Giới thiệu thị trường Hoa Kỳ - Phần 2

pdf 131 trang Đức Chiến 05/01/2024 700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giới thiệu thị trường Hoa Kỳ - Phần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgioi_thieu_thi_truong_hoa_ky_phan_2.pdf

Nội dung text: Giới thiệu thị trường Hoa Kỳ - Phần 2

  1. PHẦN IV MỘT SỐ LUẬT ĐIỀU TIẾT THƢƠNG MẠI Hoa Kỳ có khá nhiều luật và điều luật điều tiết thương mại. Đáng chú ý là Luật chống bán phá giá, Luật chống trợ giá, Điều 201 Luật thương mại năm 1974 về các hành động tự vệ, Điều 337 Luật thuế quan năm 1930 về chống cạnh tranh không công bằng và vi phạm quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ, Điều 301 Luật Thương mại năm 1974 về tiếp cận thị trường và một số điều luật khác. 1. Mục đích của điều tiết thƣơng mại Trên danh nghĩa, mục đích của tất cả các luật điều tiết thương mại của Hoa Kỳ là nhằm chống lại sự cạnh tranh không công bằng của hàng nhập khẩu với hàng sản xuất trong nước. Tuy nhiên, trên thực tế, tất cả những luật này được soạn thảo và thông qua dưới sức ép của các doanh nghiệp trong nước vì lợi ích của họ, nhằm hạn chế cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài tại thị trường Hoa Kỳ để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước. Điều tiết thương mại đã trở thành công cụ để các công ty Hoa Kỳ sử dụng thường xuyên phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh của mình. Ở nhiều nước khác, các công ty thường ít chú ý tới các thủ tục pháp lý. Trái lại, ở Hoa Kỳ, các công ty thường coi các thủ tục pháp lý là một công cụ cạnh tranh. Ở Hoa Kỳ, đứng đầu bộ phận pháp lý (General Counsel) là một chức vụ quan trọng trong công ty và người nắm giữ chức vụ này rất dễ được đề bạt lên làm tổng giám đốc điều hành. Hầu hết các trường dạy về kinh doanh ở Hoa Kỳ đều yêu cầu học sinh học thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) phải học một môn bắt buộc là quan hệ giữa chính phủ và doanh nghiệp. Học sinh được dạy các tình huống cho thấy các thủ tục pháp lý, kể cả các trường hợp điều tiết thương mại như là chống bán phá giá, có thể được sử dụng làm vũ khí cạnh tranh như thế 134
  2. nào. Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi các công ty Hoa Kỳ nằm trong số những doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất các luật điều tiết thương mại. 2. Mức độ sử dụng các luật điều tiết thƣơng mại 2.1. Luật Chống bán phá giá và Luật Chống trợ giá Trong số những luật và điều luật điều tiết thương mại kể trên, Luật Chống bán phá giá được sử dụng phổ biến nhất, tiếp theo là Luật Chống trợ giá. Lý do chính mà các công ty Hoa Kỳ sử dụng nhiều luật chống bán phá giá hơn luật chống trợ giá là các vụ điều tra theo luật chống bán phá giá thường dẫn đến mức thuế cao hơn. Theo thống kê của Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC), trong giai đoạn từ 01 tháng 01 năm 1980 đến 31 tháng 12 năm 2001, Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra 910 vụ kiện bán phá giá vào nước này, trung bình 41 vụ/năm, trong đó đã áp thuế chống bán phá giá đối với 399 vụ. Cũng trong thời gian này, có 340 vụ được điều tra theo Luật chống trợ giá, trung bình 15 vụ/năm, trong đó 153 vụ bị áp thuế chống trợ giá. Số lượng các vụ kiện bán phá giá hoặc trợ giá tăng hoặc giảm tuỳ thuộc vào chu kỳ kinh tế của Hoa Kỳ. Khi kinh tế Hoa Kỳ mạnh, ngành công nghiệp trong nước thường khó chứng minh bị thiệt hại vật chất - một điều kiện để thắng kiện; do vậy, họ ít kiện hơn. Ngược lại, khi kinh tế yếu, số vụ kiện đòi điều tiết thương mại thường tăng lên. Ngoài Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước EU và các nước OECD khác là mục tiêu thường xuyên của các vụ kiện đòi điều tiết thương mại, còn có rất nhiều vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ giá chống lại các nước đang phát triển. Cũng theo thống kê của USITC, trong giai đoạn 1980 - 1999, có 58 nước và vùng lãnh thổ đang phát triển đã phải chịu hai loại thuế này, trong đó 135
  3. Braxin đứng đầu danh sách với 45 vụ chịu thuế chống phá giá và 33 vụ chịu thuế chống trợ giá. Tiếp theo là Trung Quốc với 70 vụ chịu thuế chống bán phá giá và 4 vụ chịu thuế chống trợ giá. Đài Loan, Mexico, Ấn Độ, Venêzuêla, Achentina, Thái Lan, Nga, Nam Phi cũng là những nước và vùng lãnh thổ phải chịu nhiều vụ áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ giá. Việt Nam tuy mới có quan hệ thương mại với Hoa Kỳ từ năm 2002, song đến nay đã có hai vụ phải chịu thuế chống bán phá giá gồm cá Tra và cá Basa, tôm đông lạnh và đóng hộp. Điều 201: Các hành động tự vệ ít được sử dụng hơn nhiều. Do đòi hỏi về các tiêu chuẩn pháp lý để có thể áp dụng các hành động tự vệ cao hơn so với trong các trường hợp chống bán phá giá, các ngành công nghiệp trong nước thường kiện bán phá giá nhiều hơn. Ngoài ra, kể cả trong trường hợp đáp ứng được các tiêu chuẩn pháp lý khắt khe, Tổng thống vẫn có quyền từ chối áp dụng các hành động tự vệ được khuyến nghị và trong hầu hết các trường hợp Tổng thống thường từ chối. Do vậy, trong khoảng thời gian từ năm 1974 đến năm 2000, Hoa Kỳ chỉ điều tra khoảng 70 vụ theo Điều luật 201. Trong số này, có khoảng một nửa số vụ USITC không tìm ra thiệt hại vật chất và khoảng một nửa trong số những trường hợp kết luận bị thiệt hại vật chất bị Tổng thống từ chối áp dụng các biện pháp tự vệ do USITC khuyến nghị. Do vậy, chỉ khoảng 20% tổng số vụ điều tra theo điều luật này dẫn đến hạn chế nhập khẩu. Điều 337: Điều này được sử dụng thường xuyên hơn Điều 201. Theo thống kê của USITC, tính đến 01 tháng 8 năm 2001 đã có 460 vụ điều tra theo Điều 337. Các vụ điều tra theo điều luật này thường dẫn đến kết quả buộc các công ty vi phạm phải ký hợp đồng lixăng đối với tài sản trí tuệ liên quan; do vậy, ít phải sử dụng đến biện pháp hạn chế nhập khẩu. 136
  4. Số vụ kiện chống phá giá Số vụ áp thuế chống phá giai đoạn 1980-2001 giá giai đoạn 1980-2001 77 30 2001 2001 2000 45 2000 20 1999 46 1999 19 1998 36 1998 9 1997 15 1997 7 1996 21 1996 9 1995 14 1995 24 1994 51 1994 16 1993 37 1993 42 84 16 1992 1992 1991 66 1991 19 1990 35 1990 14 1989 24 1989 24 1988 42 1988 12 1987 16 1987 53 83 26 1986 1986 1985 69 1985 12 1984 38 1984 20 1983 46 1983 13 1982 35 1982 5 1981 14 1981 4 0 20 40 60 80 100 0 20 40 60 137
  5. Khởi kiện chống trợ cấp Lệnh áp dụng thuế chống giai đoạn 1980-2001 trợ cấp giai đoạn 1980-2001 2001 18 2001 6 2000 7 2000 6 1999 10 1999 6 1998 11 1998 1 1997 6 1997 0 1996 1 1996 2 1995 2 1995 2 1994 7 1994 1 1993 5 1993 16 1992 22 1992 4 1991 11 1991 2 1990 7 1990 2 1989 7 1989 6 1988 17 1988 7 1987 8 1987 14 1986 28 1986 13 1985 37 1985 18 1984 37 1984 12 1983 19 1983 15 1982 60 1982 11 1981 11 1981 3 0 20 40 60 80 0 5 10 15 20 138
  6. Điều 301: Điều này cũng thường được sử dụng, với hơn 120 vụ điều tra trong thời gian kể từ khi điều luật này được ban hành đến cuối năm 2001. Ít vụ điều tra này dẫn đến trừng phạt hạn chế nhập khẩu thực sự. Trước quyết định của WTO năm 2000, tuyên bố các biện pháp trừng phạt theo Điều 301 không phù hợp với những qui định của WTO, Hoa Kỳ thực sự đã đe dọa hoặc đã áp đặt các biện pháp trừng phạt trong một số trường hợp. Có một vụ điều tra gây xôn xao dư luận liên quan đến ô tô hạng sang nhập khẩu từ Nhật Bản, trong đó Hoa Kỳ đã đe dọa áp thuế 100%. Tuy nhiên, vụ này đã được hai bên dàn xếp trước khi Luật thuế có hiệu lực. Một vụ khác liên quan đến bán dẫn của Nhật Bản dẫn đến áp thuế 100% đối với máy tính nhập từ Nhật Bản trong mấy năm. Mặc dù những vụ điều tra theo điều luật này chủ yếu nhằm vào các nước EU, Nhật Bản và các nước phát triển khác, nhưng cũng có trên 45 vụ liên quan đến nhiều nước đang phát triển. Duới đây, chúng tôi xin giới thiệu chi tiết hơn về Luật chống phá giá và Luật chống trợ giá là hai luật được sử dụng nhiều nhất để điều tiết thương mại tại Hoa Kỳ. Sơ lược về Luật thuế chống trợ giá (CVD) Mục đích của thuế chống trợ giá là triệt tiêu lợi thế cạnh tranh không bình đẳng của những sản phẩm nước ngoài được chính phủ nước ngoài trợ giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Do vậy, mức thuế chống trợ giá được áp đặt bằng với mức trợ giá. Luật của Hoa Kỳ cũng như qui định của WTO cho phép một số loại trợ cấp được miễn trừ áp dụng luật chống trợ giá như một số trợ cấp nghiên cứu và phát triển, một số trợ cấp cho những vùng khó khăn, một số trợ cấp bảo vệ môi trường WTO gọi những loại trợ cấp được phép này là “trợ cấp đèn xanh”. Thuế chống trợ giá được áp dụng khi có đủ hai điều kiện (1) Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) phải xác định sản phẩm nước 139
  7. ngoài nhập khẩu vào Hoa Kỳ được trợ giá trực tiếp hoặc gián tiếp cho việc chế tạo, sản xuất, hoặc xuất khẩu ở nước hoặc lãnh thổ xuất xứ. Trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp cho sản xuất các yếu tố đầu vào của sản phẩm cũng là đối tượng điều tra theo luật này (thường gọi là trợ giá ngược chiều) và (2) USITC phải xác định hàng nhập khẩu được trợ giá đã gây thiệt hại vật chất, hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất, hoặc ngăn cản hình thành ngành công nghiệp tương tự tại Hoa Kỳ. “Thiệt hại vật chất” được định nghĩa trong luật không phải là những thiệt hại vụn vặt, vô hình, hoặc không quan trọng. Việc điều tra theo luật chống trợ giá thường được tiến hành khi có đơn khiếu kiện của ngành công nghiệp trong nước trình lên DOC và USITC. Tuy nhiên, DOC có thể tự khởi xướng và tiến hành điều tra theo luật chống trợ giá, không cần phải có đơn kiện của ngành công nghiệp trong nước nếu DOC thấy có lý do chính đáng. Sơ lược về Luật thuế chống phá giá (AD) Luật thuế chống phá giá được sử dụng rộng rãi hơn Luật thuế chống trợ giá. Thuế chống phá giá được áp dụng đối với hàng nhập khẩu khi nó được xác định là hàng nước ngoài được bán “phá giá” vào Hoa Kỳ, hoặc sẽ bán phá giá ở Hoa Kỳ với giá “thấp hơn giá trị thông thường”. Thấp hơn giá trị thông thường có nghĩa là giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ thấp hơn giá bán của hàng hóa đó ở nước xuất xứ hoặc ở nước thứ 3 thay thế thích hợp. Thuế chống phá giá được áp dụng khi có đủ hai điều kiện (1) DOC phải xác định hàng nước ngoài đang được bán phá giá hoặc có thể sẽ được bán phá giá ở thị trường Hoa Kỳ và (2) USITC phải xác định hàng nhập khẩu được bán phá giá đang gây thiệt hại vật chất hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất hoặc ngăn cản hình thành ngành công nghiệp týõng tự tại Hoa Kỳ. 140
  8. Cũng giống như trường hợp luật thuế chống trợ giá, các thủ tục điều tra về bán phá giá được tiến hành khi có đơn khiếu kiện của một ngành công nghiệp hoặc do DOC tự khởi xướng. Thuế chống bán phá giá sẽ được ấn định bằng mức chênh lệch giữa “giá trị thông thường” và mức giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ. DOC sẽ xác định giá trị thông thường của hàng nhập khẩu bằng một trong ba cách. Theo thứ tự ưu tiên là: (1) Giá bán của hàng hóa tại thị trường nội địa, (2) Giá bán hàng hóa sang thị trường thứ ba, (3) “Giá trị tính toán” của hàng hóa bằng tổng chi phí sản xuất cộng với các khoản lợi nhuận, tiền hoa hồng bán hàng và các chi phí hành chính khác như đóng gói. “Giá trị tính toán” được coi là giá trị thông thường để tính biên phá giá khi giá bán ở thị trường nội địa hoặc giá bán sang nước thứ ba thấp hơn chi phí sản xuất hoặc hàng hóa đang bị điều tra không bán ở thị trường nội địa hoặc không được bán sang nước thứ ba. Nếu từ hai nước trở lên bị kiện bán phá giá hoặc trợ giá, luật yêu cầu USITC đánh giá lũy tích số lượng và ảnh hưởng của các hàng nhập khẩu tương tự từ các nước bị kiện nếu chúng cạnh tranh với nhau và với sản phẩm tương tự của Hoa Kỳ trên thị trường Hoa Kỳ. Nếu hàng nhập khẩu từ một nước đang bị điều tra được coi là không đáng kể (thường được xác định là nhỏ hơn 3% tổng giá trị nhập khẩu của sản phẩm bị điều tra), việc điều tra nước đó sẽ được dừng lại. Cũng có những quy định miễn trừ áp dụng những quy tắc lũy tích ví dụ như việc áp dụng đối với các nước được hưởng ưu đãi của Sáng kiến Lòng chảo Caribê (CBI) và đối với Ixaren. Luật chống phá giá còn cho phép các ngành công nghiệp Hoa Kỳ được khiếu nại về bán phá giá ở nước thứ ba. Ngành công 141
  9. nghiệp của Hoa Kỳ có thể đệ trình đơn khiếu nại lên USTR, trong đó phải giải thích tại sao việc bán phá giá ở nước thứ 3 lại gây thiệt hại cho các công ty của Hoa Kỳ và yêu cầu cơ quan này bảo vệ những quyền lợi của Hoa Kỳ theo quy định của WTO. Nếu USTR thấy khiếu nại có lý, họ sẽ đệ trình yêu cầu lên các cơ quan có thẩm quyền ở nước thứ ba đòi nước này phải thay mặt Hoa Kỳ tiến hành các biện pháp chống bán phá giá. DOC và USITC có trách nhiệm hỗ trợ USTR chuẩn bị nội dung yêu cầu. Tương tự, theo Hiệp định Chống Phá giá trong khuôn khổ Vòng đàm phán Uruguay, chính phủ một nước thành viên WTO có thể đệ trình đơn kiến nghị với USTR yêu cầu mở một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với một sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ từ một nước thứ ba. + Đối với các nền kinh tế phi thị trƣờng (NME) DOC quan niệm sự can thiệp của chính phủ ở những nước có nền kinh tế phi thị trường đã làm các số liệu về chi phí sản xuất và giá cả không phản ánh đúng giá trị thông thường của sản phẩm. Do vậy, đối với những vụ kiện bán phá giá liên quan đến các công ty ở những nước này, DOC không sử dụng phương pháp so sánh giá- với-giá hoặc giá trị tính toán để xác định giá trị thông thường của sản phẩm. Thay vào đó, DOC sử dụng một phương pháp hoàn toàn khác gọi là phương pháp “Các yếu tố sản xuất” để “xây dựng” giá trị thông thường của sản phẩm. Tiêu chí xác định qui chế kinh tế Khi xem xét để quyết định kinh tế của nước bị kiện là kinh tế thị trường hay phi thị trường, DOC căn cứ vào 6 tiêu chí sau đây: (1) Mức độ chuyển đổi của đồng tiền; (2) Mức độ lương dựa trên cơ sơ thị trường; 142
  10. (3) Mức độ cho phép đầu tư nước ngoài ở nước bị kiện; (4) Mức độ chính phủ sử hữu và khống chế tư liệu sản xuất; (5) Mức độ chính phủ quản lý về giá và phân bổ các nguồn lực; và (6) Các yếu tố thích hợp khác. Hiện nay, Việt Nam vẫn bị Hoa Kỳ coi là nền kinh tế phi thị trường. Lý do Hoa Kỳ đưa ra để giải thích cho quyết định này là mặc dù Việt Nam đã có những bước mở cửa thị trường đáng kể và cho phép có giới hạn qui luật cung cầu tác động tới sự phát triển kinh tế, song mức độ can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế vẫn còn ở mức làm cho giá cả và chi phí sản xuất không phải là thước đo thực sự đối với giá trị. Qui chế kinh tế này sẽ tiếp tục tồn tại và sẽ được áp dụng cho các vụ kiện chống bán phá giá mới và các đợt xem xét lại hàng năm cho đến khi có quyết định thay đổi của DOC. Ngoài Việt Nam, một số nước khác cũng còn bị Hoa Kỳ coi là có nền kinh tế phi thị trường, trong đó có Trung Quốc. Theo thỏa thuận song phương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về việc Trung Quốc gia nhập WTO, kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục bị coi là phi thị trường trong các vụ kiện bán phá giá và chống trợ giá hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ cho tới năm 2016. Giá trị thông thường trong trường hợp NME Đối với trường hợp kinh tế phi thị trường, các nhà sản xuất hàng hóa bị điều tra phải cung cấp các thông tin và số liệu về loại và số lượng/khối lượng của các yếu tố đầu vào của sản xuất (nguyên liệu, lao động, nhiên liệu, các chi phí vốn và các chi phí cần thiết khác) thông qua trả lời các câu hỏi phần D. DOC “xây dựng” chi phí sản xuất trực tiếp của một đơn vị sản phẩm bằng cách nhân số/khối lượng của các yếu tố đầu vào do bị đơn cung cấp 143
  11. với giá của các yếu tố đầu vào này ở nước thay thế. Sau đó, DOC sẽ cộng thêm một khoản các chi phí cố định (factory overhead cost), chi phí khấu hao và các chi phí chung, bán hàng và hành chính (GSA) để tính ra toàn bộ chi phí sản xuất của một đơn vị sản phẩm. Chi phí sản xuất này cộng với lãi và chi phí đóng gói theo mức ở nước thay thế được coi là giá trị thông thường của sản phẩm. Nước thay thế là nước có nền kinh tế thị trường và có trình độ phát triển kinh tế tương đương với nước bị kiện (chủ yếu dựa trên cơ sở thu nhập quốc dân bình quân đầu người) và là nước sản xuất đáng kể mặt hàng tương tự như mặt hàng đang bị điều tra. Ngoài ra, Luật chống phá giá và các qui định của DOC không chi tiết về việc lựa chọn nước thay thế; do vậy, việc lựa chọn nước thay thế có thể có phần nào mang tính chủ quan. Sự chủ quan này cộng với việc lựa chọn giá thay thế (cũng có thể phần nào mang tính chủ quan) có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả tính biên phá giá. Khi xác định giá của các yếu tố đầu vào ở nước thay thế, DOC dựa hầu như hoàn toàn vào các nguồn số liệu sẵn có công khai. Các nguồn số liệu này gồm: các ấn phẩm xuất bản ở nước thay thế (ấn phẩm của chính phủ và ngành công nghiệp, báo, tạp chí); các ấn phẩm của các tổ chức quốc tế (Tổ chức Lao động thế giới, Cơ quan Năng lượng quốc tế, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Liên hợp quốc và Tổ chức Thương mại Thế giới); và các nghiên cứu, báo cáo và ấn phẩm của Hoa Kỳ và nước ngoài. Trong vụ kiện bán phá giá philê cá Tra và Basa từ Việt Nam vào Hoa Kỳ kết thúc tháng 7 năm 2003, Việt Nam bị coi là nước có nền kinh tế phi thị trường. Bangladesh được chọn là nước thay thế. DOC đã sử dụng giá cá nguyên con tương tự, giá lao động và các yếu tố đầu vào khác, cũng như các chi phí khác và mức lợi nhuận của các cơ sở sản xuất/xuất khẩu phi lê cá của Bangladesh để xây dựng giá trị thông thường của phi lê cá Tra và Basa của Việt Nam. 144
  12. Trong khi đó, đại đa số các nhà sản xuất/xuất khẩu phi lê cá Tra và Basa của Việt Nam đều áp dụng qui trình sản xuất khép kín từ khâu ươm giống, nuôi cá, chế biến, đến xuất khẩu dẫn đến giá thành phi lê cá rất thấp. Nếu căn cứ vào các số liệu chi phí sản xuất thực tế ở Việt Nam thì chắc chắn không thể có bán phá giá mặt hàng này từ Việt Nam vào Hoa Kỳ. + Ngành công nghiệp có khuynh hƣớng thị trƣờng Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ cho phép sử dụng các phương pháp kinh tế thị trường để xác định giá trị bình thường trong các trường hợp kinh tế phi thị trường nếu như ngành công nghiệp liên quan ở nước bị kiện chứng minh được là ngành công nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường. Các tiêu chí để xác định ngành công nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường gồm: Hoàn toàn không có sự can thiệp của chính phủ vào việc định giá và số lượng sản xuất; Ngành công nghiệp không phải do nhà nước sở hữu; và Tất cả các chi phí đầu vào kể cả vật chất và phi vật chất (trừ một phần không đáng kể) tạo thành tổng giá trị hàng hóa phải được thanh toán theo giá thị trường. Trên thực tế, những tiêu chí này rất khó thỏa mãn và rất hiếm có trường hợp một ngành công nghiệp ở nước có nền kinh tế phi thị trường được coi là hoạt động theo cơ chế thị trường để được áp dụng các phương pháp kinh tế thị trường trong điều tra bán phá giá vào Hoa Kỳ. 2.2. Điều tra bán phá giá, trợ giá và áp thuế Phần này sẽ giới thiệu tóm tắt qui trình và thủ tục khởi kiện, điều tra và những việc các doanh nghiệp nước ngoài bị kiện cần phải làm cho cả trường hợp điều tra chống bán phá giá và điều tra chống trợ giá vì chúng tương tự như nhau. 145
  13. Khởi kiện Bên khởi kiện có thể là: (1) Một nhà chế tạo, sản xuất, hoặc bán buôn sản phẩm tương tự ở Mỹ; (2) Một tổ chức hoặc nhóm công nhân được xác nhận hoặc công nhận là đại diện cho ngành công nghiệp bị ảnh hưởng; (3) Một hiệp hội ngành nghề hoặc kinh doanh với phần lớn các hội viên sản xuất sản phẩm tương tự; (4) Một liên minh các công ty, công đoàn hoặc hiệp hội kinh doanh; (5) Một liên minh hoặc hiệp hội ngành nghề đại diện những người chế biến, hoặc người chế biến và gieo trồng trong trường hợp liên quan đến sản phẩm nông nghiệp chế biến. DOC có trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp nhỏ để họ có thể chuẩn bị nội dung và nộp đơn khởi kiện. Tính đại diện của bên kiện Các đơn kiện theo luật chống bán phá giá và luật chống trợ giá phải được đệ trình đồng thời lên DOC và USITC. Trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận đơn, DOC phải xem xét và quyết định đơn có đủ tính đại diện để tiến hành điều tra hay không. Đơn kiện được coi là đủ tính đại diện nếu: (1) Các nhà sản xuất nội địa hoặc công nhân ủng hộ kiện chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng ngành công nghiệp nội địa tương tự (trong trường hợp phần còn lại không có ý kiến ủng hộ hoặc phản đối); và (2) Trong trường hợp bản thân ngành công nghiệp nội địa tương tự có cả ý kiến ủng hộ lẫn ý kiến phản đối kiện thì số các nhà sản xuất nội địa hoặc công nhân ủng hộ kiện phải chiểm trên 50% tổng sản lượng của ngành công nghiệp đó. 146
  14. Nếu quan điểm của ban lãnh đạo công ty trái ngược với quan điểm của công nhân thì sản lượng của công ty đó được xếp vào dạng không ủng hộ mà cũng không phản đối. DOC sẽ tiến hành thăm dò ý kiến ngành công nghiệp nếu như đơn kiện không đáp ứng được yêu cầu thứ 2 nói trên. Trong trường hợp này, DOC có 40 ngày để cân nhắc và quyết định có tiến hành điều tra hay không. Tính đại diện của đơn kiện có thể không bị khiếu nại sau khi đã tiến hành điều tra, nhưng sau đó có thể bị khiếu nại ở tòa án. Nếu DOC không chấp nhận tính đại diện của đơn kiện, đơn kiện sẽ bị trả lại và vụ kiện coi như chấm dứt. Trên thực tế, rất hiếm có trường hợp DOC không chấp nhận đơn kiện. DOC khuyến khích bên kiện nộp bản thảo hồ sơ kiện để DOC xem xét không chính thức trước khi bên kiện chính thức nộp hồ sơ kiện. Vì DOC đã chỉ ra cho bên kiện biết trước những thiếu sót kỹ thuật hoặc những phần cần phải bổ sung thêm thông tin, nên hồ sơ kiện gần như luôn luôn được chấp nhận khi chính thức được nộp cho DOC và USITC. Trong vụ kiện 6 nước bán phá giá tôm đông lạnh và tôm đóng hộp vào Hoa Kỳ (trong đó có Việt Nam) do Liên minh tôm miền Nam Hoa Kỳ (SSA) khởi kiện ngày 31 tháng 12 năm 2003, mặc dù Hiệp hội những người đánh bắt tôm bang Louisiana phản đối và đòi đưa cả tôm tươi sống vào diện điều tra, song DOC vẫn công nhận tính đại diện của đơn kiện của SSA và đã không tiến hành thăm dò ý kiến ngành công nghiệp. Các công ty nước ngoài bị kiện thường suy nghĩ liệu có thể làm gì để khuyến khích hoặc thuyết phục DOC không khởi xướng điều tra. Rất tiếc là khó có thể làm được gì. Luật Hoa Kỳ cấm DOC tiếp xúc với bên có thể bị kiện trước khi khởi xướng điều tra. Mặc dù tiếp xúc với các cơ quan khác của Hoa Kỳ (ví dụ như Văn phòng USTR) được pháp luật cho phép, song cũng gần như không thể thuyết phục được các cơ quan đó giúp đỡ được gì trong những 147
  15. giai đoạn trước khi điều tra. Do vậy, nếu bên kiện đã nộp hồ sơ, thì các công ty nước ngoài sẽ chẳng có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chờ DOC sẽ tất yếu khởi xướng điều tra. Khởi xướng điều tra không ảnh hưởng ngay đến kinh doanh. Nhập khẩu có thể tiếp tục bình thường, không phải đặt cọc hoặc nộp thuế chống phá giá hoặc thuế chống trợ giá. Tuy nhiên, khởi xướng điều tra chính thức cũng báo động với các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ và các nhà xuất khẩu nước ngoài về rủi ro phải nộp thuế chống phá giá hoặc thuế chống trợ giá sau này. Tự khởi xƣớng điều tra Như đã nói ở phần đầu chương này, DOC có thể tự khởi xướng điều tra theo Luật chống phá giá hoặc Luật chống trợ giá mà không cần có đơn kiện của các tổ chức nói trên, nếu DOC thấy có lý do chính đáng. Thời hạn điều tra Thời hạn Giai đoạn Đối với chống bán phá giá Đối với chống trợ giá Khởi xướng điều tra Ngày nộp hồ sơ kiện (HS) Ngày nộp HS + 20 ngày + 20 ngày Kết luận sơ bộ của Ngày nộp HS + 45 ngày Ngày nộp HS + 45 ngày USITC Kết luận sơ bộ của Ngày nộp HS + 160 - 210 Ngày nộp HS + 85-150 DOC ngày ngày Kết luận cuối cùng của Ngày nộp HS + 235 - 345 Ngày nộp HS + 160 - DOC ngày 225 ngày Kết luận cuối cùng của Ngày nộp HS + 280 - 420 Ngày nộp HS + 205 - USITC ngày 270 ngày 148
  16. Điều tra và kết luận sơ bộ của USITC Trong vòng 45 ngày kể từ ngày DOC tự khởi xướng điều tra hoặc từ ngày nhận được đơn kiện, hoặc trong vòng 25 ngày sau ngày ITC nhận được thông báo của DOC về quyết định khởi xướng điều tra, trên cơ sở có đơn kiện nếu DOC đã gia hạn thời hạn quyết định khởi xướng điều tra để thăm dò ý kiến ngành công nghiệp nhằm quyết định tính đại diện của đơn kiện, USITC phải kết luận sơ bộ có hay không thiệt hại vật chất hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất đối với ngành công nghiệp liên quan của Hoa Kỳ. Trong bất kể trường hợp nào USITC cũng phải công bố kết luận sơ bộ vào những thời hạn nói trên và không thể gia hạn. Nếu USITC đánh giá ngành công nghiệp liên quan của Hoa Kỳ không bị thiệt hại vật chất hoặc không bị đe dọa thiệt hại vật chất thì cuộc điều tra sẽ chấm dứt. Tiêu chuẩn bằng chứng trong kết luận sơ bộ về thiệt hại khá thấp. Bên kiện chỉ cần đưa ra những “tín hiệu có lý” chứng minh ngành công nghiệp của họ đã bị thiệt hại vật chất hoặc bị đe dọa thiệt hại vật chất. Do vậy, trong những năm qua, chỉ có khoảng 15% số vụ kiện được USITC kết luận sơ bộ là không có thiệt hại vật chất hoặc đe dọa thiệt hại vật chất. Trong cả giai đoạn điều tra sơ bộ cũng như giai đoạn điều tra cuối cùng, USITC phải trả lời 4 câu hỏi lớn là: (1) Những sản phẩm nào sản xuất ở Hoa Kỳ “tương tự” (like) như những sản phẩm nhập khẩu bị điều tra? (2) Ngành công nghiệp trong nước sản xuất những sản phẩm tương tự gồm những công ty nào? (3) Ngành công nghiệp trong nước này hiện có bị thiệt hại vật chất hay không? (4) Nhập khẩu có phải là nguyên nhân gây ra thiệt hại vật chất mà ngành công nghiệp này đang phải chịu đựng hay không? 149
  17. Luật chống phá giá và Luật chống trợ giá không qui định cụ thể các tiêu chuẩn “tương tự”, song USITC thường căn cứ vào 6 yếu tố do Tòa án Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ đưa ra (án lệ). Những yếu tố này là: (5) Có những tác dụng thay thế cho nhau; (6) Có hình thù bên ngoài tương tự như nhau; (7) Được sản xuất bằng những phương pháp chung; (8) Được tiêu thụ thông qua hệ thống phân phối chung; (9) Giá cả tương tự nhau; (10) Người tiêu dùng có quan niệm là hàng hóa tương tự nhau. Nếu USITC xác định nhập khẩu có gây thiệt hại vật chất hoặc có đe dọa gây thiệt hại vật chất thì DOC sẽ phải điều tra để đánh giá sơ bộ xem có trợ giá hoặc phá giá hay không. Kết luận sơ bộ này của USITC chưa có ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh. Nhập khẩu có thể tiếp tục bình thường, không phải đặt cọc, hoặc nộp thuế chống phá giá hoặc thuế chống trợ giá. Tuy nhiên, cũng giống như khởi xướng điều tra của DOC, kết luận sơ bộ của USITC cũng báo động thêm với các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ và các nhà xuất khẩu nước ngoài về rủi ro phải nộp thuế sau này. Thủ tục điều tra và kết luận sơ bộ về thiệt hại đơn giản và nhanh chóng. Khoảng một tuần sau khi nhận hồ sơ kiện, USITC đăng trên công báo lịch điều tra và kết luận sơ bộ. USITC tổ chức phiên điều trần để nghe ý kiến của các bên, tại đó chỉ có các nhân viên của USITC tham dự. Các uỷ viên USITC - những người có quyền quyết định cuối cùng - không tham dự phiên điều trần này. Tại phiên điều trần này các bên sẽ cung cấp các chứng lý và thông 150
  18. tin mà họ thấy có ích cho quyết định của USITC. USITC gửi câu hỏi cho các thành viên trong ngành công nghiệp trong nước, các nhà nhập khẩu những mặt hàng bị điều tra và các nhà xuất khẩu nước ngoài để thu thập thông tin cần thiết cho quá trình điều tra. Do hạn chế về thời gian, nên chất lượng và khối lượng thông tin thu thập được phục vụ cho kết luận sơ bộ về thiệt hại thường hết sức hạn chế. Mặc dù cơ hội giành thắng lợi trong giai đoạn này đối với các công ty nước ngoài rất nhỏ, song có hai lý do quan trọng đòi hỏi các công ty nước ngoài tham gia tích cực vào quá trình điều tra và kết luận sơ bộ của USITC. Một là, đôi khi các ngành công nghiệp trong nước nộp hồ sơ kiện có những lỗi cơ bản mà các công ty nước ngoài có thể giúp chỉ ra cho USITC thấy. Ví dụ, năm 2002 một công ty Hoa Kỳ đã nộp đơn kiện chống bán phá giá mặc dù chính công ty đó là một trong những nhà nhập khẩu lớn nhất mặt hàng bị kiện. USITC đã kết luận sơ bộ dẫn đến chấm dứt vụ kiện. Cơ hội giành thắng lợi có thể nhỏ, song những lợi ích do chấm dứt được vụ kiện ở giai đoạn này cũng đáng cố gắng. Hai là, thậm chí vụ kiện có thể tiếp tục sau giai đoạn kết luận sơ bộ về thiệt hại của USITC, song nhiều vụ kiện chống bán phá giá có thể bị thất bại ở giai đoạn điều tra và kết luận cuối cùng của USITC. Trong những năm vừa qua, có khoảng 30 - 40% vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ giá được USITC kết luận cuối cùng là không gây thiệt hại hoặc không đe dọa gây thiệt hại. Nếu tham gia tích cực vào những giai đoạn đầu của quá trình điều tra, các nhà xuất khẩu nước ngoài có thể hướng cho USITC xem xét các vấn đề một cách có lợi cho mình và do vậy tăng được cơ hội giành thắng lợi sau này khi USITC tiến hành điều tra chi tiết ở giai đoạn cuối cùng. 151
  19. Một điểm đáng chú ý đối với các công ty nước ngoài là những kết luận sơ bộ và cuối cùng của USITC là dựa trên toàn bộ khối lượng nhập khẩu từ nước xuất khẩu bị kiện chứ không phải có những kết luận riêng cho từng công ty. Do vậy, các công ty nước ngoài có hàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị kiện cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau trong các nỗ lực bảo vệ lợi ích của mình trong các giai đoạn điều tra của USITC. Điều tra và kết luận sơ bộ của DOC Ngay sau khi quyết định khởi xướng điều tra, DOC sẽ gửi các câu hỏi chi tiết cho các công ty nước ngoài sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thuộc diện điều tra (đối với trường hợp điều tra chống phá giá) hoặc chính phủ nước ngoài (đối với trường hợp điều tra chống trợ giá) để thu thập thông tin phục vụ điều tra. Các câu hỏi trong trường hợp điều tra chống phá giá yêu cầu cung cấp thông tin chung và tập quán bán hàng của công ty (Phần A), các thông tin về tiêu thụ nội địa và xuất khẩu sang các nước khác (Phần B) và xuất khẩu sang Hoa Kỳ (Phần C). Câu hỏi của DOC đôi khi cũng hỏi thông tin về chi phí sản xuất mặt hàng thuộc diện điều tra (Phần D) và giá trị tính toán (Phần E). Tất cả những thông tin này cần thiết giúp cho DOC so sánh giữa “giá xuất vào Hoa Kỳ” và “giá trị thị trường nước ngoài” (giá trị thông thường hoặc là giá bán ở thị trường nội địa nước xuất khẩu hoặc là giá xuất khẩu sang các thị trường khác ngoài Hoa Kỳ). Sự so sánh này sẽ đưa đến kết luận có bán phá giá vào Hoa Kỳ hay không. Các câu hỏi của DOC rất chi tiết và đòi hỏi rất nhiều thông tin được cung cấp theo mẫu biểu cụ thể trên máy tính. Các câu hỏi này đã được tiêu chuẩn hóa và rất ít thay đổi. Các câu hỏi tiêu chuẩn này được đăng tải trên trang web của DOC tại địa chỉ www.ita.doc.gov/ 152
  20. Các câu hỏi phần A Phần A bao gồm 10 loại câu hỏi: Số lượng và trị giá bán hàng đang bị điều tra của công ty tại các thị trường khác nhau gồm cả thị trường Hoa Kỳ, thị trường nội địa và các thị trường thứ 3. Câu hỏi này cũng yêu cầu tách bạch giữa bán cho khách hàng có liên kết và khách hàng độc lập. Cơ cấu và quan hệ liên kết của công ty. Câu hỏi này yêu cầu cung cấp thông tin về cơ cấu tổ chức của công ty và quan hệ với công ty liên kết (nếu có) liên quan đến sản xuất hoặc bán hàng đang bị điều tra. Qui trình phân phối. Câu hỏi này yêu cầu cung cấp và giải thích sơ đồ qui trình bán và giao hàng đang bị điều tra cho các khách hàng ở từng thị trường. Câu hỏi này cũng nhằm thu thập các thông tin chung về các loại khách hàng khác nhau (ví dụ: khách hàng là người sử dụng cuối cùng hay là người phân phối) và loại hoạt động bán hàng ở từng thị trường. Qui trình bán hàng. Câu hỏi này yêu cầu giải thích chi tiết (theo trật tự xẩy ra) về cách bán hàng bị điều tra ở từng thị trường, đặc biệt là qui trình mà công ty sử dụng để đàm phán giá với khách hàng. Bán hàng cho các công ty liên kết ở thị trường nước ngoài. Câu hỏi này nhằm thu thập thêm thông tin về việc bán hàng cho các công ty liên kết và đặc biệt là các công ty liên kết đó sử dụng hay bán lại các hàng hóa đang bị điều tra. Các tập quán kế toán và tài chính. Câu hỏi này nhằm thu thập thông tin về các tập quán kế toán và tài chính của bị đơn và yêu cầu bị đơn cung cấp bản sao báo cáo tài chính gần nhất của công ty. 153
  21. Hàng hóa. Câu hỏi này yêu cầu miêu tả chi tiết các loại hàng hóa đang bi điều tra được bán ở từng thị trường. Câu hỏi này cũng yêu cầu cung cấp thông tin về qui trình sản xuất dùng để sản xuất ra hàng hóa đang bị điều tra và yêu cầu giải thích đầy đủ về hệ thống mã sản phẩm của công ty. Sản xuất hoặc lắp ráp tiếp tại Hoa Kỳ. Câu hỏi này yêu cầu cho biết hàng hóa thuộc diện điều tra giao cho công ty liên kết ở Hoa Kỳ có được chế biến tiếp trước khi bán cho khách hàng ở Hoa Kỳ hay không. Nếu có, DOC sẽ sử dụng phương pháp đặc biệt để tính biên phá giá. Xuất khẩu thông qua các nước trung gian. Câu hỏi này yêu cầu bị đơn cho biết có biết trường hợp nào hàng thuộc diện điều tra được chuyển qua một nước thứ 3 trước khi được xuất khẩu vào Hoa Kỳ hay không. Bán hàng thuộc diện điều tra do nhà sản xuất độc lập cung cấp. Câu hỏi này dành cho các công ty không sản xuất hàng hóa thuộc diện điều tra mà chỉ xuất khẩu hàng do công ty khác sản xuất. Phần trả lời những câu hỏi trên thông thường dài khoảng 15 – 20 trang không kể các phụ lục kèm theo. Điều quan trọng nhất cần lưu ý là sự nhất quán giữa những thông tin cung cấp trong phần trả lời này với những thông tin cung cấp trong các phần trả lời sau. Các câu hỏi phần B, C và E Trọng tâm của các phần B và C là yêu cầu bị đơn chuẩn bị các cơ sở dữ liệu bán hàng rất chi tiết và máy tính hóa. DOC sẽ dùng các cơ sở dữ liệu này để tính biên phá giá của bị đơn. Về cơ bản, DOC yêu cầu liệt kê từng chuyến hàng thuộc diện điều tra giao cho các khách hàng ở từng thị trường cụ thể (đối với khách hàng ở Hoa Kỳ là phần C, đối với khách hàng nội địa hoặc ở nước so sánh là phần B). Ngoài ra, đối với mỗi giao dịch, bị đơn phải cung cấp rất 154
  22. nhiều số liệu về đặc tính riêng của sản phẩm và tất cả các chi phí bán hàng phát sinh trong bán và giao hàng cho khách hàng. Bảng câu hỏi phần E được áp dụng trong trường hợp sản phẩm bị điều tra sau khi xuất sang Hoa Kỳ được chế biến hoặc gia công thêm bởi một công ty ở Hoa Kỳ có liên kết với nhà xuất khẩu. Đối với mỗi chuyến giao dịch DOC cần 3 loại số liệu: (1) số liệu giá bán thực tế; (2) số liệu về các đặc tính vật chất của hàng hóa và số lượng; và (3) số liệu về các loại chi phí bán hàng và hoàn cảnh bán hàng để tính điều chỉnh giá thích hợp. Các câu hỏi phần D Các câu hỏi phần D nhằm thu thập thông tin và số liệu chi tiết về chi phí sản xuất để xác định giá trị thông thường của sản phẩm đang bị điều tra. Các bị đơn bắt buộc ở các nước có nền kinh tế thị trường sẽ phải trả lời bảng câu hỏi này nếu DOC quyết định điều tra chi phí sản xuất để xác định xem giá bán ở thị trường nội địa nước bị kiện hoặc giá bán sang nước thứ ba có thấp hơn chi phí sản xuất hay không. Nếu có, trên cơ sở kết quả điều tra chi phí sản xuất, DOC sẽ xác định giá trị thông thường của hàng hóa và so sánh giá trị này với giá xuất khẩu sang Hoa Kỳ để xác định biên phá giá. Các bị đơn bắt buộc cũng sẽ phải trả lời Phần D trong trường hợp hàng hóa đang bị điều tra không bán ở thị trường nội địa nước bị kiện hoặc không được bán sang nước thứ ba. Đối với những nước bị kiện bị coi là có nền kinh tế phi thị trường (NME) như Việt Nam hiện nay, do quan niệm giá cả không phản ánh đúng các điều kiện thị trường thực tế, nên DOC sẽ luôn sử dụng giá trị thông thường dựa trên các yếu tố sản xuất để so sánh với giá xuất khẩu sang Hoa Kỳ để xác định biên phá giá. Do vậy, các bị đơn ở những nước này luôn phải trả lời bảng câu hỏi Phần D và không phải trả lời bảng câu hỏi Phần B. Do giá mà DOC áp dụng để tính chi phí các yếu tố đầu vào của hàng hóa sản xuất ở các nước NME là giá trị thay thế, cho nên Phần D dành cho 155
  23. NME không hoàn toàn giống phần D dành cho các công ty ở nền kinh tế thị trường. Phần D dành cho NME thông thường có những nội dung sau: Các câu hỏi về qui trình sản xuất và sản phẩm (các cơ sở sản xuất hàng hoá bị điều tra, chi tiết qui trình sản xuất, sơ đồ qui trình, kỹ thuật từng giai đoạn sản xuất, tổng số lượng hàng hóa đang bị điều tra của từng cơ sở trong giai đoạn điều tra, các loại sản phẩm mà công ty sản xuất ) Các yếu tố đầu vào mua từ nền kinh tế thị trường. Mục này yêu cầu liệt kê tất cả các yếu tố đầu vào kể cả vật liệu đóng gói và dịch vụ mua từ các nhà cung ứng ở nền kinh tế thị trường và được thanh toán theo giá thị trường và giá thực tế đã thanh toán. Mục này cũng yêu cầu cho biết những yếu tố đầu vào đó được mua từ nước có kinh tế thị trường nào và thanh toán bằng đồng tiền nào, chi tiết giao dịch, tỷ lệ phần trăm mua từ các nhà cung cấp ở nền kinh tế thị trường và tỷ lệ phần trăm mua từ các nhà cung cấp ở nước NME. Các thông tin và số liệu về loại và số/khối lượng yếu tố đầu vào cho mỗi đơn vị sản phẩm như: nguyên liệu kể cả phần tiết kiệm được do tái sinh, phương tiện dùng để vận chuyển nguyên liệu, khoảng cách vận chuyển từ nơi cung cấp đến nhà máy ; lao động gồm lao động không lành nghề, lao động lành nghề, lao động gián tiếp; nhiên liệu như điện, nước, ga, than ; số/khối lượng sản phẩm phụ trên một đơn vị sản phẩm bị điều tra; các vật liệu đóng gói kể cả mô tả phương pháp đóng gói hàng giao đi Hoa Kỳ, v.v. Bảng câu hỏi Phần D khá phức tạp và đòi hỏi nhiều thông tin và số liệu chi tiết. Công ty mới bị điều tra lần đầu thường gặp rất nhiều khó khăn ở phần này. Trong vụ kiện tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, Phần D rõ ràng là phần khó nhất mà các bị đơn bắt buộc phải trả lời và, sau đó, phải xác thực trong quá trình thẩm tra của DOC. Thực tế là một trong 4 bị dơn bắt buộc đã không xác 156
  24. thực được trả lời của mình một phần là do những khó khăn liên quan đến Phần D. Kết quả là doanh nghiệp này đã phải chịu mức thuế chống phá giá toàn quốc dự tính trong kết luận cuối cùng của DOC là 25,76%, trong khi đó mức thuế riêng rẽ đối với 3 bị đơn bắt buộc khác là 4,13%, 4,21% và 4,99%; và mức thuế riêng rẽ áp cho các bị đơn tự nguyện được hưởng mức thuế này là 4,38%. Do không thể điều tra hết các công ty nước ngoài, nên DOC thường chỉ định một số ít bị đơn bắt buộc (thường là những công ty có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất vào Hoa Kỳ). Các bị đơn bắt buộc ở nền kinh tế thị trường sẽ phải trả lời các câu hỏi Phần A, Phần B, Phần C, Phần D (trong trường hợp DOC quyết định điều tra chi phí sản xuất) và Phần E (trong trường hợp hàng được chế biến tiếp bởi các công ty liên kết ở Hoa Kỳ). Các bị đơn bắt buộc ở các nước NME sẽ phải trả lời các câu hỏi Phần A, Phần C, Phần D và Phần E (trong trường hợp hàng được chế biến tiếp bởi các công ty liên kết ở Hoa Kỳ). Tuy nhiên, các công ty khác ở nước bị kiện có thể tự nguyện trả lời Phần A và Phần B để có thể được hưởng thuế suất riêng rẽ (separate rate) thường thấp hơn mức thuế chung toàn quốc (country-wide rate). Các bị đơn tự nguyện ở các nước NME chỉ phải trả lời Phần A và không phải trả lời Phần B. Hiện nay, DOC đang dự kiến sửa đổi các qui định nhằm thắt chặt điều kiện được hưởng thuế suất riêng rẽ đối với các công ty ở các nước NME. Vì tất cả các phần trả lời đều có quan hệ với nhau; do vậy, các bị đơn nên chuẩn bị trả lời tất cả các phần cùng một lúc để đảm bảo sự nhất quán và tránh thông tin mâu thuẫn giữa các phần. Trong trường hợp điều tra chống trợ giá, các câu hỏi sẽ khác ở hai mặt. Một là, các câu hỏi rất chi tiết được gửi đến chính phủ nước bị kiện để hỏi về các chương trình trợ cấp bị cáo buộc và các vấn đề kinh tế có thể có ảnh hưởng đến việc đánh giá những 157
  25. chương trình trợ cấp đó có thuộc diện trợ cấp không được phép hay không. Hai là, các nhà xuất khẩu nước ngoài cũng nhận được các câu hỏi của DOC tập trung vào việc sử dụng các chương trình đó và các câu hỏi chung về công ty chứ không phải nhằm xem xét giá và chi phí của từng giao dịch một như trong trường hợp điều tra chống bán phá giá. Trong cả hai trường hợp, các câu hỏi của DOC phải được trả lời trong vòng 30 đến 45 ngày kể từ ngày nhận, trong đó thời hạn thông thường là 30 ngày và thông thường được gia hạn thêm 15 ngày. Gia hạn quá 45 ngày chỉ được xem xét trong những trường hợp có lý do xác đáng. Ngày nghỉ lễ quốc gia hoặc ngày kết thúc năm tài chính của công ty cũng có thể là lý do xác đáng để xin gia hạn trả lời quá 45 ngày. Sau khi nghiên cứu trả lời, DOC thường có thêm câu hỏi và yêu cầu trả lời bổ sung. Phản ứng của bên kiện cho rằng những thông tin bên bị đơn cung cấp không đầy đủ hoặc không chính xác cũng có thể dẫn đến bên bị đơn phải trả lời bổ sung trừ phi DOC không đồng ý với những phản ứng này. Chuẩn bị trả lời và bổ sung trả lời là những giai đoạn quan trọng nhất đối với các công ty nước ngoài trong quá trình bảo vệ mình trong vụ kiện. Mặc dù DOC được phép tiến hành thẩm tra trả lời trước khi đưa ra kết luận sơ bộ, song trên thực tế DOC hầu như chưa bao giờ làm việc này. DOC thường chỉ căn cứ vào những thông tin và số liệu mà các công ty nước ngoài cung cấp trong trả lời để so sánh và đưa ra kết luận sơ bộ. Do vậy, các công ty nước ngoài cần phải đầu tư nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị trả lời đầy đủ và chính xác các câu hỏi của DOC. Trong trường hợp luật chống trợ giá, nếu DOC kết luận sơ bộ có trợ giá, thì Bộ này sẽ xác định một biên trợ giá cho từng hãng hoặc từng nước bị điều tra. Việc xác định này phải được 158
  26. hoàn thành trong vòng 65 ngày sau ngày kể từ ngày bắt đầu điều tra (85 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ kiện). Trong các trường hợp trợ giá ngược chiều (tức là trợ giá cho sản xuất đầu vào), thời hạn kết luận sơ bộ có thể kéo dài tới 250 ngày. Thời hạn kết luận sơ bộ có thể được rút ngắn nếu DOC nhận được đầy đủ thông tin trong vòng 50 ngày đầu và các bên có văn bản miễn thẩm tra thông tin và cùng thoả thuận rút ngắn thời hạn kết luận sơ bộ. Ngược lại, thời hạn này cũng có thể được kéo dài đến 130 ngày kể từ ngày nộp đơn theo yêu cầu của bên kiện hoặc trong những trường hợp hết sức phức tạp. Trong trường hợp luật chống phá giá, sau khi đánh giá sơ bộ có phá giá, DOC sẽ tính toán biên phá giá bình quân - mức chênh lệch giữa giá trị thông thường và giá xuất khẩu của sản phẩm. Kết luận sơ bộ này phải hoàn thành trong vòng 140 ngày kể từ ngày bắt đầu điều tra (160 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ kiện). Thời hạn này có thể được rút ngắn xuống 90 ngày nếu DOC nhận được đầy đủ thông tin trong vòng 60 ngày đầu và các bên có văn bản miễn thẩm tra thông tin và cùng thỏa thuận rút ngắn thời gian điều tra và kết luận sơ bộ. Ngược lại, thời hạn này có thể kéo dài đến 190 ngày theo yêu cầu của bên kiện hoặc trong những trường hợp hết sức phức tạp. Ngày DOC công bố trên công báo kết luận sơ bộ có bán phá giá hoặc có trợ giá có ý nghĩa về mặt pháp lý vì Hải quan Hoa Kỳ sẽ “đình chỉ thanh lý hải quan” đối với những lô hàng nhập khẩu sau ngày đó. Cũng kể từ ngày này, Hải quan bắt đầu yêu cầu người nhập khẩu sản phẩm bị điều tra phải đặt cọc bond nhập khẩu hoặc tiền mặt với Hải quan Hoa Kỳ cam kết sẽ nộp thuế chống phá giá hoặc thuế chống trợ giá. 159
  27. Cũng tương tự như L/C do ngân hàng phát hành cam kết thay mặt người mua trả tiền cho người bán, bond nhập khẩu do công ty bảo hiểm hoặc bảo lãnh tài chính phát hành cam kết pháp lý sẽ thay mặt công ty nhập khẩu thanh toán tất cả các khoản thuế hải quan, tiền phạt hải quan và các phí hải quan khác trong trường hợp công ty nhập khẩu không trả được và ngay cả trong trường hợp công ty nhập khẩu bị phá sản. Sau khi nhận được đơn xin phát hành bond của công ty nhập khẩu, công ty phát hành bond sẽ tiến hành kiểm tra tình hình tài chính của đương đơn và chỉ phát hành bond nếu thấy đương đơn ổn định về tài chính. Cũng giống như người nhập khẩu phải trả phí mở L/C cho ngân hàng, đương đơn xin phát hành bond phải trả phí cho công ty phát hành. Các nhà nhập khẩu không đủ uy tín để được phát hành bond sẽ phải đặt cọc tiền mặt cho Hải quan. Do thực tế trong mấy năm gần đây mức thuế chống phá giá thực phải nộp của một số mặt hàng nông thuỷ sản cao hơn rất nhiều so với mức thuế công bố trong kết luận cuối cùng của DOC (ví dụ, thuế chống phá giá thực tế phải nộp đối với crawfish nhập từ Trung Quốc là 230%, trong khi đó mức thuế dự tính trong kết luận cuối cùng của DOC chỉ là 90%), nên ngày 9/7/2004, Hải quan Hoa Kỳ đã sửa đổi qui định về đặt cọc bond liên tục (continuous bond). Theo đó, giám đốc hải quan các cửa khẩu phải xem xét ngay việc yêu cầu tăng trị giá bond đối với các mặt hàng nông thuỷ sản chịu thuế chống phá giá. Qui định mới này chắc chắn sẽ gây thêm khó khăn và tăng thêm chi phí nhập khẩu đối với các mặt hàng bị áp thuế chống phá giá, nhất là đối với các nhà nhập khẩu nhỏ và đặc biệt là các nhà nhập khẩu mới (chưa có kim ngạch từ năm trước), vì những công ty này thường phải chịu tỷ lệ đặt bond cao hơn. Qui định mới này ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ và cũng ảnh hưởng gián tiếp tới các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài. 160
  28. Hiện nay, tại Hoa Kỳ còn nhiều tranh cãi xung quanh tính hợp pháp của qui định mới này cũng như quyền hạn của Hải quan trong việc đưa ra qui định đó. Tuy vậy, qui định mới này vẫn sẽ được thực hiện. Mức thuế dự tính công bố trong kết luận sơ bộ của DOC là mức thuế trần mà các nhà nhập khẩu sẽ phải nộp cho những lô hàng nhập khẩu trong khoảng thời gian từ ngày kết luận sơ bộ đến ngày kết luận cuối cùng có bán phá giá hoặc có trợ giá. Điều này có nghĩa là nếu mức thuế cuối cùng thấp hơn mức thuế sơ bộ thì những lô hàng nhập khẩu trong khoảng thời gian nói trên được hưởng mức thuế công bố trong kết luận cuối cùng của DOC; nếu mức thuế cuối cùng cao hơn mức thuế sơ bộ thì những lô hàng nhập khẩu trong thời gian nói trên chỉ phải chịu mức thuế sơ bộ. Nếu DOC kết luận sơ bộ là không có phá giá hoặc trợ giá, thì các doanh nghiệp nhập khẩu không phải đặt cọc bond hoặc tiền mặt với Hải quan và có thể tiếp tục nhập khẩu hàng bị điều tra vào Hoa Kỳ mà không bị rủi ro trách nhiệm nộp thuế cho đến khi có kết luận cuối cùng của DOC. Mặc dù kết luận sơ bộ của DOC là không có phá giá hoặc trợ giá, song quá trình điều tra vẫn tiếp tục. Nếu kết luận cuối cùng của DOC vẫn là không có bán phá giá hoặc trợ giá, thì vụ kiện sẽ chấm dứt. Nếu biên phá giá bình quân gia quyền từ 2,0% trở lên đối với trường hợp bán phá giá và 1,0% trở lên đối với trường hợp trợ giá thì DOC sẽ kết luận có bán phá giá hoặc có trợ giá. Nguyên tắc này được áp dụng trong cả kết luận sơ bộ và kết luận cuối cùng của DOC. Riêng trong trường hợp trợ giá (ưu đãi này không áp dụng đối với điều tra bán phá giá), đối với các nước được USTR công nhận là nước đang phát triển, nếu biên độ trợ giá nhỏ hơn 2% (đối với các nước đang phát triển) hoặc 3% (đối với các nước chậm phát triển) thì DOC cũng kết luận là không có trợ giá. Tuy nhiên, qui tắc 161
  29. đặc biệt này chỉ áp dụng đối với các điều tra gốc và không được áp dụng đối với xem xét lại hàng năm sau khi thuế chống trợ giá đã được áp dụng. Kết luận sơ bộ của DOC có thể có sai sót trong tính toán. DOC quan niệm rằng đây chỉ là kết luận sơ bộ nên không cần phải sửa sai ngay mà để lại sửa trong giai đoạn điều tra và kết luận cuối cùng. Mặc dù kết luận sơ bộ có giá trị pháp lý (kể từ ngày công bố kết luận sơ bộ Hải quan sẽ ngừng thanh lý hải quan cho các lô hàng nhập khẩu sau đó), song DOC vẫn hiếm khi chịu sửa sai ngay. Ít nhất đã có một trường hợp nếu DOC chịu sửa sai ngay thì kết luận sơ bộ đã thay đổi từ có bán phá giá thành không có bán phá giá. DOC thường chỉ chấp nhận xem xét sửa đổi biên phá giá sơ bộ nếu như sai sót trong tính toán của DOC được coi là “đáng kể” có ảnh hưởng dẫn đến tăng hoặc giảm biên phá giá từ 5 điểm % trở lên (ví dụ biên phá giá 30% tăng thêm 5 điểm % là 35% hoặc giảm 5 điểm % là 25%) và thay đổi biên phá giá từ 25% trở lên (ví dụ biên phá giá 30% tăng 25% là 30% + (30 x 25%) = 37,5% hoặc giảm 25% là 30% - (30 x 25%) = 22,5%). Điều tra và kết luận cuối cùng của DOC Thời hạn điều tra. Đối với trường hợp điều tra chống phá giá, trong vòng 75 ngày kể từ ngày đưa ra kết luận sơ bộ, trong điều kiện bình thường, DOC sẽ phải công bố quyết định cuối cùng về mức biên phá giá. Tuy nhiên, thời hạn này có thể kéo dài đến 135 ngày kể từ ngày công bố kết luận sơ bộ. Như vậy, tùy thuộc có gia hạn ở giai đoạn điều tra sơ bộ hay không, thời hạn DOC phải công bố kết luận cuối cùng có thể trong khoảng 295 đến 345 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ kiện. Đối với trường hợp điều tra chống trợ giá, 75 ngày kể từ ngày đưa ra đánh giá sơ bộ cũng là thời hạn để DOC đưa ra kết luận cuối cùng về việc có trợ giá hay không và mức trợ giá là bao nhiêu. 162
  30. Trong trường hợp có trợ giá ngược chiều thì thời hạn để đưa ra kết luận cuối cùng có thể được kéo dài. Trong trường hợp đồng thời điều tra trợ giá và phá giá đối với cùng một mặt hàng nhập khẩu, thời hạn để kết luận cuối cùng về trợ giá có thể được lùi lại cùng với thời hạn đưa ra kết luận cuối cùng về phá giá theo yêu cầu của bên kiện. Thẩm tra thông tin và số liệu (verification). Sau khi công bố kết luận sơ bộ, DOC tiến hành thẩm tra những thông tin do các công ty nước ngoài cung cấp qua các trả lời các câu hỏi của DOC. DOC thường cử một nhóm từ 2 đến 4 nhân viên đến các trụ sở và các cơ sở sản xuất của các công ty nước ngoài để thẩm tra tính chính xác của các thông tin và số liệu được cung cấp. Trong trường hợp điều tra chống trợ giá, việc thẩm tra này được tiến hành với các cơ quan chính phủ trả lời các câu hỏi của DOC. DOC không thể thẩm tra tất cả các con số trong trả lời của bị đơn mà chỉ thẩm tra xác suất một số giao dịch nhất định. Thời gian thẩm tra thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần, tùy thuộc vào số lượng công ty và các vấn đề cần thẩm tra. Báo cáo kết quả thẩm tra sẽ được hoàn thành trong vòng 2 đến 3 tuần sau khi kết thúc thẩm tra. Phương pháp thẩm tra. DOC thường sử dụng hai phương pháp thẩm tra cơ bản được gọi là “lên” (up) và “xuống” (down). “Lên” có nghĩa là DOC sẽ đối chiếu một số thông tin và số liệu được công ty cung cấp trong trả lời các câu hỏi của DOC với báo cáo tài chính của công ty. Nếu các thông tin tổng hợp khớp với báo cáo tài chính đã được kiểm toán thì DOC tin là có lý do hơn để dựa vào sự chính xác và tin cậy của thông tin và số liệu được cung cấp. “Xuống” có nghĩa là DOC sẽ đối chiếu một số thông tin và số liệu trong các trả lời câu hỏi với các chứng từ gốc và hồ sơ kế toán. Hồ sơ và chứng từ thẩm tra. Những hồ sơ và chứng từ mà DOC thường yêu cầu cung cấp để thẩm tra thông thường gồm: 163
  31. (1) Báo cáo tài chính hàng năm và nửa năm; (2) Báo cáo quản lý/hạch toán lãi lỗ nội bộ. Các báo cáo này giúp xác định chi phí hàng tháng và bổ sung số liệu chi phí chi tiết hơn báo cáo tài chính; (3) Tổng dư nợ và có; (4) Sổ cái kế toán; (5) Nhật ký bán hàng; (6) Báo cáo các khoản nợ khó thu (nợ đọng); (7) Nhật ký thu tiền mặt; (8) Nhật ký chi tiền mặt; (9) Sổ vay nợ; (10) Các chứng từ bán hàng; (11) Các hồ sơ thanh toán. Nếu điều tra liên quan đến chi phí sản xuất thì các hồ sơ kế toán liên quan đến chi phí sản xuất cũng phải được chuẩn bị sẵn sàng để phục vụ thẩm tra. Thẩm tra giá. Những vấn đề DOC thường quan tâm khi thẩm tra giá là: (1) Kiểm tra sự đầy đủ. DOC sẽ thẩm tra để đảm bảo tất cả các đợt bán hàng liên quan (bán sang Hoa Kỳ, bán ở trong nước, hoặc bán sang nước thứ ba) đều được báo cáo đầy đủ. DOC thường đối chiếu các số liệu bán hàng báo cáo trong trả lời với nhật ký bán hàng hoặc tài liệu liệt kê tất cả các đợt bán hàng và với báo cáo tài chính của bị đơn. (2) Phương pháp ngày bán hàng. DOC sẽ kiểm tra phương pháp mà bị đơn sử dụng để hình thành ngày bán hàng để loại trừ 164
  32. tình trạng bị đơn cố tình đưa vào hoặc loại khỏi giai đoạn điều tra một số đợt bán hàng để có thể được hưởng mức thuế thấp hơn. (3) Quan hệ giữa bị đơn và khách hàng của bị đơn ở Hoa Kỳ là quan hệ độc lập hay là quan hệ giữa công ty mẹ và chi nhánh để xác định giá bán là giá xuất khẩu thực sự hay “giá xuất khẩu tính toán”. (4) So sánh sản phẩm bị điều tra với sản phẩm bán ở thị trường Hoa kỳ. (5) Tính chính xác của giá. DOC thường yêu cầu bị đơn cung cấp không những các chứng từ bán hàng (ví dụ hợp đồng mua bán và hóa đơn) mà còn cả bằng chứng chi tiết về thanh toán, kể cả những chứng từ không phải do bị đơn phát hành (như thông báo của ngân hàng về thu chi trên tài khoản của bị đơn). DOC sẽ đối chiếu những chứng từ này với nhật ký bán hàng của công ty và các tài khoản như báo cáco các khoản nợ phải thu và sổ cái để kiểm tra xem công ty có nhận tiền mỗi lần bán hàng không. (6) Tính chính xác của các điều chỉnh. DOC sẽ kiểm tra các hồ sơ kế toán để xác định chi phí có phải là cơ sở điều chỉnh giá hay không. DOC cũng sẽ kiểm tra việc phân bổ chi phí giữa các sản phẩm để đảm bảo chi phí được phân bổ đủ và đúng cho sản phẩm đang bị điều tra. DOC thường quan tâm đến các khoản như: tiền hoàn lại cho người mua và giảm giá; chi phí tín dụng; các chi phí bán hàng gián tiếp; các khoản điều chỉnh giữa các sản phẩm khác nhau; và các khoản điều chỉnh lớn khác. Thẩm tra chi phí sản xuất. Thẩm tra chi phí sản xuất thường mất nhiều thời gian và khó khăn hơn. Các công ty thường không có hệ thống kế toán được thiết lập chỉ để phục vụ cho việc trả lời những vấn đề mà DOC quan tâm. Những vấn đề DOC thường quan tâm khi thẩm tra chi phí sản xuất là: 165
  33. (1) Tất cả các chi phí sản xuất hàng hóa đã được đưa vào trong trả lời chưa? Xem các tài liệu sản xuất hoặc thăm quan nhà máy có thể giúp cán bộ thẩm tra phát hiện các khoản chi phí chưa được liệt kê trong trả lời của bị đơn. (2) Các chi phí đã được phân bổ đúng và đủ cho những sản phẩm bị điều tra chưa nhằm tránh tình trạng phân bổ chi phí cao không hợp lý cho các sản phẩm không thuộc diện điều tra để giảm chi phí của sản phẩm đang bị điều tra. (3) Tất cả các chi phí phân bổ đã được đưa vào trong giai đoạn điều tra chưa? Ví dụ, chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm đã chi trước giai đoạn điều tra cần phải cộng vào chi phí sản xuất sản phẩm trong giai đoạn điều tra. (4) Các chi phí đã được bóc tách đúng và đủ theo các mục hay chưa? Ví dụ có trường hợp chuyển chi phí từ mục này sang mục khác để giảm tổng chi phí của sản phẩm. (5) Các chi phí hạch toán trong báo cáo tài chính có được coi là chi phí của sản phẩm đang bị điều tra hay không? (6) Hệ thống kế toán chi phí của công ty có khiếm khuyết nội bộ có thể dẫn đến báo cáo không đầy đủ chi phí hay không? Điều tra và kết luận cuối cùng của DOC nói chung dựa trên thông tin và số liệu do các công ty nước ngoài cung cấp khi trả lời các câu hỏi của DOC và theo các phương pháp tương tự như đã sử dụng trong điều tra và kết luận sơ bộ. Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ quan trọng đối với nguyên tắc chung này. Thứ nhất là, về pháp lý DOC chỉ được sử dụng những thông tin và số liệu đã được thẩm tra. Vì vậy, nếu có sự thay đổi về thông tin và số liệu trong quá trình thẩm tra thì DOC sẽ chọn thông tin và số liệu đã được thẩm tra. Nếu công ty nước ngoài không thể chứng minh tính chính xác của thông tin và số liệu trả lời (có quá nhiều sự khác biệt giữa thông tin và số liệu do bị đơn cung cấp trong trả lời 166
  34. câu hỏi và thông tin và số liệu được thẩm tra) và không thuyết phục được DOC về độ tin cậy của hệ thống kế toán của công ty thì sẽ có rủi ro lớn là DOC sẽ không công nhận toàn bộ trả lời của công ty. Nếu công ty từ chối kiểm tra hoặc sau khi kiểm tra DOC không công nhận toàn bộ trả lời của công ty thì DOC sẽ áp dụng nguyên tắc sử dụng những “thông tin và số liệu sẵn có”. Những “thông tin và số liệu sẵn có” này thường là những thông tin và số liệu do bên kiện cung cấp trong hồ sơ kiện và rất bất lợi cho công ty bị kiện. Điểm khác thứ hai là, các phương pháp áp dụng trong kết luận cuối cùng có thể khác đáng kể so với các phương pháp đã sử dụng trong kết luận sơ bộ. Điều tra và kết luận sơ bộ có thể dựa trên sự so sánh giữa giá bán sang Hoa Kỳ với giá bán ở thị trường nội địa nước bị kiện hoặc giá bán sang nước thứ ba, trong khi đó điều tra và kết luận cuối cùng có thể dựa trên so sánh giá với chi phí (vì sau khi thẩm tra, DOC kết luận là giá bán ở thị trường nội địa nước bị kiện hoặc giá bán sang nước thứ ba thấp hơn chi phí), với chi phí dựa trên trị giá tính toán như được định nghĩa trong luật của Hoa Kỳ. Các chiến lược và công việc phục vụ thẩm tra Đối với các công ty nước ngoài, thẩm tra của DOC là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong quá trình điều tra. Dưới đây, chúng tôi xin tổng hợp tóm tắt một số lời khuyên đối với các bị đơn nước ngoài của một số luật sư Mỹ có kinh nghiệm trong điều tra chống phá giá và chống trợ giá: Chuẩn bị càng kỹ càng tốt. Lường trước nhu cầu thẩm tra ngay từ khi chuẩn bị trả lời các câu hỏi của DOC để tiết kiệm thời gian chuẩn bị cho thẩm tra sau này. Nghiên cứu kỹ đề cương thẩm tra. DOC thường công bố đề cương các vấn đề sẽ thẩm tra ít nhất một tuần trước khi thẩm tra. Đề cương này có thể chỉ rõ một số giao dịch và mục mà DOC cần những thông tin rất chi tiết. Tuy 167
  35. nhiên, đề cương thường rất ngắn gọn và không có nhiều hướng dẫn cho công việc chuẩn bị của bị đơn; vì vậy, bị đơn thường phải nhờ vào hướng dẫn của luật sư dựa trên cơ sở kinh nghiệm của họ trong các cuộc thẩm tra tương tự trước. Bước tiếp theo là chuẩn bị trước tài liệu dựa trên cơ sở đề cương thẩm tra và kinh nghiệm của luật sư. Bị đơn không cần phải chuẩn bị thông tin chi tiết về mọi giao dịch và mọi mục thông tin nêu trong trả lời. Tuy nhiên, bị đơn cần phải chuẩn bị các mẫu phương pháp luận áp dụng và các loại hồ sơ kế toán có để chứng minh. Sơ lượng mẫu tuỳ thuộc vào bản chất và tầm quan trọng của vấn đề thẩm tra. Ngoài ra, bị đơn cũng cần lường trước các câu hỏi tiếp theo của cán bộ thẩm tra để chuẩn bị trước các tài liệu cần thiết. Chuẩn bị và sắp xếp trước các tài liệu thẩm tra. DOC không có nhiều thời gian để thẩm tra. Nếu bị đơn chuẩn bị tài liệu không tốt dẫn đến DOC không thể hoàn thành việc thẩm tra trong thời hạn dự định thì bị đơn có thể bị DOC coi là thất bại trong thẩm tra. Cách tốt nhất là chụp tất cả các tài liệu liên quan và sắp xếp chúng theo các vấn đề DOC quan tâm. Trong các trường hợp một vấn đề liên quan đến nhiều giao dịch khác nhau thì mỗi giao dịch nên có một bộ hồ sơ riêng. Việc chuẩn bị và sắp xếp trước tài liệu sẽ giúp tiết kiệm thời gian tìm kiếm trong khi thẩm tra. Chuẩn bị trước tài liệu còn có tác dụng quan trọng hơn là buộc các cán bộ của bị đơn và luật sư phải xem cẩn thận mọi tài liệu sẽ được sử dụng trong thẩm tra. Không công ty nào có thể tránh khỏi những sai sót nhỏ trong kế toán. Nếu những sai sót đó được giải thích một cách thuyết phục thì sẽ không làm nảy sinh vấn đề trong thẩm tra. Ngược lại, những sai sót đó nếu không được giải thích có lý thì có thể mang lại hậu quả nghiêm trọng. Phát hiện trước các sai sót và vấn đề, chuẩn bị kỹ các lý lẽ có sức thuyết phục để giải thích với 168
  36. DOC là một việc rất quan trọng và hết sức nên làm. Quyết định về trình tự trình bày. DOC thường để cho bị đơn một số linh hoạt trong việc quyết định trình tự trình bày các vấn đề thẩm tra. Thứ nhất, trình tự phải lô gích. Những thông tin về hệ thống kế toán và phân phối thường phải được trình bày trước để cán bộ thẩm tra có sơ sở hiểu tốt hơn các vấn đề cụ thể sẽ được trình bày sau đó. Những vấn đề có liên quan đến nhau cần phải được trình bày cùng một lúc. Những điểm mạnh nhất của công ty cũng thường được trình bày trước để góp phần thuyết phục các cán bộ thẩm tra tin vào hệ thống kế toán của công ty và sự tin cậy của những thông tin đã cung cấp cho DOC. Bên cạnh đó, bị đơn cần phải thận trọng chọn thời điểm thích hợp để trình bày về các điểm yếu của mình. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, bị đơn nên dựa vào lời khuyên của luật sư để chọn thời điểm thích hợp cho việc này. Chuẩn bị đủ người để phục vụ thẩm tra. Đôi khi để tranh thủ thời gian đội thẩm tra của DOC được chia thành các nhóm khác nhau để thẩm tra cùng một lúc nhiều vấn đề khác nhau, nhất là trong trường hợp thẩm tra cả giá và chi phí. Do vậy, bị đơn cần phải chuẩn bị đủ cán bộ nắm chắc các vấn đề sẽ được thẩm tra để phục vụ thẩm tra. Xây dựng mối quan hệ tốt với các nhân viên thẩm tra. Kết quả thẩm tra cũng phụ thuộc khá nhiều vào sự chủ quan, nghĩa là cán bộ thẩm tra của DOC có tin vào sự chính xác và sự tin cậy của hệ thống kế toán của bị đơn hay không. Bởi vì yếu tố chủ quan này, xây dựng mối quan hệ làm việc tốt với các nhân viên của DOC và giành được sự tin cậy của họ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Nhìn chung, bị đơn nên dựa vào lời khuyên của các luật sư về cách xây dựng quan hệ tốt với đoàn thẩm tra. Cung cấp đầy đủ phương tiện làm việc, tạo ra môi trường làm việc thoải mái và hợp tác hết sức trong thời gian thẩm tra và cả sau khi thẩm tra là những việc tối 169
  37. thiểu nên làm. Bị đơn có thể mời đoàn thẩm tra ăn cơm (nếu họ không nhận lời thì không nên ép) hoặc biếu họ món quà nhỏ không mang ý nghĩa kinh tế, song những đối xử mang tính mua chuộc hoặc hối lộ sẽ bị từ chối và phản tác dụng. Hỗ trợ sau thẩm tra. Sau khi thẩm tra và trong quá trình viết báo cáo kiểm tra có thể đoàn thẩm tra vẫn cần sự hợp tác của bị đơn hoặc luật sư, ví dụ họ có thể không nhớ một số chi tiết hoặc quên không chụp lại tài liệu. Nếu đoàn thẩm tra có yêu cầu cung cấp giải thích hoặc tài liệu thì bị đơn cũng nên hợp tác hết mình. Nếu không hợp tác có thể có rủi ro đoàn thẩm tra sẽ viết báo cáo thẩm tra không có lợi cho bị đơn. Sau khi dự thảo xong báo cáo thẩm tra (thông thường khoảng từ 40 đến 60 trang), DOC thường gửi một bản thảo cho luật sư của bị đơn với mục đích chính thức là để luật sư kiểm tra xem nên loại bỏ những thông tin bí mật nào khỏi bản sẽ được công bố ra công chúng. Bị đơn cũng nên tận dụng cơ hội này để đề nghị thay đổi và/hoặc bổ sung nội dung báo cáo nếu thấy đoàn thẩm tra có sự hiểu nhầm hoặc bỏ sót những điểm quan trọng. Mặc dù DOC rất chặt chẽ trong việc sửa đổi và bổ sung nội dung báo cáo, song đôi khi cũng có thể thuyết phục được họ sửa đổi /và hoặc bổ sung trước khi phát hành bản báo cáo thẩm tra cuối cùng. Thông thường bị đơn chỉ có 24 tiếng để làm việc này; vì vậy, bị đơn cần phải chuẩn bị sẵn người thông thạo tiếng Anh và nắm được nội dung thẩm tra để xem và góp ý về nội dung báo cáo. Tuy nhiên, sau khi công bố báo cáo thẩm tra cuối cùng bị đơn vẫn có cơ hội có ý kiến về nội dung báo cáo. Những việc không nên làm: Ngoài những việc nên làm như nói ở trên, các luật sư cũng khuyên các bị đơn một số việc không nên làm: 170
  38. Không nên trả lời không đúng. Thà trả lời hạn chế còn hơn là trả lời không đúng. Trả lời sai sẽ ảnh hưởng đến sự tin cậy đối với công ty và có thể dẫn đến toàn bộ trả lời của công ty không được công nhận. Không nên nộp chứng từ không đúng hoặc chứng từ làm giả. Không nên nộp chứng từ mà chưa kiểm tra kỹ lưỡng. Không cho phép bất cứ nhân viên nào của công ty làm việc với đoàn thẩm tra mà chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng. Không nên tự nguyện cung cấp các thông tin có thể ảnh hưởng đến sự tin cậy đối với công ty. Không nên đoán mò trả lời. Nếu không biết chắc nội dung trả lời một câu hỏi nào đó thì tốt nhất là không nên trả lời. Thà là không trả lời hoặc trả lời hạn chế còn hơn là đoán mò câu trả lời. Không nên từ chối thẳng thừng việc cung cấp chứng từ vì làm như vậy có nguy cơ DOC sẽ sử dụng “số liệu có sẵn”. Nếu không có chứng từ để cung cấp theo yêu cầu thì công ty có thể đề xuất cung cấp chứng từ khác thay thế đáp ứng được yêu cầu thẩm tra. Chậm (chứ không phải từ chối) cung cấp chứng từ cũng là một cách ứng xử để hy vọng DOC quên không yêu cầu cung cấp chứng từ nữa. Mức thuế công bố trong kết luận cuối cùng của DOC thực tế không phải là mức thuế “cuối cùng” mà chỉ là mức thuế trần mới cho những lô hàng nhập khẩu sau ngày công bố kết luận cuối cùng. Mức thuế trần này có hiệu lực cho đến ngày USITC công bố kết luận cuối cùng về thiệt hại. Mức thuế thực tế phải nộp cho những lô hàng nhập khẩu trong khoảng thời gian từ ngày kết luận cuối cùng 171
  39. của DOC đến ngày kết luận cuối cùng của USITC có thể thấp hơn nhưng không thể cao hơn mức thuế trần này. Nếu kết luận cuối cùng của DOC xác định là không có phá giá hoặc trợ giá thì quá trình điều tra sẽ kết thúc và bond hoặc tiền đặt cọc sẽ được hoàn trả. Điều tra và kết luận cuối cùng của USITC USITC phải bắt đầu giai đoạn điều tra cuối cùng để xác định thiệt hại ngay từ khi DOC công bố kết luận sơ bộ có bán phá giá hoặc trợ giá. DOC có trách nhiệm cung cấp cho USITC tất cả những thông tin liên quan đến đánh giá thiệt hại. USITC phải đưa ra kết luận cuối cùng trong vòng 120 ngày sau khi DOC đưa ra kết luận sơ bộ hoặc trong vòng 45 ngày sau khi DOC đưa ra kết luận cuối cùng là có phá giá hoặc trợ giá. Tiêu chuẩn pháp lý đòi hỏi để kết luận cuối cùng về thiệt hại khác với tiêu chuẩn trong điều tra và kết luận sơ bộ. Trong điều tra sơ bộ, ngành công nghiệp trong nước chỉ cần cung cấp “các dấu hiệu hợp lý” về thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại, trong điều tra và kết luận cuối cùng ngành công nghiệp nội địa phải chứng minh đang thực sự bị thiệt hại hoặc bị đe dọa thiệt hại. Do vậy, một số vụ kiện được kết luận sơ bộ là có gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại, nhưng kết luận cuối cùng lại ngược lại. Nếu kết luận cuối cùng của USITC khẳng định có thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại vật chất, thì DOC phát lệnh thu thuế theo luật thuế chống trợ giá hoặc luật thuế chống phá giá trong vòng 7 ngày sau khi có kết luận của USITC. Ngày công bố kết luận cuối cùng của USITC khẳng định có thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại vật chất có ý nghĩa pháp lý. Kể từ ngày này không còn mức thuế trần và về lý thuyết trách nhiệm thuế cuối cùng của người nhập khẩu không còn giới hạn. Do vậy, người 172
  40. nhập khẩu sẽ không có cách nào để tính trước được chi phí nhập khẩu cuối cùng cho những lô hàng nhập khẩu sau ngày này sẽ là bao nhiêu. Mức thuế nhập khẩu thực tế mà các nhà nhập khẩu phải nộp sẽ được quyết định sau này khi xem xét lại hàng năm. Mức thuế thực tế phải nộp có thể thấp hơn hoặc cao hơn mức thuế dự tính công bố trong kết luận cuối cùng của DOC hoặc trong kết luận của lần xem xét lại hàng năm trước đó. Ví dụ, mức thuế chống phá thực tế phải nộp trên cơ sở kết quả xem xét lại hàng năm đối với crawfish nhập khẩu từ Trung Quốc là 230%, trong khi đó mức thuế dự tính trong kết luận cuối cùng của DOC chỉ là 90%. Nhiều công ty Hoa Kỳ nhập khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc đã phá sản vì không lường trước được mức thuế thực tế phải nộp lại cao hơn mức thuế dự tính quá nhiều như vậy. (Xem thêm phần Xem xét lại hàng năm). Không giống như điều tra của DOC, điều tra của USITC nhằm xác định thiệt hại đối với ngành công nghiệp nội địa thường không đòi hỏi nhiều ở các công ty nước ngoài. Hầu hết gánh nặng cung cấp thông tin và chứng lý phục vụ điều tra của USITC thuộc về trách nhiệm của những người nhập khẩu hàng hóa bị kiện. Điều tra của USITC tập trung vào nhập khẩu vào Hoa Kỳ, sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu với hàng sản xuất trong nước và tình trạng của ngành công nghiệp nội địa. Trong hầu hết các trường hợp, các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ có nhiều số liệu và thông tin bảo vệ cho lợi ích của mình (đồng thời cũng là lợi ích của các công ty xuất khẩu nước ngoài) trong quá trình điều tra của USITC hơn là các công ty nước ngoài. Do vậy, thông thường các công ty nước ngoài để các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đóng vai trò chủ đạo trong bảo vệ quyền lợi của các bên bị kiện trong các giai đoạn điều tra của USITC. Trong nhiều trường hợp, các công ty nước ngoài đóng góp kinh phí để các 173
  41. nhà nhập khẩu thuê luật sư và các chuyên gia phân tích kinh tế và thương mại để phục vụ điều tra của USITC. Chấm dứt điều tra DOC hoặc USITC có thể chấm dứt điều tra trợ giá hoặc phá giá nếu bên kiện rút đơn kiện hoặc theo yêu cầu của DOC nếu Bộ này tự khởi xướng điều tra. Tuy nhiên, DOC có thể không chấm dứt điều tra trên cơ sở một thỏa thuận hạn chế số lượng nhập khẩu hàng đang bị điều tra vào Hoa Kỳ trừ phi Bộ này thấy việc chấm dứt điều tra trên cơ sở một thỏa thuận như vậy là vì lợi ích của toàn xã hội. Tạm ngừng điều tra Đối với trường hợp điều tra trợ giá, DOC có thể tạm ngừng điều tra trên cơ sở một trong ba loại thỏa thuận ký với chính phủ hoặc với các nhà sản xuất nước ngoài chiếm gần như toàn bộ hàng nhập khẩu bị điều tra. Ba loại thỏa thuận này là: (1) Thỏa thuận ngừng xuất khẩu mặt hàng được trợ giá vào Hoa Kỳ; (2) Thỏa thuận loại bỏ toàn bộ trợ giá hoặc thu lại toàn bộ số tiền trợ giá; và (3) Thỏa thuận loại bỏ toàn bộ ảnh hưởng thiệt hại do việc xuất khẩu hàng trợ giá vào Hoa Kỳ gây ra. Điều tra chống trợ giá có thể tạm ngừng trên cơ sở một thỏa thuận hạn chế số lượng. Đối với trường hợp điều tra phá giá, DOC có thể tạm ngừng điều tra trên cơ sở một trong ba loại thỏa thuận ký với các nhà xuất khẩu chiếm gần như toàn bộ hàng nhập khẩu đang bị điều tra. Ba loại thỏa thuận đó là: (1) Thỏa thuận ngừng xuất khẩu mặt hàng bị điều tra vào Hoa Kỳ; 174
  42. (2) Thỏa thuận loại bỏ toàn bộ việc bán dưới giá bình thường; (3) Thỏa thuận định lại giá để loại bỏ toàn bộ ảnh hưởng thiệt hại do việc bán phá giá mặt hàng bị điều tra vào Hoa Kỳ gây ra. Không giống như trường hợp trợ giá, điều tra phá giá không thể tạm ngừng trên cơ sở thỏa thuận hạn chế số lượng. Có hai điểm khác đối với những trường hợp bán phá giá từ những nước bị coi là có nền kinh tế phi thị trường: (1) Thỏa thuận tạm ngừng điều tra được ký giữa DOC và chính phủ nước xuất xứ hàng đang bị điều tra; và (2) Điều tra phá giá có thể tạm ngừng trên cơ sở thỏa thuận hạn chế số lượng. Trên thực tế thỏa thuận ngừng điều tra phá giá hoặc trợ giá trên cơ sở ngừng hoàn toàn xuất khẩu mặt hàng đang bị điều tra vào Hoa Kỳ không bao giờ xẩy ra vì các nhà xuất khẩu nước ngoài chẳng có lợi ích gì trong việc ký kết một thỏa thuận như vậy. Trong vụ điều tra bán phá giá philê cá Tra và Basa từ Việt Nam vào Hoa Kỳ kết thúc tháng 7 năm 2003, Việt Nam bị coi là nước có nền kinh tế phi thị trường. Trong dự thảo thỏa thuận tạm ngừng điều tra mà phía Hoa Kỳ đưa ra để đàm phán với Bộ Thương mại Việt Nam, thực tế DOC đã gộp nội dung của cả ba loại thoả thuận nói trên vào làm một. Dự thảo yêu cầu Việt Nam ngừng xuất khẩu hoàn toàn vào Hoa Kỳ trong giai đoạn 6 tháng kể từ ngày ngừng điều tra, hạn chế số lượng Việt Nam được xuất vào Hoa Kỳ theo từng năm trong thời hạn 5 năm và đặt ra mức giá sàn mà các doanh nghiệp Việt Nam không được phép bán thấp hơn. Nếu chấp nhận giá tối thiểu ở mức cao thì số lượng được phép bán sẽ lớn hơn và ngược lại. Hai bên đã không ký được thỏa thuận tạm ngừng điều tra. Hiện nay phi lê cá Tra và Basa của Việt Nam đang phải chịu thuế chống bán phá giá vào Hoa Kỳ. 175
  43. Bên mong muốn tạm dừng điều tra phải đệ trình dự thảo thỏa thuận tạm ngừng điều tra đến DOC trong vòng 15 ngày đối với trường hợp điều tra bán phá giá, hoặc 5 ngày đối với trường hợp điều tra trợ giá kể từ ngày DOC công bố kết luận sơ bộ. Trước khi thực sự ngừng điều tra, DOC phải thông báo ý định tạm ngừng điều tra đến các bên có liên quan và dành thời gian cho các bên có ý kiến. Khi quyết định tạm ngừng điều tra DOC phải đăng tải thông báo tạm ngừng điều tra và ra kết luận sơ bộ có bán phá giá hoặc trợ giá (trừ phi trước đó đã có quyết định như vậy). USITC cũng sẽ tạm ngừng điều tra. Lệnh tạm ngừng thông quan hàng do DOC kết luận sơ bộ có bán phá giá hoặc trợ giá sẽ được huỷ bỏ và tất cả các khoản tiền đặt cọc cho thuế dự tính hoặc bond sẽ được trả lại hoặc giải tỏa. Nếu trong vòng 20 ngày sau khi đăng tải thông báo về việc tạm ngừng điều tra, DOC nhận được yêu cầu tiếp tục điều tra từ bên liên quan ở trong nước hoặc từ các nhà xuất khẩu chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu mặt hàng liên quan, thì cả DOC và USITC phải tiếp tục điều tra. DOC có trách nhiệm giám sát việc tuân thủ thỏa thuận ngừng điều tra. Những vi phạm cố ý các thỏa thuận ngừng điều tra sẽ bị phạt dân sự. DOC có thể không chấp nhận thỏa thuận tạm ngừng điều tra trợ giá hoặc phá giá trừ phi DOC thấy việc tạm ngừng điều tra là vì lợi ích chung của toàn xã hội và việc giám sát thực thi thỏa thuận có thể thực hiện được. Trên thực tế, rất ít vụ kiện chống phá giá hoặc chống trợ giá kết thúc bằng thỏa thuận tạm ngừng điều tra vì rất ít khi có thể đạt được một thỏa thuận chấp nhận được đối với cả hai bên và những khó khăn và gánh nặng đối với DOC trong khâu theo dõi và giám sát thực thi thỏa thuận. Đó là chưa kể đến bên kiện thường phản đối hình thức thỏa thuận tạm ngừng điều tra này. 176
  44. Lệnh áp thuế AD và CVD Trong vòng 7 ngày kể từ ngày USITC ra quyết định cuối cùng khẳng định ngành công nghiệp trong nước bị thiệt hại do hành động bán phá giá hoặc trợ giá gây ra, DOC phải ban hành lệnh áp thuế AD hoặc CVD, trong đó: (1) Chỉ đạo Hải quan tính thuế AD bằng với mức biên phá giá hoặc thuế CVD bằng với mức trợ giá; 2) Mô tả hàng hóa chịu thuế AD hoặc CVD; và (3) Yêu cầu đặt cọc tiền thuế AD hoặc thuế CVD cho hàng hóa đang chờ thông quan cùng với đặt cọc tiền thuế nhập khẩu thông thường. Kể từ khi công bố lệnh áp thuế chống phá giá hoặc thuế chống trợ giá các nhà nhập khẩu phải đặt cọc tiền mặt tương đương toàn bộ số tiền thuế dự tính thay vì cho đặt bond. Nếu mức thuế thực tế phải nộp (trên cơ sở xem xét lại hàng năm) thấp hơn mức thuế dự tính (trong công bố lệnh áp thuế hoặc trong xem xét lại hàng năm của năm trước) thì số tiền chênh lệch và tiền lãi theo lãi suất ngân hàng hiện hành trên số tiền chênh lệch sẽ được hoàn trả cho nhà nhập khẩu đã đặt cọc. Trường hợp thuế thực tế phải nộp cao hơn thì các nhà nhập khẩu phải nộp bổ sung, kể cả tiền lãi trên số tiền phải nộp bổ sung. Các mức thuế AD Đối với kinh tế thị trường. Trong các trường hợp nền kinh tế thị trường, mức thuế chống phá giá được tính riêng cho từng nhà xuất khẩu mặt hàng bị kiện. Đối với kinh tế phi thị trường. Trong các trường hợp nền kinh tế bị coi là phi thị trường, DOC không tự động tính và áp mức thuế riêng cho từng công ty xuất khẩu ở nước bị kiện. Các 177
  45. mức thuế chống phá giá trong các vụ kiện nền kinh tế phi thị trường bao gồm: Thuế suất toàn quốc (country-wide rate) áp dụng cho tất cả các công ty không chứng minh được tính độc lập không phụ thuộc vào nhà nước để được hưởng thuế suất riêng rẽ hoặc không tham gia điều tra; Thuế suất riêng rẽ (separate rates) áp dụng cho từng bị đơn bắt buộc được điều tra đầy đủ (nếu bị đơn bắt buộc đó được xác định đủ điều kiện hưởng thuế suất riêng rẽ); Thuế suất riêng rẽ áp dụng cho các bị đơn tự nguyên Phần A chứng minh được tính độc lập không phụ thuộc vào nhà nước và đủ điều kiện hưởng thuế suất riêng rẽ. Mức thuế này được tính bằng bình quân gia quyền các mức thuế suất riêng rẽ của các bị đơn bắt buộc. Mức thuế này thông thường thấp hơn mức thuế toàn quốc. Vì vậy, các doanh nghiệp không phải là bị đơn bắt buộc nếu thấy có đủ điều kiện nên tự nguyện trả lời các câu hỏi Phần A để có cơ hội được hưởng mức thuế riêng rẽ. Các tiêu chí DOC thường sử dụng làm căn cứ để quyết định cho phép công ty ở nước bị kiện có nền kinh tế phi thị trường được hưởng thuế suất riêng rẽ dựa trên cả cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế áp dụng Nhóm tiêu chí pháp lý bao gồm: Không có những qui định hạn chế mang tính pháp lý liên quan tới các giấy phép kinh doanh và xuất khẩu của người xuất khẩu; Các văn bản pháp lý phi tập trung hóa quản lý các công ty; và Các biện pháp khác của chính phủ nhằm phi tập trung hóa quản lý các công ty. Nhóm tiêu chí thực tế áp dụng gồm: 178
  46. Giá xuất khẩu có phải do chính phủ ấn định hoặc được chính phủ phê duyệt hay không; Người xuất khẩu có thẩm quyền đàm phán và ký hợp đồng và có thể tự quyết định trong quản lý hay không; Người xuất khẩu có giữ lại nguồn thu từ xuất khẩu hay không; và Người xuất khẩu có tự quyết định về việc sử dụng lãi hoặc bù lỗ hay không. Hiện nay, DOC đang dự kiến sửa đổi các tiêu chí trên nhằm thắt chặt điều kiện cho phép các công ty ở nước có nền kinh tế phi thị trường được hưởng thuế suất riêng rẽ. Công ty xuất khẩu ở nước có nền kinh tế phi thị trường có một công ty mẹ ở một nước có nền kinh tế thị trường là chủ sở hữu sẽ tự động được hưởng mức thuế riêng rẽ. Trong vụ kiện phi lê cá Tra và Basa nhập khẩu từ Việt Nam (kết thúc điều tra năm 2003), mức thuế dự tính trong kết luận cuối cùng của DOC được áp riêng cho 4 bị đơn bắt buộc là: 36,84% (Vinh Hoan), 44,76% (Agifish), 45,55% (Cataco) và 52,9% (Nam Viet) và 7 bị đơn tự nguyện trả lời câu hỏi phần A được hưởng mức thuế riêng rẽ là 44,66%. Mức thuế chung toàn quốc dự kiến của vụ kiện này là 63,88%. Trong vụ kiện tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, mức thuế riêng rẽ dự kiến trong kết luận cuối cùng của DOCngày 30/11/2004 đối với 3 trong 4 bị đơn bắt buộc là: 4,13%, 4,21% và 4,99% (một bị đơn bắt buộc không xác thực được phần trả lời của mình nên phải chịu mức thuế chung toàn quốc). 29 trong số 34 bị đơn tự nguyện được hưởng mức thuế riêng rẽ là 4,38%. Mức thuế chung toàn quốc dự kiến của vụ kiện này là 25,76%. 179
  47. Kiện lên tòa án (Judicial Review) Trong vòng 30 ngày sau khi có kết luận cuối cùng về AD hoặc CVD, nếu một bên không đồng ý với kết luận cuối cùng đó có thể nộp đơn yêu cầu xem xét lại lên Tòa án Thương mại Quốc tế của Hoa Kỳ ở New York. Trong vụ kiện phi lê cá Tra và Basa của Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã đưa vụ kiện ra tòa án này. Bên bị kiện là thành viên của Tổ chức Thýõng mại thế giới (WTO) có thể kiện tại cõ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức này, thay vì kiện tại Tòa án Thýõng mại Quốc tế Hoa Kỳ Tình trạng khẩn cấp (Critical circumstances) Cả luật thuế chống phá giá và luật thuế chống trợ giá đều có một điều khoản gọi là “các trường hợp khẩn cấp”. Điều khoản này cho phép áp thuế AD hoặc CVD đối với những lô hàng nhập khẩu thuộc diện chịu thuế AD hoặc CVD chưa được thanh lý hải quan đã được nhập vào Hoa Kỳ hoặc rút khỏi kho để tiêu dùng trong thời gian 90 ngày trước ngày thông thường bắt đầu áp thuế AD hoặc CVD (ngày DOC công bố quyết định sơ bộ có bán phá giá hoặc trợ giá, hoặc ngày DOC kết luận cuối cùng có bán phá giá hoặc có trợ giá nếu trước đó DOC đã kết luận sơ bộ không có bán phá giá hoặc không có trợ giá. Mục đích của điều khoản này chủ yếu nhằm ngăn cản các nhà nhập khẩu tranh thủ nhập ồ ạt hàng trong thời gian sau khi có đơn kiện đến trước khi áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu. Bên kiện có thể đưa điều khoản này trong đơn kiện hoặc có thể bổ sung vào bất kỳ thời điểm nào nhưng chậm nhất là 21 ngày trước khi DOC ra quyết định cuối cùng. Điều khoản tình trạng khẩn cấp này chỉ được áp dụng khi DOC xác định có tình trạng khẩn cấp và USITC xác định tình trạng 180
  48. khẩn cấp đó có nguy cơ làm suy giảm nghiêm trọng hiệu quả của thuế AD hoặc CVD sẽ được áp dụng. Trong vụ kiện bán phá giá phi lê cá Tra và Basa của Việt Nam, Hiệp hội nuôi cá nheo Hoa Kỳ đã bổ sung điều khoản tình trạng khẩn cấp và DOC đã xác định có tình trạng khẩn cấp, song USITC đã xác định cái gọi là tình trạng khẩn cấp này không có nguy cơ làm suy giảm nghiêm trọng hiệu quả của thuế AD. Do vậy, điều khoản tình trạng khẩn cấp đã không được áp dụng trong vụ kiện này. Trong vụ kiện bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ 6 nước trong đó có Việt Nam (khởi kiện ngày 31 tháng 12 năm 2003), bên khởi kiện cũng cáo buộc tình trạng khẩn cấp, song trong kết luận sơ bộ cũng như cuối cùng của DOC đều khảng định không có tình trạng khẩn cấp đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Xem xét lại hàng năm (Administrative review) Thông thường là 12 tháng một lần kể từ ngày phát lệnh áp thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ giá, DOC sẽ xem xét lại mức trợ giá tịnh và biên phá giá thực tế để làm cơ sở tính mức thuế thực tế cho những lô hàng thuộc diện chịu thuế đã nhập vào Hoa Kỳ trong 12 tháng trước đó. Thời gian xem xét lại thường kéo dài một năm mới hoàn thành. Trước đây, việc xem xét lại này được DOC tiến hành tự động, nhưng sửa đổi luật gần đây yêu cầu một trong hai bên phải đưa ra yêu cầu. Nếu không có yêu cầu xem xét lại từ các bên liên quan thì DOC sẽ lấy mức thuế dự tính của lần điều tra trước làm mức thuế thực tế phải nộp. DOC, theo yêu cầu, còn phải xem xét lại các nội dung thỏa thuận tạm ngừng điều tra và đánh giá tình hình thực hiện thỏa thuận. 181
  49. Việc giảm giá xuất khẩu nhằm bù đắp một phần thiệt hại của người nhập khẩu do phải nộp thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ giá cũng có nguy cơ dẫn đến mức thuế thực tế phải nộp sau khi xem xét lại hàng năm cao hơn mức thuế công bố trong kết luận cuối cùng của DOC. Xem xét lại do tình hình thay đổi (Changed circumstances review) Theo luật, DOC hoặc USITC sẽ tiến hành xem xét lại quyết định cuối cùng hoặc thỏa thuận tạm ngừng điều tra khi nhận được thông tin hoặc yêu cầu chứng minh tình hình đã thay đổi đến mức cần phải xem xét lại. Tuy nhiên, nếu không có lý do có sức thuyết phục, DOC hoặc USITC sẽ không tiến hành xem xét lại quyết định cuối cùng hoặc thỏa thuận tạm ngừng điều tra vì lý do tình hình thay đổi trong vòng 24 tháng đầu sau khi ra thông báo (xem xét lại hàng năm vẫn tiến hành bình thường). Bên yêu cầu xem xét lại do tình hình thay đổi có trách nhiệm cung cấp các thông tin và chứng cớ chứng minh tình hình đã thay đổi đến mức cần phải xem xét lại. Xem xét để chấm dứt áp thuế AD và CVD (Sunset review) Theo luật, DOC và USITC phải tiến hành xem xét lại lần cuối sau 5 năm kể từ khi ban hành lệnh áp thuế để chấm dứt áp thuế AD và CVD và các thỏa thuận tạm ngừng điều tra trừ phi DOC và USITC xác định việc chấm dứt này có thể sẽ dẫn đến tiếp tục hoặc tái diễn bán phá giá hoặc trợ giá hoặc gây thiệt hại. DOC có trách nhiệm điều tra để kết luận việc bỏ áp thuế hoặc chấm dứt thỏa thuận tạm ngừng điều tra có dẫn đến tiếp tục hoặc tái diễn bán phá giá hoặc trợ giá hay không. USITC có trách nhiệm điều tra và kết luận việc bỏ thuế hoặc chấm dứt thỏa thuận tạm ngừng điều tra có thể dẫn đến tiếp tục hoặc tái diễn thiệt hại cho ngành công nghiệp nội địa hay không. 182
  50. DOC sẽ thông báo về việc tiến hành xem xét để chấm dứt áp thuế chậm nhất là 30 ngày trước ngày kết thúc 5 năm tính từ khi ra lệnh áp thuế. Bên muốn duy trì lệnh áp thuế phải phản hồi thông báo này bằng cách cung cấp thông tin cho DOC và USITC về khả năng ảnh hưởng của việc chấm dứt áp thuế đó. DOC và USITC phải hoàn thành việc điều tra trong thời gian tương ứng là 240 và 360 ngày kể từ ngày thông báo. Trong những trường hợp hết sức phức tạp thời hạn này có thể được kéo dài. Chọn thuê luật sư Các luật điều tiết thương mại của Hoa Kỳ rất phức tạp. Hầu hết các công ty nước ngoài khó có thể tự mình theo đuổi vụ kiện mà không cần đến tư vấn của luật sư hoặc chuyên gia. Luật sư có thể tư vấn về luật liên quan và chiến lược theo đuổi vụ kiện; đóng vai trò cầu nối liên lạc giữa DOC và các bên bị kiện; hướng dẫn trả lời các câu hỏi của DOC; và phân tích các tính toán về biên phá giá. Khi chọn thuê luật sư đại diện bảo vệ cho quyền lợi của mình trong một vụ kiện thương mại, các công ty nước ngoài cần phải cân nhắc các yếu tố sau: Kinh nghiệm là yếu tố quan trọng nhất phải cân nhắc. Kinh nghiệm ở đây có nghĩa là kinh nghiệm cụ thể trong lĩnh vực liên quan. Một công ty luật lớn có uy tín nhưng chưa chắc đã có nhiều kinh nghiệm trong các vụ kiện chống bán phá giá. Luật sư trực tiếp phụ trách vụ kiện. Mặc dù công ty lớn và có kinh nghiệm nhưng nếu luật sư được phân công phụ trách vụ kiện là người mới vào nghề và/hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan thì hiệu quả tư vấn chắc chắn sẽ hạn chế. Vì vậy, khi chọn công ty luật tư vấn, công ty nước ngoài cần phải làm rõ những luật sư nào sẽ tham gia đại diện cho mình, ai là người phụ trách chính, trình độ và kinh nghiệm của từng luật sư đó đến mức nào và có đảm bảo được yêu cầu công việc hay không. 183
  51. Chi phí. Chi phí thuê luật sư có kinh nghiệm ở Hoa Kỳ thường rất đắt và giá chào của các công ty luật cũng thường rất khác nhau. Luôn luôn có mối quan hệ giữa chi phí và chất lượng. Các công ty luật lớn và có uy tín thường chào giá cao và đồng thời cung cấp chất lượng tư vấn cao để giữ và phát triển uy tín. Chi phí luật sư thường được tính theo giờ với giá một giờ từ 300 đến 500USD đối với những luật sư nhiều kinh nghiệm. Có thể có công ty luật sẵn sàng chấp nhận giá thấp song sẽ cử luật sư ít kinh nghiệm phụ trách vụ kiện. Căn cứ để trả giá dịch vụ luật sư còn tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của vụ kiện. Chi phí thuê luật sư trong một vụ kiện liên quan đến nhiều công ty xuất khẩu nước ngoài và nhiều nhà sản xuất nội địa Hoa Kỳ chắc chắn sẽ đắt hơn một vụ kiện có ít bên liên quan. Nếu công ty bị đơn đã có kinh nghiệm với điều tra bán phá giá hoặc trợ giá và có thể tự làm được nhiều việc mà không cần đến tư vấn của luật sư thì thời gian thuê luật sư có thể ít đi. Đơn giá theo giờ của luật sư có nhiều kinh nghiệm đắt hơn của các luật sư ít kinh nghiệm, song để giải quyết cùng một việc những luật sư nhiều kinh nghiệm thường cần ít thời gian hơn. Để tiết kiệm chi phí song vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ, các công ty nước ngoài nên chọn kết hợp giữa các luật sư nhiều kinh nghiệm và các luật sư ít kinh nghiệm vì trong một vụ kiện có khá nhiều việc không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm. Do tính chất phức tạp về mặt kỹ thuật của vụ kiện, các hãng luật Hoa Kỳ thường phải sử dụng những chuyên gia phân tích kinh tế để xử lý thông tin và dữ liệu cũng như phát triển lập luận trong quá trình bảo vệ. Chuyên gia phân tích kinh tế được hãng luật lựa chọn thường là những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan. Ví dụ, trong vụ kiện tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, Công ty luật Willkie Farr đã cử một chuyên gia phân tích 184
  52. kinh tế có mặt thường xuyên ở Việt Nam để hướng dẫn các bị đơn trả lời các câu hỏi của DOC và giải quyết nhiều vấn đề khác của vụ kiện. Cũng cần lưu ý rằng để bảo vệ có hiệu quả cho các công ty nước ngoài các công ty luật Hoa Kỳ cũng cần phải hiểu về kinh doanh ở nước bị kiện và cần đến sự hỗ trợ của luật sư ở nước đó (local counsel). Ví dụ: trong vụ kiện tôm, Willkie Farr & Gallagher đã kết hợp với một văn phòng luật sư Việt Nam là IDVN để bảo vệ các bị đơn Việt Nam. Do chi phí được tính theo giờ làm việc và phụ thuộc vào nhiều yếu tố của từng vụ kiện nên rất khó có thể biết trước được chi phí cuối cùng sẽ là bao nhiêu. Tuy nhiên, các công ty luật có thể sẵn sàng chấp nhận các thỏa thuận tính chi phí linh hoạt như khống chế mức chi phí tối đa chẳng hạn. Chi phí luật sư trong hầu hết các vụ kiện bán phá giá liên quan đến một công ty cũng thường hết trong khoảng từ 300 đến 500 ngàn USD Ngoài ra, khi lựa chọn thuê luật sư các công ty nước ngoài cũng cần kiểm tra uy tín của các công ty luật đối với DOC và các công ty này có xung đột lợi ích với mình hay không. (Phần này có sử dụng một số thông tin, số liệu và hướng dẫn trong cuốn “Business Guide to Trade Remedies in the United States” do Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) tại Geneva xuất bản năm 2003). 185
  53. PHẦN V TẬP QUÁN VÀ VĂN HÓA KINH DOANH Hiểu về văn hóa nói chung và văn hóa kinh doanh nói riêng ở một nước ngoài sẽ có ích cho các doanh nghiệp trong quan hệ kinh doanh với các bạn hàng ở nước đó. Phần này nhằm tóm tắt và hướng dẫn một số nét cơ bản về văn hóa kinh doanh ở Hoa Kỳ với hy vọng phần nào giúp các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp mới thiết lập quan hệ kinh doanh với các bạn hàng ở Hoa Kỳ, giao tiếp và duy trì quan hệ kinh doanh có hiệu quả hơn với các bạn hàng ở nước này. Hoa Kỳ là một xã hội đa dạng, là một nước có diện tích địa lý lớn thứ 3 trên thế giới với gần 300 triệu dân có nguồn gốc từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Mặc dù đại bộ phận người Mỹ được coi là có nguồn gốc từ châu Âu, song những người thiểu số như người gốc Mỹ (người da đỏ), người Mỹ gốc Phi, người Hispanic và người châu Á cũng chiếm rất đông. Hiện nay, mỗi năm có tới trên một triệu người nước ngoài di cư đến Hoa Kỳ sinh sống và làm ăn. Dự báo đến năm 2050, người Mỹ da trắng chỉ còn chiếm dưới 50%. Các cộng đồng đang sinh sống ở Hoa Kỳ đều có những bản sắc riêng của họ, kể cả ngôn ngữ, tôn giáo, tín ngưỡng và phong tục. Do vậy, rất khó có thể khái quát chính xác được văn hóa nói chung và văn hóa kinh doanh nói riêng ở nước này. Phần giới thiệu dưới đây chỉ là những nét cơ bản và hướng dẫn chung. 1. Một số nét cơ bản Cách viết họ tên Tên người Mỹ được viết theo thứ tự tên riêng trước, sau đó đến tên đệm và cuối cùng là họ. Họ lấy theo họ bố; không dùng họ mẹ. Ví dụ, Bill William Clinton trong đó Bill là tên riêng, William là tên đệm và Clinton là họ. Tên đệm thường được viết tắt hoặc 186
  54. thậm chí không viết. Ví dụ, Bill William Clinton thường được viết là Bill W. Clinton hoặc chỉ viết ngắn gọn là Bill Clinton. Họ tên cũng có thể viết theo tứ tự họ trước rồi đến tên riêng và cuối cùng là tên đệm. Trong trường hợp này sau họ có dấu phẩy. Ví dụ: Clinton, Bill William. Phụ nữ Mỹ khi lấy chồng đổi họ theo họ chồng. Có một số người dùng cả họ mình và họ chồng. Ví dụ, Hillary Rodham Clinton, trong đó Hillary là tên riêng; Rodham là họ của Hillary và Clinton là họ của chồng. Cách xƣng hô Trừ một số trường hợp đặc biệt, người Mỹ thường gọi nhau bằng tên riêng. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc phổ biến mà các nhà kinh doanh nước ngoài nên theo. Đối với lần tiếp xúc trực tiếp hoặc qua thư từ đầu tiên, nên gọi nhau bằng Mr., Mrs., Miss, Ms. hoặc Dr. và tiếp theo là họ. Ví dụ, Mr. Clinton. Có thể gọi tên riêng khi được mời hoặc sau khi đã có quan hệ thân mật. Không gọi tên riêng (trừ phi được mời) đối với những người hơn nhiều tuổi, hoặc có địa vị hoặc cấp bậc cao hơn mình nhiều, hoặc đối với những người mà bạn muốn thể hiện sự tôn trọng. Đối với trẻ em thì luôn luôn có thể gọi tên riêng. Đối với quân nhân hoặc cảnh sát nên gọi bằng cấp bậc (nếu biết) hoặc gọi chung là “Officer” và tiếp theo là họ. Ví dụ, General Clark hoặc Officer Lugar. Đối với người mới gặp lần đầu và không biết tên (ví dụ như nhân viên bán hàng, thư ký, lái xe, nhân viên khách sạn ) có thể gọi “Sir”, “Mr.”, “M’am” hoặc “Miss”. 187
  55. Một số tính cách đặc trƣng của ngƣời Mỹ Khác với một số nền văn hóa khác, nhất là văn hóa châu Á, nhìn chung, người Mỹ rất coi trọng tự do cá nhân và tính tự lập. Gia đình, cộng đồng, tôn giáo hoặc tổ chức là thứ yếu so với các quyền cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân này cũng dẫn đến một tính cách nổi bật của người Mỹ là cạnh tranh. Phong cách chung của doanh nhân Mỹ là ít chú ý đến nghi lễ, đi thẳng vào vấn đề và muốn có kết quả nhanh. Trong đàm phán, người Mỹ thường xác định trước và rõ mục tiêu cần đạt được, chiến lược và chiến thuật đàm phán và dùng số liệu để chứng minh cho các luận điểm của mình. Họ muốn dành chiến thắng về phần mình, song cũng sẵn sàng thỏa hiệp trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Ở Hoa Kỳ, “có đi có lại” là nguyên tắc quan trọng trong đàm phán chính trị cũng như trong kinh doanh. Người Mỹ thích nói thẳng, rõ ràng và dễ hiểu. Họ không thích kiểu nói vòng vo, xa xôi hoặc ví von. Nhìn chung, khi người Mỹ nói “được” thì có nghĩa là được và “không được” có nghĩa là không được. Người Mỹ không ngại ngùng khi trả lời “tôi không biết” nếu như họ không biết về vấn đề mà bạn quan tâm hoặc “tôi không phụ trách việc này” nếu như vấn đề bạn quan tâm không trong phạm vi trách nhiệm của họ. Tuy nhiên, người Mỹ thường sẵn sàng chỉ cho bạn biết bạn phải hỏi ai hoặc tìm ở đâu để có những thông tin mà bạn cần, hoặc ai là người phụ trách việc mà bạn quan tâm. Tính thẳng thắn và sự lịch thiệp cũng có mức độ khác nhau tuỳ theo vùng. Người New York nổi tiếng là trực tính, thậm chí hơi thô bạo nếu so sánh với văn hóa châu Á. Người ở vùng Trung Tây cũng thẳng thắn nhưng thường lịch sự hơn nhiều. Người California không phải lúc nào cũng nói đúng ý nghĩ của họ. Ví dụ, ở Los Angeles, nếu ai đó nói với bạn “Tôi sẽ trở lại vấn đề này với bạn” 188
  56. thì cũng có thể là họ sẽ làm như vậy thật, song cũng có thể họ ngụ ý là “Bạn không có cơ hội”. Nhìn chung, người Mỹ không có thói quen nói hoặc cười to trong khi ăn uống hoặc ở nơi công cộng. Họ rất tự giác xếp hàng đợi đến lượt mình khi có từ hai người trở lên và không có thói quen chen ngang hàng. Tại cửa ra vào thang máy, tàu điện ngầm, hoặc xe buýt, người ở ngoài thường đợi cho người ở trong ra hết rồi mới vào. Người Mỹ có thói quen cám ơn khi được người khác giúp đỡ dù chỉ là một việc rất nhỏ như nhường đường chẳng hạn. Nhiều người cho rằng người Mỹ nhìn chung không có tính kiên trì. Có người giải thích môn bóng đá ở Mỹ không phát triển một phần vì người Mỹ không thể kiên trì chờ đợi sau 90 phút thi đấu mà không có bàn thắng hoặc chỉ có vài bàn thắng. Cũng có người giải thích các vận động viên quần vợt Mỹ thường không thi đấu tốt trên sân đất nện vì trên sân này bóng nẩy cao hơn và các pha bóng thường “cò cưa” lâu hơn và người Mỹ không kiên trì nên hay mắc lỗi tự đánh bóng hỏng. Trong kinh doanh người Mỹ cũng thường đòi hỏi phải có kết quả nhanh. Do vây, một trong những yếu tố thành công trong kinh doanh với các công ty Mỹ là phải phản ứng nhanh với các câu hỏi và yêu cầu của đối tác. Chào hỏi Cũng như ở các nơi khác, ở Hoa Kỳ, bắt tay là một cách chào phổ biến. Bạn có thể bắt tay cả đàn ông và phụ nữ ở những lần gặp nhau đầu tiên hoặc sau đó. Người Mỹ có thói quen bắt tay chặt dùng cả bàn tay chứ không phải chỉ ngón tay (không có nghĩa là bóp chặt đến mức làm đau tay người khác) để thể hiện sự thân thiện và nhiệt tình. Bắt tay lỏng lẻo có thể bị coi là không chắc chắn, thiếu tự tin và thậm chí là hờ hững trong quan hệ. Rất ít khi thấy người Mỹ dùng cả hai tay để bắt tay. Thỉnh thoảng bạn có thể thấy đàn ông với đàn bà hoặc đàn bà với đàn bà chào nhau bằng cách 189
  57. ôm, thậm chí cọ má vào nhau hoặc hôn nhẹ lên má nhau. Hình thức chào này thường chỉ dành cho những người là bạn bè lâu, hoặc ít nhất cũng đã quen nhau. Ngoài ra, người Mỹ rất ít đụng chạm vào nhau. Không nên hỏi tuổi, hoặc thu nhập của người Mỹ. Tôn giáo, chính trị và tình dục cũng là những lĩnh vực nhạy cảm ở Mỹ. Tốt nhất là bạn nên tránh những chủ đề này trừ phi với những người bạn thân. Khi nói chuyện, người Mỹ thường nhìn thẳng vào người đối diện và đứng không quá gần. Không nhìn thẳng vào người mình đang nói chuyện, nói năng nhỏ nhẹ, thái độ bẽn lẽn có thể bị coi là người không có quyền hành hoặc yếu đuối. Bạn cũng có thể nhìn thấy người Mỹ gác chân nọ lên chân kia và ngả người về phía sau khi ngồi nói chuyện với khách. Những nét văn hóa này thường mâu thuẫn với truyền thống tôn trọng lễ phép và khiêm tốn của người châu Á. Nói như vậy không có nghĩa là người Mỹ kiêu ngạo hoặc thô lỗ. Người Mỹ thường coi trọng tính hiệu quả hơn là sự lịch thiệp. Cử chỉ, điệu bộ Người Mỹ cũng sử dụng cử chỉ, điệu bộ ở những mức độ khác nhau trong giao tiếp để nhấn mạnh điều mình muốn nói hoặc có thể chỉ theo thói quen tự nhiên. Lắc đầu từ bên nọ sang bên kia có nghĩa là không đồng ý. Gật đầu có nghĩa là đồng ý. Rướn lông mày thể hiện sự ngạc nhiên. Nhún vai thể hiện sự hoài nghi hoặc không chắc chắn. Trong nhà hàng khi muốn gọi người phục vụ bạn có thể giơ tay lên cao và chìa ngón tay trỏ ra để thu hút sự chú ý của họ. Tuy nhiên, nếu vẫy hoặc chỉ thẳng ngón tay trỏ vào người khác lại có nghĩa là buộc tội hoặc thách thức người đó. Giơ tay ra với lòng bàn tay hướng về phía trước có nghĩa là dừng lại. Đối với người Mỹ giơ ngón tay giữa lên bị coi là tục tĩu và thách đố. 190
  58. Thời gian là tiền bạc Ở Hoa Kỳ, “thời gian là tiền bạc”. Thời gian cũng được coi là một loại hàng hóa như tất cả các loại hàng hóa khác. Người Mỹ tiết kiệm thời gian cũng như tiết kiệm tiền bạc. Những người cung cấp dịch vụ như luật sư, kế toán, tư vấn, các nhà tâm lý học, thợ sửa chữa nhà cửa và máy móc thường tính phí hoặc tiền công dựa trên số giờ làm việc cho khách hàng, đôi khi kể cả thời gian tiếp và/hoặc nói chuyện qua điện thoại với khách hàng, hoặc thời gian đi đến chỗ khách hàng. Do vậy, các nhà kinh doanh, khi cần sử dụng dịch vụ tư vấn, cần phải chuẩn bị rất kỹ các câu hỏi và nội dung cần tư vấn và đi thẳng vào vấn đề để tiết kiệm tối đa thời gian sử dụng tư vấn, tức là tiết kiệm chi phí cho chính mình. Tương tự như vây, các nhà kinh doanh Mỹ không có nhiều thời gian để nói chuyện rông dài hoặc đọc những bức thư dài hoặc chờ đợi sự trả lời chậm trễ. Các bức thư chào hàng hoặc giao dịch trước hết phải thu hút được sự chú ý của người đọc và phải ngắn gọn và rõ ràng (Xin xem thêm mục hướng dẫn viết thư chào hàng), trả lời thẳng vào các vấn đề hoặc cung cấp đúng những thông tin mà đối tác yêu cầu. Sự chậm trễ trả lời các thư hỏi hàng của đối tác Mỹ chắc chắn sẽ làm mất cơ hội kinh doanh. Do quan niệm thời gian là tiền bạc nên người Mỹ thường tránh đến mức tối đa làm mất thời gian của người khác, nhất là đối tác kinh doanh của mình. Họ có thói quen tìm kiếm và nghiên cứu thông tin trên sách báo hoặc trang web và chỉ hỏi người khác khi không thể tìm kiếm được các thông tin mình cần trên đó. Có những trang web của các công ty tổ chức hội chợ có ghi chú rõ ràng sẽ không trả lời những câu hỏi mà nội dung trả lời đã có trên trang web đó. Vì vậy, trước khi tiếp xúc hoặc giao dịch với các đối tác Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu và nghiên cứu kỹ về các đối tác của mình không những để hiểu kỹ về họ mà còn để tránh hỏi những câu hỏi làm mất thời gian và giảm nhiệt tình kinh doanh của họ. 191
  59. 2. Giao tiếp kinh doanh Gặp gỡ làm việc Người Mỹ muốn biết trước nội dung cuộc gặp, vai trò và quyền hạn và thậm chí cả thân thế sự nghiệp của khách. Rất nhiều trường hợp, nhất là đối với các cuộc gặp với các quan chức chính phủ hoặc lãnh đạo doanh nghiệp cấp cao, bên chủ thường yêu cầu gửi trước tiểu sử tóm tắt của trưởng đoàn. Họ thường định trước thời lượng cho các cuộc gặp gỡ (các cuộc tiếp xã giao thường kéo dài 30 - 45 phút và hiếm khi quá 1 tiếng) và không ngại ngùng chủ động kết thúc khi hết giờ, nhất là khi họ có việc bận tiếp sau đó, hoặc thấy cuộc gặp không mang lại lợi ích gì. Không thiếu những cuộc gặp kết thúc trong khi phía khách chưa kịp đề cập hết các vấn đề muốn nói. Người Mỹ thường rất đúng giờ. Sự chậm trễ được hiểu là thiếu quan tâm, coi thường đối tác hoặc kém cỏi trong sắp xếp thời gian. Ở các thành phố lớn thường xảy ra tắc nghẽn giao thông thì có thể cho phép sớm muộn đôi chút song không nhiều. Nếu không may bị muộn 10 -15 phút thì nên gọi điện thoại báo trước và xin lỗi và, nếu có thể, cho biết lý do. Nhiều thành phố ở Hoa Kỳ rất rộng; đi từ địa điểm này đến địa điểm khác có khi mất hàng giờ. Do vậy, khi sắp xếp các cuộc gặp cần phải tính trước thời gian đi lại và trừ hao thời gian tắc nghẽn giao thông. Ngược lại, đến sớm có thể làm bên chủ bối rối do chưa sẵn sàng tiếp đón hoặc được hiểu là quá sốt ruột hoặc không có việc gì tốt hơn để làm. Nói chung, nên đến vào đúng thời gian ghi trên giấy mời hoặc đã hẹn. Cũng vì muốn tiết kiệm thời gian, nên các cuộc gặp làm việc với người Mỹ thường là ngắn, tập trung và đi thẳng vào vấn đề. Đối với một số nền văn hóa vừa gặp nhau đã bàn ngay đến chuyện làm ăn thì có thể bị coi là mất lịch sự, trong khi đó người Mỹ lại thích nói chuyện làm ăn trước, sau đó mới nói đến chuyện cá nhân và các chuyện khác. Vì vậy, thường thì khách, nhất là những người chào 192
  60. hàng phải chuẩn bị rất kỹ và đi thẳng vào nội dung sau những câu chào hỏi xã giao ngắn gọn. Yêu cầu này càng quan trọng nếu cuộc làm việc được tiến hành thông qua phiên dịch vì thực chất thời gian làm việc chỉ còn tối đa một nửa. Trong các cuộc họp hoặc gặp gỡ làm việc, người Mỹ có thể cắt ngang lời nhau để hỏi hoặc nêu ý kiến của mình. Thói quen này có thể bị coi là bất lịch sự trong một số nền văn hóa châu Á. Do vậy, các nhà kinh doanh nước ngoài không nên ngạc nhiên khi bị người Mỹ cắt lời để hỏi hoặc nêu ý kiến của họ. Khi thấy không còn nội dung cần thảo luận và bên chủ không muốn nói sang vấn đề khác thì khách cũng nên chủ động kết thúc cuộc gặp. Nếu cuộc gặp đã đủ dài và bạn thấy có người vào phòng thì thầm với người tiếp chính bên chủ hoặc đưa cho người đó một mảnh giấy thì bạn cũng nên hiểu đó là tín hiệu bên chủ muốn kết thúc cuộc gặp. Trước khi kết thúc cuộc gặp nên chủ động tóm tắt những việc đã bàn hoặc thỏa thuận và nói rõ những việc mà hai bên dự định sẽ triển khai. Sau mỗi cuộc gặp gỡ quan trọng, phía khách nên gửi thư cám ơn và tranh thủ nhắc lại những vấn đề mà hai bên đã bàn hoặc thỏa thuận. Kiểm tra an ninh tại nơi làm việc Sau sự kiện khủng bố 11/9, việc kiểm tra an ninh được thực hiện rất nghiêm ngặt không những tại các sân bay mà còn tại các nơi làm việc quan trọng và đông người. Khách đến làm việc nhất là tại các cơ quan của chính phủ và các tòa nhà lớn ở những thành phố lớn, nên mang theo giấy tờ tùy thân có dán ảnh để xuất trình tại thường trực và không nên mang theo hành lý cồng kềnh. Ở một số công sở, do người ra vào đông, cho nên việc đăng ký để lấy thẻ ra vào và kiểm tra an ninh đôi khi khá mất thời gian. Để không bị muộn hoặc bị rút ngắn thời gian cuộc gặp, khách đến làm việc (nhất là các đoàn đông người) ở những công sở này thường phải đến sớm để “trừ hao” thời gian đăng ký lấy thẻ ra vào và kiểm tra an ninh. 193
  61. Trang phục Ngoài xã hội, nhìn chung, người Mỹ mặc rất thoải mái, không cầu kỳ và không quan tâm nhiều đến cách ăn mặc của người khác. Trên đường phố, đôi khi rất khó có thể phân biệt đẳng cấp, địa vị xã hội hoặc nghề nghiệp dựa vào quần áo bề ngoài. Nữ nhân viên bán hàng tại một siêu thị có thể mặc đẹp và đắt tiền hơn một nữ luật sư giỏi có mức lương cao hơn gấp nhiều lần. Tuy nhiên, trong công sở, tại các hội nghị, hội thảo, tiệc và các cuộc tiếp khách các doanh nhân Mỹ cũng mặc chỉnh tề và đẹp như ở các nước khác. Khách đến thăm và làm việc thường mặc com-lê thẫm màu và cravát. Mùa hè, mùa xuân, hoặc những dịp không trang trọng lắm có thể mặc com-lê sáng màu. Doanh nhân nữ cũng thường mặc com-lê với màu sắc đa dạng hơn so với nam giới. Mặc gọn gàng và chỉnh tề quan trọng hơn là kiểu cách. Một số thương nhân dùng chất lượng giầy và đồng hồ đeo tay để thể hiện mình. Thứ Sáu hàng tuần thường là ngày người Mỹ ăn mặc ít nghi lễ nhất tại các công sở. Mặc dù nhìn chung người Mỹ không cầu kỳ trong ăn mặc nhưng nếu một doanh nhân đến giao dịch mặc một bộ com-lê quá cũ hoặc nhàu nhĩ chắc chắn sẽ tạo ấn tượng ban đầu không hay đối với đối tác. Nghi lễ xã giao Người Mỹ quan tâm nhiều đến nội dung và hiệu quả công việc hơn là nghi lễ xã giao. Họ quan tâm nhiều đến năng lực chuyên môn và khả năng quyết định vấn đề hơn là chức vụ hay tuổi tác của đối tác. Họ có thể cử một chuyên viên kỹ thuật trẻ đến gặp một lãnh đạo cấp cao của bên đối tác không phải vì coi thường đối tác mà bởi vì chuyên viên kỹ thuật trẻ đó là người nắm vững nhất về vấn đề cần trao đổi. Mặt khác, người Mỹ có thể bực mình nếu bên đối tác được đại diện bởi một cấp thấp hơn, nhưng không phải vì lý do họ bị coi thường mà vì lý do đại diện bên đối tác không đủ thẩm quyền quyết định vấn đề mà hai bên đang quan tâm. 194