Đánh giá thực trạng đô thị hóa tại Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương

pdf 11 trang Đức Chiến 04/01/2024 820
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá thực trạng đô thị hóa tại Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdanh_gia_thuc_trang_do_thi_hoa_tai_thi_xa_thuan_an_tinh_binh.pdf

Nội dung text: Đánh giá thực trạng đô thị hóa tại Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương

  1. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ISSN 2588–1191 Tập 127, Số 3A, 2018, Tr. 37–47; DOI: 10.26459/hueuni-jard.v127i3A.4350 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA TẠI THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG Đào Đức Hưởng1, 2, Nguyễn Hữu Ngữ1*, Huỳnh Văn Chương1 1 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam 2 Công ty Tài nguyên và Môi trường Miền Nam, 30 đường số 03, phường Bình An, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá thực trạng đô thị hóa (ĐTH) ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2005–2015 nhằm hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách quản lý đất đai trên cơ sở phân tích các chỉ số ĐTH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và biến động diện tích các mục đích sử dụng đất ở vùng nghiên cứu. Kết quả cho thấy tỷ lệ ĐTH trung bình giai đoạn 2005–2010 thấp hơn so với trung bình chung cả nước 7,11% và vùng Đông Nam Bộ đến 34,61%; giai đoạn 2011–2015 cao hơn tỷ lệ ĐTH trung bình của vùng Đông Nam Bộ 31,69 % và cao hơn nhiều so với trung bình cả nước (lên đến 61,79 %). Tốc độ ĐTH giai đoạn 2005–2010 có chiều hướng giảm dần từ năm 2006 đến 2010; từ năm 2011 đến 2015, tốc độ ĐTH có chiều hướng biến động không nhất quán, lúc tăng lúc giảm, trong đó, năm 2011 tốc độ ĐTH tăng đột biến do có 7/8 xã được chuyển thành phường. Trong giai đoạn 2005–2015, diện tích các mục đích sử dụng đất biến động theo hướng giảm diện tích của các loại đất thuộc nhóm nông nghiệp, tăng diện tích nhóm đất phi nông nghiệp và chưa sử dụng. Từ khóa: biến động, chỉ số đô thị hóa, , cơ cấu sử dụng đất, thị xã Thuận An 1 Đặt vấn đề Đô thị hoá là một xu thế tất yếu, đó là một quá trình phát triển của xã hội mang tính chất toàn cầu và diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở các quốc gia trên thế giới. Từ năm 1990, các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh. Trước đó, cả nước mới có khoảng 500 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá vào khoảng 18 %), đến năm 2013 cả nước có khoảng 726 đô thị, 47 thị xã và 615 thị trấn. Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 32 %. Theo quan điểm chung của thế giới hiện nay, đô thị hóa chính là quá trình thay đổi tiến bộ về quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số và về quy mô, trình độ phát triển kinh tế. Mọi đô thị phát triển phải dựa trên số nhân khẩu cơ bản sinh sống bằng những công việc phi nông nghiệp [5]. Đô thị hóa phải dựa trên yêu cầu của phát triển kinh tế, mà về thực chất là sự phát triển của khu vực phi nông nghiệp. Tuy nhiên, điều đó lại chưa thực đúng với đô thị hóa ở nước ta. Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam dựa quá nhiều vào các quyết định hành chính, nhân khẩu thành thị phát triển nhanh hơn so với yêu cầu của sự phát triển kinh tế [4]. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, trong 8 năm từ 2005 đến 2013 dân số đô thị tăng khoảng 6,5 triệu người, thì do tăng cơ học chiếm khoảng 55,6 % và do tăng tự nhiên chỉ chiếm * Liên hệ: nguyenhuunguwx@huaf.edu.vn Nhận bài: 10–07–2017; Hoàn thành phản biện: 19–08–2017; Ngày nhận đăng: 19–08–2017
  2. Đào Đức Hưởng và CS. Tập 127, Số 3A, 2018 khoảng 44,4 %. Nghĩa là trong 8 năm, có tới 3,6 triệu nông dân trở thành thị dân trong khi sản xuất nông nghiệp vẫn là nguồn thu nhập chính của họ [5]. Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật đó, quá trình đô thị hoá trên địa bàn tỉnh đang diễn ra nhanh chóng, trong đó thị xã Thuận An là một trong những thị xã có tỷ lệ đô thị hóa cao so với các thị xã/huyện khác trong tỉnh. Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá thực trạng đô thị hóa ở thị xã Thuận An trong giai đoạn 2005–2015 nhằm hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách phát triển kinh tế-xã hội, chính sách quản lý đất đai trên cơ sở phân tích các chỉ số đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu sử dụng đất ở vùng nghiên cứu. 2 Phương pháp nghiên cứu 2.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu này để thu thập các tài liệu sẵn có như: niên giám thống kê của tỉnh Bình Dương và thị xã Thuận An từ Chi cục thống kê tỉnh Bình Dương, báo cáo thống kê đất đai năm 2005 và 2015 từ UBND thị xã Thuận An, các báo cáo khác có liên quan đến phát triển đô thị trên địa bàn thị xã Thuận An và tỉnh Bình Dương từ các cơ quan, ban ngành để đảm bảo độ tin cậy và tính pháp lý. 2.2 Phương pháp tính chỉ số đô thị hóa Nhiều nghiên cứu cho thấy có hai chỉ số được sử dụng phổ biến để tính toán chỉ số đô thị hóa về mặt số lượng bao gồm: tỷ lệ đô thị hóa và tốc độ đô thị hóa [4]. Chính vì vậy, nghiên cứu này đã lựa chọn sử dụng 2 chỉ số trên để đánh giá thực trạng đô thị hóa ở thị xã Thuận An. Tại Điểm b, Khoản 2, Điều 2 của Thông tư số 34/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 30/09/2009 [1] quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 42/2009/NĐ-CP [2] của Chính phủ về việc phân loại đô thị có quy định tỷ lệ ĐTH của đô thị (T) được tính theo công thức sau: Nn (1) T = x 100% N Trong đó: Nn là Tổng dân số của khu vực nội thành, nội thị (người); N là Dân số toàn đô thị (người). Theo quy định tại Thông tư số 34/2009/TT - BXD [1] của Bộ Xây dựng, tốc độ ĐTH theo chỉ tiêu dân số đô thị được xác định như sau: 38
  3. Jos.hueuni.edu.vn Tập 127, Số 3A, 2018 B − A t % = x 100% (2) A Trong đó: t là Tốc độ ĐTH; A là Dân số khu vực nội thị năm bắt đầu tính; B là Dân số khu vực nội thị năm hiện tại. Ngoài ra, để phản ảnh được chất lượng của quá trình đô thị hóa ở thị xã Thuận An, nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng thêm 2 chỉ số để đánh giá chất lượng đô thị hóa là chuyển dịch cơ cấu kinh tế và biến động diện tích của các mục đích sử dụng đất. Trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế được tính bằng hiệu số của cơ cấu các ngành kinh tế năm cuối kì và đầu kì. Biến động diện tích của một mục đích sử dụng đất được tình bằng hiệu số giữa diện tích của mục đích sử dụng đất đó ở năm cuối kì và diện tích ở năm đầu kì. 2.3 Phương pháp xử lý số liệu Phần mềm Excel được sử dụng để tính toán các số liệu đã thu thập được, tính toán các chỉ số đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và biến động diện tích các mục đích sử dụng đất.2.4 Phương pháp khảo sát thực địa Để kiểm chứng các thông tin đã thu thập được từ phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thực địa ở các địa bàn mới hình thành nhiều khu công nghiệp, cụm dân cư tại thị xã Thuận An. 3 Vùng nghiên cứu Thị xã Thuận An được Chính phủ quyết định thành lập vào ngày 13 tháng 01 năm 2011 trên cơ sở toàn bộ diện tích và nhân khẩu của huyện Thuận An. Thị xã có tổng diện tích tự nhiên 8.369,21 ha và 382.034 nhân khẩu, có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 9 phường: Lái Thiêu, An Thạnh, Vĩnh Phú, Bình Hòa, Thuận Giao, Bình Chuẩn, An Phú, Bình Nhâm, Hưng Định và 1 xã: An Sơn . Thị xã Thuận An có địa giới hành chính được xác định là phía Đông giáp thị xã Dĩ An, phía Tây giáp Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp Quận 12 và Quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Tân Uyên [6]. Thuận An được xem là một trong những vùng kinh tế động lực của tỉnh Bình Dương. Trên địa bàn thị xã có các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ kết nối với thành phố Thủ Dầu Một và thành phố Hồ Chí Minh. Có thể nói, thị xã Thuận An là không gian chuyển tiếp, “cầu nối” giữa thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực phía Bắc tỉnh Bình Dương Quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa ở thị xã Thuận An diễn ra với tốc độ khá nhanh, cơ cấu kinh tế có sự chuyển đổi từ hoạt động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, đi cùng với nó là sự mở rộng diện tích đất đô 39
  4. Đào Đức Hưởng và CS. Tập 127, Số 3A, 2018 thị. Việc phát triển nhiều khu, cụm công nghiệp lớn đã kéo theo sự tập trung và gia tăng dân số mà chủ yếu là do người lao động nhập cư trên địa bàn thị xã [8]. 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1 Thực trạng đô thị hóa ở thị xã Thuận An thông qua chỉ số tỷ lệ đô thị hóa và tốc độ đô thị hóa Tỷ lệ đô thị hóa ở thị xã Thuận An giai đoạn 2005–2015 Tỷ lệ đô thị hóa là chỉ tiêu thể hiện sự phát triển chiều rộng của đô thị được xác định bằng tỷ lệ dân số khu vực nội thành, nội thị so với tổng dân số toàn đô thị [1]. Áp dụng công thức (1) ở phần phương pháp nghiên cứu để tính toán tỷ lệ đô thị hóa cho vùng nghiên cứu, kết quả thu được thể hiện ở Bảng 1. Bảng 1. Tỷ lệ đô thị hóa của thị xã Thuận An giai đoạn 2005–2015 Dân số toàn thị xã Dân số thành thị Tỷ lệ ĐTH Năm (người) (người) (%) 2005 248.452 49.958 20,11 2006 284.069 58.345 20,54 2007 322.180 66.240 20,56 2008 352.753 72.526 20,56 2009 382.496 78.639 20,56 2010 410.818 84.638 20,60 2011 428.953 389.175 90,73 2012 438.922 400.229 91,18 2013 441.140 402.525 91,25 2014 453.389 445.354 98,23 2015 480.320 473.403 98,56 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu, [3] Số liệu ở Bảng 1 cho thấy ở giai đoạn 2005–2010, tỷ lệ đô thị hóa ở thị xã Thuận An tăng chậm. 3 năm liên tiếp từ 2008–2010 hầu như không tăng. Giai đoạn 2011–2015, tỷ lệ đô thị hóa tăng đột biến so với giai đoạn trước đó, từ 20,60 % ở năm 2010 lên đến 90,73 % ở năm 2011. Tuy 40
  5. Jos.hueuni.edu.vn Tập 127, Số 3A, 2018 nhiên, tỷ lệ đô thị hóa từ năm 2011 đến 2013 tăng rất chậm (chưa đến 1 %/năm). Từ năm 2013 đến 2014, có sự gia tăng nhanh hơn (khoảng 7 %/năm). Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ đô thị hóa tăng nhanh chóng giữa 2 giai đoạn này là do Thuận An được Chính phủ quyết định chuyển từ huyện thành thị xã vào năm 2011. Trong giai đoạn 2005–2010, Thuận An gồm có 8 xã và 2 thị trấn, vì vậy dân số đô thị chiếm tỷ lệ % rất ít so với tổng số dân trong huyện. Mặc dù phần lớn dân số được tính là dân số nông thôn nhưng thực chất lại tham gia chủ yếu vào các hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp, ví dụ như xã Thuận Giao và xã Bình Chuẩn với tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm đến 67 % dân số. Như vậy, có thể thấy, việc nâng cấp từ huyện lên đô thị của Thuận An là phù hợp với thực tế phát triển của địa phương và theo đúng xu hướng phát triển chung của tỉnh Bình Dương, vùng Đông Nam Bộ và toàn quốc. Khi so sánh kết quả của nghiên cứu này với kết quả từ công trình nghiên cứu “Đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay” của Hoàng Bá Thịnh và cs [7] cho thấy, với tỷ lệ đô thị hóa trung bình của thị xã Thuận An giai đoạn 2005–2010 đạt 22,49 %, thấp hơn so với trung bình chung cả nước (29,60 %), thấp hơn so với trung bình chung của vùng Đông Nam Bộ (57,10 %). Giai đoạn 2011–2015 đạt 93,99 %, cao hơn tỷ lệ đô thị hóa trung bình của vùng Đông Nam Bộ (62,30 %) là 31,69 % và cao hơn tỷ lệ đô thị hóa trung bình của cả nước (32,20 %) là 61,79 %. Điều này có thể kết luận rằng, tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn thị xã Thuận An trong 5 năm gần đây là rất cao. Tốc độ đô thị hóa ở thị xã Thuận An giai đoạn 2005–2015 Tốc độ đô thị hóa là chỉ tiêu thể hiện sự tăng trưởng của đô thị thông qua các chỉ tiêu về dân số đô thị hoặc đất đai đô thị theo thời gian (1 năm hoặc một khoảng thời gian nhất định) [1]. Nghiên cứu này sử dụng số liệu thống kê dân số thành thị của các năm trong giai đoạn 2005–2015, năm 2005 được lựa chọn làm năm gốc để tính toán. Áp dụng công thức (2) ở phần phương pháp nghiên cứu để tính toán tốc độ đô thị hóa ở thị xã Thuận An với số liệu đầu vào từ cột Dân số thành thị trong bảng 1. Kết quả tính toán được thể hiện ở Hình 1. 41
  6. Đào Đức Hưởng và CS. Tập 127, Số 3A, 2018 (%) Hình 1. Tốc độ đô thị hóa ở thị xã Thuận An giai đoạn 2005–2015 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu, [3] Qua số liệu ở hình 1 có thể thấy, tốc độ đô thị hóa ở thị xã Thuận An trong giai đoạn 2005–2010 là rất chậm và có chiều hướng giảm dần từ năm 2006 đến 2010 do dân số đô thị lúc này chỉ được tính ở 2 xã. Đến năm 2011, tốc độ đô thị hóa đạt hơn 359,81 % tăng đột biến so với năm 2010 do có 7/8 xã được chuyển thành phường. Từ năm 2011 đến 2012, tốc độ đô thị hóa ở Thuận An tăng không đáng kể (chỉ 2,84 %), từ 2012 đến 2013 tốc độ đô thị hóa giảm so với năm trước đó. Đến năm 2014, tốc độ đô thị hóa lại tăng nhanh (hơn 10 %) so với cùng kỳ vì số lượng dân số đô thị tăng cao trong năm 2014, chủ yếu là do tăng số lượng dân nhập cư vào làm ở các khu công nghiệp mới thành lập. 4.2 Thực trạng đô thị hóa ở thị xã Thuận An thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế và biến động diện tích các mục dích sử dụng đất Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thị xã Thuận An giai đoạn 2005–2015 Trong giai đoạn 2005–2015, cơ cấu kinh tế của thị xã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và ngành nông nghiệp. 42
  7. Jos.hueuni.edu.vn Tập 127, Số 3A, 2018 Bảng 2. Cơ cấu các ngành kinh tế của thị xã Thuận An giai đoạn 2005–2015 ĐVT: % Năm Tăng/giảm (+/-) Cơ cấu kinh tế 2005 2010 2015 2005–2010 2010–2015 2005–2015 Ngành Nông nghiệp 0,92 0,40 0,30 -0,52 -0,10 -0,62 Ngành Công nghiệp và xây dựng 77,82 74,12 70,50 -3,70 -3,62 -7,32 Ngành Dịch vụ 21,26 25,48 29,20 4,22 3,72 7,94 Tổng 100,0 100,0 100,0 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu, [3] Bảng 2 có thể thấy, cả 2 giai đoạn 2005–2010 và 2010–2015, cơ cấu các ngành kinh tế của Thuận An có đều có xu hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp và công nghiệp-xây dựng, tăng dần ngành dịch vụ. Kết quả tính toán cơ cấu kinh tế cho thấy rằng, mặc dù ở giai đoạn 2005–2010, Thuận An chưa được công nhận thị xã nhưng cơ cấu kinh tế của các ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn (gần như 100 %) trong tổng cơ cấu các ngành kinh tế. Nếu tính cả giai đoạn 2005–2015 thì cơ cấu kinh tế của các ngành thay đổi đúng theo chiều hướng đô thị hóa về mặt chất lượng (tăng tỷ trọng ngành dịch vụ). Như vậy, có thể thấy đô thị hóa ở thị xã Thuận An không chỉ là do quyết định hành chính về việc nâng cấp đô thị mà còn do nội lực phát triển của các ngành kinh tế và việc nâng cấp đô thị cho Thuận An là tất yếu. Biến động diện tích các mục đích sử dụng đất tại thị xã Thuận An giai đoạn 2005–2015 Theo số liệu thống kê năm 2005, cơ cấu diện tích nhóm đất nông nghiệp chiếm 42,47 %, nhóm đất phi nông nghiệp chiếm 57,31 %, đất chưa sử dụng chỉ chiếm 0,22 % so với tổng diện tích tự nhiên. Năm 2015, cơ cấu diện tích nhóm đất nông nghiệp chiếm 33,47 %, nhóm đất phi nông nghiệp chiếm đến 64,58 %, nhóm đất chưa sử dụng chiếm 1,95 % so với tổng diện tích tự nhiên của Thuận An. Trong giai đoạn 2005–2015, cơ cấu sử dụng đất biến động theo hướng giảm diện tích của các loại đất thuộc nhóm nông nghiệp, tăng diện tích nhóm đất phi nông nghiệp và chưa sử dụng. Số liệu biến động cụ thể được thể hiện ở Hình 2. 43
  8. Đào Đức Hưởng và CS. Tập 127, Số 3A, 2018 Hình 2. Biến động diện tích của 3 nhóm đất chính ở thị xã Thuận An giai đoạn 2005–2015 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu, [6] Số liệu ở hình 2 cho thấy: - Diện tích nhóm đất nông nghiệp (NNP) năm 2015 giảm 776,98 ha so với năm 2005. Trong đó, đất trồng lúa giảm 328,58 ha (hiện tại trên địa bàn thị xã không còn đất trồng lúa), đất trồng cây lâu năm giảm 232,02 ha, số diện tích còn lại là đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác. - Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp (PNN) năm 2015 tăng 577,11 ha: trong đó, đất chuyên dùng tăng nhiều nhất với 481,38 ha và đất xây dựng xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp với 201,53 ha, đất sông ngòi, kênh, rạch, suối lại giảm 46,20 ha. - Nhóm đất chưa sử dụng năm 2015 tăng 144,67 ha so với năm 2005: trên thực tế, diện tích này chủ yếu là đất đã giao hoặc cho thuê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức nhưng tại thời điểm kiểm kê đất đai vẫn chưa được đưa vào sử dụng nên theo quy định phải thống kê vào diện tích đất chưa sử dụng, điển hình là các khu dân cư đã có quy hoạch chi tiết, khu trung tâm hành chính thị xã mới, dự án Ecoxuan, Areco, Khu dân cư Vĩnh Phú 1, Vĩnh Phú 2, Khu dân cư Hòa Lân, Khu dân cư VSIP. Qua những phân tích ở trên có thể thấy rằng, mặc dù ở thời điểm năm 2005, Thuận An vẫn đang là huyện nhưng diện tích nhóm đất phi nông nghiệp lại chiếm tỷ lệ lớn hơn nhóm đất nông nghiệp đến 14,84 %, đây là cơ cấu sử dụng đất thường thấy ở các khu vực đô thị. Với chủ trương và định hướng phát triển và thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, trong giai đoạn 2005–2015, thị xã Thuận An đã nhận được đầu tư xây dựng từ nhiều tập đoàn lớn để xây dựng các khu công nghiệp với quy mô lớn tiêu biểu là Khu công nghiệp Việt Nam - Singapo (VSIP), Khu công nghiệp Đồng An, Khu công nghiệp Sóng Thần 1, Khu công nghiệp Sóng Thần 2. Với sự phát triển nhanh của lĩnh vực công nghiệp ở thị xã đã thu hút một lực 44
  9. Jos.hueuni.edu.vn Tập 127, Số 3A, 2018 lượng lớn lao động từ khắp nơi trên cả nước đến sinh sống và làm việc, kéo theo việc tăng dân số nhanh, tăng nhu cầu nhà ở, đường giao thông, trường học và các công trình công cộng khác [8]. Vì vậy, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư, cơ sở hạ tầng là tất yếu. Tuy nhiên, cũng chính việc chuyển đổi này đã làm mất toàn bộ diện tích đất trồng lúa ở địa bàn thị xã, giảm một diện tích rất lớn đất trồng cây lâu năm. Việc lấy đất nông nghiệp để phát triển các khu công nghiệp, các khu đô thị mới đã làm xuất hiện nhiều hộ nông dân không có đất hoặc thiếu đất sản xuất. Cùng với số đất bị thu hồi là tình trạng người dân không có việc làm, mặc dù địa phương đã có chính sách đền bù cho các hộ bị lấy đất, song trong thực tế, khung giá đất nông nghiệp đã được quy định rất thấp, còn giá các loại đất chuyên dùng lại rất cao, chính vì vậy việc người dân không bàn giao mặt bằng, thậm chí còn phản đối, khiếu kiện. 4.3 Kết luận Từ kết quả nghiên cứu thực trạng đô thị hóa trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005-2015, chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau: Thứ nhất là, tỷ lệ đô thị hóa trung bình của thị xã Thuận An giai đoạn 2005–2010 thấp hơn so với trung bình chung cả nước và vùng Đông Nam Bộ. Giai đoạn 2011–2015, cao hơn tỷ lệ đô thị hóa trung bình của vùng Đông Nam Bộ và cao hơn nhiều so với tỷ lệ đô thị hóa trung bình của cả nước. Thứ hai là, tốc độ đô thị hóa ở thị xã Thuận An trong giai đoạn 2005–2010 có chiều hướng giảm dần từ năm 2006 đến 2010. Đến năm 2011, tốc độ đô thị hóa tăng đột biến so với năm 2010 do có 7/8 xã được chuyển thành phường. Từ năm 2011 đến 2012, tốc độ đô thị hóa ở Thuận An tăng không đáng kể, từ 2012 đến 2013 tốc độ đô thị hóa giảm so với cùng kỳ năm trước. Đến năm 2014, tốc độ đô thị hóa lại có xu hướng tăng nhanh do tăng số lượng dân nhập cư vào làm ở các khu công nghiệp mới thành lập. Thứ ba là, cơ cấu kinh tế ở cả 2 giai đoạn 2005–2010 và 2010–2015 của thị xã Thuận An có đều có xu hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp và công nghiệp-xây dựng, tăng dần ngành dịch vụ. Thứ tư là, trong giai đoạn 2005–2015, diện tích các mục đích sử dụng đất biến động theo hướng giảm diện tích của các loại đất thuộc nhóm nông nghiệp, tăng diện tích nhóm đất phi nông nghiệp và chưa sử dụng. Việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất theo chiều hướng này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh kế của người nông dân và ảnh hưởng đến tiến độ của công tác giải phóng mặt bằng ở địa bàn nghiên cứu. 45
  10. Đào Đức Hưởng và CS. Tập 127, Số 3A, 2018 Tài liệu tham khảo 1. Bộ xây dựng (2009), Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30/09/2009 quy định chi tiết một số nội dung của nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009 của Chính Phủ về việc phân loại đô thị, Hà Nội. 2. Chính phủ (2009), Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 về phân loại đô thị, Hà Nội. 3. Cục thống kê tỉnh Bình Dương, Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2015 và 2010, Bình Dương. 4. Ngô Thúy Quỳnh (2016), Một số ý kiến về phân tích đô thị hóa ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2 (80), 89–99. 5. Ngân hàng thế giới (2011), Đánh giá đô thị hóa ở Việt Nam, báo cáo hỗ trợ kỹ thuật, Hà Nội. 6. UBND thị xã Thuận An, Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 và 2005, Bình Dương. 7. Hoàng Bá Thịnh, Đoàn Thanh Huyền (2015), Đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5 (90), 55–61. 8. Nguyễn Trí, Phạm Thị Xuân Thọ (2015), Thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001–2011, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 4 (69), 138. 46
  11. Jos.hueuni.edu.vn Tập 127, Số 3A, 2018 ASSESSING CURRENT SITUATION OF URBANIZATION IN THUAN AN TOWN, BINH DUONG PROVINCE Đao Đuc Huong1,2, Nguyen Huu Ngu1*, Huynh Van Chuong1 1 HU – University of Agriculture and Forestry, 102 Phung Hung St., Hue, Vietnam 2 Southern Natural Resources and Environment Company, 30, 03 st., Binh An Ward, District 2, Hochiminh city, Vietnam Abstract: This study was conducted to assess the current situation of urbanization in Thuan An town, Binh Duong province in period 2005–2015 to support policy-makers in the socio-economic development and land management policies. The study was based on the analysis of urbanization indices, economic structure and land-use structure in the area. The results showed that the average urbanization rate in period 2005–2010 was lower than that of the whole country and the South East Region, but the years from 2011 to 2015 witnessed a higher average urbanization rate compared with the South East Region and the whole nation. This speed tended to decrease from 2006 to 2010; from 2011 to 2015, the speed of urbanization increased with a dramatic surge in 2011 when 7 out of 8 communes became wards. In period 2005–2015, the structure of land use changed with the trend of reducing the area of agricultural land, and increasing the area of non-agricultural land and unused land. Keywords: change, urbanization index, , land use structure, Thuan An town 47