Chế biến tôm xuất khẩu - An toàn lao động

pdf 43 trang vanle 2960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chế biến tôm xuất khẩu - An toàn lao động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfche_bien_tom_xuat_khau_an_toan_lao_dong.pdf

Nội dung text: Chế biến tôm xuất khẩu - An toàn lao động

  1. 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THUỶ SẢN MIỀN BẮC GIÁO TRÌNH MÔN HỌC ANTOÀNGIÁO LAO TRÌNH ĐỘNG Môn hMã ọc: AN số: TO ÀNMH LAO 02 ĐỘNG NGHỀMã số:02 CHẾ BIẾN TÔM XUẤT KHẨU NGHỀ CHẾ BIẾN TÔM XUẤT KHẨU Trình độ: Sơ cấp nghề TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo hoặc tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sủ dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MH 02
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Thuỷ sản đông lạnh xuất khẩu đã và đang phát triển mạnh ở nhiều nƣớc trên thế giới, trong đó có Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu thủy sản nƣớc ta hằng năm tăng không ngừng với tỷ lệ cao. Trong cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu thì tôm xuất khẩu luôn đƣợc xem là sản phẩm cao cấp, đƣợc ƣa chuộng trên thị trƣờng thế giới. Do đó chế biến tôm đông lạnh là một lĩnh vực không thể thiếu trong ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam. Bên cạnh đó thị trƣờng nhập khẩu tôm ngày càng đòi hỏi khắt khe, đặc biệt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm do đó đòi hỏi nhà chế biến phải đổi mới công nghệ, nhạy bén cơ chế thị trƣờng để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nƣớc nhập khẩu. Vì thế đẩy mạnh và phát triển nghề Chế biến tôm xuất khẩu là góp phần tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu của các nƣớc nhập khẩu. Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1) Giáo trình môn học An toàn vệ sinh thực phẩm 2) Giáo trình môn học An toàn lao động 3) Giáo trình mô đun Tiếp nhận nguyên liệu 4) Giáo trình mô đun Chế biến tôm lạnh đông 5) Giáo trình mô đun Chế biến tôm khô 6) Giáo trình mô đun Bảo quản thành phẩm Giáo trình An toàn lao động đƣợc phân bố giảng dạy trong thời gian 20h và bao gồm 2 chƣơng: Chƣơng 1: Những vấn đề chung về BHLĐ và công tác BHLĐ trong ngành chế biến thuỷ sản Chƣơng 2: Kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động trong cơ sở sản xuất tôm xuất khẩu Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận đƣợc sự chỉ đạo, hƣớng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề- Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội. Trong quá trình biên soạn giáo
  4. 4 trình này, chúng tôi đã khảo sát thực tế ở nhiều địa phƣơng, nhiều nhà máy chế biến ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Ngoài ra còn cập nhật những Qui chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn Quốc tế. Đối tƣợng học là những lao động nông thôn với khả năng nhận thức và tƣ duy chậm nên cách viết ngắn gọn, dễ dàng tiếp thu, sử dụng cân xứng giữa kênh hình và kênh chữ, tập trung vào kỹ năng thực hành. Giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “ Chế biến tôm lạnh đông ” Tuy nhiên thực tế sản xuất luôn biến động, những quy trình công nghệ thì liên tục thay đổi vì vậy khi biên soạn chúng tôi gặp phải những khó khăn nhất định. Xong tập thể biên soạn cũng đã cố gắng để biên soạn giáo trình này bám sát chƣơng trình đào tạo. Giáo trình thể hiện đầy đủ nội dung cần truyền đạt cho học viên, ngoài ra còn có nội dung mở rộng để ngƣời học củng cố kiến thức phục vụ tốt hơn quá trình sản xuất. Xin chân thành cảm ơn Tập thể ban lãnh đạo Công ty Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Hải Phòng, Công ty XNH Thủy sản II Quảng Ninh, Công ty Chế biến thủy sản Nam Hà Tĩnh, Công ty XNH Thủy sản Minh Hải- Cà Mau, Công ty Dịch vụ và XNK Hạ long, Công ty CP XNK thuỷ sản Hà Nội. Xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên Khoa Công nghệ Thủy sản Trƣờng THKT Thủy sản II, Trƣờng Cao đẳng Nghề Thủy sản Miền Bắc, Viện nghiên cứu Hải sản Hải Phòng. Tham gia biên soạn: 1.Chủ biên: Đinh Thị Tuyết
  5. 5 MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2 LỜI GIỚI THIỆU 3 MỤC LUC̣ 5 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT 6 MÔN HỌC AN TOÀN LAO ĐỘNG 7 BÀI MỞ ĐẦU 7 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG VÀ CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH CHẾ BIẾN THUỶ SẢN 9 1. Những vấn đề chung về bảo hộ lao động 9 1.1. Điều kiện lao động và các yếu tố nguy hiểm, có hại trong lao động 9 1.2. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động 11 1.3. Tính chất của công tác bảo hộ lao động 13 2. Quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời lao động 14 2.1. Ngƣời lao động có nghĩa vụ 14 2.2. Ngƣời lao động có quyền 14 3. Công tác bảo hộ lao động trong ngành chế biến thuỷ sản 15 3.1. BHLĐ trong ngành chế biến 15 3.1. Những vấn đề chung về an toàn lao động trong cơ sở chế biến thuỷ sản 18 3.2. An toàn cho ngƣời lao động 19 CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CƠ SỞ SẢN XUẤT TÔM XUẤT KHẨU 20 1. Kỹ thuật an toàn lao động trong cơ sở sản xuất tôm xuất khẩu 21 1.1. Kỹ thuật sử dụng an toàn các dụng cụ, thiết bị: Máy xay đá, tủ đông, kho đông, thiết bị gia nhiệt 21 1.2. Kỹ thuật an toàn điện 28 1.3. Kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy 32 2. Kỹ thuật vệ sinh lao động. 37 2.1. Những yếu tố độc hại của nghề chế biến tôm đông lạnh 37 2.2. Các biện pháp phòng chống 38 B. Câu hỏi và bài tập: 39 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN HỌC 40
  6. 6 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT BHLĐ: Bảo hộ lao động TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
  7. 7 MÔN HỌC AN TOÀN LAO ĐỘNG Mã số môn học: MH 02 Giới thiệu môn học: Môn học an toàn lao động là môn cơ sở trong trƣơng trình đào tạo sơ cấp nghề Chế biến tôm xuất khẩu. Môn học này trang bị cho ngƣời học những kiến thức cơ bản về bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động, công tác bảo hộ lao động trong ngành chế biến thuỷ sản. Môn học có thời lƣợng 20 giờ, gồm 2 chƣơng: Chƣơng 1: Những vấn đề chung về bảo hộ lao động và công tác bảo hộ lao động trong ngành chế biến thuỷ sản; Chƣơng 2: Kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động trong cơ sở sản xuất tôm xuất khẩu. Phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập: Thực hiện theo Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007QĐ – BLĐTBXH, ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ trƣởng Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội. BÀI MỞ ĐẦU Vị trí: Môn học này là môn cơ sở trong chƣơng trình đào tạo sơ cấp nghề Chế biến tôm xuất khẩu. Môn học này đƣợc bố trí học trƣớc các mô đun tiếp nhận nguyên liệu, Chế biến tôm lạnh đông, Chế biến tôm khô, Bảo quản thành phẩm. Tính chất: Môn học này trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động, công tác bảo hộ lao động trong ngành chế biến thủy sản. Môn học này mang tính kỹ thuật vừa có tính pháp luật trong bảo vệ ngƣời lao động. Mục tiêu môn học: Học xong môn học này người học có khả năng: - Nhận biết đƣợc những vấn đề chung về bảo hộ lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời lao động theo luật lao động của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  8. 8 - Trình bày đƣợc kỹ thuật an toàn điện, kỹ thuật sử dụng an toàn các thiết bị, dụng cụ ( Máy xay đá, Tủ đông, Thiết bị sấy, Kho đông ). - Nhận biết đƣợc những yếu tố độc hại của môi trƣờng sản xuất tới ngƣời lao động và biện pháp kỹ thuật vệ sinh. - Thực hiện đƣợc các nội quy, quy định về an toàn lao động trong nhà máy sản xuất tôm xuất khẩu và các cơ sở thu mua, sơ chế tôm nguyên liệu. - Tuân thủ đúng kỹ thuật lao động, rèn luyện tính cẩn thận, tác phong công nghiệp trong lao động sản xuất. Nội dung môn học: 20 giờ, gồm 2 chƣơng: Chƣơng 1: Những vấn đề chung về bảo hộ lao động và công tác bảo hộ lao động trong ngành chế biến thuỷ sản 1. Những vấn đề chung về bảo hộ lao động 2. Quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời lao động 3. Công tác bảo hộ lao động trong ngành chế biến thuỷ sản Chƣơng 2: Kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động trong cơ sở sản xuất tôm xuất khẩu 1. Kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động trong nhà máy sản xuất tôm xuất khẩu 1. Kỹ thuật vệ sinh lao động
  9. 9 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG VÀ CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH CHẾ BIẾN THUỶ SẢN Giới thiệu: Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con ngƣời, nó tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Trong quá trình lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, con ngƣời luôn phải tiếp xúc với máy móc, trang thiết bị, công cụ và môi trƣờng Đây là một quá trình hoạt động phong phú, đa dạng và rất phức tạp, vì vậy luôn phát sinh những mối nguy hiểm và rủi ro làm cho ngƣời lao động có thể bị tai nạn hoặc mắc các bệnh nghề nghiệp. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế đƣợc tai nạn lao động đến mức thấp nhất. Một trong những biện pháp tích cực nhất đó là giáo dục ý thức bảo hộ lao động cho mọi ngƣời và làm cho mọi ngƣời hiểu đƣợc mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động; quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời lao động. Mục tiêu: - Nêu đƣợc mục đích và ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động.Quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời lao động theo luật lao động của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Biết các quy định để thực hiện tốt nghĩa vụ của ngƣời lao động. - Tuân thủ, chấp hành luật pháp về BHLĐ. A. Nội dung: 1. Những vấn đề chung về bảo hộ lao động Theo TCVN 3153 – 79 bảo hộ lao động đƣợc định nghĩa là: hệ thống các văn bản luật pháp và các biện pháp tƣơng ứng về tổ chức kinh tế xã hội, kỹ thuật vệ sinh nhằm đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ và khả năng lao động của con ngƣời trong quá trình lao động. 1.1. Điều kiện lao động và các yếu tố nguy hiểm, có hại trong lao động 1.1.1. Điều kiện lao động Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật, tự nhiên, thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tƣợng lao động, môi trƣờng lao động, con ngƣời lao động và sự tác động qua lại giữa chúng, tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của con ngƣời trong quá trình sản xuất.
  10. 10 Đánh giá, phân tích điều kiện lao động phải tiến hành đánh giá, phân tích đồng thời trong mối quan hệ tác động qua lại của tất cả các yếu tố trên. 1.1.2. Các yếu tố nguy hiểm và có hại trong lao động Yếu tố nguy hiểm, có hại trong lao động là các yếu tố có tác động gây chấn thƣơng hoặc gây bệnh cho ngƣời lao động trong sản xuất. Trong một điều kiện lao động cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện các yếu tố vật chất có ảnh hƣởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho ngƣời lao động. Cụ thể là: - Các yếu tố vật lý nhƣ nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại, bụi. Ví dụ: Ngƣời lao động làm việc trong các cơ sở chế biến thƣờng xuyên tiếp xúc với nƣớc, nƣớc đá và độ ẩm không khí cao làm cho ngƣời lao động dễ mắc một số bệnh: viêm khớp, viêm phế quản và một số bệnh mãn tính khác. Nƣớc đá Hình 1.1 Công nhân phân cỡ tôm - Các yếu tố hoá học nhƣ các chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất phóng xạ.
  11. 11 - Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật nhƣ các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, côn trùng, rắn. - Các yếu tố bất lợi về tƣ thế lao động, không gian chỗ làm việc, nhà xƣởng chật hẹp, mất vệ sinh. Các yếu tố tâm lý không thuận lợi Ví dụ: Ngƣời lao động làm việc trong các cơ sở chế biến làm việc ở tƣ thế đứng Hình 1.2 Công nhân làm việc ở tƣ thế bất lợi 1.2. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động 1.2.1. Mục đích Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại. Nếu không đƣợc phòng ngừa, ngăn chặn, chúng có thể tác động vào con ngƣời gây chấn thƣơng, gây bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút, làm mất khả năng lao động hoặc gây tử vong. Cho nên việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động. Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình lao động, nhằm mục đích: - Đảm bảo an toàn thân thể ngƣời lao động, hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không để xảy ra tai nạn, chấn thƣơng, gây tàn phế hoặc tử vong trong lao động.
  12. 12 - Bảo đảm cho ngƣời lao động mạnh khoẻ, không mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các tật khác do điều kiện lao động không tốt gây nên. - Bồi dƣỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khoẻ, khả năng lao động cho ngƣời lao động. Công tác bảo hộ lao động có vị trí hết sức quan trọng và là một trong những yêu cầu khách quan của hoạt động sản xuất kinh doanh do đó việc cải thiện điều kiện lao động và an toàn vệ sinh lao động là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động. 1.2.2. Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động Bảo hộ lao động luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta xác định là một chính sách lớn. Chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh lao động là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để đẩy mạnh sản suất, tăng năng suất lao động xã hội. Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động sẽ đem lại ý nghĩa to lớn về các mặt: chính trị, kinh tế và xã hội. a. Ý nghĩa chính trị Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm con ngƣời vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Một đất nƣớc có tỷ lệ tai nạn lao động thấp, ngƣời lao động khoẻ mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn coi con ngƣời là vốn quý nhất, sức lao động, lực lƣợng lao động luôn đƣợc bảo vệ và phát triển. Công tác bảo hộ lao động làm tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khoẻ, tính mạng và đời sống ngƣời lao động, biểu hiện quan điểm coi con ngƣời vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển. Vai trò của con ngƣời trong xã hội đƣợc tôn trọng. Ngƣợc lại, nếu công tác bảo hộ lao động không tốt, điều kiện lao động không đƣợc cải thiện, để xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng thì uy tín của chế độ, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút. b.Ý nghĩa xã hội Bảo hộ lao động đảm bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi ngƣời lao động đƣợc sống khoẻ mạnh, làm việc có hiệu quả cao và có vị trí xứng đáng trong xã hội, làm chủ xà hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ khoa học kỹ thuật. Tai nạn lao động không xảy ra, sức khoẻ ngƣời lao động đƣợc đảm bảo, Nhà nƣớc và xã hội sẽ giảm bớt đƣợc những tổn thất trong việc khắc phục hậu quả và tập trung đầu tƣ cho các công trình phúc lợi xã hội.
  13. 13 Mặt khác việc chăm lo sức khoẻ cho ngƣời lao động, mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ còn có ý nghĩa nhân đạo. c. Ý nghĩa kinh tế Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động sẽ mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt.Trong sản xuất nếu ngƣời lao động đƣợc bảo vệ tốt, có sức khoẻ, không bị ốm đau bệnh tật, điều kiện lao động thoải mái, không lo sợ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp thì sẽ an tâm sản xuất. Phấn đấu tăng năng suất lao động và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, góp phần hoàn thành tốt kế hoạch sản suất. Do vậy phúc lợi tập thể đƣợc tăng lên, có thêm điều kiện cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân ngƣời lao động và tập thể lao động. Tai nạn lao động, ốm đau xảy ra dù ít hay nhiều đều dẫn tới sự thiệt hại về ngƣời và tài sản, gây trở ngại cho sản xuất vì vậy thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. 1.3. Tính chất của công tác bảo hộ lao động Bảo hộ lao động có 3 tính chất: a. Tính pháp lý Tất cả những chế độ, chính sách, quy phạm, tiêu chuẩn của nhà nƣớc về bảo hộ lao động đều mang tính pháp luật. Pháp luật về bảo hộ lao động đƣợc nghiên cứu, xây dựng nhằm bảo vệ con ngƣời trong sản xuất, nó là cơ sở pháp lý bắt buộc các tổ chức nhà nƣớc, các tổ chức xã hội , các tổ chức kinh tế và mọi ngƣời tham gia lao động phải có trách nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện. b. Tính khoa học - kỹ thuật Mọi hoạt động trong công tác bảo hộ lao động từ điều tra, khảo sát điều kiện lao động, phân tích đánh giá các nguy hiểm, độc hại và ảnh hƣởng của chúng đến an toàn vệ sinh lao động cho đến việc đề xuất và thực hiện các giải pháp phòng ngừa, xử lý khắc phục đều phải vận dụng các kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật chuyên ngành hoặc tổng hợp nhiều chuyên ngành. Ví dụ: - Muốn chống tiến ồn phải có kiến thức về âm học. - Muốn cải thiện điều kiện lao động phải tổng hợp các kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực nhƣ thông gió, chiếu sáng, tâm lý học lao động - Muốn sản xuất có hiệu quả và bảo vệ đƣợc tính mạng, sức khoẻ, an toàn cho bản thân thì phải hiểu biết kỹ về công tác bảo hộ lao động.
  14. 14 c. Tính chất quần chúng Tính quần chúng thể hiện trên hai mặt: Một là, bảo hộ lao động liên quan đến tất cả mọi ngƣời tham gia sản xuất, họ là ngƣời vận hành, sử dụng các dụng cụ, máy thiết bị, nguyên vật liệu nên có thể phát hiện đƣợc những thiếu sót trong công tác bảo hộ lao động. Ngƣời lao động tham gia đóng góp xây dựng các biện pháp ngăn ngừa, đóng góp xây dựng hoàn thiện các tiêu chuẩn, các quy phạm an toàn vệ sinh. Hai là, dù cho các chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy phạm về bảo hộ lao động có đầy đủ dến đâu, nhƣng mọi ngƣời (từ lãnh đạo, quản lý, ngƣời sử dụng lao động đến ngƣời lao đông) chƣa thấy rõ lợi ích thiết thực, chƣa tự giác chấp hành thì công tác bảo hộ lao động cũng không thể đạt đƣợc kết quả mong muốn. Vì vậy ngoài những biện pháp khoa học kỹ thuật, biện pháp hành chính, việc giác ngộ nhận thức cho ngƣời lao động hiểu rõ và thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động là cần thiết. 2. Quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời lao động 2.1. Ngƣời lao động có nghĩa vụ Điều 15 chƣơng IV Nghị định 06/CP quy định ngƣời lao động có 3 nghĩa vụ sau: - Chấp hành các quy định, nội quy về an toàn lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ đƣợc giao. - Phải sử dụng và bảo quản các phƣơng tiện bảo vệ cá nhân đã đƣợc cấp, trang bị, nếu làm mất hoặc hƣ hỏng thì phải bồi thƣờng. - Phải báo cáo kịp thời với ngƣời có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của ngƣời sử dụng lao động. 2.2. Ngƣời lao động có quyền Điều 16 chƣơng IV Nghị định 06/CP quy định ngƣời lao động có 3 quyền sau đây: - Yêu cầu ngƣời sử dụng lao động đảm bảo điều kiện lao động an toàn, vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động; trang bị đầy đủ phƣơng tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động.
  15. 15 - Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng tính mạng, sức khoẻ của mình và phải báo ngay với ngƣời phụ trách trực tiếp, từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chƣa đƣợc khắc phục. - Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền khi ngƣời sử dụng lao động vi phạm quy định của Nhà nƣớc hoặc không thực hiện đúng các giao kết về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động. 3. Công tác bảo hộ lao động trong ngành chế biến thuỷ sản 3.1. BHLĐ trong ngành chế biến + Quần áo: Công nhân chế biến sản phẩm chƣa bao gói phải mặc bảo hộ sáng màu. Thƣờng là quần áo vải mầu trắng. Công nhân ra vào kho lạnh phải mặc quần áo bông Hình 1.3 Quần áo bông Hình 1.4 Quần áo vải + Mũ: Mũ lƣới đội phía trong để giữ tóc và trùm kín không để tóc rơi ra ngoài Mũ vải đội ra ngoài che kín tóc Mũ bông đội khi vào kho lạnh Hình 1.5 Mũ vải Hình 1.6 Mũ lƣới Hình 1.7 Mũ bông
  16. 16 + Găng tay: Găng tay cao su dùng để thực hiện các công đoạn trong quy trình sản xuất Găng tay sợi dùng khi ra tủ, vào kho lạnh để chống lạnh Hình 1.8 Găng tay sợi Hình 1.9 Găng tay cao su + Khẩu trang: Dùng để che kín miệng, mũi Có thể dùng khẩu trang vải hoặc khẩu trang giấy dùng 1 lần Hình 1.10 Khẩu trang + Ủng: dùng để tránh cho chân tiếp xúc với nƣớc Thƣờng dùng ủng cao su hoặc ủng nhựa mầu sáng Yêu cầu ủng không ngấm nƣớc Hình 1.10 Ủng cao su
  17. 17 Hình1.11 BHLĐ đủ trƣớc khi vào xƣởng
  18. 18 Hình 1.12 BHLĐ khi vào kho lạnh 3.1. Những vấn đề chung về an toàn lao động trong cơ sở chế biến thuỷ sản - Tất cả ngƣời lao động đều phải chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy an toàn đã đƣợc hƣớng dẫn, công bố ở nơi làm việc. Ví dụ: . Nội quy phòng cháy chữa cháy Hình 1.13 Nội quy phòng cháy chữa cháy - Ngƣời lao động đƣợc phân công sử dụng các máy thiết bị phải có nghiệp vụ, đã đƣợc đào tạo, hƣớng dẫn và có khả năng sử dụng các thiết bị đó. - Ngƣời lao động phải chấp hành nghiêm túc các quy định về bảo hộ lao động, vệ sinh an toàn lao động. Nghiêm cấm làm bừa, làm ẩu, thiếu trang bị phòng hộ lao động. Nghiêm cấm mang chất dễ cháy nổ, hoá chất độc hại vào nơi sản xuất. - Công nhân sản xuất trong thời gian làm việc phải: Mặc trang phục bảo hộ lao động và đi ủng; Đội mũ bảo hộ che kín tóc; Tại những nơi xử lý sản phẩm yêu cầu vệ sinh cao, công nhân phải đeo khẩu trang che kín miệng và mũi; Nếu sử dụng găng tay, phải đảm bảo găng tay sạch, hợp vệ sinh và không bị thủng.
  19. 19 - Không tự ý đi từ khu vực này sang khu vực khác khi chƣa có sự phân công, điều động của ngƣời quản lý. Khi đƣợc điều chuyển từ khu vực nguyên liệu sang khu vực thành phẩm phải thay bảo hộ lao động mới. 3.2. An toàn cho ngƣời lao động Trƣớc khi vào sản xuất phải kiểm tra và đảm bảo an toàn điện trong toàn bộ khu vực sản xuất. Trong xƣởng phải đảm bảo đủ ánh sáng. Hệ thống thông gió phải đảm bảo thải đƣợc không khí nóng, hơi nƣớc ra ngoài. Tất cả các hoá chất dùng để vệ sinh, khử trùng trong sản xuất phải đƣợc để trong thùng chứa kín, để đúng nơi quy định, có nhãn mác và chỉ những ngƣời đƣợc hƣớng dẫn mới đƣợc sử dụng. Đối với công nhân khi tham gia sản xuất không đƣợc uống rƣợu, bia. Đối với công nhân chế biến phải có đầy đủ trang phục bảo hộ lao động. Công nhân khi vào kho lạnh để xuất hay nhập hàng phải có áo bông, mũ bông, găng tay dày, ủng. Không đƣợc ở trong kho lạnh quá lâu. Công nhân chế biến phải đƣợc khám sức khoẻ định kỳ tối thiểu 1 năm một lần. B. Câu hỏi và bài tập: 1. Anh/chị hãy cho biết mục đích, ý nghĩa của công tác BHLĐ? 2. Quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời lao động? 3. Tính chất của công tác bảo hộ lao động? 4. Công tác BHLĐ trong ngành chế biến thuỷ sản? 5. Anh ( chị ) hãy chọn và mặc trang phục vào xƣởng sản xuất/ vào kho lạnh? C. Ghi nhớ: Cần ghi nhớ một số nội dung trọng tâm: - Quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời lao động - An toàn lao động trong cơ sở chế biến
  20. 20 CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CƠ SỞ SẢN XUẤT TÔM XUẤT KHẨU Mã môn học: MH02 Giới thiệu: Hiện nay nƣớc ta đang bƣớc vào thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, quy mô xây dựng và sản xuất ngày càng phát triển, sử dụng nhiều công nghệ mới, với máy móc vật tƣ rất đa dạng về chủng loại. Nên các nhân tố có thể gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ngày càng gia tăng. Trong khu vực chế biến tôm đông lạnh, lao động nữ chiếm tới 83% và luôn sử dụng các hoá chất sát trùng, độ lạnh chênh lệch giữa môi trƣờng sản xuất với nhiệt độ cơ thể rất lớn. Điều này ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khoẻ, mà về lâu dài còn là nguyên nhân gây ra các bệnh: tai – mũi - họng, hô hấp, da liễu Vì vậy, việc thực hiện những biện pháp nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ và giữ gìn sức khoẻ cho ngƣời lao động là một yêu cầu rất cấp thiết. Mục tiêu: - Trình bày đƣợc kỹ thuật an toàn điện, kỹ thuật sử dụng an toàn các thiết bị, dụng cụ ( Máy xay đá, Tủ đông, Thiết bị gia nhiệt, Kho đông ). - Nhận biết đƣợc những yếu tố độc hại của môi trƣờng sản xuất tới ngƣời lao động và biện pháp kỹ thuật vệ sinh. - Thực hiện đƣợc kỹ thuật sử dụng an toàn các thiết bị, dụng cụ trong cơ sở sản xuất. - Tuân thủ quy định, cẩn thận, nghiêm túc. A. Nội dung: 1. Kỹ thuật an toàn lao động trong cơ sở sản xuất tôm xuất khẩu
  21. 21 Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và phƣơng tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với ngƣời lao động. Để đạt đƣợc mục đích phòng ngừa tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với ngƣời lao động, trong quá trình hoạt động sản xuất phải thực hiện đồng bộ các biện pháp về tổ chức, kỹ thuật, sử dụng các thiết bị an toàn và các thao tác khi làm việc thích ứng. 1.1. Kỹ thuật sử dụng an toàn các dụng cụ, thiết bị: Máy xay đá, tủ đông, kho đông, thiết bị gia nhiệt 1.1.1. Kỹ thuật sử dụng an toàn thiết bị gia nhiệt Nóng , nguy hiểm Hình 2.1 Thiết bị hấp liên tục - Ngƣời không có nhiệm vụ (không đƣợc hƣớng dẫn) không đƣợc sử dụng máy - Không đƣợc phun nƣớc vào bảng điều khiển, động cơ điện. Bảng điều khiển Băng tải
  22. 22 Hình 2.2 Thiết bị hấp liên tục - Vệ sinh máy trƣớc và sau khi sử dụng. - Không đƣợc đứng chân lên băng tải - Kiểm tra nguồn điện, độ an toàn cho máy trƣớc khi vận hành - Khi phát hiện máy có tiếng kêu hay hoạt động không bình thƣờng phải tắt máy, ngắt nguồn điện và báo ngay cho ngƣời phụ trách 1.1.2. Kỹ thuật sử dụng an toàn máy xay đá Nguy hiểm, không cho tay vào ` Hình 2.3 Máy xay đá - Máy phải đƣợc đặt thăng bằng, ổn định - Không đƣợc tự ý di chuyển, đặt đồ vật lên máy, không tỳ hay dựa ngƣời vào máy gồm cả khi máy không hoạt động. - Kiểm tra nguồn điện, độ an toàn cho máy trƣớc khi vận hành - Ngƣời không nhiệm vụ không đƣợc tự ý vận hành - Khi phát hiện máy có tiếng kêu hay hoạt động không bình thƣờng phải tắt máy, ngắt nguồn điện và báo ngay cho ngƣời phụ trách - Không đƣợc phun nƣớc vào bảng điều khiển, động cơ điện. - Máy xay đá phải có nắp che các bộ phận chuyển động
  23. 23 Bảng điều khiển Bộ phận chuyển động Động cơ điện Hình 2.4 Máy xay đá - Không dùng trực tiếp tay đẩy nƣớc đá vào máy - Vệ sinh máy trƣớc và sau khi sử dụng. 1.1.3. Kỹ thuật sử dụng an toàn tủ đông
  24. 24 Hình 2.5 Tủ đông tiếp xúc - Ngƣời không nhiệm vụ không đƣợc tự ý vận hành tủ - Khi ra tủ phải sử dụng găng tay để tránh bị bỏng lạnh - Kiểm tra nguồn điện, độ an toàn cho máy trƣớc khi vận hành - Không dùng những vật cứng để bậy sản phẩm ra khỏi ben tủ - Khi nâng , hạ ben tủ cần kiểm tra bề mặt tiếp xúc của 2 ben tủ. Tránh để hàng trong ben lộn xộn, không phẳng hoặc có các vật cứng trên bề mặt ben khi ép xuống gây biến dạng bề mặt ben hoặc làm hƣ hỏng các thiết bị phụ trợ - Trong quá trình vận hành tủ cấp đông nếu thấy thiết bị của tủ hoạt động không bình thƣờng phải ngừng hoạt động thiết bị báo ngay cho ngƣời phụ trách để xử lý - Không đƣợc phun nƣớc vào tủ điện, động cơ. Vệ sinh máy trƣớc và sau khi sử dụng 1.1.4. Kỹ thuật sử dụng an toàn máy dò kim loại Mặt máy Hình 2.6 Máy dò kim loại - Máy phải đƣợc đặt thăng bằng, ổn định
  25. 25 - Không đƣợc tự ý di chuyển, đặt đồ vật lên máy, không tỳ hay dựa ngƣời vào máy gồm cả khi máy không hoạt động. - Tránh va đập và gây rung mạnh trong bán kính tính từ nơi đặt máy ≤ 1 mét - Kiểm tra nguồn điện, độ an toàn cho máy trƣớc khi vận hành - Ngƣời không nhiệm vụ không đƣợc tự ý vận hành - Khi phát hiện máy có tiếng kêu hay hoạt động không bình thƣờng phải tắt máy, ngắt nguồn điện và báo ngay cho ngƣời phụ trách - Khởi động máy trƣớc 30 phút thực hiện công tác dò kiểm tra sản phẩm - Không đƣợc phun nƣớc trực tiếp vào máy, phần mặt máy (chứa mạch điện tử) chỉ đƣợc vệ sinh bằng khăn nhúng nƣớc clorin hay cồn vắt kiệt 1.1.5. Kỹ thuật sử dụng an toàn xe nâng Hình 2.7 Xe nâng đẩy tay
  26. 26 Hình 2.8 Xe nâng - Trƣớc khi cho thiết bị hoạt động phải kiểm tra kỹ tình trạng kỹ thuật của cơ cấu nâng. Nếu phát hiện có hƣ hỏng phải khắc phục xong mới sử dụng - Ngƣời không đƣợc hƣớng dẫn không đƣợc vận hành - Không đƣợc nâng hàng lớn hơn tải trong cho phép - Không đƣợc để ngƣời đứng trên hàng khi nâng hoặc chuyển - Phải nâng cao hơn các chƣớng ngại vật ít nhất là 500mm - Không đƣợc nâng quá chiều cao cho phép 1.1.6. Kỹ thuật sử dụng an toàn kho bảo quản - Chỉ ngƣời có nhiệm vụ mới đƣợc đóng, mở cửa kho lạnh - Khi cửa mở phải kiểm tra ánh sáng trong kho lạnh, thấy an toàn mới đƣợc cho ngƣời vào làm việc.
  27. 27 - Nếu phát hiện thấy ga máy lạnh bị rò rỉ hoặc có sự cố về phần lạnh thì phải báo ngay cho ngƣời trực ca máy lạnh hoặc ngƣời phụ trách để xử lý mới đƣợc vào kho lạnh. - Chỉ ngƣời đƣợc phân công mới đƣợc ra vào kho lạnh. Khi vào kho lạnh phải mang bảo hộ lao động theo quy định và phải có ít nhất hai ngƣời trở lên. - Hàng hoá trong kho phải đảm bảo hàng lối, an toàn, gom hàng và thông thoáng. Thƣờng xuyên theo dõi nhiệt độ của kho lạnh. Đảm bảo vệ sinh. - Trƣớc khi đóng cửa phải kiểm tra số ngƣời đƣợc phân công vào kho lần cuối, khi thấy đủ ngƣời mới đƣợc đóng cửa kho lạnh. - Không đƣợc nô đùa trong kho lạnh - Nhẹ nhàng, tránh đổ vỡ - Khi xếp sản phẩm trên cao phải dùng xe nâng hoặc dùng thang với kho có diện tích nhỏ 1.1.7. Kỹ thuật sử dụng an toàn chất khử trùng Hình 2.9 Thùng chứa calcium hypoclorite Trong các cơ sở chế biến tôm thƣờng sử dụng calcium hypoclorite làm chất khử trùng. Calcium hypoclorite là chất độc, có tính ăn mòn cao, nên: - Tránh tiếp xúc với mắt, da và quần áo - Không đƣợc nuốt calcium hypoclorite. Nếu nuốt có thể gây vết thƣơng nghiêm trọng hoặc tử vong. Trƣờng hợp nuốt phải calcium hypoclorite nên uống nhiều sữa hoặc nƣớc và ngay lập tức đến bác sĩ.
  28. 28 - Khi vô tình dính sản phẩm vào da và mắt, lập tức rửa sạch vùng da xung quanh bằng nƣớc. - Không hít bụi và khói phát ra trong quá trình lƣu trữ, sử dụng sản phẩm - Mang dụng cụ bảo vệ mắt, găng tay và quần áo bảo hộ khi sử dụng sản phẩm. - Lƣu trữ calcium hypoclorite trong thừng chứa gốc, để nơi thông thoáng và khô ráo. - Thùng chứa phải đƣợc đóng kín khi không sử dụng. Chỉ sử dụng dụng cụ khô, sạch, làm bằng nhựa để sang chiết calcium hypoclorite từ thùng chứa. - Không đặt calcium hypoclorite gần nguồn nhiệt. Tránh xa những chất gây ô nhiễm. 1.2. Kỹ thuật an toàn điện Trong các cơ sở chế biến điện đƣợc trang bị cho tất cả các máy thiết bị, hệ thống chiếu sáng, hệ thống quạt thông gió Việc thiếu hiểu biết hoặc không theo đúng quy trình, quy phạm dẫn đến các tai nạn do bị điện giật hoặc gây ra các sự cố dẫn đến cháy nhà, thiệt hại tài sản và ngừng trệ sản xuất. Để đảm bảo an toàn điện cần phải thực hiện đúng các quy định sau: - Khi vận hành các máy thiết bị, chỉ những ngƣời đã đƣợc đào tạo hƣớng dẫn mới đƣợc sử dụng - Các thiết bị điện để lâu chƣa sử dụng khi dùng phải kiểm tra để tránh hiện tƣợng rò điện ra ngoài gây tai nạn về điện. - Không sửa chữa các thiết bị điện khi chƣa ngắt cầu dao hoặc rút phích cắm. - Các cầu nối với nguồn điên và đƣờng dây dẫn phải đƣợc bọc kín cách điện và đặt nơi khô ráo, thoáng mát. - Khi đóng ngắt cầu dao hoặc điều khiển các thiết bị tay chân phải khô ráo - Khi có sự cố về điện xảy ra phải ngắt cầu dao, kịp thời xử lý những sự cố tránh để xảy ra những tai nạn không nên có. 1.2.1. Nguyên nhân của tai nạn điện và cách phòng tránh a. Nguyên nhân - Do chạm trực tiếp vào vật mang điện
  29. 29 - Khi sửa chữa đƣờng dây của thiết bị, điện đang đƣợc nối với nguồn mà không cắt điện hoặc đã cắt điện nhƣng không treo biển báo ngƣời khác vô ý đóng mạch điện - Sử dụng các dụng cụ điện vỏ bằng kim loại có bộ phận cách điện bị hỏng để điện truyền ra vỏ - Do phóng điện b. Biện pháp phòng tránh và ngăn ngừa tai nạn điện - Đảm bảo tốt cách điện của thiết bị điện - Đảm bảo khoảng cách an toàn, bao che, rào chắn các bộ phận mang điện Hình 2.10 Sử dụng rào chắn các bộ phận mang điện - Sử dụng điện áp thấp, máy biến áp cách ly - Sử dụng tín hiệu, biển báo - Thực hiện nối đất bảo vệ, cân bằng thế - Sử dụng các phƣơng tiện bảo vệ, dụng cụ phòng hộ (đi ủng, găng tay, dùng gậy, sào cách điện ) - Kiểm tra các thiết bị điện trƣớc khi sử dụng 1.2.2. Các dạng tai nạn điện a. Các chấn thương do điện Chấn thƣơng do điện là sự phá huỷ cục bộ các mô của cơ thể do dòng điện hoặc hồ quang điện. Chấn thƣơng do điện sẽ ảnh hƣởng đến sức khoẻ và khả năng lao động, một số trƣờng hợp có thể dẫn đến tử vong. Các đặc trƣng của chấn thƣơng điện là :
  30. 30 - Bỏng điện: Do dòng điện đi qua cơ thể ngƣời hoặc do tác động của hồ quang điện. Bỏng do hồ quang một phần do tác động đốt nóng của tia lửa hồ quang có nhiệt rất cao (3.000 – 15.000 oC ), một phần do bột kim loại nóng bắn vào gây bỏng. - Dấu vết điện: Khi dòng điện chạy qua sẽ tạo nên các dấu vết ở bề mặt da tại điểm tiếp xúc với điện cực. - Co giật cơ : Khi có dòng điện qua ngƣời, các cơ bị co giật. - Viêm mắt do tác dụng của tia cực tím hoặc tia hồng ngoại của hồ quang điện. b. Điện giật Dòng điện qua cơ thể sẽ gây kích thích các mô kèm theo co giật cơ ở các mức độ khác nhau : - Cơ bị co giật nhƣng ngƣời không bị ngạt - Cơ bị co giật, ngƣời bị ngất nhƣng vẫn duy trì đƣợc hô hấp và tuần hoàn . - Ngƣời bị ngất, hoạt động của tim và hệ hô hấp bị rối loạn . - Chết lâm sàng ( không thở, hệ tuần hoàn không hoạt động ) Điện giật chiếm một tỷ lệ rất lớn, khoảng 80% trong tổng số tai nạn điện và 85-87% số vụ tai nạn điện chết ngƣời là do điện giật. 1.2.3. Cấp cứu người bị điện giật Khi có ngƣời bị điện giật bất cứ ai nhìn thấy cũng phải có trách nhiệm tìm mọi biện pháp để cứu ngƣời bị nạn. Việc cứu ngƣời cần đƣợc tiến hành nhanh chóng, kịp thời và có phƣơng pháp, bởi nó là yếu tố quyết định đến tính mạng của nạn nhân. Vậy xử lý, cấp cứu ngƣời bị điện giật cần thực hiện theo trình tự hai bƣớc cơ bản sau : a. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện * Trường hợp cắt được nguồn điện : Thì cần nhanh chóng ngắt nguồn điện bằng công tắc, cầu dao điện, khi cắt cần chú ý : - Nếu ngƣời bị nạn đang ở trên cao thì cần có biện pháp hứng đỡ khi ngƣời đó rơi xuống. - Cắt điện trong trƣờng hợp này cũng có thể dùng dao, buá có cán cách điện để chặt đứt dây dẫn điện .
  31. 31 Hình 2.11 Ngắt nguồn điện * Trường hợp không cắt được nguồn điện : - Nếu ngƣời bị nạn do điện hạ thế : Ngƣời cứu cần có biện pháp an toàn cá nhân tốt nhƣ dùng các vật cách điện : sào , gậy tre hoặc gỗ khô để gạt dây điện ra khỏi nạn nhân. Hình 2.12 Tách nạn nhân khơi nguồn điện - Nếu nạn nhân bị nạn do điện cao thế : Tốt nhất ngƣời cứu có các dụng cụ an toàn nhƣ đi ủng, găng tay cách điện khi tách nạn nhân ra khỏi mạch điện.
  32. 32 b. Cấp cứu ngay sau khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện : * Người bị nạn chưa mất tri giác : Cần đặt nạn nhân ở nơi thoáng khí, yên tĩnh và nhanh chóng chuyển ngƣời bị nạn đến cơ quan y tế gần nhất. * Người bị nạn mất tri giác : Nhƣng vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu, cần đặt nạn nhân ở nơi thoáng khí, nới rộng quần áo thắt lƣng, xoa bóp toàn thân cho nóng lên và đƣa đến trạm y tế gần nhất . * Người nạn nhân đã tắt thở : Cần đặt nạn nhân ra nơi thoáng khí, nới rộng quần áo thắt lƣng, sau đó hô hấp nhân tạo cho đến khi có y bác sĩ . Hình 2.13 Hô hấp nhân tạo Theo kinh nghiệm cho biết từ lúc bị điện giật đến một phút sau đƣợc cứu chữa ngay thì 90% trƣờng hợp đƣợc cứu sống, nếu để 6 phút sau mới cứu thì chỉ cứu sống khoảng 10%. Vì thế cứu chữa càng sớm càng tốt. Việc sơ cứu phải thực hiện đúng phƣơng pháp mới có hiệu quả và tác dụng cao. 1.3. Kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy 1.3.1. Quá trình cháy, nổ Quá trình cháy là quá trình kết hợp giữa chất cháy và oxi xảy ra rất nhanh kèm theo toả nhiệt và phát sáng.
  33. 33 Nổ là sự cháy trong chốc lát, một lƣợng chất cháy rất lớn trong thời gian rất ngắn phát sinh ra nguồn nhiệt lớn và kèm theo tiếng nổ. 1.3.2. Nguyên nhân gây cháy và tác hại a. Nguyên nhân - Thiếu kiến thức, thiếu trách nhiệm - Vi phạm quy trình sử dụng máy thiết bị, kho tàng - Sử dụng hệ thống điện không đảm bảo an toàn gây ra chập mạch, quá tải - Sử dụng lửa thiếu ý thức - Do sét đánh vào công trình mà không có biện pháp ( thiết bị thu lôi ) chống sét. b. Tác hại - Thiệt hại tài sản - Quá trình sản xuất bị gián đoạn, sinh hoạt bị ảnh hƣởng - Có thể thiệt hại về ngƣời 1.3.3. Biện pháp phòng cháy chữa cháy Trong thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo mở rộng công trình phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quy phạm an toàn phòng cháy chữa cháy. Quản lý chặt các nguồn nhiệt Đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện Tăng cƣờng hệ thống báo cháy tự động, hệ thống cấp nƣớc chữa cháy Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm, hƣớng dẫn kiến thức phòng cháy chữa cháy. Tăng cƣờng kiểm tra đôn đốc việc thực hiện quy chế phòng cháy chữa cháy. Xây dựng phƣơng án chữa cháy tại chỗ
  34. 34 1.3.4. Phương tiện và dụng cụ chữa cháy a. Nước: Dùng nƣớc phun thẳng vào chất cháy làm nhiệt độ đám cháy giảm nhanh dẫn đến quá trình cháy không thể tiếp tục đƣợc. Để tăng diện tích tiếp xúc ngƣời ta có thể dùng hơi nƣớc hoặc bụi nƣớc. Nƣớc đƣợc sử dụng rộng rãi để chống cháy và có giá thành rẻ. Tuy nhiên không thể dùng nƣớc để chữa cháy các kim loại hoạt động nhƣ K, Ca, Na, đất đèn hoặc những nơi có dầu và những nơi có điện. Hình 2.14 Dùng nƣớc chữa cháy b. Bình bột khô Cấu tạo: Hình 2.15 Cấu tạo bình bột khô
  35. 35 Cách sử dụng: Khi có cháy xảy ra xách bình đến gần đám cháy, lộn bình lên xuống khoảng 3 – 4 lần, sau đó đặt bình xuống, rút chốt bảo hiểm tra, tay trái cầm vòi hƣớng vào đám cháy, tay phải ấn vòi phun bột vào gốc lửa. Chú ý: Khi phun đứng xuôi theo chiều gió Đặt bình ở những nơi râm mát, dễ lấy, thuận tiện khi sử dụng Ba tháng kiểm tra bình một lần nếu kim đồng hồ áp suất chỉ về vạch đổ thì phải mang bình đi nạp lại. Bình chữa cháy bột khô sử dụng để chữa cháy xăng dầu, khí cháy, thiết bị điện Hình 2.16 Cách sử dụng bình bột khô c. Bình chữa cháy bằng khí CO2 Cấu tạo:
  36. 36 Hình 2. 17 Cấu tạo bình CO2 Cách sử dụng: Khi xảy ra cháy, xách bình CO2 tiếp cận đám cháy, một tay cầm loa phun hƣớng vào gốc lửa tối thiểu là 0,5m còn tay kia mở van bình hoặc bóp cò ( tuỳ theo từng loại bình ) Hình 2.18 Cách sử dụng bình CO2 Chú ý: Không đƣợc phun CO2 vào ngƣời vì sẽ gây bỏng lạnh. Khi phun tay cầm loa phun phải cẩm đúng vị trí tay cầm ( vì cầm vào vị trí khác sẽ gây bỏng lạnh) Bình chữa cháy CO2 phải đặt ở những nơi râm mát và dễ lấy thuận tiện khi sử dụng Ba tháng kiểm tra lƣợng khí trong bình một lần bằng phƣơng pháp cân. Không dùng CO2 để chữa cháy phân đạm, kim loại kiềm và kiềm thổ, thuốc súng Ngoài những phƣơng tiện và dụng cụ chữa cháy ở trên ngƣời ta còn dùng các dụng cụ thô sơ nhƣ cát, xẻng, câu liêm, chăn để chữa cháy ban đầu. Các dụng cụ này đƣợc trang bị rộng rãi, đƣợc sơn mầu đỏ để phân biệt với các dụng cụ khác và đặt ở nơi quy định mà mọi ngƣời dễ nhìn thấy.
  37. 37 Hình 2.19 Sử dụng chăn để chữa cháy 2. Kỹ thuật vệ sinh lao động. Vệ sinh lao động là hệ thống các biện pháp và phƣơng tiện về tổ chức và kỹ thuật vệ sinh nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với sức khoẻ ngƣời lao động. 2.1. Những yếu tố độc hại của nghề chế biến tôm đông lạnh Trong sản xuất, ngƣời lao động có thể phải tiếp xúc với những yếu tố có ảnh hƣởng không tốt tới sức khoẻ. Các yếu tố này ảnh hƣởng đến sức khoẻ ở nhiều mức độ khác nhau nhƣ mệt mỏi, suy nhƣợc, giảm khả năng lao động, làm tăng các bệnh thông thƣờng ( cảm cúm, viêm họng, đau dạ dày )thậm chí còn gây ra các bệnh nghề nghiệp ( bệnh điếc do tiếng ồn, bệnh thấp khớp ) Các yếu tố có hại của nghề chế biến tôm là: - Làm việc trong môi trƣờng lao động dƣới 18oc, độ ẩm cao, tốc độ gió lớn dẫn đến giảm nhiệt độ cơ thể ngƣời lao động, làm rối loạn thần kinh trung ƣơng, gây co mạch, cảm lạnh, viêm khớp, viêm phổi, dạ dày - Do làm việc tại nơi có nhiệt độ thấp nên da trở lên xanh nhạt, nhiệt độ da có thể xuống dƣới 33oc. Nhịp tim, nhịp thở giảm, gan phải làm việc nhiều. - Lạnh cục bộ làm co thắt mạch gây cảm giác tê cóng, lâm râm ngứa ở các đầu chi, làm giảm khả năng vận động, sinh chứng đau cơ, viêm khớp - Thƣờng xuyên làm việc ở tƣ thế đứng nên máu dồn xuống chân nhiều gây tê phù chân.
  38. 38 Hình 2.20 Công nhân đứng làm việc - Tiếp xúc thƣờng xuyên với các loại hoá chất bảo quản tôm, hoá chất tróng chế biến, nên khả năng bị nhiễm các bệnh ngoài da hoặc các bệnh lý liên quan đến hoá chất, vi khuẩn gây nên. 2.2. Các biện pháp phòng chống - Kỹ thuật vệ sinh: Lắp đặt các thiết bị thông gió, khử độc, đảm bảo chiếu sáng Quạt thông gió Hình 2.21 Lắp thiết bị thông gió - Kỹ thuật công nghệ: Cơ khí hoá, tự động hoá dây chuyền sản xuất Che chắn cách ly những nguồn phát sinh bụi, độc Thay thế các nguyên vật liệu, công nghệ sản xuất sạch - Tổ chức bố trí nơi làm việc khoa học: xắp xếp các máy móc thiết bị một cách hợp lý, dễ dàng để vận hành và an toàn, phù hợp với tâm sinh lý ngƣời lao động.
  39. 39 - Chăm sóc sức khoẻ cho ngƣời lao động: + Khám sức khoẻ đầu vào + Khám định kỳ ( 6 tháng/ 1 lần hoặc 1 năm/ 1 lần ) + Bổ sung chất dinh dƣỡng vào khẩu phần ăn cho ngƣời lao động + Nơi làm việc sạch sẽ, bố trí nơi nghỉ ăn trƣa phải sạch sẽ, thoáng mát. + Huấn luyện an toàn lao động cho ngƣời lao động + Tuyên truyền, giáo dục ngƣời lao động làm việc có kỷ luật, tuân thủ các quy định an toàn, chống làm bừa, làm ẩu. + Trang bị phƣơng tiện bảo vệ cá nhân đầy đủ B. Câu hỏi và bài tập: 1. Kỹ thuật sử dụng an toàn các thiết bị, dụng cụ? 2. Nguyên nhân của tai nạn điện và cách phòng tránh? 3. Cách xử lý và cấp cứu ngƣời bị tai nạn điện? 4. Nguyên nhân gây cháy và tác hại 5. Các phƣơng tiện và dụng cụ chữa cháy 6. Những yếu tố độc hại của nghề chế biến tôm đông lạnh, biện pháp phòng chống? C. Ghi nhớ: Cần ghi nhớ một số nội dung trọng tâm: - Kỹ thuật sử dụng an toàn các thiết bị, dụng cụ. - Kỹ thuật an toàn điện - Kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy - Kỹ thuật vệ sinh lao động
  40. 40 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN HỌC I. Vị trí, tính chất môn học: - Vị trí:. Môn học này đƣợc bố trí học trƣớc các mô đun tiếp nhận nguyên liệu, Chế biến tôm lạnh đông, Chế biến tôm khô, Bảo quản thành phẩm. - Tính chất: Môn học này trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động, công tác bảo hộ lao động trong ngành chế biến thủy sản. Môn học này mang tính kỹ thuật vừa có tính pháp luật trong bảo vệ ngƣời lao động. II. Mục tiêu môn học: - Nhận biết đƣợc những vấn đề chung về bảo hộ lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời lao động theo luật lao động của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Trình bày đƣợc kỹ thuật an toàn điện, kỹ thuật sử dụng an toàn các thiết bị, dụng cụ ( Máy xay đá, Tủ đông, Thiết bị sấy, Kho đông ). - Nhận biết đƣợc những yếu tố độc hại của môi trƣờng sản xuất tới ngƣời lao động và biện pháp kỹ thuật vệ sinh. - Thực hiện đƣợc các nội quy, quy định về an toàn lao động trong nhà máy sản xuất tôm xuất khẩu và các cơ sở thu mua, sơ chế tôm nguyên liệu. - Tuân thủ đúng kỹ thuật lao động, rèn luyện tính cẩn thận, tác phong công nghiệp trong lao động sản xuất. III. Nội dung chính của môn học: Thời gian Kiểm STT Tên chƣơng mục Tổng Lý Thực tra (LT số thuyết hành hoặc
  41. 41 bài tập TH) 1 Bài mở đầu 1 1 2 Những vấn đề chung về bảo hộ lao động và công tác bảo hộ lao 7 3 4 động trong ngành chế biến thuỷ sản 3 Kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động trong cơ sở sản xuất tôm 12 4 7 2 xuất khẩu Kiểm tra hết môn học 2 2 Cộng 22 8 11 3 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết. IV. Yêu cầu đánh giá hoàn thành môn học: 1. Phương pháp đánh giá Thực hiện theo Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trƣởng Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội. Đây là một môn học lý thuyết, vì vậy khi đánh giá cần chú ý: - Đánh giá kết quả tiếp thu bài: Những hiểu biết cơ bản về BHLĐ, kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động. - Học viên phải hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập và bài kiểm tra kết thúc môn học. 2. Nội dung đánh giá: - Kiến thức: + Nhận biết đƣợc những vấn đề chung về bảo hộ lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời lao động theo luật lao động của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. + Trình bày đƣợc kỹ thuật an toàn điện, kỹ thuật sử dụng an toàn các thiết bị, dụng cụ ( Máy xay đá, Tủ đông, Thiết bị sấy, Kho đông ). - Kỹ năng:
  42. 42 + Thực hiện đƣợc các nội quy, quy định về an toàn lao động trong nhà máy sản xuất tôm xuất khẩu và các cơ sở thu mua, sơ chế tôm nguyên liệu. - Thái độ: Có ý thức học tập tích cực, tham gia đầy đủ thời lƣợng môn học. V. Tài liệu tham khảo: Giáo trình An toàn lao động – Nhà xuất bản giáo dục Bảo hộ lao động – Nhà xuất bản lao động xã hội 1999 Bộ luật lao động nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành tháng 4/1994. DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Phạm Văn Khoát - Hiệu trƣởng Trƣờng Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc 2. Phó chủ nhiệm: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Anh Tuấn - Giáo viên Trƣờng Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc 4. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Đình Cự, Trƣởng khoa Trƣờng Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc - Bà Trần Phƣơng Hạnh, Giáo viên Trƣờng Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc - Bà Lê Thị Liên, Công ty Chế biến thủy sản Seasafico Hải Phòng - Ông Đinh Hải Đăng, Chuyên viên Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngƣ Quốc gia./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Bà Nguyễn Trọng Ánh Tuyết - Phó hiệu trƣởng Trƣờng Trung học Thủy sản 2. Thƣ ký: Ông Nguyễn Ngọc Thụy - Trƣởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên:
  43. 43 - Bà Nguyễn Thị Phƣơng Thảo - Trƣởng khoa Trƣờng Trung học Thủy sản - Ông Hồ Đình Hải - Phó hiệu trƣởng Trƣờng Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc - Ông Nguyễn Nan Vinh - Phó giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Huy Nam, Kiên Giang./.