Cẩm Nang An Toàn Sức Khỏe - Phần 2

pdf 45 trang Đức Chiến 04/01/2024 1990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Cẩm Nang An Toàn Sức Khỏe - Phần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcam_nang_an_toan_suc_khoe_phan_2.pdf

Nội dung text: Cẩm Nang An Toàn Sức Khỏe - Phần 2

  1. này. BS Lê Thị Thu Thảo Chương 8: Lao và các bệnh hệ hô hấp Giãn phế quản Giãn phế quản là một bệnh mãn tính, do bẩm sinh hoặc mắc phải, trong đó phế quản nhỏ và trung bình giãn rộng ra, thường có những đợt bội nhiễm. Có thể giãn toàn bộ hoặc khu trú ở một thùy phổi. Bệnh có thể do bẩm sinh (dị dạng trong cấu tạo thành phế quản hoặc các dị dạng khác như tuỵ tạng đa nang, đảo ngược phủ tạng, viêm xoang sàng) hoặc mắc phải (xảy ra sau khi bị áp xe phổi, lao phổi, viêm phế quản mãn tính, dị vật đường thở). Giãn phế quản thường được phát hiện khi bị các bệnh khác như cúm, sởi, ho gà, hoặc viêm phế quản mủ. Bệnh bắt đầu từ từ bằng các biểu hiện: ho kéo dài, ho cơn, ho nhiều vào sáng sớm. Trường hợp giãn phế quản thùy dưới (thể ướt), bệnh nhân khạc đàm nhiều có thể đến 400 - 500 ml/ngày, đôi khi đàm như mủ. Trường hợp giãn phế quản thùy trên, (thể khô) bệnh nhân không khạc đàm mà chỉ ho ra máu nhiều lần, kéo dài. Giãn phế quản là bệnh kéo dài, trong quá trình bệnh có những đợt bội nhiễm (sốt, khạc đàm mủ, khó thở) dần dần xuất hiện những cơn khó thở, những biến chứng thường gặp như tràn dịch màng phổi, áp xe phổi, viêm phổi tái phát , có thể dẫn đến suy hô hấp, suy tim phải. Trong những đợt bội nhiễm, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế, các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa để được khám và hướng dẫn cụ thể về phương pháp điều trị. Đối với bệnh nhân giãn phế quản nội khoa, chỉ điều trị triệu chứng, chủ yếu là mổ. Cần điều trị tốt các đợt bội nhiễm để phòng tiến triển và biến chứng. Tóm lại, giãn phế quản là một bệnh mãn tính, tiến triển dẫn đến suy hô hấp, tâm phế mãn, do đó cần chú ý một số phương pháp phòng bệnh: - Điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn, vùng tai, mũi họng, răng miệng. - Điều trị lao sơ nhiễm ở trẻ em khi có hạch rốn phổi. - Đề phòng và lấy sớm dị vật ở phế quản. - Thay đổi khí hậu: đến nơi khô ráo, ấm áp. - Không hút thuốc lá, thuốc lào; tránh môi trường nhiều khói bụi. BS Hoàng Thị Quý Hen phế quản Hen phế quản là rối loạn viêm mãn tính trên đường hô hấp, do các chất kích thích khác nhau làm phế quản dễ bị co thắt lại, làm tắc nghẽn sự lưu thông khí trên đường dẫn khí, gây những đợt ho, khò khè, nặng ngực và khó thở Đây không chỉ là triệu chứng đặc thù riêng của hen phế quản mà có thể gặp trong các bệnh khác của lồng ngực, nên hen phế quản dễ bị chẩn đoán nhầm và điều trị không thích hợp. Vì thế, cần phải theo dõi kỹ bệnh nhân để sớm nhận ra bệnh hen phế quản. Chúng ta có thể nghĩ hen phế quản khi: - Các triệu chứng trên xảy ra về đêm, đặc biệt khoảng nửa đêm, hoặc gần sáng khiến bệnh
  2. nhân phải thức giấc. - Bệnh nhân phải ngồi dậy để thở dễ hơn. - Các triệu chứng xuất hiện thành cơn, biến mát tự nhiên hoặc sau khi dùng thuốc trị hen phế quản. Bệnh nhân chỉ có triệu chứng trong những khoảng thời gian ngắn, có chu kỳ. - Các triệu chứng xuất hiện khi tiếp xúc với các loại kích thích khác nhau như: bụi, mùi nồng, hoá chất, không khí lạnh hoặc khi thời tiết thay đổi. - Bệnh nhân đã từng bị viêm mũi dị ứng, nổi mề đay hoặc những người có quan hệ ruột thịt với người mắc bệnh dị ứng. Điều trị Có hai loại thuốc được dùng để kiểm soát 1. Những thuốc cắt cơn: Là những thuốc làm giãn phế quản, có tác dụng làm thông thoáng nhanh đường hô hấp, nhằm làm giảm triệu chứng của cơn hen phế quản. 2. Những thuốc phòng ngừa lâu dài: Giữ cho các triệu chứng và các cơn không xảy ra, từ đó giữ hen phế quản được kiểm soát tốt. khi cơn hen phế quản xảy ra. Thuốc có tác dụng rất hạn chế nhưng lại rất an toàn cho việc điều trị hằng ngày trong một thời gian dài. Trong các dạng thuốc điều trị cắt cơn hen phế quản thì dạng hít có hiệu quả cao hơn, ít có tác dụng phụ hơn so với thuốc dạng uống (viên hay sirô) hay thuốc dạng chích (tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch). Cần chú ý một số yếu tố trong cuộc sống có thể ảnh hưởng lên cơn hen, và dễ đưa người bệnh đến tử vong như: - Đang điều trị corticoid dài hạn. - Trước đây đã phải đặt ống nội khí quản hoặc đã có tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất trng hen phế quản nặng. - Có hai lần nhập viện hoặc khám cấp cứu ở năm trước, vừa nhập viện hoặc khám cấp cứu ở tháng trước. - Có bệnh lý tim mạch hoặc hô hấp nặng đi kèm. - Tâm thần, kém thông minh. - Nghiện rượu, tiếp tục uống rượu. - Trẻ dậy thì và người trẻ. - Người sợ corticoid, người không tin tưởng vào điều trị hoặc không nghĩ mình có bệnh. Để kịp thời cứu chữa cho người bệnh, chúng ta cần biết một số dấu hiệu sau đây của hen phế quản nặng: - Tăng số cơn hen phế quản xảy ra trong ngày. - Khó thở ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày. - Mức độ nặng của cơn hen phế quản không giảm hoặc giảm ít sau khi dùng thuốc giãn phế quản. - Tăng sử dụng thuốc giãn phế quả và corticoid. Khi bệnh nhân có các triệu chứng của cơn hen phế quản nặng và rất nặng (như lo lắng, kích động, rối loạn ý thức, tím tái; khó nói hoặc khó ho; khó thở khi nằm đầu thấp; co kéo hõm ức hoặc các khoảng liên sườn, nhịp thở hơn 30lần/phút; ngưng hoặc chậm nhịp hô hấp, mạch hơn
  3. 120 lần/phút) cần đưa bệnh nhân đến đơn vị y tế chuyên khoa để được chăm sóc kịp thời. Phòng ngừa Ngày nay, người ta chú ý đến các biện pháp kiểm soát môi trường nhằm ngăn chặn các yếu tố kích thích gây ra cơn hen phế quản hoặc làm cho bệnh hen phế quản nặng hơn như: - Làm giảm sự tiếp xúc hoặc loại bỏ hoàn toàn với các chất gây dị ứng đối với bệnh nhân như không cho vật nuôi gây dị ứng ở trong nhà hoặc vào phòng ngủ của bệnh nhân, giảm độ ẩm trong phòng thấp hơn 50%; không trải thảm trong phòng ngủ, trên sàn bê tông, mỗi tuần giặt gối, chăn, màn của bệnh nhân trong nước nóng (hơn 130 độ F); dùng thuốc diệt gián; đậy kỹ thức ăn, nếu bệnh nhân có vấn đề với phấn hoa, (từ cây cối, cỏ, cây dại) và nấm mốc, nên tránh tiếp xúc với các thứ này. - Bệnh nhân phải ngưng hút thuốc và tránh tiếp xúc với người hút thuốc lá nhiều. Người sống trong nhà cũng nên ngưng hút thuốc hoặc hút thuốc lá ở ngoài nhà. Tìm cách giúp bệnh nhân giảm tiếp xúc với nguồn thuốc lá, khi phải sống và làm việc chung với người hút thuốc lá nhiều. - Tìm cách giảm chất gây ô nhiễm môi trường, và gây kích thích cho người bệnh ở cả bên trong và bên ngoài nhà như: nước hoa, chất tẩy rửa, các loại thuốc xịt Hoặc khói từ bếp lò đun củi, từ bếp lò thông gió. BS Nguyễn Hữu Lân (TT Lao và Bệnh phổi Phạm Ngọc Thạch) Bệnh suyễn (hen) Suyễn là một bệnh đường hô hấp thường gặp ở mọi lứa tuổi, thường kéo dài nhiều năm, có tính chất di truyền nhưng không lây. Nhiều nước trên thế giới có 4-5% dân chúng bị suyễn, trong đó hơn nửa khởi bệnh trước 10 tuổi và chừng 1/3 khỏi trước 40 tuổi. Ở trẻ em vài tháng tuổi, bệnh rất khó nhận biết. Yếu tố gây cơn suyễn Cơn suyễn xảy ra do sự co thắt cơ trơn cuống phổi, có sưng phù trong đường thở cùng nhiều chất đàm dãi gây tắc nghẽn hô hấp. Các nguyên nhân thường gặp là: lông thú, khói thuốc lá, khói than củi, bụi trong nhà, những mùi nồng và mùi thuốc diệt côn trùng, phấn hoa, thời tiết, hoạt động nhiều như chạy nhảy, chơi thể thao hay làm việc nặng nhọc Bệnh thường nặng thêm do tình trạng nhiễm trùng khác đi kèm. Dấu hiện nhận biết: Người bệnh ho nhiều về đêm, thở có tiếng rít cảm thấy nặng ngực. Suyễn có nhiều dạng: nhẹ, nặng, vừa; khi rất nặng có thể dẫn đến tử vong. Bệnh suyễn rất khó phòng ngừa, tuy nhiên ta có thể tránh cơn suyễn bằng cách: - Tránh xa các nguyên nhân dễ làm khởi phát bệnh. - Mọi người không hút thuốc trong nhà và nhất là không hút gần trẻ nhỏ. Nên dùng tấm trải phủ lên nệm của bé để tránh bụi, không nuôi thú có lông như mèo, chó trong nhà, không để những chất nặng mùi trong nhà tránh xa mùi nhang khói. Không dùng xà bông, thuốc gội đầu hay những loại nước hoa; nhớ mở cửa sổ khi trời nóng; nếu nấu ăn bằng củi hay dầu lửa. Cần mở cửa thông thoáng và đóng cửa khi không khí bên ngoài đầy chất thải của khói xe, chất ô nhiễm nhà máy, bụi, phấn hoa - Cần thường xuyên lau chùi, vệ sinh nơi ở, nhất là những chỗ chứa nhiều bụi bặm. Nên bọc giường ngủ và gối bằng một bao có khoá kéo hoặc tốt hơn nên dùng chiếu; thường xuyên giặt tấm trải giường và gối chăn bằng nước nóng, phơi khô ngoài nắng.
  4. Vì suyễn là một bệnh phức tạp, rất khó điều trị nên ngay khi có triệu chứng đầu tiên, bệnh nhân cần đến bác sĩ để được hướng dẫn đầy đủ cách phòng ngừa, theo dõi và dùng thuốc tại nhà như thế nào cho an toàn và có hiệu quả. Các dấu hiệu nhận biết tình trạng nặng cần đến bệnh viện ngay - Khi thở, cánh mũi nở rộng ra, co kéo các xương sườn và dưới cổ, nói năng khó khăn, tím đầu móng tay, móng chân, môi tái, đi lại thấy mệt. - Đã dùng thuốc cắt cơn đúng theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng không thấy có tác dụng hay tác dụng quá ngắn, vẫn còn thấy khó thở và thở nhanh. - Khi phải dùng thuốc tác dụng nhanh trên 4 lần một ngày để cắt cơn, vì tuy thuốc giúp ta đễ chịu hơn trong một thời gian ngắn nhưng nếu dùng quá liều, đường thở sẽ sưng phù thêm, cơn suyễn càng nặng lên, có thể gây tử vong - Nếu bị suyễn, bạn cần phải chú ý luôn mang theo thuốc suyễn khi ra khỏi nhà và dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn. - Đến bác sĩ 2-3 lần mỗi năm, ngay cả khi không có vấn đề lưu ý về đường hô hấp. - Cần dùng thuốc phòng ngừa nếu mỗi ngày phải cắt cơn bằng thuốc có tác dụng nhanh. - Có thể dùng thuốc suyễn trước khi chơi thể thao hay lao động nặng, nếu cần. - Dùng lưu lượng đỉnh kế (peak flow meter) hàng ngày tại nhà đúng theo hướng dẫn có thể giúp chẩn đoán bệnh xác định độ nặng nhẹ và nhất là để biết được khi nào cần thêm thuốc. Hiện nay, y học đã có thể giúp kiểm soát được cơn suyễn. Người bệnh vẫn có thể sống bình thường yên tâm vui chơi, làm việc, học hành, du lịch xa cũng như ngủ ngon giấc về đêm Suyễn là một bệnh cần điều trị lâu dài, với tỷ lệ khoảng 50-80% bệnh nhân sẽ lành bệnh. BS Phan Quý Nam (Bệnh viện Nguyễn Tri Phương) Bệnh phổi đa nang Bệnh phổi đa nang, hay nói đúng hơn là bệnh đa nang phế quản, (bronchial polycystic disease) là bệnh bẩm sinh. Các nang (hoặc kén) trong nhu mô phổi này là những túi rỗng, có cấu trúc của vách phế quản không hoàn chỉnh, bên trong chứa một ít dịch hoặc có thể dịch lấp đầy cả túi. Có 2 thể bệnh: - Thể trung tâm: Thường là một nang đơn độc, không thông với phế quản ở trên và cũng không thông với các phế nang bên dưới. Vách nang cấu tạo bởi các tuyến nhầy, mô liên kết, cơ trơn và sụn. Khi bị bội nhiễm, hiện tượng viêm nhiễm phá hủy các cấu trúc, có thể làm cho nang thông với nhánh phế quản trung tâm, và nang trở nên giãn to hơn do tác dụng van một chiều, chất dịch nhầy bên trong trở thành mủ. - Thể ngoại biên: Thường có nhiều nang, các nang này là biểu hiện các khiếm khuyết của sự phát triển thành phế quản thời kỳ phôi thai. Thành nang lót bởi lớp niêm mạc không có tế bào lông chuyển, thiếu các tuyến nhầy, có mô liên kết và một ít tấm sụn không hoàn chỉnh, trong lòng nang thường chứa chất thanh dịch. Hiện tượng nhiễm trùng khi xảy ra sẽ phá hủy các cấu trúc bẩm sinh bất thường này và làm cho bệnh trở nên rất giống bệnh giãn phế quản. Về triệu chứng lâm sàng, khi bị bội nhiễm nhiều lần, bệnh nhân ngoài bệnh cảnh nhiễm trùng có thể có triệu chứng khó thở hoặc thở khò khè, nhưng không phải là suyễn. Đây là bệnh
  5. bẩm sinh, nhưng không có chứng cớ nào là di truyền, và mức độ nặng nhẹ tùy theo số lượng nang, kích thước mang nang và số lần bội nhiễm vi trùng. Điều trị: Chủ yếu là điều trị các đợt bội nhiễm với kháng sinh thích hợp, kết hợp vật lý trị liệu nếu có ho khạc đàm mủ và các thuốc giãn phế quản nếu cần. Phẫu thuật chỉ dành cho thể nang đơn độc chứ không phải đa nang. BS Nguyễn Trần Phùng (TT Lao và bệnh phổi Phạm Ngọc Thạch) Bệnh viêm phổi "Legionnaires" Bệnh viêm phổi Legionnaires gây ra do vi khuẩn Legionnella. Bệnh này có 2 dạng: viêm phổi Legionnaires là dạng nhiễm bệnh gây ra viêm phổi nặng, và dạng thứ 2 nhẹ hơn là sốt Pontiac (nhiễm bệnh nhẹ). Vi khuẩn Legionnella cơ bản phát sinh từ các nguồn nước, dưới nhiều dạng. Đặc biệt, vi khuẩn này phát triển với số lượng lớn trong các nguồn nước ấm và đọng nước 35-46 độ C. Người bị nhiễm bệnh thở hít không khí có hơi nước từ các nguồn nước bị ô nhiễm vi khuẩn Legionnella như tháp giải nhiệt, các bể nước nóng, nước trong các bồn tắm Việc nhiễm trùng thường xảy ra khi không khí có hơi nước bị ô nhiễm trong nhà riêng, nơi làm việc, bệnh viện hoặc các nơi công cộng. Tuy nhiên, việc nhiễm bệnh Legionellosis không lây từ người này sang người khác, và cũng không có trường hợp nào nhiễm bệnh do các thiết bị điều hoà nhiệt độ không giải nhiệt bằng tháp nước như máy lạnh dân dụng cũng như máy lạnh trong xe hơi. Máy lạnh có gây viêm phổi? Các máy lạnh có thiết bị điều hoà không khí được sử dụng thông dụng tại Việt Nam đa phần là những máy lạnh giải nhiệt gió, không có tháp giải nhiệt, thì không thể gây ra vi khuẩn Legionnella. Nhưng cũng có một số máy lạnh trung tâm, có sử dụng tháp giải nhiệt được lắp đặt tại một số các nhà cao tầng, cơ sở sản xuất thì có thể gây bệnh viêm phổi máy lạnh. Lao - Những điều cần biết Hãy nghĩ đến bệnh lao khi có các triệu chứng sau: - Ho khạc nhổ kéo dài trên 3 tuần lễ. - Giảm sụt cân. - Sốt về chiều. - Đau ngực. - Ho ra máu. Khi có dấu hiệu này cần phải làm gì? Hãy đến ngay phòng khám lao quận, huyện để được xét nghiệm và tìm vi trùng trong đàm, chụp hình phổi và để thầy thuốc chuyên khoa lao khám bệnh. Khi được thầy thuốc chuyên khoa lao kết luận mắc bệnh lao, bạn sẽ được điều trị miễn phí 6- 8 tháng. Để khỏi bệnh lao, cần phối hợp uống thuốc, uống đúng liều, đều đặn và uống đủ thời gian. Bạn được coi là đã khỏi bệnh lao khi điều trị đủ thời gian, và trong quá trình xét nghiệm đàm 3 lần không tìm thấy vi khuẩn lao. Bệnh lao lây qua đường hô hấp, do vi khuẩn lao gây ra, bệnh không di truyền, có thể phòng và chữa khỏi. Hãy tiêm phòng BCG ngừa lao cho trẻ em.
  6. Ta nên đối xử với người bệnh lao như thế nào? Gia đình động viên, hướng dẫn người bệnh vượt qua lo lắng, an tâm sống bình thường. Không nên xa lánh, phân biệt đối xử với bệnh nhân lao. Người bệnh có thể lao động bình thường. Bệnh lao kháng thuốc Lao là một bệnh dễ lây lan, và cần kiên nhẫn điều trị trong vài tháng. Nhưng khi thấy hết ho, hết sốt, bệnh nhân tự ngưng thuốc rồi, bệnh tái phát, lại có một số bệnh nhân uống nhiều thuốc điều trị lao nhưng không hiệu quả. Đó là do bệnh nhân đã bị kháng thuốc. Lao kháng thuốc là trường hợp bệnh nhân mang vi khuẩn kháng với một hoặc nhiều loại thuốc chống lao. Theo điều tra về kháng thuốc lao thực hiện toàn quốc năm 1996-1997, tỷ lệ kháng thuốc lao là 33% (kháng 1-4 thứ thuốc). Trong đó, tỷ lệ kháng Streptompicine là 24%, kháng Isoniazide là 20%, kháng Rifampicine là 3,6%, kháng Ethamlentol là 1,1% và đa kháng thuốc (R, H) là 2,3%. Tại TP HCM, tỷ lệ kháng thuốc lao cũng có số liệu tương tự, nhưng nguy cơ cao hơn vì thuốc lao được nhập và bán thoải mái. Mặt khác, dân di cư từ các tỉnh về thành phố kiếm sống rất nhiều, lại nghèo khó và không có nơi cư ngụ ổn định. Khi mắc bệnh lao, bệnh nhân phải được quản lý và điều trị có kiểm soát. Nhưng vì nhiều lý do, bệnh nhân thường mua thuốc lao và tự uống theo hướng dẫn của nhân viên nhà thuốc, hoặc điều trị tại các phòng mạch không phải của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân thường ngưng thuốc tùy tiện khi thấy hết ho, hết sốt, hết ho ra máu và hết tiền. Và khi nào cảm thấy cần uống thì dùng thuốc. Vì thế, vi khuẩn lao quen dần với thuốc, tạo ra vi khuẩn kháng thuốc lao. Càng có nhiều bệnh nhân mang và khạc ra vi khuẩn lao kháng thuốc trong hoặc sau quá trình điều trị thì khả năng lây nhiễm vi khuẩn lao kháng thuốc cho người khỏe mạnh và khả năng xuất hiện bệnh nhân lao mới có kháng thuốc, càng cao (tức là kháng thuốc ở những bệnh nhân lao chưa uống thuốc điều trị lao). Lao kháng thuốc thường là do sai sót trong điều trị như: áp dụng phác đồ điều trị không đúng, không kiểm soát được việc dùng thuốc của bệnh nhân (có đúng và đều không?) hoặc chất lượng thuốc không đảm bảo Hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới chưa có một phác đồ hữu hiệu nào để điều trị bệnh lao kháng thuốc, ở nước ta theo qui định của Chương trình Phòng chống lao quốc gia, những bệnh nhân lao kháng thuốc (đã được tái điều trị 5 loại thuốc) chỉ uống Isoniazide đơn thuần. Trên thế giới đã có phác đồ hướng dẫn điều trị lao kháng thuốc nhưng những loại thuốc này rất đắt tiền, ít hiệu quả, nhiều độc tính và có thời gian kéo dài 18 - 24 tháng, chỉ thực hiện được ở những trung tâm y tế có đủ điều kiện kỹ thuật, đủ phương tiện theo dõi, chăm sóc bệnh nhân một cách toàn diện. Do đó phòng ngừa bệnh lao kháng thuốc là vấn đề hết sức quan trọng và là mục tiêu của Chương trình Phòng chống lao. Biện pháp tối ưu nhất hiện nay để phòng bệnh lao là thực hiện chiến lược DOTS với hoá trị liệu ngắn ngày có kiểm soát tại cơ sở y tế gần bệnh nhân nhất như phường xã, tổ dân phố, tổ đội sản xuất BS Hoàng Thị Quý (TT Lao và bệnh phổi Phạm Ngọc Thạch) Lao ngoài phổi Lao ngoài phổi là bệnh do trực khuẩn lao gây ra tại các bộ phận khác của cơ thể không phải là phổi. Có thể nói chúng tấn công tất cả các bộ phận của con người, từ thần kinh, tiêu hoá, vận động đến cơ quan sinh dục nam cũng như nữ.
  7. Người mắc bệnh lao ngoài phổi bên cạnh những triệu chứng chung của bệnh lao phổi như sốt nhẹ về chiều, ăn không ngon, mệt mỏi còn có những biểu hiện rối loạn chức năng của cơ quan bị bệnh như nhức đầu, thay đổi tính tình đối với lao màng não, đau nhức khi vận động đối với khớp hay cột sống, rối loạn đường ruột đối với bộ máy tiêu hoá Nhưng những biểu hiện đó thường không gây chú ý cho người chung quanh và bệnh nhân dễ dàng cho qua nên dẫn đến việc chậm trễ đi khám bệnh. Ngược lại, ở bệnh nhân lao phổi, việc ho khạc khiến người chung quanh chú ý nhiều hơn và bệnh nhân rất cảnh giác nên việc đi khám bệnh thường xảy ra sớm hơn. Lao ngoài phổi tuy không nguy hiểm cho người xung quanh nhưng lại vừa khó định bệnh do rất ít khi tìm thấy vi trùng, vừa khó điều trị. Việc chẩn đoán phải dùng nhiều xét nghiệm hoặc những phương tiện chẩn đoán sâu, việc điều trị có thể ổn định về mặc bệnh tật nhưng luôn để lại di chứng trên các chức năng liên quan, và những tàn phế trên các bộ phận, trừ trường hợp lao tại một số màng như màng tim, màng phổi, lao tại các màng này do triệu chứng ảnh hưởng đến các chức năng xảy ra mạnh hơn, gây chú ý cho bệnh nhân và thân nhân sớm hơn, nên việc phát hiện sớm sẽ đưa đến một điều trị tích cực và không để lại bất cứ một tổn hại nào về chức năng và cơ thể. Ở lao hạch ngoại vi, sau thời gian điều trị, hạch thường nhỏ đi do hết hiện tượng viêm, việc mổ lấy hết hạch là không cần thiết, cả về mặt bệnh tật lẫn phương diện thẩm mỹ. Một tiến bộ lớn trong công tác điều trị bệnh lao phổi hay lao ngoài phổi đều được điều trị bằng một công thức với thời gian giống nhau, trừ lao màng não, là thể lao ngoài phổi nguy hiểm nhất có thời gian điều trị dài hơn. Tuy nhiên, việc điều trị lao ngoài phổi tốn kém hơn do phải phối hợp với nhiều loại thuốc kèm theo biện pháp điều trị vật lý phục hồi. Để phòng ngừa lao ngoài phổi, chúng ta cần lưu ý đến những triệu chứng khác thường của cơ thể (như đã nói ở trên), kịp thời đến cơ sở y tế để khám và điều trị. BS Hoàng Thị Quý Tác hại của thuốc lá Theo Tổ chức Sức khỏe thế giới thì cứ 2 người hút thuốc lá, có 1 người sẽ chết vì những bệnh có liên quan đến thuốc lá, trong đó có 50% chết trong lứa tuổi trung niên. Thuốc lá mang đến 3 loại bệnh lý sau: - Bệnh tim mạch: Người hút thuốc lá dễ bị cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ bị đột tử. Người hút thuốc là còn dễ mắc bệnh cao huyết áp, và biến chứng tai biến mạch máu não. - Bệnh ung thư: Thuốc lá là nguyên nhân số 1 gây ung thư phổi. Khả năng bị ung thư phổi tăng gấp 10 lần ở những người hút thuốc lá so với những người không hút thuốc lá. Nếu hút càng lâu năm với số lượng càng nhiều, khả năng bị ung thư phổi càng cao. Ngoài ra, thuốc lá còn có thể gây ra các bệnh ung thư khác như: ung thư thanh quản, ung thư thực quản, ung thư vòm hầu, ung thư tuỵ, ung thư bàng quang Khi đã phát hiện khối ung thư, thời gian sống còn lại chỉ tính bằng tháng. - Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: Khởi đầu, người hút thuốc lá chỉ bị ho đàm thường xuyên, nhất là vào buổi sáng. Tuy nhiên, lúc này chức năng hô hấp của phổi đã bị sụt giảm dần, mà chưa có biểu hiện triệu chứng. Khi chức năng phổi đã giảm nhiều, người bệnh bắt đầu bị khó thở. Lúc đầu chỉ khó thở khi làm việc nặng. Về sau khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi hay khi sinh hoạt cá nhân như thay quần áo, đi vệ sinh Và tình trạng tàn phế hô hấp đó kéo dài cho đến khi
  8. người bệnh tử vong vì suy hô hấp. Ngoài ra, hút thuốc lá còn làm ảnh hưởng đến người xung quanh, nhất là những người trong gia đình. Đó là bệnh lý của những người phải thường xuyên hít khói thuốc lá do người khác hút thuốc lá, còn gọi là bệnh "hút thuốc lá thụ động". ở người lớn, hút thuốc lá thụ động cũng gây bệnh tim mạch, và ung thư phổi mặc dù tỉ lệ thấp hơn hút thuốc lá trực tiếp. ở trẻ em hút thuốc lá thụ động cũng gây bệnh viêm đường hô hấp. Ngoài ra, bố mẹ hút thuốc lá còn làm tấm gương xấu cho trẻ và phần lớn những trẻ này cũng nghiện thuốc lá khi lớn lên. Làm thế nào để bỏ thuốc lá Ngưng thuốc lá không đơn giản chỉ là từ bỏ một thói quen lâu dài. Muốn ngưng thuốc lá, cần phải được chuẩn bị tư tưởng một cách chu đáo, và phải có kế hoạch hẳn hoi. Một kế hoạch ngưng thuốc lá bao gồm các biện pháp cụ thể để có thể tự chính mình quyết tâm không hút thuốc lá, và giữ ý chí này trong thời gian dài, kết hợp với cách sử dụng các loại thuốc cần thiết để hỗ trợ cho người muốn ngưng thuốc lá vượt qua được tác dụng gây nghiện của nicotin. Các biện pháp cụ thể để bỏ thuốc lá: - Quyết định bỏ thuốc lá. - Chọn một ngày thuận tiện làm ngày bắt đầu ngưng thuốc lá và cố gắng đừng hoãn lại vì mọi lý do. - Trước ngày bắt đầu ngưng thuốc lá, giặt sạch quần áo và làm hết mùi thuốc lá trong phòng ngủ, phòng làm việc, xe hơi - Vứt bỏ toàn bộ các dụng cụ có liên quan đến thuốc lá như hộp quẹt, gạt tàn thuốc, hộp đựng thuốc - Cố gắng không hút thuốc lá trong suốt ngày được chọn làm ngày ngưng hút và sau đó. - Không đến những nơi có thể làm hút thuốc trở lại, tìm cách không đi ngang nơi có quầy thuốc lá vẫn thường mua. - Bạn bè, đồng nghiệp và gia đình cần khuyến khích và tạo điều kiện để không hút thuốc lá trở lại. - Chuẩn bị sẵn những cách từ chối khi bị mời thuốc lá. Cách dùng thuốc Vì nicotin là chất gây nghiện nên khi ngưng thuốc lá đột ngột có thể xuất hiện các triệu chứng như bứt rứt, mệt mỏi, kém tập trung, trầm cảm, mất ngủ, dễ nóng nảy, tức giận Trong những trường hợp này, cần phải cung cấp một lượng nicotin để xoa dịu nhu cầu nicotin của cơ thể, nhưng không phải qua khói thuốc lá mà sử dụng dưới dạng viên, mảnh dán da hoặc kẹo nhai (chewing gum). Trong các chế phẩm này đều có một lượng nicotin bằng 1/3 đến 1/2 lượng nicotin có trong điếu thuốc lá. Dùng nicotin có thể giúp bỏ thuốc lá dễ dàng hơn, và khả năng bỏ thuốc lá thành công tăng gấp 2 lần. Thời gian sử dụng thường không quá 8 tuần, dùng lâu dài hơn thường không cần thiết. Cần đo hô hấp ký cho người hút thuốc lá Hiện nay, số bệnh nhân tắc nghẽn đường thở chiếm 10-30% trong tổng số những người hút thuốc lá. Giúp tất cả mọi người hút thuốc lá cai nghiện là quan trọng nhưng trước mắt nên tập trung cho nhóm người có tắc nghẽn đường thở, bởi đây là nhóm có nguy cơ mắc bệnh và tử vong cao. Tình trạng nghẽn tắc đường thở có thể phát hiện dễ dàng bằng một phương pháp đơn giản là
  9. hô hấp ký. Người bệnh chỉ cần gắng sức thổi vào máy để đo lưu lượng luồng khí. Phát hiện tắc nghẽn đường thở sẽ là động cơ to lớn giúp đối tượng cai thuốc lá và phải được xem là vấn đề của cộng đồng. Không chỉ có bác sĩ chuyên khoa phổi mà cả những nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu đều cần quan tâm đến việc đề nghị và gửi người hút thuốc lá đi đo hô hấp ký và bản thân người hút thuốc lá cũng nên chủ động đi đo hô hấp ký. ở những xí nghiệp có ô nhiễm không khí, nguy cơ nghẽn tắc đường thở có thể cao gấp nhiều lần; nếu công nhân có hút thuốc lá thì trong những đợt khám sức khỏe cần quan tâm đến việc đo hô hấp ký. Chỉ cần đo hô hấp ký mỗi năm một lần để đề phòng các loại bệnh gây tử vong cao: tắc nghẽn đường dẫn khí mãn tính, cơn đau tim, ung thư phổi và tai biến mạch máu não. Ai cần đo hô hấp ký? Đó là những người hút thuốc lá 20 gói - năm trở lên Số gói-năm = (Số điếu thuốc hút trong một ngày) x số năm đã hút. Nếu hút thuốc lào, thuốc rê thì 1 g thuốc rời bằng 1 điếu thuốc lá. Nếu đã hút hơn 20 gói - năm, lại hơn 40 tuổi và hay làm việc nơi có ô nhiễm không khí thì càng cần phải đo hô hấp ký. Ung thư phổi Ung thư phổi có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh ung thư ở nam giới. Gần đây, tỷ lệ này không tăng ở nam nhưng ngày càng tăng ở nữ, đứng đầu về tỷ lệ tử vong trong các bệnh ung thư ở nữ trong những năm đầu thập kỷ 90. Giống như các bệnh ung thư khác, ung thư phổi bắt đầu khi một hoặc nhiều tế bào phân chia một cách không kiểm soát được. Sau khoảng 20 lần phân chia như vậy, một khối tế bào nhỏ đường kính khoảng 1 cm hình thành. Nếu các tế bào này tiếp tục nhân lên thì khối u tiếp tục gia tăng về kích thước. Ở một số giai đoạn của quá trình này, những tế bào có thể rời khỏi khối u ban đầu và phát triển đến các phần khác của cơ thể và phát triển thành những khối u mới. Những khối u ở phổi có thể gây chảy máu, làm tắc nghẽn đường hô hấp, gây ho, khó thở hay nhiễm khuẩn. Khối u có thể phát triển ra thành ngực gây đau. Tuy nhiên, đôi khi ung thư phổi phát triển to mà bệnh nhân không có triệu chứng đau, ho. Triệu chứng hay gặp nhất của bệnh ung thư phổi là ho kéo dài, thở ngắn. Ho có đờm lẫn máu và đau ngực cũng có thể là dấu hiệu của ung thư phổi. Một thời gian sau, bệnh nhân có thể gầy sút, mệt mỏi, thở nông, khàn giọng, khó nuốt, đau xương, thở khò khè và tràn dịch màng phổi. Cần lưu ý rằng có khoảng 13% bệnh nhân không biểu hiện bất cứ một triệu chứng nào như trên khi khối u của họ được phát hiện. Nguyên nhân chính của bệnh ung thư phổi là hút thuốc lá (90%). Một số bệnh nhân bị ung thư phổi không hút thuốc nhưng đã hít một số lượng đáng kể khói thuốc lá. 90% bệnh nhân ung thư phổi đã hút trên 10 điếu thuốc lá một ngày, trong 20 năm. Ngoài ra, những người có nhiều nguy cơ ung thư phổi là: công nhân tiếp xúc với bụi silic, tiếp xúc với tia phóng xạ. Những công nhân mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khí radon. Ở hầu hết các bệnh ung thư, kết quả điều trị tốt nhất khi ung thư được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ví dụ, có 50% bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ khối u sống thêm được 5 năm, tuy nhiên số bệnh nhân này còn ít. Trong tất cả các bệnh nhân bị ung thư phổi chỉ có 10% sống thêm được 5 năm sau khi được chẩn đoán. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị mới đưa chất đồng vị phóng xạ vào phế quản, điều trị bằng tia xạ, điều trị bằng laser, các thuốc hoá chất mới, những nghiên cứu sinh học phân tử đang được tiến hành và đã thu được một số kết quả.
  10. Tuy nhiên, để tránh tình trạng ung thư phổi yếu tố quan trọng nhất là giảm số người hút thuốc lá, cải thiện vệ sinh công nghiệp, và tránh tiếp xúc với bụi silic. Chương 9: Các bệnh đường tiết niệu Nhiễm trùng đường tiểu Nhiễm trùng đường tiểu là một bệnh tương đối phổ biến, bệnh cảnh rất đa dạng, có thể từ không có triệu chứng gì đến những thể nặng có thể gây chết người. Tác nhân gây nhiễm trùng tiểu thường là do vi trùng, vi nấm Nhiễm trùng tiểu dễ xảy ra ở một số người tắc nghẽn đường tiểu (sỏi đường tiểu, u tuyến tiền liệt ở nam ); phụ nữ có thai; tiểu đường, cao huyết áp Triệu chứng: - Không có triệu chứng, vô tình đi xét nghiệm mới biết bị bệnh. - Thường gặp tiểu gắt, tiểu khó, tiểu lắt nhắt - Nặng hơn, bệnh nhân có biểu hiện của nhiễm trùng toàn thân: sốt cao, lạnh run, môi khô, lưỡi bẩn. - Đau quặn bụng hoặc vùng hố thắt lưng. - Tiểu gắt, tiểu khó, tiểu đau, nước tiểu đục có thể có máu. Trường hợp này nếu không giải quyết kịp thời bệnh diễn tiến nặng có thể gây tử vong. - Nhiễm trùng tiểu cấp, không biến chứng nếu được điều trị đúng sẽ khỏi hẳn, không để lại biến chứng. - Một số trường hợp nhiễm trùng tiểu tái phát nhiều lần, những trường hợp này phải đến thăm khám tại cơ sở y tế để tìm nguyên nhân gây nhiễm trùng tiểu. Nếu không được điều trị đúng, bệnh diễn tiến nặng đưa sẽ đến biến chứng nhiễm trùng huyết, choáng nhiễm trùng dẫn đến tử vong hoặc bệnh sẽ tiến triển dần đến viêm thận mãn tính. Vì vậy, khi thấy tiểu khó, đặc biệt có kèm sốt nên đến khám bác sĩ để có chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp. BS Lê Thị Tuyết Phượng Bệnh tiểu ra máu Thông thường, khi nói đến tiểu máu là người ta nghĩ ngay rằng nước tiểu có màu đỏ, màu đỏ là do nhiều hồng cầu bị vỡ ra, hoặc khi tiểu ra cả cục máu thì sẽ thấy màu đỏ sậm. Trường hợp này trong y khoa gọi là tiểu máu đại thể. Còn trong thực tế, nước tiểu không có màu đỏ, thậm chí còn hơi vẩn đục nhưng các thầy thuốc vẫn gọi là tiểu máu. Nếu làm xét nghiệm soi loại nước tiểu này qua kính hiển vi thấy có nhiều hồng cầu gọi là tiểu máu vi thể. Tại sao lại đi tiểu ra máu? Chúng ta có thể xác định chắc chắn rằng khi có tiểu máu, nghĩa là thận và đường tiểu gồm niệu quản, bọng đái và niệu đạo đều có thể bị tổn thương. Nguyên nhân - Do sỏi ở thận và đường tiểu. Những viên sỏi nhỏ dễ di động làm xây xát niêm mạc dễ gây chảy máu. Thường tiểu máu do sỏi làm cho người bệnh bị những cơn đau quặn thận. - Do những tổn thương ở đường tiểu vì bị viêm nhiễm trùng, nhất là viêm do lao thận.
  11. - Do ung thư gây ra tiểu máu, đây là dạng tiểu máu nguy hiểm nhất, vì đôi khi đột nhiên xuất hiện và tự nhiên hết, dễ làm bạn bỏ qua. - Do những chấn thương ở đường tiểu như vỡ thận, giập bọng đái, niệu đạo Khi tiểu ra máu, có thể nào xác định vị trí gây chảy máu không? Câu trả lời là có. Từ quả thận đến niệu quản, bọng đái và cuối cùng là niệu đạo đều nấp ở trong cơ thể, không nhìn thấy được chỗ nào chảy máu, nhưng trong y khoa có một phương pháp có thể xác định được vị trí tổn thương, đó là nghiệm pháp ba ly. Nghĩa là sử dụng ba cái ly nhỏ, cho người bệnh tiểu vào lần lượt ba ly. Có thể xuất hiện ba trường hợp: - Nếu ly đầu tiên có máu đỏ, các ly sau không có máu đỏ, gọi là tiểu máu đầu dòng, có thể nghĩ trường hợp này do chảy máu ở vùng niệu đạo. - Nếu chỉ có ly cuối cùng thấy đỏ, gọi là tiểu máu cuối dòng, có thể nghĩ là do bọng đái chảy máu. - Nếu cả ba ly đều có máu, trường hợp này có thể nghĩ tới tổn thương ở thận. Làm sao phân biệt được nước tiểu đỏ nhưng không phải tiểu máu? Một số thuốc có chứa chất màu khi uống vào làm cho nước tiểu có màu đỏ, thí dụ như loại thuốc có tính chất sát trùng đường tiểu là Mictasol bleu có màu xanh, làm cho nước tiểu màu xanh. Đối với phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, máu từ âm đạo có thể rỉ ra lẫn vào nước tiểu, nhưng đây là trường hợp nước tiểu dính máu, chứ không hoà lẫn máu trong nước tiểu. Khi có những dấu hiệu đi tiểu ra máu, bạn cần đến khám ngay nơi bác sĩ. BS Lê Thiện Anh Tuấn
  12. Đau thận Một số người mỗi khi thấy đau lưng thường hay nghĩ tới bệnh thận. Điều này có hoàn toàn đúng? Thực chất chỉ bị đau lưng hay đau bụng thôi thì không thể khẳng định bệnh gì ngay được, cần phải biết được một số biểu hiện đi kèm. Triệu chứng mang tính đặc hiệu có thể nghĩ tới bệnh thận là cơn đau quặn ở vùng thắt lưng được y khoa gọi là cơn đau quặn thận. Thông thường, cơn đau quặn thận xảy ra đột ngột sau một cử động mạnh, sau khi làm việc mệt mỏi, hoặc có sự thay đổi về tư thế như đang nằm đột nhiên bật đứng dậy, cơn đau cũng hay xuất hiện khi đang sử dụng các loại thuốc có tính lợi tiểu hoặc nước khoáng Một số người có những dấu hiệu báo trước như đau ngang vùng thắt lưng, đi tiểu khó hoặc tiểu ra máu. Trong cơn đau, người bệnh cảm thấy đau đến mức quằn quại, có khi đau ngang bụng chạy xuống dưới tận bộ phận sinh dục. Cơn đau có thể kéo dài từ một đến hai giờ, có khi kéo dài hơn. Biểu hiện đi kèm: Đau làm vã mồ hôi, sốt, buồn nôn, tâm trạng lo lắng, có cảm giác muốn đi tiểu mặc dù không có nước tiểu. Một đặc điểm đáng chú ý là trong cơn đau nếu dùng một số thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol (thường có tên Panadol, Efferalgan ) sẽ không thấy giảm đau. Một nguyên nhân thường gặp nhất là do sỏi thận và sỏi ở niệu quản (là đường dẫn nước tiểu từ thận đưa xuống bọng đái hay còn gọi là bàng quang). Trong thực tế, những viên sỏi nhỏ nằm trong thận hay niệu quản lại gây đau quặn nhiều hơn sơ với viên sỏi lớn, vì sỏi nhỏ dễ di động cọ xát và gây chảy máu. Do đó, trong cơn đau quặn thận, người bệnh hay gặp chứng đái ra máu. Chính vì vậy mà những người thấy đau nhiều không nên lo quá bởi viên sỏi nhỏ có thể được làm tan sau khi uống thuốc mà không cần phải mổ lấy sỏi. Lao thận cũng có thể gây cơn đau quặn thận, nhưng ít gặp hơn (biểu hiện chủ yếu của lao thận là đi tiểu ra máu). Ngoài ra, cơn đau quặn thận có thể thấy ở người bị ung thư thận và chủ yếu phát hiện triệu chứng tiểu ra máu đi kèm với cơn đau. Làm sao phân biệt cơn đau quặn thận với cơn đau khác? Đặc tính điển hình của cơn đau quặn thận là cơn đau xảy ra đột ngột dữ dội và lan xuống bộ phận sinh dục vùng thắt lưng phía sau rất đau. Trong cơn đau, người bệnh đi tiểu rất nhiều hoặc tiểu khó, có thể thấy mủ trong nước tiểu hoặc nước tiểu có máu. Cần lưu ý, tiểu ra máu có thể nhận thấy là nước tiểu có màu đỏ gọi là tiểu máu đại thể, còn đi tiểu không có màu đỏ nhưng xét nghiệm nước tiểu có nhiều hồng cầu gọi là tiểu máu vi thể. Cần phân biệt với đau vùng bụng trong các bệnh sau đây: - Cơn đau quặn gan: Thường đau dưới mạn xương sườn bên phải sau khi đau có sốt và vàng da. - Cơn đau do viêm ruột thừa: Đau nhiều ở vùng gần bẹn phía bên phải (gọi là hố chậu phải). Khi đau cũng có sốt, nhưng nếu ấn tay vào vùng bị đau thì làm cho người bệnh giật nảy lên hoặc thót bụng lại khi thả tay ra. - Cơn đau do loét hay thủng dại dày: Thường đau vùng bụng ở giữa, phía trên rốn (người dân hay gọi vùng này là vùng chấn thủy). Đau không lan xuống bộ phận sinh dục. Cơn đau do loét hay thủng dạ dày gặp ở người có loét bao tử từ trước hoặc sau một đợt uống quá nhiều rượu. - Cơn đau bụng do tắc ruột: Đây cũng là biểu hiện của đau bụng cấp tính. Thường có thể phát hiện được dấu hiệu nổi cộm ngoằn ngoèo như có sóng ở bụng. - Một số trường hợp của cơn đau thắt ngực trong bệnh tim mạch không rõ ràng, tức là đau không lan lên trên vai mà lan xuống dưới bụng làm dễ lầm với cơn đau quặn thận nhưng không
  13. bao giờ lan xuống bộ phận sinh dục. Trong khi đó, có những cơn đau quặn thận lại đau lan lên trên làm cho người ta dễ nhầm với cơn đau thắt ngực. Tuy nhiên, những trường hợp này ít gặp. Trên đây là một số trường hợp dễ lầm với cơn đau quặn thận. Trong thực tế có nhiều cơn đau bụng đi kèm với cơn đau vùng thắt lưng lại là những cơn đau không phải do bệnh thận. Việc tìm đến các thầy thuốc sẽ giúp cho bạn một lời xác định chắc chắn hơn khi bạn còn đang nghi ngờ chưa rõ. BS Lê Thiện Anh Tuấn Sỏi đường niệu Một bệnh nhân nam 46 tuổi chỉ đau sơ sơ ở thắt lưng gần một năm nay. Nhân dịp lên thành phố, ông đi khám bệnh và được biết là bị sạn thận dạng san hô, cần phải phẫu thuật. Sau khi mổ lấy sạn, bác sĩ cho biết thận của ông ứ nước và giảm chức năng; nhưng may mắn là ông đến khám và chữa bệnh không quá trễ nên thận chưa bị hư hại hoàn toàn. Nguyên nhân Sỏi thận (còn gọi là sạn thận) là một dạng của sỏi đường niệu, có thể gặp ở bất kỳ cơ quan nào trong hệ niệu. Có hai nguyên nhân gây sỏi đường niệu: - Rối loạn chuyển hóa: U lành tuyến cận giáp làm tăng canxi trong máu và nước tiểu; nước tiểu chứa nhiều canxi nên dễ tích tụ lại và sinh ra sỏi. Nguyên tắc điều trị loại sỏi này là cắt bỏ u lành tuyến cận giáp. - Tắc nghẽn đường tiểu bẩm sinh hay mắc phải ở đài thận, bể thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt; có bệnh tại bộ niệu hay chung quanh bộ niệu làm nghẽn đường tiểu, nước tiểu không chảy được và sinh ra sỏi. Nguyên tắc điều trị là loại bỏ nguyên nhân gây bế tắc đường tiểu. Triệu chứng 70% trường hợp sỏi thận một bên chỉ có triệu chứng đau lưng đơn thuần; vì thế cần hết sức lưu ý và nên đi khám bệnh ngay để phát hiện và điều trị sớm nhằm tránh các tác hại xấu và nặng do sỏi gây ra. Ngoài ra, bệnh nhân có thể có các triệu chứng như: đái buốt, đái ra sỏi, đái ra máu, đái đục như mủ. Sỏi thận nếu nhỏ, khu trú ở một đái thận rất ít khi gây biến chứng. Tuy nhiên nếu không kịp thời điều trị, sỏi niệu sẽ gây tổn thương cho thận, làm giãn nở hoặc gây hẹp đường tiểu do phản ứng xiêm xơ hóa và càng làm tăng hiện tượng tắc nghẽn đường tiểu. Tắc nghẽn đường tiểu lại càng ảnh hưởng xấu đến chức năng thận, dễ gây nhiễm trùng và viêm đường tiểu, lâu dần đường tiểu bị xơ hóa và tắc nghẽn càng nặng, gây vô niệu hoặc làm giảm chức năng thận trầm trọng. Điều trị Nếu sỏi nhỏ, không có gai sẽ có cơ may được dòng nước tiểu tống thoát ra ngoài, không cần uống thuốc, chỉ cần uống nhiều nước. Sỏi nhỏ còn có thể thoát ra ngoài bằng cách uống thuốc lợi tiểu, thuốc làm giãn đường tiểu hoặc thuốc làm tan sỏi (với sỏi urat ta dùng thuốc làm kiềm hóa nước tiểu, với sỏi phosphat ta dùng thuốc làm acid hóa nước tiểu). Sỏi còn có thể được lấy ra bằng các thủ thuật như nong đường tiểu, lôi sỏi qua nội soi, tán sỏi ngoài cơ thể, lấy sỏi qua da Nếu các phương pháp trên thất bại thì phải mổ (hay còn gọi là mổ hở). Bệnh nhân cần đến thầy thuốc chuyên khoa khám và chữa bệnh để được theo dõi và đánh giá định kỳ về chức năng thận và tình trạng nước tiểu về phương diện vật lý - mô học, vi khuẩn
  14. học BS Nguyễn Ngọc Tiến (Bệnh viện Bình Dân TP HCM) Dinh dưỡng cho người bị sỏi thận Sỏi thận xuất hiện khi trong nước tiểu có quá nhiều thành phần không hoà tan được. Nguyên nhân có thể do: - Thể tích nước tiểu được bài tiết quá ít do uống nước ít hoặc điều kiện làm việc không thuận lợi, không có điều kiện uống nước hoặc đi tiểu "thoải mái" lượng nước vào ít nên cơ thể "tiết kiệm" nước và bài tiết nước tiểu ít đi so với bình thường. - Bài tiết quá mức một số hợp chất chọc lọc: Nếu dinh dưỡng không hợp lý, ăn uống quá mức một số thực phẩm thì cơ thể sẽ thải bớt phần thừa này qua nước tiểu, nồng độ các chất này trong nước tiểu tăng cao, chúng dễ ứ đọng lại và hình thành sỏi thận. - Một số yếu tố như dị tật đường tiểu gây tắc nghẽn hoặc làm ứ đọng nước tiểu trên đường bài tiết nước tiểu. - Hoặc do nhiều yếu tố khác như độ pH của nước tiểu không phù hợp với chế độ ăn (như độ pH nước tiểu có tích acid mà bệnh nhân lại ăn nhiều thức ăn làm acid hoá nước tiểu) làm giảm sự hoà tan các chất trong nước tiểu nên các chất này dễ ứ đọng lại và tạo sỏi. Chế độ ăn người bị sỏi thận - Tất cả bệnh nhân sỏi thận đều cần phải uống nhiều nước; nếu có thể, mỗi ngày nên uống hơn 1,5 lít nước. - Bệnh nhân có sỏi urat cần theo nguyên tắc: Dùng các thức ăn làm kiềm hoá nước tiểu, giúp loại bỏ acid urique dưới dạng những urat kiềm dễ hoà tan. Đó là những thức ăn thực vật (trái cây và rau), sữa và các sản phẩm từ sữa. Ngoài các thứ vừa kể, bệnh nhân có thể ăn không hạn chế mì, nui, bánh mì, đường và mật ong; cần hạn chế những thức ăn giàu acid uricque như cá mòi, cá hồi, gan, cật, óc, thịt heo, thịt nai, gà, vịt, chim bồ câu, bông cải, nấm và măng tây. Cần theo dõi thường xuyên độ pH của nước tiểu và giữ cho độ pH nước tiểu luôn lớn hơn hoặc bằng 7,5. - Đối với bệnh nhân có sỏi calci: Nếu lượng calci thải ra trong nước tiểu ở mức bình thường thì dùng các thức ăn làm toan hoá (acid hoá) nước tiểu. Các thức ăn này chủ yếu có nguồn gốc từ động vật như: cá, thịt bò, thịt gia cầm, phomát và ngũ cốc. Lưu ý rằng thức ăn làm toan hoá nước tiểu không phải là thức ăn có vị chua; chẳng hạn như chanh tuy chua nhưng lại kiềm hoá nước tiểu. Nếu lượng calci thải trong nước tiểu cao quá mức, trên 300mg, bệnh nhân cần giảm bớt lượng calci trong thực phẩm, hạn chế sữa và các sản phẩm từ sữa. BS Bùi Thị Hoàng Mai (Trung tâm Dinh dưỡng trẻ em) Suy thận và ghép thận Thận là cơ quan nằm sâu sau phúc mạc ngoài ổ bụng, được thành hông lưng che chở. Mỗi người có hai quả thận giữ nhiệm vụ bài tiết chất thải và điều hoà nhiều chức năng của cơ thể thông qua bài tiết các hoóc môn. Vì nhiều bệnh khác nhau, thận có thể suy, không hồi phục, dẫn đến việc bài tiết nước tiểu kém hoặc không bài tiết được nữa, khiến cơ thể không thải được chất độc. Ở bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, lượng chất thải như nước, u rê, creatinine, kali ứ đọng
  15. trong máu tăng cao hoặc xuất hiện tình trạng toan huyết, có thể dẫn đến tử vong do cơ thể bị ngộ độc. Ngoài ra, suy thận còn dẫn đến các tình trạng thiếu máu nặng, cao huyết áp, loãng xương, liệt dương Có hai dạng suy thập: cấp tính và mãn tính. - Suy thận cấp tính có thể do ngộ độc thuốc, choáng vì nhiều nguyên nhân, các bệnh của cầu thận, sỏi thận và niệu quản hai bên. Trong những trường hợp này, thận tạm ngừng hoạt động, sau khi chữa trị, có thể hồi phục. - Suy thận mạn có thể do nhiều nguyên nhân: bệnh ngoài thận (bệnh tự miễn, đái tháo đường). Bệnh tại thận bao gồm bệnh của cầu thận (thận hư, viêm cầu thận, xơ hoá cầu thận), bệnh ống thận và mô kẻ (viêm thận ngược dòng, viêm mô kẻ, lao thận ). Bệnh sau thận gồm sỏi thận, tắc đường tiểu mạn tính do nhiều nguyên nhân (u lành tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo ). Có thể phòng ngừa suy thận mạn nếu các bệnh nhân trên được kịp thời phát hiện và điều trị. Tuy nhiên, có những bệnh như xơ hoá cầu thận, dù biết trước cũng khó làm gì hơn là chờ đến khi suy thận mới can thiệp. Khi suy thận, người bệnh cần bình tĩnh nghe theo lời chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không nên tin vào lời mách nước của những người không có chuyên môn. Người bệnh cần theo kế hoạch điều trị và theo dõi các chỉ số sinh hoá của máu để nắm vững và theo sát tình trạng bệnh. Người bị suy thận mạn có thể áp dụng một trong hai biện pháp điều trị sau: - Chạy thận nhân tạo: Thận nhân tạo có khả năng lọc chất thải ứ đọng trong cơ thể. Biện pháp này có nhiều hạn chế như phải chạy thận trung bình mỗi tuần 3 lần, mỗi lần 4 giờ, người bệnh lệ thuộc vào máy, chất lượng cuộc sống kém; có thể bị lây nhiễm chéo do nhiều người dùng chung một máy. Ngoài ra, thận nhân tạo không sửa chữa được chức năng nội tiết (phải dùng thuốc tạo máu hoặc truyền máu, vẫn còn khả năng bị loãng xương, cao huyết áp ). - Ghép thận: Là một phẫu thuật, lấy một quả thận còn hoạt động tốt từ cơ thể người cho thận đặt vào cơ thể người suy thận (người nhận thận). Sau ghép, bệnh nhân không phải lệ thuộc vào máy, chi phí về lâu dài thấp hơn 30%-40% so với chạy thận nhân tạo. Tuy nhiên, người nhận thận vẫn phải tiếp tục khám và theo dõi chặt chẽ vì có thể bị thải ghép cấp tính hoặc mạn tính. Ngoài ra, do phải dùng thuốc ức chế miễn dịch nên cơ thể rất dễ bị nhiễm các bệnh do vi trùng và siêu vi. Đối tượng ghép thận là người đã được xác định là suy thận mãn giai đoạn cuối (có thể đang chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng ), sức khỏe chịu đựng được cuộc mổ, không bị nhiễm các bệnh như lao, bệnh do vi rút nguy hiểm như viêm gan C, HIV Các nguồn thận có thể sử dụng cho ghép thận là từ cơ thể sống của người thân trực hệ hoặc từ vợ, chồng, bạn bè, người hiến thận tự nguyện. Cũng có thể từ người đã chết não, ngưng thể (phải thở máy) nhưng tim chưa ngừng đập hoặc vừa ngừng tim (nhưng chỉ có 15-30 phút để lấy thận, trường hợp này cho kết quả thấp). BS Nguyễn Ngọc Sinh (Đại học Y Dược TP HCM) Bệnh tiểu đường Tiểu đường là một bệnh nguy hiểm về lâu dài. Cần biết phát hiện sớm trước khi có biến chứng xảy ra như lao phổi, mờ mắt, suy thận, hoại thư chân, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, mù lòa Ngày nay, định nghĩa bệnh tiểu đường theo Tổ chức Sức khỏe thế giới không phải chỉ là tiểu ra đường mà là có lượng đường trong máu cao thường xuyên một cách bất thường.
  16. Bệnh tiểu đường gặp ở mọi lứa tuổi, nam cũng như nữ. Trẻ sơ sinh cũng có thể mắc bệnh tiểu đường. Bệnh thường gặp ở người béo mập, ít lao động, sống ở đô thị. Bệnh thường gặp nhiều ở người: - Quá 50 tuổi, ngoại hình mập mạp, ăn nhiều, cân nặng, huyết áp tăng, cholesterol trong máu thừa. - Phụ nữ sinh con to, nặng trên 4 kg hay gặp khó khăn trong việc sinh nở: sẩy thai, sinh non, độc thai - Trẻ nhỏ thường đi tiểu đêm, đái dầm, gầy, biếng ăn, học kém, đau bụng vặt, buồn nôn, bụng đau như có lãi hay nghẹn ruột. - Phụ nữ hay ngứa ngáy toàn thân hay ở bộ phận sinh dục. - Thanh niên to khỏe nhưng yếu sinh lý. Bị viêm nhiễm tái đi tái lại khó trị dứt điểm ở bộ phận sinh dục, hệ thống hô hấp, thận, lao phổi. - Bị nhồi máu cơ tim, huyết áp cao. - Có ghẻ lở ngoài da, nấm mốc, da vảy nến. - Tê bại, loét bọng đái, mắc bệnh thần kinh, tê chân, hoại tử chân, thấy mờ mắt. Cũng cần dựa vào các yếu tố có thể đưa đến bệnh tiểu đường: - Khi có cha mẹ bị bệnh tiểu đường, 5% các con của họ có thể mắc bệnh tiểu đường. Các con của người mắc bệnh tiểu đường cần được chăm sóc kỹ tránh các bệnh do siêu vi (cảm cúm, ho gà, quai bị, ban); các bệnh nội tiết (thượng thận, tuyến yên, tuyến giáp), béo phì, huyết áp cao, nghiền rượu, thuốc lá, lạm dụng vài loại thuốc như corticoid (trị nhức mỏi), progestérone (thuốc ngừa thai). - Khi uống nước nhiều, đi tiểu nhiều. Uống ngày 3-4 lít nước, đi tiểu xối xả. Nếu nghi ngờ bị tiểu đường cần xét nghiệm chẩn đoán. Xét nghiệm máu tĩnh mạch là phổ biến nhất. Làm xét nghiệm sáng sớm, lúc bụng đói. Đã biết mắc bệnh tiểu đường phải đến bác sĩ chuyên khoa để: - Phân tích bệnh tiểu đường loại gì: thiếu hay còn insulin - Đánh giá tình trạng sức khỏe. Phát hiện các biến chứng, tiên lượng các diễn biến về sau. - Thảo qui cách chăm sóc, điều trị, ăn uống, sinh hoạt. Bệnh tiểu đường phổ biến và nguy hiểm, thường dẫn đến biến chứng trên các cơ quan như mắt, thận, não, thần kinh, tim, da BS Phạm Văn Đảm Theo dõi đường huyết tại nhà Bệnh tiểu đường nếu được chẩn đoán và điều trị sớm và kiểm soát đường huyết tốt sẽ có diễn tiến thuận lợi, không biến chứng. Nếu không được kiểm soát tốt đường huyết do không sớm phát hiện bệnh (giai đoạn đầu bệnh diễn tiến âm thầm) hoặc không tuân thủ lời bác sĩ, người bệnh có thể bị nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao. Do đó, việc tự theo dõi đường huyết tại nhà giúp phát hiện sớm tiểu đường, kiểm soát tốt đường huyết, giảm biến chứng của bệnh. Máy đo đường huyết tại nhà hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại, khi mua chúng ta nên lựa chọn những loại máy có các đặc điểm: gọn, nhỏ, dễ mang theo trong người; dễ sử dụng; giá
  17. rẻ. Cách sử dụng máy (thường giống nhau ở các loại máy): - Rửa và lau khô bàn tay trước khi thử. - Đâm kim vào ngón tay để chích máu xuống que thử. - Chờ giấy thử đổi màu và so màu với thang màu có sẵn để biết nồng độ đường huyết (nếu chỉ dùng giấy thử). - Đưa giấy thử vào máy và chờ đọc kết quả trên màn hình (khi dùng máy). Thời gian cần thiết để đọc kết quả tùy thuộc từng loại máy, có máy chỉ cần vài giây, có máy cần vài phút. Trung bình là 1 phút. - Ghi lại kết quả vào sổ để theo dõi. Thời gian đo đường huyết thường là buổi sáng sớm trước khi ăn sáng hoặc 2 giờ sau khi ăn. Ngoài ra, có thể đo đường huyết vào một số thời điểm đặc biệt khác như trước khi đi ngủ, sau khi vận động, sau khi uống rượu Nếu đường huyết đang ổn định, có thể thử 1-2 lần/tuần. Nếu đường huyết đang dao động, có thể thử mỗi ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Trị số đường huyết trung bình là 80-120 mg/100 ml (0,8-1,2 g/l). Ngoài ra, ở những bệnh nhân tiểu đường, cần có chế độ ăn và vận động hợp lý. Chú ý: Ăn nhiều chất xơ, rau xanh; cữ mỡ, tránh thức ăn, thức uống có đường; đi bộ thường xuyên; tránh tăng cân. BS Lê Thị Tuyết Nhung Các biến chứng của bệnh tiểu đường Nhiều bệnh nhân tiểu đường nhập viện trong tình trạng có những biến chứng nguy hiểm: hôn mê tiểu đường, nhồi máu cơ tim, loét và hoại tử nặng chân, đôi lúc phải cắt bỏ chân để cứu sống bệnh nhân. Nguyên nhân gây ra tình trạng nặng nề như vậy một phần do bệnh nhân đã không có chế độ điều trị và chăm sóc bệnh một cách hợp lý. Biến chứng cấp tính hôn mê Biểu hiện lâm sàng là rối loạn tri giác rồi đi vào hôn mê. Hôn mê do tiểu đường thường gặp ở bệnh nhân có các yếu tố như: - Không tuân thủ điều trị, tự ngưng thuốc đột ngột, đặc biệt ở những bệnh nhân đang được điều trị bằng insulin chính. - Có thêm một bệnh lý cấp tính khác như: viêm phổi, nhiễm trùng tiểu, nhồi máu cơ tim, mang thai - Dùng thuốc bừa bãi không theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, nhất là các loại thuốc có ảnh hưởng bất lợi đến diễn biến của bệnh như các loại thuốc lợi tiểu, kháng viêm, corticoid - Dùng thuốc điều trị tiểu đường quá liều, làm đường huyết giảm quá mức. Các biến chứng lâu dài của bệnh tiểu đường Biến chứng thần kinh: Là biến chứng thường gặp nhất trong bệnh tiểu đường. Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường là: thời gian mắc bệnh dài, đường huyết không được kiểm soát tốt, lên xuống bất thường, xơ mỡ động mạch
  18. Cần lưu ý, các biểu hiện của biến chứng thần kinh thường khởi phát từ từ, nặng dần theo thời gian. Lúc khởi bệnh, do triệu chứng mơ hồ làm bệnh nhân không chú ý đến, khi đã nặng thì khó khăn trong vấn đề điều trị. Thường bệnh nhân hay có cảm giác tê tê châm chích ở bàn chân, đôi khi ở bàn tay, thỉnh thoảng có những cơn đau như xé thịt, như điện giật ở bàn chân, cẳng chân. Nếu nặng hơn, bệnh nhân bị mất cảm giác nhiều phần trong cơ thể. Kèm theo là nhiều rối loạn khác rất hay gặp: - Rối loạn tiêu hoá: táo bón hoặc tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, khó nuốt, hay có cảm giác đầy bụng, ăn không tiêu. - Rối loạn niệu dục: gây bất lực ở nam, tiểu khó, tiểu dầm, dễ bị nhiễm trùng tiểu. Giảm tiết mồ hôi lòng bàn tay, bàn chân. - Yếu và teo cơ. - Liệt các dây thần kinh sọ não: gây sụp mi, lé mắt, méo miệng Biến chứng tim mạch: Đây là một trong những nguy cơ gây tử vong ở bệnh nhân tiểu đường, biểu hiện rất đa dạng: - Xơ cứng động mạch: Gây cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, đột quị - Viêm động mạch chi dưới: Gây đau chân, da chân lạnh có thể có màu tím đỏ, teo cơ và cuói cùng dẫn đến hoại tử chân, phải cưa chân. - Loét chân: Đặc biệt hay xảy ra ở bệnh nhân bị mất cảm giác, khi có vết thương nhỏ do kim đâm, đứt chân, giẫm phải thủy tinh mà không biết, dẫn đến loét chân. Đáng lưu ý, biến chứng ở thận là một biến chứng thường gặp và gây tử vong nhiều nhất trong bệnh tiểu đường. Bệnh nhân sẽ bị phù, cao huyết áp, đi tiểu ra chất đạm (nước tiểu màu trắng đục có nhiều bọt), cuối cùng dẫn đến suy thận và tử vong. Thường dấu hiệu sớm nhất của biến chứng này là sự xuất hiện lượng nhỏ protein trong nước tiểu, gọi là tiểu đạm. Biến chứng ở mắt: Là nguyên nhân chính gây ra mù loà ở nhiều người bệnh, đặc biệt tại các nước phát triển. Biến chứng ở mắt được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: mù đột ngột, đục thủy tinh thể (nhân dân ta hay gọi là cườm khô), tăng nhãn áp, xuất huyết, xuất tiết trong mắt. Biến chứng da xương khớp: Da hay sậm màu ở mặt trước cẳng chân. Đau nhức xương khớp, cứng khớp cũng có thể xảy ra. Biến chứng nhiễm trùng: Bệnh nhân tiểu đường sức đề kháng cơ thể giảm, rất dễ bị nhiễm trùng, thường gặp các bệnh lao phổi, nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng sinh dục. Để hạn chế tối đa các biến chứng này, cần lưu ý những vấn đề sau đây: 1. Phải nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. 2. Không được tự ý ngưng thuốc đột ngột. 3. Không được tự ý tăng liều thuốc mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị. 4. Phải đến bác sĩ khám bệnh ngay khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào xảy ra. 5. Có chế độ kiểm soát đường huyết tốt, không để xảy ra tình trạng đường máu tăng hoặc giảm quá mức. 6. Phải được thăm khám định kỳ tình trạng: tim mạch, mắt, nước tiểu, da, xương, khớp. 7. Chăm sóc bàn chân mỗi ngày. 8. Có chế độ dinh dưỡng và rèn luyện cơ thể hợp lý.
  19. Trước đây, người ta cho rằng đã mắc bệnh tiểu đường thì đương nhiên sẽ bị nặng lên vì các biến chứng của nó. Nhưng ngày nay, khoa học đã chứng minh nếu được phát hiện sớm, điều trị tích cực, kiểm soát đường huyết chặt chẽ thì sẽ giảm đáng kể hầu hết các biến chứng. BS Lê Thị Tuyết Phượng Bệnh võng mạc tiểu đường Võng mạc tiểu đường là một bệnh của các mạch máu võng mạc do tiểu đường gây ra. Bệnh võng mạc tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở các nước phát triển. Ở Việt Nam, xu hướng trên phát triển tương tự. Tỷ lệ của bệnh võng mạc tiểu đường gia tăng với thời gian bị tiểu đường. Khoảng 60% bị bệnh tiểu đường 15 năm hoặc hơn và sẽ có vài tổn thương mạch máu và có một tỷ lệ nguy cơ phát triển thành mù loà. Bệnh võng mạc tiểu đường cơ bản là giai đoạn sớm của bệnh võng mạc tiểu đường và tiến triển chậm chạp trong nhiều năm. Võng mạc thường cho thấy dấu hiệu của những đốm nhỏ hoặc những lắng đọng mỡ. Phần lớn bệnh nhân không bị mất thị lực, ngoại trừ việc mờ dần dần và thường không được chú ý. ở một vài bệnh nhân, các mạch máu rò rỉ tại điểm vàng, nơi chịu trách nhiệm cho thị lực trung tâm, gây mất thị lực. Một phương pháp chụp hình đặc biệt rất có ích trong việc phát hiện sớm những ảnh hưởng của bệnh võng mạc tiểu đường là chụp mạch huỳnh quang và được chỉ định bởi bác sĩ nhãn khoa. Thủ thuật gồm có tiêm một chất nhuộm màu qua tĩnh mạch ở cánh tay vào dòng máu. Khi chất nhuộm màu được mang đến mắt, những bức ảnh của võng mạc sẽ được chụp, cho thấy những vùng bị rò rỉ hoặc những vùng tưới máu kém. Còn đối với võng mạc tăng sinh, phát triển từ bệnh võng mạc cơ bản và chịu trách nhiệm làm hầu hết những trường hợp mất thị lực ở bệnh nhân tiểu đường. Những mạch máu mới mọc (tăng sinh) trên bề mặt của võng mạch và thần kinh thị giác. Những mạch máu còn non này có khuynh hướng bị vỡ và máu chảy vào khoang pha lê thể. Những mô sẹo có thể mọc từ những mạch máu vỡ và sẽ làm co kéo trên võng mạc, làm bong võng mạch và kết quả là mất thị lực. Những mạch máu mới tăng sinh còn có thể mọc trên mống mắt và gây ra mặt dạng tăng nhãn áp và từ đó sẽ đưa đến mù loà. Khi chảy máu xảy ra ở bệnh võng mạch tăng sinh, bệnh nhân thấy như nhìn qua làn khói hoặc mất hoàn toàn thị lực. Dù không có triệu chứng đau, hình thái nghiêm trọng này của bệnh võng mạc tiểu đường đòi hỏi phải điều trị ngay. Điều trị Về điều trị, việc kiểm soát đường huyết và huyết áp rất quan trọng, nhưng bệnh võng mạc có thể tiến triển xấu bất chấp tất cả các nỗ lực điều trị nội khoa. Nếu bệnh võng mạc tiểu đường được phát hiện sớm, quang đông võng mạc bằng laser có thể ngừng phát triển của tổn thương. Ngay cả trong thời kỳ tiến triển của bệnh, laser có thể làm giảm bớt nguy cơ mất thị lực nghiêm trọng. Điều trị laser được dùng để hàn gắn lại hoặc loại trừ những mạch máu bị rò bất thường. Thủ thuật này làm hội tụ nguồn năng lượng của ánh sáng laser trên võng mạch bị tổn hại. Những nốt đỏ của năng lượng laser hàn gắn lại những mạch máu bị rò và tạo nên những sẹo nhỏ trong mắt. Những sẹo này làm giảm việc sinh ra tân mạch và làm cho những tân mạch đã có sẵn bị co lại và đóng hẳn lại. Chương 10: Các bệnh đường tiêu hoá
  20. Bệnh dịch tả Bệnh dịch tả là loại bệnh gây tiêu chảy do ruột non bị nhiễm một loại vi khuẩn đặc biệt (vi khuẩn tả). Vi khuẩn tả có khả năng lây lan gây ra dịch nếu ta không có biện pháp phòng ngừa tốt. Vi khuẩn tả chỉ gây bệnh ở bề mặt ruột non, không hủy hoại thành ruột non, không vào máu, do đó bệnh nhân thường chỉ bị tiêu chảy, không đau bụng, không sốt. Phân tiêu chảy có mùi tanh khó chịu. Đa số bệnh nhân tiêu chảy vài lần rồi khỏi. Những bệnh nhân nặng tiêu chảy ồ ạt, xối xả thường xuyên tiêu chảy hoặc rỉ rả liên tục, vẫn không đau bụng, không sốt. Sau khi tiêu chảy nhiều lần, bệnh nhân nôn, có thể dữ dội. Khi bệnh nhân bị tiêu chảy và nôn sẽ dẫn đến tình trạng mắt trũng, tay chân lạnh, đầu ngón tay móp, vọp bẻ (chuột rút), thều thào nói không thành tiếng. Tình trạng này có thể xảy ra sau vài ba giờ tiêu chảy, nếu không điều trị kịp thời bệnh nhân sẽ chết do tình trạng mất nước, nhất là trẻ em và người già. Môi trường nước kém vệ sinh là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tả phát sinh, phát triển. Ngoài ra ruồi có thể tiếp xúc với phân, chất nôn ói của bệnh nhân đưa vào miệng cũng là một nguyên nhân gây bệnh dịch tả. Cách phòng bệnh dịch tả hữu hiệu nhất hiện nay là: - Phải chú ý vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường tốt: rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, ăn thức ăn chín, nên hâm nóng trước khi ăn. - Thức ăn sống như rau sống, trái cây phải được rửa sạch. - Xử lý phân, rác sạch không để lan tràn ra ngoài. - Diệt và tránh ruồi bu vào thức ăn, thức uống. Điều trị Nhiều bệnh nhân mắc bệnh dịch tả bị tử vong là do tình trạng mất nước nặng. Chính vì vậy, trước khi đưa bệnh nhân đến nơi điều trị, phải tạm thời cho uống nhiều nước, tốt nhất là nước Oresol, 1 gói pha với một lít nước chín, hoặc các loại nước pha chế sau đây: - Nước muối đường: Một lít nước chín, một muỗng cà phê loại 5 ml (5 g) muối bột, 8 muỗng cà phê loại 5 ml (40 g) đường cát. - Nước cháo muối: Một lít nước chín, một nắm (50 g) gạo (để nguyên xác gạo hoặc đánh nhuyễn ra uống không bỏ xác), muối bột hai nhúm (mỗi nhúm gọn giữa ba ngón tay cái, trỏ và giữa 3,5 g). Không để thừa hoặc thiếu muối. Nguyên tắc cho bệnh nhân uống Oresol hoặc các loại nước pha chế: - Cho bệnh nhân uống sớm nhất, tốt nhất là ngay sau lần tiêu chảy đầu tiên. - Cho bệnh nhân uống không để khát nước. - Bệnh nhân còn tiêu chảy còn cho uống. - Nếu bệnh nhân nôn, cho uống thường xuyên mỗi lần một ít. Nếu bệnh nhân được cho uống đầy đủ như thế, hầu hết sẽ khỏi bệnh. Hãy bỏ quan niệm sai lầm bệnh nhân tiêu chảy là do nước uống vào, nên không cho bệnh nhân uống. Nước tiêu chảy là nước từ cơ thể bệnh nhân tiết ra, uống nước để bù lại số lượng nước mất, giúp bệnh nhân thoát khỏi nguy hiểm. Nên chú ý, nước cho bệnh nhân uống là nước Oresol hoặc nước pha chế theo thành phần trên mới có đủ chất cho nước hấp thụ vào cơ thể. Những bệnh nhân bị tiêu chảy, dịch tả cần được ăn, bú (đối với trẻ) đầy đủ hơn người bình
  21. thường, bệnh nhân được dinh dưỡng tốt sẽ mau lành bệnh. Trong lúc đang bị tiêu chảy nặng, bệnh nhân có thể ăn, bú ít do yếu sức, cần được cho ăn, bú nhiều lần, thức ăn lúc đầu có thể là cháo thịt dần dà trở lại thức ăn bình thường càng sớm càng tốt, nếu có điều kiện cho thức ăn có chất dinh dưỡng cao ít nhất trong một tuần sau khi hết tiêu chảy. BS Nguyễn Thế Dũng (Trung tâm Bệnh Nhiệt đới TP HCM) Bệnh lỵ Amíp Lỵ Amíp là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca. Ở Việt Nam, tỷ lệ người lành mang mầm bệnh có nơi đến 25%, tại thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ trung bình là 8%. Lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất từ 20 đến 30, trẻ em dưới 5 tuổi ít mắc bệnh. Bệnh lỵ Amíp dễ hoành hành trong điều kiện sinh hoạt kém, ăn uống thiếu vệ sinh, vệ sinh ngoại cảm thấp, rác chung quanh nhà tạo điều kiện cho ruồi phát triển và mang Amíp gieo rắc khắp nơi. Đây là bệnh lây qua đường tiêu hoá. Amíp theo thức ăn, nước uống vào miệng; khi đến ruột thì xâm nhập vào niêm mạc ruột, gây ra những vết loét nhỏ trong lòng ruột và biểu hiện bên ngoài bằng hội chứng lỵ. Triệu chứng Thường gặp là hội chứng lỵ, bao gồm đau bụng, mót rặn và tiêu phân đàm máu kèm theo sốt nhẹ từng cơn. - Thể cấp tính: Đau bụng quặn từng cơn, đau dọc theo khung đại tràng trước khi đi tiêu. Mót rặn, đau buốt hậu môn kèm cảm giác mắc đi cầu dữ dội. Tiêu phân nhầy máu, đôi khi xen kẽ với tiêu chảy, mỗi lần đi tiêu ít phân, nhưng đi nhiều lần trong ngày. Nếu ở thể nhẹ thì tổng trạng tốt, tiêu đàm máu vài lẫn mỗi ngày; thể trung bình: bệnh nhân mệt, tiêu đàm máu khoảng 5-15 lần mỗi ngày; thể nặng; bệnh nhân suy kiệt, mất nước, rối loạn chất điện giải, bụng chướng, cảm giác mót rặn và đau bụng nhiều, tiêu đàm máu 15 lần/ngày. - Thể bán cấp: Bệnh nhân đau bụng ít, tiêu chảy phân lỏng ít nhày nhớt, ít khi có cảm giác mót rặn, đôi khi có táo bón. - Thể mạn tính: Sau giai đoạn cấp tính hay bán cấp nếu không điều trị, bệnh trở thành mãn tính với nhiều đợt bệnh cách nhau. Lúc này chức năng đại tràng không còn bình thường nữa, triệu chứng bệnh giống như viêm đại tràng mãn. Đau bụng lâm râm liên tục và rối loạn tiêu hoá: thường là tiêu chảy xen kẽ táo bón, no hơi, ăn không tiêu đối với một số thức ăn như: rau sống, sữa bệnh nhân suy nhược, biếng ăn, sụt cân. Điều trị Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có phương thức điều trị bằng một hay phối hợp các loại thuốc sau: - Émétine, thuốc diệt Amíp hữu hiệu nhưng có nhiều tác dụng phụ. - Déhydroémétine: so với émétine thì ít độc và thải trừ nhanh hơn. - Metronidazol và các thuốc cùng nhóm như: Secnidazole, Nimorazole, Tinidazole, Ornidazole, nhóm này không nên dùng cho phụ nữ có thai. Ngoài ra thuốc cũng có tác dụng phụ là nôn, ù tai, phát ban. Riêng Stovarsol, Difetarsone là dẫn chất của Arsenic nên hiện nay không dùng vì độc. Phòng ngừa Chú ý ngăn chặn Amíp theo thức ăn, nước uống xâm nhập vào cơ thể. - Giữ vệ sinh ăn uống: Rửa tay trước khi chế biến thức ăn, dụng cụ đựng thức ăn phải sạch.
  22. Rửa tay sau khi đi tiêu và trước khi ăn. Thức ăn phải được nấu chín kỹ trước khi ăn, nếu ăn rau sống phải rửa sạch dưới vòi nước chảy (nước máy) nhiều lần. Không uống nước lã, nước uống phải được đun sôi để nguội. - Nước dùng trong sinh hoạt phải được khử trùng bằng clor. - Xử lý tốt phân và rác, không dùng phân tươi để bón tưới ruộng vườn, vùng ngoại thành cần áp dụng hố xí hai ngăn. Cần dẹp các cầu tiêu trên sông, rạch vì đây là nguồn lây bệnh. - Giữ sạch môi trường chung quanh nhà ở, tránh ruối nhặng bu vào thức ăn, ly, chén. BS Nguyễn Trực Bệnh lỵ trực trùng Lỵ trực trùng là một bệnh nhiễm trùng đường ruột cấp tính do trực trùng Shigella gây ra. Biểu hiện bệnh thay đổi từ thể nhẹ: tiêu chảy phân nước cho đến các thể nặng với đau bụng quặn, mót rặn, tiêu phân đàm máu, sốt và có dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc. Người đang mắc bệnh, người trong thời kỳ bình phục (có thể truyền nhiễm đến 6 tuần), người lành mang trùng đều có thể thải vi trùng trong phân và gây bệnh cho người khác. Shigella dễ bị tiêu diệt ở nơi khô ráo, song có thể sống lâu hàng tháng trong nước và nhiều loại thực phẩm khác nhau ở nhiệt độ thích hợp và môi trường không có tích acid mạnh. Vi trùng còn có thể xuyên qua giấy vệ sinh, nhiễm tay người bệnh và lưu lại ở tay bẩn sau nhiễm khuẩn 3 giờ. Người ta tìm thấy vi trùng hiện diện rất nhiều trên các đồ vật của người bệnh, đặc biệt là bồn vệ sinh. Cách lây truyền thường thấy là do tiếp xúc trực tiếp giữa người với người qua tay bẩn. Yếu tố trung gian như đồ dùng chung, thực phẩm, nước (nước uống hay do tắm sông, hồ) ruồi nhặng cũng thường xảy ra. Bệnh có khả năng gây dịch ở những nơi sống đông đúc, kém vệ sinh, nguồn nước ô nhiễm và còn tập quán dùng phân tươi bón hoa màu. Trẻ nhỏ từ 1 đến 4 tuổi thường mắc bệnh: ở người lớn: nữ mắc bệnh nhiều hơn nam. Trực trùng Shigella xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hoá. Vi trùng sẽ bị tiêu diệt một phần khi qua môi trường acid của dạ dày, nhưng so với các loại vi trùng đường ruột khác, trực trùng lỵ dễ dàng vượt qua "hàng rào" ngăn cản này. Triệu chứng Sau khi vi trùng vào cơ thể từ 12 đến 72 giờ, bệnh khởi phát đột ngột với các triệu chứng sau: - Hội chứng nhiễm trùng: Người bệnh sốt cao 39 đến 40 độ C, thường kèm theo ớn lạnh, đau nhức toàn thân, mệt mỏi biếng ăn, buồn nôn hoặc nôn mửa. - Triệu chứng tiêu hoá: Gồm có tiêu chảy phân lỏng hoặc tiêu toàn nước vàng có thể dẫn đến rối loạn nước và chất điện giải, suy thận cấp nhưng không nguy hiểm đến tính mạng trừ khi trẻ quá nhỏ và người già. Giai đoạn nhầy máu, nhiều lần trong ngày (có thể từ 20 đến 40 lần), lượng phân đi tiêu mỗi lần một giảm đi. - Cảm giác mót rặn nhiều, ngày càng tăng, đau thốn ở vùng trực tràng, có thể dẫn đến sa trực tràng.
  23. - Đau quặn bụng, đau từng cơn dọc theo khung đại tràng trước khi đi tiêu. - Bệnh nhân chỉ sốt nhẹ trong giai đoạn này. - Thể trạng suy sụp nhanh, mệt mỏi, hốc hác, vẻ lo lắng, môi khô, lưỡi đóng bợn vàng nâu, bụng chướng. Những hình thức lâm sàng khác có thể gặp: - Thể nặng cấp tính với sốt cao, lạnh run, tiêu máu ồ ạt, khô người, rối loạn nước, điện giải, suy tuần hoàn đưa đến tử vong. - Thể nhẹ, bệnh nhân chỉ đau bụng âm ỉ, rồi tiêu phân lỏng như các trường hợp nhiễm trùng đường ruột khác. - Thể mãn tính, bệnh nhân tiêu đàm máu kéo dài làm mất nhiều chất đạm, chất điện giải, dễ đưa đến suy kiệt. Đối với trẻ em từ 1 đến 4 tuổi, bệnh thường cấp tính với sốt rất cao kèm co giật và có các biểu hiện thần kinh như: nằm li bì, đau đầu, cứng cổ. Một số ít trẻ em có thể tử vong do hội chứng tan máu, urê huyết cao và tình trạng huyết nhiễm nội độc tố. Điều trị Gồm ba biện pháp: - Bù nước và chất điện giải: Cần được thực hiện như các trường hợp tiêu chảy khác với dung dịch Oresol uống ngay lúc bệnh mới khởi phát, hoặc truyền dịch nếu mất nước nhiều. - Kháng sinh: Nhằm rút ngắn thời gian bệnh và thời gian thải vi trùng ra ngoài theo phân. - Điều trị triệu chứng chỉ áp dụng khi đau quặn bụng và cảm giác mót rặn dữ dội đe doạ sa trực tràng. Phòng bệnh Bệnh lỵ trực tràng lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hoá do tay bẩn, thức ăn nhiễm bẩn hay qua trung gian ruồi nhặng. Vì vậy cách phòng bệnh giống như phòng bệnh lỵ Amíp là: vệ sinh thực phẩm; vệ sinh ăn uống (ăn chín uống sôi); vệ sinh phân - rác diệt ruồi nhặng; xử lý tốt nước thải và nước sinh hoạt. BS Nguyễn Trực Chứng khó tiêu, đầy bụng Khó tiêu, đầy bụng là triệu chứng cảm thấy no hơi, nặng bụng, chướng bụng, có khi buồn nôn và nôn ói. Thường xảy ra sau khi ăn và do hệ tiêu hóa hoạt động không tốt. Để trị chứng khó tiêu đầy bụng, ta có thể dùng các thuốc sau đây: 1. Thuốc kháng acid, chống tiết acid và chống đầy hơi: Maalox Plus, Maloxals, Phosphalugel, Gasvicon, Pepsen được dùng khi bị chứng khó tiêu, đầy hơi do dư acid dịch vị tức là chất chua trong dạ dày. Các thuốc này vừa có tác dụng trung hòa acid vừa chống đầy hơi trong dạ dày. Có thể dùng thuốc dạng sủi bọt như: Normogastryl. Hoặc dùng thuốc chống tiết acid như: Cimetidin, Ranitidin, Omeprazol 2. Thuốc giúp điều hòa sự co bóp dạ dày như Metoclopramid (Primpéran), Domperidon (Motiliun-M). Dùng khi sự co bóp dạ dày kém, làm chậm sự chuyển hóa thức ăn từ dạ dày xuống ruột. 3. Thuốc giúp tiêu hóa: Chứa các men tiêu hóa, giúp sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày dễ dàng
  24. như Festal, Pancrélase, Neopeptine, Alipase Trên đây là các thuốc mà người bị khó tiêu đầy bụng có thể dùng để cải thiện tình trạng rối loạn. Liều lượng và cách uống có thể hỏi dược sĩ, nhân viên bán thuốc tại các nhà thuốc để được hướng dẫn dùng đúng. Có một số điều chúng ta cần lưu ý như sau: - Nên quan tâm đến cách ăn uống để tránh chứng khó tiêu đầy bụng như ăn chậm, nhai kỹ, tạo các yếu tố thoải mái trong bữa ăn, tránh dùng các thực phẩm mà kinh nghiệm cho thấy gây chứng khó tiêu (như thức ăn chiên quá nhiều dầu mỡ) không lạm dụng rượu, cà phê, thuốc lá, gia vị gây kích thích tiết nhiều dịch vị. - Trước khi dùng thuốc có thể dùng gừng giã nhỏ lấy nước hòa với nước âm ấm uống mà theo nhiều người nhận thấy có thể làm giảm chứng khó tiêu. - Chỉ nên dùng thuốc khoảng 5-7 ngày, nếu chứng khó tiêu đầy bụng không cải thiện rõ rệt, nên đi bác sĩ khám bệnh. Có một số trường hợp rất cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, nếu chậm trễ trong chẩn đoán sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả điều trị. ở người đã ngoài 45 tuổi, triệu chứng khó tiêu đầy bụng có thể khởi đầu của viêm loét dạ dày - tá tràng, thậm chí của ung thư dạ dày, hoặc ở những người có dấu hiệu sụt cân, đi tiêu phân đen, bị vàng da, nuốt khó. DS Nguyễn Hữu Đức (Đại học Y dược TP HCM) Táo bón Táo bón là triệu chứng chậm trễ trong việc thải phân với phân ít hơn và khô rắn hơn bình thường, số lần thải phân không vượt quá 3 lần trong tuần. Khi bị táo bón, phân nằm lâu trong ruột sẽ làm cho chất độc thấm vào máu, gây nhiễm độc, làm cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn phân, sẽ cản trở tuần hoàn ở trực tràng và với việc rặn khi đi tiêu sẽ làm cho người ta dễ mắc bệnh trĩ. Người bị táo bón thường cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, dễ tức giận, cáu kỉnh. Nguyên nhân: - Do ăn thiếu chất xơ là rau cải, uống quá ít nước. - Do sinh hoạt tĩnh tại, ít có sự vận động. - Sử dụng các loại thuốc gây ra táo bón như: thuốc trị tiêu chảy làm liệt nhu động ruột, thuốc kháng acid viêm loét dạ dày - tá tràng, thuốc bổ chứa sắt, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần Ngoài 3 nguyên nhân trên, người bệnh cũng có thể bị táo bón do cơ thể có sự rối loạn như: rối loạn tâm thần - thần kinh, rối loạn trương lực thần kinh thực vật, rối loạn chuyển hoá và nội tiết như bị chứng tăng calci - huyết, tăng urê-huyết, hoặc có một tổn thương thực thể ở đại tràng, trực tràng, hậu môn gây trở ngại đường thải phân. Về thuốc trị táo bón hay còn gọi là thuốc nhuận trường, thuốc xổ, đó là thuốc có tác dụng làm gia tăng nước thấm vào phân làm phân mềm ra, làm gia tăng sự co thắt của ruột già để dễ dàng tống phân ra ngoài. Có 4 loại thuốc trị táo bón như sau: 1. Thuốc trị táo bón tạo khối: Là thuốc chứa chất sợi, chất nhầy như thạch (rau câu), cám lúa mì, khi uống vào ruột sẽ hút nước trương nở lam tăng thể tích phân ở trực tràng gây sự kích thích giúp dễ đi tiêu hơn. Nên uống thuốc loại này với nhiều nước và lưu ý thuốc có thể gây chướng bụng, làm cho chán ăn không thấy đói. 2. Thuốc trị táo bón thẩm thấu: Là thuốc chứa các muối vô cơ như natri sulfat Na2SO4, gọi là
  25. thuốc xổ muối magie sulfat (MgSO4) hay chứa các loại đường như lactulose, sorbitol hoặc chất cao phân tử như forlax khi uống sẽ giữ nước trong lòng ruột giúp phân thấm nước không bị khô, dễ đi tiêu hơn. 3. Thuốc trị táo bón làm mềm phân, trơn phân: Là thuốc có chứa dầu khoáng chất như dầu paraffin, hoặc là các chất giúp nước thấm tốt vào phân như natri docusat. Lưu ý trong nhóm thuốc này có loại dùng bơm hậu môn chứa glycerol gọi là rectiol (Rectiofar) thích hợp cho trẻ con và phụ nữ có thai nhưng lưu ý không nên dùng quá thường xuyên vì: nếu bơm glycerol quá thường xuyên vào hậu môn, glycerol sẽ gây kích ứng niêm mạch trực tràng làm niêm mạch bị tổn thương. 4. Thuốc trị táo bón kích thích: Đây là thuốc phải đặc biệt lưu ý vì thuốc này có tác dụng kích thích trực tiếp trên chức năng vận động, bài tiết của ruột, làm xổ rất mạnh. Tuy nhiên phụ nữ có thai và trẻ dưới 15 tuổi không được dùng thuốc xổ loại này. Có thể kể tên một số thuốc như: Boldolaxine, Dulcolax Trị táo bón bằng biện pháp không dùng thuốc - Ăn nhiều chất sợi, chất xơ, rau cải, trái cây, các loại thực phẩm "tạo khối: khoai lang, rau câu, hột é - Uống nhiều nước, đặc biệt nước cam, nước chanh. - Tập đi tiêu vào giờ giấc nhất định trong ngày. - Chống nếp sinh hoạt tĩnh tại bằng cách thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao, đặc biệt tập các cơ vùng bụng. Lưu ý: - Nên xem sử dụng thuốc là bất đắc dĩ; chỉ dùng thuốc trong thời gian ngắn, tối đa là 10 ngày. Nếu thấy không khả quan nên đi khám bệnh. - Nên chọn loại thuốc tạo khối, loại trị táo bón thẩm thấu trước, nếu không hiệu quả mới dùng đến thuốc trị táo bón kích thích (đã kể ở trên). - Xem kỹ hướng dẫn hoặc hỏi dược sĩ về thời gian tác dụng của thuốc (có thuốc cho tác dụng sau 2-3 giờ, có thuốc phải uống chiều tối hôm trước để sáng hôm sau xổ) Khi nào cần thụt tháo và dùng thuốc nhuận tràng? Thụt tháo đơn giản có thể giúp cho hết táo bón. Có thể dùng nước ấm hoặc cho thêm chút ít xà phòng vào. Tuy nhiên, thụt tháo hoặc dùng thuốc nhuận tràng sẽ hết sức nguy hiểm đối với các trường hợp: - Người bệnh đang đau dạ dày dữ dội hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào của viêm ruột thừa hoặc "đau bụng cấp tính", ngay cả khi người đó đã nhiều ngày không đi tiêu. - Người bị thương do đạn bắn hoặc có chấn thương khác ở ruột. - Người yếu sức hoặc bị ốm. - Trẻ bị sốt cao, nôn, tiêu chảy hoặc có dấu hiệu mất nước. Với các loại thuốc tẩy và thuốc nhuận tràng thường dùng, cần chú ý: - Dầu thầu dầu: Là loại thuốc tẩy gây kích thích, hại nhiều hơn lợi, không nên dùng. - Maggnesium carbonate: Là thuốc tẩy muối. Chỉ dùng với liều thấp, coi như là thuốc nhuận tràng để trị táo bón. Không dùng thường xuyên và không bao giờ dùng khi bị đau bụng.
  26. - Dầu khoáng chất: Đôi khi có thể dùng chữa táo bón cho người bị bệnh trĩ, nhưng dầu chỉ làm trơn chứ không làm mềm phân. Trước khi đi ngủ, có thể dùng từ 3-6 muỗng cà phên dầu khoáng chất (không uống lúc ăn cơm vì dầu sẽ làm mất các vitamin trong thức ăn). Thuốc nhuận tràng cũng giống thuốc tẩy nhưng có tác dụng yếu hơn. Những loại thuốc vừa nêu trên khi dùng với liều nhỏ thì nhuận tràng, làm mềm phân, giúp đi tiêu dễ hơn, còn dùng với liều lớn thì có tác dụng tẩy, gây tiêu lỏng. Trường hợp duy nhất phải dùng thuốc tẩy liều cao là khi uống phải chất độc và cần phải rửa ruột ngay. Trong bất kỳ trường hợp nào thuốc tẩy đều có hại. DS Nguyễn Hữu Đức Viêm đại tràng mạn Là tình trạng bệnh lý gây rối loạn chức năng của đại tràng, diễn tiến kéo dài. Biểu hiện thường rất đa dạng. Thường bệnh nhân có các triệu chứng sau đây: - Đau bụng: Đau âm ỉ khắp bụng hoặc đau quặn từng cơn ở một vùng nào trên bụng. Trong cơn đau có thể bệnh nhân thấy một khối gồ nổi lên ở bụng, chạy dọc theo khung đại tràng. - Rối loạn về đi tiêu: Tiêu phân lỏng, tiêu nhiều lần, phân có thể có nhiều đàm nhớt, có máu; sau khi ăn muốn đi tiêu ngay, làm bệnh nhân sợ ăn; ăn cái gì đi tiêu ra cái đó; táo bón thường xuyên, hoặc bệnh diễn tiến thành từng đợt táo bón xen kẽ tiêu chảy rồi lại táo bón. Nguyên nhân - Nhiễm ký sinh trùng: Giun móc, giun đũa, giun kim, Amíp - Nhiễm trùng: Lao ruột, lỵ, trực trùng, thương hàn - U bướu vùng đại tràng: U lành tính đại tràng, túi thừa đại tràng, ung thư đại tràng. - Thần kinh: Căng thẳng, lo âu kéo dài. Khi có triệu chứng trên, các bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và hướng dẫn làm thêm một số xét nghiệm: X quang, nội soi, thử phân để tìm nguyên nhân thì mới có hướng điều trị thích hợp, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi tốt, bệnh mới mau khỏi. BS Lê Thị Tuyết Phượng Chứng nóng thượng vị Trước đây, nóng thượng vị được xem là triệu chứng không gây nguy hại và có nơi thường giải quyết bằng các thuốc bán không kê đơn như Tums, Rolaids. Hiện nay bệnh được quan tâm nhiều hơn. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy sự liên quan mật thiết giữa chứng nóng thượng vị và bệnh ung thư thực quản. Người thường bị nóng thượng vị có nguy cơ phát triển bệnh ung thư tuyến thực quản nhiều hơn 7 lần, nguy cơ này càng tăng nếu các triệu chứng biểu hiện nghiêm trọng, thường xuyên và kéo dài hơn; có trường hợp nguy cơ ung thư thực quản gấp 43 lần so với người không bị chứng nóng thượng vị. Người ta chưa rõ bằng cách nào mà chứng nóng thượng vị - một triệu chứng của bệnh acid trào ngược dạ dày thực quản (GERD) đã dẫn đến ung thư thực quản. Các nhà khoa học cho rằng trong một thời gian dài nếu cơ vòng thực quản, cơ ngăn cách thực quản - dạ dày giãn ra một cách không thích hợp hoặc mất trương lực khiến cho các chất trong dạ dày dâng lên hoặc trào ngược lên thực quản sẽ gây nên hiện tượng viêm mãn tính và có thể gây nên những thay đổi không bình thường ở những tế bào bao phủ bên trong thực quản. Dù không phải tất cả những người bị chứng nóng thượng vị sẽ bị ung thư thực quản nhưng
  27. cũng cần lưu tâm hơn đến chứng này. Nếu bị nóng thượng vị tối thiểu 1 lần trong tuần, nhất là khi có biểu hiện nghiêm trọng hoặc kéo dài thì cần kịp thời đến khám bác sĩ. Bác sĩ có thể cho làm nội soi. Đây là cách duy nhất giúp cho bác sĩ có thể biết sự tổn thương nếu có, ở mức độ nào. Nếu có những dấu hiệu thay đổi của tiền ung thư, bác sĩ sẽ yêu cầu tái nội sau 1 năm và nếu cần thiết sẽ lấy mẫu sinh thiết kể xét nghiệm tìm tế bào ung thư. Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống có thể giúp làm giảm 10% triệu chứng nóng thượng vị. Người bệnh cần lưu ý rằng cà phê, thực phẩm có chất béo có thể làm tăng sự giãn của cơ vòng thực quản và làm cho chứng nóng thượng vị dễ xảy ra. Rượu, thực phẩm có gia vị, bạc hà, cà chua và trái cây chua lại càng dễ gây chứng nóng thượng vị vì thế nên tránh hoặc giới hạn những thức ăn này. Người bệnh cũng cần thay đổi lối sống để không còn bị béo phì; từ bỏ thói quen hút thuốc lá và ăn vặt trước khi ngủ vì có quá nhiều mỡ ở ổ bụng sẽ ép dạ dày và làm thức ăn dễ trào ngược; còn hút thuốc lá sẽ làm cho các cơ thực quản giãn. Bác sĩ cũng có thể đề nghị thay đổi một phương pháp điều trị vì chất ức chế calci hoặc thuốc trầm cảm có thể làm giãn cơ vòng thực quản và thúc đẩy sự trào ngược. Những thuốc bán không kê đơn như Tagamet HB và Zantac 75 dùng chữa chứng nóng thượng vị nhưng thực tế không chữa được chứng trào ngược acid. Hiện nay, có một loại thuốc mới không kê đơn là những chất ức chế bơm proton có thể giúp giảm sự sinh acid và chữa viêm thực quản nhưng về khả năng phòng ung thư thực quản còn chưa được thử nghiệm. BS Tô Bích - Loan Phương Đau dạ dày Bệnh dạ dày do ăn uống gây nên. Quá trình mắc bệnh tương đối dài, thường trải qua vài năm, phát triển dần từ nhẹ đến nặng. Bệnh có nhiều loại, nhưng thường thấy là 3 loại: viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày và rối loạn chức năng thần kinh dạ dày. - Bệnh viêm dạ dày mãn tính: Do khi ăn nhai không kỹ, ăn quá nóng, quá lạnh, quá nhiều ớt, hoặc thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu, trà đặc làm cho dạ dày bị kích thích rồi dần dần bị bệnh. Cũng có bệnh viêm dạ dày cấp tính, vi khuẩn hoạt động trong dạ dày, nếu kéo dài, trị không tốt sẽ thành bệnh viêm dạ dày mãn tính. Mắc bệnh này sẽ cảm thấy bụng đầy, đau từng cơn, bụng nóng, khó chịu, ợ, không muốn ăn. - Bệnh loét dạ dày: Có liên quan với ăn uống, đời sống và tâm tính người bệnh. Người không vui có nhiều sầu muộn hoặc công tác quá căng thẳng, não không thể quản lý hoạt động dạ dày, ruột, làm cho năng lực tiêu hoá và chống đỡ của ruột, dạ dày yếu đi, khi gặp kích thích dạ dày, chịu không nổi, dễ bị tổn thương, sinh ra loét. Mắc bệnh loét dạ dày thường nóng ruột, dạ dày đau, ợ, nôn nước chua. ở mỗi người do vị trí loét trong dạ dày khác nhau nên tình hình đau cũng khác nhau. Nói chung vết loét ở trong bộ dạ dày và môn vị. Sau khi ăn khoảng 1 giờ, dạ dày trống, dịch vị kích thích, chỗ loét mới bắt đầu đau. Nếu chỗ loét ở chỗ dạ dày và ruột non nối tiếp (tức hành tá tràng) gọi là loét hành tá tràng, thường sau khi ăn ba tác động vào chỗ loét mới bắt đầu đau. Trong hai tình huống này, dạ dày đau đều theo quy luật nhất định. - Rối loạn chức năng thần kinh dạ dày: Bản thân dạ dày chẳng có bệnh gì, chủ yếu do tâm trạng không ổn định, ảnh hưởng tới thần kinh, chi phối dạ dày. Nếu kéo dài có thể phát triển thành viêm dạ dày mãn tính hay loét dạ dày. Triệu chứng bệnh này có lúc gần như triệu chứng viêm hoặc loét dạ dày. Để phòng chống bệnh dạ dày, cần tránh những nguyên nhân gây bệnh. Dùng thuốc chỉ có tác dụng phụ trợ. Cuối cùng, người có bệnh dạ dày nếu phát hiện đại tiện phân đen hoặc nôn ra
  28. nhiều máu bầm đen, có thể là vết loét, xuất huyết có lúc đau bụng dữ dội, da bụng cứng - có thể vét loét dạ dày bị thủng. Hai triệu chứng này đều rất nguy trọng phải đến ngay bệnh viện. Với người trên 40 tuổi, nếu gầy đi nhanh, lại chán ăn có thể bị u ác tính, cần kiểm tra và trị liệu sớm. BS Lý Kiên Bệnh khớp kéo theo bệnh dạ dày Các tổn thương viêm loét dạ dày, tá tràng thường gặp ở các bệnh nhân bị viêm khớp mãn tính. Đây là biểu hiện của những biến chứng rất thường gặp của việc điều trị và là nguyên nhân chính làm tăng số ngày nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong của nhóm bệnh này. Đó là kết quả tất yếu của việc điều trị các bệnh xương khớp chỉ nặng về chữa triệu chứng đơn thuần mà không quan tâm đến điều trị tận gốc của bệnh. Khi có các tổn thương dạ dày, tá tràng, việc điều trị các bệnh xương khớp gặp nhiều khó khăn, người bệnh có nguy cơ bị các biến chứng nặng, có khi gây tử vong. Tại sao người bị bệnh về xương khớp mãn tính lại hay bị đau dạ dày? Các bệnh về xương khớp mãn tính thường kéo dài từ vài ba năm đến vài chục năm. Các thuốc giảm đau và chống viêm luôn là bạn đồng hành của người bệnh. Các thuốc này gồm các loại Corticosteroid và loại thuốc chống viêm không phải là Steroid (NSAIDS) đã và đang được dùng rất rộng rãi để điều trị các chứng sưng, nóng đỏ, đau của bệnh, nhưng chỉ là các thuốc điều trị triệu chứng đơn thuần. Nhiều người (kể cả một số thầy thuốc) đã rất sai lầm khi cho rằng đây là những thuốc đầu tay và duy nhất trong điều trị các bệnh xương khớp. Các thuốc nói trên đều ảnh hưởng tới dạ dày, tá tràng. Tỷ lệ, mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào thời gian, liều dùng, cách phối hợp thuốc, thói quen sinh hoạt (uống rượu, hút thuốc lá ), tuổi tác và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Cơ chế ảnh hưởng lên dạ dày của thuốc chống viêm và giảm đau là cơ chế ức chế Prostaglandin. Prostaglandin là một chất trung gian có tác dụng ức chế quá trình viêm, nhưng lại kích thích Mucin - một yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày và tá tràng. Khi Prostaglandin giúp ức chế các hiện tượng sưng, đau, xung huyết của bệnh khớp thì đồng thời làm mất dần yếu tố bảo vệ, gây viêm loét dạ dày và tá tràng. Thực tế cho thấy, nhiều loại thuốc chống viêm và giảm đau khác đã được cải tiến hơn nhưng không có loại thuốc nào thực sự an toàn, không để lại hậu quả khác cho người bệnh. Vì các thuốc chống viêm, giảm đau chỉ là thuốc chữa triệu chứng nên quá trình viêm chỉ được ức chế tạm thời. Nếu không có các biện pháp điều trị khác hiệu quả hơn khắc phục nguyên nhân gây viêm, quá trình viêm sẽ tiếp diễn và nhanh chóng dẫn đến hiện tượng hủy hoại khớp. Lúc đó, thuốc chống viêm và giảm đau không còn tác dụng, mà người bệnh lại xuất hiện các biến chứng của thuốc ở dạ dày và tá tràng. Điều đáng chú ý là 50% các tổn thương ở dạ dày tá tràng do thuốc kháng viêm và giảm đau gây nên lại không có triệu chứng lâm sàng và thường phát hiện được bằng phương pháp chụp X quang dạ dày. Biện pháp hữu hiệu nhất là nội soi bằng ống mềm. Biện pháp ngăn chặn tổn thương dạ dày ở người bị khớp mãn tính - Những người bị bệnh xương khớp kéo dài và tái đi tái lại cần tới các cơ sở chuyên khoa để được khám càng sớm càng tốt. - Việc điều trị phải toàn diện và cần được theo dõi sát, điều trị triệu chứng kết hợp với điều trị căn nguyên của bệnh.
  29. - Trong quá trình điều trị, người bệnh cần được kiểm tra kỹ hệ thống tiêu hoá. Nếu có tổn thương phải điều trị tích cực, kịp thời. - Người bệnh không được tự ý tiêm, uống thuốc giảm đau và chống viêm hoặc kéo dài thời gian uống thuốc. Không dùng toa thuốc cũ mỗi khi đau tái phát. Các thuốc chống viêm và giảm đau phải dùng trong hoặc ngay sau bữa ăn để tránh tác dụng phụ của nó đối với dạ dày, tá tràng. - Cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị khi có dấu hiệu: khó tiêu, chán ăn, ói mửa, nóng rát dạ dày, chảy máu dạ dày (ói ra máu) BS Lê Anh Thư (Bệnh viện Chợ Rẫy) Chảy máu đường tiêu hoá Chảy máu đường tiêu hoá là một bệnh lý cấp cứu, là biến chứng nguy hiểm của nhiều bệnh. Biểu hiện của chảy máu tiêu hoá là bệnh nhân ói ra máu (máu đỏ tươi, máu bầm) và đi cầu phân có máu. Nguyên nhân Nguyên nhân ở thực quản: Giãn vỡ tĩnh mạch thực quản (thường gặp ở bệnh nhân xơ gan), thoát vị hoành; hội chứng Mallory Weiss: bệnh nhân sau khi ói mửa nhiều cuối cùng nôn ra máu, nội soi thấy rách niêm mạc phần trên dạ dày. Nguyên nhân ở dạ dày, tá tràng: Viêm dạ dày; loét dạ dày; ung thư dạ dày; túi thừa tá tràng. Nguyên nhân ở gan, mật, tuỵ: Xơ gan, sỏi mật; ung thư mật; viêm tuỵ cấp. Nguyên nhân ở ruột: U đại tràng và ung thư đại tràng; viêm ruột xuất huyết; kiết lỵ, thương hàn; lao ruột; lồng ruột cấp tính; trĩ. Nguyên nhân ở các cơ quan khác của cơ thể: Sốt xuất huyết, sốt rét; các bệnh lý về máu do stress; do một vài thứ thuốc gây nên như thuốc kháng viêm Aspirine BS Lê Thị Tuyết Phượng Bệnh giun móc Nhiễm giun móc là bệnh lây truyền qua đất, khá phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. ở Việt Nam tỷ lệ nhiễm giun khá cao và dao động tùy theo tập quán canh tác, điều kiện vệ sinh và thổ nhưỡng từng vùng. Hai loại giun móc ký sinh và trưởng thành ở người là Ancylostoma duodenale và Necator americanus, đều có hình trứng, khá giống nhau cả về đặc điểm dịch tễ, bệnh học và sinh học. Giun móc sống ở tá tràng, hỗng tràng. Con cái mỗi ngày đẻ 5.000 - 20.000 trứng. Trứng theo phân người ra ngoài, nở thành ấu trùng và phát triển ở đất. Sau 5 ngày sẽ thành ấu trùng chỉ, chủ động tìm đến người theo hơi nóng, chui qua da để vào cơ thể. Nhiễm N.americanus đều theo cách này, còn A.duodenale thì có thể nhiễm qua đường miệng do ăn phải ấu trùng chỉ có trong nước hoặc rau sống. Sau khi vào cơ thể, ấu trùng theo máu lên phổi, qua khí, phế quản lên hầu rối xuống dạ dày, khi đến ruột non sẽ thành giun trưởng thành. Từ khi ấu trùng xuyên qua da đến khi thành giun trưởng thành có thể đẻ trứng là 6-8 tuần. Tình hình nhiễm giun của người Việt Nam - Tỷ lệ nhiễm giun ở từng vùng rất khác nhau, cao nhất ở vùng ven biển (67-68%) rồi đến trung du (61-64%), vùng núi (51%), cao nguyên (47%) và đồng bằng (30-60%). - Cường độ nhiễm giun móc nhìn chung không cao. Các vùng được điều tra trung bình một
  30. người lớn có khoảng 112 con và trẻ em có khoảng 10 - 32 con; 50-71% nhiễm giun móc đồng thời với các loại giun khác, thường là giun đũa và giun tóc. - Tình trạng tái nhiễm thấp (4,4%, so với bệnh giun đũa là 68%). - Tỷ lệ nhiễm tăng dần theo tuổi. Lứa tuổi dưới 16 chưa có sự phân công lao động rõ rệt tỷ lệ nhiễm không khác biệt giữa nam và nữ nhưng lứa tuổi trên 16, nữ thường làm các công việc tiếp xúc nhiều với mầm bệnh như chăm bón lúa và hoa màu ở ruộng, vườn nên tỷ lệ nhiễm cao hơn (78% so với 59%). - Nghề nghiệp có ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm giun móc; trong cùng một điểm điều tra, nông dân nhiễm nhiều hơn ngư dân, người trồng rau nhiễm nhiều hơn người trồng lúa. Tác hại của giun móc - Ấu trùng gây viêm da nới nó xuyên qua hoặc viêm phổi dị ứng khi qua phổi. - Giun trưởng thành có thể gây kích thích hoặc tổn thương nhẹ thành ruột do chất tiết của giun tiết ra hoặc do giun thúc vào thành ruột. Ngoài ra, có thể làm cho thành ruột viêm, chảy máu, tạo thành những nốt sùi và sẹo, hạch mạch treo có thể bội nhiễm vi khuẩn; nhiều cơ quan khác có thể bị ảnh hưởng như gan bị thoái hoá mỡ, tủy và lách bị tổn thương, phổi bị phù hoặc viêm phế nang, tim to và nhẽo, nhiều chỉ số của máu như lượng hồng cầu, bạch cầu, tốc độ lắng máu tỷ lệ huyết cầu tố bị thay đổi. Triệu chứng - Rối loạn tiêu hoá: Đau vùng thượng vị, đau tăng sau khi ăn kèm theo cảm giác cồn cào, chán ăn, ợ, nôn, đầy và chướng bụng. Có thể tiêu chảy, táo bón hoặc tiêu ra máu. - Rối loạn tuần hoàn, thiếu máu: Da xanh, niêm mạch nhợt, khó thở, mạch nhanh, đánh trống ngực, hay chóng mặt, ù tai; nặng hơn có thể chảy máu cam, rong kinh, vô kinh ở phụ nữ, tim to, phù nề. - Rối loạn thần kinh: Giảm tính cường cơ, giảm thị lực, nhức đầu, dễ quên, suy nhược; nặng hơn có thể giảm hoặc mất phản xạ, cơ thể bị tê liệt bất thường. Trẻ em chậm lớn, chậm phát triển trí óc Nếu không can thiệp, các triệu chứng sẽ tăng dần, bệnh nhân gầy mòn, phù thũng, có thể chết vì kiệt sức hoặc các bệnh khác phối hợp. Điều trị - Dùng liều duy nhất với hiệu quả cao. Những thuốc mới có nhiều tính ưu việt hiện nay thuộc nhóm Benzimidazole và Pyrimidin. Lưu ý: nhóm Benzimidazole đôi khi gây hiện tượng giun di chuyển ngược lên miệng; phụ nữ có thai 3 tháng đầu không dùng Albendazole và Mebendazole (thuộc nhóm Benzimidazole vì thử nghiệm trên chuột thấy có gây dị thường ở bào thai); đôi khi thuốc có tác dụng phụ gây những triệu chứng thoảng qua như chóng mặt, đau bụng - Dùng thuốc rẻ tiền, ít độc, không chỉ có tác dụng với giun móc mà còn có tác dụng với các loại giun khác. - Bồi phụ sắt trong 3 tháng và truyền máu khi cần thiết. Phòng ngừa - Điều trị người bệnh để cắt đứt nguồn lây nhiễm. - Vệ sinh môi trường, chống phát tán mầm bệnh: Nhà phải có hố xí, không phóng uế bừa bãi, không dùng phân chưa ủ kỹ để bón, không để chó, gà, heo tha phân gây ô nhiễm môi trường.
  31. - Giáo dục y tế nâng cao kiến thức về bệnh giun móc, nâng cao ý thức phòng bệnh, chống lây nhiễm và bảo vệ người chưa mắc bệnh: không ăn rau sống chưa rửa kỹ và sạch, không uống nước lã, rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không đi chân không BS Phan Thị Kim (Viện Dinh dưỡng) Bệnh giun đầu gai Thời gian gần đây, có nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện là những người thường xuyên ăn đồ tái sống. Đã có bệnh nhân do ăn cá nhúng giấm, gỏi cá, cá lóc nướng trui, mắm Thái, sau đó xuất hiện nhiều triệu chứng đau bụng, buồn nôn, sốt. Đặc biệt là sự xuất hiện kỳ lạ của nhiều khối u di động khắp nơi trong cơ thể, thường tập trung ở mặt, miệng và tay chân. Thủ phạm gây ra những triệu chứng đáng sợ như vậy? Chính là giun đầu gai. Loại giun này có tên khoa học là Gnastostoma spinigerum, sống chủ yếu ở các động vật như chó, mèo Người chỉ là ký chủ trung gian mang ấu trùng hoặc giun non, chúng di chuyển dưới da và cơ quan nội tạng của người để gây bệnh. Giun đầu gai trưởng thành, con đực dài 11-25 mm, con cái dài 25-54 mm, thân mình được bao phủ bởi các gai ở phía trước, đầu phình to có 4-8 hàng móc, do đó giun được gọi là giun đầu gai. Giun trưởng thành sống ở vách bao tử của các động vật ăn thịt sống như chó, mèo, chim, chúng đẻ trứng ở đây và sau đó trứng theo phân của các động vật này đi ra ngoài. Phân ở môi trường ngoài sẽ bị các lăng quăng đỏ nuốt vào và biến thành ấu trùng. Sau đó lăng quăng đỏ bị cá, tôm, ếch, lươn, rắn nuốt, chúng phát triển ở cơ bắp các động vật này trở thành ấu trùng giai đoạn 3. Nếu người ăn gặp các ấu trùng giai đoạn 3 này mà không được nấu chín, khi vào dạ dày những ấu trùng này do có tính di động rất cao sẽ chui qua vách dạ dày và đi lang thang khắp nơi trong cơ thể như da, gan, phổi, mắt, nguy hiểm nhất là ở não. Đi đến đâu, đầu và mình nhiều gai của giun tiết dịch gây viêm, hoại tử, xuất huyết ở vùng đó, bệnh nhân sẽ có những cơn đau nhói, đau như xé thịt ở các cơ quan tương ứng. Giun đầu gai hay gặp ở Đông Nam á và các vùng lân cận. Đặc biệt ở miền Nam nước ta hay bị nhiễm giun do ăn những món ăn đặc sản như cá lóc nướng trui, mắm Thái Biểu hiện bệnh của giun rất đa dạng, tùy thuộc cơ quan nào mà giun đi ngang qua. Khi giun từ dạ dày xuyên qua vách dạ dày đi đến: - Gan: Gây sốt, đau vùng gan dễ chẩn đoán nhầm với viêm gan, Abces gan - Bụng: Gây đau bụng, rối loạn tiêu hoá đôi khi rất dữ dội có thể nhầm với cơn đau bụng cấp tính, nguy kịch, nhầm với triệu chứng của bệnh loét dạ dày tá tràng, viêm tuỵ cấp - Mắt: Gây viêm mống mắt, viêm màng bồ đào, xuất huyết trong mắt. Biểu hiện lâm sàng là tình trạng đau nhức trong mắt, mắt viêm đỏ, mí mắt sưng phù Đã có bệnh nhân đến bệnh viện khám vì các triệu chứng ở mắt và được bác sĩ gắp ra từ mắt một con giun đầu gai. - Da: Thường biểu hiện bằng nhiều khối u di động dưới da, đôi khi sưng phù và đỏ ở nhiều vùng da dễ lầm với dị ứng da, dẫn đến sai lầm trong vấn đề điều trị, kéo dài thêm tình trạng bệnh. - Phổi: Gây viêm phổi, tràn dịch màng phổi - Rối loạn thần kinh: Gây nhức đầu, khó tập trung, hay quên - Tủy sống: Gây viêm tủy có thể dẫn đến liệt tứ chi. - Não: Gây viêm não, xuất huyết não, có thể làm tàn phế hoặc tử vong người bệnh. Những triệu chứng này có những đợt bùng phát, có những lúc lắng dịu và kéo dài trong cơ
  32. thể. Khi có những triệu chứng nghi ngờ kể trên, đặc biệt ở những đối tượng có yếu tố nguy cơ cao như thường xuyên ăn đồ thủy hải sản tái sống, cần đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa. Tại đây bác sĩ sẽ thăm khám kết hợp với các xét nghiệm để định bệnh. Hiện nay việc điều trị tương đối hữu hiệu nhất là phát hiện để rạch và gắp giun ra từ các vùng trong cơ thể. Tuy nhiên, để định vị được nơi giun trú ngụ là điều không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đồng thời do đặc tính rất di động của giun, đôi lúc gây khó khăn cho việc điều trị. Để phòng ngừa nhiễm giun đầu gai, cần lưu ý các vấn đề sau đây: Nên ăn thực phẩm được nấu chín (đặc biệt các loại thủy hải sản như tôm, cá, rắn, lươn ); nếu cần phải ăn những món ăn tái sống thì phải ngâm thức ăn vào giấm đậm đặc từ 5 tiếng rưỡi trở lên; thật cẩn thận khi ăn những món ăn có nhiều nguy cơ: mắm Thái, gỏi cá, cá lóc nướng trui ; quản lý, không để chó, mèo đi tiêu bừa bãi; không nên dùng phân tươi làm phân bón; tiêu diệt lăng quăng đỏ. BS Lê Thị Tuyết Phượng Bệnh trĩ Có thể hiểu đơn giản là trĩ hình thành do sự giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ (ĐRTMT). Dù bệnh trĩ đã được biết từ lâu nhưng hiện nay y học vẫn chưa tường tận về bệnh nguyên và bệnh sinh. Tuy nhiên, một số yếu tố sau đây có thể tạo thuận lợi cho việc phát sinh bệnh: - Áp lực trong ổ bụng tăng trong trường hợp ho nhiều do viêm phế quản mãn hoặc khuân vác, lao động nặng - Phải rặn nhiều khi đi tiêu do viêm đại tràng mãn hay táo bón kinh niên khiến áp lực trong ống hâụ môn tăng lên nhiều. - Đứng lâu, ngồi nhiều cũng dễ bị trĩ do áp lực tĩnh mạch trĩ khi đứng tăng gấp ba lần so với khi nằm. - Do u bướu vùng tiểu khung, u trực tràng hoặc do thai lớn tháng có thể chẹn tĩnh mạch làm cản trở máu tĩnh mạch hồi lưu. Triệu chứng - Chảy máu trực tràng: Có vệt máu đỏ ở phân hoặc máu chảy nhỏ giọt hay thành tia khi đi tiêu. Khi bệnh nặng hơn, chỉ ngồi xổm là máu đã chảy ra, có khi máu chảy nhiều quá phải đi cấp cứu. - Sa trĩ: Nếu sa trĩ từ độ 3 trở lên thì bệnh nhân rất khó chịu trong sinh hoạt. Ngoài ra, một số bệnh nhân còn có cảm giác đau và nóng rát ở hậu môn, do bệnh đã có biến chứng như tắc mạch do huyết khối, sa và nghẹt búi trĩ, búi trĩ bị nhiễm trùng Một số bệnh nhân có thể gây chẩn đoán nhầm như ung thư trực tràng, viêm loét đại trực tràng, sa trực tràng, Polip đại trực tràng (có thịt dư ở đại trực tràng). Vì thế để chẩn đoán đúng bệnh, ngoài việc thăm khám trực tràng, bác sĩ sẽ cho làm nội soi hậu môn trực tràng hoặc X- quang đại tràng cản quang. Trĩ được phân loại thành trĩ nội, trĩ ngoại: - Trĩ nội nằm trong ống hậu môn, khi to ra sẽ sa ra ngoài và phân thành 4 độ: 1, 2, 3 và 4. - Trĩ ngoại thì nằm ngoài ống hậu môn. Ngoài ra còn có trường hợp trĩ hỗn hợp, là trĩ nội và trĩ ngoại liên kết với nhau. Tùy theo loại
  33. trĩ và độ sa trĩ bác sĩ sẽ chỉ định điều trị cụ thể; đối với trĩ ngoại, bác sĩ chỉ điều trị bằng thủ thuật hay phẫu thuật khi có biến chứng. - Về điều trị nội khoa: Bác sĩ cho bệnh nhân dùng các loại thuốc làm tăng trương lực thành mạch, chống phù, chống viêm và giảm đau; nên dùng thức ăn dễ tiêu chống táo bón, tránh chất kích thích và các gia vị như ớt, tiêu, mù tạc ; tránh làm những công việc quá nặng nhọc và những công việc phải đứng lâu, ngồi nhiều; ngoài ra cũng cần điều trị những bệnh khác như viêm đại tràng, viêm phế quản - Về điều trị ngoại khoa: Có thể áp dụng các phương pháp sau: + Chích chất gây xơ vào gốc búi trĩ để làm xơ các tĩnh mạch. áp dụng phương pháp này không khéo có thể chích vào lớp cơ, dễ gây hoại tử và dễ nhiễm trùng nặng nếu không bảo đảm vô trùng. + Dùng tia hồng ngoại, dao diện để làm đông búi trĩ bằng nhiệt hoặc dùng nitơ lỏng để làm đông bằng lạnh. Búi trĩ sẽ hoại tử vô trùng và rụng đi. + Thắt trĩ bằng dây thun: Búi trĩ hoại tử dần rồi rụng đi. + Phẫu thuật cắt trĩ nếu các búi trĩ sa quá lớn. ° Phương pháp thắt trĩ bằng dây thun Thắt trĩ bằng dây thun là phương pháp khá mới và có nhiều tiện lợi, hiện đang rất thịnh hành ở Pháp và cho kết quả tốt nhất. ở Việt Nam, các bác sĩ đã điều trị rất thành công cho nhiều bệnh nhân, chưa có trường hợp nào xảy ra tai biến. Với bộ dụng cụ đặc biệt, chưa có trường hợp nào xảy ra tai biến. Với bộ dụng cụ đặc biệt, bác sĩ kéo búi trĩ ra rồi thắt dây thun ở gốc, búi trĩ thiếu máu nuôi dưỡng sẽ hoại tử dân rồi rụng đi. Ưu điểm của phương pháp này là thời gian điều trị rất ngắn, trung bình 5phút/ca, sau đó bệnh nhân có thể ra về ngay và vài ngày sau búi trĩ sẽ rụng. Phòng ngừa - Cần chú ý đến chế độ ăn uống. Tránh dùng nhiều thức ăn dễ gây kích thích và táo bón như: tiêu, ớt, hay gia vị có tính cay nóng - Không nên uống quá nhiều cà phê, rượu, tránh thuốc lá Nên ăn các loại thức ăn có nhiều chất xơ (các loại rau), uống nhiều nước mát (atisô, rau má ) - Tránh làm việc trong một tư thế kéo dài như ngồi, đứng lâu. Cần có chế độ thể dục vận động trong thời gian nghỉ giữa giờ nếu phải ngồi hoặc đứng lâu. Không nên khiêng nặng quá sức, hoặc sử dụng đến những động tác gồng, rặn quá nhiều. - Người bình thường và cả người có bệnh trĩ sau khi đi cầu không nên dùng giấy báo để làm sạch, tốt nhất là dùng nước. - Điều trị triệt để những bệnh có khả năng gây trĩ. - Vận động thể dục thể thao sẽ giúp điều hoà nhu động co giãn ở ruột, giúp tiêu hoá tốt (ít vận động, nằm nhiều cũng dễ có nguy cơ gây táo bón là một nguyên nhân sinh bệnh trĩ). - Sau cùng là đối với phụ nữ, việc thực hiện sinh đẻ có kế hoạch cũng góp phần vào việc phòng tránh được nguy cơ gây bệnh trĩ. BS Lê Văn Đương, Thái Hiệp Chương 11: Các loại sốt thông thường Phân biệt các loại sốt
  34. Sốt là khi nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường. Có nhiều căn bệnh khác nhau, đều chung một triệu chứng sốt. Để chữa bệnh đúng hướng, điều quan trọng là phải biết phân biệt bệnh này với bệnh kia. Sau đây là một số bệnh cấp tính quan trọng, trong đó sốt là một dấu hiệu nổi bật: Bệnh sốt rét: Bắt đầu đột ngột với nhiệt độ lên cao và rét run. Sốt kéo dài độ vài giờ. Khi nhiệt độ xuống thì cơ thể ra mồ hôi. Thông thường cơn sốt cứ cách một hoặc hai ngày một lần. Giữa các đợt sốt người bệnh cảm thấy dễ chịu nhiều hoặc ít. Sốt thương hàn: Bắt đầu như khi bị cảm lạnh. Nhiệt độ mỗi ngày tăng một ít. Mạch tương đối chậm. Đôi khi tiêu lỏng và kiệt nước. Run rẩy hoặc nói sảng, tinh thần lơ mơ. Sốt phát ban: Tương tự sốt thương hàn. Có phát ban giống như trong bệnh sởi với nhiều vết thâm tím rất nhỏ. Tình trạng rất nặng. Viêm gan: Người bệnh không muốn ăn. Không đòi ăn hoặc hút thuốc. Buồn nôn. Mặt và da trở nên vàng; nước tiểu màu da cam hoặc nâu; phân trắng. Sốt nhẹ. Người rất mệt. Viêm phổi: Thở nhanh, nông. Nhiệt độ tăng nhanh. Ho có đờm xanh, vàng hoặc lẫn máu. Có thể đau ngực. Bệnh rất nặng. Bệnh thấp: Thường thấy nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên. Đau khớp. Sốt cao. Thường xảy ra sau viêm họng. Có thể đau ngực với nhịp thở ngắn. Có thể có những cử động bất thường ở chân và tay. Sốt hậu sản: Bắt đầu sau khi sinh hoặc sinh được nhiều ngày. Khởi đầu sốt nhẹ, về sau thường sốt cao lên. Ra huyết hôi ở âm đạo, đau và đôi khi ra máu. Ngoài những bệnh nguy hiểm trên, còn nhiều bệnh khác có thể gây ra những cơn sốt và những triệu chứng tương tự, không phải bao giờ cũng dễ phân biệt. Nếu có thể, nên tìm sự giúp đỡ của bác sĩ. Bệnh sốt rét Sốt rét là một trong những bệnh truyền có số người mắc cao nhất thế giới, chủ yếu ở các vùng nhiệt đới. Bệnh do ký sinh trùng Plasmodium gây ra và được truyền từ người này sang người khác do muỗi đòn xóc Anopheles. Loại ký sinh trùng này được phát hiện vào năm 1980 tại châu Phi. Khi ký sinh trùng xâm nhập cơ thể sẽ vào gan và tiếp đến là hồng cầu, làm bể hồng câu, liên tục gây nhiều biến chứng và dẫn người bị bệnh đến tử vong. Tại Việt Nam, loài thường gặp và gây tử vong nhiều là ký sinh trùng Plasmodium falciparum. Triệu chứng Sau khi bị muỗi mầm bệnh đốt từ 7-14 ngày, bệnh nhân sẽ lên cơn sốt trong vài hôm với những triệu chứng như mệt mỏi, nhức đầu và sốt nhẹ. Sau đó xuất hiện cơn sốt điển hình với rét run khoảng từ nửa giờ đến một giờ, rồi sốt cao 39-400C, nhức đầu chóng mặt, buồn nôn và những triệu chứng khác. Cơn sốt kéo dài nhiều giờ và kết thúc khi bệnh nhân vã mồ hôi và trở lại trạng thái bình thường. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời trong 2-3 ngày từ khi sốt, bệnh sẽ biến chứng. Biến chứng thường gặp nhất là: hôn mê, co giật (thể ác tính não) suy thận cấp (thận không còn hoàn thành được chức năng thải chất độc trong cơ thể ra ngoài qua nước tiểu; chất thải gia tăng trong máu) và bệnh nhân sẽ tử vong trong vòng 7-10 ngày. Biểu hiện trên lâm sàng là nấc cụt, đi tiểu ít. Bệnh nhân còn có dấu hiệu vàng da niêm đi kèm hoặc rối loạn chức năng nội tiết như giảm chất đường glucose trong máu. Các biến chứng khác ít gặp hơn - nhưng tử vong rất cao - là phù phổi cấp, sốc, tiểu ra huyết cầu tố, thiếu máu nặng.
  35. Điều trị Hiện nay tại vùng Đông Nam Á, trong đó có nước ta, ký sinh trùng sốt rét P.falciparum đã kháng lại hầu hết các thuốc sốt rét được sử dụng trước đây như Choloroquine (Delagyl, Nivaquine), Sulfadoxine - Pyrimethamine (Fansidar) với tỷ lệ trên 90%. Để khắc phục tình trạng đó, Tổ chức Y tế thế giới đã nghiên cứu phác đồ điều trị sốt rét với các loại còn hiệu quả là Artemisimin và các dẫn xuất (là chất chiết xuất từ cây thanh hao Artemisua annua), Quinne, Mefloquine. Tại Việt Nam, chương trình quốc gia phòng chống sốt rét đã ứng dụng điều trị sốt rét bằng phác đồ này. Tỷ lệ trên 95% khỏi bệnh trong đợt điều trị đầu tiên (với thời gian khỏi bệnh từ 3-4 ngày). Phòng ngừa Hiện nay, ở ta và trên thế giới, điều trị sốt rét cơn rất đơn giản và hiệu quả; nhưng một khi sốt rét đã biến chứng thì điều trị lại vô cùng phức tạp, tốn kém và tử vong khá cao. Chính vì vậy, công tác phòng ngừa là rất quan trọng. Đối với người sống trong vùng không có sốt rét lưu hành - là vùng không có muỗi trung gian truyền bệnh - như ở các thành phố, thị trấn; khi đi vào vùng có nhiều núi rừng đầm lầy như ở các tỉnh Bình Phước, Đắc Lắc, Cần Giờ cần được tham vấn về các biện pháp phòng chống cá nhân như mặc áo quần dài vào ban đêm, dùng thuốc xua muỗi loại xoa hay đốt, nằm màn, uống phòng ngừa. Đặc biệt chú ý: khi bị sốt, cần đến ngay cơ sở y tế để được xét nghiệm máu tìm ký sinh trùng để chữa trị kịp thời trong vòng 3 ngày đầu (nhiều bệnh nhân đã tử vong tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới chỉ vì ngủ qua một đêm tại các vùng có sốt rét sau khi bị sốt không đến ngay y tế để được xét nghiệm máu và điều trị mà tự mua thuốc uống). BS Trần Tịnh Hiền (Trung tâm Bệnh Nhiệt đới TP HCM) Bệnh sốt xuất huyết Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi Dengue gây ra. Bệnh lây do muỗi vằn (Aedes Aegypti) hút máu truyền siêu vi từ trẻ bệnh sang trẻ lành. Muỗi vằn sống trong nhà, thích hút máu cả ngày lẫn đêm. Bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra tại các nước trong vùng nhiệt đới. ở nước ta, bệnh tập trung ở các tỉnh Nam bộ (70%) và duyên hải miền Trung (28%). Bệnh xảy ra quanh năm và thường thành dịch lớn vào mùa mưa. Lứa tuổi mắc bệnh thường là trẻ em. Hiện nay, chưa có thuốc đặc hiệu chữa trị và thuốc phòng ngừa bệnh này. Sốt xuất huyết ở trẻ em Các triệu chứng khả nghi bệnh sốt xuất huyết là sốt cao liên tục từ 39 - 40 độ C trong 3 - 4 ngày liền; có dấu hiệu xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu nướu răng; đau bụng, nôn ói, chân tay lạnh. Khi nghi ngờ sốt xuất huyết, cần đưa trẻ em đi khám bệnh ngay. Trường hợp nhẹ, được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà, cần cho trẻ nghỉ ngơi, tránh chạy nhảy; cho ăn nhẹ (cháo, xúp, sữa ); cho uống nhiều nước, uống dung dịch Oresol, nước trái cây càng tốt; hạ sốt với Paracetamol, lau ấm khi sốt cao; tuyệt đối không cạo gió, cắt giác, quấn kín, cữ ăn Theo dõi bệnh chặt chẽ, khi thấy dấu hiệu: trẻ li bì, vật vã, chân tay lạnh, ói nhiều cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Để phòng bệnh sốt xuất huyết cần cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ mùng (kể cả ban ngày), đậy kín lu, hồ, vại không để chỗ cho muỗi sinh sản, trong nhà dọn dẹp ngăn nắp, sạch thoáng,