Hệ thống thông tin - Chương 4: Các mô hình và phương tiện diễn tả dữ liệu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống thông tin - Chương 4: Các mô hình và phương tiện diễn tả dữ liệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- he_thong_thong_tin_chuong_4_cac_mo_hinh_va_phuong_tien_dien.pdf
Nội dung text: Hệ thống thông tin - Chương 4: Các mô hình và phương tiện diễn tả dữ liệu
- Chương 4: CÁC MÔ HÌNH VÀ PHƢƠNG TIỆN DIỄN TẢ DỮ LIỆU Mã hoá dữ liệu (Coding) Mô hình thực thể - liên kết E-R (Entity Relationship Model) Mô hình quan hệ (Relational Model) Xây dựng mô hình dữ liệu logic
- 4.1. MÃ HOÁ DỮ LIỆU 4.1.1. Khái niệm mã hoá Mã hoá là việc gán một tên gọi vắn tắt cho một đối tượng nào đó. Mỗi đối tượng gồm nhiều thuộc tính khác nhau nên yêu cầu mã hoá cho các đối tượng là một yêu cầu cần thiết. Ngoài ra mã hoá còn là hình thức chuẩn hoá dữ liệu và bảo mật dữ liệu đặc biệt trong các hệ thống xử lý bằng máy tính. Ví dụ: Số CMND Xác định một công dân. Biển số xe Xác định một chiếc xe.
- 4.1. MÃ HOÁ DỮ LIỆU 4.1.2. Chất lượng của việc mã hoá Để đánh giá chất lượng của việc mã hoá, ta dựa vào các tiêu chí: – Không nhập nhằng: Thể hiện ánh xạ 1-1 từ tập đối tượng được mã hoá vào tập mã. – Thích ứng với phương thức sử dụng: Thực hiện bằng thủ công nên dễ hiểu, đơn giản. Thực hiện bằng máy tính, đòi hỏi phải chặt chẽ. – Có khả năng mở rộng mã: + Thêm mã phía trước hoặc sau các mã đã có + Xen mã mới giữa các mã đã có. – Mã phải ngắn gọn để giảm kích cỡ mã, đây là mục tiêu của mã hoá. – Có tính ngữ nghĩa: Nhìn vào mã có thể đoán biết đối tượng.
- 4.1. MÃ HOÁ DỮ LIỆU 4.1.3. Các kiểu mã hoá a, Mã hoá liên tiếp Dùng các số nguyên liên tiếp để mã. Ƣu điểm: Không nhập nhằng, đơn giản, mở rộng phía sau được. Nhƣợc điểm: Không xen được, thiếu tính gợi ý, cần có bảng tương ứng giữa mã và đối tượng, không phân theo nhóm.
- 4.1. MÃ HOÁ DỮ LIỆU 4.1.3. Các kiểu mã hoá b, Mã hoá theo lát Dùng các số nguyên nhưng phân ra từng lát cho từng loại đối tượng, trong mỗi lát dùng mã liên tiếp. Ƣu điểm: không nhập nhằng, đơn giản, mở rộng, xen được, phân nhóm được. Nhƣợc điểm: Thiếu gợi ý, cần có bảng tương ứng giữa mã và đối tượng.
- 4.1. MÃ HOÁ DỮ LIỆU 4.1.3. Các kiểu mã hoá c, Mã phân đoạn Mỗi mã gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn mang một ý nghĩa riêng. Ví dụ: 37 F15028 Ƣu điểm: Không nhập nhằng, mở rộng, xen thêm được, được dùng khá phổ biến, phân nhóm được. Nhƣợc điểm: Dài, thao tác nặng nề, không cố định, có thể bị bảo hoà.
- 4.1. MÃ HOÁ DỮ LIỆU 4.1.3. Các kiểu mã hoá d, Mã phân cấp Các đối tượng được mã hoá theo chế độ phân cấp các chi tiết nhỏ dần. Ví dụ: Mục lục sách. Ƣu điểm: Không nhập nhằng, mở rộng được, xen được, được dùng khá phổ biến, tìm kiếm dễ dàng. Nhƣợc điểm: Như mã phân đoạn.
- 4.1. MÃ HOÁ DỮ LIỆU 4.1.3. Các kiểu mã hoá e, Mã diễn nghĩa Gán một tên viết tắt cho mỗi đối tượng, giúp ta hiểu được về đối tượng đó. Ví dụ: VIE – Việt Nam Tha – Thái Lan Sin – Singapore. Ƣu điểm: Tiện lợi cho xử lý bằng tay Nhƣợc điểm: Khó giải mã được bằng máy tính.
- 4.1. MÃ HOÁ DỮ LIỆU 4.1.3. Lựa chọn kiểu mã hoá Việc lựa chọn kiểu mã hoá cần dựa vào các yếu tố sau: – Nghiên cứu việc sử dụng mã sau này – Nghiên cứu số lượng đối tượng được mã hoá để lường trước sự phát triển. – Nghiên cứu sự phân bố thống kê để phân lớp. – Thoả thuận người dùng. – Thử nghiệm trước khi dùng chính thức.
- 4.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - LIÊN KẾT 4.2.1. Khái niệm Mô hình thực thể - liên kết là đồ thị biểu diễn các thực thể và mối quan hệ giữa chúng. Nó là công cụ xây dựng lược đồ dữ liệu khái niệm của cơ sở dữ liệu. Mô hình gồm 3 thành phần: Các kiểu thực thể Các thuộc tính của mỗi kiểu thực thể Liên kết giữa các kiểu thực thể.
- 4.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - LIÊN KẾT 4.2.2. Thực thể và kiểu thực thể Thực thể: Thực thể là một đối tượng cụ thể hay trừu tượng mà ta muốn phản ánh nó trong hệ thống thông tin. Kiểu thực thể: Là một tập hợp các thực thể có cùng đặc trưng, cùng bản chất, được mô tả theo cùng một cấu trúc.(Sau này ta đồng nhất thực thể với kiểu thực thể). Ví dụ: Khách hàng, Sinh viên, Thể hiện thực thể (Instance): Là dữ liệu về một thực thể cụ thể. Ví dụ: Một thể hiện thực thể của thực thể SINH VIÊN là một sinh viên cụ thể, chẳng hạn: („08123‟, „Nguyễn Văn Tý‟)
- 4.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - LIÊN KẾT 4.2.2. Thực thể và kiểu thực thể Biểu diễn thực thể: - Bằng hình chữ nhật trong đó có ghi tên thực thể. - Tên thực thể là danh từ. Ví dụ: SINH VIÊN KHÁCH HÀNG
- 4.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - LIÊN KẾT 4.2.3. Thuộc tính (attribute) Khái niệm Thuộc tính của thực thể là đặc trưng của thực thể mà ta quan tâm. Các kiểu thuộc tính Thuộc tính tên gọi: Giá trị cho tên gọi 1 thể hiện thực thể. Ví dụ: Họ và tên là thuộc tính tên gọi của thực thể SINH VIÊN Thuộc tính định danh: Giá trị của nó xác định duy nhất mỗi thể hiện thực thể. Thuộc tính định danh có thể chọn từ thuộc tính của thực thể hay có thể được thêm vào. Ví dụ: Mã mặt hàng là thuộc tính định danh của thực thể MẶT HÀNG Biển số xe là thuộc tính định danh của thực thể XE MÁY Thuộc tính mô tả: Là các thuộc tính còn lại. Thuộc tính lặp: Là thuộc tính có nhiều giá trị.
- 4.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - LIÊN KẾT 4.2.3. Thuộc tính (attribute) Cách biểu diễn - Bằng hình elip, theo ký pháp sau: - Tên thuộc tính là danh từ
- 4.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - LIÊN KẾT 4.2.3. Thuộc tính (attribute) Ví dụ
- 4.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - LIÊN KẾT 4.2.4. Liên kết thực thể (relationship) Liên kết thực thể: Là sự kết nối có ý nghĩa giữa hai hay nhiều thực thể, phản ánh một sự ràng buộc về quản lý. Ghi chú: Liên kết thực thể cũng có thuộc tính. Các kiểu liên kết Liên kết Một – Một (1-1): Hai kiểu thực thể A, B có liên kết 1-1 với nhau nếu ứng với mỗi thể hiện thực thể trong A có một thể hiện thực thể trong B và ngược lại.
- 4.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - LIÊN KẾT 4.2.4. Liên kết thực thể (tiếp) Liên kết một – nhiều ( 1-N): Kiểu thực thể A có liên kết 1-N với kiểu thực thể B nếu ứng với mỗi thể hiện thực thể trong A có nhiều thể hiện thực thể trong B, ứng với một thể hiện thực thể trong B chỉ có một thể hiện thực thể trong A. Liên kết nhiều – nhiều (N-N). Hai kiểu thực thể A, B có liên kết N-N với nhau nếu ứng với mỗi thể hiện thực thể trong A có nhiều thể hiện thực thể trong B và ngược lại.
- 4.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - LIÊN KẾT 4.2.4. Liên kết thực thể (tiếp) Cách biểu diễn – Bằng hình thoi, bên trong ghi tên liên kết thực thể và được nối với các thực thể bằng đoạn thẳng. – Tên liên kết thực thể là động từ, chẳng hạn: là, của, có, ở, thuộc, theo,
- 4.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - LIÊN KẾT 4.2.4. Liên kết thực thể (tiếp) Bậc của liên kết thực thể Là số các thực thể tham gia vào liên kết.
- 4.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - LIÊN KẾT 4.2.4. Liên kết thực thể (tiếp) Bản số của thực thể (cardinality) Là số thể hiện thực thể của nó có thể tham gia vào một liên kết thực thể cụ thể. Ta quan tâm đến bản số nhỏ nhất và bản số lớn nhất. Cách biểu diễn như sau:
- 4.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - LIÊN KẾT 3.3.5. Xây dựng kiểu thực thể mới từ các thuộc tính lặp Những thực thể có thuộc tính lặp ta cần tách ra thành các thực thể với thuộc tính đơn. Cách thực hiện như sau: – Tách các thuộc tính lặp ra khỏi thực thể. Phần còn lại là các thuộc tính đơn của thực thể. – Xây dựng kiểu thực thể mới: Các nhóm thuộc tính lặp được tách ra kết hợp với thuộc tính định danh của thực thể trên tạo nên các thực thể mới. Xác định các thuộc tính định danh và đặt tên thích hợp cho các kiểu thực thể này. – Xác định liên kết: Liên kết giữa thực thể mới với thực thể ban đầu là liên kết 1 -N (đầu nhiều ở thực thể mới). Tên liên kết là: Có
- 4.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - LIÊN KẾT 3.3.5. Xây dựng kiểu thực thể mới từ các thuộc tính lặp Ví dụ 1:
- 4.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - LIÊN KẾT 3.3.5. Xây dựng kiểu thực thể mới từ các thuộc tính lặp Ví dụ 2:
- 4.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - LIÊN KẾT 4.2.6. Xây dựng mô hình thực thể - liên kết Đầu vào - Danh sách các hồ sơ dữ liệu sử dụng - Các mẫu hồ sơ - Các yêu cầu sử dụng bổ sung
- 4.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - LIÊN KẾT 4.2.6. Xây dựng mô hình thực thể - liên kết ( tiếp) Các bƣớc xây dựng: - Liệt kê, chính xác hóa và lựa chọn các thuộc tính - Xác định các thực thể, các thuộc tính và định danh của chúng - Xác định các liên kết thực thể và thuộc tính - Vẽ mô hình - Chuẩn hóa và rút gọn mô hình
- 4.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - LIÊN KẾT 4.2.6. Xây dựng mô hình thực thể - liên kết ( tiếp) a, Liệt kê, chính xác hóa và lựa chọn các thuộc tính Liệt kê: - Xét danh sách các hồ sơ dữ liệu. - Với mỗi hồ sơ ta ghi tên hồ sơ và các mục dữ liệu (thuộc tính) của nó - Việc liệt kê phải đảm bảo đầy đủ, không được bỏ sót. Chính xác hóa - Tên gọi mỗi thuộc tính mang đầy đủ ý nghĩa (có một nghĩa duy nhất) - Hai thuộc tính khác nhau phải có ý nghĩa khác nhau Chọn lọc - Mỗi thuộc tính cần phải đặc trưng cho một loại hồ sơ được xét - Mỗi thuộc tính chỉ được chọn một lần. - Mỗi thuộc tính phải là sơ cấp
- 4.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - LIÊN KẾT 4.2.6. Xây dựng mô hình thực thể - liên kết ( tiếp) a, Liệt kê, chính xác hóa và lựa chọn các mục tin cơ sở Công cụ sử dụng
- 4.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - LIÊN KẾT 4.2.6. Xây dựng mô hình thực thể - liên kết ( tiếp) a, Liệt kê, chính xác hóa và lựa chọn các mục tin cơ sở Trong đó: – ghi tên hồ sơ tài liệu và liệt kê các thuộc tính của nó; – viết gọn tên thuộc tính ở , phải ngắn gọn, có tính gợi ý; – đánh dấu các thuộc tính bị loại (thuộc tính dư thừa); – đánh dấu các thuộc tính được chọn của thực thể(trình bày ở mục b); – đánh dấu các thuộc tính của liên kết (trình bày ở mục c).
- 4.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - LIÊN KẾT b, Xác định các thực thể, các thuộc tính và định danh của chúng – Tìm các thuộc tính tên gọi. Mỗi thuộc tính tên gọi sẽ cho tương ứng một thực thể. – Tìm trong các thuộc tính còn lại (chưa đánh dấu) trong bảng liệt kê, những thuộc tính thực sự là của thực thể đang xét thì ghi chúng vào danh sách các thuộc tính của thực thể (cột 3 bảng 2), đồng thời đánh dấu loại (vào bảng 1) cho các thuộc tính vừa được chọn. – Xác định thuộc tính định danh trong số các thuộc tính của thực thể (xét cột 3 bảng 2). Nếu không có thuộc tính có thể làm định danh thì thêm một thuộc tính mới làm định danh. Lặp lại quá trình này để xác định các thực thể còn lại.
- 4.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - LIÊN KẾT b, Xác định các thực thể, các thuộc tính và định danh của chúng Công cụ sử dụng: (BẢNG 2) Trong đó: ghi tên thuộc tính tên gọi được xác định tại BẢNG 1. ghi tên thực thể. (Tìm tên phù cho thực thể ứng với thuộc tính tên gọi tại cột 1). Liệt kê các thuộc tính của thực thể. (Nếu không có thuộc tính định danh ta có thể thêm vào) Ghi chú cho thuộc tính định danh ở . Nếu là thuộc tính định danh có sẵn ta đánh dấu “X” còn thuộc tính định danh thêm vào ta ghi “thêm vào”.
- 4.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - LIÊN KẾT c, Xác định các liên kết thực thể và thuộc tính của nó * Tìm các liên kết thực thể tương tác - Trong các thuộc tính còn lại trong bảng liệt kê ta tìm tất cả các động từ. Nếu có một số động từ cùng chỉ một hoạt động trên thực tế thì chỉ cần chọn lấy một. - Với mỗi động từ nhận được bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây:
- 4.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - LIÊN KẾT c, Xác định các liên kết thực thể và thuộc tính của nó - Đánh dấu để loại đi các thuộc tính vừa chọn. Lặp lại quá trình này để xác định các liên kết thực thể còn lại. Để xác định các liên kết thực thể và thuộc tính của nó ta sử dụng bảng sau cho mỗi động từ tìm được:
- 4.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - LIÊN KẾT c, Xác định các liên kết thực thể và thuộc tính của nó * Tìm các liên kết thực thể dạng sở hữu hay phụ thuộc Xét từng cặp thực thể và tìm xem có mối quan hệ phụ thuộc hay sở hữu giữa chúng hay không. Mối quan hệ này thường được thể hiện bằng các động từ: thuộc, của, ở, là, Nếu cặp thực thể đang xét có tồn tại liên kết thì xem xét các thuộc tính còn lại có thuộc tính nào là thuộc tính của liên kết này thì chọn nó và đánh dấu để loại bỏ.
- 4.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - LIÊN KẾT c, Xác định các liên kết thực thể và thuộc tính của nó * Tìm các liên kết thực thể dạng sở hữu hay phụ thuộc Để xác định các liên kết thực thể dạng sở hữu hay phụ thuộc và thuộc tính của nó ta sử dụng bảng sau:
- 4.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - LIÊN KẾT d, Vẽ mô hình thực thể - liên kết - Vẽ các thực thể và các liên kết thực thể; - Nối các thực thể với liên kết thực thể mà nó tham gia; - Bố trí lại biểu đồ sao cho cân đối và có ít đường cắt nhau; - Bổ sung các thuộc tính cho thực thể và liên kết thực thể; - Gạch chân các thuộc tính định danh; - Xác định bản số của thực thể.
- 4.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - LIÊN KẾT e, Chuẩn hóa và rút gọn mô hình *, Chuẩn hóa Nếu trong mô hình có các thực thể chứa thuộc tính lặp hay thuộc tính phụ thuộc thời gian thì phải chuẩn hóa thành các thực thể với các thuộc tính đơn. *, Rút gọn mô hình Về nguyên tắc, mô hình càng ít thực thể càng tốt. Vì vậy, cần rút gọn biểu đồ trong trường hợp có thể. Thực thể trong mô hình có thể được rút gọn nếu nó có những đặc trưng sau: – Thực thể chỉ có một thuộc tính; – Liên kết mà nó tham gia là bậc hai và không có thuộc tính; – Liên kết mà nó tham gia là một – nhiều (nó ở phía một).
- 4.3. MÔ HÌNH DỮ LIỆU QUAN HỆ 4.3.1. Khái niệm Mô hình dữ liệu quan hệ là mô hình dữ liệu trong đó dữ liệu được biểu diễn dưới một dạng duy nhất đó là các quan hệ. Đặc điểm của mô hình quan hệ: – Đơn giản – Chặt chẽ – Trừu tượng hoá cao – Hạn chế được tính dư thừa dữ liệu.
- 4.3. MÔ HÌNH DỮ LIỆU QUAN HỆ 4.3.2. Một số khái niệm cơ bản Lược đồ quan hệ Quan hệ Khóa – Siêu khóa – Khóa – Khóa chính và khóa dự phòng – Khóa ngoại Phụ thuộc hàm – Định nghĩa – Hệ tiên đề Armstrong và các luật được suy ra từ hệ tiên đề Armstrong Cách xác định khóa Các dạng chuẩn – Dạng chuẩn 1 – Dạng chuẩn 2 – Dạng chuẩn 3
- 4.3. MÔ HÌNH DỮ LIỆU QUAN HỆ 4.3.3. Chuẩn hóa lược đồ quan hệ 4.3.3.1. Khái niệm chuẩn hoá Chuẩn hóa là việc tách một lược đồ quan hệ R thành các lược đồ quan hệ 3NF với phép tách không mất mát thông tin. 4.3.3.2. Phƣơng pháp chuẩn hóa – Phương pháp phân tích (phân rã) – Phương pháp tổng hợp
- 4.3. MÔ HÌNH DỮ LIỆU QUAN HỆ a, Phƣơng pháp phân tích (phân rã) Đầu vào: - Danh sách thuộc tính - Tập phụ thuộc hàm Đầu ra: Tập các lược đồ 3NF Phƣơng pháp: DS thuộc tính 1NF 2NF 3NF Công cụ: Sử dụng bảng Tài liệu/ kiểu thực thể sau:
- 4.3. MÔ HÌNH DỮ LIỆU QUAN HỆ a, Phƣơng pháp phân tích (phân rã) Cách tiến hành (1) Tách một danh sách thuộc tính thành các kiểu thực thể 1NF – Tách các nhóm thuộc tính lặp (không đơn). Phần còn lại là một kiểu thực thể 1NF. Tìm khoá của nó – Xây dựng kiểu thực thể mới: Mỗi kiểu thực thể gồm một nhóm lặp tách ra cùng với khoá của kiểu thực thể trên. Tìm khoá của kiểu thực thể này. (2) Tách một kiểu thực thể 1NF thành các kiểu thực thể 2NF – Tách các nhóm thuộc tính phụ thuộc hàm bộ phận vào khoá. Phần còn lại là một kiểu thực thể 2NF – Xây dựng các kiểu thực thể mới: Mỗi kiểu thực thể gồm các thuộc tính cùng phụ thuộc vào một tập con của khoá gộp cùng với các thuộc tính của tập con này. Khoá của kiểu thực thể mới là các thuộc tính của tập con đó.
- 4.3. MÔ HÌNH DỮ LIỆU QUAN HỆ (3) Tách một kiểu thực thể 2NF thành các kiểu thực thể 3NF: – Tách các thuộc tính phụ thuộc hàm vào các thuộc tính ngoài khoá. Phần còn lại là một kiểu thực thể 3NF – Xây dựng các kiểu thực thể mới: Mỗi kiểu thực thể gồm các thuộc tính cùng phụ thuộc hàm vào một nhóm các thuộc tính không khoá gộp cùng các thuộc tính của nhóm này. Khoá của kiểu thục thể mới là các thuộc tính của nhóm đó
- 4.3. MÔ HÌNH DỮ LIỆU QUAN HỆ Ví dụ: Hãy chuẩn hóa lƣợc đồ quan hệ trên thành các lƣợc đồ 3NF?
- 4.3. MÔ HÌNH DỮ LIỆU QUAN HỆ Bài giải
- 4.3. MÔ HÌNH DỮ LIỆU QUAN HỆ
- 4.3. MÔ HÌNH DỮ LIỆU QUAN HỆ b, Phƣơng pháp tổng hợp Đầu vào: - Danh sách thuộc tính - Tập phụ thuộc hàm Đầu ra: Tập các lược đồ 3NF Phƣơng pháp : Nhóm các thuộc tính thành các kiểu thực thể 3NF Công cụ: Sử dụng đồ thị có hướng gọi là đồ thị phụ thuộc hàm. Cách tiến hành: - Lập một đồ thị có hướng gọi là đồ thị phụ thuộc hàm + Mỗi thuộc tính là một nút + Mỗi nhóm thuộc tính là vế trái của một phụ thuộc hàm là một nút + Nếu có một phụ thuộc hàm dạng X Y, ta vẽ một cung từ X đến Y. - Loại bỏ các cung khép kín (loại các phụ thuộc hàm không trực tiếp). - Dùng hình chữ nhật để khoanh vùng các kiểu thực thể. Mỗi nút trong lấy làm khoá, gộp cùng với các con của nó lập thành một kiểu thực thể 3NF.
- 4.3. MÔ HÌNH DỮ LIỆU QUAN HỆ 4.3.4. Vẽ biểu đồ mô hình quan hệ 4.3.4.1. Xác định các liên kết a, Xây dựng ma trận thực thể/khóa xác định liên kết – Mỗi lược đồ quan hệ là một cột của ma trận – Mỗi thuộc tính khoá của một lược đồ quan hệ nào đó là một hàng của ma trận – Các ô của ma trận được xác đinh như sau: + Chữ "K" vào ô là giao của một lược đồ quan hệ với thuộc tính khoá chính của nó. + Chữ "C" vào ô là giao của một lược đồ quan hệ với thuộc tính khoá ngoại của nó.
- 4.3. MÔ HÌNH DỮ LIỆU QUAN HỆ 4.3.4. Vẽ biểu đồ mô hình quan hệ 4.3.4.1. Xác định các liên kết
- 4.3. MÔ HÌNH DỮ LIỆU QUAN HỆ 4.3.4. Vẽ biểu đồ mô hình quan hệ 4.3.4.1. Xác định các liên kết b) Rút ra các liên kết Từ ma trận trên ta rút ra các liên kết giữa các lược đồ: – Xét lần lượt từng lược đồ quan hệ – Các ô "K" được xác định, nhìn vào các ô khác trên cùng dòng. Nếu gặp ô “K” hoặc “C” thì xác định một liên kết. – Xác định kiểu liên kết: Nếu trên cột của lược đồ đang xét chỉ chứa một giá trị “K” duy nhất thì lược đồ ở đầu “Một”; còn lại, lược đồ ở đầu “Nhiều”. (Liên kết Nhiều – Nhiều được loại bỏ)
- 4.3. MÔ HÌNH DỮ LIỆU QUAN HỆ 4.3.4. Vẽ biểu đồ mô hình quan hệ 4.3.4.2. Vẽ biểu đồ
- 4.3. MÔ HÌNH DỮ LIỆU QUAN HỆ 4.3.4. Vẽ biểu đồ mô hình quan hệ 4.3.4.1. Xác định các liên kết Ví dụ:
- 4.4. Chuyển các thực thể và liên kết thực thể sang các lƣợc đồ quan hệ 4.4.1. Chuyển các thực thể
- 4.4. Chuyển các thực thể và liên kết thực thể sang các lƣợc đồ quan hệ 4.4.2. Chuyển các liên kết thực thể – Nếu là liên kết bậc 2, dạng Một – Nhiều và không có thuộc tính riêng: Bổ sung khóa của lược đồ quan hệ tương ứng với thực thể bên Một vào lược đồ quan hệ tương ứng với thực thể bên Nhiều để trở thành khóa ngoại của lược đồ quan hệ này; – Nếu là liên kết bậc 2, dạng Một – Một và không có thuộc tính riêng: Chỉ cần chọn một trong hai thực thể làm bên nhiều và thực hiện như trường hợp trên; – Các trường hợp còn lại, chỉ cần tạo ra 1 lược đồ quan hệ mới với tập thuộc tính là các thuộc tính định danh của các thực thể tham gia vào liên kết và các thuộc tính của liên kết. Xác định khóa cho lược đồ quan hệ mới.
- 4.5. Xây dựng mô hình dữ liệu logic 4.5.1. Từ mô hình thực thể - liên kết Đầu vào: Mô hình thực thể liên kết Đầu ra: Biểu đồ mô hình quan hệ Các bƣớc tiến hành: – Chuyển các thực thể và liên kết thực thể sang các lược đồ quan hệ – Chuẩn hóa các lược đồ quan hệ nhận được (nếu chưa ở 3NF) – Tích hợp các lược đồ quan hệ nhận được Loại đi những lược đồ quan hệ trùng nhau Gộp các lược đồ quan hệ có cùng khóa. Sau khi gộp cần kiểm tra lại dạng chuẩn của lược đồ quan hệ vừa gộp và có thể chuẩn hóa nếu cần thiết. – Vẽ biểu đồ mô hình quan hệ và xác định bản số của liên kết.
- 4.5. Xây dựng mô hình dữ liệu logic 4.5.2. Từ danh sách hồ sơ tài liệu sử dụng Đầu vào: các hồ sơ tài liệu sử dụng Đầu ra: Biểu đồ mô hình quan hệ Cách tiến hành: Bước 1: Thành lập danh sách thuộc tính xuất phát Danh sách xuất phát có thể được xây dựng từ một hay một số hồ sơ tài liệu sử dụng (nếu chúng có quan hệ logic với nhau) Bước 2: Tu chỉnh lại danh sách xuất phát – Loại bỏ các tên đồng nghĩa – Loại bỏ các thuộc tính tính toán. – Loại bỏ các thuộc tính tích luỹ – Thay thế các thuộc tính không đơn bởi các thuộc tính đơn.
- 4.5. Xây dựng mô hình dữ liệu logic 4.5.2. Từ danh sách hồ sơ tài liệu sử dụng Bước 3: Xác các phụ thuộc hàm trên danh sách thuộc tính Bước 4: Chuẩn hoá Sử dụng bảng tài liệu/ kiểu thực thể Bước 5: Lặp lại các bước từ 1 đến 4 trên các hồ sơ tài liệu sử dụng khác. Bước 6: Tích hợp các lược đồ nhận được Bước 7: Xác định các mối liên kết (sử dụng ma trận thực thể/ khóa) Bước 8: Vẽ biểu đồ mô hình quan hệ