Công nghệ môi trường - Chương IV: Quản lý các thành phần môi trường đô thị và khu công nghiệp

pptx 98 trang vanle 2300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Công nghệ môi trường - Chương IV: Quản lý các thành phần môi trường đô thị và khu công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxcong_nghe_moi_truong_chuong_iv_quan_ly_cac_thanh_phan_moi_tr.pptx

Nội dung text: Công nghệ môi trường - Chương IV: Quản lý các thành phần môi trường đô thị và khu công nghiệp

  1. CHƯƠNG IV: QUẢN LÝ CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ & KHU CÔNG NGHIỆP
  2. Các nội dung chính: 1) QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRONG ĐÔ THỊ & KHU CÔNG NGHIỆP 2) QUẢN LÝ TIẾNG ỒN TRONG ĐÔ THỊ & KHU CÔNG NGHIỆP 3) QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG ĐÔ THỊ & KHU CÔNG NGHIỆP 4) QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRONG ĐÔ THỊ & KHU CÔNG NGHIỆP 5) QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG ĐÔ THỊ & KHU CÔNG NGHIỆP 6) QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP 7) HƯỚNG TỚI XÂY DỰNG ĐÔ THỊ &KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI
  3. I. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRONG ĐT & KCN • Hiện tượng ô nhiễm không khí tại ĐT&KCN ngày càng gia tăng là có tính phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Ô nhiễm không khí có tác động rất lớn đến sức khỏe cộng đồng, các hệ sinh thái, các thiết bị, đồ dùng, phá hoại công trình xây dựng gây ra mưa axit, gây hiệu ứng "nhà kính", phá hoại tầng ôzôn của khí quyến, ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước. • Nhiệm vụ chủ yếu của quản lý môi trường không khí ĐT&KCN là sử dụng mọi công cụ pháp lý và kinh tế để hạn chế ô nhiễm, duy trì chất lượng không khí đạt tiêu chuẩn môi trường quốc gia.
  4. I. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRONG ĐT & KCN
  5. I. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRONG ĐT & KCN Có thế phân loại nguồn phát thải chất ô nhiễm môi trường không khí như sau: • Nguồn cố định, do đốt nhiên liệu: các ống khói công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp năng lượng, công nghiệp luyện kim, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp hóa chất, công nghiệp dầu khí • Nguồn di động, do đốt nhiên liệu: các phương tiện giao thông cơ giới như ôtô, xe máy, máy bay, tàu thủy, tàu hỏa • Nguồn không phải là đốt nhiên liệu: đốt chất thải, bụi, khí độc, chất có mùi rò rỉ và bay hơi từ sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, khai thác mỏ, vật liệu xây dựng.
  6. I. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRONG ĐT & KCN Các nguồn phát sinh ô nhiễm không khí:
  7. I. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRONG ĐT & KCN
  8. I. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRONG ĐT & KCN Bản đồ tình trạng ô nhiễm không khí toàn cầu 2001 – 2006. Nguồn: Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ - NASA
  9. I. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRONG ĐT & KCN Diễn biến nồng độ bụi PM10 trung bình năm trong không khí xung quanh một số đô thị từ năm 2005 đến 2009 Nguồn: TTKTTV Quốc gia, 2010; Chi cục BVMT Tp. Hồ Chí Minh, 2010
  10. I. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRONG ĐT & KCN 1) Quản lý các nguồn thải ô nhiễm tĩnh Bố trí khu công nghiệp : Trong quy hoạch sử dụng đất, bố trí các cơ sở sản xuất vào các khu công nghiệp là biện pháp quan trọng kiểm soát ô nhiễm. • Khu công nghiệp cần phải đặt ở cuối hướng gió và cuối nguồn nước đối với khu dân cư. • Khu công nghiệp cần có vành đai cây xanh vây xung quanh nhằm giãn cách với khu dân cư và các khu đô thị khác. • Khu công nghiệp không nên phân thành nhiều khu nhỏ, phân tán vào các khu dân cư đô thị, vì môi trường đô thị sẽ bị ô nhiễm nhiều hơn.
  11. I. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRONG ĐT & KCN 1) Quản lý các nguồn thải ô nhiễm tĩnh Quản lý các nguồn thải tĩnh : Kiểm soát các nguồn thải tĩnh (các ống khói công nghiệp) là một biện pháp quan trọng của quản lý môi trường không khí. Trong phương án thiết kế xây dựng dự án, các nguồn thải tĩnh phải đáp ứng 2 TCMT: (i) TC giới hạn tối đa nồng độ chất ô nhiễm trong luồng khí thải, (ii) TC giới hạn tối đa nồng độ chất ô nhiễm trong môi trường không khí xung quanh.
  12. I. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRONG ĐT & KCN 2) Quản lý các nguồn thải ô nhiễm di động Các phương tiện giao thông cơ khí là các nguồn thải di động gây ô nhiễm môi trường không khí. Quản lý nguồn thải di động Các cơ quan quản lý tiến hành cưỡng chế thi hành các tiêu chuẩn về khí thải bằng cách tiến hành các chương trình kiểm tra và chứng nhận đã đảm bảo tiêu chuẩn môi trường đối với các xe mới xuất xưởng, xe nhập khẩu cũng như là xe đang lưu hành trên đường phố. Tổ chức các trạm kiểm soát môi trường đối với các loại xe đang lưu hành trên các đường phố, bắt giữ, xử phạt hoặc thu giấy phép lưu hành đối với các xe không đạt tiêu chuẩn môi trường.
  13. I. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRONG ĐT & KCN 2) Quản lý các nguồn thải ô nhiễm di động Quản lý chất lượng nhiên liệu dùng cho phương tiện giao thông Để giảm ô nhiễm không khí đô thị do giao thông vận tải gây ra, cần nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến như năng lượng mặt trời, động cơ lai (dùng xăng và điện). Hiện nay ở nhiều nước phát triển trên thế giới đang đẩy mạnh nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật nhằm khắc phục các nhược điểm về giá thành, tốc độ, , để các loại xe “sạch” đáp ứng được nhu cầu sử dụng rộng rãi ở các đô thị trong thế kỷ 21.
  14. I. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRONG ĐT & KCN 2) Quản lý các nguồn thải ô nhiễm di động Ưu tiên phát triển giao thông công cộng, hạn chế phát triển xe ôtô con cá nhân Đây là biện pháp quản lý quan trọng để giảm thiểu ô nhiễm giao thông là ưu tiên, khuyến khích phát triển các phương tiện giao thông công cộng và hạn chế xe ôtô cá nhân. Các chính sách cụ thể thường được áp dụng là giảm thuế, giám lệ phí, hoặc bù lỗ cho các phương tiện giao thông công cộng để giảm giá vé; Tăng thuế, tăng lệ phí và tăng tiền vé đỗ xe đối với xe ôtô con tư nhân.
  15. I. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRONG ĐT & KCN 2) Quản lý các nguồn thải ô nhiễm di động Quy định khu vực hạn chế hoặc cấm các xe ôtô con hoạt động Ở nhiều thành phố lớn trên thế giới, người ta thường quy định hạn chế hoặc cấm các xe con hoạt động ở một số khu vực trong thành phố như khu vực trung tâm thành phố, khu phố cổ, khu thương mại tập trung, khu lịch sử văn hóa v.v để giảm bớt ô nhiễm giao thông ở các khu vực này.
  16. I. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRONG ĐT & KCN 2) Quản lý các nguồn thải ô nhiễm di động Tăng cường sử dụng viễn thông, hệ thống thông tín hiện đại Sử dụng kỹ thuật công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại để cải thiện môi trường đô thị, giảm thiểu ô nhiễm giao thông như: • Cải thiện hệ thống quản lý điều hành hệ thống giao thông đô thị để tránh tắc nghẽn giao thông; • Sử dụng hệ thống thông tin hiện đại để kiểm soát các luồng giao thông tốt hơn; • Phát triển hệ thống thông tin liên lạc trong các hoạt động dịch vụ đô thị để giảm bớt nhu cầu đi lại trên đường phố;
  17. II. QUẢN LÝ TIẾNG ỒN TRONG ĐÔ THỊ & KCN
  18. II. QUẢN LÝ TIẾNG ỒN TRONG ĐÔ THỊ & KCN 1) Tác hại của tiếng ồn Tiếng ồn có tác động xấu đối với sức khỏe con người và hạ thấp chất lượng cuộc sống của xã hội, như là: • Quấy nhiễu, che lấp tiếng nói trong trao đổi thông tin. • Làm phân tán tư tưởng và dẫn đến làm giảm hiệu quả lao động; đôi khi còn xảy ra tai nạn. • Tiếng ồn quấy rối sự yên tĩnh và giấc ngủ của con người ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. • Làm suy giảm thính lực. Tiếng ồn càng mạnh, từ 120 bB trở lên có thể sây chói tai, đau tai, thậm chí làm thủng màng nhĩ.
  19. II. QUẢN LÝ TIẾNG ỒN TRONG ĐÔ THỊ & KCN 2) Các nguồn ồn chủ yếu Tiếng ồn ôtô, xe máy. Loại tiếng ồn này phát sinh từ nhiều bộ phận của xe, như là tiếng ồn động cơ, tiếng ồn phát ra từ ống xả, tiếng còi xe, tiếng ồn do đóng cửa xe, tiếng rít phanh. Tiếng ồn do giao thông ôtô, xe máy phụ thuộc vào mức ồn của từng xe, lưu lượng xe, tốc độ xe chạy, chất lượng đường , đồng thời còn phụ thuộc vào kiến trúc của hai bên đường phố.
  20. II. QUẢN LÝ TIẾNG ỒN TRONG ĐÔ THỊ & KCN 2) Các nguồn ồn chủ yếu Tiếng ồn máy bay. Việc sử dụng máy bay phản lực vào hàng không dân dụng từ những năm đầu thập niên 60 và việc đô thị hóa ngày càng tiến gần tới các sân bay nội địa cũng như các sân bay quốc tế đã làm cho tác động của tiếng ổn máy bay đối với dân cư ngày càng trầm trọng thêm. Máy bay phản lực phát ra tiếng ồn lớn nhất khi nó cất cánh hoặc khi tăng tốc, tăng độ cao trong quá trình bay, khi máy bay hạ cánh (tiếng ồn máy bay thường gây ra sự khó chịu cho người dân xung quanh hơn)
  21. II. QUẢN LÝ TIẾNG ỒN TRONG ĐÔ THỊ & KCN 2) Các nguồn ồn chủ yếu Tiếng ồn công nghiệp. Tiếng ồn công nghiệp sinh ra từ các động cơ, máy nổ, máy nén, từ quá trình va chạm, chấn động hoặc sự chuyển động, sự ma sát của các thiết bị và hiện tượng chảy rối của các dòng khí và hơi. Có thể giảm nhỏ tiếng ồn va chạm và chấn động bằng cách đặt các thiết bị trên đệm đàn hồi, giảm tiếng ồn dao động bằng cách tăng trọng lượng máy; dùng vật liệu hút âm bao bọc, che phủ thiết bị; dụng vật liệu tiêu âm.
  22. II. QUẢN LÝ TIẾNG ỒN TRONG ĐÔ THỊ & KCN 2) Các nguồn ồn chủ yếu Tiếng ồn do sinh hoạt đô thị. Những nguồn ổn sinh hoạt đô thị đáng kể là tiếng ồn âm thanh phát ra từ các sàn nhảy, nhà hát ngoài trời, các cửa hàng Kara-oke, các sân chơi của trẻ em, các sân thể thao, đặc biệt là sân bóng đá trong các ngày thi đấu.
  23. II. QUẢN LÝ TIẾNG ỒN TRONG ĐÔ THỊ & KCN 3) Kiểm sóat tiếng ồn • Để kiểm soát tiếng ồn có hiệu quả, trước hết là phải xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn về tiếng ồn. Tiêu chuẩn tiếng ồn có 3 loại: (i) tiêu chuẩn mức ồn cho phép tối đa đối với mỗi nguồn ồn (đối với đố thị trước hết là tiêu chuẩn mức ồn cho phép đối với mỗi loại xe), (ii) tiêu chuẩn tiếng ồn đối với môi trường xung quanh và (iii) tiêu chuẩn tiếng ồn trong nhà. • Tiến hành kiểm tra, thanh tra để cưỡng chế mọi nguồn ồn phải tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn môi trường.
  24. III. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG ĐÔ THỊ & KCN Nước sạch là một trong những nhu cầu cơ bản của con người và các hệ sinh thái. Nước cần dùng cho sinh hoạt của con người, tưới tiêu nông nghiệp, hoạt động giao thông, phục vụ sản xuất công nghiệp, chăn nuôi thủy sản và sản sinh năng lượng. Sau khi sử dụng, nước thải ra đều bị ô nhiễm bẩn bởi các vi khuẩn, vi trùng, các mầm mông gây bệnh, các hóa chất độc hại, kim loại nặng, dầu mỡ, nhiệt, các chất phóng xạ và trở thành nước bị ô nhiễm, không đáp ứng yêu cầu sử dụng nữa. Vì vậy quản lý môi trường nước, phòng chống ô nhiễm môi trường nước có ý nghĩa rất quan trọng.
  25. III. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG ĐÔ THỊ & KCN 1) Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mặt Nước mặt là nước ao, hồ, sông, ngòi , là nước chảy qua hoặc đọng lại ở trên mặt đất. Chất lượng môi trường nước mặt có tác động trực tiếp đối với sức khỏe con người và sự sống của các thủy sinh vật. Ô nhiễm và suy thoái nguồn nước mặt có tác động tiêu cực đối với phát triển kinh tế và xã hội. Nhu cầu sử dụng nước mặt ngày càng lớn, tài nguyên nước mặt là có hạn. Quản lý môi trường nước là nhằm bảo vệ nguồn nước, ngăn chặn ô nhiễm, xử lý nước thải, quay vòng sử dụng nước, tiết kiệm nước, bảo đảm môi trường nước đáp ứng yêu cầu sử dựng về cả số lượng và chất lượng.
  26. III. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG ĐÔ THỊ & KCN 1) Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mặt Những chất ô nhiễm nước chủ yếu và các chỉ thị đánh giá • Nhu cầu oxygen hòa tan (DO): Các vi khuẩn trong nước sẽ sử dụng oxygen tiêu hủy các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước . Nước càng bị ô nhiễm thì trị số DO càng nhỏ. • Nhu cầu oxygen sinh học (BOD): là hàm lượng oxy hòa tan trong nước bị tiêu thụ do sự oxy hóa sinh học các chất ô nhiễm hữu cơ. Trị số BOD càng lớn nước càng bị ô nhiễm. • Nhu cầu oxygen hóa học (COD): là nồng độ lượng oxy tương đương với lượng đicromat bị tiêu thụ bởi các chất ô nhiễm hòa tan và lơ lửng trong nước. Nước càng bị ô nhiễm thì trị số COD càng lớn.
  27. III. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG ĐÔ THỊ & KCN 1) Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mặt Những chất ô nhiễm nước chủ yếu và các chỉ thị đánh giá • Chất dinh dưỡng (Nutrient): Khi nước thải chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là các hợp chất nitơ (nitrates) và các hợp chất phất pho (phosphates) thải vào môi trường nước mặt (như sông, hồ) thì sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng trong nước. • Các vi khuân gây bệnh: Có rất nhiều loại vi khuẩn, vi trùng trong nước thải, trong đó trực khuẩn là loại vi khuẩn có hại nhất đối với sức khỏe con người. Người ta thường dùng hàm lượng trực khuẩn (facal coliform) để đánh giá mức độ ô nhiễm nước về mặt vi khuẩn gây bệnh./
  28. III. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG ĐÔ THỊ & KCN 1) Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mặt Những chất ô nhiễm nước chủ yếu và các chỉ thị đánh giá • Các chất độc hại: phổ biến trong nước thải bao gồm các hóa chất độc hại và kim loại nặng, như là thủy ngân, thạch tín, cadmium, chì, kẽm v.v. Chúng chủ yếu phát sinh từ nước thải công nghiệp và nông nghiệp. Chúng trực tiếp tác động đến sức khỏe con người thông qua nước uống hoặc gián tiếp qua chuỗi thức ăn. Kim loại nặng thường tích lũy lâu dài trong cá, thủy sinh vật sống trong môi trường nước bị ô nhiễm, do đó nồng độ kim loại nặng trong cá và thủy sinh vật lớn hơn trong môi trường nước hàng chục lần. Con người ăn chúng sẽ bị nguy hại đến sức khỏe, có khi bị ngộ độc.
  29. III. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG ĐÔ THỊ & KCN 1) Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mặt Các nguồn chính gây ô nhiễm môi trường nước mặt • Các nguồn nước thải từ sinh hoạt đô thị: - Nước thải giặt giũ, chứa xà phòng và các hóa chất tẩy rửa. - Nước mưa đợt đầu, rửa trôi các chất ô nhiễm trên mặt đất. - Nước kênh, rạch bị xả rác, động vật chết. - Nước thải từ các phòng vệ sinh. - Nước thải từ các chậu rửa ở bếp. - Nước rò rỉ từ các bãi rác./
  30. III. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG ĐÔ THỊ & KCN 1) Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mặt Các nguồn chính gây ô nhiễm môi trường nước mặt • Các nguồn nước thải từ công nghiệp: - Nước thải từ các ngành thực phẩm, thuộc da, giấy, dầu khí chứa các chất ô nhiễm hữu cơ. - Nước thải từ công nghiệp khai thác khoáng sản. - Nước thải từ công nghiệp hóa chất. - Nước thải từ công nghiệp hóa dầu. - Nước thải từ công nghiệp cơ khí. - Công nghiệp nhiệt điện./
  31. III. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG ĐÔ THỊ & KCN 1) Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mặt Các nguồn chính gây ô nhiễm môi trường nước mặt • Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước từ sản xuất nông nghiệp: - Do sử dụng không hợp lý về phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp sẽ làm ô nhiễm môi trường nước mặt. - Nước thải từ các trại chăn nuôi, như nuôi gà, lợn, trâu, bò, nuôi cá v.v, cũng là một nguồn gây ô nhiễm đáng kể đối với môi trường nước mặt.
  32. III. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG ĐÔ THỊ & KCN 2) Quản lý môi trường nước mặt Một trong những công cụ pháp lý quan trọng trong quản lý môi trường nước mặt là xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy định về bảo vệ môi trường nước mặt, cũng như thiết lập cơ chế về cấp giấy phép đổ xả nước thải. Phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa các cơ quan chuyên môn và các cấp chính quyền địa phương trong quản lý môi trường nước, phân công và phân trách nhiệm rõ ràng, tiến hành kiểm tra sự tuân thủ các quy định và các tiêu chuẩn về môi trường đối với tất cả các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường nước./
  33. III. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG ĐÔ THỊ & KCN 2) Quản lý môi trường nước mặt Định kỳ tiến hành quan trắc đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt, phát hiện kịp thời những nơi bị ô nhiễm và áp dụng các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn ô nhiễm. Phát triển hệ thống thoát nước và hệ thống xử lý nước thải đô thị và công nghiệp đầy đủ và phù hợp. Tách hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước bẩn thành hai hệ thống riêng. Xây dựng các trạm xử lý nước thải sinh hoạt đô thị tập trung cho từng khu vực. Tất cả các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, khách sạn, các cơ sở dịch vụ có lượng nước thải lớn đểu phải có trạm xứ lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường mới được thải ra hệ thống thoát nước chung.
  34. III. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG ĐÔ THỊ & KCN 2) Quản lý môi trường nước mặt Trong phát triển đô thị phải dành đất để xây dựng các trạm xử lý nước đô thị tập trung. Luôn luôn quan tâm bảo vệ an toàn hệ thống thoát nước trong đô thị, vì trong quá trình phát triển đô thị, hệ thống thoát nước đô thị thường bị lấn chiếm và làm hư hỏng, như san lấp hai bên bờ để mở rộng đất ở, mở rộng đường, sân bãi, xây dựng nhà cửa đè lên hệ thống thoát nước, làm nứt gãy hệ thống thoát nước, đổ chất thải xây dựng vào kênh mương làm tắc nghẽn dòng chảy. Những đánh giá kinh tế của việc xử lý nước thải thành phố thường cho thấy là việc tập trung xử lý nước thải vào các nhà máy lớn hơn thường làm giảm chi phí xử lý./
  35. III. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG ĐÔ THỊ & KCN 2) Quản lý môi trường nước mặt Chọn lựa công nghệ xử lý nước thải đô thị thích hợp. Tùy theo tính chất ô nhiễm và khối lượng nước thải khác nhau mà cần chọn lựa các công nghệ thích hợp. Thông thường, hệ thống công nghệ xử lý nước thải bao gồm kỹ thuật xử lý bậc 1, bậc 2 và bậc 3, trong một số trường hợp cần đến kỹ thuật xử lý bậc 4. • Xử lý bậc 1 và bậc 2: xử lý cơ học và sinh học, chủ yếu là tập trung vào việc làm giảm ô nhiễm cặn, vi khuẩn và khử các chất hữu cơ dễ phân hủy. • Xử lý bậc 3 thường là bước xử lý hóa học để khử phốt - pho. • Xử lý bậc 4 - là bước tinh lọc/
  36. III. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG ĐÔ THỊ & KCN 2) Quản lý môi trường nước mặt Cần phải có biện pháp ngăn chặn để các cơ sở công nghiệp không thải ra các chất nguy hiểm làm ảnh hưởng tới quá trình xử lý nước thải ở các trạm xử lý nước thải tập trung của thành phố. Các biện pháp phòng ngừa có thể là: • Phải thực hiện quá trình tiền xử lý ở các cơ sở công nghiệp trước khi đưa nước thải về trạm xử lý nước tập trung. • Biểu thuế xử lý theo thang đối chiếu thuế dựa vào mức độ nồng độ của chất thải xả vào hệ thống thóat nước thải chung của thành phố - là cách tiếp cận khuyến khích tiền xử lý. • Hạn chế sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất công nghiệp và sinh hoạt đô thị.
  37. III. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG ĐÔ THỊ & KCN 2) Quản lý môi trường nước mặt Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường nước. Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường nước được cụ thể hóa bằng hệ thống lệ phí ô nhiễm nước. Các lọai phí gồm: Phí xả nước thải: là phí mua quyển sử dụng môi trường tiếp nhận các chất ô nhiễm xả thải. Phí xả thải nước được xác định trên số lượng, nồng độ và tính chất của các chất ô nhiễm trong nước thải. Đối với trường hợp, các chất thải của nguồn thải vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép thì các cơ sở sản xuất còn phải trả thêm các phí nước thải bổ sung, đồng thời phải có trách nhiệm trong một thời hạn nhất định phải áp dụng biện pháp kiểm tra và xử lý ô nhiễm cho đạt tiêu chuẩn môi trường/
  38. III. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG ĐÔ THỊ & KCN 2) Quản lý môi trường nước mặt Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường nước. Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường nước được cụ thể hóa bằng hệ thống lệ phí ô nhiễm nước. Các lọai phí gồm: Phí người sử dụng: Các nguồn nước thải từ các hộ gia đình và sản xuất nhỏ rất khó xác định lượng xả của từng đối tượng. Các cống nước thải của mỗi hộ thường được nối ngầm trực tiếp với hệ thống thoát nước chung, nên người ta thường sử dụng loại phí người sử dụng nước, hay phí nước thải ra cống. Cách thức thu phí này tránh được sự thất thu phí xả thải nước ô nhiễm của các hộ hay cơ sở sản xuất trốn tránh sự kiểm tra và đổ thải nước thải bất hợp pháp vào sông, ngòi, cống rãnh./
  39. III. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG ĐÔ THỊ & KCN 2) Quản lý môi trường nước mặt Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường nước. Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường nước được cụ thể hóa bằng hệ thống lệ phí ô nhiễm nước. Các lọai phí gồm: Các khỏan trợ cấp: Là các khỏan miễn thuế nhập khẩu; hình thức trợ cấp hoặc cho vay với lãi suất rất thấp để giảm lượng thải chất ô nhiễm, hoặc đối với các nhà máy gây ô nhiễm trầm trọng phải di chuyến địa điểm từ nội thành ra các khu công nghiệp ở ngoại thành.
  40. III. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG ĐÔ THỊ & KCN 3) Loại bỏ bùn thải ở thành phố Bùn thải có rất nhiều trong sinh họat, họat động kinh tế xã hội trong đô thị và khu công nghiệp. Các hoạt động xử lý nước thải ngày càng tăng sẽ làm tăng khối lượng bùn thải ở thành phố. Bùn thải có thể được chôn lấp, hoặc sử dụng trong nông nghiệp làm nguồn chất dinh dưỡng bón cho cây ở những vùng đất trồng trọt. Tuy vậy, việc sự dụng bùn cho những mục đích nông nghiệp và sản xuất thực phẩm gây ra một số tác hại vệ sinh và môi trường. Cần phải quan tâm đặc biệt tới thành phần bùn thải có chứa kim loại nặng và các ký sinh trùng gây bệnh cho con người./
  41. III. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG ĐÔ THỊ & KCN 4) Thoát nước mưa và chống úng ngập ở thành phố Vào mùa mưa, ở nhiều đô thị thường xảy ra úng ngập. Tình trạng úng ngập không những gây ra ô nhiễm môi trường, làm cho nước cống rãnh bẩn thỉu lan tràn trên đường phố, mà còn cản trở giao thông đô thị và gây ra các thiệt hại lớn về kinh tế và xã hội. Vì vậy vấn đề thoát nước mưa và chống úng ngập trong mùa mưa đối với đô thị có ý nghĩa rất quan trọng về mặt môi trường, cũng như về mặt kinh tế - xã hội./
  42. III. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG ĐÔ THỊ & KCN 5) Quản lý và bảo vệ nước ngầm Nước ngầm dưới đất là tài nguyên nước rất quý. Nước mặt và nước mưa thẩm thấu xuống dưới đất là nguồn tạo ra nước ngầm dưới đất. Tầng đất cát phía trên tầng nước ngầm có tác dụng lọc và làm sạch các chất ô nhiễm trong nước mặt, khi chúng thấm xuống tầng nước ngầm. Hiện nay ở nước ta khoảng 30% tổng lượng nước cấp cho đô thị là lấy từ nguồn nước ngầm./
  43. III. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG ĐÔ THỊ & KCN 5) Quản lý và bảo vệ nước ngầm Các nguyên nhân gây ra ô nhiễm nước ngầm bao gồm: • Do dư lượng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật được. • Các chất phóng xạ có trong các khoáng sản dưới đất, hoặc các chất thải phóng xạ đã không xử lý. • Do sự rò rỉ nước từ các bãi rác, các bể tự hoại, , thấm vào tầng nước ngầm. • Các lỗ khoan nước bỏ đi, không dùng nữa. • Do việc hút, bơm, khai thác nước ngầm quá mức. • Do sự phá rừng, giảm diện tích cây xanh.
  44. III. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG ĐÔ THỊ & KCN 5) Quản lý và bảo vệ nước ngầm Các biện pháp quản lý nước ngầm: • Đặt ra các tiêu chuẩn các chất ô nhiễm tối đa cho phép chứa trong nước ngầm. Định kỳ tiến hành quan trắc chất lượng và trữ lượng nước ngầm. • Kiểm soát khai thác nước ngầm. • Tuyệt đối cấm đổ thải nước bị ô nhiễm vào nước ngầm. • Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật để chỉ đạo sự lựa chọn địa điểm công trường xây dựng và hoạt động kinh tế có tiềm năng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, nhất là các bãi giếng khoan nước, các bãi chôn rác, các bể chứa phân, các khu chăn nuôi động vật, các khu khai thác mỏ v.v
  45. III. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG ĐÔ THỊ & KCN 5) Quản lý và bảo vệ nước ngầm Các biện pháp quản lý nước ngầm: • Kiểm soát sử dụng đất để bảo vệ nguồn nước ngầm, quy hoạch sử dụng đất để bảo vệ nguồn nước ngầm, khoanh vùng các khu có "nhạy cảm" đối với nước ngầm, khoanh vùng không phát triển công nghiệp, các hoạt động ô nhiễm, nhiễm khuẩn, bảo vệ các vùng khoan giếng cấp nước cho hiện tại và tương lai, bảo vệ các khu vực bổ sung nước cho tầng nước ngầm, hoặc những nơi có mạch nước ngầm dễ bị tác động ô nhiễm. • Trợ cấp kinh phí bảo vệ nguồn nước ngầm.
  46. IV. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRONG ĐT&KCN Lượng chất thải rắn sinh ra từ đô thị, công nghiệp, nông nghiệp rất lớn, rất nhiều chủng loại, bao gồm cả các chất thải rắn nguy hại, nếu không thu gom vận chuyển và xử lý một cách thích hợp thì sẽ trở thành ô nhiễm môi trường và mất vệ sinh nghiêm trọng. Ngoài ra nó còn có tác dụng tích lũy lâu dài và trở thành rất nguy hại đối với sức khỏe con người. Hiện nay việc thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất, vệ sinh đô thị và ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị và sức khỏe cộng đồng./
  47. IV. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRONG ĐT&KCN 1) Các nguồn phát sinh chất thải rắn
  48. IV. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRONG ĐT&KCN 1) Các nguồn phát sinh chất thải rắn Thành phần chất thải rắn và tỷ lệ phát sinh trong các khu đô thị của Việt Nam năm 2003 và 2007:
  49. IV. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRONG ĐT&KCN 1) Các nguồn phát sinh chất thải rắn Chất thải rắn sinh hoạt đô thị: Đô thị và nền kinh tế càng phát triển thì lượng rác thải đô thị (sinh họat, thương mại và dịch vụ) cũng như công nghiệp ngày càng tăng, tính chất độc hại của rác thải cũng tăng. Nước ta đang trong quá trình đô thị hóa mạnh, ở tất cả các đô thị đang diễn ra quá trình cải tạo nhà cửa, cải tạo đường sá, cầu cống, xây mới, xây chen rất sôi động, trong quá trình hoạt động này thải ra khối lượng chất thải xây dựng rất lớn, đây là một vấn đề cần quan tâm giải quyết./
  50. IV. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRONG ĐT&KCN 1) Các nguồn phát sinh chất thải rắn Chất thải rắn bệnh viện: Là một trong những nguồn ô nhiễm và lây truyền bệnh, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của cộng đồng dân cư. Nước ta, đến nay hầu hết các bệnh viện tuyến trung ương, tỉnh thành đều có các trạm xử lý, thu gom riêng biệt. Còn tuyến dưới đang trong quá trình đầu tư nhưng rất chậm. Rác thải sinh ra từ bệnh viện nhìn chung đều được thu gom thủ công, xử lý hoặc thải ra bãi rác công cộng hoặc đốt tự nhiên ngay trong khuôn viên các bệnh viện. Hệ thống lò thiêu rác y tế ở hầu hết các bệnh viện trong cá nước đều ít hoạt động hoặc hoạt động không có hiệu quả./
  51. IV. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRONG ĐT&KCN 1) Các nguồn phát sinh chất thải rắn Chất thải rắn công nghiệp: Bất cứ ngành công nghiệp nào cũng đều phát sinh chất thải rắn, trong đó bao gồm cả phế liệu và phế phẩm. Công nghệ sản xuất càng lạc hậu thì tỷ lệ lượng chất thải rắn tính trên đầu sản phẩm càng lớn. Chất thải rắn công nghiệp có rất nhiều chủng loại khác nhau, thành phần của chất thải công nghiệp cũng rất phức tạp, một số chủng loại có chứa chất độc hại, như thủy ngân từ các ngành công nghiệp hóa do, xianua, crom, kẽm, lừ công nghiệp mạ, crom từ công nghiệp dom, luyện kim màu, dầu mỡ từ công nghiệp dầu khí, chì từ chế tạo máy, công nghiệp sơn v.v /
  52. IV. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRONG ĐT&KCN 2) Những vấn đề trong quản lý chất thải rắn hiện nay Thu gom và vận chuyển chất thải rắn không đáp ứng yêu cầu: • Ở các thành phố tỷ lệ thu gom chất thải rắn năm 2010 dao động từ 40% đến 70%; Ở các thị xã tỷ lệ này chỉ đạt từ 20% đến 40% thậm chí có một số thị xã và thị trấn chưa có tổ chức thu gom chất thải rắn. • Do tỷ lệ thu gom chất thải rắn thấp cùng với ý thức giữ gìn vệ sinh của người dân còn kém nên đã xảy ra tình trạng vất rác ra đường, vất rác vào ao hồ, cống rãnh, sông ngòi trong thành phố, làm mất vệ sinh, cảnh quan, làm tắc nghẽn dòng thoát nước và gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất và môi trường không khí.
  53. IV. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRONG ĐT&KCN 2) Những vấn đề trong quản lý chất thải rắn hiện nay Chưa phân loại chất thải rắn: • Chất thải rắn đô thị và công nghiệp nước ta chưa được phân loại, trước hết là chưa phân loại chất thải rắn độc hại và chất thải rắn thông thường. Mọi thứ chất thải rắn đều đổ thải lẫn lộn, gây ra hậu quả lâu dài và nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe con người, đặc biệt là sức khỏe của người thu gom rác. →
  54. IV. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRONG ĐT&KCN 2) Những vấn đề trong quản lý chất thải rắn hiện nay Xử lý, đổ thải chất thải rắn không đúng kỹ thuật, không hợp vệ sinh: • Trong quy hoạch phát triển ĐT&KCN có quan tâm thích đáng đến việc đổ thải và xử lý chất thải rắn. Công nghệ xử lý chất thải rắn rất đa dạng và nhiều thành phần tham gia, tuy nhiên phương pháp chủ yếu là bằng cách chôn lấp. • Tuy nhiên, việc thực hiện theo quy họach đề ra tùy tiện như vị trí bãi chôn rác không được lựa chọn cẩn thận, nhiều nơi chỉ đơn thuần sử dụng điều kiện địa hình làm nơi chôn rác. Các bãi chôn rác đều không được xây dựng đúng kỹ thuật, gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nguồn nước ngầm./
  55. IV. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRONG ĐT&KCN 2) Những vấn đề trong quản lý chất thải rắn hiện nay Xử lý, đổ thải chất thải rắn không đúng kỹ thuật, không hợp vệ sinh: Bãi rác Đa Phước – Tp.HCM Rác thải chôn tại Khu xử lý rácBãi th chứaải tậ prác trung thải Tóc ở thị Tiên trấn Chúc Sơn (huyện Chương Tỉnh BRMỹ)-VT
  56. IV. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRONG ĐT&KCN 3) Quản lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp Quản lý chất thải rắn bao gồm các khâu chủ yếu sau: Công đọan 1 Công đọan 2 Thu gom rác Công đọan 3 tại nguồn Vận chuyển Công đọan 4 (các hộ gia rác thải ra Phân lọai đình, đơn vị bãi tập kết rác thải tập Xử lý thải bỏ sản xuất) hoặc khu trung rác thải hoặc vực phân lọai, xử lý. tái chế.
  57. IV. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRONG ĐT&KCN 3) Quản lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp Xây dựng chiến lược và lập kế hoạch quản lý chất thải rắn: Cần phải nghiên cứu đánh giá chính xác hiện trạng chất thải rắn ở đô thị và công nghiệp hiện nay của địa phương, cũng như dự báo chúng trong tương lai 10 - 15 năm tới, đặc biệt là làm rõ những vấn đề sau: • Các nguồn thải chất thải rắn, trước mắt và lâu dài; • Lượng thải là bao nhiêu, trước mắt và lâu dài; • Thành phần và tính chất của chất thải rắn, trước mắt và lâu dài.
  58. IV. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRONG ĐT&KCN 3) Quản lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp Xây dựng chiến lược và lập kế hoạch quản lý chất thải rắn: Nội dung chiến lược và kế hoạch quản lý chất thải cần tập trung vào các vấn đề : • Giành đủ đất trong quy hoạch phát triển đô thị và công nghiệp phục vụ cho thu gom, vận chuyển (trung chuyển) và xử lý, thải bỏ chất thải rắn; • Xây dựng lực lượng thu gom, phân loại, vận chuyển và dịch vụ quản lý chất thải đủ mạnh, lập phương án thu gom và vận chuyển hợp lý; • Đầu tư trang thiết bị đầy đủ phương tiện thu gom và vận chuyển chất thải rắn;
  59. IV. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRONG ĐT&KCN 3) Quản lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp Xây dựng chiến lược và lập kế hoạch quản lý chất thải rắn: Nội dung chiến lược và kế hoạch quản lý chất thải cần tập trung vào các vấn đề : • Quy hoạch địa điểm xử lý CTR lâu dài, ít nhất là 10 năm; • Lựa chọn công nghệ xử lý đổ thải chất thải rắn phù hợp; • Lập kế hoạch phân loại chất thải và kế hoạch phát triển tái sử dụng và quay vòng sử dụng chất thải rắn; • Kế hoạch kinh tế - tài chính phục vụ quản lý chất thải, áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý chất thải rắn; • Nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng tham gia giữ gìn vệ sinh và giải quyết vấn đề CTR đô thị và công nghiệp.
  60. IV. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRONG ĐT&KCN 3) Quản lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp Tổ chức thu gom và phân loại chất thải rắn tại nguồn: • Cần phải tiến hành thu gom và phân loại CTR tại nguồn. Các chất thải độc hại, chất thải thông thường, chất thải có thể tái sử dụng được phân tách riêng và đựng vào các túi hay các thùng có màu sắc khác nhau. • Chất thải độc hại được tách thu gom, vận chuyển riêng và đưa đến nơi xử lý chất thải độc hại. Trên các đường phố và ở các địa điểm sinh hoạt công cộng đều để sẵn các thùng rác để khách đi trên đường bỏ rác. • Dân cư cần phải giáo dục ý thức và cung cấp phương tiện cho dân thu gom rác tại chỗ rồi đưa đến điểm trung chuyển./
  61. IV. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRONG ĐT&KCN 3) Quản lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp Lựa chọn công nghệ xử lý đổ thải chất thải rắn hợp lý: Trên thực tế có 3 công nghệ xử lý chất thải thường dùng là: Chôn lấp chất thải rắn Công nghệ đơn giản và Chế biến thành phân compost đỡ tốn kém nhất; đòi hỏi Thiêu hủy chất thải rắn có diện tích rất lớn. Thành phần chất thải rắn Bãi chôn phải thỏa mãn hữu cơ dễ phân hủy, như rau, quả phế phẩm, thực Xây dựng các lò đốt rác các yêu c u sau: (1) ầ phẩm thừa, cỏ, lá cây, với nhiệt độ cao có thể khoảng cách tới nguồn; v.v có thể chế biến dễ đốt được chất thải rắn (2) khoảng cách ly; (3) dàng thành phân thông thường, cũng như khoảng cách tới đường; compost để phục vụ nông chất thải rắn nguy hại, (4) khoảng cách đáy bãi; nghiệp. trong nhiều trường hợp (5) phải chống thấm; người ta kết hợp lò đốt rác với sản xuất năng lượng như phát điện, cấp nước nóng.
  62. IV. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRONG ĐT&KCN 3) Quản lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp Phát triển tái sử dụng và quay vòng sử dụng chất thải rắn: • Phát triển tái sử dụng và quay vòng sử dụng CTR là phương cách tốt nhất để giảm thiểu nhu cầu đất chôn rác và tiết kiệm vật liệu, tài nguyên thiên nhiên. • Hiện nay ở nước ta việc chọn lựa thu lượm các CTR có thể tái sử dụng chưa có tổ chức thu gom và sản xuất có quy mô công nghiệp. • Rất nhiều CTR ĐT&KCN có thể tái sử dụng, tái chế như kim loại vụn, vỏ hộp, giấy, các tông, chai lọ, các bao bì, v.v Cần phải coi việc phát triển tái sử dụng và quay vòng sử dụng CTR là có ý nghĩa chiến lược trong quản lý CTR ĐT&KCN./
  63. IV. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRONG ĐT&KCN 3) Quản lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp Áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý chất thải rắn: Phí người dùng. Là phí thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị, được thu từ các hộ gia đình và phải trả cho các dịch vụ thu gom và xử lý; Phí đổ bỏ chất thải rắn. Là phí thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp. Phí có tác dụng khuyến khích các xí nghiệp cải tiến công nghệ. Các phí sản phẩm đánh vào các sản phẩm có bao bì không trả lại, áp dụng với đồ uống như chai hộp rượu, bia, nước giải khát, để khuyến khích tái sử dụng lại các vỏ hộp, vỏ chai. Các khoán trợ cấp cho các cơ quan và khu vực tư nhân tham gia vào việc quản lý chất thải rắn, v.v /
  64. V. QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG ĐT&KCN 1) Chất thải nguy hại và nguồn phát sinh Chất thải nguy hại là chất thải có một trong 5 đặc tính sau: • Chất dễ phản ứng là chất không bền vững trong điều kiện thông thường. Nó dễ dàng gây nổ hay là phóng thích khói, hơi mù, khí độc hại, khi chúng tiếp xúc với nước hay các dung môi; • Chất dễ bốc cháy là chất dễ bắt lửa, rất dễ bị cháy, cháy dai dẳng; • Chất ăn mòn bao gồm các chất lỏng có độ pH thấp hơn 2 hoặc lớn hơn 12,5. Chúng ăn mòn kim loại rất mạnh.
  65. V. QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG ĐT&KCN 1) Chất thải nguy hại và nguồn phát sinh Chất thải nguy hại là chất thải có một trong 5 đặc tính sau: • Chất độc hại là các chất có tính độc hại hoặc gây tai họa khi con người ăn uống thực phẩm có chứa chúng, hoặc hít thở hấp thụ chúng, như các hóa chất độc hại, các kim loại nặng, xianua, cadmi v.v ; • Chất có tính phóng xạ.
  66. V. QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG ĐT&KCN 1) Chất thải nguy hại và nguồn phát sinh Chất thải y tế bao gồm các mầm mống gây bệnh truyền nhiễm cũng là chất thải nguy hại. Khi tiếp xúc trực tiếp với chất thải nguy hại với nồng độ nhỏ sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe, lâu dài gây ra các bệnh hiểm nghèo, với nồng độ lớn có thể gây chết người. Các chất thải nguy hại tích tụ trong môi trường đất và nước nhiều năm. Cây trồng trên đất bị ô nhiễm chất nguy hại, cá sống trong môi trường nước bị ô nhiễm chất nguy hại, thì chất đó sẽ lưu giữ và tích lũy trong cây, cá. Con người ăn các động thực vật bị ô nhiễm thì chất độc hại lại tích lũy trong người, lâu dài sẽ gây ra các bệnh hiểm nghèo, cuối cùng là tử vong.
  67. V. QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG ĐT&KCN 1) Chất thải nguy hại và nguồn phát sinh Chất thải nguy hại phát sinh từ sinh hoạt và thương mại: Trong sinh hoạt đô thị và thương mại hiện đại cũng thường phát sinh chất thải nguy hại, tuy không nhiều, nhưng nếu không có nhận thức và hiểu biết đầy đủ thì cũng là một nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng. Các chất thải nguy hại phát sinh từ sinh hoạt và thương mại đô thị thường là: các bao bì, chai lọ đựng thuốc diệt ruồi muỗi, diệt chuột, đựng chất tẩy rửa, sát trùng mạnh, đồ dùng điện tử hư hỏng, đèn nê-ông hỏng, các ắc-quy, pin hết hạn sử dụng, vật liệu bảo dưỡng ô tô, xe máy, dầu cặn, v.v
  68. V. QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG ĐT&KCN 1) Chất thải nguy hại và nguồn phát sinh Chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở khám, chữa bệnh: Thực tế thường gọi chất thải này là chất thái bệnh viện, bao gồm các mô tế bào, các bộ phận của cơ thể con người cắt bỏ ra, các chất bài tiết của bệnh nhân, các mô cấy vi khuẩn, vi trùng, xác dộng vật thí nghiệm, bông băng, các loại thuốc và hóa dược liệu hư hỏng, quá thời gian sử dụng, các dụng cụ y tế sắc nhọn, các ống tiêm, v.v
  69. V. QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG ĐT&KCN 1) Chất thải nguy hại và nguồn phát sinh Chất thải nguy hại phát sinh từ sản xuất công nghiệp: Rất nhiêu loại công nghiệp, trong quá trình sản xuất, phát sinh ra các chất thải độc hại. Các ngành công nghiệp thường thải ra chất thải nguy hại như là: công nghiệp hóa chất, công nghiệp luyện kim, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp sơn, mạ, công nghiệp thuộc da, công nghiệp nhuộm, công nghiệp điện tử, công nghiệp hóa hữu cơ phân tử, v.v Các phòng thí nghiệm, nghiên cứu có tính chất tương tự cũng phát sinh các chất thải nguy hại tương tự /
  70. V. QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG ĐT&KCN 2) Quản lý chất thải nguy hại Để quản lý tốt chất thải nguy hại, cần thực hiện một cách nghiêm ngặt nguyên tắc quản lý "từ nôi đến mồ" đối với chất thải nguy hại. Đòi hỏi phải có một bộ các tiêu chuẩn, quy định, yêu cầu toàn diện, áp dụng cho việc quản lý chất thải nguy hại từ điểm chất thải nguy hại phát sinh cho đến địa điểm hủy bỏ cuối cùng. Đối tượng áp dụng là những người chủ phát sinh chất thải, vận chuyến chất thải nguy hại, cũng như các phương tiện cất chứa, xử lý và hủy bỏ chúng.
  71. V. QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG ĐT&KCN 2) Quản lý chất thải nguy hại Quản lý nguồn phát sinh: Cần phải nắm vững và quản lý các thông tin về nguồn phát sinh chất thải nguy hại: • Trong địa phương có các nguồn phát thải nào? • Lượng phát thải là bao nhiêu? • Thành phần và tính chất độc hại của các chất thải đó. Tiến hành khảo sát, đo lường, phân tích các nguồn thải chất nguy hiểm cụ thế để đảm bảo các thông tin về nguồn thải chất nguy hại là chính xác/
  72. V. QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG ĐT&KCN 2) Quản lý chất thải nguy hại Quản lý nguồn phát sinh: Tiến hành kiểm tra sự tuân thủ luật lệ về quản lý chất thải nguy hại của các chủ nguồn thải, yêu cầu phân loại và tách các chất thải nguy hại ra khỏi chất thải thông thường. Cần tuyên truyền giáo dục xây dựng tập quán cho nhân dân tự giác tách riêng chất thải nguy hại; truyền bá các thông tin về chất thải nguy hại, nâng cao hiểu biết về các tác động nguy hại đối với sức khỏe cộng đồng
  73. V. QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG ĐT&KCN 2) Quản lý chất thải nguy hại Thu gom và vận chuyển chất thải ngụy hại: Việc thu gom và vận chuyến chất thải nguy hại đưa đến nơi xử lý cần phải đảm bảo hết sức an toàn, không để ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân viên thu gom chất thải và nhân dân xung quanh, không để rò rỉ và rơi vãi trên đường vận chuyển, cần chuyên trách công việc thu gom, cần trang bị công cụ và phương tiện thu gom và vận chuyển đúng kỹ thuật an toàn.
  74. V. QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG ĐT&KCN 2) Quản lý chất thải nguy hại Xử lý và hủy bỏ chất thải nguy hại: Trước khi xử lý, hủy bỏ cần phải tiến hành phân loại và chọn lọc để tách bớt các chất thải nguy hại có thể tái sử dụng hoặc tái sinh làm nguyên vật liệu phục vụ sản xuất công nghiệp, để giảm bớt lượng chất thải nguy hại cần xử lý và hủy bỏ triệt để. Xử lý, hủy bỏ như sau: phương pháp hóa học; bê tông hóa, cố định các chất thải độc hại trong các khối bê tông; đốt trong các lò đốt nhiều tầng với nhiệt độ đốt cao hơn 1300°c, thường áp dụng đối với các chất thải bệnh viện và các chất thải nguy hại khác có thể cháy được; chôn cất, lưu giữ trong các thùng chứa kiên cố, không để chất thải nguy hại rò rỉ thẩm thấu ra ngoài.
  75. VI. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP 1) Những lợi ích của việc xây dựng các khu công nghiệp Theo mục tiêu thành lập và chức năng hoạt động, các KCN hiện có tạm phân chia ra các loại hình sau: Lọai thứ nhất: Các KCN được xây dựng trên khuôn viên đã có một số doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động. KCN được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp theo đúng quy hoạch, đồng thời tạo hạ tầng kỹ thuật tập trung đồng bộ và hạ tầng xã hội thuận lợi phục vụ tốt việc phát triển KCN, có điều kiện xử lý chất thải với những thiết bị tiên tiến. Lọai thứ hai : Các KCN được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu di dời các nhà máy đang ở trong nội thành, do yêu cầu bảo vệ môi trường nhất thiết phải di chuyển.
  76. VI. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP 1) Những lợi ích của việc xây dựng các khu công nghiệp Theo mục tiêu thành lập và chức năng hoạt động, các KCN hiện có tạm phân chia ra các loại hình sau: Lọai thứ ba: Các KCN có quy mô nhỏ và vừa mà hoạt động sản xuất công nghiệp gắn liền với nguồn nguyên liệu nông, lâm, thủy sản, thường là lọai hình công nghiệp chế biến. Lọai thứ tư: Các khu công nghiệp hiện đại, xây dựng mới hoàn toàn. KCN loại này có tốc độ xây dựng hạ tầng tương đối nhanh và chất lượng khá cao, có hệ thống xử lý chất thải tiên tiến đồng bộ, tạo điều kiện hấp dẫn đầu tư đối với các công ty nước ngoài có công nghệ kỹ thuật cao, khả năng tài chính và làm ăn lâu dài tại Việt Nam./
  77. VI. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP 1) Những lợi ích của việc xây dựng các khu công nghiệp Các lợi ích phát triển khu công nghiệp: Đem lại nhiều lợi ích cho xã hội, cho ngành công nghiệp và cho cả môi trường: • Đối với xã hội: - Giúp lập kế hoạch và nâng cao tính hiệu quả của việc sử dụng đất; - Đem lại cân bằng trong phân phối sản xuất và tuyển dụng lao động; - Mang lại kinh tế cho các khoản đầu tư phát triển hạ tầng công cộng; - Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa và giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn./
  78. VI. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP 1) Những lợi ích của việc xây dựng các khu công nghiệp Các lợi ích phát triển khu công nghiệp: Đem lại nhiều lợi ích cho xã hội, cho ngành công nghiệp và cho cả môi trường: • Đối với công nghiệp: - Giảm chi phí cơ sở hạ tầng; - Giảm chi phí vận chuyển; - Giảmchi phí xử lý chất thải; - Tiết kiệm chi phí sản xuất do tính hiệu quả được cải thiện; - Giảm rủi ro về môi trường; - Duy trì uy tín doanh nghiệp; - Có được những chủ đề mới trong chiến lược thị trường./
  79. VI. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP 1) Những lợi ích của việc xây dựng các khu công nghiệp Các lợi ích phát triển khu công nghiệp: Đem lại nhiều lợi ích cho xã hội, cho ngành công nghiệp và cho cả môi trường: • Đối với môi trường: - Có thể làm giảm hoặc loại trừ hẳn những vấn đề về môi trường, mức ô nhiễm, chi phí liên quan; Biện pháp chống ô nhiễm sẽ hiệu quả hơn; - Làm việc với một hệ thống được cơ cấu chặt chẽ của các ngành sẽ đem lại hiệu quả hơn so với làm việc với một nhóm đông các ngành riêng lẻ; - Cải thiện tính hiệu quả trong các hoạt động về môi trường và trong việc phát triển công nghiệp;
  80. VI. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP 1) Những lợi ích của việc xây dựng các khu công nghiệp Các lợi ích phát triển khu công nghiệp: Đem lại nhiều lợi ích cho xã hội, cho ngành công nghiệp và cho cả môi trường: • Đối với môi trường: - Phối hợp những xem xét về môi trường ở tất cả các cấp trong khâu ra quyết định, lập kế hoạch và quản lý đối với các khu công nghiệp sẽ tạo nên một nền tảng công nghiệp bền vững hơn; - Củng cố công tác bảo vệ hệ sinh thái; - Đảm bảo các nhà máy công nghiệp không được xây dựng tại những khu vực nhạy cảm (có người, động vật hoang dã, công viên );
  81. VI. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP 1) Những lợi ích của việc xây dựng các khu công nghiệp Các lợi ích phát triển khu công nghiệp: Đem lại nhiều lợi ích cho xã hội, cho ngành công nghiệp và cho cả môi trường: • Đối với môi trường: - Đảm bảo các nhà máy công nghiệp được xây dựng hợp lý bên nhau nhờ đó có thể cho phép dùng chung hệ thống nước thải, các phương tiện xử lý chất thải rắn và nước thải, đồng thời tạo điều kiện cho việc tái sử dụng rác thải công nghiệp và sản phẩm phụ./
  82. VI. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP 2) Các vấn đề môi trường của khu công nghiệp • Khu công nghiệp có các vấn đề môi trường, sức khỏe và an toàn của cộng đồng với mức độ ảnh hưởng khác nhau về hủy hoại môi trường sống, hủy diệt các loài sinh vật, lan truyền ô nhiễm không khí, nước thải, chất thải rắn, chất thải độc hại, tiếng ồn, phóng xạ, các chất hóa học độc hại, ô nhiễm đất, các sự cố công nghiệp, thẩm lậu các chất hóa học và nhiên liệu, biến đổi khí hậu.
  83. VI. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP 2) Các vấn đề môi trường của khu công nghiệp • Trong giai đọan quy họach khu công nghiệp cần có đánh giá tác động môi trường nhằm xác định những nguy cơ tác động môi trừơng của các lọai hình doanh nghiệp sẽ nằm trong, qua đó xác định những giải pháp giảm thiểu như bố trí các lọai hình doanh nghiệm trong phạm vi khu công nghiệp cho hợp lý, xây dựng cơ sở vật chất cho thu gom xử lý chất thải, xây dựng quy định chính sách về môi trường cho khu công nghiệp.
  84. VI. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP 2) Các vấn đề môi trường của khu công nghiệp • Vào giai đoạn hoạt động khu công nghiệp sẽ tập trung nhiều doanh nghiệp công nghiệp, nếu quản lý yếu kém thì sẽ gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn và nước, ùn tắc giao thông, đây là nguy cơ gây ra các sự cố công nghiệp. (Tùy với điều kiện bố trí tập trung nhiều doanh nghiệp trong một KCN như vậy sẽ rất thuận lợi để hoạch định và thực thi một dư án xử lý tác động môi trường chung, tiết kiệm đầu tư hơn nhiều và thuận lợi hơn trong công tác quản lý môi trường tổng thể.) • Vấn đề đặt ra hết sức quan trọng và bức thiết là phải có chủ trương chính sách phù hợp và những biện pháp quản lý cụ thể để bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp./
  85. VI. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP 3) Quản lý môi trường khu công nghiệp Hệ thống quản lý môi trường các KCN ở nước ta • Đối với Việt Nam, trong khi nền kinh tế còn đang có những khó khăn, đây là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững các KCN (tuy đây là một vấn đề không đơn giản). • Các KCN thuộc hệ thống quản lý theo ngành dọc là Ban quản lý các KCN Việt Nam (trực thuộc Chính phủ) và Ban quản lý KCN ở địa phương (thuộc Uỷ ban nhân dân các tỉnh/thành phố có các KCN). Ngoài ra, về mặt môi trường, các KCN chịu sự quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước ở cấp trung ương là Bộ TNMT và địa phương là UBND các tỉnh/thành phố, mà trực tiếp là Sở TNMT./
  86. VI. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP 3) Quản lý môi trường khu công nghiệp Những nội dung cơ bản và quy định chung về quản lý môi trường KCN trong chu trình dự án Giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng KCN: Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần chú ý những nội dung cơ bản sau: • Lựa chọn địa điểm KCN; • Xác đinh quy mô và tính chất các KCN; • Lựa chọn các ngành CN được phép đầu tư vào KCN; • Quy hoạch tổng thề từng khu vực chức năng trong KCN; Chủ dự án phải tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Bộ TNMT xem xét cấp quyết định phê chuẩn trước khi tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng./
  87. VI. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP 3) Quản lý môi trường khu công nghiệp Giai đoạn quy hoạch chi tiết và xây dựng cơ sở hạ tầng KCN: Những nội dung, công việc chính công tác QL và BVMT là: • Tạo dựng khu nhà tạm, kèm theo các điều kiện và dịch vụ cần thiết; • Thu dọn và tạo mặt bằng KCN; • Quy họach và xây dựng hệ thống đường giao thông, cấp nước sạch, cấp điện, thông tin, dịch vụ y tế và ứng cứu sự cố khẩn cấp trong KCN; • Quy hoạch và xây dựng hệ thống thoát nước mưa; • Quy hoạch mặt bằng, xác định quy mô và xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung; Để chủ động với những biến động có thể xảy ra trong tương
  88. VI. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP 3) Quản lý môi trường khu công nghiệp Quản lý môi trường đối với các dự án đầu tư vào KCN: • Tất cả các dự án đầu tư vào KCN đều phải lập hồ sơ và phải được Hội đồng thẩm định thông qua. Trong hồ sơ dự án có phần giải trình riêng về khía cạnh môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường của dự án. • Sau khi được cấp phép đầu tư, chủ đầu tư phải tiến hành lập Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường theo mẫu quy định Luật Bảo vệ môi trường 2005. Sau khi Bản đăng ký này được cơ quan quản lý Nhà nước về BVMT chấp thuận, chủ dự án mới được phép khởi công xây dựng. • Sở TNMT phối hợp với Ban quản lý KCN tiến hành kiểm tra, thẩm định các hệ thống và thiết bị xử lý môi trường của
  89. VI. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP 3) Quản lý môi trường khu công nghiệp Giai đoạn vận hành KCN • Chất thải của từng nhà máy, cơ sở riêng biệt nằm trong KCN phải được xử lý triệt để và đạt các QCVN trước khi thải ra môi trường; • Nước thải của mỗi nhà máy, cơ sở trước khi thải vào hệ thống thu gom xử lý nước thải tập trung của KCN phải được xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn do Ban quản lý KCN quy định. • Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải nguy hại được thu gom và xử lý thông qua hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn của KCN; • Bộ phận QLMT thực hiện chức năng tổ chức quản lý và
  90. VII. HƯỚNG TỚI XÂY DỤNG ĐT&KCN SINH THÁI Từ chiến lược phát triển bền vững và BVMT ở nhiều quốc gia trong các thập niên gần đây đã xuất hiện các ý tưởng xây dựng các thành phố và các khu công nghiệp sinh thái, các ý tưởng tốt đẹp đó đã được thể hiện bằng thiết kế và xây dựng một số làng sinh thái trong đô thị và một số khu công nghiệp sinh thái, thường gọi là các công viên công nghiệp.
  91. VII. HƯỚNG TỚI XÂY DỤNG ĐT&KCN SINH THÁI 1) Đô thị sinh thái Đô thị sinh thái là đô thị đảm bảo sự cân bằng với thiên nhiên, hay cụ thể hơn là chất lượng cuộc sống của người dân sống trong đô thị cao nhưng sử dụng tối thiểu các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đô thị sinh thái là đô thị đạt được những tiêu chí về điều kiện và chất lượng môi trường sống sinh thái, và “quy hoạch đô thị sinh thái” nhằm đạt được, hướng tới sự phát triển bền vững. Đô thị cũng là một hệ sinh thái, như các hệ sinh thái khác, nhưng nó có các đặc thù cấu trúc và chức năng riêng, với sự tổ hợp các thành phần sinh vật và phi sinh vật, sự chuyển đổi và quay vòng năng lượng và vật chất.
  92. VII. HƯỚNG TỚI XÂY DỤNG ĐT&KCN SINH THÁI 1) Đô thị sinh thái Các tiêu chí quy hoạch đô thị sinh thái có thể được khái quát trên các phương diện sau: • Về kiến trúc; • Sự đa dạng sinh học của đô thị phải được đảm bảo; • Giao thông và vận tải cần hạn chế; • Công nghiệp của đô thị sinh thái sẽ sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa có thể tái sử dụng, tái sản xuất và tái sinh; • Kinh tế đô thị sinh thái là một nền kinh tế tập trung sức lao động thay vì tập trung sử dụng nguyên liệu, năng lượng và nước, nhằm duy trì việc làm thường xuyên và giảm thiểu nguyên liệu sử dụng./
  93. VII. HƯỚNG TỚI XÂY DỤNG ĐT&KCN SINH THÁI 1) Đô thị sinh thái Các nét đặc thù của hệ sinh thái đô thị như sau: • Nó là một hệ sinh thái mở; • Từ quan điểm xã hội và dân số thì hệ sinh thái đô thị sản sinh ra một lượng rất lớn về thông tin, kiến thức, sự sáng tạo, nền văn hóa, công nghệ và công nghiệp v.v ,; • Từ quan điểm sinh học thì hệ sinh thái đô thị là hệ sinh thái không tự sinh, nên nó phụ thuộc rất nhiều vào các vùng xung quanh; • Từ sự tiêu thụ năng lượng và vật chất rất lớn mà dẫn đến hậu quả là hệ sinh thái đô thị sản sinh ra rất nhiều loại chất thải;
  94. VII. HƯỚNG TỚI XÂY DỤNG ĐT&KCN SINH THÁI 1) Đô thị sinh thái Các nét đặc thù của hệ sinh thái đô thị như sau: • Sự phát triển của hệ sinh thái đô thị liên quan đến sự biến đổi sâu xa của sự chiếm đất và sử dụng đất; • Từ quan điểm về môi trường và kinh tế - xã hội, các hệ sinh thái đô thị trở thành không ổn định, mất cân bằng và dễ bị tổn thương; • Nét nổi bật của hệ sinh thái đô thị là những vấn đề rộng lớn liên quan đến con người, bao gồm các khía cạnh dân số, văn hoa, xã hội, tâm lý, kinh tế, chính trị - xã hội v.v /
  95. VII. HƯỚNG TỚI XÂY DỤNG ĐT&KCN SINH THÁI 1) Đô thị sinh thái "Làng sinh thái" là một kết quả thực tế của sự mong muốn của con người nhằm tìm ra một lối sống bền vững dựa trên thái độ và cách tiếp cận đối với vấn đề loại bỏ chất thải. "Làng sinh thái" là một bằng cứ tốt cho cách tiếp cận tái chế, quản lý dòng tái chế như thế nào cho có hiệu quả, để giải quyết vấn đề chất thải.
  96. VII. HƯỚNG TỚI XÂY DỤNG ĐT&KCN SINH THÁI 2) Khu công nghiệp sinh thái - công viên công nghiệp Khu công nghiệp sinh thái là một ý tưởng xuất phát từ chiến lược BVMT và phát triển bền vững. Công nghiệp sinh thái là phát triển sinh thái được áp dụng cho các khu công nghiệp. Trên thế giới mô hình này đã được áp dụng ở một số nước phát triển và đang phát triển. Khu công nghiệp sinh thái là một mục tiêu của quá trình phát triển các khu công nghiệp hiện đại ở nhiều nước trên thế giới.
  97. VII. HƯỚNG TỚI XÂY DỤNG ĐT&KCN SINH THÁI 2) Khu công nghiệp sinh thái - công viên công nghiệp • Khu công nghiệp sinh thái là khu công nghiệp phát sinh chất thải ít nhất • Khu công nghiệp sinh thái là một khu công nghiệp xanh. • Khu công nghiệp sinh thái là khu công nghiệp sạch.
  98. CÂU HỎI CỦA CHƯƠNG 1) Trong quản lý môi trường không khí đô thị và khu công nghiệp có những cách thức quản lý nào? Theo bạn nên tập trung vào lĩnh vực gì là chủ yếu? 2) Trong quản lý môi trường nước đô thị và khu công nghiệp có những cách thức quản lý nào? Theo bạn nên tập trung vào lĩnh vực gì là chủ yếu? 3) Các phương cách kinh tế nào áp dụng trong quản lý môi trường nước đô thị và khu công nghiệp? Theo bạn phương cách kinh tế nào là hiệu quả? 4) Trong quản lý chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp có những cách thức quản lý nào? Theo bạn nên tập trung vào lĩnh vực gì là chủ yếu? 5) Các phương cách kinh tế nào áp dụng trong quản lý chất thải rắn ở đô thị và khu công nghiệp? Theo bạn phương cách kinh tế nào là hiệu quả? 6) Đô thị sinh thái là gì? Khu công nghiệp sinh thái là gì?. Với điều kiện thực tế tại Tp.HCM, các mô hình trên sẽ gặp khó khăn gì khi triển khai?