Hồ sơ thị trường Indonesia

pdf 16 trang Đức Chiến 05/01/2024 870
Bạn đang xem tài liệu "Hồ sơ thị trường Indonesia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfho_so_thi_truong_indonesia.pdf

Nội dung text: Hồ sơ thị trường Indonesia

  1. Ban Quan hệ Quốc tế - VCCI HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG INDONESIA Người liên hệ: Nguyễn Nam Tel: 04.35742022 ext 247 Email: namn@vcci.com.vn 3.2015
  2. Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Indonesia HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG INDONESIA MỤC LỤC I. GIỚI THIỆU CHUNG 3 1. Các thông tin cơ bản 3 2. Lịch sử 4 3. Du lịch: 5 II. TÌNH HÌNH KINH TẾ 5 1. Tổng quan: 5 2. Các chỉ số kinh tế: 6 3. Những thuận lợi và khó khăn đối với các mặt hàng nhập khẩu vào Indonesia 7 III. QUAN HỆ KINH TẾ VỚI VIỆT NAM 8 1. Văn bản đã ký kết: 8 2. Hợp tác thương mại 8 3. Tình hình đầu tư: 9 4. Triển vọng phát triển kinh tế-thương mại với Việt Nam trong những năm tới: 10 5. Tập quán Kinh doanh: 10 IV. QUAN HỆ NGOẠI GIAO – CHÍNH TRỊ VỚI VIỆT NAM 12 1. Quan hệ ngoại giao: 12 2. Quan hệ chính trị: 12 V. QUAN HỆ HỢP TÁC VỚI VCCI 13 VI. ĐỊA CHỈ HỮU ÍCH 13 PHỤ LỤC THAM KHẢO Bảng 1. Xuất khẩu VN – Indonesia Bảng 2. Nhập khẩu VN – Indonesia Cập nhật tháng 3/2015 Page 2
  3. Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Indonesia I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Các thông tin cơ bản Tên đầy đủ: Cộng hòa In Đô Nê Xi A (Indonesia) Thể chế chính trị: Cộng hòa Thủ đô : Jakarta Đứng đầu nhà nước: Tổng thống JOKO Widodo (từ 10/2014), Phó Tổng Thống Jusuf KALLA (từ 10/2014), Đứng đầu chính phủ: Tổng thống JOKO Widodo (từ 10/2014), Phó Tổng Thống Jusuf KALLA (từ 10/2014) Thành viên của các tổ chức quốc tế: ADB, APEC, ARF, ASEAN, BIS, CICA (observer), CP, D-8, EAS, FAO, G-15, G-20, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, ICC, ICRM, IDA, IDB, IFAD, IFC, IFRCS, IHO, ILO, IMF, IMO, IMSO, Interpol, IOC, IOM (observer), IPU, ISO, ITSO, ITU, ITUC, MIGA, MONUC, NAM, OIC, OPCW, PIF (partner), UN, UNAMID, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UNIFIL, UNMIL, UNMIS, UNWTO, UPU, WCO, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTO Diện tích: 1,904,569 km2 Khí hậu: nhiệt đới nóng ẩm Tài nguyên: dầu, thiếc, khí đốt, nickel, gỗ, bauxite, đồng Dân số: 253.6 triệu người . Xếp thứ 5 trên thế giới Dân tộc: Javanese 40.6%, Sundanese 15%, Madurese 3.3%, Minangkabau 2.7%, Betawi 2.4%, Bugis 2.4%, Banten 2%, Banjar 1.7%, other or unspecified 29.9% Cập nhật tháng 3/2015 Page 3
  4. Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Indonesia Tôn giáo: Đạo hồi 86.1%, Tin lành 5.7%, Thiên chúa giáo La Mã 3%; Ấn Độ Giáo 1.8% và các đạo khác Tiền tệ: Rupiah –IDR Tỉ giá với USD: (IDR) và USD 11,840.7 (2014); 10,341 (2013); 9,348 (2012); 8,696.1 (2011); 9,090 (2010), 2. Lịch sử Năm 500 đế quốc lớn đầu tiên được lịch sử ghi nhận của Indonesia là xứ Sri-Vijaya được dựng lên ở phía nam đảo Sumatra. Thủ đô của xứ ấy là thành Palembang, nay là một đô thị đông trên 1 triệu dân. Năm 1222 xứ Singhasari được thành lập ở đông bộ Java, nhanh chóng trở thành thế lực lớn nhất nhì của quần đảo. Singhasari đánh đuổi được quân xâm lược Mông Cổ năm 1293, rồi đổi quốc hiệu thành Majapahit. Năm 1319, một viên tướng thủ lĩnh ngự lâm quân là Gajah Mada dần nắm hết mọi quyền bính trong triều. Từ năm 1319 đến 1364, Gajah Mada bành trướng Majapahit thành rộng lớn như Indonesia ngày nay, có thêm miền nam của Phi-Luật-Tân. (Philipine hiện nay). Từ khoảng năm 1250 trở đi, đạo Hồi (Islam) ngày càng có đông tín đồ trên quần đảo. Đến khoảng năm 1550 thì đạo Hồi trở thành tôn giáo có đông tín đồ nhất trong vùng. Lúc đó Majapahit đã yếu, và người Bồ Đào Nha bắt đầu đến lập căn cứ. Ít lâu sau đến lượt người Hà Lan. Năm 1619 người Hà Lan đổi tên thành Jayakarta (có nghĩa là "Chiến thắng huy hoàng", tức Jakarta, đọc rút ngắn) thành Batavia, tên của chủng tộc tổ tiên của người Hà Lan, và đặt trung tâm hành chính của họ ở đấy. Người Hà Lan đô hộ phần lớn quần đảo Indonesia đến năm 1945. Cuối năm 1949, Indonesia được Hà Lan công nhận là quốc gia độc lập và bàn giao lại hệ thống hành chính. Indonesia là thành viên Liên hợp quốc từ 25 tháng 10 năm 1950. Ngày 30 tháng 8 năm 1999, nhân dân Timor Timur đã bỏ phiếu tán thành tách khỏi Indonesia. Ngày 20 tháng 5 năm 2002, Đông Timor tách khỏi Indonesia và được quốc tế công nhận là một quốc gia độc lập. Cập nhật tháng 3/2015 Page 4
  5. Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Indonesia 3. Du lịch: Năm 2012, lượng khách quốc tế đến Indonesia là 8 triệu người. Indonesia dự đoán s có khoảng 8.5 – 9 triệu khách quốc tế tới thăm đất nước vào năm 2013, tăng khoảng 7 – 12.5% so với năm 2012. million-tourists-in-2013 Năm 2013, Indonesia chào đón 8.7 triệu lượt khách quốc tế thăm và chi tiêu khoảng 9.9 tỷ USD trong năm. Du lịch đóng góp vào khoảng 3.9% GDP của Indonesia năm 2013, tạo công ăn việc làm cho khoảng 10.2 triệu người lao động (khoảng 8.9% số lượng người lao động của Indonesia). Indonesia đặt mục tiêu s thu hút 9.2 triệu lượt khách quốc tế tới vào năm 2014. Năm 2014, Indonesia đạt kỷ lục đón 9.44 triệu lượt khách quốc tế, tăng 7.2% so với năm trước number-of-foreign-visitor-arrivals/item5280 II. TÌNH HÌNH KINH TẾ 1. Tổng quan: Indonesia là một nước giàu tài nguyên gồm: dầu mỏ, khí tự nhiên, thiếc, ni-ken và bô-xít, song vẫn nghèo, vì dân số đông. Gần 40% lực lượng lao động làm nông nghiệp. Lúa là cây lương thực chủ yếu, tuy nhiên vẫn không đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Indonesia cũng xuất khẩu một số lượng đáng kể cao su, chè, cà phê và các loại gia vị. Công nghiệp liên quan nhiều đến khai thác dầu khí, chế biến khoáng sản và các sản phẩm nông nghiệp. Do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ và tăng trưởng chậm của kinh tế toàn cầu, giá nhiên liệu tăng cao, chính phủ Indonesia nhận định nền kinh tế đất nước cũng không thể phát triển cao hơn nữa trong thời gian tới. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Indonesia phấn đấu đạt mức ổn định từ 4-6%/năm trong giai đoạn 2008-2013, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp và dịch vụ, kìm chế thâm hụt ngân sách và tỷ lệ thất nghiệp, tăng cường xuất khẩu các sản phẩm phi dầu khí với mức tăng trung bình khoảng 10%/năm. Là quốc gia nhiều thứ tiếng và rất rộng lớn, Indonesia tăng trưởng mạnh từ 2010. Trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Indonesia cùng với Trung Quốc và Ấn Độ là những thành viên G20 hiếm hoi có mức tăng trưởng. Chính phủ đã có các chính sách tài đúng đắn và đạt được tỷ lệ nợ so với GDP thấp hơn 25% và tỷ lệ lạm phát thấp nhất trong lịch sử. Fitch và Moody nâng cấp xếp hạng tín dụng của Indonesia lên cấp đầu tư vào 12/2011. Indonesia vẫn phải vật lộn với nghèo đói và thất nghiệp, cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ, tham nhũng, một môi trường pháp lý phức tạp, và phân bổ nguồn lực không đồng đều giữa các vùng. Tổng thống Joko Widodo - được bầu 7/2014 - đã giúp tăng trưởng kinh tế trong nước trong những tháng Cập nhật tháng 3/2015 Page 5
  6. Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Indonesia vừa qua, và vào 11/2014 giảm trợ cấp nhiên liệu, một động thái có thể giúp gia tăng chi tiêu của chính phủ vào các ưu tiên phát triển của Indonesia. 2. Các chỉ số kinh tế: 2011 2012 2013 2014 GDP (ppp) 1,143 tỷ 1,212 tỷ 1,285 tỷ USD 2,554 tỷ USD USD USD xếp thứ 10 toàn cầu GDP (OER) 834.3 tỷ 894.9 tỷ 867.5 tỷ USD 856.1 tỷ USD USD USD Tăng trưởng GDP 6.5% 6% 5.3 % 5.2% Xếp thứ 51 toàn cầu GDP theo đầu 4,700 5,000 USD 5,200 USD 10,200 USD người Xếp thứ 133 toàn cầu GDP theo ngành Nông nghiệp Dịch vụ 14.20% 40.30% Công nghiệp 45.50% Lực lượng lao 119.5 triệu 124.3 triệu (đứng thứ 5 động toàn cầu) Phân bổ lao động theo ngành Nông nghiệp Dịch vụ Công nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp 6.6% 6.1% 6.6% 5.7% Tỷ lệ lạm phát 5.4% 4.5% 7.7% 6.3% Mặt hàng nông gạo, sắn, lạc, cao su, ca cao, cà phê, dầu cọ, cùi dừa, gia cầm, thịt bò, nghiệp thịt lợn, trứng. Các ngành công dầu, khí đốt, dệt may, gia dầy, khai thác quặng, xi măng, hóa chất, phân nghiệp bón, gỗ công nghiệp, cao su, thực phẩm, du lịch Tăng trưởng công 3.5% 4.1% 4.3% 4.9% nghiệp Tổng Kim ngạch 367.6 tỷ 384.1 tỷ 357.5 tỷ USD 346.1 tỷ USD XNK USD USD Giảm 7% Giảm 3.19% Cập nhật tháng 3/2015 Page 6
  7. Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Indonesia Kim ngạch xuất 201.5 tỷ 199.1 tỷ 178.9 tỷ USD 179.4 tỷ USD khẩu USD USD Giảm 10.1% Tăng 0.3% Mặt hàng chính dầu và khí đốt, thiết bị điện, gỗ dán, dệt may, cao su Bạn hàng XK Nhật 15%, Trung Quốc 12%, Singapore 9%, US 9%; Ấn Độ 7%; Hàn chính Quốc 6%, Malaysia 5% Kim ngạch nhập 166.1 tỷ 185 tỷ 178.6 tỷ USD 166.7 tỷ USD khẩu USD USD Giảm 3.4% Giảm 6.67% Mặt hàng chính Máy móc thiết bị, hóa chất, khí đốt, thực phẩm Bạn hàng NK Trung Quốc 16%, Singapore 13%, Nhật 10%, Malaysia 7 %, Hàn Quốc chính 6%, Thái Lan 6%. Biểu đồ XK và NK của Indonesia qua các năm (tỷ USD) 250 201.5 199.1 200 185 178.9178.6 179.4 158.1 166.1 166.7 150 127.4 XK 100 NK 50 0 2010 2011 2012 2013 2014 Biểu đồ XNK của Indonesia qua các năm gần đây 450 400 384.1 367.6 350 357.5 346.1 300 285.5 250 200 203.85 tổng KN XNK 150 100 50 0 2009 2010 2011 2012 2013 2014 3. Những thuận lợi và khó khăn đối với các mặt hàng nhập khẩu vào Indonesia Trước hết, lợi thế của Indonesia là thị trường quy mô rộng lớn với dân số gần 250 triệu người, xếp thứ 4 trên thế giới, và đứng đầu tại ASEAN. Ngoài ra, Indonesia có hệ thống phân phối hàng hóa tốt, nhu cầu tiêu thụ hàng nhập khẩu lớn. Tuy nhiên, thu nhập của người dân Indonesia không cao, do vậy sức tiêu thụ hàng hóa yếu, và đây là điểm bất lợi đối với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường này. Ngoài ra, hơn 86% dân số Cập nhật tháng 3/2015 Page 7
  8. Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Indonesia theo đạo Hồi, nên các mặt hàng nhập khẩu, đặc biệt là thực phẩm đều phải có chứng nhận là hàng “halal” (tiêu chuẩn đạo Hồi). Quy định đối với mặt hàng nhập khẩu chưa minh bạch và phức tạp. III. QUAN HỆ KINH TẾ VỚI VIỆT NAM 1. Văn bản đã ký kết: - Hiệp định Thương mại ký ngày 8/11/1978(đã thay thế bằng Hiệp định mới ký ngày 23/3/1995); - Hiệp định về hợp tác kinh tế, KHKT (21/11/1990); - Hiệp định về việc thành lập UBHH hai nước (21/11/1990); - Hiệp định Khuyến khích và bảo đảm đầu tư (25/10/1991); - Hiệp định vận tải biển (25/10/1991); - Hiệp định vận chuyển hàng không dân dụng (25/10/1991); - Hiệp định hợp tác lâm nghiệp (05/11/1991); - Hiệp định thương mại mới (ký lại 23/3/1995); - Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần (22/12/1997); - Biên bản ghi nhớ về Cuộc họp UBHH lần thứ 3 và Nghị định thư Bổ sung Hiệp định Hợp tác Kinh tế-KHKT (10/11/2001); - Bản ghi nhớ về Hợp tác Thuỷ sản giữa 2 Bộ Thuỷ sản (8/01/2003); - Tuyên bố giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Indonesia về Khuôn khổ hợp tác hữu nghị và toàn diện bước vào thế kỷ 21; Hiệp định về Phân định ranh giới thềm lục địa; Hiệp định về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông; Thỏa thuận hợp tác (MOU) về hàng đổi hàng; Thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực dầu khí; Thỏa thuận về hợp tác kỹ thuật giữa Hiệp hội cà phê-ca cao Việt Nam với Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê Indonesia ngày 26/6/2003. 2. Hợp tác thương mại Kim ngạch buôn bán hàng năm với Việt Nam trong những năm qua: (Đơn vị USD) Năm Việt Nam xuất Việt Nam nhập Tổng KN Mức tăng XK chiếm XNK 2008 793,153,514 1,728,876,604 2,522,030,118 31.40% 2009 748,220,042 1,546,115,586 2,294,335,628 -9% 32.60% 2010 1,433,419,468 1,909,185,863 3,342,605,331 45.60% 42.80% 2011 2,358,900,369 2,247,554,956 4,606,455,325 37.80% 51.20% 2012 2,357,768,412 2,247,584,591 4,605,353,003 -0.02% 51.20% Cập nhật tháng 3/2015 Page 8
  9. Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Indonesia 2013 2,453,848,499 2,374,502,519 4,828,351,018 4.84% 50.82% 2014 2,890,666,860 2,497,370,479 5,388,037,339 12% 54% Biểu đồ XK và NK giữa VN và Indonesia (tính theo triệu USD) 4,000 2,890 3,000 2,3582,247 2,3572,247 2,4532,374 2,497 1,729 1,909 2,000 1,546 1,433 Việt Nam xuất 793 748 1,000 Việt Nam nhập 0 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Biểu đồ tổng Kim ngạch XNK giữa VN và Indonesia (tính theo triệu USD) 6,000 5,388 5,000 4,606 4,605 4,828 4,000 3,000 3,342 2,522 Tổng Kim ngạch XNK 2,000 2,294 1,000 0 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Các mặt hàng xuất nhập khẩu chính năm 2014 Mức thay đổi % VN NK từ Indonesia Giá trị (triệu USD) so với 2013 Giấy các loại 234 -7.51 Hoá chất 137 -7.43 Chất dẻo nguyên liệu 101 Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện 96 -24.41 Linh kiện, phụ tùng ô tô 96 5.49 Dầu m động thực vật 86 -14.00 Xơ, sợi dệt các loại 82 28.13 Mức thay đổi % VN XK đi Indonesia Giá trị (triệu USD) so với 2012 Điện thoại và linh kiện 845 29.20 Sắt th p các loại 351 8.00 Gạo 151 65.93 Hàng dệt may 86 -2.27 Cập nhật tháng 3/2015 Page 9
  10. Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Indonesia Xơ, sợi dệt các loại 71 -7.79 Sản phẩm từ chất dẻo 63 -7.35 Hàng rau quả 14 -22.22 3. Tình hình đầu tư: Tính đến năm 2012, Indonesia có 34 dự án với tổng số vốn đầu tư hơn 296 triệu USD. Đứng thứ 27 trong tổng số 96 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, và đứng thứ 5 trong số các nước ASEAN có đầu tư tại VN. Riêng năm 2012, Indonesia có 3 dự án với tổng số vốn đầu tư 54.6 triệu USD. Năm 2013, Indonesia có 38 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư hơn 320.5 triệu USD, đứng thứ 26 trong hơn 100 quocos gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam. Riêng năm 2013, Indonesia có thêm 4 dự án cấp mới với vốn đăng ký cấp mới là 31.4 triệu USD. Tính đến năm 2014, Indonesia có 41 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư 382.91 triệu USD, đứng thứ 27 trong hơn 100 quocos gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam. Riêng năm 2014, Indonesia có thêm 2 dự án cấp mới với tổng số vốn đăng ký 46.09 triệu USD. 4. Triển vọng phát triển kinh tế-thương mại với Việt Nam trong những năm tới: Indonesia có cơ cấu mặt hàng xuất, nhập khẩu tương tự như Việt Nam, trong đó sản phẩm thế mạnh của Việt Nam xuất sang Indonesia là gạo và dầu thô; sản phẩm thế mạnh của Indonesia xuất sang Việt Nam là một số mặt hàng phục vụ sản xuất công nghiệp như hoá chất, bột giấy, nguyên phụ liệu dệt may, da, Đặc biệt là mặt hàng phân bón. Thực tế những năm qua, lượng phân bón mà Việt Nam đã nhập từ Indonesia là rất lớn. Với việc hai nước đang lấy lại đà tăng trưởng từ sau cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Indonesia được dự báo s tiếp tục phát triển mạnh m . 5. Tập quán Kinh doanh: Thời gian thích hợp nhất để sắp xếp các chuyến công tác đến Indonesia là từ tháng 9 đến tháng 6. Nhiều người ở Indonesia đi nghỉ hè vào các tháng 7 và 8. Tránh các ngày nghỉ ở địa phương - đặc biệt là ngày lễ ăn chay Ramadan. Lễ này có thể k o dài vài tuần, và người ta s không chú ý đến việc gì khác. Người Indonesia thường tiếp khách mà không cần phải hẹn trước, nhưng tốt nhất là nên sắp đặt trước kế hoạch. Người Indonesia rất tôn trọng tuổi tác, địa vị xã hội và chức vụ. Nên nhận biết về địa vị và sắc tộc của người mà bạn gặp mặt. Khi gặp g một nhân vật cao cấp phía Indonesia, cần phải bố trí người có địa vị tương ứng của bên mình để giao dịch, đàm phán. Giữa chủ tịch của một hãng với những quản trị viên cao cấp, hoặc giữa quản lý cao cấp và quản lý bậc trung thường có khoảng cách lớn. Những người Indonesia cấp bậc trung có thể phóng đại chức vụ và phạm vi trách nhiệm của mình, nhất là khi giao dịch với người nước ngoài. Cập nhật tháng 3/2015 Page 10
  11. Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Indonesia Người Indonesia không phải lúc nào cũng đúng giờ, mặc dù họ đánh giá rất cao sự đúng giờ của bạn. Người Indonesia thường dùng cụm từ “jam karet” có nghĩa là “giờ cao su” để thanh minh cho sự chậm trễ của họ. Các cuộc gặp g ban đầu thường được tổ chức ở hành lang khách sạn hay ở văn phòng và đôi khi tại một bữa ăn. Khi gặp mặt lần đầu tiên, nên bắt tay, hơi cúi đầu và mỉm cười. Người Indonesia thường xuyên mỉm cười trong mọi tình huống, kể cả khi họ vui lẫn khi họ đang buồn hay lo lắng. Người nước ngoài nên cẩn thận trước những nụ cười của họ vì nó có thể mang những hàm ý trái ngược. Sau lần gặp đầu tiên, người Indonesia rất ít khi bắt tay lúc chào nhau. Hầu hết người Indonesia bắt tay nhẹ nhàng, nên đừng bắt tay với họ mạnh theo kiểu phương Tây. Do ảnh hưởng của Đạo Hồi, sau khi bắt tay, người Indonesia thường áp hai tay vào ngực để biểu thị rằng lời chào của họ xuất phát từ trái tim. Người Indonesia cũng bắt tay khi chúc mừng ai đó hoặc khi chia tay trước cuộc hành trình dài. Người Indonesia thường chỉ có một tên. Khi xưng hô với một người Indonesia lớn tuổi, có địa vị xã hội hay chính trị cao, nên gọi họ là “bapak” đối với đàn ông, có nghĩa là “bố” và “ibu” đối với phụ nữ, có nghĩa là “mẹ” và tiếp theo là tên của họ. Cả hai cách gọi này tương đương với “Ông” hay “Bà” trong tiếng Anh. Theo truyền thống, những cách xưng hô này chỉ sử dụng trong cùng một công đồng sắc tộc. Nhưng những người nước ngoài khi đã được người Indonesia chấp thuận cũng có thể gọi họ như vậy. Khi gặp mặt lần đầu tiên, cách an toàn nhất là dùng các cách gọi như “Ông” hoặc “Bà” hoặc gọi bằng chức danh. Người Indonesia có thể gọi bạn là “tuan” hay “nyonya”, đó là những từ biểu thị sự tôn kính. Danh thiếp được trao đổi trong lần gặp mặt đầu tiên. Người Indonesia rất có ấn tượng với các chức danh hay học vị chuyên môn, do đó nên đề rõ chức danh và các học vị chuyên môn ở các danh thiếp. Người Indonesia rất mềm mỏng nhưng không ôn hoà. Họ ưa các cách xử sự lịch sự, đứng đắn, tế nhị và tôn trọng. Lỗ mãng và to tiếng không được coi trọng. Hơn nữa, người Indonesia đánh giá rất cao những người nước ngoài biểu lộ sự hứng thú với đất nước, văn hóa và ngôn ngữ của họ. Có quan hệ với những người được xã hội chấp nhận s có một ảnh hưởng đáng kể đến những giao dịch kinh doanh. Trên thực tế, chẳng hạn, gia đình, bạn bè và các mối quan hệ có thể tỏ ra là quan trọng trong công tác kinh doanh hơn là so với chất lượng sản phẩm hay dịch vụ đang được mời chào. Trong lần gặp g đầu tiên và khởi đầu cho tất cả quá trình gặp mặt tiếp theo, điều quan trọng là các câu chuyện đối thoại nên đề cập đến các vấn đề xã hội chung chung và tế nhị. Các chủ đề thích hợp nhất là thời tiết, các chuyến đi của bạn hoặc ca ngợi một số mặt nào đó của văn hóa Indonesia Nên tránh các câu hỏi liên quan đến cá nhân của người đối tác như tiền lương, quần áo, nhà cửa, xe cộ của anh ta. Các chủ đề người Indonesia ưa nói chuyện là về văn hóa của họ cũng như về các môn thể thao như: cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, quần vợt và đua xe đạp. Nếu ai đó tán dương bạn, đừng nói “Cảm ơn”. Chỉ nên ầm ừ hoặc nói rằng “Không đáng gì, không quan trọng”. Hết sức tránh nói chuyện về chính trị và các vấn đề phân chia sắc tộc trong nội bộ Indonesia vì đây có thể là các vấn đề nhạy cảm. Nên tránh tỏ ra thù địch và kích động. Các cuộc tiếp xúc đầu tiên thường là cơ hội để tìm hiểu lẫn nhau và công việc kinh doanh có thể không được bàn Cập nhật tháng 3/2015 Page 11
  12. Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Indonesia tới. Cuối cuộc gặp, nên nói “Terimah kasi” có nghĩa là “Cảm ơn”. Như vậy có thể gây dựng được một mối quan hệ làm ăn chặt ch hơn và gần gũi hơn với họ. Tặng quà và hối lộ là một khía cạnh bình thường trong cuộc sống của người Indonesia, cả trong các tình huống xã hội cũng như kinh doanh. Các quan chức cao cấp s không cho bạn biết trực tiếp họ muốn “tiền hoa hồng” (tức là hối lộ) của họ là bao nhiêu. Thường thì các quan chức cấp dưới s tự liên hệ với đối tác sở tại của bạn về “yêu cầu về các khoản hoa hồng” và họ s thông báo lại cho bạn. Mặc dù có những khác biệt giữa các khu vực và giữa thành thị và nông thôn, người Indonesia vẫn theo một số tập quán xã hội chung. Ngồi bắt ch o chân thường là không thích hợp, đặc biệt là khi có mặt các quan chức cao cấp. Tuy vậy, nếu bạn muốn ngồi bắt ch o chân thì chỉ bắt ch o ở đầu gối hay phần mắt cá chân. Đừng bao giờ để bàn chân này lên mắt cá chân kia, như vậy gót chân bạn s chĩa vào mặt ngưòi khác mà người ta quan niệm gót chân là bẩn thỉu. Bạn s bị coi là thô lỗ nếu bạn ngồi lên bàn hay để chân lên bàn. Người Indonesia cũng coi cách đứng cho tay vào túi hay chống nạnh là biểu hiện sự coi thường hay kiêu ngạo. Nói chung, ưu tiên đàn ông trước khi đi qua cửa hay khi ngồi ở các cuộc gặp chính thức. Người cao cấp nhất đi trước, tiếp theo là những người khác theo thứ bậc từ trên xuống dưới. Do ảnh hưởng của người phương Tây, bạn s thấy những nghi thức này không phải luôn luôn đúng ở các thành phố lớn. Khi có mặt những người phương Tây, đừng bao giờ đụng chạm vào người phụ nữ Indonesia, trừ cái bắt tay ban đầu. Trong mọi tình huống, không được sử dụng tay trái. Bạn cũng không nên chỉ tay bằng ngón trỏ, cử chỉ này bị coi là thô lỗ và có khi còn là một sự đe doạ. Nếu người Indonesia cần chỉ vào cái gì đó, họ s sử dụng ngón tay cái. Vẫy tay ra hiệu phải dùng cả cánh tay, úp bàn tay xuống và đưa tay về phía mình như động tác cào. Ở bất kỳ nơi nào, nếu có thể, nên tránh vẫy tay ra hiệu, trừ vẫy taxi, xích lô (người Indonesia gọi là bacak) hay vẫy một đứa trẻ. Đừng vỗ vào đầu người khác, bởi vì người Indonesia tin tưởng rằng đầu là nơi ngự trị của linh hồn. Lưng cũng được coi là chỗ riêng tư. Người Indonesia biểu lộ sự đồng tình bằng cách vỗ vào vai, nhưng người nước ngoài tốt nhất là nên kiềm chế các cử chỉ này. IV. QUAN HỆ NGOẠI GIAO – CHÍNH TRỊ VỚI VIỆT NAM 1. Quan hệ ngoại giao: Ngày thiết lập quan hệ ở cấp Tổng Lãnh sự quán (12/1955) và nâng lên cấp Đại sứ quán (15/8/1964, được coi là ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao). 2. Quan hệ chính trị: Từ 8-9/8/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Indonesia. Nhân dịp này, hai nước nhất trí nâng quan hệ song phương lên một tầm cao mới. Ngày 3/12/2007, Tham khảo chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao lần thứ hai giữa hai Bộ Ngoại giao Việt Nam – Indonesia diễn ra tại Hà Nội. Cập nhật tháng 3/2015 Page 12
  13. Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Indonesia V. QUAN HỆ HỢP TÁC VỚI VCCI - Ngày 29-30 tháng 5 năm 2005, nhân chuyến thăm của Tổng thống Indonesia ngài Susilo BamBang Yudhoyono, VCCI đã tổ chức thành công Diễn dàn Doanh nghiệp Việt Nam – Indonesia với sự tham gia cua các doanh nghiệp hàng đầu của hai nước. - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia KADIN vào 30 tháng 5 năm 2005, tại Hà Nội. - Tháng 6/2012, VCCI phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Hà Nội tổ chức Hội thảo hợp tác về Thương mại, đầu tư và Du lịch tại KS Melia Hà Nội với khoảng hơn 400 đại biểu tham dự. - VI. ĐỊA CHỈ HỮU ÍCH  Địa chỉ ĐSQ Indonesia tại Việt Nam: 50 Ngô Quyền Hà Nội Điện thoại: 04 38253353 Đại sứ: Ông Mayerfas Tham tán kinh tế: ông Henry Hotma email: henr  Tổng Lãnh sự quán Indonesia ở Thành phố Hồ Chí Minh (lập năm 1993): 18 Phùng Khắc Khoan Điện thoại: 08 38251888  Địa chỉ ĐSQ Việt Nam tại Indonesia: 25 Jalan Teuku Umar - Jakarta Pusat Điện thoại: 62-21-3100358 | Fax: 3149615 Email: Jakarta@mofa.gov.vn; vietnamemb@yahoo.com Code: 00-62-21 Website: www.vietnamembassy-indonesia.org Đại sứ: Ông Nguyễn Xuân Thuỷ Mr. Bùi Thế Dũng – Tham tán Công sứ/ Phó trưởng Đại diện (ĐT: 31901506) Ông Trương Xuân Trung – Bí thư thứ nhất (Thương mại, kiêm nhiệm Papua New Guinea và Đông Timo) ĐT: 31903480 F: 8221 3100 359 Email: id@moit.gov.vn, trungtx@moit.gov.vn; truongxuantrung@yahoo.com  INDONESIAN CHAMBER OF COMMERCE AND INDUSTRY (KADIN) Menara Kadin Indonesia Lt. 29 Jalan HR Rasuna Said X-5 kav 2-3, Jakarta 12950 - Indonesia Tel : [62-21]-5274484 (hunting) Fax : [62-21] 5274331 - 5274332 Email : sekretariat@kadin-indonesia.or.id atau kadin@kadin-indonesia.or.id Website : www.kadin-indonesia.or.id Cập nhật tháng 3/2015 Page 13
  14. Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Indonesia  Các nguồn thông tin tham khảo *Website CIA – The World Factbook *Website Bộ Ngoại giao Việt Nam *Website Tổng cục Thống kê Việt Nam Cập nhật tháng 3/2015 Page 14
  15. Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Indonesia PHỤ LỤC THAM KHẢO Bảng 1. Xuất khẩu VN – Indonesia Cập nhật tháng 3/2015 Page 15
  16. Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Indonesia Bảng 2. Nhập khẩu VN – Indonesia Cập nhật tháng 3/2015 Page 16