Công nghệ môi trường - Chương III: Các phương pháp quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp

pptx 67 trang vanle 2640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Công nghệ môi trường - Chương III: Các phương pháp quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxcong_nghe_moi_truong_chuong_iii_cac_phuong_phap_quan_ly_moi.pptx

Nội dung text: Công nghệ môi trường - Chương III: Các phương pháp quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp

  1. CHƯƠNG III: CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ & KHU CÔNG NGHIỆP
  2. CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐT&KCN Phương cách quản lý môi trường chủ yếu: • Phương cách sử dụng công cụ pháp lý (phương cách pháp lý): dựa trên nguyên tắc CAC "Mệnh lệnh và kiểm soát”. • Phương cách sử dụng công cụ kinh tế, (phương cách kinh tế): dựa trên nguyên tắc "Người gây ô nhiễm phải trả tiền", hay còn gọi là nguyên tắc 3P, hoặc ppp (Polluter Pays Principle) và nguyên tắc "Người hưởng lợi phải trả tiền" (Benefit Pays Principle), viết tắt là BPP. Một số phương cách phù trợ khác như là định giá, trợ giúp kỹ thuật, lựa chọn công nghệ, thương lượng và sức ép của dân chúng (phong trào xanh, tẩy chay, phản đối của cộng đồng v.v )./
  3. Các nội dung chính: 1) PHƯƠNG CÁCH SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁP LÝ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐT&KCN 2) PHƯƠNG CÁCH SỬ DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐT& KCN 3) PHƯƠNG CÁCH QUẢN LÝ HỖN HỢP
  4. I. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ PHÁP LÝ QLMT ĐT&KCN Phương cách pháp lý đã được sử dụng rất phổ biến, chiếm ưu thế trong thực hiện các chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường trên thế giới. Trình tự tiến hành phương cách pháp lý QLMT là: (i) Nhà nước định ra pháp luật các tiêu chuẩn, quy định, giấy phép v.v về bảo vệ môi trường; (ii) Nhà nước sử dụng quyền hạn của mình tiến hành giám sát, kiểm soát, thanh tra và xử phạt để cưỡng chế tất cả các đơn vị trong xã hội thực thi đúng các điều khoản trong luật pháp, tiêu chuẩn và quy định về bảo vệ môi trường đã được ban hành./
  5. I. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ PHÁP LÝ QLMT ĐT&KCN Phương cách đòi hỏi Nhà nước phải đặt ra mục tiêu môi trường “lấy bảo vệ sức khỏe cộng đồng và các hệ sinh thái làm gốc”, quy định các tiêu chuẩn hoặc lượng các chất ô nhiễm được phép thải bỏ, hoặc công nghệ mà người gây ô nhiễm có thể sử dụng để đạt được mục tiêu môi trường. Phương cách quy định thời gian biểu cho việc đáp ứng các tiêu chuẩn, các thủ tục cấp phép và cưỡng chế thực thi đối với các cơ sở sản xuất, quy trách nhiệm pháp lý và những hình phạt đối với những người vi phạm. Trách nhiệm xây dựng và buộc thực hiện các tiêu chuẩn cùng các yêu cầu khác, được quy định trong pháp luật, giữa các cấp chính quyền trung ương và địa phương./
  6. I. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ PHÁP LÝ QLMT ĐT&KCN Ưu điểm chủ yếu Phương cách Pháp lý đáp ứng các mục tiêu của pháp luật và chính sách bảo vệ môi trường của quốc gia, đưa công tác quản lý môi trường vào nề nếp, quy củ; cơ quan quản lý môi trường có thể dự đoán được ở mức độ hợp lý về mức ô nhiễm sẽ giảm đi bao nhiêu, chất lượng môi trường sẽ đạt đến mức độ nào, giải quyết các tranh chấp môi trường dễ dàng; mọi thành viên trong xã hội (tổ chức, cá nhân) thấy rõ mục tiêu, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường quốc gia./
  7. I. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ PHÁP LÝ QLMT ĐT&KCN Nhược điểm của phương cách Phương cách thiếu tính mềm dẻo và trong một số trường hợp, quản lý thiếu hiệu quả, chưa phát huy được tính chủ động, thiếu kích thích vật chất đối với sự sáng tạo của các cơ sở sản xuất trong các phương án giải quyết môi trường, thiếu khuyến khích đổi mới công nghệ khi cơ sở sản xuất đã đạt được tiêu chuẩn môi trường. Phương cách không đủ thông tin và tri thức chuyên môn để định ra các quy định, tiêu chuẩn môi trường hợp lý cho từng ngành công nghiệp mới, công việc kiểm soát, thanh tra đối với các đối tượng này đòi hỏi chi phí cao về tiền của và thời gian.
  8. I. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ PHÁP LÝ QLMT ĐT&KCN Các dạng công cụ dùng trong quản lý môi trường theo phương cách pháp lý: • Các quy định và tiêu chuẩn môi trường; • Các lọai giấy phép về môi trường; • Kiểm sóat môi trường; • Thanh tra môi trường; • Đánh giá tác động môi trường; • Đánh giá tác động môi trường quy họach./
  9. I. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ PHÁP LÝ QLMT ĐT&KCN 1) Các quy định và tiêu chuẩn môi trường Tiêu chuẩn môi trường là công cụ chính để trực tiếp điều chỉnh chất lượng môi trường. Tiêu chuẩn môi trường xác định các mục tiêu môi trường và đặt ra số lượng hay nồng độ cho phép của các chất được thải vào khí quyển, nước, đất hay được phép tồn tại trong các sản phẩm tiêu dùng. Các loại tiêu chuẩn gồm: Tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh; tiêu chuẩn thải nước, thải khí, rác thải, tiếng ồn; tiêu chuẩn dựa vào công nghệ; tiêu chuẩn vận hành; tiêu chuẩn sản phẩm; quy trình công nghệ; quy cách kỹ thuật và thiết kế; các phương pháp lấy hoặc phân tích mẫu. /
  10. I. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ PHÁP LÝ QLMT ĐT&KCN 1) Các quy định và tiêu chuẩn môi trường Việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn môi trường do Chính phủ trung ương; trong một số trường hợp Chính phủ trung ương chỉ đặt ra những quy định khung để các địa phương, tỉnh, thành, khu vực, quy định cụ thể trong thực hiện. Các tiêu chuẩn cấp bộ, ngành và cấp địa phương không được chặt chẽ và tổng quát, nhưng cự thể và chi tiết hơn tiêu chuẩn quốc gia. Các tiêu chuẩn luôn gắn với các quy định về hình phạt và truy cứu trách nhiệm (như tiền phạt đối với người vi phạm, thu hồi giấy phép); những người gây ô nhiễm cũng có thể bị truy tố trước pháp luật./
  11. I. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ PHÁP LÝ QLMT ĐT&KCN 2) Các lọai giấy phép về môi trường Giấy phép môi trường do các cấp chính quyền hoặc các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp theo sự phân định của pháp luật. Các loại giấy phép là giấy thẩm định môi trường, thỏa thuận môi trường, chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy phép thải chất ô nhiễm, giấy phép xuất nhập khẩu phế thải v.v Các loại giấy phép gắn với các tiêu chuẩn môi trường và có thể còn phải thỏa mãn những điều kiện cụ thể như phù hợp với quy phạm kỹ thuật, lựa chọn địa điểm thích hợp, để giảm tới mức tối thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đối với kinh tế và môi trường, /
  12. I. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ PHÁP LÝ QLMT ĐT&KCN 2) Các lọai giấy phép về môi trường Lợi thế chính là chúng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi các chương trình môi trường bằng cách ghi vào văn bản tất cả những nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm của cơ sở sản xuất. Chúng có thể bị rút hoặc tạm treo, tùy theo nhu cầu của nền kinh tế quốc gia hay các lợi ích xã hội khác, yêu cầu phải trả lệ phí thường xuyên để trang trải các chi phí cho chương trình kiểm soát ô nhiễm. Nhược điểm là thường kéo theo sự giám sát và yêu cầu phải báo cáo thường xuyên về các hoạt động có liên quan đến giấy phép./
  13. I. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ PHÁP LÝ QLMT ĐT&KCN 3) Kiểm soát môi trường Kiểm soát môi trường là khống chế được ô nhiễm, (ngăn ngừa ô nhiễm, làm giảm hoặc loại bỏ chất thải từ nguồn hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm đầu vào, và làm sạch ô nhiễm, thu gom, tái sử dụng, xử lý chất thải, phục hồi môi trường do ô nhiễm gây ra thiệt hại, hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm đầu ra). Kiểm soát môi trường tập trung vào 3 vấn đề chủ yếu sau : • Kiểm soát nguồn thải từ sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải; • Kiểm soát sử dụng đất trong quá trình phát triển ĐT&KCN; • Kiểm soát sử dụng nguồn nước./
  14. I. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ PHÁP LÝ QLMT ĐT&KCN 3) Kiểm soát môi trường a) Kiểm soát nguồn thải gây ô nhiễm môi trường Kiểm soát nguồn thải chính là kiểm soát "cuối đường ống" của quá trình hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Phân lọai nguồn thải: nguồn thải khí; nguồn thải nước; nguồn thải chất thải rắn, chất thải nguy hại và gây ô nhiễm tiếng ồn. Cơ quan quản lý môi trường tiến hành kiểm kê nguồn thải, đánh giá, phân tích tính chất và mức độ gây ô nhiễm môi trường của mỗi nguồn thải trong khu vực phụ trách. Và định kỳ, hay đột xuất tiến hành kiểm tra, kiểm soát các nguồn thải trên, hoặc yêu cầu các cơ sở sản xuất tự kiểm tra kiểm soát, đánh giá môi trường và báo cáo cơ quan quản lý môi trường./
  15. I. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ PHÁP LÝ QLMT ĐT&KCN 3) Kiểm soát môi trường b) Kiểm soát sử dụng đất • Môi trường ĐT&KCN phụ thuộc vào quy hoạch sử dụng đất. • KCN thường đặt ở cuối hướng gió và nguồn nước, phân cách với các khu dân cư. (mang tính chất tương đối) • ĐT phải quy hoạch với tỷ lệ diện tích xây dựng hợp lý, bảo đảm tỷ lệ diện tích cây xanh, giao thông, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là tỷ lệ chiều dài cống rãnh thoát nước. • Để bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển ĐT&KCN cần phải coi trọng công tác quản lý và kiểm soát sử dụng đất trong ĐT & KCN./
  16. I. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ PHÁP LÝ QLMT ĐT&KCN 3) Kiểm soát môi trường b) Kiểm soát sử dụng đất Quản lý và kiểm soát sử dụng đất đô thị và khu công nghiệp cần được thực hiện ngay từ khi lập đồ án quy hoạch sử dạng đất và trong cả quá trình xây dựng, phát triển đô thị và khu công nghiệp. Quản lý và kiểm soát sử dụng đất chính là để thúc đẩy và bảo đảm sự phát triển đô thị và khu công nghiệp cân đối, phù hợp với dự án quy hoạch đã được nghiên cứu đánh giá tác động môi trường và đã được thẩm duyệt về mặt môi trường. Phải kiên quyết trong quản lý và kiểm soát sử dụng đất trước các áp lực lợi ích kinh tế và nhu cầu của người dân./
  17. I. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ PHÁP LÝ QLMT ĐT&KCN 3) Kiểm soát môi trường c) Kiểm soát sử dụng nước • Tài nguyên nước có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển đô thị và khu công nghiệp. • Tất cả các hoạt động của đô thị và công nghiệp đều có thể làm cạn kiệt tài nguyên nước, gây ô nhiễm đối với môi trường nước. → Việc kiểm soát sử dụng nước đối với phát triển đô thị và công nghiệp là hết sức cần thiết. • Việc kiểm soát nhằm mục đích sử dụng và khai thác nguồn nước một cách bền vững. • Việc kiểm soát dựa trên cơ sở pháp lý bảo vệ môi trường nước lục địa và nước biển ven bờ.
  18. I. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ PHÁP LÝ QLMT ĐT&KCN 4) Thanh tra môi trường a) Tổ chức thanh tra nhà nước về bảo vệ môi trường • Thanh tra môi trường là biện pháp cưỡng chế sự tuân thủ pháp luật, các quy định, hướng dẫn, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường đối với mọi thành phần trong xã hội, đồng thời cũng là biện pháp bảo đảm quyền tự do, dân chủ cho mọi người khiếu nại, khiếu tố về mặt môi trường. • Tổ chức thanh tra nhà nước về bảo vệ môi trường có hai cấp: cấp trung ương là thanh tra môi trường Bộ TNMT, ở cấp địa phương là TNMT tỉnh, thành. • Bộ Quốc phòng được Bộ TNMT ủy quyền thanh tra về mặt bảo vệ môi trường đối với các cơ sở quân sự có tính bảo
  19. I. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ PHÁP LÝ QLMT ĐT&KCN 4) Thanh tra môi trường b) Nhiệm vụ thanh tra nhà nước về bảo vệ môi trường • Thanh tra việc chấp hành các điều quy định của Luật Bảo vệ Môi trường, việc đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường, việc tuân thủ các Nghị định, Quy định, Hướng dẫn về phòng, chống, khắc phục ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường, khi sử dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, các thành phần môi trường, cũng như đối với tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt của mọi tổ chức, tập thể và cá nhân trong xã hội; • Thanh tra để xác định trách nhiệm phải xử lý về môi
  20. I. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ PHÁP LÝ QLMT ĐT&KCN 4) Thanh tra môi trường c) Hình thức và phương pháp thanh tra môi trường Thanh tra môi trường có thể được tiến hành theo định kỳ hoặc tiến hành thanh tra đột xuất tùy theo mục đích, đối tượng thanh tra, hay đế giải quyết các vấn đề môi trường đột xuất xảy ra. Nội dung thanh tra có thể là thanh tra toàn diện mọi vấn đề có liên quan đến bảo vệ môi trường, hoặc thanh tra theo từng vấn đề, thanh tra chuyên đề, hoặc thanh tra theo nội dung nêu trong đơn khiếu nại, tố cáo, nhằm giải quyết từng vụ việc./
  21. I. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ PHÁP LÝ QLMT ĐT&KCN 4) Thanh tra môi trường c) Hình thức và phương pháp thanh tra môi trường Phương pháp thanh tra môi trường: • Yêu cầu báo cáo bằng văn bản về hiện trạng vấn đề môi trường cần thanh tra; • Chất vấn trực tiếp; • Yêu cầu mô tả, diễn lại công việc đã làm; • Thu thập hồ sơ, thông tin liên quan, hiện vật, xem xét công nghệ sản xuất và công nghệ xử lý chất thải, tiến hành quan trắc đo lường, phân tích đánh giá môi trường; • Chụp ảnh, ghi hình hiện trạng môi trường nơi xảy ra vi phạm./
  22. I. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ PHÁP LÝ QLMT ĐT&KCN 4) Thanh tra môi trường d) Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường Mọi hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc, quy định của luật pháp về BVMT (gọi là vi phạm hành chính về BVMT) của các tổ chức và cá nhân mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đều phải bị xử phạt hành chính.
  23. I. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ PHÁP LÝ QLMT ĐT&KCN 5) Đánh giá tác động môi trường • Đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư phát triển kinh tế -xã hội, như quy hoạch phát triển đô thị, khu công nghiệp, công trình giao thông vận tải v.v là một công cụ quan trọng trong quản lý môi trường theo phương cách pháp lý, nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên thiên nhiên. • Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 quy định cụ thể hơn việc ĐTM cho từng lọai hình dự án,công trình, đối tượng thực hiện và cơ quan có chức năng thẩm định phê duyệt.
  24. I. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ PHÁP LÝ QLMT ĐT&KCN 5) Đánh giá tác động môi trường a) Đánh giá tác động môi trường là gì? Một quá trình nghiên cứu xác định, phân tích, đánh giá dự báo những tác động lợi và hại, trước mắt và lâu dài mà việc thực hiện hoạt động của dự án (quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác) có thê gây ra đối với tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường sống của con người tại nơi thực hiện dự án, trên cơ sở đó xem xét và đề xuất các biện pháp phòng, tránh, khắc phục các tác động tiêu cực của dự án gây ra./
  25. I. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ PHÁP LÝ QLMT ĐT&KCN 5) Đánh giá tác động môi trường a) Đánh giá tác động môi trường là gì? ĐTM phải đảm bảo tất cả các vấn đề tiềm tàng có liên quan đến môi trường và tài nguyên đều đã được đề cập, xem xét ngay từ giai đoạn bắt đầu chủ trương đầu tư, lập kế hoạch đầu tư, thiết kế sơ bộ và thiết kế chi tiết dự án. Tác động đến môi trường có thể tốt hoặc xấu, có lợi hoặc có hại nhưng việc đánh giá tác động môi trường sẽ giúp những nhà ra quyết định chủ động lựa chọn những phương án khả thi và tối ưu về kinh tế và kỹ thuật trong bất cứ một kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nào. Kết quả nghiên cứu ĐTM được trình bày thành văn bản - gọi
  26. I. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ PHÁP LÝ QLMT ĐT&KCN 5) Đánh giá tác động môi trường b) Nội dung của đánh giá tác động môi trường Sau khi xác định được phạm vi tác động môi trường của dự án việc ĐTM sẽ trả lời rõ ràng 5 câu hỏi chính sau đây: • Điểu gì về MT và tài nguyên sẽ xảy ra sau khi dự án được thực thi ? • Phạm vi của các biến đổi MT và tài nguyên như thế nào ? • Các biến đổi MT có thực sự là vấn đề lớn và trầm trọng? • Có thể làm gì để phòng tránh hoặc giảm nhẹ các tác động tiêu cực gây biến đổi MT không ? • Cần phải thông báo cho những người ra quyết định như thế nào về những biến động MT và giải pháp khả thi đi kèm?/
  27. I. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ PHÁP LÝ QLMT ĐT&KCN 5) Đánh giá tác động môi trường b) Nội dung của đánh giá tác động môi trường Nội dung cụ thể của báo cáo ĐTM bao gồm các phần chính sau: • Mô tả sơ lược về dự án. Trình bày về mục tiêu kinh tế - xã hội và ý nghĩa chính trị của dự án, nội dung hoạt động cơ bản của dự án, lợi ích kinh tế - xã hội mà dự án có khả năng mang lại, tiến độ thực hiện của dự án, kinh phí cho dự án; • Hiện trạng môi trường tại địa điểm thực hiện dự án: mô tả khái quát về điều kiện địa lý tự nhiên, môi trường và KT-XH liên quan tại địa điểm thực hiện dự án. Dự báo diễn biến của các điều kiện trên trong điều kiện không thực hiện dự án.
  28. I. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ PHÁP LÝ QLMT ĐT&KCN 5) Đánh giá tác động môi trường b) Nội dung của đánh giá tác động môi trường Nội dung cụ thể của báo cáo ĐTM bao gồm các phần chính sau: • Dự báo và đánh giá các tác động của dự án đến các yếu tố tài nguyên và môi trường trong 3 thời kỳ: thời kỳ chuẩn bị mặt bằng dự án; thời kỳ thi công xây dựng dự án và thời kỳ hoạt động vận hành của dự án. Gồm các vấn đề sau đây: - Tác động đối với MT vật lý (quyển thủy, khí, thạch); - Tác động đối với tài nguyên sinh vật và các hệ sinh thái; - Tác động đối với tài nguyên, MT con người đang sử dụng; - Tác động đối với các điều kiện trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người./
  29. I. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ PHÁP LÝ QLMT ĐT&KCN 5) Đánh giá tác động môi trường b) Nội dung của đánh giá tác động môi trường Nội dung cụ thể của báo cáo ĐTM bao gồm các phần chính sau: • Đánh giá các biện pháp đã có trong thiết kế dự án và đề xuất bổ sung các biện pháp nhằm khắc phục các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Trình bày kỹ các biện pháp có tính kỹ thuật, công nghệ, tổ chức, điều hành nhằm khắc phục các tác động tiêu cực đối với môi trường của dự án. • Kiến nghị chương trình quản lý và quan trắc môi trường từ khi dự án bắt đầu thực hiện cho đến thời kỳ vận hành lâu dài sau này của dự án./
  30. I. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ PHÁP LÝ QLMT ĐT&KCN 5) Đánh giá tác động môi trường c) Người chịu trách nhiệm lập báo cáo ĐTM • Theo Luật BVMT thì chủ dự án chịu trách nhiệm lập báo cáo ĐTM, trình cơ quan quản lý Nhà nước về BVMT thẩm định. Chủ dự án có thể thuê các công ty tư vấn hoặc nhóm chuyên gia về môi trường thực hiện việc lập báo cáo ĐTM. • Trong suốt quá trình nghiên cứu ĐTM cần thiết phải thu hút sự tham gia của cộng đồng tại nơi dự kiến đặt dự án, tuy nhiên việc lấy ý kiến của cộng đồng chủ yếu tập trung ở 2 giai đoạn: tiến hành xác định phạm vi ĐTM và giai đoạn thẩm định báo cáo ĐTM./
  31. I. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ PHÁP LÝ QLMT ĐT&KCN 5) Đánh giá tác động môi trường d) Cơ quan thẩm duyệt báo cáo ĐTM Theo quy định của Luật BVMT việc thẩm định báo cáo ĐTM sẽ tùy thuộc vào quy mô, tính chất và tầm quan trọng về MT mà phân chia: • Cấp địa phương tỉnh, thành phố thẩm duyệt (Sở TNMT được Ủy ban Nhân dân ủy quyền tổ chức thẩm định); • Cấp trung ương thẩm duyệt (Bộ TNMT tổ chức thẩm định); • Đối với một số công trình đặc biệt, rất quan trọng có ảnh hưởng lớn đến môi trường và tài nguyên thì Quốc hội sẽ thẩm duyệt báo cáo ĐTM của dự án./
  32. I. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ PHÁP LÝ QLMT ĐT&KCN 6) Đánh giá tác động môi trường chiến lược - ĐMC Ðánh giá môi trường chiến lược (SEA) là một hình thức đánh giá tác động môi trường nhưng được mở rộng cho các chính sách, kế hoạch và chương trình. ĐMC cho thấy một hình thức đề ra quyết sách ở trình độ cao hơn, có tính chất chiến lược hơn. ĐMC về nguyên tắc là lồng ghép tới mức cao nhất những cân nhắc về MT trong (a) việc hình thành các chính sách ở cấp cao về phát triển KT-XH (đánh giá chính sách); (b) thiết kế các chiến lược ngành về MT (ĐG quy hoạch phát triển ngành); (c) việc soạn thảo hoặc đánh giá các quy hoạch phát triển KT-XH vùng về MT (ĐG quy hoạch phát triển KT-XH khu vực)./
  33. I. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ PHÁP LÝ QLMT ĐT&KCN 6) Đánh giá tác động môi trường chiến lược - ĐMC ĐMC (SEA) nói một cách khác đó là việc liên kết các mối quan tâm về môi trường vào quy hoạch phát triển KT-XH của một vùng, tỉnh, thành và khu vực không gian quy hoạch cụ thể, hay quy hoạch phát triển một ngành kinh tế của quốc gia. ĐMC hỗ trợ cho ĐTM của dự án riêng lẻ: (a) đặt dự án vào một bối cảnh phù hợp về KT, MT; (b) cung cấp bước đi đầu tiên trong việc xác định phạm vi các vấn đề MT quan trọng cần biết; (c) cung cấp một bộ dữ liệu nền có hệ thống về MT; (d) đẩy nhanh quá trình lựa chọn địa điểm; (e) làm sáng tỏ các TCMT phù hợp sẽ được áp dụng; (f) cải liến cách làm việc của quá trình thẩm định dự án sao cho hiệu quả và năng suất hơn./
  34. I. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ PHÁP LÝ QLMT ĐT&KCN 6) Đánh giá tác động môi trường chiến lược - ĐMC Những lợi ích quan trọng nhất đối với BVMT ở cấp vĩ mô là: • Đánh giá toàn diện hơn các rủi ro của sự đầu tư tài chính theo kế hoạch tại một khu vực phát triển đã được lựa chọn; • Đánh giá được tính thích hợp mang tính bền vững hơn về mặt môi trường đối với từng kịch bản phát triển kinh tế - xã hội được đề xuất; • Thức đẩy sự điều phối và hợp tác giữa các cơ quan then chốt phụ trách về quy hoạch phát triển KT-XH và về bảo vệ và quản lý môi trường; • Đóng vai trò quan trọng trong đánh giá dự thảo dự án trong tương lai; • Tạo khả năng kiểm soát các tác động MT tích tụ tại khu vực
  35. I. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ PHÁP LÝ QLMT ĐT&KCN 6) Đánh giá tác động môi trường chiến lược - ĐMC a) Đối tượng thực hiện đánh giá môi trường chiến lược Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch năm (05) năm trở lên: Thuộc quy định tại phụ lục Nghị định 29/2011/NĐ-CP thực hiện ĐMC chi tiết dưới hình thức lồng ghép trong báo cáo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Theo Nghị định này ĐMC thực hiện chi tiết dưới hình thức báo cáo riêng. Không thuộc quy định tại phụ lục Nghị định 29/2011/NĐ-CP nhưng ở cấp Quốc gia thực hiện ĐMC rút gọn dưới hình thức lồng ghép trong báo cáo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Khuyến khích thực hiện ĐMC đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch không quy định tại Nghị định./
  36. I. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ PHÁP LÝ QLMT ĐT&KCN 6) Đánh giá tác động môi trường chiến lược - ĐMC b) Nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược Nội dung báo cáo ĐMC dưới hình thức báo cáo riêng bao gồm: Mô tả tóm tắt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; quá trình; mô tả phạm vi nghiên cứu; Mô tả diễn biến trong quá khứ và dự báo xu hướng của các vấn đề chính hiện trạng MT; đánh giá sự phù hợp của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về BVMT; đánh giá, so sánh các phương án phát triển của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; ; Đánh giá tác động các vấn đề MT chính trong trường hợp thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; kết luận và kiến
  37. I. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ PHÁP LÝ QLMT ĐT&KCN 7) Cam kết bảo vệ môi trường - CBM • Cam kết bảo vệ môi trường là báo cáo phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án phát triển kinh tế - xã hội (họat động trên quy mô nhỏ, hình thức đơn giản và không nằm trong vùng nhạy cảm môi trường) từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường. • Theo Luật BVMT 2005, cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt Cam kết bảo vệ môi trường của các dự án, công trình trên sẽ là UBND cấp quận, huyện hoặc xã được ủy quyền. • Nội dung cơ bản là căn cứ vào điều kiện tự nhiên và kỹ thuật của dự án, dự báo, đánh giá những tác động tiềm tàng tích cực và tiêu cực, trực tiếp và gián tiếp mà việc thực
  38. II. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ KINH TẾ QLMT ĐT&KCN Công cụ kinh tế thúc đẩy những người gây ô nhiễm có khả năng hoàn thành các mục tiêu môi trường bằng những phương tiện có hiệu quả, chi phí - hiệu quả nhất. Phương cách kinh tế dựa trên những nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả", và "người hưởng lợi phải trả". Phương cách kinh tế sử dụng các chi phí trực tiếp tính trên khối lượng xả thải gây ô nhiễm; hoặc sử dụng các chi phí gián tiếp liên quan tới quá trình xử lý, xả thải về sau. Phương cách kinh tế không thể loại trừ các quy định, luật lệ, cưỡng chế thi hành, các hình thức tham gia khác của Chính phủ. Trong phần lớn các trường hợp, các công cụ kinh tế bổ sung cho các quy định trực tiếp, theo đó sẽ đóng góp cho việc hoàn thành các mục tiêu chính sách.
  39. II. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ KINH TẾ QLMT ĐT&KCN Trong phương cách kinh tế, các hệ thống giám sát và thực thi nội dung giấy phép thường phức tạp và chi phí cao hơn so với các hệ thống mà các công cụ pháp lý cần đến. Tuy nhiên, không phải là tất cả các công cụ kinh tế đều yêu cầu sự giám sát và thực thi tốn kém. Phương pháp kinh tế không tạo ra được những kết quả lớn trong việc tác động tới chất lượng môi trường. Tác động trực tiếp của cả các loại phí và các giấy phép dùng làm biện pháp kích thích, là nhỏ bé. Mặc dù Phương pháp kinh tế có đem lại nhiều lợi ích, không phải lúc nào các cơ quan chính phủ, những người gây ô nhiễm, nhà môi trường cũng ủng hộ phương cách kích thích kinh tế./
  40. II. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ KINH TẾ QLMT ĐT&KCN Các ưu điểm của phương cách kinh tế: • Khuyến khích sử dụng các biện pháp chi phí - hiệu quả để đạt được các mức ô nhiễm có thế chấp nhận được. • Kích thích sự phát triển công nghệ và tri thức chuyên sâu về kiểm soát ô nhiễm, trong khu vực tư nhân. • Cung cấp cho Chính phủ một nguồn thu nhập để hỗ trợ cho các chương trình kiểm soát ô nhiễm. • Tạo cho các công nghệ kiểm soát ô nhiễm linh động hơn. • Loại bỏ được yêu cầu của Chính phủ về một lượng lớn thông tin chi tiết cần thiết để xác định mức độ kiểm soát khả thi và thích hợp đối với mỗi nhà máy và sản phẩm.
  41. II. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ KINH TẾ QLMT ĐT&KCN Một số những bất lợi của các công cụ kinh tế: • Tác động của các công cụ kinh tế đối với chất lượng môi trường là không thể dự đoán được như trong phương cách pháp lý truyền thống, vì những người gây ô nhiễm có thể lựa chọn giải pháp riêng cho họ. • Trong trường hợp các phí có mức thu không thỏa đáng, một số người gây ô nhiễm có thể chịu nộp phí và tiếp tục gây ô nhiễm. • Công cụ kinh tế đòi hỏi phải có những thể chế phức tạp để thực hiện và buộc thi hành (đặc biệt là giấy phép có thể bán được và các phí xả khí, thải nước).
  42. II. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ KINH TẾ QLMT ĐT&KCN 1) Các lệ phí ô nhiễm • Các lệ phí ô nhiễm đặt ra các chi phí phải trả để kiểm soát lượng ô nhiễm tăng thêm, nhưng lại để cho mức tổng chất lượng môi trường là không cố định. • Việc áp dụng Lệ phí ô nhiễm đặc biệt thích hợp khi có thể ước tính được (tương đối chính xác) sự tổn thất do lượng ô nhiễm tăng thêm gây ra, và không thích hợp khi các nhà quản lý đòi hỏi phải đạt được các tiêu chuẩn chất lượng môi trường đã đặt ra. • Lệ phí ô nhiễm gồm có các lệ phí thải nước hoặc thải khí, lệ phí người sử dụng, lệ phí sản phẩm, lệ phí hành chính./
  43. II. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ KINH TẾ QLMT ĐT&KCN 1) Các lệ phí ô nhiễm a) Các lệ phí thải nước và thải khí • loại lệ phí này do một cơ quan chính phủ thu, dựa trên số lượng và/hoặc chất lượng chất ô nhiễm do một cơ sở công nghiệp thải vào môi trường. Trong hệ thống phí thải nước hay thải khí, người xả thải phải trả một khoản tiền nhất định cho mỗi đơn vị chất ô nhiễm xả thải vào nguồn nước mặt hay vào bầu khí quyển. • Lệ phí xả thải dựa trên một vài số đo ô nhiễm, xả thải vào môi trường (các mục tiêu về chất lượng nước, các chi phí để tài trợ cho kế hoạch giảm bớt ô nhiễm, hoặc các tiêu chuẩn thải nước khác)./
  44. II. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ KINH TẾ QLMT ĐT&KCN 1) Các lệ phí ô nhiễm a) Các lệ phí thải nước và thải khí (i) Cách thức áp dụng các lệ phí xả thải: • Khi các nguồn ô nhiễm riêng lẻ, khuyến khích áp dụng các biện pháp nội bộ để giảm bớt chất ô nhiễm trong nước thải; • Các khoản thu được dùng để tài trợ cho chương trình kiểm soát lưu vực hay khu vực. • Thu hồi lại các chi phí của thành phố. Các khoản thu tính trên thể tích xả thải, hoặc kết hợp thể tích với nồng độ vượt quá của chất ô nhiễm so với những trị số đã xác lập trước. • Những khoản thu đánh vào mọi sự xả thải vượt quá tiêu chuẩn đã đặt ra./
  45. II. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ KINH TẾ QLMT ĐT&KCN 1) Các lệ phí ô nhiễm a) Các lệ phí thải nước và thải khí (ii) Các kế hoạch thu phí xả thải phải thống nhất trong toàn khu vực. Để đảm bảo thực hiện hiệu quả hệ thống này, cần phải có sẵn hoặc tạo ra một số điều kiện về thể chế, kỹ thuật. Như: • Cơ quan chịu trách nhiệm cần phải bao quát được các ranh giới tự nhiên, áp đặt và buộc những người gây ô nhiễm phải nộp các khoản lệ phí. • Cơ quan này phải có các phương pháp phân tích, các dữ liệu hoặc phải ước tính mức lệ phí; các nguồn lực đủ để giám sát, kiểm tra và cưỡng chế thực thi, /
  46. II. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ KINH TẾ QLMT ĐT&KCN 1) Các lệ phí ô nhiễm a) Các lệ phí thải nước và thải khí (iii) Các ưu điểm chính: • Chúng khuyến khích các cơ sở giảm ô nhiễm với chi phí thấp hơn so với chi phí cần cho phương cách. • Chúng kích thích các cơ sở đầu tư vào công nghệ kiểm soát ô nhiễm mới. • Chúng tạo ra thu nhập để tài trợ và nâng cao các hoạt động buộc thực thi. • Các phí xả thải có thể bù đắp, ít nhất là một phần, cho những chi phí không được thanh toán của các hoạt động BVMT do xã hội thực hiện./
  47. II. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ KINH TẾ QLMT ĐT&KCN 1) Các lệ phí ô nhiễm a) Các lệ phí thải nước và thải khí (iv) Các bất lợi chính: • Việc trả lệ phí cho sự xả thải sẽ làm cho tăng tổng chi phí sx; • Việc định ra các lệ phí phức tạp hơn vì địa điểm của nhiều nguồn ô nhiễm, do vậy phải có những mức phí riêng cho từng cơ sở sản xuất; • Các lệ phí này dẫn đến sự cạnh tranh giữa các khu vực; • Do sự phức tạp của các nguồn ô nhiễm, việc đặt ra và quản lý các phí có thể sẽ không thể thực hiện được. • Chính quyền địa phương phần lớn là không đủ mạnh. • Việc xác định các ranh giới khu vực còn nhiều khó khăn./
  48. II. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ KINH TẾ QLMT ĐT&KCN 1) Các lệ phí ô nhiễm b) Phí không tuân thủ Phí không tuân thủ đánh vào những người gây ô nhiễm khi họ xả thải ô nhiễm vượt quá mức quy định. Khi các công cụ pháp lý, là phường pháp chủ yếu để ngăn chặn ô nhiễm, thì nói chung, việc buộc thực thi của các công cụ kinh tế là yếu, vì các khoản phạt đối với những vi phạm là khá thấp, tới mức những người gây ô nhiễm vẫn có lợi khi vi phạm luật. Các khoản phạt không tuân thủ cần phải gắn với phạm vi và thời hạn của sự vi phạm và phải lớn hơn các chi phí ước tính để nguồn ô nhiễm đáp ứng yêu cầu của các quy định.
  49. II. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ KINH TẾ QLMT ĐT&KCN 1) Các lệ phí ô nhiễm c) Các phí đối với người dùng Phí đối với người tiêu dùng là khoản thu trực tiếp cho các chi phí xử lý ô nhiễm cho cộng đồng. Chúng thường hay được sử dụng trong thu gom và xử lý rác thải, nước thải đô thị. Các cơ sở tiếp nhận những chất thải, sẽ được đền bù từ nguồn phí này cho công việc thu gom và xử lý các chất thải. Đồng thời, các mức phí đảm bảo rằng nhà máy được khuyến khích về kinh tế để nâng cao chất lượng của nước thải ra. Tuy nhiên, phương cách này không áp dụng cho những chất ô nhiễm độc hại với môi trường. Một áp dụng khác của phí đối với người dùng là trong lĩnh vực giao thông./
  50. II. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ KINH TẾ QLMT ĐT&KCN 1) Các lệ phí ô nhiễm d) Lệ phí sản phẩm Lệ phí sản phẩm là phí được cộng thêm vào giá các sản phẩm hoặc các đầu vào của sản phẩm, gây ra ô nhiễm hoặc là ở giai đoạn sản xuất, hoặc ở giai đoạn tiêu dùng, hoặc vì nó phải thiết lập một hệ thống thải đặc biệt. Lệ phí sản phẩm hoạt động giống như các phí thải bỏ theo nghĩa nó cho phép người dùng quyết định về các phương tiện chi phí - hiệu quả của mình nhằm làm giảm ô nhiễm. Hiệu quả của phí đánh vào sản phẩm hoặc đầu vào của sản phẩm phụ thuộc vào sự có được các vật phẩm thay thế.
  51. II. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ KINH TẾ QLMT ĐT&KCN 1) Các lệ phí ô nhiễm e) Các lệ phí hành chính Các lệ phí hành chính là các phí phải trả cho các cơ quan nhà nước vì những dịch vụ như đăng ký hóa chất, hoặc việc thực hiện và cưỡng chế thi hành các quy định về môi trường. Các lệ phí hành chính thường là một bộ phận của điều luật trực tiếp và chủ yếu nhằm tài trợ cho các hoạt động cấp giấy phép và kiểm soát của các cơ quan kiểm soát ô nhiễm. Các lệ phí hành chính có mức phí thường thấp và không tạo ra được sự kích thích đáng kể trong thay đổi việc mua sản phẩm; và thường được bổ sung vào ngân sách chung hơn là vào ngân sách của các cơ quan kiểm soát ô nhiễm liên quan./
  52. II. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ KINH TẾ QLMT ĐT&KCN 2) Tăng giảm thuế Tăng giảm thuế dùng để khuyến khích việc tiêu thụ các sản phẩm an toàn về môi trường; và sử dụng kết hợp hai loại phụ thu, cộng vào các phí sản phẩm khác: phụ thu dương thu thêm đối với các sản phẩm gây ô nhiễm; và phụ thu âm đối với các sản phẩm thay thế sạch hơn. Khuyến khích về thuế bao gồm ưu đãi thuế, khấu hao nhanh các khoản đầu tư công nghiệp vào thiết bị làm giảm ô nhiễm; và thể hiện dưới dạng miễn thuế đặc biệt sao cho các phương pháp quản lý và các công nghệ sản xuất có thể đảm bảo thải ra lượng chất ô nhiễm thấp nhất. Phạm vi áp dụng cho các mục đích môi trường, tuy thuộc vào hệ thống đánh thuế riêng biệt.
  53. II. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ KINH TẾ QLMT ĐT&KCN 3) Các khỏan trợ cấp Các khoản trợ cấp bao gồm các khoản vay với lãi suất thấp, khuyến khích về thuế, để khuyến khích những người gây ô nhiễm thay đổi hành vi, hoặc giảm bớt chi phí trong việc giảm ô nhiễm mà những người gây ô nhiễm phải chịu. Các khoản trợ cấp áp dụng để kiểm soát ô nhiễm, tái chế để sử dụng lại, và để khôi phục nguồn lực; và có thể tạo ra một sự khuyến khích đối với công nghiệp trong việc giảm bớt các chất thải của mình. Các khoản trợ cấp không kiềm chế sự tiếp tục hoạt động của các công nghiệp ô nhiễm cao, cũng không khuyến khích những sự thay đổi trong các quá trình sản xuất gây ô nhiễm./
  54. II. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ KINH TẾ QLMT ĐT&KCN 4) Ký quỹ - hòan trả Công cụ này là những người tiêu dùng phải trả thêm một khoản tiền khi mua các sản phẩm có nhiều khả năng gây ô nhiễm khi hòan trả các sản phẩm đó họ được hòan trả lại số tiền đã ký quỹ. Công cụ này được áp dụng đối với các sản phẩm hoặc là bền lâu, hoặc là có thể sử dụng lại hoặc là không bị tiêu hao, tiêu tán trong quá trình liêu dùng. Cần có một cơ cấu tổ chức từ thu gom, tái chế, quản lý./
  55. II. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ KINH TẾ QLMT ĐT&KCN 4) Ký quỹ - hòan trả Ưu điểm là phần lớn việc quản lý vẫn nằm trong khu vực tư nhân, và những khuyến khích được xây dựng cho các bên thứ ba nhằm thiết lập các dịch vụ hoàn trả, khi người sử dụng không tham gia. Bất lợi là chi phí để quản lý rơi vào khu vực tư nhân; Cách đền bù duy nhất là nâng cao giá; rất có khả năng tạo ra sự khuyến khích đối với việc làm hàng giả./
  56. II. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ KINH TẾ QLMT ĐT&KCN 5) Các khuyến kích, cưỡng chế thực thi Các khuyến khích buộc thực thi là các công cụ kinh tế gắn với sự điều hành trực tiếp; để khuyến khích những người xả thải làm đúng các tiêu chuẩn, quy định về môi trường; Không thực đúng cam kết là phí hoặc tiền phạt và quy trách nhiệm pháp lý; từ chối các trợ cấp công cộng, tài trợ và đình chỉ một phần hoặc toàn bộ các hoạt động của một nhà máy. Cam kết thực hiện tốt là khoản tiền phải trả cho các cơ quan điều hành trước khi tiến hành một hoạt động có thể gây ô nhiễm. Khoản tiền này sẽ được trả lại khi biểu hiện môi trường của hoạt động này là có thể chấp nhận được./
  57. II. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ KINH TẾ QLMT ĐT&KCN 6) Đền bù thiệt hại Luật BVMT quy định bên gây ô nhiễm môi trường và bên bị ô nhiễm thoả thuận với nhau về mức bồi thường. Trường hợp không tự thỏa thuận được thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về BVMT sẽ quyết định và buộc bên gây ô nhiễm phải bồi thường hoặc phải giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự./
  58. II. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ KINH TẾ QLMT ĐT&KCN 6) Đền bù thiệt hại Các quy định pháp lý về đền bù thiệt hại bảo đảm cho các nạn nhân tổn thất môi trường được đền bù, và cũng là một biện pháp phòng ngừa ô nhiễm. Nếu người gây ô nhiễm biết chắc chắn rằng anh ta sẽ phải trả chi phí tổn thất, thì anh ta sẽ hành động để giảm các nguy cơ tới mức tối thiểu. Khó khăn lớn nhất về kỹ thuật trong việc đền bù thiệt hại là rất khó xác định chính xác các thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra, nhất là các tổn thương môi trường có tính tích lũy lâu dài, điều này thường đưa đến sự tốn kém về tố tụng và quy trách nhiệm đối với các cơ sở gây ra ô nhiễm.
  59. II. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ KINH TẾ QLMT ĐT&KCN 7) Tạo ra thị trường mua bán "quyền" xả thải ô nhiễm Theo phương cách này, có thể tạo ra thị trường trong đó những người tham gia có thể mua "quyền" được gây ô nhiễm thực tế hay tiềm tàng, hoặc họ có thể bán lại các quyền này cho những người tham gia khác. Sự tạo ra thị trường, nói chung được thực hiện dưới một hoặc hai hình thức: • Các giấy phép có thể bán được; • Bảo hiểm trách nhiệm.
  60. II. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ KINH TẾ QLMT ĐT&KCN 7) Tạo ra thị trường mua bán "quyền" xả thải ô nhiễm Các giấy phép bán được: Cơ quan hữu trách xác định tổng lượng xả thải cho phép, rồi phân bổ quyền xả thải dưới hình thức các giấy phép. Mỗi giấy phép cho phép chủ cơ sở sản xuất được xả thải một lượng ô nhiễm quy định. Giấy phép xả thải có thể được chuyển đổi từ nguồn này sang nguồn khác. Các phương cách cơ bản để thực hiện hệ thống giấy phép xả thải có thể bán được: (i) Chính phủ bán đấu giá các giấy phép; (ii) Chính phủ phân phối các giấy phép, sau đó sẽ xác định giá thị trường thông qua việc mua bán giữa những người xả thải./
  61. II. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ KINH TẾ QLMT ĐT&KCN 7) Tạo ra thị trường mua bán "quyền" xả thải ô nhiễm Bảo hiểm trách nhiệm: • Là một cơ chế tạo thị trường trong đó những nguy cơ phải chịu phạt vì tổn thất môi trường được chuyển từ các công ty riêng lẻ hoặc các cơ quan công cộng sang cho các công ty bảo hiểm. • Phí bảo hiểm phản ánh quy mô tổn thất có thể xảy ra, và xác suất xảy ra, có thể tạo ra một khuyến khích bằng khả năng giảm bớt phí bảo hiểm khi các quá trình công nghiệp an toàn hơn, hoặc trong trường hợp xảy ra sự cố thì tổn thất sẽ ít hơn.
  62. II. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ KINH TẾ QLMT ĐT&KCN 7) Tạo ra thị trường mua bán "quyền" xả thải ô nhiễm Các giấy phép bán được: Ưu điểm là: (i) đạt được chi phí - hiệu quả và tạo ra được thu nhập; (ii) đảm bảo được mức chất lượng môi trường nhất định; (iii) tiết kiệm chi phí lớn ở những nơi: có nhiều nguồn xả thải, có cơ hội khai thác được các ngành kinh tế quy mô lớn, và tiêu chuẩn không thật nghiêm khắc tới mức yêu cầu phải loại bỏ 100% các chất thải; (iv) có sự mềm dẻo về thời gian; (v) khuyến khích người gây ô nhiễm đầu tư vào những công nghệ giảm bớt xả thải, trong suốt thời kỳ tăng trưởng của họ.
  63. II. PHƯƠNG CÁCH CÔNG CỤ KINH TẾ QLMT ĐT&KCN 7) Tạo ra thị trường mua bán "quyền" xả thải ô nhiễm Các giấy phép bán được: Khiếm khuyết: (i) Vấn đề xác định chính xác "quyền xả thải" nào đang được mua bán, và điều chỉnh giá trị của quyền này tùy thuộc vào nơi và thời gian sử dụng là một trong những vấn đề khá phức tạp; (ii) Cần có một hệ thống quản lý hữu hiệu để theo dõi xem ai có những quyền gì; (iii) Cần có một thị trường mạnh về các giấy phép để có thể thực hiện thành công, khắc phục sự chậm trễ việc đạt được các tiêu chuẩn môi trường và hạn chế việc phát triển ra các công nghệ kiểm soát ô nhiễm mới;
  64. III. PHƯƠNG CÁCH HỖN HỢP QUẢN LÝ MT ĐT&KCN Các công cụ kinh tế bổ sung cho các quy định môi trường trực tiếp; để nâng cao khoản thu nhập; nhằm tài trợ cho các hoạt động kiểm soát ô nhiễm hoặc các biện pháp mơi trường khác; tạo ra sự kích thích để thực hiện các quy định tốt hơn, và đổi mới kỹ thuật. Các công cụ kinh tế không thể thực hiện thành công được nếu không có các quy định pháp lý, các tiêu chuẩn môi trường thích hợp và năng lực tổ chức quản lý nhà nước trong giám sát và điều hành thực thi. Các phương cách quản lý môi trường được áp dụng tại điểm đầu vào sản xuất, và qua sự thải bỏ cuối cùng vào môi trường xung quanh.
  65. III. PHƯƠNG CÁCH HỖN HỢP QUẢN LÝ MT ĐT&KCN Hình bên minh họa các vị trí khác nhau, để áp dụng đối với các công cụ pháp lý và công cụ kinh tế, trong phạm vi vòng đời của các chất ô nhiễm.
  66. III. PHƯƠNG CÁCH HỖN HỢP QUẢN LÝ MT ĐT&KCN Bảng trình bày tổng quan về các công cụ pháp lý và kinh tế, chỉ ra những áp dụng trong quản lý môi trường và những ưa, khuyết điểm chính của từng loại công cụ. →
  67. CÂU HỎI CỦA CHƯƠNG 1) Hãy tóm tắt những nội dung cơ bản của phương cách pháp lý? 2) Hãy tóm tắt những nội dung cơ bản của phương cách kinh tế? 3) Đánh giá tác động môi trường là gì?; tại sao phải thực hiện đánh giá tác động môi trường?. 4) Đánh giá tác động môi trường chiến lược là gì? Hãy nêu bật được sự cần thiết phải có đánh giá tác động môi trường chiến lược?