Hệ thống thông tin - Chương 3: Mô hình hoá nghiệp vụ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống thông tin - Chương 3: Mô hình hoá nghiệp vụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- he_thong_thong_tin_chuong_3_mo_hinh_hoa_nghiep_vu.pdf
Nội dung text: Hệ thống thông tin - Chương 3: Mô hình hoá nghiệp vụ
- Chương 3: MÔ HÌNH HOÁ NGHIỆP VỤ Khái niệm về mô hình hóa nghiệp vụ Biểu đồ ngữ cảnh Biểu đồ phân cấp chức năng Ma trận thực thể - chức năng Biểu đồ luồng dữ liệu
- 3.1. KHÁI NIỆM VỀ MÔ HÌNH NGHỆP VỤ Mô hình nghiệp vụ là một mô tả các chức năng của hệ thống (doanh nghiệp) và mối quan hệ bên trong giữa các chức năng đó cũng như các mối quan hệ của chúng với môi trường bên ngoài. Mô hình nghiệp vụ được thể hiện bằng nhiều dạng khác nhau. Mỗi một dạng mô tả một khía cạnh của hoạt động nghiệp vụ. Tất cả các dạng đó cho ta một cách nhìn toàn cảnh về hoạt động nghiệp vụ của hệ thống. Các dạng thể hiện đó gồm: Biểu đồ ngữ cảnh của hệ thống Biểu đồ phân cấp chức năng Mô tả chi tiết chức năng lá Ma trận thực thể dữ liệu - chức năng Biểu đồ hoạt động Biểu đồ luồng dữ liệu
- 3.2. BIỂU ĐỒ NGỮ CẢNH Biểu đồ ngữ cảnh cho ta một cái nhìn khái quát về hệ thống trong môi trường của nó. Các yếu tố môi trường ở đây chính là các tác nhân ngoài tương tác với hệ thống về mặt thông tin. Việc xây dựng biểu đồ ngữ cảnh chính là việc xác định các tác nhân ngoài và các luồng thông tin từ các tác nhân ngoài vào hệ thống cũng như từ hệ thống đến tác nhân ngoài. Các thành phần trong biểu đồ ngữ cảnh gồm: – Một chức năng duy nhất mô tả toàn hệ thống (trong đó có tên hệ thống) – Các tác nhân ngoài – Các luồng thông tin từ các tác nhân ngoài vào hệ thống và ngược lại.
- 3.2. BIỂU ĐỒ NGỮ CẢNH (tiếp)
- 3.2. BIỂU ĐỒ NGỮ CẢNH (tiếp)
- 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG 3.3.1. Các khái niệm Chức năng xử lý được hiểu là một tập các công việc mà tổ chức cần thực hiện trong hoạt động của nó. Khái niệm chức năng là khái niệm logic, tức là chỉ nói đến tên công việc cần làm và mối quan hệ phân mức giữa chúng mà không chỉ ra công việc được làm như thế nào. Chức năng được xem xét ở các mức độ từ tổng hợp đến chi tiết sắp theo thứ tự sau: – Một lĩnh vực hoạt động; – Một hoạt động – Một nhiệm vụ – Một hành động.
- 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.1. Các khái niệm (tiếp) Biểu đồ phân cấp chức năng là một biểu đồ hình cây trong đó mỗi nút là một chức năng. Quan hệ giữa các chức năng ở hai mức kế tiếp là quan hệ bao hàm. Các thành phần của biểu đồ: + Chức năng: Được biểu diễn bằng hình chữ nhật, trong đó có ghi tên chức năng. Tên chức năng thường là động từ kèm bổ ngữ . Ví dụ: + Kết nối: Kết nối giữa các chức năng phân cấp được biểu diễn bằng đoạn thẳng hay đường gấp khúc.
- 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.1. Các khái niệm (tiếp)
- 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.2. Ý nghĩa của mô hình – Biểu đồ phân cấp chức năng được xây dựng dần cùng với quá trình khảo sát hệ thống từ trên xuống giúp cho việc nắm hiểu hệ thống và định hướng cho hoạt động khảo sát tiếp theo; – Nó cho phép xác định phạm vi các chức năng cần nghiên cứu hay miền cần nghiên cứu của hệ thống; – Nó cho thấy vị trí của mỗi công việc trong toàn hệ thống, tránh sự trùng lặp, giúp phát hiện các chức năng còn thiếu; – Nó là một cơ sở để cấu trúc hệ thống chương trình sau này.
- 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.3. Cách xây dựng a, Phương pháp *, Từ trên xuống Trong quá trình tiếp cận một tổ chức theo phương pháp từ trên xuống, ta nhận được thông tin về các chức năng từ mức gộp (do lãnh tạo cung cấp) đến mức chi tiết (do các bộ phận chức năng cung cấp). Cách phân chia này phù hợp với sự phân công các công việc cho các bộ phận chức năng cũng như cho các nhân viên của một tổ chức. Cách phân chia này thường theo nguyên tắc sau: – Việc thực hiện tất cả các chức năng ở mức dưới trực tiếp phải đảm bảo thực hiện được chức năng ở mức trên đã phân rã ra chúng (tính đầy đủ). – Mỗi chức năng được phân rã phải là một bộ phận thực sự tham gia thực hiện chức năng đã phân rã ra nó (tính thực chất).
- 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.3. Cách xây dựng a, Phương pháp *, Từ dưới lên Đối với một lĩnh vực hay một phạm vi nghiên cứu không lớn, đôi khi người ta có thể biết ngay được mọi công việc chi tiết. Trong trường hợp này việc xây dựng biểu đồ phân cấp chức năng có thể theo hướng ngược lại, từ dưới lên. Bằng cách nhóm dần các chức năng chi tiết từ dưới lên trên theo từng nhóm một cách thích hợp và gán cho nó những cái tên tương ứng.
- 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.3. Cách xây dựng (tiếp) b, Nguyên tắc – Không nên phân rã biểu đồ quá 6 mức – Ở mỗi mức, các chức năng cùng mức sắp xếp trên cùng một hàng, cùng một dạng. Ở mức cuối cùng của biểu đồ các chức năng thuộc cùng một mức và của cùng một chức năng ta có thể sắp theo hàng dọc. – Biểu đồ cần bố trí cân đối, rõ ràng để dễ kiểm tra, theo dõi. – Mỗi chức năng có một tên duy nhất, các chức năng khác nhau tên phải khác nhau. Tên chức năng cần phản ánh được nội dung công việc thực tế mà tổ chức thực hiện và người sử dụng quen dùng nó.
- 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.3. Cách xây dựng (tiếp) c, Mô tả chi tiết chức năng lá Đối với mỗi chức năng lá (mức thấp nhất) trong biểu đồ cần mô tả trình tự và cách thức tiến hành nó bằng lời và có thể sử dụng biểu đồ hay một hình thức nào khác (biểu đồ hoạt động, cây quyết định, ). Mô tả thường bao gồm các nội dung sau: – Tên chức năng – Các sự kiện kích hoạt (khi nào? cái gì dẫn đến? điều kiện gì?) – Quy trình thực hiện (nếu có nhiều công việc nhỏ liên quan) – Yêu cầu giao diện cần thể hiện (nếu có) – Dữ liệu vào (các hồ sơ sử dụng ban đầu) – Công thức (thuật toán) tính toán sử dụng (nếu có) – Dữ liệu ra (các báo cáo hay kiểm tra cần đưa ra) – Qui tắc nghiệp vụ cần tuân thủ.
- 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.4. Các dạng của biểu đồ phân cấp chức năng a, Dạng chuẩn Dạng chuẩn được sử dụng để mô tả các chức năng cho một miền kháo sát (hay một hệ thống nhỏ). Biểu đồ dạng chuẩn là biểu đồ hình cây ở mức cao nhất chỉ gồm một chức năng, gọi là "chức năng gốc" hay "chức năng đỉnh" . Những chức năng ở mức dưới cùng (thấp nhất) gọi là "chức năng lá".
- 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.4. Các dạng của biểu đồ phân cấp chức năng a, Dạng chuẩn (tiếp) Ví dụ:
- 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.4. Các dạng của biểu đồ phân cấp chức năng (tiếp) b, Biểu đồ dạng công ty Dạng này được sử dụng để mô tả tổng thể toàn bộ chức năng của một tổ chức có qui mô lớn. Gồm ít nhất hai biểu đồ trở lên: – Một "biểu đồ gộp" mô tả toàn bộ công ty với các chức năng thuộc mức gộp (từ hai đến ba mức). – Các biểu đồ còn lại là các "biểu đồ chi tiết" dạng chuẩn để chi tiết hóa mỗi chức năng lá của biểu đồ gộp. (thường tương ứng với các chức năng của mỗi bộ phận)
- 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.4. Các dạng của biểu đồ phân cấp chức năng (tiếp) b, Biểu đồ dạng công ty (tiếp) Khi bắt đầu khảo sát, ta có một chức năng bao trùm toàn tổ chức và chức năng gộp do các bộ phận của tổ chức thực hiện. Khi mô tả những chức năng này, được một biểu đồ mức gộp. Khi tổ chức có nhiều bộ phận, người ta sử dụng cách biểu diễn biểu đồ ở dạng bảng. Trong cách biểu diễn này mỗi chức năng được mô tà trên một dòng, và hai chức năng ở hai mức khác nhau được sắp ở những cột khác nhau phân biệt ở vị trí lề bên trái của nó.
- 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) 3.3.4. Các dạng của biểu đồ phân cấp chức năng (tiếp) b, Biểu đồ dạng công ty (tiếp) Trên thực tế, người ta không chi tiết hóa ngay tất cả các chức năng đến mức thấp nhất của biểu đồ. – Thứ nhất, đó là việc làm rất tốn kém; – Thứ hai, thật sự không cần thiết phải xây dựng HTTT cho mọi bộ phận chức năng của tổ chức.
- 3.3. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG (tiếp) b, Biểu đồ dạng công ty (tiếp) Ví dụ:
- 3.4. MA TRẬN THỰC THỂ - CHỨC NĂNG Mục đích: Khi khảo sát, ta thu được các thực thể dữ liệu và các chức năng của tổ chức. Để tiếp tục, ta cần phải xem xét những dữ liệu nào là thực sự cần thiết cho các chức năng và các chức năng nào là có tác động lên các dữ liệu.
- 3.4. MA TRẬN THỰC THỂ-CHỨC NĂNG (tiếp) Cách xây dựng: – Mỗi cột ứng với một thực thể dữ liệu. Các thực thể dữ liệu là các hồ sơ và các tài liệu thu thập được trong quá trình khảo sát. – Mỗi dòng ứng với một chức năng. Các chức năng này thường là chức năng ở mức tương đối chi tiết, nhưng không phải mức lá. (Vì nếu sử dụng mức lá thì số chức năng là quá nhiều. Mặt khác, nếu sử dụng các chức năng quá gộp thì khó nhận thấy được tác động của chức năng đến các thực thể) – Ở mỗi ô giao giữa một chức năng và một thực thể ta đánh dấu bằng một chữ R, U hay C.
- 3.4. MA TRẬN THỰC THỂ-CHỨC NĂNG (tiếp) Nguyên tắc đánh dấu các ô trong ma trận: Chữ R, nếu chức năng dòng đọc (Read) dữ liệu thực thể cột Chữ C, nếu chức năng dòng tạo (Create) mới dữ liệu trong thực thể cột Chữ U, nếu chức năng dòng thực hiện việc cập nhật (Update: , thêm, sửa, xóa) dữ liệu trong thực thể cột. Nếu chức năng dòng thực hiện nhiều thao tác khác nhau lên thực thể cột thì chọn thao tác mạnh nhất theo thứ tự sau: C, U, R.
- 3.4. MA TRẬN THỰC THỂ-CHỨC NĂNG (tiếp) Với ma trận thực thể dữ liệu - chức năng, nó cho phép phát hiện những thực thể hay chức năng cô lập: – Nếu một dòng ứng với một chức năng không chứa một ô nào được đánh dấu, thì chức năng đó hoặc không phải là một tiến trình thông tin (không có tác động lên dữ liệu), hoặc đánh dấu sót hoặc khảo sát đã bỏ sót thực thể dữ liệu. – Nếu một cột nào không chứa một ô được đánh dấu thì hoặc là khảo sát thiếu chức năng, hoặc đánh dấu sót, hoặc thực thể là không cần thu thập và có thể bỏ đi.
- 3.4. MA TRẬN THỰC THỂ-CHỨC NĂNG (tiếp) Những phát hiện trên đây cho phép ta: - Xem xét, bổ sung những khiếm khuyết trong khảo sát; - Loại bỏ những chức năng hay thực thể thừa (Trong một số trường hợp có thể phải chọn chức năng mức thấp hơn để tìm ra mối quan hệ của chức năng và thực thể) Kết luận: Ma trận nhận được cuối cùng cho ta biết mối quan hệ giữa các chức năng được xét và các hồ sơ dữ liệu. Ma trận thực thể - chức năng sau khi đã bỏ đi các dòng và các cột không đựơc đánh dấu sẽ sử dụng như một dạng mô tả trong mô hình nghiệp vụ. Nó là một đầu vào để xác định các luồng dữ liệu trong biểu đồ luồng dữ liệu.
- 3.4. MA TRẬN THỰC THỂ-CHỨC NĂNG (tiếp) Ví dụ:
- 3.5. BIỂU ĐỒ HOẠT ĐỘNG Có những hoạt động có nhiều công việc khác nhau và do nhiều bộ phận khác nhau thực hiện và có thể sử dụng và đưa ra nhiều tài liệu khác nhau. Để mô tả những hoạt động như vậy, ta thường dùng biểu đồ hoạt động để mô tả tình huống này.
- 3.5. BIỂU ĐỒ HOẠT ĐỘNG (tiếp) Các thành phần của biểu đồ hoạt động
- 3.5. BIỂU ĐỒ HOẠT ĐỘNG (tiếp) Ví dụ:
- 3.6. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (Data Flow Diagram - DFD) Biểu đồ luồng dữ liệu là phương tiện diễn tả các chức năng của hệ thống trong mối quan hệ trước sau của tiến trình xử lý và việc trao đổi thông tin giữa các chức năng. Biểu đồ luồng dữ liệu giúp ta thấy đằng sau những gì thực tế xảy ra trong hệ thống, làm rõ các chức năng và thông tin cần thiết cho nó.
- 3.6. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (tiếp) Các loại biểu đồ luồng dữ liệu gồm: Biểu đồ ngữ cảnh: mô tả hệ thống và môi trường của nó Biểu đồ luồng dữ liệu vật lý của hệ thống hiện thời: mô tả hệ thống hiện thời, chỉ ra các cái vào, cái ra của nó và các công cụ, phương tiện đang được sử dụng để thực hiện các chức năng. Biểu đồ luồng dữ liệu lôgic của hệ thống hiện thời: chỉ ra các chức năng xử lý dữ liệu và các dữ liệu, bỏ qua những yếu tố vật lý (bao gồm con người, phương tiện thực hiện chức năng) Biểu đồ luồng dữ liệu lôgic cho hệ thống mới: biểu diễn các chức năng xử lý và các dữ liệu trong hệ thống mới mà chưa tính đến phương tiện để thực hiện chúng. Biểu đồ luồng hệ thống của hệ thống cần xây dựng: là sản phẩm thiết kế cần xây dựng cho hệ thống mới.
- 3.6. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (tiếp) 3.6.1. Các thành phần của biểu đồ luồng dữ liệu Các thành phần của biểu đồ: Chức năng xử lý (Process). Luồng dữ liệu (Data Flows). Kho dữ liệu (Data store). Tác nhân ngoài (External Entity/ Actor).
- 3.6. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (tiếp) Các ký pháp chuẩn được dùng để biểu diễn biểu đồ luồng dữ liệu
- 3.6. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (tiếp) a, Các chức năng xử lý Diễn tả các thao tác, nhiệm vụ hay tiến trình xử lý nào đó. Tính chất quan trọng của chức năng là biến đổi thông tin, nghĩa là nó phải làm thay đổi thông tin đầu vào theo một cách nào đó như tổ chức lại, bổ sung, tạo ra dữ liệu mới, để đưa ra thông tin đầu ra. Tên chức năng là động từ kết hợp với bổ ngữ. b, Luồng dữ liệu Là luồng thông tin vào hay ra một chức năng xử lý. Tên của luồng là một danh từ, kèm thêm tính ngữ nếu cần, phản ánh nội dung của dữ liệu được chuyển giao.
- 3.6. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (tiếp) c, Kho dữ liệu Một kho dữ liệu bao gồm các dữ liệu được lưu giữ lại trong một khoảng thời gian để các chức năng xử lý. Chúng có thể là các hồ sơ tài liệu lưu trữ trong văn phòng, hoặc các tệp lưu trữ trên máy tính. Tên kho là một danh từ kèm theo tính ngữ nếu cần, phản ánh nội dung dữ liệu được lưu trữ.(Không sử dụng tên kho là "Tệp"). d, Tác nhân Diễn tả một người, một nhóm người, một tổ chức hay một hệ thống khác ngoài hệ thống nhưng có sự trao đổi thông tin với hệ thống. Sự có mặt của các nhân tố này giúp chỉ ra giới hạn của hệ thống, và định rõ mối quan hệ của hệ thống với bên ngoài. Tên của tác nhân ngoài là một danh từ.
- 3.6. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (tiếp) 3.6.2. Phát triển các biểu đồ luồng dữ liệu của hệ thống – Phát triển mô hình mô tả các quá trình xử lý nghiệp vụ bao gồm việc xây dựng một loạt các biểu đồ luồng dữ liệu khác nhau. Mỗi biểu đồ luồng dữ liệu cho ta một cách nhìn nhận quá trình nghiệp vụ theo một góc độ nhất định: theo cách nhìn vật lý hay lôgic, hoặc theo cách nhìn tổng thể hay chi tiết.
- 3.6. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (tiếp) 3.6.2.1. Các loại biểu đồ luồng dữ liệu khác nhau Có 5 loại biểu đồ luồng dữ liệu khác nhau thường được sử dụng trong quá trình phát triển hệ thống như đã chỉ ra ở trên. – Trong biểu đồ luồng dữ liệu vật lý của hệ thống hiện thời, phần thứ ba trong mỗi chức năng có thể ghi tên người hay tên của phương tiện thực hiện chức năng đó, tức là tên của "công nghệ" được sử dụng để xử lý dữ liệu. Ví dụ: Việc xây dựng biểu đồ luồng dữ liệu vật lý của hệ thống hiện thời giúp ta nắm, hiểu được hệ thống nghiệp vụ của tổ chức. Nhờ vậy mà đặc tả yêu cầu của nó chính xác hơn.
- 3.6. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (tiếp) 3.6.2.1. Các loại biểu đồ luồng dữ liệu khác nhau (tiếp) – Để có được biểu đồ luồng dữ liệu lôgic của hệ thống hiện thời, ta chỉ cần bỏ đi các yếu tố vật lý từ biểu đồ luồng dữ liệu vật lý hiện thời và chỉ giữ lại những gì là phần cốt yếu (lôgic) của hệ thống, đó là các dữ liệu, các xử lý và các mối quan hệ bản chất giữa chúng. Vì các mối quan hệ logic ở đây (thể hiện qua các luồng dữ liệu) không phụ thuộc vào bất kỳ yếu tố vật lý nào, do đó ta có thể xem xét để cấu trúc lại nó một cách hợp lý, chỉ cần đảm bảo tính logic của nghiệp vụ.
- 3.6. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (tiếp) 3.6.2.1. Các loại biểu đồ luồng dữ liệu khác nhau (tiếp) – Biểu đồ luồng dữ liệu lôgic của hệ thống mới nhận được bằng cách bổ sung thêm vào biểu đồ luồng dữ liệu lôgic của hệ thống hiện thời những yếu tố cần thiết để đáp ứng được mọi yêu cầu xử lý thông tin đã được xác định cho hệ thống mới. Biểu đồ luồng dữ liệu lôgic của hệ thống mới có thể giống biểu đồ luồng dữ liệu lôgic của hệ thống hiện thời nếu không có yêu cầu mới được đặt ra. Thông thường nó được bổ sung các chức năng mới, các dữ liệu mới cùng các mối quan hệ phát sinh và bỏ đi những gì đã trở nên không cần thiết.
- 3.6. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (tiếp) 3.6.2.1. Các loại biểu đồ luồng dữ liệu khác nhau (tiếp) – Cuối cùng, biểu đồ luồng dữ liệu vật lý cho hệ thống mới (còn gọi là biểu đồ luồng hệ thống) sẽ biểu diễn hệ thống vật lý cần triển khai cho hệ thống mới. Nó phản ảnh quyết định của các nhà phân tích và thiết kế về các giải pháp được lựa chọn áp dụng cho hệ thống mới.
- 3.6. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (tiếp) 3.6.2.2. Biểu đồ luồng dữ liệu ngữ cảnh Để xây dựng biểu đồ ngữ cảnh của hệ thống ta cần: - Xác định tất cả các tác nhân ngoài của hệ thống; - Xác định các luồng dữ liệu giữa hệ thống với các tác nhân ngoài; - Vẽ biểu đồ với một chức năng duy nhất mô tả toàn hệ thống. Ghi chú: Nên vẽ biểu đồ sao cho các luồng chỉ đi từ trái sang phải hay từ trên xuống dưới theo trình tự thời gian diễn ra.
- 3.6. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (tiếp) 3.6.2.2. Biểu đồ luồng dữ liệu ngữ cảnh (tiếp) Ví dụ:
- 3.6. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (tiếp) 3.6.2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức 0 (mức đỉnh) a, Dữ liệu đầu vào: - Biểu đồ luồng dữ liệu ngữ cảnh; - Biểu đồ phân cấp chức năng; - Danh sách các hồ sơ dữ liệu sử dụng; - Ma trận thực thể - chức năng; - Các mô tả khác của tiến trình nghiệp vụ (ví dụ: đặc tả chức năng xử lý, biểu đồ hoạt động, ).
- 3.6. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (tiếp) 3.6.2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức 0 (tiếp) b, Cách xây dựng: 1. Thay thế chức năng duy nhất của biểu đồ ngữ cảnh bằng các chức năng con tương ứng với các chức năng mức hai trong biểu đồ phân cấp chức năng; 2. Giữ nguyên toàn bộ các tác nhân ngoài và các luồng dữ liệu trong biểu đồ ngữ cảnh và chuyển sang biểu đồ luồng dữ liệu mức 0. Tuy nhiên, cần đặt lại đầu mút của các luồng phía hệ thống ứng với các chức năng con mới thêm vào;
- 3.6. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (tiếp) 3.6.2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức 0 (tiếp) 3. Thêm vào: Các kho dữ liệu tương ứng với các hồ sơ dữ liệu từ danh sách các hồ sơ dữ liệu sử dụng; Các luồng dữ liệu từ các chức năng đến các kho (dựa vào các ô đánh dấu trong Ma trận thực - thể chức năng); Các luồng dữ liệu giữa các chức năng (dựa trên các mô tả khác của tiến trình nghiệp vụ).
- 3.6. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (tiếp)
- 3.6. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (tiếp)
- 3.6. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (tiếp) 3.6.2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức 0 (tiếp) Ví dụ:
- 3.6. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (tiếp) 3.6.2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức i (i>0) a, Dữ liệu đầu vào: – Biểu đồ luồng dữ liệu mức i-1; – Biểu đồ phân cấp chức năng; – Mô tả các chức năng lá và biểu đồ hoạt động (nếu có).
- 3.6. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (tiếp) 3.6.2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức i (tiếp) b, Cách xây dựng: Quá trình làm mịn biểu đồ luồng dữ liệu mức i-1 có thể mô tả như sau: Đối với mỗi chức năng trong biểu đồ luồng dữ liệu mức i-1 mà có thể phân chia thành các chức năng nhỏ hơn (tức là không tương ứng với chức năng lá trong biểu đồ phân cấp chức năng) ta sẽ phân rã thành một biểu đồ luồng dữ liệu ở mức i theo cách sau: 1. Thay thế chức năng được xét trong biểu đồ luồng dữ liệu mức i-1 bằng các chức năng con tương ứng với các chức năng của mức tương ứng trong biểu đồ phân cấp chức năng;
- 3.6. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (tiếp) 3.6.2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức i (tiếp) 2. Giữ nguyên toàn bộ các tác nhân ngoài, các kho dữ liệu và các luồng dữ liệu liên quan với chức năng được xét trong biểu đồ luồng dữ liệu mức i-1 và chuyển chúng sang biểu đồ luồng dữ liệu mức i. Tuy nhiên, cần đặt lại các đầu mút của các luồng dữ liệu vào các chức năng con mới thêm vào một cách thích hợp. Chú ý rằng: Nếu có một chức năng khác liên quan đến chức năng đang được xét thì phải thay nó bằng một tác nhân ngoài trong biểu đồ mới mức i. 3. Thêm vào các luồng dữ liệu giữa các chức năng con (dựa trên các mô tả khác của tiến trình nghiệp vụ).
- 3.6. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (tiếp) 3.6.2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức i (tiếp) Ví dụ: Xây dựng biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 cho chức năng “Nhận xe”
- 3.6. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (tiếp) 3.6.2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức i (tiếp)
- 3.6. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (tiếp) 3.6.2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức i (tiếp) Ví dụ:
- 3.6. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (tiếp) 3.6.3. Chuyển biểu đồ luồng dữ liệu vật lý sang biểu đồ lôgic Việc chuyển biểu đồ luồng dữ liệu vật lý sang biểu đó luồng dữ liệu lôgic được tiến hành sau khi đã phân tích và hoàn thiện các biểu đồ luồng dữ liệu vật lý. Ta xét lần lượt các biểu đồ cơ sở, mỗi biểu đồ tiến hành các bước sau: – Xác định các chức năng thiết yếu của nó cần để thực hiện chức năng mức trên của biểu đồ này; – Xác định các kho là những hồ sơ dữ liệu cần thiết cho việc thực hiện các chức năng.
- 3.6. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (tiếp) 3.6.3. Chuyển biểu đồ luồng dữ liệu vật lý sang biểu đồ lôgic – Cấu trúc lại biểu đồ với các chức năng và kho dữ liệu đã chọn sao cho: Đảm bảo thực hiện được các chức năng yêu cầu Bố trí lại các luồng dữ liệu bằng cách liên kết các chức năng sao cho số luồng dữ liệu sử dụng là ít nhất Thay các luồng dữ liệu giữa các chức năng bằng các luồng dữ liệu liên kết giữa chức năng và kho nếu có thể. – Loại bỏ các yếu tố vật lý: các phương tiện, phương thức thực hiện chức năng, các giá mang tin (sổ sách, đĩa từ, )
- 3.6. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (tiếp) Ví dụ: Chuyển biểu đồ luồng dữ liệu vật lý sang biểu đồ logic cho chức năng “1.0 Nhận xe” “Đã ghi số”
- 3.6. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (tiếp) Một số chú ý khi xây dựng biểu đồ luồng dữ liệu: – Mỗi chức năng xử lý chỉ vẽ một lần. Tác nhân và kho dữ liệu có thể được vẽ lặp lại; – Luồng dữ liệu vào của một chức năng cần khác với luồng ra của nó. Nguyên tắc này nhấn mạnh rằng, các dữ liệu qua một chức năng phải có thay đổi. Ngược lại, chức năng là không cần thiết vì không tác động gì đến các luồng thông tin đi qua nó; – Đối với một chức năng xử lý phải có ít nhất một luồng vào và một luồng ra;
- 3.6. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (tiếp) Một số chú ý khi xây dựng biểu đồ luồng dữ liệu: – Không có luồng dữ liệu từ một chức năng xử lý đến chính nó; – Luồng dữ liệu phải bắt đầu hoặc kết thúc tại một chức năng (hoặc cả 2); – Luồng dữ liệu ra vào kho không cần ghi tên; – Mỗi biểu đồ luồng dữ liệu không nên quá nhiều chức năng: 7 2 chức năng.
- 3.6. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (tiếp) 3.6.4. Sử dụng biểu đồ luồng dữ liệu để phân tích Biểu đồ luồng dữ liệu là một công cụ đa năng để mô hình hóa tiến trình nghiệp vụ cho cả hệ thống hiện tại cũng như hệ thống mới ở cả dạng logic và dạng vật lý. Nó được sử dụng để phân tích độ "chênh" khi phát triển các mô hình tiến trình nghiệp vụ; Qua đó nhà phân tích phát hiện ra sự khác biệt giữa các biểu đồ luồng dữ liệu của hệ thống hiện thời và của hệ thống mới hay sự khác biệt ngay trong một biểu đồ luồng dữ liệu trong khi xây dựng và hoàn thiện nó. Khi so sánh và phân tích sự khác biệt giữa chúng cho phép ta hoàn thiện biểu đồ.
- 3.6. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (tiếp) 3.6.4. Sử dụng biểu đồ luồng dữ liệu để phân tích Khi một biểu đồ luồng dữ liệu đã đầy đủ bằng cách kiểm tra các chi tiết của nó dựa trên các quy tắc vẽ biểu đồ và quy trình nghiệp vụ ta có thể phát hiện ra luồng dữ liệu dư thừa: những dữ liệu được thu thập mà không sử dụng, các dữ liệu đã cập nhật ở nhiều nơi hay sự không hợp lý của mô hình liên quan đến sự vi phạm các quy tắc vẽ biểu đồ luồng dữ liệu. Việc so sánh các biểu đồ luồng dữ liệu lôgic khác nhau cho phép xác định một số các phần tử cần được thảo luận trong khi đánh giá về yêu câu của hệ thống. Biểu đồ luồng dữ liệu lôgic của hệ mới có thể được sử dụng làm cơ sở lựa chọn các chiến lược thiết kế vật lý cho hệ thống mới.
- BÀI TẬP 1. Hãy xác định và giải thích những vi phạm quy tắc về biểu đồ luồng dữ liệu của các biểu đồ sau:
- BÀI TẬP
- BÀI TẬP 2. Hãy chỉ ra chỗ sai sót trong các biểu đồ sau: