạn. Như đã làm nhiều nơi, nhưng họ đã không đánh giá đúng những điều cần thiết cho việc lựa chọn địa điểm đặt bể phốt đúng đắn, kiểm tra bể để đóng lại dòng chảy ra. Vấn đề thông thường trong các khách sạn nhỏ là việc sản sinh ra các dầu mỡ trong các nhà bếp và rửa ráy, điều có thể làm tắc nghẽn hệ thống bể phốt. Một số gợi cho việc quản lý: • Kiểm tra nơi đặt bể phốt (ví dụ như xa giếng nước) • Sử dụng nước đục tái sử dụng cho việc giặt giũ và tưới tiêu. • Nước thải sau khi xử lý cũng có thể được dùng cho việc tưới tiêu - nhưng phải chắc chắn rằng nó đã được xử lý đúng cách và an toàn cho động vật và trẻ em. 26
  28. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 • Vệ sinh lưới chắn rác của bồn rửa chén mỗi tuần một lần. • Sử dụng men vi sinh (các loại vi khuẩn có thể phân giải được dầu mỡ) trong các bể chứa nước thải rửa chén bát. • Giảm thiểu việc sử dụng các hoá chất tẩy trắng hoặc các hoá chất làm sạch khác; chúng sẽ giết chết vi khuẩn có lợi trong bể phốt và làm giảm đi quá trình phân hủy và xử lý nước thải. 3. Quản lý chất thải rắn Trong nhiều khu vực có khu nghỉ dưỡng vùng nhiệt đới, khách sạn và khu nghỉ dưỡng sản sinh ra nhiều chất thải rắn (rác rưởi, đồ vứt bỏ, vv ) hơn cả rác của khu dân cư cộng lại. Trong một số trường hợp, việc quản lý chất thải kém làm cho rác trôi ra biển và tích tụ ở các vũng nước ven bờ, đe dọa việc thu hút khách du lịch. Sự sạch sẽ của bờ biển có thể là nhân tố chính đến sự quyết định của du khách trở lại khu vực đó, hoặc gợi ý đến những khu vực khác. Cái giá của việc quản lý chất thải kém cỏi bao gồm: mùi, quấy rối của chuột và sâu bọ và các loại bệnh có liên quan đến chúng, ao tù nước đọng chứa đựng muỗi và các loại bệnh liên quan đến muỗi (ví dụ như sốt xuất huyết), gây thương tích cho người làm việc và khách, rủi ro từ lửa. Cải thiện quản lý chất thải có lợi cho các hệ sinh thái rất dễ bị tổn thương ven bờ, bảo vệ nét đẹp thiên nhiên để du khách và người dân địa phương đều có lợi. Thêm vào đó, khách sạn có thể tiết kiệm được sức người trong việc di chuyển và chôn rác, có thể lấy lợi từ việc tái sinh, các vấn đề về các loại gặm nhấm và hiểm họa từ lửa, cải thiện mối quan hệ với cộng đồng và làm tăng thêm sự thoải mái của khách. Giảm thiểu, Tái sử dụng, Tái sinh Hầu hết chất thải có thể được giảm thiểu nhiều với các hướng dẫn đơn giản về “Giảm thiểu, Tái sử dụng, Tái sinh.” Giảm thiểu: Sử dụng ở mức thấp nhất các loại bao bì không cần thiết, túi nhựa và những loại được sử dụng một lần; sử dụng những thiết bị hữu hiệu-ít tốn được làm tại nhà để thay thế các chất làm sạch hơn, thuốc trừ sâu ; mua một lốc lớn; cung cấp cốc cà-fê thay vì cốc cà-fê bằng giấy dùng một lần; vv Tái sử dụng tất cả những vật dụng nào có thể (các tờ giấy ghi chép rời, đồ bỏ đi,vv ); cho người địa phương những vật dụng cũ, xà phòng đã qua sử dụng để họ sử dụng lại vv Tái sinh tất cả những thứ có thể tái sinh như giấy, nhựa, nhôm, thuỷ tinh. Tại các khu vực nông thôn, khả năng tái sinh thường thấp, nhưng cộng đồng địa phương và chính phủ cũng có thể bắt đầu tái sinh 27
  29. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 những thứ đơn giản. Chất thải hữu cơ và chất thải nhà bếp có thể chế biến thành phân chuồng (thông thường, khoảng 60% chất thải khách sạn là chất thải hữu cơ.). Mua những sản phẩm được làm từ vật liệu tái sinh bất cứ khi nào có thể. Điểm điển cứu: Các bước đơn giản để giảm thiểu chất thải rắn tại 2 khu nghỉ dưỡng Trại sinh thái Concordia (Quần đảo Virgin ở Mỹ) thực hiện một số thay đổi sau: • Nhà vệ sinh sử dụng bồn cầu xả sử dụng mực nước ít tạo ra nguồn phân bón có giá trị. • Thùng đựng rác nhôm tái sinh được đặt gần với tất cả các thùng đựng rác. • Đặt phía trên cổng vào, thức ăn khách bỏ lại, mỹ phẩm chống nắng vv “Tự giúp chính bạn” ở những nơi nào khách đến có thể thấy được. Câu lạc bộ bờ biển Casuarina (Barbados) thực hiện một số thay đổi sau: • Khu vực chất thải được đặt thông qua một máy và sau đó được trộn. • Giấy vệ sinh là sản phẩm tái sinh. • Ngày nay nhiều loại thức uống được cung cấp bằng vòi đến từng cá nhân, không được phép sử dụng ống hút nhựa. Các loại gương bằng nhựa có thể sử dụng lại cũng được dùng ưu tiên hơn là những thứ chỉ dùng một lần. • Việc sử dụng túi nhựa, bao bì bằng nhựa và kim loại phải được giảm thiểu tối đa, những loại túi nhựa có khả năng tự phân hủy 100% được sử dụng khi cần thiết. Giỏ rác chỉ được thay một lần khi bị bẩn và giỏ vải có thể tái sử dụng thì luôn có trong cửa hàng nhỏ của khách sạn. • “Mẩu xà phòng tắm sau sử dụng” được mang tới Đội cứu tế và những vật dụng cũ được mang tới những nơi cần thiết. 4. Sử dụng năng lượng Một khách sạn nhỏ tiểu biểu vùng nhiệt đới, phòng khách tiêu thụ đến 40% năng lượng. Nguồn năng lượng này chủ yếu là dùng cho máy lạnh. Tại nhiều khách sạn, người ta khám phá ra rằng cứ 100 đô-la Mỹ thu được trong một năm cho một phòng thì phải trả 20 – 30 đô-la cho năng lượng. Nếu đầu tư sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời thì phải tính toán chi phí đầu tư trước, có thể tiết kiệm nhiều về sau. 28
  30. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 Naêng löôïng ñöôïc duøng trong nhöõng khu vöïc khaùc nhau trong moät cô ngôi nhoû tieâu bieåàu 2%1% 14% Phoøng khaùch Chieáu saùng Vaên phoøng 43% Tieàn saûnh 14% Giaët uûi Nhaø beáp Taém 4% Khaùc 2% 20% Chú ý năng lượng dùng cho phòng khách chủ yếu là máy lạnh. Ñieän söû duïng cho khaùch trong moät ñeâm tröôøc vaø sau khi söûa chöõa 30 25 ñeâm 20 kWh trong moät moät kWh trong 15 Söû duïng bình Sau khi söûa chöõa thöôøng Hình 2: Năng lượng sử dụng trong một đêm trước và sau khi tiến hành tiết kiệm điện tại nhà khách Blue Waters Một số bước đơn giản bao gồm: • Cài đặt cửa quét và mở tất cả các cửa sổ và cửa chính • Khảm lại tường • Cửa nhà tắm tự động đóng (như thế không khí lạnh không thoát ra ngoài theo đường cửa số trong nhà tắm) • Cài đặt các thiết bị cảm ứng tự động tắt đèn an toàn và đèn phòng ngủ • Sử dụng đèn ống có công suất nhẹ (như đèn huỳnh quang compact, đèn LED, vv ) 29
  31. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 • Giảm mức tối thiểu việc dùng máy lạnh, như cài đặt các bộ điều khiển tự ngắt nguồn khi không có người; tắc nguồn khi làm vệ sinh phòng. • Thường xuyên sửa chữa máy lạnh, hàn lại các cửa chính, cửa sổ, tủ lạnh, vv (thay thế dây cu-roa, làm sạch bộ lọc khí, thay ống dẫn, vv ) thông thường tiết kiệm đến 20% năng lượng. • Sử dụng bộ tính giờ để ngắt máy bơm nước vào hồ, bộ tự động ngắt điện phải nằm trong phòng làm việc, vv • Dùng tác nhân i-on hoá để làm sạch các gỉ sét bám vào thiết bị toả nhiệt trong máy nước nóng • Sử dụng nhiệt phục hồi bị thải ra từ AC để làm nóng nước. • Khi xây dựng, sử dụng bóng mát của cây xanh tự nhiên để che mát. Các hoạt động ngoài khách sạn & Những mối quan hệ với cộng đồng Các khách sạn rõ ràng và luôn luôn tìm cách để có mối quan hệ tốt với cộng đồng địa phương. Khía cạnh quan trọng nhất chỉ đơn giản là đạt được đường lối cởi mở trong giao thiệp ngay từ lúc bắt đầu. Thuê người làm việc tại địa phương và nguyên vật liệu tại địa phương bất cứ khi nào có thể. Các khách sạn cũng có thể làm việc với cộng đồng địa phương để tìm nguồn cung ứng được sản xuất tại địa phương và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng có tính nghệ thuật. Tập huấn cho dân cư địa phương trong việc làm ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ riêng biệt của họ, những sản phẩm này sẽ được tiếp thị tới du khách. Các khách sạn có thể trợ giúp người dân địa phương phát triển các chuyến du lịch vào làng mạc hay du lịch văn hoá. Sự giúp đỡ này tạo nên một điểm du lịch tổng hợp, điều này chỉ có thể cải thiện khía cạnh kinh doanh của khách sạn trong mục tiêu dài hạn. Khách sạn là cơ sở chính mà từ đó du khách chọn các hoạt động bên lề như giải trí biển, các chuyến du ngoạn, mua sắm tại các chợ ở địa phương vv . Nó phản ánh mối liên đới của các người tham gia bao gồm người quản lý khách sạn địa phương, chính quyền địa phương và người dân trong làng để bảo đảm rằng những chuyến đi như thế này là một cái gì đó rất có thể, giống như cho địa phương và du khách. Quy tắc hướng dẫn: • Du khách nên được khuyến khích đi chơi gần với khu du lịch • Hoạt động của khách du lịch đóng góp vào nền kinh tế địa phương. • Du khách nên thưởng thức môi trương an toàn, sạch sẽ và tự do. • Sức chứa và mã số thực hiện nên được kèm theo. • Những gì hấp dẫn và lôi cuốn phải được duy trì và phát triển. 30
  32. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 Thực hành: Phát triển những hướng dẫn dành cho khách sạn ở khu bảo tồn biển của bạn. 1. Trong những nhóm nhỏ, thảo luận về các việc làm của khách sạn tại khu vực của bạn. Bạn có biết về việc giải quyết năng lượng, nước, chất thải và rác của các khách sạn tại địa phương của bạn không? Nếu không, làm thế nào mà bạn tìm ra nó? Cách hữu hiệu nhất để khuyến khích các khách sạn tại địa phương tiến hành việc quản lý môi trường là gì? Có các việc làm quan trọng nào không, ngoài những cái đã liệt kê dưới đây mà bạn nghĩ nó tốt nó tốt cho khu vực của bạn? 2. Dùng những ý tưởng mà bạn vừa thảo luận, đưa ra một danh sách đề xuất việc hướng dẫn lựa chọn địa điểm và biện pháp quản lý cho khách sạn tại địa phương của bạn. 4.3 DU THUYỀN Tăng trưởng của ngành công nghiệp du thuyền. Kể từ năm 1980, ngành công nghiệp du thuyền có mức tăng trưởng hàng năm là 8,4% – nhìn chung, nhanh gấp 2 lần so với các ngành du lịch khác. Người ta tin rằng chúng vẫn tiếp tục tăng vào thập niên này. Sự tăng trưởng cao vẫn diễn ta khi các cuộc hải trình được xác định lại từ những chuyến đi chỉ dành cho người giàu thành chuyến đi giải trí dành cho mọi người. Năm Số lượng hành khách trên thế giới 1970 500.000 1998 9,5 triệu 2010 14,2 triệu (ước lượng) Hầu hết các ngành kinh doanh du thuyền trên thế giới chú trọng vào vùng Alaska và Caribbean, nhưng chúng vẫn diễn ra trên khắp thế giới. Hầu hết các hải trình của du thuyền hiện này nhắm đến các nhà quản lý khu bảo tồn biển khu vực Đông Nam Á. Các nhà quản lý khu bảo tồn biển nên nhận biết vị trí của các hải cảng để du thuyền đến gần nhất, các hải cảng quan trọng chính yếu nằm ở khu vực Đông Nam Á, và có nhiều kế họach xây dựng cảng mới. Ba công ty du thuyền chính chiếm đến 2/3 thị trường- Royal Caribbean Cruises, (với 23 du thuyền), Carnival Corporation (43 du thuyền), và P&O Princess Cruises (18 du thuyền). Đội tàu nghe có vẻ tương đối nhỏ, mỗi chuyến du thuyền như thế này như là một thành phố nổi với hàng ngàn du khách, và tác động môi trường chung lại là rất lớn. 31
  33. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 Các du thuyền có tác động lớn vào cảng nơi số lượng hành khách lớn đổ bộ vào. Tất cả các điểm tham quan, nhà hàng, cửa hàng buôn bán, họat động kinh doanh trên bờ sẽ tăng lợi nhuận khi du khách ghé qua. Du khách còn tham gia các chuyến đi trong ngày đến các điểm tham quan gần đó với những tác động đồng thời cả môi trường và văn hóa. (Xem phần “Họat động giải trí” sau về một số vấn đề thông thường.) Các chuyến du thuyền sẽ được khuyến khích để gửi khách của họ đến những chuyến du lịch hợp lý được tổ chức bởi những người tổ chức chuyến đi có trách nhiệm. Chất thải & Những vấn đề môi trường khác Chất thải đã trở thành vấn đề liên quan đến môi trường sơ cấp trong ngành du lịch du thuyền. Rõ ràng các du thuyền không có khả năng mang tất cả những chất thải trở về cảng của họ, và các cảng đến lại hạn chế việc tiếp nhận nguồn rác thải này. Trong thập niên qua, có rất nhiều trường hợp du thuyền xả dầu, rác và các chất thải khác bất hợp pháp xuống biển. Vào năm 2001, bốn hải trình du lịch chính tại Juneau, Alaska xã nước thải bất hợp pháp (và sáu chuyến khác làm ô nhiễm không khí). Ví dụ, vào năm 2003, Carnival Corporation bị phạt 18 triệu đô-la và Norwegian Cruise Line bị phạt 1 triệu đô-la cho việc cố ý làm giả mạo tài liệu về xả dầu. Vấn đề này gần đây được chú ý nhiều, và một phần là do sự lúng túng trong công khai, tất cả những công ty du thuyền chính đã phản hồi đến vấn đề này và đã xác định lại và phát triển kỹ thuật mới cho việc lưu trữ chất thải, xử lý dầu thải và các công nghệ khác. Du thuyền nảy sinh ba vấn đề chất thải chính: 1. Chất thải và nước thải có thể được bơm xả hợp pháp ra biển nhưng phải cách đất liền 10 dặm Anh, bởi vì vùng biển mở có khả năng tiêu hủy và xử lý chất thải và nước thải con người thông qua họat động của hệ vi sinh. Quá trình tiêu hủy nhanh hơn khi nước thải được hòa tan vào dòng nước trong khi du thuyền đang chạy nhanh, mà việc này hiện nay là tiêu chuẩn cho tất cả các chuyến tàu. Trong khoảng cách từ 4 – 10 dặm Anh tính từ bờ, chất thải phải được xử lý và tẩy uế trước khi thải ra. Trong khỏang cách 4 dặm Anh tính từ bờ, chất thải thải ra ngòai được xem là bất hợp pháp. 2. Chất thải rắn (rác) tính tụ nhanh chóng trong tàu. Trung bình, mỗi hành khách thải ra ít nhất là hai pound (khoảng 1kg) mỗi ngày và bỏ đi hai chai và hai lon. Nhiều rác thải lọai này không thể phân hủy bằng con đường sinh học và có thể làm tổn thương hoặc giết chết sinh vật khi chúng ăn vào hoặc làm vướng mắc hành trình, ví dụ như túi nhựa. Hầu hết những chuyến hải trình chính có kinh nghiệm xử lý những rắc rối của việc bơm dầu bất hợp pháp, và giờ đây tất 32
  34. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 cả chuyến tàu có chương trình tái sử dụng, phân lập rác thải, giảm việc sử dụng bao bì nhựa vv 3. Nước bẩn nhiễm dầu bị bơm ra hoặc vô tình tràn ra ngoài từ tàu trong nhiều sự cố đã được ghi nhận, tạo thành những vết dầu loang và dính vào động vật hoang dã. Nước bẩn nhiễm dầu là một thành phần của một chuyến tàu bình thường. Nước bẩn (nước trong lường tàu) tích tụ dần dần với dầu mỡ động cơ diễn ra trong qúa trình tàu họat động. Khi động cơ họat động, những chiếc tàu lớn tạo ra gần 8 tấn nước thải nhiễm dầu mỗi ngày. Để bảo vệ tàu bền và giảm thiểu hư hại, nước phải bơm ra ngòai ngay tức khắc. Những con tàu ngày nay phải có thiết bị lọc nước bẩn OWS (oily water separator) để lọc dầu trước khi xả ra biển. Dầu có thể tái sử dụng trở lại. Tất cả các chuyến tàu phải có sổ ghi chép về việc thải nước có nhiễm dầu. Những vấn đề môi trường liên quan đến ngành công nghiệp du thuyền: Xây dựng cảng cho du thuyền và cơ sở hạ tầng liên quan có tác động quan trọng ở một vài vùng ven biển. Xây dựng và sửa chữa thông thường được tiến hành bởi chính quyền địa phương để thu hút ngành kinh doanh du thuyền. Do chính du thuyền không xây dựng hải cảng, các du thuyền có rất ít giải trình nếu như việc xây dựng hải cảng làm tổn hại môi trường. Về phần họ, chính quyền địa phương thông thường có ít nguồn lực cho việc thiết kế hải cảng thân thiện với việc bảo tồn. Sự hợp tác và thông tin giữa chính quyền địa phương và công nghiệp du thuyền, quần thể bảo tồn còn lại, và những tổ chức khác là cần thiết để đảm bảo rằng hải cảng được xây dựng theo kiểu hòa hợp với môi trường, với ảnh hưởng đến hệ sinh thái là thấp nhất. Thải ra bầu không khí – Du thuyền thường sử dụng dầu diesel, làm ô nhiễm không khí, từ những vệt nhỏ, nhưng với số lượng lớn du thuyền trên thế giới tạo thành vết mờ đục trong không khí, hoặc bụi mù khi thường xuyên ghé vào hải cảng. Để đáp lại điều này, P&O Princess và một số du thuyền nhỏ trang bị “động cơ môi trường” làm giảm việc phát ra khí thải và loại trừ bụi. Nhiều lọai du thuyền ngày nay tắt động cơ khi cập cảng và sử dụng nguồn năng lượng thay thế trên bờ. Nước dằn tàu được sử dụng để cân bằng những lọai tàu kích thước lớn. Thay nước dằn tàu gây ra sự số môi trường khác khi giải phóng ra những loài động thực vật không phải là của bản địa. Ở tại một số vùng đã xảy ra một số sự cố môi trường như thế này. Ví dụ. vịnh San Francisco hiện nay có ít nhất 212 lòai không phải là loài bản địa mà chúng được mang đến từ nước dằn tàu, hiện nay chúng đã xâm chiếm 100% các khu cư trú vùng nước nông tại khu vực. 33
  35. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 Nguy hại của neo và dây cáp- Neo của các tàu lớn và dây cáp có thể làm hư hại rạn san hô. Nơi neo tàu phải được chỉ định rõ như đã từng làm ở Great Barrier Reef, Úc, có thể làm giảm thiểu vấn đề này. Ngành công nghiệp du thuyền như là nguồn tài chính và tài trợ Các du thuyền đã có đóng góp tài trợ cho du lịch bền vững ở những vùng biển mà họ ghé thăm. Ngày càng tăng lên, du khách muốn thấy biển sạch sẽ, môi trường ven bờ khỏe mạnh, muốn học tập cộng đồng dân cư địa phương và muốn du ngọan trong chuyến đi mà vấn đề môi trường được đưa lên hàng đầu. Để đáp ứng lại, các du thuyền ngày nay có những chương trình đa dạng nhằm tài trợ cho bảo tồn, giáo dục, nghiên cứu và các chương trình địa phương tại những vùng biển mà họ ghé thăm. Người quản lý Khu bảo tồn biển nên được nhận thức rằng các du thuyền có thể là nguồn tài trợ dồi dào cho các dự án trong khu bảo tồn biển và cộng đồng địa phương. Một số ví dụ là: 1. Họat động du lịch bền vững bảo trợ địa phương. Ví dụ, chuyến du thuyền Cunard tổ chức chuyến du ngọan ven bờ và đưa khách vào khu vực cảng Panamanian của Puerto Amador, đối tác là làng Embera Indian. Chuyến du ngọan này thiết kế để giúp các thành viên trong cộng đồng lưu giữ di sản độc đáo của họ và chia sẻ chúng với cư dân. Hành khách của du thuyền du ngọan bằng những chiếc ghe truyền thồng đến với làng mạc, nơi đó họ sẽ gặp cư dân làng Embera, những người này sẽ chia sẽ thông tin về văn hóa, đồ thủ công mỹ nghệ và lối sống của họ. Đối tác không những dạy cho du khách mà còn khuyến khích thế hệ trẻ của làng đạt được những mối quan hệ lành mạnh hơn nữa những nét đẹp truyền thống và văn hóa. Nhiều du thuyền còn tham quan trực tiếp KBTB. Ở những khu bảo tồn lớn, du thuyền có thể cập cảng bên trong hoặc gần KBTB. Việc tạo ra những vùng hco du thuyền có thể hạn chế những tác động của việc neo thuyền và tạo thành hàng cho phép và tiến hành. Thông thường sắp xếp sao cho tạo thành một lối vào để thu phí hành khách (thông thường là 4 đô-la Mỹ cho mỗi khách). 2. Thuê cư dân địa phương để giáo dục du khách. Nhiều chuyến du thuyền ngày này có những chương trình giáo dục cho du khách của họ, và trong số đó sẽ thuê cư dân địa phương đến với đoàn để nói chuyện hoặc tham quan ngắn. Ví dụ, Holland America Line (HAL) có chương trình đa dạng để cải thiện sự hiểu biết về môi trường giữa hành khách. Trong những chuyến đến Alaska, công ty thuê những nhà tự nhiên học, họ sẽ có những bài giảng và thảo luận nhóm về các vấn đề môi trường và các chương trình ngắm chim và cá voi. Thợ thủ công bản địa và thành viên của bộ lạc địa phương sẽ đến tàu biểu diễn tay nghề và thảo luận văn hóa của họ. 34
  36. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 3. Thành lập chương trình giáo dục cho cư dân địa phương hoặc học sinh. Ví dụ, tại Juneau, Alaska (nơi du thuyền đã đấu tranh với hình ảnh nghèo nàn của cư dân địa phương), một hiệp hội của các du thuyền làm việc với cộng đồng địa phương thông qua chương trình giáo dục môi trường cho sinh viên từ các trường học địa phương. Chương trình bao gồm chuyến đi tàu đến các cảng, nơi đó sinh viên sẽ được học về tái sinh tàu, tỏa bụi, và chương trình nước thải. Du thuyền Princess Cruises đưa một số sinh viên vào trung tâm tái sinh để thấy tận mắt những chiếc hộp bị vỡ, gương và rác sẽ bị thiêu huỷ như thế nào. Du thuyền Celebrity Cruises cho sinh viên tham quan phòng động cơ, để chỉ cho sinh viên thấy khí thải thoát ra được quan trắc như thế nào và chỉ cho họ về động cơ ga. Holland America còn cung cấp thêm những lớp học về hải dương học cho những học sinh địa phương. Một số chương trình được thêm vào đang thí điểm tại Hawaii và một số vùng ở Alaska. 4. Đóng góp trực tiếp vào cộng đồng địa phương và các KBTB. Nhiều công ty du thuyền có lập quỹ cho chương trình môi trường tại các công viên ven biển, cộng đồng và KBTB. Celebrity Cruises, là một điển hình, tài trợ nhiều chương trình bảo tồn và cộng đồng tại Galapagos, mua chiếc Zodiac tốc độ cao cho nhân viên của KBTB dùng vào việc tuần tra, và quyên góp cho quỹ địa phương (Quỹ Galapagos), quỹ này dùng để thu góp túi nhựa và thuê ngư dân địa phương làm sạch bờ biển. Du thuyền Celebrity Cruises còn tài trợ cho các kỹ sư nông nghiệp hướng dẫn người dân địa phương cố gắng phát triển những sản phẩm địa phương, mời học sinh của trường địa phương và giáo viên vào du thuyền để cùng tham gia và học tập nhiều hơn về hòn đảo của họ, và tài trợ các chương trình địa phương trong việc quản lý khách sạn bền vững. Một ví dụ khác, Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã Disney lại quyên góp từ hành khách trên tàu Disney cho bảo tồn, và sử dụng nguồn quyên góp này để lập quỹ cho những tổ chức phi lợi nhuận cho những dự án bảo tồn trên thế giới. Quỹ này đã tài trợ cho các dự án về rùa biển, bảo tồn vẹt Bahamas, chương trình khám phá Jamaican Iguana, bảo tồn rạn san hô vv . Quỹ này còn có một Quỹ phản hồi nhanh chóng như là một nguồn tạo quỹ nhanh đến với những cộng đồng đang trong thời gian rất khẩn cấp, ví dụ như sau một trận cuồng phong. Thưc hành: Thu hút du thuyền đến Đông Nam Á 1. Trong một nhóm lớn, thảo luận nơi nào các du thuyền đang đến Đông Nam Á. (Nếu có điều kiện, tham khảo các trang web của ba công ty du thuyền và tìm xem chuyến du lịch châu Á nào hiện nay đang diễn ra.) Đặt một bản đồ Đông Nam Á cỡ lớn để tham khảo trong suốt quá trình thảo luận. Bạn có biết công ty du thuyền nào hiện nay đang đến Đông Nam Á, thường như thế nào, và đâu là cảng chính? Làm sao bạn tìm ra nó? Đánh dấu cảng chính trên bản đồ nếu như bạn biết. 35
  37. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 2. Thảo luận một ý tưởng hay để cố gắng thu hút nhiều du thuyền đến khu bảo tồn biển ở Đông Nam Á. Trên cơ sở các điểm thu hút và thống kê cơ sở hạ tầng đã diễn đạt trước đó, và hải cảng cho du thuyền mà bạn vừa nêu ra, có những vị trí mà du thuyền muốn viếng thăm không? Lợi nhuận về môi trường và văn hóa có vượt quá giá trị của nó không? 3. Vận dụng trí não để thu hút nguồn tài trợ từ du thuyền cho những dự án bảo tồn hoặc cộng đồng trong KBTB tổng thể của Đông Nam Á (Thông tin trong nhiều chương trình có thể tham khảo ở tờ rơi “Từ chuyến tàu đến bờ biển”, ấn hành bởi Bảo Tồn Thế Giới.) 4.4 HỌAT ĐỘNG GIẢI TRÍ Hướng dẫn cho các họat động giải trí Nhiều trường hợp người tổ chức du thuyền và khách sạn, người cung cấp họat động giải trí giúp du khách tiếp cận trực tiếp với thực vật, động vật, và môi trường tại vùng biển đó. Họ có vị trí chủ chốt trong việc giúp đỡ hoặc cản trở du khách theo cách mà họ tác động vào các loài và nơi cư trú đặc biệt. Một điểm tới hạn là làm dễ dàng khóa tập huấn và thông tin đến người tổ chức họat động vui chơi tại địa phương về những tác động đặc biệt của các họat động, và những vấn đề riêng biệt của một vài loài hoặc nước thải. Một ý tưởng tốt ban đầu là để cho người tổ chức chuyến du lịch dạy nhóm làm việc tại hiện trường, và tình cờ giáo dục luôn cả du khách. Tài liệu 4.11 - 13 Câu hỏi cho người cung cấp giải trí ngòai biển Tài liệu 4.12 – Tham quan Rừng ngập mặn & Rạn san hô Neo đậu tàu thuyền Neo thuyền và các dây buộc có thể là nguyên nhân gây hại đến môi trường dưới nước. Rạn san hô rất dễ bị tổn hại. Neo nhiều lần làm tổn thương đến san hô, và cũng có thể làm chết chúng hoặc làm san hô yếu đi do việc khuấy động trầm tích lên, điều này làm bóp nghẹt và không cho chúng tiếp xúc với ánh sáng. Sự phá hủy rạn san hô do neo không chỉ diễn ra trên rạn mà còn trên các tàu đắm và các vị trí trên biển khác. Tàu xoay quanh neo cũng có thể cắt cụt các thảm cỏ biển. 36
  38. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 Những người tổ chức lặn biển rất sẵn lòng giúp đỡ vấn đề này, bởi vì những khách hàng của anh ta không thích những vết sẹo trên rạn và mất khách điều đó đe dọa đến kế sinh nhai của họ. Sự hư hại có thể giảm đi thông qua hệ thống phao nổi tại các điểm rạn san hô chủ yếu. Nhiều công ty mà công ty này thuê tàu trực tiếp cho du khách có thể giúp đỡ bằng việc cung cấp những thông tin đến du khách về tàu bè, hải trình và vị trí của phao nổi. Điều này bao gồm việc giáo dục về tác hại của neo đến rạn san hô, và một bản đồ của các vị trí phao nổi đặt tại khu vưc bơi có ống thở và lặn có khí tài. Trong trường hợp hệ thống phao nổi không họat động, thay thế bằng một thiết bị nổi ở những nơi nào không cho phép neo. Hoạt động tàu thuyền Chân vịt quạt và tạo sóng trong vùng nước ven bờ làm ảnh hưởng đến trầm tích, đặt biệt là trong rạn san hô, cỏ biển và rừng ngập mặn. Các họat động tàu thuyền nên: • Chạy trong luồng đã được đánh dấu và tránh xa rạn • Tuân theo tốc độ cho phép để tránh đâm phải các động vật có vú ở biển • Tránh những vũng nước sẫm màu, chúng có thể là những hệ sinh thái nông quan trọng. • Biết làm thế nào để đọc và hiểu các biểu đồ hải trình. • Nhẹ nhàng và quan sát chậm rãi trong những vùng nước nông • Giáo dục du khách về các việc làm hữu ích trên tàu Sửa chữa tàu thuyền Những chất nguy hiểm như là dầu mỡ có thể đe dọa đến sức khỏe của rạn san hô và môi trường ở những điểm tham quan. Lỗ rỉ nhỏ từ một tàu trông có vẻ không nhiều, nhưng nhiều lỗ rỉ nhỏ từ nhiều tàu trong một phạm vi giới hạn có thể nguy hiểm đến san hô và làm chúng dễ bị bệnh. Khuyến khích việc sửa chữa tàu theo định kỳ, đặc biệt là động cơ, thùng chứa dầu và những khu vực có khả năng rò rỉ khác. Các lọai sơn chống rỉ chứa đựng những chất gây ung thư và kim lọai nặng đã được biết đến. Những độc tố trong sơn này từ từ rớt ra khỏi tàu và lắng xuống rạn, được chuyển hóa vào trong tảo biển, và sau đó là các loài ăn thực vật sẽ ăn chúng. Vì thế kim lọai nặng và chất gây ung thư sẽ vào chuỗi thức ăn và tích tụ trong cơ thể những loài cá ăn thịt, sau đó chúng lại làm thức ăn cho con người. Sơn không sử dụng được bơm ra ngòai có thể trực tiếp giết chết động vật. Khuyến khích việc sử dụng các lọai sơn được làm từ những nguyên liệu có thể phân hủy được bằng con đường sinh học. Khuyến khích chất thải thích đáng của các lọai sơn và hóa chất không mong muốn ở cả ngoài biển và trên cạn của cảng. 37
  39. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 Những động cơ hai thì cũ không hiệu quả và thải đến 30% lượng dầu vào môi trường. Khuyến khích thay thế các lọai động cơ phiên bản mới, hữu hiệu hơn như động cơ bốn thì. Lựa chọn khả năng thay thế thiết bị mới cho dầu diesel sinh học như là một nguồn nhiên liệu mới. Nếu vẫn sử dụng động cơ hai thì thỉ phải sử dụng xăng không pha chì. Chất thải & rác Thải chất thải thô hoặc chưa qua sử lý vào vùng nước ven bờ rõ ràng không mang tính môi trường. Chất thải nên được thải ra tại các nhà máy bơm ra trên đất liền. Nếu không có các nhà máy bơm ra, các tàu phải xử lý nước thải bằng máy móc và những chất không độc hại có thể phân hủy bằng con đường sinh học. Tàu bè phải di chuyển xa bờ để bơm ra ngòai. Hoặc các tàu có thể sử dụng nhà vệ sinh tự chứa đựng, chuyển khỏi tàu và bơm vào các nhà máy xử lý trên đất liền. Nhắc nhở khách du lịch sử dụng nhà vệ sinh trên đất liền sau đó mới tiếp tục cuộc hành trình. Đặc biệt tại những khu vực có môi trường nhạy cảm phải được đánh dấu như Vùng Không Được Thải. Rác ven bờ biển và dưới nước trông không đẹp mắt và đe dọa tới sự khỏe mạnh của nhiều lọai sinh vật biển cũng như người bách bộ trên bãi biển. Túi nhựa, lưới, tàn thuốc, mãng xốp bị rùa, chim, cá và động vật có vú ăn nhầm. Dây thừng, lưới, các lọai vòng nhựa vướng mắc vào nhiều động vật và giết chúng. Trên tàu, rác phải chứa vào sọt rác và giảm thiểu việc thay thế các bao lót. Nơi nào có thể, sử dụng các sản phẩm làm từ giấy thay vì xốp hoặc nhựa; giấy là lọai vật liệu dễ phân hủy. Luôn tránh các lọai sợi dài không phân huỷ như hộp chứa sáu chai và dây thừng, lưới bị bỏ; những thứ này thường vướng vào động vật và gây chết. Bơi có ống thở & lặn có khí tài San hô nổi tiếng là dễ bị hư hại do tác nhân vật lý. Những người tắm và lặn biển không có kinh nghiệm và đông đúc va vào và làm gãy san hô gây hoảng sợ cho sinh vật hoang dã. Hầu hết sự hư hại này diễn ra khi người bơi và lặn mất đi sự tự chủ trong nước (ví dụ như níu kéo vào san hô để chống lại dòng nước), đi trên vùng nước nông, cố gắng chạm vào sinh vật. Giải thích với du khách tầm quan trọng của nguyên tắc không chạm vào san hô và sinh vật khác. Phục vụ đồ giải khát nổi cho những người không có khả năng lặn tốt hơn là cố gắng điều khiển trong nước, nhắc họ không được đứng hoặc đi trên những vùng nông và không được bấu víu vào san hô để điều khiển. Nếu như có quá nhiều người lặn, nên giới hạn con số người lặn phù hợp với khả năng của vùng đó. Câu cá giải trí, ăn hải sản & thu thập đồ lưu niệm Nhiều lọai cá và động vật không xương được đánh bắt không hợp lý ở vùng ven bờ và trong rạn san hô. Du khách thường không nhận thức được rằng có được một món hải sản hay đồ lưu niệm trong có vẻ vô hại kia là có nguy hại đến môi trường. Thú câu cá và những động vật giải trí đã làm suy giảm do hiện tượng câu quá mức. Chúng bao gồm nhiều lọai như cá mú, cá kẽm, cá thu, cá hồng, 38
  40. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 tôm hùm và cua. Khai thác quá mức đe dọa trực tiếp tòan bộ sinh thái của rạn san hô và môi trường biển khác của cả thế giới. Tương tự, đánh bắt quá mức cá rạn san hô, cầu gai, sò, san hô cành và động vật biển khác để bán như đồ trang trí sẽ góp phần vào việc suy giảm rạn san hô. Những nhà cung cấp dịch vụ giải trí biển không nên đánh bắt những lòai hiếm, đang bị đe dọa hoặc lòai có nguy cơ tuyệt chủng để phục vụ hải sản. Người sở hữu nghề cá có thể bảo vệ trữ lượng cá khỏe mạnh bằng sử dụng chương trình bắt - thả, giáo dục du khách lòai nào là hiếm và phải tránh ra. Nhìn chung, du khách không nên thu thập “vật lưu niệm”. Những du khách nào đòi cho được vật lưu niệm, giải pháp vật lưu niệm tốt nhất là “thủy tinh biển” (rác thủy tinh đã bị sóng mài nhẵn tạo thành những thỏi màu xanh da trời, xanh nước biển và trắng), trong những trường hợp này, du khách mang những lọai rác này đi. Quan sát thế giới hoang dã biển Thế giới hoang dã biển như rùa, cá heo và cá voi có thể dễ bị quấy rầy. Thật ra, phải chú ý rằng các lòai mà trông có vẻ không bị tác động này lại bị quấy rày mà khách du lịch không nhận ra. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng động vật hình như bị tác động bởi con người có thể tăng hóc-môn gây hoảng sợ và có thể thay đổi cách biểu hiện trong cách rất khó phát hiện, ví dụ cá voi bị bao quanh bởi thuyền thì chúng thường lặn xuống nước và thời gian chúng trên mặt nước là rất ít, hay rùa biển ăn ít đi. Cách thích đáng nhất để quan sát động vật có vú biển là chạy chậm và giữ khỏang cách, điều này không làm thay đổi cách đối xử của động vật như tốc độ ăn, hướng bơi và khỏang cách giữa các người lặn. Những hướng dẫn khác: • Tránh tiếp cận với động vật làm chúng thay đổi hướng di chuyển và vận tốc. • Tránh tiếp cận với động vật từ hướng đầu. • Không bao giờ rượt đuổi sinh vật. Nếu con vật bơi đi xa, hãy để chúng đi. • Nghiêm cấm tiếp cận đôi mẹ/con quá gần • Nghiêm cấm bò gần vào. • Khỏang cách quan sát những lọai cá voi lớn ít nhất là 100 mét . • Không chạm vào sinh vật, nó có thể khiến sinh vật bỏ ăn. • Không cho động vật hoang dã ăn vì sẽ làm thay đổi tập tính của chúng, tập chúng không phụ thuộc vào thức ăn của con người, và thường là không có dinh dưỡng (Một trường hợp không kể đến là loài chim tìm thức ăn tại các khách sạn, chúng không bị quấy rối khi được cho ăn. Những con chim này có thể trở thành “đại sứ bảo tồn” cho những du khách không đi ra du ngoạn bên ngoài mà ở trong khách sạn.) • Người lặn không bao giờ cưỡi trên lưng rùa biển - nó cần ngoi lên mặt nườc để thở. Quan sát thế giới hoang dã trên cạn 39
  41. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 Những chuyến du ngọan trên đất liền như khu sư tử biển, chim biển v.v vải rèm che và trạm quan sát là cách hay để cung cấp cho du khách có tầm nhìn rõ ràng, trong khi sinh vật cũng được bảo vệ. Nhóm du khách xem chim sẽ tìm ra ngoài như các khu đầm lầy, bãi bồi, ao hồ. Chỉ xem đời sống hoang dã động thực vật biển, trên cạn, không bao giờ chạm vào chúng, rượt đuổi, hoặc tiếp cận chúng quá gần. Một ít hướng dẫn thêm cho các khu cư trú sinh vật trên bờ: • Không bao giờ quấy rối bất kỳ tổ của một loài động vật nào trên bờ biển (rùa biển, chim ). Các loại tổ động vật trên bờ biển như tổ rùa biển và các loại chim ven bờ đặc biệt dễ bị tổn thương và có thể cần khu bờ biển riêng biệt hoặc bao quanh lại để bảo vệ tổ. • Không đi qua một đàn chim đang ăn nếu như chim không sống chung với con người. Sự phá vỡ này có thể gây nên một trận chiến kinh hoàng, làm bể trứng, và chết chim non. Thực hành: Xây dựng những hướng dẫn về giải trí cho khu Bảo tồn biển của bạn Trong một nhóm nhỏ, mô tả các hoạt động vui chơi đầu tiên diễn ra trong khu vực của bạn, hoặc bạn nghĩ nó sẽ là một phần hữu ích của dự án du lịch bền vững trong tương lai. Các hoạt động có những tác động tiêu cực nào đến sinh vật, nơi sinh sống dưới nước, trên bờ của chúng? Thaỏ luận với những thành viên trong nhóm, viết một danh sách yêu cầu chính mà bạn cần làm cho người tổ chức vui chơi giải trí trong khu vực của bạn. 4.5 PHÂN VÙNG CHO DU LỊCH BỀN VỮNG Các mục tiêu quản lý và phân vùng Việc phân vùng phù hợp cho các KBTB là nền tảng cho tất cả các chiến lược quản lý du khách. Việc phân vùng là cơ chế cho việc phân chia các ưu tiên và mục tiêu quản lý tổng thể cho các phân vùng khác nhau của các vùng trong KBTB. Thông qua việc phân chia các ưu tiên và mục tiêu cho các vùng này, nhà lập kế hoạch xác định những sử dụng nào sẽ được và không được cho phép thực hiện. Các thông số này thường là được dựa trên các đặc điểm của các cơ sở nguồn lợi tự nhiên và văn hoá, các mục tiêu của KBTB và những mối quan tâm về chính trị. Quyết định về các sử dụng chung dựa trên các tiêu chí của du lịch bền vững là một dạng quyết định chính sách mà có thể ảnh hưởng đến sự phân vùng. Các nhà quản lý hướng dẫn những quyết định hằng ngày về việc điều hành vùng dựa vào cấu trúc phân vùng. 40
  42. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 Việc phân vùng đầu tiên của các KBTB thông thường được xác định trong các Kế hoạch quản lý chung. Tuy nhiên, dù du lịch bền vững có thể được xác định trong kế hoạch quản lý chung như là những sử dụng công cộng được mong muốn, nhưng những thông tin lúc đó có thể là không đủ để xác định các vùng sử dụng chung nên được đặt ở đâu. Ví dụ: một vùng rạn cho việc tham quan có thể là một lựa chọn rõ ràng cho vùng sử dụng chung trong kế hoạch quản lý tổng thể, nhưng khi thực hiện các đánh giá đầy đủ thì thấy nó có thể là không phù hợp và có nhiều vùng có nhiều thu hút hơn ở bên ngoài vùng đã được xác định là sử dụng chung ban đầu. Các thành viên cộng đồng và các nhà điều hành tour có thể giúp xác định những vùng quan trọng nhưng chưa được khai thác trước đây như các cửa biển là nơi thu hút nhiều loài cá nổi và khách lặn. Cuối cùng, điều cần thiết là điều chỉnh việc phân vùng ban đầu của KBTB. Tất nhiên, có thể là những điểm thu hút du lịch tiềm năng không nên đưa vào các vùng tiếp cận của du khách do những rủi ro cao về xói lở, tác động đến chất lượng nước hoặc là phá huỷ. Với cách này, việc phân vùng cho du lịch bền vững nên được tổng hợp một cách đầy đủ với các chương trình phân vùng tổng thể cho cả vùng và nên được tương thích với các mục tiêu quản lý của vùng như đã được định ra cho những vùng này. Hệ thống phân vùng sẽ xác định các điều kiện tự nhiên cho các khu vực khác nhau mà sẽ được quản lý trong vùng này. Một số vùng có thể được quản lý để duy trì những hệ sinh thái rất nhạy cảm mà ở đó cần có nhiều biện pháp quản lý và một lượng khách tham quan dù nhỏ cũng có thể không được chấp nhận. Tuy nhiên, các hoạt động du lịch bền vững được quản lý tốt sẽ đưa ra cho nhà quản lý nhiều lựa chọn khác nhau và vì thế mà du lịch bền vững có thể được cho phép trong một số vùng mà ở đó du lịch đại chúng lại không được cho phép. Tầm quan trọng của sự đa dạng trong việc phân vùng Cung cấp nhiều cơ hội cho những trải nghiệm của du khách là một phần quan trọng của việc lập kế hoạch cho phần lớn các KBTB. Có thể hỏi rằng “tại sao các KBTB lại cung cấp nhiều cơ hội cho nhiều loại hoạt động của du khách?” Du khách đến các KBTB cho nhiều mục đích khác nhau và đôi khi lại có những nguyên nhân mâu thuẫn nhau. Bằng cách cung cấp sự đa dạng trong thiết lập, du khách có thể chọn lựa một cách lý thuyết rằng những hoạt động nào là phù hợp với mục đích mà họ đến KBTB nhất. Cũng như vây, việc lập kế hoạch với đa dạng các hoạt động sẽ giúp tránh những mâu thuẫn mà thường xảy ra giữa các du khách, những người có những ý thích khác nhau cho chuyến tham quan của họ. Các KBTB thường cung cấp những cơ hội phong phú cho các trải nghịêm của du khách bằng cách cung cấp hàng loạt những lắp đặt hoặc môi trường cho du khách. Ví dụ: nhiều KBTB có các rạn san hô và cũng có những môi trường nước mở và có các hệ sinh thái trên cạn như các bãi biển, những đụn cát, rừng ngập 41
  43. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 mặn hoặc các sinh cảnh sống của chim biển hoặc thú biển. Sự thiết kế khác nhau cung cấp cho nhiều loại du khách tiềm năng khác nhau. Trong quá khứ, các nhà quản lý và lập kế hoạch KBTB không cố gắng xác định những cơ hội của các loại du khách tại các vùng khác nhau trong KBTB để có thể cung cấp tốt nhất. Nó cũng không được nhận ra rằng những thay đổi về mức độ sử dụng và thói quen của du khách cũng như những tác động của du khách và các tương tác quản lý đối với những tác động này đã tác động lên sự đa dạng của các loại du khách trong KBTB. Phần lớn các du khách đều đến các vùng trong KBTB nơi có những thu hút đặc biệt (như xem ngắm các rạn san hô) và/hoặc để tiếp cận các vùng này một cách dễ dàng. Các nhà quản lý và lập kế hoạch các KBTB đã đáp ứng rộng rãi sự tăng lên về mức độ sử dụng của du khách với những gì được xem là những chính sách quản lý và cơ sở hạ tầng phù hợp. Ví dụ: có một số vùng thường bị thay đổi để phù hợp với sự sử dụng cao hơn của du khách. Nhưng, mức độ sử dụng tăng lên và các hành động quản lý chủ động thường làm thay đổi những đặc điểm của việc lắp đặt và những trải nghiệm của du khách. Việc phân vùng cho phép các nhà quản lý thực hiện những cách tiếp cận, khác với những gì được thực hiện trong quá khứ. Việc phân vùng có thể được mô tả và chủ động về: • Những cơ hội trải nghiệm nào của du khách được cung cấp trong KBTB? • Những hợp phần chủ yếu của những trải nghiệm này là gì? • Vùng được phân chia cho những cơ hội trải nghiệm của du khách nên rộng như thế nào? • Vị trí của các vùng này trong KBTB? Sơ đồ phân vùng cũng được bao gộp để đảm bảo được tính đa dạng về các trải nghiệm đang có trong KBTB. Nhưng cũng không nên gộp tất cả các đa dạng trải nghiệm ở tất cả các điểm thu hút của KBTB hoặc là không nên đưa các tất cả các trải nghiệm này vào tất cả các vùng được bảo vệ. Có thể là không cung cấp những cơ hội cho tính đa dạng các trải nghiệm tại một số điểm thu hút duy nhất như tại các bãi biển làm tổ của rùa. Xác định kế hoạch phân vùng Bước đầu tiên trong việc xác định kế hoạch phân vùng là đánh giá hiện trạng: • Kế hoạch quản lý có bao gồm cả kế hoạch phân vùng? nó có phù hợp không? • Những tác động hiện có hoặc tiềm năng của du khách có thể được loại bỏ thông qua việc phân vùng tốt không? 42
  44. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 • Những mâu thuẫn sử dụng hiện có và tiềm năng của du khách có thể bị loại bỏ thông qua việc phân vùng tốt không? Nếu kế hoạch phân vùng hiện có không đáp ứng phù hợp với nhu cầu của việc phát triển du lịch bền vững, thì việc thay đổi kế hoạch phân vùng là việc cần thiết. Nếu các mục tiêu quản lý về bảo tồn của một KBTB có thể tiếp ttục đạt được thông qua việc hình thành nên các vùng du khách dự kiến hoặc nếu những tác động tiêu cực của các vùng du khách vượt quá những lợi ích mà chúng có thể mang lại, thì nó được xem là không khả thi để tiếp tục giữ các vùng du khách như đã xác định ban đầu. Nếu những mục tiêu quản lý về bảo tồn bị đe dọa bởi việc hình thành các vùng sử dụng du khách (như các vùng kiếm ăn và đẻ của một số loài chim sẽ bị phá vỡ) thì một số vùng thu hút tiềm năng cũng không nên được thiết lập. Tài liệu 4.13 – Những điểm nhấn của việc phát triển phân vùng cho các KBTB Các loại phân vùng cơ bản cho các KBTB 43
  45. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 Vïng kh¬i Vïng b¶o tån c¸c r¹n san h« Vïng b¶o vÖ nghiªm ngÆt Ranh giíi vïng §¶o n−íc ®Þa ph−¬ng Khu dù tr÷ biÓn Vïng sö dông bÒn v÷ng Vïng ®Öm Vïng b¶o tån rõng ngËp mÆn CÇu tµu Vïng du lÞch ven biÓn Vïng lÊn biÓn Vïng ®« thÞ ho¸ Nguồn: Carsten et al. 2002 Nếu hệ thống phân vùng mới cần được thiết kế, bước đầu tiên là phác hoạ vùng lõi hoặc vùng bảo vệ là vùng mà có thể chịu đựng được những sử dụng nhỏ của con người. Đây là những sinh cảnh sống mà có giá trị bảo tồn cao và có những rủi ro đối với các xáo trộn. Những sử dụng xáo trộn không nên được cho phép trong những vùng này. Những vùng lõi nên rộng; chúng nên bao gộp cả vùng rộng lớn của nhiều sinh cảnh sống nếu có thể và đủ rộng để có thể duy trì các quần đàn sinh sản của một số loài chủ yếu. Những vùng sinh cảnh sống nhỏ sẽ có ít loài hơn những vùng rộng lớn hơn. Vì thế, một vùng lõi rộng lớn có thể cần thiết để bảo vệ phần lớn các loài. Ví dụ: một rạn san hô rộng 300-hectare của quần đảo Chagos ở Ấn Độ Dương chứa đến 95% số giống san hô tìm thấy ở quần đảo này, nhưng ở những vùng rạn nhỏ hơn hoặc những phần nhỏ của một rạn lớn thì có tính đa dạng san hô thấp hơn. Số lượng giống san hô cũng giảm theo sự giảm về kích thước của các vùng rạn. Một số giống nhất định chỉ được tìm thấy ở những vùng rạn rộng hơn, mà không có ở những vùng rạn nhỏ. Xung quanh các vùng lõi có thể là các vùng đệm hoặc vùng sử dụng có chọn lọc là những vùng rộng lớn hơn nhưng cũng được điều khiển và một số sử dụng 44
  46. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 được cho phép. Ví dụ: các đường mòn và đường đi bộ trên các vùng đất; hoặc ở trong nước, các ngư dân địa phương sử dụng một số phương pháp khai thác truyền thống. Cuối cùng, những hoạt động có tác động cao của du khách nên được tập trung trong vùng sử dụng rộng rãi như các trung tâm du khách, nhà hàng, bơi bằng ống thở, mô tô nước, câu cá thể thao Vùng sử dụng rộng rãi thông thường là một vùng nhỏ và chiếm ít hơn 1% của KBTB. Những vùng sử dụng có chọn lọc thì thường là rộng hơn nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong KBTB. Những vùng khác có thể cho phép một số hoạt động du lịch sinh thái nhưng dựa trên những điều khiển và giới hạn cơ bản và thường đòi hỏi có giấp phép. Tách rời các mâu thuẫn của người sử dụng Các KBTB thường được bao bọc bởi những vùng biển có cư dân địa phương định cư, là những người phụ thuộc rất lớn vào nghề khai thác hải sản và một số nguồn lợi biển khác để làm thức ăn và kế sinh nhai, nhưng họ cũng là người phá huỷ các sinh cảnh sống ven biển hoặc làm giảm nguồn lợi theo những mưu cầu của họ. Trong các KBTB, những vấn đề phổ biến một cách đặc biệt là các mâu thuẫn về quyền của ngư dân, những người khai thác truyền thống trong các vùng bảo vệ. Việc từ chối một cách đơn giản sự tiếp cận của các cư dân địa phương đến các KBTB hiếm khi là lựa chọn được mong muốn hoặc có thể thực hiện được, thường dẫn đến sự oán giận đến KBTB và họ không tuân thủ các quy chế và phân ranh giới của các KBTB. Cách tiếp cận tốt hơn là kiểu quản lý mà vừa cho phép tiếp tục các sử dụng của địa phương nhưng đồng thời cũng bảo vệ các hợp phần quan trọng của hệ sinh thái. Một giải pháp phổ biến là cho phép ngư dân địa phương có quyền khai thác có chọn lọc trong một số vùng quy định (như việc không cho phép người ngoài vào khái thác ở những vùng này) để bù lại quyền đánh bắt của họ bị mất đi ở một số vùng, hoặc cung cấp một số đền bù như cho vay lãi suất thấp để cải thiện lưới hoặc tàu. Khi quyền truyền thống của con người bị đánh mất, thì cách tốt nhất là cung cấp những đền bù phù hợp và đưa họ tham gia vào quá trình ra quyết định. Việc phân vùng có thể được sử dụng để tách rời các sử dụng du lịch. Trong những vùng du lịch, việc phân vùng có thể được sử dụng để chia tách các hoạt động giải trí không tương thích – như việc xem và săn bắn chim, việc bơi và chạy mô tô nước- để làm tăng sự hưởng thụ và đảm bảo an toàn của những nhu cầu khác nhau. Ví dụ: ở Holetown, Barbados, vùng bảo tồn ở dưới nước có 4 vùng khác nhau: Vùng giải trí trung tâm (bao gồm các đường mòn cho việc bơi băng ống thở) được bao bọc bởi Vùng thể thao dưới nước ở phía Bắc và Vùng thể thao dưới nước ở phía Nam nơi mà các hoạt động như mô tô nước, lướt ván được thực hiện. Tiến xa hơn ở phía Bắc là vùng tách rời với các hoạt động giải 45
  47. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 trí là Vùng nghiên cứu khoa học có chức năng như vùng bảo vệ và được phục vụ các hoạt động nghiên cứu của các nhà khoa học. Do những mâu thuẫn của các bên sử dụng tiềm năng, nên điều cần thiết là phải khuyến khích các ngư dân địa phương, điều hành tour du lịch biển và các bên liên quan khác tham gia vào quá trình phân vùng. Thông thường thì ngư dân địa phương và các nhà điều hành tour đã có những sự phân chia không chính thức các vùng biển cho những sử dụng khác nhau; những sự sắp xếp sẵn có này có thể rất hữu ích cho việc phát triển kế hoạch phân vùng. Điểm điển cứu: Florida Keys, Hoà Kỳ Nếu cần thiết có thể tham khảo thông tin phân vùgn và bản đồ về KBTB Quốc gia Florida Keys, Hoa Kỳ tại: (bấm vào “Visitor Information” để xem các bản đồ phân vùng.) Tài liệu 4.14 – Bản đồ phân vùng Florida Keys Các du khách tác động cao và tác động thấp Du lịch bao gồm số lượng lớn các hoạt động tiềm năng từ sinh thái cho đến du ngoạn. Trong khi lập kế hoạch các điểm du lịch, thì Bạn nên quyết định phần nào trong thị trường du lịch mà Bạn muốn giới thiệu về các hoạt động của vùng. Một phổ rộng lớn các du khách tiềm năng bao gồm những người có hiểu biết đầy đủ thế nào là nhạy cảm về sinh thái, nhưng cũng có nhiều người khác cần được giáo dục tại vùng của bạn. Du khách “cao cấp” thường sẽ mong đợi về những phương tiện tiện nghi, trong khi đó thì các du khách thích mạo hiểm hoặc chi tiêu ít thì mong có những phương tiện cơ bản. Việc định dạng du khách mà Bạn mong muốn có ở vùng của Bạn có thể giúp xác định được loại hình các hoạt động du lịch mà Bạn lập kế hoạch cho họ cũng như mức độ mà họ muốn được phát triển. Về cơ bản, phần lớn các nhà quản lý KBTB chọn cách quản lý nhiều loại du khách, mặc dù những phương tiện mà họ cung cấp nói chung chỉ đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của du khách, như các điểm cắm trại, đường mòn, các dịch vụ thức ăn phạm vi nhỏ. Những du khách cao cấp thường tìm những nơi lưu trú và các dịch vụ ăn uống bên ngoài KBTB. Như một quy luật thông thường, các du khách cao cấp tiêu nhiều tiền hơn nhưng họ cũng đòi hỏi các phương tiện chất lượng cao hơn mà có thể có tiềm năng tạo ra các tác động môi trường nhiều hơn. Những du khách “cấp thấp” thường tiêu tốn ít tiền hơn nhưng đòi hỏi những dịch vụ và cơ sở hạ tầng mức cơ bản. Những du khách thích mạo hiểm hoặc “cấp thấp” thì thường sử dụng những dịch vụ của KBTB, ở vùng khá xa và chưa phát triển. 46
  48. NGÀNH DU LỊCH HỌC PHẦN 4 Nếu du lịch bền vững được thực hiện một cách đầy đủ, các nhà quản lý KBTB cần phải đảm bảo rằng các hoạt động du lịch là có tác động thấp và được quản lý một cách cực kỳ tốt. Nếu những điều kiện này đều đạt được, thì du lịch sẽ mở rộng về phạm vi và địa điểm cho các hoạt động chung một cách đáng kể. Các cơ sở hạ tầng cho du khách “cao cấp” có thể cần được đặt tại một số vùng riêng biệt để tránh những mâu thuẫn có thể trong các hoạt động sử dụng. Nhà quản lý và lập kế hoạch cần phải cân bằng được nhu cầu tạo ra thu nhập với các tác động tiêu cực và những tác động kinh tế và giáo dục tích cực mà cũng có thể xảy ra với du lịch. Nhớ rằng hệ thống phân vùng thường không được phù hợp vĩnh viễn. Cũng như các kế hoạch khác, nó nên được điều chỉnh khi có những điều kiện thay đổi. Các thuộc tính và định dạng của việc phân vùng Khi xác đinh các vùng thì cần quan tâm đến các yếu tố quản lý/hành chính xã hội, sinh lý học riêng có của chúng. Các thuộc tính về sinh-lý Các nguồn lợi tự nhiên trong vùng nên được mô tả về tầm quan trong sinh thái và tính nhạy cảm của nó: • Sự phong phú và mật độ của các loại đặc hữu, đang bị đe doạ hoặc độc đáo mà có thể là quan trọng đối với vùng nên được quan tâm? • Tính tự nhiên và nguyên vẹn của vùng và những dấu hiệu tác động của con người đến các vùng này? • Những phong cảnh đẹp của vùng? • Khoảng cách từ các khu dân cư hoặc việc tiếp cận một cách khó khăn? Những loại hoạt động nào của con người có thể được cho phép? Các thuộc tính xã hội • Những giới hạn về sinh-lý và những trải nghiệm nào mà Bạn muốn cung cấp cho du khách hoặc những người sử dụng khác trong vùng? • Mật độ của du khách mà Bạn muốn cho phép đến vùng này? Những gì có thể giúp hoà hợp nhiều loại du khách (Khách nội địa, khách quốc tế, dân địa phương và các nhà khoa học )? • Những quy định nào mà Bạn muốn quản lý các nhóm (khoảng cách, thời gian lưu trú trong KBTB, thời gian đợi trước lúc đến các điểm tham quan ) • Kích thước của nhóm du khách, số lượng nhóm trong một ngày, các loại hình và dụng cụ sử dụng mà Bạn mong muốn được cho phép thực hiện trong vùng • Những kỹ năng đòi hỏi trước khi du khách được cho phép đến các vùng? Những rủi ro liên quan với việc xâm nhập vào vùng? 47