Giáo trình Access - Chương 4: Thiết kế báo cáo
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Access - Chương 4: Thiết kế báo cáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_access_chuong_4_thiet_ke_bao_cao.pdf
Nội dung text: Giáo trình Access - Chương 4: Thiết kế báo cáo
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ BÁO CÁO Report là công cụ dùng thiết kế in ấn dữ liệu hữu hiệu trong Access. Hầu như tất cả những gì bạn muốn in và in theo bố cục như thế nào? Report đều có thể đáp ứng! Chương này sẽ trình bày từ những khái niệm căn bản về thiết kế in ấn, về Report của Access đến tiếp cận những kỹ thuật in ấn phức tạp như: report có tham số, sub- report, Nội dung cụ thể bao gồm: Các khái niệm về Report; Sử dụng report wizard; Sử dụng report design view; Kỹ thuật sub-report; Tham số cho report. Kết thúc chương, học viên hoàn toàn có thể thiết kế được những mẫu biểu in ấn đơn giản đến những biểu phức tạp phục vụ nhu cầu in ấn đa dạng trong các bài toán thực tế từ CSDL. Trang 98
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải 1. Các khái niệm về Report Muốn in các báo cáo trong Access bạn có thể sử dụng Report- một công cụ in ấn rất mạnh. Ứng với mỗi mẫu báo cáo có thể thiết kế các thông tin lên một report. Mỗi khi report hiển thị kết quả (preview) là lúc có thể in được nội dung báo cáo ra giấy. 1.1 Cấu trúc Report Cấu trúc một report thông thường gồm 5 phần: Report header Page header Detai Page Footer Report footer • Page Header Là phần đầu tiên của một trang báo cáo. Giống như khái niệm Page header trong Word và Excel. Phần này có thể có hoặc không có thông tin tuỳ vào người thiết kế. • Page Footer Trang 99
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Là phần cuối cùng của mỗi trang báo cáo. Giống như khái niệm Page footer trong Word và Excel. Phần này có thể có hoặc không có thông tin tuỳ vào người thiết kế. • Detail Là phần thân của report – nơi hiển thị giá trị các bản ghi sẽ in ra. Phần này có thể bị thay đổi, phụ thuộc vào nguồn dữ liệu tại thời điểm sẽ in ra của report. Ví dụ: Danh sách học sinh lớp 10A1 là 45 khi đó Detail report sẽ in ra 45 dòng; nếu chuyển sang in danh sách học sinh lớp 10A2 có 48 học sinh, lúc này Detail report sẽ in ra 48 dòng (tương ứng với số bản ghi của nguồn dữ liệu sẽ in ra). • Report Header Là phần tiêu đề của trang đầu tiên Report, nằm tiếp theo phần Page header và nằm trên phần Detail. Mỗi Report sẽ chỉ có nhiều nhất 1 Report header. Phần này có thể có hoặc không có thông tin tuỳ vào người thiết kế. • Report Footer Là phần tiêu đề cuối của trang cuối cùng Report, nằm tiếp theo phần Detail và phía trước phần Page Footer. Mỗi Report sẽ chỉ có nhiều nhất 1 Report footer. Phần này có thể có hoặc không có thông tin tuỳ vào người thiết kế. 1.2 Môi trường làm việc Làm việc với Report gần giống làm việc với Form. Sự khác nhau cơ bản của Report và Form là: Form có thể hiển thị, tra cứu, cập nhật và điều khiển dữ liệu từ CSDL; còn Report chỉ có thể lập báo cáo và in ra, đặc biệt Report không làm thay đổi giá trị dữ liệu trong CSDL. Thông thường mỗi report sẽ in dữ liệu của một Table hoặc một Query nào đó. Tức là phải có một nguồn dữ liệu cần in cụ thể (trường hợp đặc biệt Report không có nguồn dữ liệu sẽ nói đến phần cuối) Trang 100
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải 2. Sử dụng Report wizard Giống như Form wizard, Report wizard là một công cụ rất đơn giản, dễ dùng để tạo nhanh một Report. Dưới đây hướng dẫn từng bước dùng Report wizard để tạo một report in ra danh sách cán bộ từ CSDL Quản lý lương bao gồm các thông tin: Hoten, ngaysinh, tenchucvu, Tenphongban. Bước 1: Ở thẻ Reports, nhấn New, chọn Report wizard, nhấn OK: Hoặc nhấn đúp chuột lên biểu tượng Bước 2: Chọn dữ liệu cần in trên hộp thoại sau: Trang 101
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Để chọn dữ liệu cần in lên report, có 2 thao tác phải làm trên hộp thoại này: - Chọn bảng hoặc query nơi có chứa trường dữ liệu cần in ra ở hộp Table/Queries; - Sử dụng các nút lệnh >, >>, <, << để đưa các trường cần in từ danh sách Available Fields: (danh sách các trường có thể in) sang danh sách Seleted Fields: (danh sách các trường sẽ được in ra report). Hãy lần lượt thực hiện chọn các trường hoten, ngaysinh (từ bảng CANBO), trường tenchucvu (bảng CHUCVU) và trường tenphongban (bảng PHONGBAN). Chọn xong nhấn Next: Bước 3: Chọn kiểu cách hiển thị dữ liệu trên report: Bạn muốn in dữ liệu theo kiểu nào: Hãy chọn kiểu cần in từ danh sách bên trái hộp thoại. Trong yêu cầu này có thể có 3 kiểu hiển thị dữ liệu trên report (vì dữ liệu được chọn ra từ 3 bảng khác nhau). Vì muốn in một danh sách cán bộ nên chọn kiểu by CANBO (có thể xem kiểu hiển thị bên phải hộp thoại). Nhấn Next để tiếp tục: Bước 4: Thiết lập các nhóm dữ liệu cần thiết: Trang 102
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Muốn hiển thị dữ liệu theo nhóm giá trị của trường nào, hãy Add trường đó từ danh sách bên trái hộp thoại sang hộp preview bên phải hộp thoại. Trong bài này chỉ cần hiển thị một danh sách chung nên không cần thiết lập nhóm ở bước này. Nhấn Next để tiếp tục: Bước 5: Thiết lập sắp xếp dữ liệu trên báo cáo: Trang 103
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Report wizard cho phép tối đa 4 mức ưu tiên sắp xếp dữ liệu được đánh số từ 1 đến 4 (hộp thoại trên). Trường nào thiết lập trước, sẽ được ưu tiên sắp xếp trước. Trong trường hợp giá trị trường đó trùng nhau, Access sẽ chuyển đến các mức tiếp theo để sắp xếp. Kiểu sắp xếp (theo chiều tăng hoặc giảm) có thể thiết lập khi nhấn nút bên cạnh. Thiết lập xong nhấn Next để tiếp tục: Bước 6: Chọn bố cục (Layout) cho Report: Có 2 thiết lập trong bước này: - Chọn bố cục cho report ở hộp Layout. Có 3 kiểu Layout: Columnar, Tabular và Justified- hãy chọn một kiểu phù hợp (xem hộp preview bên trái để biết trước kết quả); - Chọn hướng giấy in ở hộp Orientation. Có 2 kiểu hướng in là: Portrait – in theo khổ giấy dọc và Landscape- in theo khổ giấy ngang; - Chọn xong nhấn Next để tiếp tục: Bước 7: Chọn mẫu định dạng (Style) cho report: Trang 104
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Hãy chọn một mẫu định dạng từ danh sách bên trái hộp thoại. Chọn xong nhấn Next để tiếp tục: Bước 8: Hoàn thiện các thông tin cuối cùng: Bao gồm các thông tin sau: - Gõ vào tiêu đề report cũng như tên report trên hộp What do you want for yỏu report?; Trang 105
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải - Chọn Preview the report để hiển thị dữ liệu của report ngay sau khi kết thúc; hoặc hiển thị ngay màn hình thiết kế để sửa cấu trúc report khi chọn Modify the report’s design; - Cuối cùng nhấn Finish để kết thúc các công việc sử dụng report wizard. Màn hình hiển thị dữ liệu report như sau: Từ màn hình này có thể thực hiện rất nhiều các thao tác thông qua thanh công cụ Print Preview như sau: Nút Print : Để in nội dung report ra máy in; Nuít Design : Để mở report ra chế độ thiết kế; Nút One page : Để hiển thị report ra màn hình trong từng trang báo cáo; Trang 106
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Nút Two page : Để hiển thị 2 trang báo cáo một trên màn hình; Nút Multi Page : Để chọn nhiều trang báo cáo có thể hiển thị trên màn hình; Nút Zoom : Để phóng to, thu nhỏ nội dung report; Nút Office Link : Để kết xuất (Export) thông tin trên report ra các loại định dạng khác của MS Office như Word, Excel, HTML. Nút Close : Để đóng màn hình preview report. Toàn bộ 8 bước sử dụng report wizard liệt kê ở trên, không phải lúc nào cũng cần thực hiện đầy đủ. Với những report đơn giản như trên, chỉ cần thực hiện Bước 1; Bước 2 đã có thể nhấn Finish để kết thúc. Tuy nhiên tuỳ vào yêu cầu in báo cáo mà muốn dừng lại ở bước nào để thiết lập các thông tin cho phù hợp hãy chuyển nhanh đến bước đó. 3. Thiết kế report Phần trước đã trình bày các bước dùng Report wizard để có thể thiết kế các mẫu báo cáo in ấn dữ liệu từ CSDL. Đó là cách làm rất dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, các mẫu báo cáo được sinh ra chỉ giới hạn theo một số mẫu mã máy tính đã cung cấp sẵn, không thể in ra được những biểu báo cáo phức tạp theo như những yêu cầu đa dạng của người sử dụng. Report wizard chỉ có thể tạo ra các report in dữ liệu từ các bảng hoặc queries theo cấu trúc đơn giản; trong những trường hợp yêu cầu cấu trúc report phức tạp, hoặc phải in dữ liệu không phải hoàn toàn chỉ từ các bảng và queries hoặc in ấn báo cáo theo các tiêu chí, tham số động nào đó thì không thể đáp ứng được. Trong trường hợp này phải dùng đến Report design view. Trong chừng mực nào đó, cách làm việc với Report design view gần giống cách làm việc với Form design view. Sau đây là từng bước hướng dẫn sử dụng Report design view để thiết report theo yêu cầu như trên: Bước 1: Khởi động Report design view: Từ thẻ Report nhấn nút New, chọn Design view, nhấn OK Trang 107
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Hoặc nhấn đúp chuột lên biểu tượng Creat report in Design view trên cửa sổ dự án: Môi trường làm việc với Report design view xuất hiện: Trang 108
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải 2 1 3 Có 3 phần quan trọng trên môi trường làm việc này: (1) Cửa sổ thiết kế Report (hình trên tiêu đề cửa sổ này là Report1: Report)- nơi để thiết kế nội dung cần in ấn. Nội dung được thiết kế trên cửa sổ này là các đối tượng từ thanh công cụ Toolbox sau khi đã được thiết lập các thuộc tính phù hợp với mục đích; (2) Thanh công cụ Toolbox- nơi chứa những đối tượng giúp đưa các thông tin cần thiết lên report. Chức năng và cách làm việc trên thanh công cụ này gần giống với làm việc trên thanh công cụ Toolbox của Form design view; (3) Cửa sổ Properties – nơi thiết lập các thuộc tính phù hợp cho các đối tượng trên màn hình thiết kế report. Chúng ta sẽ được tìm hiểu kỹ hơn các thành phần trên trong các bước tiếp theo khi làm việc cụ thể với chúng. Bước 2: Xây dựng nguồn dữ liệu để in ấn cho report. Trang 109
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Report sẽ in những thông tin gì? Phạm vi như thế nào? Là các câu hỏi phải được trả lời ở bước này bằng cách thiết lập thuộc tính Record Source cho report. Thông thường, report sẽ in dữ liệu từ một hay nhiều bảng hoặc từ kết quả của một query, tổng quát là từ một query. Query đó có thể được xây dựng sẵn từ danh sách các Queries của dự án (chứa trên thẻ Queries)- khi đó bước này chỉ chọn query cần in tại thuộc tính Record Source của report: Tuy nhiên query cần in có thể được tạo ra trong chính bản thân report (không hiển thị tên query trên thẻ Queries)- điều này nên làm vì như vậy sẽ đảm bảo sự chắc chắn của report. Khi đó hãy nhấn chuột lên nút của thuộc tính Record Source: Một cửa sổ thiết kế query làm nguồn dữ liệu cho report xuất hiện: Trang 110
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Hãy thiết lập các thông tin cần in ra report trên query này. Thiết lập xong nhấn nút đóng cửa sổ thiết kế query (hoặc nhấn phím nóng Ctrl+W) và chọn Yes trong hộp thoại sau: Bước 3: Đưa các thông tin lên cửa sổ thiết kế report: (1) Có rất nhiều loại thông tin phải đưa lên report. Mỗi khi có ý định đưa một thông tin lên, bạn phải trả lời được 2 câu hỏi: Đó là thông tin gì? là tiêu đề “DANH SÁCH CÁN BỘ”. Sẽ đặt thông tin đó lên phần nào của report? Đặt lên phần Page Header! (2) Theo ngầm định, cửa sổ thiết kế report chỉ xuất hiện 3 phần: Page header, Page footer và Detail. Nếu report đang thiết kế yêu cầu có cả Report header và Report footer, hãy hiển thị chúng bằng cách: nhấn phải chuột lên cửa sổ thiết kế report và chọn: Trang 111
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Hiển thị lưới khi thiết kế. Bật hoặc tắt phần Page header/Footer Bật hoặc tắt phần Report header/Footer Những phần nào không dùng đến khi thiết kế có thể tắt đi hoặc dùng chuột thu lại diện tích phần đó. (3) Sử dụng công cụ Label - Dùng chuột nhấp nút Label trên thanh công cụ Toolbox thả lên vị trí cần đặt vào trên Report; - Gõ vào nội dung tiêu đề cần in ra report; - Có thể sử dụng thanh công cụ Formatting để định dạng hộp dữ liệu này. (4) Sử dụng công cụ Text box Text box là ô dùng hiển thị dữ liệu của một trường dữ liệu (Field) nào đó, hiển thị dữ liệu của một biểu thức (ví dụ tính Tổng tiền chẳng hạn). Cách sử dụng Textbox như sau: - Dùng chuột nhấp nút Textbox trên thanh công cụ Toolbox thả lên vị trí cần đặt vào trên Report; - Gõ vào nguồn dữ liệu sẽ hiển thị lên Textbox ở thuộc tính Control Source. Giá trị thuộc tính này có thể: + Hiển thị giá trị một trường: Khi đó hãy chọn trường muốn đưa thông tin vào (hình dưới): Trang 112
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải + Hoặc hển thị kết quả một biểu thức. Khi đó gõ biểu thức lên thuộc tính này bắt đầu một dấu bằng “=”. Ví dụ: - Có thể sử dụng thanh công cụ Formatting để định dạng hộp dữ liệu này. (5) Sử dụng cửa sổ Field List Danh sách các trường dữ liệu có thể in ra được report thể hiện ở cửa sổ Field List (nếu chưa thấy hiển thị mở thực đơn View | Field List). Muốn in ra giá trị của trường nào lên vị trí nào của report có thể dùng đối tượng Textbox như giới thiệu ở trên hoặc có thể dùng cửa sổ Field List này bằng cách: dùng chuột kéo trường cần in ra từ cửa sổ Field List thả lên vị trí cần in trên cửa sổ thiết kế report (nên làm theo cách này thay vì dùng Textbox). (6) Sử dụng công cụ Image Công cụ Image trên thanh công cụ Toolbox giúp đưa ảnh từ các tệp tin ảnh in ra report. Sau khi dùng chuột nhấp nút nút Image từ thanh công cụ đặt lên report, một hộp thoại xuất hiện cho phép tìm đến tệp tin ảnh cần đưa lên report: Trang 113
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Hãy tìm và chọn tệp ảnh, chọn xong nhấn OK để hoàn tất công việc. (7) Sử dụng công cụ Line Công cụ Line dùng để vẽ các đường thẳng lên Report. Rất hữu hiệu trong việc kẻ bảng biểu. Sau khi nhập nút Line trên thanh công cụ, hãy thực hiện kẻ bằng cách di chuột. Với yêu cầu như trên, bằng cách sử dụng các công cụ như đã hướng dẫn hãy thiết kế một report như sau: Trang 114
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Textbox Trong đó: - Textbox bao gồm các ô như đã đánh mũi tên chỉ dẫn. Trong đó: - hoten, ngaysinh, tenchucvu, tenphongban được tạo bằng cách kéo từ cửa sổ Field List lên phần Detail; - Textbox đếm tổng số cán bộ thiết lập thuộc tính Control Source là =Count([hoten]), để ở phần Report footer. - Textbox để tự động đánh số thứ tự phải thiết lập như sau: Control Source là =1; thuộc tính Running sum là Over Group. - Các hộp chữ còn lại dùng đối tượng Label; - Toàn bộ bảng biểu sử dụng đối tượng Line. Chú ý các đường kẻ phải được nối khít với nhau. Nếu không khít sẽ tạo ra các khe hở và nét đứt (không liền nét) 4. Report chứa tham số Report có tham số thực chất là loại Report có khả năng lọc dữ liệu khi in. Ví dụ: bình thường Report in ra danh sách cán bộ ở trên sẽ in danh sách toàn bộ cán bộ trong cơ quan. Bây giờ muốn in danh sách cán bộ một phòng ban nào đó? Lúc này phải cần đến report có tham số. Trang 115
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Có nhiều cách để thiết lập và sử dụng report có tham số như: - Thiết lập tham số trên Record Source của report; - Thiết lập tham số trên điều kiện lọc (Where Condition) dùng Macro; - Thiết lập tham số trong câu lệnh VBA DoCmd; - Trong phần này, chúng tôi hướng dẫn cách thiết lập tham số trên thuộc tính Record Source của report. Cách dễ làm, không cần am hiểu về lập trình VBA. Cách dùng Macro cũng tốt nhưng không nên dùng. Vì phương pháp lập trình này đã trở nên cứng nhắc. Thực tế, phương pháp dùng câu lệnh DoCmd trên VBA là tốt nhất, nó thể hiện tính linh hoạt và chuyên nghiệp của cách giải quyết vấn đề. Riêng cách này, các bạn có thể tham khảo ở Chương Lập trình CSDL. Sau đây là cách giải quyết bài toán: In danh sách cán bộ một phòng ban nào đó. Phòng ban cần in được chọn từ Combo box một form như sau: Sau khi chọn tên một phòng ban từ danh sách, nhấn nút In danh sách. Danh sách cán bộ phòng đã chọn sẽ được in ra một report. Cách làm: Bước 1: Tạo Report đáp ứng thông tin cần in Có thể sử dụng report Wizard hoặc Report Design View để tạo ra một Report in danh sách cán bộ với các thông tin như sau: Trang 116
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Bước 2: Tạo form theo yêu cầu bài toán - Có thể sử dụng Combo Wizard để tạo Combobox lấy ra danh sách các phòng ban từ bảng phongban; - Có thể sử dụng Command button Wizard để tạo các nút lệnh Đóng và In danh sách; Cuối cùng được form như sau: Bước 3: Thiết lập tham số cho Report Ở đây trình bày phương pháp thiết lập tham số vào thuộc tính Record Source của Report. Cách làm như sau: Trang 117
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải - Mở report đã tạo được ở chế độ Design View (chế độ thiết kế); - Mở query được thiết lập ở thuộc tính Record Source –nơi tạo nguồn dữ liệu và thiết lập tham số cho trường phongbanID của query như sau: Trong đó: tham số cho trường phongbanID là tên (Name) của ô Combo box chứa phòng ban được chọn trên form. Cú pháp viết tham chiếu tới một đối tượng trên form như sau: Forms! ! Trong trường hợp này tên ô Combo đó là Combo1 và tên của form (Name của form) là frmIndsCB, cách viết tham số sẽ như sau: Forms!frmIndsCB!Combo1 Nếu cách viết này khó thực hiện, bạn có thể sử dụng tính năng Build Expression có sẵn trên Access để giúp tạo biểu thức này như sau: Nhấn phải chuột lên ô Criteria của trường phongbanID- nơi sẽ gõ vào tham số. Một menu sổ xuống xuất hiện: Trang 118
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Chọn hoặc có thể nhấn nút Build trên thanh công cụ Standard, hộp thoại Expression Builder xuất hiện: Nhấn đúp chuột lên Combo1 để chọn! Ở cây các đối tượng bên trái hộp thoại, hãy chọn: Forms | All Forms | frmIndsCB – đây là form chứa đối tượng combo box phòng ban cần lọc. Khi đó một danh sách các đối tượng trên form frmIndsCB xuất hiện ở giữa hộp thoại; Hãy nhấn đúp chuột lên Combo1 - đối tượng chứa phòng ban cần lọc, được kết quả như hình sau: Trang 119
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Cuối cùng nhấn OK để hoàn tất việc tạo tham số cho query bằng hộp thoại Expression Builder. Trang 120
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Bài tập Trên CSDL Quản lý lương cán bộ thực hiện các yêu cầu sau: Bài số 1: Thiết kế report in danh sách cán bộ với các thông tin: canboID, hoten, ngaysinh, gioitinh (phải ghi rõ là Nam hay Nữ), tencv, tenpban. Bài số 2: In danh sách cán bộ một phòng ban nào đó như sau: Sau khi chọn tên một phòng ban, nhấn nút In danh sách cán bộ. đan sách cán bộ phòng ban đã chọn sẽ được in ra một report. Bài số 3: Thiết kế report in bảng lương cán bộ cơ quan, bao gồm các thông tin: Hoten, tencv, ngaysinh, luongchinh, phucapcv, dangphi, congdoanphi, thuclinh Bài số 4: Thiết kế query in ra bảng tổng hợp cán bộ như sau: STT Tên chức vụ Tổng số cán bộ Bài số 5: Tạo form và report để xem và in bảng lương của các phòng ban như sau: Trang 121
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Sau khi chọn tên một phòng ban, bảng lương các cán bộ phòng đó hiển thị lên sub-form. Nhấn nút In bảng lương, bảng lương riêng phòng ban đó sẽ được in ra một report. Trang 122
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải CHƯƠNG 5 LẬP TRÌNH VBA CĂN BẢN Access không những là hệ quản trị CSDL rất mạnh- cụ thể các bạn đã được tìm hiểu rất kỹ ở Chương 1 và Chương 2. Hơn nữa, với những công cụ có sẵn đi kèm như Forms, Report, Macros và đặc biệt là ngôn ngữ lập trình VBA – Access sẽ còn là một công cụ phát triển phần mềm rất mạnh, dễ sử dụng cho các ứng dụng quản lý vừa và nhỏ. Nội dung chương này sẽ trình bày căn bản về ngôn ngữ lập trình VBA (Visual Basic for Application)- một ngôn ngữ khá quen thuộc đối với những người sử dụng chuyên sâu sản phẩm Microsoft Office. Đây chính là cơ sở quan trọng để các bạn tiếp cận cụ thể chuyên ngành lập trình CSDL sẽ được giới thiệu trong chương tiếp theo. Qua chương này, học viên sẽ hiểu được môi trường làm việc ngôn ngữ VBA; biết cách sử dụng các cấu trúc lệnh; viết và sử dụng tốt chương trình con; đặc biệt dần làm quen việc lập trình trên các đối tượng ActiveX- sẵn sàng tiếp cận các công cụ lập trình hướng đối tượng trực quan hiện đại như Visual Basic và Visual Basic .NET. Trang 123
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải 1. Môi trường lập trình VBA Bộ phần mềm tin học văn phòng Microsoft Office phải nói là nổi tiếng nhất thế giới trong lĩnh vực tin học văn phòng. Word cung cấp khả năng chế bản điện tử đẹp đẽ và hiện đại; Excel với khả năng bảng tính điện tử mạnh mẽ; FrontPage với khả năng tạo ra các trang web sống động; Access với khả năng quản trị CSDL; tất cả các phần mềm đó đã tạo nên sự phổ biến của bộ phần mềm này với hầu hết người dùng máy tính trên toàn thế giới. Không dừng ở mức ứng dụng có sẵn, bộ phần mềm này còn có một ngôn ngữ lập trình đi kèm VBA – Visual Basic for Application để giúp người dùng có thể tạo ra các tuỳ biến mạnh hơn, thân thiện hơn với trong công việc của mình. Với Word, Excel bạn hoàn toàn có thể tự tạo ra các macro để tăng tốc độ sử dụng ứng dụng; hơn thế nữa VBA trên Access đã thể hiện tính chuyên nghiệp trong lập trình, phần nào biến được một CSDL đơn giản trở thành những sản phẩm đóng gói thương mại. Màn hình làm việc ngôn ngữ VBA thường có dạng: 1 2 3 4 Trang 124
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Trong đó: (1) Hệ thống thực đơn và thanh công cụ Cũng như bất kỳ môi trường làm việc nào đều có hệ thống thực đơn và thanh công cụ đi kèm. Trên đó có chứa các lệnh để gọi, thi hành hoặc thiết lập các điều khiển cần thiết. (2) Cửa sổ Project Explorer; Có rất nhiều các thành phần có thể lập trình được bởi VBA như: Forms, Reports, Modules. Cửa sổ Project Explorer là cây phân cấp lớp các đối tượng có chứa mã lệnh VBA, đồng thời giúp lập trình viên dễ dàng trong việc viết (coding) cũng như quản lý các mã lệnh VBA đã viết. (3) Cửa sổ viết lệnh; Cửa sổ viết lệnh là nơi soạn thảo các dòng lệnh VBA. Mỗi cửa sổ sẽ chứa toàn bộ mã lệnh cho một đối tượng như: Forms, Reports, Modules. Trong mỗi cửa sổ có thể có nhiều phần được viết lệnh, mỗi phần có thể là nội dung một khai báo, một chương trình con, nội dung một thủ tục đáp ứng sự kiện. Ví dụ: Trang 125
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Phần khai báo Thủ tục đáp ứng sự Chương trình con (4) Cửa sổ Intermediate Cửa sổ Intermediate là nơi giúp thi hành trực tiếp một câu lệnh nào đó, rất hữu dụng trong việc gỡ lỗi phần mềm (sẽ quay trở lại vấn đề gỡ rối phần mềm ở cuối chương) 2. Các kiểu dữ liệu và khai báo 2.1 Các kiểu dữ liệu cơ bản Cũng như các ngôn ngữ lập trình khác, VBA đều hỗ trợ các kiểu dữ liệu cơ bản. Dưới đây giới thiệu chi tiết về từng kiểu. Boolean Kiểu lô gíc, tương tự kiểu Boolean trên Pascal. Kiểu này chiếm 2 byte bộ nhớ; chỉ nhận một trong 2 giá trị là: Yes – No hoặc True – False hoặc đôi khi thể hiện Trang 126
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải dưới dạng số 0 tương đương với False, True tương ứng với bất kỳ số nào khác 0. Khi lập trình CSDL, kiểu Boolean tương ứng với kiểu Yes/No trong bảng dữ liệu. Byte Kiểu số nguyên dương trong phạm vi từ 0 255. Kiểu này chiếm 1 byte bộ nhớ. Integer Kiểu nguyên, có giá trị trong khoảng -32768 32767. Kiểu này chiếm 2 bytes bộ nhớ. Long Kiểu số nguyên dài, có giá trị trong khoảng 2,147,483,648 2,147,483,647. Kiểu này chiếm 4 bytes bộ nhớ. Single Kiểu số thực, có giá trị trong khoảng 1.401298E-45 to 3.402823E38. Chiếm 4 bytes bộ nhớ. Double Kiểu số thực có đợ lớn hơn kiểu Single, có giá trị trong khoảng 4.94065645841247E-324 to 1.79769313486232E308. Chiếm 8 bytes bộ nhớ. Currency Kiểu tiền tệ. Bản chất là kiểu số, độ lớn 8 bytes, có giá trị trong khoảng - 922,337,203,685,477.5808 to 922,337,203,685,477.5807. Đặc biệt, kiểu này luôn có ký hiệu tiền tệ đi kèm. Trang 127
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải String Kiểu xâu ký tự. Kiểu này tương ứng với kiểu String trong Pascal, tương ứng với kiểu Text trong các trường CSDL Access. Độ lớn tối đa 255 bytes tương đương với khả năng xử lý xâu dài 255 ký tự. Variant Variant là kiểu dữ liệu không tường minh. Biến kiểu này có thể nhận bất kỳ một giá trị nào có thể. Ví dụ : Dim a As Variant a = 123 a = “Nguyễn Văn Ngô” Hoàn toàn không có lỗi. Người ta thường khai báo biến kiểu Variant trong những trường hợp phải xử lý biến đó mềm dẻo. Khi thì biến nhận giá trị kiểu này, khi thì nhận giá trị và xử lý theo kiểu dữ liệu khác. Object Object là một loại biến kiểu Variant, chiếm dung lượng nhớ 4 bytes, dùng để tham chiếu tới một loại đối tượng (Object) nào đó trong khi lập trình. Tất nhiên muốn khai báo biến Object kiểu nào, phải chắc chắn đối tượng đó đã được đăng ký vào thư viện tham chiếu VBA bởi tính năng Tool | Reference. Chúng ta sẽ còn trở lại vấn đề này khi lập trình CSDL. 2.2 Biến và cách sử dụng biến a. Biến – khai báo biến đơn giản Biến (Variable) là thành phần của một ngôn ngữ lập trình, giúp xử lý dữ liệu một cách linh hoạt và mềm dẻo. Thông thường trong các ngôn ngữ lập trình, mỗi biến khi tồn tại phải được định kiểu, tức là phải nhận một kiểu dữ liệu xác định. Tuy nhiên trong VBA thì không, Trang 128
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải mỗi biến có thể định kiểu (được khai báo trước khi sử dụng) hoặc không định kiểu (không khai báo vẫn sử dụng được). Trong trường hợp này biến đó sẽ tự nhận kiểu giá trị Variant. Biến có thể được khai báo bất kỳ ở đâu trong phần viết lệnh của VBA. Tất nhiên, biến có hiệu lực như khai báo chỉ bắt đầu từ sau lời khai báo và đảm bảo phạm vi hoạt động như đã qui định. Vì biến trong VBA hoạt động rất mềm dẻo, nên có nhiều cách khai báo biến như: Ví dụ 1: Khai báo biến i kiểu Integer Dim i As Integer Ví dụ 2: Khai báo 2 biến i, j kiểu Integer Dim i, j As Integer Ví dụ 3: Khai báo biến i kiểu Integer, st kiểu String độ dài 15 ký tự Dim i As Integer, st As String*15 Ví dụ 4: Khai báo biến i kiểu Variant Dim i As Variant ‘hoặc Dim i Ví dụ 5: Khai báo biến txt kiểu Textbox Dim txt As TextBox Ví dụ 6: Khai báo mảng kiểu String*30 gồm 46 phần tử Trang 129
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Dim Hoten(45) As String * 45 Ví dụ 7: Khai báo biến mảng 2 chiều A(i , j) trong đó: i = 0 3 và j = 0 4 Dim A(3, 4) As Integer Ví dụ 8: Khai báo mảng 3 chiều A(i, j, k) trong đó: i = 1 5; j = 4 9 và k = 3 5 Dim A(1 To 5, 4 To 9, 3 To 5) As Double Ví dụ 9: Khai báo một mảng động kiểu Variant. Mảng động là mảng không cố định chiều dài. Dim MyArray() b. Phạm vi biến Như chúng ta đã biết, mỗi biến sau khi được khai báo nó sẽ nhận một kiểu dữ liệu và có một phạm vi hoạt động, tức là lời khai báo biến chỉ có tác dụng trong những vùng đã được chỉ định; ngoài vùng chỉ định đó biến sẽ không có tác dụng, nếu có tác dụng sẽ theo nghĩa khác (biến cục bộ kiểu Variant chẳng hạn). Biến cục bộ: Biến cục bộ được khai báo sau từ khoá Dim, nó chỉ có tác dụng trong một chương trình con, cục bộ trong một form hoặc một module nào đó. Dưới đây sẽ chỉ ra 3 trường hợp biến cục bộ này: - Trong một chương trình con, nếu nó được khai báo trong chương trình con đó; - Trong cả một Form, nếu nó được khai báo trong phần Decralations của Form đó; Trang 130
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải - Trong cả một Reports, nếu nó được khai báo trong phần Decralations của Report đó; - Trong cả một Modules, nếu nó được khai báo trong phần Decralations của Modules đó; * Biến chỉ có tác dụng sau lệnh khai báo Dim Biến toàn cục: Biến toàn cục được khai báo sau cụm từ khoá Public, nó có tác dụng trong toàn bộ chương trình (ở bất kỳ chỗ nào có thể viết lệnh). Loại biến này luôn phải được khái báo tại vùng Decralations của một Module nào đó. Ví dụ: Public Hoten(45) As String * 45 Trên một tệp Access, không được phép khai báo trùng tên biến toàn cục. Tuy nhiên tên biến cục bộ vẫn có thể trùng tên biến toàn cục, trong trường hợp đó VBA sẽ ưu tiên sử dụng biến cục bộ trong phạm vi của nó. 2.3 Hằng và cách sử dụng hằng a. Khai báo hằng Hằng (Constan) là đại lượng có giá trị xác định và không bị thay đổi trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tương ứng với từng kiểu dữ liệu, sẽ có những hằng tương ứng. Khai báo hằng số bởi từ khoá Const. Sau đây là các ví dụ về khai báo các loại hằng: Ví dụ 1: Hằng a =5 (hằng số) Const a = 5 Ví dụ 2: Hằng ngày = 24/12/2004 kiểu Date (bao bởi cặp dấu thăng # #) Trang 131
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Const ngay = #24/12/2004# Ví dụ 3: Hằng xâu ký tự (bao bởi cặp dấu nháy kép “ ”) Const phongban = "Tài vụ" Ví dụ 4: Hằng kiểu Lôgíc xác định bởi True hoặc False Const ok = True b. Phạm vi hằng Tương tự như biến, hằng cũng có những phạm vi hoạt động của nó. Hằng được khai báo trong thủ tục nào, hoặc cục bộ trong form, report hoặc module nào sẽ chỉ có tác dụng trong phạm vi đó. Muốn hằng có phạm vi toàn cục, phải được khai báo sau từ khoá Public Const, tại vùng Decralations của một module nào đó như sau: Public Const a = 12 3. Các cấu trúc lệnh VBA Các cấu trúc lệnh là thành phần cơ bản của mỗi ngôn ngữ lập trình. Thông thường các ngôn ngữ lập trình đều có các cấu trúc lệnh như nhau: lệnh xử lý điều kiện, lệnh lặp biết trước số vòng lặp, lệnh lặp không biết trước số vòng lặp, Tuy nhiên cách thể hiện (cú pháp) mỗi cấu trúc lệnh có thể khác nhau tuỳ thuộc vào mỗi ngôn ngữ lập trình. Hơn nữa, mỗi ngôn ngữ cũng có thể có một số điểm khác biệt, đặc trưng trong mỗi cấu trúc lệnh. Cũng giống như nhiều ngôn ngữ lập trình hiện đại khác, các cấu trúc lệnh trong VBA đều tuân thủ các nguyên tắc: Trang 132
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải - Có cấu trúc: mỗi cấu trúc lệnh đều có từ khoá bắt đầu và một từ khóa báo hiệu kết thúc; - Thực hiện tuần tự (loại trừ trường hợp đặc biệt thủ tục Goto ); - Có khả năng lồng nhau; 3.1 Cấu trúc IF END IF Cấu trúc này thường gọi là lệnh lựa chọn. Tức là nếu một điều kiện nào đó xảy ra sẽ là gì, hoặc trái lại có thể làm gì. Trong VBA cú pháp lệnh này như sau: If Then [ Else ] End If Ý nghĩa lệnh trên là: nếu = True thì thực hiện các lệnh trong . Trái lại thực hiện các lệnh trong . Phần trong cặp dấu ngoặc vuông [ ] có thể có hoặc không có trong câu lệnh, tuỳ thuộc vào mục đích xử lý. Ví dụ 1: Kiểm tra và trả lời một số là chẵn hay lẻ? If so Mod 2 = 0 Then Msgbox “Là số chẵn !” Else Msgbox “Là số lẻ !” End If Cho biết thang (số nguyên) roi vào đầu năm (1 4), giữa năm (5 8) hay cuối năm (9//12)? If thang >=9 Then Msgbox “Cuối năm “ Else If thang >=5 Then Msgbox “Giữa năm “ Else Msgbox “Đầu năm “ End If End If Trang 133
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải 3.2 Cấu trúc SELECT CASE END SELECT Đây là một loại của cấu trúc lựa chọn. Thông thường hoàn toàn có thể sử dụng If End If để thực hiện các xử lý liên quan đến kiểu cấu trúc này, nhưng trong những trường hợp đặc biệt, cấu trúc Select Case End Select thể hiện được sự tiện dụng vượt trội. Trong VBA cú pháp lệnh này như sau: Select Case Case Case Case [Case Else ] End Select Trong đó: luôn trả về giá trị kiểu vô hướng đếm được như: số nguyên, xâu ký tự, kiểu lô gíc, Với cấu trúc này, VBA hoạt động như sau: (1) Tính giá trị của biểu thức (2) Kiểm tra = ? - Nếu đúng thực hiện và kết thúc lệnh, thực hiện lệnh tiếp theo sau từ khoá End Select. - Nếu sai, thực hiện tiếp việc so sánh = tiếp theo và xử lý tương tự qui trình nêu trên. (3) Trong trường hợp , i=1 n khi đó có 2 khả năng: - Nếu có tuỳ chọn Case Else thì VBA sẽ thực hiện ; Trang 134
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải - Nếu không có tuỳ chọn Case Else, VBA sẽ không thực hiện bất kỳ thủ tục nào đã liệt kê trong vùng Select End Select cả mà chuyển tới thực hiện lệnh tiếp theo sau từ khoá End Select. Xét ví dụ sau: Kiểm tra một số nguyên (so) và trả về tên tiếng Anh tháng tương ứng với số nguyên đó (biến thang) , ví dụ: 1 - Janualy 2 - Februaly 12 - December >12 - Không xác định Nếu dùng lệnh If hoàn toàn có thể đáp ứng được bài toán này, thay vào đó sẽ là một tập hợp 12 lệnh If Else End If như sau: If so = 1 Then thang = "Janualy" Else If so = 2 Then thang = "Feb" Else If so = 3 Then thang = "Feb" Else If so = 4 Then thang = "Feb" Else If so = 5 Then thang = "Feb" Else If so = 6 Then thang = "Feb" Else If so = 7 Then thang = "Feb" Else If so = 8 Then thang = "Feb" Else If so = 9 Then thang = "Feb" Else If so = 10 Then thang = "Feb" Else If so = 11 Then Trang 135
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải thang = "Feb" Else If so = 12 Then thang = "Feb" Else thang = "Feb" End If End If End If End If End If End If End If End If End If End If End If End If Tuy nhiên khi sử dụng Select Case End Select, cấu trúc sẽ gọn gàng và sáng sủa hơn nhiều. Cụ thể như sau: Select Case so Case 1 thang = "Janualy" Case 2 thang = "Janualy" Case 3 thang = "Janualy" Case 4 thang = "Janualy" Case 5 thang = "Janualy" Case 6 thang = "Janualy" Case 7 thang = "Janualy" Case 8 thang = "Janualy" Case 9 thang = "Janualy" Case 10 thang = "Janualy" Case 11 thang = "Janualy" Case 12 thang = "Janualy" Case Else thang = "Không xác định" End Select Trang 136
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải 3.3 Cấu trúc FOR NEXT For Next là một cấu trúc lặp biết trước số lần lặp trong VBA, tuy nhiên trong những tình huống đặc biệt, vẫn có thể sử dụng cấu trúc này như cấu trúc không biết trước được số lần lặp. Cú pháp cấu trúc For Next như sau: For = To [Step ] [Exit For] Next Trong đó: - là biến kiểu vô hướng đếm được, hay dùng nhất là biến kiểu nguyên; - , là các giá trị mà biến chạy sẽ nhận và thực hiện dịch chuyển sau mỗi lần lặp. Có thể dịch chuyển đi 1 đơn vị, có thể dịch chuyển đi nhiều đơn vị một lần, có thể dịch chuyển tiến, cũng có thể dịch chuyển lùi- tất cả điều này tuỳ thuộc vào việc có hay không có tuỳ chọn [Step ]; - Nếu có tuỳ chọn [Step ] biến chạy sẽ dịch n đơn vị sau mỗi lần lặp. Khi đó, nếu n>0 dẽ dịch tiến, ngược lại sẽ dịch lùi; - Mỗi lần lặp, VBA sẽ thực hiện một lần; - Trong trường hợp đặc biệt nếu gặp phải lệnh Exit For trong vòng lặp, ngay lập tức thoát khỏi lệnh lặp và thực hiện lệnh tiếp ngay sau từ khoá Next. Chính Exit For đã làm mất đi tính lặp biết trước được số lần lặp của loại lệnh này. Tiếp theo là các ví dụ: Ví dụ 1: Tính tổng các số từ 1 đến 50, giá trị được lưu vào biến tong. Dim i As Byte Dim tong As Integer Trang 137
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải tong = 0 For i = 1 To 50 tong = tong +i Next Msgbox tong Ví dụ 2: Tính tổng các số chia hết cho 3 từ 1 đến 50, giá trị được lưu vào biến tong. Dim i As Byte Dim tong As Integer tong = 0 For i = 3 To 50 Step 3 tong = tong +i Next Msgbox tong Lệnh For trong ví dụ này chỉ khác lệnh For ở ví dụ 1 ở chỗ Step 3. Vì = 3 là số chia hết cho 3, nên tất cả các giá trị i còn lại sẽ chia hết cho 3 (vì i = i +3). Ví dụ 3: Kiểm tra một số nguyên (>2) có phải là nguyên tố hay không? Dim so As Integer Dim uoc As Integer Dim nguyento As Boolean nguyento = True For uoc = 2 To Int(so / 2) If so Mod uoc = 0 Then nguyento = False Exit For End If Next If nguyento Then Msgbox "là nguyên tố" Else Msgbox "không là nguyên tố !" End If Giải thuật đơn giản để xác định một số có phải nguyên tố hay không là: xác định xem tất cả các số (uoc) có thể trở thành ước của số (so) cần kiểm tra. Nếu tìm thấy Trang 138
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải một ước thực sự đầu tiên, kết luận ngay không phải số nguyên tố bởi lệnh nguyento = False và thoát khỏi vòng lặp bằng lệnh Exit For; trong trường hợp xét toàn bộ các ước có thể mà không tìm được một số nào là ước thực sự, kết luận đây là số nguyên tố (biến nguyento = True như giá trị ban đầu) 3.4 Cấu trúc WHILE WEND While Wend là một cấu trúc lặp không biết trước số lần lặp trong VBA.Cú pháp cấu trúc While Wend như sau (Wend - viết tắt của cụm từ While End): While Wend Trong đó: - While, Wend là các từ khoá của lệnh lặp; - Nếu = True, các lệnh trong sẽ được thực hiện. Thực hiện xong lại quay lên dòng lệnh While để kiểm tra tiếp ; - Nếu = False, sẽ thoát khỏi vòng lặp và thực hiện lệnh tiếp theo từ khoá Wend. Chú ý: Luôn phải chứng minh được rằng, sau một số hữu hạn lần thực hiện , giá trị của phải là False để thoát khỏi vòng lặp. Trong trường hợp không thể thoát khỏi vòng lặp, có nghĩa người lập trình đã mắc phải lỗi lặp vô hạn. Có thể dẫn đến chương trình bị treo. Các ví dụ: Ví dụ 1: Tính tổng các số chia hết cho 3 trong khoảng từ 1 đến 50 Dim i As Byte Dim tong As Integer tong = 0 i = 3 While i <= 50 tong = tong +i Trang 139
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải i = i + 3 Wend Msgbox tong Ví dụ 2: Ví dụ này thể hiện vòng lặp vô hạn. Lý do có thể là chủ quan, rất đơn giản vì gõ nhầm! Hãy chỉ ra dòng lệnh gõ nhầm và thực hiện sửa cho đúng. Dim i As Byte Dim tong As Integer tong = 0 i = 1 While i <= 50 If i Mod 3 = 0 Then tong = tong + i End If j = i + 1 Wend Msgbox tong 3.5 Lệnh DoCmd Bạn có thể dùng lệnh DoCmd để thi hành các công việc thông thường trên Access thông qua môi trường VBA. Ví dụ như: dùng DoCmd để có thể mở form, mở report, query, lọc dữ liệu, thi hành macro xử lý bản ghi, ứng dụng, Hầu hết các thao tác xử lý trên các đối tuợng của Access đều có thể dùng lệnh doCmd để gọi ra thực hiện trong môi trường VBA. Dưới đây liệt kê một số các phép xử lý của lệnh DoCmd thông dụng: Lệnh đóng một đối tượng Lệnh này để đóng (Close) hoặc giải phóng đối tượng nào đó ra khỏi bộ nhớ. Hay dùng lệnh này để đóng form đang hoạt động hoặc đóng một report đang preview. Cú pháp như sau: DoCmd.Close [ObjectType], [ObjectName], [SaveOption] Trong đó: ObjectType chỉ kiểu đổi tượng cần đóng. Cụ thể như sau: Trang 140
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải acForrm Đóng form acReport Đóng report acQuery Đóng query acTable Đóng bảng ObjectName - chỉ tên đối tượng cần đóng; SaveOption - chỉ định tuỳ chọn ghi lại cấu trúc (nếu có sự thay đổi). Cụ thể: SaveNo Không khi lại SaveYes Luôn ghi lại SavePromt Hiển thị hộp thoại nhắc để ghi nếu có sự thay đổi Ví dụ sau để đóng form frmHoadon, không cần ghi lại cấu trúc nếu có sự thay đổi. DoCmd.Close acForm, "frmHoadon", acSaveNo Đặc biệt, để ra lệnh đóng đối tượng chủ đang mở chỉ cần ra lệnh sau: DoCmd.Close Lệnh mở form Là một lệnh hoàn chỉnh để mở và thiết lập môi trường làm việc cho một form. Cú pháp như sau: DoCmd.OpenForm [objectName], [ViewMode], [FilterName], [WhereCondition], [DataMode], [WindowsMode] Trong đó: ObjectName – tên form muốn mở; ViewMode - chế độ mở. Cụ thể: acDesign Mở form ra chế độ thiết kế acNormal Mở form ra để thi hành FilterName - Đặt lọc WhereCondition - Giới hạn các bản ghi trong nguồn dữ liệu DataMode - thiết lập chế độ dữ liệu trên form, cụ thể: Trang 141
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải WindowsMode - thiết lập kiểu cửa sổ form là: acDialog Kiểu hộp thoại acWindowsNormal Kiểu cửa sổ bình thường Ví dụ: Dưới đây là lệnh mở form lập hoá đơn bán hàng (frmLapHoaDon), trong đó chỉ hiển thị nội dung của hoá đơn có mã "HĐ0035" DoCmd.OpenForm "frmLapHoaDon", , ,"hoadonID = 'HĐ0035'" Lệnh mở report Là một lệnh hoàn chỉnh để mở và thiết lập môi trường làm việc cho một report. Cú pháp như sau: DoCmd.OpenReport [objectName], [ViewMode], [FilterName], [WhereCondition], [DataMode], [WindowsMode] Trong đó: ObjectName – tên Report muốn mở; ViewMode - chế độ mở. Cụ thể: acDesign Mở Report ra chế độ thiết kế acNormal Mở Report ra để thi hành FilterName - Đặt lọc WhereCondition - Giới hạn các bản ghi trong nguồn dữ liệu DataMode - thiết lập chế độ dữ liệu trên Report , cụ thể: WindowsMode - thiết lập kiểu cửa sổ Report là: acDialog Kiểu hộp thoại acWindowsNormal Kiểu cửa sổ bình thường Ví dụ: Dưới đây là lệnh Preview report để in ra hoá đơn bán hàng (rptHoaDon), trong đó chỉ hiển thị nội dung của hoá đơn hiện tại trên một form (ô chứa mã hoá đơn là txtHoadonID) DoCmd.OpenReport "rptHoadon",,,"hoadonID = '" + txtHoadonID + "'" Trang 142
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Lệnh thi hành câu lệnh SQL Dùng để thi hành một lệnh SQL. Cú pháp như sau: DoCmd.RunSQL Giả sử trên bảng canbo có thêm trường luongchinh. Lệnh sau đây sẽ cập nhật giá trị cho trường này thông qua lệnh SQL cập nhật dữ liệu: DoCmd.RunSQL "UPDATE canbo SET luongchinh = hessoluong*290000" Hoặc dưới đây là lệnh xoá bỏ những cán bộ đến tuổi nghỉ hưu ra khỏi CSDL: DoCmd.RunSQL "DELETE * FROM canbo " _ + " WHERE (Year(Date())-Year([ngaysinh])>=60 AND gioitinh=Yes)" _ + " OR (Year(Date())-Year([ngaysinh])>=55 AND gioitinh=No)" 4. Chương trình con Chương trình con là một đơn vị mã lệnh VBA, nó có thể chứa tập hợp các câu lệnh nhằm thao tác, tính toán hoặc điều khiển mục đích hoặc dữ liệu nào đó. Trong VBA có 2 loại chương trình con: - Chương trình con dạng thủ tục, được khai báo bởi từ khoá Sub; - Chương trình con dạng hàm, được khai báo bởi từ khoá Function. Về bản chất, 2 loại chương trình con trên đều như nhau: khai báo, tham số và truyền tham số. Tuy nhiên, điểm khác nhau cơ bản là: - Function luôn trả về một giá trị kiểu vô hướng chuẩn, ví dụ: hàm Date() - trả về giá trị ngày hiện tại kiểu Date. Trong Access đã sẵn có rất nhiều các hàm tính toán (tham khảo ở trang ), chúng được gọi là các build-in fuction. Hơn nữa, người dùng hoàn toàn có thể tạo ra các hàm để sử dụng cho các mục đích riêng loại hàm này gọi là user-define function; - Còn Sub thì không, nó chỉ thực hiện một số các công việc. Tất nhiên những công việc này hoàn toàn có thể làm thay đổi dữ liệu theo mong muốn trong chương trình. Cũng như Function, Access và VBA sẵn có một thư viện các thủ Trang 143
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải tục; hơn nữa người dùng cũng có thể tự tạo thêm những thủ tục mới phục vụ việc xử lý dữ liệu theo mục đích riêng. Đặc biệt, Access còn định nghĩa thủ tục đáp ứng sự kiện. Thủ tục này sẽ được tự động gọi ra khi sự kiện đáp ứng bị ảnh hưởng. Chúng ta sẽ trở lại nội dung này qua các ví dụ lập trình VBA. Tuỳ từng tính huống cụ thể sẽ lựa chọn sử dụng Function hoặc Sub. 4.1 Chương trình con dạng hàm Cú pháp Function ([ ]) As End Function Trong đó: - Function, End Function là các từ khoá bắt buộc khai báo cấu trúc một chương trình con dạng hàm; - là tên gọi hàm định khai báo. Tên không được chứa dấu cách (space) và các ký tự đặc biệt; - - danh sách các tham số cần thiết cho hàm. Có hay không có danh sách này tuỳ thuộc vào hàm cần định nghĩa; - - kiểu dữ liệu mà hàm sẽ trả lại. Phần này bắt buộc phải được khai báo với mỗi hàm; - - thân chương trình con. Trong đó câu lệnh = phải xuất hiện ít nhất một lần trong thủ tục. Câu lệnh này có tác dụng gán giá trị cho hàm. Nếu không có từ khoá Public trước Function, hàm đó chỉ có tác dụng cục bộ: trong một module, trong một report hoặc trong một form. Khi có từ khoá Public trước Function, hàm sẽ có tác dụng toàn cục. Tức là có thể sử dụng bất kỳ nơi nào trên tệp Access đó. Tất nhiên, tất cả những gì khai báo là Public phải được khai báo trong phần Decralations của một Module nào đó. Các ví dụ: Trang 144
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Ví dụ 1: hàm tính tổng 2 số Function Tong2So(a, b As Double) As Double Tong2So = a + b End Function Ví dụ 2: hàm kiểm tra một số có phải là nguyên tố hay không? Function laNguyenTo(so As Integer) As Boolean Dim uoc As Integer laNguyenTo = True If so > 2 Then For uoc = 2 To Int(Sqr(so)) If so Mod uoc = 0 Then laNguyenTo = False Exit For End If Next End If End Function Ví dụ trên có sử dụng đến: - hàm Int(number) – hàm lấy phần nguyên của một số; - hàm Sqr(number) – hàm lấy căn bậc hai một số Ví dụ 3: hàm tách tên trong xâu họ và tên. Đây là một bài toán gặp phải rất nhiều trong thực tế. Cụ thể bài toán giải quyết vấn đề sau: Nếu biết họ tên là Nguyễn Sơn Hải, hàm sẽ tách ra được tên là Hải. Toàn bộ mã lệnh hàm như sau: Function GetTen(hoten As String) As String Dim pos As Integer pos = 1 If InStr(pos, Trim(hoten), " ") = 0 Then GetTen = hoten Exit Function End If While InStr(pos + 1, Trim(hoten), " ") > 0 Trang 145
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải pos = InStr(pos + 1, Trim(ten), " ") Wend GetTen = Mid(hoten, pos) End Function Ví dụ 4: Hàm dùng so sánh 2 xâu kiểu chữ TCVN3 chúng tôi đưa ra dưới đây là một tham khảo rất tốt. Trong Word, Access cũng như các bảng dữ liệu tiếng Việt có dấu trên máy tính, việc sắp xếp xâu ký tự là một bài toán mà người Việt phải giải quyết. Ví dụ, dưới đây là một danh sách trên Word: STT Tên 1 Quang 2 Đức 3 Đoàn 4 Băng 5 Bang 6 An 7 Ân Sau khi sử dụng tính năng sắp xếp (Sort) của Word theo cột Tên theo thứ tự tăng dần, được danh sách kết quả như sau: STT Tên 7 ¢n 3 §oµn 2 §øc 6 An 4 B¨ng Trang 146
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải 5 Bang 1 Quang Mà danh sách sắp xếp đúng phải là: STT Tên 6 An 7 Ân 5 Bang 4 Băng 3 Đoàn 2 Đức 1 Quang Hàm Mahoa dưới đây sẽ giúp qui đổi một xâu tiếng Việt chuẩn TCVN3 (bộ phông ABC) về dạng không dấu. Muốn sắp xếp hay so sánh vị thứ các xâu, hãy so sánh các xâu không dấu được chuyển đổi bởi hàm Mahoa này. Private Function MahoaTCVN3(Ckt As String) Dim kq, kti As String Dim vt1, vt2, i As Integer Dim Cgoc1, Cma1 As String, Cgoc2, xd, Cma2 As String Cgoc1 = "aµ¶·¸¹¨»¼½¾Æ©ÇÈÉÊËeÌÎÏÐѪÒÓÔÕÖi×ØÜÝÞoßáâãä«åæçèé¬êëìíîuïñòóô−õö÷ø ùyúûüýþ" Cma1 = "abadafaparazblbnbpcbcdcl1b1c1d1e1f1a" Cgoc2 = "Aa¡¨¢©BbCcDd§®Ee£ªFfGgHhIiJjKkLlMmNnOo¤«¥¬PpQqRrSsTtUu¦−VvWwXxYyZ z" Cma2 = "aaabacadaeafagahaiajakalamanaoapaqarasatauavawaxayazbabbbcbdbebfb gbhbibjbkblbmbnbobpbqbrbsbtbubvbwbxbybzcccbcccdcecfcgchcicjckclcmc n" Trang 147
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải kq = "" xd = "" For i = 1 To Len(Ckt) kti = Mid(Ckt, i, 1) vt1 = InStr(Cgoc1, kti) If vt1 0 Then kq = kq & Mid(Cma2, (vt2) * 2 - 1, 2) Else kq = kq + kti End If End If Next i MahoaTCVN3 = kq & xd End Function Function Mahoa(Ckt As String) As String Dim vt1 As Integer Dim kq, Ctam As String Ckt = Ckt & " " kq = "" vt1 = InStr(Ckt, " ") Do While vt1 ([ ]) End Sub Trong đó: Trang 148
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải - Sub, End Sub là các từ khoá bắt buộc khai báo cấu trúc một chương trình con dạng thủ tục; - là tên gọi thủ tục định khai báo. Tên không được chứa dấu cách (space) và các ký tự đặc biệt; - - danh sách các tham số cần thiết cho thủ tục. Có hay không có danh sách này tuỳ thuộc vào thủ tục cần tạo - - thân chương trình con. Nếu không có từ khoá Public trước Sub, thủ tục đó chỉ có tác dụng cục bộ: trong một module, trong một report hoặc trong một form. Khi có từ khoá Public trước Sub, thủ tục sẽ có tác dụng toàn cục. Tức là có thể sử dụng bất kỳ nơi nào trên tệp Access đó. Tất nhiên, tất cả những gì khai báo là Public phải được khai báo trong phần Decralations của một Module nào đó. Các ví dụ: Ví dụ 1: Thủ tục tính tổng hai số Sub tong2so(a, b As Double) tong = a + b ‘chú ý: tong- là biến được khai báo toàn cục End Sub Ví dụ 2: Cũng là tính tổng, nhưng thủ tục sau đây không có ý nghĩa gì! Sub tong2so(a, b As Double) Dim tong As Double tong = a + b ‘chú ý: tong- là biến được khai báo toàn cục End Sub Vì sao? Vì biến tong được khai báo cục bộ trong CTC tong2so, nên khi CTC này kết thúc, biến tong cũng bị giải thoát khỏi bộ nhớ luôn. Không gây ảnh hưởng gì đến dữ liệu cũng như thể hiện của chương trình. Trang 149
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải 5. Kỹ thuật xử lý lỗi Xử lý lỗi là kỹ thuật rất quan trọng trong lập trình. Đã lập trình thì khó tránh khỏi lỗi (Errors). Có rất nhiều nguyên nhân gây ra lỗi; các nguyên nhân này có thể được lường trước hoặc không được lường trước. Kỹ thuật xử lý lỗi bao gồm các kỹ năng phát hiện và xử lý các tình huống khi chương trình gây lỗi. 5.1 Xử lý lỗi Là việc xử lý khi đang lập trình gặp phải lỗi. Thông thường khi chạy thử chương trình trong lúc đang xây dựng phần mềm nếu gặp phải lỗi, sẽ xuất hiện hộp thoại thông báo lỗi có dạng: Thông thường một hộp thoại thông báo lỗi gồm 2 thành phần: - Thành phần báo lỗi bao gồm: + Mã số lỗi - Mỗi lỗi mà VBA có thể kiểm tra được đều có một mã số, được hiển thị ở dòng thông báo: Run-time error 'mã số lỗi': Ví dụ trên là : Run-time error '11': + Tên lỗi. Ở ví dụ trên tên lỗi là: Division by zero - lỗi sai kiểu dữ liệu. - Thành phần xử lý lỗi gồm 2 nút lệnh: + Nút - để dừng ngay chương trình, chuyển về chế độ Design - thiết kế bình thường; + Nút - để dừng chương trình chuyển về chế độ Break - sửa lỗi trực tiếp. Khi đó câu lệnh lỗi sẽ được tô bởi màu nền vàng cho phép người lập trình có thể sử được mã chương trình: Trang 150
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Khi dịch chuột lên một biến nào đó, giá trị biến sẽ được hiển thị dưới dạng Tool tip. Hình trên khi di chuột lên biến b, giá trị biến b xuất hiện dưới dạng Tool tip (giá trị b = 0). Sau khi chọn nút Debug, bạn hoàn toàn có thể thực hiện sửa mã lệnh trong chương trình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi sửa mã lệnh VBA sẽ hỏi: Trang 151
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Điều này có nghĩa: việc sửa đổi mã lệnh vừa rồi, VBA yêu cầu phải trở về chế độ thiết kế bình thường nếu nhấn Ok; trái lại nhấn Cancel- việc thay đổi mã lệnh sẽ không được chấp nhận. Sau khi thực hiện sửa mã lệnh, bạn có thể yêu cầu VBA thực thi tiếp chương trình. Việc thực thi sẽ được tiến hành tiếp tục tại vị trí vệt sáng đang trỏ. Bạn có thể dùng chuột để dịch chuyển vệt sáng về lệnh cần thực thi (chỉ trong cùng một chương trình con). Để thực thi tiếp nhấn phím F5 hoặc nút Continue trên thanh công cụ; hoặc nhấn nút Stop nếu muốn dừng việc sửa mã lệnh trong chế độ Break, chuyển về chế độ Design. Trang 152
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Cửa sổ Immediate Là công cụ hữu hiệu hỗ trợ việc dò lỗi bởi: hộp thoại này cho phép thực thi từng câu lệnh trên chế độ hội thoại. Giả sử ví dụ trên sau khi gõ lệnh: ? b Xem giá trị của biến b. Sau khi nhấn Enter sẽ nhận được kết quả 0 Hoặc nếu gõ: Trang 153
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải ? a / b Sẽ nhận được thông báo lỗi: Vì b = 0. 5.2 Bẫy lỗi Mục 5.1 đã trình bày những kỹ năng để xử lý lỗi khi đang soạn thảo chương trình. Các thao tác đó chỉ được thực hiện trong lúc đang xây dựng phần mềm (VBA IDE), do người lập trình xử lý. Khi phần mềm đã được đóng gói để chuyển đến người dùng nếu gặp lỗi, nó sẽ hiển thị một hộp tthoại thông báo lỗi (Error Dialog) cho biết lý do vắn tắt về lỗi. Sau khi bạn nhấn OK, chương trình sẽ ngừng hoạt động, bị thoát. Để xử lý lỗi trong tình huống này, có 2 phương pháp bẫy lỗi mà chúng tôi đưa ra dưới đây để tham khảo; hy vọng bạn sẽ chọn lựa được tình huống phù hợp để sủ dụng một trong các phương pháp này đảm bảo chương trình viết ra chạy được đúng theo mục đích. Sử dụng lệnh On Error Resume Next Khi đó từ chỗ đó trở đi, nếu chương trình gặp lỗi, nó sẽ bỏ qua (ignore) hoàn toàn. Điểm này tiện ở chỗ giúp chương trình EXE của ta tránh gặp lỗi thoát khỏi đột ngột như phân tích ở trên. Nhưng nó cũng bất lợi là khi khách hàng cho hay họ gặp những trường hợp lạ, không giải thích được (vì lỗi đã bị bỏ qua mà không ai để ý), thì ta cũng bí luôn, có thể không biết bắt đầu từ đâu để gỡ lỗi. Do đó, trong lúc gỡ lỗi ta không nên dùng nó, nhưng trước khi giao cho khách hàng bạn nên cân nhắc kỹ có nên sử dụng trong các đoạn mã lệnh hay không. Ví dụ sử dụng On Error Resume Next để bỏ qua lỗi: Trang 154
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Function A_chia_B(a, b As Double) As Double On Error Resume Next A_chia_B = Null A_chia_B = a / b End Function Trong chương trình con trên, nếu b = 0, lệnh A_chia_B = a / b sẽ gặp phải lỗi. Do có lời khai báo On Error Resume Next nên lệnh lỗi này được bỏ qua (không thực hiện). Tức là giá trị hàm là Null. Sử dụng câu lệnh On Error Goto Khi một thủ tục được đặt câu lệnh này, nếu gặp phải một lỗi nào đó, VBA sẽ chuyển thẳng việc thực hiện đến đã chỉ định. Thông thường các lệnh tiếp theo của là xử lý các tính huống lỗi. Sau đây là ví dụ sử dụng phưưong pháp On Error Goto để bẫy lỗi: Function A_chia_B(a, b As Double) As Double On Error GoTo Loi A_chia_B = a / b Msgbox “ Ok! “ Loi: If Err.Number = 11 Then MsgBox "Lỗi chia cho 0 !" End If End Function Trong chương trình con trên, trong trường hợp b = 0 câu lệnh A_chia_B = a / b sẽ gây ra lỗi. Theo như khai báo On Error Goto Loi ban đầu, VBA sẽ bỏ qua tất cả các lệnh sau lệnh lỗi và chuyển thẳng tới các lệnh sau nhãn Loi: Ở đây là lệnh kiểm tra lỗi. Nếu Mã lỗi = 11 Æ kết luận ngay một thông báo lỗi tiếng Việt. Lỗi chia cho 0 ! Phương pháp này cũng được dùng phổ biến cả trong quá trình xây dựng để phát hiện lỗi, cũng như trong phần mềm đã đóng gói gửi đến khách hàng. Mỗi khi gặp lỗi sẽ được thông báo nguyên nhân gây ra lỗi bằng tiếng Việt (chẳng hạn) mà vẫn không ảnh hưởng đến hoạt động khác của phần mềm. Trang 155
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Trong phương pháp này, người lập trình nên khai thác tối đa đối tượng Err - đối tượng mang những thông tin về lỗi đang xảy ra, cụ thể: Hành động Kết quả Err.Description Mô tả tên lỗi Err.Number Đưa ra mã lỗi Err.Number Xoá bỏ các giá trị của đối tượng Err 6. Một số ví dụ Phần này trình bày một số ví dụ sử dụng Form, một số đối tượng điều khiển (Control), các khai báo, các cấu trúc lệnh và những kỹ thuật liên quan để giải quyết một số bài toán thực tế đơn giản. Bài toán 1: Nhập vào một số nguyên và kiểm tra số đó là chẵn hay số lẻ? Thiết kế form như sau: Thiết lập thuộc tính cho các đối tượng như sau: Form Caption: Kiểm tra số chẵn - lẻ Default view: Single Form Scroll bar: Neither Record selector: No Trang 156
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Navigation Buttons: No Diving line: No Ô nhập số cần kiểm tra Name: Text0 Nút Kiểm tra chẵn lẻ Name: cmdChanLe Caption: Kiểm tra chẵn lẻ Nút Đóng Name: cmdClose Caption: Đóng Và mã lệnh cho form như sau: ' 'Lệnh cho nút Kiểm tra chẵn lẻ ' Private Sub cmdChanLe_Click() If Text0 Mod 2 = 0 Then MsgBox Text0 + " Là số chẵn !" Else MsgBox Text0 + " Là số lẻ !" End If End Sub ' 'Lệnh cho nút Đóng ' Private Sub cmdClose_Click() DoCmd.Close End Sub Bài toán 2: Nhập vào 2 số nguyên và tính USC và BCS của 2 số đó Thiết kế form như sau: Trang 157
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Thiết lập thuộc tính cho các đối tượng như sau: Form Caption: Tìm USC và BSC Default view: Single Form Scroll bar: Neither Record selector: No Navigation Buttons: No Diving line: No Ô nhập số cần kiểm tra Ô Thuộc tính Name A: txtA B: txtB USC: txtUSC BSC: txtBSC Nút Tính toán Name: cmdTinhToan Caption: Tính toán Nút Đóng Name: cmdClose Caption: Đóng Trang 158
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Và mã lệnh cho form như sau: ' 'Hàm xác định USCNN của 2 số nguyên (thuật toán Ơ-cơ-lít) ' Function usc(a, b As Integer) As Integer Dim a1, b1 As Integer a1 = a b1 = b While a1 b1 Then a1 = a1 - b1 Else b1 = b1 - a1 End If Wend usc = a1 End Function ' 'Mã lệnh cho nút Tính toán ' Private Sub cmdTinhToan_Click() txtUSC = usc(txtA, txtB) txtBSC = txtA * txtB / usc(txtA, txtB) End Sub ' 'Mã lệnh cho nút ĐÓng ' Private Sub cmdClose_Click() DoCmd.Close End Sub 2 Bài toán 3: Nhập vào 3 hệ số A, B, C của phương trình bậc hai Ax + Bx+C =0 và cho biết nghiệm phương trình đó: Thiết kế form như sau: Trang 159
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Thiết lập thuộc tính cho các đối tượng như sau: Form Caption: Giải phương trình bậc 2 Default view: Single Form Scroll bar: Neither Record selector: No Navigation Buttons: No Diving line: No Ô nhập số cần kiểm tra Ô Thuộc tính Name A: txtA B: txtB C: txtC Nút Tính toán Name: cmdGPTB2 Caption: Giải phương trình Nút Đóng Name: cmdClose Caption: Đóng Trang 160
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Và mã lệnh cho form như sau: ' 'Mã lệnh cho nút Giải phương trình ' Private Sub cmdChanLe_Click() Dim delta, x, x1, x2 As Double Dim kqua As String delta = txtB * txtB - 4 * txtA * txtC If delta = 0 Then x = -txtB / (2 * txtA) kq = "Nghiệm kép: x1 = x2 = " + Trim(Str(x)) Else If dleta > 0 Then x1 = (-txtB + Sqr(delta)) / (2 * txtA) x1 = (-txtB - Sqr(delta)) / (2 * txtA) kqua = "Có 2 nghiệm phân biệt:" + Chr(13) _ + " X1 = " + Trim(Str(x1)) + Chr(13) _ + " X2 = " + Trim(Str(x2)) Else kqua = "Phương trình vô nghiệm" End If End If MsgBox kqua End Sub ' 'Lệnh cho nút Đóng ' Private Sub cmdClose_Click() DoCmd.Close End Sub Trang 161
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải CHƯƠNG 7 LẬP TRÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU Access không những là một hệ quản trị CSDL mạnh mà còn cung cấp những công cụ mạnh cho phép phát triển một CSDL đơn thuần thành một sản phẩm đóng gói thương mại. Chúng ta đã được học Queries, Forms, Report – đó là những công cụ khá mạnh và dễ học dùng để xây dựng các truy vấn, biểu mẫu và báo cáo in ấn trong Access. Chương 7 đã được làm quen với ngôn ngữ VBA- một ngôn ngữ lập trình trực quan, hướng đối tượng trong các ứng dụng Microsoft Office nói chung cũng như trên Access. Đó là cơ sở quan trọng để trong chương này chúng ta tìm hiểu những kỹ thuật lập trình CSDL bằng VBA- có thể nói là một mức chuyên sâu tiếp theo những gì đã học VBA căn bản. Các chủ đề sẽ được bàn đến trong chương này bao gồm: Lớp đối tượng truy cập dữ liệu (DAO- Data Access Objects); Bài toán tìm kiếm; Bài toán đặt lọc; Một số bài toán khác. Trang 162
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải 1. Kỹ thuật DAO DAO (Data Access Objects – Các đối tượng truy xuất dữ liệu) là tập hợp bao gồm lớp các đối tượng có thể dùng để lập trình truy cập và xử lý dữ liệu trong các hệ CSDL. Ở đây CSDL Access, ngôn ngữ lập trình VBA. DAO được phát triển khá sớm, gần đây nhất là phiên bản DAO 3.5 và 3.51- nó có thể thực hiện tốt được trên các phiên bản Access từ 97 trở về trước. Với Access 2000, XP phải dùng phiên bản DAO 3.6. Với phiên bản mới này, DAO 3.6 sử dụng nền Microsoft Jet 4.0. Vì vậy, có thể làm việc được trên nền Unicode dễ dàng. Để nạp thư viện DAO3.6 vào làm việc, hãy thực hiện như sau: Bước 1: Mở cửa sổ lập trình VBA; Bước 2: Chọn thực đơn Tools | References Hộp thoại sau xuất hiện: Hãy chọn (tích) mục Microsoft DAO 3.6 Object Libraly trên danh sách Available References; chọn xong, nhấn OK để đóng lại. Trang 163
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Trước khi bước vào học lập trình CSDL, các bạn hãy xem cách thức làm việc như thế nào? Ứng dụng Các kết nối dữ liệu Cơ sở dữ liệu Trong đó: - Tầng ứng dụng: bao gồm những giao diện người sử dụng cũng như những công cụ đơn giản mà người lập trình có thể dùng để xử lý dữ liệu theo các bài toán; - Tầng Kết nối dữ liệu: bao gồm tập hợp các công cụ, phương thức để kết nối tới những dữ liệu cần làm việc trong CSDL. Ở đây, tầng kết nối bao gồm các chuẩn Microsoft Jet 4.0 và các lớp đối tượng DAO; - Tầng Cơ sở dữ liệu: bao gồm các bảng, các query trong cơ sở dữ liệu thực tại. Như vậy để lập trình trên một CSDL phải sử dụng các đối tượng, các phương thức ở tầng kết nối như là những công cụ để có thể truy cập được vào CSDL tác nghiệp xử lý. Tầng kết nối đó chính là Jet 4.0 và DAO 3.6 mà chúng ta sẽ được tìm hiểu dưới đây. 1.1 Lớp đối tượng DAO Cấu trúc một CSDL bao gồm nhiều thành phần, đòi hỏi lập trình cũng cần có những thành phần tương ứng để làm việc. Lớp các thành phần tương ứng để có thể lập trình được trên toàn bộ cấu trúc CSDL là lớp các đối tượng DAO. Chúng có tên gọi, có những tập thuộc tính, các phương thức làm việc và có quan hệ mật thiết với nhau. Cây phân cấp lớp các đối tượng DAO sau đây thể hiện điều đó: Trang 164
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Workspaces Databases RecordSets QueryDefs TableDefs Relations Trong đó: • Workspaces – định nghĩa tập hợp các vùng làm việc. Đây có thể coi là lớp làm việc cao nhất. Về lý thuyết có thể khai báo một vài vùng làm việc (Workspace), những trên thực tế chỉ cần khai báo một vùng làm việc và vùng này luôn được khai báo ngầm định cho CSDL hiện tại. Nên sẽ không cần bàn nhiều đến lớp các WorkSpace này; • Databases - định nghĩa tập hợp các CSDL Access cần làm việc trên một dự án; • RecordSets- định nghĩa các tập hợp bản ghi (Records) cần làm việc; • QueryDefs - định nghĩa tập hợp các Query để làm việc. Querydefs và Recordsets là khả năng truy xuất, xử lý dữ liệu (Data Manipulation) của DAO; • TableDefs - định nghĩa tập hợp các bảng (Table) cần làm việc. Đây là khả năng định nghĩ dữ liệu (Data-Definition Language); • Relations - định nghĩa tập hợp các quan hệ (Relationship) cần làm việc; Mỗi lớp các đối tượng trên sẽ bao gồm tất cả các đối tượng đối tượng cùng loại trong một đối tượng mẹ đang mở. Ví dụ: Trang 165
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải - Databases sẽ bao gồm tất cả các CSDL đang đựoc mở trong vùng làm việc hiện tại; - RecordSets sẽ bao gồm tập hợp tất cả các Recordset đang được mở trên CSDL hiện tại. Khi đó, để tham chiếu đến một đối tượng cụ thể cần làm việc, có thể dùng chỉ số (số thứ tự của đối tượng đó trên tập hợp tất cả các đối tượng đó) hoặc dùng tên gọi đối tượng đó để tham chiếu. Ví dụ sau liệt kê tên của tất cả các Recordset đang sử dụng trong CSDL db. Dim db As DAO.Database ' 'các câu lệnh tiếp theo ở đây ' For i = 0 To db.Recordsets.Count MsgBox db.Recordsets(i).Name Next Để làm việc tới một đối tượng cụ thể, cần phải tham chiếu từ lớp các đối tượng mẹ của nó. Ví dụ: Để hiển thị giá trị của trường (Field) hoten trên tập hợp các bản ghi (Recordset) rs1 làm như sau: MsgBox rs1.Fields("hoten").Value ' hoặc MsgBox rs1.Fields![hoten].Value 1.2 Đối tượng Database Database là đối tượng dùng làm việc với một CSDL (trong trường hợp này có thể hiểu một CSDL như một tệp Access .MDB). Lớp các đối tượng con của Database được thể hiện qua sơ đồ sau: Trang 166
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Khai báo Dim db As DAO.Database ' Gán db cho một CSDL cụ thể Set db = OpenDatabase(“C:\Baitap\qlbh.mdb”) 'Đặc biệt, lệnh gán db cho CSDL hiện tại như sau: Set db = CurrentDb Khi không làm việc với CSDL nào đó, có thể ra lệnh đóng để giải phóngd bộ nhớ bằng cách: db.Close Sau khi lệnh này thực thi, tất cả các đối tượng con của db nếu đang mở sẽ được đóng lại để giải phóng bộ nhớ. Bản thân db cũng được giải phóng bộ nhớ (bằng Nothing), tất nhiên tệp CSDL và dữ liệu vẫn còn nguyên trên đĩa. 1.3 Đối tượng RecordSet Recordset là đối tượng dùng để miêu tả tập hợp các bản ghi của một bảng, của một query hoặc tập các bản ghi kết quả của việc thi hành một câu lệnh SQL nào đó. Lớp các đối tượng con của Recordset được thể hiện qua sơ đồ sau: Khai báo Set rs=db.OpenRecordset( ) Trong đó: Trang 167
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải - Set rs = db.OpenRecordset là lệnh để tạo ra tập hợp các bản ghi từ CSDL db gán vào biến kiểu recordset rs; - là một xâu ký tự chỉ ra nguồn dữ liệu sẽ trả về cho Recordset. Xâu này có thể là tên một bảng, một Query hoặc một câu lệnh SQL; Mỗi biến Recordset khi làm việc, phải được chỉ ra Database xuất xứ của nó (phải được tham chiếu từ một biến kiểu Database đã được khai báo). Sau đây là các ví dụ: Ví dụ 1: Gán tập hợp các bản ghi từ một bảng vào biến Recordset (ở đây là bảng canbo). Dim rs As DAO.Recordset Set rs = db.OpenRecordset("canbo") Ví dụ 2: Gán tập hợp các bản ghi từ một câu lệnh chọn dữ liệu SQL vào biến Recordset (ở đây là các thông tin hoten, ngaysinh của tất cả các cán bộ nữ từ bảng canbo). Dim rs As DAO.Recordset Set rs = db.OpenRecordset("SELECT hoten, ngaysinh FROM canbo WHERE gioitinh = False") Một số thuộc tính của Recordset Thuộc tính Name Trả về xâu ký tự trong tham số của lệnh gọi Recordset. Ví dụ: lệnh sau sẽ cho biết xâu ký tự tạo nguồn dữ liệu cho Recordset là gì? MsgBox rs.Name Thuộc tính AbsolutePosition Trang 168
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Cho biết vị trí bản ghi hiện tại (được tính từ 0). Trong trường hợp không có bản ghi nào trên recordset hoặc con trỏ bản ghi đang nằm ở EOF- sẽ không thể lấy được giá trị thuộc tính này. Do vậy để sử dụng thuộc tính này thường phải đi kèm thuộc tính kiểm tra có tồn tại bản ghi nào hay không (RecordCount > 0) và con trỏ bản ghi có ở cuối tệp chưa (EOF = False). Thuộc tính RecordCount Cho biết tổng số bản ghi trả về trên Recordset Thuộc tính EOF Cho biết con trỏ bản ghi hiện tại có nằm ở EOF hay không? Nếu có giá trị thuộc tính này là True, trái lại là False. Thuộc tính Fields Dùng tham chiếu tới các trường (Fields) trên tập hợp các bản ghi mà Recordset trả về. Thực tế Field cũng là một đối tượng và cũng có bộ thuộc tính và các phương thức của nó. Với Field của Recordset thông thường người ta hay sử dụng thuộc tính Value. Nếu không chỉ định thuộc tính cụ thể nào cho Field, VBA vẫn hiểu ngầm định đó là Value. Ví dụ: Hiển thị giá trị trường hoten trong Recordset rs Msgbox rs.Fields("hoten").Value 'hoặc Msgbox rs.Fields("hoten") Một số phương thức của Recordset Phương thức Close Để đóng Recordset, giải phóng bộ nhớ. Chỉ thực hiện hành động này khi không làm việc với Recordset nào đó. Các phương thức di chuyển bản ghi của Recorset Phương thức MoveFirts Để chuyển con trỏ về bản ghi đầu tiên Trang 169
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Phương thức MoveLast Để di chuyển con trỏ về bản ghi cuối cùng Phương thức MoveNext Dịch đến bản ghi kề sau Phương thức MovePrevious Dịch đến bản ghi kề trước Ví dụ 3: Ví dụ sau duyệt và hiển thị toàn bộ Hoten của bảng canbo Dim db As DAO.Database Dim rs As DAO.Recordset Set db = CurrentDb Set rs = db.OpenRecordset("canbo") If rs.RecordCount > 0 Then rs.MoveFirst While rs.EOF = False MsgBox rs.Fields("hoten").Value rs.MoveNext Wend End If Phương thức AddNew, Update Để thêm mới một bản ghi vào Recordset. Qui trình thêm một bản ghi mới như sau: 1. Ra lệnh Addnew 2. Gán giá trị cho các trường của bản ghi mới 3. Ra lệnh Update Dưới đây là ví dụ thêm mới một hồ sơ cán bộ mới vào bảng canbo. Ví dụ 4: Dim db As DAO.Database Dim rs As DAO.Recordset Trang 170
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Set db = CurrentDb Set rs = db.OpenRecordset("canbo") ' 'Ra lệnh thêm mới bản ghi ' rs.AddNew ' 'Gán giá trị cho các trường của bản ghi mới ' rs.Fields("canboID") = "CB00565" rs.Fields("hoten") = "Nguyễn Sơn Hải" rs.Fields("ngaysinh") = #2/11/1975# rs.Fields("gioitinh") = True rs.Fields("chucvuID") = "CV002" ' 'Ra lệnh ghi lại dữ liệu ' rs.Update Phương thức Edit, Update Phương thức Edit để sửa dữ liệu một bản ghi nào đó trên recordset. Qui trình để sửa một bản ghi như sau: 1. Định vị tới bản ghi cần sử trên recordset 2. Ra lệnh Edit 3. Gán giá trị mới cho các trường cần sửa 4. Ra lệnh Update Dưới đây là ví dụ về sửa hồ sơ cán bộ có mã CB000565 Ví dụ 5: Dim db As DAO.Database Dim rs As DAO.Recordset Set db = CurrentDb ' 'Định vị tới bản ghi cần sửa ' Set rs = db.OpenRecordset("SELECT * FROM canbo WHERE canboID='CB000565'") If rs.RecordCount > 0 Then Trang 171
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải rs.MoveFirst ' 'Ra lệnh sửa bản ghi ' rs.Edit ' 'Thực hiện sửa các trường dữ liệu cần thiết ' rs.Fields("hoten") = "Nguyễn Văn Hải" rs.Fields("ngaysinh") = #22/11/1975# ' 'Ra lệnh ghi lại dữ liệu vừa sửa ' rs.Update End If Phương thức Delete Để xoá bản ghi hiện tại ra khỏi Recordset. Khi đó bản ghi hiện tại sẽ bị xoá bỏ khỏi CSDL. Cần thận trọng mỗi khi ra lệnh này. Thông thường các lệnh một nút Xoá bản ghi của một mẫu nhập liệu (nhập vào biến Recordset rs) như sau: Ví dụ 6: Private Sub cmDelete_Click() Dim tbao tbao = MsgBox("Đã chắc chắn xoá chưa?", vbYesNo + vbCritical) If tbao = vbYes Then rs.Delete rs.MoveNext End If End Sub 1.4 Đối tượng QueryDef Đối tượng Querydef dùng để tham chiếu tới các Query có sẵn (Buil-in) trên CSDL Access, hoặc cũng có thể lập trình tạo các Query từ các câu lệnh SQL. Trang 172
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Để tạo và kích hoạt một query trên VBA bằng cách thực thi câu lệnh SQL bạn làm theo hướng dẫn sau: ' 'Khai báo một biến kiểu Database và một biến kiểu QueryDef Dim db As DAO.Database Dim qr As DAO.QueryDef ' 'Ra lệnh tạo một Query mới, có tên rỗng (chỉ ở trong bộ nhớ) Set qr = db.CreateQueryDef( ) ' 'Gán chuỗi lệnh SQL vào thuộc tính SQL của query ' qr.SQL = "Gõ lệnh SQL cần thi hành vào đây" ' 'Ra lệnh thi hành query ' qr.Execute ' 'giải phóng bộ nhớ qr.Close Trong đó: - Bắt buộc phải khai báo một biến kiểu QueryDef để làm việc (biến qr); - Phải có một biến Database đã được khai báo sẵn (biến db); - Lệnh Set qr = db.CreatQueryDef( ) để tạo một query mới lên CSDL. sẽ được hiển thị trên danh sách trong thẻ Queries trên cửa sổ Database. Nếu ="", query này sẽ chỉ tồn tại trong bộ nhớ. Tuỳ thuộc vào mục đích công việc mà có đặt tên query hay không, nếu chỉ đơn thuần tạo một query để xử lý công việ nào đó rồi giải phóng, nên đặt =""; Trang 173
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải - Lệnh qr.SQL= để gán lệnh SQL cần thực thi vào Query. Tuỳ thuộc vào câu lệnh SQL này mà query sẽ thực hiện những gì. Ví dụ: qr.SQL = "DELETE * FROM canbo" lệnh này sẽ xoá tất cả các bản ghi trên bảng cán bộ; - Lệnh qr.Excute để thi hành câu lệnh SQL đã được thiết lập. Lệnh này tương đương nhấn nút Run đối với một query trên chế độ thiết kế; - Lệnh qr.Close để đóng query hiện tại và giải phóng bộ nhỡ khi không cần làm việc đến nữa. Sau đây là một số ví dụng về sử dụng biến QueryDef để tạo ra một số loại query xử lý dữ liệu trong môi trường VBA. Ví dụ 1: Tạo DELETE query để xoá danh sách những cán bộ có tuổi lớn hơn 60 ra khỏi bảng canbo (cán bộ đã nghỉ hưu) Dim db As DAO.Database Dim qr As DAO.QueryDef Set db = CurrentDb Set qr = db.CreateQueryDef("") qr.SQL="DELETE * FROM canbo WHERE Year(Date())- " _ & " Year(Ngaysinh)>=60" qr.Execute qr.Close Ví dụ 2: Giả sử đã thêm một trường mới trên bảng cán bộ có tên luongchinh. Tạo UPDATE query để tính giá trị cho trường này = hesoluong * 290000. Dim db As DAO.Database Dim qr As DAO.QueryDef Set db = CurrentDb Set qr = db.CreateQueryDef("") qr.SQL = "UPDATE canbo SET canbo.luongchinh = hesoluong * 290000" qr.Execute qr.Close Trang 174
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải 1.5 Đối tượng TableDef Đối tượng TableDef được dùng để tham chiếu tới các bảng dữ liệu (Table) trên CSDL. Thông qua đối tượng này có thể thiết kế, chỉnh sửa được cấu trúc các bảng dữ liệu trong chế độ Run-time của VBA như trên chế độ thiết kế bảng Design View. Một số thuộc tính quan trọng của TableDef Thuộc tính Name Cho biết tên bảng được gán vào biến kiểu TableDef Thuộc tính RecordCount Cho biết tổng số bản ghi hiện có trên bảng được gán bởi biến TableDef Thuộc tính DateCreated Cho biết thời gian tạo ra bảng được gán vào biển kiểu TableDef Thuộc tính Fields Để tham chiếu tới các trường của bảng. Đây là thuộc tính hay được sử dụng nhất đối với TableDef. Thực chất, Field ở đây là một đối tượng, do đó cũng có tập các thuộc tính và phương thức riêng cho thuộc tính này. Dưới đây là thủ tục hiển thị tên của tất các các trường trong một bảng nào đó (ngầm định trên một CSDL đã được khai báo và gán biến db - kiểu Database). Ví dụ 1: Sub LietKeTenTruong(tenbang As String) Dim tbl As DAO.TableDef Trang 175
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Set tbl = db.TableDefs(tenbang) For i = 0 To tbl.Fields.Count - 1 MsgBox tbl.Fields(i).Name Next End Sub Một số phương thức của TableDef Phương thức CreateTableDef Để tạo ra một bảng mới bằng VBA. Cú pháp tạo bảng mới như sau: Set tbl = db.CreateTableDef( ) ‘ ‘ Các thủ tục tạo trường mới cho bảng ‘ db.TableDefs.Append tbl Trong đó: - db – là biến kiểu Database đã được gán bởi CSDL cần làm việc (bảng mới sẽ được tạo ra trên CSDL này); - là tên bảng cần tạo. - Lệnh db.TableDefs.Append tbl là lệnh ghi cấu trúc bảng đang khai báo lên CSDL đã chỉ định. Phương thức CreateField Để tạo ra các trường cho một bảng kiểu TableDef nào đó. Để thêm một trường mới lên bảng, sử dụng cú pháp sau: tbl.Fields.Append tbl.CreateField( , , ) Trong đó: - - tên trường mới cần tạo; - - là một tuỳ chọn để khai báo kiểu dữ liệu của trường cần tạo. Kiểu dữ liệu được khai báo theo các hằng số như sau: Trang 176
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Giá trị: Tương ứng với kiểu dbBoolean Boolean dbByte Byte dbChar Char dbCurrency Currency dbDate Date/Time dbDecimal Decimal dbDouble Double dbFloat Float dbGUID GUID dbInteger Integer dbLong Long dbMemo Memo dbNumeric Numeric dbSingle Single dbText Text dbTime Time - là một tuỳ chọn để khai báo độ lớn dữ liệu nếu cần. Tiếp theo là ví dụ minh hoạ cách tạo cấu trúc một bảng dữ liệu tổng hợp những hướng dẫn đã trình bày trên. Ví dụ 2: Sub TaoBangMoi() On Error GoTo Loi Dim tbl As DAO.TableDef Set tbl = db.CreateTableDef("NewTable") tbl.Fields.Append tbl.CreateField("ID", dbInteger) tbl.Fields.Append tbl.CreateField("Name", dbText) tbl.Fields.Append tbl.CreateField("Age", dbByte) tbl.Fields.Append tbl.CreateField("DateBirth", dbDate) tbl.Fields.Append tbl.CreateField("Comment", dbMemo) db.TableDefs.Append tbl Exit Sub Trang 177
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Loi: If Err.Number = 3010 Then MsgBox "Đã tồn tại bảng có tên " + tbl.Name End If End Sub 1.6 Đối tượng Relation Đối tượng Relation dùng để tạo kết nối (RelationShip) giữa 2 bảng trong CSDL Access. Dưới đây là một ví dụ tạo kết nối giữa 2 bảng hoadon và khach trong CSDL Quản lý bán hàng. Sub CreatRelationShip() On Error GoTo Loi Dim db As DAO.Database Dim rls As DAO.Relation Set db = CurrentDb Set rls = db.CreateRelation("TaoQuanHe", "khach", "hoadon", dbRelationUpdateCascade) rls.Fields.Append rls.CreateField("khachID") rls.Fields("khachID").ForeignName = "khachID" db.Relations.Append rls Loi: If Err.Number = 3012 Then MsgBox "Đã tồn tại quan hệ này !" End If End Sub Trong truờng hợp đã tồn tại kết nối này, một thông báo lỗi tiếng Việt "Đã tồn tại quan hệ này !" xuất hiện. 2. Bài toán đặt lọc dữ liệu Đặt lọc là lớp bài toán phổ dụng trong thực tế. Với bài toán này phải có những yêu cầu cụ thể về lọc dữ liệu (điều kiện lọc). Kết quả trả về sẽ là một tập hợp các bản ghi, có thể được kết xuất trên form hoặc được in ra máy in dưới dạng report. Dưới đây là minh hoạ một bài toán đặt lọc sau khi đã được xây dựng và đang hoạt động: Trang 178
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Qui trình xây dựng một bài toán đặt lọc có thể thực hiện như sau: Bước 1: Xây dựng form con - form sẽ chứa những kết quả lọc được; Bước 2: Xây dựng form mẹ - form chứa những thiết lập điều kiện để lọc; Bước 3: Thực hiện lọc ra các bản ghi thoả mãn các điều kiện trên form mẹ và hiển thị kết quả lên form con. Với bài toán trên, cách giải quyết như sau: Bước 1: Xây dựng Form con Sử dụng các kỹ năng thông thường để tạo một form con đáp ứng được các kết quả theo như bài toán. Cụ thể từng bước như sau: - Tạo mới form ở chế độ Design view; - Thiết lập thuộc tính Record Source cho form là một Total Query như sau: Trang 179
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải - Thiết lập thuộc tính Defaul View cho form con là Datasheets; - Mở cửa sổ FieldList và thiết kế form như sau: - Đóng thiết kế form con lại và ghi ten là frm_formcon. Bước 2: Xây dựng form mẹ - Tạo mới form ở chế độ Design view; - Đưa hộp Combobox từ thành công cụ Toolbox lên form mẹ (giả sử tên (Name) của Combo này là Combo0). Sử dụng tính năng Combobox Wizard của Access để làm việc này. Mục đích là đưa danh sách các khách hàng từ bảng khach vào hộp Combo để chọn, phục vụ nhu cầu lọc dữ liệu; - Sử dụng đối tượng Sub-form/Sub-report trên thanh công cụ Toolbox để đưa form con vừa tạo lên form mẹ. Ngầm định tên của sub-form này là Trang 180
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải frm_formcon. Chú ý đến tên gọi này vì phần tiếp sau sẽ sử dụng nó để lập trình. Cuối cùng, giao diện thiết kế form mẹ như sau: Bước 3: Thiết lập lệnh lọc dữ liệu trên form mẹ Công việc của bước này là làm sao để sau khi chọn tên một khách hàng ở hộp Combobox, danh sách các hoá đơn mua hàng của khách đó sẽ được hiển thị lên form con. Muốn thế, việc lập trình lọc dữ liệu ở đây phải được thực hiện trong thủ tục đáp ứng sự kiện Combo0_Click. Giải thuật sẽ là: - Tạo một biến Recordset để thi hành câu lệnh SQL đưa ra danh sách kết quả thoả mãn điều kiện đặt lọc. Câu lệnh SQL trong trường hợp này là: "SELECT hoadonID, khachID, ngayban, Sum([soluong]*[dongia]) “ _ + ” AS tongtien FROM " _ + " hoadon INNER JOIN (hang INNER JOIN hangban ON " _ + " hang.hangID = hangban.hangID) ON hoadon.hoadonID =" _ + " hangban.hoadonID WHERE Trim(khachID)='"+Trim(Combo0)" _ + " GROUP BY hoadonID, khachID, ngayban " - Gán thuộc tính Recorset của form con là biến kiểu recordset vừa tạo ra (chứa kết quả đã lọc); - Ra lệnh làm tươi dữ liệu cho form con. Trang 181
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Tất nhiên, trước đó phải khai báo một biến kiểu Database toàn cục trong form và định nghĩa nó ở thủ tục Form_Load() Toàn bộ mã lệnh cho bài toán trên như sau: Dim db As DAO.Database Private Sub Form_Load() Set db = CurrentDb End Sub Private Sub Combo0_Click() Dim rs As DAO.Recordset Set rs = db.OpenRecordset("SELECT hoadonID, khachID, " _ + " ngayban, Sum([soluong]*[dongia]) AS tongtien FROM" _ + " hoadon INNER JOIN (hang INNER JOIN hangban ON " _ + " hang.hangID = hangban.hangID) ON hoadon.hoadonID =" _ + " hangban.hoadonID WHERE Trim(khachID)='"+Trim(Combo0)" _ + " GROUP BY hoadonID, khachID, ngayban ") Set frm_formcon.Form.Recordset = rs frm_formcon.Requery End Sub Tóm lại, với mỗi bài toán đặt lọc áp dụng theo phương pháp kể trên đều giống nhau về cách làm việc, điểm khác nhau duy nhất là câu lệnh SQL. Có thể kết luận mấu chốt của bài toán này là tạo ra được lệnh SQL đúng để đáp ứng mọi điều kiện đặt lọc từ form mẹ. Chú ý Việc viết ra câu lệnh SQL đúng là rất khó, đòi hỏi lập trình viên phải có nhiều kinh nghiệm. Để làm tốt được việc này, nên thiết kế một query ở chế độ design view; rồi sử dụng tính năng Copy, Paste để dán câu lệnh SQL mà query đã tạo lên nơi soạn thảo lệnh VBA và chỉnh sửa cho phù hợp. Thông thường sửa mệnh đề WHERE của câu lệnh. Trang 182
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải CHƯƠNG 7 MENU & TOOLBAR Chương này trình bày những kỹ thuật tạo menu và toolbar nhằm liên kết toàn bộ những gì đã làm được thành một hệ thống phần mềm hoàn chỉnh. Bao gồm các mảng kiến thức: Tạo Menu; Tạo Toolbar; Tạo form chính phần mềm Trang 183
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải 1. Tạo Menu Menu là đối tượng được thiết kế có cấu trúc nhằm gắn kết các chức năng phần mềm lại để người dùng thuận tiện trong việc khai thác các tính năng cũng như CSDL. Có nhiều cách tạo menu trong Access, dưới đây chúng tôi trình bày cách đơn giản, dễ tạo và hiệu quả, đó là: sử dụng khả năng Customize của thanh công cụ. Trước khi tạo menu, bạn phải đảm bảo đã xây dựng xong đầy đủ các tính năng cần thiết của phần mềm; bước này sẽ là cuối cùng, mang tính chất gắn kết các chức năng lại thành phần mềm hoàn chỉnh. Giả sử trong CSDL Quản lý lương cán bộ đã làm được những việc sau: 1. Đã tạo xong CSDL 2. Đã tạo form nhập dữ liệu cho bảng chucvu, form nhập dữ liệu cho bảng phongban, form nhập dữ liệu cho bảng canbo; 3. Đã tạo xong report để in ra Danh sách chức vụ, Danh sách phòng ban; 4. Đã tạo xong form tìm kiếm cán bộ theo tên, in danh sách cán bộ một phòng ban 5. Đã tạo xong form để giới thiệu phần mềm (frmAbout) Dưới đây là hướng dẫn để tạo ra hệ thống menu có cấu trúc như sau: Trang 184
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải (các mục chọn của menu Hệ thống) (Các mục chọn của menu Dữ liệu) (Các mục chọn của menu In ấn) Các bước để tọ hệ thống menu trên như sau: Bước 1: Tạo một Toolbar mới Nhấn chuột phải lên thanh công cụ của Access, chọn Customize Hộp thoại Customize xuất hiện: Trang 185
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Để tạo mới một thanh công cụ, nhấn nút New. Hộp thoại sau xuất hiện, yêu cầu gõ vào tên cho thanh công cụ: Hãy gõ tên cho thanh công cụ, giả sử Quản lý lương. Gõ xong nhấn OK. Khi đó mà hình làm việc xuất hiện một thanh công cụ trắng. Công việc tiếp theo là xây dựng hệ thống Menu trên thanh công cụ này. Trang 186
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Bước 2: Xây dựng các mục cấp 1 Các mục cấp 1 là: Hệ thống, Dữ liệu và In ấn. Để xây dựng các mục này, trên hộp thoại Customize mở thẻ Commands. Ở danh sách Categories chọn New Menu và lần lượt kéo mục New Menu trên danh sách Commands thả lên Toolbar đang thiết kế: Hãy lần lượt kéo thả đủ số menu cấp 1 (3 menu cấp 1). Tiếp theo lần lượt thay đổi tiêu đề cho 3 menu này bằng cách: - Nhấn chuột phải lên menu cần thay đổi; - Gõ tiêu đề mới vào hộp Name (hình dưới): Trang 187
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Bước 3: Xây dựng các mục cấp con 3 mục tạo trên là cấp 1, các mục còn lại nằm trong 3 mục đó đều là mục con, cháu. Bước này sẽ xây dựng toàn bộ các mục con như vậy. Mỗi mục con có thể là lời gọi một Form, một Report, một bảng, (gọi tắt là đối tượng) ra để làm việc. Muốn mở đối tượng nào, hãy xác định chủng loại đối tượng đó bên danh sách Categories; tiếp theo dùng chuột kéo-thả đối tượng cần đưa lên menu từ danh sách Commands lên vị trí xác định trên menu đang thiết kế. Hình trên minh hoạ cách đưa lời gọi đến form frmAbout lên menu Hệ thống. Tương tự hãy đưa các form và report còn lại lên vị trí thích hợp trên menu Quản lý lương. Cách đặt tên cho các menu này thực hiện tương tự như cách đặt tên cho 3 menu mẹ đã trình bày. Đặc biệt mục Exit lấy ở File | Exit. Bước 4: Quyết định là Menu hay ToolBar Với các bước làm việc như trên, Access ngầm hiểu là đang tạo một ToolBar. Bước này hướng dẫn cách tuỳ chọn lại là menu hay toolbar? Cách làm như sau: Trở về thẻ ToolBars của hộp thoại Customize, chọn tên toolbar cần làm việc (Quản lý lương) và nhấn nút Properties: Trang 188
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Hộp thoại Toolbar Properties xuất hiện cho phép thiết lập các thuộc tính cho Toolbar đang chọn: - Toolbar Name - để thiết lập tên cho ToolBar; - Type - để xác định kiểu là ToolBar hay Menu? - Docking - để tuỳ chọn các kiểu khoá Menu: không cho phép thay đổi lại (Can't Change); cho phép thay đổi lại Any Allow); - Show on Toolbars Menu – cho phép hiển thị trên hệ thống thanh công cụ và menu; - Allow Customizing – cho phép định nghĩa lại các mục; Trang 189
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải - Allow Resizing – cho phép thay đổi kích cỡ hiển thị; - Allow Moving – cho phép di chuyển được; Thiết lập xong nhấn Close. 2. Gắn kết Menu, Toolbar Một Menu hay Toolbar sau khi đã tạo ra, muốn đi kèm với đối tượng nào phải thực hiện gắn kết vào đối tượng đó bằng cách thiết lập thuộc tính Toolbar - nếu muốn gắn Toolbar hoặc Menu Bar – nêu muốn gắn menu bar. Cách làm như sau: Bước 1: Mở đối tượng cần gắn kết Menu hoặc ToolBar (ví dụ một form) ra chế độ Design View: Bước 2: Chọn Menu Bar hoặc ToolBar cần gắn kết bằng cách thiết lập thuộc tính ToolBar hoặc Menu Bar (hình trên chọn Menu Bar Quản lý lương). 3. Tạo form chính Form chính là form chứa hệ thống menu (hoặc toolbar) của phần mềm, nó xuất hiện ngay sau khi khởi động (Start-Up Object). Với mỗi phần mềm đóng gói hầu hết phải tạo form chính. Để từ đây có thể mở đến các chức năng phần mềm cần làm việc. Trong một tệp Access, form chính là một form được thiết kế ở chế độ Design view; có gắn Menu (hoặc ToolBar) và được thiết lập khởi động đầu tiên mỗi khi tệp này được mở. Trang 190
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Dưới đây là hướng dẫn cách tạo form chính cho CSDL Quản lý lương như thể hiện ở mục 1. Tạo menu Bước 1: Tạo frmMain - Tạo một form mới ở chế độ Design View; - Đặt tên form này là frmMain; - Thiết lập một số thuộc tính cho form như sau: Menu Bar Quản lý lương Caption Quản lý lương Record Seletor No Navigation Button No Diving Line No Để mỗi khi form này khởi động sẽ tự động phóng cực đại cửa sổ, hãy mở cửa sổ VBA và viết lệnh cho sự kiện Form_Open như sau: Private Sub Form_Open(Cancel As Integer) DoCmd.Maximize End Sub Ý nghĩa lệnh DoCmd.Maximize là phóng to (Maximize) form đang làm việc. Bước 2: Thiết lập các thông tin về ứng dụng Mở thực đơn Tools | Startup , hộp thoại Startup xuất hiện: - Gõ tiêu đề phần mềm vào ô Application Title; Trang 191
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải - Chọn form chính ở hộp Display Form/Page (chọn frmMain); - Chọn Menu cho ứng dụng ở hộp Menu Bar (chọn menu Quản lý lương); - Hộp Application Icon để chọn một biểu tượng cho ứng dụng (loại tệp *.ico); - Cho phép hiển thị cửa sổ Database hay không?; - Cho phép hiển thị thanh trạng thái? - Cho phép thay đổi menu bar và toolbar? - Thiết lập xong nhấn OK để đóng lại. Lần sau khi mở tệp CSDL này, màn hình đầu tiên bạn gặp là form frmMain: Trang 192
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Bài tập Bài số 1: Xây dựng trên CSDL Quản lý bán hàng 1. Xây dựng CSDL theo cấu trúc như sau : Yêu cầu : - Thiết kế cấu trúc các bảng một cách phù hợp : kiểu dữ liệu các trường; trường khoá; thuộc tính Lookup và các thuộc tính khác; - Thiết lập quan hệ cùng các thuộc tính đảm bảo toàn vẹn dữ liệu cho các quan hệ; 2. Tạo các form làm giao diện nhập dữ liệu cho các bảng : Trang 193
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Yêu cầu chi tiết: - Các nút Tiến, Lùi để định vị hoá đơn cần làm việc; - Nút Thêm mới để bắt đầu tạo mới một hoá đơn; - Nút Xoá HĐ để xoá hoá đơn hiện tại. Yêu cầu phải có xác nhận trước khi xoá; - Nút In HĐ để in chi tiết hoá đơn bán hàng ra report. 3. Thiết kế form tổng hợp thông tin bán hàng theo ngày như sau: Sau khi nhập xong giá trị từ ngày và đến ngày, thông tin chi tiết về các mặt hàng bán ra trong phạm vi ngày đó được tổng hợp theo như giao diện trên. Trang 194
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải 4. Thiết kế form tổng hợp thông tin bán hàng cho khác hàng theo ngày như sau: Yêu cầu: Sau khi chọn một khách hàng, nhập vào khoảng ngày cần tổng hợp. Thông tin tổng hợp về từng mặt hàng của khách đó mua sẽ được liệt kê. 5. Tạo form để theo dõi thông tin chi tiết bán hàng theo ngày như sau: Trang 195
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải 6. Tạo form để theo dõi hoá đơn mua hàng các khách hàng như sau: Sau khi chọn tên một khách, thông tin về các hoá đơn mua hàng được hiển thị. 7. Tạo form frmAbout đưa những thông tin giới thiệu về phần mềm này. 8. Thiết kế form chính và menu bar để liên kết toàn bộ các chức năng đã làm được ở trên CSDL Quản lý bán hàng như sau: Trang 196
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Bài số 2: Xây dựng trên CSDL Quản lý lương cán bộ 1. Xây dựng CSDL như sau: Trang 197
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Yêu cầu : - Thiết kế cấu trúc các bảng một cách phù hợp : kiểu dữ liệu các trường; trường khoá; thuộc tính Lookup và các thuộc tính khác; - Thiết lập quan hệ cùng các thuộc tính đảm bảo toàn vẹn dữ liệu cho các quan hệ; 2. Thiết kế form làm giao diện nhập dữ liệu cho các bảng: frmPhongban - cập nhật dữ liệu danh sách phòng ban; frmChucvu - cập nhật danh mục chức vụ. 3. Thiết kế form để cập nhật hồ sơ cán bộ như sau: Trang 198
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải 3. Tạo form cho phép xem và in danh sách cán bộ từng phòng ban như sau: 4. Tạo form cho phép tìm kiếm cán bộ theo tên như sau: Sau khi gõ một tên (có thể là đệm + Tên hoặc đầy đủ họ và tên), danh sách các kết quả tìm thấy sẽ được liệt kê lên Subform. 5. Tạo report in ra báo cáo tổng hợp tổng số cán bộ theo chức vụ của từng phòng ban. Trang 199
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải 6. Tạo form frmAbout để giới thiệu các thông tin về phần mềm. 7. Tạo form chính cùng hệ thống menu gọi tới tất cả các chức năng đã làm đwocj như sau: Trang 200
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải THUẬT NGỮ TIN HỌC Dưới đây là danh sách một số các thuật ngữ tin học hay gặp phải trong khi học và sử dụng Microsoft Access được xếp theo thứ tự từ điển để bạn đọc tham khảo. Append Chỉ hành động chèn thêm các bản ghi lên các bảng trong cơ sở dữ liệu Child Quan hệ con. Thuật ngữ này thường đi với Master – quan hệ cha Column Cột trong bảng dữ liệu Data Dữ liệu, dữ kiện, số liệu Data integrity Tính toàn vẹn dữ liệu. Một yếu tố rất quan trong khi thiết kế một cơ sở dữ liệu. Data source Nguồn cung cấp dữ liệu, có thể là cung cấp cho một Form, cung cấp dữ liệu cho một Report. Data Table Bảng dữ liệu- nơi chứa dữ liệu vật lý của cơ sở dữ liệu Data type Kiểu dữ liệu. Dữ liệu trong cơ sở dữ liệu phải được định kiểu: kiểu số, kiểu chữ, kiểu lô gíc, - đó là các kiểu dữ liệu Database Cơ sở dữ liệu. Nơi chứa toàn bộ dự liệu cho một mục đích quản lý nào đó, ở đó dữ liệu được thiết kế và lưu trữ theo các cấu trúc tối ưu. Datasheet Bảng dữ liệu- nơi dữ liệu hiển thị dưới dạng bảng bao gồm các cột và các dòng dữ liệu. Design View Môi trường thiết kế, có thể là thiết kế Form, thiết kế report, query, Detete Chỉ hành động xóa các bản ghi ra khỏi cơ sở dữ liệu EOF End Of File – một dấu hiệu cho biết con trỏ bản ghi đã nằm ở vị trí cối cùng của một recorset. Trang 201
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Field Trường dữ liệu Field size Độ lớn của trường dữ liệu Form Đối tượng dùng thiết kế giao diện trong phát triển phần mềm. Kết quả của form khi sử dụng sẽ là các cửa sổ, hộp thoại- nơi mà người dùng có thể sử dụng để thao tác trên phần mềm. Form wizard Một trình điều khiển giúp đơn giản tạo một form nhập dữ liệu Formating Chỉ việc định khuôn dạng dữ liệu khi hiển thị Group By Một mệnh đề trong câu lệnh SQL dùng nhóm các bản ghi phục vụ các việc tổng hợp dữ liệu nào đó. Input mark Mặt nạ để nhập dữ liệu hay khuôn nhập dữ liệu Insert Chỉ hành động chèn thêm các bản ghi lên các bảng trong cơ sở dữ liệu Master Quan hệ cha. Thuật ngữ này thường đi với Child – quan hệ con Order By Một mệnh đề trong câu lệnh SQL dùng sắp xếp các bản ghi Query Một đối tượng dùng truy xuất, xử lý dữ liệu trên các hệ cơ sở dữ liệu Record Bản ghi Recordset Tập hợp các bản ghi Relationship Chỉ quan hệ giữa các bảng trong cơ sở dữ liệu Report Một trình điều khiển giúp đơn giản tạo một report để hiển thị và in wizard ấn dữ liệu Row Dòng trong một bảng dữ liệu Select Chỉ hành động chọn các bản ghi từ cơ sở dữ liệu SQL Structured Query Laguage – ngôn ngữ truy vấn dữ liệu có cấu trúc. Một ngôn ngữ xử lý dữ liệu khá phổ dụng trên các hệ cơ sở dữ liệu. Với Access, Query Design chính là nơi để thiết kế tạo ra các câu lệnh SQL thi hành các phép xử lý dữ liệu. Trang 202
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải Sub-form Form con- một form nằm trong một form khác. Khi đó form chứa sub-form gọi là form mẹ (form cha) thuật ngữ tiếng Anh là Master form. Table wizard Một trình điều khiển giúp đơn giản tạo một bảng dữ liệu Update Chỉ hành động cập nhật dữ liệu các bản ghi trong cơ sở dữ liệu Validation Một khái niệm chỉ sự đúng đắn của dữ liệu Where Một mệnh đề trong câu lệnh SQL để thiết lập điều kiện xử lý dữ liệu Wizard Là trình điều khiển giúp người lập trình đơn giản trong việc xây dựng ứng dụng. Có rất nhiều trình Wizard trong Acces như: Form wizard, report wizard, table wizard, database wizard, control wizard, Trang 203
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Microsoft Access 2000 Bible Quick Start; Cary N.Prague, Michael R. Iruin; Pulished by Hungry Minds, Inc, 2002. 2. Microsoft Access 2000 with VBA – Advanced; Al Napier, Phil Judd, H. Albert Napier, Philip J. Judd; Pulished by Kris Oxford, 2000. 3. Mastering Microsoft Office 2000 Professional Edition; Gini Courter and Annette Marquis; Pulished by Oxford Express, 1999. 4. Tài liệu từ Mạng Giáo dục Việt Nam 5. Thông tin sản phẩm và các tài liệu học tập liên quan tại Website của Công ty Microsoft Trang 204
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải MỤC LỤC GIỚI THIỆU 1 BÀI MỞ ĐẦU 3 1. Giới thiệu Access 2000 4 2. Khởi động 5 3. Tạo mới tệp Access 6 4. Môi trường làm việc 8 5. Mở tệp đã tồn tại 8 6. Thoát khỏi Access 9 CHƯƠNG 1: XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU 10 1. Các khái niệm về CSDL Access 11 1.1 CSDL Access 11 1.2 Bảng dữ liệu 12 1.3 Liên kết các bảng dữ liệu 15 2. Xây dựng cấu trúc bảng 17 3. Thiết lập quan hệ 23 4. Nhập dữ liệu 26 4.1 Cách nhập dữ liệu 26 4.2 Một số thao tác xử lý dữ liệu trên bảng 28 a. Xoá bản ghi 28 b. Sắp xếp dữ liệu 29 c. Lọc dữ liệu 29 5. Thuộc tính LOOKUP 30 6. Qui trình xây dựng CSDL Access 35 Bài tập 36 CHƯƠNG 2: TRUY VẤN DỮ LIỆU 40 1. SELECT queries 41 1.1 Cách tạo 41 1.2 Lọc dữ liệu 46 2. TOTAL queries 50 3. CROSSTAB queries 52 4. MAKE TABLE queries 55 5. DELETE queries 58 6. UPDATE queries 59 Bài tập 62 Trang 205
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ GIAO DIỆN 66 1. Khái niệm Forms 67 2. Sử dụng FORM WIZARD 67 3. Sử dụng FORM DESIGN VIEW 72 3.1 Thiết kế Form nhập dữ liệu đơn giản 72 3.2 Tinh chỉnh cấu trúc Form 76 4. Kỹ thuật Sub-form 81 Bài tập 93 CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ BÁO CÁO 98 1. Các khái niệm về Report 99 1.1 Cấu trúc Report 99 1.2 Môi trường làm việc 100 2. Sử dụng Report wizard 101 3. Thiết kế report 107 4. Report chứa tham số 115 Bài tập 121 CHƯƠNG 5: LẬP TRÌNH VBA CĂN BẢN 123 1. Môi trường lập trình VBA 124 2. Các kiểu dữ liệu và khai báo 126 2.1 Các kiểu dữ liệu cơ bản 126 2.2 Biến và cách sử dụng biến 128 a. Biến – khai báo biến đơn giản 128 b. Phạm vi biến 130 2.3 Hằng và cách sử dụng hằng 131 a. Khai báo hằng 131 b. Phạm vi hằng 132 3. Các cấu trúc lệnh VBA 132 3.1 Cấu trúc IF END IF 133 3.2 Cấu trúc SELECT CASE END SELECT 134 3.3 Cấu trúc FOR NEXT 137 3.4 Cấu trúc WHILE WEND 139 3.5 Lệnh DoCmd 140 4. Chương trình con 143 4.1 Chương trình con dạng hàm 144 4.2 Chương trình con dạng thủ tục 148 5. Kỹ thuật xử lý lỗi 150 5.1 Xử lý lỗi 150 5.2 Bẫy lỗi 154 6. Một số ví dụ 156 Trang 206
- Giáo trình Microsoft Access 2000 Copyright® Nguyễn Sơn Hải CHƯƠNG 6: LẬP TRÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU 162 1. Kỹ thuật DAO 163 1.1 Lớp đối tượng DAO 164 1.2 Đối tượng Database 166 1.3 Đối tượng RecordSet 167 1.4 Đối tượng QueryDef 172 1.5 Đối tượng TableDef 175 1.6 Đối tượng Relation 178 2. Bài toán đặt lọc dữ liệu 178 CHƯƠNG 7: MENU & TOOLBAR 183 1. Tạo Menu 184 2. Gắn kết Menu, Toolbar 190 3. Tạo form chính 190 Bài tập 193 THUẬT NGỮ TIN HỌC 202 TÀI LIỆU THAM KHẢO 204 Trang 207