Coreldraw - Chương 3: Công cụ tạo hình

ppt 53 trang vanle 3380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Coreldraw - Chương 3: Công cụ tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptcoreldraw_chuong_3_cong_cu_tao_hinh.ppt

Nội dung text: Coreldraw - Chương 3: Công cụ tạo hình

  1. KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TRƯỜNG TC KINH TẾ - KỸ THUẬT BẮC THĂNG LONG BÀI GIẢNG MÔN: CORELDRAW CHƯƠNG 3: CÔNG CỤ TẠO HÌNH
  2. NỘI DUNG I. Tạo các hình cơ bản II. Các thuộc tính đối tượng III. Đường, đường bao, chổi vẽ IV. Kết hợp và các hình đơn giản V. Quản lý và sắp xếp các đối tượng Bài giảng CorelDraw
  3. I. Tạo các hình cơ bản 1. Công cụ vẽ hình chữ nhật, hình vuông 2. Vẽ hình Elip, hình tròn, hình cung và hình cái nêm 3. Vẽ đa giác, hình sao bằng công cụ Polygon 4. Vẽ hình xoáy ốc (Spriral) 5. Vẽ lưới (Grid) Bài giảng CorelDraw
  4. 1. Công cụ vẽ hình chữ nhật, hình vuông 1.1. Vẽ hình chữ nhật: • Vẽ hình chữ nhật bằng công cụ Rectangle • Chọn công cụ Rectangle trong hộp công cụ Tool Box hoặc ấn phím tắt F6, con trỏ chuột chuyển thành con trỏ hình chữ thập đi kèm với hình chữ nhật nhỏ bên cạnh (+ ). • Nháy chuột, rê chuột theo hướng bất kỳ đến khi đạt được hình dạng, kích thước thì nhả chuột. Trong khi rê chuột, trên thanh trạng thái và thanh thuộc tính sẽ thể hiện các thông số về toạ độ, chiều rộng, chiều cao, tâm, vị trí bắt đầu , vị trí con trỏ hiện hành, . Bài giảng CorelDraw
  5. 1. Công cụ vẽ hình chữ nhật, hình vuông 1.1. Vẽ hình chữ nhật: • Vẽ hình chữ nhật bằng công cụ Rectangle • Khi đối tượng Rectangle mới được tạo ra hay được chọn, sẽ có 8 handles ở xung quanh, một điểm tâm ở giữa, 4 nút điều khiển ở 4 góc. Ta có thể sử dụng các handles để thay đổi kích thước, sử dụng điểm tâm để di chuyển hoặc sử dụng các nút điều khiển để bo tròn các góc đối tượng Rectangle. Bài giảng CorelDraw
  6. 1. Công cụ vẽ hình chữ nhật, hình vuông 1.1. Vẽ hình chữ nhật: • Vẽ hình chữ nhật bằng công cụ 3 point Rectangle • Chọn công cụ 3 point Rectangle trong nhóm công cụ Rectangle Tool. • Nháy chuột và rê chuột để xác định phương cho cạnh thứ nhất sau đó nhả chuột. • Di chuyển con trỏ chuột để xác định chiều dài 2 cạnh đến khi đạt được kích thước như mong muốn thì nháy chuột Bài giảng CorelDraw
  7. 1.2 Vẽ hình vuông • Để vẽ hình vuông ta có thể sử dụng cả hai công cụ Rectangle và 3 point Rectangle. Thao tác vẽ tương tự như thao tác vẽ hình chữ nhật nhưng trong quá trình vẽ ta cần phải giữ phím Ctrl. • Chú ý: Khi kết thúc các thao tác phải thả chuột trước khi thả phím Ctrl. Bài giảng CorelDraw
  8. 1.3. Bo tròn các góc của hình chữ nhật, hình vuông • Chọn công cụ Shape từ hộp công cụ Shape Tool, xuất hiện một con trỏ màu đen. • Chọn đối tượng hình chữ nhật hay hình vuông sẽ xuất hiện 4 nút điều khiển ở 4 góc • Đưa con trỏ chuột vào một nút điều khiển bất kì, kéo chuột đến khi đạt được kết quả như mong muốn thì nhả chuột Bài giảng CorelDraw
  9. 2. Vẽ hình Elip, hình tròn, hình cung và hình cái nêm 2.1. Vẽ hình Elip: • Vẽ hình Elip bằng công cụ Ellipse • Chọn công cụ Ellipse từ nhóm công cụ Ellipse Tool trên hộp công cụ Tool Box hoặc nhấn phím F7. Sau thao tác này con trỏ chuột có dạng hình chữ thập bên cạnh là một hình elip nhỏ ( ). Bài giảng CorelDraw
  10. 2. Vẽ hình Elip, hình tròn, hình cung và hình cái nêm 2.1. Vẽ hình Elip: Nháy chuột và rê kéo chuột theo hướng bất kỳ để tạo hình Ellipse đến khi đạt được kích thước, hình dạng như mong muốn thì nhả chuột. Trong quá trình vẽ trên thanh trạng thái và thanh thuộc tính sẽ hiện thị các thông số về toạ độ, chiều rộng, chiều cao, tâm Ellipse, Bài giảng CorelDraw
  11. 2.1. Vẽ hình elip Vẽ hình Elip bằng công cụ 3 Point Ellipse • Chọn công cụ 3 point Ellipse từ nhóm công cụ Ellipse Tool. Sau thao tác này con trỏ chuột có dạng hình chữ thập bên cạnh là một hình elip nhỏ ( ). • Nháy chuột và rê chuột để tạo phương cho bán kính thứ nhất sau đó nhả chuột. • Di chuyển chuột để xác định chiều dài 2 bán kính cho đến khi đạt được kích thước, hình dạng như mong muốn thì nháy chuột để kết thúc. Bài giảng CorelDraw
  12. 2.2. Vẽ hình tròn • Để vẽ hình tròn ta có thể sử dụng cả hai công cụ Ellipse và 3 point Ellipse. Thao tác vẽ tương tự như thao tác vẽ hình Ellipse nhưng trong quá trình vẽ ta cần phải giữ phím Ctrl. Chú ý: Khi kết thúc các thao tác phải nhả chuột trước khi nhả phím Ctrl. Bài giảng CorelDraw
  13. 3. Vẽ đa giác, hình sao bằng công cụ Polygon • Công cụ Polygon dùng để vẽ những đa giác, từ những đa giác này, bạn có thể tạo ra những hình dạng bất kỳ khác. • Chọn công cụ Polygon từ nhóm công cụ Polygon Tool hoặc ấn phím tắt Y. Con trỏ chuột sẽ chuyển thành hình chữ thập với một biểu tượng đa giác nhỏ đi kèm( ). Bài giảng CorelDraw
  14. 3. Vẽ đa giác, hình sao bằng công cụ Polygon • Trên thanh thuộc tính, chọn tuỳ chọn Polygon để vẽ hình đa giác, tuỳ chọn Star để vẽ hình sao. Xác định số đỉnh của đa giác hoặc hình sao trong hộp Number of point on Polygon ( Star).Tuỳ chọn Polygon để vẽ đa giácTuỳ chọn Star để hình saoNhập số đỉnh cho hình sao, đa giác • Nháy chuột và rê chéo chuột đến khi đạt được kích thước, hình dạng như mong muốn thì nhả chuột Bài giảng CorelDraw
  15. 4. Vẽ hình xoắn ốc (Spiral) • Chọn công cụ Spiral trong hộp công cụ Polygon Tools hoặc ấn phím tắt A. Con trỏ chuột sẽ chuyển thành hình chữ thập với một biểu tượng hình xoắn ốc nhỏ bên cạnh ( ). • Trên thanh thuộc tính xác định : ▪ Số vòng vào hộp Spiral Revolution ( 1 đến 100 vòng). Bài giảng CorelDraw
  16. 4. Vẽ hình xoắn ốc (Spiral) Chọn một trong hai kiểu xoắn ốc: • Kiểu Symmetrical Spiral: Để vẽ hình xoắn ốc có khoảng cách giữa các vòng bằng nhau. • Kiểu Logarithmic Spiral: Để vẽ hình xoắn ốc có khoảng cách giữa các vòng tăng dần. Khi đó ta phải xác định hệ số tăng khoảng cách giữa các vòng theo phần trăm bằng thanh trượt hay nhập giá trị trực tiếp vào trong hộp Spiral Expansion Factor • Nhập số vòng Spiral RevolutionSymmetrical SpiralLogarithmic SpiralHệ số tăng khoảng cách • Spiral Expansion Factor. Bài giảng CorelDraw
  17. 4. Vẽ hình xoắn ốc (Spiral) • Nháy chuột, rê chéo chuột đến khi đạt được kích thước, hình dạng như ý thì nhả chuột. Bài giảng CorelDraw
  18. 5. Vẽ lưới (Grid) • Chọn công cụ Graph Paper trên hộp công cụ Polygon Tools hoặc ấn phím tắt D. • Trên thanh thuộc tính: ▪ Nhập vào số cột trong mục Columns ( từ 1 đến 99). ▪ Nhập vào số dòng trong mục Rows ( từ 1 đến 99). • Nháy chuột vào điểm bắt đầu và rê chéo chuột để tạo đường lưới . Bài giảng CorelDraw
  19. 5. Nhóm các công cụ Perfect Shape • Nhóm công cụ Perfect Shapes cũng là những công cụ tạo hình dạng cơ bản. Nhóm công cụ Perfect Shapes bao gồm Basic Shapes (hình dạng cơ bản), Arrow Shapes (hình dạng mũi tên), Flowchart Shapes (biểu đồ), Star Shapes (hình dạng sao), Callout Shapes (tạo dáng khung lời thoại, khung suy nghĩ). Bài giảng CorelDraw
  20. II. Các thuộc tính đối tượng 1. Đường bao (Outline) 2. Tô (Fill) 3. Sử dụng công cụ tô màu trực quan (Interactive Fill) 4. Chỉnh sửa nhanh các thuộc tính Fill và Outline Bài giảng CorelDraw
  21. 1. Đường bao • Chọn đối tượng • Mở flyout Outline, nhấn nút Outline pen dialog (hoặc nhấn phím F12) để mở hộp thoại Outline pen Trong hộp thoại Outline Pen chứa những thuộc tính đầy đủ nhất về đường biên như màu sắc, kiểu đường biên: - Color: chọn màu cho đường biên (hình 3.18). - Width: độ dày của đường biên. Bài giảng CorelDraw
  22. 1. Đường bao - Style: kiểu thể hiện đường biên (đứt nét, đường liền, v.v ) - Edit Style mở hộp thoại Edit Line Style: tạo những kiểu đường viền mới. - Corners: các kiểu thể hiện góc của đường path - Line caps: thể hiện đầu của đường mở. - Arrows: thực hiện những lựa chọn tạo mũi tên cho điểm đầu hoặc cuối của đối tượng Bài giảng CorelDraw
  23. 1. Đường bao - Calligraphy: với những chọn lựa như Nib Shape (kiểu đầu bút), Stretch (thay đổi chiều dài nét bút), Angle (quay đầu bút) thực hiện hiệu ứng thay đổi chiều dày nét tùy theo hướng của đường làm cho những nét vẽ như vẽ bằng bút sắt có đầu bị vát. Bài giảng CorelDraw
  24. 2. Tô (Fill) • Công cụ tô màu với nhiều kiểu tô khác nhau như tô màu đồng nhất (Uniform Fill), tô màu chuyển sắc (Fountain Fill) với nhiều lựa chọn, tô màu theo mẫu (Pattern Fill) sẽ tạo những hiệu ứng về màu sắc cho đối tượng. Bài giảng CorelDraw
  25. 2. Tô (Fill) Nhấp chọn vào công cụ Fill (Fill Tool) bảng tùy chọn các công cụ tô màu trải ra • Fill Color Dialog: Tô màu đồng nhất. • Fountain Fill: Tô màu chuyển sắc, có 4 kiểu trong ô Type: ▪ Linear: Tô màu chuyển tiếp theo đường thẳng. ▪ Radial: Tô màu chuyển tiếp theo đường hình tròn. ▪ Conical: Tô màu chuyển tiếp theo hình nón. ▪ Square: Tô màu chuyển tiếp theo hình vuông. Bài giảng CorelDraw
  26. 2. Tô (Fill) Những tùy chọn trong hộp thoại Fountain Fill được dùng chung cho các kiểu tô. • Khung Center Offset với hai ô Horizontal (chiều ngang) và Vertical (chiều dọc) định tâm chuyển màu sắc cho 3 kiểu tô hình tròn, hình nón, hình vuông. • Khung Color Blend: pha trộn màu sắc với hai tùy chọn Two Color và Custom: ▪ Two Color: Pha trộn giữa hai màu. ▪ Custom: Pha trộn giữa những màu được chọn Bài giảng CorelDraw
  27. 4. Chỉnh sửa nhanh các thuộc tính Fill và Outline 4.1. Chép thuộc tính Outline, Fill Các bước thực hiện: • Giữ phím Alt, nhấn phải chuột trên đối tượng nguồn, kéo và thả chuột trên đối tượng đích. • Kết quả đạt được là đối tượng đích sẽ có các thuộc tính đường bao giống hệt như của đối tượng đích. • Nếu bạn muốn chép thuộc tính màu tô, bạn hãy giữ phím Shift, còn nếu muốn chép tất cả các thuộc tính, giữ phím Alt và Shift. Bài giảng CorelDraw
  28. 4.2. Pha màu Outline và Fill • Để thực hiện các thao tác dưới đây, bạn phải chọn đối tượng trước. • Đổi màu tô (Fill): Click trái chuột vào ô màu trên bảng màu. • Đổi màu đường bao (Outline): Click phải chuột vào ô màu trên bảng màu • Pha màu tô (Fill): Giữ Ctrl, click trái chuột vào ô màu trên bảng màu. Màu tô hiện tại của đối tượng sẽ được pha thêm một lượng nhỏ màu trên bảng màu. • Pha màu đường bao (Outline): Thao tác cũng tương tự như khi pha màu tô. Tuy nhiên, thay vì click trái chuột bạn phải click phải chuột. Để hiệu quả rõ hơn bạn nên thử với đối tượng có đường bao dày Bài giảng CorelDraw
  29. III. Đường, đường bao, chổi vẽ 1. Vẽ đường 2. Hiệu chỉnh đường cong 3. Làm việc với đường phức 4. Sử dụng chổi vẽ Bài giảng CorelDraw
  30. 1. Vẽ đường • Nhóm các công cụ vẽ đường bao gồm: Freehand Tool, Bezier Tool, Pen Tool, Polyline Tool, 3 Point Curve Tool và 3 công cụ Artistic Media Tool, Interactive Connector Tool, Dimension Tool Bài giảng CorelDraw
  31. 1.1. Công cụ Freehand (Freehand Tool) • Công cụ Freehand thực hiện vẽ tương tự như vẽ bằng một cây bút thật. Công cụ này có thể tạo ra các đường cong đóng, mở hay các đường thẳng Bài giảng CorelDraw
  32. 1.1. Công cụ Freehand (Freehand Tool) • Vẽ đường thẳng: nhấp chuột tại một điểm bắt đầu đường thẳng, sau đó nhấp chuột vào điểm cuối. • Vẽ đường cong: nhấp giữ chuột kéo theo đường cong bạn muốn tạo rồi thả chuột để hoàn tất đường vẽ. Để tạo những vùng khép kín trong khi vẽ chỉ cần cho điểm đầu trùng với điểm cuối Bài giảng CorelDraw
  33. 1.2. Công cụ Bezier (Bezier Tool) • Công cụ Bezier vẽ những đường thẳng, đường cong và những vùng khép kín như công cụ Freehand. Bài giảng CorelDraw
  34. 1.2. Công cụ Bezier (Bezier Tool) • Vẽ đường thẳng: nhấp chuột để xác định điểm đầu của đường, tiếp tục nhấp chuột để xác định các điểm tiếp theo. Nhấn phím Space để kết thúc quá trình vẽ. • Vẽ những đường cong: nhấp chuột để xác định điểm đầu của đường, các điểm tiếp theo cũng tương tự nhưng giữ chuột trái để uốn cong. Nhấn phím Space để kết thúc quá trình vẽ. Bài giảng CorelDraw
  35. 1.3 Công cụ Pen (Pen tool) • Vẽ đoạn thẳng: • Vẽ đường cong:
  36. 1.3 Công cụ Polyline (Pplyline tool) • Vẽ đoạn thẳng: • Vẽ đường cong:
  37. 2. Hiệu chỉnh đường cong • Đường cong Beziez • Bật chế độ hiệu chỉnh đường Bezier. • Hiệu chỉnh các đỉnh • Hiệu chỉnh các đoạn • Chuyển các hình cơ bản thành đường bezier
  38. 3. Làm việc với đường phức • Kết hợp nhiều đường đơn thành đường phức. • Tô màu với đường phức • Thao tác
  39. Kết hợp nhiều đường đơn thành đường phức • Chọn các đường đơn • Chọn arrange -> Combine ( phím tắt Ctrl + L) • Đường phúc tạo thành có thuộc tính ( màu nền, đường viền) giống với đối tượng được lựa chọn cuối cùng.
  40. Tô màu với đường phức • Nếu hình đơn không giao nhau thì tất cả đều được tô màu • Nếu các hình đơn giao nhau: ▪ Vùng là giao của 1 số chẵn các hình đơn (2,4, ) không được tô màu. ▪ Vùng là giao của một số lẻ các hình đơn (3,5,7 ) được tô màu.
  41. 4. Sử dụng chổi vẽ • Công cụ Artistic Media • Bút vẽ kiểu Preset • Bút vẽ kiểu Brush (chổi) • Bút vẽ kiểu Spray (phun)
  42. IV. Kết hợp và các hình đơn giản 1. Cắt, hàn, giao các đối tượng 2. Công cụ giao cắt (Knife) 3. Công cụ Eraser Bài giảng CorelDraw
  43. 1. Cắt, hàn, giao các đối tượng • Cắt (Trim), hàn (Weld) và giao (Intersect) các đối tượng là những công cụ mạnh và dễ dùng để kết hợp các đối tượng cơ bản và đơn giản thành các đối tượng phức tạp hơn.
  44. 1.1 Bật/ tắt cửa sổ cắt, hàn và giao • Arrange -> Shaping ->Shaping • Hoặc trên thanh tùy chọn:
  45. 1.2 Để cắt (Trim) các đối tượng • Chọn các đối tượng cần cắt • Arrange->Shaping -> Shaping ->Trim • Chú ý: đối tượng nào cần cắt sẽ chọn sau cùng
  46. 1.3 Để hàn (weld) các đối tượng • Chọn đối tượng cần hàn • Arrange->Shaping -> Shaping ->weld • Các đối tượng sẽ được hàn chung vào thành một đối tượng và thuộc tính của nó là thuộc tính của đối tượng chọn sau cùng.
  47. 1.4 Để giao (Intersect) các đối tượng • Chọn đối tượng cần giao • Arrange->Shaping -> Shaping ->Intersect • Kết quả được 1 đối tượng là phần giao của tất cả các đối tượng được chọn. • Thuộc tính của nó là thuộc tính của đối tượng chọn sau cùng.
  48. 2. Công cụ dao cắt (Knife) • Chọn công cụ cần cắt • Thực hiện nhát cắt cong: ▪ Chọn điểm đầu của nhát cắt ▪ Giữ chuột và kéo chuột đến điểm khác của biên kia của hình thì nhả chuột. • Thực hiện nhát cắt thẳng: ▪ Chọn điểm đầu của nhát cắt ▪ Di chuyển đến điểm khác của biên ▪ Click chuột để cắt
  49. 3. Công cụ Eraser • Chọn đối tượng cần tẩy • Chọn công cụ tẩy ▪ Tẩy đoạn thẳng ▪ Tẩy đoạn cong
  50. V. Quản lý và sắp xếp các đối tượng 1. Khái niệm về Layer (lớp) 2. Cửa sổ Object Manager Bài giảng CorelDraw
  51. 1. Khái niệm về Layer • Để bản vẽ có thứ tự được tổ chức tốt hơn, người ta đưa và các tấm trong suốt được gọi là Layer (lớp). • Để tổ chức bản vẽ thành các layer và quản lý các layer này, ta sử dụng cửa sổ docker Object Manager.
  52. 2. Cửa sổ Object Manager 2.1 Bật cửa sổ object manager: ▪ Tools->Object manager hoặc windows- >dockers ->object.
  53. 2.2 Sử dụng object manager • Tạo một layer • Xóa một layer • Khóa một layer • Thay đổi thứ tự giữa các layer • Chuyển và chép đối tượng giữa các layer