Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình - Phần 2
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình - Phần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- cam_nang_suc_khoe_gia_dinh_phan_2.pdf
Nội dung text: Cẩm Nang Sức Khỏe Gia Đình - Phần 2
- 26. NHIỄM TRÙNG a. Kiến thức chung Nhiễm trung là hiện tượng vi khuẩn xâm nhập và gây ra những phản ứng bất lợi cho cơ thể. Vi khuẩn có rất nhiều cách để xâm nhập vào cơ thể như qua đường hô hấp, ăn uống, hoạt động tình dục, thậm chí các can thiệp y khoa như chích thuốc, phẫu thuật nếu có sơ sót trong việc xử lý tiệt trùng các dụng cụ cũng dẫn đến nhiễm trùng. Tuy nhiên, con đường gây nhiễm trùng thông thường nhất là qua các vết thương ngoài da. Thực ra, các loại vi khuẩn gây bệnh hiện diện quanh ta trong bất cứ môi trường thông thường nào. Nhưng trong điều kiện bình thường, khỏe mạnh, cơ thể chúng ta có một đội quân hùng hậu chống lại sự xâm nhập của bất kỳ loại vi khuẩn gây hại nào, đó là hệ thống miễn nhiễm của cơ thể. Cơ thể thường nhiễm trùng trong trường hợp vi khuẩn xâm nhập vào mạnh hơn khả năng phòng chống của cơ thể. Để đảm bảo chống lại nhiễm trùng, chúng ta cần có những can thiệp thích hợp giúp cơ thể thực hiện tốt khả năng đề kháng. Càng lớn tuổi, hệ thống miễn nhiễm của cơ thể càng yếu dần đi, nên người già thường dễ nhiễm trùng hơn người còn trẻ. Nếu bạn là phụ nữ sử dụng mỹ phẩm, nên biết rằng đây cũng là một nguồn gây nhiễm trùng cho da bạn, và đặc biệt nguy hiểm khi chúng gây nhiễm trùng vào mắt. Các loại mỹ phẩm có thể đã nhiễm trùng trong quy trình chế tạo, vì một số nhà sản xuất không đảm bảo các điều kiện tiệt trùng. Tuy nhiên, ngay cả với các hiệu mỹ phẩm danh tiếng có quy trình sản xuất hoàn toàn đáng tin cậy, bạn vẫn có khả năng nhiễm trùng từ mỹ phẩm, vì việc nhiễm trùng có thể xảy ra trong thời gian bạn sử dụng chúng. b. Những điều nên làm – Giữ vệ sinh môi trường là một trong các biện pháp tích cực để giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng. Môi trường sống dơ bẩn, ẩm ướt, không thoáng khí là những điều kiện lý tưởng để các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi nảy nở. – Ăn chín, uống chín giúp đảm bảo ngăn chặn các bệnh xâm nhập qua đường tiêu hóa, vì hầu hết các loại vi khuẩn khi đun sôi đều bị giết chết. – Xử lý kỹ các vết thương ngoài da, ngay cả với các vết trầy xước nhỏ. – Rửa sạch vết thương bằng nước đun sôi để nguội hoặc với dung dịch sát trùng nào có sẵn. Với các vết thương sâu càng phải chú ý rửa kỹ. Thường thì các vết thương này gây đau đớn nhiều cho nạn nhân, nên người chăm sóc ngại kéo dài thời gian làm sạch, và chính vì thế mà làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. – Nếu vết thương tiếp tục ra máu, dùng vải sạch hoặc gạc đắp lên và ép chặt vào để cầm máu. Giữ yên một lúc lâu cho đến khi máu ngừng chảy hẳn, sau đó băng vết thương lại để tránh bụi bẩn vào. Lúc này chỉ băng vừa để làm kín vết thương, không nên siết chặt lắm. – Trong bất cứ trường hợp nào, nếu vết thương sau đó có những dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, đau nhức, cần đến bác sĩ ngay. – Cần chú ý tiêm phòng trước các bệnh thông thường do nhiễm trùng gây ra khi có thể, nhất là bệnh uốn ván. – Khi sử dụng mỹ phẩm, phải hết sức cẩn thận. Đối với các loại mỹ phẩm mới mua về, bạn nên dùng thử, nghĩa là bôi chúng lên da chỉ một vùng nhỏ để xem phản ứng. Nếu có bất cứ dấu hiệu lạ nào, phải bỏ ngay không dùng loại mỹ phẩm đó. Sau khi đã mở nắp để dùng, phải đậy kỹ lại ngay và cất giữ ở nơi an toàn, sạch sẽ, thoáng khí. Tuyệt đối không dùng chung mỹ phẩm với bất cứ ai khác, vì bạn sẽ có nguy cơ không đảm bảo được sự an toàn cho làn da của mình. Trong quá trình sử dụng, nếu thấy mỹ phẩm trở sang màu khác hoặc có mùi khác lạ, phải bỏ ngay. Không cho thêm nước vào mỹ phẩm khi thấy quá khô, vì đó là dấu hiệu bạn nên vất đi và chọn mua một loại mỹ phẩm khác. Tuy nhiên, hạn chế tối đa số lan sử dụng mỹ phẩm vẫn là
- biện pháp an toàn nhất. 27. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG a. Kiến thức chung Dinh dưỡng chi phối hoàn toàn trong sự tăng trưởng và hoạt động của cơ thể bạn, cũng đơn giản như động cơ cần nhiên liệu. Điều phức tạp hơn ở đây là, cơ thể là một “động cơ sống”, nên nhiên liệu dành cho nó không đơn giản chút nào. Trẻ con lớn lên và phát triển bình thường, hoặc có thể phải chịu đựng vấn đề sức khỏe nào đó đôi khi kéo dài suốt đời, chỉ vì cha mẹ không có đủ những hiểu biết về dinh dưỡng. Bác sĩ điều trị cho nhiều bệnh nhân cùng một bệnh như nhau, nhưng một số bệnh nhân có thể có kết quả điều trị khả quan hơn những người khác, nhờ kết hợp chế độ dinh dưỡng thích hợp. Thật không may là, chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt, còn thì các bác sĩ không can thiệp nhiều vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bạn – thường chỉ là những lời khuyên rất hạn chế. Vì thế, bạn cần phải tự trang bị cho mình những hiểu biết nhất định về dinh dưỡng. Những hiểu biết chung về vitamin và khoáng chất, cũng như các thành phần chính trong khẩu phần, ngày nay đã trở thành khá phổ biến cho hết thảy mọi người, vì ngay ở học đường chúng ta đã được trang bị khá đầy đủ. Tuy nhiên, một số vấn đề đòi hỏi chúng ta cần tìm hiểu sâu hơn và cập nhật hơn, vì nó liên quan đến khả năng sống khỏe mạnh của mỗi người. Có hai vấn đề bạn cần biết nhiều hơn. Vấn đề thứ nhất là chất béo. Cơ thể hấp thụ và tích lũy chất béo lại ở dạng mỡ như một dạng năng lượng dành cho hoạt động của các bắp thịt và các cơ quan. Bạn có thể tưởng tượng giống như có nhiều dạng nhiên liệu khác nhau bạn có thể cho vào xe gắn máy của bạn: xăng loại một, xăng loại hai Các dạng chất béo bạn đưa vào cơ thể cũng tương tự như vậy. Có thể tạm chia ít nhất là hai loại. Loại chất béo đã bão hòa và loại chất béo không bão hòa. Sự khác biệt giữa hai loại chất béo này chính là cách sắp xếp khác nhau của các phân tử. Loại chất béo không bão hòa là loại mà cơ thể dễ hấp thụ nhất. Loại này dễ dàng nhận ra qua đặc điểm là chúng thường ở dạng lỏng. Các dạng dầu, mỡ mà bạn không thấy đóng cứng lại khi để lâu. Ngược lại, chất béo bão hòa là loại mà cơ thể rất khó hấp thụ. Đặc điểm của chúng là thường luôn ở dạng đông lại, ngay cả ở nhiệt độ trung bình trong phòng. Trong loại này bao gồm hầu hết các chế phẩm bằng mỡ động vật, bơ và các loại dầu ăn mà bạn thấy đông lại khi để lâu. Vấn đề thứ hai là cholesterol. Cholesterol là một chất được tạo thành hoàn toàn bởi các tế bào trong cơ thể động vật. Cơ thể chúng ta cần một lượng nhỏ cholesterol, nhưng trong điều kiện thông thường thì cơ thể có khả năng tự sản sinh ra lượng cholesterol cần thiết đó. Thực vật không có khả năng tạo ra cholesterol trong tế bào. Vì thế, tất cả nguồn cung ứng cholesterol dĩ nhiên là có được từ động vật, như trứng, thịt, sữa Vấn đề ở đây là, có thể bạn đã biết những tai hại của cholesterol và rất muốn tránh xa chất này, nhưng bạn lại không thể sẵn lòng từ bỏ tất cả thực phẩm từ thịt động vật hoặc các chế phẩm từ sữa. Bởi vì thực phẩm loại này ngoài cholesterol ra còn chứa rất nhiều dinh dưỡng cần thiết khác. Vì vậy, tốt nhất là bạn phải hiểu rõ loại thực phẩm nào mà bạn đang sử dụng. Các loại thịt càng có nhiều mỡ thì càng chứa nhiều cholesterol. Các loại thịt bò, thịt heo thuộc nhóm này. Thịt gia cầm như gà, vịt thuộc nhóm chứa ít cholesterol hơn, và các loại cá có ít cholesterol nhất. Tuy nhiên, lượng cholesterol trong máu quá thấp cũng dẫn đến những nguy cơ khác. Những người có hàm lượng cholesterol thấp dưới 16 phần ngàn có tỷ lệ mắc các bệnh như ung thư, đột quỵ hoặc thậm chí đột ngột tử vong cao hơn người bình thường. Các cuộc nghiên cứu mới đây đưa ra tính toán rằng, ở những người có lượng cholesterol thấp dưới 16 phần ngàn, tử
- vong do những nguyên nhân khác đã vượt lên cao hơn nhiều so với việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các loại cá là nguồn đạm tốt hơn thịt, vì chúng chẳng những ít cholesterol, mà cũng ít chất béo hơn nữa. Nhưng nguồn cung cấp cá thường không được kiểm soát kỹ như các nguồn cung cấp thịt. Trong khi người ta có thể kiểm soát dịch bệnh và các điều kiện vệ sinh thực phẩm đối với tất cả các lò mổ thịt, thì không ai có thể kiểm soát được nguồn cung cấp cá từ đại dương cũng như tất cả các sông ngòi, kênh rạch. Cá biển đôi khi lẫn những loại cá lạ gây ngộ độc, hoặc thậm chí khả năng ngộ độc là do những thứ mà chúng đã ăn vào, đặc biệt là khi đánh bắt ở những vùng biển bị ô nhiễm. Cá được đánh bắt ở những kênh rạch hoặc ao hồ có độ ô nhiễm cao cũng có khả năng gây nhiễm độc cho người ăn. Hiện nay, khuynh hướng thay thế nguồn đạm động vật bằng đạm thực vật ngày càng được khuyến khích hơn. Nhiều người theo chế độ ăn chay không chỉ thuần vì lý do tín ngưỡng như trước đây, mà còn là thực sự vì quan tâm đến sức khỏe. Chế độ ăn chay loại trừ rất nhiều nguy cơ cho cơ thể bạn, nhưng cũng cần lưu ý một số yếu tố. Trong chế độ ăn chay, bạn cần đặc biệt quan tâm đến vitamin B12, vitamin D, các khoáng chất như calcium, sắt và một hàm lượng đạm thích hợp. Nếu bạn biết chú ý cân đối, các yếu tố này hoàn toàn có thể có được đầy đủ trong chế độ ăn chay, nhưng chúng thường bị thiếu hụt nếu bạn không quan tâm đến. Nếu bạn không phải là người ăn chay vì lý do tín ngưỡng, hãy thử chế độ ăn chay xen kẽ với chế độ ăn thông thường của bạn. Bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt khi tăng thêm lượng rau cải và đạm thực vật thay vì là những bữa ăn nặng nề đầy các loại thịt động vật, và bạn sẽ tự cảm nhận được cảm giác dễ chịu trong dạ dày khi không phải tiêu hóa quá nhiều thịt cá sau bữa ăn. Và quan trọng hơn hết, bạn đã tự giảm bớt được mối lo ngại về tăng cholesterol trong máu, một hiện tượng dẫn đến các bệnh về tim mạch. Nguy cơ thiếu dinh dưỡng cho những người lớn tuổi Một cuộc nghiên cứu gan đây cho thấy ngày càng có nhiều số người lớn tuổi đã về hưu có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến nhiều chứng bệnh khác nhau và thậm chí rút ngắn tuổi thọ. Điều đáng chú ý ở đây là, sự thiếu hụt dinh dưỡng không phải do không đủ thức ăn, mà là do họ không muốn ăn nhiều như trước đây nữa. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thực tế này. Những người lớn tuổi và về hưu bắt đầu thay đổi cuộc sống khá đột ngột. Họ không còn những quan hệ xã hội rộng rãi như trước. Và đáng ngại nhất là với những gia đình mà con cái bận rộn công việc bên ngoài không có nhiều thời gian dành cho họ. Thậm chí, nhiều người còn phải sống tuổi già của mình một cách cô đơn, xa hẳn con cái. Những chăm sóc về vật chất không thể bù đắp được sự thiếu hụt về tình cảm của họ. Họ không còn những bữa ăn vui vẻ chia sẻ với nhiều người như trước đây. Và những người rơi vào trường hợp đó không còn cảm thấy ngon miệng, không có nhu cầu ăn nhiều nữa. Nhiều người chỉ muốn ăn qua loa một món nào đó cho qua bữa, không còn quan tâm nhiều đến việc chuẩn bị một bữa ăn tươm tất như trước đây. Một nguyên nhân khác nữa là sự suy yếu do tuổi già. Khả năng hấp thụ dinh dưỡng cũng như khả năng tiêu hóa của họ không còn như trước. Họ thực sự cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt hơn, dễ tiêu hóa hơn, ngon miệng hơn và giàu dinh dưỡng hơn. Thế nhưng rất ít người quan tâm đến điều này. Và kết quả là tiến trình của sự già yếu càng được thúc đẩy nhanh chóng hơn nữa do sự thiếu hụt về dinh dưỡng. Những người già phải tự nấu ăn thì càng kém may mắn hơn. Họ không còn đủ sự linh hoạt như trước đây nữa nên sẽ chọn ăn những món thật đơn giản, khô khan, thay vì phải khó nhọc hàng nhiều giờ để chuẩn bị một bữa ăn tươm tất. Và như vậy đương nhiên dẫn đến thiếu hụt về dinh dưỡng. Một nguyên nhân thường gặp nữa là khó khăn của người già trong việc ăn uống. Răng yếu,
- răng rụng, đau răng là những nguyên nhân trực tiếp khiến họ không còn thích thú trong bữa ăn. Một số khác thay đổi về vị giác, khứu giác nên không còn cảm nhận tốt mùi vị của món ăn. Một số thuốc điều trị bệnh – mà người già lại rất thường có bệnh – gây phản ứng phụ làm mất đi cảm giác thèm ăn, gây buồn nôn hoặc khô miệng, khô lưỡi và khiến cho người già càng lười ăn. Dinh dưỡng cho người già vì thế rõ ràng là một vấn đề mà xã hội cần phải quan tâm hơn nữa. Thức ăn trị bệnh ung thư Ngoài việc cung cấp dinh dưỡng theo nhu cầu thông thường của chúng ta, các loại thực phẩm này còn được đặc biệt chú ý để sử dụng như một phương tiện điều trị bệnh nữa. Trị bệnh bằng cách sử dụng những thứ mà bạn ăn vào sẽ mang lại một hiệu quả hoàn toàn tự nhiên, ít có những tác dụng phụ như dùng thuốc. Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế, nhưng các nhà nghiên cứu hy vọng rằng sẽ ngày càng hiểu biết nhiều hơn về lãnh vực này. Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ kết hợp với nhiều nhà nghiên cứu độc lập, cùng với Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đang phối hợp nghiên cứu tính năng trị ung thư của một số loại thức ăn thông thường, nhắm đến việc đưa chúng vào trong chế độ ăn đặc biệt nhằm điều trị cho bệnh nhân. Bước đầu, các nhà nghiên cứu đang tập trung nghiên cứu những chất chiết xuất từ trái cây họ cam quýt, củ tỏi, đậu nành và một số loại rau củ khác như cà-rốt, củ cải, rau mùi tây, cần tây Hiệu qua chống ung thư của củ tỏi đang được xem xét rất kỹ lưỡng. Trong thực tế, các nhà nghiên cứu ở Trung tâm Y khoa thuộc đại học Nebraska đang nghiên cứu phương thức mà củ tỏi tác động vào phản ứng của cơ thể đối với acetaminophen, hoạt chất rất phổ biến trong các loại thuốc giảm đau thông dụng. Lý do khiến các nhà nghiên cứu tiến hành việc nghiên cứu phương thức mà củ tỏi tác động với acetaminophen là bởi vì, cơ thể thực hiện tiến trình xử lý các tác nhân gây ung thư theo cùng một cách như xử lý lượng acetaminophen đưa vào cơ thể. Các nhà nghiên cứu hy vọng là, bằng vào việc hiểu rõ cách tác động của củ tỏi đối với acetaminophen, người ta sẽ có thể hiểu được cách mà củ tỏi tác động đến các tác nhân gây ung thư. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu tin là củ tỏi có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh ung thư. Qua các trường hợp thử nghiệm trên động vật, củ tỏi ngăn chặn sự phát triển của các dạng ung thư ruột, ung thư thực quản và ung thư da. Một điều có lợi nữa khi ăn tỏi là, nó giúp giảm thấp hàm lượng cholesterol trong máu. Các nghiên cứu gần đây cho thấy là củ tỏi có thể giúp làm giảm đến 12% mức cholesterol. Với các nghiên cứu theo hướng này, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ tiến đến việc sản xuất ra những loại thực phẩm hỗn hợp đặc biệt có thể giúp chống lại bệnh ung thư cho nhiều người. b. Những điều nên làm – Hạn chế ăn các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ. Thay vì rán thịt trong chảo, bạn có thể thay đổi bằng cách nướng trên bếp lò, một số mỡ sẽ tan ra và chảy bớt đi. – Chọn các loại thịt ít mỡ. Thịt gà, vịt và các loại cá sẽ có lợi hơn các loại thịt nhiều mỡ. – Ăn nhiều cá và các món hải sản tốt hơn các loại thịt. Nên chế biến đơn giản, như luộc, nấu canh thay vì là chiên xào với nhiều dầu mỡ. – Khi mua cá, chỉ chọn những loại cá quen thuộc và còn tươi. Ngộ độc cá biển khi ăn phải các loại cá lạ là điều rất thường xảy ra. Một vài loại cá đã được biết thường gây ngộ độc như cá nóc chẳng hạn, cần phải tránh xa. – Không ăn các loại thức ăn đã có dấu hiệu ôi thiu. Bạn có thể tiếc rẻ khi bỏ chúng đi, nhưng những gì bạn phải bỏ ra khi ăn chúng vào có thể còn nhiều hơn thế nữa. – Nên giới hạn lượng thịt cá bạn ăn mỗi ngày, tăng thêm lượng rau, củ, quả Nếu có thể được, thay thế nguồn đạm từ thịt cá bằng các loại đậu xanh, đậu nành sẽ an toàn hơn nhiều. Các thức ăn chế biến từ đậu nành như tàu hủ ky, đậu phụ có thể cung cấp lượng đạm không
- thua gì thịt, cá. – Tập thói quen ăn nhiều các loại rau cải. Ngoài hàm lượng dinh dưỡng tự nhiên dễ hấp thụ được đưa vào cơ thể, thức ăn nhiều rau cải còn có khả năng giúp phòng tránh được rất nhiều chứng bệnh về điều tiêu hóa cũng như các bệnh tim mạch. – Nếu bạn quyết định ăn chay, chú ý nhiều đến lượng đạm từ các cây họ đậu và các loại vitamin B12, vitamin D. Chế độ ăn chay thường rất dồi dào các loại vitamin khác, nhưng dễ thiếu hụt 2 loại vitamin này. Ngoài ra cũng phải chú ý đến các khoáng chất như calcium và sắt. – Chế độ dinh dưỡng dành cho người già, trẻ con và phụ nữ có thai phải được đặc biệt chú ý. Người già có sức hấp thụ kém, trẻ con cần phát triển, và phụ nữ có thai cần lượng dinh dưỡng gấp đôi mức thông thường. – Nếu có thể, không nên bỏ qua bữa ăn sáng. Bạn có thể ăn bữa sáng đơn giản hơn bữa ăn trưa, và ăn bữa tối với những thức ăn nhẹ, dễ tiêu. Nhưng không ăn sáng tạo nhiều bất lợi cho cơ thể. – Nếu có người già trong nhà, tốt nhất là hãy theo dõi khẩu phần ăn của họ bằng vào lượng dinh dưỡng cần thiết. Người già rất cần một chế độ ăn đặc biệt nhằm đảm bảo đủ dinh dưỡng để sống khỏe mạnh. – Khi cần đến các loại vitamin, bạn có thể tham khảo nhanh một vài hướng dẫn sau: _ Vitamin A thường có nhiều trong lòng đỏ trứng, dầu gan cá và các loại rau lá xanh hoặc lá vàng. _ Dùng vitamin dạng viên uống quá liều có thể gây rụng tóc hoặc bong vảy trên da. _ Vitamin E thường có nhiều trong các loại dầu thực vật, mộng ngũ cốc, lòng đỏ trứng, rau xanh và các loại cây họ đậu. _ Vitamin C thường có nhiều trong các loại trái cây họ cam quýt, cà chua, cải bắp _ Người hút thuốc lá thường bị giảm thấp trong máu vitamin C và carotene. 28. RỐI LOẠN ĐỘ ĐƯỜNG TRONG MÁU a. Kiến thức chung Rối loạn độ đường trong máu có nghĩa là lượng đường trong máu, hay glucose, không giữ ở mức bình thường mà lên cao hơn hoặc xuống thấp. Hiện tượng này có khi chỉ gây khó chịu đôi chút cho một số người, nhưng lại có thể là vô cùng nghiêm trọng ở một số người khác. Cảm giác chóng mặt, run rẩy là triệu chứng giảm thấp glucose trong máu, được gọi với tên là hypoglycemia, có thể phát triển do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân rất nghiêm trọng, và một số nguyên nhân khác không quan trọng lắm. Tuy nhiên, hypoglycemia thường gây khó chịu, và đôi khi cũng rất nguy hiểm. Ngược lại với triệu chứng này là hyperglycemia, tức là khi mà glucose trong máu quá cao, hay nói khác đi là có quá nhiều đường trong máu. Bởi vì nguồn năng lượng duy nhất cung ứng cho bộ não là glucose, nên sự thiếu hụt glucose nghiêm trọng có thể rất nguy hiểm. Và nếu tiếp tục kéo dài có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, điều rất may mắn là hầu hết mọi người chỉ cần một số hiểu biết đúng đắn là sẽ có thể kiểm soát được nồng độ glucose trong máu của mình một cách tự nhiên. Chỉ cần một vài thay đổi đơn giản trong chế độ ăn uống và thói quen mà thôi. Tùy theo nguyên nhân, các rối loạn glucose được chia ra nhiều loại khác nhau. Sau khi chúng ta ăn vào, một cơ thể khỏe mạnh bình thường sẽ tiết ra một lượng insulin để giúp hấp thụ glucose vào các cơ bắp. Có một số người bị bệnh tiểu đường cần phải sử dụng lượng insulin từ bên ngoài đưa vào. Khi lượng insulin được đưa vào quá nhiều, lượng glucose trong máu sẽ giảm xuống rất thấp, và các dấu hiệu của hypoglycema xuất hiện. Với những bệnh nhân tiểu đường loại này, đôi khi triệu chứng hypoglycemia cũng xuất hiện
- do ăn quá ít thức ăn, hoặc do sự luyện tập quá căng thẳng, làm cho mức cân bằng giữa glucose và insulin bị rối loạn. Bệnh nhân tiểu đường loại này vì thế nên tiếp xúc với một nhóm các chuyên gia y tế để học biết cách phòng ngừa hypoglycema. Bệnh nhân cần phải biết về một số thuốc, cũng như các loại rượu bia, có thể thúc đẩy khả năng phát triển hypoglycema hoặc làm giảm mất khả năng phát hiện các dấu hiệu của hypoglycema. Một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến cách hấp thụ insulin của cơ thể. Ví dụ như, nếu bạn phải sử dụng insulin từ ngoài đưa vào cơ thể trong thời gian càng lâu dài, thì khả năng phát triển hypoglycema càng cao hơn. Các chuyên gia y tế thích hợp sẽ giúp bạn biết cách loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sự hấp thụ insulin của cơ thể. Trẻ con cũng có thể có những rối loạn do di truyền từ cha mẹ. Trong trường hợp này, người thầy thuốc có thể loại bỏ trước được các yếu tố sẽ dẫn đến hypoglycema. Một số người phát sinh triệu chứng của hypoglycema sau khi ăn quá no. Hình thức này được gọi là reactive hypoglycema. Với những bệnh nhân loại này, thường sẽ có quá nhiều insulin được tạo ra trong cơ thể sau khi ăn quá nhiều. Vì thế, lượng glucose trong máu khi ấy sẽ giảm xuống thấp hơn nhiều so với mức độ thông thường, gây ra hypoglycema. Điều này có thể khắc phục bằng cách chia ra nhiều bữa ăn trong ngày, ăn nhiều lần và mỗi lần không ăn quá nhiều. Một số bệnh nhân khác cũng có hiện tượng phát triển bệnh tương tự như vậy, nghĩa là sau khi ăn. Nhưng nguyên nhân là do họ đã qua phẫu thuật cắt bỏ một phần bao tử. Bởi vì bao tử họ không còn nguyên vẹn, nên tiến trình chuyển hóa thức ăn qua bao tử đến ruột non xảy ra nhanh hơn bình thường, khiến cho máu hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn quá nhanh. Khi đó, lượng đường trong máu tăng lên rất nhanh. Tiếp theo đó là sự gia tăng lượng insulin, và dẫn đến giảm đột ngột glucose trong máu. Với bệnh nhân loại này, biện pháp cần áp dụng vẫn là ăn nhiều bữa ăn nhỏ thay vì ăn quá nhiều trong một bữa. Một số các nguyên nhân khác nữa cũng dẫn đến hypoglycema. Các nguyên nhân này thường được xem là nghiêm trọng hơn: _ Tuyến thượng thận không bình thường. _ Nghiện rượu. _ Thương tổn nặng nề ở gan _ Các khối u đặc biệt _ Nhịn ăn quá lâu Việc xác định đúng nguyên nhân dẫn đến hypoglycema là một yếu tố rất quan trọng trong điều trị cũng như có được những giải pháp thích hợp trong việc điều chỉnh môi trường sống và các chế độ sinh hoạt. Một thức ăn đơn giản Một nghiên cứu gần đây được tường thuật trên tờ The American Journal of Clinical Nutrition cho thấy tác động của bột bắp xay nhuyễn trong một số trường hợp hypoglycema. Các bệnh nhân có phản ứng tích cực với loại thức ăn đơn giản này là những người thường xảy ra triệu chứng hypoglycema chừng vài giờ sau khi ăn xong, cũng như một số trường hợp trẻ em có rối loạn do di truyền. Cơ chế tác động của loại thức ăn này là duy trì mức glucose trong máu ở nồng độ bình thường, bởi vì chúng thuộc dạng tinh bột hấp thụ chậm. Các nhà nghiên cứu đạt kết quả tốt nhất khi trộn lẫn bột bắp với một dung dịch soda không có đường. Trong khi đó, bột bắp mang nấu chín dường như không có tác dụng. Các triệu chứng để nhận biết hypoglycema Bạn có thể có một số trong những triệu chứng sau đây: _ Cảm giác run rẩy, bồn chồn lo lắng, có thể thấy đói nhiều. _ Cảm giác run rẩy bùng phát mạnh và mồ hôi toát ra nhiều trong khi cơ thể lạnh. _ Tim đập rất nhanh hoặc dồn dập từng chặp không đều. _ Mệt lả người hoặc choáng váng, xây xẩm.
- _ Cảm thấy khó chịu, bực dọc, không thể tập trung tư tưởng. _ Cơn đau đầu không rõ nguyên nhân. _ Bàn tay, bàn chân hay phần đầu bỗng run lên từng hồi không thể tự kiềm chế được. _ Đột nhiên giảm thị lực, không thể nhìn mọi vật một cách rõ ràng. _ Đầu óc bỗng nhiên cảm thấy lẫn lộn, hoặc có những hành vi, cử chỉ khác lạ. _ Nếu hypoglycema xảy ra vào ban đêm, có thể sẽ thấy ác mộng, hoặc cảm thấy bồn chồn khó ngủ, tim đập mạnh một cách nặng nề và thức dậy với cơn đau đầu. _ Khi bệnh phát triển lâu ngày, có thể dẫn đến bất tỉnh. Nếu không được điều trị, hypoglycema có thể dẫn đến những trường hợp nguy kịch hơn như tai biến mạch máu, hôn mê hoặc thậm chí tử vong. b. Những điều nên làm – Mặc dù việc điều trị hypoglycema chủ yếu là bằng vào điều chỉnh chế độ ăn uống và các thói quen sinh hoạt của cá nhân, nhưng người bệnh không thể tự quyết định mà nhất thiết phải có sự hướng dẫn và theo dõi sát của bác sĩ chuyên khoa. – Điều trị hypoglycema cần sự nỗ lực của gia đình và bản thân, tuân thủ đúng những yêu cầu mà bác sĩ điều trị đặt ra. – Nên chú ý đến các biện pháp tăng đường máu cấp thời khi xảy ra hypoglycema. Thường thì bác sĩ điều trị sẽ hướng dẫn bệnh nhân rất kỹ về điều này. Tuy nhiên, trong những trường hợp bất ngờ, có thể cho bệnh nhân dùng ngay một trong những thứ sau đây: _ Viên uống glucose hay dextrose _ Nước ngọt không có ga _ Váng sữa _ Mật ong hay đường _ Nước ép trái cây, như cam, táo 29. CHẾ ĐỘ ĂN KHI ĐANG DÙNG THUỐC a. Kiến thức chung Đa số trong chúng ta, sau khi đi khám bác sĩ và nhận được một toa thuốc điều trị cho căn bệnh của mình, đều nghĩ rằng việc còn lại chỉ đơn giản là uống thuốc. Tuy nhiên, thực tế vấn đề lại không quá đơn giản đến như thế. Việc sử dụng thuốc đòi hỏi tuân thủ thêm nhiều hướng dẫn cặn kẽ cho mỗi loại thuốc mà một số bác sĩ đôi khi vì quá đông bệnh nhân nên có thể lơ là bỏ qua. Hiệu quả của một loại thuốc thường phụ thuộc rất nhiều vào phương thức mà bạn sử dụng nó. Có loại cần phải uống với thật nhiều nước lọc. Có loại phải uống với nước ấm. Một số cần uống khi bụng no và một số khác phải uống khi bụng đang đói. Theo sát những hướng dẫn thích hợp cho từng loại là cách tốt nhất để phát huy hết tác dụng của thuốc. Dùng thuốc không đúng theo hướng dẫn có thể làm giảm hiệu quả thuốc nhiều hoặc ít, hoặc cũng có khi khiến cho thuốc không mang lại tác dụng gì cả. Điều quan trọng hơn nữa là chế độ ăn uống khi đang dùng thuốc. Có thể nói một cách hoàn toàn chính xác rằng, những thức ăn uống hàng ngày của bạn có thể làm tăng hay giảm hiệu quả dùng thuốc, thậm chí đôi khi dẫn đến những vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Một nghiên cứu gần đây cho thấy nước ép quả nho sử dụng làm nước uống đã ảnh hưởng như thế nào đến các loại thuốc điều trị cao huyết áp. Tiến sĩ David Bailey của trường đại học Western Ontoria tiến hành một cuộc thử nghiệm với 6 bệnh nhân có huyết áp cao đang điều trị. Cả 6 bệnh nhân này đều được điều trị với một loại thuốc tên là felodipine. Tuy nhiên, có
- người được uống với nước lọc, có người uống với nước cam vắt, và có người uống với nước ép quả nho. Kết quả thử nghiệm đã gây ngạc nhiên bất ngờ cho các nhà nghiên cứu. Hiệu quả tác động của thuốc đối với các bệnh nhân uống nước ép quả nho là làm giảm 20% huyết áp. Trong khi đó, những người uống thuốc với nước lọc chỉ giảm 10% huyết áp. Những người uống thuốc với nước cam không thấy thay đổi gì cả. Các nhà nghiên cứu cho rằng, bằng cách nào đó, nước ép quả nho giúp gia tăng mức độ hấp thụ của cơ thể đối với loại thuốc này. Một vài người trong số tham gia thử nghiệm có những tác dụng phụ thường gặp với các loại thuốc điều trị cao huyết áp, như hơi nhức đầu, da mặt ửng đỏ hoặc choáng váng. Những tác dụng phụ này có vẻ như xảy ra nhiều hơn khi dùng thuốc với nước ép quả nho. Thử nghiệm như trên sau đó được lặp lại tương tự với một loại thuốc điều trị cao huyết áp khác có tên là nifedipine, vốn cũng có tác dụng hạ huyết áp. Lần này, các nhà nghiên cứu không sử dụng nước cam vắt. Lần này, không có khác biệt giữa những bệnh nhân uống thuốc với nước lọc và nước ép quả nho. Điều này có nghĩa là, không phải tất cả các loại thuốc đều chịu tác động của nước ép quả nho. Một kết quả nghiên cứu đáng ngạc nhiên khác cho thấy tác động của hai loại thuốc điều trị các vết loét là cimetidine (Tagamet) và ranitidine (Zantac) trong việc làm gia tăng nồng độ cồn trong máu. Cimetidine và ranitidine thuộc nhóm thuốc có tác dụng ức chế phản ứng của một loại acid trong dạ dày được biết với tên là gastric alcohol dehydrogenase. Làm giảm hoạt tính của loại acid này giúp điều trị tốt các vết loét. Tuy nhiên, tác dụng kèm theo của thuốc là làm tăng thêm lượng cồn hòa tan vào trong máu. Để cụ thể hóa lý thuyết này, các nhà khoa học tiến hành thử nghiệm trên 20 người đàn ông khỏe mạnh, ở độ tuổi từ 24 đến 46. Tất cả những người tham gia thử nghiệm trước hết được dùng một bữa điểm tâm thông thường kèm theo với nước cam vắt pha vào một lượng cồn tương đương với 1,5 ly rượu vang. Sau đó, các nhà khoa học đo nồng độ cồn trong máu của từng người, ghi nhận lại để làm mức đối chiếu. Trong vòng một tuần lễ tiếp theo, 8 người trong nhóm được cho uống 300 miligam ranitidine mỗi ngày, 6 người khác uống 1.000 miligam cimetidine mỗi ngày, và 6 người còn lại dùng một loại thuốc khác. Qua hết tuần lễ thử nghiệm, cả nhóm được cho uống lượng nước cam vắt pha rượu tương đương như vào đầu cuộc thử nghiệm. Sau đó, các nhà khoa học tiến hành đo nồng độ cồn trong máu của từng người và mang ra so sánh với mức đối chiếu trước đó. Những người uống ranitidine có độ cồn trong máu tăng 34%. Những người dùng cimetidine có độ gia tăng đáng kinh ngạc: 92%. Trong khi đó, nhóm sử dụng loại thuốc thứ ba không có thay đổi đáng kể. Như vậy, ranitidine và cimetidine có tác dụng làm tăng cao độ cồn trong máu, ngay cả khi bạn chỉ uống vào một lượng rượu rất ít. Vì thế, những người đang điều trị bằng hai loại thuốc này có thể bất ngờ chịu những tác dụng nặng nề của rượu không giống như lúc bình thường. Sự tăng cao độ cồn trong máu có thể ảnh hưởng đến mức độ tỉnh táo của bệnh nhân và nhiều tác hại khác. b. Những điều nên làm Khi bạn đang dùng một loại thuốc nào đó, có thể tham khảo các hướng dẫn chung cho cac nhóm thuốc như sau đây: – Nhóm thuốc kháng acid. Nhóm này có công dụng trung hòa độ acid, được dùng trong điều trị các bệnh về tiêu hóa, dạ dày với các biệt dược nổi tiếng như Alka-Seltzer, Maalox, Mylanta,
- Gaviscon, Soda Mints và Riopan. Khi đang dùng các loại thuốc thuộc nhóm này, bạn không nên ăn uống các thứ nước ép trái cây, soda và rượu vang. Giảm tối đa lượng cà phê và hạn chế ăn sô-cô-la. – Nhóm thuốc chống đau khớp. Nhóm này có công dụng làm giảm sự tích tụ các tinh thể urate nơi các khớp xương, gây ra một trong các dạng đau khớp. Thuốc loại này cũng giúp làm giảm lượng uric acid trong máu, vì khi lượng uric acid trong máu cao sẽ dẫn đến tích tụ các tinh thể urate nơi khớp xương. Tên biệt dược quen thuộc trong nhóm này là Probenecid. Khi dùng thuốc này tránh uống cà phê, trà, soda và các loại rượu bia. Tránh không ăn các loại như cá trích, cá trồng, gan và thận động vật cũng như các loại thịt chế biến sẵn. Nguyên nhân là vì các loại thức ăn này làm tăng cao độ đạm trong máu. – Nhóm thuốc kháng histamin. Nhóm này thường được dùng để giảm nhẹ các triệu chứng của cảm lạnh và các triệu chứng dị ứng khác, với các biệt dược thường gặp là Benadryl, Nytol và Actifed. Tránh không uống nhiều sữa hoặc ăn thức ăn có bơ, sữa. Ăn nhiều các loại rau cải, ngũ cốc, loại trừ bắp và đậu lăng. Tránh các loại trái cây, trừ ra có thể ăn mận hoặc mận khô. – Nhóm thuốc aspirin. Nhóm thuốc thông dụng nhất dùng để giảm đau đầu, hạ nhiệt hoặc giảm đau do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các loại biệt dược khác nhau thuộc nhóm này có thể kể đến là Bufferin, Anacin, Excedrin và Midol. Dùng thuốc loại này không đòi hỏi hạn chế các món ăn, nhưng phải nhớ đừng uống thuốc khi bụng đói. Nên ăn nhẹ hoặc dùng một ly sữa trước khi uống thuốc. Aspirin có thể gây khó chịu cho dạ dày nếu bạn uống vào lúc đói. – Nhóm thuốc chứa cimetidine. Thường dùng trong điều trị các vết loét bao tử. Biệt dược nổi tiếng nhất là Tagamet. Dùng thuốc này không được uống các loại rượu bia và thức uống có ca cao, cà phê. Không ăn các loại gia vị mạnh như tiêu, ớt – Nhóm thuốc giảm ho có chứa codeine. Nhóm thuốc này rất đa dạng. Thường được dùng để giảm đau nhẹ và kiềm chế bớt các cơn ho. Các bác sĩ cũng rất thường cho kèm một dạng aspirin với codeine, hoặc các loại sy-rô ho có chứa codeine. Khi đang dùng thuốc này tránh ăn các loại thịt nướng và cải bắp. – Nhóm thuốc bronchodilator. Nhóm thuốc này có các hiệu như Albuterol, Ephedrin, Epinephrine, và Terbutaline. Những người có bệnh đường hô hấp thường phải dùng đến nhóm thuốc này để giúp làm sạch đường dẫn không khí vào phổi. Các chứng viêm phổi hay phế quản cũng nhờ đến loại thuốc này để giúp dễ thở hơn. Cơ chế hoạt động của các loại thuốc thuộc nhóm này là kích thích hệ thần kinh. Vì thế, khi dùng thuốc bạn cần phải tránh không dùng các thức ăn uống có cùng tác dụng, chẳng hạn như cà phê, sô-cô-la. – Nhóm thuốc corticosteroid. Nhóm thuốc này được dùng cho khá nhiều mục đích khác nhau, nhưng thông dụng nhất là giảm sưng đau do nhiễm trùng. Biệt dược nổi tiếng nhất trong nhóm này là Prednisone. Khi dùng thuốc thuộc nhóm này tránh ăn các loại pho-mát chế biến và thức ăn đóng hộp, dưa cải, cá trích. – Nhóm thuốc digoxin. Đây là nhóm thuốc quan trọng dùng trong việc điều hòa nhịp tim. Các hiệu thuốc trong nhóm này thường gặp nhất là Inderal và Lanoxin. Bạn phải tránh dùng các thức uống có pha nhiều cà phê khi đang dùng thuốc loại này, và không uống sữa cũng như không dùng các chế phẩm từ sữa trong vòng ít nhất là 2 giờ trước khi uống thuốc, và 2 giờ nữa sau khi uống thuốc. – Nhóm thuốc diuretic. Nhóm thuốc này lợi tiểu, được dùng để giúp cơ thể loại trừ lượng nước thừa, ví dụ nơi các vết sưng phồng, bụng ách nước Nhiều người bị cao huyết áp cũng dùng thuốc này để làm giảm huyết áp. Các loại thường gặp trong nhóm này là Lasix, Diuril, Hygroton, HydroDIURIL, Esidrix, Oretic, Lozol, Enduron, Zaroxolin, Diulo, Mykrox và Renese. Khi dùng thuốc thuộc nhóm này, bạn phải ăn các thức ăn giàu potassium, chẳng hạn như cà chua, chuối, bơ đậu phộng, hạt hạnh nhân, hạt hướng dương, măng tây, các loại trái cây, rau cải, các loại đậu, thịt, sữa. Thường thì bác sĩ sẽ cho dùng kèm thuốc này với potassium, bạn có thể hỏi thêm về nhu cầu potassium bạn cần có trong thức ăn. Tuy nhiên, có một số thuốc khác đặc biệt hơn cũng thuộc nhóm này, được gọi là potassium- sparing diuretic. Một số biệt dược loại này là Midamor, Aldactone và Dyrenium. Nếu bạn dùng
- những thuốc này, bạn không được dùng thêm thức ăn chứa potassium, vì có thể gây ra hiện tượng gọi là hyperkalemia, khi có quá nhiều potassium trong máu. Bạn cần hỏi kỹ bác sĩ điều trị xem mình đang dùng thuốc diuretic thuộc loại nào. – Nhóm thuốc kháng sinh erythromycin. Đây là một trong các nhóm kháng sinh thông dụng nhất được các bác sĩ chỉ định để chống rất nhiều bệnh nhiễm trùng. Sau khi uống thuốc loại này trong vòng một giờ, không được uống bất cứ loại thức uống nào có độ acid cao, chẳng hạn như nước cam vắt, nước chanh, soda, rượu vang – Nhóm thuốc estrogen. Đây là loại thuốc được dùng thay thế cho một nội tiết tố của cơ thể. Nhóm thuốc này được dùng để giảm bớt những cơn nóng và đổ mồ hôi về đêm của phụ nữ khi có kinh. Thuốc cũng được dùng để ngăn ngừa chứng loãng xương. Một hiệu thuốc thông dụng nhất thuộc nhóm này là Premarin. Phụ nữ khi dùng thuốc này cần phải giảm lượng muối ăn trong khẩu phần, và không được hút thuốc lá. – Nhóm thuốc laxative. Thuốc nhóm này được dùng khá rộng rãi để nhuận tràng, chống táo bón, đôi khi không cần toa bác sĩ, chẳng hạn như các hiệu Ex-Lax hay Correctol. Tuy nhiên, chú ý tránh lạm dụng thuốc quá liều quy định. Khi dùng quá liều các loại thuốc thuộc nhóm này, có thể dẫn đến thiếu hụt các loại vitamin và khoáng chất. Khi dùng thuốc, không được uống sữa hoặc dùng các chế phẩm từ sữa, cũng như các loại thuốc kháng acid ít nhất là trong vòng một giờ. – Nhóm thuốc nitroglycerin. Đây là nhóm thuốc nổi tiếng được dùng để giảm triệu chứng đau thắt ngực. Khi uống thuốc thuộc loại này cần tránh các thức ăn có nhiều muối, như các loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc đóng hộp. Không uống các loại rượu, bia. – Nhóm thuốc thyroid hormone. Nhóm thuốc này dùng thay thế nội tiết tố do tuyến giáp tiết ra khi hoạt động của tuyến này bị yếu đi trong một hội chứng gọi là hypothyroidism. Khi dùng thuốc loại này tránh ăn nhiều các loại cải bắp, súp lơ, cải xoăn, củ cải, cà-rốt, các loại đậu và các món chế biến từ đậu nành. 30. CHỐNG DỊ ỨNG a. Kiến thức chung Dị ứng là trường hợp cơ thể có những phản ứng nhất định nào đó đối với một hoặc nhiều tác nhân trong môi trường. Những phản ứng này khác nhau ở mỗi người, mỗi trường hợp. Dị ứng gây cho bạn cảm giác khó chịu, mỏi mệt có vẻ như muốn nhuốm bệnh. Các triệu chứng có thể đơn giản như hắt hơi, chảy mũi nước hoặc nghẹt mũi. Nhưng cũng có thể nghiêm trọng đến mức như ngất xỉu, rũ rượi mà không rõ nguyên nhân. Một số người khi dị ứng có cảm giác ngứa ở lớp màng nhầy trong mắt hoặc trong mũi. Do cảm giác ngứa không kiềm chế được, họ thường làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn nhiều khi liên tục chà xát vào những nơi này. Những người nhạy cảm hơn đôi khi cũng có cảm giác ngứa, nhưng kèm theo đó là hắt hơi, chảy mũi nước, chảy nước mắt và một số triệu chứng khác rất giống với chứng cảm lạnh. Khi triệu chứng kéo dài, nạn nhân trở nên yếu ớt, mệt lả, ho thường xuyên, ngứa cổ họng, mất cảm giác thèm ăn. Kèm theo đó là giảm khả năng nếm, ngửi mùi vị và khả năng tập trung sự chú ý. Trong một số ít trường hợp, dị ứng phát triển thành những bệnh nghiêm trọng hơn như viêm xoang, khối u trong mũi hoặc nhiễm trùng trong tai. Hầu hết các dạng dị ứng rơi vào hai nhóm. Nhóm dị ứng phụ thuộc vào mùa trong năm, thường là những dị ứng với một loại phấn hoa hay một tác nhân nào đó từ cây cỏ. Loại dị ứng này xuất hiện theo mùa trong năm là vì chỉ vào thời điểm đó trong năm mới có tác nhân gây dị ứng. Nhóm thứ hai là nhóm dị ứng gần như thường xuyên, có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Các tác nhân gây dị ứng nhiều khi rất đơn giản và gần gũi, như bụi, mốc hoặc thậm chí các con thú vật nuôi như mèo, ngựa hoặc cũng có thể là khói hay một mùi hương nào đó Vì các tác nhân này có thể gặp bất cứ lúc nào, nên người bị dị ứng loại này luôn luôn bị đe dọa bởi môi trường
- chung quanh. Cách duy nhất để hoàn toàn thoát khỏi dị ứng là tránh xa không tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, điều này nói dễ hơn làm. Thực tế là không phải bao giờ bạn cũng có thể biết được tác nhân gây dị ứng, nhất là khi tác nhân ấy được truyền qua không khí. Thậm chí dời chỗ ở từ nơi này đến nơi khác có khi cũng chẳng giúp ích gì, vì nơi chỗ ở mới có khi vẫn có sẵn những tác nhân gây dị ứng đang chờ đón bạn. Những người bị dị ứng theo mùa nhưng không biết được chính xác tác nhân gây dị ứng để tránh né, thường phải lẫn tránh bằng cách thường xuyên ở trong nhà và đóng chặt các cửa sổ trong thời gian có thể xảy ra dị ứng. Máy điều hòa không khí có thể giúp ích trong trường hợp này, vì nó lọc sạch các tác nhân gây dị ứng truyền qua không khí. Thường rất dễ nhầm lẫn giữa các triệu chứng của dị ứng và cảm lạnh. Tuy nhiên, bạn có thể nghĩ đến dị ứng nếu như: _ Các triệu chứng kéo dài hơn một tuần _ Diễn tiến liên tục _ Xuất hiện và chấm dứt vào cùng một thời điểm như nhau mỗi năm _ Thấy khó chịu hoặc gia tăng mạnh các triệu chứng khi tiếp xúc với một tác nhân nào đó Đối với những người bị dị ứng theo mùa, hiện tượng dị ứng có thể xuất hiện rất sớm từ thời thơ ấu, chúng phát triển càng nặng nề hơn cho đến giai đoạn trưởng thành. Khi lớn tuổi, có thể dần dần giảm bớt, nhưng không bao giờ hoàn toàn mất hẳn. Một nghiên cứu gần đây ở trường đại học California-San Diego nhận thấy những người bị dị ứng thường có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn những người khác. Đến nay vẫn chưa có các loại thuốc hoặc phương pháp nào để điều trị dị ứng. Người ta chỉ có thể can thiệp bằng các loại kháng histamin hoặc các thuốc giảm sung huyết để giảm nhẹ các triệu chứng mà thôi. Bạn cần có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ về liều lượng cũng như cách sử dụng các loại thuốc này. Các loại thuốc kháng histamin đặc biệt hữu hiệu để làm mất cảm giác ngứa ở mắt và chảy mũi nước. Sau khi dùng thuốc có thể có tác dụng ngay, và hiệu lực của thuốc kéo dài từ 3 đến 6 giờ. Tác dụng phụ kèm theo của thuốc là gây buồn ngủ. Vì vậy một số người không muốn dùng các loại thuốc này. Trong thời gian dùng thuốc, cần tránh những công việc như lái xe hoặc vận hành máy móc, vì có thể dẫn đến nguy hiểm do buồn ngủ. Đôi khi, một hiệu thuốc nào đó không có tác dụng đối với bạn, nhưng nếu bạn đổi sang dùng một hiệu khác cũng trong nhóm này, kết quả có thể sẽ khả quan hơn. Một số người dị ứng với phấn hoa chẳng hạn, có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng histamin trong suốt mùa có phấn hoa đó. Những trường hợp này cần tuân thủ tuyệt đối liều lượng sử dụng. Dùng quá nhiều hay quá ít thuốc đều dẫn đến kết quả bất lợi. Không được dùng loại thuốc này nếu có các chứng bệnh như hen suyễn, vết loét trong hệ tiêu hóa, các bệnh về phổi kinh niên, nhịp thở ngắn, khó thở, khó đi tiểu Nếu bạn có tiền sử bệnh, cần nói cho bác sĩ điều trị biết. Các loại thuốc giảm sung huyết cũng được dùng để giảm nhẹ triệu chứng. Tác dụng phụ của loại này ngược lại với thuốc kháng histamin, nghĩa là nó có thể làm mất cơn buồn ngủ do thuốc kháng histamin gây ra. Thuốc có dạng viên, dạng nước và dạng phun bụi để phun vào mũi. Thuốc viên và thuốc nước có thể được dùng trong thời gian dài, nhưng đừng bao giờ dùng loại thuốc phun vào mũi liên tục quá 3 ngày. Quá 3 ngày, loại thuốc này có thể bắt đầu gây sung huyết. Vì thế, nên chọn dùng thuốc viên hoặc thuốc nước. Ngoài việc theo đúng các hướng dẫn về liều lượng dùng thuốc, bạn còn phải đặc biệt cẩn thận nếu bạn đang có các bệnh như tiểu đường, bệnh tim mạch hoặc cao huyết áp. Bạn phải nói rõ cho bác sĩ điều trị biết và có ý kiến hướng dẫn. b. Những điều nên làm – Kiên nhẫn và quan sát tinh tế để tìm ra các tác nhân gây dị ứng. Thường thì bạn có thể tìm ra được chúng nhờ vào sự lặp lại nhiều lần ở những điều kiện giống nhau.
- – Nếu bạn may mắn tìm được tác nhân gây dị ứng, thì cách tốt nhất là tạo mọi điều kiện để tránh xa chúng. Nên biết rằng nếu bạn đã dị ứng với một tác nhân nào đó, hầu như hiện tượng ấy sẽ không bao giờ dứt hẳn. – Nếu bạn nuôi thú vật, không nên để cho chúng tập thói quen vào nhà thường xuyên, nhất là không cho chúng lên ghế bọc nệm, giường nệm Chúng có thể để lại đó những tác nhân gây dị ứng. – Trong một số lớn trường hợp, tác nhân gây dị ứng có thể nằm ở đệm, chăn mền, gối Bạn có thể thử thay thế từng món để tìm ra. – Giữ vệ sinh tốt trong nhà. Các vật dụng dễ ẩm mốc cần thỉnh thoảng được mang phơi nắng. Bụi trong nhà cần được lau chùi thường xuyên, nhất là những nơi bạn ít đến như kho chứa. Bụi gây dị ứng có thể tích tụ từ đó để rồi lan ra trong không khí. – Không hút thuốc, và nên tập thói quen không cho phép người khác hút thuốc trong nhà của bạn.
- 31. TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC a. Kiến thức chung Sử dụng thuốc là một nhu cầu của tất cả mọi người. Mỗi một loại thuốc mới được phát minh đều mang lại cho chúng ta thêm một khả năng loại trừ bệnh tật. Con người ngày nay khó mà tưởng tượng được một cuộc sống không có thuốc men. Tuy nhiên, như một con dao hai lưỡi, hầu như moi loại thuốc đều có những tác dụng phụ của nó. Từ những triệu chứng đơn giản như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, buồn ngủ cho đến những phản ứng nặng nề hơn như nôn mửa, choáng váng Một số loại thuốc khi kết hợp với nhau lại phát sinh những tác dụng phụ mà khi dùng riêng từng loại thì không có. Một số khác phát sinh tác dụng phụ khi bạn ăn hoặc uống những thứ nhất định nào đó trong thời gian dùng thuốc. Phức tạp hơn nữa, một số thuốc gây tác dụng phụ với một số người nhưng lại an toàn với nhiều người khác. Mặc dù bất cứ loại thuốc nào trước khi lưu hành cũng đều qua thử nghiệm và kiểm tra rất chặt chẽ để đảm bảo tính an toàn, cũng như tiên liệu trước những tác dụng phụ có thể có, nhưng cũng có những trường hợp một loại thuốc được đưa ra sử dụng rất lâu rồi các bác sĩ mới nhận ra được tác dụng phụ của nó. Nhằm mục đích điều trị bệnh, các bác sĩ thường luôn luôn cân nhắc các tác dụng phụ của mỗi loại thuốc, để đảm bảo hiệu quả điều trị có giá trị xứng đáng để bệnh nhân chấp nhận những tác dụng phụ đó. Tuy nhiên, để tránh những hậu quả đáng tiếc do tác dụng phụ của thuốc, bạn cần phải hiểu biết đầy đủ về những nguy cơ có thể xảy ra. Ngoài việc tự mình quan tâm ghi nhớ và tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ điều trị trong thời gian dùng thuốc, bạn còn cần phải tích cực hợp tác với bác sĩ khi kê toa mới có thể đạt được hiệu quả an toàn cao cho đơn thuốc. Điều đó có nghĩa là bác sĩ cần những thông tin cá nhân chính xác từ nơi bạn để có thể kê một đơn thuốc thích hợp và an toàn. Cần phân biệt giữa tác dụng phụ, nghĩa là những tác dụng đương nhiên sẽ có khi bạn dùng thuốc, và bạn đã chấp nhận điều đó để đánh đổi lại hiệu quả điều trị của loại thuốc ấy, với những nguy hiểm mang lại khi bạn dùng thuốc không đảm bảo các điều kiện an toàn, chẳng hạn như thuốc đã quá hạn, thuốc không được bảo quản đúng cách, hoặc thuốc giả mạo không đúng chất lượng như tên hiệu mang trên bao bì. Nhiều loại thuốc có tác dụng phụ khá nguy hiểm, nhưng có thể dễ dàng tránh được. Như trường hợp của các loại thuốc lợi tiểu diuretic chẳng hạn. Mặc dù có những báo cáo về nhiều trường hợp nguy hiểm xảy ra do tác dụng phụ của thuốc, các nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng, hầu hết các trường hợp đều do bệnh nhân đã dùng quá liều quy định. Giữ đúng liều lượng thuốc là một điều thật đơn giản, nhưng có thể đảm bảo cho bạn không gặp nguy hiểm. Gần đây, sau một thời gian sử dụng đã khá lâu, các nhà nghiên cứu mới biết thêm được một tác dụng phụ nữa của các loại thuốc điều trị cao huyết áp thuộc nhóm thuốc ức chế ACE. Những loại thuốc này giúp bệnh nhân giảm huyết áp, nhưng đồng thời chúng tạo ra những cơn ho khan dai dẳng rất khó chịu. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy trong một cuộc thử nghiệm với 20 người đang điều trị với thuốc thuộc nhóm ACE, tất cả có những cơn ho khan dai dẳng, càng nặng hơn khi về đêm và kéo dài trong nhiều tuần lễ nhưng không ai biết nguyên do. Trong số này, có những người ho quá nặng đến nỗi có những biến chứng nghiêm trọng hơn, như không thể nín tiểu được hoặc căng thẳng các cơ ở trực tràng và âm đạo. Các nhà nghiên cứu ghi nhận là sau 5 ngày ngưng dùng thuốc thuộc nhóm ACE thì tất cả cũng đều ngưng hẳn những cơn ho. Một số hiệu thuốc thuộc nhóm này là Capoten, Captopril, Capozide, Captopril-hydrochlorothiazide, Lisinopril, Vasotec I.V., Enalaprilat, Enalapril maleate, Zestoretic, và các loại thuốc dạng viên như Prinivil, Prinzide, Vaseretic, Vasotec, Zestril. Trong một số trường hợp khác, các bác sĩ cũng cảnh báo về khả năng có những tác dụng nguy hiểm thậm chí là sau nhiều năm dùng nhóm thuốc ACE. Theo đó, bạn có thể đã sử dụng
- một loại thuốc trong nhiều năm và không có gì nguy hiểm xảy ra, cũng không có nghĩa là đã thật sự an toàn. Cơ thể bạn có thể đang phát triển dần một khả năng nhạy cảm đối với thuốc, để rồi một ngày nào đó đột nhiên bùng phát một phản ứng cực kỳ nghiêm trọng. Khả năng xảy ra thường là do dị ứng với thuốc. Phản ứng loại này có thể dẫn đến sưng lưỡi, ngạt thở hoặc không nuốt được. Để cảnh giác, bạn cần báo ngay với bác sĩ điều trị bất cứ triệu chứng lạ nào xảy ra với bạn khi đang dùng thuốc, cho dù chỉ là một triệu chứng nhẹ và tự nhiên qua đi. Điều quan trọng ở đây là, những triệu chứng có khả năng lặp lại với mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều. Một yếu tố quan trọng khác làm tăng thêm mức độ nguy hiểm vốn có của các tác dụng phụ khi dùng thuốc là tuổi già. Những người già thường dễ quên mất những điều cần phải nhớ về loại thuốc mà họ đang dùng, khiến cho hiệu quả thuốc giảm đi nhiều và bác sĩ điều trị buộc phải dùng nhiều thuốc hơn trong thời gian điều trị lâu hơn. Điều đó cũng có nghĩa là tăng thêm mối nguy hiểm về tác dụng phụ của thuốc. Hơn thế nữa, người già thường cũng là đối tượng nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ. Những yếu tố này kết hợp lại làm thúc đẩy gia tăng hơn nữa một thực tế là, người già thường mắc bệnh nhiều hơn và dùng thuốc nhiều hơn, nên chịu ảnh hưởng các tác dụng phụ của thuốc càng nhiều hơn nữa. Các loại thuốc mà khi sử dụng không nhớ rõ các thông tin hướng dẫn quan trọng về chúng có thể dẫn đến nguy hiểm thường gặp nhất là: furosemide, theophylline, warfarin, prednisone, aspirin, insulin, nytroglycerin, methyldopa, verapamil. Một vài loại thuốc dùng để làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, như lovastatin, có thể dẫn đến các triệu chứng khác lạ như sưng đau các khớp xương, hơi vàng da, mệt mỏi, sốt cao. Nếu các triệu chứng này xuất hiện, tốt nhất là nên ngưng sử dụng thuốc ngay và báo rõ với bác sĩ điều trị. b. Những điều nên làm – Sử dụng liều thấp nhất cho phép có thể đạt hiệu quả điều trị. Nên biết việc dùng liều cao không có nghĩa là bạn sẽ mau khỏi bệnh, nhưng lại làm tăng mức độ nguy hiểm của các tác dụng phụ. – Khám và điều trị ở một bác sĩ duy nhất, cho dù có thể bạn đồng thời điều trị hai căn bệnh. Điều này đảm bảo bác sĩ theo dõi tất cả số thuốc bạn dùng và có thể cân nhắc các tác dụng phụ khi ra toa. – Mua thuốc ở một hiệu thuốc duy nhất và có đủ uy tín. Điều này đảm bảo bạn không mua phải các loại thuốc dỏm, thuốc giả, đồng thời cũng nhận được những thông tin hướng dẫn việc sử dụng thuốc được nhất quán và đầy đủ. – Khi tái khám ở bác sĩ, cần nhắc lại với bác sĩ, hoặc tốt nhất là mang theo toa thuốc cũ, để bác sĩ nắm rõ tiến trình điều trị bạn đang theo đuổi. Điều này tuy là trách nhiệm của bác sĩ, nhưng không phải bao giờ nó cũng được ông ta nhớ đến đầy đủ. – Tuân thủ các hướng dẫn khi dùng thuốc. Bạn phải có đủ kiên nhẫn dùng thuốc một thời gian ngay cả khi không cảm thấy được tiến triển nào. Một số loại thuốc không thể có hiệu quả tức thời trong thời gian ngắn. – Khi mua thuốc cần chú ý, không mua các loại thuốc mà hạn sử dụng ghi trên bao bì đã hết, hoặc bị xóa mất. Cũng không mua những loại thuốc mà bao bì không còn được bảo quản nguyên vẹn, hoặc có dấu hiệu hư hỏng. – Tuân thủ đúng loại thuốc mà bác sĩ đã kê toa. Một số hiệu thuốc thường đề nghị bạn mua một loại khác thay thế khi họ không sẵn có loại thuốc bạn cần. Loại thuốc thay thế này có thể tương đương về hiệu quả điều trị thật, nhưng chưa hẳn đã giống nhau về các tác dụng phụ mà bác sĩ của bạn đã tính đến. Nếu bắt buộc phải thay đổi, bạn cũng phải hỏi ý kiến bác sĩ trước. – Khi khám bệnh, bạn cần cung cấp chính xác cho bác sĩ một số thông tin về mình như: _ Các loại thuốc mà bạn đang dùng vào thời điểm đó.
- _ Những triệu chứng dị ứng với bất cứ loại thuốc nào mà bạn có thể đã có trước đây. _ Các tác dụng phụ nguy hiểm nào mà bạn đã gặp phải trước đây khi dùng thuốc. _ Nếu bạn đang có thai hoặc đang dự tính sẽ có thai vào thời gian tới. – Bạn cũng cần phải hỏi bác sĩ một số vấn đề như: _ Các thông tin liên quan đến loại thuốc mà bạn sẽ dùng và công năng cụ thể của nó. _ Thời gian và liều lượng, cách dùng thuốc. _ Các loại thức ăn, thức uống hoặc bất cứ loại thuốc nào khác cần phải tránh trong thời gian dùng thuốc. _ Các tác dụng phụ đã biết của thuốc, và những điều cần làm nếu chúng xảy ra và trở nên nghiêm trọng. 32. NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM a. Kiến thức chung Thực phẩm chỉ chung tất cả những gì bạn ăn uống vào để lấy dinh dưỡng nuôi sống cơ thể. Thật không may là đôi khi trong thực phẩm không chỉ thuần dinh dưỡng. Một số bệnh đường ruột có nguyên nhân từ thực phẩm ăn vào đã bị nhiễm trùng. Một số khác gây vấn đề do sự chế biến, bảo quản không đúng cách. Và một số khác nữa là những thứ không ăn được lẫn vào trong thực phẩm nên gây hại. Theo thống kê, có chừng 30% các bệnh gây ra từ thực phẩm là do sự chế biến, bảo quản không đúng cách. Và bạn có thể thoát khỏi vấn đề này nếu có được một số hiểu biết đơn giản về thực phẩm. Điều cần nhớ trước tiên là, có rất nhiều loại vi khuẩn trong môi trường luôn sẵn sàng xâm nhập vào cơ thể bạn, và thông qua con đường thực phẩm là một con đường rất dễ dàng đối với chúng. Những loại vi khuẩn này một khi đã vào được cơ thể bạn, có thể gây ra rất nhiều loại bệnh tật. Khi ấy, chúng sẽ đe dọa tính mạng và cuộc sống bình yên của bạn, làm cho bạn phải tốn kém hơn gấp nhiều lần so với những chi phí phải bỏ ra để bảo quản, chế biến thực phẩm đúng cách, mà lâu nay có thể bạn vẫn xem thường. Một số thực phẩm gây tác hại cho cơ thể bạn ngay khi ăn vào. Chúng có chứa trong đó những chất độc nào đó gây phản ứng mạnh mẽ cho cơ thể. Các triệu chứng thông thường khi ngộ độc thực phẩm loại này có thể là bụng đau dữ dội, quặn thắt lại, tiêu chảy, ói mửa, đau đầu, sốt cao, mệt rũ rượi, và đôi khi có máu hoặc mủ ra theo trong phân. Các triệu chứng thường là xuất hiện ngay chừng 30 phút sau khi bạn ăn xong thức ăn có độc. Nhưng trong một số trường hợp, cũng có thể chúng xuất hiện sau nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần lễ. Những triệu chứng ấy thường chỉ kéo dài trong vòng một hoặc hai ngày, nhưng cũng có đôi khi chúng lên đến 10 ngày. Đối với đa số những người khỏe mạnh bình thường, những lần ngộ độc này không đến nỗi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, chúng đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ con, phụ nữ đang mang thai và những người mắc bệnh cơ thể đang suy yếu. Với các đối tượng này, khi có các dấu hiệu nhiễm độc cần đưa đến những nơi có đầy đủ phương tiện hồi sức cấp cứu càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, biện pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề vẫn là làm thế nào để ngăn ngừa trước khi việc ngộ độc xảy ra. Những biện pháp này thường đòi hỏi một số hiểu biết và quan tâm ngay từ khi bạn đi mua thực phẩm. Thực phẩm chế biến sẵn ở các cửa hàng thường dễ có vấn đề. Thực tế, người ta không có đủ điều kiện để bảo quản thực phẩm chống lại mọi nguồn nhiễm trùng trong một môi trường quá rộng lớn và phức tạp. Không khí, dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm, ngay cả bao bì đóng gói đều là những nguồn nhiễm trùng nếu không được xử lý đúng cách. Thậm chí thực phẩm còn có thể nhiễm trùng trên đường bạn mang về nhà nữa. Một trong các loài vi khuẩn gây nhiễm độc thường thấy nhất là Listeria monocytogene. Vi khuẩn này đã được phát hiện từ rất lâu, và chúng cũng dễ diệt trừ. Bạn chỉ cần nấu chín thực phẩm là có thể giết chết tất cả loại vi khuẩn này. Nhưng điều đơn giản đó nhiều khi không được
- tuân thủ đúng mức. Điều phức tạp đối với vi khuẩn Listeria là không phải mọi người đều có triệu chứng nhiễm bệnh khi ăn thức ăn có loại vi khuẩn này. Thực tế, đa số người khỏe mạnh không nhiễm bệnh và thậm chí không có cả những dấu hiệu nhiễm trùng nữa. Thế nhưng, chúng đe dọa những người đang ốm, những người già, trẻ con và phụ nữ có thai. Khi những người này nhiễm trùng, triệu chứng thường là sốt cao, buồn nôn và nôn mửa, tiêu chảy, mệt rũ rượi Các biến chứng tiếp theo có thể dẫn đến là nhiễm trùng não, nhiễm trùng máu, và phụ nữ có thai có thể có những nguy hiểm đe dọa đến thai nhi. Mức độ diễn tiến cuối cùng của bệnh là tử vong. Mức độ nguy hiểm của loại vi khuẩn này với các đối tượng đã nói là rất lớn. Một cuộc nghiên cứu rộng rãi ở 4 tiểu bang của Hoa Kỳ, bao gồm California, Tennessee, Oklahoma và Georgia đã ghi nhận là có đến 23% tử vong trong số những người nhiễm loại vi khuẩn này. Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ ước tính là có chừng 1.850 người mắc bệnh loại này mỗi năm ở Hoa Kỳ, và trong đó có chừng 425 trường hợp tử vong. Các nhà nghiên cứu đưa ra nhận xét là, hầu hết các trường hợp nhiễm trùng đều xuất phát từ việc mua thức ăn ở các cửa hàng thực phẩm chế biến sẵn. Nhiễm độc từ bao bì đựng thực phẩm cũng là một vấn đề thường gặp. Một khảo sát gần đây đã phát hiện một hiện tượng nhiễm độc từ loại bao bì có mực in chứa kim loại chì. Mặc dù tất cả bao bì dùng chứa thực phẩm đều đã được kiểm nghiệm trước khi mang ra sử dụng, nhưng nhiễm độc thực phẩm xảy ra khi người dùng sử dụng những bao bì đó không đúng quy định. Ví dụ điển hình cho hiện tượng này được phát hiện khi loại bao chứa bánh mỳ được người sử dụng lộn ngược lại để chứa một loại thực phẩm khác. Khi nhãn hiệu nằm bên ngoài bao bì, vấn đề nhiễm độc không xảy ra. Sau khi dùng hết bánh mỳ, người dùng lấy các bao chứa đó lộn ngược phía ngoài vào trong để không nhìn thấy các nhãn hiệu, rồi dùng để chứa một loại thực phẩm khác. Khi ấy, mực in trên bao bì bắt đầu ngấm dần vào thực phẩm. Trong mực in có chứa một hàm lượng chì đáng kể, và do đó gây ngộ độc cho người dùng. Người ta nhận thấy ở một số thực phẩm có độ hấp thụ chì cao, chỉ trong 10 phút có thể có đến 5% lượng chì trong mực được ngấm vào thực phẩm. Nhiễm độc chì là một hiện tượng rất nguy hiểm. Nếu lượng chì trong máu đủ độ đậm đặc, chúng có thể dẫn đến hủy hoại não. b. Những điều nên làm – Khi bạn cần phải mua thức ăn chế biến sẵn, thì các loại thực phẩm đóng hộp với công nghệ cao là an toàn hơn hết. Tốt nhất là không nên dùng các loại thực phẩm được chế biến thủ công với phương tiện gia đình được bán ở các cửa hàng nhỏ. – Không mua các loại thực phẩm đóng hộp hoặc đóng bao khi có dấu hiệu không còn nguyên vẹn. Chẳng hạn hộp bị móp méo, bao bị rách Nếu là loại thực phẩm có ghi hạn sử dụng thì không dùng khi chúng đã quá hạn. Nếu bạn mua để dùng trong một thời gian lâu, bạn phải tính cả thời gian tồn trữ đó. – Khi mua trứng, không mua những quả trứng đã rạn vỡ, mặc dù chúng có thể rẻ hơn nhiều. Bạn không thể đảm bảo điều kiện vô trùng cho đến lúc sử dụng chúng. – Điều kiện vệ sinh ở nơi bạn mua thực phẩm là rất dễ nhận ra, và chúng vô cùng quan trọng. Không mua thực phẩm ở những nơi mà bạn cảm thấy không được sạch sẽ, gọn gàng. – Nếu bạn dùng tủ lạnh để giữ thức ăn, cần hiểu biết về nhiệt độ và phương thức bảo quản thích hợp riêng cho từng loại thức ăn. – Lượng thức ăn được làm lạnh trong tủ lạnh có một giới hạn nhất định. Bạn không được chứa quá nhiều thức ăn cần làm lạnh trong tủ. Như vậy, chúng sẽ không được làm lạnh đúng mức và dẫn đến hư hỏng tất cả. – Những thức ăn còn thừa lại phải được quan tâm đặc biệt. Đôi khi, vất bỏ chúng đi lại là một quyết định khôn ngoan hơn là cố đưa vào bữa ăn khi chúng không được giữ trong điều kiện tốt. – Điều kiện vệ sinh cần được quan tâm ở mọi lúc, mọi nơi. Giỏ đi chợ, nhà bếp, dụng cụ nấu
- ăn nói chung là tất cả những gì liên quan đến bữa ăn của bạn, đều phải được giữ sạch ở mức có thể được. Và quan trọng hơn hết là phải rửa tay thật sạch, trước khi nấu ăn, trước khi ăn và cả sau khi ăn nữa. – Khi bạn cắt thức ăn trên thớt thì đó là một nơi dễ nhiễm trùng nhất nếu thớt không được rửa sạch thường xuyên. Một thực tế là, khi bảo quản sạch thì thớt gỗ tốt hơn loại thớt bằng plastic, vì chúng không để cho vi khuẩn đeo bám và sống lâu trên bề mặt. – Một lỗi nhỏ nhưng quan trọng thường mắc phải là dùng cùng một thứ đồ chứa (bát, đĩa ) cho thức ăn khi chưa nấu và thức ăn sau khi nấu. Hạn chế điều này, bởi vì cho dù bạn có rửa sạch trước khi dùng lại thì bề mặt chúng vẫn còn bám một lớp nước, không đảm bảo vô trùng. Nếu dùng một món đồ chứa khác, đã rửa sạch và làm khô trước đó, sẽ đảm bảo an toàn hơn. – Dùng nước sạch để rửa các món ăn sống như rau cải, trái cây tốt hơn là dùng các loại nước rửa không đảm bảo. – Thức ăn còn lại sau bữa ăn, nếu muốn bảo quản cho bữa ăn sau đó, thì phải được mang đi bảo quản ngay sau khi ăn xong. – Nếu giữ thịt trong tủ lạnh, nên cắt thành miếng nhỏ, hoặc lát mỏng để bảo quản tốt hơn. – Trong bất cứ trường hợp nào, nếu bạn thấy thức ăn đổi màu, có mùi lạ tốt nhất là không nên dùng nữa. – Hạn chế các loại thức ăn chế biến không đủ độ chín như thịt tái, gỏi sống – Các chế phẩm từ sữa rất dễ nhiễm trùng. Chỉ dùng những loại sản phẩm mà bạn biết chắc là áp dụng các phương pháp tiệt trùng đáng tin cậy. – Thức ăn còn lại từ những bữa ăn trước, không chỉ hâm nóng mà luôn luôn phải đảm bảo đun sôi trở lại trước khi ăn. – Những thức ăn lạnh không nên lấy ra khỏi tủ lạnh trước bữa ăn quá hai giờ. Chỉ nên lấy ra trước khi ăn hoặc đã gần đến bữa ăn. 33. NHIỄM ĐỘC KIM LOẠI a. Kiến thức chung Nhiễm độc kim loại là từ được dùng để chỉ chung cho những trường hợp mà nồng độ kim loại trong cơ thể lên cao hơn mức bình thường. Mặc dù trong tự nhiên có rất nhiều nguyên tố kim loại, và thành phần cấu tạo của cơ thể con người cũng có khá nhiều kim loại, nhưng tỷ lệ hiện diện của chúng trong cơ thể chỉ giới hạn ở những nồng độ nhất định, thường là rất thấp. Khi chúng ta tiếp xúc với những môi trường đặc biệt chứa nhiều kim loại ở dạng mà cơ thể hấp thụ được, chúng sẽ có khả năng bị hấp thụ vào cơ thể và gây nhiễm độc. Nhiễm độc cơ thể theo cách này không xảy ra với tất cả các kim loại, mà chỉ thường gặp nhất là ở một số kim loại như arsenic, vàng, chì, kẽm, đồng Cơ thể tiếp xúc với kim loai, có thể bị nhiễm qua nhiều hình thức, như hít phải bụi kim loại trong không khí, ngấm qua da, hoặc hấp thụ kim loại đã tan trong thực phẩm. Có hai dạng nhiễm độc. Nhiễm độc cấp tính là khi cơ thể hấp thụ một lượng quá lớn kim loại trong một thời gian ngắn. Nhiễm độc kinh niên xảy ra khi kim loại bị ngấm vào cơ thể với lượng nhỏ nhưng kéo dài khá lâu, đủ để đưa nồng độ kim loại lên đến mức gây nhiễm độc. Cơ thể trẻ em đặc biệt nhạy cảm va chịu ảnh hưởng rất lớn đối với nhiễm độc kim loại. Đơn giản chỉ là vì khối lượng cơ thể của chúng nhỏ, nên chỉ cần một lượng rất ít kim loại đưa vào cũng sẽ chiếm một tỷ lệ khá cao. Nhiễm độc kim loại là một vấn đề xuất phát từ môi trường chung quanh, nên khi có xảy ra nhiễm độc, thường là sẽ liên quan đến nhiều người. Có khi là các thành viên trong cùng một gia đình, hoặc có khi là những công nhân ở cùng một xưởng máy. Và nếu nhiễm độc xuất phát từ nguồn nước, nạn nhân có thể là cư dân của cả một vùng.
- Khi bị nhiễm độc kim loại, nạn nhân có thể chịu đựng các triệu chứng ở nhiều mức độ khác nhau, tùy theo loại kim loại gây nhiễm độc, và tùy theo nồng độ bị nhiễm. Nạn nhân có thể bị ảnh hưởng đến não, các tế bào thần kinh, hồng cầu trong máu, hệ thống tiêu hóa, và mức độ nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Công nhân làm việc trong những ngành sản xuất kim loại, với các công nghệ như nấu chảy, khai thác quặng, tinh luyện kim loại có thể nhiễm độc bằng đủ mọi hình thức. Họ có thể hít thở bụi kim loại hàng ngày, hấp thụ qua da, và thậm chí qua các bữa ăn trong xưởng máy nữa. Trong tiến trình tinh luyện một kim loại nào đó, công nhân còn có thể nhiễm độc bởi những kim loại khác lẫn trong đó. Mặc dù khối lượng các tạp chất này là rất nhỏ, nhưng chúng lại vô cùng nguy hiểm vì tính độc hại của chúng. Ngành công nghệ sản xuất và sửa chữa bình điện (ắc-quy) gần như không thể tránh khỏi việc nhiễm độc chì ở từng mức độ khác nhau. Nông dân sử dụng các loại hóa chất diệt côn trùng, thuốc trừ sâu có thể nhiễm độc kim loại mà không biết, vì thường là phải tích tụ nhiều ngày, đặc biệt là các kim loại như asenic, kẽm Và còn một nguồn nhiễm độc thông thường nhất mà có lẽ bạn chưa quan tâm đến. Các bình chứa, ly tách, dụng cụ nấu ăn bằng kim loại hoặc có chứa một phần các kim loại như nhôm, đồng, kẽm, chì đều có khả năng gây nhiễm độc nếu bạn để chúng tiếp xúc với các loại thức ăn, thức uống có độ acid cao, như nước chanh, rượu vang, các món ăn chua nhất là khi bạn ngâm chúng trong một thời gian lâu trước khi dùng đến. Như vậy, nhiễm độc kim loại xảy ra ở nhiều môi trường khác nhau. Với một kiến thức nhất định về những môi trường có khả năng gây độc hại như trên, bạn có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất nguy cơ nhiễm độc cho bản thân và gia đình. Nhiễm độc kim loại thường rất khó nhận ra, chỉ cho đến khi các triệu chứng được lộ rõ. Và điều quan trọng là bạn cũng cần hiểu biết về những triệu chứng ấy để có thể yêu cầu khám và điều trị kịp thời. Một số triệu chứng khi bị nhiễm độc các kim loại thường gặp: – Khi nhiễm độc arsenic, người bệnh thường buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy và đau bụng. Trên da có thể có các hiện tượng viêm nhiễm, mất màu da, hoặc nổi những mụn nhỏ phát triển bất thường. – Khi nhiễm độc vàng, người bệnh thường tiêu chảy và đau nơi dạ dày. Có thể có dấu hiệu viêm nhiễm ở nơi vùng da tiếp xúc. – Khi nhiễm độc chì, người bệnh thường nôn mửa, táo bón và nhất là sụt cân. Trọng lượng cơ thể có thể giảm rất nhanh. Những trường hợp nghiêm trọng có thể gây co giật hoặc hôn mê. – Khi nhiễm độc kẽm, người bệnh thường nôn mửa nhiều và có thể bị chảy máu đường ruột. Tình trạng chung của cơ thể thường không ổn định, hay run rẩy, giảm mức phản xạ tự nhiên, đôi khi bị tê liệt. – Khi nhiễm độc đồng, người bệnh thường nôn mửa nhiều, đi tiêu cháy và đau quặn trong vùng bụng. Có dấu hiệu viêm nhiễm nơi vùng da tiếp xúc với kim loại, có thể nổi đỏ lên từng vùng và ngứa nhiều. b. Những điều nên làm – Khi có dấu hiệu nghi ngờ là bạn hoặc người thân trong gia đình đã bị nhiễm độc kim loại, nên đi khám ngay, cáng sớm càng tốt. Phát hiện sớm là yếu tố then chốt giúp cho việc trị liệu được dễ dàng. – Tránh tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất chứa kim loại, thông thường nhất là các loại thuốc trừ côn trùng, nấm bệnh, cỏ dại Nên biết là dạng rắn thông thường của kim loại không phải là dạng dễ gây nhiễm độc cho bạn, mà chính dạng kim loại được đưa vào các hóa chất, hoặc dạng bay hơi, mới dễ dàng đi vào cơ thể bạn. Khi cần tiếp xúc với những hóa chất có khả năng gây nhiễm độc kim loại, bạn phải cẩn thận hết mức: mặc quần áo bảo vệ kín cơ thể, đeo găng tay, và trong một số môi trường đặc biệt nguy hiểm cũng cần dùng đến mặt nạ thở.
- – Sau mỗi lần làm việc trong những môi trường có khả năng nguy hiểm, cần tắm rửa sạch sẽ ngay. Một lượng rất nhỏ kim loại bám trên cơ thể bạn cũng có thể gây ra những vấn đề lớn. – Một số rác thải khi đốt có thể sản sinh ra một lượng lớn khí kim loại. Loại khói độc ấy dễ dàng tan loãng vào môi trường chung quanh. Bạn nên tránh thói quen đốt rác thải trong vườn. Tốt hơn nên đưa chúng đến các bãi rác công cộng để được xử lý thích đáng. – Tránh dùng những loại sơn có chì để sơn lên vách tường. Ngày nay rất ít người dùng những loại sơn này, nhưng có thể căn nhà bạn quá cũ và trước đây đã được sơn bằng những loại sơn ấy. Trong trường hợp này, bạn nên xem xét việc sơn lại các vách tường. Sơn có chì không đảm bảo độ an toàn vì chì có thể thoát ra môi trường chung quanh. – Các cơ sở sản xuất đồ gia dụng bằng kim loại thường không đạt được các tiêu chuẩn an toàn quy định. Tốt hơn bạn nên dùng các nhãn hiệu có uy tín. Đồ dùng nấu ăn, bát đĩa, thìa, tách uống nước đều là những nguồn dễ gây nhiễm độc nếu chúng được chế tạo bằng kim loại không đạt tiêu chuẩn. – Với các vật dụng bằng kim loại đã quá cũ và có dấu hiệu hen rỉ, tốt hơn là bạn nên thay mới. Rỉ kim loại là dạng rất dễ hòa tan vào môi trường để từ đó gây nhiễm độc. – Không chứa thức ăn, thức uống có độ acid cao trong các vật dụng bằng kim loại. Chẳng hạn, khi bạn nấu ăn xong, cần lấy sạch thức ăn ra khỏi soong, chão và chứa trong những vật chứa an toàn khác. Chỉ dùng soong, chão trong thời gian đun nấu. Hoặc nước chanh pha xong nên uống ngay, đừng để lâu với một thìa kim loại ngâm trong đó 34. SAU NHỮNG CƠN SAY a. Kiến thức chung Cho dù bạn không phải là một người nghiện ngập quá đáng, nhưng những cảm giác khó chịu để lại sau một cơn say có thể không xa lạ với bạn. Chúng ta, hầu như ai cũng đã từng trải qua. Lời khuyên tốt nhất cho vấn đề là đừng bao giờ uống các loại rượu, bia. Nhưng đây lại là lời khuyên gần như không thể thực hiện được trong môi trường giao tiếp xã hội. Lời khuyên thứ hai, có thể là có ích và có khả năng thực hiện được, đó là: đừng bao giờ uống quá say. Mức độ “quá say” thường không giống nhau ở mọi người, thậm chí cũng không giống nhau ở cùng một người trong những thời gian, những điều kiện khác nhau. Và bạn là người duy nhất có thể biết được mức giới hạn cho chính mình, nếu bạn ý thức được đó là điều vô cùng quan trọng. Những triệu chứng sau cơn say thường đa dạng, có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng đa số đều phải chịu đựng một số vấn đề nhất định, như nhức đầu, mỏi mệt rã rời, nôn mửa, nhạt miệng không muốn ăn hoặc ăn không biết ngon, khô khát dữ dội, toát mồ hôi khắp người, hoa mắt không nhìn rõ, chóng mặt, choáng váng và thường có cảm giác chán nản, thất vọng vô cớ Những triệu chứng này là do nồng độ cồn trong máu lên quá cao, tạo ra sự mất quân bình về các thành phần hóa học trong cơ thể. Vì cồn là một chất lợi tiểu, nên nó gây ra cảm giác khô khát. Nếu bạn dùng các loại rượu đóng chai, mỗi loại thường tạo ra hậu quả sau cơn say khác nhau. Các nghiên cứu cho thấy, không phải chỉ riêng nồng độ cồn, mà những chất phụ gia để tạo hương vị, màu sắc cho rượu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra các triệu chứng sau cơn say. Bạn có thể tự cảm nhận được, đối với mình loại rươu này “êm” hơn loại rượu khác nào đó, chẳng hạn. Những loại rượu thơm dường như có khả năng gây nhức đầu nhiều hơn rượu thường. Trong cùng một tiệc rượu, nếu bạn dùng nhiều loại rượu khác nhau có thể gây cảm giác khó chịu nghiêm trọng hơn sau cơn say. Hút thuốc trong khi uống rượu làm tăng thêm sự khó chịu sau cơn say. Ngược lại, dùng một ít thức ăn trước khi uống rượu, nhất là thức ăn nhiều chất béo, sẽ giúp giảm nhẹ cảm giác khó chịu trong bao tử, vì chất béo bao phủ một lớp trong bao tử giúp chống lại tác dụng của cồn. b. Những điều nên làm – Trong giao tiếp xã hội, rất khó lòng tránh né việc uống một lượng rượu bia nhất định nào
- đó. Tuy nhiên, bạn cần xác định cho chính mình một giới hạn “an toàn” và đừng bao giờ vượt qua giới hạn ấy. – Không hút thuốc khi đang uống rượu. – Kéo dài thời gian uống, nghĩa là uống những lượng nhỏ, đừng đưa vào cơ thể một lượng cồn lớn và quá nhanh. – Uống xen các thức uống khác trong khi uống rượu, nhằm pha loãng độ cồn trong máu. Hơn nữa, làm như vậy sẽ giúp bạn sớm có cảm giác “đầy bụng” nên không thể tiếp tục uống nhiều rượu hơn. – Nên ăn no trước khi uống rượu, nếu có thể nên dùng một ít thức ăn có nhiều chất béo. – Sau cơn say, uống càng nhiều nước càng tốt. Tốt nhất là nước cam, chanh, nước đường – Hạn chế tối đa những cơn say của bạn. Nên nhớ, rượu là chất gây nghiện, nên cơn say thứ hai bao giờ cũng sẽ tồi tệ hơn cơn say thứ nhất. – Để điều trị triệu chứng, có thể dùng aspirin với liều vừa phải. – Khi bạn đã chấp nhận một tiệc rượu, là bạn đồng thời chấp nhận những cảm giác khó chịu sau đó. Không có cách nào giúp bạn hoàn toàn tránh khỏi chúng, chỉ có thể giảm nhẹ phần nào mà thôi. Những gì có thể thực sự giúp bạn là: uống nhiều nước và ngủ yên một thời gian. 35. SAY SÓNG KHI ĐI TÀU a. Kiến thức chung Khi đi tàu trên sông biển, đôi khi bạn phải trải qua những cảm giác rất khó chịu được gọi là say sóng. Người bị say sóng thường nôn mửa, nhức đầu, chóng mặt, có cảm giác thân thể rất nặng nề, toát mồ hôi khắp người Trong một số trường hợp, tim có thể đập nhanh hoặc thở gấp, hơi thở ngắn. Đây là một hiện tượng rất thông thường. Các nhà nghiên cứu cho biết có chừng 30% người đi biển bị say sóng trong điều kiện thông thường, và đến 90% trong những điều kiện xấu như khi biển động, có sóng lớn. Một số người không chịu nổi những cảm giác khó chịu của việc say sóng, và họ thấy tốt nhất là tránh xa việc đi tàu. Tuy nhiên, vấn đề không đến mức nghiêm trọng như vậy. Với một số kiến thức nhất định, bạn có thể vẫn có khả năng thưởng thức những giờ tuyệt vời lênh đênh trên sóng nước mà không phải chịu đựng cơn say sóng quá đáng. b. Những điều nên làm – Tránh đi tàu trên sông, biển vào những ngày thời tiết xấu. Gió mạnh và sóng to là nguyên nhân khiến bạn rất khó có thể tránh được việc say sóng. – Chọn đi loại tàu lớn, nhất là khi đi xa. Tàu càng lớn, khả năng bị say sóng của bạn càng ít hơn. Điều này dễ hiểu, vì thuyền lớn có khả năng ổn định thăng bằng, ít bị nhồi trên sóng nước. – Nên ở giữa tàu, đừng đi ra mũi tàu. Các mũi tàu chuyển động nhiều hơn, trong khi phần giữa tàu thường được giữ ổn định hơn. – Tránh không đi tàu vào những lúc bạn đang có vấn đề về tai nghe. Trong tai chúng ta có một lượng nhỏ chất lỏng giúp tạo ra cảm giác thăng bằng. Khi lượng chất lỏng này không ổn định, bạn có cảm giác chóng mặt và buồn nôn. Nói chính xác, cảm giác buồn nôn và chóng mặt khi bạn say sóng là xuất phát từ đây. Vì vậy, nếu bạn đang có vấn đề về tai nghe và đi tàu trong lúc đó, bạn có thể nhận lãnh những hậu quả nghiêm trọng hơn bình thường. – Dùng một loại thuốc chống say sóng có bán sẵn trên thị trường. Có các dạng thuốc uống, thuốc chích và thuốc dán. Loại thuốc dán được xem là có ưu điểm nhất, vì chúng ít gây phản ứng phụ và có thời gian tác dụng kéo dài. Thuốc chích hoặc thuốc viên chỉ công hiệu trong vòng 2 giờ, trong khi thuốc dán có thể kéo dài đến 8 giờ. Tuy nhiên, bạn phải dùng thuốc dán đúng cách. Nên dán vào bên dưới vành tai, thuốc dần dần thấm vào da và tạo hiệu quả cao nhất sau khoảng 4 giờ. Vì vậy, bạn cần tính toán để dùng thuốc trước khi lên tàu ít nhất là 4 giờ. Các
- phản ứng phụ có thể có là cảm giác khô miệng, hoa mắt hoặc đôi khi hơi nhức đầu. Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. – Giữ ấm cho cơ thể. Mặc y phục giữ ấm đầy đủ có thể giúp tăng khả năng đề kháng của cơ thể chống lại cơn say sóng. – Ăn nhiều thức ăn, nhưng không ăn một lần quá nhiều, mà chia ra làm nhiều lần, mỗi lần một ít. Tốt nhất là các món ăn nhẹ, dễ tiêu. – Uống một ít nước gừng nóng, hoặc dùng loại thuốc viên bột gừng được chế biến sẵn. – Khi dạo chơi trên boong tàu, chỉ nhìn ra xa hướng chân trời, tránh nhìn xuống dòng nước chảy hoặc những vật thể gần tàu. – Thường xuyên dùng tay chà xát vùng da giữa ngón tay cái và ngón trỏ. Nhiều người đã xác định việc xoa bóp như thế giúp họ giảm bớt cảm giác nôn mửa.
- 36. MỆT MỎI SAU KHI ĐI XA BẰNG MÁY BAY a. Kiến thức chung Sau những chuyến đi xa bằng máy bay, cơ thể chúng ta thường mỏi mệt và có những triệu chứng xáo trộn rất khó chịu. Điều này xảy ra thường nhất là khi bạn vượt qua nhiều múi giờ trong một thời gian ngắn, nghĩa là đi về hướng đông hoặc hướng tây. Nhịp độ sinh hoạt bình thường của cơ thể khi ấy bị thay đổi rất đột ngột, chưa điều chỉnh kịp thời với môi trường sống thật ơ chung quanh. Các triệu chứng rõ nét là mệt mỏi, cơ thể lười nhác không còn năng động, cảm giác đói bụng không đúng vào giờ ăn, và đại tiểu tiện vào những giờ thất thường. Ngoài ra, hầu hết các sinh hoạt bình thường hàng ngày của cơ thể cũng đều có sự thay đổi. b. Những điều nên làm – Tìm hiểu giờ của nơi đến, và điều chỉnh giờ ăn, giờ ngủ của bạn theo giờ của nơi đến trước chuyến bay một vài ngày. – Trước khi lên máy bay một ngày, chỉ ăn những thức ăn nhẹ, dễ tiêu. – Tránh không uống rượu, bia hoặc các thức uống có cồn. Nồng độ cồn làm giảm khả năng thích nghi của cơ thể. – Uống nhiều nước lọc hoặc các thức uống không có cồn. – Tránh mang giày, vớ quá chật, cũng như nên chọn quần áo rộng, thoải mái để mặc trong thời gian chuyến bay. – Sau chuyến bay, cần sắp xếp trước một thời gian nghỉ ngơi ít nhất là 24 giờ, để giúp cơ thể có thời gian điều chỉnh thích hợp với môi trường mới. – Nếu bạn đang dùng một loại thuốc điều trị nào đó, tiếp tục dùng thuốc theo với thời gian thật của đồng hồ, đừng theo với giờ của nơi đến. – Đừng bắt tay vào những công việc quan trọng hoặc đưa ra quyết định trọng đại trong thời gian sau chuyến bay, ít nhất là 48 giờ. Trạng thái tinh thần không thoải mái sẽ dẫn đến nhiều sai lầm mà bạn có thể phải ân hận về sau. 37. TÁO BÓN a. Kiến thức chung Táo bón không phải là chứng bệnh nghiêm trọng. Nhưng gây khó chịu rất nhiều cho người bệnh, và là một chứng khá phổ biến đối với hầu hết mọi người. Riêng ở Hoa Kỳ, mỗi năm có ít nhất là 4 triệu rưỡi người chịu ảnh hưởng của chứng bệnh này. Táo bón thông thường chỉ là phản ứng xảy ra cho cơ thể khi chế độ ăn uống không thích hợp hoặc cũng có thể do lạm dụng các loại thuốc nhuận tràng. Nếu đúng là do nguyên nhân này, việc dùng thuốc nhuận tràng sẽ càng làm cho tình hình trở nên nghiêm trọng hơn, thay vì là giảm bớt. Tuy nhiên, đôi khi táo bón cũng gây ra do những vấn đề sức khỏe khác. Những người đau đường ruột có thể bị táo bón. Nguyên nhân là vì hoạt động co bóp của các cơ thành ruột không được bình thường, dẫn đến việc phân nằm lại trong ruột lâu hơn và trở nên đen, cứng, rất khó đưa ra khỏi hậu môn. Những bệnh nhân bị mất nước nhiều, hoặc các chứng đột quỵ, bệnh Parkinson cũng có thể bị táo bón. Nguyên nhân là vì các bệnh này làm thay đổi, thường là ngăn trở, hoạt động của các cơ nơi thành ruột. Ngoài ra, các bệnh khác như hội chứng rối loạn tiêu hóa, tiểu đường, yếu thận cũng gây ra táo bón. Vấn đề trở nên nghiêm trọng nhất khi táo bón là dấu hiệu cảnh báo của chứng ung thư ruột. Trong trường hợp này, có một số triệu chứng đi kèm theo như: biếng ăn, sụt cân nhanh, có máu trong phân, cơ thể rất mỏi mệt, suy nhược và đau thường xuyên trong bụng. Nếu bạn
- nhận ra một số các triệu chứng này đi kèm với táo bón, cần đi khám bác sĩ ngay. Nếu không phát hiện ra ung thư sớm, bạn sẽ làm cho chứng bệnh này càng trở nên khó điều trị, bởi vì việc sử dụng các loại thuốc điều trị táo bón, nhất là thuốc nhuận tràng, sẽ không mang lại hiệu quả nào, chỉ làm chậm trễ việc điều trị ung thư. Trong thành phần thức ăn của chúng ta, có một lượng khá lớn những chất bả mà cơ thể không hấp thụ được. Tuy nhiên, chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ thể tống phân ra bên ngoài dễ dàng. Đó là các chất xơ thường có nhiều trong các loại thức ăn chứa tinh bột thô, như khoai lang, gạo lức Các loại rau cải, trái cây cũng cung cấp nhiều chất xơ. Khi chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ chất xơ, bạn rất dễ bị táo bón. Nếu xác định táo bón không phải là dấu hiệu liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác nữa, thì việc điều trị thường không cần phải dùng đến thuốc men. Hay nói chính xác hơn, việc lạm dụng thuốc thường dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng khác, thay vì chỉ là cảm giác khó chịu của táo bón. b. Những điều nên làm – Dùng thức ăn có nhiều chất xơ như các loại ngũ cốc, rau cải. Một số dạng thuốc viên được bào chế để cung cấp chất xơ cũng có thể dùng được, như Metamucil hoặc FiberCon. Tuy nhiên, dùng thức ăn tự nhiên vẫn là giải pháp tốt hơn. – Uống nhiều nước. Mỗi ngày bạn có thể uống đến 8 ly lớn nước lọc, hoặc nhiều hơn. Uống nhiều nước giúp đẩy nhanh tiến trình trao đổi chất trong cơ thể và không dẫn đến bất cứ phản ứng bất lợi nào. Trong rất nhiều trường hợp, chỉ riêng việc uống đủ lượng nước cơ thể cần đã đủ để giúp bạn thay đổi được vấn đề. – Tránh dùng các loại thuốc nhuận tràng. Mặc dù tên gọi của thuốc nghe ra rất hấp dẫn khi bạn đang phải khó chịu vì táo bón, nhưng thực tế chúng không giúp gì nhiều. Trong khi đó, chúng là loại thuốc gây nghiện khi sử dụng nhiều lần và khi lạm dụng sẽ gây hại đến ruột, khiến cho chứng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn nữa. Thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày thường là một quyết định khôn ngoan và an toàn hơn. – Cần hiểu đúng nghĩa thế nào là táo bón. Nhiều người lo lắng dùng thuốc chỉ đơn giản vì số lần đi tiêu của họ ít hơn những người khác. Cơ thể mỗi người có nhu cầu và điều kiện hoạt động hoàn toàn khác nhau. Theo các bác sĩ, bạn có thể đi tiêu từ ba lần mỗi ngày (nhiều nhất) cho đến chỉ ba lần trong một tuần (ít nhất) và vẫn được xem là bình thường nếu không có dấu hiệu khó chịu nào kèm theo, nhất là phân đi ra không có màu đen và quá cứng. Bạn không thể lo lắng chỉ vì số lần đi tiêu của mình ít hoặc nhiều hơn so với người khác. Nói cách khác, nếu bạn chỉ đi tiêu ba lần trong một tuần và không thấy có dấu hiệu gì khác, đừng cố tìm cách can thiệp để buộc cơ thể bạn phải làm khác đi. – Tập thể dục đều đặn. Nếu điều kiện của bạn rất khó khăn, cũng phải thu xếp tối thiểu là ba buổi tập một tuần, mỗi buổi chừng 20 đến 30 phút. Bạn có thể chạy bộ hoặc chọn bất cứ cách luyện tập nào bạn thích. Điều quan trọng là cần có sự vận động. Nhiều trường hợp táo bón xảy ra do cơ thể vận động quá ít. Những người già và phụ nữ mang thai cần chú ý những hoạt động nhẹ thường xuyên hàng ngày, vì những đối tượng này thường bị rơi vào trường hợp thiếu hoạt động do cơ thể có cảm giác mỏi mệt. Điều này dễ dàng dan đến táo bón. – Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc nhét vào hậu môn để chống táo bón, hoặc biện pháp thụt tháo phân. Đây là những biện pháp can thiệp chỉ nên dùng khi thật sự cần thiết, có chỉ định của bác sĩ. Sau mỗi lần thực hiện các biện pháp này, hoạt động co bóp của ruột thường giảm đi, và do đó làm cho chứng táo bón càng nặng nề thêm. – Không nên hoãn việc đi tiêu khi bạn cảm thấy có nhu cầu. Thường thì cơn đau bụng sẽ qua đi, bạn không cần đi tiêu nữa. Lượng phân nằm lại trong ruột vào lúc đó sẽ cứng hơn bình thường và dẫn đến táo bón. Vấn đề thường không xảy ra tức thì, nhưng nếu bạn có thói quen hoãn việc đi tiêu quá thường xuyên, bạn sẽ tạo điều kiện làm phát sinh chứng táo bón. – Luyện tập một thời khóa đều đặn cho cơ thể bạn. Bắt đầu từ việc ăn uống điều độ, đúng giờ. Sau đó, bạn sẽ dần dần có được thói quen đi tiêu vào một giờ nhất định trong ngày. Thường thì vào buổi sáng sớm là tốt nhất. Những người có thói quen đi tiêu vào một giờ nhất
- định đều đặn mỗi ngày thường rất ít khi bị táo bón. Một tách nhỏ cà phê buổi sáng đôi khi có thể giúp bạn có cảm giác muốn đi cầu. Các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ cơ chế tác động này của cà-phê, nhưng đây là hiệu quả có thật trong nghiên cứu thực tế. Cà-phê thúc đẩy bạn đi tiêu sau khi uống vào khoảng 4 phút. So với nam giới thì tác động này được thấy rõ hơn ở phái nữ. Cũng có thể do nam giới thường quen thuộc với loại thức uống này hơn. – Không nên rặn mạnh khi đi tiêu. Hoạt động bình thường này của cơ thể không cần đến sự cố gắng của bạn. Thói quen rặn mạnh khi đi tiêu dẫn đến bệnh trĩ và một số vấn đề khác nữa. Khi ấy, bạn sẽ bị đau mỗi lần đi tiêu. Cơn đau có thể làm trì hoãn việc đi tiêu và thúc đẩy gây ra táo bón. Tốt nhất là đi tiêu khi nào bạn thực sự cảm thấy có nhu cầu, và đừng nôn nóng rút ngắn thời gian đi tiêu. – Một số thuốc có tác dụng phụ gây ra táo bón. Nếu bạn đang dùng thuốc và bị táo bón, có thể hỏi bác sĩ về các tác dụng phụ của loại thuốc đang dùng. Trong trường hợp này, cần tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ. 38. TIÊU CHẢY a. Kiến thức chung Tiêu chảy có thể là phản ứng tức thì của cơ thể với một loại thức ăn nào đó, nhưng cũng có thể là dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột. Thông thường, đây không phải là một bệnh nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu kéo dài nó gây mất nước trầm trọng và có thể dẫn đến tử vong, nhất là đối với người già và trẻ em. Trong thực tế, mỗi năm ở Hoa Kỳ có chừng 30.000 người chết vì tiêu chảy. Trong rất nhiều trường hợp, chỉ cần ngưng đưa thức ăn vào cơ thể và cung cấp đủ một lượng nước nhất định, rồi thì cơ thể có thể tự điều chỉnh vấn đề. Tuy nhiên, việc mất nước có thể khá nghiêm trọng. Khi đó, những thức uống thông thường không đủ đáp ứng, mà cần dùng những chế phẩm đặc biệt có cân đối các loại muối khoáng cần thiết cho cơ thể. Những dạng chế phẩm này được hòa tan trong nước theo một liều lượng nhất định, và được đưa vào cơ thể thay cho nước uống thông thường. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh nên uống càng nhiều càng tốt để thỏa mãn nhu cầu cơ thể. Tuy nhiên, nên chia uống thật nhiều lần, mỗi lần một ít tốt hơn là cố uống vào một lần quá nhiều. Sau chừng 24 giờ, thường thì có thể bắt đầu cho người bệnh ăn trở lại. Nên ăn thức ăn nhẹ và ăn thật ít, trong khi vẫn tiếp tục cung cấp nước uống. Nếu là tiêu chảy do nhiễm trùng, việc can thiệp bằng kháng sinh là cần thiết và bạn nhất thiết phải cần đến sự theo dõi điều trị của thầy thuốc. Trong trường hợp này không nên để kéo dài mà cần điều trị ngay. Tiêu chảy ở trẻ em, đặc biệt là trẻ còn quá nhỏ, cần đặc biệt chú ý vì hậu quả có thể rất nghiêm trọng và thường xảy ra rất nhanh. Chỉ một hoặc hai ngày cũng có thể làm trẻ kiệt sức khó hồi phục và kéo dài hơn có thể dẫn đến tử vong. b. Những điều nên làm – Chú ý giữ vệ sinh thức ăn, tránh ăn những thức ăn lạ lần đầu tiên quá nhiều. – Đối với trẻ còn bú mẹ, cần dùng khăn sạch lau đầu vú mẹ trước mỗi lần cho bú. Với trẻ có bú sữa bình càng phải chú ý tiệt trùng núm vú, nhất là phải pha sữa đúng liều lượng. – Cho bệnh nhân uống nhiều nước, ngay cả trong trường hợp có nôn mửa. Nếu tiêu chảy kéo dài, dùng nước uống đặc biệt để cung cấp lượng nước có muối khoáng cho bệnh nhân. – Theo dõi kỹ diễn biến của bệnh và kịp thời đưa đến bệnh viện nếu có những dấu hiệu bất thường. – Trẻ em cần được theo dõi chăm sóc tại bệnh viện. – Sau khi ngưng tiêu chảy, cần chú ý chế độ ăn uống hồi phục cho bệnh nhân. Nên cho ăn từ từ, tăng dần từng ít một cho đến khi bằng với khẩu phần ăn bình thường.
- 39. BỆNH TRĨ a. Kiến thức chung Bệnh trĩ là một bệnh rất thường gặp, nhưng có lẽ bạn ít khi nghe nhắc đến. Lý do rất dễ hiểu. Trừ ra với những người rất thân thuộc, còn thì người ta rất ngại nhắc đến chứng bệnh này với bất cứ ai. Và nếu không may bạn mắc phải, thì thật có lẽ không còn gì khó chịu, bực dọc hơn, bởi vì nó tra tấn bạn gần như mỗi ngày. Người lớn tuổi, thường là từ 50 tuổi trở lên, dễ mắc bệnh trĩ. Có thể ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng có chừng 50% người lớn tuổi chịu ảnh hưởng của chứng bệnh này. Chưa thể nói chắc chắn được nguyên nhân nào gây bệnh, nên vấn đề hiện nay đối với bệnh chỉ là các biện pháp điều trị triệu chứng. Tuy nhiên, táo bón kéo dài có thể là điều kiện dễ dàng cho bệnh phát sinh. Người mắc bệnh trĩ phải đau đớn, khó chịu mỗi lần đi tiêu. Bởi vì những mạch máu nơi hậu môn sưng tấy lên và trở nên rất nhạy cảm. Có hai loại trĩ. Trĩ nội là loại trĩ khó phát hiện, vì chỗ sưng tấy nằm bên trong hậu môn. Bệnh không gây đau, nhưng thỉnh thoảng bạn có thể nhìn thấy ít máu vấy quanh cục phân, hoặc giấy vệ sinh sau khi đi tiêu. Ngoài ra, bạn vẫn cảm thấy như chưa đi tiêu xong, vẫn còn những cơn mót rặn, trong khi thật sự tất cả phân đã được đưa ra ngoài rồi. Trĩ ngoại là loại bệnh gây khổ sở cho nhiều người hơn. Chỗ sưng tấy ở hậu môn lồi hẳn ra bên ngoài, làm cho người bệnh rất đau đớn mỗi lần đi tiêu. Có thể chảy máu ở nhiều mức độ, do người bệnh cố sức rặn để đưa phân ra, hoặc cũng có thể chỉ cần do giấy vệ sinh chùi nhẹ vào. Nếu không được chữa trị, bệnh có thể kéo dài trở thành kinh niên. Tuy nhiên, sẽ không dẫn đến biến chứng nguy hiểm nào, trừ ra những trường hợp nhiễm trùng khi điều kiện vệ sinh không được đảm bảo. Nhiều người cho rằng bệnh trĩ là một bệnh rất khó chữa khỏi, và thường tái phát. Điều đó không đúng. Thực ra bạn chỉ cần lưu tâm chăm sóc chỗ đau cẩn thận và đừng phạm những sai lầm đáng tiếc nào (gây nhiễm trùng hoặc dùng thuốc quá liều ) bệnh sẽ tự khỏi sau một thời gian. Có thể giải quyết bằng phẫu thuật, nhưng điều đó không cần thiết, thường chỉ là vì bệnh nhân muốn được khỏi ngay mà không cần thời gian chờ đợi. Một điều cần chú ý nữa là, chảy máu trong bệnh trĩ là máu tươi, màu đỏ sáng. Nếu bạn nhìn thấy máu trong phân không phải màu đỏ tươi mà hơi bầm đen, đó không phải chảy máu do bệnh trĩ mà là ở một nơi nào khác trong đường ruột. Cần khám bác sĩ ngay để xác định. Ngoài ra, thông thường thì lượng máu chảy ra rất ít. Nếu bạn nhìn thấy quá nhiều máu, hoặc việc chảy máu bị kéo dài, bạn cần đến sự giup đỡ của bác sĩ ngay. Bệnh trĩ không gây ra ung thư, nhưng chảy máu nhiều ở hậu môn có thể không phải do bệnh trĩ mà là dấu hiệu của ung thư. b. Những điều nên làm – Tránh để táo bón kéo dài. Dùng nhiều thức ăn có chất sơ để phân đi ra được dễ dàng. – Khi mắc bệnh, cố kiềm chế cảm giác muốn rặn nhiều khi đi tiêu. Nên để phân ra tự nhiên. Có thể bạn cần phải kiên nhẫn hơn để làm được điều đó, nhưng phải biết rằng với bệnh trĩ thì việc bạn cố sức rặn để đưa phân ra chỉ làm cho vấn đề trở nên tệ hại hơn mà thôi. – Uống thật nhiều nước lọc. Lượng nước nhiều trong cơ thể sẽ giúp làm mềm phân và giúp bạn đi tiêu dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể dùng thêm nước ép trái cây, rau quả, thay vì chỉ dùng toàn nước lọc. Tuy nhiên cần tránh xa cà-phê và thức uống có cồn như các loại rượu, bia. – Tránh dùng các loại thuốc nhuận tràng nhằm mục đích dễ đi tiêu hơn. Thực tế là những loại thuốc ấy có thể gây ra các biến chứng khác trong đường ruột, khiến vấn đề trở nên phức tạp hơn. – Để giảm sự khó chịu sau những lần đi cầu, bạn có thể ngồi và ngâm sâu hậu môn vào trong một chậu nước ấm. Biện pháp này có thể giúp bạn dễ chịu hơn và giảm nhẹ cảm giác đau rát. Có thể ngâm mỗi lần chừng 20 phút, nhiều lần mỗi ngày.
- – Đối với một số người, dùng khăn mềm ép chặt vào hậu môn một lúc cũng có thể giúp giảm đau. Có thể ngâm khăn trong nước mát hoặc nước lạnh, nếu bạn cảm thấy dễ chịu hơn với nhiệt độ thấp. – Dùng giấy mềm hoặc vải sạch để làm vệ sinh sau khi đi tiêu, tránh chà xát nhiều và quá mạnh nơi hậu môn. – Tránh làm những việc nặng phải gắng sức nhiều, cũng không nên chọn các động tác thể dục hàng ngày cần nhiều sức lực. Tuy nhiên, nên duy trì những hoạt động nhẹ nhàng, vừa sức đều đặn hàng ngày. – Tránh những loại thức ăn có nhiều gia vị cay, nóng. Chế độ ăn nhiều rau cải, trái cây là rất tốt. Tránh ăn những thức ăn ít chất sơ như phó-mát, bánh mỳ, thịt 40. Ợ CHUA a. Kiến thức chung Nói chính xác, bạn không thể chỉ gọi là “ợ chua”. Ngoài vị chua cảm thấy trong miệng khi ợ lên, triệu chứng này còn rất thường đi kèm theo một cảm giác cực kỳ khó chịu ở đâu đó trong đường ruột: cảm giác nóng rát, đôi khi lan đến tận cổ họng. Hiện tượng này xảy ra khi dịch tiêu hóa trong dạ dày đi ngược lên thực quản. Dạ dày là nơi thích hợp với độ acid của dịch tiêu hóa, nhưng thực quản lại có cấu trúc khác, nó không chịu được độ acid cao, vì thế bạn có cảm giác nóng rát khó chịu khi thành thực quản phải tiếp xúc với dịch tiêu hóa từ dạ dày tràn ngược lên. Đôi khi, dịch tiêu hóa bị đưa lên đến tận miệng, vì thế cảm giác nóng rát lan dần lên đến hết thực quản. Và bạn có thể cảm thấy độ chua rất rõ khi chất nước ấy bị đưa lên đến miệng. Một số triệu chứng thường đi kèm trong trường hợp này là: _ Cảm giác nóng rát đầu tiên xuất hiện khoảng bên dưới xương lồng ngực, lan ngược dần lên phía trên. _ Cảm thấy có sức ép mạnh từ trong ra, căng lên phía bên trên dạ dày, hoặc thấy khó chịu ở vùng đó. _ Cảm thấy đau, hoặc khó khăn khi nuốt thức ăn hoặc thậm chí cả khi uống nước. _ Đau ở vùng ngực, nhưng không có vẻ là cơn đau nhói nơi tim. _ Ợ hơi những khi bạn cúi về phía trước, hoặc có khi tự nhiên ợ hơi, không có lý do gì cả. _ Ợ lên vị chua đầy trong miệng. Hiện tượng này xảy ra thông thường với rất nhiều người. Khoảng 20 triệu người Mỹ bị ợ chua hầu như mỗi ngày, và chừng 140 triệu người rơi vào trường hợp thỉnh thoảng bị ợ chua. Hiện tượng xảy ra với mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất là với những người già từ khoảng 60 đến 70 tuổi. Triệu chứng chính vẫn thường là cảm giác nóng rát trong lồng ngực rồi lan dần lên phía trên. Và hiện tượng này được giải thích như sau: Khi chúng ta ăn, thức ăn được đưa vào dạ dày thông qua một ống dẫn gọi là thực quản. Phần dưới cùng của thực quản liên tục co rút lại, chỉ cho phép thức ăn trôi xuống dạ dày và ngăn cản thức ăn trong dạ dày bị tống ngược trở ra khi dạ dày co bóp. Khi sự co bóp của thực quản có lúc nào đó yếu đi, ống thực quãn thường dãn rộng. Khi ấy, sự co bóp của dạ dày sẽ tống thức ăn ngược trở ra, có khi theo đường thực quản đi ngược lên tận trên miệng. Thức ăn từ trong dạ dày đã được trộn lẫn với dịch tiêu hóa có nồng độ acid khá cao, nên khi tiếp xúc với thanh thực quản chúng gây ra cảm giác nóng rát. Do đó, để điều trị trực tiếp triệu chứng, các loại thuốc trung hòa độ acid thường mang lại hiệu quả tức thì. Một số thức ăn, thức uống có tác dụng làm dãn rộng thực quản, gây ra ợ chua, chẳng hạn như rượu, cà-phê, thuốc lá, sô-cô-la, bạc hà
- Một số thức ăn, thức uống có độ acid cao có thể trực tiếp gây cảm giác nóng rát cho thực quản, như trái cây họ cam quýt, các chế phẩm từ cà-chua, củ hành, nước ngọt cô-ca, bia Thức ăn giàu chất béo, đặc biệt là mỡ động vật, có thể phải ở lại lâu hơn trong dạ dày, vì thế dễ gây ra ợ chua. Phụ nữ khi có thai thì áp lực trong dạ dày tăng cao hơn bình thường. Chính vì vậy rất dễ bị ợ chua. Hiện tượng thông thường này có thể đối phó bằng những biện pháp khá đơn giản. Tuy nhiên, bạn cần có những kiến thức đủ để phân biệt giữa chứng ợ chua với các vết loét dạ dày hoặc cơn đau tim, đôi khi cũng có vẻ như tạo ra những cảm giác khó chịu giống nhau. Nếu cơn đau theo sau một bữa ăn quá no, và càng đau hơn khi bạn nằm xuống, đó không phải là cơn đau tim. Trong trường hợp này, một liều thuốc trung hòa acid có thể có hiệu quả tức thì. Cơn đau tim thường giảm nhẹ khi bạn nằm xuống, đau nhiều hơn khi bạn đứng lên hoặc làm việc nặng. Và nếu bạn dùng thuốc trung hòa acid, sẽ không có tác dụng gì. Cơn đau do vết loét thường bắt đầu vào những lúc đói và giảm nhẹ khi bạn ăn vào. Nếu bạn nghi ngờ cảm giác đau rát không chỉ đơn giản là do ợ chua, điều tốt nhất là nên khám bác sĩ để xác định. Một phán đoán sai lầm có thể làm kéo dài căn benh nguy hiểm nào đó, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn. b. Những điều nên làm – Tránh các loại thức ăn, thức uống gây khó chịu cho dạ dày, như thức ăn chiên dầu, thức ăn cay, sô-cô-la, cà-phê, rượu – Ăn chậm, nhai miếng nhỏ vừa phải và nhai thật kỹ. – Dành thời gian riêng cho bữa ăn. Tránh vừa ăn vừa làm việc hoặc đọc sách, chơi cờ hay lái xe – Đừng ăn quá no. Khi bạn nhồi nhét vào dạ dày một lượng quá nhiều thức ăn so với bình thường, bạn rất dễ bị ợ chua. – Nếu thường xuyên bị ợ chua, có thể chia nhỏ các bữa ăn ra. Có thể từ 4 đến 6 bữa ăn nhỏ trong ngày, thay vì chỉ 2 hoặc 3 bữa ăn với lượng thức ăn lớn. – Bữa ăn cuối cùng trong ngày phải cách giờ đi ngủ một thời gian ít nhất là 4 giờ. – Giữ tư thế ngay ngắn trong suốt bữa ăn. Ngồi ngay là tốt nhất, nếu không có điều kiện cũng có thể đứng. Nhưng đừng bao giờ nằm hoặc ngồi dựa ra sau trong khi ăn. Cũng cần giữ tư thế ngồi ngay hoặc đứng sau khi ăn ít nhất là 3 giờ. – Khi ngủ nên gối đầu cao ít nhất là 15 phân. Nên kê phần đầu của giường ngủ hơi cao lên một chút. – Ợ chua cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc. Nếu bạn đang dùng thuốc và bị ợ chua, nên hỏi bác sĩ đã kê toa. Đôi khi, vấn đề được giải quyết đơn giản chỉ bằng cách thay đổi một loại thuốc khác. – Mặc quần áo thoải mái, nhất là không dùng nịt bụng quá chặt. Tránh loại quần jeans bó sát người. Bạn có thể tạo thêm áp lực cho dạ dày, dễ gây ra ợ chua hơn. – Tránh nhai kẹo cao su. Khi nhai kẹo cao su, bạn thường nuốt vào nhiều bọt khí. Điều này làm dễ sinh ra ợ chua. – Neu bạn hơi béo mập hơn mức trung bình, việc giảm cân đôi chút có thể có tác dụng tốt. – Tránh làm những việc nặng phải gắng sức nhiều. Khi các cơ bụng căng, chúng tạo áp lực lớn lên dạ dày. – Đừng hút thuốc. Nếu bạn đang nghiện thuốc, có thể đây là việc khó làm, nhưng bạn sẽ được tưởng thưởng xứng đáng bằng sự hoàn thiện sức khỏe đáng kể. – Khi ợ chua kéo dài hơn bốn tuần và những biện pháp của bạn có vẻ như không làm giảm
- nhẹ, bạn cần đến khám bác sĩ. Trong những trường hợp đó, sự chần chờ thường là một quyết định thiếu khôn ngoan.
- 41. NẤC CỤT a. Kiến thức chung Có lẽ không cần mô tả thế nào là nấc cụt. Vấn đề thật ra không có gì quan trọng. Nhưng hãy tưởng tượng vào lúc bạn sắp đọc một bài diễn văn quan trọng, chuẩn bị phát biểu trước một đám đông, hoặc thậm chí vừa đến chỗ hẹn và mở lời chào một người bạn gái Thật không còn gì bối rối hơn nữa. Và khổ thay, bạn có vẻ như không thể nào ngăn lại cơn nấc cụt vô cùng khiếm nhã và kỳ cục ấy. Chúng ta không biết gì nhiều lắm về nguyên nhân gây nấc cụt, nhưng có vẻ như có sự tương quan tâm lý rất chặt chẽ: mỗi khi bạn hồi hộp, căng thẳng vì một việc gì sắp đến, bạn dễ bị nấc cụt. Cũng có nhiều trường hợp khác, nấc cụt thường xảy ra sau khi ăn hoặc uống, thậm chí khi bạn đang ăn nữa. Có khá nhiều biện pháp mà nhiều người tin là có thể làm mất cơn nấc cụt, và chẳng ai giải thích được mối tương quan vì sao mà các biện pháp ấy mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn thường hay nấc cụt, bạn có thể thử từng cách một xem sao. Dù sao, chúng cũng chỉ là những biện pháp hoàn toàn “vô thưởng vô phạt”. b. Những điều nên làm – Dùng ngón tay chà xát vào hai dái tai, chỗ thịt mềm bên dưới vành tai. – Ngậm khoảng một muỗng nhỏ đường. Ngậm và nuốt dần cho đến khi đường tan hết. – Nín thở, kéo dài thời gian hết mức, và nuốt hơi vào mỗi khi muốn nấc cụt. Thường thì chỉ ba hoặc 4 lần như vậy, cơn nấc cụt sẽ qua đi. – Lấy một tách nước nhỏ, đứng ngay, rồi gập người cúi xuống về phía trước. Nín thở trong tư thế này và uống nước. Sau khi bạn nuốt hết tách nước, cơn nấc cụt sẽ qua đi. Đứng ngay người và thở lại bình thường. – Uống thẳng một hơi dài hết một ly nước lọc. – Nhai một mẩu bánh mỳ khô. – Ngồi bệt xuống sàn nhà, co hai đầu gối về phía ngực. Choàng cả hai tay ôm qua hai đầu gối và siết chặt vào ngực. Động tác này ép lồng ngực lại và đẩy mạnh không khí ra khỏi phổi. Giữ nguyên tư thế trong một lúc, sau đó buông ra và thư giãn. – Nhắm mắt lại và dùng ngón tay chà xát lên hai mi mắt. Cũng có thể ấn mạnh vào và giữ nguyên một lát. 42. HEN SUYỄN a. Kiến thức chung Nguyên nhân của bệnh được xem là phức tạp, khó xác định, và thậm chí cũng không có phương thuốc điều trị nào có thể giúp bạn khỏi bệnh ngay. Chỉ có những biện pháp giúp bạn dễ chịu hơn nếu bạn rủi ro mắc phải căn bệnh kinh niên này. Người bệnh thường có những cơn khó thở, có khi ngay cả trong khi ngủ. Trong những cơn khó thở ấy, hơi thở nghe phát ra tiếng khò khè hoặc như tiếng gió rít. Trạng thái của người bệnh giống hệt như khi lặn sâu dưới nước và bị ngạt hơi. Một số các điều kiện có thể làm cho người bệnh gia tăng mức độ những cơn khó thở. Chúng ta cần biết để tránh né, ngăn ngừa: – Cảm lạnh hoặc cảm cúm. – Căng thẳng hoặc xúc động mạnh. – Không khí lạnh hoặc quá khô. – Luyện tập hoặc làm việc quá sức. – Phấn hoa trong không khí.
- – Một số loại nước hoa, hương thơm. – Lông tơ thú vật, bụi, nấm mốc. – Muối kim loại (nhất là platinum, crôm, ni-ken ). – Mạt cưa (bột gỗ mịn tạo ra khi cưa gỗ). – Các loại thức uống có cồn (rượu, bia ). – Các loại bột, cà-phê, trà – Monosodium glutamate. – Một số chất phụ gia dùng trong chế biến thực phẩm. – Các loại enzyme dùng trong bột giặt. – Một số hóa chất được dùng trong các dung môi, sơn, nhựa dẻo – Trong một số trường hợp, một loại kem đánh răng nào đó cũng có thể là nguyên nhân gây ra một cơn khó thở b. Những điều nên làm – Người bệnh không nên quá lo sợ về những cơn khó thở của mình. Điều lẩn quẩn ở đây là những cơn khó thở thật khó chịu đựng, và chúng gây ra nỗi kinh hoàng cho người bệnh, và tâm lý lo sợ, căng thẳng của người bệnh lại là nguyên nhân dễ dàng đưa đến một cơn khó thở khác. Vì thế, cần trấn an và giải thích cho người bệnh hiểu điều này. – Những lúc cảm thấy lo lắng thái quá, nên ngồi xuống và uống một ly nước lọc, giữ cho bình tĩnh lại. – Luyện tập hơi thở: Ngồi với tư thế thật thoải mái và hít hơi thật dài. Đặt bàn tay úp vào ngực, phía trên bụng một chút, và ép hơi mạnh vào. Cùng lúc, thở ra thật chậm trong khi hai môi mím chặt lại để “ngăn cản” luồng khí ra. Làm như vậy chừng ba lần. Lặp lại nhiều lần trong ngày. Với sự kiên nhẫn, lồng ngực của bạn se dần dần có sức thở mạnh hơn. – Giữ sạch môi trường sống quanh nhà và trong nhà. Lau chùi sạch sẽ không để bụi đóng trên đồ vật, nhất là không để các vật dụng bằng gỗ sinh ẩm mốc. Nếu loại sơn tường bạn đang dùng gây khó chịu cho người bệnh, cách tốt nhất là nên phủ lên một lớp sơn khác. – Tránh thói quen thở bằng miệng mỗi khi bắt đầu cảm thấy khó thở. Có thể lần đầu thở bằng miệng bạn cảm thấy dễ chịu hơn đôi chút, nhưng thói quen đó dẫn đến nhiều tai hại về sau. Cố gắng duy trì thở bằng mũi. Không khí đi qua mũi vào phổi được làm ấm hơn, tăng độ ẩm, lọc sạch, và ngăn không cho phát sinh những cơn khó thở. – Tập thể dục đều đặn. Rất nhiều người mắc bệnh suyễn không dám tập thể dục, chỉ đơn giản là vì có lần họ phải chịu đựng một cơn khó thở khủng khiếp ngay sau khi tập thể dục. Đó là sự thật. Tuy nhiên, việc tập thể dục giúp ích nhiều trong việc hoàn thiận sức khỏe, giúp giảm nhẹ những cơn khó thở. Chỉ có điều là bạn phải biết chọn những bài tập thích hợp hơn và điều chỉnh phương pháp tập luyện đôi chút. Không bắt đầu tập ngay những động tác phải dùng sức nhiều, mà phải dành thời gian “khởi động” lâu hơn, từ 10 đến 15 phút với những động tác nhẹ nhàng, rồi sau đó mới đi vào phần tập luyện chính thức. 43. VIÊM PHẾ QUẢN a. Kiến thức chung Một chứng bệnh phổ biến và rất thường không được điều trị đúng mức, đơn giản chỉ là vì đòi hỏi quá nhiều thời gian. Viêm phế quản có nhiều mức độ khác nhau, và gây khó chịu cho đường hô hấp của bệnh nhân ở nhiều mức độ cũng không giống nhau. Có thể kèm theo ho hoặc không có ho, nhưng điểm chính là khả năng thở của bệnh nhân bị suy yếu, do sự tổn thương của các cơ trong phổi. Hình chụp X-quang có thể cho thấy những chỗ bị thương tổn và hóa sẹo trong phổi. Người bệnh thường không thể thở sâu như những người khác, vì thế phổi thường xuyên bị thiếu dưỡng khí, dẫn đến rất nhiều triệu chứng khác: mỏi mệt, suy nhược, mất sức khỏe Nhiều
- công việc thông thường trước đây người bệnh có thể làm tốt, nhưng chứng viêm phế quản khiến họ mất sức và không làm được nữa. Thuốc điều trị viêm phế quản thường có tác dụng tốt, nhưng không kéo dài. Nghĩa là người bệnh cần được điều trị khá lâu. Tuy nhiên, ít người có đủ kiên nhẫn để kéo dài thời gian điều trị. Hơn nữa, chi phí thuốc men kéo dài cũng là một trở ngại. Vì vậy, rất nhiều người bỏ mặc chứng bệnh này. Họ chấp nhận mà không biết rằng sự nguy hiểm của chúng là làm suy yếu cơ thể qua thời gian kéo dài. Một nghiên cứu gần đây đã công bố kết quả làm ngạc nhiên nhiều người. Các nhà khoa học tiến hành thử nghiệm trên 28 bệnh nhân tình nguyện, ở độ tuổi trung bình là 65. Cả 28 người đều mắc bệnh viêm phế quản đã lâu năm. Bắt đầu cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học đo dung lượng thở sâu tối đa của từng người. Sau đó, họ chia những người tình nguyện ra làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất được dùng để đối chứng, họ vẫn duy trì những sinh hoạt bình thường và không có bất cứ sự can thiệp điều trị nào. Nhóm thứ hai cũng không dùng thuốc, nhưng tiến hành một công việc đều đặn theo hướng dẫn của các nhà khoa học. Mỗi ngày, họ phải thổi phồng 40 qua bong bóng có đường kính tối đa lên đến 20 cm. Kéo dài liên tục trong 8 tuần lễ. Sau 8 tuần lễ thử nghiệm, các nhà khoa học đo lại dung lượng thở sâu tối đa của từng người và mang ra so sánh. Kết quả thật đáng ngạc nhiên. Những bệnh nhân thổi bong bóng trong 8 tuần lễ đã tăng khả năng thở sâu lên đáng kể, giảm rất nhiều những cơn khó thở và nhịp thở bình thường của họ cũng dễ dàng hơn nhiều. Nhóm bệnh nhân đối chiếu, dĩ nhiên là không có dấu hiệu hoàn thiện nào. Các nhà nghiên cứu cho rằng cách “rèn luyện” đơn giản này đã giúp các cơ trong phổi của bệnh nhân hồi phục lại hoạt động tốt hơn. Và dù sao đi nữa, quả là một phương pháp điều trị đơn giản, rẻ tiền và vô hại. b. Những điều nên làm – Không hút thuốc, và tránh không đến gần những người hút thuốc. Khói thuốc do bạn hít vào, hoặc không khí có khói thuốc do người khác thở ra, đều là những tác nhân nguy hiểm khiến cho phổi của bạn không thể hồi phục, cho dù bạn có dùng bất cứ loại thuốc điều trị nào. – Uống thật nhiều nước lọc. Cung cấp nhiều nước cho cơ thể giúp làm loãng đờm trong phổi và giúp bạn dễ thở hơn. – Tắm nước nóng, đặc biệt là về đêm, trước khi ngủ. Nếu có điều kiện tắm hơi càng tốt. Làm ấm cơ thể sẽ giúp cho tan loãng đờm trong phổi. – Luyện tập thở sâu. Bài tập thổi bong bóng cũng rất đáng để bạn thử nghiệm. Tuy nhiên, đơn giản hơn bạn có thể chỉ cần ngồi ngay ngắn trong tư thế thật thoải mái, tập trung chú ý vào hơi thở và cố hết sức thở vào thật sâu. Giữ hơi thở trong phổi một lát, rồi thở ra từ từ. Lặp lại nhiều lần và có thể luyện tập như vậy nhiều lần trong ngày. 44. VIÊM XOANG a. Kiến thức chung Triệu chứng của viêm xoang đôi khi rất khó phân biệt với cảm cúm: đau đầu, sổ mũi và cổ họng khô rát. Thậm chí, bạn cũng khó phân biệt được với một cơn cảm lạnh thông thường nữa. Viêm xoang có nhiều mức độ khác nhau. Bệnh có thể là cấp tính, kéo dài từ một ngày cho đến ba tuần. Cũng có thể ở mức độ âm ỉ hơn, kéo dài từ ba tuần cho đến ba tháng. Và có thể trở thành kinh niên, kéo dài hơn ba tháng. Viêm xoang xảy ra khi một trong các ống dẫn của khoang mũi bị tắt nghẽn vì một lý do nào đó. Có thể do viêm nhiễm hoặc tác động vật lý (va đập nặng ). Đờm bị tích tụ lại không thoát đi như bình thường được, và bắt đầu tích tụ lại trong các hốc xoang.