Khóa luận Nghiên cứu các công nghệ mã nguồn mở và xây dựng 2 module cho hệ thống dhis 2.0

pdf 21 trang vanle 2590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu các công nghệ mã nguồn mở và xây dựng 2 module cho hệ thống dhis 2.0", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_cac_cong_nghe_ma_nguon_mo_va_xay_dung_2.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu các công nghệ mã nguồn mở và xây dựng 2 module cho hệ thống dhis 2.0

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BỘ MÔN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM NGUYỄN QUỐC KHƯƠNG AN – 0112087 TRẦN THỊ THU SƯƠNG – 0112363 NGHIÊN CỨU CÁC CÔNG NGHỆ MÃ NGUỒN MỞ VÀ XÂY DỰNG 2 MODULE CHO HỆ THỐNG DHIS 2.0 KHÓA LUẬN CỬ NHÂN TIN HỌC GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN T.S TRẦN VIẾT HUÂN NIÊN KHÓA 2001 - 2005
  2. Nghiên cứu các công nghệ mã nguồn mở và xây dựng 2 module cho hệ thống DHIS 2.0 Lời cám ơn Chúng em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến các thầy cô khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã hết lòng dạy dỗ chúng em trong suốt 4 năm Đại học, cũng như đã tạo điều kiện cho chúng em thực hiện được luận văn này. Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Trần Viết Huân, anh Nguyễn Ngọc Thành (công ty TMA), Kristian Nordal, Lar Mangset (đại học Oslo Na Uy), Th.S Lê Vĩnh Chiến (Công ty HueCIT) đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và chỉ bảo cho chúng em trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Chúng con xin gửi lòng biết ơn và sự kính trọng đến cha mẹ, gia đình đã nuôi dưỡng, dạy bảo, giúp cho chúng con có được ngày hôm nay. Và xin chân thành cảm ơn các anh chị đi trước, các bạn bè khoa Công Nghệ Thông Tin đã luôn sát cánh, giúp đỡ, động viên chúng tôi trong những thời điểm khó khăn, tiếp thêm động lực và ý chí vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành đề tài này. Mặc dù đã rất cố gắng, song chắc chắn luận văn sẽ còn rất nhiều thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo thêm của quý thầy cô, các anh chị và các bạn. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn. TP Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2005 Sinh viên thực hiện Trần Thị Thu Sương - Nguyễn Quốc Khương An 2
  3. Nghiên cứu các công nghệ mã nguồn mở và xây dựng 2 module cho hệ thống DHIS 2.0 Mục lục Chương 1 Mở đầu 11 1.1 Lý do chọn đề tài 11 1.2 Mục tiêu đề tài 12 1.3 Phạm vi nghiên cứu 12 Chương 2 Tổng quan 13 2.1 Hệ thống HISP 13 2.1.1 Lịch sử phát triển cho hệ thống HISP 14 2.1.2 Lợi ích khi phát triển hệ thống HISP tại Việt Nam 15 2.1.3 Các ví dụ ứng dụng hệ thống thông tin y tế trong HISP 16 2.1.4 Những node chính của hệ thống HISP ở Việt Nam 17 2.1.5 Những đội làm việc cho HISP tại Việt Nam 19 2.1.6 Kết luận 19 2.2 Giới thiệu phần mềm DHIS trong HISP 19 2.2.1 Một số khái niệm trong phần mềm DHIS 20 2.2.2 DHIS với phiên bản 1.x 23 2.2.3 Kết luận 25 Chương 3 Nghiên cứu 26 3.1 Kiến trúc hệ thống DHIS 2.0 26 3.1.1 Các yêu cầu phi chức năng cho hệ thống DHIS 2.0 26 3.1.2 Phân tích phần mềm DHIS 2.0 26 3.1.3 DHIS 2.0 và những collaboratation module trong DHIS 28 3.1.4 DHIS 2.0 application framework 31 3.1.5 Hệ thống cơ sở dữ liệu cho DHIS 2.0 32 3.2 Một số công nghệ mã nguồn mở 32 3.2.1 Hibernate 33 3.2.2 Maven 49 3.2.3 JUnit 52 3.2.4 Webwork 56 3.2.5 JasperReport Mechanism 62 Chương 4 Thử nghiệm triển khai DHIS 1.3 67 3
  4. Nghiên cứu các công nghệ mã nguồn mở và xây dựng 2 module cho hệ thống DHIS 2.0 4.1 Mục tiêu 67 4.2 Nội dung thực hiện 67 4.3 Tổ chức triển khai DHIS 1.3 68 4.3.1 Phân công trách nhiệm 68 4.3.2 Tiến độ triển khai 68 4.3.3 Các công việc đã làm 69 4.3.4 Kết quả đạt được 71 4.4 Đánh giá nhận xét 71 4.4.1 Thuận lợi 71 4.4.2 Khó Khăn 71 4.5 Đúc kết kinh nghiệm 72 Chương 5 Report Module – Report Designer 73 5.1 Mục tiêu xây dựng Report Module 73 5.2 Mô hình kiến trúc Report Module 73 5.3 DHIS Core class diagram hỗ trợ cho Report Module 75 5.3.1 Giới thiệu 75 5.3.2 Mô hình kiến trúc tổng thể của DHIS Core trong hệ thống DHIS 2.0 76 5.3.3 Danh sách class diagram của sub module trong DHIS Core. 78 5.4 Report API 85 5.4.1 Mục tiêu xây dựng 85 5.4.2 Sơ đồ kiến trúc diagram Report API 85 5.5 Report Designer 87 5.5.1 Mục tiêu xây dựng 87 5.5.2 Yêu cầu cho Report Designer 87 5.5.3 Sơ đồ sử dụng 88 5.5.4 Các nghiệp vụ chính trong chương trình. 89 5.5.5 Tìm hiểu nghiên cứu IDE hỗ trợ xây dựng report. 89 5.5.6 Xây dựng mô hình usecase 93 5.5.7 Mô hình class diagram mức đối tượng và xử lý cho đối tượng 95 5.5.8 Phân tích dữ liệu đối tượng 99 5.5.9 Sơ đồ kiến trúc tổng thể của Report Designer 103 5.5.10 Giới thiệu màn hình với chức năng thể hiện 106 Chương 6 Ward Patient Module 114 4
  5. Nghiên cứu các công nghệ mã nguồn mở và xây dựng 2 module cho hệ thống DHIS 2.0 6.1 Phân tích 114 6.1.1 Yêu cầu 114 6.1.2 UseCase 115 6.2 Thiết kế 118 6.2.1 Kiến trúc tổng thể 118 6.2.2 Tầng Model 120 6.2.3 Tầng Controller 130 6.2.4 Tầng View 136 Chương 7 Tổng kết 143 7.1 Ưu điểm 144 7.1.1 Triển khai phần mềm DHIS 1.3 144 7.1.2 Report Designer 144 7.1.3 Ward Patient module 144 7.2 Khuyết điểm 145 7.2.1 Triển khai hệ thống DHIS 1.3 145 7.2.2 Report Designer Module 145 7.2.3 Ward Patient Module 145 7.3 Hướng phát triển tương lai 145 Tài liệu tham khảo 146 Phụ lục A Mô tả UseCase của Ward Patient Module 147 Phụ lục B Các tài liệu nghiên cứu 157 5
  6. Nghiên cứu các công nghệ mã nguồn mở và xây dựng 2 module cho hệ thống DHIS 2.0 Danh sách các hình vẽ Hình 2-1 Mạng lưới các quốc gia sử dụng hệ thống HISP 13 Hình 2-2 Cấu trúc đơn vị TPHCM 21 Hình 2-3 Kiến trúc DHIS 1.x 24 Hình 3-1 Mô hình kết hợp giữa các module trong hệ thống HISP 29 Hình 3-2 DHIS 2 Application framework 31 Hình 3-3 Kiến trúc cơ bản Hibernate 34 Hình 3-4 Kiến trúc Hibernate 36 Hình 3-5 Kiến trúc Hibernate configuration 37 Hình 3-6 Kiến trúc Hibernate session 40 Hình 3-7 Kiến trúc Hibernate Session cụ thể 41 Hình 3-8 Quan hệ một – nhiều 42 Hình 3-9 Mô hình ánh xạ của Hibernate 45 Hình 3-10 Kết nối Hibernate 47 Hình 3-11 Quy trình phát sinh báo cáo theo công nghệ JasperReports 64 Hình 5-1 Report Module framework 75 Hình 5-2 Kiến trúc DHIS Core. 77 Hình 5-3 dhis-routine-data class diagram 78 Hình 5-4 dhis-data-store class diagram 80 Hình 5-5 dhis-semipermanent-data class diagram 81 Hình 5-6 dhis-organization-store class diagram 82 Hình 5-7 dhis-support-hibernate class diagram. 84 Hình 5-8 dhis-support-test class diagram 85 Hình 5-9 dhis.reportapi class diagram 86 Hình 5-10 dhis.datasource class diagram 86 Hình 5-11 Sơ đồ sử dụng Report Designer 88 Hình 5-12 Giao diện chính cho iReport 0.4.1 IDE 92 Hình 5-13 Use Case diagram ở mức cao 94 Hình 5-14 dhis.ireport-plugin class diagram ở mức cao 95 6
  7. Nghiên cứu các công nghệ mã nguồn mở và xây dựng 2 module cho hệ thống DHIS 2.0 Hình 5-15 lược đồ các package tại source folder test.java 97 Hình 5-16 test.java.org ireportviewer class diagram 98 Hình 5-17 sơ đồ logic dữ liệu cho RDM 99 Hình 5-18 Sơ đồ kiến trúc tổng thể cho Report Designer 103 Hình 5-19 Màn hình chính thiết kế báo cáo 106 Hình 5-20 Màn hình giao diện plugin với tab DataElements 107 Hình 5-21 Màn hình giao diện plugin với Tab Design Reports 108 Hình 5-22 Màn hình giao diện plugin với tab DataElementGroups 109 Hình 5-23 Màn hình giao diện plugin với tab ProducedReports 110 Hình 5-24 Màn hình giao diện plugin với tab Language 111 Hình 5-25 Màn hình giao diện plugin với tab Help 112 Hình 5-26 Giao diện plugin sau khi ẩn chương trình xuống TaskBar 113 Hình 6-1 Usecase của Ward Patient Module 117 Hình 6-2 Sơ đồ kiến trúc tổng thể của Ward Patient Module 119 Hình 6-3 Ward Patient Framework 120 Hình 6-4 Sơ đồ package tầng model của Ward Patient Module 121 Hình 6-5 Sơ đồ lớp User 123 Hình 6-6 Sơ đồ lớp Visit 124 Hình 6-7 Sơ đồ lớp Form 126 Hình 6-8 Sơ đồ lớp Patient 128 Hình 6-9 Sơ đồ lớp DataElement 129 Hình 6-10 Sơ đồ package tầng Controller của Ward Patient Module 131 Hình 6-11 Màn hình trang chủ của Ward Patient Module 136 Hình 6-12 Màn hình thêm bệnh nhân 138 Hình 6-13 Màn hình thêm thông tin khám bệnh 139 Hình 6-14 Màn hình thống kê 140 Hình 6-15 Màn hình sổ - phần tử dữ liệu 141 7
  8. Nghiên cứu các công nghệ mã nguồn mở và xây dựng 2 module cho hệ thống DHIS 2.0 Danh sách các bảng Bảng 3-1 Các phương thức assertXXX() của lớp junit.framework.Assert 55 Bảng 4-1 Phân công trách nhiệm triển khai DHIS 1.3 68 Bảng 4-2 Tiến độ triển khai DHIS 1.3 69 Bảng 5-13 Bảng danh sách các nghiệp vụ chính trong chương trình RDM 89 Bảng 5-15 Chi tiết thuộc tính cho bảng PERIODTYPE 100 Bảng 5-16 Chi tiết thuộc tính bảng PERIOD 100 Bảng 5-17 Chi tiết thuộc tính DataElementGroup 100 Bảng 5-18 Chi tiết thuộc tính bảng DataElement 101 Bảng 5-19 Chi tiết thuộc tính bảng DataValue 101 Bảng 5-20 Chi tiết thuộc tính bảng Members 101 Bảng 5-21 Chi tiết thuộc tính bảng OrgUnit 101 Bảng 5-22 Chi tiết thuộc tính bảng OrgUnitGroup 102 Bảng 5-23 Chi tiết thuộc tính bảng Groupmembers 102 Bảng 5-24 Chi tiết các đối tượng xử lý cho Dhis 2 Report Designer Viewer 107 Bảng 5-25 Bảng danh sách đối tượng thể hiện trên tab DataElements 108 Bảng 5-26 Bảng danh sách đối tượng trên tab DesignReports 109 Bảng 5-27 Bảng danh sách đối tượng thể hiện trên tab DataElementGroups 110 Bảng 5-28 Bảng danh sách đối tượng thể hiện trên tab ProducedReports 111 Bảng 5-29 Bảng danh sách các đối tượng thể hiện trên tab Language 111 Bảng 5-30 Bảng danh sách các đối tượng trên tab Help 112 Bảng 6-1 Các phương thức xử lý User 123 Bảng 6-2 Các phương thức xử lý Visit 125 Bảng 6-3 Các phương thức xử lý Form 127 Bảng 6-4 Các phương thức xử lý Patient 129 Bảng 6-5 Các phương thức xử lý DataElement 130 Bảng 6-6 Danh sách các biến cố của màn hình trang chủ 137 Bảng 6-7 Danh sách các biến cố của màn hình thêm bệnh nhân 138 Bảng 6-8 Danh sách các biến cố của màn hình thêm thông tin khám bệnh 139 8
  9. Nghiên cứu các công nghệ mã nguồn mở và xây dựng 2 module cho hệ thống DHIS 2.0 Bảng 6-9 Danh sách các biến cố của màn hình thống kê 141 Bảng 6-10Danh sách các biến cố của màn hình sổ-phần tử dữ liệu 142 Bảng A-1 Mô tả usecase Add DataElement 147 Bảng A-2 Mô tả usecase Edit DataElement 148 Bảng A-3 Mô tả usecase Delete DataElement 148 Bảng A-4 Mô tả usecase Add Form 149 Bảng A-5 Mô tả usecase Edit Form 150 Bảng A-6 Mô tả usecase Delete Form 150 Bảng A-7 Mô tả usecase Browse List of Patient 151 Bảng A-8 Mô tả usecase Add Patient 151 Bảng A-9 Mô tả usecase Edit Patient 152 Bảng A-10 Mô tả usecase Delete Patient 152 Bảng A-11 Mô tả usecase Search Information 153 Bảng A-12 Mô tả usecase Map with Aggregated data 153 Bảng A-13 Mô tả usecase Add Account 154 Bảng A-14 Mô tả usecase Edit Account 155 Bảng A-15 Mô tả usecase Delete Account 155 Bảng A-16 Mô tả usecase Change Password 156 Bảng A-17 Mô tả usecase Login 156 9
  10. Nghiên cứu các công nghệ mã nguồn mở và xây dựng 2 module cho hệ thống DHIS 2.0 Danh sách các từ viết tắt CSDL : Cơ sở dữ liệu DHIS – District Health Information System : Hệ thống thông tin y tế khu vực HISP – Health Infomation System Programme RDM – Report Designer Module WPM – Ward Patient Module TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh 10
  11. Nghiên cứu các công nghệ mã nguồn mở và xây dựng 2 module cho hệ thống DHIS 2.0 Chương 1 Mở đầu 1.1 Lý do chọn đề tài Hiện nay xã hội đang ngày càng phát triển với một tốc độ rất nhanh, con người phải hoạt động và làm việc trong những môi trường chịu áp lực cao. Điều này dẫn đến sức khỏe của con người không được quan tâm đúng mức. Những căn bệnh thiên niên kỷ vẫn chưa được giải quyết, lại xuất hiện thêm những căn bệnh mới. Đói nghèo vẫn là vấn nạn của xã hội. Hàng triệu người Châu Phi hiện vẫn đang sống trong cơ cực. Xã hội sẽ phải đối mặt với những vấn đề trên như thế nào. Ở đây chúng tôi không tham vọng nói lên chính kiến mà chỉ mong đóng góp được một phần công sức của mình. Đó là lý do mà chúng tôi tham gia dự án về hệ thống thông tin sức khỏe y tế cộng đồng. Hệ thống này đã có mặt trên nhiều quốc gia và hiện đang được triển khai tại Việt Nam với mong muốn thu thập thông tin y tế nhằm thống kê những chỉ tiêu về sức khỏe. Qua đó đưa ra những giải pháp để giải quyết những vấn đề y tế cộng đồng. Hệ thống mang tên Health Information System Programme (HISP), thông qua phần mềm District Health Information Software (DHIS) nhằm thu thập, tính toán, phân tích những dữ liệu sức khỏe thường ngày trong cộng đồng và những dữ liệu khảo sát, thống kê tình hình bệnh nhân Từ đó hệ thống sẽ phân tích và đưa ra những chỉ số sức khỏe, cho phép mỗi quốc gia tính toán và đưa ra những biện pháp thiết thực hơn trong nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Với mục đích nhân đạo, DHIS là phần mềm hoàn toàn miễn phí được xây dựng dựa trên các công nghệ hoàn mã nguồn mở (miễn phí) như Hibernate, Webwork, Velocity Đây cũng chính là xu hướng của thế giới khi mà vấn đề bảo hộ bản quyền đang được áp dụng ở nhiều quốc gia. Sau quá trình tìm hiểu hệ thống, chúng tôi đã nghiên cứu một số công nghệ mã nguồn mở để ứng dụng vào đề tài này nhằm đóng góp một phần công sức vào việc phát triển hệ thống y tế cộng đồng tại Việt Nam. Chúng tôi cũng đã triển khai thử 11
  12. Nghiên cứu các công nghệ mã nguồn mở và xây dựng 2 module cho hệ thống DHIS 2.0 nghiệm tại một vài địa điểm y tế quận huyện trong thành phố Hồ Chí Minh và đạt được một số kết quả khả quan. 1.2 Mục tiêu đề tài Sau quá trình triển khai thành công phiên bản DHIS 1.3 tại thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiếp tục theo đuổi dự án phát triển hệ thống mới tại Việt Nam dựa trên nền công nghệ mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí. Nhiệm vụ của chúng tôi là tham gia phát triển 2 module Report Module và Ward Patient Module với 2 mục đích chính: một là phát sinh báo cáo thuần túy với đầy đủ dữ liệu và một là quản lý thông tin khám chữa bệnh ở các trạm y tế phường xã. Đề tài xây dựng với những yêu cầu được thu thập từ rất nhiều nước trên thế giới và đưa ra những yêu cầu khái quát chung nhất cho việc phát triển, tuy nhiên vẫn phải đáp ứng được những yêu cầu đặt ra tại Việt Nam. Các chức năng yêu cầu tổng quan cho từng module như sau: - Report Designer Module: Giúp người thiết kế phát sinh báo cáo dưới nhiều định dạng khác nhau và kết xuất được dữ liệu. - Ward Patient Module: Xây dựng ứng dụng trên môi trường web nhằm quản lý bệnh nhân đến khám bệnh tại trạm y tế. 1.3 Phạm vi nghiên cứu Trước hết chúng tôi cần nghiên cứu các công nghệ mã nguồn mở hỗ trợ cho việc phát triển dự án như: Hibernate, JasperReports, Velocity, WebWork, JSP, Swing trên môi trường Java để phát triển tích hợp vào hệ thống báo cáo và một số module khác của hệ thống. Sau đó, chúng tôi sẽ đảm trách việc phát triển 2 module với sự hỗ trợ của các công nghệ này. Sau khi hoàn tất, 2 module này sẽ được triển khai tại các trung tâm y tế quận huyện của TPHCM. 12
  13. Nghiên cứu các công nghệ mã nguồn mở và xây dựng 2 module cho hệ thống DHIS 2.0 Chương 2 Tổng quan 2.1 Hệ thống HISP HISP là hệ thống thông tin phục vụ cho việc quản lý và chăm sóc sức khỏe cộng đồng được xây dựng đầu tiên ở Nam Phi như một công cụ thu thập dữ liệu y tế. DHIS hiện nay được phát triển dưới sự bảo trợ của Đại học Oslo Na Uy và một đội ngũ các lập trình viên trên thế giới. Đến nay, DHIS đã được triển khai thành công ở một số nước châu Phi như: Nam Phi, Mozambique, Kenya cùng một số nước châu Á như: Ấn Độ, Thái Lan Hình 2-1 mô tả mạng lưới các quốc gia phát triển hệ thống HISP trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, DHIS được đại học Oslo triển khai thông qua công ty phần mềm TMA cùng hợp tác với một số đối tác như: ĐH Khoa học Tự nhiên, Sở khoa học Công nghệ và Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Huế, HueSoft, Hình 2-1 Mạng lưới các quốc gia sử dụng hệ thống HISP 13
  14. Nghiên cứu các công nghệ mã nguồn mở và xây dựng 2 module cho hệ thống DHIS 2.0 2.1.1 Lịch sử phát triển cho hệ thống HISP 2.1.1.1 Trên thế giới Sau khi nạn phân biệt chủng tộc tại Nam Phi được xóa bỏ, chính phủ Nam Phi đã phát triển nhiều chương trình để tái xây dựng và phát triển quốc gia. Phần lớn các chương trình đều nhằm mục đích giải quyết vấn đề chủng tộc trong khi các vấn đề về sức khỏe cộng đồng ít được quan tâm. Trước tình hình như thế, HISP ra đời với mục đích chính là quản lý và thống kê các chỉ số sức khỏe cộng đồng. Năm 1997, dự án HISP đầu tiên do trường đại học CapTown thực hiện với sự tài trợ từ tổ chức Hợp tác Phát triển Nauy tên NORAD (Norwegian Agency for Development Cooperation) trong 2 đến 3 năm. Nhóm phát triển hệ thống HISP được bắt nguồn từ những bộ phận nghiên cứu trong trường đại học, kết hợp với các nghiên cứu sinh đến từ Na Uy. Đội thực hiện công tác nghiên cứu hệ thống thông tin y tế HISP ở những quận đầu tiên của CapTown đã đạt được thành công trong 2 lãnh vực là : – Phát triển những tập hợp dữ liệu tất yếu và chuẩn cho dữ liệu. – Phát triển phần mềm “Hệ thống thông tin theo khu vực” (DHIS) để thực thi và sử dụng những tập hợp dữ liệu. Năm 1999, hệ thống đã được triển khai thử nghiệm thành công. Bộ y tế Nam Phi đã chọn DHIS là phần mềm chuẩn quốc gia và tiếp tục ứng dụng trong ngành y tế nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Phần mềm hoàn toàn miễn phí và là sản phẩm mã nguồn mở. Sau đó, những nghiên cứu sinh từ Na Uy đã tiếp tục phát triển thêm phần mềm này trên nhiều quốc gia. Năm 2000, HISP được xây dựng ở Mozambique, nước láng giềng của Nam Phi. Phần mềm được dịch sang tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và đã được xây dựng cho phù hợp với hoàn cảnh về thông tin y tế của Mozambique. Trường đại học Eduardo Mondlane University của Maputo và bộ y tế Mozambique là những thành viên kế tiếp trong mạng lưới phát triển hệ thống HISP. Hệ thống được tiếp tục mở rộng sau này với sự tham gia của một vài quốc gia là Ấn Độ, Ethiopia, Cu Ba, và bây giờ là Việt Nam. 14
  15. Nghiên cứu các công nghệ mã nguồn mở và xây dựng 2 module cho hệ thống DHIS 2.0 2.1.1.2 Ở Việt Nam Năm 2003, thủ tướng Việt Nam đã có chuyến thăm hữu nghị đến các nước thuộc Bắc Âu. Trong chuyến thăm Na Uy, thủ tướng đã ghé thăm đại học Oslo, Na Uy. Tại đây, trường đại học Oslo đã giới thiệu về hệ thống thông tin y tế. Chính phủ Việt Nam có nhã ý mời đại diện của trường đại học Oslo Na Uy hỗ trợ Việt nam xây dựng hệ thống quản lý thông tin y tế. Cuối năm 2004, trong một hội thảo về mã nguồn mở tại Hà Nội, đại diện của trường đại học Oslo là giáo sư John Braa, đã tìm đối tác ở Việt Nam nhằm đưa hệ thống HISP phục vụ cho y tế cộng đồng và thiết lập quan hệ với công ty TMA để phát triển hệ thống thông tin y tế HISP. Từ đây hệ thống thông tin y tế HISP đã được triển khai tại thành phố Hồ Chí Minh với các đơn vị thí điểm là Quận 4, Quận Tân Bình, Trung tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em TPHCM và một số quận huyện thành phố Huế. Quá trình triển khai hệ thống HISP với phần mềm DHIS đã đạt được một số thành công với các đơn vị trên và hy vọng sẽ được nhân rộng ra nhiều nơi trong nước. 2.1.2 Lợi ích khi phát triển hệ thống HISP tại Việt Nam 2.1.2.1 Đối với các đơn vị y tế Tin học hóa quản lý Các tập dữ liệu được định nghĩa bởi các đơn vị y tế phục vụ đắc lực cho nhu cầu quản lý của của chính đơn vị bởi vì mỗi đơn vị y tế có các nhu cầu thông tin riêng biệt đặc thù. Các thông tin này thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không nhất thiết chỉ các thông tin y tế. Các thông tin này có thể là các số liệu về trang thiết bị, vật tư, hạ tầng của đơn vị, các thông tin về tài chính Chuẩn hóa hệ thống dữ liệu và nghiệp vụ lưu trữ dữ liệu Việc sử dụng hệ thống như là công cụ lưu trữ và xử lý số liệu thống kê không những góp phần nâng cao hiệu suất mà còn tạo ra một bộ dữ liệu chuẩn hóa thống nhất trong quản lý, tránh nhập nhằng và dư thừa dữ liệu. 15
  16. Nghiên cứu các công nghệ mã nguồn mở và xây dựng 2 module cho hệ thống DHIS 2.0 Hỗ trợ ra quyết định Việc cung cấp thông tin chính xác đầy đủ, kịp thời giúp cho lãnh đạo đơn vị có những quyết định đúng đắn và kịp thời. 2.1.2.2 Đối với các đơn vị quản lý cấp trên Mục đích chính là phục vụ cho quá trình ra quyết định, mang các đặc tính: Đầy đủ Dữ liệu báo cáo từ các đơn vị cơ sở sẽ được thống nhất và chuẩn hóa ngay từ ở cấp dưới do vậy việc thu thập các dữ liệu này sẽ đầy đủ không bỏ sót một thông số nào. Hơn nữa việc triển khai hệ thống đồng loạt cho các đơn vị y tế cơ sở sẽ dễ dàng hơn khi mỗi đơn vị cơ sở tự xây dựng hệ thống báo cáo riêng biệt. Chính xác Dữ liệu đã được chuẩn hóa và thu thập đầy đủ theo chu kỳ nên bảo đảm được tính chính xác cao. Kịp thời Việc thu thập dữ liệu được thực hiên đều đặn theo đúng qui trình và lưu trữ hợp lý sẽ giúp cho việc truy vấn thông tin được kịp thời mỗi khi cần. Xây dựng các tiêu chí đánh giá sức khỏe nhân dân. Bộ dữ liệu mẫu chuẩn hóa quốc gia được xây dựng sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện các chỉ số sức khỏe của quốc gia. Bộ mẫu dữ liệu này là tập hợp các thông số cần phải thu thập ở mỗi đơn vị y tế cơ sở. Sau đó, dựa trên các thông số này hệ thống sẽ thực hiện việc tổng hợp để đưa ra các chỉ số. Các chỉ số này sẽ là công cụ hữu hiệu để đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe của từng vùng, miền. 2.1.3 Các ví dụ ứng dụng hệ thống thông tin y tế trong HISP Đây là một số chỉ số được dùng ở Nam Phi. Các chỉ số này được tính toán dựa trên các dữ liệu thô thu thập từ các cơ sở y tế. Các chỉ số này có thể được định nghĩa lại cho phù hợp với tình hình Việt Nam. 16
  17. Nghiên cứu các công nghệ mã nguồn mở và xây dựng 2 module cho hệ thống DHIS 2.0 Chăm Sóc Sức Khỏe Trẻ Em – Tỷ lệ trẻ em không tăng cân – Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng nặng – Tỷ lệ trẻ em được chủng ngừa – Tỷ lệ trẻ em mắc phải tiêu chảy – Số trẻ mắc bệnh nhiễm nhiễm trùng mỗi 50 phút Chăm Sóc Sức Khỏe Bà Mẹ – Tỷ lệ các sản phụ đi khám trước khi sinh ít nhất một lần – Số lần đi khám trung bình của các sản phụ (ở một vùng) trước khi sinh – Tỷ lệ trẻ sinh thiếu ký, thiếu tháng – Tỷ lệ sản phụ được kế hoạch – Tỷ lệ sinh non Chỉ số về bệnh tật – Tỷ lệ dân số bị tiểu đường – Tỷ lệ dân số bị các bệnh mãn tính nào đó – Tỷ lệ đến bệnh viện theo lời chỉ dẫn của bác sĩ – Tỷ lệ của lao – Tỷ lệ nghi ngờ lao Các chỉ số theo dõi bệnh truyền nhiễm – SARS – HIV/ADIS – Các bệnh lây qua đường tình dục Các chỉ số về môi trường sống – Nước uống – Thực phẩm 2.1.4 Những node chính của hệ thống HISP ở Việt Nam Dự án HISP ở Việt Nam được triển khai với phần mềm DHIS 1.3 tại tất cả 24 quận huyện ở thành phố Hồ Chí Minh và Huế. 17
  18. Nghiên cứu các công nghệ mã nguồn mở và xây dựng 2 module cho hệ thống DHIS 2.0 2.1.4.1 Hồ Chí Minh Như mô tả ở trên, dự án HISP hiện đang triển khai ở nhiều nước trong đó có Việt Nam mà đại diện chính thực hiện hệ thống này là ở Thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống báo cáo thông tin y tế được thực hiện dưới các xã phường với những mẫu báo cáo y tế có cấu trúc khác so với ở quận/huyện. Thông tin báo cáo hàng tháng từ xã phường sẽ được tổng hợp cho báo cáo quận/huyện lại theo hệ thống báo cáo với những cấu trúc khác. Tiếp sau là tổng hợp báo cáo lên Sở y tế và một số nơi trực thuộc liên quan. Dự án được thực hiện với trụ sở chính là tại công ty TMA,Trung tâm bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em, ngoài ra còn có các văn phòng hỗ trợ thực thi và triển khai hệ thống với một số công việc cụ thể : – Xây dựng hệ thống các orgUnit là những cấu trúc đơn vị phường xã, quận huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh sự hỗ trợ của sở y tế thành phố HCM. – Huấn luyện những phòng ban tại phường xã và quận huyện sử dụng phần mềm trong thống kê 2.1.4.2 Huế Huế là một thành phố miền Trung, nơi đang thực thi hệ thống HISP với 2 quận chính và các phường xã trực thuộc những quận trên. Thông tin về cấu trúc tổ chức hệ thống y tế tại đây cũng tương tự như ở thành phố Hồ Chí Minh. Việc phân tích cấu trúc tổ chức hệ thống y tế và các phần tử dữ liệu liên quan đến hệ thống HISP được thực hiện bởi công ty HueSoft. Ngoài ra tại Huế cũng đã thực hiện một số module hỗ trợ cho hệ thống DHIS 1.3 – Xây dựng module hỗ trợ công việc đa ngôn ngữ trong dự án HISP: HISPML – Xây dựng hệ thống các orgUnit là những cấu trúc đơn vị thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế với sự hỗ trợ của sở y tế Thừa Thiên Huế – Huấn luyện những phòng ban tại tỉnh sử dụng phần mềm trong thống kê – Phát triển báo cáo thống kê thêm cho phù hợp với tỉnh nhà. 18
  19. Nghiên cứu các công nghệ mã nguồn mở và xây dựng 2 module cho hệ thống DHIS 2.0 2.1.5 Những đội làm việc cho HISP tại Việt Nam Nhóm làm việc HISP ở Việt Nam hiện nay gồm 2 bộ phận phát triển song song là Huế và thành phố Hồ Chí Minh: – Ở Huế được thực hiện với sự tham gia của một số sinh viên thuộc trường Đại học Khoa học Huế với hỗ trợ của Trung tâm CNTT HueCIT. – Tại thành phố Hồ Chí Minh : là sự tham gia của sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên với hỗ trợ của công ty TMA Solutions. Tại đây các nhóm làm việc thực hiện công việc triển khai hệ thống cũ và phát triển thêm một số module cho phiên bản mới của hệ thống. 2.1.6 Kết luận Hệ thống HISP quản lý các chỉ số thông tin y tế, phát triển những tập hợp dữ liệu, cùng điều chỉnh các chuẩn mực xã hội qua việc thống kê thông tin từ các phòng ban y tế. Hệ thống HISP sẽ được mở rộng trên nhiều quốc gia theo từng hoàn cảnh y tế, tài chính quốc gia, tình hình chính trị của quốc gia đó Do vậy, ở mỗi quốc gia sẽ có cách triển khai riêng, cách xây dựng dữ liệu riêng. Dựa trên các kết quả đạt được qua quá trình triển khai hệ thống sẽ được bổ sung sửa đổi và nâng cấp để ngày càng hoàn thiện hơn. 2.2 Giới thiệu phần mềm DHIS trong HISP Với những thông tin tìm hiểu trong hệ thống thông tin y tế HISP ở trên, hệ thống đã xây dựng phần mềm có tên DHIS. Phần mềm này có nhiều công cụ hỗ trợ cơ sở dữ liệu hơn là những ứng dụng thuộc cơ sở dữ liệu đã được làm sẵn, phần mềm cung cấp sườn cơ bản để xây dựng cơ sở dữ liệu, những đặc tính, quá trình xử lý và thể hiện dữ liệu. Phiên bản đầu tiên của phần mềm được phát triển năm 1997 bởi nhóm HISP ở Nam Phi, kể từ đó nó tiếp tục phát triển và đưa ra những phiên bản mới cập nhật 19
  20. Nghiên cứu các công nghệ mã nguồn mở và xây dựng 2 module cho hệ thống DHIS 2.0 liên tục. Trong suốt quá trình làm việc hoạt động, thì phiên bản 1.2 và 1.3 của phần mềm được sử dụng để nghiên cứu và triển khai ở các quận huyện thực tế. Hiện tại chúng ta đang sử dụng phiên bản 1.3 cho việc triển khai hệ thống tại Việt Nam. Phần mềm có nhiều tiện ích nhằm làm cho nó phù hợp với hoàn cảnh mới ở Việt Nam, chẳng hạn: – Phần mềm là có các tính năng cài đặt cấu trúc cơ sở dữ liệu nguyên mẫu và sử dụng nhanh chóng với cơ sở dữ liệu phù hợp với địa phương. – Cung cấp một hệ thống với những thuộc tính linh hoạt và nguyên mẫu cho phép người dùng tự định nghĩa thêm những thuộc tính cần dùng. – Định dạng quản lý dữ liệu báo cáo một cách linh hoạt – Tính năng đa ngôn ngữ – Sản phẩm là phần mềm miễn phí và thuộc mã nguồn mở Hệ thống hỗ trợ những báo cáo phân tích tổng hợp các thông tin về y tế thông qua các phân hệ khác nhau. Ví dụ như phân hệ xử lý tác nghiệp định kỳ dùng để thu thập các dữ liệu thô ban đầu, phân hệ khảo sát thông tin, phân hệ báo cáo chi tiết và tổng hợp 2.2.1 Một số khái niệm trong phần mềm DHIS 2.2.1.1 Cấu trúc đơn vị (OrganizationUnit) Là thành phần dữ liệu thể hiện thông tin đơn vị hành chánh gồm có phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành và quốc gia. Dữ liệu này dùng để định nghĩa mối quan hệ giữa một cấp đơn vị hành chánh với cấp trên và dưới của nó Cấu trúc tổ chức của hệ thống DHIS gồm 5 mức, cao nhất là mức 1 và thấp nhất là mức 5. Các mức có liên quan đến nhau theo mối quan hệ cha-con (parent-child relation). Cụ thể là một mức sẽ là “con” của mức cao hơn nó, và là “cha” của mức thấp hơn nó. Lưu ý : Mức 1 không có “cha” và mức 5 không có “con”. 20
  21. Nghiên cứu các công nghệ mã nguồn mở và xây dựng 2 module cho hệ thống DHIS 2.0