Chuyên đề Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; đoàn kết, xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh

ppt 115 trang vanle 2000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; đoàn kết, xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptchuyen_de_hoc_tap_va_lam_theo_tam_guong_dao_duc_ho_chi_minh.ppt

Nội dung text: Chuyên đề Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; đoàn kết, xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh

  1. CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (1890-1969)
  2. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ TRUNG THỰC, TRÁCH NHIỆM; GẮN BÓ VỚI NHÂN DÂN; ĐOÀN KẾT, XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH ( Chủ đề thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW trong năm 2015)
  3. Nội dung Giới thiệu Với nội dung Chuyên Hướng đến đề BPGV Năm Tỉnh ủy 201
  4. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ TRUNG THỰC, TRÁCH NHIỆM; GẮN BÓ VỚI NHÂN DÂN; ĐOÀN KẾT, XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH III. HỌC TẬP I. BỐI II. VÀ LÀM CẢNH TƯ TƯỞNG, THEO TẤM THỰC TẤM GƯƠNG GƯƠNG HIỆN ĐẠO ĐỨC ĐẠO ĐỨC CHỈ THỊ HỒ CHÍ MINH HỒ CHÍ MINH 03-CT/TW VỀ VỀ TRONG TRUNG THỰC, TRUNG THỰC, NĂM 2015 TRÁCH NHIỆM TRÁCH NHIỆM
  5. Hiến pháp năm 2013 của Nước CHXHCN Việt Nam được thông qua vào ngày 28-11-2013; gồm 11 chương, 120 điều; có hiệu lực từ ngày 01-01-2014.
  6. Tại khoản 2, Điều 2: tiếp tục thể hiện xuyên suốt, nhất quán quan điểm “ tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” nhưng đã bổ sung một điểm mới quan trọng: “ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ”
  7. Tại Điều 4, Hiến pháp tiếp tục khẳng định tính lịch sử, tính tất yếu khách quan sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó trách nhiệm của Đảng phải gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.
  8. Sau 4 năm thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng; với 3 khâu đột phá chiến lược, nền kinh tế nước ta đã có chuyển biến tích cực, đang phục hồi rõ rệt, tạo cơ sở cho sự phát triển cao hơn trong năm 2015. Những cố gắng và kết quả đạt được trong năm 2015 có vai trò quan trọng đến việc hoàn thành kế hoạch 5 năm 2011-2015.
  9. Việc tăng trưởng theo chiều sâu, hiệu quả và bền vững cần nhiều yếu tố mới, trong đó có khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực, môi trường, thể chế kinh tế . Sự thống nhất tư tưởng và hành động trong Đảng và xã hội, nêu cao tinh thần trách nhiệm ở mọi cấp, mọi ngành là yêu cầu đầu tiên để thực hiện thắng lợi quá trình chuyển đổi trên.
  10. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, nhất là tiềm lực chính trị tinh thần, để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia dân tộc ngày càng trở nên quan trọng.
  11. Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 tại vùng Đặc quyền kinh tế Việt Nam từ 2-5 đến 15-7-2014
  12. • Trước tình hình đó, tháng 5/2014, Bộ Chính trị đặt ra ba yêu cầu gồm: Bảo vệ chủ quyền quốc gia; Giữ vững hòa bình và ổn định môi trường trong khu vực; Thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra từ đầu năm. • "Đó là mục tiêu kép và thực sự là thách thức lớn đối với chúng ta", Thủ tướng nhận xét.
  13. Quan điểm của Việt Nam không thay đổi và không thể thay đổi.
  14. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong một cuộc họp báo tại Philippines ( 22-5-2014). "Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó".
  15. Công tác xây dựng Đảng được xác định là nhiệm vụ then chốt trong công cuộc đổi mới ở nước ta.
  16. Nguy cơ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và xã hội, nhất là trong điều kiện đảng cầm quyền, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh cảnh báo từ rất sớm, ngay sau khi giành được chính quyền, xây dựng bộ máy nhà nước mới. Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta đã chỉ ra nguy cơ này tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, tháng 01-1994. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI coi đây là “vấn đề cấp bách”, cần tập trung giải quyết.
  17. Trong bản Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy trước những thay đổi, những nguy cơ nêu trên của đất nước. Bởi vậy, Người coi việc đầu tiên là “về con người” và trước hết là nói về Đảng, về xây dựng Đảng. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh luôn luôn là nhân tố đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Cốt lõi vấn đề là đoàn kết, phải giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng như "giữ gìn con ngươi của mắt mình".
  18. Năm 2015 là năm chuẩn bị và tiến hành đại hội Đảng các cấp.
  19. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, gắn bó với Nhân dân, phát huy tinh thần đoàn kết trong xây dựng Đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo chất lượng và thắng lợi của đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
  20. Trung thực, trách nhiệm; gắn bó với Nhân dân; đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Góp phần thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ to lớn đặt ra trước Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta; phát huy những kết quả đạt được trong thực hiện chủ đề toàn khóa và của các năm trước, tạo tiền để cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác trong những năm sau.
  21. II- TƯ TƯỞNG,TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ TRUNG THỰC, TRÁCH NHIỆM, GẮN BÓ VỚI NHÂN DÂN 3.Tư tưởng, 2. Tư tưởng, 1- Tư tưởng, tấm gương tấm gương tấm gương đạo đức đạo đức đạo đức Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh về về về đoàn kết, gắn bó trung thực, xây dựng với trách nhiệm Đảng trong Nhân dân sạch vững mạnh
  22. 1- Tư tưởng tấm 1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về gương trung thực, trách nhiệm đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, 1.2.Tấm gương đạo đức Hồ Chí trách Minh về trung thực, trách nhiệm nhiệm
  23. Tư tưởng Hồ Chí Minh về trung thực,“nói thì phải làm” Trung thực là là một phẩm chất đạo đức, thể hiện sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, nhận thức và việc làm; giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi người. Cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất đạo đức “trung thực” bắt nguồn từ truyền thống của dân tộc: những phẩm chất thật thà, ngay thẳng, vị tha, thương yêu con người, sống có tình, có nghĩa
  24. Hồ Chí Minh còn tiếp thu, thâu hái những tinh hoa văn hóa đạo đức của nhân loại, từ triết lý “kỷ sở bất dục, mặc thi ư nhân” “chính danh quân tử” của Nho giáo; những lời răn dạy “từ bi, hỷ xả”, “cứu khổ, cứu nạn”, không dối trá, không ăn cắp, cưu mang giúp đỡ con người của Phật giáo; đến đức hy sinh, tự sám hối với mình của Công giáo
  25. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm. Chủ nghĩa yêu nước chân chính và tinh thần dân tộc là cơ sở của ý thức trách nhiệm trong mỗi người dân với Tổ quốc. Khi Tổ quốc lâm nguy thì “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt thì phải đứng lên chống thực dân Pháp”.
  26. Trách nhiệm với Tổ quốc Đối với cán bộ, đảng viên, bất kỳ ai, ở địa vị nào, làm công tác gì, gặp hoàn cảnh nào, đều phải có tinh thần trách nhiệm. Người khẳng định nghề nào cũng vinh quang và việc gì cũng phải cố gắng, chuyên tâm, không chủ quan, đại khái. Cán bộ, đảng viên, công chức phải nêu cao tinh thần trách nhiệm; đó là, khi được Đảng, Chính phủ hoặc cấp trên giao cho việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, cũng phải đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi đến chốn, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ làm cho thành công.
  27. Trong thực hiện nhiệm vụ được giao phải “có gan phụ trách”, dám nghĩ dám làm, chủ động sáng tạo để có kết quả cao nhất. Nêu cao tinh thần trách nhiệm là phải làm tròn trách nhiệm của mình một cách tự giác, theo lương tâm, lương tri; làm việc theo nhu cầu nội tâm cá nhân. Làm việc cẩu thả, chậm chạp, làm cho có chuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy, v v là không có tinh thần trách nhiệm.
  28. Trách nhiệm với Nhân dân Phải "trọng dân, sát dân, tin dân", phấn đấu sao cho "dân phục, dân tin, dân yêu". ( Sao cho được lòng dân; Thư gửi các kỳ, tỉnh, huyện và làng ) Để thực hiện chính sách, làm tròn nhiệm vụ, cán bộ chẳng những phải chịu khó giải thích, tuyên truyền, cổ động, mà còn phải bàn bạc với quần chúng, hỏi han ý kiến, gom góp sáng kiến của quần chúng. Lãnh đạo quần chúng và hoan nghênh quần chúng phê bình. Tóm lại, “phải đi đúng đường lối quần chúng. Thế là có tinh thần trách nhiệm đối với Đảng, đối với Chính phủ, đối với Nhân dân".
  29. Trách nhiệm với Đảng Trách nhiệm của đảng viên đối với Đảng là phải ra sức học tập chủ nghĩa Mác – Lênin. Không ngừng rèn luyện đạo đức cách mạng, phải thực hiện tốt 5 điều "nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm“. Tuyệt đối chấp hành nghị quyết và kỷ luật Đảng, luôn đặt lợi ích của Đảng lên trên, lên trước lợi ích của cá nhân mình.
  30. Trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương Là trách nhiệm với chính mình, với “bổn phận”, công việc được giao. Chăm lo xây dựng gia đình; giáo dục cho các thế hệ trong gia đình, dòng họ về lòng yêu nước, về trách nhiệm xã hội, về ý chí vươn lên trong học tập và công tác. Quan tâm giáo dục cho con cháu về đạo đức, lối sống lành mạnh, nhất là tinh thần cần kiệm, liêm chính, lòng nhân ái, tình đoàn kết cộng đồng.
  31. Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh tựu trung lại là “Hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân".
  32. 1.2. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm Tự xác định trách nhiệm của người dân đối với Tổ quốc, ra đi tìm đường cứu nước. Sau khi tìm được con đường cứu nước, Hồ Chí Minh tự xác định trách nhiệm thức tỉnh dân tộc Việt Nam, trước hết là lớp thanh niên, trí thức yêu nước về nhiệm vụ và con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
  33. Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Pháp 1920
  34. Đầu năm 1930, Người đã hoàn thành được một nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của tiến trình cách mạng, đó là sáng lập Đảng CSVN. Kêu gọi Nhân dân tham gia Mặt trận Việt Minh, Người xác định trách nhiệm của mình: “Riêng phần tôi, xin đem hết tâm lực đi cùng các bạn, vì đồng bào mưu giành tự do độc lập, dầu phải hy sinh tính mệnh cũng không nề”. Sau 8-1945, Người xác định trách nhiệm quan trọng nhất là cùng với Đảng với dân bảo vệ được nền độc lập dân tộc mới giành được, để xây dựng đất nước, mang lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.
  35. Trong quan hệ với Nhà nước và Nhân dân, Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ trách nhiệm của mình, đó là nhận sự uỷ thác của quốc dân, đồng bào, hoàn thành trách nhiệm được Tổ quốc, nhân dân giao phó "cũng như người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra trước mặt trận“. Trong lãnh đạo cách mạng, có lúc Đảng, Nhà nước phạm sai lầm, khuyết điểm. Trước khuyết điểm chung, với tinh thần dám chịu trách nhiệm, Người đứng lên, thay mặt Đảng, Chính phủ xin lỗi nhân dân. Người viết: “Trung ương Đảng và Chính phủ đã nghiêm khắc kiểm điểm những sai lầm, khuyết điểm ấy và đã có kế hoạch kiên quyết sửa chữa, nhằm đoàn kết cán bộ, đoàn kết nhân dân, ổn định nông thôn, đẩy mạnh sản xuất”.
  36. Về đời tư, Chủ tịch Hồ Chí Minh mồ côi mẹ năm lên 9 tuổi, ở với cha đến năm 19 tuổi thì Người từ biệt cha, ra đi tìm đường cứu nước. Khi nghe tin ông Nguyễn Sinh Khiêm (anh ruột của Bác) mất, không có điều kiện về chịu tang, Người gửi điện: "Nghe tin anh Cả mất, lòng tôi rất buồn rầu. Vì việc nước nặng nhiều, đường xá xa cách, lúc anh đau yếu tôi không thể trông nom, lúc anh tạ thế tôi không thể lo liệu. Than ôi! Tôi xin chịu tội bất đệ trước linh hồn anh và xin bà con nguyên lượng cho một người con đã hy sinh tình nhà để lo việc nước" v v
  37. Cuộc đời của Bác là cuộc đời của một con người tận trung với nước, tận hiếu với Dân, nghĩ gì, làm gì cũng từ trách nhiệm vì nước vì Dân "Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ Nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa". Về việc riêng, tổng kết cuộc đời của mình, Bác nói mấy câu giản dị mà hàm súc như vậy trong Di chúc.
  38. 2. Tư tưởng, 2.1.Tư tưởng Hồ Chí Minh tấm về gắn bó với Nhân dân gương đạo Đức Hồ Chí Minh về 2.2. Tấm gương đạo đức Hồ Chí gắn Minh suốt đời gắn bó với Nhân dân bó với Nhân dân
  39. 2.1. - Bắt nguồn từ quan niệm của Người: Tư Nhân dân là nguồn gốc của mọi sức mạnh tưởng Hồ - Phát huy truyền thống dân tộc: Chí “trên dưới đồng lòng, cả nước chung sức” Minh về gắn - Tổng kết kinh nghiệm của phong bó trào cách mạng Việt Nam và thế giới với Nhân dân - Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: quần chúng Nhân dân làm nên lịch sử
  40. Xin nói về Mạnh Tử. Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, là nhà triết học Trung Quốc và là người tiếp nối Khổng Tử) Ông là đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời chiến quốc. Tư tưởng của Mạnh Tử phát triển thêm tư tưởng của Khổng Tử nhưng ông không tuyệt đối hóa vai trò của ông vua như Khổng Tử, ông chủ trương dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh.
  41. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nguyễn Trãi, hơn nhau 5 thế kỷ ( 1380-1890) Hai nhà chính trị và quân sự kiệt xuất, hai nhà thơ lớn, hai nhân cách lớn, và bao trùm lên tất cả là sự gặp nhau ở lòng tin tuyệt đối vào sức mạnh to lớn của Nhân dân, là tấm lòng tha thiết đối với hạnh phúc của Nhân dân. Nguyễn Trãi đã từng nói " Chở thuyền cũng là Dân, lật thuyền cũng là Dân", cũng chính ông đã mở đầu "Bình Ngô đại cáo" bằng một câu bất hủ" Việc nhân nghĩa cốt ở yên Dân".
  42. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Người khẳng định: Không có Nhân dân, Đảng, Chính phủ không đủ lực lượng. Sức mạnh Nhân dân là vô địch. Trong bầu trời không gì quý bằng Nhân dân. Có Dân là có tất cả. Dễ mười lần không Dân cũng chịu, khó trăm lần Dân liệu cũng xong “ Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng. Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”.
  43. Ngày 8/12/1956: Nói chuyện với lớp nghiên cứu chính trị khoá II của trí thức tại Trường Đại học Nhân dân Việt Nam, Người mở đầu bằng một câu trong sách Tam tự kinh: "Nhân chi sơ, tính bản thiện". Người giải thích: Nhân nghĩa là Nhân dân. Trong bầu trời không gì quý bằng Nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân. Thiện là tốt đẹp, vẻ vang. Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của Nhân dân.
  44. • Trong các tác phẩm của mình, Người đã 745 lần nhắc đến từ “nữ”, trong đó có 440 lần là “phụ nữ”, 20 lần là “thiếu nữ”, 3 lần là “thanh nữ” và để chỉ “cán bộ phụ nữ”, “vấn đề phụ nữ”, “công tác phụ nữ” • Có 726 lần Người nhắc đến từ “bà” trong các khái niệm “bà cụ”, “cụ bà”, “bà mẹ”, “bà già, trẻ em”, “Bà Trưng”, “Bà Triệu” và bà với tư cách là một nhân vật cụ thể. • Có 255 lần Người nhắc đến từ “gái” trong các khái niệm “em gái”, “cháu gái”, “bé gái”, “dân quân gái”, “thanh niên gái”, “ý tá gái” • Người cũng có 226 nhắc đến từ “mẹ” và 169 lần nhắc đến từ “vợ”
  45. Chuyện của ông Nguyễn Bá Thanh (Dân gian và quan tham)
  46. Hai bên bờ sông Hàn ngày nay.
  47. Tổng kết kinh nghiệm của phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới Người chỉ ra nguyên nhân không thành công của các phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là do chưa tập hợp được đông đảo quần chúng Nhân dân tham gia. Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh chỉ rõ cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp, là các cuộc cách mạng “không đến nơi”, bởi kết quả cuối cùng là chính quyền rơi vào tay một thiểu số người và bảo vệ lợi ích cho một nhóm ít người đó. Hồ Chí Minh nghiên cứu cách mạng Nga, rút ra nhiều bài học về huy động, tập hợp lực lượng từ Nhân dân, gắn bó với dân và luôn luôn bảo vệ lợi ích của đa số quần chúng Nhân dân.
  48. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin: Quần chúng Nhân dân làm nên lịch sử Năm 1924, Người viết: “người ta không thể làm được gì cho Đông Dương nếu không phát huy được chủ nghĩa dân tộc ở họ ”. Vì vậy phải bắt đầu từ giác ngộ, tổ chức tập hợp quần chúng. Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào yêu nước và phong trào công nhân, khơi dậy chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, tập hợp Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng là nguyên nhân chính của mọi thắng lợi của cách mạng.
  49. - Thấm nhuần đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh - Cần phải xung phong, gương mẫu yêu cầu - Làm đúng chính sách, cán làm gương cho quần chúng bộ, đảng - Đặt lợi ích của Đảng viên của dân lên trên, lên trước công chức - Kính trọng, lễ phép với dân, hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân
  50. - Khi còn đang là học sinh ở Huế, Người đã xuống đường cùng những người 2.2. nông dân biểu tình chống thuế. Tấm gương - Bắt đầu cuộc đời lao động, hoạt động đạo cách mạng từ khi còn rất trẻ. đức Hồ -Trong thời gian ở nước ngoài đã làm đủ Chí nghề để tự nuôi sống và hoạt động cách mạng. Minh - Trong hoạt động cách mạng, Người suốt luôn luôn gần gũi Nhân dân và được Nhân dân đời giúp đỡ, chở che. gắn bó - Khi là người lãnh đạo cao nhất vẫn với thường xuyên đi thăm cơ sở. Nhân dân - Trong Di chúc, quan tâm đến mọi người, và dặn dò Đảng, Nhà nước phải dựa vào dân.
  51. Trong 10 năm 1959-1969, với độ tuổi 70, Người đã có trên 700 lần đi xuống cơ sở thăm và tìm hiểu tình cảnh của Nhân dân
  52. Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm các chiến sĩ Phòng không bảo vệ thủ đô 1966
  53. Người nhiều lần muốn vào thăm đồng bào Miền nam đang anh dũng chiến đấu chống quân xâm lược và bè lũ tay sai. ( Bác Hồ cùng các ủy viên Bộ Chính trị họp bàn chiến dịch Tết Mậu Thân 1968)
  54. Trong những lời dặn lại, Người yêu cầu sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến mọi tầng lớp Nhân dân, không quên một ai, kể cả những người “lầm đường, lạc lối” hay những người là “hậu quả của chế độ cũ để lại”. Người dặn Đảng, Nhà nước phải dựa và dân để xây dựng đất nước, xây dựng xã hội mới, bởi đây là “cuộc chiến khổng lồ”, chỉ có thể thực hiện được khi dựa vào dân.
  55. 3. Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh 3.3. Tấm gương 3.2. Tư tưởng đạo đức 3.1. Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh Tư tưởng về về Hồ Chí Minh đoàn kết, đoàn kết về xây dựng Đảng xây dựng Đảng đoàn kết trong sạch, trong sạch, vững mạnh vững mạnh
  56. 3.1. Tư Tưởng HCM về đoàn kết Trong các tác phẩm của mình, Hồ Chí Minh có tới trên 405 bài nói và viết về đoàn kết. Tư tưởng đoàn kết nổi bật là: “Đoàn kết làm ra sức mạnh”, “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta”, “Đoàn kết là thắng lợi”; “ Đoàn kết là then chốt của thành công”. “Đoàn kết” là điểm mẹ. Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt ”. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”
  57. Đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng; phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương của của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong mọi giai đoạn cách mạng. Hồ Chí Minh nhiều lần nêu rõ: “Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”
  58. Hồ Chí Minh “Tha thiết kêu gọi tất cả những người thật thà yêu nước, không phân biệt tầng lớp nào, tín ngưỡng nào, chính kiến nào và trước đây đứng về phe nào; chúng ta hãy thật thà cộng tác vì dân vì nước”. Người căn dặn: “Cần xoá bỏ hết thành kiến, cần phải thật thà đoàn kết với nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ để phục vụ Nhân dân” .
  59. Hồ Chí Minh viết “Lực lượng chủ yếu trong khối đoàn kết dân tộc là công nông, cho nên liên minh công nông là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất”. Với quan điểm đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
  60. Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là của giai cấp công nhân, vừa là của Nhân dân lao động và của cả dân tộc. Vì vậy, “đại đoàn kết dân tộc thành vấn đề máu thịt của Đảng”. Muốn quy tụ được cả dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam phải: “Vừa là đạo đức, vừa là văn minh”; “Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại”; “Đảng phải thực sự đoàn kết nhất trí”; “được Nhân dân thừa nhận”.
  61. “Trong quá trình xây dựng, củng cố và phát triển Mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng ta luôn luôn đấu tranh trên hai mặt trận chống khuynh hướng cô độc, hẹp hòi, coi nhẹ việc tranh thủ tất cả những lực lượng có thể tranh thủ được; đồng thời chống khuynh hướng đoàn kết một chiều, đoàn kết mà không có đấu tranh đúng mức trong nội bộ Mặt trận”
  62. 3.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh 3.2. về tầm quan trọng Tư tưởng của công tác xây dựng Đảng Hồ Chí Minh về đoàn kết, xây dựng Đảng 3.2.2.Tư tưởng Hồ Chí Minh trong sạch, về đoàn kết trong vững mạnh công tác xây dựng Đảng
  63. 3.2.1. Về tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng Người luôn khẳng định, trong sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước luôn luôn đòi hỏi một đảng trong sạch, vững mạnh, có tầm cao trí tuệ, sức chiến đấu, gắn bó với Nhân dân, đủ năng lực lãnh đạo Nhân dân trong mọi giai đoạn của cách mạng.
  64. Bác Hồ viết “ Sửa đổi lối làm việc” ( tháng 10-1947)
  65. Về tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng Một là, cách mạng cần có đảng. Cách mạng Việt Nam muốn thắng lợi "trước hết phải có đảng cách mệnh". “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt“ Hai là, xây dựng Đảng là phải thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng. Chủ yếu là: Nguyên tắc tập trung dân chủ; Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; Nguyên tắc tự phê bình và phê bình; Kỷ luật nghiêm minh, tự giác. Ba là, quan tâm xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có đức, có tài. Bốn là, tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với dân. Năm là, Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn “việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng ".
  66. 3.2.2. Tư tưởng HCM về đoàn kết trong công tác xây dựng Đảng Người xác định phải xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất và Đảng Cộng sản phải là hạt nhân của đại đoàn kết trong Mặt trận. Người viết: "Nhờ đoàn kết chặt chẽ" mà "Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo Nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác". Đoàn kết là là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân tộc ta. Trong Di chúc, Người tâm huyết căn dặn: "Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình".
  67. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình". Theo Người, đó là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. "trong Đảng phải có tình đồng chí, thương yêu lẫn nhau". "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân".
  68. Bữa cơm của Bác Hồ và các chiến sỹ ở Tân Trào trong những ngày kháng chiến chống thực dân Pháp
  69. Bác Hồ cùng Nhân dân tát nước chống hạn ở cánh đồng Quang Tó, xã Đại Thanh, tỉnh Hà Tây (1958).
  70. Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới ( 1950).
  71. Xem hình mẫu xây dựng Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn dò về vấn đề nhà ở của Nhân dân lao động (1959)
  72. 3.3. Tấm 3.3.1.Suốt đời phấn đấu cho sự gương nghiệp cách mạng của Đảng, lãnh đạo đạo, rèn luyện Đảng, đức chăm lo xây dựng Đảng. Hồ Chí Minh về đoàn kết, xây dựng Đảng 3.3.2.Tấm gương mẫu mực trong về phẩm chất, tư cách sạch, của một đảng viên. vững mạnh
  73. - Quan tâm giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ nòng cốt của Đảng về đạo đức, tư cách người cách mạng 3.3.1. Suốt đời - Kiên định đường lối, đi đầu trong phấn cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc đấu chăm lo - Lãnh đạo đấu tranh, kiên quyết bảo vệ xây nền độc lập, "kháng chiến, kiến quốc" dựng Đảng - Nhận trách nhiệm trước Đảng, trước dân khi Đảng gặp sai lầm
  74. • Khi sửa di chúc năm 1968, Bác dành riêng một đoạn để nói về phụ nữ: “Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”.
  75. Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập
  76. 3.3.2. -Tấm gương tuân thủ các nguyên tắc Tấm tổ chức và sinh hoạt Đảng gương mẫu mực về -Tấm gương về tinh thần phẩm trách nhiệm, tuyệt đối trung thành chất, với Đảng, với sự nghiệp tư cách mạng, trung với nước, cách hiếu với dân. của một -Tấm gương tự rèn luyện, trau dồi đảng phẩm chất, năng lực, đạo đức, lối sống viên
  77. Trong thời gian nhận công tác tại Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, Người trăn trở, sốt ruột về tình trạng “không hoạt động”, coi đó là một tình cảnh đau buồn, vì “như là sống ở bên cạnh, ở bên ngoài của Đảng”. Người sốt sắng nêu yêu cầu được hoạt động, mong muốn nhanh chóng được trở về nước cùng Đảng ta lãnh đạo cách mạng
  78. Tấm gương rèn luyện, giữ vững đạo đức cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư; lòng nhân ái bao la, trong sáng, thủy chung; lối sống giản dị, thiết thực, hòa đồng, làm chủ bản thân và luôn có khát vọng vươn tới những chuẩn mực của chân, thiện, mỹ.
  79. Bác Hồ về thăm lại đồng bào Pác Pó, năm 1961
  80. III. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ TRUNG THỰC, TRÁCH NHIỆM; GẮN BÓ VỚI NHÂN DÂN;ĐOÀN KẾT, XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG SẠCH,VỮNG MẠNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2. Về 1.Về 3. Về gắn trung đoàn kết, bó thực, xây dựng Đảng với trách trong sạch Nhân nhiệm vững mạnh dân
  81. 1. Về trung thực, trách nhiệm Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, sống đoàn kết gắn bó, có trách nhiệm với mình với quê hương, đất nước. Trong lịch sử dân tộc, các quan niệm “đói cho sạch, rách cho thơm” “thật thà, trung thực”, “không tham của người khác”, “cứu người như cứu mình” Phải khắc phục sự tác động tiêu cực của nền kinh tế sản xuất nhỏ, tiểu tư hữu, cơ sở để nảy sinh sự gian dối, làm hàng giả ; trong lĩnh vực xã hội là sự thiếu trung thực, nói dối, nói một đằng, làm một nẻo, cơ hội chủ nghĩa Thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về văn hóa, xây dựng văn hóa trong Đảng, trong xã hội.
  82. Khắc phục cho được tệ nói dối trong tổ chức và xã hội đã đến mức như thói quen; loại trừ cho được thói ích kỷ, tham lam, tranh cướp, hôi của khi người khác gặp hoạn nạn; tệ làm hàng giả, bằng giả, gian manh, lừa dối trên thương trường, trong quan hệ xã hội. Trung thực và trách nhiệm góp phần để khắc phục những suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong xã hội ta hiện nay.
  83. 2. Về gắn bó với nhân dân Trách nhiệm gắn bó với Nhân dân trước hết thuộc về cán bộ, đảng viên của Đảng, công chức của Nhà nước, những người có nhiệm vụ phục vụ Nhân dân. Hồ Chí Minh từng dạy “Gốc có vững, cây mới bền, Xây lầu thắng lợi trên nền Nhân dân”. Gắn bó với dân để phát huy những sáng kiến, kinh nghiệm trong dân, huy động các nguồn lực phát triển trong các thành phần kinh tế, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế nước ta hiện nay.
  84. Gắn bó với Nhân dân là dựa vào dân để xây dựng Đảng “ Lòng dân yêu Đảng như là yêu con ” . Trong công tác xây dựng Đảng, đặc biệt là chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, Đảng không thể thành công nếu không dựa vào dân.
  85. Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân
  86. - Xuất phát từ lợi ích của đa số Nhân dân trong xây dựng, thực hiện chính sách Về nội - Gần dân, luôn quan tâm đến dung đời sống thực tiễn của Nhân dân gắn bó với - Thực hành dân chủ thực sự trong dân Nhân dân - Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, hiện đảm bảo quyền lợi chính đáng của dân nay - Thực hiện tốt các quy định dựa vào dân để xây dựng Đảng
  87. - Trong lịch sử, nhờ đoàn kết, Đảng đã 3. vượt qua nhiều khó khăn, thử thách Về đoàn kết, xây dựng - Hiện nay, Đảng đang đứng trước những thử thách lớn Đảng trong sạch vững mạnh - Đoàn kết, là yêu cầu hàng đầu để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
  88. 3.1. - Khủng bố trắng những năm 1930-1931 Truyền thống đoàn - Vượt qua hoàn cảnh “ngàn cân kết treo sợi tóc” để giữ thành quả cách mạng giúp những năm 1945-1946 vượt qua - Vượt qua những thử thách những khốc liệt trong những năm chiến tranh khó chống Pháp và chống Mỹ khăn, thử thách - Vượt qua cơn bão chính trị trên thế giới những năm 1989-1991
  89. - Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống 3.2 Những thử - Lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ, thách tự diễn biến, tự chuyển hóa trong Đảng đang là một nguy cơ lớn lớn trong giai - Những khó khăn, thách thức trong đoạn đổi mới mô hình tăng trưởng hiện nay - Thách thức mới trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc
  90. 3.3. - Xây dựng, hoàn thiện đường lối đổi mới, Nội phù hợp cho giai đoạn phát triển mới. dung tăng - Thực sự coi xây dựng Đảng là nhiệm cường vụ then chốt ở tất cả các cấp, các ngành. đoàn kết, - Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo xây của Đảng, đặc biệt lãnh đạo Nhà nước; dựng p/h vai trò g/s và phản biện của MTTQ. Đảng trong - Dựa vào dân, giải quyết tốt mối quan hệ sạch, Đảng, Nhà nước, Nhân dân. vững mạnh hiện - Tổ chức tốt đại hội đảng bộ các nay cấp theo quy định của điều lệ Đảng.
  91. Trong thực hiện chuẩn bị đại hội và tổ chức đại hội đảng các cấp: Phát huy dân chủ, trí tuệ, trung thực, trách nhiệm, tăng cường đoàn kết, giữ vững kỷ cương, coi trọng chất lượng trong tất cả phần việc như: báo cáo chính trị phải gắn kiểm điểm việc thực hiện Chỉ thị 03; tổ chức thật tốt việc thảo luận và góp ý của Nhân dân những vấn đề lớn trong các văn kiện; báo cáo cần tập trung vào những vấn đề quan trọng, cấp bách trước mắt và có ý nghĩa lâu dài của địa phương, đơn vị; đánh giá đúng mức ưu điểm, khuyết điểm; chỉ rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan của những yếu kém, khuyết điểm và đề ra những biện pháp khắc phục.
  92. Nhân sự bầu vào cấp ủy các cấp căn cứ vào tiêu chuẩn chung quy định trong Chỉ thị 36- CT/TW. Cần đặc biệt nhấn mạnh tiêu chuẩn về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ được giao; uy tín trong Đảng và trong xã hội; có tư duy đổi mới, khả năng tiếp cận, nắm bắt, xử lý các vấn đề mới và vấn đề phức tạp mới nảy sinh; khả năng đoàn kết, quy tụ; phong cách làm việc khoa học, dân chủ, sâu sát, nói đi đôi với làm; dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm.
  93. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh: - Là trách nhiệm của toàn Đảng, trước hết là của cấp ủy Đảng các cấp, của mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng - Là yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay - Là sự mong đợi của các tầng lớp Nhân dân.
  94. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến thăm Bác những ngày Bác ốm năm 1969.
  95. Bác mất vào hồi 9 giờ 47 phút, ngày 2-9-1969, tức ngày 21-7 âm lịch, hưởng thọ 79 tuổi.
  96. Lễ tang Bác được cử hành trọng thể tại Hà Nội với hơn 100.000 người đến đưa tiễn Người về thế giới người hiền
  97. Tự hào vì ta có Bác “Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta Ta bỗng lớn ở bên Người một chút”
  98. Phụ nữ Việt Nam tự hào với 8 chữ vàng mà Đảng, Chính phủ, Bác Hồ đã tặng vào ngày 8/3/1965: “ Anh hùng – Bất khuất Trung hậu – Đảm đang ”
  99. Híng dÉn cña Bpgv tỉnh CÊp ñy Chi Trong §Èy m¹nh tæ chøc, bé c¸c c¬ tuyªn truyÒn l·nh ®¹o tæ quan gắn víi việc chøc ®¬n vÞ tuyªn truyÒn nghiªn cøu, häc tËp. g¾n víi c¸c ngµy qu¸n triªt, liªn hÖ, thùc hiÖn lÔ lín häc tËp thùc ChØ thÞ trong n¨m Chuyªn hiÖn 1973/CT-TTG 2015 ®Ò
  100.  Kết luận  Học tập tấm gương đạo đức của Người, là người cán bộ, đảng viên phải xác định luôn luôn tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành tốt công việc được giao; chấp hành nghiêm sự phân công điều động của Đảng; trong công tác cũng như sinh hoạt không xa hoa, lãng phí của công thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí; đoàn kết; tích cực tự phê bình và phê bình để bản thân, đồng chí, đồng đội cùng tiến bộ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
  101. Trong mỗi chúng ta, ai cũng có gia đình, không ai lại không muốn bản thân mình có một công việc thuận lợi, thu nhập cao, gia đình ấm no, hạnh phúc. Đôi lúc chúng ta có thể phạm những sai lầm khuyết điểm. Học tập tấm gương đạo đức của Người thì mỗi chúng ta phải tự nhắc nhở mình, tự rèn luyện mình để không phạm phải những sai lầm, khuyết điểm. Hồ Chí Minh đã từng nói nhiều lần: Người Cộng sản cũng là con người, nên có ưu, có khuyết, có tốt, có xấu. Vấn đề là phải tránh đi những cái xấu, học tập cái tốt.
  102. Hồ Chí Minh là hiện thân của lối sống đạo đức truyền thống của dân tộc ta với tinh hoa đạo đức của nhân loại. Người sống có tình có nghĩa, có đức có nhân, có thủy có chung, có trước có sau, thương người như thể thương thân
  103. Người ra đi tìm đường cứu nước với hành trang là chủ nghĩa yêu nước và lòng thương yêu sâu sắc đối với Nhân dân. Người hi sinh trọn đời mình cho cách mạng, cho Nhân dân, cho dân tộc; ham muốn tột bậc của Người là nước nhà hoàn toàn độc lập tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Sự đối nhân xử thế của Người luôn chứa đựng những tình cảm cách mạng vừa sâu sắc vừa bao la, gần gũi, trong sáng đối với quần chúng Nhân dân
  104. Bác đã đi xa nhưng Bác vẫn còn mãi mãi trong lòng chúng ta.  Nhớ Bác, chúng ta lại liên tưởng đến câu thơ của Nguyễn Du: “Nàng rằng những đấng tài hoa Thác là thể phách, còn là tinh anh’’
  105. Hồ Chủ Tịch vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta. Nhớ Bác, ta lại nhớ đến những lời răn của Lão Tử trong Đạo đức kinh: “Trời đất dài lâu; Trời đất sở dĩ có thể dài lâu được là bởi không phải vì mình mà sống; Cho nên có thể trường sinh được, chăng là bởi vô tư đó sao”.
  106. Chóc mõng nam míi 2015