Hồ sơ thị trường Malaysia

pdf 16 trang Đức Chiến 05/01/2024 1150
Bạn đang xem tài liệu "Hồ sơ thị trường Malaysia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfho_so_thi_truong_malaysia.pdf

Nội dung text: Hồ sơ thị trường Malaysia

  1. Ban Quan hệ Quốc tế - VCCI HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG MALAYSIA Người liên hệ: Nguyễn Nam Tel: 04.35742022 ext 247 Email: namn@vcci.com.vn 3.2015
  2. Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Malaysia HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG MALAYSIA MỤC LỤC I. GIỚI THIỆU CHUNG 3 1. Các thông tin cơ bản 3 2. Lịch sử 3 3. Du lịch: 4 II. TÌNH HÌNH KINH TẾ 4 1. Tổng quan: 4 2. Các chỉ số kinh tế: 5 3. Chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu và đầu tư 7 III. QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI VỚI VIỆT NAM: 8 1. Hiệp định đã ký giữa hai nước: 8 2. Hợp tác thương mại 9 3. Tình hình đầu tư của Malaysia vào Việt Nam: 9 4. Tập quán Kinh doanh: 10 IV. QUAN HỆ NGOẠI GIAO – CHÍNH TRỊ VỚI VIỆT NAM 13 1. Quan hệ ngoại giao: 13 2. Quan hệ chính trị: 13 V. QUAN HỆ HỢP TÁC VỚI VCCI 13 VI. ĐỊA CHỈ HỮU ÍCH 14 PHỤ LỤC THAM KHẢO Bảng 1. Xuất khẩu VN – Malaysia Bảng 2. Nhập khẩu VN – Malaysia Cập nhật tháng 3/2015 Page 2
  3. Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Malaysia I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Các thông tin cơ bản Tên đầy đủ: Ma-lai-xi-a (Malaysia) Thể chế chính trị: Quân chủ lập hiến Thủ đô : Kuala Lumpur Ngày quốc khánh : 31 tháng 8 năm 1957 Đứng đầu nhà nước: Quốc vương – Tuanku Abdul Halim Mu’adzam Shah (13/12/2011) Đứng đầu chính phủ: Thủ tướng Mohamed NAJIB bin Abdul Razak (3/4/2009), Phó Thủ tướng Muhyiddin bin Mohamed Yassin (9/4/2009). Các đảng phái chính trị: Đa đảng. Thành viên của các tổ chức quốc tế: ADB, APEC, ARF, ASEAN, BIS, C, CICA (observer), CP, D- 8, EAS, FAO, G-15, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, ICC, ICRM, IDA, IDB, IFAD, IFC, IFRCS, IHO, ILO, IMF, IMO, IMSO, Interpol, IOC, IPU, ISO, ITSO, ITU, ITUC, MIGA, MINURSO, MONUC, NAM, OIC, OPCW, PCA, PIF (partner), UN, UNAMID, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UNIFIL, UNMIL, UNMIS, UNMIT, UNWTO, UPU, WCO, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTO Diện tích: 329,657 km2 Khí hậu: nhiệt đới nóng ẩm Tài nguyên: thiếc, dầu , gỗ, quặng sắt, khí đốt, bauxite Dân số: 30,073,353 đứng thứ 44 thế giới Tuổi trung bình: 27.7 tuổi Dân tộc : Malay (50.4%), Trung Quốc (23.7%) và các dân tộc khác Tôn giáo: Đạo hồi(60.4%), Phật giáo (19.2%), Thiên chúa (9.1%) Ngôn ngữ : Bahasa Malay, Tiếng Anh, Tiếng Trung v v Tỷ giá: ringgits (MYR)- USD: 3.24 (2014); 3.174 (2013); 3.07 (2012); 3.06 (2011); 3.22 (2010) Cập nhật tháng 3/2015 Page 3
  4. Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Malaysia 2. Lịch sử Từ thế kỷ 16 trở về trước các tiểu vương quốc trên bán đảo Malaysia thường bị các vương quốc ở Nam Thái Lan và Indonesia đô hộ. Sau này các nước phương Tây như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh đã tới vùng này chiếm Malaca, Sabah, Singapore Năm 1896, Anh lập Liên hiệp các quốc gia Mã lai gồm các tiểu bang Perak, Selagor, Negri Sembilan và Pahang. Một số tiểu bang khác (Johor, Keda, Perlis, Kelantan) cũng nhận sự bảo hộ của Anh mặc dù không tham gia Liên hiệp. Năm 1941, Nhật chiếm bán đảo Malaysia, năm 1946, Nhật đầu hàng. Anh định lập lại chế độ thuộc địa nhưng gặp phải sự chống đối mạnh mẽ của nhân dân Malaysia. Năm 1948, Anh buộc phải ký với các tiểu vương hiệp ước thành lập Liên bang Malaysia, công nhận chủ quyền của các tiểu vương, trừ Penang và Malaca trước là lãnh thổ của Anh, các bang này có thống đốc bang. Hội nghị Luân đôn 1956 quyết định trao trả độc lập cho Malaysia. Ngày 31/8/1957 Liên bang Malaysia trở thành quốc gia độc lập, theo chế độ quân chủ lập hiến. Ngày 16/9/1963, bang tự trị Singapore gia nhập Liên bang Mã lai. Đến năm 1965, quan hệ giữa Chính phủ Liên bang với Bang tự trị Singapore trở nên căng thẳng và ngày 9/8/1965, bang tự trị Singapore tách khỏi liên bang Mã Lai trở thành nước Cộng hòa Singapore. 3. Du lịch: Trong năm 2012, số lượng khách quốc tế tới Malaysia là hơn 25 triệu người, thu từ du lịch 60.6 tỷ RM. Năm 2011, con số này là 24.7 triệu khách và 58.3 tỷ RM. Năm 2010, số lượng khách quốc tế tới Malaysia là 24.5 triệu người, Malaysia thu từ du lịch 56.5 tỷ RM (theo Sang năm 2013, Malaysia đón 25.72 triệu lượt khách du lịch và thu từ du lịch đạt trên 65.4 tỷ RM (theo Năm 2014, Malaysia đón 27.4 triệu lượt khách quốc tế, thu về khoảng 72 tỷ RM. Malaysia đặt mục tiêu 2020 sẽ có 36 triệu khách du lịch và thu về 168 tỷ RM. II. TÌNH HÌNH KINH TẾ 1. Tổng quan: Malaysia là nước có thu nhập trung bình, nền kinh tế đã được chuyển đổi từ những năm 70 từ sản xuất các nguyên vật liệu thô thành nền kinh tế đa ngành nghề. Sau khi nhậm chức, cựu Thủ tướng ABDULLAH cố gắng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế bằng cách hướng nguồn đầu tư vào khu vực công nghệ cao, công nghệ y tế. Những nỗ lực này của ông đã được Cập nhật tháng 3/2015 Page 4
  5. Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Malaysia Tân thủ tướng Najip tiếp tục thực hiện. Thủ tướng Najib cũng tiếp tục đẩy mạnh nhu cầu hoạt động kinh tế trong nước, từ bỏ thói quen dựa dẫm vào xuất khẩu. Tuy nhiên, xuất khẩu của Malaysia, đặc biệt trong ngành điện tử vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Malaysia tiếp tục thu được nhiều lợi nhuận từ việc xuất khẩu dầu, khí đốt do giá năng lượng trên thế giới đang tăng cao. Tuy nhiên do giá gas và khí đốt trong nước cũng tăng, kết hợp với tài chính thắt chặt, đã buộc KL phải giảm thiểu sự hỗ trợ từ chínhp hủ. Chính phủ cũng bớt phụ thuộc vào nhà cung cấp khí đốt là Petronas, công ty đóng góp hơn 40% trong tổng thu nhập quốc dân . Ngân hàng Trung ương vẫn duy trì được tỷ giá ngoại tệ và cơ chế điều hành cũng được thực hiện tốt đã hạn chế những rủi ro tài chính của Malaysia trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, nhu cầu về hàng tiêu dùng trên thế giới giảm mạnh đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của Malaysia và tốc độ phát triển kinh tế của nước này trong năm 2009 với tăng trưởng GDP chỉ đạt -1.6%. Năm 2010 và 2011, kinh tế Malaysia hồi phục với mức tăng GDP lần lượt đạt 7.2% và 5.2%. Là Quốc gia xuất khẩu dầu khí, Malaysia được hưởng lợi từ việc giá năng lượng thế giới tăng cao. Việc giảm giá dầu toàn cầu trong nửa cuối 2014 đã làm Malaysia thất thu và giảm giá trị đồng Ringit. Chính phủ đang cố giảm bớt sự phụ thuộc vào tập đoàn nhà nước Petronas. Các nguồn cung cấp dầu khí đóng góp khoảng 32% doanh thu của chính phủ năm 2013. Ngân hàng Negara Malaysia (Ngân hàng nhà nước) duy trì dự trự ngoại hối lớn, được quản lý tốt giúp Malaysia ít bị ảnh hưởng hơn bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, Malaysia là quốc gia xuất khẩu lớn, do vậy cũng có thể bị ảnh hưởng nặng nề khi giá cả hàng hóa bị giảm sút trên toàn cầu. 2. Các chỉ số kinh tế: 2011 2012 2013 2014 GDP (ppp) 447 tỷ 492 tỷ USD 525 tỷ USD 746.8 tỷ USD Thứ 29 toàn cầu GDP (OER) 247.6 tỷ 307.2 tỷ 312.4 tỷ USD 336.9 tỷ USD USD Tăng trưởng GDP 5.1% 4.4% 4.7% 5.9 % Thứ 38 toàn cầu GDP theo đầu người 15,600 16,900 USD 17,500 USD 24,500 USD xếp hạng 71 toàn cầu GDP theo ngành Nông nghiệp 9.30% Công nghiệp Dịch vụ 34.70% 56.00% Cập nhật tháng 3/2015 Page 5
  6. Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Malaysia Lực lượng lao động 11.9 triệu 13.19 triệu 14.01 triệu Phân bổ lao động theo Nông ngành nghiệp 11% Dịch vụ Công 53% nghiệp 36% Tỷ lệ thất nghiệp 3.1% 3% 3.1% 2.9% Tỷ lệ lạm phát 3.2% 1.9% 2.2% 3.1% Mặt hàng nông cao su, dầu cọ, bột ca cao, gạo, dừa, gỗ, hạt tiêu nghiệp Các ngành công chế biến cao su, dầu cọ, công nghiệp nhẹ, thuốc, điện tử khai khoáng, nghiệp chế biến gỗ, chế biển nông nghiệp, dầu khí v .v Tăng trưởng công 1.4% 5% 5.6% nghiệp Tổng Kim ngạch 406.1 tỷ 437 tỷ USD 423.6 tỷ USD 424.9 tỷ USD XNK USD Tăng 7.6% Giảm 3% Kim ngạch xuất 227.5 tỷ 239.8 tỷ 230.7 tỷ USD 231.3 tỷ USD khẩu USD USD Giảm 3.8% Mặt hàng chính thiết bị điện tử, hóa chất, dầu mỏ và khí gas tự nhiên, các sản phẩm gỗ, dầu cọ, cao su, dệt may, hóa chất Bạn hàng XK chính Trung Quốc 14%, Singapore 14%, Nhật Bản 11%, US 8%, Thái Lan 5%, Indonesia 5%, Hồng Kông 4% , Kim ngạch nhập 178.6 tỷ 197.2 tỷ 192.9 tỷ USD 193.6 tỷ USD khẩu USD USD Giảm 2.2% Mặt hàng chính điện tử, máy móc, sản phẩm dầu khí, nhựa, xe cộ, sắt thép, hóa chất Bạn hàng NK chính Trung Quốc 17%, Singapore 13%, Nhật 9%; Mỹ 8%, Thái Lan 6%, Hàn Quốc 5%, Indonesia 4% Biểu đồ XK và NK của Malaysia qua các năm (tỷ USD) 300 227.5 239.8 230.7 231.3 197 178.6 197.2 192.9 193.6 200 157.5 152.6 117.3 XK 100 NK 0 0 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Cập nhật tháng 3/2015 Page 6
  7. Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Malaysia Biểu đồ XNK của Malaysia qua các năm 500 437 400 406.1 423.6 424.9 349.6 300 274.8 200 Tổng Kim ngạch XNK 100 0 2009 2010 2011 2012 2013 2014 3. Chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu và đầu tư Từ khi chuyển hướng phát triền kinh tế từ hướng nội sang ngoại, hoạt động ngoại thương của Malaysia trở nên rất năng động, là động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Malaysia cũng đã có chính sách phủ hợp cho từng thời kỳ đề phát triển ngoại thương bao gồm: - Ưu đãi các dụ án đầu tư(gồm cả đầu tư trong nước và nước ngoài) và miễn giảm thuế cho các dự án sản xuất hàng xuất khẩu. - Thành lập các khu thương mại tự do (FTA). - Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. - Cho phép nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu 100% vốn cổ phần của xí nghiệp nếu xuất khẩu được từ 80% sản phẩm trở lên. - Thực hiện tín dựng xuất khẩu trong đó có cả bào hiểm các rủi ro trong xuất khẩu. - Đơn giản hóa các thủ tục, giấy tờ liên quan đến xuất khẩu. - Thành lập Cơ quan chuyên trách về xuất khẩu (MATRADE). - Tổ chức nhiều hội chợ xúc tiến xuất khẩu. - Tổ chức các phái đoàn thương mại (kể cả các phái đoàn cấp cao) ra nước ngoài để tìm hiểu Cơ hội kinh doanh và đầu tư. - Thường xuyên đổi mới Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Có nhiều lý do để Malaysia trở thành sự lựa chọn của các nhà đầu tư: - Đây là nơi quy tụ đông đúc các tôn giáo và chủng tộc như người Hồi giáo Mãlai, người Ấn Độ, người Hoa và nhiều các nhóm sắc tộc khác nhưng người dân lại chung sống rất hòa bình và hòa hợp. - Malaysia là một đất nước an toàn và có tỷ lệ tội phạm thấp. Luật pháp và bầu không khí kinh doanh thuận lợi. - Malaysia luôn mở cửa cho những người nước ngoài vào làm ăn và họ có thể mua bất động sản mang tên mình, điều không thể có được ở hầu hết các nước Đông Nam Á. - Cơ quan xúc tiến đầu tư Malaysia (MIDA) rất chuyên nghiệp trong việc hỗ trợ các nhà đầu tư muốn tìm hiểu cơ hội làm ăn cũng như muốn thành lập công ty hay mở cửa hàng tại Malaysia. - Malaysia còn có mối quan hệ tốt với tất cả các nước trên thế giới và không hề thù địch với bất cứ nước láng giềng nào. Cập nhật tháng 3/2015 Page 7
  8. Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Malaysia III. QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI VỚI VIỆT NAM: 1. Hiệp định đã ký giữa hai nước: - Hiệp định về các chuyến bay giữa và qua lãnh thổ hai nước (ký ngày 15/10/1978) - Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (ký ngày 21/01/1992). - Hiệp định hàng hải (ký ngày 31/3/1992). - Hiệp định về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật (ký ngày 20/4/1992). - Hiệp định hợp tác bưu điện và viễn thông (ký ngày 20/4/1992). - Hiệp định thương mại (ký ngày 11/8/1992). - Hiệp định thanh toán song phương giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Quốc gia của Malaysia (ký tháng 3/1993). - Hiệp định hợp tác Khoa học, công nghệ về Môi trường (tháng 12/1993). - Hiệp định về hợp tác du lịch (ký ngày 13/4/1994). - Hiệp định hợp tác văn hoá (ký tháng 4/1995). - Hiệp định tránh đánh thuế trùng (ký 07/9/1995). - Hiệp định hợp tác Thanh niên và Thể thao (ký 14/6/1996). - Hiệp định về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông (25/9/2001). Cập nhật tháng 3/2015 Page 8
  9. Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Malaysia 2. Hợp tác thương mại Kim ngạch buôn bán hàng năm với Việt Nam trong các năm qua: (đơn vị tính USD) Năm Việt Nam xuất Việt Nam nhập Tổng KN Mức tăng XK chiếm XNK 2007 1,389,950,130 2,289,697,234 3,679,647,364 37.80% 2008 1,955,264,507 2,596,052,385 4,551,316,892 23.70% 43% 2009 1.681.601.713 2.504.734.791 4.186.336.504 -8% 40.10% 2010 2,093,117,890 3,413,391,716 5,506,509,606 31.50% 38% 2011 2,832,413,077 3,919,719,822 6,752,132,899 22.60% 41.90% 2012 4,496,103,286 3,412,468,865 7,908,572,151 17.13% 56.85% 2013 4,925,692,646 4,104,099,259 9,029,791,905 14.18% 55% 2014 3,930,752,662 4,193,314,979 8,124,067,641 -10% 48% Biểu đồ XK và NK giữa VN và Malaysia trong giai đoạn gần đây (tính theo tỷ USD) 6.00 4.92 4.50 3.92 4.10 3.934.19 4.00 3.41 3.41 2.60 2.50 2.83 2.29 2.09 Việt Nam xuất 1.96 1.68 2.00 1.39 Việt Nam nhập 0.00 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Biểu đồ tổng Kim ngạch XNK giữa VN và Malaysia 10 9.03 8 7.91 8.12 6.75 6 5.51 4.55 4 3.68 4.19 Tổng Kim ngạch XNK 2 0 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 - Các mặt hàng xuất nhập khẩu chính năm 2014 Mức thay đổi % VN XK đi Malaysia Giá trị triệu USD so với 2013 Máy vi tính, sản phẩm điện tử 350 -70.39 Dầu thô 830 -9.39 Điện thoại, linh kiện 491 -24.92 Cao su 319 -38.30 Gạo 216 -6.49 Sắt thép các loại 190 -4.04 Cập nhật tháng 3/2015 Page 9
  10. Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Malaysia Cà phê 56 40.00 Xăng dầu các loại 34 21.43 Mức thay đổi % VN NK từ Malaysia Giá trị triệu USD so với 2013 Máy vi tính, điện tử, linh kiện 870 -7.64 Dầu mỡ động thực vật 524 13.67 Xăng dầu các loại 330 -25.17 Chất dẻo nguyên liệu 293 10.57 Hóa chất 180 25.87 Sản phẩm hóa chất 176 23.94 Sắt thép các loại 44 -21.43 3. Tình hình đầu tư của Malaysia vào Việt Nam: Tính đến năm 2012, Malaysia có 433 dự án với tổng số vốn đăng ký là hơn 11.3 tỉ USD. Trong đó, riêng năm 2012, Malaysia có 37 dự án với số vốn đăng ký là 115.7 triệu USD. Tính đến năm 2013, Malaysia có số lũy kế các dự án còn hiệu lực là 451 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 10.3 tỷ USD đứng thứ 8 trong hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp vào Việt Nam và đứng thứ 2 trong các nước ASEAN (sau Singapore). Tính riêng năm 2013, Malaysia có 21 dự án cấp mới với số vốn đăng ký cấp mới đạt 29.75 triệu USD. Lũy kế đến năm 2014, Malaysia có 484 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn 10.7 tỷ USD đứng thứ 8 trong hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp vào Việt Nam và đứng thứ 2 trong các nước ASEAN (sau Singapore). Riêng năm 2014 Malaysia có 32 dự án với hơn 172 triệu USD. 4. Tập quán Kinh doanh: Người Malaysia chỉ chấp nhận hợp đồng bằng văn bản mà không chấp nhận hợp đồng miệng. Tuy nhiên, họ không bằng lòng với các hợp đồng có quá nhiều chi tiết vì cho rằng như thế là thiếu sự tin tưởng lẫn nhau. Ngược lại, các doanh nghiệp nhỏ ở Malaysia lại cần những hợp đồng chi tiết vì với năng lực yếu, họ khó có thể kiểm soát được tình hình. Danh thiếp kinh doanh phải được in bằng tiếng Anh. Vì rất nhiều thương gia Malaysia là người Trung Quốc nên một mặt danh thiếp nên in bằng tiếng Trung Quốc và nên in bằng chữ vàng. Trên danh thiếp nên ghi rõ trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và chức vụ. Trong văn hoá kinh doanh ở Malaysia, các bên đối tác thường trao đổi với nhau bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, cần thận trọng để tránh hiểu lầm ý khi đối thoại với họ bằng ngôn ngữ Cập nhật tháng 3/2015 Page 10
  11. Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Malaysia này. Trong trường hợp giao tiếp với người Malaysia gốc Trung nói tiếng Anh, cần thận trọng tránh hiểu sai ý nghĩa câu nói của nhau. Ngôn ngữ chính thức ở Malaysia là tiếng Bahasa Malaysia. Khi gặp các quan chức chính phủ buộc phải sử dụng ngôn ngữ này nên nếu cần thiết, bạn có thể đem theo phiên dịch. Một số phong tục tập quán, văn hóa cần lưu ý Sau những lời giới thiệu, hãy đưa danh thiếp cho những người có mặt. Khi đưa danh thiếp, cần đưa bằng 2 tay (cầm trên tay phải còn tay trái đỡ tay phải). Khi nhận danh thiếp cũng nên nhận bằng 2 tay, xem xét một chút rồi cẩn thận đặt vào hộp danh thiếp, không đặt vào túi hậu và không viết lên danh thiếp của người khác. Văn hoá kinh doanh Malaysia phần lớn là sự tổng hợp của văn hoá kinh doanh Trung Quốc và Ấn Độ. Người Malaysia thích kinh doanh cùng với những người mà họ biết và họ quý mến. Do vậy nên phát triển mối quan hệ cá nhân với các đối tác Malaysia. Bạn cần thực hiện một số chuyến đi tới Malaysia trước khi quyết định các bước hành động. Thiết lập mối quan hệ bền chặt trong kinh doanh là một khía cạnh của văn hóa kinh doanh Maylaysia. Các cuộc đàm phán, thương lượng với doanh nhân Malaysia thường diễn ra chậm. Người Malaysia rất coi trọng thái độ giao tiếp. Thái độ lịch thiệp sẽ góp phần quan trọng trong thành công khi kinh doanh ở Malaysia. Không hút thuốc hay đeo kính trong các cuộc tiếp xúc. Đối với người già lại càng cần giữ thái độ tôn trọng. Người Malaysia thiểu số sẽ chỉ chấp nhận những biểu hiện khác nếu chúng phù hợp với đạo Hồi. Người Malaysia thiểu số thường giải quyết vấn đề theo kiểu cá nhân chứ không tuân theo các quy chế hay luật pháp. Người Malaysia dù theo đạo nào cũng đều rất coi trọng sự điềm tĩnh. Việc mất tự chủ hay cáu giận khi giao tiếp với phía đối tác Malaysia sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu trong quan hệ. Người Malaysia thường tránh sự đối đầu, họ sẽ không trả lời trực tiếp "không" khi có ý định từ chối. Không giống như người phương Tây, người Malaysia thường có những lúc im lặng trong khi đối thoại. Trước khi trả lời một câu hỏi, họ cũng thường im lặng trong 10-15 giây. Người Malaysia cũng khá mê tín, họ sẽ chọn "ngày đẹp" để ký hợp đồng. Ngay cả khi hợp đồng đã được ký kết cũng không có nghĩa đã được sự đồng ý hoàn toàn, người Malaysia có thể sẽ tiếp tục thương lượng sau khi hợp đồng đã ký. Các doanh nhân theo đạo Hồi tại Malaysia Trước khi thương lượng, họ thích bắt tay nhẹ và hơi gật đầu, có thể kèm theo một nụ cười. Sau đó, nếu là người cùng giới, họ thường áp hai tay vào ngực (biểu thị lời chào xuất phát từ trái tim). Nếu ta làm cử chỉ tương tự, sẽ được đánh giá cao. Họ cũng đánh giá cao về cái cúi đầu nhẹ khi gặp phụ nữ. Trong thương lượng, nghi lễ ký kết được coi là quan trọng và được thực hiện rất nghiêm chỉnh, sau khi họ có những quyết định phù hợp với giáo lý đạo hồi. Cập nhật tháng 3/2015 Page 11
  12. Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Malaysia Nếu bạn mời người Malaysia theo đạo Hồi đi ăn, cần lưu ý các đặc điểm của đạo Hồi như không ăn thịt lợn, không uống đồ uống có cồn. Cập nhật tháng 3/2015 Page 12
  13. Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Malaysia IV. QUAN HỆ NGOẠI GIAO – CHÍNH TRỊ VỚI VIỆT NAM 1. Quan hệ ngoại giao: Việt Nam và Malaysia thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 30/3/1973 2. Quan hệ chính trị: Trước năm 1973, Malaysia chỉ có quan hệ với chính quyền Sài Gòn. Sau khi ta và Mỹ ký Hiệp định Paris, ngày 30/3/1973 Malaysia chính thức lập quan hệ ngoại giao với ta nhưng đồng thời vẫn giữ quan hệ với chính quyền Sài Gòn. Sau khi ta giải phóng miền Nam (1975), Malaysia là nước đầu tiên trong ASEAN công nhận chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Năm 1976, hai nước lập ĐSQ ở thủ đô mỗi nước. Quan hệ hai nước băng giá khi ta đưa quân vào Campuchia (1979). Từ cuối năm 1991, cùng với chuyển biến chung của cục diện quốc tế và khu vực, đặc biệt là việc ký Hiệp định Paris về Campuchia, cũng như việc ta triển khai chính sách đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá, quan hệ Việt Nam - Malaysia đã chuyển sang một giai đoạn phát triển mới về chất và ngày càng được củng cố và phát triển trên nhiều lĩnh vực cả song phương cũng như trong khuôn khổ ASEAN. Năm 1994 hai nước thiết lập quan hệ Đảng cầm quyền. Tháng 2/1994, Hội Hữu nghị Việt - Mã, Mã - Việt đã được lập ở mỗi nước. Tháng 9/1995, hai nước đã lập Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Malaysia. UBHH đã họp 3 kỳ (tại Kuala Lumpur tháng 9 /1995, tại Hà Nội tháng 10/1996, tại Kuala Lumpur tháng 3/2003 và tại Hà Nội từ 9-10/3/2006). Quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp. Hai nước đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao và các cấp, các ngành. Hai nước đã tổ chức tốt kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Malaysia (30/3/1973-30/3/2003 V. QUAN HỆ HỢP TÁC VỚI VCCI - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Công nghiệp Malaysia vào ngày 25 tháng 2 năm 2004, tại Hà Nội. Cập nhật tháng 3/2015 Page 13
  14. Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Malaysia VI. ĐỊA CHỈ HỮU ÍCH  ĐSQ Việt Nam tại Malaysia No. 4 Persiaran Stonor 50450, Kuala Lumpur Tel: 21484534 | Fax: 21636334, 21483270 Email: daisevn@putra.net.my Website: Code: 00-603 Đại sứ: Ông Phạm Cao PHONG Tham tán Công sứ – Người thứ hai: Bà Tôn Thị Ngọc HƯƠNG Tham tán Thương mại : Ông Nguyễn Sơn HÀ Tùy viên Thương vụ: Hoàng Thị Liên Tel : 21414692, fax : 21414696 Email : my@moit.gov.vn  MATRADE - Malaysia External Trade development Corporation 7th Floor, Wisma Sime Darby, Jalan Raja Laut, 50350 Kuala Lumpur. Tel: (603) 2694-7259 Fax: (603) 2694-7363 Toll Free: 1 800 88 7280 Email: info@hq.matrade.gov.my website:  ĐSQ Malaysia Tại Việt Nam 43 – 45 Dien Bien Phu Str., Ba Dinh Dist., Hanoi Tel: 37343849 | Fax: 37343832 Mobile: 0904185610 Email: malhanoi@kln.gov.my | website: www.kln.gov.my/vnm_hanoi Đại sứ: H.E. Dato Azmil Zabidi (Tel: 37343836 ext. 218) Tham tán: Mr. Kennedy Mayong Onon (tel: 37343836 ext 222)  Các nguồn thông tin tham khảo *Website CIA – The World Factbook *Website Bộ Ngoại giao Việt Nam *Website Sứ quán tại Việt Nam *Website Tổng cục Thống kê Việt Nam Cập nhật tháng 3/2015 Page 14
  15. Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Malaysia PHỤ LỤC THAM KHẢO Bảng 1. Xuất khẩu VN – Malaysia Cập nhật tháng 3/2015 Page 15
  16. Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Malaysia Bảng 2. Nhập khẩu VN – Malaysia Cập nhật tháng 3/2015 Page 16