Đặc điểm dịch tễ học bệnh cúm mùa tại xã Thanh Hà tỉnh Hà Nam từ năm 2008 đến 2017

pdf 10 trang Phương Mai 03/04/2025 180
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm dịch tễ học bệnh cúm mùa tại xã Thanh Hà tỉnh Hà Nam từ năm 2008 đến 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdac_diem_dich_te_hoc_benh_cum_mua_tai_xa_thanh_ha_tinh_ha_na.pdf

Nội dung text: Đặc điểm dịch tễ học bệnh cúm mùa tại xã Thanh Hà tỉnh Hà Nam từ năm 2008 đến 2017

  1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH CÚM MÙA TẠI XÃ THANH HÀ TỈNH HÀ NAM TỪ NĂM 2008 ĐẾN 2017 Nguyễn Thị Huế - Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nam TÓM TẮT Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 1.028 trường hợp mắc hội chứng cúm tại xã Thanh Hà, huyện Thanh liêm, tỉnh Hà Nam từ năm 2008 đến 2017. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ mắc cúm trong các trường hợp mắc hội chứng cúm là 20,62%; trong đó mắc cúm A/H3N2: 39,10%; cúm B: 27,40%; cúm A/H1N1 pdm09: 26,90%; cúm A/H1N1: 6,60%. Sự phân bố các chủng vi rút cúm giai đoạn 2008 đến 2017 cũng khác nhau: Cúm A/H1N1 chỉ xuất hiện đến năm 2009, cùng thời gian đó cúm A/H1N1 pdm09 xuất hiện và thay thế chủng cúm A/H1N1 cũ, trong khi cúm A/H3N2 và cúm B xuất hiện ở hầu hết các năm. Số mắc cúm nhiều trong mùa hè và tăng cao trong năm 2009, 2013 và 2014. Tỷ lệ nhiễm cúm cao nhất ở nhóm đối tượng trẻ dưới 18 tuổi tập trung vào nhóm trẻ đi học. Trẻ em trong độ tuổi dưới 18 là trẻ nhỏ, học sinh - sinh viên có nguy cơ nhiễm cao hơn nhóm đối tượng khác. Sự lây truyền cúm tại xã Thanh Hà chủ yếu là lây truyền của các chủng cúm lưu hành tại địa phương trong đó vai trò lây truyền trong hộ gia đình là rất quan trọng. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây nên. Tác nhân gây bệnh thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Bệnh thường tiến triển lành tính nhưng cũng có thể diễn biến nặng, dễ biến chứng và có thể dẫn tới tử vong ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già, trẻ em và phụ nữ có thai. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính hàng năm có khoảng 5-10% người trưởng thành và 20% -30% trẻ em trên toàn cầu bị ảnh hưởng bởi cúm, dẫn đến khoảng 3 đến 5 triệu ca bệnh nặng và khoảng 250.000 đến 500.000 người chết. Việt Nam là một nước nhiệt đới thuộc khu vực Đông Nam Á, trong 10 năm gần đây hàng năm ghi nhận khoảng từ 1 triệu đến 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm, nguyên nhân chủ yếu do các chủng vi rút cúm A/H3N2, cúm A/H1N1, cúm A/H1N1 pdm09 và cúm B gây nên và số liệu theo dõi đã xác định thường có hai đợt dịch cúm xảy ra hàng năm, lần đầu vào mùa xuân và lần tiếp theo vào cuối mùa hè. Để chủ động giám sát sự lưu hành và biến đổi của các chủng vi rút cúm ở nước ta, Bộ Y tế đã triển khai hệ thống giám sát cúm trọng điểm quốc gia từ năm 2006, giám sát nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng từ đầu năm 2016 và đẩy mạnh hoạt động xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh cúm tại Trung tâm Cúm quốc gia tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, đến nay các đơn vị này đều có khả năng xét nghiệm các chủng vi rút cúm. Tại Hà Nam, từ năm 2008 đến 2012 tỷ lệ mắc hội chứng cúm trên 100.000 dân dao động từ 1.889 đến 3.081. Năm 2007, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Đơn vị nghiên cứu lâm sàng của trường Đại học tổng hợp Oxford đã chọn xã Thanh Hà thuộc huyện Thanh Liêm để triển khai nghiên cứu thuần tập về dịch tễ của việc lây truyền cúm trong cộng đồng. Từ nguồn dữ liệu thu thập được của nghiên cứu, đã có rất nhiều bài báo về bệnh cúm được xuất bản. Tuy nhiên, các bài báo này chỉ nghiên cứu sâu về một khía cạnh nào đó về bệnh cúm như: Biến đổi di truyền của vi rút, khả năng bảo vệ cúm theo hiệu giá kháng thể HI, . Đến nay, chưa có nghiên cứu nào cho thấy bức 80
  2. tranh tổng thể về cúm mùa tại Hà Nam trong suốt khoảng thời gian kéo dài từ 2008 đến 2017. Xuất phát từ lý do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đặc điểm dịch tễ học bệnh cúm mùa tại xã Thanh Hà tỉnh Hà Nam từ năm 2008 đến 2017” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học bệnh cúm mùa tại xã Thanh Hà tỉnh Hà Nam từ năm 2008 đến 2017. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh cúm mùa tại xã Thanh Hà tỉnh Hà Nam từ năm 2008 đến 2017. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Là toàn bộ những trường hợp mắc hội chứng cúm được lấy mẫu ngoáy họng làm xét nghiệm trong một nghiên cứu thuần tập theo dõi về Cúm tại xã Thanh Hà tỉnh Hà Nam từ năm 2008 đến 2017. 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại xã Thanh Hà, năm 2018 2.3. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 1.028 trường hợp được xác định mắc hội chứng cúm theo tiêu chuẩn của WHO (1999) là trường hợp có đủ 3 tiêu chí sau: (1) sốt đột ngột > 380C, (2) ho và/hoặc đau họng (3) chưa có chẩn đoán nào khác. 2.4. Quản lý và phân tích số liệu: Số liệu sau khi được thu thập sẽ được bổ sung, hoàn thiện, làm sạch và quản lý bằng phần mềm Epidata. Sau đó được chuyển định dạng sang phần mềm phân tích thống kê Stata13.0 để xử lý. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi, giới, nghề nghiệp Số lượng Tổng (n) Tỷ lệ % Tuổi < 18 257 1.028 25,00 18 - 60 659 1.028 64,19 > 60 112 1.028 10,89 Giới Nam 403 1.028 39,20 Nữ 625 1.028 60,80 Nghề nghiệp Trẻ em 69 1.028 6,71 Học sinh, sinh viên 228 1.028 22,18 Việc đồng áng, lao động 538 1.028 52,34 phổ thông Lao động tự do 110 1.028 10,70 81
  3. Cán bộ, nhân viên 83 1.028 8,07 Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy: - Đối tượng nghiên cứu tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi từ 18-60 (64,19%), thấp nhất ở nhóm tuổi trên 60 tuổi (10,89%). - Đối tượng nghiên cứu là nữ giới (60,80%) nhiều hơn nam giới (39,20%). - Phần lớn đối tượng nghiên cứu làm công việc đồng áng, lao động phổ thông (52,34%). 3.2. Đặc điểm dịch tễ học bệnh cúm mùa tại xã Thanh Hà từ 2008-2017 250 228 200 150 131 130 132 95 100 35 43 50 36 26 1 0 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 HCC Cúm Biểu đồ 3. 1. Phân bố trường hợp mắc HCC và mắc cúm theo năm Nhận xét: (n = 1.028) - Số trường hợp mắc HCC được ghi nhận nhiều nhất trong năm 2014 với 228 trường hợp, ít nhất năm 2016 với 26 trường hợp. - Trong tổng số 1.028 trường hợp mắc HCC có 212 trường hợp mắc cúm được xác định bằng xét nghiệm RT-PCR (20,62%). Số trường hợp mắc cúm ghi nhận nhiều trong các năm 2009 (36), 2013 (35), 2014 (43), ít nhất năm 2016 là 1 trường hợp. 82
  4. 160 142 140 118 103 120 102 103 100 80 60 34 40 30 28 25 12 10 20 0 tháng 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng 5 tháng 6 tháng 7 tháng 8 tháng 9 tháng 10 tháng 11 tháng 12 HCC Cúm Biểu đồ 3. 2. Phân bố số trường hợp mắc HCC và mắc cúm theo tháng trong giai đoạn 2008 - 2017 Nhận xét: (n = 1.028) Qua biểu đồ trên ta thấy số trường hợp mắc HCC tập trung nhiều vào mùa xuân và mùa thu, tuy nhiên số mắc cúm lại nhiều hơn vào mùa hè. 27,40% Cúm B 39,10% A/H1N1 A/H1N1 pdm09 26,90% A/H3N2 6,60% Biểu đồ 3. 3. Phân bố trường hợp mắc cúm theo týp vi rút cúm mắc phải Nhận xét: (n = 212) Trong 212 trường hợp mắc cúm, số trường hợp mắc cúm A/H3N2 cao nhất (39,1 %), sau đó đến cúm B, cúm A/H1N1pdm09 và thấp nhất với cúm A/H1N1 (6,6%). 83
  5. 30 24 25 23 20 20 15 10 10 5 0 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 A/H1N1 A/H1N1 pdm09 A/H3N2 B Biểu đồ 3. 4. Sự phân bố các týp vi rút cúm từ 2008 - 2017 Nhận xét: n = 212 - Cúm B ghi nhận ở tất cả các năm và nhiều nhất năm 2013 - Cúm A/H3N2 ghi nhận ở hầu hết các năm và số mắc cúm A/H3N2 cao nhất năm 2014 (23 trường hợp) - Cúm A/H1N1 chỉ ghi nhận đến năm 2009. - Cúm A/H1N1 pdm09 bắt đầu ghi nhận năm 2009 với 24 trường hợp mắc, và xuất hiện trong 5 năm liên tiếp (từ 2009 đến 2014). 3.3. Một số yếu tố liên quan đến bệnh cúm tại xã Thanh Hà tỉnh Hà Nam từ năm 2008 đến 2017 3.3.1. Tuổi của đối tượng với tình trạng mắc cúm Bảng 3.2. Tuổi của đối tượng với tình trạng mắc cúm Không mắc Có mắc OR Nhóm tuổi Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ p (95%CI) lượng % lượng % < 18 183 71,21 74 28,79 1 18 - 60 535 81,18 124 18,82 0,01 0,57 (0,41 - 0,80) > 60 98 87,50 14 12,50 0,01 0,35 (0,19 - 0,66) Nhận xét: (n = 1.028) Nguy cơ mắc cúm ở nhóm đối tượng từ 18 - 60 tuổi chỉ bằng 0,57 lần nguy cơ mắc cúm ở nhóm đối tượng dưới 18 tuổi. Tương tự nguy cơ mắc cúm ở nhóm tuổi trên 60 chỉ bằng 0,35 lần nguy cơ mắc cúm ở nhóm đối tượng dưới 18 tuổi, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 3.3.2. Nghề nghiệp của đối tượng với tình trạng mắc cúm 84
  6. Bảng 3.3. Nghề nghiệp của đối tượng với tình trạng mắc cúm Không mắc Có mắc OR Nhóm nghề nghiệp Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ p (95%CI) lượng % lượng % Trẻ em, HS-SV 213 71,72 84 28,28 1 Việc đồng áng, lao 438 81,41 100 18,59 0,01 0,58 (0,41 - 0,81) động phổ thông Lao động tự do 95 86,36 15 13,64 0,01 0,40 (0,22 - 0,74) Cán bộ, nhân viên 70 84,34 13 15,66 0,01 0,47 (0,25 - 0,90) Nhận xét: (n = 1.028) Nguy cơ mắc cúm của nhóm đối tượng làm công việc đồng áng, lao động phổ thông chỉ bằng 0,58 lần nguy cơ mắc cúm ở nhóm trẻ em, học sinh, sinh viên. Nguy cơ mắc cúm ở nhóm đối tượng lao động tự do chỉ bằng 0,40 lần nhóm đối tượng trẻ em, học sinh - sinh viên và nhóm đối tượng là cán bộ nhân viên chỉ bằng 0,47 lần nguy cơ mắc cúm ở nhóm trẻ em, học sinh, sinh viên. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 3.3.3. Trong gia đình có người mắc cúm với tình trạng mắc cúm của đối tượng Bảng 3.4. Tình trạng gia đình có người mắc cúm với tình trạng mắc cúm Không mắc Có mắc Có thành viên OR trong hộ gia Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ p (95%CI) đình mắc cúm lượng % lượng % Không 785 82,81 163 17,19 Có 31 38,75 49 61,25 0,01 7,61 (4,60 - 12,58) Nhận xét: (n = 1.028) Nguy cơ mắc cúm trong nhóm đối tượng thuộc các hộ gia đình có thành viên đang mắc cúm cao hơn 7,61 lần nhóm đối tượng thuộc hộ gia đình không có ai mắc. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. IV. BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh cúm mùa tại xã Thanh Hà tỉnh Hà Nam từ năm 2008 đến 2017. Trong 1.028 trường hợp được đoán mắc hội chứng cúm từ 2008 đến 2017 có 212 trường hợp được xác định mắc cúm bằng xét nghiệm RT-PCR, chiếm 20,6%, kết quả này cao hơn nghiên cứu của Qi L về “đặc điểm dịch tễ và vi rút cúm ở Trùng Khánh, Trung Quốc năm 2011-2015” là 13,3% [1], cũng cao hơn kết quả đánh giá của Chương trình giám sát ILI Campuchia từ năm 2009 - 2011 là 16,9%) [2]. Tuy nhiên kết quả này lại thấp hơn nghiên cứu về “Đặc điểm dịch tễ và virut cúm theo mùa và đại dịch cúm ở Lào năm 2008-2010” của Khamphaphongphane B là 22% [3] và nghiên cứu hồi cứu “Một số nhận xét về đặc điểm dịch cúm A/H1N1 và các biện pháp phòng chống dịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009” của Nguyễn Thái Hòa là 31,7 % [4]. Tỷ lệ này lại khá tương đồng với kết quả nghiên cứu một nghiên cứu dựa vào kết quả giám sát trọng điểm HCC tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh 85
  7. trong giai đoạn 2006 - 2012 của Phan Công Hùng cho thấy: Tỷ lệ số mẫu dương tính với vi rút cúm của các ca mắc HCC chiếm 19.2% [5] và một nghiên cứu khác đánh giá đặc điểm dịch tễ và sự lưu hành của vi rút cúm mùa tại Việt Nam qua Hệ thống giám sát cúm quốc gia trong giai đoạn 2006-2013 cho thấy: tỷ lệ dương tính/số mẫu xét nghiệm ở bệnh nhân HCC là 20,8 [6]. Qua đó ta thấy rằng mặc dù vi rút cúm là một trong những tác nhân chính gây hội chứng cúm ở người, tuy nhiên tỷ lệ mắc hội chứng cúm do vi rút cúm gây ra cũng chỉ dao động khoảng từ 10% - 40%, ngoài ra còn rất nhiều tác nhân sinh học khác gây ra hội chứng cúm trên người. Kết quả từ biểu đồ 3.1 cho thấy, số trường hợp mắc HCC ghi nhận nhiều nhất trong năm 2014 (228 trường hợp) và số trường hợp mắc cúm cũng cao nhất năm 2014 (43 trường hợp), tuy nhiên tỷ lệ mắc cúm trong các trường hợp mắc HCC lại cao nhất trong năm 2009 (37,9%, 36/95 trường hợp). Điều này cũng hoàn hợp lý bởi năm 2009 bởi đã xảy ra đại dịch cúm với chủng cúm A/H1N1 mới, gọi là A/H1N1 pdm09. Dịch cúm A/H1N1 pdm09 được ghi nhận đầu tiên vào tháng 3/2009 tại Mêxico, sau đó nhanh chóng lan rộng sang châu Á và gây hậu quả nặng nề cho các nước khu vực này, trong đó có Việt Nam. Chính yếu tố này đã tác động làm cho tỷ lệ mắc cúm trong các trường hợp mắc hội chứng cúm trong năm 2009 tại xã Thanh Hà lên tới 37,9%. Ngoài ra, một lý do nữa cũng có thể tác động làm cho số trường hợp mắc hội chứng cúm năm 2014 tại xã Thanh Hà được ghi nhận nhiều đó là quá trình giám sát, theo dõi ghi nhận ca mắc hội chứng cúm được thực hiện liên tục và triệt để, vì vậy số trường hợp mắc cúm cũng ít bị bỏ sót, số trường hợp mắc cúm cao nhưng tỷ lệ mắc cúm trong các trường hợp mắc HCC lại thấp hơn một số năm khác. Qua biểu đồ 3.2 ta thấy số trường hợp mắc hội chứng cúm ghi nhận nhiều nhất trong các tháng mùa xuân (giai đoạn từ 2008 đến 2017) lần lượt là 142, 102, 118 trường hợp, ít nhất trong các tháng mùa hè (tháng 5,6,7). Tuy nhiên trường hợp mắc cúm lại tập trung nhiều vào tháng 4 (30), tháng 5 (28), thấp trong 4 tháng liên tiếp 6,7,8,9 và tỷ lệ mắc cúm trong các trường hợp mắc hội chứng cúm cao trong tháng 5 (52,8%) và tháng 6 (35,3%). Sự phân bố tỷ lệ mắc này có khác với đánh giá của Chương trình giám sát ILI Campuchia từ năm 2009 - 2011, tỷ lệ nhiễm cúm cao trong những tháng mùa mưa (từ tháng 6 - 11) [2] nhưng lại khá tương đồng với nghiên cứu đánh giá đặc điểm dịch tễ học và vi rút học của các ca nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng tại Việt Nam từ 2011 - 2015 của Nguyễn Biên Thùy, tỷ lệ dương tính với vi rút cúm cao từ tháng 3 đến tháng 6 [7]. Qua đó ta thấy rằng, mùa xuân là thời điểm thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển, đồng thời cũng là thời điểm con người chưa thích nghi kịp với thời tiết chuyển từ lạnh sang ấm, do đó khả năng mắc bệnh cao hơn, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp như hội chứng cúm, chính vì vậy số trường hợp mắc hội chứng cúm trong mùa xuân thường nhiều hơn các mùa khác. Qua biểu đồ 3.3 ta thấy trong số 212 trường hợp mắc cúm được xác định bằng xét nghiệm RT-PCR, tỷ lệ dương tính với cúm A/H3N2 cao nhất với 39,1% (83/212), cúm B là 27,4% (58/212), cúm A/H1N1 pdm09 là 26,9% (57/212) và thấp nhất với cúm A/H1N1 (6,6%, 14/212). Kết quả này tương đối giống kết quả nghiên cứu của Qi L về “đặc điểm dịch tễ và vi rút cúm ở Trùng Khánh Trung Quốc năm 2011-2015”: trong các trường hợp mắc cúm có tới 46,8% mắc cúm A/H3N2, 34,1% mắc cúm B và 18,9% là mắc A/H1N1 pdm09 [1]. Tuy nhiên kết quả này lại khác kết quả từ nghiên cứu đánh giá đặc điểm dịch tễ học và vi rút học của các ca nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng tại Việt Nam từ 2011 - 2015 của Nguyễn Biên Thùy, tỷ lệ dương tính với vi rút cúm týp B cao nhất với 37,2%, sau đó đến cúm A/H3N2 là 33,9% và cúm 86
  8. A/H1N1 pdm09 là 28,8% [7]. Điều này cho thấy rằng chủng cúm A/H2N3 và B vẫn đang là chủng gây cúm chiếm ưu thế và khả năng biến đổi kháng nguyên chậm hơn dòng A/H1. Mặc dù có sự xuất hiện của cả 3 phân týp cúm A và cúm B gây bệnh cúm mùa (A/H3N2, A/H1N1, A/H1N1 pdm09, B) trong khoảng thời gian từ năm 2008 - 2017 qua kết quả xét nghiệm RT-PCR. Tuy nhiên qua kết quả từ biểu đồ 3.4, ta thấy rằng sự xuất hiện của các týp, phân týp vi rút cúm khác nhau qua các năm có sự thay đổi đáng kể: Cúm B được ghi nhận ở tất cả các năm và thời gian đỉnh điểm là năm 2013 với 20 lượt mắc; Cúm A/H3N2 cũng ghi nhận ở hầu hết các năm theo dõi và xuất hiện nhiều nhất trong năm 2014 với 23 lượt mắc. Điều đặc biệt nhất là cúm A/H1N1 chỉ xuất hiện đến năm 2009, cùng năm đó có sự xuất hiện của một chủng cúm A/H1N1 mới (A/H1N1 pdm09) với là 24 lượt mắc và chủng cúm này đã thay thế hoàn toàn cúm A/H1N1 cũ trong các năm tiếp theo, điều này hoàn toàn đúng với nhận định và thông báo của Bộ Y tế về bệnh cúm mùa tại Việt nam ngay từ khi xảy ra đại dịch vi rút cúm A/H1N1 pdm09. Tuy nhiên 3 năm trở lại đây không thấy sự xuất hiện của cúm A/H1N1 pdm09 tại Thanh Hà mặc dù theo nhiều báo cáo khác vẫn ghi nhận cúm A/H1N1 pdm09 đến thời điểm hiện tại. Điều này một lần nữa khảng định rằng cúm A/H3N2 và cúm B vẫn đang là 2 tác nhân chính gây bệnh cúm mùa tại Việt Nam nói chung và tại Thanh Hà nói riêng cho đến thời điểm hiện tại. 4.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng mắc cúm tại xã Thanh Hà tỉnh Hà Nam từ năm 2008 đến 2017. 4.2.1. Tuổi của đối tượng với tình trạng mắc cúm Qua bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ mắc cúm trong các trường hợp mắc HCC ở nhóm đối tượng dưới 18 tuổi là 28,79% cao hơn ở nhóm đối tượng từ 18 - 60 là 18,82% và nhóm đối tượng trên 60 là 12,50%. Kết quả này cũng phù hợp với đặc điểm của bệnh cúm, thường gặp ở trẻ em, người già và người mắc bệnh mạn tính.. Qua bảng 3.2 cũng cho ta thấy nguy cơ mắc cúm ở nhóm đối tượng là người trưởng thành (từ 18 đến 60) và nhóm đối tượng trên 60 tuổi chỉ bằng 0,57 và 0,35 lần nguy cơ mắc cúm ở trẻ em dưới 18 tuổi. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Qua đó ta thấy tuổi là một yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng mắc cúm. Bệnh cúm có nguy cơ mắc cao ở trẻ em bởi vì đối tượng trẻ em là đối tượng rất dễ nhạy cảm với bệnh, do chưa có miễn dịch phòng bệnh, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, bên cạnh đó tuổi này lại thường xuyên sinh hoạt và học tập trong các quần thể nhạy cảm như trường học, nhà trẻ, ý thức tự phòng bệnh cho bản thân chưa cao nên dễ lây nhiễm các loại bệnh dịch truyền nhiễm, trong đó có bệnh cúm. 4.2.2. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu với tình trạng mắc cúm. Qua bảng 3.3 ta thấy rằng tỷ lệ mắc cúm trong những trường hợp mắc HCC ở nhóm đối tượng là trẻ em, học sinh, sinh viên cao nhất (28,28%). Nguy cơ mắc cúm của nhóm đối tượng làm công việc đồng áng, lao động phổ thông chỉ bằng 0,58 lần nguy cơ mắc cúm ở nhóm trẻ em, học sinh, sinh viên. Nguy cơ mắc cúm ở nhóm đối tượng lao động tự do và nhóm đối tượng là cán bộ nhân viên chỉ bằng 0,40 và 0,47 lần nguy cơ mắc cúm ở nhóm trẻ em, học sinh, sinh viên. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả này tương tự với nghiên cứu dựa vào kết quả giám sát trọng điểm HCC tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2006 - 2012 của Phan Công Hùng, nhóm trẻ em, học sinh – sinh viên có tỷ lệ mắc cúm cao hơn các ngành nghề khác [5]. Qua đó ta thấy nghề nghiệp cũng liên quan đến tình trạng mắc 87
  9. cúm, những đối tượng thường xuyên tiếp xúc cộng đồng, tập trung nơi đông người như nhóm trẻ em, học sinh, sinh viên nguy cơ mắc cúm là khá cao. 4.2.3. Tình trạng nhiễm cúm của người trong gia đình với tình trạng mắc cúm Qua bảng 3.4 cho thấy nguy cơ mắc cúm ở những trường hợp mắc HCC trong nhóm đối tượng có thành viên cùng hộ gia đình cũng mắc cúm cùng khoảng thời gian đó cao hơn 7,61 lần ở nhóm đối tượng thuộc hộ gia đình không có ai mắc. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả này cho thấy việc lây nhiễm cúm trong cộng đồng dân cư tại xã Thanh Hà mà cụ thể hơn là có sự lây nhiễm chéo ngay giữa các thành viên trong cùng hộ gia đình. Qua đó ta thấy được nguy cơ lây nhiễm cúm giữa các thành viên trong cùng hộ gia đình là rất cao. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý vì giữa các thành viên cùng hộ gia đình có sự tiếp xúc gần nhiều hơn và thường xuyên hơn, đặc biệt khi trong gia đình có người mắc cúm, việc chăm sóc người bệnh trong khi không biết cách phòng bệnh, hoặc chủ quan không thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho mình và các thành viên khác. V. KẾT LUẬN Tỷ lệ nhiễm cúm trong các trường hợp mắc HCC tại cộng đồng dân cư xã Thanh Hà là 20,62%, trong đó cúm A/H3N2 và cúm B chiếm ưu thế. Số mắc HHC ghi nhận nhiều vào mùa xuân, nhưng số mắc cúm nhiều trong mùa hè và tăng cao trong năm 2014. Tỷ lệ nhiễm cúm cao nhất ở nhóm đối tượng trẻ dưới 18 tuổi tập trung vào nhóm trẻ đi học. Tuổi, nghề nghiệp là hai yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nhiễm cúm của cộng đồng dân cư xã Thanh Hà. Trẻ em trong độ tuổi dưới 18 là trẻ nhỏ, học sinh - sinh viên có nguy cơ nhiễm cao hơn nhóm đối tượng khác. Sự lây truyền cúm tại xã Thanh Hà chủ yếu là lây truyền của các chủng cúm lưu hành tại địa phương trong đó vai trò lây truyền trong hộ gia đình là rất quan trọng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Qi L., Xiong Y., Xiao B. et al. (2016). Epidemiological and Virological Characteristics of Influenza in Chongqing, China, 2011-2015. PLoS One, 11(12). 2. Horm S.V., Mardy S., Rith S. et al. (2014). Epidemiological and virological characteristics of influenza viruses circulating in Cambodia from 2009 to 2011. PLoS ONE, 9(10), e110713. 3. Khamphaphongphane B., Ketmayoon P., Lewis H.C. et al. (2013). Epidemiological and virological characteristics of seasonal and pandemic influenza in Lao PDR, 2008–2010. Influenza Other Respir Viruses, 7(3), 304– 311. 4. Nguyễn Thái Hoà, Nguyễn Đình Sơn, Nguyễn Dung (2014). Một số nhận xét đặc điểm dịch tễ cúm A/H1N1 và các biện pháp phòng chống dịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009. 5. Phan Công Hùng, Nguyễn Quốc Huy, Nguyễn Thị Phương Thúy và cộng sự (2013). Đặc điểm dịch tễ học hội chứng cúm qua hệ thống giám sát trọng điểm 88
  10. tại bệnh viện nhiệt đới TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2012. Tạp chí Y học dự phòng, tập XXIII, số 10 (146). 6. Nguyễn Thị Thu Yến, Lê Quỳnh Mai, Trần Như Dương và cộng sự (2015). Đặc điểm dịch tễ học bệnh cúm mùa tại Việt Nam giai đoạn 2006- 2013. Tạp chí Y học dự phòng, 25 (3), 37. 7. Nguyễn Biên Thùy, Nguyễn Thị Thu Yến, Lê Quỳnh Mai và cộng sự (2015). Nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng do cúm tại Việt Nam 2011-2015. Tạp chí Y học dự phòng, 25, (8), 54. 89