Du lịch sinh thái - Ecotourism - Chương 4: Vai trò của các tổ chức cá nhân đối với phát triển du lịch sinh thái

pdf 73 trang vanle 2530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Du lịch sinh thái - Ecotourism - Chương 4: Vai trò của các tổ chức cá nhân đối với phát triển du lịch sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdu_lich_sinh_thai_ecotourism_chuong_4_vai_tro_cua_cac_to_chu.pdf

Nội dung text: Du lịch sinh thái - Ecotourism - Chương 4: Vai trò của các tổ chức cá nhân đối với phát triển du lịch sinh thái

  1. Chương 4 . Vai trò của các tổ chức cá nhân đối với phát triển du lịch sinh thái
  2. Mục tiêu : • Nắm chắc kiến thức về vai trò của các bộ phận tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái • Hình thành kỹ năng phân tích vai trò của từng chủ thể đối với phát triển du lịch sinh thái Nội dung : 1. Vai trò của chính phủ , chính quyền địa phương và các tổ chức phi cính phủ 2. Vai trò của nhà cung ứng SPDLST 3. Vai trò của khách 4. Vai trò của công đồng dân cư
  3. 1. Vai trò của chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ (NGOs) Vai trò của chính phủ, chính quyền địa phương Chính phủ có vai trò quyết định trong việc phát triển và quản lý ngành du lịch bền vững. Vì • Chương trình của sự bền vững phần lớn là mối quan tâm của các cơ quan công quyền hơn là của tư nhân. • Những doanh nghiệp nhỏ thường rất cần sự hỗ trợ và tư vấn bên ngoài nếu họ muốn thay đổi cách hoạt động cho có hiệu quả và phù hợp với chương trình mới.
  4. • Chính phủ lập kế hoạch sử dụng đất, quy chế lao động và môi trường, cung cấp các dịch vụ về hạ tầng cơ sở, xã hội và môi trường . • Chính phủ tích cực cam kết hỗ trợ ngành du lịch thông qua các dịch vụ tiếp cận thông tin, giáo dục và các biện pháp khác,
  5. Ở những nước đang phát triển, lợi ích từ du lịch bền vững gắn liền với việc xóa đói giảm nghèo và đầu tư vào việc bảo tồn hơn. Ở những nước phát triển thì vấn đề nâng cao hiểu biết và quản lý khách du lịch được nhấn mạnh hơn.
  6. • Chức năng hàng đầu của chính phủ là tạo lập môi trường giúp cho khu vực tư nhân hoạt động nhằm thay đổi thái độ của khách du lịch theo hướng tích cực để gia tăng lợi ích của những bên tham gia hoạt động du lịch,
  7. • Chính phủ nhiều nước trên thế giới lập Chiến lược DLST quốc gia (National Ecotourism Strategy). Quốc gia tiên phong trong công việc này là ÚC (Australia). Brazil là nước đi sau, tuy không hình thành chiến lược DLST quốc gia nhưng thể hiện bằng cách Chỉ dẫn cho việc lập chính sách quốc gia trong DLST (Guidelines for an Ecotourism National Policy) .
  8. • Chiến lược DLST quốc gia hoặc những kế hoạch tương tự tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cao năng lực phát triển du lịch tại những khu vực tự nhiên với sự cam kết cao của cộng đồng dân cư địa phương. • Cam kết lập kế hoạch phát triển DLST tại Úc và Brazil là rất cao vì chính phủ hai quốc gia này nhận thức rõ nền kinh tế du lịch của họ phụ thuộc nhiều vào sự bền vững của các hệ sinh thái tự nhiên.
  9. Vai trò của chính quyền địa phương, • Cơ quan quản lý hành chính tại địa phương, đại diện, bảo vệ quyền lợi của người dân về kinh tế, văn hoá-xã hội và sinh thái tại mỗi địa phương nhất định. Chính quyền địa phương là cơ quan đưa ra chính sách, chủ trương tầm vĩ mô nhằm mục đích ngày càng phát triển địa phương mình.
  10. • Ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý du lịch (tại Việt Nam là Ủy ban nhân dân và Sở văn hóa thể thao và du lịch) cùng phối hợp, hành động để hoạt động du lịch tại mỗi địa phương đạt hiệu quả cao nhất.
  11. • Chính quyền địa phương thể hiện quan điểm ủng hộ trong các cuộc trao đổi, thảo luận với các nhà kinh doanh du lịch, với các tổ chức môi trường phi chính phủ (NGOs) và với cộng đồng dân cư địa phương • Những cơ quan này phải thể hiện bằng những cam kết thực hiện (commitments) của họ là chiến lược và kế hoạch hành động cụ thể. Từ đó, những nhà kinh doanh, những người dân địa phương có phương hướng rõ ràng và vững tin vào khả năng thành công trong việc triển khai DLST tại địa phương mình.
  12. Ví dụ về chỉ dẫn hành động (guidelines) đối với chính quyền địa phương và cơ quan quản lý về du lịch: 1. Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về DLST. Người đứng đầu các cơ quan có trách nhiệm như (Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường, Bộ văn hoá, Bộ Du lịch ) phải tăng cường phối hợp và tích cực tham gia để thực hiện DLST 2. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai để phục vụ cho hoạt động DLST
  13. 3 Thực hiện công tác nghiên cứu vùng và khu vực thật cụ thể dựa trên các ảnh hưởng của DLST tới môi trường, văn hoá và kinh tế. 4 Hỗ trợ việc phát triển các mô hình DLST làm kinh tế phù hợp trong việc khai thác các yếu tố tự nhiên và văn hoá địa phương.
  14. 5. Xây dựng các tiêu chuẩn và quy định đối với công tác đánh giá tác động trên các mặt văn hoá và môi trường;Thiết kế sức chứa cho các điểm đến DL phản ánh được mức độ phát triển bền vững, được kiểm soát, điều chỉnh hợp lý.
  15. 6. Xây dựng ban cố vấn về DLST bao gồm các thành phần tham gia (cộng đồng địa phương, các nhà kinh doanh du lịch, các tổ chức NGOs, ngành DL), 7.Thiết kế và thực hiện các chương trình giáo dục quốc gia để người dân nhận thức tốt hơn về vai trò phát triển DLST.
  16. Vai trò của các tổ chức phi chính phủ (Non-Governmental Organizations): Thứ nhất , Bảo vệ môi trường và đa dang sinh thái • NGOs giúp lập quy hoạch vùng, phát triển cộng đồng bản địa thông qua các chương trình huấn luyện, đào tạo, giáo dục đối với người dân và doanh nghiệp. • NGOs hoạt động trên phạm vi rộng cả quốc tế lẫn quốc gia với mục đích đảm bảo DLST được thực hiện đúng cách, phù hợp với các nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững.
  17. Thứ hai, Phát triển bền vững đối với cộng đồng dân cư địa phương • Quan điểm của NGOs là sử dụng DLST như một công cụ tốt nhất trong bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên tự nhiên và văn hóa bản địa, thông qua việc thu lợi từ các hoạt động kinh tế và giáo dục nhằm vào bảo tồn tài nguyên địa phương .
  18. • Ví dụ: các chương trình ngắm, xem các loài động vật: Rùa, cá voi, chim cánh cụt là các chương trình được thực hiện trong DLST nhằm nâng cao nhận thức về môi trường và lập các quỹ bảo tồn. Các chương trình này khi thực hiện bao giờ cũng có sự tham gia của hướng dẫn viên địa phương để đảm bảo công tác bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm
  19. Vai trò của NGOs trong DLST thể hiện thông qua các hoạt động • Tham gia các dự án và chương trình với các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm với hoạt động DLST; • Phân phối các ấn bản, tài liệu hướng dẫn, sổ tay bảo vệ môi trường • Phổ biến và tổ chức các cuộc trao đổi về các hoạt động, kinh nghiệm bảo vệ môi trường thành công khi tiến hành hoạt động DLST;
  20. • Tổ chức các cuộc hội thảo; • Thiết kế hệ thống các tiêu chuẩn và yêu cầu đối với các công ty lữ hành về DLST • Xây dựng kết nối giữa các tổ chức, cá nhân liên quan (stakeholders) như Chính phủ, doanh nghiệp, người dân.
  21. Hiệp hội du lịch sinh thái-The ecotourism society) là một tổ chức quốc tế, phi lợi nhuận. Công việc của hiệp hội là: • Tìm ra các nguồn tài nguyên, xây dựng chuyên môn nhằm đưa du lịch thành một công cụ quan trọng trong bảo tồn và phát triển bền vững.
  22. • Trợ giúp các công ty du lịch, nhân viên bảo tồn, các nhà quản lý rừng quốc gia, quan chức chính phủ, những người chủ cơ sở lưu trú, hướng dẫn viên và những thành phần khác có liên quan tới hoạt động DLST. • Phổ biến các kỹ thuật tốt nhất trong việc thực hiện các nguyên tắc DLST bằng cách hợp tác với mạng lưới chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực DLST.
  23. Hiệp hội đặt ra bốn mục tiêu dài hạn sau: • Xây dựng chương trình đào tạo và giáo dục DLST • Cung cấp dịch vụ thông tin • Thiết lập các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá trong lĩnh vực DLST • Xây dựng mạng lưới quốc tế gồm các cơ quan nghiên cứu và các chuyên gia trong lĩnh vực DLST
  24. 2. Vai trò của các doanh nghiệp lữ hành và các nhà cung cấp dịch vụ đối với du lịch sinh thái Vai trò của các doanh nghiệp lữ hành: • Tuân thủ các nguyên tắc, hướng dẫn chung của DLST và DL bền vững. • Chuẩn bị nguồn lực và điều kiện hoạt động DLST. • Tổ chức việc đào tạo các hướng dẫn viên DLST tại các DN lữ hành: Cung cấp các kiến thức về tự nhiên;Các kỹ năng thuyết trình, giảng giải
  25. • Thể hiện việc tôn trọng các di sản môi trường, con người và văn hoá. Cụ thể : Giảm và thu lượm những chất thải và những thứ có thể tái tạo (tái sử dụng). Đối với các sản phẩm sinh thái, phải được làm bằng các nguyên liệu dễ tái tạo và dễ phân huỷ về mặt sinh học. Giảm thiểu các mùi ôi thối, tiếng ồn và ô nhiễm. Phát triển và sử dụng các thiết bị, phương tiện thân thiện với môi trường và . Tăng cường quan hệ tốt đẹp với các dân cư địa phương.
  26. • Cung cấp các dịch vụ phù hợp :phải theo dõi và cam kết đáp ứng được các tiêu chuẩn của các dịch vụ được cung cấp cho khách du lịch • Quan hệ, làm việc với những nhà cung cấp tốt và phù hợp nhất: chỉ lựa chọn và hợp tác với những nhà cung cấp có trách nhiệm với môi trường, con người (hệ sinh thái nói chung).
  27. Trước chuyến đi : • Cung cấp thông tin đầy đủ cho khách DL và nhân viên để họ tôn trọng môi trường thông qua các hoạt động giáo dục trước mỗi chuyến đi : • Cung cấp chỉ dẫn cho khách du lịch (guidelines for ecotourist) • Thông tin về các sản phẩn được cung cấp một cách chi tiết • Thông tin về những nơi đến tham quan
  28. Trong chuyến đi: • Quản lý bảo vệ môi trường, an ninh an toàn • Đặt giới hạn về số lượng KDL/ hướng dẫn viên (thông thường là 12khách, tối đa là 15 khách); • Chuẩn bị đầy đủ các số/ thông tin liên lạc với cơ quan hành chính địa phương, cơ quan bảo vệ khu vực tự nhiên đề phòng những trường hợp khẩn cấp ;
  29. • Khuyến khích và thúc đẩy các lợi ích kinh tế tại những nơi tiến hành hoạt động DLST. Bao gồm sử dụng các lao động địa phương phục vụ các hoạt động của khách DL; Sử dụng các thiết bị, tiện nghi địa phương phù hợp;Xây dựng quỹ bảo tồn môi trường địa phương;Tối đã hoá việc mua sản phẩm, dịch vụ từ những nơi đến thăm;Tôn trọng các nhà sở hữu tư nhân và các khu bảo tồn
  30. • Các hãng lữ hành phải liên hệ trước với các chủ sở hữu tư nhân và các khu vực bảo tồn trước khi tiến hành các hoạt động như đi dã ngoại đường dài, quan sát, theo dõi, ngắm cảnh hoặc ăn uống tại khu vực đến thăm.
  31. Ví dụ : • Ở khu dự trữ Umphang Thái lan: Các hãng lữ hành địa phương không chế số khách đến thăm khu vực dưới mức 300 lượt khách trong ngày. • Còn ở Maldives: Các hãng lữ hành của Đức đã cam kết yêu cầu khách DL của họ mang theo các túi nilon đen đựng rác thải cá nhân. Khi trở về, họ sẽ phải mang theo những túi đó đến một địa điểm lưu và xử lý rác.
  32. Để nhận biết một hãng lữ hành sinh thái tốt, chúng ta có thể kiểm tra dựa trên các yếu tố nêu trên. Hoặc trả lời các câu hỏi: 1. Hướng dẫn viên sinh thái có nắm được kỹ thuật First Aid (sơ cứu ban đầu) ? 2. Trong trường hợp khẩn cấp hoặc tai nạn xảy ra, được đem đi như thế nào tới bệnh viện hoặc các trung tâm y tế gần nhất ?; 3. Có bao nhiêu khách trên một hướng dẫn viên ? 4. Các tài liệu, hình thức chỉ dẫn cho khách trước chuyến đi gồm những gì ? .
  33. Trong nhiều trường hợp, các hãng lữ hành chuyên nghiệp cần yêu cầu khách DL hoàn thành mẫu đăng kỹ trước chuyến đi. (về tình trạng sức khoẻ, về thể lực, về khả năng bị dị ứng, nhóm máu) Tất cả những điểm này thể hiện mức độ quan tâm của hãng lữ hành đối với khách du lịch trước và trong chuyến đi.
  34. Vai trò của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch Nhà cung cấp dịch vụ du lịch bao gồm: Nhà cung cấp dịch vụ lưu trú và ăn uống; Nhà cung cấp dịch vụ vui chơi giải trí; Nhà cung cấp dịch vụ du lịch khác
  35. • Các nhà cung cấp dịch vụ cho phát triển du lịch sinh thái đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo thêm lợi ích du lịch cho du khách tại các điểm du lịch. Chẳng hạn kiến trúc của cơ sở lưu trú phù hợp với cảnh quan thiên nhiên, món ăn mang hương vị của vùng đất đó, tạo cho khách có cảm giác thoải mái, đồng thời ghi lại dấu ấn tại mỗi điểm du lịch. Chất lượng dịch vụ mới là cái tạo nên giá trị sử dụng
  36. • Ngoài vai trò đó, các nhà cung cấp dịch vụ cũng giúp giữ gìn và phát triển du lịch sinh thái, làm gương cho khách và dân cư địa phương
  37. Vai trò của hướng dẫn viên đối với du lịch sinh thái Hướng dẫn viên sinh thái đóng một vai trò quan trọng đặc biệt trong DLST, Cụ thể : giảng giải, truyền đạt làm thay đổi trong nhận thức, thái độ, hành vị của khách du lịch theo hướng bảo vệ môi trường. giúp khách du lịch tóm tắt những điều cần ghi nhớ: hoạt động nào được chấp nhận và hoạt động nào không được chấp nhận tại những nơi đến tham quan.
  38. • Việc giảng giải làm cho DLST có tính giáo dục ‘Người ta đi du lịch sinh thái, họ sẽ có trải nghiệm của một ngày ; nếu giảng giải, giáo dục họ về DLST, thì sẽ thay đổi cả lối sống của họ’
  39. Vì HDV là người trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch nên những công việc giảng giải của HDV rất quan trọng và phải thể hiện được: • Chất lượng giảng giải tốt; • Thông tin nơi đến thăm chi tiết; • Tinh thần tôn trọng cao đối với môi trường của hãng lữ hành; • Tinh thần tôn trọng cao đối với văn hóa, con người địa phương của hãng lữ hành;
  40. • HDV cần tận dụng những phương tiện sẵn có cũng như các trang thiết bị để hỗ trợ cho công việc giảng giải của mình, ví dụ:ảnh, bản đồ, các mẫu vật, đồ hoạ và cả hệ thống âm thanh ánh sáng
  41. • Các trung tâm giáo dục: xây dựng các hoạt động giáo dục và các tài liệu hỗ trợ. • Trưng bày và triển lãm. • Các ấn bản: là phương pháp có hiệu quả về chi phí, có thể đến được với nhiều người. Nó dưới dạng các tờ rơi, bản đổ, sách, hoạ báo, poster, bưu ảnh, lịch, tem dán
  42. Các nguyên tắc để diễn giải thành công : • Người học được chủ động tham gia vào quá trình học tập; • Đồng thời sử dụng càng nhiều giác quan càng tốt. Thông tin lưu giữ được 10% sau khi nghe; 30% sau khi đọc; và 50% sau khi nhin và 90% sau khi làm;
  43. • Khách tự khám khá là cách kích thích cảm giác thích thú và hào hứng ; • Tổ chức các hoạt động học tập kiểm tra • Nhận thức được sự hữu ích của các kiến thức đạt được làm cho quá trình học hiệu quả hơn • Người ta có thể học từ những kinh nghiệm đầu tiên
  44. 3. Vai trò của khách du lịch đối với du lịch sinh thái • Khách du lịch sinh thái là người tiêu dùng du lịch với mục đích chính là tham quan nghiên cứu tài nguyên du lịch, có ý thức và trách nhiệm về bảo tồn và phát triển thiên nhiên, có trách nhiệm đối với cộng đồng dân cư bản địa.
  45. • Khẩu hiệu đặt ra đối với khách DLST trong hành vi tiêu dùng mình là “không giết gì ngoài thời gian, không lấy gì ngoài những bức ảnh, không để lại gì ngoài những dấu chân”.
  46. Khách du lịch thể hiện vai trò của mình đối với DLST qua những đặc trưng sau : • Thứ nhất, yêu thiên nhiên, tình cảm thẩm mỹ phát triển, thích tìm hiểu hệ sinh thái đa dạng và khám phá những điều bí ẩn của tự nhiên và văn hoá bản địa nơi đến, thích quan sát động vật hoang dã taị các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên. • Thứ hai, thích lưu trú trong điều kiện tự nhiên, thích di chuyển bằng các phương tiện không gây ô nhiễm môi trường
  47. • Thứ ba, đặc biệt ưa thích các món ăn được coi là đặc sản có giá trị văn hoá ẩm thực cao ở nơi đến du lịch. • Thứ tư, thích tham gia vào các sinh hoạt đời thường, văn hoá dân gian của cư dân bản địa. Sản phẩm DLST có tính hấp dẫn cao, quyến rũ được khách DLST bởi tính hấp dẫn của ba thành phần cốt lõi tạo ra thương hiệu của điểm Du lịch sinh thái: mô hình sản phẩm du lịch 3F.
  48. Theo tác giả Lindberg (1991), có bốn loại khách DLST: • Thứ nhất , Những người thực sự (hard-core) cống hiến vì tự nhiên: các nhà nghiên cứu KH, các nhà vì sự nghiệp giáo dục, bảo vệ môi trường, loại bỏ chất thải, ô nhiễm môi trường hoặc các mục đích tương tự; • Thứ hai, Những người ngưỡng mộ tự nhiên, các hệ sinh thái, họ tham gia các chuyến đi, đặc biệt tới những khu vực được bảo vệ để tìm hiểu, học hỏi về lịch sử văn hoá, tự nhiên, địa phương;
  49. • Thứ ba, Những khách du lịch tự nhiên, họ đến thăm các khu sinh thái như Amazon, loại đưòi ươi Rwanda hoặc những điểm đến tương tự khác, nhưng không phải là những chuyến đi thường xuyên; • Thứ tư, Những khách du lịch thông thường, có chút cảm tình với thiên nhiên, họ đến với thiên nhiên, hệ sinh thái một cách tình cờ, ngẫu hững như là một phần mở rộng trong các tour du lịch của họ.
  50. Theo các tác giả Butler & Hvenegaard (1998), Eagles (1992) và Wilson (1997): khách DLST có một số những đặc điểm chung sau: • Thuộc vào nhóm được giáo dục rất tốt; • Thuộc vào nhóm thu nhập cao so với mức chung;
  51. • Muốn trải nghiệm, đồng thời học các hiện tượng tự nhiên, trải qua các khu vực tự nhiên còn hoang dã và không bị tác động bởi bàn tay con người để làm một cái gì đó có ích cho công tác bảo tồn hệ sinh thái; • Làm một cái gì đó mới lạ để khảng định và thể hiện bản thân.
  52. Các yêu cầu đối với khách DLST • Khách DLST tự giác tham gia vào công tác bảo vệ tài nguyên tự nhiên, chủ động xây dựng mối quan hệ với nhà quản lý với người dân địa phương. Cần hỗ trợ tài chính cho người dân địa phương, giúp đỡ, tạo điều kiện trong các hoạt động DL.
  53. • Khách DLST phải tôn trọng các giá trị văn hoá bản địa, sắc tộc của người dân bản địa. Tránh những hành vi, thái độ gây ra những tiêu cực đối với ngưòi dân tại khu vực. • Điều quan trọng là các khách DLST phải nhận thức, hiểu được đầy đủ về văn hoá, lịch sử, địa lý, các nguyên tắc đạo đức của khu vực đến thăm.”Nhập gia tùy tục “
  54. 4. Vai trò của cộng đồng dân cư địa phương đối với Du lịch sinh thái DLST chỉ hấp dẫn và sẽ càng trở nên hấp dẫn hơn nếu có sự tham gia của người dân địa phương. Vì : Thứ nhất, người dân bản địa có được những kinh nghiệm truyền thống rất quý báu về tự nhiên về nơi mà họ đã sinh ra, lớn lên và đang sống. Những kinh nghiệm và kiến thức mang tính truyền thống này được đúc kết từ bao đời, thậm chí phải trải qua những hy sinh, tranh đấu để tồn tại trong thiên nhiên mới có được.
  55. Thứ hai, Kiến thức về thiên nhiên của người dân địa phương có lợi và mang lại nhiều thông tin bổ ích cho các nhà khoa học, hướng dẫn viên làm việc trong các công ty lữ hành, những người làm công tác bảo vệ rừng quốc gia và ngay cả những tổ chức, cá nhân triển khai các dự án kinh tế nói chung và du lịch nói riêng tại một địa bàn nhất đinh.
  56. • Thứ ba, khi người dân bản địa được hưởng lợi ích trực tiếp từ các di sản do thiên nhiên ban cho và tổ tiên để lại thì họ không coi đó nó như di sản và coi đó là tài sản. Điều này có nghĩa là trong nhận thức, tư duy, hành động và thái độ của họ luôn được khuyến khích để đóng góp những kiến thức truyền thống đó vào kho tàng kiến thức của nhân loại.
  57. • Thứ tư, Khi mà cuộc sống của họ trở nên tốt hay xấu là tùy thuộc vào việc gìn giữ và bảo tồn bền vững các tài nguyên tự nhiên, nhân văn mà họ đang có thì họ sẵn sàng tích cực tham gia đóng góp vào các dự án phát triển du lịch tại địa phương
  58. Có nhiều lý do để người dân địa phương cân nhắc và lựa chọn DLST bởi vì: • Một trong những nguyên tắc chính của DLST là khả năng để tối đa hoá lợi ích của DL, không chỉ về khía cạnh thu nhập cho họ mà vì DLST còn bảo tồn hệ sinh thái, bầu sinh quyển và cơ sở hạ tầng xã hội.
  59. • Muốn là một phần trong đà DL ngày càng tăng trưởng. Nhận thức được giá trị cao của những điểm hấp dẫn tự nhiên của địa phương; • Hiểu và cảm nhận được những ý kiến bảo tồn và sự cần thiết phải bền vững; • Mong muốn phát triển ngành DL địa phương theo đúng cách.
  60. • Để nâng cao nhận thức về DLST đối với người dân bản địa và tranh thủ những kinh nghiệm truyền thống rất quý báu về tự nhiên và những nơi mà họ đang sống, chúng ta cần tổ chức các khoá đào tạo, giáo dục trước khi công đồng địa phương nhận được các lợi ích có ý nghĩa từ DLST.
  61. • Đặc biệt là về ngôn ngữ (những câu giao tiếp rất cơ bản bằng tiếng nước ngoài), môi trường, vệ sinh (các kỹ năng rửa tay, bát đĩa, ) các kỹ năng lịch sử tự nhiên. • Làm cho người dân địa phương không chỉ sở hữu những kiến thức thực tế, do tổ tiên để lại của những khu tự nhiên mà còn cảm thấy được khuyến khích vì sự phát triển của DLST
  62. • Một mặt cần đào tạo những kỹ năng cần thiết. Mặt khác, thừa nhận những kỹ năng vốn có của người dân bản địa, phù hợp với những mong đợi, nguyên vọng của họ, phù hợp với kết quả của các dự án du lịch được đưa ra tại địa phương
  63. • Người dân địa phương phải được tham gia vào các mức độ phát triển của DLST, từ lên kế hoạch tới quản lý, tư vấn bởi vì họ là một phần trong hệ sinh thái với tư cách là những người dân bản địa. Quá trình lên kế hoạch phải tính tới vai trò tham gia của người dân địa phương trên các khía cạnh: họ có tham gia, hiểu như thế nào?
  64. Theo tác giả Drake (1991): những lợi thế cho người dân địa phương tham gia vào các dự án DLST gồm: – Tăng tính hiệu quả bằng cách tư vấn, trao đổi và kéo họ vào các hoạt động tổ chức và thực hiện dự án; – Tăng vai trò tham gia của họ để đảm bảo mục đích của các dự án luôn được đáp ứng và lợi ích được cảm nhận bởi các nhóm hưởng lợi đã chủ định;
  65. Tăng quyền lực của người dân địa phương bằng cách trao quyền kiểm soát của người dân địa phương đối với các tài nguyên của họ và cho họ tự quyết định trên việc sử dụng các nguồn tài nguyên vốn ảnh hưởng tới cuộc sống của họ;
  66. Chia sẻ chi phí với những người hưởng thụ địa phương, ví dụ: chi phí lao động địa phương, chi phí tài chính; việc hoạt động và duy trì dự án; các chi phí kiểm soát và đánh giá.
  67. • Những bất lợi khi có sự tham gia của người dân địa phương trong các dự án DLST, được tác giả Brian Garrod (2003) và Drake (1991) đã nhắc tới: – Quản lý sự tham gia của người dân địa phương thông thường làm tăng số lượng nhân viên cần thiết để điều hành dự án và vì thế làm tăng chi phí;
  68. –Xuất hiện sức ép từ phía cộng đồng địa phương, khiến phạm vi dự án vượt quá những dự định bạn đầu, kết quả là tăng chi phí; –Những lợi ích không phải lúc nào cũng tới được với những người thụ hưởng dự định;
  69. –Việc thông báo trước về những dự định của dự án cho dân địa phương có thể mang lại sự tức giận, chán nản của họ nếu như dự án không may bị thất bại hoạc bị trì hoãn hoặc chỉ thực hiện được một phần vì nhiều lý do khách quan khác nhau;
  70. –Kêu gọi sự tham gia của cộng đồng địa phương có thể kéo dài thời gian và nhiều khi càng tạo ra nhiều mâu thuẫn dẫn tới tình trạng “lắm thầy nhiều ma”;
  71. –Các nhóm người địa phương có được cơ hội để từ chối không cho người ngoài tiếp cận với việc làm và các cơ hội giải trí;
  72. –Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào quá trình lên kế hoạch cho phép những nhóm nhất định tham gia và phân biệt với các nhóm khác.
  73. Case study(20%) 1. Đọc hiểu 2. Phát hiện vấn đề mà điển cứu đã nêu ra 3. Các kiến thức đã được áp dụng trong điển cứu 4. Bình luận về giải pháp 5. Trả lời bằng tiếng Anh các câu hỏi trong phần cuối của điển cứu . Thời gian nộp trước 20/11