Môi trường - Chương 1 Tổng quan về Môi trường

pdf 120 trang vanle 3330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Môi trường - Chương 1 Tổng quan về Môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmoi_truong_chuong_1_tong_quan_ve_moi_truong.pdf

Nội dung text: Môi trường - Chương 1 Tổng quan về Môi trường

  1. Tài liệu tham khảo Chương 1 Tổng quan về Môi trường 1.1. Khái niệm chung về Môi trường 1.1.1 Định nghĩa Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005, định nghĩa môi trường như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.” Ngoài ra còn có những định nghĩa khác về môi trường: Môi trường theo nghĩa rộng nhất là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện. Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường. Khái niệm chung về môi trường như vậy được cụ thể hoá đối với từng đối tượng và từng mục đích nghiên cứu. Đối với cơ thể sống thì “Môi trường sống” là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể (Lê Văn Khoa, 1995). Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật (Hoàng Đức Nhuận, 2000). Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực thể của tự nhiên, mà ở đó, cá thể, quần thể, loài, có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình (Vũ Trung Tạng, 2000). Môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái vô hình (tập quán, niềm tin, ), trong đó con người sống và lao động, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình (UNESCO, 1981). Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế, xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng tới sự sống, hoạt động và sự phát triển của từng cá nhân, từng cộng đồng và toàn bộ loài người trên hành tinh. 1.1.2 Các thành phần cơ bản của môi trường a) Thạch quyển Thạch quyển hay vỏ Trái Đất là lớp vỏ cứng rất mỏng so với kích thước của Trái Đất, độ dày khoảng từ 5÷40km, có cấu tạo hình thái phức tạp, có độ dày thay đổi theo vị trí địa lý khác nhau. Thạch quyển có ảnh hưởng lớn đến sự sống trên Trái Đất; Con người hiện đang sống trong một phần rất mỏng manh, có thành phần phức tạp và rất linh động của Trái Đất là vỏ Trái Đất. Bảng 1.1. Thành phần các nguyên tố hoá học phổ biến trong vỏ Trái Đất STT Nguyên tố % trọng lượng toàn vỏ % thể tích toàn vỏ 1. O 46,60 93,77 2. Si 27,72 0,86 3. Al 8,13 0,47 4. Fe 5,0 0,43 5. Mg 2,09 0,29 6. Ca 3,63 1,03 7. Na 2,83 1,32 8. K 2,59 1,83 ChÊt h÷u Kh«ng khÝ c¬ 5% C¸c chÊt 20% kho¸ng 40% N−íc 35% Hình 1.2. Các thành phần trong đất b) Thuỷ quyển Môn Môi trường trong XD - 1 -
  2. Tài liệu tham khảo Nước tồn tại trên Trái Đất ở cả 3 dạng: rắn, lỏng, khí. Toàn bộ nước trên Trái Đất tạo thành thuỷ quyển. Thuỷ quyển hay môi trường nước là lớp vỏ lỏng không liên tục bao quanh Trái Đất, bao gồm các đại dương, sông, suối, hồ, ao, nước ngầm, băng tuyết và hơi nước. Tổng lượng nước vào khoảng 1,4 tỷ km3, bao phủ 71% bề mặt Trái Đất. Trong đó, biển và đại dương chiếm 97,5% toàn bộ thuỷ quyển, 2,5% lượng nước còn lại với 2/3 là băng trên núi cao và hai cực, nước ngọt sử dụng được chỉ chiếm khoảng 0,77%. Hình 1.3. Thành phần nước trên Trái Đất c) Khí quyển Khí quyển hay môi trường không khí là lớp vỏ khí bao bọc vỏ Trái Đất. Khí quyển được hình thành từ hơi nước, từ các chất khí thoát ra từ thuỷ quyển và thạch quyển. Khí quyển Trái Đất đóng vai trò không thể thiếu được trong việc duy trì cuộc sống của con người, sinh vật và cân bằng khí hậu toàn cầu. Thành phần khí quyển hiện nay của Trái Đất khá ổn định theo phương nằm ngang và có cấu trúc phân lớp theo phương thẳng đứng. Các tầng được phân tách từ dưới lên trên như sau: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung gian, tầng nhiệt và tầng điện ly. - Tầng đối lưu là tầng thấp nhất của khí quyển, với ranh giới trên vào khoảng 16km ở xích đạo và 8km ở hai cực, là tầng có mật độ không khí cao nhất, tập trung nhiều nhất hơi nước, bụi và là tầng xảy ra các hiện tượng thời tiết chính như mây, mưa, bão, tuyết, Nhiệt độ trong tầng đối lưu giảm dần theo độ cao, từ +40oC tới -50oC. Bảng 1.2 trình bày thành phần các nguyên tố hoá học phổ biến trong tầng đối lưu. - Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu, ở độ cao từ 17÷50km, có mật độ không khí loãng hơn, ít bụi hơn. Tầng bình lưu ngăn cách với tầng đối lưu qua một lớp tạm dừng (dày khoảng 1km). Nhiệt độ không khí của tầng bình lưu có xu hướng tăng dần theo độ cao, từ -56oC đến -2oC. ở độ cao khoảng 25÷40km trong tầng bình lưu tồn tại một lớp không khí giàu ôzôn (O3) thường được gọi là tầng ôzôn với chức năng như một lá chắn bảo vệ Trái Đất khỏi những ảnh hưởng độc hại của bức xạ tử ngoại đến từ mặt trời. d) Sinh quyển Sinh quyển là lớp vỏ sống của Trái Đất, bao gồm tất cả các cơ thể sống tồn tại trong thạch quyển, thuỷ quyển và khí quyển. Các sinh vật trong sinh quyển có quan hệ chặt chẽ với nhau và tương tác phức tạp với thành phần vô sinh (yếu tố môi trường). Khác với các quyển vật chất vô sinh, trong sinh quyển ngoài vật chất, năng lượng, còn có thông tin với tác dụng duy trì cấu trúc và cơ chế tồn tại - phát triển của các vật sống. Dạng thông tin phức tạp và phát triển cao nhất là trí tuệ con người, có tác động ngày càng mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của Trái Đất. Các thành phần của môi trường không tồn tại ở trạng thái tĩnh mà luôn có sự chuyển hoá trong tự nhiên, diễn ra theo chu trình và thông thường ở dạng cân bằng. Chính sự cân bằng này đảm bảo cho sự sống trên Trái Đất phát triển ổn định. Các chu trình phổ biến nhất trong tự nhiên là chu trình sinh địa hoá, như chu trình cácbon, chu trình nitơ, chu trình lưu huỳnh, chu trình phốtpho Khi các chu trình này không giữ ở trạng thái cân bằng thì các sự cố về môi trường sẽ xảy ra, tác động đến sự tồn tại của con người và sinh vật trong một khu vực hoặc ở quy mô toàn cầu. e) Sinh quyển - Là môI trường chính thức của con KhÝ quyÓn người do con người tạo ra và tác Hình:1.4.Mối quan hệ giữa n động trực tiếp đến đời sống, các trÝ quyÓn Ó th y u u y q các quyển trên tráI đất q u h hoạt động kinh tế, xã hội của con y c Ón ¹ h t người. 1.1.2 Phân loại môi trường Môn Môi trường trong XD - 2 -
  3. Tài liệu tham khảo Có nhiều cách phân loại môi trường: a) Theo nguồn gốc: ƒ Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên: vật lý, hoá học, sinh học tồn tại khách quan bao quanh con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Ví dụ: ánh sáng mặt trời, núi, sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước. Như vậy, môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi; cung cấp cho con người các loại tài nguyên, khoảng sản cần cho sản xuất tiêu thụ; cung cấp cảnh đẹp để vui chơi giải trí. Ngoài ra, môi trường tự nhiên còn là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải. ƒ Môi trường nhân tạo: gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống và chịu sự chi phối của con người. Ví dụ: ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo. ƒ Môi trường xã hội: là tổng thể các quan hệ giữa con người với con người đó là các luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ở các cấp độ khác nhau như quốc gia, khu vực, Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự phát triển của các cá nhân hoặc từng cộng đồng dân cư làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác b) Theo vùng địa lý: ƒ Môi trường thành thị ƒ Môi trường nông thôn c) Theo định nghĩa: ƒ Môi trường vật lý: bao gồm các yếu tố là thành phần thiết yếu của sự sống: không khí, đất, nước , mọi thay đổi của các yếu tố này sẽ tác động đến các cơ thể sống. ƒ Môi trường sinh học: gồm tập hợp các vật thể sống, không tính đến con người (động vật, thực vật, vi sinh vật ) ƒ Môi trường nhân văn: con người và các quan hệ giữa người và người d) Theo thành phần: ƒ Môi trường không khí ƒ Môi trường đất ƒ Môi trường nước 1.1.3. Các chức năng của môi trường Có 5 chức năng cơ bản sau: a) Môi trường là không gian sống của con người Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo môi trường. Mỗi người một ngày cần 4m3 không khí sạch để thở, 2,5 lít nước để uống, một lượng thực phẩm và lương thực tương ứng với 2000 - 2500 calo. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Phân loại chức năng không gian sống của con người thành các dạng cụ thể: ƒ Chức năng xây dựng: cung cấp mặt bằng và nền móng cho các đô thị, khu công nghiệp, kiến trúc hạ tầng và nông thôin. ƒ Chức năng vận tải: cung cấp mặt bằng, khoảng không gian và nền móng cho giao thông đường thuỷ, đường bộ, đường sắet và đường không. ƒ Chức năng sản xuất: cung cấp mặt bằng và phông tự nhiên cho sản xuất nông – lâm – ngư – nghiệp. ƒ Chức năng cung cấp năng lượng, thông tin. ƒ Chức năng giải trí của con người: cung cấp mặt bằng, nền móng và phông tự nhiên cho việc giải trí ngoài trời của con người (trượt tuyết, trượt băng, đu xe,đu ngựa, ). b) MT là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người Môi trường là nơi con người khai thác nguồn vật liệu và năng lượng cần thiết cho hoạt động sản xuất và cuộc sống như: đất, nước, không khí, khoáng sản và các dạng năng lượng như: gỗ, củi, Môn Môi trường trong XD - 3 -
  4. Tài liệu tham khảo nắng gió. Mọi sản phẩm công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp, văn hoá, du lịch của con người đều bắt nguồn từ các dạng vật chất tồn tại trên trái đất và không gian bao quanh trái đất. Các nguồn năng lượng, vật liệu, thông tin sau mỗi lần sử dụng được tuần hoàn quay trở lại dạng ban đầu thường được gọi là tài nguyên tái tạo. Trái lại, nếu bị mất mát, biến đổi hoặc suy thoái không trở lại dạng ban đầu thì được gọi là tài nguyên không tái tạo . Việc khai thác nguồn tài nguyên của con người đang có xu hướng làm tài nguyên không tái tạo bị cạn kiệt, tài nguyên tái tạo không phục hồi, dẫn đến cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường. Với sự phát triển khoa học kỹ thuật, con người ngày càng tăng cường khai thác các dạng tài nguyên mới và gia tăng số lượng khai thác, tạo ra các sản phẩm mới có tác động mạnh mẽ tới chất lượng môi trường sống c) Môi trường là nơi chứa đựng phế thải Phế thải do con người tạo ra trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, thường được đưa trở lại môi trường. Tại đây, nhờ hoạt động của vi sinh vật và các thành phần môi trường khác, phế thải sẽ biến đổi trở thành các dạng ban đầu trong một chu trình sinh địa hoá phức tạp. Khả năng tiếp nhận và phân huỷ chất thải của môi trường (trong điều kiện chất lượng môi trường khu vực tiếp nhận không thay đôỉ) được gọi là khả năng nền của môi trường. Khi lượng chất thải lớn hơn khả năng nền, hoặc thành phần của chất Qu¸ tr×nh s¶n thải khó phân huỷ và xa lạ với sinh Tµi nguyªn WP vật, thì chất lượng môi trường sẽ bị xuÊt suy giảm và môi trường có thể bị ô nhiễm. Hình .- Sơ đồ lượng chất thải vào môi trường Qu¸ tr×nh WC tiªu thô T¸i sö dông M«i tr−êng (E) Từ hình vẽ, ta có: WR Tổng lượng chất thải thải vào môi trường là: W = Wp + WC + WR Khả năng tự làm sạch của môi trường thể hiện ở ngưỡng E Nếu W > E thì môi trường trở nên ô nhiễm, không có khả năng phục hồi lại trạng thái ban đầu. Phân loại chi tiết chức năng này thành các loại sau: ƒ Chức năng biến đổi lý – hoá học: pha loãng, phân huỷ hoá hoá học nhờ ánh sáng; hấp thụ; sự tách chiết các vật thải và độc tố. ƒ Chức năng biến đổi sinh hoá: sự hấp thụ các chất dư thừa; chu trình nitơ và cacbon; khử các chất độc bằng con đường sinh hoá, ƒ Chức năng biến đổi sinh học: khoáng hoá các chất thải hữu cơ, mùn hoá, amon hoá, nitrat hoá và phản nitrat hoá d) Giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất Trái đất trở thành nơi sinh sống của con người và các sinh vật nhờ một số các điều kiện môi trường đặc biệt: nhiệt độ không khí không quá cao, nồng độ oxy và các khí khác tương đối ổn định, cân bằng nước ở các đại dương và trong đất liền. Tất cả các điều kiện đó, cho đến nay, chưa tìm thấy trên một hành tinh nào khác trong và ngoài hệ mặt trời. Sự phát sinh và phát triển sự sống xảy ra trên trái đất nhờ hoạt động của hệ thống các thành phần của môi trường trái đất như: thuỷ quyển, thạch quyển, sinh quyển, khí quyển. Khí quyển giữ cho nhiệt độ trái đất tránh được các bức xạ qua cao, chênh lệch nhiệt độ lớn, ổn định nhiệt độ trong khả năng chịu đựng của con người Môn Môi trường trong XD - 4 -
  5. Tài liệu tham khảo Thuỷ quyển thực hiện chu trình tuần hoàn nước, giữ cân bằng nhiệt độ, các chất khí, giảm nhẹ tác động có hại của thiên nhiên đến con người và các sinh vật. Thạch quyển liên tục cung cấp năng lượng, vật chất cho các quyển khác của trái đất, giảm tác động tiêu cực của thiên tai tới con người và sinh vật. e) Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin của trái đất Môi trường trái đất là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người + Ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người. + Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất báo động sớm các nguy hiểm đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như: các phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến thiên nhiên và hiện tượng thiên nhiên đặc biệt như bão, động đất + Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loài động thực vật, các hình thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tôn giáo và văn hoá khác. 1.2. Hệ sinh thái(HST): 1.2.1. KháI niệm HST: Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005, định nghĩa HST như sau: “Hệ sinh thái là hệ quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý tự nhiên nhất định cùng tồn tại và phát triển, có tác động qua lại với nhau” - Hay có thể định nghĩa: HST là tập hợp của các quần xã và môi trường sống của chúng. HST= Quần xã sinh vật + Môi trường xung quan Ví dụ: Một cái hồ, một khúc sông, khu rừng, khu đô thị gồm các sinh vật và môi trường sống của chúng được coi là hệ sinh thái. - Sinh quyển: tập hợp tất cả các hệ sinh thái trên bề mặt Trái Đất → hệ sinh thái khổng lồ là sinh thái quyển (sinh quyển) - Sinh thái học: là khoa học nghiên cứu giữa các thành phần sinh thái với môi trường tồn tại của chúng. 1.2.2. Phân loại HST: Hệ sinh thái bao gồm: hệ tự nhiên và hệ nhân tạo a) Hệ sinh thái tự nhiên Hệ sinh thái tự nhiên bao gồm HST nguyên sinh như rừng nguyên sinh, sông, hồ hay HST tự nhiên đã được cải tạo. Ví dụ: Một cái hồ cũng có HST môi trường hồ: nó gồm các quần xã sinh vật của các loài cá, với môi trường sống của nó là nước hồ, với không khí hoà tan trong nước, với ánh sáng mặt trời và thức ăn, với các chất khoáng cùng các hoạt động sống của tất cả các quần xã trong HST đó. b) Hệ sinh thái nhân tạo: Hệ sinh thái nhân tạo là HST do con người tạo ra mới hoàn toàn Ví dụ: Một HST đô thị bao gồm nhà cửa, công xưởng, nhà máy cũng như hoạt động sản xuất, dịch vụ, du lịch nghỉ ngơi cùng sự phát triển hoặc suy thoái cuả đô thị đó. Ngoài ra, theo địa lý hệ sinh thái có thể chia thành: ƒ Hệ sinh thái trên cạn ƒ Hệ sinh ở nước 1.2.3. Cấu trúc HST: Cấu trúc của một hệ sinh thái điển hình bao gồm các thành phần sau: - Sinh vật sản xuất; - Sinh vật tiêu thụ; - Sinh vật phân huỷ; - Yếu tố môi trường gồm các chất hữu cơ, vô cơ và các yếu tố khí hậu khác, Cấu trúc của một HST có thể biểu diễn theo sơ đồ: Môn Môi trường trong XD - 5 -
  6. Tài liệu tham khảo QuÇn x· SV M«i truêng vËt lý - C¸c chÊt v« c¬: c02, 02 - C¸c chÊt h÷u c¬: P,l,G, chÊt mïn - yÕu tè khÝ hËu : ¸nh s¸ng, nhiÖt ®é Sinh vËt + s¶n xuÊt Sinh vËt Sinh vËt tiªu thu ph©n huy Hình 1.5-Cấu trúc HST điển hình − Sinh vât sản xuất (producer): Là những sinh vật tự dưỡng (autotrophy) bao gồm các loài thực vật có màu và một số nấm, vi khuẩn có khả năng quang hợp hoặc hoá tổng hợp. Chúng là thành phần không thể thiếu được trong bất kỳ hệ sinh thái nào vì nó là nguồn thức ăn ban đầu được tạo thành để nuôi sống chính những sinh vật sản xuất sau đó nuôi sống cả thế giới sinh vật còn lại kể cả con người . Sinh vật sản xuất thông qua năng lượng mặt trời hoặc từ các phản ứng hoá học để chuyển hoá CO2 thành chất hữu cơ. Phần lớn các sinh vật sản xuất là cây xanh, chúng sử dụng năng lượng ánh sáng vào quá trình quang hợp chuyển hoá CO2 và nước (H2O) thành đường glucoza và giải phóng ra ôxy (O2). Các thực vật này có khả năng tự sử dụng chất dinh dưỡng thu được từ quá trình quang hợp kết hợp với một số khoáng vô cơ (đạm, lân, kali) để sinh trưởng. − Sinh vật tiêu thụ (consumer): là những sinh vật dị dưỡng (heterotrophy) bao gồm các động vật và vi sinh vật sử dụng các hợp chất hữu cơ lấy trực tiếp hay gián tiếp từ vật sản xuất. Các Táa nhiÖt sinh vật tiêu thụ lại được chia làm hai phân nhóm: các sinh vật ăn cỏ, và các sinh vật ăn thịt. C©y xanh §V ¨n cá §V ¨n thÞt - Sinh vật phân huỷ (reducer):là những vi (P) (C) (C) khuẩn và nấm, thức ăn của chúng là chất hữu cơ Trao ®æi chÊt từ xác động thực vật, chất thải của động vật. nguån dinh hÖ VSV (D) Sinh vật phân huỷ thu lấy năng lượng từ phản duìng ứng phân huỷ các đại phân tử hữu cơ và đưa trở Táa nhiÖt lại môi trường các hợp chất vô cơ đơn giản. chÊt th¶i xãi ph©n sau xñ lý mßn bãn Hình Sơ đồ một HST trong tự nhiên Ví dụ: Xét một hệ sinh thái ao, ta thấy Hình Hệ sinh thái ao + Chất vô sinh bao gồm các chất vô cơ và hữu cơ: nước, CO2, O2, Ca, muối, N2, acid amin, acid humic Môn Môi trường trong XD - 6 -
  7. Tài liệu tham khảo + Sinh vật sản xuất: thực vật lớn thủy sinh và phiêu sinh thực vật phân bố nơi tầng mặt nơi có nhiều ánh sáng + Sinh vât tiêu thụ: gồm các động vật (ấu trùng côn trùng, tôm, cua, cá, ) ăn trực tiếp thực vật hoặc xác bã thực vật và ăn thịt lẫn nhau, được chia làm 3 nhóm: phiêu sinh động vật, bơi lội và trầm sinh. Sinh vật tiêu thụ bậc nhất I như phiêu sinh động vật, bậc II như côn trùng ăn thịt, cá ăn thịt; bậc III như cá lớn ăn các loài tiêu thụ bậc II. + Sinh vật phân hủy: như vi khuẩn nước, trùn chỉ, nấm, phân bố đều trong ao, nơi tích lũy xác động vật và thực vật. ⇒ Gi÷a c¸c thµnh phÇn lu«n lu«n diÔn ra c¸c qu¸ tr×nh trao ®æi chÊt, n¨ng l-îng vµ th«ng tin. Trong hệ sinh thái liên tục xảy ra quá trình tổng hợp và phân huỷ vật chất hữu cơ và năng lượng. Vòng tuần hoàn vật chất trong hệ sinh thái là vòng kín, còn vòng tuần hoàn năng lượng là vòng hở. Như vậy, năng lượng mặt trời được sinh vật sản xuất tiếp nhận sẽ di chuyển tới sinh vật tiêu thụ các bậc cao hơn. Trong quá trình đó, năng lượng bị phát tán và thu nhỏ về kích thước. Trái lại, các nguyên tố hoá học tham gia vào quá trình tổng hợp chất hữu cơ sau một chu trình tuần hoàn sẽ trở lại trạng thái ban đầu trong môi trường. 1.2.4.Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn: − Chuỗi thức ăn: được hình thành bởi mối quan hệ về mặt dinh dưỡng của một loạt sinh vật. Trong đó sinh vật này ăn sinh vật cuả bậc trước, trước khi chúng bị ăn bởi những sinh vật khác ở bậc kế tiếp sau. Con måi VËt sö dông 1 VËt sö dông 2 Như vậy, trong HST, năng lượng được chuyển vận qua nhiều nhóm sinh vật. Một sinh vật vừa là sinh vật ăn mồi đồng thời cũng có thể là sinh vật mồi. Sự phân chia nhóm sinh vật không phải theo loài mà theo cách thức chúng sử dụng thức ăn. Các sinh vật có cùng nhu cầu thực phẩm thì xếp vào cùng một mức dinh dưỡng . − Lưới thức ăn: là một đặc điểm cuả một hệ sinh thái nhất định. Lưới thức ăn có thể có ít hoặc nhiều nhánh thức ăn khác nhau, do các chuỗi thức ăn kết hợp với nhau thông qua một số mắt xích trung gian. VD: Mạng lưới thức ăn ở hệ sinh thái rừng Chã sãi Chim −ng R¾n Õch Sãc Chuét Chim (¨n h¹t) Chim ¨n c«n trïng Thá C«n trïng(¨n thÞt) Thùc vËt C«n trïng (¨n h¹t) Tính chất phức tạp của lưới thức ăn gây ra do sự tham gia của các loài nhất là những loài có khả năng tham gia vào nhiều bậc dinh dưỡng hay có phổ thức ăn rộng Môn Môi trường trong XD - 7 -
  8. Tài liệu tham khảo Con người có thể coi là SV tiêu thụ nằm cuối cùng của chuỗi thức ăn, song con người có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác, bắt đầu từ thực vật đến các nhóm sinh vật tiêu thụ khác nhau (như bò,cầy rắn ) 1.2.5.TÝnh c©n b»ng cña HST: §Þnh nghÜa: Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống Trong một hệ sinh thái, vật chất luân chuyển từ thành phần này sang thành phần khác. Ðây là một chu trình tương đối khép kín. Trong điều kiện bình thường, tương quan giữa các thành phần của hệ sinh thái tự nhiên là cân bằng. Ví dụ: Trong một hệ sinh thái rừng, thực vật lấy dinh dưỡng từ đất tổng hợp thành chất hữu cơ. Chất hữu cơ này đủ để một phần nuôi dưỡng phát triển cây, một phần nuôi động vật ăn thực vật trong rừng, một phần rơi rụng, trả lại màu cho đất. Ðộng vật ăn thực vật phát triển vừa đủ để tiêu thụ hết phần thức ăn thiên nhiên dành cho nó. Phân, xác động vật và lá rụng, cành rơi trên mặt đất được vi sinh vật phân huỷ hết để trả lại cho đất chất dinh dưỡng nuôi cây. Do vậy đất rừng luôn màu mỡ, giàu chất hữu cơ, nhiều vi sinh vật và côn trùng, cây rừng đa dạng và tươi tốt, động vật phong phú. Ðó chính là cân bằng sinh thái. Hệ sinh thái tự nhiên có đặc trưng khả năng tự lập cân bằng có nghĩa là mõi khi bị ảnh hưởng vì một nguyên nhân nào đó thì lại có thể phục hồi để trở về trạng thái ban đầu. Đặc trưng này được coi là khả năng thích nghi của hệ sinh thái. Khả năng tự cân bằng này phụ thuộc vào cơ chế cấu trúc-chức năng của hệ, thể chế này biểu hiện chức năng của hệ trong mỗi giai đoạn phát triển. Những hệ sinh thái trẻ nói chung là ít ổn định hơn một hệ sinh thái đã trưởng thành. Cấu trúc của một hệ sinh thái trẻ bao giờ cũng giản đơn, số lượng các thể loại ít và số lượng cá thể trong mỗi loài cũng không nhiều lắm. Tuy nhiên, cân bằng sinh thái không phải là một trạng thái tĩnh của hệ. Khi có một nhân tố nào đó của môi trường bên ngoài tác động tới bất kỳ môt thành phần nào đó của hệ, nó sẽ biến đổi. Sự biến đổi của một thành phần trong hệ sẽ kéo theo sự biến đổi của các thành phần kế tiếp, dẫn đến sự biến đổi của cả hệ. Sau một thời gian ,hệ sẽ thiết lập được một cân bằng mới, khác với tình trạng cân bằng trước khi bị tác động . Bằng cách đó hệ biến đổi nhưng vẫn cân bằng. Cần nhấn mạnh rằng, khả năng tự thiết lập cân bằng mới của hệ là có hạn. Nếu một thành phần nào đó của hệ bị tác động quá mạnh, nó sẽ không khôi phục lại được, kéo theo sự suy thoái của các thành phần kế tiếp , làm cho toàn hệ mất cân bằng, suy thoái. Những HST, đặc biệt là các HST tự nhiên thường phức tạp về thành phần loài, tính ĐDSH cao, có nhiều mức tiêu thụ trong chuỗi thức ăn, nên nếu có một sự tắc nghẽn ở một khâu nào đó sẽ dẫn đến làm mất cân bằng sinh thái thì nó sẽ dế dàng tự điều chỉnh, giữ cho hệ ổn định không bị đe doạ. Ví dụ : trên các cánh đồng cỏ, chuột thường xuyên bị rắn, chó sói, cáo, chim ưng, cú mèo săn bắt. Bình thường số lượng chim, trăn, thú, chuột cân bằng với nhau. Khi con người tìm cách bắt rắn và chim thì là cơ hội tốt cho chuột phát triển. Điều này con người chúng ta cần phải hiểu rõ các HST và cân nhắc kỹ trước khi tác động lên một thành phần nào đó của hệ, để không gây suy thoái, mất cân bằng cho hệ sinh thái. 1.2.6. Tác động của con người đến HST: Khi có một nhân tố nào đó của môi trường bên ngoài tác động tới bất kỳ môt thành phần nào đó của hệ, nó sẽ biến đổi. Sự biến đổi của một thành phần trong hệ sẽ kéo theo sự biến đổi của các thành phần kế tiếp, dẫn đến sự biến đổi của cả hệ. Sau một thời gian ,hệ sẽ thiết lập được một cân bằng mới, khác với tình trạng cân bằng trước khi bị tác động . Bằng cách đó hệ biến đổi nhưng vẫn cân bằng. Cân bằng sinh thái chỉ tồn tại khi các điều kiện tồn tại và phát triển của từng thành phần trong hệ được đảm bảo và ổn định. Con người là một sinh vật của hệ sinh thái có số lượng lớn và khả năng hoạt động được nâng cao nhờ khoa học kỹ thuật. Tác động của con người đối với hệ sinh thái rất lớn, có thể phân ra các loại tác động chính sau đây: a) Tác động vào cơ chế tự ổn định, tự cân bằng của hệ sinh thái Môn Môi trường trong XD - 8 -
  9. Tài liệu tham khảo Cơ chế này không có lợi cho con người, vì con người cần tạo ra năng lượng cần thiết cho mình . Do vậy, con người thường tạo ra các hệ sinh thái nhân tạo (đồng cỏ chăn nuôi, đất trồng lương thực thực phẩm). Các hệ sinh thái này thường kém ổn định. Để duy trì các hệ sinh thái nhân tạo, con người phải bổ sung thêm năng lượng dưới dạng sức lao động, xăng dầu, phân bón. b) Tác động vào các chu trình sinh địa hoá tự nhiên Con người sử dụng năng lượng hoá thạch, tạo thêm một lượng lớn khí CO2, SO2 v.v Mỗi năm con người tạo thêm 550 tỷ tấn CO2 do đốt các loại nhiên liệu hoá thạch đang làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên của trái đất, dẫn tới việc thay đổi chất lượng và quan hệ của các thành phần môi trường tự nhiên. Đồng thời, các hoạt động của con người trên trái đất ngăn cản chu trình tuần hoàn nước, ví dụ đắp đập, xây nhà máy thuỷ điện, phá rừng đầu nguồn v.v Việc này có thể gây ra úng ngập hoặc khô hạn nhiều khu vực, thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước v.v c) Tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái Con người tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái tự nhiên bằng cách thay đổi hoặc cải tạo chúng như: • Chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loại động, thực vật quý hiếm, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hoà nước và biến đổi khí hậu v.v • Cải tạo đầm lầy thành đất canh tác làm mất đi các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng đối với môi trường sống của nhiều loài sinh vật và con người. • Chuyển đất rừng, đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp, khu đô thị, tạo nên sự mất cân bằng sinh thái khu vực và ô nhiễm cục bộ. • Gây ô nhiễm môi trường ở nhiều dạng hoạt động kinh tế xã hội khác nhau. d) Tác động vào cân bằng sinh thái Con người tác động vào cân bằng sinh thái thông qua việc: • Săn bắn quá mức, đánh bắt quá mức gây ra sự suy giảm một số loài và làm gia tăng mất cân bằng sinh thái. • Săn bắt các loài động vật quý hiếm như hổ, tê giác, voi có thể dẫn đến sự tuyệt chủng nhiều loại động vật quý hiếm. • Chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ, làm mất nơi cư trú của động thực vật. • Lai tạo các loài sinh vật mới làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên. Các loài lai tạo thường kém tính chống bụi, dễ bị suy thoái. Mặt khác, các loài lai tạo có thể tạo ra nhu cầu thức ăn hoặc tác động khác có hại đến các loài đã có hoặc đối với con người. • Đưa vào các hệ sinh thái tự nhiên các hợp chất nhân tạo mà sinh vật không có khả năng phân huỷ như các loại chất tổng hợp, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, kim loại độc hại v.v 1.3. ¤ nhiÔm m«i tr-êng (ONMT) 1.3.1. Kh¸i niÖm vµ nguån g©y « nhiÔm m«i tr-êng (ONMT) a) Kh¸i niÖm: Theo luật BVMTVN 2005, ÔNMT như sau: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật” - Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng của môi trường xung quanh, hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong chất thải dược các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường. b) Các chất gây ô nhiễm Chất ô nhiễm là các chất hay các yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm. - Chất ô nhiễm sơ cấp: là những chất ô nhiễm xâm nhập vào môi trường trực tiếp từ nguồn sinh ra chúng và tự chúng đã có đặc tính độc hại và tác động nguy hại đến bộ phận tiếp nhận. Ví dụ: SO2 từ quá trình đốt nhiên liệu chứa lưu huỳnh - Chất ô nhiễm thứ cấp: là những chất ô nhiễm được tạo thành từ những chất ô nhiễm sơ cấp khi những chất này phản ứng với các thành phần vốn có sẵn trong môi trường rồi mới tác động nguy hại đến bộ phận tiếp nhận. Ví dụ: SO3, H2SO4, Môn Môi trường trong XD - 9 -
  10. Tài liệu tham khảo c) Các nguồn gây gây ô nhiễm - Nguồn điểm (ví dụ ống xả, cống xả): chất ô nhiễm phát thải vào môi trường từ một điểm là miệng ống khói hoặc ống xả; ống dẫn nước thải của một nhà máy, - Nguồn mặt ( Khu nông nghiệp): chất ô nhiễm phát thải vào môi trường từ một bề mặt có diện tích lớn: khu dân cư, bãi chôn lấp chất thải, - Nguồn đường: chất ô nhiễm phát thải vào môi trường thành một vệt dài, mang tính cục bộ. Ví dụ: dòng xe chạy trên đường 1.3.2. Ô nhiễm môi trường nước: a) Khái niệm: “Ô nhiễm nguồn nước là sự thay đổi thành phần và tính chất lí hoá sinh học của nước, sự thay đổi này ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật” Ví dụ : bệnh dịch tả, kiết lỵ, viêm ruột, thương hàn, - Nguồn nước được xem là ô nhiễm khi nồng độ các chất gây ô nhiễm vượt quá mức quy định và không đảm bảo yêu cầu chất lượng nước sử dụng cho các mục đích khác nhau b) Các nguồn gây ô nhiễm: ƒ Theo nguồn gốc - Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng. - Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước. ƒ Theo bản chất của các tác nhân ô nhiễm: ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm vsv, cơ học hay vật lý (ô nhiễm nhiệt hoặc do các chất lơ lửng không tan), ô nhiễm phóng xạ ƒ Theo vị trí không gian: ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm, ô nhiễm biển, ƒ Theo phạm vi thải vào môi trường nước: Dạng điểm; dạng diện, dạng đương c) Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nứơc - Tác nhân và thông số ô nhiễm hoá lý học: màu sắc, mùi và vị, độ đục, nhiệt độ, chất lơ lửng, độ cứng, độ dẫn điện, độ pH, độ ôxy hoà tan trong nước, nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD), nhu cầu ôxy hoá học. - Tác nhân ô nhiễm hoá học: kim loại nặng (Hg, Cd, Pb, As, Cr, Cu, Zn, Mg, ), các anion ( NO3-, PO43-, SO42-, ); thuốc bảo vệ thực vật - Tác nhân ô nhiễm sinh học: các loại VK, siêu VK, ký sinh trùng gây bệnh như tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, giun, sán, Để đánh giá mức độ ô nhiễm sinh học người ta thường dùng chỉ số colỉom. Đây là chỉ số phản ánh số lượng VK E.coli trong nước, thường không gây bệnh cho người và sinh vật. Một số tác động của tác nhân ô nhiễm: Hợp chất Một số tác động đến sức khoẻ Thuốc trừ sâu Tác động đến hệ thần kinh Benzen ( dung môi) Rối loạn máu, bệnh bạch cầu Cácbon tetraclorua ( dung môi) Ung thư, làm hại gan và có thể tác động đến thận và thị giác Clorofocm ( dung môi) Ung thư Dioxin (TCDD) Quái thai, ung thư Etylendibromit (EDB) Ung thư, tác động đến thận và gan Bìenil polyclorinate (PCBs – hoá chất công Tác động đến gan, có thể gây ung thư nghiệp) Tricloetylen (TCE) (dung môi) Gây ung thư ở chuột Vinyl clorua (chất dẻo công nghiệp) Ung thư d) Một số hình thức ô nhiễm nước: • Ô nhiễm nước mặt Môn Môi trường trong XD - 10 -
  11. Tài liệu tham khảo Nước mặt bao gồm nước mưa, ao hồ, đồng ruộng và nước các sông suối, kênh mương. Trong đó, các sông và kênh tải nước thải, các hồ đô thị và đất trồng lúa nước là các đối tượng thường có mức độ ô nhiễm trầm trọng. Các dạng ô nhiễm nước thường gặp là: - Phú dưỡng; - Ô nhiễm kim loại nặng và các hoá chất nguy hại; - Ô nhiễm vi sinh vật; - Ô nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón hoá học; Nguồn gây ra ô nhiễm nước mặt là các khu dân cư tập trung như thành phố, thị trấn, các hoạt động công nghiệp khai thác mỏ, cơ khí, luyện kim, hoạt động giao thông, thuỷ lợi, sản xuất nông nghiệp, Một trong những tác động chủ yếu của nước thải lên hệ sinh thái thuỷ vực nước mặt là làm thay đổi nồng độ ôxy trong nước. Khi xả vào sông hồ, các loại nước thải có chứa các chất hữu cơ dễ bị vi sinh vật ôxy hoá, quá trình ôxy sinh hoá các chất này sẽ diễn ra rất mạnh mẽ ngay sau cống xả. Quá trình này tiêu thụ một lượng ôxy rất lớn, làm cho hàm lượng ôxy hoà tan trong sông hồ giảm mạnh. Do sự thiếu hụt ôxy trong nguồn nước, nhiều loài thuỷ sinh như cá, tôm, động vật nguyên sinh, không sống được. Trong nước và trong lớp cặn lắng ở đáy sẽ diễn ra quá trình phân huỷ yếm khí chất hữu cơ, giải phóng nhiều khí độc hại cho nguồn nước như H2S, CH4, tăng thêm độ ô nhiễm không khí. Váng dầu mỡ từ nước thải thành phố cũng là nguyên nhân cản trở quá trình hoà tan ôxy trong nguồn nước. Hiện tượng phú dưỡng: Các nguyên tố dinh dưỡng như N, P, có trong nước thải thành phố, trong nước thải ngành công nghiệp thực phẩm, trong nước chảy tràn từ khu chăn nuôi, khi vào nguồn nước với lượng lớn sẽ làm cho phù du thực vật, nhất là các loại tảo phát triển cực mạnh, gọi là hiện tượng phú dưỡng. Sau khi phù du thực vật chết đi chúng sẽ làm ô nhiễm nghiêm trọng thuỷ vực. Đó là do quá trình phân huỷ hiếu khí xác chết của chúng làm giảm lượng ôxy hoà tan trong nước (vốn đã có hàm lượng rất nhỏ) gây ra hiện tượng thiếu ôxy cho các sinh vật sống trong thuỷ vực đó. Thiếu ôxy làm tăng các quá trình phân giải yếm khí và giải phóng một lượng đáng kể axít và khí CO2 vào nguồn nước làm pH của nước giảm, nước có mùi hôi thối. Hiện tượng phú dưỡng hồ đô thị và kênh thoát nước thải có tác động tiêu cực tới hoạt động văn hoá của dân cư đô thị, làm biến đổi hệ sinh thái nước hồ, tăng thêm mức độ ô nhiễm. Các thuỷ vực gần các khu công nghiệp, các thành phố lớn, các khu vực khai thác khoáng sản thường bị ô nhiễm kim loại nặng và các hoá chất độc hại. Nguyên nhân chủ yếu do việc đổ nước thải công nghiệp và nước thải không được xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu vào môi trường. Ô nhiễm kim loại nặng và các hoá chất độc hại có tác động tiêu cực mạnh mẽ tới môi trường sống của sinh vật và con người. Kim loại nặng và các hoá chất độc hại tích luỹ theo chuỗi thức ăn xâm nhập vào cơ thể con người. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ làm lan truyền các chất ô nhiễm vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi trường khác liên quan. Để hạn chế các tác động tiêu cực của ô nhiễm cần phải tăng cường biện pháp xử lý nước thải, quản lý tốt thực phẩm nuôi trồng trong môi trường có nguy cơ bị ô nhiễm như nuôi cá, trồng rau bằng nguồn nước thải. Ô nhiễm vi sinh vật nguồn nước mặt thường gặp trong các thuỷ vực tiếp nhận nước thải sinh hoạt, đặc biệt là nước thải bệnh viện. Các loại vi sinh vật lan truyền trong môi trường nước, gây ra các loại dịch bệnh cho dân cư sử dụng nguồn nước đó trong sinh hoạt. Để hạn chế tác động tiêu cực của ô nhiễm vi sinh vật nguồn nước mặt cần nghiên cứu các biện pháp xử lý nước thải, cải thiện tình trạng môi trường sống của dân cư, tổ chức tốt hoạt động y tế và dịch vụ công cộng. Trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học, có một lượng đáng kể không được cây trồng tiếp nhận. Chúng sẽ lan truyền trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp - dưới dạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và nitrat NO3 . Tác dụng tiêu cực của sự ô nhiễm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật là làm suy thoái chất lượng môi trường đất canh tác nông nghiệp, giảm tính đa dạng sinh học của khu vực nông thôn, suy giảm các loài thiên địch, tăng khả năng đề kháng của sâu bệnh đối với thuốc bảo vệ thực vật. • Ô nhiễm và suy thoái nước ngầm Môn Môi trường trong XD - 11 -
  12. Tài liệu tham khảo Nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu ở nhiều quốc gia và vùng dân cư trên thế giới. Do vậy ô nhiễm nước ngầm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường sống của con người. Các tác nhân gây ô nhiễm và suy thoái nước ngầm gồm: - Các tác nhân tự nhiên như nhiễm mặn, nhiễm phèn, hàm lượng sắt, mangan và một số kim loại cao. - - + 3- - Các tác nhân nhân tạo như nồng độ kim loại nặng cao, hàm lượng NO3 , NO2 , NH4 , PO4 , vượt tiêu chuẩn cho phép, ô nhiễm bởi vi sinh vật. - Suy thoái trữ lượng nước ngầm biểu hiện bởi giảm công suất khai thác, hạ thấp mực nước ngầm, lún đất. Để hạn chế tác động ô nhiễm và suy thoái nước ngầm cần phải tiến hành đồng bộ các công tác điều tra, thăm dò trữ lượng và chất lượng nguồn nước ngầm, xử lý nước thải và chống ô nhiễm các nguồn nước mặt, quan trắc thường xuyên trữ lượng và chất lượng nước ngầm. • Ô nhiễm biển và đại dương Biển và đại dương là nơi tiếp nhận phần lớn các chất thải từ lục địa theo các dòng chảy sông suối, các chất thải từ các hoạt động của con người trên biển như khai thác khoáng sản, giao thông vận tải biển. Trong nhiều năm, biển và đại dương còn là nơi đổ các chất thải phóng xạ của nhiều nước trên trế giới. Các biểu hiện của sự ô nhiễm biển và đại dương khá đa dạng, có thể chia ra thành một số dạng sau: - Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước biển như : dầu, kim loại nặng, các hoá chất độc hại. - Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm tích tụ trong trầm tích biển ven bờ. - Suy thoái các hệ sinh thái biển như hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển - Suy giảm trữ lượng các loài sinh vật biển và giảm tính đa dạng sinh học biển. - Xuất hiện các hiện tượng như thuỷ triều đỏ, tích tụ các chất ô nhiễm trong thực phẩm lấy từ biển. Ô nhiễm không khí cũng có tác động mạnh mẽ tới ô nhiễm biển. Nồng độ CO2 cao trong không khí sẽ làm cho lượng CO2 hoà tan trong nước biển tăng. Nhiều các chất độc hại và bụi kim loại nặng được không khí mang ra biển. Sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển Trái Đất do hiệu ứng nhà kính sẽ kéo theo sự dâng cao mực nước biển và thay đổi môi trường sinh thái biển. Bên cạnh các nguồn ô nhiễm nhân tạo trên, biển có thể bị ô nhiễm bởi các quá trình tự nhiên như núi lửa phun, tai biến bão lụt, sự cố rò rỉ dầu tự nhiên, Bảo vệ môi trường biển là một trong những nội dung quan trọng của các chương trình bảo vệ môi trường của Liên hợp quốc và các quốc gia trên thế giới. Công ước luật biển năm 1982, công ước Marpol 73/78 chống ô nhiễm biển, công ước 1990 về việc sẵn sàng đối phó và hợp tác Quốc tế chống ô nhiễm dầu là các ví dụ về sự quan tâm của quốc tế đối với vấn đề ô nhiễm biển. d) ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước đến môi trường sống ƒ Thay đổi chất lượng nguồn nước cung cấp: nước mặt, nước ngầm; ƒ ảnh hưởng tới sức khoẻ con người ƒ Làm biến đổi các hệ sinh thái 1.3.3. ¤ nhiÔm m«i tr-êng ®Êt: a) Kh¸i niÖm: "Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm". Hay: Ðất được xem là ô nhiễm khi nồng độ các chất độc tăng lên quá mức an toàn, vượt trên khả năng tự làm sạch của môi trường đất. Ngày nay, khi hoạt động của con người mở rộng ra nhiều lĩnh vực càng đa dạng thì chất thải và ô nhiễm ngày càng phức tạp và càng nhiều. Môi trường đất có thể bị ô nhiễm do sự lan truyền từ môi trường không khí, chất ô nhiễm không khí khi lắng tụ sẽ rơi vào môi trường đất. Môi trường nước và đất có liên quan chặt chẽ với nhau do nước có trên mặt đất, nước trong lòng đất. Khi môi trường nước bị ô nhiễm thì tất yếu làm ô nhiễm môi trường đất. Môn Môi trường trong XD - 12 -
  13. Tài liệu tham khảo Ngoài ra môi trường đất còn bị ô nhiễm từ xác bã động thực vật, các chất thải độc hại bị chôn lấp và sẽ lan tỏa vào trong môi trường đất. b) Ph©n lo¹i « nhiÔm ®Êt : Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm. -Theo nguồn gốc phát sinh có: • Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt. • Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp. • Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp. Tuy nhiên, môi trường đất có những đặc thù và một số tác nhân gây ô nhiễm có thể cùng một nguồn gốc nhưng lại gây tác động bất lợi rất khác biệt. - Theo các tác nhân gây ô nhiễm: • Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học: Bao gồm phân bón N, P (dư lượng phân bón trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho hữu cơ v.v.), chất thải công nghiệp và sinh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độ axit v.v ). • Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại ký sinh trùng (giun, sán v.v ). • Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: Nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân huỷ chất thải của sinh vật), chất phóng xạ (U ran, Thori, Sr90, I131, Cs137). Chất ô nhiễm đến với đất qua nhiều đầu vào, nhưng đầu ra thì rất ít. Đầu vào có nhiều vì chất ô nhiễm có thể từ trên trời rơi xuống, từ nước chảy vào, do con người trực tiếp "tặng" cho đất, mà cũng có thể không mời mà đến. Đầu ra rất ít vì nhiều chất ô nhiễm sau khi thấm vào đất sẽ lưu lại trong đó. Hiện tượng này khác xa với hiện tượng ô nhiễm nước sông, ở đây chỉ cần chất ô nhiễm ngừng xâm nhập thì khả năng tự vận động của không khí và nước sẽ nhanh chóng tống khứ chất ô nhiễm ra khỏi chúng. Đất không có khả năng này, nếu thành phần chất ô nhiễm quá nhiều, con người muốn khử ô nhiễm cho đất sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều công sức. Mét sè biÓu hiÖn cña « nhiÔm m«i tr-êng ®Êt: ƒ MÊt cân bằng sinh thái do sử dụng thuốc trừ sâu. ƒ Làm xói mòn và thoái hoá đất. ƒ Phá huỷ cấu trúc của đất và các tổ chức sinh học của chúng do sử dụng các thiết bị, máy móc nặng. ƒ Làm mặn hoá hay chua phèn do chế độ tưới tiêu không hợp lý. c) Tác hại của ô nhiễm đất • Sự tồn tại của một số chất độc trong đất có tác dụng không tốt đến sự sinh trưởng của cây • Suy kiệt dinh dưỡng, đất trở nên già cỗi, giảm diện tích đất canh tác. • Suy giảm năng suất cây trồng, đời sống sinh vật không ổn định, gây sự bất ổn về xã hội. • Tàn phá về mặt sinh thái môi trường • Có nguy hại cho sức khỏe cộng đồng qua chuỗi thực phẩm của hệ sinh thái. 1.3.4. ¤ nhiÔm m«i tr-êng kh«ng khÝ: a) Kh¸i niÖm: “ Ô nhiễm không khí là hiện tượng làm cho không khí sạch thay đổi thành phần và tính chất do nhiều nguyên nhân, có nguy cơ gây tác hại tới thực vật và động vật, đến môi trường xung quanh, đến sức khỏe con người” - Mét c¸ch kh¸c cã thÓ hiÓu r»ng: « nhiÔm kh«ng khÝ lµ sù cã mÆt cña c¸c chÊt l¹ hoÆc sù biÔn ®æi quan träng trong thµnh phÇn kh«ng khÝ, lµm cho nã kh«ng s¹ch, bôi, cã mïi khã chÞu, lµm gi¶m tÇm nh×n, - Quá trình gây ô nhiễm không khí có các bước sau đây: + Trung tâm sản xuất gây chất ô nhiễm có nguy cơ không kiểm soát được. + Quá trình phát tán, lan truyền trong khí quyển được xem như là môi trường trung gian. + Nguồn tiếp nhận chất ô nhiễm không khí; đó là thực vật, động vật, con người, các công trình xây dựng. Môn Môi trường trong XD - 13 -
  14. Tài liệu tham khảo b) Nguồn ô nhiễm : Hai nguồn gây ô nhiễm cơ bản: ƒ Nguồn gây ô nhiễm tự nhiên: do các hiện tượng thiên nhiên gây ra Ví dụ: hoạt động núi lửa ( hơi khí SO2, CO2, và bụi ), bão cát sa mạc, hoạt động cháy rừng ( khói, bụi, ), các quá trình thối rữa của xác động thực vật + Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó được phun lên rất cao. + Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí. + Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí. + Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí ƒ Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo: + Các hoạt động công nghiệp (quá trình đốt nhiên liệu và quá trình bốc hơi, rò rỉ, thất thoát chất độc trên dây chuyền sản xuất) + Hoạt động GTVT (khí độc từ đốt cháy nhiên liêu: CO, CO2, NOx, HC, bụi, tiếng ồn do sự chuyển động của các phương tiện giao thông); + Hoạt động sinh hoạt (mang tính cục bộ trong từng không gian nhà gây tác động trực tiếp tới con người, khí độc chủ yếu là CO, CO2) Bảng 1.3. Tác dụng bệnh lý của một số chất khí độc hại đối với sức khoẻ con người Tác nhân Nguồn phát sinh Tác dụng bệnh lý đối với người Anđehyt Từ quá trình phân ly dầu, mỡ và Gây buồn phiền, cáu gắt, làm ảnh glyxerin bằng phương pháp nhiệt hưởng đến bộ máy hô hấp Amoniac Từ quá trình hoá học trong sản xuất Gây viêm tấy đường hô hấp phân đạm, sơn hay thuốc nổ Cacbon ống xả ô tô, xe máy, ống khói đốt than Giảm bớt khả năng lưu chuyển ôxy monoxyt trong máu Asin Từ quá trình hàn nối sắt, thép hoặc sản Làm giảm hồng cầu trong máu, hại (AsH3) xuất que hàn có chứa asen thận, gây bệnh vàng da Nitơ ôxyt ống xả ô tô, xe máy, công nghệ làm Gây ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp, mềm hoá than muội xâm nhập vào phổi Hydro Công nghiệp hoá chất và tinh luyện Gây mùi trứng thối gây buồn nôn, gây sunfit nhiên liệu có nhựa đường kích thích mắt và họng Sunfua điôxyt Quá trình đốt than và dầu khí Gây tức ngực, đau đầu, nôn mửa Tro,muội, Từ lò đốt của các ngành công nghiệp Đau mắt và có thể gây bệnh ung thư khói c) Các loại chất ô nhiễm không khí: Các tác nhân gây ô nhiễm không khí thường để chỉ các phần tử bị thải vào không khí do kết quả hoạt động của con người và gây tác hại đến sức khoẻ tới con người, các hệ sinh thái và các vật liệu khác nhau. Các tác nhân ô nhiễm không khí có thể: ƒ Các loại khí : NOx, CO, CO2, SO2, H2S, ƒ Các phần tử lơ lửng:bụi rắn, bụi lỏng, bụi VSV, muội than, khói, sương mù, ƒ Các hạt bụi nặng: bụi đất đá, bụi kim loại, ƒ Các khí thải có tính phóng xạ, ƒ Nhiệt Môn Môi trường trong XD - 14 -
  15. Tài liệu tham khảo ƒ Tiếng ồn d) Một số tác động của các tác nhân ô nhiễm ƒ CO2: góp phần vào việc tăng nhiệt độ trái đất ƒ SO2: lá chất ô nhiễm có nồng độ thấp trong khí quyển, tập trung chủ yếu ở tầng đối lưu. Khí SO2 rất độc cho sức khoẻ con người và sinh vật, gây ra các bệnh về phổi và hô hấp, gây hiện tượng mưa axit. ƒ CO: được hình thành từ quá trình đốt nhiên liệu hoá thạch thiếu O2, có nhiều trong khói xe. Co không độc đối với cây xanh nhưng rất độc đối với người và động vật. Co làm giảm khả năng vận chuyển O2 của máu, đau đầu và mệt mỏi nếu ở mức độ thấp, ở mức độ cao có thể mắc bệnh tâm thần, ở nồng độ 250ppm, CO có thể gây tử vong cho người. ƒ N2O sản sinh từ quá trình đốt nhiên liệu, là khí góp phần vào hiệu ứng nhà kính. ƒ CFC (clorofluorocacbon): là những hoá chất do con người tổng hợp để sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp và thiết bị làm lạnh. Là tác nhân gây thủng tầng ôzôn. ƒ CH4: và H2S: thường là sản phẩm của quá trình phân huỷ kỵ khí chất hữu cơ trong các đầm lầy, cháy rừng, là một trong các khí gây hiệu ứng nhà kính và góp phần làm tăng nhiệt độ trái đất. e) Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm không khí - áp dụng các biện pháp công nghệ xử lý khí thải độc hại trước khi thải ra môi trường không khí; áp dụng các công nghệ sạch. - Phát triển, xây dựng, tăng diện tích cây xanh và các khu công viên nhằm hạn chế tiếng ồn, cải thiện môi trường không khí. - Quy hoạch, xây dựng khu công nghiệp và đô thị trên quan điểm hạn chế sự ÔNKK - Quản lý và kiểm soát chất lượng môi trường không khí bằng các luật lệ, chỉ thị, tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí. 1.3.5. Ô nhiễm tiếng ồn: a) Khái niệm Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp không có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, cản trở con người làm việc và nghỉ ngơi. Tiếng ồn là khái niệm tương đối, phụ thuộc vào cường độ tiếng ồn, tần số (trầm hay bổng); độ dài thời gian gây tiếng ồn và tính bất ngờ. Sự khó chịu do tiếng ồn gây ra phụ thuộc vào thời điểm (ngày hay đêm), người nghe và âm thanh "nền” xung quanh. b) Các nguồn gây tiếng ồn Thông thường người chia tiếng ồn theo 2 nguồn chính: tiếng ồn giao thông (đường bộ, đường sắt, đường hàng không) và tiếng ồn khu vực (nhà máy, công trình, khu vui chơi, sinh hoạt ) - Tiếng ồn giao thông: + Tiếng ồn do giao thông đường bộ - Do sự bùng nổ của vận tải đường bộ bằng ô tô (cả vận tải hàng hoá và hành khách) nên tiếng ồn ào do ô tô gây ra cũng tăng nhanh. Tiếng ồn do xe ô tô hạng nặng gây ra gấp 5- 15 lần so với xe con. Ngoài tiếng ồn do động cơ và ống xả gây ra còn có tiếng ồn do còi ô tô, còi báo hiệu, tiếng ồn do ma sát giữa lốp xe và mặt đường, + Tiếng ồn do giao thông hàng không: tiếng ồn của phương tiện vận tải hàng không gây ra ít hơn so với giao thông đường bộ; song đối với dân cư ở gần các sân bay thì cũng khó chịu như ở gần các trục đường bộ; + Tiếng ồn do giao thông đường sắt: tiếng ồn dọc theo các tuyến đường sắt cũng chiếm tỷ lệ cao trong tiếng ồn do giao thông gây ra; - Tiếng ồn khu vực: là những tiếng ồn từ các công trường, xưởng máy, tiệm ăn, tiệm rượu, câu lạc bộ ca nhạc hoặc những tiếng ồn sinh hoạt, + Tiếng ồn từ thi công xây dựng: tiếng ồn từ các nơi thi công xây dựng nói chung là xấu hơn nhiều so với tiếng ồn từ các nhà máy vì việc xây dựng đường xá, nhà cửa, cầu cống không thể điều khiển, quản lý được và các thiết bị dùng trong thi công, xây dựng thường gây tiếng ồn lớn hơn. Bên cạnh đó, tiếng ồn của từng thiết bị gây ra ở trong khu xây dựng còn được tăng lên so với khu trống trải, vì có bổ sung âm phản xạ của các công trình lân cận; Môn Môi trường trong XD - 15 -
  16. Tài liệu tham khảo + Tiếng ồn công nghiệp: tiếng ồn công nghiệp được sinh ra từ quá trình va chạm, chấn động hoặc chuyển động qua lại do sự ma sát của các thiết bị và hiện tượng chảy rối của các dòng không khí và hơi; + Tiếng ồn trong nhà. c) Tác hại của tiếng ồn - Tiếng ồn làm hại đến thính giác gây ra sự mệt mỏi thính giác hoặc mất hẳn thính giác (nếu tiếng ồn quá lớn trong thời gian dài); - Tiếng ồn có tác hại đối với sức khoẻ như: đối với hệ tim mạch (làm tăng huyết áp), hệ tiêu hoá, hệ thần kinh, - Tiếng ồn là nguyên nhân chủ yếu gây ức chế (stress); - Tiếng ồn quấy phá giấc ngủ: gây khó ngủ, giảm thời gian ngủ say, làm giật mình, ngủ chập chờn, - Tiếng ồn có tác động xấu với trao đổi thông tin công cộng; ảnh hưởng xấu đến hiệu quả làm việc của con người (quấy rầy sự tập trung, sự tư duy, gây thiệt hại về độ nghe tức thời, ); - Tiếng ồn còn gây ra những vấn đề xã hội như xung đột trong xã hội, gia đình và trong cơ quan làm việc. Cường độ âm thanh thường được đo bằng thang dexiben A (dBA). Thang này có tính đến những âm thanh cao mà tai nghe của người rất nhạy cảm đối với chúng (Bảng 1.4). d) Biện pháp chống ồn và kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn - Đối với giao thông đường bộ, sử dụng xe chạy điện là phương sách giảm bớt tiếng ồn và giảm bớt ô nhiễm không khí có hiệu quả nhất. - áp dụng các biện pháp để giảm tiếng ồn tại nguồn ồn: như thiết kế, chế tạo các bộ phận giảm âm và ứng dụng trong các loại động cơ và các trang thiết bị điện trong nhà. Đây là biện pháp có hiệu quả nhất. Trường hợp đặc biệt không thể giảm nguồn ồn thì bảo vệ công nhân làm việc ở môi trường ồn bằng cách sử dụng các dụng cụ chống ồn cá nhân như nút tai, bao tai. Đối với giao thông đường sắt, nhiều biện pháp kỹ thuật đã được vận dụng để giảm tiếng ồn từ gốc như: lát những cao su dưới đường ray, dùng những thanh ray nặng, tăng độ nhẵn của ray; sửa đổi cáp điện treo để giảm tiếng cọ xát và đánh lửa hồ quang, - Cải tiến thiết kế máy và quy trình vận hành máy, kiểm soát chấn động, tăng cường bọc nguồn âm bằng các vật liệu hút âm. - Hạn chế tiếng ồn bằng quy hoạch, tổ chức hợp lý đường giao thông (như phân luồng giao thông, hạn chế thời gian hoạt động của một số loại xe ), khu công nghiệp. Trong giao thông hàng không, cần áp dụng các biện pháp về tổ chức quản lý như: giới hạn về thời gian hoạt động (cấm cất cánh và hạ cánh từ 23 giờ đến 6 giờ sáng ); quy định về đường bay, độ cao các tuyến bay. Đặc biệt quan trọng khi quy hoạch khu dân cư và vị trí của sân bay để lập “bản đồ khu vực bị ồn” xung quanh sân bay. Dựa vào đó để sắp xếp, bố trí các khu dân cư và dịch vụ. - Thiết kế cách âm để tiếng ồn không xuyên qua thiết kế bao che vào phòng. - Thiết lập hệ thống vành đai cây xanh trong thành phố. Phát triển trồng cây xanh hai bên đường giao thông, Bảng 1.4. Các mức độ âm thanh - dBA Cảm nhận/các tác động dBA Ví dụ tổng quát 0 Giới hạn nghe được 10 Phòng ghi âm Rất yên tĩnh 20 Tiếng thì thầm Rất yên tĩnh 30 Trong một căn hộ trong khu phố yên tĩnh Rất yên tĩnh – yên tĩnh 40 Trong một căn hộ thông thường Yên tĩnh 50 Phố yên tĩnh vừa phải Yên tĩnh – ồn trung bình 60 Cuộc bàn luận ở cơ quan ồn trung bình Môn Môi trường trong XD - 16 -
  17. Tài liệu tham khảo 70 Phòng đánh máy chữ; phố có nhiều xe qua lại ồn trung bình 80 Máy giặt Rất ồn 90 Máy xay hoa quả hoặc cối xay cà phê Rất ồn, hại thính giác nếu tiếp xúc lâu Tiếng ồn khó chịu, bắt đầu làm biến đổi 100 Máy rửa bát rất gần, cách cầu vượt 300m nhịp đập của tim Tiếng ồn khó chịu, kích thích mạnh 110 Catxet cá nhân mở to hết cỡ màng nhĩ 120 Động cơ máy bay ở cách vài mét Tiếng ồn khó chịu, ngưỡng chói tai 130 Máy tán đinh Tiếng ồn gây hại 140 Khởi động máy bay Tiếng ồn gây hại, đau chói tai Tiếng ồn gây hại, nếu phải nghe lâu gây 150 Máy bay cất cánh thủng màng nhĩ 1.3.6. Chất thải rắn và chất thải nguy hại: a) Chất thải rắn(CTR): ™ Khái niệm CTR: CTR là những vật chất dạng rắn hoặc bùn bị loại bỏ từ các hoạt động kinh tế-xã hội của con người. Trong đó quan trọng nhất là các chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và sống. ™ Nguồn phát sinh CTR: Các nguồn phát sinh CTR chủ yếu bao gồm: ƒ Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt); ƒ Từ các trung tâm thương mại; ƒ Từ các hoạt động dịch vụ; ƒ Từ các công sở, trường học, công trình công cộng; ƒ Từ các hoạt động công nghiệp (chất thải công nghiệp); ƒ Từ các hoạt động nông nghiệp; ƒ Từ các hoạt động xây dựng (chất thải xây dựng); ƒ Từ các nhà máy xử lý rác thải, nước thải, các đường ống thoát nước thành phố, ƒ Từ hoạt động GTVT, ™ Phân loại CTR: Có thể phân loại CTR theo nhiều cách khác nhau: ƒ Theo vị trí hình thành: CTR trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ, ƒ Theo thành phần hoá học và vật lý: người ta phân biệt rác thải hữu cơ và vô cơ; có khả năng phân huỷ sinh học và không có khả năng phân huỷ bằng sinh học cháy được và không cháy được; kim loại và phi kim; ƒ Theo bản chất nguồn gốc tạo thành: - Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người. - Chất thải rắn công nghiệp: là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Thành phần của CTR công nghiệp phụ thuộc vào từng qui trình sản xuất và công nghệ khác nhau. - Chất thải từ các nhà máy xử lý: Bùn, cặn từ các nhà máy xử lý nước thải, khí thải; Tro, xỉ từ nhà máy xử lý CTR . - Chất thải xây dựng: là các phế thải sinh ra do các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình như: đất, đá, gạch, ngói, bê tông vỡ, - Chất thải nông nghiệp: là những chất thải và mẩu thừa thải ra từ các hoạt động nông nghiệp như hoạt động trồng trọt, thu hoạch và các sản phẩm thải ra từ chế biến sữa, các lò giết mổ, ƒ Theo mức độ nguy hại: - Chất thải nguy hại: các loại hoá chất dễ gây phản ứng, độc hại, các chất dễ cháy nổ, các chất thải phóng xạ, - Chất thải không nguy hại: là những chất thải không chứa các chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc có khả năng tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ. Môn Môi trường trong XD - 17 -
  18. Tài liệu tham khảo ™ Tác hại của chất thải rắn Nếu không xử lý chất thải hoặc xử lý không đúng phương pháp sẽ gây ra các tác động tới môi trường : ƒ Thải vào sông suối, cống rãnh, biển và đại dương gây ô nhiễm nguồn nước; ƒ Thải vào đất gây suy thoái đất; các chất thải bị phân huỷ, tạo ra các khí độc, gây ô nhiễm không khí. C¸c t¸c ®éng cña xö lý chÊt th¶i kh«ng hîp lý M«i Lµm h¹i T¹o m«i T¹o nÕp G©y ïn t¾c tr−êng søc kháe con tr−êng dÞch sèng kÐm giao th«ng xó uÕ ng−êi bÖnh v¨n minh H¹n chÕ T¸c ®éng xÊu ®Õn Lµm gi¶m n¨ng suÊt s¶n ngµnh du lÞch vÎ ®Ñp ®« thÞ xuÊt kinh vµ v¨n ho¸ ™ Các biện pháp quản lý và xử lý chất thải ƒ Xây dựng chiến lược, lập kế hoạch quản lý chất thải rắn; ƒ Tổ chức thu gom, phân loại chất thải rắn từ nguồn; ƒ Lựa chọn công nghệ xử lý, nơi đổ thải chất thải rắn thích hợp; ƒ Tái sử dụng chất thải rắn; ƒ áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý chất thải rắn. ƒ Khái niệm b) Chất thải nguy hại (CTNH): ™ Khái niệm CTNH: CTNH là chất thải có chứa các yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác. Ví dụ: dung môi hữu cơ, sơn, dầu mỡ, ™ Phân loại CTNH Sự phân loại CTNH có thể dựa theo nhiều cách khác nhau như: theo nguồn gốc chất thải, độ độc chất thải, cách bảo quản và sử dụng các chất, tình trạng vật lý của chất thải, ƒ Phân loại dựa theo tính chất Từ năm 1977, dựa vào tính chất của CTNH người ta đã phân CTNH thành 5 nhóm sau: - Chất dễ bắt lửa, dễ cháy: gồm chất thải lỏng dễ cháy (có nhiệt độ bắt cháy dưới 60oC); hoặc chất thải dễ cháy khác (không phải chất thải lỏng) có khả năng bốc cháy khi bị ma sát trong điều kiện vận chuyển, khi bị ẩm, bị ướt, - Chất gây nổ: là những chất rắn, lỏng hoặc hỗn hợp rắn - lỏng có khả năng tự phản ứng tạo ra nhiều khí, toả nhiệt, tăng áp suất và có thể gây ra nổ. - Chất thải phóng xạ - Hoá chất độc hại: bao gồm kim loại, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các dược liệu khác; các chất có khả năng ăn mòn cao, - Chất thải độc hại sinh học: phát sinh từ các bệnh viện, các phòng nghiên cứu sinh học ƒ Theo mức độ gây độc hại: Môn Môi trường trong XD - 18 -
  19. Tài liệu tham khảo - Chất thải gây độc cấp tính: có khả năng gây tử vong hoặc tổn thương trầm trọng khi tiếp xúc qua đường hô hấp, tiêu hoá hoặc qua da với liều lượng nhỏ. - Chất thải gây độc chậm, mãn tính: có khả năng gây ảnh hưởng chậm hoặc mãn tính, hoặc gây ung thư khi xâm nhập qua da, đường tiêu hoá, hô hấp. ™ Nguồn phát sinh chất thải rắn nguy hại ƒ Chất thải từ sinh hoạt và thương mại: bao bì đựng thuốc diệt ruồi, muỗi, diệt chuột, đựng thuốc tẩy rửa, đồ điện tử hư hỏng, vật liệu bảo dưỡng ô tô , xe máy, dầu cặn, ƒ Chất thải từ bệnh viện: mô tế bào, xác động vật thí nghiệm, bông băng, các loại thuốc hoá dược liệu hư hỏng, kim tiêm, Đây là một trong những nguồn ô nhiễm, lan truyền bệnh, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của cộng đồng dân cư. ƒ Chất thải từ sản xuất công nghiệp: phát sinh trong quá trình sản xuất công nghiệp. Ví dụ: thuỷ ngân từ công nghiệp hoá; xianua, kẽm, crom từ công nghiệp mạ, dầu mỡ từ công nghiệp dầu khí, chất thải phóng xạ trong ngành y tế, hoá chất, chất thải công nghệ từ các nhà máy điện nguyên tử, ƒ Chất thải thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu: Theo thống kê của Cục Bảo vệ môi trường (2001) thì tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tồn ở 61 tỉnh thành khoảng 300 tấn, bao gồm : - Thuốc BVTV dạng lỏng: 97.374 lít; - Thuốc BVTV dạng bột: 109.145 kg; - Các bao bì chứa thuốc BVTV: 2.137.850 (hộp, bao, chai lọ, ). Theo Ông Phạm Khôi Nguyên (2002) cho biết, tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh mỗi năm tại 3 khu vực kinh tế trọng điểm khoảng 113.188 tấn ™ Biện pháp xử lý: Chất thải nguy hại cần phải được quản lý chặt chẽ từ nguồn phát sinh đến giai đoạn xử lý cuối cùng. Việc thu gom, vận chuyển, xử lý và huỷ bỏ chất thải nguy hại thường có phương pháp riêng và phí tổn cao hơn huỷ bỏ chất thải rắn thông thường nhiều lần. Vì vậy trước khi xử lý và huỷ bỏ cần phải tiến hành phân loại và chọn lọc để tách bớt các chất thải nguy hại có thể tái sử dụng hoặc tái sinh làm nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, để giảm bớt lượng chất thải cần phải xử lý. Người ta thường sử dụng các phương pháp xử lý và huỷ bỏ chất thải nguy hại sau: ƒ Phương pháp hoá học: dùng các chất hoá học để trung hoà, biến các chất thải nguy hại thành chất không độc hại, áp dụng đối với các chất thải nguy hại từ các nhà máy hoá chất; ƒ Phương pháp bêtông hoá, cố định các chất thải độc hại trong các khối bêtông, thường áp dụng đối với các chất thải chứa kim loại nặng; ƒ Phương pháp đốt trong các lò đốt nhiều tầng với nhiệt độ đốt cao hơn 1300oC, thường áp dụng đối với các chất thải bệnh viện và các chất thải nguy hại khác có thể cháy được; ƒ Chôn cất, lưu giữ trong các thùng chứa kiên cố, không để chất thải nguy hại rò rỉ, thẩm thấu ra ngoài; ƒ Phương pháp thu hồi. Các lớp đất đá được coi là thích hợp để chôn lấp chất thải như: Mỏ muối, đất sét, granit và đá phiến. Đối với những chất thải mà thời gian phân huỷ dài (có thể lên đến hàng nghìn năm) thì yêu cầu đối với bãi chôn lấp là tính ổn định và độ kín của tầng đất đá, tính theo thời gian hình thành của địa chất. Bảng 1.9. Một số phương pháp xử lý chất thải nguy hại Loại chất thải nguy Thu Thiêu Xử lý bằng biện pháp vật Cố định, Chôn hại hồi đốt lý, hoá học, sinh học đóng rắn lấp Kim loại nặng x x x Các chất vô cơ độc x x Chất thải phản ứng x x Môn Môi trường trong XD - 19 -
  20. Tài liệu tham khảo Cao su, sơn, cặn lắng x x hữu cơ, dầu Hoá chất hữu cơ x x Thuốc trừ sâu x x x 1.3.7.Một số khái niệm khác a) Xung đột môi trường: ™ Khái niệm: Xung đột môi trường để chỉ các xung đột xuất hiện liên quan đến vấn đề môi trường. Đó là mâu thuẫn về quyền lợi giữa các cộng đồng, các nhóm xã hội khác nhau trong việc khai thác, phân phối và sử dụng các nguồn tài nguyên, giữa bảo tồn - phát triển. Xung đột môi trường thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau từ giai đoạn tiềm ẩn đến giai đoạn cao, gay gắt hơn dẫn đến hành động đấu tranh như: mittinh, biểu tình, khiếu kiện và cao hơn nữa là các cuộc xung đột vũ trang làm mất ổn định chính trị, xã hội. ™ C¸c d¹ng xung ®ét m«i tr-êng: ƒ Xung đột chức năng môi trường: xuất hiện giữa các chức năng môi trường ƒ Ví dụ: nơi chứa rác không phù hợp để sinh sống. ƒ Xung đột nhận thức:là dạng đơn giản nhất, có nguồn gốc từ nhận thức và hiểu biết khác biệt nhau trong hành động của các cộng đồng. ƒ Xung đột mục tiêu: Ví dụ: người trồng rau phun thuốc trừ sâu để bảo vệ cây => tăng giá trị cây xung đột với lợi ích người sử dụng ƒ Xung đột lợi ích: tranh giành lợi thế sử dụng tài nguyên ƒ Xung đột quyền lực: Trên thực tế, mỗi sự kiện có thể chỉ xuất phát từ một loại xung đột, song thường phát sinh một số loại khác và cuối cùng đọng lại là xung đột về lợi ích. ™ Nguyªn nh©n g©y xung ®ét m«i tr-êng ƒ Có thể nhận thấy tính “bất bình đẳng” trong phân bố và tính khan hiếm của các nguồn TNTN chính là nguyên nhân sâu xa của xung đột môi trường. Xã hội càng phát triển, khoa học và công nghệ càng phát triển thì càng làm tăng mâu thuẫn và nảy sinh xung đột. Đó là sự cạnh tranh nguồn tài nguyên khan hiếm, gia tăng khoảng cách giàu - nghèo, khác biệt trong nhận thức ƒ Nhận thức không đầy đủ về tài nguyên do thiếu thông tin hoặc không nhận thức đúng về giá trị tài nguyên. Nhận thức không đầy đủ về tài nguyên cũng có thể dẫn đến sự hiểu biết khác nhau trong hành động, dẫn đến phá hoại môi trường. ƒ Hệ thống các giá trị khác nhau ƒ Thiếu sự tham gia đóng góp của các bên liên quan ƒ Phân bổ quyền lợi khác nhau giữa các cộng đồng: Trên thế giới, các nước lớn dùng ưu thế về kinh tế, chính trị và quân sự để giành được tài nguyên với chi phí thấp. Các nước phát triển chuyển các nhà máy gây ô nhiễm sang các nước kém phát triển để giảm bớt ô nhiễm. Các nước kém phát triển phải bán tài nguyên thiên nhiên. ƒ Cơ chế chính sách yếu kém là một nguyên nhân làm gia tăng xung đột môi trường: Sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như sự gia tăng dân số làm tăng tốc độ khai thác tài nguyên. Khi quyền sở hữu, sử dụng các tài nguyên môi trường không được xác định rõ ràng, tài nguyên sẽ có xu hướng trở thành “tài nguyên công cộng”, không khuyến khích được người dân tự nguyện đầu tư bảo vệ và phát triển tài nguyên mà còn thúc đẩy sử dụng nó một cách quá mức không tính đến lợi ích lâu dài, lợi ích chung của cộng đồng và lợi ích của thế hệ tương lai. ™ Mét sè biÖn ph¸p ƒ Hình thành và phát triển các cơ chế, chính sách thích hợp chia sẻ nguồn lợi chung ƒ Xác định rõ quyền sở hữu sử dụng các nguồn tài nguyên ƒ Hoàn thiện các chính sách tài chính, khuyến khích sử dụng bền vững TNTN Môn Môi trường trong XD - 20 -
  21. Tài liệu tham khảo ƒ Điều hoà quyền lợi giữa các cộng đồng b) Tai biÕn m«i tr-êng: "Tai biến môi trường là quá trình gây mất ổn định trong hệ thống môi trường". Đó là một quá trình gây hại vận hành trong hệ thống môi trường gồm 3 giai đoạn: ƒ Giai đoạn nguy cơ (hay hiểm hoạ): Các yếu tố gây hại tồn tại trong hệ thống, nhưng chưa phát triển gây mất ổn định. ƒ Giai đoạn phát triển: Các yếu tố tai biến tập trung lại, gia tăng, tạo trạng thái mất ổn định nhưng chưa vượt qua ngưỡng an toàn của hệ thống môi trường. ƒ Giai đoạn sự cố môi trường: Quá trình vượt qua ngưỡng an toàn, gây thiệt hại cho con người về sức khoẻ, tính mạng, tài sản, Những sự cố gây thiệt hại lớn được gọi là tai hoạ, lớn hơn nữa được gọi là thảm hoạ môi trường. c) Suy thoái môi trường: “ Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng các thành phần môi trường gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên” Một số biểu hiện của suy thoái môi trường: ƒ Mất cân bằng nơi cư trú → làm phá vỡ các HST ƒ Cạn kiệt tài nguyên ƒ Xả thải quá mức Suy thoái môi trường thường là quá trình chậm, khó định lượng chính xác, khó đảo ngược, vì đòi hỏi phải được can thiệp bằng chiến lược, bằng các chương trình phát triển bền vững. d) Sự cố môi trường: “ Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của thiên nhiên nhưng thường do sự phối hợp cả hai kiểu nguồn gốc”. Một số sự cố môi trường: ƒ Bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, núi lửa phun, mưa axít, mưa đá, biến động khí hậu; ƒ Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tếm khoa học, kỹ thuật, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng; ƒ Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, tràn dầu, đắm tàu; ƒ Sự cố trong các lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ. Quá trình tai biến là những quá trình gây thiệt hại vận hành trong hệ thống môi trường, đó là một đặc tính vốn có, phản ánh tính nhiễu loạn, tính bất ổn của bất kỳ hệ thống môi trường nào. Sự cố môi trường có thể gồm loại cấp diễn (xảy ra nhanh, mạnh và đột ngột, ví dụ như động đất, cháy rừng, ) và loại thường diễn (xảy ra chậm, từ từ, ví dụ nhiễm mặn, sa mạc hoá, ). d) Khủng hoảng môi trường: Hiện nay thế giới đang đứng trước 5 cuộc khủng hoảng lớn là: dân số, lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Cả 5 cuộc khủng hoảng này đều liên quan chặt chẽ đến môi trường, làm cho chất lượng cuộc sống của con người có nguy cơ suy giảm. Do đó, xuất hiện một khái niệm mới là khủng hoảng môi trường. “ Khủng hoảng môi trường là các suy thoái về chất lượng môi trường sống trên quy mô toàn cầu, đe doạ cuộc sống của loài người trên trái đất”. Một số biểu hiện của khủng hoảng môi trường: ƒ Ô nhiễm không khí vượt tiêu chuẩn cho phép tại các đô thị, khu công nghiệp; ƒ Hiệu ứng nhà kính đang gia tăng làm biến đổi khí hậu toàn cầu; ƒ Thủng tầng ôzôn; ƒ Sa mạc hoá đất đai do nhiều nguyên nhân: bạc màu, mặn hoá, khô hạn; ƒ Rừng bị suy giảm về số lượng và suy thoái về chất lượng; ƒ Chất thải đang ra tăng về số lượng và mức độ độc hại. 1.4. Quan hệ giữa môi trường và phát triển: 1.4.1. Tài nguyên thiên nhiên(TNTN): a) Khái niệm: Môn Môi trường trong XD - 21 -
  22. Tài liệu tham khảo Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người. Như vậy thuật ngữ tài nguyên dùng để chỉ bất kỳ thứ gì dùng để cung cấp các biện pháp nhằm thoả mãn các yêu cầu và mong muốn của con người. Tài nguyên có thể được chuyển nhượng, mua bán và kế thừa. Nó có thể là tài sản chung của tập thể, hợp tác hoặc của cá nhân. Tất cả tài nguyên của sinh quyển được tái sử dụng qua thời gian, không cái gì bị mất đi. Chu trình này có thể kéo dài hàng triệu năm nhu chu trình cácbon ở dầu khoáng, vài tháng hoặc vài năm như nước trong chu trình nước hay có thể chỉ vài giờ như chu trình quang hợp. Tài nguyên là đối tượng sản xuất của con người. Xã hội loài người càng phát triển, số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyên được con người khai thác ngày càng tăng. b)Phân loại tài nguyên: Thông thường người ta thường kể đến một số TNTN sau: tài nguyên năng lượng, khoáng sản, sinh vật, đất đai, nước, biển và thuỷ sản, khí hậu, Hiện nay tồn tại nhiều phương pháp phân loại TNTN khác nhau theo trữ lượng, chất lượng, công dụng, khả năng tái tạo và liên quan đến bề mặt đất. Trong từng trường hợp cụ thể người ta có thể sử dụng một hoặc tổ hợp nhiều phương pháp phân loại TNTN. Sự phân loại TNTN chỉ mang tính chất tương đối vì tính đa dạng và đa dụng của TNTN. Mô tả sự phân loại theo sơ đồ sau: Theo mèi quan hÖ víi con ng−êi Theo ph−¬ng thøc vµ ph¶ n¨ng taÝ t¹o Theo b¶n chÊt TN ™ Theo quan hệ với con người: Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên xã hội. • Tài nguyên con người (tài nguyên xã hội) là một dạng tài nguyên tái tạo đặc biệt, thể hiện bởi sức lao động chân tay và trí óc, khả năng tổ chức và chế độ xã hội, tập quán, tín ngưỡng của các cộng đồng người. ™ Theo phương thức và khả năng tái tạo: Tài nguyên tái tạo, tài nguyên không tái tạo. • Tài nguyên tái tạo (nước ngọt, đất, sinh vật v.v ) là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý. Ví dụ: đất, nước, rừng, năng lượng và tài nguyên sinh vật. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái tạo có thể bị suy thoái không thể tái tạo được. Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị mặn hoá, bạc màu, xói mòn v.v • Tài nguyên không tái tạo: là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng. Ví dụ như tài nguyên khoáng sản của một mỏ có thể cạn kiệt sau khi khai thác. Tài nguyên gen di truyền có thể mất đi cùng với sự tiêu diệt của các loài sinh vật quý hiếm. Môn Môi trường trong XD - 22 -
  23. Tài liệu tham khảo ™ Theo bản chất tự nhiên: Tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng, tài nguyên khí hậu cảnh quan, di sản văn hoá kiến trúc, tri thức khoa học và thông tin. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đang làm thay đổi giá trị của nhiều loại tài nguyên. Nhiều tài nguyên cạn kiệt trở nên quý hiếm; nhiều loại tài nguyên giá trị cao trước đây nay trở thành phổ biến, giá rẻ do tìm được phương pháp chế biến hiệu quả hơn, hoặc được thay thế bằng loại khác. Vai trò và giá trị của tài nguyên thông tin, văn hoá lịch sử đang tăng lên. c)§Æc ®iÓm chung cña tµi nguyªn: Mỗi loại tài nguyên thiên nhiên có đặc điểm riêng, nhưng có 2 thuộc tính chung: • Tài nguyên thiên nhiên phân bố không đồng đều giữa các vùng trên Trái Đất và trên cùng một lãnh thổ có thể tồn tại nhiều loại tài nguyên, tạo ra sự ưu đãi về tài nguyên với từng vùng lãnh thổ, từng quốc gia. • Các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế cao được hình thành qua quá trình lâu dài của tự nhiên và lịch sử. Chính 2 thuộc tính này đã tạo nên tính quý hiếm của tài nguyên thiên nhiên và lợi thế phát triển của quốc gia giàu tài nguyên. 1.4.2. Quan hệ giữa khai thác tài nguyên và môi trường: Phát triển là từ viết tắt của từ phát triển kinh tế xã hội. Phát triển là qúa trình nâng cao điều kiện sống cả về vật chất và tinh thần của con người bao gồm các hoạt động sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá, Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi đối với môi trường. §Çu vµo: qóa tr×nh s¶n xuÊt §Çu ra: (®iÖn, nuíc, ) - Mong muèn - Kh«ng mong muèn m«i tr−êng Đối với hoạt động sản xuất phát triển kinh tế, môi trường được coi là một yếu tố sản xuất kể cả ở khía cạnh là nơi cung cấp đầu vào và cả khía cạnh là nơi tiếp nhận đầu ra của sản xuất. Do vậy, sẽ có vấn đề về sự khan hiếm (cạn kiệt tài nguyên) do tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận và khả năng tự làm sạch môi trường có hạn. Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, phế thải. Các thành phần trên luôn ở trong trạng thái tương tác với các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn trên. Khu vực giao nhau giữa hai hệ thống trên là môi trường nhân tạo. Tác động qua lại giữa môi trường và phát triển biểu hiện cho mối quan hệ hai chiều giữa hệ thống kinh tế xã hội và hệ thống môi trường. Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hay nhân tạo. Mặt khác môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của hoạt động phát triển hoặc gây ra thảm hoạ, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực. Trong xã hội ngày nay, chúng ta thường quan sát thấy hai biểu hiện khá rõ rệt về tác động môi trường ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau: Môn Môi trường trong XD - 23 -
  24. Tài liệu tham khảo +Ô nhiễm do dư thừa của các tầng lớp giàu, các nước giàu trong việc sử dụng thức ăn, năng lượng và tài nguyên: 20% dân số thế giới hiện sử dụng 80% của cải và năng lượng loài người; 80% dân số sử dụng 20% phần còn lại. +Ô nhiễm do nghèo đói của người nghèo khổ, các nước nghèo với con đường phát triển duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, nông nghiệp). Mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển trên dẫn đến sự xuất hiện các quan niệm hoặc các lý thuyết khác nhau về phát triển: Lý thuyết đình chỉ phát triển là làm cho sự tăng trưởng kinh tế bằng (0) hoặc mang giá trị (-) để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của trái đất. Một số nhà khoa học khác lại đề xuất lấy bảo vệ để ngăn chặn sự nghiên cứu, khai thác tài nguyên thiên nhiên. Năm 1992 các nhà môi trường đã đưa ra quan niệm phát triển bền vững, đó là phát triển trong mức độ duy trì chất lượng môi trường, giữ cân bằng giữa môi trường và phát triển. 1.4.3. Quan hệ giữa dân số và môi trường: Có thể mô tả sự gia tăng tác động của loài người tới môi trường bằng công thức: I = P . C . E Trong đó: I - Gia tăng tác động tổng cộng của loài người lên môi trường; P - Gia tăng dân số tuyệt đối; C - Gia tăng mức độ tiêu thụ tài nguyên trên đầu người; E - Gia tăng kết quả tác động của một đơn vị tài nguyên được con người khai thác đến môi trường. Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện ở các khía cạnh: Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phuc vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp v.v Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hoá và các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hoá. Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công nghiệp và các nước kém phát triển dẫn đến sự di dân ở mọi hình thức. Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Ô nhiễm môi trường không khí, nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn. Sù gia t¨ng d©n sè nhanh chãng g©y nªn søc Ðp lín ®èi víi m«i tr-êng, do ®ã hiÖn nay trªn thÕ giíi ®· xuÊt hiÖn kh¸i niÖm míi “TÞ n¹n m«i tr-êng”. Tị nạn môi trường là việc con người buộc phải rời khỏi nơi cư trú truyền thống của mình tạm thời hay vĩnh viễn do những nguyên nhân môi trường gây nguy hiểm cho cuộc sống của họ. Hiện nay, trên thế giới cứ 225 người thì có một người phải tị nạn môi trường. Nguyên nhân của tị nạn môi trường là sự tổ hợp của một số yếu tố sau: 9 Không có đất canh tác, mất đất cư trú. 9 Mất rừng, hoang mạc hoá. 9 Xói mòn đất. 9 Mặn hoá hoặc úng ngập. 1.4.4. Quan hÖ gi÷a nghÌo ®ãi vµ m«i tr-êng: §èi víi c¸c quèc gia ®ang ph¸t triÓn, con ®-êng nghÌo ®ãi cã thÓ minh ho¹ trong mét vßng khÐp kÝn Ph¸ rõng Môn Môi trường trong XD - 24 - NghÌo ®ãi Thiªn tai ,bÖnh tËt
  25. Tài liệu tham khảo H×nh : Con ®-êng nghÌo ®ãi ë c¸c n-íc ®ang ph¸t triÓn Nghèo đói và môi trường có quan hệ như thế nào? • Nghèo đói làm cho các cộng đồng nghèo phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên mỏng manh của địa phương trở nên dễ bị tổn thương do các biến động của tự nhiên và xã hội. • Nghèo đói dẫn đến thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, cho cơ sở hạ tầng và văn hoá giáo dục và cho các dự án cải tạo môi trường. • Nghèo đói làm gia tăng tốc độ khai thác tài nguyên theo hướng quá mức hay huỷ diệt. • Nghèo đói là mảnh đất lý tưởng cho mô hình phát triển chỉ thị tập trung vào tăng trưởng kinh tế và xây dựng một xã hội tiêu thụ. • Nghèo đói góp phần bùng nổ dân số. 1.5. Các thách thức môi trường hiện nay trên thế giới: 1.5.1.Mưa Lắng đọng axít: (acid deposition) Lắng đọng axít là quá trình tự làm sạch của khí quyển diễn ra theo 2 quá trình phổ biến: ngưng tụ và mưa. Qua đó các chất ô nhiễm có thể hoà tan trong nước hoặc bụi có thể được đưa trở lại mặt đất. Khi khí quyển chứa các khí ô nhiễm mang tính axít như SO2, NO2, các khí này hoà tan với hơi nước trong không khí để tạo thành các hạt axít H2SO4, HNO3 và rơi xuống mặt đất theo các con đường khác nhau. Đó là quá trình lắng đọng axít. Thuật ngữ “Lắng đọng axit” bao gồm cả hai hình thức: lắng đọng khô (dry deposition) và lắng đọng ướt (wet deposition). + Lắng đọng khô (dry deposition) bao gồm các khí; hạt bụi và các sol khí có tính axit. Trong khí quyển các tạp chất tồn tại dưới dạng các sol khí, đay là những hạt bụi dạng rắn, lỏng hoặc khí có kích thước hạt đủ nhỏ để có thể lan truyền với khoảng cách rất xa. + Lắng đọng ướt (wet deposition) thể hiện nở nhiều dạng như mưa, tuyết, sương mù, hơi nước có tính axit Đối với khí quyển sạch: nứơc mưa có độ pH ≥ 5,6 do quá trình hoà tan của CO2 vào trong + - nước mưa. CO2 + H2O → H2CO3 → H + HCO3 Trong bầu khí quyển bị ô nhiễm có chứa các khí ô nhiễm mang tính axít như SO2, NO2, HCl, các khí này dễ dàng kết hợp với hơi nước tạo thành các hạt axít H2SO4, HNO3, theo nước mưa rơi xuống. C¸c ph¶n øng t¹o h¹t a axÝt SO2 + O2 → SO3 SO3 + H2O → H2SO4 NO2 + H2O → HNO3 Khi nước mưa có pH <5,6 gọi là hiện tượng mưa axít. Hình Hiện tượng mưa axÝt Mưa axit có thể xuất hiện ở rất xa nguồn thải ra khí có tính axit, vì quá trình kết hợp của các khí này với hơi nước hình thành hạt axit trong không khí khá dài, có thể tới vài ngày, trong thời gian đó, dưới tác dụng của gió đẩy chúng đi xa khỏi nơi phát thải. Trong các khí gây mưa axit, các hợp chất của lưu huỳnh chiếm tới 80%, NOX chiếm 12%. Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Nguyên nhân là vì con người đốt nhiều than đá, dầu mỏ. Trong than đá và dầu mỏ thường chứa một lượng lưu huỳnh, còn trong không khí lại rất nhiều khí nitơ. Trong quá trình đốt có thể sinh ra các khí Sunfua đioxit (SO2), Nitơ đioxit (NO2). Các khí này hoà tan với hơi nước trong không khí tạo thành các hạt axit sunfuaric Môn Môi trường trong XD - 25 -
  26. Tài liệu tham khảo (H2SO4), axit nitơric (HNO3). Khi trời mưa, các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Do có độ chua khá lớn, nước mưa có thể hoà tan được một số bụi kim loại và ôxit kim loại có trong không khí như ôxit chì, làm cho nước mưa trở nên độc hơn đối với cây cối, vật nuôi và con người. Kết quả quan trắc mưa axít năm 2002 cho thấy tất cả 9/9 điểm quan trắc đều xuất hiện các trận mưa axít: Lào Cai, Hà Nội, Quảng Ngãi, Nha Trang, Biên Hoà, TPHCM, Bình Dương, Vũng Tàu và Mỹ Tho. Nguồn phát thải khí gây mưa axit: - Đốt nhiên liệu hoá thạch; - Hoạt động giao thông vận tải; - Khí thải của một số ngành công nghiệp: sản xuất dầu mỏ, luyện gang, - Hoạt động của núi lửa (HCl, Cl2). ảnh hưởng của mưa axít: Do có độ chua khá lớn, nước mưa có thể hoà tan được một số kim loại và ôxít kim loại có trong không khí như ôxít chì, làm cho nước mưa trở nên độc hơn đối với cây cối, vật nuôi và con người. ƒ Mưa axít ảnh hưởng xấu tới thuỷ vực (ao hồ): Các dòng chảy do nước mưa đổ vào hồ, ao sẽ làm độ pH của hồ, ao giảm đi nhanh chóng, các sinh vật trong hồ, ao suy yếu hoặc chết hoàn toàn. Các hồ ao có thể trở thành các thuỷ vực chết. ƒ Mưa axít làm tăng độ chua của đất:→ tăng khả năng hoà tan của KLN trong đất → ảnh hưởng tới hệ sinh thái dưới đất: Ca, Mg→ ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng (Là cây gặp mưa axít sẽ bị “cháy” lấm chấm, mầm sẽ chết khô, lmà cho khả năng quang hợp của cây giảm, giảm năng suất cây trồng) ƒ Mưa axít ảnh hưởng trực tiếp tới cây trồng: làm giảm tác dụng của lá cây và khả năng đề kháng sâu bệnh của cây trồng; ƒ Mưa axít phá huỷ vật liệu xây dựng bằng kim loại như sắt, đồng, kẽm → làm giảm tuổi thọ công trình xây dựng. M ột s ố biện pháp - Xử lý các khí trước khi đưa ra MT. - Trồng cây xanh; - Sử dụng vật liệu không ăn mòn 1.5.2.Hiệu ứng nhà kính: a) Khái niệm: Nhiệt độ Trái Đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời đến bề mặt Trái Đất và năng lượng bức xạ của Trái Đất vào khoảng không gian giữa các hành tinh. ƒ Năng lượng mặt trời: chủ yếu là năng lượng của các tia sóng ngắn, dễ xuyên qua các cửa sổ khí quyển ƒ Bức xạ từ bề mặt Trái Đất: là sóng dài có năng lượng thấp, dễ bị khí quyển giữ lại. Các tác nhân gây sự hấp thụ bức xạ sóng dài của khí quyển là: CO2, bụi, hơi nước, khí CH4, CFC, N2O. Hiện tượng khí quyển hấp thụ các phản xạ sóng dài từ Trái Đất có cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây xanh. Do vậy, gọi đó là “hiệu ứng nhà kính” Nếu Trái Đất không có lớp khí quyển bao quanh (không có các tác nhân hấp thụ bức xạ sóng dài) thì sự cân bằng nhiệt đó sẽ tạo cho Trái Đất nhiệt độ trung bình là: - 180C. Hình Hiệu ứng nhà kính Khi có lớp khí quyển bao quanh hấp thụ các bức xạ sóng dài làm nhiệt độ trung bình của Trái Đất là 150C ⇒ gọi là hiện tượng: hiệu ứng nhà kính tự nhiên. Đối với Trái Đất, hiện tượng này có ý nghĩa quan trọng là duy trì nhiệt độ thích hợp cho sự sống và cân bằng sinh thái . Môn Môi trường trong XD - 26 -
  27. Tài liệu tham khảo Tuy nhiên, nồng độ của các khí nhà kính tăng do các hoạt động tự nhiên và nhân tạo thì sự cân bằng nhiệt lượng giữa năng lượng từ mặt trời (năng lượng này không thay đổi) và năng lượng phản xạ từ Trái Đất (có xu hướng tăng) sẽ làm tăng nhiệt độ Trái Đất trên quy mô toàn cầu và kéo theo hàng loạt các thay đổi khác. Các ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính rất phức tạp và tác động tương hỗ lẫn nhau gây thay đổi đối với môi trường sinh thái. Hiện tượng toàn cầu ấm lên là hậu quả trực tiếp của việc tăng nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển. Mực nước biển dâng cao chủ yếu do băng trên các đỉnh núi cao và ở hai cực Trái Đất tan chảy. Dự báo, nếu hàm lượng khí nhà kính vẫn tiếp tục tăng với tốc độ như hiện nay thì trong vòng 100 năm tới nhiệt độ Trái Đất tăng từ 20 – 50C. Mức độ gây hiệu ứng nhà kính được sắp xếp theo thứ tự sau: CO2 CFC CH4 O3 NO2 50% 20% 16% 8% 6% b) Tác động tiêu cực của hiệu ứng nhà kính: - Nhiệt độ tăng cao làm tan băng ở hai địa cực dẫn tới mực nước biển dâng cao sẽ làm nhiều vùng sản xuất lương thực, các khu dân cư, các vùng đồng bằng, đảo lớn bị nhấn chìm dưới nước; Nhiệt độ tăng cao do: + Một số loại khí hiếm có khả năng làm tăng nhiệt độ của Trái Đất. Trong số 16 loại khí hiếm thì NH4 có khả năng lớn nhất, sau đó là N2O, CF3Cl, CF3Br, CF2Cl2 và cuối cùng là SO2. +Do hoạt động của con người: việc sử dụng năng lượng có tác động lớn nhất, sau đó là hoạt động công nghiệp. - Nhiều hệ sinh thái bị mất cân bằng, làm cho tài nguyên mất đi khả năng tự điều chỉnh vốn có của nó; - Khí hậu Trái Đất sẽ biến đổi sâu sắc, toàn bộ điều kiện sinh sống của các quốc gia sẽ bị xáo động: hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng; - Nhiều loại bệnh tật mới xuất hiện. Tác động đến sức khoẻ con người: Nhiều loại bệnh tật đối với con người sẽ xuất hiện khi thời tiết thay đổi, ví dụ bệnh dịch tả, bệnh cúm, bệnh viêm cuống phổi, nhức đầu, Ngoài nhiệt độ, các khí nhà kính còn gây ảnh hưởng lớn tới độ ẩm tương đối của không khí làm phát sinh nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh phổi và bệnh ngoài da. - VÝ dô mét sè t¸c ®éng hiÖu øng nhµ kÝnh + Tác động đến rừng: Sự nóng lên của Trái Đất dẫn đến những thay đổi lớn ở các loài thực, động vật. Sự thay đổi điều kiện sinh trưởng tự nhiên có thể đòi hỏi những kế hoạch quản lý rừng, đặc biệt trong dinh dưỡng và các công nghệ lâm sinh khác. + Tác động đến cây trồng: Hiệu ứng nhà kính gây tác động khác nhau đối với các loại cây trồng. Lúa mì và ngô có thể bị các stress ẩm độ do tăng quá trình bốc hơi nước và thoát hơi nước. Do nhiệt độ tăng, có thể sẽ tăng sự phá hoại của sâu bọ ăn hại mùa màng. Người ta cũng thấy rằng, lượng CO2 tăng gấp đôi sẽ gây nên hàng loạt thay đổi: chế độ nhiệt, điều kiện ẩm độ, sự phá hoại của sâu bọ. Những thay đổi này gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cây trồng. Ví dụ: nhiệt độ cao sẽ tăng quá trình cố định nitơ bởi vi sinh vật, nhưng do bay hơi mạnh, độ ẩm của đất giảm sẽ kìm hãm quá trình phân giải hữu cơ và do đó con người phải sử dụng nhiều phân bón vô cơ. + Tác động đến chế độ nước : Hiệu ứng nhà kính làm thay đổi chế độ nhiệt vì vậy chế độ thủy văn cũng thay đổi. Mùa hè khô nóng sẽ kéo dài và quá trình rửa trôi ở miền khí hậu ôn hòa sẽ tăng lên. Đặc biệt là cường độ bốc hơi và thoát hơi nước tăng làm cho cây trồng bị thiếu nước. c) Biện pháp - Giảm khí nhà kính: trồng cây xanh, xử lý các khí trước khi đ ưa ra MT. 1.5.3. Suy tho¸i tÇng «z«n: a) Kh¸I niÖm: Môn Môi trường trong XD - 27 -
  28. Tài liệu tham khảo ¤z«n (O3 ) tËp trung nhiÒu nhÊt ë tÇng b×nh l-u ë ®é cao H= 25 km so víi bÒ mÆt Tr¸i §Êt víi nång ®é 5 – 10 ppm nªn th-êng gäi lµ tÇng ozon. Tầng này là tấm màn che bảo vệ sinh vật khỏi bị gây hại bởi tia cực tím (UV, được biết có thể gây ung thư và đột biến). Khi tia cực tím chạm các phân tử ôzôn, nó sẽ cắt các phân tử này, để tạo ra O và O2. Các chất này mau chóng kết hợp trở lại, tái tạo ôzôn và sinh nhiệt. Như vậy tầng ôzôn là tầng có thể tái tạo, biến tia cực tím có hại thành nhiệt (vô hại) UV + O3 > O + O2 > O3 + nhiệt Quá trình hình thành và phân huỷ O3 luôn diễn ra song song nên chu kỳ tồn tại của O3 trong khí quyển rất ngắn. Tầng ôzôn được xem là “cái ô” bảo vệ loài người và thế giới động vật khỏi tia tử ngoại vì nó có khả năng hấp thụ trên 90% tia tử ngoại từ bức xạ mặt trời. O3 có khả năng hấp thụ sóng ngắn từ 240 – 320 nm. Mặc dù cường độ bức xạ phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng người ta ước tính rằng nếu O3 trong tầng bình lưu giảm 15 % thì làm tăng 2% lượng tia tử ngoại chiếu xuống bề mặt Trái Đất. Tia tử ngoại có khả năng huỷ hoại mắt (gây đục thuỷ tinh thế); tăng bệnh ung thư da; xúc tác mạnh cho các phản ứng quang hoá ở tầng khí quyển thấp, tăng sương mù và mưa axít; thực vật mất dần khả năng tự miễn dịch, các vi sinh vật dưới biển bị tổn thương và chết dần. Ngoài ra, suy giảm tầng ozon còn làm cho tác động tiêu cực của hiệu ứng nhà kính và mưa axít trở nên trầm trọng hơn. Năm 1985, phát hiện lỗ thủng tầng ôzôn ở Nam Cực với diện tích bằng diện tích toàn nước Mỹ , ra đời “Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn”. Cho tới 6/9/2000 lỗ thủng này đã có diện tích bằng 3 lần diện tích nước Mỹ. Năm 1987, phát hiện tầng ôzôn ở Bắc Cực có hiện tượng mỏng dần. Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ozon. ¾ Tổng quát chu kỳ ôzôn ( Sù h×nh thµnh vµ ph©n hñy ¤z«n) ƒ Tạo thành ôzôn: Ôzôn trong bầu khí quyển được tạo thành khi các tia cực tím chạm phải các phân tử ôxy (O2), chứa hai nguyên tử ôxy, tạo thành hai nguyên tử ôxy đơn, được gọi là ôxy nguyên tử. Ôxy nguyên tử kết hợp cùng với một phân tử ôxy tạo thành ôzôn (O3). Phân tử ôzôn có hoạt tính cao, khi bị tia cực tím chạm phải, lại tách ra thành phân tử ôxy và một ôxy nguyên tử, một quá trình liên tục gọi là chu kỳ ôxy-ôzôn. Trước khi bắt đầu xu hướng suy giảm ôzôn, lượng ôzôn trong tầng bình lưu được giử ổn định nhờ vào cân bằng giữa tạo thành và phân hủy các phân tử ôzôn nhờ vào tia cực tím. ƒ Phân hủy ôzôn: Ôzôn có thể bị phá hủy bởi các nguyên tử clo, flo hay brôm trong bầu khí quyển. Các nguyên tố này có trong một số hợp chất bền nhất định, đặc biệt là chlorofluorocacbon (CFC), đi vào tầng bình lưu và được giải phóng bởi các tia cực tím. UV o o C- F2 - Cl2 > C - F2 - Cl + Cl (gốc chloro tự do) Quan trọng nhất là các nguyên tử clo được tạo thành như thế sẽ trở thành chất xúc tác hủy diệt các phân tử ôzôn trong một chu kỳ khép kín. Trong chu kỳ này, một nguyên tử clo tác dụng với phân tử ôzôn, lấy đi một nguyên tử ôxy (tạo thành ClO) và để lại một phân tử ôxy bình thường. o Cl + O3 > Cl-O + O2 (gốc chloro tự do) (ôzôn) Tiếp theo, một ôxy nguyên tử tự do sẽ lấy đi ôxy từ ClO và kết quả cuối cùng là một phân tử ôxy và một nguyên tử clo, bắt đầu lại chu kỳ. Cl-O + O > Cl + O2 (Oxit chloro) (gốc oxygen tự do) (Gốc chloro tự do) (Oxygen phân tử) Oxyd chloro cũng có thể phản ứng với ôzôn: ClO + O3 > ClO2 + O2 Một nguyên tử clo đơn độc sẽ phân hủy ôzôn mãi mãi nếu như không có các phản ứng khác mang nguyên tử clo ra khỏi chu kỳ này bằng cách tạo nên các nguồn chứa khác như axít clohydric và clo nitrat (ClONO2). Phản ứng của nguyên tử clo trong các nguồn chứa này thông thường chậm nhưng được gia tăng khi có các đám mây tầng bình lưu ở địa cực, xuất hiện trong mùa Đông ở Nam Cực, dẫn đến chu kỳ tạo thành lỗ thủng ôzôn theo mùa. Môn Môi trường trong XD - 28 -
  29. Tài liệu tham khảo b) Nguyên nhân: - Do sử dụng chất freon trong dung môi mỹ phẩm, sơn, tẩy rửa, bình cứu hoả, như: CFC11, 4 6 CFC12, CFC13; (một nguyên tử Clo có khả năng phá hủy 10 – 10 phân tủ O3) - Do hoạt động của núi lửa: sinh ra Cl2, HCl; - Một số khí khác sinh ra do hoạt động của con người: CO, CH4, NOx - Các máy bay siêu âm khi bay ở độ cao lớn: thải ra nhiều NOx c) Biện pháp - Giảm CFC: Cấm sử dụng hay hạn chế sử dụng. 1.5.4.Biến đổi khí hậu: a) Khái niệm: "Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo". b) Nguyªn nh©n: Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Ví dụ: + Hoạt động nhân tạo: sử dụng năng lượng, hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, phá rừng + Hoạt động tự nhiên: tăng dòng nhiệt phát sinh trong lòng trái đất, thay đổi cường độ bức xạ mặt trời theo chu kỳ, sự chuyển động của trái đất qua những vùng khác nhau trong dải ngân hà) c) Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu trái đất gồm: • Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung. • Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất. • Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. • Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. • Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác. • Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển. Các quốc gia trên thế giới đã họp tại New York ngày 9/5/1992 và đã thông qua Công ước Khung về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc. Công ước này đặt ra mục tiêu ổn định các nồng độ khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp của con người đối với hệ thống khí hậu. Mức phải đạt nằm trong một khung thời gian đủ để các hệ sinh thái thích nghi một cách tự nhiên với sự thay đổi khí hậu, bảo đảm việc sản xuất lương thực không bị đe doạ và tạo khả năng cho sự phát triển kinh tế tiến triển một cách bền vững. Môn Môi trường trong XD - 29 -
  30. Tài liệu tham khảo Chương 2 Khái niệm về quản lý Môi trường 2.1. Khái niệm chung: 2.1.1. Khái niệm: Quản lý môi trường (QLMT) là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế - xã hội, kỹ thuật thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững KT - XH quốc gia. QLMT là một khoa học mới ở nước ta, nó liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học, kinh tế và xã hội khác nhau. Với các mục tiêu trên, QLMT hướng đến các mục tiêu: - Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh. - Phát triển bền vững kinh tế - xã hội Quốc gia. - Xây dựng các công cụ QLMT hiệu quả cho từng Quốc gia và từng khu vực, phù hợp với từng ngành, từng địa phương và công đồng dân cư. 2.1.2. Nhiệm vụ QLMT - Xây dựng, ban hành, phổ biến và giám sát thực thi các văn bản pháp luật, các quy định, tiêu chuẩn môi trường đối với tất cả các hoạt động KT - XH của tất cả các tổ chức, cơ sở sản xuất và các nhân trong xã hội. - QL sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, không khí, - Quản lý các nguồn thải gây ô nhiễm - Quản lý về chất lượng môi trường sống - Kiểm soát ONMT, sự cố môi trường - Thanh tra môi trường, xử lý các vi phạm môi trường, tranh chấp môi trường - Quan trắc, phân tích và theo dõi sự diễn biến môi trường - Nâng cao nhận thức môi trường cho cộng đồng, 2.1.3. Nội dung và nguyên tắc QLMT a) Nội dung QL nhà nước về môI môI trường Nội dung quản lý Nhà nước về môi trường được thể hiện tại chương XIII, điều 121 và 122 về trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với Chính phủ, các Bộ ban ngành và chính quyền các cấp của Luật Bảo vệ Môi trường 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. b) C¸c nguyªn t¾c QLMT: Tiêu chí chung của công tác quản lý môi trường là đảm bảo quyền được sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần gìn giữ môi trường chung của loài người trên trái đất. Các nguyên tắc chủ yếu của công quản lý môi trường bao gồm: * Đảm bảo tính hệ thống: Môi trường cần được hiểu như một hệ thống động, phức tạp, bao gồm nhiều phần tử hợp thành. Vì thế QLMT cần phải có tính hệ thống chặt chẽ dựa trên cơ sở thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin trong hệ thống môi trường nhằm đưa ra các quyết định quản lý phù hợp, đảm bảo mục tiêu, chiến lược phát triển đề ra. * Đảm bảo tính tổng hợp: Nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở tác động tổng hợp của các hoạt động phát triển (sản xuất, tiêu thụ, thương mại, dịch vụ, cộng đồng, xã hội ) lên hệ thống môi trường. * Đảm bảo tính liên tục và nhất quán: Môi trường là một hệ thống liên tục, tồn tại, hoạt động và phát triển thông qua chu trình trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin. Do đó các hoạt động của hệ thống môi trường không phân ranh giới theo thời gian và không gian, điều này qui định tính nhất quán và tính liên tục của tác động quản lý lên môi trường. * Đảm bảo tập trung dân chủ: Quản lý môi trường được thực hiện ở nhiều cấp khác nhau, vì thế cần đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ trong quản lý môi trường với sự bình đẳng cho mọi ngành, mọi cấp, mọi địa phương cũng như giáo dục và nâng cao nhận thức môi truờng cho cá nhân và cộng đồng. * Kết hợp quản lý theo ngành và vùng lãnh thổ: Các thành phần môi trường thường do một ngành nào đó quản lý, nhưng thành phần môi trường này lại được phân bố, khai thác và sử dụng trên một địa bàn cụ thể với sự quản lý của một cấp chính quyền địa phương tương ứng. Do đó, cần Môn Môi trường trong XD - 30 -
  31. Tài liệu tham khảo kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành và vùng lãnh thổ để tăng hiệu quả quản lý môi trường và khai thác tài nguyên thiên nhiên. * Kết hợp hài hoà các lợi ích: Kết hợp hài hoà các lợi ích giữa cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, ngành, Nhà nước và xã hội. Kết hợp hài hoà các lợi ích còn bao hàm kết hợp lợi ích quốc gia, lợi ích khu vực, lợi ích quốc tế nhằm mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội - môi trường trên toà Thế giới. * Kết hợp hài hoà, chặt chẽ giữa quản lý tài nguyên - môi trường với quản lý kinh tế - xã hội: Để đạt tới mục tiêu phát triển bền vững, cần phải kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa quản lý tài nguyên - môi trường với quản lý kinh tế - xã hội thông qua việc hoạch định chính sách, chiến lược đúng đắn ở mọi cấp quản lý của Nhà nước. 2.2. Các công cụ QLMT: Muốn quản lý môi trường hiệu quả thì phải sử dụng các phương cách quản lý có tính hợp lý và sắc bén. Trong thực tiễn, các nước phải sử dụng một hệ thống tổng thể các chính sách, biện pháp và các công cụ rất đa dạng để thực hiện việc quản lý và bảo vệ môi trường. Có 3 công cụ chính sách môi trường chính, đó là: công cụ pháp lý, công cụ kinh tế và công cụ truyền thông. 2.1.1. Công cụ pháp lý (Các công cụ chính sách và pháp luật) a) Đặc điểm: - Công cụ pháp lý sử dụng luật lệ, quy định, tiêu chuẩn, giấy phép môi trường, để kiểm soát ô nhiễm. Quan trắc theo dõi và cưỡng chế là hai yếu tố quan trọng đóng góp vào sự hiện hữu của công cụ này. - Trong lịch sử phát triển của các công cụ chính sách môi trường, công cụ pháp lý được sử dụng đầu tiên.Phương pháp này đã được sử dụng rất phổ biến, chiếm ưu thế ngay từ thời gian đầu thực hiện các chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường ở các nước phát triển và hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả ở tất cả các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển trên thế giới. Tuy nhiên sau đó nó bộc lộ những mặt yếu kém khi các vấn đề môi trường trở nên phức tạp và đa dạng. b) ưu điểm: ƒ Đáp ứng được mục tiêu của pháp luật và chính sách bảo vệ môi trường ƒ dự đoán được mức độ ô nhiễm và chất lượng môi trường ƒ dễ dàng giải quyết được những tranh chấp môi trường ƒ xác định rõ mục tiêu, trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ sở sản xuất, cá nhân, tập thể, c) Hạn chế ƒ Thiếu tính mềm dẻo và trong một số trường hợp quản lý thiếu hiệu quả, đặc biệt đối với những vấn đề môi trường phức tạp và đa dạng; ƒ Thiếu tính kích thích vật chất và đổi mới công nghệ; ƒ Đòi hỏi phải có bộ máy tổ chức quản lý môi trường cồng kềnh; ƒ Chi phí công tác quản lý tương đối lớn; ƒ Các quy định và tiêu chuẩn môi trường. d) Các công cụ chính sách và pháp luật chủ yếu: Các quy định và tiêu chuẩn môi trường là các công cụ chính được sử dụng trong quản lý môi trường theo phương cách pháp lý. ™ Luật quốc tế về môi trường: Là tổng thể các nguyên tắc, qui phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc ngăn chặn suy thoái, ô nhiễm và bảo vệ môi trường ngaòi phạm vi của quốc gia. Các cam kết của các quốc gia trong điều ước quốc tế, các văn kiện pháp lý của các tổ chức quốc tế và Hội nghị quốc tế về môi trường, theo một nghĩa nào đó chính là sự tự giới hạn hành động của các quốc gia. ™ Luật Môi trường quốc gia: là tổng hợp các qui phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình phát triển nhằm bảo vệ có hiệu quả môi trường sống của con người. Hệ thống luật bảo vệ môi trường quốcc gia bao gồm luật chung và luật sử dụng hợp lý các thành phần môi trường hoặc bảo vệ môi trường cụ thể ở một ngành, một địa phương. Môn Môi trường trong XD - 31 -
  32. Tài liệu tham khảo Ở nước ta, Luật bảo vệ môi trường 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 là văn bản quan trọng nhất về bảo vệ môi trường. Chính phủ cũng ban hành Nghị định 80/2006/NĐ-CP về việc quui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường 2005 và Nghị định số 81/2006/NĐ-CP về xử phát vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nhiều văn bản pháp luật khác cũng đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và các thành phần môi trường cụ thể như Luật khoáng sản, Luật Phát triển và bảo vệ rừng, Luật Dầu khí, Luật Hàng hải, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ tài nguyên nước, Pháp lệnh đê điều, Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ™ Qui định: là các văn bản dưới Luật nhằm cụ thể hoá hoặc hướng dẫn thực hiện các nội dung của Luật. Qui định có thể do Chính phủ, chính quyền địa phương, cơ quan hành pháp hay lập pháp ban hành. ™ Qui chế: là các qui định về chế độ, thể lệ tổ chức quản lý bảo vệ môi trường như qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền các cấp ™ Tiêu chuẩn môi trường: Tiêu chuẩn môi trường xác định mục tiêu môi trường và đặt ra số lượng hay nồng độ cho phép của các chất được thải vào môi trường hay được phép tồn tại trong các sản phẩm tiêu dùng. Mỗi loại tiêu chuẩn được dùng để làm quy chiếu cho việc đánh giá hoặc mục tiêu hành động và kiểm soát pháp lý. Việc xây dựng tiêu chuẩn dựa trên giả định trước rằng đã có cơ quan giám sát các hoạt động của những người gây ô nhiễm và có quyền ra lệnh phạt những người vi phạm. Một số loại tiêu chuẩn môi trường như: Các tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh (Ví dụ: TCVN5937-1995, TCVN 5938-1995); Tiêu chuẩn về nước thải (Ví dụ: TCVN5945-1995); Tiêu chuẩn khí thải (Ví dụ: TCVN5939-1995-giới hạn tối đa cho phép đối với khí thải CN); Tiêu chuẩn đối với chất thải rắn; Tiêu chuẩn tiếng ồn (Ví dụ: TCVN5948-1995, TCVN 5949-1995); Các tiêu chuẩn về sản phẩm; Các tiêu chuẩn về quy trình công nghệ ™ Các loại giấy phép về môi trường: Các loại giấy phép môi trường đều do các cấp chính quyền hoặc các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp theo sự phân định của pháp luật. Một số giấy phép về môi trường như: Giấy thẩm định môi trường; Giấy thoả thuận môi trường; Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường; Giấy phép xả thải; Giấy phép xuất nhập khẩu chất thải, Lợi thế chính của các loại giấy phép là chúng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi các chương trình môi trường bằng cách ghi vào văn bản tất cả các nhiệm vụ kiểm soát của cơ sở sản xuất. Lợi thế khác của việc cấp giấy là có thể rút hoặc tạm thời treo các giấy phép, tuỳ theo nhu cầu của nền kinh tế hay các lợi ích xã hội khác và thường xuyên yêu cầu phải trả lệ phí để trang trải chi phí cho chương trình kiểm soát ô nhiễm. ™ Chính sách bảo vệ môi trường: Giải quyết những vấn đề chung về quan điểm quản lý và mục tiêu bảo vệ môi trường trong một giai đoạn cụ thể. Chính sách bảo vệ môi trường phải được xây dựng đồng thời với chính sách phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kịên gắn kết các mục tiêu phát triển bền vững vào hoạt động phát triển và bảo vệ môi trường của từng ngành và từng địa phương cụ thể. ™ Chiến lược bảo vệ môi trường: là cụ thể hoá chính sách ở một mức độ nhất định. Chiến lược bảo vệ môi trường xem xét chi tiết hơn mối quan hệ giữa các mục tiêu do chính sách xác định và các nguồn lực để thực hiện chiến lược đó trên cơ sở lựa chọn các mục tiêu khả thi và xác định phương hướng, biện pháp thực hiện các mục tiêu đó. Các công cụ pháp lý là các công cụ quản lý trực tiếp (còn gọi là công cụ mệnh lênh và kiểm soát - CAC). Đây là loại công cụ được sử dụng phổ biến ở nhiều Quốc gia trên thế giới và là công cụ được nhiều nhà quản lý hành chính ủng hộ nhằm thực hiện mục tiêu QLMT một cách hiệu quả. ™ Các văn bản dưới luật khác: Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa Học Công Nghệ và Bộ Tài Nguyên Môi Trường cùng một số bộ khác đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quan trọng về BVMT mà những người có trách nhiệm phải quan tâm, tìm hiểu và nghiêm chỉnh thực hiện. 2.2.2. C¸c c«ng cô kinh tÕ: a) §Æc ®iÓm: Môn Môi trường trong XD - 32 -