Giáo trình Autocad 2015
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Autocad 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_autocad_2015.pdf
Nội dung text: Giáo trình Autocad 2015
- AUTOCAD 2015
- LỜI NÓI ĐẦU Autocad là một trong những phần mềm CAD (Computer Aided Design- Thiết kế với sự trợ giúp của máy tính) nổi tiếng và phổ biến nhất của hãng Autodesk. Ngày nay, Autocad là một chương trình không thể thiếu đối với nhiều lĩnh vực liên quan đến bản vẽ kỹ thuật như kiến trúc xây dựng, cơ khí, điện, nước, hạ tầng kỹ thuật Autocad không chỉ đơn thuần là phần mềm tạo bản vẽ mà dữ liệu của nó còn được sử dụng trong công nghệ CAM (Computer Aided manufacturing – Sản xuất với sự hỗ trợ của máy tính), như xuất sang máy CNC (Computer Numerical Control-Điều khiển kỹ thuật số máy tính) để tạo ra sản phẩm trực tiếp. Xuất dữ liệu sang những phần mềm đồ họa khác như 3DsMax, Photoshop để làm cơ sở xây dựng mô hình 3D, bản vẽ phối cảnh Cuốn “Giáo trình Autocad 2015” này đề cập tới những vấn đề liên quan tới thiết kế 2D của phần mềm Autocad phiên bản 2015. Thông qua các bài học, bạn sẽ được giới thiệu về phần mềm. Nắm được những bước thiết lập bản vẽ đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đang được áp dụng tại việt nam và trên thế giới. Ở những phần tiếp theo bạn sẽ được học và thực hành với những lệnh vẽ đối tượng, lệnh hiệu chỉnh đối tượng, hướng dẫn quản lý Layer, Dim Style Hy vọng sau khi tìm hiểu cuốn sách này, bạn có thể tự xây dựng được các bản vẽ 2D phục vụ cho công việc được cấp trên giao phó hoặc thực hiện được những đồ án mà thầy cô giao cho bạn. Blog: THỊNH ĐÔNG 2
- THƯ NGỎ Kính thưa bạn đọc gần xa! Trước hết đội ngũ biên soạn cuốn”Giáo trình Autocad 2015” xin bày tỏ lòng biết ơn và niềm vinh hạnh được đông đảo bạn đọc và “cư dân mạng” nhiệt tình ủng hộ cuốn sách này. Trong thời gian qua chúng tôi rất vui và cảm ơn các bạn đã gửi Email đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho Blog Mục tiêu và phương châm của của Blog là: Tất cả vì bạn đọc. Lao động và học tập nghiêm túc. Chất lượng và chất lượng hơn nữa. Blog xin kính mời quý bạn đọc tiếp tục ủng hộ và tham gia cùng chúng tôi để nâng cao chất lượng cuốn giáo trình. Trong quá trình sử dụng cuốn giáo trình nếu quý bạn đọc phát hiện thấy bất kỳ sai sót nào (Dù nhỏ nhất) xin vui lòng trích dẫn vào mục bình luận trong Blog để chúng tôi được tiếp nhận và có những chỉnh sửa thích hợp. Với mục đích ngày càng nâng cao chất lượng cuốn giáo trình, chúng tôi rất mong nhận đước sự hợp tác nhiệt tình của quý bạn đọc gần xa. Một lần nữa chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Blog: THỊNH ĐÔNG 3
- MỤC LỤC 1 1 LỜI NÓI ĐẦU 2 THƯ NGỎ 3 QUY ƯỚC CHUNG 7 CHƯƠNG I: 8 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ AUTOCAD 2015 8 1. KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH AUTOCAD 2015 8 2. VÙNG CHỨC NĂNG TRONG MÀN HÌNH LÀM VIỆC 9 CHƯƠNG II. 13 CÁC THIẾT LẬP CƠ BẢN TRONG HỘP THOẠI OPTION 13 1. Thẻ Display: 13 2. Thẻ Open and Save: 14 3. Thẻ Selecction: 15 4. Thẻ User Preferences: 16 5. Thẻ Drafting 17 CHƯƠNG III: 18 CÁC TÙY CHỌN VỀ FILE 18 1. TẠO BẢN VẼ MỚI 18 2. MỞ NHIỀU CỬA SỔ CÙNG LÚC 19 3. LƯU BẢN VẼ HIỆN HÀNH VỚI MỘT TÊN MỚI 21 4. THẺ FILE TRONG HỘP THOẠI OPTION 22 CHƯƠNG IV: 23 CÁC THIẾT LẬP CƠ BẢN MỘT BẢN VẼ MỚI. 23 1. GIỚI HẠN BẢN VẼ 23 2. ĐỊNH VỊ ĐƠN VỊ DÀI, ĐƠN VỊ GÓC, CẤP ĐƠN 27 3. CÁC CHẾ ĐỘ TRỢ GIÚP QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC: SNAP, GRID, ORTHE, DRAFTING SETTING. 28 4. MỘT SỐ TÙY CHỌN NHANH. 32 CHƯƠNG V: Error! Bookmark not defined. HỆ TỌA ĐỘ TRONG AUTOCAD 2015 Error! Bookmark not defined. 1. HỆ TỌA ĐỘ DESCARTESD Error! Bookmark not defined. THỊNH ĐÔNG 4
- 2. HỆ TỌA ĐỘ CỰC Error! Bookmark not defined. 3. HỆ TỌA ĐỘ GÓC WCS Error! Bookmark not defined. 4. HỆ TỌA ĐỘ NGƯỜI DÙNG UCS Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG VI: 34 QUẢN LÝ BẢN VẼ THEO LAYER 34 1. TẠO LỚP VÀ GÁN TÍNH CHẤT CHO LỚP 34 2. NHỮNG TÙY CHỌN NÂNG CAO CỦA LAYER PROPERTIES MANAGER Error! Bookmark not defined. 3. SỬ DỤNG NHANH LAYER MANAGER TRONG MÀN HÌNH LÀM VIỆC 39 4. TÙY CHỈNH KHOẢNG CÁCH GIÃN CỦA ĐƯỜNG NÉT ĐỨT 42 CHƯƠNG VII: 44 CÁC LỆNH DỰNG HÌNH CƠ BẢN 44 1. CÁC LỆNH DỰNG HÌNH TRONG THANH CÔNG CỤ DRAW. Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG VIII: Error! Bookmark not defined. CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH CƠ BẢN Error! Bookmark not defined. 1. NHÓM LỆNH LÀM TƯƠI Error! Bookmark not defined. 2. CÁCH CHỌN ĐỐI TƯỢNG Error! Bookmark not defined. 3. TẠO NHÓM ĐỐI TƯỢNG Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG IX: Error! Bookmark not defined. CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH NÂNG CAO Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG X: Error! Bookmark not defined. CÁC LỆNH BIẾN ĐỔI HÌNH Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG XI: Error! Bookmark not defined. CÁC LỆNH QUAN SÁT BẢN VẼ Error! Bookmark not defined. 1. Lệnh ZOOM: Error! Bookmark not defined. 2. Lệnh PAN: Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG XII: Error! Bookmark not defined. NHẬP VÀ HIỆU CHỈNH VĂN BẢN Error! Bookmark not defined. 1. TÌM HIỂU CỬA SỔ TEXT STYLE Error! Bookmark not defined. 2. HƯỚNG DẪN LẬP MỘT TEXT STYLE TIÊU CHUẨN Error! Bookmark not defined. 3. HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT BỘ GÕ TIẾNG VIỆT Error! Bookmark not defined. 4. VIẾT CHỮ VÀ VĂN BẢN VÀO BẢN VẼ Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG XIII: Error! Bookmark not defined. TẠO VÀ CHÈN BẢNG TRONG BẢN VẼ Error! Bookmark not defined. THỊNH ĐÔNG 5
- 1. CHỨC NĂNG CỦA CÁC THẺ TRONG CỬA SỔ INSERT TAB Error! Bookmark not defined. 2. HƯỚNG DẪN TẠO BẢNG Error! Bookmark not defined. 3. NHẬP NỘI DUNG VÀ HIỆU CHỈNH BẢNG Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG XIV: Error! Bookmark not defined. GHI VÀ HIỆU CHỈNH KÍCH THƯỚC Error! Bookmark not defined. 1. TÌM HIỂU CỬA SỔ DIMENSION STYLE MANAGER Error! Bookmark not defined. 2. TẠO MỘT DIM STYLE MỚI Error! Bookmark not defined. 3. DIM KÍCH THƯỚC TRONG BẢN VẼ Error! Bookmark not defined. BÀI TẬP Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined. THỊNH ĐÔNG 6
- QUY ƯỚC CHUNG Trước khi đi vào học autocad 2015. Có một vài lưu ý bạn nên nắm rõ. Bạn chỉ sử dụng lệnh tắt như hướng dẫn để gọi lệnh và thực hiện lệnh. Mục đích của việc này là tạo thói quen cho bạn sử dụng lệnh tắt nhằm tiết kiệm thời gian làm việc và mang tính chuyên nghiệp khi bạn sử dụng autocad sau này. Trong các bước làm việc và tương tác với autocad 2015 giáo trình sẽ đưa hình ảnh dòng nhắc trong cửa sổ command lên cùng hướng dẫn. Phím Enter và phím Space (Phím cách) có tác dụng như nhau nên giáo trình gọi chung là Enter. Thực tế chúng ta vẫn dùng phím Space nhiều hơn là phím Enter. Để tiếp tục lệnh vừa thực hiện chúng ta nhấn Enter hoặc Space. ___&&*&&___ THỊNH ĐÔNG 7
- CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ AUTOCAD 2015 1. KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH AUTOCAD 2015 Chọn tùy chọn Autocad 2015 trong Menu Start/All Program/Autodesk/Autocad 2015-English Hình 1.1 hoặc chọn biểu tượng Autocad 2015 trên màn hình Desktop. Chương trình được tải lên và giao diện của chương trình Autocad 2015 sẽ xuất hiện trên màn hình máy tính. THỊNH ĐÔNG 8
- Hình 1.2: Giao diện chương trình autocad 2015 2. VÙNG CHỨC NĂNG TRONG MÀN HÌNH LÀM VIỆC Bạn click chuột vào cửa sổ Get Started để mở màn hình làm việc mới Hình 1.3: Phân vùng chức năng trên màn hình làm việc Màn hình làm việc của Autocad 2015 mặc định gồm có: Các Thẻ lệnh, các thanh công cụ nằm trên bộ công cụ. Thẻ Ribbon chứa các lệnh nằm trong từng thanh công cụ Tab mở nhiều cửa sổ làm việc Con trỏ chuột THỊNH ĐÔNG 9
- Màn hình làm việc Thanh công cụ hỗ trợ góc nhìn vật thể bên phải Thanh tương tác Command Thanh Tab hiện môi trường Model và Layout Dải thuộc tính chứa những lựa chọn thuộc tính nhanh Bạn có thể định lại kích thước và vị trí của dải Ribbon bằng cách click vào Minimize to Panel Buttion phía góc phải bộ công cụ. Điều chỉnh vị trí và kích thước của thanh tương tác Command bằng cách click giữ chuột vào vị trí đầu thanh Command và rê đi vị trí mới. Tại thẻ Ribbon để hiện thêm các lệnh trong từng bộ công cụ, bạn click chuột vào mũi tên sổ xuống dưới từng bộ công cụ. - Crosshairs: Con trỏ chuột có hai đường thẳng giao nhau đại diện cho hai trục X và Y của hệ trục tọa độ trong môi trường 2D Hình 1.4: Con trỏ chuột - Cursor: Điểm giao nhau giữa hai đường thẳng đại diện cho hệ trục tọa độ. - Command window: Vùng giao diện tương tác người dung và autocad 2015. Để bật hoặc tắt Command window bạn sử dụng phím Ctrl+ 9. Thanh Command window có thể kéo và di chuyển đến vị trí khác nhau trong màn hình làm việc. Hình 1.5: Thanh Command window - Dynamic Input: Thể hiện thông số nhập vào trên màn hình làm việc. THỊNH ĐÔNG 10
- Hình 1.6: Dynamic Input - Properties: Thể hiện và cho phép thay đổi thuộc tính của đối tượng được chọn. Để mở cửa sổ Properties chúng ta click chọn đối tượng và nhấn tổ hợp phím Ctrl + 1 Vào cửa sổ Properties để chỉnh sửa thông số và thuộc tính của đối tượng. Hình 1.7: Cửa sổ Properties - Tool Palettes: Tổng hợp công cụ và thư viện Block sẵn có của các ngành kỹ thuật mà autocad 2015 dựng sẵn cho chúng ta. THỊNH ĐÔNG 11
- Hình 1.8: Cửa sổ Tool Palettes - Model: Cho phép vẽ nhiều bản vẽ trong một cửa sổ môi trường làm việc model. - Layout tab: Vẽ hoặc thể hiện một cửa sổ bản vẽ. Có thể tạo nhiều cửa sổ làm việc bằng layout. Hình 1.9: Tab Model và Layout Thanh thuộc tính và lựa chọn thuộc tính. Hình 1.10: Thanh thuộc tính THỊNH ĐÔNG 12
- Hình 1.11: Công cụ hỗ trợ quan sát - UCS Icon: Hiện trục tọa độ trên màn hình làm việc CHƯƠNG II. CÁC THIẾT LẬP CƠ BẢN TRONG HỘP THOẠI OPTION Để mở hộp thoại option trong autocad 2015 các bạn nhập lệnh tắt OP => Enter 1. Thẻ Display: Để cài đặt kéo dài con trỏ chuột ra vô tận chúng ta vào mục Crosshair Size Kéo thanh trượt về 100 sau đó nhấp apply rồi OK để kết thúc. THỊNH ĐÔNG 13
- Hình 2.1: Thẻ Display 2. Thẻ Open and Save: Lưu định dang file autocad về các phiên bản khác. Hình 2.2: Thẻ Open and Save Trong mục Automatic save: Nhập vào thời gian tự động Save bản vẽ. Tốt nhất nên đặt thời gian từ 5 tới 10 phút. THỊNH ĐÔNG 14
- Hình 2.4: Automatic save 3. Thẻ Selecction: Mục Picboxsize: Tăng độ lớn giao điểm giữa hay đường của con trỏ chuột Crosshair. Hình 2.5: Thẻ Selecction Mục Grip size: Điểm thuộc tính hiển thị trên đối tượng để phục vụ truy bắt điểm. THỊNH ĐÔNG 15
- Hình 2.5: Grip size Hình 2.6: Cài đặt Grip size 4. Thẻ User Preferences: Bỏ Menu Shortcut trên màn hình làm việc mỗi khi nhấn chuột phải. THỊNH ĐÔNG 16
- Hình 2.7: Thẻ User Preferences Auto Snap Maker Size: Kích thước điểm Snap phục vụ truy bắt điểm. 5. Thẻ Drafting Hình 2.8: Thẻ Drafting THỊNH ĐÔNG 17
- CHƯƠNG III: CÁC TÙY CHỌN VỀ FILE 1. TẠO BẢN VẼ MỚI Cách 1: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + N rồi chọn như hình ảnh. Hình 3.1: Cửa sổ Select Template Cách 2: Lựa chọn từ thẻ Option Autocad. Hình 3.2: Option Autocad Cách 3: Click vào biểu tượng Open New trên thanh Tab. THỊNH ĐÔNG 18
- Hình 3.3: Thẻ New 2. MỞ NHIỀU CỬA SỔ CÙNG LÚC Chúng ta click chọn thẻ View trên thanh Ribbon Hình 3.4: Thẻ View Tile Horizontally: Xếp nhiều cửa sổ bản vẽ theo chiều ngang. THỊNH ĐÔNG 19
- Hình 3.5: Xếp theo chiều ngang Tile Vertical: Xếp nhiều cửa sổ bản vẽ theo chiều dọc. Hình 3.5: Xếp theo chiều dọc Cascade: Xếp nhiều cửa sổ bản vẽ theo lớp từ trong ra ngoài. Hình 3.6: Xếp từ trong ra ngoài * Khi muốn làm việc với cửa sổ nào chúng ta chỉ cần click đúp chuột vào cửa sổ đó để gán con trỏ chuột. THỊNH ĐÔNG 20
- 3. LƯU BẢN VẼ HIỆN HÀNH VỚI MỘT TÊN MỚI Hình 3.7: Lưu bản vẽ với tên mới - File name: Nhập tên mới của bản vẽ. - Files of type: Định dạng kiểu file lưu thuộc các phiên bản autocad. - Khôi phục một bản vẽ. Sử dụng lệnh Recover để backup file bản vẽ. Nhập lệnh: Recover => enter Hình 3.8: Khôi phục bản vẽ THỊNH ĐÔNG 21
- Tìm đến file autocad có đuôi .bak chúng ta đổi tên cho nó thành .dwg Hình 3.9: Đổi từ .bak sang .dwg 4. THẺ FILE TRONG HỘP THOẠI OPTION Hộp thoại Thể hiện đường dẫn tới file gốc của phần mềm. Trong hộp thoại này chúng ta có các tùy chọn thay đổi, di chuyển hay tạo mới một file gốc cho phần mềm. Hình 3.10: Thẻ File THỊNH ĐÔNG 22
- CHƯƠNG IV: CÁC THIẾT LẬP CƠ BẢN MỘT BẢN VẼ MỚI. 1. GIỚI HẠN BẢN VẼ Trước khi đi vào dựng một bản vẽ mới, chúng ta cần định vị khổ giấy cho bản vẽ. Sử dụng lệnh Startup: - Startup => Enter - Startup Enter new value for startup : - Chúng ta nhập vào giá trị 1 => Enter - Nhấn Ctrl + N để mở hộp thoại tạo bản vẽ mới Create New Drawing Có 3 lựa chọn trong hộp thoại này. Thẻ Use a Wizard: Thiết lập mới một bản vẽ mới với các thông số chi tiết hơn. Hình 4.3: Thẻ Use a Wizard - Advanced Setup: Cài đặt chi tiết các thông số. - Quick Setup: Cài đặt nhanh các thông số (Bỏ qua một vài cài đặt) Chúng ta lựa chọn thẻ Advanced Setup để cài đặt và click Ok để mở cửa sổ Advanced Setup Mục Unit: Đơn vị THỊNH ĐÔNG 23
- Hình 4.4: Mục Unit Lựa chọn đơn vị là Decimal - Precision: chúng ta chọn giá trị 0. Click Next để tiếp tục cài đặt. Mục Angle: Góc Chọn Decimal Degrees - Thẻ Precision: 0 Hình 4.5: Mục Angle Click Next để sang cài đặt tiếp theo. Mục Angle Measure: Hướng đo góc Chọn East THỊNH ĐÔNG 24
- Hình 4.6: Mục Angle Measure Click Next để sang cài đặt tiếp theo. Mục Angle Direction: Chọn chiều dương của autocad 2015. Chọn Counter Clockwise Hình 4.7: Mục Angle Direction Click Next để sang cài đặt tiếp theo. Mục Area: Định vị giới hạn khổ giấy. Width: Chiều cao khổ giấy Length: Chiều dài khổ giấy THỊNH ĐÔNG 25
- Hình 4.8: Mục Area Click Finish để đóng hộp thoại Trong màn hình làm việc mới, chương trình autocad 2015 mặc định lấy điểm góc tạo độ là góc của khổ giấy chúng ta cài đặt. Để có khung khổ giấy của màn hình làm việc, chúng ta vẽ một hình chữ nhật với lệnh RECTANGLE Nhập lệnh: REC => Enter Để gán gốc tạo độ làm góc định vị hình chữ nhật chúng ta nhập vào bàn phím: 0 => Nhấn TAB => 0 => Enter Để nhập kích thước hình chữ nhật chúng ta nhập vào bàn phím: 297 => TAB => 210 => Enter Hình 4.9: Thiết lập khổ giấy Autocad cho chúng ta một hình chữ nhật thể hiện khung khổ giấy A4. Có gốc tại gốc tọa độ. THỊNH ĐÔNG 26
- Hình 4.11: Kết quả sau khi thiết lập 2. ĐỊNH VỊ ĐƠN VỊ DÀI, ĐƠN VỊ GÓC, CẤP ĐƠN Để gọi hộp thoại cài đặt đơn vị chúng ta sử dụng lệnh UN - Un => Enter Cửa sổ Drawing Units hiện lên. Thẻ Length: Độ dài - Type: Lựa chọn đơn vị đo độ dài. Chọn Decimal - Precision: Cấp chính xác sau dấu phẩy. Chọn 0 Thẻ Angle: Góc. - Type: Chọn đơn vị góc. Chọn Decimal Degrees - Precision: Cấp chính xác sau dấu phẩy. Chọn 0 Units to scale inserted content: Đơn vị cho bản vẽ. - Chọn là Milimeters Những thông số khác chúng ta giữ nguyên. THỊNH ĐÔNG 27
- Hình 4.12: Cửa sổ Drawing Units 3. CÁC CHẾ ĐỘ TRỢ GIÚP QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC: SNAP, GRID, ORTHE, DRAFTING SETTING. Để gọi hộp thoại Drafting Setting chúng ta dung lệnh DS => Enter Thẻ Snap and Grid - Nhập lệnh DS => Enter để gọi hộp thoại Drafting Settings. - Snap on. Kiểm soát bước nhảy con trỏ chuột. Thường dùng khi vẽ với bản vẽ có điểm phân bổ mặc định. - Grid on. Bật hoặc tắt lưới điểm trên màn hình làm việc. - Grid spacing: Kiểm soát bước nhảy của ô lưới - Major line every: Mật độ điểm trong ô lưới Hình 4.13: Thẻ Snap and Grid Thẻ Polar Tracking: Đường dẫn hướng - Polar Tracking On (F10): Bật tắt đường dẫn hướng khi vẽ. - Additional angle: Gia số góc. THỊNH ĐÔNG 28
- Hình 4.14: Thẻ Polar Tracking Thẻ Dynamic Input. Hiển thị thông số con trỏ và nét vẽ. Hình 4.15: Thẻ Dynamic Input - Enable Pointer Input: Hiển thị tọa độ con trỏ chuột - Enable Dimension Input Where possible: Hiển thị độ dài nét vẽ khi kéo con trỏ. - Dynamic prompts: Hiển thị dòng nhắc khi nhập lệnh Muốn tắt một chế độ nào thì chúng ta click bỏ chọn trong một thẻ đó đi. - Thẻ Selection Cycling: Bật tắt chế độ chọn đối tượng chồng nhau THỊNH ĐÔNG 29
- Hình 4.16: Thẻ Selection Cycling Khi bật chế độ Selection Cycling, nếu có có hai đối tượng thuộc hai layer khác nhay được vẽ chồng lên nhau như hai vòng tròn ở hình trên thì khi chúng ta click chọn cùng lúc hai vòng tròn sẽ có một hộp thoại hiện ra hỏi chúng ta muốn chọn đối tượng thuộc layer nào. Để chọn đối tượng chúng ta click chọn màu của layer trong hộp thoại. Hình 4.17: Chọn màu của layer để chọn đối tượng Thẻ Dynamic Input - Enable Pointer Input: Hiển thị tọa độ con trỏ chuột - Enable Dimension Input Where possible: Hiển thị độ dài nét vẽ khi kéo con trỏ. - Dynamic prompts: Hiển thị dòng nhắc khi nhập lệnh Muốn tắt một chế độ nào thì chúng ta click bỏ chọn trong một thẻ đó đi. THỊNH ĐÔNG 30
- Hình 4.18: Thẻ Dynamic Input Thẻ Object Snap - Object Snap on (F3): Bật các điểm bắt điểm của đối tượng lên nhằm mục đích phục vụ quá trình bắt điểm trong khi vẽ. Hình 4.19: Thẻ Object Snap Chúng ta click Select All để bật tất cả các điểm bắt điểm hoặc có thể chọn từng điểm bắt điểm bằng cách click vào để chọn. - Object Snap Tracking: Bật hoặc tắt đường định hướng theo phương X và phương Y. THỊNH ĐÔNG 31
- Hình 4.20: Kết quả cài đặt Object Snap Tracking Kết thúc quá trình cài đặt bạn click OK để xác nhận và đóng hộp thoại. 4. MỘT SỐ TÙY CHỌN NHANH. Workspace Switching: Chuyển mối trường làm việc Hình 4.21: Workspace Switching Ortho = F8: Bật tắt chế độ vẽ theo một phương X hoặc Y. Khi bật chế độ này chúng ta không thể vẽ một đường xiên. Show/hide Lineweigth: Bật hoặc tắt chế độ hiển thị độ rộng cả nét vẽ. Hình 4.22: Show/hide Lineweigth Transparency: Bật tắt độ đậm nhạt của vật liệu tô (Harth) THỊNH ĐÔNG 32
- Hình 4.23: Transparency Clean Creen (Ctrl + 0): Bật tắt chế độ toàn màn hình làm việc. Hình 4.24: Clean Creen Minimize to panel Buttons: Điều chỉnh khoảng rộng dải Ribbon. Chúng ta click vào biểu tương Minimize to panel Buttons để điều chỉnh khoảng rộng dải Ribbon Hình 4.25: Minimize to panel Buttons THỊNH ĐÔNG 33
- CHƯƠNG VI: QUẢN LÝ BẢN VẼ THEO LAYER 1. TẠO LỚP VÀ GÁN TÍNH CHẤT CHO LỚP Bảng quản lý lớp layer propertie manager Để gọi bảng layer propertie manager chúng ta sử dụng lệnh tắt: LA - Nhập lệnh: LA => Enter Xuất hiện bảng layer propertie manager Hình 6.1: Layer Propertie Manager Mặc định khi mở một bảng layer propertie manager mới thì nó chỉ có một layer có tên là layer 0. Chức năng của từng thẻ trong bảng layer propertie manager. - New Layer: Tạo mới các layer Khi click chuột vào biểu tượng New layer, các layer mới sẽ được tạo ra với các tên mặc định là Layer 1; Layer 2; THỊNH ĐÔNG 34
- Hình 6.3: Tạo mới một Layer Có thể sử dụng phím Ctrl +N để thêm mới layer. - New Layer VP Frozen in all viewports: Đóng băng một layer - Delete Layer (Alt + D): Xóa một layer hiện có nhưng không được dùng hoặc chưa được dùng trong bản vẽ. (Layer đang dùng trong bản vẽ sẽ không xóa được) - Set Curent (Alt + C): Cài đặt layer thành layer hiện hành. (Tương tự khi ta click đúp chuột chọn layer trong thẻ Status. - Status: Đặt Layer làm layer hiện hành. - Name: Tên của lớp: Nên đặt tên theo thứ tự và dễ định nghĩa Để đổi tên chúng ta click đúp chuột vào tên layer rồi nhập tên mới. - On: Click chuột vào biểu tượng bóng đèn trong mục On để bật hoặc tắt layer Chúng ta thường sử dụng chức năng này trong một bản vẽ có nhiều hạng mục, khi muốn làm việc với một hạng mục nào đó, chúng ta sẽ tắt những layer không cần thiết đi để màn hình làm việc đỡ rối rắm và gây nhầm lẫn. Khi cần đến thì chúng ta lại bật những layer đã tắt. Lệnh Layoff: Dùng để tắt layer Nhập lệnh Layeroff => Enter Click chuột chọn layer muốn tắt trong bản vẽ. Lệnh Layon: Dùng để bật toàn bộ layer đã tắt. Nhập lệnh Layon => Enter - Freeze: Đóng băng các lớp đối tượng Click vào biểu tượng mặt trời trong mục Freeze để đóng băng đối tượng thuộc lớp đó. Hình 6.4: Chức năng các thẻ trong layer propertie manager THỊNH ĐÔNG 35
- Khi đối tượng được đóng băng thì chúng sẽ biến mất khỏi màn hình ta không thể lựa chọn, hiệu chỉnh ngay cả khi lựa chọn tổ hợp phím Ctrl +A. - Lock: Khóa một hay nhiều layer. Đối tượng được khóa sẽ mờ đi trong bản vẽ. Layer bị khóa sẽ không thể tác động vào khi vẽ nhưng vẫn có thể in ra bản vẽ. Mục đích tránh nhầm lẫn khi làm việc với nhiều layer mà không thể tắt layer đó đi. - Color: Màu của layer. Chọn màu cho những layer theo quy định của từng công ty hay từng dự án. Để thay đổi màu cho layer, chúng ta làm như sau: Click vào ô vuông hiển thị màu để mở cửa sổ select color. Trong cửa sổ Select color tiến hành chọn màu theo bảng màu có sẵn. Hình 6.5: Chọn màu cho layer Lưu ý: Lựa chọn màu phù hợp với bản vẽ để nếu khi in ấn theo layer thì những màu được chọn sẽ hiển thị rõ rangf trong bản vẽ. - Linetype: Kiểu đường của Layer. Mặc định autocad để kiểu đường là continuous. Để thay đổi kiểu đường, chúng ta click vào chữ continuous để hiện của sổ Select Linetype. THỊNH ĐÔNG 36
- Hình 6.6: Chọn đường cho layer Trong cửa sổ Select Linetype Chúng ta lựa chọn một trong số những đường có sẵn. Để lấy thêm kiểu đường mới cho bản vẽ và cho cửa sổ Select Linetype chúng ta click chuột vào thẻ Load. Cửa sổ Load or Reload Linetype hiện lên Hình 6.7: Lấy thêm kiểu đường cho layer Click chọn vào kiểu đường cần chọn rồi nhấn OK để chọn. - Lineweight: Độ đậm nét vẽ. Độ đậm nét vẽ thường dùng trong trường hợp bản vẽ có những nét lớn cần thể hiện chứ không mấy quan trọng trong khi chúng ta in ấn bản vẽ bởi khi in bản vẽ chúng ta thường đặt độ đậm nét vẽ theo mầu. (Sẽ nói cụ thể trong mục in ấn bản vẽ) Thông thường chúng ta để mặc định là Default, Nếu muốn chọn độ đậm cho từng nét vẽ chúng ta làm như sau. Click vào chữ Default trong thẻ Lineweight để hiện cửa sổ Lineweight. Click chọn nét có độ đậm mong muốn rồi click OK để chọn THỊNH ĐÔNG 37
- Hình 6.8: Chọn độ rộng nét Sau khi lựa chọn độ đậm nét mong muốn, để độ đậm hiện lên trên màn hình làm việc khi vẽ chúng ta cần bật chức năng show/hide Lineweight – ON Hình 6.9: show/hide Lineweight - Transparency: Độ trong suốt của nét vẽ. Khi lựa chọn giá trị Transparency càng lớn thì độ mờ của nét vẽ càng lớn. Thông thường lựa chọn chức năng nà cho những đối tượng khuất, bị ẩn, Để thay đổi giá trị của Transparency chúng ta click vào số 0 dưới Transparency để hiện lên bảng Layer Transparency. Hình 6.10: Layer Transparency - Plot Style: Kiểu in. Mặc định nó để chế độ in theo màu dạng Color THỊNH ĐÔNG 38
- - Plot: Bật hoặc tắt chức năng cho in layer đó. + Lựa chọn tắt in layer được chọn (Layer vẫn hiện trên màn hình làm việc nhưng không cho in) + Cho phép in layer ra. - New VP Freeze: Đóng băng layer trong khung nhìn viewports trong phần layout. - Description: Viết ghi chú cho layer. Để viết được chữ trong mục này chúng ta click chuột chọn rồi nhấn phím spase (Phím cách) để viết chữ vào. 2. SỬ DỤNG NHANH LAYER MANAGER TRONG MÀN HÌNH LÀM VIỆC Việc sử dụng layer để quản lý bản vẽ là yêu cầu bắt buộc nhưng nếu chúng ta cứ phải thao tác với lệnh LA để gọi bảng quản lý layer ra màn hình để thay đổi layer khi chuyển hạng mục hay chi tiết thì rất mất thời gian. Rất may, trong phiên bản autocad 2015 cho chúng ta những cải tiến đáng kể để chúng ta rút ngắn thời gian thao tác khi thay đổi layer. Tại dải Ribbon, trong thẻ Home chúng ta thấy có mục Layers. Mục Layer chứ tất cả những lệnh cần thiết của của sổ layer properties manager nhằm giúp chúng ta sử dụng nhanh mà không cần mở cả cửa sổ lệnh lên. Hình 6.20: Cửa sổ layer trên Ribbon Để biết được một nét hay một chi tiết đối tượng nào đó trong bản vẽ thuộc layer nào thì chúng ta click chuột chọn đối tượng đó hoặc nét vẽ đó và nhìn vào cửa sổ Layers mục thuộc tính của layer. THỊNH ĐÔNG 39
- Hỉnh 6.21: Chọn nhanh layer làm layer hiện hành Lệnh Isolate: Chỉ hiện layer được chọn Hình 6.22: Lệnh Isolate Khi sử dụng chức năng Isolate thì chỉ có layer được chọn mới sang trên màn hình làm việc, các layer còn lại sẽ được ẩn đi hoặc mờ đi (Tùy thuộc cài đặt trong cửa sổ layer setting). Lệnh tắt Layiso. - Nhập lệnh: layiso => Enter - - Click chọn đối tượng thuộc layer muốn giữ lại - Enter *Để hiện tất cả các layer đã ẩn đi chúng ta dùng lệnh Layon Nhập lệnh: Layon => Enter hoặc click vào biểu tượng Unisolate Cài đặt Layer setting để khi thực hiện lệnh Isolate thì đối tượng sẽ mờ đi hoặc ẩn khỏi bản vẽ. Trong cửa sổ layer properties manager chúng ta click vào biểu tượng bánh rang cài đặt. Hình 6.23: Thẻ cài đặt layer Cửa sổ layer settings hiện lên THỊNH ĐÔNG 40
- Hình 6.24: Cửa sổ Layer settings *Thẻ Isolate layer settings có hai lựa chọn: - Lock and fade: Khóa và làm mờ layer. Khi chọn chức năng này, sau khi thực hiện lệnh Isolate thì những layer không được chọn sẽ mờ đi, độ mờ phụ thuộc vào tùy chỉnh bao nhiêu phần tram ở mục Lock layer fading - Off: Khi chọn mục này thì sau khi thực hiện lệnh Isolate, những layer không được chọn sẽ bị ẩn khỏi màn hình. Lệnh Thaw all layer: Mở băng tất cả các layer đã đóng băng trước đó Hình 6.25: Lệnh Thaw all layer Lệnh Make Current: Chọn layer thành layer hiện hành THỊNH ĐÔNG 41
- Hình 6.26: Lệnh Make Current Để chọn nhanh layer có trên bản vẽ làm layer hiện hành để vẽ tiếp, thông thường chúng ta phải vào bảng quản lý layer properties manager để chọn. Nhưng với autocad 2015 chúng ta chỉ cần click chọn layer tại bản vẽ rồi click chuột chọn vào biểu tượng Make Current trên phần Layer trên Ribbon. Lệnh Match Layer: Nhúng thuộc tính của layer. (Tương tự Matchprop) Hình 6.27: Match Layer Khi nhúng thuộc tính thì layer bị nhúng sẽ mang thuộc tính của layer nhúng, nó như một phép thuật của phù thủy hô biến đối tượng khác từ bỏ tính chất được cài đặt sẵn có rồi mang tính chất của layer đi nhúng. Có lẽ vì thế mà nó có lệnh tắt là MA. - Lệnh tắt: Ma - Nhập lệnh: Ma => Enter - - Click chọn đối tượng mang tính chất đi nhúng - - Click chọn đối tượng (nhóm đối tượng) bị nhúng thuộc tính - Enter để thực hiện lệnh 3. TÙY CHỈNH KHOẢNG CÁCH GIÃN CỦA ĐƯỜNG NÉT ĐỨT Sử dụng lệnh LT để gọi hộp thoại Linetypr manager THỊNH ĐÔNG 42
- Hình 6.28: Linetypr manager Click chọn thẻ Show details Hình 6.29: Show details trong Linetypr manager Trong mục Details (Mặc định autocad cho ta tỷ lệ 1:1) - Global scale factor: Thay đổi tỷ lệ giãn của tất cả các đường nét đứt có trong bản vẽ. - Current object scale: Định tỷ lệ giãn của nét đứt sắp vẽ. Tỷ lệ giãn của đối tượng khi vẽ ra sẽ bằng tỷ lệ nhập trong Current object scale nhân với tỷ lệ trong Global scale factor. Ví dụ: Nếu Global scale factor nhập vào là 2, Current object scale nhập vào là 0.5 thì khi vẽ ra, nét đứt có tỷ lệ là: 0.5x2 = 1 Bài tập: Vận dụng kiến thức của chương VI, Bạn hãy tự tạo ra một bảng Layer với những thuộc tính sau. THỊNH ĐÔNG 43
- Hình 6.30: Bài tập tạo layer mẫu CHƯƠNG VII: CÁC LỆNH DỰNG HÌNH CƠ BẢN Để có bản đầy đủ, bạn click vào đường link dưới để download nhé! Đầu tư cho học autocad là đầu tư cho tương lai sự nghiệp của bạn ! THỊNH ĐÔNG 44