Kĩ năng thuyết trình - Làm sao để tự tin khi thuyết trình trước đám đông

pdf 14 trang vanle 2250
Bạn đang xem tài liệu "Kĩ năng thuyết trình - Làm sao để tự tin khi thuyết trình trước đám đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfki_thuat_thuyet_trinh_lam_sao_de_tu_tin_khi_thuyet_trinh_tru.pdf

Nội dung text: Kĩ năng thuyết trình - Làm sao để tự tin khi thuyết trình trước đám đông

  1. Làm sao để tự tin khi thuyết trình trước đám đông?
  2. Làm sao để tự tin khi thuyết trình trước đám đông? Làm thế nào để có được tự tin luôn là một trong những chủ đề nóng trong những khóa học kỹ năng. Thật ra, điều này vô cùng dễ dàng để đạt được, và nó là gốc rễ được gắn trên bằng phần ngọn là những kỹ năng điều chỉnh giọng nói, diễn tả ngôn ngữ hình thể Với hầu hết các nhóm công việc hiện đại, thì bất cứ khi nào chúng ta mong muốn trình bày kế hoạch, ý kiến cá nhân trước đám đông, kỹ năng thuyết trình cũng là một kỹ năng mấu chốt cần có. Thuyết trình không còn là "trình bày, thuyết minh", mà đã trở thành một nghệ thuật được sử dụng trong việc thu phục nhân tâm, tạo động lực cho những người xung quanh. Tạo cảm xúc khi thuyết trình Hầu hết những người thuyết trình kém đều chú ý vào việc họ sẽ nói gì (nội dung cần trình bày) mà quên rằng điều quan trọng hơn là nói như thế nào. Theo đó, những nội dung nâng cao, hoặc nội dung ẩn của một bài trình bày không thể được chuyển tải hết qua khối lượng câu chữ ngắn ngủi của một bài thuyết trình trong thời lượng khoảng 30 - 45 phút. Mà khả năng truyền tải này sẽ được quyết định bởi cảm xúc từ trong giọng nói, và cách biểu hiện ngôn ngữ cơ thể của người thuyết trình. Như vậy, điều đầu tiên mà bạn nên làm trước khi chuẩn bị một bài nói trước
  3. đám đông, đó là đừng bao giờ cố gắng học thuộc lòng toàn bộ nội dung của bài nói đó. * Làm sao để có 1 bài thuyết trình hiệu quả và ấn tượng? Nhiều người tin rằng khi mình nắm vững các kỹ năng nói, thì họ sẽ thành công. Tuy nhiên, cảm xúc lại đóng vai trò quan trọng hơn, cũng có thể nói tạo cảm xúc chính là một kỹ năng quan trọng nhất trong thuyết trình. Đạt được điều này rất đơn giản. Cũng như khi bạn biểu hiện niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, bạn sẽ kết hợp với nét mặt và ngôn ngữ cơ thể tương ứng, làm sao cho người đối diện có thể thấu hiểu được những cảm xúc này khi nhìn những động tác trên. Ngoài ra, kỹ năng sử dụng giọng nói cũng là một điều mà bạn nên học. Ví dụ, khi vui thì tốc độ giọng sẽ nhanh hơn, tông giọng sẽ cao hơn. Biểu cảm trong giọng nói là một trong những bí quyết tác động mạnh mẽ đến sự cảm thụ nội dung cần truyền đạt cho người nghe.
  4. Làm sao để tự tin khi thuyết trình trước đám đông? Ngoài những bí quyết như trên, điều quan trọng nhất là khi bạn nói về bất cứ điều gì, thì bản thân bạn phải có cảm xúc, sự hưng phấn và niềm mong muốn chia sẻ tất cả những thông tin đó một cách minh bạch cho người nghe thì bạn mới lan tỏa được cảm xúc đó một cách tự nhiên ra bên ngoài. Đến đây, nhiều người sẽ thắc mắc rằng : những yếu tố trên có phải do năng khiếu thiên phú của một số người nào đó, nếu tôi sẵn là người thiếu tự tin, thì làm sao tôi làm được những điều này? Vâng, phần tiếp theo đây chúng ta sẽ giải đáp ngay : làm sao để có được sự tự tin? Rèn luyện sự tự tin trước đám đông Làm thế nào để có được tự tin luôn là một trong những chủ đề nóng trong những khóa học kỹ năng. Thật ra, điều này vô cùng dễ dàng để đạt được, và nó là gốc rễ
  5. được gắn trên bằng "phần ngọn" là những kỹ năng điều chỉnh giọng nói, diễn tả ngôn ngữ hình thể. Đầu tiên, bạn hãy hồi tưởng lại cách bạn tự tin nói chuyện, trình bày gần gũi với một người đồng nghiệp, hoặc một người bạn của bạn như thế nào. Lúc đó, bạn đã tin vào khả năng truyền đạt và thuyết phục ra sao? Khi bạn tự tin, bạn biết bạn là ai, và bạn hiểu người khác đánh giá bạn ra sao, bạn sẽ không sợ hãi đám đông. Khi bạn đặt niềm tin vào người nghe, bạn có thể thoải mái thể hiện ý tưởng của bản thân, đó là tự tin. Nói cách khác, nếu bạn luôn nghĩ mọi thứ về bản thân mình tích cực, và bạn tin rằng người khác cũng sẽ nhìn thấy được những điều tốt đẹp đó, thì bạn sẽ nâng cao được lòng tự tin. Có một vài bí quyết nho nhỏ để tăng cường sự tự tin như sau: Thường khi tiếp xúc với một người không tự tin, khi ta đặt câu hỏi : "vì sao bạn lại thiếu tự tin?", sẽ nhận được những câu trả lời như "tôi sợ tôi không đẹp, tôi sợ tôi nói không hay, tôi sợ cái áo hôm nay không hợp với mình ". Hãy chuyển đổi tâm lý này bằng vài phút đứng trước gương trước khi đến buổi thuyết trình. Như vậy bước thứ nhất, hãy là người chu đáo để tin vào sức mạnh của bản thân mình trước. Vững lòng tin vào ngoại hình cũng là một nhân tố xúc tác mạnh đến quá trình xuất hiện trước đám đông. Bước thứ hai, khi bước vào vị trí của người thuyết trình, bạn phải chắc chắn rằng tất cả những nội dung mình trình bày đã nằm trong đầu của bạn. Như đã đề cập ở
  6. trên, chúng ta không học thuộc lòng, mà là nắm vững một cách có hệ thống, theo đó, bất cứ câu hỏi nào đặt ra, bạn cũng có thể ứng phó tốt. Bạn có thể sử dụng mindmap (bản đồ tư duy) để làm hiệu quả hơn việc này. Từ đây, áp dụng những công cụ giọng nói và ngôn ngữ cơ thể, bạn sẽ có thể ngày một nâng cao khả năng trình bày tốt và truyền đạt được cảm xúc tự nhiên. Đặt ra giá trị tác động đến người nghe Có bao giờ bạn tự hỏi, vì sao có những người trở thành những diễn giả nổi tiếng, có thể thuyết trình về một vấn đề trước hàng ngàn người bằng tiếng Việt và các ngôn ngữ khác? Đó là bởi vì, mục tiêu của họ là mong muốn chia sẻ những giá trị nhất định đến cho người nghe trong bài nói của mình. Theo quy tắc diễn thuyết của Diễn giả Quách Tuấn Khanh - một trong những diễn giả hàng đầu Việt Nam, thì thuyết trình cũng là một phương tiện truyền thông, và nhiệm vụ của người thuyết trình là hướng đến lợi ích chung của đám đông, chứ không phải để thể hiện thương hiệu cá nhân. Nên mục tiêu của một bài thuyết trình luôn là để khiến cho người khác thay đổi tốt hơn, hoặc để giải quyết vấn đề đó theo hướng tích cực. => Nghệ thuật lắng nghe Như vậy, bạn nên có sự tìm hiểu rõ ràng người nghe bạn là ai, họ cần gì, và điều gì tác động làm cho họ thay đổi. Một người khi đón nhận thông điệp thuyết trình, thì họ đón nhận người thuyết trình trước khi họ đón nhận thông điệp, nói đơn giản
  7. là khi người nghe có sự tin cậy vào bạn thì họ sẽ tin cậy vào những gì bạn trình bày, ngược lại, họ sẽ dễ dàng thiếu đồng tình hoặc tự tạo ra mâu thuẫn với thông tin của bạn. Một mẹo nhỏ để có thể "xốc dậy" được sự chú ý của người nghe, khi họ chưa biết gì về bạn, thì bạn nên có bước đệm là giới thiệu về bản thân, thẩm quyền, và chuyên môn của bạn đối với vấn đề mà bạn sắp nói. Như thế, người nghe sẽ xác định được là họ có nên tin hoặc nên có thái độ như thế nào đối với những thông tin mà người thuyết trình sắp nói. Nếu bạn làm tốt những điều này, thì dần dần, không chỉ kỹ năng thuyết trình trước đám đông của bạn được nâng lên, mà bạn còn gây dựng được thương hiệu cá nhân trong mắt người khác.
  8. Những câu nói thường gặp khi thuyết trình bằng tiếng anh Những câu nói thường gặp khi thuyết trình bằng tiếng anh: Tìm hiểu cấu trúc chuẩn của một bài thuyết trình bằng tiếng anh cũng như những câu nói thường được sử dụng trong các phần giới thiệu chủ đề của bài thuyết trình Bảng sau đây đưa ra các ví dụ về các cấu trúc ngôn ngữ cho từng bước trong phần giới thiệu: Chức năng Cấu trúc ngôn ngữ 1. Chào khán giả Good morning, ladies and gentlemen (Xin chào quý vị) Good afternoon, everybody (Xin chào mọi người) 2. Giới thiệu chủ I am going to talk today about (Hôm nay tôi sẽ nói về) đề của bài thuyết The purpose of my presentation is (Mục đích bài thuyết trình trình của tôi là ) I'm going to take a look at (Tôi sẽ xem xét về ) I'm going to give you some facts and figures (Tôi sẽ đưa ra cho quý vị một vài sự kiện và con số )
  9. I'm going to concentrate on (Tôi sẽ tập trung vào ) - học tiếng anh giao tiếp I'm going to fill you in on the history of (Tôi sẽ cung cấp thông tin về lịch sử của ) I'm going to limit myself to the question of (Tôi sẽ tự giới hạn cho câu hỏi về ) 3. Phác thảo cấu My presentation is in three parts. (Bài thuyết trình của tôi có ba trúc của bài phần.) thuyết trình My presentation is divided into three main sections. (Bài thuyết trình của tôi được chia làm ba phần chính.) Firstly, secondly, thirdly, finally (Thứ nhất, thứ hai, thứ ba, cuối cùng ) To start with .Then .Next . Finally . (Để bắt đầu Sau đó Tiếp đến Cuối cùng ) 4. Đưa ra các chỉ Do feel free to interrupt me if you have any questions.(Đừng dẫn về các câu ngại cắt ngang lời tôi nếu quý vị có bất kì câu hỏi nào.) hỏi I'll try to answer all of your questions after the presentation. (Tôi
  10. sẽ cố giải đáp mọi câu hỏi của quý vị sau bài thuyết trình.) học tiếng anh I plan to keep some time for questions after the presentation. (Tôi sẽ dành một khoảng thời gian cho các câu hỏi sau bài thuyết trình.) There will be time for questions at the end of the presentation. (Sẽ có thời gian cho các câu hỏi vào cuối bài thuyết trình.) I'd be grateful if you could ask your questions after the presentation. (Tôi rất biết ơn nếu quý vị có thể đặt các câu hỏi của mình sau bài thuyết trình.) I _ INTRODUCING YOURSELF – TỰ GIỚI THIỆU Good morning, ladies and gentlemen. (Chào buổi sáng quí ông/bà) Good afternoon, everybody(Chào buổi chiều mọi người.) I’m , from [Class]/[Group]. (Tôi là , đến từ ) Let me introduce myself; my name is , member of group 1 (Để tôi tự giới thiệu, tên tôi là , là thành viên của nhóm 1.)
  11. II _ INTRODUCING THE TOPIC – GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ Today I am here to present to you about [topic] .(Tôi ở đây hôm nay để trình bày với các bạn về ) I would like to present to you [topic] .(Tôi muốn trình bày với các bạn về ) As you all know, today I am going to talk to you about [topic] .(Như các bạn đều biết, hôm nay tôi sẽ trao đổi với các bạn về ) I am delighted to be here today to tell you about (Tôi rất vui được có mặt ở đây hôm nay để kể cho các bạn về )
  12. III _ INTRODUCING THE STRUCTURE– GIỚI THIỆU CẤU TRÚC BÀI THUYẾT TRÌNH My presentation is divided into x parts.(Bài thuyết trình của tôi được chia ra thành x phần.) I'll start with / Firstly I will talk about / I'll begin with(Tôi sẽ bắt đầu với/ Đầu tiên tôi sẽ nói về/ Tôi sẽ mở đầu với) then I will look at (Sau đó tôi sẽ chuyển đến phần) Next, (tiếp theo ) and finally (cuối cùng) IV _ BEGINNING THE PRESENTATION – BẮT ĐẦU BÀI THUYẾT TRÌNH I'll start with some general information about (Tôi sẽ bắt đầu với một vài thông tin chung về ) I'd just like to give you some background information about (Tôi muốn cung cấp cho bạn vài thông tin sơ lượt về ) As you are all aware / As you all know (Như các bạn đều biết )
  13. V _ ORDERING – SẮP XẾP CÁC PHẦN Firstly secondly thirdly lastly (Đầu tiên thứ hai thứ ba cuối cùng ) First of all then next after that finally (Đầu tiên hết sau đó tiếp theo sau đó cuối cùng ) To start with later to finish up (Bắt đầu với sau đó và để kết thúc ) VI _ FINISHING ONE PART - KẾT THÚC MỘT PHẦN Well, I've told you about (Vâng, tôi vừa trình bày với các bạn về phần ) That's all I have to say about (Đó là tất cả những gì tôi phải nói về phần ) We've looked at (Chúng ta vừa xem qua phần ) VII _ STARTING ANOTHER PART – BẮT ĐẦU MỘT PHẦN KHÁC. Now we'll move on to (Giờ chúng ta sẽ tiếp tục đến với phần ) Let me turn now to (Để thôi chuyển tới phần ) Next (Tiếp theo ) Let's look now at (Chúng ta cùng nhìn vào phần )
  14. VIII _ ENDING – KẾT THÚC I'd like to conclude by (Tôi muốn kết luật lại bằng cách ) Now, just to summarize, let’s quickly look at the main points again. (Bây giờ, để tóm tắt lại, chúng ta cùng nhìn nhanh lại các ý chính một lần nữa.) That brings us to the end of my presentation. (Đó là phần kết thúc của bài thuyết trình của tôi.) IX _ THANKING YOUR AUDIENCE. – CẢM ƠN THÍNH GIẢ Thank you for listening / for your attention. (Cảm ơn bạn đã lắng nghe/ tập trung) Thank you all for listening, it was a pleasure being here today. (Cảm ơn tất cả các bạn vì đã lắng nghe, thật là một vinh hạnh được ở đây hôm nay.) Well that's it from me. Thanks very much. (Vâng, phần của tôi đến đây là hết. Cảm ơn rất nhiều.) Many thanks for your attention. (Cảm ơn rất nhiều vì sự tập trung của bạn.) May I thank you all for being such an attentive audience. (Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã rất tập trung.)