Bảo hiểm và giám định hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển - Phần 2

pdf 136 trang Đức Chiến 05/01/2024 1050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bảo hiểm và giám định hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển - Phần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_hiem_va_giam_dinh_hang_hoa_xuat_nhap_khau_van_chuyen_ban.pdf

Nội dung text: Bảo hiểm và giám định hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển - Phần 2

  1. Phần 4 GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU 191
  2. Chương 10 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU 1. MỤC ĐÍCH CỦA CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH Mục đích của công tác giám định hàng tổn thất là để xác định nguyên nhân tổn thất và ước tính chính xác mức độ tổn thất. Công việc đó đạt được mục đích mỹ mãn hay không là tùy thuộc vào kinh nghiệm và khả năng của giám định viên. Anh ta cần có một số hiểu biết nhất định về đặc điểm và tính chất của loại hàng mà mình được yêu cầu kiểm tra và biết qua một vài biện pháp hạn chế tổn thất. Không phải riêng chủ hàng mua và bán mới có nhu cầu giám định hàng hóa mà cả người báo hiềm, nó chuyên chở và nhưng cơ quan khác nữa đều quan tâm đến kết quả giám định, do đó giám định viên cần lưu tâm đến những yêu cầu của họ trong bản chứng thư. Sự lập luận đúng đắn cộng với hiểu biết đầy đủ về vấn đề phải giải quyết sẽ giúp giám định viên lập một bản chứng thư đầy đủ và thỏa đáng và đó là một trong những mục đích của quyển sách này. Ngoài việc tìm ra nguyên nhân, xác định mức độ tổn thất, cung cấp đầy đủ tình hình trong chứng thư thì giám định viên nên có những đề nghị thích ứng để hạn chế tổn thất, sửa chữa hàng hư hỏng và nếu cần góp ý về thị trường thích hợp để tiêu thụ hàng tổn thất trong trường hợp cần phải quyết định bán lô hàng ấy. Người yêu cầu giám định có thể có một hợp đồng bảo hiểm trong đó loại tổn thất đang tranh chấp có thể được hay không được bồi thường. Trong bất cứ trường hợp nào giám định viên cũng không được bày tỏ ý kiến của mình dù bằng ngu ý về vấn đề trách nhiệm của người bảo hiểm hay của các đối tác liên quan. Giăm định viên cần tỏ cho người yêu cầu giám định thấy rằng trong một phạm vi nào đó họ có thể giúp đỡ trong phạm vi cho phép để làm giảm thiểu tổn thất vì quyền lợi của các bên liên quan. Vấn đề khác nữa là giám định viên có thể gặp phải một số chủ hàng với quan niệm hàng hóa đã mua bảo hiểm rồi khi bị tổn thất thì có giám định viên báo hiểm lo liệu. Khi chủ hàng không chấp nhận vị từ khách quan của giám định như vừa nói trên và từ chối thảo luận thêm về vấn đề giải quyết hàng hóa thì giám định viên phải báo cáo vấn đề này với cơ quan mình và thông báo với chủ hàng muốn từ bỏ lô hàng tổn thất nên tiếp xúc với công ty bảo hiểm của họ. Như vậy công tác giám định hàng hóa xuất nhập khẩu là kiểm nghiệm, kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu bằng nhưng biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật 192
  3. để xác định tình trạng thực tế của hàng hóa theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. 2. VAI TRÒ CỦA GIÁM ĐỊNH VIÊN Giám định viên có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của các tồ chức như. người bảo hiểm, người xếp hàng, người mua hàng Hoạt động của giám định viên biểu hiện chủ yếu ở các điểm sau: Đảm bảo lòng tin với các tổ chức ủy nhiệm, ghi nhận chính xác Trung thực các thiệt hại. - Thi hành một cách mẫn cán những chỉ thị nhận được từ chỗ cơ quan yêu cầu họ và thông tin chính xác tất cả những chi tiết về các sự kiện đã xảy ra và các vấn đế liên quan trong phạm vi công việc của mình cho cơ quan yêu cầu. - Đề xuất các biện pháp bảo quản và phòng ngừa thiệt hại Trong mọi trường hợp, giám định viên không được phép xác Nhận bất cứ rủi ro nào. Ngoài những điểm nêu trên người làm công tác giám định .phải nghiêm minh, cẩn thận và hiển biết thấu đáo về lĩnh vực thương mại và hàng hải cũng như những đặc tính riêng của thị trường buôn bán và bản chất của hàng hóa nhưng không nhất thiết phải có sự am hiểu kỹ thuật đặc biệt bởi vì khi cần thiết họ có thể sử dụng ý kiến tư vấn của chuyên gia. Chuyên gia phải là người có uy tín và kinh nghiệm nghề nghiệp uyên thâm được nhiều giới công nhận, mang tính khách quan, không dính dấp tới việc mua bán nhất là đối với mặt hàng cần giám định (chẳng hạn như giáo sư đại học, viên chức trong các học viện. ) để khỏi bị ảnh hưởng vì vấn để cạnh tranh. giám định viên cần nhận thức rằng việc nhờ đến các chuyên gia chẳng những không ảnh hưởng xấu đến khả năng của mình mà trái lại những khám phá của chuyên viên còn làm tăng thêm giá trị cho chứng thư của mình. Nếu có kiểm tra phẩm chất của phòng thí nghiệm thì cần phải đính kèm bản sao của kết quả phân tích nào và làm thành một phần của chứng thư giám định. 3. CÁC LOẠI HÌNH GLÁM ĐỊNH Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm các loại như sau: . Giám định số lượng, chất lượng, quy cách, bao bì, đóng gói, giá trị hàng hóa, tổn thất, an toàn, vệ sinh. - Giám định trong khâu giao nhận vận chuyển và bảo quản hàng hóa Giám định quá trình sán xuất và từng khâu sản xuất hàng hóa - Các loại hình giám định khác có liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu khi có yêu cầu phát sinh. 193
  4. 4. TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU Tổ chức giám định hàng hóa có nghĩa vụ thực hiện việc giám định hàng hóa theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và được cơ quan yêu cầu giám định và trả phí giám định. Tổ chức giám định hàng hóa có những quyền và nghĩa vụ sau đây: Giám định độc lập, khách quan, kịp thời, chính xác Cấp chứng thư giám định Nhận phí giám định theo thỏa thuận - Trả tiền phạt trong trường hợp giám định sai theo thỏa thuận Giữa hai bên, mức phạt không được quá mười lần phí giám định. Chỉ các tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa mới được phép thực hiện dịch vụ giám định và cấp thư chứng thư giám định hàng hóa. Các tổ chức giâm định nước ngoài chỉ thực hiện dịch vụ giám định hàng hóa tại Việt Nam khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoặc được thành lập chi nhánh tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam. 194
  5. Chương 11. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ HÀNG HÓA 1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TÍNH CỦA HÀNG HÓA: A. Khái niệm: Tất cả nguyên, nhiên, vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm mà vận tải nhận để vận chuyển từ lúc nhận ở trạm gửi đến khi chuyển giao ở trạm nhận được gọi là hàng hóa. B. Đặc tính vận tải của hàng hóa. Tổng hợp những tính chất của hàng hóa từ đó xác định điều kiện và kỹ thuật vận chuyển xếp dỡ và bảo quản. Đặc tính vận tải của hàng hóa bao gồm: - Đặc tính khối lượng và thể tích của hàng hóa - Tính chất lý hóa của hàng hóa - Vật liệu bao gói, cách đóng gói hàng hóa. Đặc tính khối lượng và thể tích (khối lượng riêng và thể tích đơn vị) cho phép xác định việc sử dụng hợp lý dung tích và trọng tải chở của tàu. Tính chất của hàng hoá cùng với các loại tàu hiện có sẽ xác định quy trình công nghệ vận chuyển bằng đường. biển khác nhau (quyết định việc chuyên môn hóa tàu). Vật liệu bao gói. Cách đóng gói có tác dụng đảm bảo an toàn hàng hóa trong quá trình vận tải. Cùng một loại hàng, nếu vận chuyển không bao gói sẽ có yêu cầu kỹ thuật hoàn toàn khác với vận chuyển có bao gói. Hiện nay, một số loại hàng do quy mô vận chuyển tăng về khối lượng và khoảng cách, cùng với sự tiến bộ kỹ thuật trong công nghệ đóng tàu và chế tạo máy đã làm thay đổi phương thức vận tải với hiệu quả kinh tế cao hơn. 2. PHẤN LOẠI HÀNG HÓA: Phụ thuộc vào mục đích khác nhau, người ta có các cách phân loại hàng hóa sau: A. Theo nguồn gốc tạo thành - Hàng hóa là sản phẩm của nông nghiệp 195
  6. Hàng hóa là sản phẩm của công nghiệp B. Theo nghĩa xã hội Hàng hóa theo yêu cầu chung của xã hội - Hàng hóa của cá nhân. C. Theo phương pháp và kỹ thuật bảo quản gồm 3 nhóm: - Hàng quý, đắt, dễ hỏng do ẩm ướt và đã thay đổi của nhiệt độ, những loại này được báo quản trong kho kín. - Hàng dê hỏng do ẩm ướt nhưng không bị ảnh hưởng của nhiệt độ, những loại này được bao quản trong kho có mái che. - Hàng không bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh dược báo quản ngoài bãi. D. Theo lính chất hàng hóa. - Hàng mau hỏng - Hàng ổn định E. Để phục vụ cho công việc định mức xếp dỡ ở cảng, hàng hóa được đưa ra: - Hàng đóng gói và hàng đơn chiếc - Hàng nặng và hàng quá cỡ - Kim loại và sản phẩm kim loại. - Hàng gỗ và sản phẩm của gỗ. - Hàng rời, hàng đổ đống. F. Theo các phân loại chung cho ngành vận tải biển, người ta chia hàng hóa thành các nhóm chuyên môn hóa: - Hàng có khối lượng lớn - Hàng thông dụng - Hàng đặc biệt. Hàng có khối lượng lớn gồm: hàng lỏng, hàng rời và hàng đổ đống Đặc điểm của nhóm này là có khối lượng vận chuyển nhiều và tương đối ổn định. Khối lượng vận chuyển một lần nhiều, mức xếp dỡ cao, vận chuyển 196
  7. nguyên hầm, nguyên tàu bằng tàu chuyên dùng, sứ dụng các thiết bị xếp đỡ chuyên dùng. Hàng thông dụng gồm hàng bao, kiện, thùng, hòm, container, kim loại và sản phẩm kim loại, hàng nặng và hàng quả cê, hàng đơn chiếc các loại hàng khác. Đặc điểm của nhóm hàng này là có hình dạng kích thước rất khác nhau, vật liệu làm bao gói cũng rất khác nhau. Nhóm này được vận chuyển bằng tàu hàng khô thông thường. Đối với hàng container được vận chuyển bằng tàu chuyên đùng và bốc xếp bằng thiết bị chuyên đùng. Hàng đặc biệt gồm các loại hàng phóng xạ nguy hiểm, hàng chóng hỏng, hoa quả tươi và súc vật sống. Đặc điểm của nhóm hàng này là được bảo quản, xếp đỡ và vận chuyển theo những nguyên tắc quy định riêng về nhiệt độ, độ ẩm, chế độ vệ sinh, cách ly, phòng chống cháy nổ, kiểm địch. 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH HÀNG HÓA: Để kiểm tra, xác định chất lượng, số lượng của hàng hóa trong quá trình vận tải. người ta dùng các phương pháp sau: A. Phương pháp cảm quan: Theo phương pháp này, nhờ sự kết hợp của một hay nhiều giác quan của con người như. nhìn, ngửi, nếm, sờ, nghe mà xác định được vẻ bên ngoài của hàng hóa như kích thước, độ sạch, độ rắn chắc, độ mềm, độ xù xì, độ nhiễm bẩn. Mùi vị của nhâng hóa. Người ta thường dùng phương pháp này để xác định chất lượng hàng hóa mà không xác định được khối lượng của hàng hóa. ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, nhanh chóng, không cần phải đầu tư máy móc thiết bị. Nhược điểm là mang tính chủ quan của con người, không xác định được khối lượng hàng hóa. Nếu người lâm công việc này thiếu kinh nghiệm thì cho kết quả có độ tin cậy thấp. B. Phương pháp trong phòng thí nghiệm: Theo phương pháp này, người ta dùng các máy móc thiết bị để phân tích xác định thành phần và tính chất lý, hóa của hàng hóa. Yêu cầu khi dùng phương pháp này là phải lấy mẫu hàng hóa. Người ta làm công tác vận tải không trực tiếp kiểm định hàng hóa theo phương thức này mà chỉ được sử dụng kết quả dưới dạng văn bản do phòng thí nghiệm của cơ quan có trách nhiệm cấp. ưu điểm của phương pháp này là cho kết quả chính xác. Nhược điểm là phải đầu tư cho máy móc thiết bị khá lớn. Khí kiểm định phải lấy mẫu hàng hóa vì vậy làm tổn thất hàng hỏa. C. Phương pháp xác định tại nơi sản xuất: 197
  8. Người ta dùng các dụng cụ như thước cuộn, thước đo gục, nhiệt kế, khí áp kế, thiết bị đổ độ ẩm, cân để xác định thành phần, chất lượng, khối lượng hàng hóa. Phương pháp này nhằm cung cấp số liệu cần thiết cho công tác khai thác vận tải. 4. BAO GÓI HÀNG HÓA: A. Khái niệm: Những vật liệu dùng để đặt hay gói sản phẩm vào trong và đám bào giữ nguyên được chất lượng số lượng hàng hóa trong quá trình bảo quản vận chuyển và xếp đó người ta gọi là bao gói. B. Tác dụng của bao gói vận chu.vẻn: Đảm bảo cho hàng hóa không bị hư hóng mát mát trong quá trình bảo quản, vận chuyển và xếp dỡ. Thuận tiện khi bảo quản, vận chuyển xếp dở và giao nhận. Sử dụng tất các phương tiện vận tải, thiết bị xếp dỡ, dung tích kho bãi, nâng cao năng suất thiết bị, năng suất lao động, hạ giá thành vận tải. C. Các cách phân loại bao gói: Theo mục đích sử dụng: Theo cách phân loại này, bao gói được chia ra: bao gói ngoài, bao gói trong, vật liệu đệm lót. * Bao gói ngoài: Có tác dụng giữ cho hàng hóa không bị hư hỏng, rơi vãi khi va chạm, ngăn ngừa tạp chất bên ngoài lẫn vào hàng hóa Vật liệu dùng làm bao gói ngoài gồm: + Gỗ dùng làm thùng, hòm, container. + Kim loại dùng làm thùng, hòm, container + Giấy, vải, đay, gai, nhân dùng làm bao hay gói kiện. + Sành sứ dùng làm bình. + Tre nứa dùng làm các loại sọt. Hiện nay mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn là bao gói container. Sứ dụng container cho phép quay vòng được nhiều lần, được đựng nhiều loại hàng khác nhau, cho phép cơ giới hóa toàn bộ công tác xếp dỡ, sử dụng tàu chuyên đùng. 198
  9. Trong ngành vận tải biển đang sứ dụng hai nhóm container. Con- tainer phổ thông (general eontainer) và container đặc biệt (special container): Loại container đặc biệt chia thành nhiều loại khác nhau. Trong ngành vận tải biển hiện nay sứ dụng hai loại container là: container chuyên dùng và container vạn năng, với các kích thước theo tiêu chuẩn của I.S.O (International Oganization for Standarđization). * Bao gói trong: Có tác dụng phòng ẩm, phòng chấn động, ngăn ngừa mùi vị và bổ sung thiếu sót của bao gói ngoài. Vật liệu làm bao gói trong gồm chất dẻo, kim loại dát mỏng, giấy chống ẩm, giấy nến. * Vật liệu đệm lót: Được đặt giữa bao gói ngoài với hàng hóa hoặc giữa bao gói ngoài với bao gói trong. Vật liệu đệm lót còn dùng để đệm lót ngăn cách vỏ tàu với hàng hóa, sàn nền kho với hàng hóa và giữa các đơn vị hàng hóa với nhau. Vật liệu đệm lót thường là mạt cưa, dăm bào, giấy vụn, rơm, rạ, vật liệu xốp gỗ thông Yêu cầu đối với đệm lót là xốp, nhẹ, giữ được cố định hàng hóa bên trong bao gói và chống ẩm tốt, không hút ẩm, để thỏa mãn yêu cầu này đệm lót dễ đàng gia công thay đổi hình dạng phù hợp với hàng hóa bảo quản. Yêu cấu đối với vật liệu đệm lót là đàn hồi tất, độ xốp lớn. Vật liệu đệm lót có tác dụng giảm bớt chấn động của hàng hóa, chống hiện tượng xê dịch hàng hóa và có tác dụng chống ẩm cho hàng hóa. - Theo trọng lượng hàng hóa bất trông, bao gói được chia ra: + Loại nặng có khối lượng hàng bên trong Q > 1 .oookg. + Loại vừa có khối lượng hàng bên trong công < Q < l.000kg + Loại nhẹ có khối lượng hàng bên trong Q < sông. Theo độ cứng, bao gói được chia ra: + Bao gói cứng có kích thước, hình dạng không thay đổi khi có hàng cũng như khi không có hàng: + Bao gói bán cứng, không thay đổi hình dạng khi có hàng hoặc không có hàng, nhưng không chịu được lực cơ học mạnh tác dụng. + Bao gói nửa cứng nửa mềm, thay đối hình dạng khi eo hàng với khi không có hàng. 199
  10. + Bao gói mềm, thay đổi kích thước và hình dạng khi có hàng với khi không có hàng. - Thco tính chất vật liệu gồm có: + Vật liệu không thấm ẩm, có tác dụng không cho hơi ẩm của không khí đi qua. + Vật liệu không thấm nước, có tác dụng không cho nước qua. + Vật liệu bền chắc, không bị rách trong điều kiện vận chuyến bình thường. + Vật liệu kín, ngăn ngừa được sự rơi vãi của hàng khô. + Vật liệu trơ, gặp nguy hiểm như lửa thì hàng bên trong vẫn được giữ nguyên. Theo thời gian sử đụng: Gồm có bao gói sử dụng một lần, bao gói sử dụng nhiều lần. D. Những yêu cầu kỹ thuật đối với bao gói vận chuyển: Với các đặc điểm hoạt động của tàu biển là loại hoạt động trên các đại dương xa đất liền, qua lại những vùng có nhiệt độ và độ ẩm thay đổi Khi hành trình trên biển, tâu bị tác động rất lớn của sóng và có dẫn đến hàng hóa trong tàu cũng có thể bị chấn động xê dịch. Do đó bao bì vận chuyển phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau đây: - Vật liệu làm bao bì phải sạch sẽ khô ráo, vững chắc nguyên vẹn không gây ảnh hường xấu đến hàng hóa bên trong. - Hình dáng bao bì phái phù hợp với hình dáng hàng hóa. - Kết cấu bao bì phải vững chắc có khả năng chịu được va chạm, xô đẩy, chèn ép khi tàu gặp sóng gió. - Kích thước bao bì phải được tiêu chuẩn hóa sao cho thuận tiện trong việc bảo quản xếp dỡ và vận chuyển. Sứ dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị và kho bãi. Tận dụng được nguyên liệu địa phương, giảm chi phí sản xuất bao bì đến mức thấp nhất. Giám trọng lượng bao bì đến mức thấp nhất và tăng khả năng vòng quay của bao bì. 5. NHÃN HIỆU HÀNG HÓA: A. Khái niệm: 200
  11. Tất cả các ký hiệu, hình vẽ, chữ viết ghi trực tiếp lên trên hàng hóa hay bao gói để giúp xếp dê nhận biết tính chất hàng hóa, phương pháp bảo quản, xếp dỡ và giao nhận gọi là nhãn hiệu hàng hóa. B.Yêu cầu đối với nhãn hiệu hàng hóa Nhãn hiệu hàng hóa phải được viết bằng sơn rõ ràng, chịu tác dụng của hơi nước ánh nắng, a xít, kiềm. Không bị phai mờ và làm hư hỏng hàng hóa. C. Cái loại nhãn hiệu hàng hóa. Nhãn hiệu hàng hóa gồm các loại: Nhãn hiệu thương phẩm, nhãn hiệu gởi hàng, nhãn hiệu vận tải, nhãn hiệu hàng xuất khẩu, nhãn hiệu liên vận và nhãn hiệu chuyên dùng. C1. Nhãn hiệu thương phẩm: Do nhà sản xuất ghi trực tiếp tên thương phẩm hay bao bì thương phẩm, nội dung gồm: Tên thương phẩm, loại hàng, ngày sản xuất, mức tiêu chuẩn, chất lượng, trọng lượng toàn bộ, trọng lượng thương phẩm. Có loại còn ghi thêm địa. chỉ sản xuất, thành phần cấu tạo, thời gian sử dụng. C2. Nhãn hiệu gửi hàng: Do người gởi hàng ghi trên bao bì, nội dung gồm: Tên hàng, số kiện trọng lượng, kích thước, tên người gởi hàng, tên người nhận hàng, tên cảng xuất phát, tên cảng đích. C3. Nhãn hiệu vận tái.: Do người gói hàng viết lên bao bì vận chuyển, nội dung gồm: Thứ tự kiện hàng đã nhận đế vận chuyển và tống số kiện hàng sẽ nhận để vận chuyển. C4. Nhãn hiệu hàng xuất khẩu: Do người gửi hàng ghi lên bao bì vận chuyển, nội dung gồm: Tên viết tắt của cơ quan xuất khấu, số như. tự kiện hàng, tổng số kiện hàng của lô hàng, địa điểm nhận hàng, trọng lượng toàn bộ, trọng lượng hàng. C5. Nhãn hiệu chuyên dùng. Do người gửi hàng viết lên bao bì vận chuyển để chỉ rõ tính chất đặc biệt của bao hàng, phương pháp bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển. 201
  12. Nhãn hiệu này là tài liệu cần thiết cho cán bộ, công nhân làm công Việc bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa. ở Việt Nam, áp dụng các ký hiệu chuyên dùng theo quyết định số 523/PC ngày 23/04/1963 của Bộ Giao Thông Vận Tải. 202
  13. Chương 12 CONTAINER 1. BẢO ĐẢM AN TOÀN CHO HÀNG XẾP TRONG CONTAINER: Kinh nghiệm chỉ ra rằng việc đặt các hàng hóa có giá trị cao vào container để vận chuyển vô tình đã mở ra một cơ hội mới cho việc bùng nổ tội phạm. Về cơ bản, một số mất mát xảy ra khi container bị chặn lại đề cướp hoặc bị láy ra một cách bất hợp pháp "nhầm lăn" chứng từ. Song, gần đây xảy ra nhiều tổn thất hơn do sự gia tăng trộm cắp, mang lại một sự trở ngại mới. Trước tiên đó là sự thay thế các cặp chì ban đầu. Với những mục đích này, chúng tôi sẽ đề cập một cách đặc biệt tới các trường hợp không giao hàng từ container khi hồ sơ được khiếu nại chỉ ra rằng cặp chì vẫn nguyên vẹn. Cả hai quá trình bốc và dở hàng cơ bản phải được điều tra một cách kỹ lưỡng để thỏa mãn yêu cầu của Giám định viên, rằng việc xếp hàng thiếu hoặc phiếu kiểm đếm hàng không chính xác không phải là nguyên nhân của tổn thất. Ngoài ra, cuộc điều tra cẩn thận là cần thiết để xác định xem cặp chì ở lúc dỡ hàng ra khỏi container có phải là cặp chì nguyên bản hay không hoặc xem nó có bị thay, tráo đổi trong quá trình vận chuyển hay không. Nhằm mục đích để điều tra kỹ về các ý kiến của việc thiếu hàng do cáo gọi là container đã được niêm phong cặp chì. Điều cơ bản của vấn đề quan trọng này là kỹ thuật cặp chì nguyên bản phải được người nhập khẩu nắm giữ. Điều này cho phép Giám định viên bằng cách hoặc là kiểm tra bằng mắt thường hoặc với sự trợ giúp của việc kiểm tra bằng pháp lý tiến hành xác định nguyên nhân, nếu như cặp chì trong thực tế đã bị can thiệp vào. Nếu cho rằng cặp chì không bị can thiệp vào và nó giống hệt như nó đã được gắn vào container ở thời điểm bắt đầu vận chuyển. Như vậy điều chắc chắn xảy ra là mất mát đã không xảy ra trong thời gian vận chuyển và trong thực tế hàng được cho là đã bị mất đó hoặc là không được xếp Ớ nơi xếp hàng vào container hoặc hàng đã được xếp nhưng không được kiểm đếm chính xác trong quá trình xếp hàng vào container. Co hai khả năng được đề cập hoặc do lỗi không cố ý hoặc là hành vi có chủ định tính toán trước. Tất nhiên, người ta cũng phát hiện ra rằng có khả năng xảy ra trường hợp và trong thực tế là đã có việc tháo dời, di chuyển các cửa của container, vẫn giữ nguyên kỹ thuật cặp chì mà không can thiệp vào cặp chì. Do vậy để có được tính chính xác, điều cũng cần thiết đối với Giám định viên là phải kiểm tra bản. thần container, cho dù nó đã được đánh giá rằng điều này lúc nào cũng xảy ra. Trừ khi thường xuyên cô các báo cáo về tình hình thiếu 203
  14. hàng như đã đề cập và như vậy, công việc giám định có thể được thực hiện vào lúc giao nhận hàng; nếu như các chỉ dẫn đã được nêu ra như vậy. Nếu như vậy việc trộm cắp hàng trong container do bị moi hàng ở trong kiện hàng được báo cáo và xác nhận lúc giám định; điều cần thiết là phải xác định được vị trí của phần hàng đó trong eontainer. Người ta có thể đưa ra lý do rằng, nếu các kiện hàng đã bị mở ra và hàng trong phần trung tâm đó bị mất, vậy thì không có khả năng rằng trộm cắp đã xảy ra trong quá trình vận chuyển container; và điều hiển nhiên là xảy ra trong giai đoạn ở địa điểm chất xếp hàng_ vào container và điều này được chấp nhận mà không có bình luận gì thêm; hoặc là trước và trong thời gian ở cha điểm chất xếp hàng. Điều phải luôn nhớ rằng việc sứ dụng cặp chì không phải với mục đích tạo cho container vững chắc thêm mà chỉ nhằm xác định rằng cửa của container đã không bị mở hoặc nếu có bị mở là do sự không cần thiết theo yêu cầu của Hải quan hoặc CƠ quan y tế của cảng, nhưng sau đó phải ghi rõ tên, chức vụ người chịu trách nhiệm vào kiện bàn và sau khi hoàn thành công việc phải có gắn thêm cặp chì. Cũng có thể xảy ra trường hợp là sau khi kiểm tra, container được vận chuyển đi mà không có cặp chì thêm, như vậy việc làm này được coi là lỗi lầm trong quản lý hoặc lỗi cẩu thả rõ ràng. Nếu đây là trường hợp đang giám định và được thông báo có thiếu hàng thì việc thiếu cặp chì cũng không cần thiết, nghĩa là có sự can thiệp trong giai đoạn cơ bản của vặn chuyển và như vậy phải tiến hành điều tra đối với giai đoạn bốc và dỡ hàng. Hiện nay, một số tổ chức quốc tế có xu hướng gắn khóa an toàn mà không dùng chìa khóa vào container hơn là dửng cặp chì. Trong trường hợp như vậy, người ta phải phá khóa khi nhận hàng hoặc nếu hải quan hoặc cơ quan y tế cảng yêu cầu kiểm tra hàng bên trong thì phải phá khóa để các cơ quan này tiến hành công việc. Kinh nghiệm đã khẳng định rằng hành động này đã rất thành công trong việc làm giảm số khiếu nại được thông báo đối với các loại tốn thất được nêu như vậy đối với hàng chứa trong container xảy ra ở những nơi có những bằng chứng và dấu hiệu cho rằng sự can thiệp vào cặp chì của container trong khi để tại các cảng bốc, dỡ và trong giao đoạn vận chuyển đường bộ. Nếu tuyến hành trình ổn định đền những người nhận hàng cụ thể và đối chiếu với các khiếu nại ta thấy rằng cớ sự gia tăng các yếu tố tổn thất, thí điều cần lưu ý rằng nhân viên của người nhận hàng cần phái được chỉ thị đầy đủ để kiểm tra cẩn thận phương pháp cặp chì trước khi phá vỡ để mở và bắt đầu dỡ hàng ra. Trong hoạt động này, nếu thấy cặp chì .khóa hoặc cửa có dấu hiệu bị can thiệp vào những điều cần nhắc ở đây cần phải thông báo cho Giám định viên đến và hành động tiếp theo là dừng ngay công việc này để chờ Giám định đến. 204
  15. Tất nhiên. mặt khác mất mát của hàng trong container có liên quan tới trộm cắp toàn bộ cả container, nhưng điều này có thể liên quan đến cách thức tương tự đối với việc trộm cắp hàng theo thông lệ thường Ờ khu vực cảng hoặc trên xe tải vận chuyển. Đối với nhưng container được đặt ở điểm giao nhận có liên quan, thì mọi yêu cầu phải được thông báo trực tiếp với người gói hàng và đại lý giao nhận vì có khả năng khi phân phối hàng theo chứng từ và do vậy đã có sai sót trong khâu phân phối hàng cho nhiều chủ khác nhau cùng đóng hàng trong một container. 2. HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ CHẤT XẾP HÀNG TRONG CONTAINER: Container hoa giảm rủi ro làm hư hỏng hàng hóa do tần số làm hàng ít hơn, tuy nhiên xảy ra hư hỏng do chất xếp không đúng cách. Do mục đích của container hóa là vận tải liên ngành từ-cửa-đến- cửa, vận tải trên bơi được xoay quanh và nổi với vận tải đường biển. Cần thiết phải chất xếp và neo giữ hàng đúng cách với hiểu biết đầy đủ về toàn bộ tiến trình vận tải container. Người chịu trách nhiệm về việc chất xếp phải có nghiệp vụ chuyên sâu về khai thác vận tải đường biển và đường bộ, và khi cần, việc chất xếp được văn phòng thanh tra kiểm tra tại. a. Phân bố trọng lượng hàng: Hàng hóa phải được xếp thứ tự theo thể tích, trọng lượng, phương pháp đóng gói và đắc tính vật lý. Kiện hàng đóng bao tốt cũng như nặng phải được xếp phía dưới những kiện hàng đóng bao kem hoặc có trọng lượng nhỏ. Trọng lượng hàng phái được phân bố đều trên sàn container. Nếu không chấp hành điều này, hoặc là đáy sẽ bị rớt ra hoặc những thanh ngang bị cong do lực tác động tập trung. Container, nếu trọng tâm bị lệch, có thể nghiêng khi được móc khung nâng lên, điều này có thể tạo ra tai nạn nguy hiểm như rớt hàng hoặc đổ nhào xe. Thêm nữa, khi container được đặt lên một chassis phân bố trong lượng giữa trực trước và sau không cân bằng. Cần lưu ý đặc biệt khi chất xếp hàng gộp hoặc máy móc mà trọng tâm không được biết. b. Chèn lót (dunnage): Khi chất xếp hàng vào một container, cần chèn lót tùy theo độ chắc của bao kiện và vật liệu đệm phải được chèn vào để hấp thụ áp lực giữa hàng phía trên và hàng phía dưới. Đặc biệt là chất xếp hàng có bao kiện không đầy đủ, hàng dễ vỡ hoặc hàng ống phải làm kỹ lưỡng khi được xác nhận số tầng cho phép xếp. Vật liệu đệm hoặc phân cách như vật liệu chèn 205
  16. lót, ván ép hoặc thảm phải sạch sẽ và khô để tránh làm hư hỏng hàng do gỗ còn xanh hay gô bị ướt, ẩm mốc hoặc ố. Về vật liệu chèn lót, gỗ ván, cao hàn v.v dùng trong container, vật liệu từ cây như gỗ xẻ hoặc rơm có thể phái chịu kiểm dịch tại một số nước nhập khẩu. Vì vậy, thường tất hơn không nên dùng rơm. úc và Tân Tây Lan cấm nhập gỗ chưa xử lý tấm chống sâu mọt phá hại. c. Neo giữ (securing): Nếu có khoang trống trong container giữa hàng hóa với nhau hoặc giữa hàng với vách. Lực tác động có thể bị chuyển dịch do chuyển động của tàu, từ đó làm cho dập và hư hỏng nặng. Điều này có thể làm hư hàng trong container, hư chính contamer hoặc những container gần đó Một số bao kiện có thể bị rớt ra khi mở cửa container tại nơi đích, làm tổn thương cho người và hư hỏng cho hàng hóa. Để tránh điều này, hàng trong container cần được "neo giữ" không cho di chuyển sang bên cạnh, thường được thực hiện bằng cách phối hợp nhiều phương pháp dưới đây: Chống đỡ: neo giữ bằng thanh chống bằng gỗ. - Nêm: đặt tấm hoặc thanh gỗ giữa hoặc bên hông hàng hóa giữ không cho lăn hoặc dịch qua một bên. CÓ thể đặt gối đệm, tấm nêm hoặc đệm không cho hàng di chuyển. . . Neo buộc: cột hàng bằng dây, dải hoặc lưới xuống khoen neo buộc. 3. HƯỚNG DẪN CHẤT XẾP VÀO CONTAINER MỘT SỐ HÀNG TIÊU BIỂU: a. Thùng gỗ: Chất xếp thùng gu kiện có đai sắt và những loại thùng khác sao cho mỗi loại được gom chung và xếp từ đáy lên. Hộp bằng gỗ nhỏ phải được chất xếp vào container loại kín và những thùng gỗ lớn, nặng vào loại container hở. Không cần phải chèn lót trừ phi hàng bên trong dễ vỡ hay bao bì không đủ chắc. b. Thùng ván ép: Thùng ván ép chịu tải trong chủ yếu trên bề mặt. Chúng phải dược xếp thành hàng với các góc trên cùng mặt phẳng. Khi xếp hàng loại kiện tại nhiều nơi khác nhau của container, nên dùng phương pháp chất xếp như "xây gạch" hoặc "thành khối nối kết". Nếu xếp thùng này trực tiếp phía trên thùng kia, môi chồng sẽ tách biệt nhau và có khi có chỗ yếu nào ở bất kỳ 206
  17. thùng nào, toàn chồng phía trên thùng đó sẽ nghiêng và trọng tâm sẽ bị lệch và kết quả là hàng bị rơi đập Phương pháp chất xếp xây gạch hoặc kết khối chịu theo canh và đầu cuối của mỗi thùng do mỗi tầng được nối. kết với tầng dưới và toàn bộ hợp thành một khối chung. Do thùng văn ép đủ chắc đề chịu lực tác động phân bố đều trên bề mặt, nhưng yếu với áp lực cực bộ, chúng phải được chất xếp sao cho tải trọng được phân bố trên bề mặt. c Hàng bành: Hàng bành đủ chắc dễ chịu áp lực nên có thể được chất xếp tương tự như thùng ván. Trong trường hợp của bánh vải, phải tránh dùng móc cho bành để tránh móc xé hư hàng. Đừng xếp trộn chung với những hàng có góc nhọn hoặc nhô trong cùng 1 container. Thường hàng bành được chất xếp bằng máy. Nếu dùng xe nâng sàn của container phải được kiểm tra độ chắc và nên dùng kim loại có bánh cao su để tránh làm hư sàn. Do hàng có thể bị hư do tia lửa, nên dùng thiết bị chất xếp hàng có máy chạy gìn. d. Hàng bao: Khi chất xếp hàng bao như bao đường hoặc bao xi mãng bằng giấy, bao hàng hạt bằng bố, hoặc bao bột bằng vải, cần lót 1 lớp vải nhựa hoặc vải bạt lên sàn trước khi xếp để phòng ngừa hàng bị cháy cũng như để tránh làm Ô nhiễm sàn container. Nếu bao ở trong tình trạng tốt, chúng có thể xếp trong eontainer theo phương pháp giao tầng để giảm thiểu áp lực lên phía hông, phía trước và phía sau của container vả cũng để giữa cho ma sát bề mặt tác động lên sàn và như vậy tránh cho hàng khỏi bị đổ. Do hàng bao thường có mật độ cao, cấn lưu ý không cho xếp hàng quá mực. Cùng lúc, phân bố trọng lượng lên sàn phải cho đều. Đừng đùng móc vì có thể làm rách bao. Luôn luôn phủ lên trên tấm nhận hoặc tấm ngữ nước để bảo vệ cho hàng khỏi bị nhỏ nước, vì hàng bao dễ bị hư do ẩm ướt hoặc đọng nước. d. Thùng sắt Việc chất xếp hàng thùng sắt thường gây hư hỏng hàng do bị bể vả việc neo buộc chúng đòi hỏi phải có tay nghề cao. Kiểm tra kỹ thùng trước khi xếp để xem có dấu hiệu rì chảy nào không. Chất thùng hướng mặt nắp lên trên. Khi xếp chen vật dụng chèn lót để phân bố trọng lượng cho đểu và đảm bảo cân bằng các thùng. Tầng trên phải được cột bằng dây hoặc đai thép để ràng chúng thành từng khối chắc chắn tránh xê dịch. Tết hơn là nên xếp thành cao bản loại hàng này theo cỡ của container. 207
  18. e. Hàng cuộn hoặc khoanh: Hàng cuộn thường được chất thẳng đứng, vách hông và phía trước của container phải được gia cố bằng vàm ép hoặc loại tương tự, môi cuộn được xếp ép vào cuộn kế bên đùng vật gì chèn lót mềm hoặc nhét đồ thừa để trám các chỗ trống. Nếu cần xếp lớp thứ 2 lên trên lớp thứ nhất cần phái lót 1 tấm ván ép ở giữa để tránh làm hư hàng. Loại hàng này không nên đặt theo cạnh vì có thê làm biến dạng và hư hàng. Tuy nhiên, nếu không tránh được xếp chúng xa vách trước và vách hông của container và neo buộc từng cái với lớp thứ 1 bằng đai. Khi chất hàng khoanh nằm ngang trải chúng đều trên sàn container và phải ràng phía trước. Xếp hàng khoanh từ cạnh của container. Khi xếp hàng khoanh chung quanh xếp chúng sát với vách trước và vách hông. Điều quan trọng là phải lưu ý bảo vệ vách trước và vách cửa sau của container. f. Hàng có chiều dài lớn: H8ng có chiều đài lớn để bị trượt: vì vậy cần bảo vệ cứa sau. Đa phần người ta dùng container sàn phun hoặc hở máy để chứa loại hàng này và dùng thiết bị để chất xếp. Nếu được ràng trước bằng dây, việc làm hàng sẽ nhanh, tuy nhiên có vấn đề thu hồi lại dây xi/1ng. Phải chèn lót thích hợp đê dễ ràng và nâng tải trọng được ràng trước bằng xe nâng. g. Hàng cao bản: Hàng cao bản dùng cho container phải được neo giữ chặt trên cao bản đùng đai thép hoặc dây nhựa có dán (phương pháp đóng gói, siết vv .) Điều quan trọng là cần xác định cỡ cao bản thích hợp nhất để tận dụng khoảng trống trong container theo kích thước trong của container. Lấy thí dụ 2 cao bản theo hướng chuẩn JIS (Z0601) có kích thước 800mm x 1100mm x 1100mm xếp trong container có bề ngang tối thiểu là 2330mm. Điều kiện được chọn sao cho kích thước của hàng hóa lớn hơn cao bản 35mm và khoảng cách giữa các đơn vị, và giữa các đơn vị với vách trọng của container được cho là 20mm đứng về góc độ hiệu quả làm hàng của thiết bị, khả năng tận dụng khoảng trống củ8 cao bản sứ dụng và chi phí neo buộc. Nếu chất xếp đúng cách, mức tận dụng diện tích sàn của loại container 1c vào khoảng 87 phần trăm, trong khi với loại ra, mức này vào khoảng 89 phần trăm. Neo buộc đều hàng trên cao bản, nếu không các khoảng trống giữa các cao bản làm cho chúng dịch chuyển do va chạm trong khi vận tải. Nếu kích thước chỉ đủ để cho một cao bản hoặc đơn vị trọng tải xếp theo chiều ngang trong container thì hàng phải được xếp ngay giữa container. Nếu có. thề xếp nhiều đơn vị theo chiều ngang, mỗi đơn vị phải được neo giữ vào hông của container. Khuyến cáo nên dùng cách neo giữ. 208
  19. g. Hàng nguy hiểm: Việc chất xếp hàng cao bản phái được thực hiện theo đúng “qui định hiệu lực áp dụng cho hàng hóa tại nơi đến, như qui định của Mỹ (Uunited States Code of Federal Regulation (CFS), Sách xanh của Anh (United Kingdom số lượng Blue Book) hoặc Qui định Hàng Nguy hiểm của Hàng hải Quốc tế (International liaritime Dangerous Good Code- IMDG). Khi nhận hàng nguy hiểm, xem xét kỹ đặc tính vật lý của chúng, những rủi ro, phân hàng, ký hiệu, phương pháp chất xếp, đóng kiện và hành động trong tình huống có tai nạn. Không những phải kiểm tra trước những qui định của cáng xếp hàng và cảng bốc hàng mà còn cả của các cảng quá cảnh. _ 4. HƯỚNG DẪN CHẤT XẾP HÀNG ĐẶC BIỆT: 1. Hàng quá cao: Bề cao ô cửa của một container hàng khô vào khoảng 2100 mm vì thế hàng cao quá mức này thường được xếp vào một container sàn khung hoặc hở mái vả phải được xếp vào tầng trên cùng trong hầm hoặc trên boong. Cần kiểm tra kỹ lưỡng trước chiều cao cho phép của hàng quá cao. Mặc dẫu tàu container thông thường đầy hàng có khoảng cách trống dưới nắp: hầm khoáng 3 để cho phép chất xếp container cao 8 6", có một số tàu container khác có khoảng cách này ngắn hơn do những thanh nhô ở mặt dưới của nắp hầm, do đó cần tìm hiểu trước để chất hàng. Cũng cần phái xem xét yếu tố vận tải trên bộ vì những đường treo hoặc đường hầm có thể bị giới hạn về chiều cao. 2. Hàng quá Nhỏ và hàng quá dài: Khoảng trống giữa 2 container xếp trong hầm thường là 180-200 mm. Vì vậy hàng quá rộng, nếu rộng hơn trong vòng 150 mm và được neo giữ đúng cách trên một container sàn khung có thể xếp được trong hầm theo cách giống như container hàng bách hóa. Cần neo giữ đầu đủ cho loại hàng này vì nó có thể trượt hoặc tựa vào container bên cạnh chuyển động của tàu. Có thể làm loại hoặc phồng vách hông của container. Nếu cỡ vượt quá giới hạn nêu trên, hàng quá khổ hài được xếp trên nắp hầm hoặc nếu không, có thể được xếp trong hầm như là hàng kiện rời theo cách được giải thích dưới đây. Hàng quá dài không thể xếp được dưới hầm. Nếu bị bó buộc, hàng có thể được xếp trên boong, tuy nhiên vùng chất hàng bị giới hạn do có những thanh neo giữ. Hàng quá dài xếp trong 1 container sàn khung không được dài quá chiều dài của container hơn 1 bộ (foot). 3. Hàng quá nặng. Thiết bị dùng để vận tải container và làm hàng được thiết kế theo tiêu chuẩn ISO về trọng lượng gộp tối đa. Trọng lượng gộp tối đa của một container 20 feet là 20 tấn dài (=20.320 tấn mến và của container 40 feet là 209
  20. 30 tấn dài (=30.480 tấn mét). Không được phép vượt quá giới hạn cho dầu chỉ là 1 kg. 4. Hàng kiện rời: Một số hàng quá khổ có thể sắp xếp chất được vào một container và xếp lên tàu, nhưng một số không thể để xếp vừa vào container do kích cỡ hoặc trọng lượng. Container sàn khung được xếp bên cạnh nhau trong hầm tàu để có được một kháng trong rộng hơn, tuy nhiên cỡ và trọng lượng chấp nhận được thay đổi theo loại tàu. Nếu trong hầm không có chỗ, hàng có thể được xếp ngay trên nắp hầm hoặc trên nhiều eontainer sàn khung liên tiếp, đặt nằm ngang trên tàu và trụ hông được lấy ra. Khoảng trống để chất xếp có được theo cách này tùy thuộc vào kích thước của contamer và miệng hầm cũng như sức chịu của nắp hầm. Những điểm sau đây phải dược xem xét kỹ trước khi chất xếp hàng loại này theo nhiều ràng buộc khác nhau: Phương pháp vận tải từ và đến cảng xếp hàng và cảng bốc hàng. - Sự sẵn có và sức nặng của cần cẩu tại bến. Chiều cao và sức với của cẩu nổi nếu không có cầu bến. - Hàng có thể bốc trực tiếp xuống cẩu tàu hoặc phải chuyền qua một sà lan. - Hình dạng của đơn vị hàng và vị trí của dây dùng để nâng. Phương pháp neo giữ hàng, vật liệu cần và bố trí lao động. Tại khoảng trống để chất hàng tạo bởi các container sàn khung có ngang bằng hay không. Ngay cả ở cùng một tầng. độ cao sàn của từng ô có thể không ngang nhau. Cách phân bố trọng lượng. 5. Container bồn: Hàng lỏng hoặc khi có thể vận tải trong container hồn,. có thể giảm được chi phí phân phối như phí đóng bao, bốc xếp. Loại hàng được vận chuyển trong container bồn là nước tương; rượu, vicky, cresol, TD 1, mủ cao su, khí hên và những loại khác. Tuy nhiên, việc container hóa những mặt hàng rời này vẫn chưa được thông đụng do những ràng buộc sau đây: 1) Container bồn có giá thành cao. 2) Khó chế tạo container bồn đa dạng có thể vận chuyển được nhiều loại hàng lỏng và khí. (Đặc tính lý hóa của hàng lỏng thay đổi theo loại hàng 210
  21. vả yêu cầu của container bồn về kết cấu, kích thước, sức chịu v.v theo từng loại khác biệt nhau rất xa). 3) Việc chất hàng thực phẩm có thể có vấn đề nhiễm độc bởi các loại hàng khác nhau trong khi sản phẩm hóa chất phải tuân thử những qui định về phòng cháy hoặc qui định khác. 4) Cũng đặt ra những vấn đề như chỗ, phương pháp, chi phí để làm sạch container hoặc xứ lý chất thải. Không có tiêu chuẩn rõ ràng để chế tạo container bồn, đặc biệt container bồn cho hàng nguy hiểm cần được cho phép trước khi xếp hàng. Hiện nay, khó có thể dùng container bồn đa dụng nhiều lần cho nhiều loại hàng khác nhau. 6. Hàng rời: Với sản phẩm hóa chất bọt, hạt, thức ăn gia súc, v.v chi phí đóng gói và bốc xếp có thể tiết giảm được bằng cách vận tải dưới dạng rời. Những loại hàng chính được vận chuyển trong container hàng rời là hàng hạt như lúa mạch hoặc đại mạch, thức ăn gia súc như khối rơm, và sản phẩm hóa chất như keo nhựa và xi nhôm. Container hàng rời khô và container hở mái được dùng cho hàng rời. Phương pháp bốc xếp, lý tính của hàng hóa và sức chịu của container cũng như những hạn chế về luật pháp phải được kiểm tra cẩn thận khi chọn container thích hợp. Do có khả năng hàng rời dịch chuyển trong container trong khi vận chuyển và làm hư vách hông, cần phái lưu ý đến trọng lượng riêng và góc ổn định của hàng và sức chịu của vách hông container. Cần lưu ý đến những điểm sau đây khi chất hàng rời vào container: 1) Container hở mái. Được chế tạo đề chứa hàng bách hóa, vách không nhất thiết phái đủ chắc cho hàng rời, vì vậy, cần giới hạn ở loại hàng nhẹ như khối rơm. 2) Container hàng rời khô Được trang bị một số miệng nạp hành trên mái và miệng rút hàng ở phần dưới của cứa. Vách ngân bên trong thường được làm bằng ván ép FRP và được sơn cho thích hợp với loại hàng. Về sản phẩm hóa học, kiểm tra xem chúng có dược hệt kê là hàng nguy hiểm hay không. Về thực phẩm .và thức ăn gia súc, kiểm tra những qui định kiểm dịch để chuyên chở, lưu trừ, giám định và hun hàng của những nước liên hệ. 211
  22. 3) Phương pháp xếp hàng Hàng thường được dồn vào container qua miệng nạp hàng trên mái bằng phễu. Cung có thể dùng xe xúc, cẩu ben hoặc đường ống để nạp hàng hóa chất bằng hơi ép. 4) Phương pháp bốc hàng Hàng thường được bốc ra bằng cách đổ ngược container. nàng cũng có thể được hút qua mái bằng ống hút. 7. Chất xếp hàng từ súc vật và thực vật phải qua kiểm dịch: 1) Hàng từ súc vật: Những loại hàng thuộc loại này là đa sống, da cừu, bộ lông thỏ, heo, xúc xích v.v Đặc biệt da sống mặn và ướt được vận chuyền trong container, da sống đặc biệt có hơn lỏng FRP (chưa được 2501): Những loại hàng này được xếp trong hầm đề ít bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ khí quyển, và trang bị giảm chất do hơi nóng, đọng nước hoặc làm khô. 2) Súc vật sống: Người ta dùng container chuồng đặc biệt để vận chuyển súc vật sống. Mỗi nước có những qui đinh chi tiết về vận tải sức vật về kết cấu và sức chịu của container chuồng, lưu giữ và chăm sóc súc vật. Cần lưu ý những điểm sau đây khi vận chuyển súc vật; 1) Container chuồng phải được xếp trên boong tại khu vực được che chắn gió mạnh và sóng Container hàng khô có thể dược xếp xung quanh eontainer chuồng để bảo vệ cho súc vật tránh gió mạnh hoặc sóng lớn. 2) Cần chữa khoảng trống thích hợp để lau rửa và cho ăn trong thời gian hành trình. 3) Việc xếp container chuồng được giới hạn ở một chuồng trên boong do kết cấu và sức chịu của nó, như vậy sẽ choán nhiều chỗ. 4) Phải làm kế hoạch chất xếp cẩn thận để tránh những bất tiện trong khi xếp và bốc các container khác. Do qui định kiểm dịch, không thể bốc xếp lại container chuồng tại bất kỳ cảng quá cảnh nào. 5) Chất xếp hàng phải qua kiêm địch thực vật. Trong số những mặt hàng ăn được là: hàng hạt (lúa mạch). trái cây (( hanh hoặc cam) và rau sống (hạnh) v.v. và gỗ. 212
  23. Chúng được chứa trong container hàng khô, hàng rời khô, đông, thông thoáng hoặc sàn khung. Những nước nhập cảng có qui định về kiểm dịch thực vật đề bảo vệ môi trường cho thực vật của họ không bị nhiễm bệnh và sâu rầy có thể bị mang vào nước họ qua một số loại hàng. Một số hàng nhất định phải được kiểm định tại bờ. biến và hun trùng hoặc bị cấm hoàn toàn không cho nhập cảng tùy theo trường hợp. Mặt khác, một số nước sản xuất đã đặt ra những tiêu chuẩn đê duy in chất lượng của nông sản để xuất khẩu. Một thí dụ là lúa mạch được sản xuất tại úc được hun trùng trong si lô trước khi chất vào container hàng rời. Việc hun hàng container được áp dụng cho một số hàng chọn lọc nhất định bằng phương pháp và hóa chất qui định. 8. Chất hàng lạnh: Hàng được xếp bên dưới nhiệt độ bình thường được gọi là hàng lạnh và được phân loại như sau: - Container làm lành: Container làm lạnh thường được trang bị bộ phận kiểm tra nhiệt độ có thể làm cho nhiệt độ bên trong xuống đến –200C (Container làm lạnh cho hàng cần đông cứng sâu, có thể kiểm tra nhiệt độ xuống thấp đến -300C- 350C, được chế tạo). Container làm lạnh phải sạch, khô và nếu cần, khử mùi trước khi chất hàng. BỘ phận sinh hàn phải được giữ cho chạy trong nhiều giờ để kiểm tra khả năng kiểm soát nhiệt độ. 2) Làm lạnh trước: Trước khi chất hàng, container cũng như vậy chèn lót phải được làm lạnh trước để đảm bảo tác dụng làm lạnh. Ngoài ra cũng cần kiểm tra xem có đúng nhiệt độ cho hàng hóa hay không. Những chỉ dẫn để làm lạnh trước cũng như nhiệt độ vận chuyển phải được người gởi hàng xác định. 3) Chất xếp hàng lạnh: Khi chất vào container làm lạnh, hàng hóa cũng phái được kiểm tra xem có nhiệt độ không, cũng như việc làm lạnh trước eontainer. Nếu sự khác biệt giữa nhiệt độ thực tế lả đáng kể cần có hành động theo chỉ dẫn của người giám định. Khi chất hàng vào eontainer, đừng xếp gói hàng làm lỗ hổng hoặc ống phát khí lạnh. Có thể chen vật chèn lót bằng gỗ giữa các kiện hàng để không khí lưu thông được tốt hơn. Dụng cụ chèn lót phải sạch và được làm lạnh 213
  24. trước. Sau khi chất hàng, đóng lỗ hổng thông thoáng với bên ngoài để giữ cho container được kín hơi. 4) Chất hàng lạnh mát và thông thoáng: Rau quả có thở và trong quá trình này, chúng lấy vào oxy và nhả ra khí cacbonic cũng như một ít hơi nóng vả lượng ẩm. Vì vậy, nếu luồng khí lạnh lưu thông kém, oxy trong container sẽ giảm trong khi lượng khí cacbonic lãng. Điều này làm cho rau quả thở khó khăn và kết quả ]à hư úng. Khi vận chuyển ở nhiệt độ bình thường, việc thở sẽ nhiều hơn, với tác dụng hiện tượng. Nếu lỗ thông thoáng bị đóng lại, có thể làm hư nặng bên trong, vì vậy điều quan trọng là phải kiểm tra sự thông thoáng cũng như nhiệt độ Rau quả tươi, nếu được giữ trong điều kiện kém oxy, sẽ biến thái chậm và sự lan truyền vi khuẩn làm giảm chất lượng sẽ được ngăn chặn. Bộ phận để phun khí nhơ vào container và cân bằng mật độ oxy đã được chế tạo để giúp kẻo đài đời sống, lưu trữ. Điều này se đảm bảo cho vận tải được an toàn hơn nhưng container phải được thêm bộ phận đặc biệt. 5) Hàng lạnh pha trộn: Khi xếp pha trộn hàng lạnh, cần theo những lưu ý của người gởi hàng và tiến hành chất xếp theo đúng chỉ dẫn của chuyên viên. Việc pha trộn chỉ có thế được với loại hàng tương thích có nhiệt độ vận chuyển và yêu cầu thông thoáng tương tự chúng cũng phải được tương thích về lý tính và phương pháp đóng gói. Phải kiểm tra trước khi khả năng nhiễm độc (kể cả nhiễm mùi). Hàng đông lạnh thường được giữ nhiều ở cùng chung nhiệt độ, làm cho việc chất xếp pha trộn được dễ dàng hơn. Thực phẩm và hóa chất đôi khi cũng có thể xếp pha trộn được, tuy nhiên hàng làm lạnh ít khi được pha rộn vì điều kiện vận chuyển thay đổi rất nhiều tùy theo loại hàng. 214
  25. Chương 13 GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU 1. GIỚI THIỆU THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH: Việt Nam là một nước đang phát triển luôn nhận thức được nhu cầu cải thiện môi trường kinh tế để thu hút đầu tư và khuyến khích phát triển mạnh lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài. Chính phủ hiểu được rằng điều kiện tiên quyết để khuyến khích đầu tư lả một môi trường đầu tư hấp dẫn các nhả đầu tư và phát triển kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu phải phù hợp với các ưu điểm và các mục tiêu phát triển quốc gia. Người tiêu dùng bất cứ hàng hóa nào, dù là hàng nông sản, hàng sản xuất hay bất cứ loại hàng hóa nào khác, đều hỏi hàng hóa đó phải có một chất lượng và phẩm cấp nhất định. Rất dễ nảy sinh các tranh chấp về phẩm cấp và chất lượng của hàng hóa giữa người bán với người mua, đặc biệt là đối với hàng hóa được vận chuyển từ xa xôi tới. Một điều quan trọng trong phạm vi thương mại quốc tế là việc giám định hàng hóa một cách khách quan tại các giai đoạn khác nhau trước khi tới thị trường tiêu dùng. Điều đó cũng không chỉ giúp đảm bảo rằng hàng hóa đó phải đạt phẩm cấp, chất lượng, số lượng cần thiết mà còn làm giảm các phạm vi cạnh tranh nảy sinh giữa các bên tham gia giao dịch. Khái niệm giám định độc lập đã xuất hiện lần đầu tiên hơn trăm năm trước. Từ đó việc sử dụng giám định độc lập đã trớ thành điều thiết yếu trong thương mại quốc tê trà rất nhiều giao dịch khác, việc có được giấy chứng nhận. giám định đúng đắn là một đồi hỏi khi thanh toán cho các hợp đồng thương mại. Ớ Việt Nam, giám định hàng hóa bắt đầu từ cuối năm 1950 và đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế Việt Nam, giám định hàng hóa đã làm bọc lộ những vấn đề về chất lượng, số lượng, từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất Việt Nam nâng cao chất lượng hàng hóa của mình và các nhà nhập khẩu Việt Nam khiếu nại về các thiệt hại của họ. Kề từ năm 1989 khi Việt Nam bước vào tiến trình đổi mới kinh tế các quan hạ thương mại với nước ngoài đã gia tăng một cách đáng kề và sẽ còn tiếp tục tăng để theo kịp với sự tăng trưởng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu ở Việt Nam, do đó các công ty giám định hàng hóa xuất nhập khẩu trong nước cũng như các văn phòng đại diện của các công ty giám định nước ngoài được thành lập nhằm đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ giám định. 215
  26. 2. THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH TẠI VIỆT NAM Những năm gần đây, kim ngạch xuất nhập khẩu ở Việt Nam gia tăng ở mức 20 – 30%/nãm. Nhu cầu dịch vụ giám định cũng gia tăng với tỉ lệ như vậy. Một điều chắc chắn rằng tỷ lệ gia tăng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ còn cao hơn nữa. Bên cạnh việc giám định hàng hóa xuất nhập khẩu, các lĩnh vực khác của sự phát. triển kinh tế Việt Nam cũng đòi hỏi cần có các dịch vụ giám định, ví dụ, có nhu cầu là các liên doanh cần được định giá đúng thiết bị nhập khẩu vào Việt Nam cho mục đích của liên doanh. Từ đó, một điều được dự tính là nhu cầu giâm _định trong các lĩnh vực công nghiệp, các hoạt động vế hàng hải, dầu khí, sẽ ngày càng gia tăng. Do kết quả của chính sách "Đổi mới" Việt Nam đang thu hút đầu tư nước ngoài . Tham gia vào thị trường quốc tế đã và sẽ tạo ra các yêu cầu mới trong tương lai dối với các dịch vụ giám định. Chính phủ Việt Nam nhặn thấy rằng việc phát hiện các hành động man trá, chẳng hạn như việc nâng giá thiết bị góp vốn, là việc quan trọng và cần thiết phải áp dụng các biện pháp điều chỉnh để ngăn chặn sự lợi dụng hệ thống. Nếu không có các công ty giám định độc lập tầm cỡ quốc tế có khả năng thực hiện giám định chuẩn thì các chính sách của chính phủ sẽ không thực hiện một cách có hiệu quả được. Hiện tại có các công ty sau đây được cấp phép thực hiện các dịch vụ giám định ở Việt Nam: Vinacontrol, Trung Tâm Giăm Định Hàng Hóa XNK (FCC), cafe Control, Trung Tâm Kiểm tra Chất lượng Thủy sản xuất khẩu, Trung tâm Kiểm tra Chất lượng Cao su tự nhiên, Công ty TNHH Giám định Sài Gòn, Công ty TTNHH Giám định Mekong. 3. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH MỘT MẶT HÀNG: Khi bạn có yêu cầu giám định một lô hàng, trước tiên bạn phải điền vào mẫu giấy yêu cầu giám định (giấy này do đơn vị giám định cung cấp). Sau đó gởi về đơn vị giám định; tại đây, Phòng chứng thư sẽ nhận và đọc kỹ yêu câu cụ thể của bạn, sau đó chuyển yêu cầu qua các phòng ban liên quan (phòng giám định Hóa dầu, Phòng Giám định Nông sản, Phòng khử trùng ) và cử cán bộ xuống lấy mẫu về phân tích. Sau khi lấy mẫu về, mẫu này sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm để phân tích theo các chỉ tiêu đã quy định trong hợp đồng mua bán của người yêu cầu, để xác định mẫu đại diện này có đạt yêu cầu hay không. Kết quả của phòng thí nghiệm sẽ được gởi về cho các phòng ban liên quan. Nếu kết quả đạt yêu cầu thì lô hàng sẽ được phép xuất lên tàu hoặc được phép chính thức nhập khẩu vào Việt Nam và sẽ được cấp chứng thư. 216
  27. Nếu không đạt chất lượng theo yêu cầu, hàng hóa sẽ phải tái chế lại hoặc thay thế bằng một lô hàng tương tự với chất lượng đạt yêu cầu Sau đó phòng chứng thư sẻ thông báo kết quả cho Phòng Tài vụ đề tiến hành thu phí giám định. 4. CÁC CHỨNG TỪ YÊU CẦU KHÁCH HÀNG CUNG CẤP: A) Đối với hàng nhập khẩu - Bill of Lading - Hơp đồng - UC (Letter of Credit) - Packing list. - Các giấy tờ liên quan khác. B) Đối với hàng xuất khẩu - Hơp đồng ngoại thương - Packing list. - L/C (Letter of Credit). Khi nhận được đầy đủ các chứng từ và các thông tin cần thiết và tùy theo yêu cầu của khách hàng mà các phòng ban tiến hành công việc của mình. 5. CÔNG TÁC THỰC TẾ TẠI HIỆN TRƯỜNG A. Trước khi giám định: - Nghiên cứu kỹ đơn yêu cầu giám định và giấy tờ kèm theo. - Nắm chắc tên hàng, khối lượng, địa điểm, thời gian giám định. - Tính toán tỉ lệ lấy mẫu hoặc số bao kiện phải kiểm tra. - Nếu kiểm tra về phẩm chất phải dựa theo tiêu chuẩn nào để nghiên cứu cách thực hiện, xem coi ta có đủ điều kiện thực hiện hay không hoặc phải nhờ sự cộng tác. Chuẩn bị phương tiện đi lại, máy chụp hình, dụng cụ lấy mẫu, hoặc các dụng cụ cần thiết khác để giám định lô hàng. B. Khi tới địa điểm giám định lô hàng: 217
  28. Quan sát kho tàng, nơi để hàng có phù hợp với loại hàng đó không như: sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, ẩm, nóng, lạnh - Điều kiện sắp xếp hàng theo lô. đống, thứ, loại Nếu trong lô hàng có nhiều đống, nhiều loại, phải ghi ro số, khối lượng của từng đống từng loại. - Sơ bộ kiểm tra số lượng bao, kiện có đúng theo như đơn yêu cầu không?. - Nếu kho tàng nơi để hàng không phù hợp, việc sắp xếp lô đống, thứ loại lộn xộn, ký mã hiệu, cách đóng gói, số lượng bao kiện không phù hợp với yêu cầu của hợp đồng hay thư tín dụng hoặc không hợp lý thì nhất thiết phải thông báo yêu cầu người giải quyết hoặc tạm hoãn việc giám định. - Cuối cùng tiến hành lấy mẫu hoặc lấy số bao cần kiện ra cân, đong, do, đếm theo một tỷ lệ đã tính toán trước. Nếu trên bao kiện có ghi số thứ tự thì khi lấy mẫu hoặc lấy ra kiểm tra, cân phải ghi rõ số bện với sự chứng kiến của chủ hàng. C. Tiến hành giám định: Trong chương này chúng tôi chi giới thiệu qui trình giám định của 3 loại hình giám. định chính: Giám định số lượng, giám định khối lượng, giám định phẩm chất. 1) Giám định số lượng: Giám định số lượng là (ác định số lượng thực tế.của lô hàng tại nơi giám định và so sánh với số lượng của người bán. Sau khi đã kiểm tra sơ bộ kho hàng và hàng hóa, bắt đầu đếm số lượng hàng hóa. - So sánh số lượng thực tế với đơn yêu cầu giám định với những giấy tờ khác kèm theo. - Mở ngẫu nhiên một số bao kiện của toàn bộ lô hàng kiểm tra. Thông thường số bao kiện phải mở để kiểm tra bằng loe7~ tổng số bao kiện của lô hàng đó (Ngoài ra con cò ngoại lệ như lô hàng nông sản phải đùng dụng cụ xăm kiểm tra 100% (số bao của cả lô hàng). Số bao kiện sau khi được kiểm tra sẽ được cá biệt hóa bằng cách dán SEAL giấy cho mỗi bao kiện được kiểm tra, số của seal phải được ghi rõ trong hồ sơ giám định. - Ghi rõ số lượng thực tế của hàng hóa và tình trạng, qui cách đóng gói bao bì, ký mã hiệu vào hồ sơ giám định. Nếu hàng hóa có nhiều thứ loại, 218
  29. phải phân biệt từng loại, số lượng của mỗi loại vả bao bì của từng loại nếu chúng khác nhau. - Thông thường việc giám định số lượng hàng hóa kém theo cả việc giám sát chất hàng lên container. Giám định viên phải ghi rõ tất cả những chi tiết về container, kết quả của việc chất hàng, thời gian bắt đầu và kết thúc của việc chất. hàng. Cuối cùng đóng seal niêm phong container, lưu ý số seal phải được ghi rõ trong hồ sơ chất hàng lên container. 2) Giám định khối lượng: Giám định khối lượng là xác định khối lượng thực tế bằng cách cân những bao kiện nguyên vẹn khô ráo bất kỳ theo tỷ lệ quy định rồi định ra khối lượng toàn lô, sau đã so sánh với khối lượng của người bán. Sau khi tiến hành các bước kiểm tra sơ bộ trên (ở phần II), việc tiếp theo là chuẩn bị cân, kiểm tra cân: kê lót, thử cân không tải, có tải, độ nhạy. Khi cân đạt yêu cầu thì tiến hành cận, cần nắm vững: - Khối lượng cả bì là khối lượng tổng cộng của cả bì và hàng hóa. Khối lượng bì là khối lượng của những vật đựng hàng hóa (bao, túi, dây khâu ) Khối lượng tịnh là hiệu số khối lượng cả bì và khối lượng bì cùng cân một lúc. Đặc biệt chú ý chỉ cân những bao kiện nguyên đại và tý lệ bao kiện lấy ra cân do thư tín đụng hoặc hợp đồng qui định cụ thể, nếu không có qui định gì thì cần theo cách sau với điều kiện lô hàng phải loại hàng đóng thống nhất: + 100 Bao kiện trở xuống: cân toàn bộ. + 101-1000 Bao: 100 bao đầu cân toàn bộ, còn lại cân 10 % + 1001-5000 Bao: 1000 bao đầu cân 190 bao, còn lại cân 5% + Trên 5000 bao: 5000 bao đầu cân 390 bao, còn lại cân 3%. Trong đó có 100-200 bao cân từng bao một, số còn lại có thể cân từng mã, mỗi mã không quá 5 bao. Khi cân ghi khối lượng theo từng mã hoặc theo hòm, kiện thì ghi rõ cả số thứ tự. Sau khi cân xong mở bao kiện để cân bì. Cân từng chiếc một trên cân có trọng tải thích hợp. Khối lượng bì thực cân từng chiếc so với khối lượng của người bán chênh lệch nhau trên 3% thì phải cân thêm từ 10 đến 40 bì nữa. 219
  30. - Lấy kết quả 2 lần cân tính cho toàn bộ theo qui định bình quân: Gọi trọng lượng bình quân một bao cả bì là GB Trọng lượng bình quân một bao không là Go Vậy trọng lượng tịnh một bao G là: G = GB-GĐ Từ đây có thể tính khố.i lượng cho toàn bộ lô hàng. Bước tiếp theo là xử lý số liệu: Sau khi cân, nếu kết quá cân so với tờ giấy của lô hàng chênh ]ệch nhau 0,3% trở xuống được xem là lô hàng được chấp thuận, còn chênh lệch nhau trên O,3~c thì phái báo ngay cho chủ hàng giải quyết để tái chế, xong rồi mới cấp chứng thư. Trường hợp chủ hàng không tái chế và có yêu cầu cấp chứng thư thì cắp như thực tế. 3) Giám định phẩm chất: Là kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng theo phương pháp qui định trong hợp đồng hoặc thư tín dụng, nếu hợp đồng hoặc thư tín dụng không qui định thì sẽ theo tiêu chuẩn chất lượng của việt Nam hiện hành. Tiến hành lấy mau: Được tiến hành đồng thời với giám định khối lương. Khi hợp đồng hoặc ,thư tín dụng không có qui định, mẫu sẽ được lấy như sau: + Từ 1-5 bao, kiện: lấy tất cả các bao. + Từ 6-49 bao, kiện: lấy 5 bao. + Từ 50-100 bao, kiện lấy 10% số bao. + Từ 100 bao trở lên: lấy căn bậc hai của số bao làm tròn đến số nguyên. Các bao hiện được chỉ định lấy mẫu phải nằm ở nhiều vị trí khác nhau trong lô hàng. Dùng dụng cụ lấy mẫu và đựng mẫu (nếu có) lấy mẫu ở mỗi bao kiện được chỉ định ở các vị trí ngẫu nhiên để có một số lượng vừa đủ, sau đó chia thành 3 phần mâu giống hệt nhau. Mỗi mẫu phải được đựng trong bao bì thích hợp, niêm phong dán nhãn trước mặt người nhận hàng. Một mẫu giao cho người phân tích, một mẫu giám định viên giữ để đối chiếu trong trường hợp có tranh chấp về sau. Nhãn của mầu ghi theo mầu in sẵn: 220
  31. + Tên cơ sở sản xuất hoặc giao hàng. + Tên sản phẩm, hạng chất lượng. + Khối lượng lô hàng. + Khối lượng mẫu. + Ngày lấy mẫu. + Người lấy mẫu. - Xác định các chỉ tiêu: Nếu hợp đồng và thư tín dụng có qui định cụ thể các chỉ tiêu và phương pháp làm thì căn cứ vào đó mà xác định. Nếu hợp đồng và thư tín dụng không có qui định thì xác định các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành đang áp dụng cho mặt hàng đó. Ví dụ: Hàng hóa là cà phê nhãn, với cách lấy mẫu như trên. Dụng cụ lấy mẫu và đựng mẫu bao gồm: xiên huy mẫu, khay men trắng hoặc khay gô sơn trắng, túi PE, lưu ý đụng cụ lấy mẫu và đựng mẫu phải khô, sạch không có mùi lạ. Ớ mỗi . bao được chỉ định lấy mẫu lấy khoảng 50g tại 3 vị trí đầu, giữa, dày theo chiều dài bao. Nếu lấy ở một vị trí thì vị trí đó cũng phải thay đổi. Với lô hàng dưới 100 bao, lượng mẫu lấy ở mỗi bao phải nhiều hơn. Gộp chung toàn bộ mẫu lấy được trộn đều, dành phẳng : thành - hình vuông trên khay sao cho. chiều đày lớp cà phê không quá 3cm, chia chéo thành 4 phần, lấy 2 phần đối đỉnh. Nếu lượng mẫu còn nhiều lại tiếp tục chia chèo như vậy cho đến khi khối lượng mẫu còn lại khoảng 2-3kg. Đó là mẫu trung bình, từ mẫu này lấy ra một mẫu lưu và một mẫu để phân tích. Trên là quá trình lấy mẫu, sau đó lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu. Nếu hợp đồng và thư tín dựng không có qui định thì xác định các chỉ tiêu theo TCVN 1278-86, TCVN 4/98-86 bao gồm: + Thủy phần + Tạp chất + Kích thước phân + Tỷ lệ cà phê nhân khác loại + Khuyết tật lỗi + Tỷ lệ hạt không hoàn toàn 221
  32. Chương 14 QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH TỔN THẤT HÀNG HÓA 1. GIÁM ĐỊNH TỔN THẤT HÀNG HOÁ Giám định tổn thất hàng hóa là kiểm tra tình trạng tổn thất của hàng hóa, nghiên cứu mọi yếu tố, để qua đó xác định mức độ và nguyên nhân tổn thất của nó. 2. ĐỐI TƯỢNG CỦA CÔNG TÁC GIÁM ĐỊN HÀNG TỔN THẤT Đối tượng của công tác giám định hàng tổn thất gồm nhưng người hoặc đơn vị sau đây: a. Người vận chuyển: Trách nhiệm của người vận chuyển đều có ghi rõ ở phía sau vận đơn hoặc hợp đồng vận chuyển. Nếu trong quá trình vận chuyển tàu không gặp nạn mà hàng bị thiếu nguyên kiện so với vận đơn, bao bì bị cách, ướt, hàng hóa bị tổn thất mà tàu có thể tránh được thì tàu phải chịu trách nhiệm bồi thường. Để chứng minh là mình vận chuyển sắp xếp hàng tất khi đến bến. Để tránh tranh chấp khi hàng đổ vỡ trước hoặc trong khi dỡ hàng tại cảng đến hoặc nếu hàng có tổn thất thì biết được mức độ và nguyên nhân tổn thất, v.v do đó họ có có thể yêu cầu giám định. Nhưng muốn yêu cầu giám định họ thường phải thông qua công ty đại lý tàu biển vàjhoặc đại diện hàng hải của họ (nếu có) Những hạng mục họ thường yêu cầu giám định là: - Kiểm tra miệng hầm tàu - Tình trạng hàng hóa trước khi dỡ - Tình trạng hàng hóa sau khi dỡ - Giám định mức độ và/hoác nguyên nhân gây ra tòn tiết. - Cặp chì container, lash - Giám định hầm tàu sạch sẽ Giám định sắp xếp hàng tại hầm tàu b. Công ty bảo hiểm: 222
  33. Hàng hóa và phương tiện vận chuyển trong quá trình vận chuyển gặp tai nạn rủi ro làm cho hàng hoá bị tổn thất vả hàng nảy có mua bảo hiểm đúng điều khoản thì công ty bảo hiểm phải chịu trách nhiệm bồi thường. Tuy vậy còn tùy thuộc từng hợp đồng có qui định thời gian và địa điểm nhất. định, dò .đó tuy hàng hóa cớ bị tổn thất nếu mua bảo hiểm không đúng điều khoản, hàng đến bến không đúng địa điểm, phát hiện hàng tổn thất không kịp thời gian thì công ty bảo hiểm sẽ từ thối không bồi thường. Do vậy để giúp họ giải quyết những vụ phức tạp về kỹ thuật và để giúp giải quyết tranh chấp giữa họ với khách hàng của họ, họ thường yêu cầu giám định những hạng mục sau: - Giám định hàng tổn thất Giám định chất lượng một lô hàng hoặc một mẫu hàng có tổn thất hoặc nghi vấn có tổn thất Giám định khối lượng theo mớn nước v.v c. Chủ hàng ngoại thương (hoặc người đại lý uỷ thác): Trách nhiệm của chủ hàng ngoại thương là phái giao hàng số lượng, khối lượng đúng với hóa đơn, qui cách phẩm chất đúng với hợp đồng đã ký, ngoài ra còn phải giao hàng đồng bộ, ký mã hiệu rõ ràng, bao bì đúng với hợp đồng, hàng giao lên tàu phải nguyên vẹn Nếu không làm tròn trách nhiệm gây nên tổn thất thì chủ hàng ngoại thương phải chịu trách nhiệm bồi thường. - Giám định số, khối lượng. - Giám định qui cách phẩm chất - Giám định tổn thất - Giám định bao bì, ký mã hiệu. - Giám định sự đồng bộ của thiết bị máy móc - Giám định sắp xếp hàng ở dưới tàu - Giám định cặp chì - Giám định khối lượng theo mớn nước v.v - Giám định quá trình dỡ hàng dưới tàu v.v d. Người xếp dỡ (ga, cảng): 223
  34. Người xếp dỡ phải giao hàng đúng nguyên tắc, xếp dỡ bảo quản hàng đúng kỹ thuật, nếu không làm đúng gây nên tổn thất phải chịu trách nhiệm bồi thường. 3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH GIẢM ĐỊNH TỔN THẤT HÀNG HÓA a. Nhận giấy yêu cầu giám định: . Giấy yêu cầu giám định là thủ tục cơ bản và cần thiết để định hướng cho việc thực hiện vụ giám định. Khi nhận giấy yêu cầu phải kiểm tra các hạng mục cần thiết có được ghi đầy đủ không. Nội dung cần thiết của giấy yêu cầu bao gồm: - Tên tổ chức hoặc cá nhân yêu cầu. - Tên hàng, tình trạng hư hỏng của bao bì hàng hóa. - Số khối lượng yêu cầu giám định - Nội dung yêu cầu giám định - Thời gian và địa điểm yêu cầu giám định. - Cam kết trả phí. - Chữ ký và con dấu - Các giấy tê eo liên quan tới vụ giám định thường gồm: - Vận tải đơn - Chi tiết đóng gói. - Phiếu chi tiết cân. - Biên bản hàng hóa hư hỏng đổ vỡ do tàu gây nên. - Biên bản kết toán nhận hàng với tàu - Hợp đồng mua bán. - Giấy chứng nhận phẩm chất. - Tally giao nhận, kiểm kiện - Sơ đồ xếp hàng Biên bàn hàng nhập khấu bị tổn thất (do cảng ký với chủ hàng). - Nhật ký hành trình 224
  35. - Báo cáo hải sự. Hóa đơn. Giấy chứng nhận kín chắc hầm tàu trước khi xếp hàng. - Giấy chứng nhận vệ sinh hầm tàu trước khi xếp hàng. Giấy chứng nhận ôn độ. - Giấy chứng nhận bảo hiểm. Lưu ý: Tùy thuộc vào đối tượng yêu cầu giám định mà các giấy tờ có liên quan cần thiết khác nhau. Người nhận yêu cầu căn cứ vụ việc đề nghị giám định yêu cầu cung cấp chứng từ cho thích hợp. b. Công tác chuẩn bị: 1) Nghiên cứu giấy tờ: Trước khi thực hiện vụ giám định, giám định viên phải nghiên cứu các giấy tờ cần thiết để nắm được: Giấy yêu cầu có ghi đầy đủ chính xác không. Giấy tờ kèm theo có đúng, đủ và đồng bộ không. - Tình trạng hư hỏng của bao bì và hàng hóa. Số khối lượng hàng hóa bị tổn thất. - Nội dung yêu cầu của khách hàng. Các tính chất hàng hóa có liên quan tới nguyên nhân tổn thất trực tiếp. - Địa điểm, ngây, giờ hẹn giám định. 2) Điều tra tìm hiểu: Cần gặp kho hàng, chủ hàng, người vận tái (không chính thức) để điều tra tìm hiểu: - Thái độ của người vận chuyển, chủ hàng. - Tình trạng và nguyên nhân tổn thất. Kho hàng, chủ hàng xử lý về lô hàng. Dự kiến việc sẽ làm đít chuẩn bị dụng cụ chuyên môn thích hợp: - Biên bản giám định. - Giấy ghi diễn biến vụ giám định. 225
  36. - Phiếu cân, biên lai lấy mẫu. - Dụng cụ lấy mẫu và đựng mẫu. - Thước đo, máy tính, máy ảnh c. Tới địa điểm giám định: Chúng tôi xin giới thiệu còng tác giám định hàng tổn thất thực tế dưới tàu và giám định hàng tôn thất tại kho bãi,nhà máy. l) Giám định hàng tổn thất dưới tàu: a) Kiểm tra trước khi dỡ hàng: a) Gặp sĩ quan hàng hóa của tàu: + Thông báo người yêu cầu giám định và nội dung công việc cần làm dưới tàu. + Đề nghị giải thích rõ che nội dung ghi trong yêu cầu và gợi ý yêu cầu thêm nếu xét thây có thể khai thác được. + Đề nghị cho xem: - Sơ đồ xếp hàng. - Nhật ký hành trình. - Báo cáo hải sự. a2) Cùng người đại diện của tàu, chủ hàng nơi hàng tổn thất để tiến hành giám định. - Kiểm tra miệng hầm (Hatch Opening Survey) (nếu có yêu cầu mớ hầm) Các hạng mục cần thiết sau phải ghi chép lại đầy đủ: + Tình trạng niêm chì, ký hiệu niêm chì, Vị trí cặp chì. + Cách che đậy miệng hầm. + Tình trạng miệng hầm. Kiểm tra hàng hóa trước khi dỡ hàng: Tình trạng lớp hàng xếp trên mặt khi mở hầm phải được ghi chép đầy đủ Những dạng nguyên nhân gây tổn thất thường gặp ở bước này là: 226
  37. + Hàng nặng xếp trên hàng nhẹ. + Hàng chất lỏng xếp trên hàng khô. + Hàng ký mùi xếp chung hàng có mùi. + Hệ thống thông gió kém làm xung quanh và một đống hàng bị hấp hơi ẩm. + Hàng tránh nóng xếp gọn buồng máy. + Thiết bị của tàu hư hỏng: ống nước ngọt, ống dẫn dầu bị vỡ. + Miệng hầm tàu bị gỉ, thủng, nước biển tạt vào. + Chèn lót không tốt nên các kiện hàng bị đổ vỡ. Kiểm tra tình hình chèn lót, sắp xếp, thông gió, thiết bị của tàu và các yếu tố có thể gây nên tổn thất: Ví dụ: + Nếu thấy hàng bị ướt thì phải xem xét ngay ống dẫn nước. dẫn dậu,. đường ống thông gió, hàng lỏng xung quanh. + Nếu thấy hàng bị rách vỡ thì phải kiểm tra khả năng do dụng cụ xếp hàng xuống tàu, cách chèn lót, sắp xếp của tàu, cách bao bì đóng gói và khả năng va chạm tàu. - Giám định bên ngoài kiện hàng: Các yếu tố sau đây cần kiểm tra: + Ký mã hiệu: - Ký mã hiệu trên hàng có đúng với hợp đồng và giấy yêu cầu không. Ký hiệu đề phòng. hạn chế tổn thất. + Bao bì: + Vật liệu làm bao bì. + Chất lượng bao bì (cũ, mới). + Dấu vết tổn thất của bao bì; rách, vỡ, thủng, ngấm nước (dầu) nay đã khô, dấu vết cậy đinh, mở băng niêm phong sau đó dán lại + Nếu bao bì có niêm phong kẹp chì thì cần so sánh niêm phong thực tế với miêu tả trong chứng từ vận tải. - Giám định ăn trong kiện hàng: 227
  38. Nếu tàu đống ý và điều kiện cho phép, thì tùy loại hàng, tình trạng tổn thất, số lượng tổn thất nhiều hay ít, để nghị tàu và người yêu cầu mở toàn bộ hoặc một số hiện đại diện để kiểm tra bên trong: + Cách bao gói hàng hóa + Cách sắp xếp chèn lót: + Số, khối lượng hàng có trong bao kiện. + tình trạng tổn thất hàng hóa + Các dấu vết biểu hiện khả năng mất, thiếu, bần, uđ nước, hư hỏng của hàng hóa. + Các vật lạ và hiện tượng khả nghi khác. - Lấy mẫu và chụp ảnh: + Các trường hợp phải lấy mẫu: Hàng bị ướt chưa rõ chất gì gây nên. - Hàng cần phân tích mới xác định được mức độ tổn thất (lấy cả mẫu nguyên và mẫu xấu để so sánh). - Hàng nghi ngờ phẩm chất không phụ hợp với qui định của hợp đồng. + Các trường hợp phải chụp ảnh: hàng tổn thất nên chụp ảnh nếu điếu kiện cho phép nhưng giám định viên bắt buộc phải chụp ảnh khi: Tàu không chịu ký vào biên bản giám định. LÔ hàng bị tổn thất lớn. - Dùng lời không diễn tả được mức độ và tình. trạng tổn thất. - Lập và ký biên bản giám định với tàu: Mẫu biên bản giăm định theo mẫu của người yêu cầu, nếu không có thì theo mẫu của cơ quan giám định. Trong đó phải nêu rõ: + Tình trạng sắp xếp, chèn lót, thiết bị của tàu. + Tình trạng tổn thất của bao bì. + Số lượng kiện, số thứ tự kiện bị tổn thất (nếu có). + Tình trạng tổn thất của hàng hóa. Đưa cho sĩ quan hàng hóa của tàu hoặc thuyền trưởng xem, nếu không thêm bớt gì thì yêu cầu họ ký tên. b) Kiểm tra trong quá trình dỡ hàng: 228
  39. b1) Công việc làm tại hiện trường Giám định viên phải theo dõi trong suốt quá trình dỡ hàng để nắm được: Điều kiện và kỹ thuật bốc dỡ hàng có thích hợp với hàng hóa không. Cách sắp xếp, chèn lót.bên trong, lớp dưới của lô hàng. Tình hình tổn thất của hàng hóa: + Số lượng bện bị tổn thất . + Số thứ tự kiện bị tổn thất. + Tình trạng bị tổn thất. - Yêu cầu xếp riêng những kiện bị tổn thất, đề . nghị bố ta bảo vệ (nếu xét thấy cần thiết). Hướng dẫn việc quét hốt. đóng gói lại, cân đủ đong đếm hàng quét hốt. - Niêm phong những kiện hàng có dấu vết bị nghi vấn hoặc có tổn thất số, khối lượng. b2) Lập và cấp chứng nhận giám định: Trước khi cấp: + Gửi máu đi phân tích, gửi phim đi rửa ảnh nếu có. + Tính toán tổng hợp từng loại hàng tổn thất, đối chiếu với giấy tờ kèm theo để xác định lượng thừa thiếu của từng kiện vàjhoặc toàn lô hàng. + Xác định nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân chính gây nên tổn thất. + Xác định tỷ lệ giảm giá trị thương mại hoặc mức độ tổn thất thực tế (nếu điều kiện cho phép). - Lên chứng thư. + Trong trường hợp tàu yêu cầu giám định thì phải trao đổi thống nhất nội dung chứng thư với tàu, phái làm ngay chứng thư kịp giao cho tàu trước khi tàu chạy. + Trường hợp chủ hàng yêu cầu thì sau khi công việc giám trình kết thúc thì lập chứng thư. + Nội dung chứng thư giám định: 229
  40. Mẫu chứng thư giám định theo mẫu của người yêu cầu, nếu không cò thì làm theo mẫu của cơ quan giám định. Phần kết quả giám định: + Mô tả chi tiết những yếu tố dẫn đến nguyên nhân tổn thất. + Nêu đầy đủ của trạng và ước tính một cách chính xác mức độ tổn thất. + Đưa ra mức độ giảm giá thương mại của hàng hóa. + Chi phí cứu chữa, hạn chế tổn thất. Đặc biệt trong chứng thư không được bày tỏ ý kiến dù là ngu ý về vấn đề trách nhiệm của tình trạng tổn thất. Công việc giám định phải được thể hiện hoàn toàn vô tư trong chứng thư. 2) Giám định tại kho bãi, nhà máy: a) Kiếm tra sơ bộ tô hồng Cần kiểm tra sơ bộ tình trạng tổn thất của lô hàng, căn cứ vào mức độ tổn thất của bao bì hàng hóa, lượng hàng nhiều ít, tính chất của nó v.V mà chọn cách làm thích hợp để tiến hành kiểm tra kỹ tình trạng hàng hóa bị tổn thất theo tuần tự sau: b) Giám định bên ngoài kiện hàng Kiểm tra tình hình sắp xếp, bảo quản của hàng hóa trong kho bãi có phù hợp với tính chất và ký hiệu của hàng hóa không. Kiểm tra niêm phong đối với các kiện hàng đã niêm phong ở giai đoạn giám định trước nếu có. - Kiểm tra ký mã hiệu ghi trên bao bì có phù hợp với giấy tờ kèm theo: tên hàng, ký hiệu đề phòng hạn chế tổn thất, số thứ tự kiện. - Kiểm tra vật liệu lâm bao bì. - Kiểm tra cách đóng bao, kiện những kiện nguyên vẹn. - Kiểm tra tình trạng tổn thất của bao bì: rách, vỡ, thủng, bẩn, dấu vết nghi vấn mất cắp tinh vi. - Nếu bao bì có niêm phong cặp chì, cần kiểm tra kỹ tình trạng, ký hiệu của nó so với chứng từ vận chuyển. c) Giám định bên trong kiện hàng: 230
  41. Cách sắp xếp và chèn lót bên trong kiện hàng. - Các hàng hóa đóng trong kiện: số lượng, khối lượng, tình trạng. Phát hiện các hiện tượng khả nghi. 4. XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ HÀNG TỔN THẤT Thông thường hàng hóa bị tổn thất chia làm 3 loạt sau đây: - Tổn thất về lượng. - Tổn thất về chất. - Tổn thất về trang trí và bao bì. a. Xác định mức độ hàng tổn thất về lượng: Xác định mức độ hàng tổn thất về lượng tức là xác định lượng hàng thực nhận so với hóa đơn hoặc chi tiết của người bán bị thiếu và lượng hàng bị hư hỏng. Về lượng gồm có: khối lượng, số lượng. 1) Xác định khối lượnng hàng bị tôn thất: khối lượng có khối lượng cả bì, khối lượng tịnh, khối lượng thương mại vv do đó muốn xác định được khối lượng hàng bị tổn thất được chính xác phải đáp ứng đủ những điểm sau: - Xác định khối lượng tịnh hàng thực tế còn: Dùng 1 cân đã được điều chinh chính xác. Cân khối lượng các bì sau đó tìm khối lượng bì trừ đi sẽ được khối lượng tịnh. Trường hợp hàng không có bao bì hoặc bao bì bị mất hết ta có thể cân khối lượng tịnh ngay. Xác định khối lượng bì: muốn tìm được khối lượng tịnh chính xác đòi hỏi phải có khối lượng bì chính xác. Tùy theo tình hình thực tế bao bì của hàng hóa mà áp dụng trong nhưng cách sau đây: + Trên bao bì có ghi khối lượng bì thì căn cứ vào khối lượng đó để tính trường hợp bị chưa thay đổi lớn về khối lượng. + Trên bao bì có ghi số thứ tự kiện và chủ hàng có cung cấp chi tiết cân từng kiện thì căn cứ theo khối lượng ghi trong chi tiết. Trường hợp bì chưa thay đổi lớn về khối lượng. + Bao bì giống nhau, giấy tờ gửi kèm theo có ghi khối lượng bì tổng cộng và khối lượng tịnh tông cộng thì lấy khối lượng bì tổng cộng đó chia cho tổng số kiện để tính khối lượng bì cho môi kiện. Trường hợp bì chưa thay đồi lớn về khối lượng. 231
  42. + Bao bì đóng thống nhất, khối lượng đã thay đổi nhiều so với ban đầu nếu khối lượng ahiễư thì cân 5-10 bì đại diện rồi tính 1 bình quân cho mỗi kiện. Trường hợp số lượng ít thì đổ ra cân tịnh toàn bộ. + Bao bì đóng không thống nhất, khối lượng đã thay đổi nhiều so với ban đấu nếu số lượng nhiều thì cân 10-20 bì đại diện rồi tính bình quân cho mỗi kiện. Trường hợp số lượng ít thì đổ ra cân tịnh toàn bộ. + Hàng hóa thuộc loại nguy hiểm hoặc dễ hỏng không thể mở ra được thì dùng loại bì tương đương để xác định. + Trường hợp không thể xác định khối lượng bì bằng bất cứ cách ~ nào thì ghi rõ lý do vào trong chứng thư. - Xác định khối lượng hàng bị tổn thất: Muốn xác định được chính xác khối lượng hàng bị tồn thất, ta phải xác định được chính xác khối lượng hàng nguyên thủy (khi chưa bị tổn thất) theo nguyên tắc sau đây: + Tính khối lượng nguyên của toàn lô, phải căn cứ vào hóa đơn. + Tính khối lượng nguyên của 1 hay 1 số kiện phải căn cứ vào chi tiết cân hoặc khối lượng tịnh ghi trên bao bì. Trường hợp cà 2 điều kiện trẽn không có thì căn cứ theo khối lượng bình quân của những kiện nguyên vẹn để tính. + Hàng rơi vãi ra ngoài phải quét hết, phân loại đóng gói lại, kết quả cân phải tính vào tịnh thực tế, nhưng loại hàng này có thể phẩm chất kém phải lấy mẫu về phòng thí nghiệm kiểm tra và giảm giá trị thương. mại. ~ + Trong một lô hàng, kiện nguyên khối lượng cũng thiếu, kiện rách vỡ khối lượng cũng thiếu. Nếu số lượng kiện rách nhiều hoặc hàng có giá trị thì phải căn cứ theo khối lượng thực tế cân của những kiện nguyên để tính khối lượng bị mất chứ không được tính khối lượng thiếu theo giấy tờ của bên bán (khi chủ hàng có yêu cầu giám định khtối lượng những kiến nguyên) + Hàng hóa bán theo khối lượng bì thì không cần xác định khối lượng bì nhưng phải chú ý cân lại toàn bộ số bao bì bọ rách để tính vào hàng hoá. + Hàng hóa bán theo khối lượng thương mại thì khi cân phải lấy mẫu cân ngay tại chỗ, gửi phòng thí nghiệm làm hồi độ ẩm đế tính giá tư thương mại theo công thức: 232
  43. Trong đó: Gtm : khối lượng thương mại Gt : khối lượng tịnh We: hồi độ ẩm qui định Wtt : hồi độ.ẩm thực tế Ví dụ: Có 10 kiện lông cừu bị rách: 10 Kiện: - Khối lượng cả bì thực cân : 1040 kg - Khối lượng bì theo chi tiết : (4kg/kiện) 40 kg - Khối lượng tịnh giám định : 1000 kg - Hồi độ ẩm thực tế: 16% Khối lượng thương mại giám định tính theo hồi độ ẩm quy định 17% là: Khối lượng thương mại theo chi tiết : 1 100 kg Thiếu : 91,4 kg Hàng bán theo hàm lượng khi cân phải lấy.mẫu về xác định hàm lượng chất đó. Ví dụ: 10 bình acid sunlfuric bị chảy 10 Bình - Khối lượng cả bì thịt cân : 400 kg - Khối lượng cả bì ghi trên bình : 100 kg (10kg/bình) - Khối lượng tịnh giảm định : 300 kg Kết quả hóa nghiệm thành phần H2SO4: 97% - Hàm lượng giám định là : 291 kg 300kg x 97% - Hàm lượng theo chi tiết : 300 kg 233
  44. - Thiếu : 9 kg Xác định số lượng hàng bị tổn thất: i) Xác định số lượng hàng nguyên thủy: + Xác định số lượng hàng nguyên thủy của toàn lô, phải căn cứ vào hóa đơn. + Xác định số lượng hàng nguyên thủy của 1 hay 1 số kiện phái căn cứ vào phiếu đóng gói, số lượng ghi trên hiện hoặc chi tiết đóng gói. + Trường hợp các yếu tố trên đều không có căn cứ vào số lượng bình quân của những nguyên vẹn còn lại để tính. ii) Xác định lượng hàng thực tế còn: + Hàng thực tế còn trong những bao kiện nguyên vẹn được xác định bằng cách: + Hàng công nghiệp, đóng thống nhất, số lượng kiện mở đếm số lượng thực hiện theo phương pháp lấy mẫu ISO 2859 - chế độ kiểm tra thường bậc II, phương án lấy mẫu 1 lần. + Nhưng bao kiện bị tổn thất hay có nghi vấn có dấu hiệu bị tổn thất phải mở kiểm 100%. + Phải chú ý phương pháp đó, đếm qui định trong hợp đồng ngoại thương. + Hàng bán theo đơn vị cái, chiếc, bộ, tá, hộp v.v mở kiểm toàn bộ để xác định số lượng thực tế (hư hỏng, tết) của .từng loại. Trường hợp lô hàng lớn đóng thống nhất có thể mở kiểm tỷ lệ. + Hàng bán theo đơn vị mét, diện tích, thể tích phải chú ý phương pháp đó và tính toán/ qui định trong hợp đồng hoặc giấy tơ của bên bán. iii) Xác định số lượng hàng thừa thiếu: Số lượng hàng thưa thiếu được tính theo. công thức: Hàng thừa thiếu = Hàng nguyên thủy - hàng thuế còn. b. Xác định mức độ hàng tổn thất về chất: Là xác định chất lượng hàng hư hỏng thiệt hại so với hàng nguyên thủy là bao nhiêu. 234
  45. Tùy theo dạng tồn thất, lượng hàng tổn thất nhiều hay ít, giá trị hàng tổn thất và tính chất của hàng mà quyết định tỷ lệ mở kiểm, phương pháp kiếm tra cho thích hợp. Dưới đây xin nêu một số dạng tổn thất về chất lượng thường hay gặp: 1) Xác định mức độ tốn thất do hàng bị ướt gây nên Hàng bị ướt có thể do nước ngọt, nước mặn, nước bẩn, dầu mỡ, hóa chất v.v khi xác định cần chú ý những điểm sau đây: - Trong 1 lô hàng bị ướt cần tách những kiện khô, kiện ướt riêng, làm như vậy không những bảo vệ được hàng không bị thiệt hại thêm mà còn nâng cao độ chính xác của công tác giám định vì muốn xác định chất lượng hàng bị tốn thất thì trước tiên phải xác định số lượng kiện hàng bị ướt là bao nhiêu. - Hàng bị ướt phai có biện pháp cứu chữa càng sớm càng tất để hạn chế thiệt hại thêm. - Nếu chưa biết chính xác hàng bị ướt bởi chất gì thì phải lấy mẫu về phòng thí nghiệm đế xác định. Chú ý phải lấy mẫu hàng khô để so sánh. Hàng bán theo khối lượng bị ướt nhưng bao bì không bị rách, nếu hàng chưa hoặc không biến hóa thì khối lượng có thề tăng lên. Do đó không được cân lại mà lấy khối lượng theo khối lượng của bên bán là khối lượng bị ướt để xác định giảm giá. Nếu bao bì bị rách hoặc hàng đã biến hóa ta phải xác định khối lượng tịnh thực tế và lấy mẫu về làm thủy phần rồi đối chiếu với thủy phân khi xuất hoặc thủy phần của hàng khô để tính ra khối lượng hàng bị ướt để giảm giá và tính khối lượng hàng bị thiếu. Ví dụ: 10 bao gạo bị ướt, rách; theo chi tiết khối lượng tịnh 100kg/bao; theo giấy chứng nhận phẩm chất thủy phần 13%. Kết quả giám định: - Thủy phần khi giám định : 17% Khối lượng tịnh thực cân : 1000 kg - Khối lượng quí về thủy phần 13% theo công thức: - Khối lượng tịnh theo chi tiết : 1000kg Khối lượng tịnh thiếu : 45,98 kg Căn cứ vào tính chất hàng hóa để xác định mức độ tổn thất: có loại ướt ít nhưng lại hư hỏng nhiều nhưng lại hư hỏng nhiều có thể coi như bỏ, 235
  46. ngược lại có loại hàng ướt nhiều chi thiệt hại về khối lượng còn chất lượng ảnh hường rất ít như phân bón - Chất gây nên ưa: cùng 1 mức độ ướt như nhau nhưng còn ướt bởi nước mặn thiệt hại hơn ướt bởi nước ngọt Hàng thực phẩm, dược phẩm ngoài chú ý mức độ ướt còn phải đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh, mùi vị. Ví dụ đường kính tuy ướt ít như là ướt nước bẩn hoặc dầu thì thiệt hại rất lớn, vì không thể ăn trực tiếp mà phải thông qua tái chế. - Thuốc uống, dược liệu bị ướt nước bẩn hoặc dầu có thể bị hủy. Hàng kim khí bị ướt cần chú ý xem gỉ có thể lau chùi được không. Nếu sau khi lau chùi báo quản lại hàng vẫn còn vết hoặc bị rỗ thì ngoài công lau chùi phải giảm giá thêm. Máy móc tinh vi bị ướt sau khi lau chùi sứa chữa xong, cần phải xác định lại các thông số kỹ thuật để xác định mức độ tốn thất. Hóa chất bị ướt nhất thiết phải lấy mẫu về phòng thí nghiệm phân tích và phải lấy cả mẫu hàng nguyện để so .sánh. Trong 1 lô hàng nếu số, khối lượng thiệt hại nhiều thì nên phân ra thành nhiễu mức hư hỏng để đánh giá cho chính xác. Ngược lại số khối lượng ít không nên phân ra làm quá nhiều loại. Tỷ lệ mở kiểm tra thường mỗi loại mở 10% số kiện đối với lô hàng thiệt hại lan. Còn lô hàng thiệt hại ít có thể mở kiểm tra toàn bộ. 2) Xức định mức độ tổn thất vế chất do ẩm gây nên: Hàng bị ẩm là hàng trong quá . trình vận chuyển do ảnh hưởng của khí hậu thay đổi, hút hút ẩm trong không khí, hoặc hàng xếp trong hầm tàu thiết bị thông gió không tốt phát sinh ra mồ hôi làm cho hàng bị ẩm, hoặc xếp trong hầm tàu trong kho chung với hàng có thủy phần cao Hàng bị ảnh hưởng đến phẩm chân như: kim loại bị gỉ, xi măng, được liệu, hóa chất, bị vón cục, lương thực bị mối thốt Đặc điểm bao bì của hàng bị ẩm là hầu hết bao bì của lô hàng bị ẩm vẫn khô ráo hoặc chỉ có vết ướt nhẹ đã khô, nhìn rất kỹ mời thấy được hoặc hòm gỗ ngoài thì khô nhưng giấy lót bên trong thì ẩm Xác định mức độ tổn thất về chất do ẩm gây nên hầu hết cũng giống như hàng ướt, nhưng khác ở chỗ là nhẹ hơn nhưng về số, khối lượng lại nhiều hơn có khi toàn lô. Đối với những máy móc chính xác tinh vi phải chú 236
  47. ý đặc biệt vì nhiều khi nhìn bên ngoài gỉ không đáng kể nhưng bên trong đã bị gỉ nặng ~ hoặc tuy gỉ ít nhưng chính xác đã giảm nhiều. Tổn thất về chất do ẩm gây nên mức độ hư hỏng của hàng hóa thường đều nhau; vì vậy tỷ lệ mở kiểm tra có thể ít hơn so với hàng bị ướt 3) Xác định mức độ tổn thất về chất do đổ vỡ: - Hàng đổ vỡ không phải chỉ nói bản thân hàng bị vỡ mà nói cả bao bì bị vỡ gây ra hư hỏng phẩm chất hàng bên trong. Ví dụ thuốc viên hoặc bột đựng trong chai thủy tinh, nếu chai vỡ thì thuốc bên trong có thể bị hỏng. Hàng bị vỡ có loại nhìn thấy dễ dàng nhưng có loại không thể nhìn thấy được. Ví dụ: máy móc tinh vi bị chấn động mạnh nhìn bên ngoài vẫn nguyên vẹn, nhưng bèn trong phẩm chất đã bị ảnh hưởng, do đó phải kiểm tra thật kỹ, nếu cần phải dùng máy móc, dụng cụ chuyên dụng để kiểm tra hoặc mời chuyên gia. - Hàng lương thực bị rách vờ cần phân loại tốt và quét hốt, lẫn tạp chất riêng để giảm giá. - Hóa chất, dược liệu bị đổ vỡ 1 phần bị lẫn tạp chất bẩn, cần tách riêng phần này có thể hủy bỏ, không nên lấy mẫu để đánh giá phẩm chất. c) Xác định mà độ tổn thất về beo bì và trang trí. Hàng tổn thất về bao bì và trang in là hàng tổn thất nhưng phẩm chất còn tốt, số khối lượng đủ, chỉ có bao bì và/hoặc nhãn bị tổn thất như đồ hộp có vỏ bị bẹp, gỉ, nhãn bị ướt. - Xác định mức độ tổn thất của loại hàng này ta phải xác định số lượng bì từng loại bị tổn thất tình trạng tổn thất của từng loại để giảm giá hoặc tính chi phí thay thế đóng gói là. Lấy mẫu và chụp ảnh: Điều tra thu thập nghiên cứu các ý kiến của các đơn vị có liên quan: Nhiều trường hợp việc điều tra thu thập nghiên cứu các ý kiến của các đơn vị có liên quan rất cần thiết trong công tác giám định vì các đơn vị có liên quan nhiều trường hợp họ biết rõ nguyên nhân hàng tổn thất kém phẩm chất giúp ta xác định được nhanh chóng chính xác. Người vận chuyển là người hiểu rõ nhất về hành trình và tính trạng của hàng hóa từ bến đi cho đến bến đến nên thông thường họ có những kết luận chính xác. Ví du:. Bột mì nhập từ Nga đến cảng Hải Phòng có 1 số bao bị mốc, bột vón thành cục có chỗ đã biến màu ở giữa hầm. Nếu không gặp người 237
  48. vận chuyển (tàu) thì không biết được nguyên nhân gây ra tổn thất. Thông qua điều tra thu thập ý kiến của thuyền phó và nhật ký của tàu xác định được nguyên nhân lớn nhất là do khi xếp hàng ở cảng đi trời có nhiều tuyết rơi vào hầm tàu, và qua quá trình vận chuyển tuyết tan ra làm ướt và mốc bột mì. Chủ hàng ngoại thương: là người biết được tình hình lô hàng từ khi tàu đến cho đến khi nhận hàng và giao hàng cho chủ hàng nội địa (nếu cớ), có trường hợp họ có thư riêng báo trước về tình hình hàng hóa bị tổn thất, hoặc phẩm chất kém nếu ta không hỏi họ có kho kết luận không chính xác. Các đơn vị giao nhận hàng tại cảng là người nắm tình hình hàng hóa trong quá trình dỡ hàng. Hải quan là cơ quan giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu do đó khi hàng hóa xuất nhập có vấn đề gì họ đều nắm vững và có ghi chép đầy - Các chứng từ liên quan khác: + Vận tải đơn (Bill of Lading): mặt sau của hầu hết vận tái đơn đấu có ghi những điều khoản mà người vận tải phải chịu trách nhiệm và miễn trách đối với lô hàng xếp trên tàu. ở mục chính có ghi tên người giao, người nhận, tên hàng, ký số hiệu, số lượng, khối lượng, cảng khởi hành, ngày khởi hành, cảng đến và một số ghi chú. Tác dụng của vận tải đơn là để biết ta giám định cô đúng với lô hàng yêu cầu không, trách nhiệm của tàu thế nào, số lượng bện đủ hay thiếu, hàng xếp trên boong hay dưới hầm, tàu có ghi chú gì về bao bì không, vế số lượng kiện không, tàu khởi hành ở đâu, ngày nào. + Phiếu chi tiết đồng gói (Packing list): Những loại hàng bán theo số lượng thông thường đều có phiếu đóng gói để cho người mua căn cứ vào đó để kiểm tra. Trong giấy tờ này có ghi tên hàng, số lượng, số thứ tự của hòm, ngày đóng gói Tác đụng là để xác định hàng đủ hay thiếu, hàng đóng gói đã lâu hay mới đóng. + Phiếu/ chi tiết cân (Weight note): Những loại hàng băn theo khối lượng thông thường đều có phiếu cân. Trong phiếu ghi tên hàng, khối lượng cả bì, khối lượng bì, khối lượng tịnh của từng kiện. Tác dụng là để xác định khối lượng bì, khối lượng tịnh hàng thiếu hay đủ và thời gian đóng gói. + Hóa đơn (Invoice): là 1 chứng từ để thanh toán tiền trong đó ghi tên người bán, người mua, tên hàng, qui cách phẩm chất, số lượng, khối lượng, ký số hiệu, điều kiện giá cả Tác dụng làm cơ sở đối chiếu kết quả thực nghiệm toàn bộ so với số hàng đã thanh toán tiền đủ hay thiếu, tên người mua, người bán, giá cả lô hàng. + Giấy chứng nhận hàng hư hỏng cảng ký với tàu (Cargo Outturn Report - C.O.R): trong đó ghi tính trạng bao bì, hàng hóa bị tổn thất trước khi dỡ hàng khỏi tàu. Tác dụng để xác định trách nhiệm giữa tàu và kho 238
  49. hàng, làm cơ sở để xác định quãng đường gây nên tổn thất trước hoặc sau khi dỡ hàng khỏi tàu đến cảng) + Hợp đồng mua bán (Contract): Trong đó ghi những điều khoản 2 bên mua bán đã thỏa thuận: tên hàng, qui cách, phẩm chất, số lượng,khối lượng, ký hiệu, bao bì, thời hạn khiếu nại đòi bồi thường còn bao lâu, giá trị của lô hàng + Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of Quality): Trong đó ghi qui cách, phẩm chất hàng có khi ghi cả phương pháp kiểm tra, thời gian kiểm tra Tác dụng để đối chiếu với qui cách, phẩm chất hàng thực kiểm có tiêu chuẩn nào kem, phương pháp nào kiểm + Catalogue: các máy móc thiết bị thường cô để mô tả cấu tạo của máy, tên từng bộ phận, phụ kiện kèm theo, cách sử dụng, bảo quản Tác dụng để biết tên phụ tùng, cấu tạo của máy, cách sử dụng, bảo quán + Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate): Trong đó ghi điều khoản bảo hiểm, thời hạn, địa điểm bảo hiểm Tác dụng để biết hàng mua điều khoản nào, địa điểm và thời gian bảo hiểm giá trị lô hàng + Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (Report of Receipt of Cargo): Trong đó ghi số lượng kiện theo manifest, số lượng thực nhận, số lượng thừa thiếu của từng B/L, ngày bắt đầu dỡ hàng và ngày dỡ xong hàng. Tác dụng để xác định số lượng kiện thừa thiếu, tổn thất, ngày tàu đến và ngày dỡ hàng xong + Phiếu kiểm kiện (Tally Sheet): để xác định số lượng kiện và loại kiện đã dỡ lên cảng, số lượng kiện tổn thất. + Báo cáo hải sự (sen protest): Trong đó ghi ngày giờ, địa điểm mà tàu gặp rủi ro trên biển. Tác dụng là để nghiên cứu xác định nguyên nhân hàng tốn thất. + Sơ đồ xếp hàng (Cargo Plan): Trong đó ghi vị trí xếp của từng lô hàng trong các hầm tàu: Tác dụng để xem lô hàng giám định xếp chung với lô hàng nào, có xếp gần buồng máy không Để xác định nguyên nhân gây ra tổn thất. + Biên bản hàng nhập khẩu bị tổn thất cảng ký với chủ hàng: để xác định số lượng kiện và tình trạng tổn thất để phân rõ trách nhiệm giữa cảng và chủ hàng. + Nhật ký hành trình (Extract of Loa Book): Trong đó ghi mọi tình hình xảy ra từng ngày của tàu trong quá trình vận chuyển từ cảng đi đến cảng đến. Tác dụng là để nghiên cứu xác định nguyên nhân tổn thất. 239
  50. d) Xác định mức độ giảm giá trị thương mại: Hàng hóa bị tổn thất ảnh hưởng đến giá trị sử dụng và giá cả trên thị trường, do đó muốn xác định được mức độ tổn thất về chất là bao nhiêu phần trăm người giám định viên phải căn cứ vào tình trạng thực tế của hàng hóa hư hỏng, giá trị sử dụng còn lại và giá cả hiện tại trên thị trường để giảm giá phần trăm, để người nhận hàng căn cứ vào đó làm cơ sở đòi bồi thường. Công tác giảm giá phấn trăm là một việc làm rất phức tạp vì mặt hàng nhiều, công dụng ngây càng rộng, hàng hư hỏng có nhiều hình nhiều vẻ khác nhau, giá cả trên thị trường có lúc biến động. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của 2 bên. Sau đầy là một số nguyên tắc của công tác giảm giá: 1) Nguyên tắc chung giầm giá phần trăm hàng tổn thất phải căn cứ vào giá trị sử đụng, giá cá trên thị trường hiện. Tuy vậy tùy theo từng loại hàng, quy định sử dụng trong hợp đồng, mức độ tổn thất sẽ áp dụng có khác nhau. 2) Hàng thiết bị và nguyên liệu sản xuất chủ yếu căn cứ vào giá trị sử dụng còn lại và có xem xét đến ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và giá cả trên thị trường để giảm giá. 3) Hàng thành phẩm tiêu thụ ngay trên thị trường chủ yếu căn cứ vào giá cả thị trường hiện tại và có xem xét đến giá trị sử dụng còn lại và tốc độ tiêu thụ. 4) Hàng hóa tổn thất sau khi sửa chữa có thể trở lại sử dụng bình thường và không ảnh hường đến tiêu thụ thì không giảm giá, chỉ tính tiền sửa chữa. 5) Máy móc và dụng cụ tinh vi bị hư hỏng hay mất phụ tùng không sứ đụng được, nếu trong nước không sứa chữa được hay không cò phụ tùng thay thế thì ghi rõ tình trạng đó vào trong giấy chứng nhận mà không nên giảm giá. Nếu trong nước có thể sửa chữa xong tính năng, độ chính xác không còn được như cũ thì phải giảm giá thêm. 6) Hàng mua theo mẫu phải .căn cứ vào mẫu đó để giảm giá, tuyệt đối không được so sánh với mẫu của nước khác. 7) Hàng đã giảm cắp thì không giám giá phần trăm nữa. 8) Hàng bán theo thể tích và diện tích bị tổn thất không thể chỉ căn cứ vào thề tích và diện tích bị tổn thất để giảm giá mà phải căn cứ vào giá trị sử dụng còn lại kết hợp với giá cả thị trường hiện tại để giảm giá. 240
  51. 9) Xác định giá trị sử dụng của hàng hóa phải căn cứ theo hợp đồng. Nếu hợp đồng không qui định thì theo yêu cầu sứ dụng bình thường của loại hàng đó để giảm giá. 10) Hàng bị tổn thất hoàn toàn mất hết giá trị sử dụng theo như qui định trong hợp đồng, nhưng nếu còn có thể sử dụng vào việc khác thì căn cứ vào. loại nào có giá trị cao nhất để giảm giá. 11) Một lô hàng tổn thất ở nhiều mức độ khác nhau thì nên chia ra từng mức độ hư hỏng tương đối gần nhau để giảm giá. 12) Trong 1 kiện hàng tổn thất cói nhiều mức độ khác nhau thì nên căn cứ vào chỗ nào tổn thất tương đối nặng để giảm giá. 13) Giảm giá phái chú ý đến lô hàng lớn và phải tiêu thụ gấp vì để lâu tổn thất sẽ tăng thêm Trong trường hợp lô hàng quá lớn thiệt hại quá trầm trọng, việc giám định toàn lô quá khó khăn và tốn kém, giám định viên được phép ước lượng mức độ giảm giá trên cơ sở, kiểm tra 10% số lượng hàng được lấy bất kỳ (hay là theo ISO). Khi khẳng định rằng cách làm này hoàn toàn hợp lý cho tất cả các bên. 14) Giảm giá hàng tổn thất không được bao gồm cả lợi tức và lợi nhuận trên thị trường. 15) Lô hàng thiệt hại lớn thì nên phân ra làm nhiều loại để giảm giá cho chính xác. 16) Đối với loại hàng phải có bao bì mới vận chuyển, bán được thì ngoài giảm giá về chất còn phải xác định cả tiền mua bao bì thay thế, tiền thuê công nhân đóng gói lại. 17) Đối với loại hàng tốn thất về bao bì và/hoặc trang ta giảm giá căn cứ vào giá cá trên thị trường. 18) Đối với lô hàng thiệt hại, điều kiện cho phép có thể đầu thấu hoặc thương lượng. 19) Đối với những lô hàng chưa nắm chắc được giá trị sử dụng và/hoặc giá cả trên thị trường thì nên tham khảo ý kiến của chủ hàng cà những đơn vị hay cá nhân sứ dụng và tính doanh loại hàng đó trước khi cấp chứng thư. 20) Trước khi đưa ra tỷ lệ giảm giá chính thức cần thăm dò các bên liên quan. Qua những nguyên tắc trên và qua kinh nghiệm thực tế, ta có thể có một công thức tính tổng quát sau: 241
  52. G − G + F Z% = t x 100 G Trong đó: Z: tỷ lệ giảm giá trị thương mại G: giá bán hàng nguyên tại thị trường Gt: giá bán hàng tổn thất (đã qua khâu cứu trợ) tổn thất tại thị trường F: chi phí cứu trợ hàng tổn thất như thay bao bì mới, tinh chế lại, sửa chữa thay thế 5. GIẤY CHỨNG NHẬN GIÁM ĐỊNH: a) Định nghĩa . Giấy chứng nhận giám định là văn bản ghi lại tình trạng thực tế, kết quả kiểm tra và ý kiến nhận xét (nếu có) của cơ quan giám định về vụ giám định. b) Yêu cầu: Giấy chứng nhận giám định phải nói lên một cách trung thực, chính xác vụ giám định đó. Cách viết, cách trình bày phải dễ đọc, dễ hiểu, giúp cho người đọc không được chứng kiến giám định đó nhưng vẫn hình dung ra được tính hình thực tế của hàng hoá Và công việc mà giám định viên đã làm một cách đầy đủ. 1) Về hình thức: Trình bảy phái thoáng, ngay ngắn, rõ ràng, sạch đẹp Giấy chứng nhận giám định là một chứng cứ khách quan không thể thiếu được do một tổ chức trung lập có tư cách pháp nhân xác minh tình trạng hàng hóa đã xảy ra như thế nào, nguyên nhân từ đầu giúp cho che bên hoặc hội đồng trọng tài phán xét. 2) Nội dung: Phần in sẵn: + Loại giám định: Căn cứ hạng mục yêu cầu trong giấy yêu cầu giám định về nội dung chứng nhận Ớ phần kết quả giám định để ghi cho đúng loại hình. + Số giấy chứng nhận giám định: do qui ước của từng đơn vị giám định. Ví dụ: công ty giám định Mekong có cách qui ước số như sau: SỐ giấy chứng nhận giám định gồm 7 số. trong đó 2 số đầu là năm thực hiện 242
  53. giám đi nít , 3 số tiếp là số thứ tự của giấy chứng nhận giám định, 2 số cuối là 2 số tháng vô sổ chứng thư của vụ giám định. Ví dụ: 9606607 + Ngày của giấy chứng nhận giám định: là ngày vào sổ chứng thư đề đánh máy, riêng hàng nông sản xuất khẩu thì ngày của giấy chứng nhận giám định là ngày của vận đơn. + Tên người yêu cầu (applicant): là tên người yêu cầu: - Người yêu cầu là nội địa, bảo hiểm ghi tên người yêu cầu trong giấy yêu cầu giám định. - Người yêu cầu là thuộc ngoại thương hoặc người ủy thác thì ghi tên người khai theo yêu cầu của người đó. - Ngoài ra còn ghi thêm tên 2 chủ hàng: chủ hàng xuất (seller/ Shipper) và chủ hàng nhập (buyer). + Tên hàng (Commodity): Ghi đầy đủ chính xác các mã, loại theo đúng như các chứng từ kèm theo, tên đúng nhất là theo hợp đồng. + Số lượng: (Quantity): Số lượng và đơn vị theo chứng từ xuất nhập khẩu. + Khối lượng (Weight): Ghi khối lượng tịnh, và khối lượng cà bì của toàn lô. + Tên tàu (vessel): số của B/L, (B/L No), ngày của B/L, cảng bốc, dỡ (loading/ dischargịng port): ghi theo vận đơn, nếu có. 243
  54. Phần 5 MỘT SỐ LOẠI HÀNG TỔN THẤT THƯỜNG ĐƯỢC YÊU CẦU GIÁM ĐỊNH 244
  55. Chương 15 MỘT SỐ TỔN THẤT THƯỜNG GẶP 1. Tổn thất do va chạm với hàng hóa khác Trong trường hợp hàng bị tổn thất do va chạm với hàng hóa khác hoặc bị vấy bẩn ví dụ như hàng bành kiện vị lem dầu, giám định viên phải cố nhận định ra điểm hư hỏng chẳng hạn như nó đã xảy ra trước khi xếp hàng lên tàu (xem vận đơn có khoản ghi chú gì không) hoặc trong khi xếp hàng (xem sơ đồ xếp hàng hoặc hỏi chi tiết từ đại lý tàu) hoặc sau khi dỡ hàng khỏi tàu (căn cứ số liệu trên bản kết toán, biên bản hàng hư hỏng đổ vờ sau khi dứt hàng). Hàng có thể bị hư hại vì sâu bọ trong các thứ hàng khác hoặc có sẵn trên tàu khi hàng được xếp lên. Các giống sâu bọ hay côn trùng gây hại cần được nhận động và xác định về thói quen của chúng chẳng hạn như thói quen lây lan từ loại hàng này sang loại hàng khác. 2. Tổn thất từ nước xuất xứ Việc xác định tổn thất từ nước xuất xứ không dễ dàng vì không có những quy định về vấn đề này. Sách về bảo hiểm hàng hải thì hiếm hoặc không đề cập đến vấn đề này. Về nguồn gốc, danh từ "tổn thất từ nơi xuất xôi trước đây được dùng để chỉ một loại rủi ro đặc biệt trong mua bán hàng kiêng thường ớ các bến cảng, người ta thúng ghi trên biên bản két toán “tổn thất từ nơi xuất xứ” hoặc “tổn thất do tàu tổn thất từ nơi xuất xứ là loại tổn thất xảy ra khi hàng được chuyên chở đường bộ tại nguyên xứ mà không một ngẫu nhiên lớn nào gây ra cá. 3. Tổn thất do hao mòn, rách vỡ, chảy bình thường Hao mòn, rách vi chảy là những rủi ro miễn bồi thường theo điều khoản thông thường của hợp đồng báo hiểm. Vì vậy giám định viên phải thận trọng khi ước lưỡng và báo cáo về những hàng hóa có thể bị tốn thất vì những nguyên nhân đó và phái ghi rõ ràng là toàn bộ hoặc một phần nào tổn thất có thể được quy cho những nguyên nhân vừa đề cập Anh ta nên trình bày chi tiết về những lý lẽ dẫn đến kết luận trong biên bản. Giám định viên có thể không xác nhận được nguyên nhân thật sự của việc mất mát,hư hỏng nhưng một khi họ biết rằng các tổn thất ấy phát sinh từ việc vấn chuyển hàng dẫn đến nứt nẻ, rách, thủng vì móc đều không thuộc trách nhiệm của nhà bảo hiểm thì họ phải cung cấp mọi chứng chi tiết trong biên bản để giúp các bên liên quan có thể xem xét và kết luận theo những chứng cứ rõ ràng nhất. Nếu giám định viên không thể đưa ra kết luận chính xác thì anh ta phải ghi rõ trong chứng thư để cung cấp yếu tố cho các bên quyết định. Hàng mất hay hư do đổ vỡ, chảy đều không được bồi thường trừ khi chủ hàng mua bảo hiểm đặc biệt hoặc do "hiểm họa đường biển" gây ra. Xếp hàng không đúng quy cách gây ra bể, chảy chất lỏng trong chai, lọ, bình đều không thuộc vào mục "hiểm họa đường biển", nhưng nếu hàng xếp 245
  56. bị đổ xuống do biển động mạnh hoặc dẫn đến những hư hao tường tự khác thì có thể xếp vào hạng tổn thất đó. 4- Tổn thất do đọng nước hấp hơi Sự ngưng đọng hơi nước trong hầm tàu xảy ra lả do chênh lệch nhiệt độ giữa các vị trí trong hầm tàu và hàng được xếp trong một khoản thời gian dài do hàng có chứa thấy phần và do sự vận chuyển không khí từ nơi nảy với nơi khác trong hầm tàu.Nếu không có sự chênh lệch nhiệt độ thì không thể có sự ngưng đọng. Nguyên nhân của chênh lệch nhiệt độ có thể là: - Do thay đổi vĩ tuyến. - Do bên cạnh nơi chứa hàng có những bề mặt bằng thép được làm nóng lên hay lạnh đi. - Do đống hàng tự bốc cháy. 5. Tổn thất do nhiễm côn trùng Khi thấy hàng bị nhiễm côn trùng thì phái chú ý một số điểm và nếu sự thiệt hại nặng thì phải xác định tên của loài côn trùng vì điều Này có thể liên quan đến trách nhiệm gây nên tổn thất hư hại. Một số loài gây hại tiêu biểu như. bọ rầy (heetles), bướm đêm (moths) và nhảy (mites), chúng chuyên gây hư hại cho một số lớn mặt hàng như hạt lúa mỹ, hạt cà phê. a) Nguyên nhân lan truyền sâu bọ phá hoại hàng hóa: b) Có thể sâu bọ đã có sẵn trong hàng hóa trước lúc xếp hàng lớn tàu Và đây là sự nhiễm côn trùng từ ngoài đưa vào (introduced infestation). c) Hàng hóa có thể bị nhiễm côn trùng khi hàng tới nơi đến. Hàng tất có thể bị nhiễm côn trùng do để gần các kiện hàng nhiễm trùng xếp cùng khoang hoặc do các côn trùng có sẵn trong khoang trước khi đống hàng tất được xếp lên vì chúng là những côn trùng còn sống sót từ một chuyến hàng trước Các dạng hư hỏng do côn trùng và nhậy: a) Hư hỏng do côn trùng đục khoét, gặm nhấm, chăng tơ, vón cục do lẫn phân côn trùng. bị Mất trọng lượng và bốc nóng c) Hư hỏng do nước d) Giảm giá tự do có lẫn côn trùng dù là loại côn trùng không có hại. 6. Tổn thất do mốc 246
  57. Lương thực. vải vóc và thực tế có rất nhiều nguyên liệu hữu cơ có thể bị các vi sinh vật làm hại nếu thay phần của chúng lên cao quá mức tối thiểu nào đó. Các vi sinh vật đó chủ yếu đó chủ yếu là vi trùng và nấm. Nấm gồm các loại men, mốc và những vi tạp nấm (miscellaenous micro-fungi) có họ hàng với mốc như là các loại gây mục gô và các loại khác mọc trên hoa quả để lâu. Vi trùng và men chỉ có thể phát triển trong nhưng điều kiện thuận lợi. Nó không thể sinh trường trừ phi có nước ở dạng lỏng hoặc tốt thiểu lớp hữu cơ bên dưới hàng hóa phải ở dạng cân bằng với không khí bão hòa hơi nước bên ngoài. Tuy nhiên, Mốc có thể sinh trưởng ở môi trường có thủy phần tối thiểu thấp hơn và có thể gây tổn thất cho một nguyên liệu khô bị ẩm do để trong điều kiện bảo quản ẩm mặc dù thủy phần của nguyên liệu đó có thể quá thấp để cho vi trùng và men có thể phát triển. Vì nhưng lý do đó, tổn thất do mốc có những tác hại về kinh tế lớn hơn là do các loại vi sinh vật khác. Nguyên nhân hư hóng do mốc có thể, là do: a ) Nguồn thức ăn b ) Nhiệt độ e) Không khí d) Môi trường e) Những liên quan về độ ẩm: sự n leng đọng nước mưa hoặc nước biển, hơi ẩm từ một số hàng bốc ra có thể gây mốc cho các hàng khác khi xếp gần chúng,. Hạn chế tổn thất do mốc: Có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp nhưng biện pháp nhanh chóng nhất là làm hạ thủy phần của lô hàng bị hư hại bằng cách tháo hàng ra phơi nắng, hong gió hoặc dùng nguồn nhiệt nhân tạo. 7. Tổn thất do hao mòn, tự nhiên, nội tỳ Người ta công nhận có một số loại hàng có thể bị mất trọng lượng trong quá trình vận chuyển do những nguyên nhân tự nhiên như giảm thủy phần và sự việc đó cần phải chú ý khi ta muốn xác định thiếu hụt trọng lượng. Khi có nghi ngờ nguyên nhân thiếu hụt, điều quan trọng là phải lấy một số kiện nguyên vẹn, trọng lượng tương đối đồng đề đem cân lên, lấy bình quân rồi đem so sánh với các kiện bị thiếu hụt.Trong những trường hợp đó có thể không cần biết đến vì không nhất thiết chúng cho biết đúng mức trọng lượng đến là bao nhiêu. Điều kiện làm cho hàng khô đi sẽ làm cho nó hụt trọng lượng, trong khi độ ẩm làm cho nó hút thêm thủy phần và do đó 247
  58. tăng trọng lượng lên. Do đó việc cân một số bao nguyên đại điện cùng lúc với việc cân các bao nghi ngờ bị thiếu hụt là rất quan trọng. 8. Tổn thất do rỉ sét Rỉ là một thuật ngữ để chỉ một lớp ngưng đọng mà đỏ ở trên những sản phẩm sắt, thép, chủ yếu là do hơi ẩm, hơi nước mưa,nước ngọt, nước mặn và mồ hôi và thường được coi như một sự ăn mòn do kết quả của một hoạt động hóa học trên bề mặt kim loại trong những điều kiện nào đó. Trong sự hình thành rì phải hội đủ hơi ẩm, oxy và một vài tác nhân, thông thường là khí cacbon trong không khí nhưng có thể có những nguyên nhân khác,ví dụ, sự có mặt của các hóa chất dùng để xử lý hàng hóa có trong các đồ học (wrappers). Hàng hóa lúc gửi đi có thể được đóng kiện bên trong có lót các vật liệu chống thấm nước với mục đích chống ẩm ướt nhưng nếu không có biện pháp thông gió tốt thì chính kiểu đóng kiện đó sẽ ngưng đọng hơi ẩm và do đó gây rỉ. Nếu không bố trí phương tiện thông giờ thì trong kiện phải có một chất ức chế hoặc hút ẩm. 9. Tổn thất do mất trộm và mất cắp Tình trạng bên ngoài của kiện hàng nhất là những kiện thiếu hụt cần phải thể hiện đầy đủ trong chứng thư. Lắm khi việc thiếu hụt được phát hiện ở kiện hàng không có dấu hiệu gì bên ngoài bị mất cắp, nhưng quan sát kỹ có thể thấy kiện được mê rất khéo léo, và tình trạng này phái được mô tả tỉ mỉ, đặc biệt khi kẻ cắp cần nhiều thời gian để nguy trang việc mở kiện hàng, có thể rút đinh, cạy ván rồi đóng lại như kiện hàng không bị xâm phạm đến, trường hợp này xảy ra với những kiện hàng rượu vang hay rượu mạnh. 10. Tổn thất do không nhận rõ được ký mã hiệu. Có thể gặp khó khăn trong việc phân biệt được hàng hóa vì thiếu ký hiệu riêng hay ký hiệu riêng bị mất.Trong những trướng hợp như vậy giám định viên cố gắng kiểm tra xem_ ông có được~rmk) đúng loại hay không, có thể có những thứ huơ thiếu còn lưu tại kho của chủ hàng hay kho cản )àthđng nếu xác inh là hàng giao không đúng thì phải nêu đầy đủ trong chứng thư loại hàng thay thế đã giao và người yêu cầu giám định đã nhận. 11. Tổn thất do hao hụt khối lượng Hao hụt khối lượng thường có nhiều nguyên nhân do đó lúc tham khảo giấy chứng nhận khối lượng, giám định viên không nên xem những kết quả ghi trong đó là hoàn toàn chính xác mà phải kiểm tra lại thật kỹ lưỡng để lập biên bản cho chính xác. 12. Tổn thất do đóng thiếu hàng 248