Giáo trình Điều dưỡng cơ bản 2 – Trung Cấp

pdf 124 trang Phương Mai 02/04/2025 300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Điều dưỡng cơ bản 2 – Trung Cấp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_dieu_duong_co_ban_2_trung_cap.pdf

Nội dung text: Giáo trình Điều dưỡng cơ bản 2 – Trung Cấp

  1. ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN 2 – TRUNG CẤP MỤC LỤC Bài 1: Kỹ thuật truyền dịch, truyền máu, tiêm truyền dung dịch tĩnh mạch 2 Bài 2: Kỹ thuật truyền máu ................................................. 6 Bài 3: Cách lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm ........................ 12 Bài 4: Các tư thế nghỉ ngơi trị liệu thông thường ................ 19 Bài 5: Chuẩn bị dụng cụ cho thầy thuốc khám bệnh ........... 24 Bài 6: Cho người bệnh thở oxy ........................................... 27 Bài 7: Hút thông đường hô hấp ........................................... 32 Bài 8: Thông tiểu – dẫn lưu nước tiểu – rửa bàng quang ..... 34 Bài 9: Hút dịch dạ dày, tá tràng ........................................... 40 Bài 10: Rửa dạ dày ............................................................. 46 Bài 11: Thụt tháo – thụt giữ ................................................ 50 Bài 12: Chườm nóng – chườm lạnh .................................... 56 Bài 13: Dự phòng loét ép .................................................... 62 Bài 14: Chăm sóc người bệnh hấp hối, tử vong ................... 67 Bài 15: Phụ giúp thầy thuốc chọc dò màng tim, màng phổi, màng bụng, tủy sống ........................................................................................... 72 Bài 16: Kỹ thuật đưa chất dinh dưỡng vào cơ thể ................ 82 Bài 17: Phương pháp đo lượng dung dịch vào - ra .............. 88 Bài 18: Cấp cứu nạn nhân ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn 91 Bài 19: Sơ cứu chảy máu 99 Bài 20: Sơ cứu gãy xương 108 1
  2. Bài 1 KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH MỤC TIÊU 1. Trình bày được nguyên tắc, chỉ định và chống chỉ định của tiêm truyền dung dịch vào tĩnh mạch. 2. Kể được tên các loại dung dịch thường dùng. 3. Trình bày được các tai biến có thể xảy ra trong quá trình truyền dịch và cách xử trí. 4. Thực hiện được quy trình kỹ thuật truyền dịch bằng đường tĩnh mạch cho người bệnh. NỘI DUNG 1. Định nghĩa Tiêm truyền dung dịch tĩnh mạch là đưa vào cơ thể người bệnh một khối lượng dung dịch và thuốc bằng đường tĩnh mạch. 2. Nguyên tắc truyền dịch vào đường tĩnh mạch - Dịch truyền và các dụng cụ phải tuyệt đối vô khuẩn. - Khi tiến hành kỹ thuật phải đúng quy cách và đảm bảo vô khuẩn. - Nơi tiếp xúc giữa kim và da phải giữ vô khuẩn. - Tuyệt đối không được để không khí lọt vào tĩnh mạch. - Đảm bảo áp lực của dịch truyền cao hơn áp lực của máu người bệnh. - Tốc độ chảy của dịch phải theo đúng y lệnh. - Theo dõi chặt chẽ tình trạng người bệnh trước, trong và sau khi truyền. - Phát hiện sớm các dấu hiệu của phản ứng và xử trí kịp thời. - Không để lưu kim quá 24h trong cùng một vị trí. 3. Chỉ định Tiêm truyền dung dịch tĩnh mạch được chỉ định trong các trường hợp sau: - Hồi phục lại khối lượng tuần hoàn của cơ thể đã mất: ỉa chảy, mất nước, bỏng nặng, mất máu, xuất huyết - Đưa thuốc vào cơ thể. - Nuôi dưỡng người bệnh: trong một số trường hợp khi người bệnh không ăn uống được (hôn mê, tổn thương thực quản, đường tiêu hóa ) có thể nuôi dưỡng người bệnh bằng đường tĩnh mạch. - Mục đích khác như: giải độc, lợi tiểu 4. Chống chỉ định - Người bệnh suy tim. 2
  3. - Người bệnh tăng huyết áp. - Phù phổi cấp. 5. Các loại dung dịch thường dùng. - Dung dịch đẳng trương: + Dung dịch Natriclorua 0,9%. + Dung dịch Glucoza 5%. + Dung dịch Natrihydrocacbonat 1,4% (NaHCO3) - Dung dịch ưu trương: + Dung dịch Natriclorua 10%, 20%. + Dung dịch Glucoza 20%, 30%, 50%. + Dung dịch Natrihydrocacbonat 5%. - Dung dịch có phân tử lượng lớn: + Dextran. + Subtosan. - Máu và chế phẩm của máu. 6. Vùng tiêm - Tĩnh mạch chữ V ở khuỷu tay, tĩnh mạch cẳng tay, mu bàn tay, mu bàn chân, mắt cá trong, tĩnh mạch bẹn, tĩnh mạch đầu (ở trẻ em) - Nếu để nuôi dưỡng dài ngày hoặc trong các trường hợp cấp cứu khi các vị trí thông thường khó lấy và cần đo áp lực tĩnh mạch trung tâm ta cần phải đặt Catheter tĩnh mạch dưới đòn. 7. Quy trình kỹ thuật 7.1. Chuẩn bị người bệnh - Xem y lệnh, thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu. - Thông báo, động viên, đo dấu hiệu sinh tồn và dặn người bệnh đi đại tiểu tiện trước khi truyền. 7.2. Chuẩn bị người điều dưỡng - Điều dưỡng có đủ áo, mũ, khẩu trang. - Rửa tay thường quy. 7.3. Chuẩn bị dụng cụ - 2 khay chữ nhật, trụ cắm 1 kìm Kocher. - Cồn iot, cồn 70oC, 2 cốc đựng bông cầu. - Hộp dụng cụ và thuốc chống sốc. - Chai dung dịch theo y lệnh, bộ dây truyền, phiếu theo dõi truyền dịch. - Kéo, băng dính, đồng hồ bấm giây. - Huyết áp, ống nghe. - Gối kê tay, dây ga rô, cọc truyền. 3
  4. - Hộp vô khuẩn đựng: gạc tam giác, gạc phủ vùng truyền, bông cầu. - Găng tay vô khuẩn. - Khay quả đậu hoặc túi đựng đồ bẩn, hộp đựng vật sắc nhọn. 7.4. Kỹ thuật tiến hành - Kiểm tra chai dịch, bật nút chai và sát khuẩn. - Xé túi đựng dây truyền, khóa dây truyền, cắm dây truyền vào chai dịch, treo chai dịch lên cọc truyền, đuổi hết khí trong dây truyền và khóa lại. - Điều dưỡng mang găng, đặt người bệnh nằm tư thế thuận lợi, bộc lộ vùng truyền, xác định vị trí truyền. - Đặt gối dưới vùng truyền, nẹp (nếu cần), đặt dây ga rô trên vị trí truyền. - Thắt dây ga rô, sát khuẩn vị trí truyền 2 lần cồn. - 1 tay cố định tĩnh mạch nơi truyền, 1 tay cầm kim truyền đâm qua da 1 góc 15o đến 30o, hạ kim tiêm sát mặt da và luồn kim vào tĩnh mạch, khi thấy máu vào đốc kim tháo dây ga rô, mở khóa cho dịch chảy, quan sát sắc mặt người bệnh. - Cố định đốc kim, đặt gạc phủ vùng truyền, cố định dây truyền, điều chỉnh tốc độ nhỏ giọt theo chỉ định. Bỏ gối kê tay và dây ga rô. - Ghi phiếu tiêm truyền: + Giờ bắt đầu truyền. + Số lượng dịch truyền. + Giờ kết thúc. - Dặn người bệnh những điều cần thiết trước khi rời khỏi giường. 7.5. Thu dọn dụng cụ - Phân loại dụng cụ bẩn và xử lý theo quy định. - Ghi kết quả vào phiếu chăm sóc. - Ghi tình trạng người bệnh trước trong và sau khi truyền dịch, những diễn biến bất thường và xử trí trong khi truyền. - Điều dưỡng ký tên. Ví dụ: Truyền chai dung dịch 500 ml tốc độ L giọt/phút. 1 ml = 20 giọt vậy thời gian = ? 4
  5. 8. Theo dõi truyền dịch - Trong 15 phút đầu theo dõi sát người bệnh về sắc mặt, mạch, huyết áp, nhịp thở, vùng truyền nếu thấy những biến đổi khác thường phải báo ngay cho thầy thuốc biết. - Quan sát lưu thông của dịch. - Thường xuyên kiểm tra: + Xem nơi truyền có phồng không. + Dịch chảy có bị tắc không. + Không khí có trong dây truyền không. + Có bị tuột dây truyền ra khỏi đốc kim không. + Khi còn khoảng 10-15ml dịch thì khóa lại, rút kim truyền hoặc thay chai khác nếu truyền tiếp. 9. Tai biến có thể xảy ra khi truyền dịch - Dịch không chảy: + Do mũi vát của kim áp sát vào thành mạch. + Do mạch xẹp. + Do tắc kim thường do cục máu đông trong thân kim. - Phồng nơi tiêm: do kim truyền bị chệch ra khỏi lòng mạch, dịch thoát ra ngoài gây phồng nơi truyền làm cho người bệnh đau, gây hoại tử tổ chức nếu dịch truyền là ưu trương, hóa chất - Người bệnh bị sốc: trong quá trình truyền dung dịch tĩnh mạch người bệnh có thể bị sốc do phản ứng với thuốc, hoặc dịch truyền không đảm bảo. Sốc cũng có thể xảy ra nếu lượng dịch đưa vào cơ thể người bệnh quá nhanh, với số lượng lớn. - Phù phổi cấp: trong trường hợp người bệnh bị bệnh tim, phổi, khi truyền dịch với số lượng lớn tốc độ nhanh có thể dẫn đến phù phổi cấp nguy hiểm tính mạng người bệnh. - Tắc mạch phổi: truyền dung dịch tĩnh mạch cho người bệnh nếu không đúng quy trình kỹ thuật, không khí lọt vào trong lòng mạch gây tắc ở những vùng mạch nhỏ, mạch não, phổi - Nhiễm khuẩn: nhiễm khuẩn hay gặp trong quá trình truyền dịch cho người bệnh là các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn máu, HIV, vi rút viêm gan. =====o0o===== TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Trình bày được nguyên tắc, chỉ định và chống chỉ định của tiêm truyền dung dịch vào tĩnh mạch. 2. Thực hiện được quy trình kỹ thuật truyền dịch bằng đường tĩnh mạch cho người bệnh. 5
  6. Bài 2: KỸ THUẬT TRUYỀN MÁU MỤC TIÊU 1. Trình bày được mục đích, chỉ định và chống chỉ định. 2. Trình bày được các nguyên tắc truyền máu. 3. Nêu được các tai biến có thể xảy ra và cách xử trí. 4. Thực hiện được các bước của quy trình kỹ thuật truyền máu. NỘI DUNG 1. Mục đích của truyền máu Máu toàn phần có đầy đủ các thành phần của máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và các thành phần huyết tương. Phần lớn bạch cầu và tiểu cầu trong máu toàn phần sẽ không còn tồn tại sau vài ngày lưu trữ, một đơn vị máu toàn phần có khoảng 250ml máu. Truyền máu là đưa vào cơ thể người bệnh một lượng máu nhằm: - Tăng khả năng cung cấp oxy (truyền hồng cầu). - Tăng thể tích tuần hoàn (máu toàn phần, huyết tương) bồi phụ lại lượng máu đã mất đi. - Tăng khả năng đông máu và cầm máu (tiểu cầu và huyết tương). - Tăng khả năng đề phòng và chống nhiễm khuẩn (bạch cầu, gammaglobulin). 2. Chỉ định truyền máu toàn phần Máu toàn phần giúp làm tăng khả năng vận chuyển oxy đồng thời góp phần tăng thể tích tuần hoàn. Truyền máu toàn phần được chỉ định: - Các trường hợp thiếu máu đi kèm với giảm thể tích tuần hoàn hoặc sốc giảm thể tích mà hay gặp nhất là tình trạng mất máu cấp tính trong ngoại khoa và sản khoa. - Truyền thay máu (exchange transfusion) - Các trường hợp thiếu máu cần truyền khối hồng cầu nhưng cơ sở điều trị không có khối hồng cầu. 3. Chống chỉ định Truyền máu toàn phần chống chỉ định trong các trường hợp: - Thiếu máu không giảm thể tích tuần hoàn. - Suy tim. - Không dung nạp thành phần huyết tương hoặc với bạch cầu. 4. Nguyên tắc truyền máu - Phải truyền cùng nhóm máu theo quy tắc truyền máu cơ bản và theo chỉ định của thầy thuốc: 6
  7. + Nhóm máu A truyền -> A + Nhóm máu B truyền -> B + Nhóm máu O truyền -> O + Nhóm máu AB truyền -> AB - Trong trường hợp cấp cứu không có máu cùng nhóm có thể truyền khác nhóm (không quá 250ml) theo chỉ định của thầy thuốc và theo qui tắc truyền máu tối thiểu: - Trước khi truyền máu phải chuẩn bị các xét nghiệm cần thiết như: định nhóm máu, phản ứng chéo đầu giường. - Khi lĩnh máu phải kiểm tra lại túi máu: màu sắc, số lượng, nhóm máu, số hiệu túi máu, hạn dùng và đối chiếu sổ lĩnh máu, sổ lưu: tên, tuổi người bệnh, khoa - Kiểm tra lại dấu hiệu sinh tồn, nếu có dấu hiệu bất thường phải báo lại cho thầy thuốc. - Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ (dây truyền máu phải có bầu lọc, kim phải đúng cỡ) và đảm bảo vô khuẩn. - Tiến hành định nhóm máu, phản ứng chéo đầu giường trước khi truyền máu và phản ứng sinh vật khi bắt đầu truyền máu. - Đảm bảo tốc độ chảy của máu đúng thời gian theo y lệnh. - Theo dõi chặt chẽ người bệnh trong quá trình truyền máu: mạch, huyết áp, nhịp thở, tốc độ truyền 15 phút/lần để phát hiện các tai biến có thể xảy ra và ghi vào phiếu truyền máu. - Chú ý: túi máu đã lĩnh về buồng bệnh phải truyền ngay không để lâu quá 30 phút. 5. Quy trình kỹ thuật 5.1. Chuẩn bị người bệnh - Giải thích để người bệnh yên tâm và thông báo thời gian truyền bao lâu sẽ xong, đo dấu hiệu sinh tồn và hỏi người bệnh có tiền sử dị ứng hay phản ứng với máu không? - Vệ sinh thân thể nhất là vùng truyền, dặn người bệnh đi đại tiểu tiện trước khi truyền. - Kiểm tra lại các xét nghiệm của người bệnh. 5.2. Chuẩn bị người điều dưỡng - Điều dưỡng có đủ áo, mũ, khẩu trang. - Rửa tay thường quy. 7
  8. 5.3. Chuẩn bị dụng cụ - Túi máu (1 đơn vị máu) đây là một khâu quan trọng nhất nên người điều dưỡng cần phải kiểm tra đối chiếu cẩn thận. + Kiểm tra nhãn hiệu chai máu: phải ghi đầy đủ: số túi, nhóm máu, số lượng máu, tên người cho, người lấy, ngày giờ lấy máu. + Kiểm tra chất lượng máu: . Túi máu có nguyên vẹn không? . Túi máu lấy ở tủ lạnh ra còn phân biệt rõ 3 lớp, màu sắc có tươi không, có vón cục không? + Đối chiếu: túi máu lĩnh có phù hợp với phiếu lĩnh máu không? - Một bộ dây truyền máu: phải có bầu lọc, khóa dây truyền phải ở dưới bầu nhỏ giọt. - Một hộp kim luồn hoặc Catheter (đường kính của kim to để tránh vỡ hồng cầu). - 2 khay chữ nhật, 1 kìm Kocher. - Huyết áp kế, ống nghe, đồng hồ bấm giây. - Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu. - Cồn 70o, cồn iod, cốc đựng bông cầu, kéo, băng dính. - Dụng cụ làm phản ứng chéo tại giường: 2 lam kính, kim chích máu. - Dụng cụ để định nhóm máu tại giường: sinh phẩm, lam kính, kim chích máu, huyết thanh mẫu, đũa thủy tinh. - Gạc tam giác, gạc phủ vùng truyền. - Phiếu truyền máu, cọc truyền. - Gối kê tay, tấm nilon nhỏ, dây ga rô. - Khay quả đậu, túi đựng đồ bẩn. 5.4. Kỹ thuật tiến hành - Đối chiếu phiếu lĩnh máu với túi máu (lần 2). - Điều dưỡng đi găng. - Làm phản ứng chéo tại giường. + Cách làm: . Vuốt nhẹ cho máu dồn xuống đầu ngón nhẫn. . Sát khuẩn đầu ngón nhẫn của người bệnh. . Dùng kim chích chích vào đầu ngón nhẫn lấy một giọt máu cho vào lam kính. . Lấy một giọt máu trong đoạn dây ở túi máu sát với chỗ kẹp chì nhỏ cạnh giọt máu của người bệnh. - Dùng góc của lam kính thứ 2 trộn đều hai giọt máu, sau 5 phút đọc kết quả: 8
  9. Nếu không có hiện tượng ngưng kết (phản ứng âm tính), truyền được, nếu có hiện tượng ngưng kết (phản ứng dương tính), không truyền được. - Định lại nhóm máu của người cho và người nhận - Đặt cọc truyền ở cạnh giường, nơi thích hợp, treo túi máu lên. - Xé túi đựng dây truyền, khóa dây truyền lại. - Sát khuẩn nắp chai dịch, cắm dây truyền vào chai dịch. - Treo chai dịch lên cọc truyền, đuổi khí trong dây truyền và khóa lại. - Đặt người bệnh ở tư thế thuận lợi, bộc lộ vùng truyền, đặt gối kê tay và thắt dây ga rô. - Sát khuẩn vị trí truyền 2 lần bằng cồn iốt và cồn 70o. - Cầm kim tiêm gắn với dây truyền, đâm kim chếch 30o so với mặt da và luồn kim vào tĩnh mạch. - Tháo dây garô và mở khóa cho dịch chảy. - Lót gạc tam giác dưới đốc kim, gập hai đầu gạc vào đốc kim và cố định bằng băng dính. - Kiểm tra túi máu và lắc đều treo túi máu lên cọc truyền, chuyển kim truyền dịch cắm vào túi máu. - Làm phản ứng sinh vật: + Cho chảy 4ml theo chỉ định rồi cho chậm lại 8 đến 10 giọt/phút trong 5 phút. + Tiếp tục cho chảy 20ml nữa theo chỉ định rồi cho chậm lại 8 đến 10 giọt/phút, sau 5 phút không có triệu chứng gì xảy ra thì mới cho chảy tốc độ theo y lệnh. + Trong trường hợp cấp cứu do mất lượng máu quá nhiều thì sẽ có chỉ định đặc biệt nhưng phải có thầy thuốc theo dõi sát. - Trong khi truyền nếu người bệnh mỏi mệt giúp họ thay đổi tư thế thoải mái. - Ghi vào bảng theo dõi và hồ sơ tình trạng người bệnh 15 phút đầu khi đưa máu vào tĩnh mạch. - Theo dõi dấu hiệu sinh tồn 30 phút/lần trong suốt thời gian truyền. - Theo dõi chặt chẽ những dấu hiệu triệu chứng của những phản ứng xảy ra: đau đầu, nôn, sốt, rét run, nốt ban, thiểu niệu, rối loạn nhịp thở. - Khi đang truyền nếu hết ca phải bàn giao cho ca trực mới và có ghi chép đầy đủ tình trạng người bệnh. - Khi máu trong túi còn lại 10ml thì thôi không truyền nữa để lại làm chứng. - Rút kim ra khỏi tĩnh mạch dùng bông cồn sát khuẩn nhẹ vùng truyền. - Cho người bệnh nghỉ ngơi tại giường, tiếp tục theo dõi dấu hiệu sinh tồn và các phản ứng có thể xảy ra. 5.5. Thu dọn dụng cụ: - Phân loại dụng cụ bẩn và xử lý theo quy định. 9
  10. - Ghi kết quả vào phiếu chăm sóc. - Ghi tình trạng người bệnh trước, trong và sau khi truyền dịch, những diễn biến bất thường và xử trí trong khi truyền. - Điều dưỡng ký tên. * Cách tính tốc độ truyền máu: 6. Các tai biến có thể xảy ra trong và sau khi truyền máu: 6.1. Nhầm nhóm máu: - Khi truyền được một vài ml đã thấy người bệnh khó thở, đau tức ngực như bị ép lại, đau cột sống lưng dữ dội, hốt hoảng lo sợ, xanh xao và sốt - Xử trí: + Điều dưỡng khóa dây truyền lại, báo cáo ngay cho thầy thuốc biết, mời ngân hàng máu đến định lại nhóm máu tại giường người bệnh, nếu đúng có sự nhầm lẫn nhóm máu phải ghi biên bản. + Nhanh chóng thực hiện các y lệnh (nếu có) để cấp cứu người bệnh theo y lệnh của thầy thuốc: Thở oxy, truyền dịch Glucoza 5%, truyền Depersolon 30mg từ 2 đến 4 ống nhỏ giọt tĩnh mạch để nâng huyết áp và ngăn chặn tan máu, trợ tim mạch 6.2. Sốt và rét run - Có thể do phản ứng của cơ thể với máu được truyền hoặc do dị ứng với dụng cụ truyền. - Điều dưỡng khóa dây truyền máu lại, đắp chăn cho người bệnh, sưởi ấm, cho dùng thuốc kháng Histamin (theo y lệnh của thầy thuốc), sau 10 đến 15 phút hết rét phải truyền lại và tiếp tục theo dõi. 6.3. Dị ứng - Biểu hiện dị ứng thường là ban sẩn đỏ, ngứa toàn thân đôi khi có phù nhẹ ở mặt. - Xử trí: + Điều dưỡng khóa dây truyền lại. + Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn: đo lại huyết áp, đếm mạch, nhịp thở + Định lại nhóm máu. + Dùng thuốc kháng Histamin (theo y lệnh của thầy thuốc). + Nếu đúng nhóm máu, sau khi hết các triệu chứng trên cho truyền tiếp. 6.4. Nhiễm khuẩn huyết - Do nhiễm khuẩn túi máu hoặc trong quá trình truyền máu không đảm bảo vô khuẩn. Thông thường sau khi truyền máu 1-2 ngày người bệnh biểu hiện sốt cao, rét run, 10