Du lịch cộng đồng - Chương 1: Giới thiệu chung về du lịch & du lịch cộng đồng

pdf 36 trang vanle 3430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Du lịch cộng đồng - Chương 1: Giới thiệu chung về du lịch & du lịch cộng đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdu_lich_cong_dong_chuong_1_gioi_thieu_chung_ve_du_lich_du_li.pdf

Nội dung text: Du lịch cộng đồng - Chương 1: Giới thiệu chung về du lịch & du lịch cộng đồng

  1. DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ThSyõ TRAÀN PHI HOAØNG 1
  2. Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DU LỊCH & DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 1.1. Khái niệm về du lịch Đến nay người ta vẫn chưa xác định chính xác khái niệm du lịch có từ bao giờ. Chỉ biết rằng du lịch đã xuất hiện từ rất lâu và trở thành một nhu cầu quan trọng trong đời sống con người. Khái niệm du lịch vẫn đang là đối tượng nghiên cứu và thảo luận của nhiều nhà khoa học và quản lý du lịch. Vì thế, cũng có rất nhiều khái niệm du lịch. Theo tổ chức du lịch thế giới: “ Du lịch là một hoạt động du hành đến một nơi khác với địa điểm thường trú thường xuyên của mình nhằm mục đích thỏa mãn những thú vui của họ, không vì mục đích làm ăn”. Du lịch là tập hợp các mối quan hệ hiện tượng kinh tế bắt nguồn từ hành trình và cư trú của các cá thể ngoài nơi ở thường xuyên của họ với mục đích hòa bình, nơi họ đến cư trú không phải là nơi làm việc của họ”. Theo các học giả người Mỹ (Mcintosh và Goeldner): “ Du lịch là một ngành tổng hợp của các lĩnh vực: lữ hành, khách sạn, vận chuyển và các yếu tố cấu thành khác, kể cả việc xúc tiến, quảng bá nhằm phục vụ các nhu cầu và những mong muốn đặc biệt của du khách ”. Vậy du lịch là một hoạt động của con người, ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình để đến một nơi nào đó nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định. Hay nói như Mill và Morrison: “Du lịch là một hoạt động xảy ra khi con người vượt khỏi biên giới của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ để nhằm mục đích giải trí và lưu trú tại đó ít nhất 24 giờ nhưng không quá một năm”. Có thể nói, du lịch bắt nguồn từ nhu cầu muốn khám phá, giao tiếp và học hỏi thế giới xung quanh vốn phong phú, đa dạng và chứa nhiều tiềm ẩn. Du lịch xuất hiện và trở thành một hiện tượng đặc biệt trong đời sống con người. Trước đây, du lịch được xem là đặc quyền của giới thượng lưu, tầng lớp giàu có. Nhưng ngày nay nó đã, đang và sẽ trở thành một nhu cầu phổ biến, đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của nhiều tầng lớp trong xã hội. Du lịch góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người. ThSyõ TRAÀN PHI HOAØNG 2
  3. Vì thế, đặc tính của du lịch có thể khái quát qua 03 yếu tố cơ bản sau: -Du lịch là sự di chuyển đến một nơi mang tính tạm thời và trở về sau thời gian một vài này, vài tuần hoặc lâu hơn. -Du lịch là hành trình tới điểm đến, lưu trú lại đó và bao gồm các hoạt động ở điểm đến. Hoạt động ở các điểm đến của người đi du lịch làm phát sinh các hoạt động, khác với những hoạt động của người dân địa phương. -Chuyến đi có thể có nhiều mục đích nhưng không vì mục đích định cư và tiềm kiếm việc làm tại điểm đến. 1.2. Khái niệm khách du lịch Xuất phát từ những nhận định trên nên cũng có nhiều định nghĩa về khách du lịch như sau: Nhà kinh tế học người Anh (Ogilvie) cho rằng: “Khách du lịch là tất cả những người thỏa mãn hai điều kiện: rời khỏi nơi ở thường xuyên trong khoảng thời gian dưới một năm và chỉ tiêu tiền tại nơi họ đến mà không kiếm tiền ở đó”. Theo nhà xã hội học Cohen: “Khách du lịch là một người tự nguyện rời khỏi nơi cư trú thường xuyên trong khoảng thời gian nhất định, với mong muốn được giải trí, khám phá những điều mới lạ từ những chuyến đi tương đối xa và không thường xuyên”. Quan điểm của Ogilvie chưa phân biệt rõ người đi du lịch và những người rời khỏi nơi cư trú của mình không vì mục đích du lịch. Trường hợp của Cohen thì phân biệt giữa khách du lịch và những người di chuyển khỏi nơi ở thường xuyên một cách đơn thuần. Hành trình của khách du lịch là tự nguyện để phân biệt với những người bị đày và tị nạn. Tính tạm thời, sự quay lại nơi cư trú thường xuyên của khách du lịch khác với những chuyến đi một chiều của những người di cư, càng khác với những chuyến đi của dân du mục, du canh, du cư. Khoảng cách về không gian và thời gian của khách du lịch tương đối dài hơn những người chỉ đơn thuần tham quan và dạo chơi. Khách du lịch với mong muốn khám phá, tìm hiểu những điều mới lạ, lý thú, những giá trị về văn hóa và thiên nhiên ở điểm đến khác với mục đích nghiên cứu, học tập và kinh doanh. Định nghĩa khách du lịch còn phân biệt rõ khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa. Khách du lịch quốc tế (International tourist): là người lưu trú ít nhất một đêm nhưng không quá một năm tại một quốc gia khác với quốc gia thường trú với nhiều mục đích khác nhau ngoài hoạt động để trả lương ở nơi đến. Ngoài ra, Pháp Lệnh du lịch Việt Nam còn quy định: Khách du lịch quốc tế là ThSyõ TRAÀN PHI HOAØNG 3
  4. người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”. Khách du lịch nội địa (Domestic tourist) : là người đang sống trong một quốc gia, không kể quốc tịch nào, đi đến một nơi khác không phải là nơi cư trú thường xuyên trong quốc gia đó, ở một thời gian ít nhất 24 giờ và không quá một năm, với các mục đích: giải trí, công vụ, hội họp, thăm thân ngoài những hoạt động để lãnh lương ở nơi đến”. Pháp Lệnh du lịch Việt Nam còn quy định: Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vị lãnh thổ Việt Nam. 1.3. Khái niệm du lịch cộng đồng Du lịch sinh thái cộng đồng: Là loại hình du lịch dựa trên sự đa dạng về điều kiện sinh thái tự nhiên, sự phong phú của các làng nghề truyền thống và nét văn hóa đặc sắc của các cư dân bản địa tại những điểm đến. Tham gia loại hình du lịch này du khách được đến với các cộng đồng dân cư địa phương, thực hiện những cuộc đối thoại, tìm hiểu những nét đặc sắc trong văn hóa bản địa, tắm mình trong cuộc sống của người dân. Loại hình du lịch cộng đồng đã khuyến khích các cộng đồng cư dân tại nơi khách đến tham gia vào các hoạt động du lịch và tạo thêm thu nhập, giảm nhẹ một phần những khó khăn trong đời sống vật chất và tinh thần mà họ đang phải chịu đựng, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. 1.4. Các khái niệm khác Tài nguyên du lịch: là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, các giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch con người; là những yếu tố cơ bản để hình thành sản phẩm dịch vụ du lịch, hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch” (Tiến sỹ Trần Văn Thông). Điểm du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch (bình thường hoặc hấp dẫn), có khả năng đưa vào phục vụ du khách Khu du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch với ưu thế nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, được quy qoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng cho nhu cầu tham quan du lịch của du khách (Tiến sỹ Trần Văn Thông). Cơ sở cung ứng du lịch: là những đơn vị cung cấp cho du khách một phần hay toàn phần sản phẩm dịch vụ du lịch. Các đơn vị cung ứng dịch vụ bao gồm: ThSyõ TRAÀN PHI HOAØNG 4
  5. +Một điểm vui chơi giải trí cung ứng các loại hình và dịch vụ vui chơi giải trí cho du khách. +Một khách sạn cung ứng các dịch vụ lưu trú, giải trí và ăn uống cho du khách +Một nhà hàng chuyên về dịch vụ ăn uống cho du khách. +Một công ty vận chuyển (hàng không, hàng hải, đường sắt, đường bộ, cáp treo ) cung ứng các dịch vụ vận chuyển cho du khách. Cơ sở lưu trú du lịch: là những cơ sở kinh doanh về buồng - phòng, giường và các dịch vụ khác phục vụ du khách. Cơ sở lưu trú bao gồm: khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp (resort), motel, làng du lịch, biệt thự, căn hộ, lều, nhà chòi, bãi cắm trại cho thuê, tàu thuyền du lịch, trong đó, khách sạn là cơ sở tru trú chủ yếu. Khái niệm doanh nghiệp lữ hành: Có thể nói, có một loại doanh nghiệp đặc biệt được ra đời muộn hơn nhưng có vai trò quan trọng, không thể thiếu được khi du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng như hiện nay, hoạt động của loại doanh nghiệp này đóng vai trò cầu nối giữa du khách và doanh nghiệp cung ứng các loại dịch vụ, hàng hóa có liên quan cho du khách, có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện các chuyến đi du lịch, biến nhu cầu du lịch của xã hội thành thực tiễn đó là Doanh nghiệp lữ hành. Doanh nghiệp lữ hành là gì? Các học giả đã có những định nghĩa khác nhau, mỗi người đều có một quan niệm riêng và nghiên cứu ở những góc độ khác nhau: -A-Popliman cho rằng: “ Doanh nghiệp lữ hành là một người hoặc một tổ chức có đủ tư cách pháp nhân, được quản lý và tổ chức hoạt động với mục đích sinh lợi nhuận thương mại thông qua việc tổ chức tiêu thụ trực tiếp hoặc gián tiếp các loại dịch vụ, hàng hóa du lịch hoặc bán các hành trình du lịch hưởng hoa hồng cũng như bán các loại dịch vụ khác có liên quan đến hành trình du lịch đó”. -F. Gunter W. Ericl đưa ra định nghĩa sau: “Doanh nghiệp lữ hành là một doanh nghiệp cung ứng cho du khách các loại dịch vụ có liên quan đến việc tổ chức, chuẩn bị một hành trình du lịch, cung cấp những hiểu biết cần thiết về mặt nghề nghiệp (thông qua hình thức thông tin tư vấn) hoặc làm môi giới tiêu thụ dịch vụ của các khách sạn, doanh nghiệp vận chuyển hoặc các doanh nghiệp khác trong mối quan hệ thực hiện một hành trình du lịch”. - Theo Edgar Robger: “Doanh nghiệp lữ hành là doanh nghiệp sản xuất, gián tiếp hay trực tiếp bán các loại dịch vụ, đáp ứng các loại thông tin, làm tư vấn cho du khách khi lựa chọn các loại dịch vụ ấy”. - Acen Georgiev nói: “Doanh nghiệp lữ hành là một đơn vị kinh tế, tổ chức và bán cho những dân cư địa phương hoặc không phải là dân cư địa phương (nơi doanh nghiệp đăng ký) những chuyến đi du lịch tập thể hoặc cá nhân có kèm theo những dịch vụ lưu trú cũng như các loại dịch vụ bổ sung khác có liên quan đến ThSyõ TRAÀN PHI HOAØNG 5
  6. chuyến đi du lịch; Làm môi giới bán các hành trình du lịch hoặc các dịch vụ, hàng hóa được sản xuất bởi các doanh nghiệp khác ”. Tóm lại, Doanh nghiệp lữ hành là một doanh nghiệp hoạt động với mục đích chuẩn bị và tổ chức một chuyến đi du lịch phục vụ du khách. Nó làm cầu nối giữa dân chúng với các đơn vị kinh tế du lịch đặc biệt với giao thông. 1.5. Sự xuất hiện của ngành du lịch hay kỹ nghệ du lịch Ngày xưa, du lịch chỉ xuất hiện ở tầng lớp giàu có. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, du lịch đã trở thành một hiện tượng, một nhu cầu phổ biến và ngày càng giữ vai trò quan trọng của mọi cá nhân, mọi đoàn thể trong thời đại công nghiệp. Ngày trước, khách du lịch thường đi tự phát và tự thỏa mãn những nhu cầu bình thường trong suốt chuyến đi của mình. Càng về sau, những nhu cầu đi lại, lưu trú, ăn uống, giải trí của du khách đã trở thành những cơ hội kinh doanh của nhiều cá nhân, nhiều tổ chức. Ngành kinh doanh du lịch ra đời nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách. Theo thời gian, nhu cầu của khách du lịch cũng ngày càng cao, càng phong phú và đa dạng hơn. Vì thế, kinh doanh du lịch cũng dần nâng lên thành kỹ nghệ và ngày càng được xã hội nhìn nhận đúng hơn. Năm 1971, Hội nghị quốc tế về du lịch khẳng định: “ Ngành du lịch như là người đại diện cho tập hợp các hoạt động công nghiệp và thương mại cung ứng toàn bộ hay chủ yếu các hàng hóa và dịch vụ của khách du lịch quốc tế và nội địa”. Vì vậy, du lịch có thể xem là ngành kinh tế tổng hợp cung ứng các hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở kết hợp giá trị các tài nguyên du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. 1.6. Du lịch dưới góc nhìn của các đối tượng sau Khách du lịch: Tùy từng đối tượng du khách mà nhu cầu thỏa mãn về vật chất và tinh thần có khác nhau. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ: xem du lịch là cơ hội cung cấp nhiều hàng hóa và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, thu nhiều lợi nhuận về cho mình. Cư dân địa phương: du lịch là dịp tạo ra nhiều cơ hội về việc làm và sự giao lưu văn hóa. Dĩ nhiên, quá trình giao lưu văn hóa quốc tế cũng có mặt được và mặt hạn chế. Phát triển du lịch cũng là dịp nâng cao nhận thức về văn hóa, về môi trường trong dân cư địa phương. Chính quyền địa phương: Phát triển du lịch là điều kiện tốt để thực hiện xuất khẩu tại chỗ, thu nhiều nguồn ngoại tệ về cho địa phương, giải quyết nạn thất ThSyõ TRAÀN PHI HOAØNG 6
  7. nghiệp có xu hướng gia tăng, khai thác các nguồn lao động nhàn rỗi trong dân, thúc đẩy cho các ngành kinh tế khác phát triển. Tóm lại, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp nhiều lĩnh vực, nhiều ngành khác. Khái niệm về du lịch cũng phong phú và đa dạng. Vì thế, tùy từng đối tượng & mục đích nghiên cứu mà chọn khái niệm phù hợp. ThSyõ TRAÀN PHI HOAØNG 7
  8. Chương 2: THỰC TRẠNG & GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở ĐB SÔNG CỬU LONG 2.1. Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ở ĐBS Cửu Long 2.1.1. Vị trí địa lý & điều kiện tự nhiên Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) hay còn gọi là miền Tây Nam Bộ, nằm ở hạ nguồn sông Mekong, là vùng châu thổ lớn nhất nước ta -Diện tích đất tự nhiên: 04 triệu ha -Toàn vùng có: 01 Tp. Cần Thơ & 12 tỉnh -Dân số: hơn 18 triệu người Đây là vùng phì nhiêu hàng năm cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu: +Trên 50% sản lượng lương thực, chiếm 90% lượng xuất khẩu gạo cả nước +Trên 70% sản lượng trái cây của cả nước +Trên 52% lượng thủy sản (lớn nhất của cả nước), chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Những năm gần đây, các tỉnh khu vực ĐBSCL đã tạo môi trường đầu tư tốt nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, khai thác hiệu quả tiềm năng phong phú của vùng này, kể cả du lịch. 2.1.2. Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ở ĐBS Cửu Long Nằm trải dài trên hai con sông Hậu và con sông Tiền, ĐBSCL là vùng sông nước hữu tình, cây lành trái ngọt, người dân hiền hòa mến khách với những địa danh được nhiều du khách biết đến như: chùa cổ Vĩnh Tràng, Trại rắn Đồng Tâm, Cồn Thới Sơn (Tiền Giang), sân chim Ba Tri, Cồn Phụng (Bến Tre), cù lao Bình Hòa Phước (Vĩnh Long), chợ nổi Cái Răng, vườn cò Bằng Lăng (Cần Thơ), biển Hà Tiên, Hòn Chông, Phú Quốc (Kiên Giang), chùa Dơi (Sóc Trăng), chùa Tây An, Miếu Bà Chúa Xứ (An Giang), Căn cứ Xẻo Quýt, Tràm Chim (Đồng Tháp), rừng ngập mặn, rừng U Minh (Cà Mau), khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên Láng Sen (Long An) Một vùng sông nước với hệ thống kênh rạch chằng chịt, những cù lao đầy ắp hoa trái và sản vật chính là nguồn nguyên liệu dồi dào để chế biến các món ăn độc đáo mang đậm bản sắc Phương Nam: cá lóc nướng trui, lươn, rắn nướng lèo, cá tai tượng chiên xù, canh chua bông điên điển cùng với vô số các loại rau, củ quả đủ vị thơm, chua, chát, ngọt, bùi ThSyõ TRAÀN PHI HOAØNG 8
  9. Đến với ĐBSCL là đến với những vùng đặc sản: Kẹo dừa Bến Tre, nem Lai Vung, vú sữa Lò Rèn, măng cụt Cái Mơn, bưởi Nam Roi, bưởi da xanh, Cam sành Tam Bình, Xoài Cát Hòa Lộc, bánh phồng Sa Đéc, bánh pía Sóc trăng, mắm Châu Đốc, rượu Sim Phú Quốc là những thương hiệu mang lại hương vị đậm đà cho ẩm thực ĐBSCL từ lâu làm nức lòng du khách trong và ngoài nước. 2.2. Vai trò và ý nghĩa của việc phát triển du lịch cộng đồng Ngày nay, du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu của con người trong đời sống công nghiệp hiện đại. Càng ngày càng có nhiều người thích phương thức du lịch đến với các cộng đồng dân cư địa phương, thực hiện những cuộc đối thoại, tìm hiểu những nét đặc sắc trong văn hóa bản địa, tắm mình trong cuộc sống của người dân. Sự đa dạng về sinh thái và văn hóa là những nét mới trong nhu cầu tìm hiểu của du khách tham quan. Vì thế, loại hình du lịch cộng đồng đã khuyến khích cộng đồng cư dân tại nơi khách đến tham gia vào các hoạt động du lịch và tạo thêm thu nhập, giảm nhẹ một phần những khó khăn trong đời sống vật chất và tinh thần mà họ đang phải chịu đựng. Một trong những điều kiện để góp phần phát triển loại hình du lịch cộng đồng là phát triển các làng nghề. Làng nghề hình thành lâu đời ở nước ta nhưng sự ra đời của nó không đồng đều trong các vùng của cả nước và thực sự chỉ phát triển kể từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới. Cùng sự đi lên của nền kinh tế, nhiều làng nghề năng động đã tìm hướng đi cho mình bằng sự phát triển các làng nghề truyền thống. Bằng những nỗ lực đó, nhiều làng nghề đã khôi phục lại những sản phẩm truyền thống như: dệt lụa, dệt thổ cẩm, thêu ren, đan mây, gốm sứ, đồ gốm, đồ gỗ, đúc đồng nổi tiếng một thời bị mai một vì không được khuyến khích. Những làng nghề đó, đang dần trở thành những điểm du lịch hấp dẫn du khách, không những chỉ giới thiệu được truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc mà còn sáng tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách tham quan, tăng thêm thu nhập cho cá nhân và gia đình. Nhưng có một thực tế là hiện nay các làng nghề phát triển không đồng đều vì nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là sự thiếu quan tâm của chính quyền, sự đầu tư của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp du lịch. Đồng bằng sông Cửu Long không còn là xứ sở huyền thoại “Đất rộng người thưa”, “làm chơi ăn thiệt” như người xưa thường nói, mà bây giờ người dân đã phải đối mặt với việc thiếu đất cảnh tác, thiếu việc để làm. Tình trạng nhân lực kéo lên các thành phố lớn khác để mưu sinh hiện trở nên phổ biến. Trong bối cảnh đó, nhiều làng nghề sản xuất một số mặt hàng mỹ nghệ bằng nguyên sẵn có ở địa phương như ThSyõ TRAÀN PHI HOAØNG 9
  10. cối, dừa, lục bình, và một số mặt hàng bằng gốm khác đã có những đóng góp tích cực và quan trọng trong việc tạo thêm nhiều việc làm và hạn chế di dân ở nhiều vùng nông thôn. -Sự phát triển du lịch cộng đồng tại các vùng dân cư đã có tác động mạnh mẽ làm thay đổi nhanh chóng của những làng quê nghèo. -Nhiều địa phương đã biết khai thác tiềm năng địa phương của mình để phát triển loại hình du lịch đặc biệt này. -Từ những hoạt động du lịch cộng đồng, những vùng nông thôn, miền núi xa xôi trở nên trù phú và giàu có. 2.3. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng ở ĐBS Cửu Long -Du lịch đến ĐBSCL, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên và đời sống dân dã của cư dân miền nền văn minh sông nước Nam Bộ, được nghỉ chân ở những vườn cây ăn trái trĩu quả, tự tay trở thành những nông phu hái quả, câu cá, làm vườn hoặc tham quan những làng nghề truyền thống, được đắm mình trong những khu dã ngoại, những khu vui chơi dưới nước, được nghỉ trong những ngôi nhà dân (là du lịch kiểu homestay), được thưởng thức nghệ thuật đàn ca tài tử cải lương -Nét độc đáo của ĐBSCL là kênh rạch đan xen chằng chịt giữa các khu vườn ven sông, rộng hàng chục đến hàng trăm hecta (ha) tạo thành hệ sinh thái tự nhiên rất đặc sắc. Hết sông cái đến sông con, rồi kênh, rạch, xẻo, ngọn, mương, vườn cứ thế chạy đến tận nhà. Đến ĐBSCL, du khách bị thu hút bởi các loại phương tiện giao thông thủy đa dạng như: ghe lớn, ghe nhỏ, xuồng ba lá, xuồng năm lá, xuồng máy, ghe tam bản chạy như bất tận. -Chính sức hấp dẫn đó đã khiến cho ĐBSCL trở thành những địa danh du lịch hấp dẫn du khách, đặc biệt là khách quốc tế. -Ngành du lịch ĐBSCL hàng năm thu hút hàng triệu du khách đến tham quan, Tốc độ tăng trưởng của du lịch ĐBSCL không ngừng tăng lên, 15-20% mỗi năm. Tuy nhiên, có thể nói: -Sản phẩm du lịch ĐBSCL còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có nên chưa hấp dẫn du khách, chưa rút hầu bao của du khách quốc tế. -Chất lượng sản phẩm của ĐBSCL nhiều năm qua không được nâng lên. Sản phẩm du lịch xoay quanh loại hình du lịch sinh thái miệt vườn. Các điểm tham quan ở đây quanh đi quẩn lại cũng: đi thuyền trên sông, đi xuồng vào các kênh rạch nhỏ, ghé chợ nổi, vườn trái cây, thăm các làng nghề (kèo dừa, bánh tráng, gạch ngói, lò gốm ), tham quan nhà vườn, đờn ca tài tử, thưởng thức trái cây, ẩm thực miền sông nước Đó chính là những lý do khiến cho khách “một đi không trở lại”. ThSyõ TRAÀN PHI HOAØNG 10
  11. -Sản phẩm du lịch chưa phong phú và đa dạng, đặc biệt là có sự trùng lắp giữa các địa phương. Và quá trình này diễn ra ngày càng nhiều và đáng báo động. -Các địa phương, các làng du lịch, các tỉnh không có sản phẩm du lịch độc đáo làm điểm nhấn tạo sự khác biệt so với các địa phương, các tỉnh thành khác. -Sản phẩm du lịch ĐBSCL chỉ hướng vào thị trường đại chúng, chứ chưa hướng tới từng đối tượng cụ thể. Các đối tượng khách hiện nay đi cùng một chương trình tour mà không cần biết khách có thời gian nhiều hay không? khách thích cái gì? khách muốn tìm hiểu gì? v.v -Sản phẩm du lịch ĐBSCL chưa mang tính giáo dục và khám phá cao. -Sản phẩm du lịch ĐBSCL chưa tạo sự nổi bật, tạo được điểm nhấn cho cả vùng. -Các địa phương có tài nguyên du lịch cộng đồng, có những điểm tương đồng, thường rất lúng túng trong việc định hướng cho ra sản phẩm dịch vụ du lịch thu hút du khách. -Mức độ tham gia của cộng đồng còn thấp và còn mang tính bị động. Cụ thể như mọi người chờ khách đến, phục vụ được cái gì thì phục vụ, bán được cái gì thì bán, được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Tất cả các cư dân làm du lịch cộng đồng còn phụ thuộc nhiều vào các công ty du lịch gửi khách tới. -Đội ngũ lao động trong lĩnh vực du lịch chưa chuyên nghiệp, mức độ hài lòng của khách du lịch chưa cao. -Nguồn nhân lực (nhân sự ) của ngành du lịch ĐBSCL còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ hiện tại và tương lai. -Cơ sở vật chất kỹ thuật như: khách sạn, nhà hàng mang tính tầm cỡ quốc tế phục vụ cho du khách, đặc biệt du khách hội nghị, hội thảo chưa có (Chỉ riêng Trung tâm hội nghị Hồng Kông thu hút 3,5 triệu lượt du khách quốc tế mỗi năm). -Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường đến các địa phương còn kém, chưa phát triển làm mất nhiều thời gian đi lại hoặc gây trở ngại cho du khách. -Nhiều nơi, chính quyền địa phương, doanh nghiệp còn ít chia sẻ các nguồn lợi từ du lịch cho cư dân địa phương. Tất cả những điều nêu trên làm cho khách không có điều kiện tham gia vào các hoạt động của cộng đồng, thời gian lưu trú không cao, mức chi tiêu không nhiều, hiển nhiên cộng đồng không thu được nhiều lợi ích từ du lịch. Đó là chưa kể những chi tiêu đó, đôi khi chỉ tập trung vào một số nhóm người, trong khi cuộc sống của cộng đồng bị xáo trộn, tài nguyên du lịch của địa phương bị khai thác để phục vụ du khách. Như vậy, du lịch cộng đồng không mang lợi ích thật sự cho cộng đồng. -Quá trình khai thác làm cho môi trường sống và quần thể dân cư ít nhiều bị xâm hại. ThSyõ TRAÀN PHI HOAØNG 11
  12. -Lời báo động của viện nghiên cứu quốc tế “Cửu Long cạn nguồn” vì Trung Quốc xây 14 đập nước trên thượng nguồn ở Vân Nam; Thái Lan chuyển dòng chảy để tưới tiêu cho vùng Đông Bắc khô cằn; Biển Hồ (là hồ điều tiết nước vùng hạ lưu sông Mê Kông trên đất Campuchia) đang cạn dần do tốc độ bồi lắng quá nhanh; Vùng châu thổ Sông Cửu Long cạn do bị nước mặn lấn sâu, lũ lụt ngày càng thường xuyên và nặng nề hơn; các sân chim nay vắng bóng các đàn chim quý hiếm từng được tổ chức bảo tồn thế giới đánh giá cao; Việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, nước thải công nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của cộng đồng. -Hậu quả của tình trạng ô nhiễm môi trường ai cũng nhìn thấy rõ: Nếu nguồn tôm cá tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vài năm trước đây còn rất phong phú, thì này dần dần cạn kiệt. Câu chuyện cách đây mấy năm, ngư dân tình cờ lưới được một “con cá đuối nước mặn” dài 4 mét, ngang 2 mét và nặng 270 kg trên sông Tiền, không phải là dấu hiệu đáng mừng mà là dấu hiệu báo động về thảm họa môi trường. 2.4. Vai trò của nhà nước trong phát triển du lịch cộng đồng -Vai trò của nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển du lịch cộng đồng: +Khởi đầu các doanh nghiệp khai thác lữ hành, mở các tour, các điểm, các tuyến tham quan làm thí điểm nhằm phục vụ du khách, dần dà nắm bắt được nhu cầu của khách du lịch, cộng đồng dân cư địa phương tại các điểm đến của du khách phát triển các dịch vụ: ăn, ở, đi lại, tham quan, mua sắm, vui chơi và giải trí +Năm 1980: Vĩnh Long chọn một số vườn cây ăn trái làm điểm tham quan và phục vụ ăn uống khi tiếp đón đoàn khách Liên Xô. Sau đó, có khá nhiều doanh nghiệp đưa khách trong và ngoài nước đến tham quan. Số lượng du khách đến Vĩnh Long tăng đều hàng năm (trên 20%): năm 2002 đón 174.000 khách, năm 2006 đón 370.000 khách (trong đó, khách quốc tế chiếm hơn 100.000 ngàn khách), với hơn 30 điểm tham quan du lịch, về cơ bản lấy không gian sông nước, vườn cây ăn trái, các giá trị văn hóa truyền thống (đàn ca tài tử, cải lương, hò vè ) và sinh hoạt nông thôn làm nền tảng cho các sản phẩm du lịch. -Nhà nước cần duy trì tổ chức các cuộc hội thảo nhằm tác động, định hướng, chỉ ra những thiếu sót và những việc cần hoàn thiện của các địa phương. -Hội thảo giúp phía quản lý nhà nước nâng cao nhận thức về vai trò của sự phát triển du lịch cộng đồng, để từ đó có những chính sách về vốn, về phương hướng và đào tạo nhân lực cho những cộng đồng dân cư này. -Nhà nước cần chia sẻ các nguồn lợi từ du lịch cho cư dân địa phương như cho ThSyõ TRAÀN PHI HOAØNG 12
  13. người dân tham gia vào các hoạt động du lịch của các đơn vị, đoàn thể để tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Qua đó, tình hình anh ninh trật tự của địa phương đảm bảo được giữ vững. Sự chia sẻ này sẽ hạn chế tình trạng hàng vạn cô gái nông thôn kéo lên thành phố, tập họp, xếp hàng, làm cả những gì đó nữa để cho vài ba kẻ nước ngoài như Hàn Quốc, Đài Loan kệch cỡm và lố bịch “xem mắt”, dẫu biết rằng không ít các cô gái xinh đẹp, hiền hậu và hiếu thảo này đã phải ném mình vào cuộc phiêu lưu may ít rủi nhiều để cứu gia đình hay mong tìm chút thư thới cho gia đình. Hãy đưa lực lượng hùng hậu này vào các dự án du lịch của địa phương. (Ở Nepal có lực lượng hướng dẫn viên hướng dẫn khách leo núi Himalaya, có thu nhập khá cao. Ở Đồng bằng sông Cửu Long có Đồng Tháp Mười, Rừng U Minh, có các vùng biển đảo, có những cánh đồng mênh mông và hệ sinh thái sông nước tuyệt vời sẽ là những yếu tố cơ bản để phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giải quyết lực lượng lao động nông nhàn của địa phương). -Nhà nước cần phải tạo động lực để phát triển du lịch cộng như: hỗ trợ vốn, đào tạo nguồn nhân lực, cao nâng công tác quản lý cho các cá nhân và đơn vị tích cực tham gia phát triển loại hình du lịch này nhằm xóa đói giảm nghèo. -Mở các lớp đào tạo bồi dưỡng tập huấn nghề, duy trì hội thi “tay nghề giỏi” định kỳ. -Nhà nước cần đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường đến các địa phương có khu du lịch, các làng nghề, các tuyến điểm tham quan. -Hướng dẫn và tập huấn cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tuân thủ các nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm. -Nhà nước cần hướng dẫn cư dân địa phương quản lý hoạt động lưu trú. -Cơ quan nhà nước phải giám sát được những hoạt động của các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn để đảm bảo không có vấn đề gì xảy ra. Nếu có vấn đề gì không hay xảy ra, các cơ quan du lịch và chính quyền địa phương phải nhanh chóng phối hợp giải quyết kịp thời. -Nghiên cứu kỹ nhu cầu của khách du lịch nội địa và quốc tế, đặc biệt là các thị trường trọng điểm như: Pháp, Trung Quốc, Nhật, Tây Ban Nha, Úc, Đức để thỏa mãn nhu cầu của họ. -Gia tăng mức độ tham gia và kiểm soát của cộng đồng trong hoạt động du lịch. Mọi hoạt động, xây dựng sản phẩm cần huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư. -Nhà nước nên chuyển dịch từ thị trường du lịch đại chúng sang các thị trường du lịch chuyên biệt. Nghĩa là thiết kế sản phẩm du lịch hướng đến các thị trường khách chuyên biệt như: khách hội nghị, hội thảo nhằm nâng cao giá trị dịch vụ ThSyõ TRAÀN PHI HOAØNG 13
  14. lên. -Tránh lệ thuộc vào một vài thị trường, sẽ gặp khó khăn khi thị trường đó biến động, bất ổn về chính trị. -Lập kế hoạch tôn tạo các di tích lịch sử – văn hóa, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch xây dựng các tiết mục văn hóa nghệ thuật có chất lượng làm sản phẩm du lịch, khuyến khích “nông dân - nhà vườn làm du lịch cộng đồng”. 2.5. Vai trò của cư dân địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng -Phối hợp với các doanh nghiệp du lịch, địa phương để đầu tư, thiết kế những sản phẩm du lịch mới và độc đáo hấp dẫn du khách quay lại lần hai, lần ba. -Đưa các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian của địa phương phục vụ du lịch. -Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và luôn tạo sự độc đáo bất ngờ đối với du khách. Kích thích sinh nhu cầu mới và quyết định quay lại của du khách. -Khai thác bên cạnh bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa bản địa. -Cần khai thác và gìn giữ những phong tục tập quán, những giá trị truyền thống của các cư dân tại điểm đến, tạo nét hấp dẫn riêng cho từng vùng miền. -Phối hợp, cộng tác với các cấp, các ban ngành trong việc giữ gìn vệ sinh cảnh quan môi trường và bảo đảm tuyệt đối an ninh trật tự cho du khách. -Triển khai các hoạt động quảng bá hình ảnh của đơn vị mình, của điểm du lịch mình đến với du khách thông qua: các hội chợ du lịch, các lễ hội, các liên hoan ẩm thực trong nước. 2.6. Những điều kiện cần có để phát triển du lịch cộng đồng Các yếu tố để phát triển du lịch cộng đồng về cơ bản gồm 05 yếu tố chính sau: 1/ Yếu tố tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn (văn hóa, di tích, di sản, các phong tục tập quán, lễ hội ) -Tài nguyên thiên nhiên, sinh thái được bảo tồn tốt và có sức thu hút khách. -Các giá trị văn hóa và truyền thống còn được lưu giữ và bảo tồn như chùa cổ, nhà xưa, âm nhạc dân tộc, các làng nghề truyền thống, các phong tục tập quán -Cơ sở hạ tầng phải đảm bảo: nhà hàng, cửa hàng bán thực phẩm, cửa hàng lưu niệm, các phương tiện vận chuyển phải đến được điểm du lịch 2/ Yếu tố về con người -Nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cho cơ sở hoạt động du lịch cộng đồng. ThSyõ TRAÀN PHI HOAØNG 14
  15. -Các tình nguyện viên sẽ hỗ trợ các điểm du lịch mùa nước lũ -Phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm quản lý du lịch cho các hộ gia đình. -Nhân sự tiếp thị (marketing) du lịch giỏi và tâm huyết với nghề. 3/ Yếu tố về cơ sở vật chất -Đầu tư và hoàn thiện về cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách -Cơ sở vật chất phục vụ du khách phải tôn thêm nét đẹp của điểm tham quan, khu du lịch và hài hòa với cảnh quan môi trường xung quanh như: +Xây dựng nhà vệ sinh sạch, đẹp và phù hợp cảnh quan, kiến trúc (truyền thống hay hiện đại). +Cần có bảng hiệu chỉ dẫn đến các khu vực nhà vệ sinh công cộng, nhà vệ sinh khu dân cư +Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường (mây tre lá, luc bình .) +Trang bị sọt rác (rác sinh hoạt, rác công nghiệp) tại các nơi một cách thẩm mỹ và khoa học. +Cấm vứt rác thải, súc vật trên sông rạch -Cơ sở vật chất phục vụ du khách (phòng ốc, kiến trúc nhà hàng, vật dụng ) phải thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam, tránh các yếu tố ngoại lai, gây phản cảm cho du khách. 4/ Yếu tố về môi trường -Bảo đảm giữ gìn vệ sinh môi trường cảnh quan được sạch đẹp và văn minh. -Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch gắn với sự thân thiện môi trường thiên nhiên như tận dụng năng lượng mặt trời, sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, thiết kế phòng lấy ánh sáng, gió từ thiên nhiên, tránh các thiết bị gây hiệu ứng nhà kính, hạn chế rác thải công nghiệp, nên sử dụng các sản phẩm từ địa phương ( mây, tre, lá, lục bình ). -Nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục giữ gìn vệ sinh môi trường và cảnh quang tại tất cả các tuyến điểm mà du khách đặt chân qua. 5/ Yếu tố về quản lý -Xây dựng chế độ phân chia lợi nhuận hợp lý -Nhà nước cần tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực, vệ sinh môi trường, giá cả tại các cơ sở du lịch nhằm tránh tình trạng ô nhiễm, tình trạng chèn ép, giành giật khách và các biểu hiện không lành mạnh khác. ThSyõ TRAÀN PHI HOAØNG 15
  16. 2.7. Những biện pháp để phát triển du lịch cộng đồng 2.7.1. Những biện pháp chung Theo thống kê của Bộ Nội Vụ, đến 31/12/2005 nước ta có 81.202 thôn, làng, xã, ấp, buôn, bản, sóc (gọi chung là làng xã). Làng xã ở nước ta có nhiều yếu tố hấp dẫn du lịch. Một số làng xã hiện nay là những điểm tham quan du lịch được ưa chuộng và nhiều làng xã khác có triển vọng trở thành những điểm tham quan du lịch hấp dẫn. Hoạt động du lịch làng quê thành công sẽ đem lại lợi ích nhiều mặt cho đất nước, cho địa phương và làng xã. Phát triển du lịch làng quê, đặc biệt là phát triển ở các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn còn hẻo lánh, nơi mà trình độ dân trí còn chưa cao, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn sẽ góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Để phát triển du lịch làng quê, phát triển du lịch cộng đồng thành công thì ngoài việc quy hoạch, định hướng, hỗ trợ vốn, phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách khuyến khích phát triển du lịch làng quê của nhà nước thì vấn đề hết sức quan trọng là làm sao để người dân biết cách tiếp đón, quản lý khách và nhận được những lợi ích sòng phẳng từ hoạt động du lịch. -Những làng xã, địa phương được chọn làm điểm tham quan du lịch cần có điều kiện không quá xa hoặc quá khó khăn để du khách tiếp cận dễ dàng với các phương tiện giao thông như: xe hơi, các phương tiện giao thông thô sơ (xe ngựa, xe trâu, xe bò). -Những làng xã làm du lịch cộng đồng này nếu có sửa sang nâng cấp nhà cửa, đường sá, cầu cống thì phải chú trọng giữ vẻ đẹp cổ kính, truyền thống, với những ngôi nhà cổ, dậu cây xanh, vườn tược, lối đi sạch đẹp, các nhà vệ sinh sạch sẽ Bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống. Nếu làng nào có các nghề thủ công truyền thống thì làng đó càng hấp dẫn du khách. Có thể nói, điều này cần phải được quan tâm vì thường khi du lịch phát triển, cư dân có thu nhập khá lên, họ sẽ có thể phá bỏ kiến trúc truyền thống để xây nhà bê tông, phá vườn tược xây bãi đỗ xe, bỏ dậu cây xanh, dây leo tường nhà để xây tường gạch Quá trình đô thị hóa bất hợp lý này, sẽ làm mất sự hấp dẫn du lịch. -Khuyến khích các điểm du lịch làng nghề sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ bán cho du khách. Nên tập trung khu vực sản xuất và bán hàng thủ công riêng để du khách có thể tham quan, tìm hiểu quá trình sản xuất, tạo thêm sự hấp dẫn cho du khách. -Phát triển hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở các làng nghề là xuất khẩu tại chỗ, thu ngoại tệ về cho cá nhân và địa phương. -Cần mở các quầy lưu niệm phải phong phú sản phẩm để du khách lựa chọn: thuận mua vừa bán. ThSyõ TRAÀN PHI HOAØNG 16
  17. -Trước khi vào làng nghề, hướng dẫn viên phải thông tin cho du khách về điểm tham quan, phong tục tập quán của làng xã (nếu có) để khách tiếp nhận dễ dàng. -Cần phải có bảng chỉ dẫn đặt ở các lối vào làng, các điểm du lịch để định hướng cho khách tham quan. Ở các khu sản xuất, bán hàng thủ công mỹ nghệ, điểm dừng chân, cửa hàng giải khát, nhà vệ sinh nhất thiết phải có bảng chỉ đường. -Làng, điểm du lịch địa phương nào muốn xây dựng cơ sơ lưu trú du lịch tính toán kỹ và rất cần được quy hoạch để đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách nghỉ lại qua đêm mà không phá vỡ quy hoạch chung cũng như cảnh quan môi trường xung quanh. -Xây dựng những sản phẩm du lịch phù hợp với từng nhu cầu của thị trường. Song song đó, tạo những sản phẩm hướng đến thị trường chuyên biệt. -Thiết kế chương trình dựa trên thế mạnh, nét đặc trưng của từng khu vực để tạo nét nội bật riêng, làm điểm nhấn du lịch cho địa phương mình. -Nâng cao tính giáo dục trong các chương trình tour du lịch cộng đồng nhằm thu hút du khách đến với loại hình du lịch này. +Du lịch sinh thái +Du lịch kết hợp nghiên cứu +Du lịch mạo hiểm +Du lịch khám phá Ví dụ, dựa vào điều kiện sinh thái, sông nước kênh rạch để phát triển du lịch mạo hiểm: như tour du lịch 2 ngày, cho du khách trải nghiệm nghệ thuật sống trên sông nước, học các kỹ năng như: nhìn con nước, chèo thuyền, đánh bắt cá, nướng cá và nhiều hoạt động sinh hoạt khác để có thể thích ứng và tồn tại với môi trường. Dĩ nhiên phải hướng dẫn khách và chọn những kỹ năng đơn giản để thực hiện vì kỹ năng sống dưới nước không thể nắm bắt được chỉ trong 1, 2 ngày. Thực tế, vẫn có những khách thích mua các tour mang tính khám phá như thế này, kể cả “tour du lịch mùa nước nổi”. Đó là những trãi nghiệm mà nhiều du khách, đặc biệt khách Phương Tây ấn tượng mãi. Tính cách của người ĐBSCL tuy cần cù, sáng tạo, năng động nhưng có phần bảo thủ, phong cách sống và tập quán tiêu dùng phóng khoáng nên ý thức tích lũy kém, thói quen lao động tùy hứng nên khó thích nghi với lao động công nghiệp. Vì vậy, khi chuyển từ nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp dịch vụ, cần có thời gian dài để thích ứng như: đào tạo chuyên môn, ngoại ngữ, tác phong công nghiệp Phát triển du lịch cộng đồng phải có sự tôn trọng đối với các giá trị văn hóa, di sản và truyền thống của từng địa phương. Thực tế chứng minh rằng phát triển du lịch cộng đồng sẽ giúp cho nhiều giá trị văn hóa và di sản được khôi phục. ThSyõ TRAÀN PHI HOAØNG 17
  18. 2.7.2. Những biện pháp từ cư dân tham gia du lịch cộng đồng -Các cơ sở du lịch cộng đồng hạn chế tối đa đầu tư xây dựng các điểm du lịch quy mô nhỏ không khả năng đáp ứng nhu cầu du khách và thiếu sự liên kết với các tuyến điểm khác, các doanh nghiệp lữ hành để tạo thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn. -Cần thiết kế những sản phẩm du lịch mới và độc đáo hấp dẫn du khách quay lại lần hai, lần ba. -Cần đưa các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian như đờn ca tài tử cải lương, hò vè, múa của địa phương phục vụ du lịch. -Khai thác các giá trị văn hóa bản địa bên cạnh bảo vệ và phát huy. -Cần khai thác và gìn giữ những phong tục tập quán, những giá trị truyền thống của các cư dân tại điểm đến, tạo nét hấp dẫn riêng cho từng vùng miền. -Cần tận dụng các lễ hội truyền thống của địa phương làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của địa phương mình. -Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và luôn tạo sự độc đáo bất ngờ đối với du khách. Kích thích sinh nhu cầu mới cho du khách. -Ẩm thực Đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng là phong phú đa dạng và ngon nhưng chúng ta chưa biết nâng giá trị ẩm thực đó lên thành nghệ thuật để thu hút du khách. Cần phải có những hoạt động quảng bá, giới thiệu ẩm thực Miền Tây Nam Bộ cho du khách (Ví dụ như nghệ nhân 10 Xiềm quảng bá bánh Xèo ở Mỹ). Trình bày và hướng dẫn cho khách biết cách thưởng thức ẩm thực như thế nào, có giá trị dinh dưỡng ra sao, đặc biệt, lưu ý nghệ thuật trưng bày vì du khách không chỉ ăn bằng miệng mà còn thưởng thức bằng mắt. -Các nhà hàng, các điểm du lịch có thể mở những lớp dạy nấu ăn cho du khách trong thời gian ngắn. -Các địa phương có tài nguyên du lịch cộng đồng, có những điểm tương đồng, cần nghiên cứu và định hướng rõ sản phẩm dịch vụ du lịch của địa phương mình nhằm hấp dẫn khách du lịch. -Làng xã nào có làng nghề truyền thống, có trang trại, ao hồ có thể phát triển các dịch vụ như học làm hàng thủ công, chăm sóc, cắt tỉa cây cảnh, trồng hoa, chế biến các món ăn hương vị đồng quê để giữ chân du khách lâu hơn. -Các hộ dân làm du lịch cần thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về kiến thức và nghiệp vụ du lịch của các cơ quan quản lý nhà nước hoặc đơn vị doanh nghiệp nhằm nâng cao kiến thức phục vụ du khách. -Phối hợp, cộng tác với các cấp, các ban ngành trong việc giữ gìn vệ sinh cảnh quan môi trường và bảo đảm tuyệt đối an ninh trật tự cho du khách. -Cần thiết kế sản phẩm du lịch mang tính giáo dục và khám phá cao ThSyõ TRAÀN PHI HOAØNG 18
  19. -Chuyển từ số lượng sang chất lượng trong hoạt động phát triển du lịch cộng đồng. -Cần tận dụng sự hỗ trợ của nhà nước để quảng bá hình ảnh của đơn vị mình, của điểm du lịch mình đến khắp mọi nơi trong và ngoài nước thông qua các dịp như: các hội chợ du lịch, các lễ hội, các liên hoan ẩm thực trong nước. 2.7.3. Những biện pháp từ nhà nước, chính quyền địa phương -Cần quy hoạch tổng thể du lịch Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và quy hoạch chi tiết du lịch các tiểu vùng có cùng các điều kiện về thổ nhưỡng, hệ sinh thái và cảnh quan môi trường. -Tăng cường mời gọi đầu tư trong và ngoài nước -Cần sớm triển khai quy hoạch đã được duyệt một cách đồng bộ và hài hòa -Xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng và phù hợp với từng đặc điểm của các địa phương nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững. -Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt thường xuyên tập huấn kiến thức phát triển du lịch cộng đồng xuống cơ sở. -Chú trọng công tác phối hợi giữa các cơ sở kinh doanh du lịch, cư dân địa phương và các cấp quản lý trong việc đảm bảo tuyệt đối về bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh trật tự, an toàn cho du khách, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa từng địa phương. -Nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục giữ gìn vệ sinh môi trường và cảnh quang tại tất cả các tuyến điểm mà du khách đặt chân qua. +Tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông +Tuyên truyền thông qua người thân +Trang bị sọc rác (rác sinh hoạt, rác công nghiệp) tại các nơi một cách thẩm mỹ và khoa học; Các bảng cấm vứt rác thải, súc vật trên sông rạch, bảng chỉ dẫn đến các khu vực nhà vệ sinh công cộng, nhà vệ sinh khu dân cư +Xây dựng nhà vệ sinh sạch, đẹp và phù hợp cảnh quan, kiến trúc. +Hướng người dân sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường (mây tre lá, luc bình .) -Phối hợp với các cơ sở kinh doanh du lịch, với các cư dân địa phương xây dựng, thiết kế những sản phẩm du lịch độc đáo khai thác lợi thế về: nền văn minh sống nước miệt vườn, vườn cây ăn trái, về đặc sản, các làng nghề truyền thống và đời sống sinh hoạt của cư dân địa phương. -Khôi phục và đưa vào phục vụ các trò chơi dân gian vùng sông nước trong các cơ sở kinh doanh du lịch nhằm thu hút du khách tham gia trực tiếp vào sinh hoạt của người dân địa phương. ThSyõ TRAÀN PHI HOAØNG 19
  20. -Cần hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch địa phương trong việc quảng bá, xúc tiến du lịch như tạo trang web, email, dạy tiếp thị, tư vấn thiết kế sản phẩm, khuyến mãi 2.8. Một số mô hình du lịch cộng đồng ở các địa phương -Mỗi địa phương có những hình thức khai thác du lịch cộng đồng khác nhau dựa trên những tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú của mình. -Nhiều địa phương đã biến loại hình thức du lịch cộng đồng trở một ngành kinh tế quan trọng của địa phương như: Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang, Cần Thơ, Đồng Nai (Nam Cát Tiên), Tp.HCM (Cần Giờ), Đắc Lắc, Đà Lạt, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Sầm Sơn, Huế, Nghệ An (Bản Yên Thành – Con Cuông), Hà Tây (làng Vạn Phúc, Phú Vinh), Ninh Bình (Gia Vân – Gia Viễn), vườn quốc gia Ba Vì, Hòa Bình (Mai Châu), Hải Phòng (Cát Bà), Mèo Vạc, Khâu Vai (Xem tư liệu bổ sung) -Do phát triển tự phát nên mỗi cộng đồng, mỗi vùng miền có những cách khai thác khác nhau. Chính sự khai thác không bài bản ấy đã khiến cho việc khai thác du lịch của cộng đồng trở nên nhỏ lẻ, thiếu tính chuyên nghiệp, sản phẩm, dịch vụ du lịch còn rất nghèo nàn, không thu hút và giữ chân du khách. Chính vì thế mà hiệu quả đem lại thấp cho cộng đồng. -Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội cho nhiều quốc gia nhưng nếu thiếu sự quản lý sẽ dễ gây những tệ nạn xấu, tạo ấn tượng không tốt cho du khách. KẾT LUẬN Có thể nói, tham gia du lịch cộng đồng đã, đang và sẽ trở thành một nhu cầu không thể thiếu của con người trong đời sống công nghiệp hiện đại. Càng ngày càng có nhiều người thích phương thức du lịch đến với các cộng đồng dân cư địa phương, thực hiện những cuộc đối thoại, tìm hiểu những nét đặc sắc trong văn hóa bản địa, được tắm mình trong cuộc sống của người dân địa phương tại các điểm đến. Sự đa dạng về sinh thái tự nhiên và sắc thái văn hóa là những nét mới trong nhu cầu tìm hiểu của du khách tham quan. Vì thế, loại hình du lịch cộng đồng đã nhanh chóng phát triển và khuyến khích nhiều cộng đồng cư dân tại nơi khách đến tham gia vào các hoạt động du lịch và tạo thêm thu nhập, giảm nhẹ một phần những khó khăn trong đời sống vật chất và tinh thần mà họ đang phải chịu đựng, góp phần rút ngắn khoảng cảnh giữa nông thôn và thành thị, góp phần xóa đói giảm nghèo. ThSyõ TRAÀN PHI HOAØNG 20
  21. Thực tế, sự phát triển của loại hình du lịch cộng đồng ở ĐBSCL thời gian qua đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ nhưng công bằng mà nói thì sự phát triển trên vẫn còn rất khiếm tốn so với tiềm năng vốn có của vùng đất xinh đẹp, trù phú và được thiên nhiên ưu đãi này. Qua những mặt hạn chế như phân tích trên, chúng ta thấy còn nhiều vấn đề cần phải làm, phải cùng chung tay vì một Miền Tây Nam Bộ thân yêu của chúng ta. Chúng ta phải làm gì đó để du lịch cộng đồng ĐBSCL nhanh chóng trở thành một thương hiệu du lịch quốc tế được đông đảo du khách quốc tế biết đến và yêu quý. Học giả kinh tế Philip Kotler, một trong bốn cây đại thụ ngành quản trị kinh doanh của thế giới đã phát biểu trong lần đến Tp.HCM vừa qua (17/8/2007):” Việt Nam đã là cái tên của đất nước ngày càng được yêu mến trên thế giới, món ăn của Việt Nam ngày càng trở nên quen thuộc với nhiều người, ở nhiều quốc gia. Nhưng để hàng hoá, sản phẩm của Việt Nam được yêu quý như người Việt Nam, thì theo Philip Kotler, rất cần một chính sách quảng bá tầm quốc gia, huy động được những mặt mạnh nhất của ‘thương hiệu Việt Nam’ trong công cuộc ‘xanh hóa đại dương’ chứ không phải ‘nhuộm đỏ đại dương’. Ý Philip Kotler muốn nói cạnh tranh trên thương trường bây giờ không phải một mất một còn mà là ‘cùng xanh tươi’, cùng phát triển”. Philip Kotler còn cho rằng: “hãy xây dựng Việt Nam như một con báo nhanh nhẹn, khéo léo”.(Ý ông muốn Việt Nam đừng ví mình như hình ảnh của con hổ hoặc con rồng mà Trung Quốc và Ấn Độ đang xây dựng nên, mà hãy đi theo con đường và bản sắc riêng của Việt Nam). Việt Nam là một quốc gia rất giàu tiềm năng về du lịch như nhận định của hãng du lịch Studious (Đức) năm 1995: “Việt Nam có một sức quyến rũ rất lớn làm bất cứ lời nói thêm nào về nó điều thừa”. Thật vậy, nhưng tài nguyên du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long vẫn như một nàng công chúa còn ngủ yên. Vì thế, các cư dân, các cơ sở kinh doanh du lịch địa phương, các doanh nghiệp hãy đánh thức tiềm năng ấy, biến những tài nguyên ấy, sản phẩm ấy trở thành những tài sản vô giá và không bao giờ cạn của vùng châu thổ xinh đẹp của chúng ta. Hãy cùng nhau xây dựng cho Đồng bằng sông Cửu Long trở thành một thương hiệu du lịch thật đẹp trong mắt du khách Việt Nam và thế giới./. ThSyõ TRAÀN PHI HOAØNG 21
  22. XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở XÃ MỸ HÒA HƯNG CẦN CĂN CỨ THEO CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN SAU: 1. YẾU TỐ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN NHÂN VĂN 1.1. Tài nguyên thiên nhiên Bao gồm: các thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên như: Các vùng lân cận: - Vùng bảy núi An Giang, Núi Cấm, Đồi Tức Dụp . - Vườn tràm Trà Sư, vườn cây ăn trái của các hộ gia đình - Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, cầu khỉ của vùng sông nước Miền Tây Nam Bộ nói chung và Long Xuyên - An Giang nói riêng. ThSyõ TRAÀN PHI HOAØNG 22
  23. - Núi Sam (Châu Đốc) Vùng địa phương: - Xã Mỹ Hòa Hưng có hệ thống sông ngòi, kênh rạch phong phú và các vườn cây ăn trái -Các làng cá bè và các cơ sở chế biến thủy sản của vùng, của Tân Châu Lưu ý: -Các nhà vườn còn đơn giản nên cần có sự liên kết các hộ dân lại mà vai trò của địa phương, của Sở du lịch là rất quan trọng. -Cần khôi phục hoặc tái hiện lại khung cảnh làng quê vốn có như: cầu khỉ, cầu dừa, tường rào hoa leo, lũy tre xanh, 1,2 quán cốc ven đường 1.2. Tài nguyên nhân văn Bao gồm: Các di tích lịch sử - văn hóa, các di sản, các phong tục tập quán, lễ hội, các loại hình văn hóa nghệ thuật, các làng nghề truyền thống, trang phục truyền thống, các giá trị mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống như: Các địa phương khác: - Miếu Bà chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa Phật thầy Tây An (Châu Đốc) Địa phương: - Khu di tích Bác Tôn - Nhà thờ cổ cù lao Giêng - Các ngôi nhà cổ, các ngôi nhà truyền thống, nhà vườn Nam Bộ - Các làng nghề truyền thống như nghề đan mây tre lá (tre, trúc ), đan lục bình, nghề làm nhang (hương), nghề lò rèn (Mỹ Hòa Hưng) và nhiều nghề truyền thống khác như: thêu, điêu khắc gỗ, gốm, nghề làm bánh . - Các trò chơi dân gian như: trò đẩy cây (Mỹ Hòa Hưng) - Các loại hình văn hóa nghệ thuật như: đàn ca tài tử cải lương Nam Bộ (và hò cấy lúa, vè nếu có) Lưu ý: -Kết hợp điểm tham quan Khu di tích Bác Tôn với các điểm tham quan khác như chùa, nhà cổ, nhà truyền thống Nam Bộ. -Khôi phục, chọn lọc, sửa chữa và nâng cấp các ngôi nhà xưa, nhà cổ nhằm phục vụ du khách. Dĩ nhiên những người có nhà cổ này cũng phải được hưởng lợi từ hoạt động du lịch cộng đồng này. -Đưa các làng cá bè và các cơ sở chế biến cá ba sa, thủy sản của vùng, của Tân Châu vào chương trình tham quan của du khách một cách hợp lý. ThSyõ TRAÀN PHI HOAØNG 23
  24. -Đưa các làng truyền thống của người Chăm vào phục vụ du lịch, qua đó giới thiệu văn hóa Chăm, sản phẩm làng nghề Chăm -Hạn chế của xã Mỹ Hòa Hưng là ít tài nguyên nhân văn, ít ngôi nhà cổ, nhà xưa. Một vài nhà cổ, nhà xưa ở đây là đã ngói hóa, tole hóa cần phải được bảo tồn, tôn tạo và gìn giữ. 2. YẾU TỐ VỀ CON NGƯỜI 2.1. Nhân sự (nguồn nhân lực) đáp ứng nhu cầu cho cơ sở hoạt động du lịch cộng đồng như: phải có - Chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ - Hiểu tâm lý du khách - Hướng đến việc đào tạo khả năng ngoại ngữ (nếu muốn thu hút mạnh du khách đến nhiều và lâu dài) - nhân viên có tâm huyết với nghề - Nhân viên phục vụ phải có ngoại hình tương đối và trang phục lịch sự.  Những gia đình đưa nhà của mình vào phục vụ lưu trú cho khách kiểu “Homestay” Trong gia đình phải có 2 đến 3 thế hệ gia đình sống cùng gồm ông bà già (các cụ, người lớn tuổi, không bệnh nặng), cha mẹ và cháu, chắc Những thành viên trong gia đình phải được tư vấn về tâm lý phục vụ du khách, những kỹ năng cơ bản trong giao tiếp với du khách xa lạ sẽ sinh hoạt và lưu trú tại nhà mình qua đêm. 2.2. Nguồn nhân sự tình nguyện viên -Sẽ phối hợp với các ban ngành địa phương để có lực lượng tình nguyện viên phục vụ hoặc hỗ trợ du khách, các điểm du lịch vào mùa nước lũ, mùa đông khách. -Các tình nguyện viên này có thể là những sinh viên, những người có khả năng ngoại ngữ và biết ít nhiều về nghiệp vụ du lịch để dự phòng phục vụ cho một số đối tượng khách đặc biệt 2.3. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm quản lý du lịch cho các hộ gia đình. -Phải thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm quản lý du lịch của các cơ quan như Sở du lịch hoặc các trung tâm tư vấn du lịch cộng cộng. -Phải chuẩn bị, tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng trước khi phục vụ du khách, ThSyõ TRAÀN PHI HOAØNG 24
  25. tránh trường hợp làm đến đâu học đến đó. 2.4. Phải biết tiếp thị -Bản thân người dân làm du lịch cũng phải biết tiếp thị như: +Gửi name card đã được in sẵn (tức thông tin ngắn gọn về địa chỉ- số điện thoại của điểm du lịch của mình) -Mỗi nụ cười, thái độ phục vụ ân cần, vui vẻ, chu đáo là cách tiếp thị (marketing) tốt và hiệu quả nhất đối với du khách. -Nếu có điều kiện thì từng hộ gia đình, từng điểm du lịch gia đình có thể chủ động tự tiếp thị cho mình hoặc phối hợp với các ban ngành địa phương để tiếp thị du lịch cho các điểm tham quan du lịch của mình. Lưu ý: -Hiện tại đa số mọi người cũng chỉ mới bắt đầu làm du lịch -Cần được trang bị kiến thức về phục vụ du lịch cho các hộ kinh doanh, cho người dân. Người dân phải hiểu rõ lợi ích, vai trò và ý nghĩa tốt đẹp của phát triển loại hình du lịch cộng đồng. 3. YẾU TỐ VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT 3.1. Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ du khách -Đầu tư và hoàn thiện về cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách như: +NHÀ DÂN (kiểu Homestay) :Trang hoàn lại nhà cửa theo hướng . Vệ sinh . Sạch sẽ . Tránh ẩm mốc . Hôi hám +PHÒNG NGỦ của khách: . Tốt nhất là phòng riêng, một gian riêng cho khách . Hạn chế việc đốt nhang khói quá nhiều . Cửa khóa dễ sử dụng và an toàn . Nếu có dành riêng cho khách học tủ, ngăn kéo có khóa thì càng tốt. . Có đèn ngủ, chiếu sáng ra nhà vệ sinh một cách hợp lý . Không được gần nhà vệ sinh, khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm +PHÒNG VỆ SINH, NHÀ VỆ SINH: . Cho khách dùng nhà vệ sinh riêng . Nếu phục vụ nhiều du khách phải có vài nhà vệ sinh để đảm bảo du ThSyõ TRAÀN PHI HOAØNG 25
  26. khách không bị “kẹt nhà vệ sinh”. . Trang bị dụng cụ cơ bản trong nhà vệ sinh như: xà bông, xà phồng (màu trắng), găng (mốc) treo quần áo, vòi xịt nướcbồn cầu, giấy vệ sinh (trắng), sọc rác có nắp đậy kín . Bồn cầu phải sạch và thay mới (bồn cầu) khi cần thiết, tránh màu vàng ố của nước nhiễm phèn. . Thường xuyên lau chùi nhà vệ sinh và bồn cầu, thậm chí dùng nước hoa, xà phồng mùi dễ chịu để khử mùi hôi của nhà vệ sinh. . Có bảng hiệu chỉ dẫn đến các khu vực nhà vệ sinh . Bảng chỉ dẫn, cơ sở vật chất thiết bị theo hướng truyền thống càng tốt. . Có sọt rác cho khách dùng: nên 2 sọt: sot “rác thải sinh hoạt” và sọt “rác thải công nghiệp” . Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường (mây tre lá, lục bình .) . Trang thiết bị, vật dụng phục vụ du khách (phòng ốc, kiến trúc nhà hàng, vật dụng phải thể hiện bản sắc văn hóa Nam Bộ, tránh các yếu tố ngoại lai, gây phản cảm cho du khách . Nguồn nước phục vụ du khách phải đảm bảo an toàn vệ sinh như: được sử lý PH, Tránh bị phèn, nước có vị chua, vàng +NHÀ ĂN: -Cho khách dùng nhà ăn hoặc phòng ăn riêng -Bố trí nhà ăn ở không gian thoáng mát, gần vườn cây hoặc nơi có cảnh quan đẹp như: sông ngòi, kênh rạch, vườn cây, ao cá -Lưu ý: . Bàn + ghế sạch sẽ (nên bố trí bàn, ghế gỗ ) . Chén, đũa, tô ly sạch sẽ . Không nên phục vụ, dọn chén, tô, ly bằng mũ (nhựa), maica vì những dụng cụ này dễ bị trầy sước, dễ bám bụi, khó lau chùi nên thường để lại vết dơ gây phản cảm đối với du khách. . Ngoài ra đồ nhựa để thức ăn nóng (như canh, nước lẩu ) sẽ phát sinh ra các hợp chất, hóa chất có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và gây ung thư. . Nên phục vụ, dọn chén, tô bằng sành sứ hoặc đất nung; ly, tách bằng thủy tinh hoặc sành sứ; đũa bằng tre hoặc gỗ từ cây dừa . Đừng để các dụng cụ ăn uống (chén, đũa, ly, tách, nồi .) quá cũ và dơ bẩn . Nhà ăn không được gần nhà vệ sinh, khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm ThSyõ TRAÀN PHI HOAØNG 26
  27. hay sọt rác, nơi thường có phát sinh mầm bệnh. +MÓN ĂN: ẩm thực phục vụ khách +Căn cứ vào nhu cầu khách: Khách quốc tế khác khách nội địa (Việt Nam) . Khách miền Bắc: khẩu vị nhạt (lạc), nhiều bột ngọt (hay gọi Mì chín) . Khách miền Trung: khẩu vị hơi mặn . Khách miền Đông Nam Bộ (Tp.HCM): khẩu vị mặn mặn- ngọt ngọt, nhưng không quá ngọt như người Miền Tây . Khách quốc tế, đặc biệt khách Châu Âu như Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Đức, Ý, Đan Mạch, Bỉ, Hà Lan không thích bột ngọt. Vì thế, những món lẩu, những món canh, những món ăn cần nước dùng, nước súp có độ ngọt, chúng ta có thể dùng các loại củ quả làm tăng độ ngọt cho món nước thay vì phải dùng bột ngọt như : của sắn, củ cải trắng, của cà rốt . Khách quốc tế không thích ăn thịt, cá có nhiều xương . Khách quốc tế thích ăn thịt, cá nạt Lưu ý: => Cân nhắc kỹ lưỡng trước khi giới thiệu du khách quốc tế: một món ăn xa lạ với họ. => Vì thế, cần phải tham khảo hoặc học chế biến món ăn phục vụ du khách =>Món ăn không chỉ ngon, phù hợp khẩu vị họ mà còn trình bày đẹp mắt =>Món ăn sẽ tuyệt vời và hấp dẫn du khách hơn khi họ được giới thiệu loại đó có tác dụng chửa trị hay ngăn ngừa một chứng bệnh nào đó. =>Hầu hết khách quốc tế không ăn được các loại mắm đặc sản của người Việt chúng ta như: mắm nêm, mắm linh, mắm lóc, mắm thái, lẩu mắm Khách chỉ có thể ăn nước mắm pha (tỏi + chanh + tí ớt) +Căn cứ vào chế độ ăn kiêng: . Khách ăn chay . Khách ăn kiêng . Khách không ăn: thịt heo, mở heo, những thứ liên quan đến heo như khách đạo Hồi: Iran, Irag, Ả Rập Xê Út, Koét, Indonisia, Malaysia . Khách không ăn: thịt bò, những thứ liên quan đến bò như: Ấn Độ, một số ít khách Malaysia +ĐẦU BẾP, NHÂN VIÊN PHỤC VỤ: +Đầu bếp, nhân viên phục vụ: . Không được để móng tay dài, nên cắt ngắn hoặc giữ vệ sinh sạch sẽ. ThSyõ TRAÀN PHI HOAØNG 27
  28. . Nhân viên phục vụ bàn ăn không nên sơn móng tay lòe loạt. . Không được đeo nhẫn tay trong khi chế biến thức ăn hoặc trong khi phục vụ . Không nên trang điểm son phấn hoặc có thể trang điểm nhưng không quá lòe loạt. . Phải để tóc tai gọn gàng hoặc búi tóc lên tránh tóc rơi xuống thức ăn của khách +Nhân viên phục vụ: . Phải học cách bưng bê thức ăn, bài trí bàn ăn (nếu ở nhà hàng điểm du lịch lớn) . Phải học cách chào hỏi khách 4. YẾU TỐ VỀ MÔI TRƯỜNG 4.1. Cảnh quan xung quanh nhà dân & xung quanh khu vực dân cư: +Phải tôn thêm nét đẹp của điểm tham quan, điểm du lịch và hài hòa với cảnh quan môi trường xung quanh như: . Sửa chữa hoặc xây dựng nhà hoặc nhà vệ sinh phải phù hợp cảnh quan, kiến trúc (truyền thống hay hiện đại). Dĩ nhiên sửa chữa phải tùy thuộc vào nguồn tài chính của gia đình và địa phương. . Người dân nên thường xuyên vệ sinh khu vực nhà mình . Nhà dân nên trồng thêm cây xanh, hoa, dây leo hoặc hoa leo quanh nhà. Ưu tiên trồng các loại hoa thôn dã, dân dã của làng quê, tránh trồng những loại cây, loại hoa nở có mùi khó chịu cho khách. +Nhà dân cho thuê có thể trình bày những nông cụ sản xuất của gia đình hoặc địa phương cho khách tham quan như: cuốc, lưỡi cày, lưỡi liềm (hái), rổ, lờ, lưới bắt cá, cần câu, máy thu hoạch lúa +Nhà dân cho thuê có thể tái hiện, minh họa những đống rơm, ụ rơm dùng để tích trữ cho trâu bò ăn vào mỗi độ giáp Tết -Người dân cần thường xuyên vệ sinh nhà cửa, kể cả lau chùi lu nước, mái nước, vại vại nước hoặc vệ sinh chuồng gà, chuồng vịt xung quanh nhà nhằm tạo không gian sạch đẹp. +Những nhà dân phục vụ phòng ngủ cho khách không nên hoặc hạn chế chăn nuôi gà , vịt. +Phối hợp với các cấp địa phương giữ gìn vệ sinh và cảnh quan khu vực, địa bàn mà du khách thường đi qua (bằng các phương tiện truyền thông của địa phương, tuyên truyền thực tiếp hoặc thông qua các buổi họp ở ấp, họp ở xã ) ThSyõ TRAÀN PHI HOAØNG 28
  29. +Chính quyền địa phương cần: . Có bảng hiệu chỉ dẫn đến các khu vực nhà vệ sinh công cộng, nhà vệ sinh khu dân cư . Cấm vứt rác thải, súc vật trên sông rạch -Bảo đảm giữ gìn vệ sinh môi trường cảnh quan được sạch đẹp và văn minh. -Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch gắn với sự thân thiện môi trường thiên nhiên như tận dụng năng lượng mặt trời, sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, thiết kế phòng lấy ánh sáng, gió từ thiên nhiên, tránh các thiết bị gây hiệu ứng nhà kính, hạn chế rác thải công nghiệp, nên sử dụng các sản phẩm từ địa phương ( mây, tre, lá, lục bình ). 5. YẾU TỐ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC -Xây dựng chế độ phân chia lợi nhuận hợp lý: sự hợp tác tích cực từ chính quyền, các doanh nghiệp lữ hành đưa khách đến và người dân địa phương. -Nhà nước cần tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực, vệ sinh môi trường, giá cả tại các cơ sở du lịch nhằm tránh tình trạng ô nhiễm, tình trạng chèn ép, giành giật khách và các biểu hiện không lành mạnh khác. -Nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục giữ gìn vệ sinh môi trường và cảnh quang tại tất cả các tuyến điểm mà du khách đặt chân qua. Công tác này phải làm đều đặn và xuống tận cơ sở, thôn ấp, đặc biệt là các hộ trực tiếp phục vụ khách du lịch. XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TRONG ĐIỀU KIỆN CỦA BÀ CON XÃ MỸ HÒA HƯNG THÌ CẦN LƯU Ý NHỮNG ĐIỂM SAU: 1/ Cải tạo lại nhà cửa nhằm đáp ứng nhu cầu phòng cho khách như trình bày ở trên (vì hiện tại nhà dân nhìn chung còn đơn giản nên chưa đáp ứng tiêu chuẩn phục vụ du khách) 2/ Hãy chọn nhà vườn sinh thái theo hướng đạt chuẩn: tránh quy mô quá nhỏ lẻ 3/ Cải tạo vườn, có thể bổ sung thêm 1 vài loại cây để bảo đảm lúc nào du khách đến cũng có cây trái trên cây. 4/ Mua trái cây (cùng loại trái cây nhà vườn trồng) để phục vụ du khách. 5/Cần khôi phục và nâng cấp các làng nghề như nghề đan mây tre lá, đan lục bình, làm nhang, lò rèn và đưa vào phục vụ du khách. Các làng nghề phải đảm bảo lúc nào cũng có thể phục vụ, làm nghề tại cơ sở cho khách tham ThSyõ TRAÀN PHI HOAØNG 29
  30. quan chiêm ngưỡng. 6/Nâng cấp làng nghề nghĩa là các làng nghề phải học thêm một vài loại sản phẩm khác để đan trực tiếp cho du khách xem hoặc dạy khách đan vì sản phẩm đan lát, sản phẩm nghề thủ công hiện tại của Mỹ Hòa Hưng còn đơn giản và chưa có tính thẩm mỹ cao. Lưu ý mỗi nhà, mỗi cơ sở phải chuyên về những sản phẩm riêng biệt, không được trùng lấp. 7/Cải tạo mặt bằng, cơ sở sản xuất của các làng nghề trong điều kiện có thể để đảm bảo sự thoải mái cho du khách đến tham quan như: nhà mái che mưa - nắng, ghế, bàn, điều kiện vệ sinh, kệ trưng bày sản phẩm 8/Mở quầy bán hàng lưu niệm mà chính người dân địa phương sản xuất, nhằm khuyến khích cộng đồng tham gia vào loại hình du lịch này. 9/Phục vụ đàn ca tài tử ở các nhà vườn, các điểm du lịch hoặc nhà dân (homestay) vào cả buổi tối nếu khách có nhu cầu. 10/Các nghệ sỹ miệt vườn cũng nên  Được chọn lọc từ giọng ca đến ngoại hình tương đối  Được biểu diễn những bài hát hoặc những lớp diễn có chọn lọc về nội dung và hình thức mang tính giáo dục hoặc giải trí thẩm mỹ. Chú trọng những bài hát ca ngợi về quê hương Long Xuyên, về An Giang, về những người anh hùng, những nhân vật lịch sử của địa phương.  Cần có nhiều bài hát, nhiều lớp diễn để đáp ứng nhu cầu cho những du khách quay lại lần 2, lần 3  Trang phục phải truyền thống như áo bà ba, áo dài, khắn đóng 11/Phải trang bị cho những nhân viên phục vụ, những hộ dân làm du lịch thêm về kiến thức du lịch như: . Chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng . Tâm lý giao tiếp . Ẩm thực – thực đơn chính phục vụ là gì? . Đầu bếp từ đâu? . Những tiêu chuẩn thống nhất về đảm bảo môi trường và cơ sở vật chất phục vụ du khách. 12/ Cần có sự đồng thuận và sự thống nhất rõ ràng giữa các hộ dân trực tiếp tham gia kinh doanh du lịch, giữa chính quyền địa phương và các tổ chức lữ hành cung cấp khách du lịch. Chào Phương! ThSyõ TRAÀN PHI HOAØNG 30
  31. Em khỏe chứ? Em giúp anh những việc như sau nhé? 1/ In và photo phần bổ sung từ trang 21 đến trang 30 gồm 02 phần sau:  Xây dựng & phát triển mô hình du lịch cộng đồng ở Xã Mỹ Hòa Hưng cần căn cứ theo các yếu tố cơ bản (từ trang 21)  Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng trong điều kiện của bà con xã Mỹ Hòa Hưng thì cần lưu ý những điểm 2/ Sau đó, em phát tài liệu đã photo cho học viên vào sáng ngày đầu giúp anh. 3/ Anh có mang theo hình ảnh để minh họa cho mọi người xem và sẽ gửi cho em CD có hình ảnh về du lịch cộng đồng ở các địa phương (Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang) để khi học viên cần thì có thể copy hoặc rửa ảnh làm tư liệu. 4/ Em cho anh biết thông tin sau nhé? -Lớp học diễn ra ở đâu? tại Văn phòng của TT Tư vấn – bên trong khuôn viên Khu lưu niệm Bác Tôn đúng không em? -Lớp học bắt đầu từ mấy giờ? Nếu Lớp học bắt đầu 07giờ 30 thì anh sẽ rời khách sạn lúc 06g20 được không? -Nếu lớp học không có máy chiếu Projector hoặc bảng viết thì cũng không sao, nhưng em hãy thông báo cho anh trước để anh chuẩn bị. -Anh sẽ nghỉ ở khách sạn nào vậy em? Cho anh địa chỉ và số điện thoại nhé? (Dự kiến anh sẽ đến TP Long Xuyên & check in lúc 19h00 ngày 28/8 và dự định xin check out trễ 14h00, ngày 30/8) 5/ Anh được Trường Nhân Lực và em thông báo là anh sẽ được bố trí cho tham quan làng cá bè + cơ sở sản xuất chế biến cá + làng nghề Chăm. Nếu thuận lợi thì Sở VH TT & DL giúp anh nhé? Nếu điều kiện khó quá thì thôi - cũng không sao? Trường kiến nghị vì thấy thật sự cần thiết cho địa phương mình? Anh mong sớm nhận được thông tin từ em. Rất cám ơn sự chu đáo của em thời gian qua. Anh Trần Phi Hoàng TỔ CHỨC DU LỊCH MÀ KHÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CỘNG ĐỒNG Thực trạng tổ chức và phát triển du lịch ở ĐBS Cửu Long Ngày nay, du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu của con người trong đời sống công nghiệp hiện đại. Hàng năm trên thế giới có hàng trăm triệu người đi du lịch và xu hướng này ngày càng gia tăng. Theo đánh giá của Tổ chức du lịch thế giới, trong những năm tới, viễn cảnh của ThSyõ TRAÀN PHI HOAØNG 31
  32. ngành du lịch toàn cầu nhìn chung rất khả quan. Tổ chức du lịch thế giới đã dự báo đến năm 2010, lượng khách du lịch quốc tế trên thế giới sẽ đạt gần 01 tỷ lượt người, thu nhập xã hội từ du lịch đạt khoảng 900 tỷ USD và sẽ tạo thêm khoảng 150 triệu chỗ làm trực tiếp, chủ yếu là khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam. Vì thế, ngành kinh doanh du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Chính phủ ta cũng đã, đang và sẽ có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư phát triển lĩnh vực này. Nhờ chính sách đổi mới về kinh tế, trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã khởi sắc và ngày càng có tác động tích cực đến đời sống kinh tế xã hội của cộng đồng. Số doanh nghiệp du lịch tăng đặc biệt là hệ thống cơ sở lưu trú du lịch với sự góp mặt của nhiều thành phần kinh tế đã phát huy được hiệu quả tích cực góp phần vào sự phát triển chung của ngành du lịch. nhiều Theo thống kê mới nhất của Bộ Văn Hoá Thể Thao & DL thì tình hình phát triển và kinh doanh du lịch của nước ta năm vừa qua và những tháng đầu năm 2008 là rất tốt đẹp. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam cả năm 2007 đạt 4.171.564 lượt người, tăng 16%, chỉ riêng 03 tháng đầu năm 2008, Lượng khách quốc tế ước đạt 1.285.954 lượt người, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đầu tư tài chính vào lĩnh vực du lịch chỉ trong 3 tháng đầu năm 2008 mà đã bằng tổng chi phí đầu tư cho cả năm 2007. Song thực tế cho thấy phát triển du lịch thường đi kèm với những tác động tiêu cực đến cộng đồng về mặt kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường và chính trị. Hoạt động phát triển du lịch đồng nghĩa với việc gia tăng lượng khách du lịch tới các tuyến điểm tham quan và các khu vực cộng đồng dân cư, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và làm gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên , từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực đến với cộng cồng. Tại nhiều khu vực, do tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt động du lịch vượt ngoài khả năng và nhận thức về quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến khả năng cung ứng của tài nguyên và môi trường, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài. Hoạt động du lịch làm tăng áp lực về chất thải sinh hoạt, đặc biệt ở các trung tâm du lịch, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Cùng với việc tăng lượng khách, nhu cầu nước cho sinh hoạt của du khách tăng nhanh, góp phần làm suy giảm trữ lượng và tăng khả năng ô nhiễm các nguồn nước ngầm, đặc biệt ở khu vực ven biển. Bên cạnh đó, hiện tượng xe vận chuyển khách du lịch đến các trung tâm đô thị du lịch gây nên tình trạng ách tắc giao thông và làm tăng ThSyõ TRAÀN PHI HOAØNG 32
  33. đáng kể lượng khí thải vào môi trường. Ngoài ra lượng khí thải ra từ các thiết bị điều hòa nhiệt độ của hệ thống khách sạn cũng tác động không nhỏ đến môi trường không khí. Cùng với sự phát triển của các khu du lịch mới, nhiều cảnh quan đẹp, hệ sinh thái nhạy cảm, đặc biệt ở các vùng biển, hải đảo và ở các khu bảo tồn tự nhiên, vườn quốc gia bị thay đổi hoặc suy giảm. Sự đa dạng sinh học bị đe dọa do nhiều loài sinh vật, trong đó có những loài quý hiếm như: san hô, đồi mồi bị săn bắt phục vụ nhu cầu ẩm thực, đồ lưu niệm của du khách. Ngoài ra, chu trình sống (di trú – kiếm ăn – mùa giao phối – sinh sản ) của động vật hoang dã ở các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia cũng bị tác động do lượng khách tập trung quá đông. Hoạt động du lịch cũng gây những tác động tiêu cực đến văn hóa – xã hội: nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc vốn rất nhạy cảm của cộng đồng, đặc biệt cộng đồng các dân tộc thiểu số dễ bị biến đổi do xu hướng thị trường hóa, thương mại hóa hoặc sự tiếp xúc thiếu chọn lọc những nét văn hóa mới từ khách du lịch như ở Đà Lạt, Hội An, Sapa Phát triển du lịch biển quá mức làm xuống cấp môi trường biển, ảnh hưởng đến chất lượng các bãi tắm, hạn chế khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch biển Việt Nam, sự suy giảm về tính đa dạng sinh học làm thu hẹp nguồn lợi thủy sản và ngư trường khai thác của cộng đồng dân cư địa phương, ảnh hưởng đến đời sống của họ. -Ở nhiều vùng phát triển du lịch xuất hiện xu hướng nông dân rời bỏ ruộng đồng để kiếm việc làm tốt hơn trong ngành du lịch, gây nguy cơ làm giảm đất canh tác vì có khả năng nhiều người chuyển mục đích sử dụng đất, sự tranh giành đất đai giữa các ngành, giữa các cộng đồng xảy ra. -Không ít người lợi dụng con đường du lịch để tìm cách phá hoại chế độ chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia mà họ đối đầu, họ ghét. -Du lịch cũng gây nhiều ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội cho cộng đồng ở các điểm đến. Giải pháp cho việc tổ chức và phát triển du lịch mà không ảnh hưởng đến cộng đồng ở ĐBS Cửu Long Vì thế, để việc tổ chức và phát triển du lịch mà không ảnh hưởng đến cộng đồng, ngành du lịch cần chú trọng các giải pháp sau: Tổ chức thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch như: Tích cực triển khai pháp lệnh du lịch, Xây dựng các văn bản pháp quy liên quan, Tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho quản lý du lịch, Tổ chức bộ máy kiểm soát du lịch, Xử phạt nghiêm minh những tổ chức hay cá nhân gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, kinh tế, xã hội của quốc gia và vùng lãnh thổ ThSyõ TRAÀN PHI HOAØNG 33
  34. Cần có cơ chế chính sách miễn giảm hoặc không thu thuế cho những dự án, những hình thức đầu tư cho việc bảo vệ môi trường du lịch và đảm bảo lợi ích cộng đồng. Khuyến khích các cơ sở kinh doanh du lịch ứng dụng các công nghệ làm giảm tiêu thụ năng lượng, nước sạch, tái sử dụng các chất thải từ các cơ sở dịch vụ du lịch Khuyến khích và hỗ trợ phát triển các hình thức du lịch thân thiện với môi trường, đặc biệt du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng nhằm xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, rút dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Tổ chức du lịch song song với việc nâng cao nhận thức về sự tồn tại và phát triển của cộng đồng dân cư. Xây dựng nhận thức cho cộng đồng hiểu biết hơn về lợi ích mà du lịch mang lại cho họ. Khuyến khích phát triển du lịch bền vững. Phát triển du lịch phải đạt được hiệu quả tổng hợp về mọi mặt kinh tế + văn hóa + xã hội + môi trường và chính trị, tránh trường hợp tập trung vào một mặt hiệu quả duy nhất nào đó sẽ gây tác hại đến các mặt hiệu quả còn lại. -Đề ra quy hoạch phát triển du lịch khoa học hợp lý và nghiêm chỉnh chấp hành trong quá trình phát triển thực tế thì có thể phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực (như ô nhiễm môi trường du lịch) và giảm thiểu các tác hại của nó đối với nền kinh tế – xã hội của quốc gia và vùng Cần quan tâm đến vấn đề bảo tồn và phát huy nền văn hóa truyền thống trong tổ chức hoạt động du lịch, có sự nhận thức đầy đủ về sự tác động của hoạt động du lịch đến cộng đồng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục đối với từng lớp lao động trực tiếp và gián tiếp trong ngành du lịch, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc lưu giữ nền văn hóa bản địa và các giá trị văn hóa dân tộc. Ngăn chặn những tác động xấu do nền văn hóa ngoại lai mang lại cho cộng đồng. Quan tâm hơn nữa để đảm bảo sự chia sẻ lợi ích hợp lý giữa các tổ chức du lịch và cộng đồng cư dân địa phương nhằm khuyến khích nhận thức giá trị của nguồn tài nguyên mà họ đang sỡ hữu, từ đó nâng cao mức độ tình nguyện tham gia xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch thân thiện, an toàn và văn minh. Khuyến khích việc thu hút du khách quốc tế được xem là “xuất khẩu” tại chỗ các mặt hàng như quà lưu niệm, dịch vụ ăn uống, rau quả . Hàng hóa du lịch được xuất với giá bán lẻ có giá cao hơn giá xuất theo con đường ngoại thương, tiết kiệm được chi phí đóng gói, bảo quản và chi phí vận chuyển quốc tế, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. ThSyõ TRAÀN PHI HOAØNG 34
  35. -Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã tự “cải tạo” và “ sáng tạo mới” rất nhiều thứ vốn có trong sắc thái văn hóa dân tộc và địa phương để chế tạo thành những hàng hóa nhằm kiếm tiền,và rồi các phong tục tập quán dân gian và các hoạt động lễ hội có thể tổ chức bất cứ lúc nào và ở đâu. Kiến trúc phỏng cổ, nhà giả cổ, đền thần giả, thư họa giả lan tràn thành tai họa Các bộ lạc nguyên thủy, lối sống nguyên thủy được “ sáng tạo” tùy hứng Nghệ thuật biễu diễn dân gian, nghi thức tôn giáo trở thành những trò diễn để kiếm tiền. Hàng hóa hóa, tầm thường hóa đã gây thương tổn nghiêm trọng cho lòng tự tôn của nhân dân và tình cảm dân tộc. -Du khách đến không chỉ mang theo văn hóa dân tộc tiến bộ mà không ít họ còn truyền bá những điều phi văn hóa, khiến cho cư dân địa phương dần dần nảy sinh những biến đổi tiêu cực về tư tưởng và hành vi. -Du lịch còn làm cho tệ nạn xã hội như: mại dâm, tội phạm, cờ bạc gia tăng (Thái Lan) -Nhiều du khách đến từ những nước phát triển giàu có khiến cho không ít cộng đồng cư dân ở các nước lạc hậu sinh ra cảm giác sùng bái “a dua” nước ngoài, thậm chí vứt bỏ quan niệm đạo đức và lối sống truyền thống để bắt chước du khách. -Du lịch làm thay đổi hành vi tiêu dùng của cư dân địa phương. Khi hoạt động du lịch gia tăng, các doanh nghiệp địa phương nhập khẩu hàng hóa để phục vụ du khách, cộng đồng cư dân địa phương có dịp so sánh giữa hàng ngoại và hàng nội về chất lượng và giá cả, từ đó xuất hiện nhu cầu sính dùng hàng ngoại, điều này làm gia tăng mức nhập khẩu, làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch của địa phương. -Vì vậy, các doanh nghiệp cần nhận dạng nhu cầu của du khách để đưa ra những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của họ, hướng họ sử dụng sản phẩm của địa phương. -Du lịch vừa khuyến khích, vừa kìm hãm sự phát triển các loại hình văn hóa cổ truyền. Nhiều loại hình nghệ thuật, nhiều sự kiện được thay đổi để đáp ứng nhu cầu du khách đã làm mất đi ý nghĩa ban đầu cho nó. -Du lịch cũng có phần nào đó làm “trì trệ nền văn hóa” vì nhu cầu của du khách thường muốn xem “nếp sống xưa cũ”. Như vậy, sự phát triển của một vùng, một địa phương có thể bị dừng lại. 3/ Đáp ứng nhu cầu tinh thần của du khách bằng sản lượng du lịch tốt nhất và lành mạnh. -Hướng đến sự hoàn hảo khi cung cấp sản phẩm dịch vụ du lịch cho du khách chứ ThSyõ TRAÀN PHI HOAØNG 35
  36. không nên sản xuất những sản phẩm có thể gây tác dụng tiêu cực đối với du khách hoặc cư dân địa phương. -Không ít doanh nghiệp vì lợi ích kinh tế đã dung túng các hành vi xấu ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của ngành. 4/ Đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức chống ô nhiễm môi trường du lịch. -Trước tiên phải giáo dục đội ngũ nhân sự trong ngành du lịch về đạo đức nghề nghiệp. -Thứ hai, tuyên truyền giáo dục đối với du khách ý thức về tôn trọng và bảo vệ các bản sắc văn hóa, môi trường tự nhiên ở những nơi họ đến du lịch. -Thứ ba, tiến hành giáo dục cư dân địa phương để họ hiểu được ý nghĩa và vai trò quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của địa phương mình, nâng cao tư tưởng và phẩm chất văn hóa, tăng cường năng lực phân biệt hành vi đúng sai, đẹp xấu, chống lại những hành vi văn hóa lai căng. ThSyõ TRAÀN PHI HOAØNG 36