Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2017 - Phần 2

pdf 142 trang Đức Chiến 05/01/2024 1640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2017 - Phần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfebook_bao_cao_xuat_nhap_khau_viet_nam_2017_phan_2.pdf

Nội dung text: Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2017 - Phần 2

  1. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 CHƯƠNG IV: THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU 73
  2. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 I. THỊ TRƯỜNG CHÂU Á 1. Tình hình xuất nhập khẩu chung Năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước thuộc khu vực Châu Á đạt 283,6 tỷ USD, tăng 25,97% so với năm 2016, chiếm 66,7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực Châu Á đạt 112,78 tỷ USD, tăng 32% so với năm 2016, chiếm tỷ trọng 52,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhập khẩu đạt 170,8 tỷ USD, tăng 22,3% so với năm 2016, chiếm tỷ trọng 81% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Nhập siêu từ khu vực Châu Á năm 2017 là 58,06 tỷ USD, tăng 6,9% so với năm 2016. Năm 2017, xuất khẩu của Việt Nam sang các khu vực thị trường tại Châu Á đều tăng so với năm 2016, cụ thể: xuất khẩu sang khu vực Đông Bắc Á (Nhật Bản và Hàn Quốc, các thị trường tiếng Trung) tăng 28,1%, Đông Nam Á (10 nước ASEAN) tăng 19,7%, Tây Á tăng 8,0% và Nam Á tăng 37,9%. Xét về tỷ trọng cơ cấu khu vực thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam tại Châu Á, thị trường Đông Bắc Á chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 75%), tiếp đến là thị trường ASEAN chiếm tỷ trọng 17,5%. Hai thị trường Tây Á và Nam Á chiếm tỷ trọng tương đối thấp, lần lượt là 4% và 3,3%. Biu  6: C cu th trng XNK ca Vit Nam ti khu vc Châu Á Biểu đồ 6: Cơ cấu thị trường XNK của Việt Nam tại khu vực Châu Á Tây Á, 4.00% Nam Á, 3.30% ông Nam Á, 17.50% ông Bc Á, 75.20% 2. XuấtBi nhậpu  7: khẩu C cvớiu xumộtt khsố thịu h trườngàng hóa sang Hoa K nm 2017 2.1. Khu vực Đông Bắc Á Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và khu vực Đông Bắc Á năm 2017 đạt 213,2 tỷ USD, tăng 28,15% so với năm 2016. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực Đông Bắc Á đạt 77,3 tỷ USD, tăng 74 Ngun: Tng cc Hi quan
  3. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 37,03% so với năm 2016; kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ khu vực Đông Bắc Á đạt khoảng 135,9 tỷ USD, tăng 23,6% so với năm 2016. Như vậy, mặc dù tốc độ tăng xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng nhập khẩu nhưng Việt Nam vẫn đang nhập siêu từ khu vực Đông Bắc Á với mức nhập siêu vào khoảng 58,6 tỷ USD. Về xuất khẩu, cả 5 thị trường trong khu vực Đông Bắc Á đều có tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu ở mức 2 con số. Cụ thể: Trung Quốc tăng 61,5% so với năm 2016, Nhật Bản tăng 14,8%, Hàn Quốc tăng 30%, Hồng Kông tăng 24,6%, Đài Loan tăng 13,3%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang khu vực Đông Bắc Á là: Điện thoại và linh kiện (đạt 14,5 tỷ USD, tăng 149% so với năm 2016); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 11,5 tỷ USD, tăng 48%); hàng dệt, may (đạt 7,3 tỷ USD, tăng 12,5%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác (đạt 5,5 tỷ USD, tăng 28,2%). Về nhập khẩu, cả 5 thị trường trong khu vực Đông Bắc Á đều có kim ngạch nhập khẩu tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng nhập khẩu thấp hơn tốc độ tăng xuất khẩu, ngoại trừ thị trường Hàn Quốc. Cụ thể: Trung Quốc tăng 16,41% so với năm 2016, Nhật Bản tăng 10,15%, Hàn Quốc tăng 45,3%, Hồng Kông tăng 11,06%, Đài Loan tăng 13,1%. Các mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn nhất, theo thứ tự là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 29,7 tỷ USD, tăng 43,56% so với năm 2016); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác (đạt 25,4 tỷ USD, tăng 21,1%); điện thoại và linh kiện (đạt 15,3 tỷ USD, tăng 54,2%); vải các loại (đạt 10,6 tỷ USD, tăng 8,3%). 2.1.1. Trung Quốc Tình hình xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2017 đạt 35,46 tỷ USD, tăng 61,49%. Các mặt hàng có kim ngạch lớn và tăng trưởng cao trong năm 2017 tập trung ở nhóm điện tử, công nghệ như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt trên 6,86 tỷ USD, tăng 69,04%); điện thoại và linh kiện (đạt 7,15 USD, tăng 793,8%); máy ảnh, máy quay phim và linh kiện (đạt 2,08 tỷ USD, tăng 25,8%), Ngoài ra, mặt hàng rau quả và thủy sản cũng có sự tăng trưởng mạnh, lần lượt đạt trên 2,65 tỷ USD (tăng 52,4%) và 1,09 tỷ USD (tăng 59,4%). Xu hướng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc là tích cực trong những năm gần đây. Do Trung Quốc thực sự có nhu cầu và hàng nông sản Việt Nam có chất lượng khá tốt, giá cả hợp lý nên thu hút được doanh nghiệp Trung Quốc thu mua và được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng. Kinh tế Trung Quốc năm 2017 duy trì tăng trưởng cao, nhu cầu 75
  4. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 nhập khẩu nông sản, thủy sản phục vụ sản xuất và tiêu dùng tăng, đã tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu nông sản, thủy sản của Việt Nam sang thị trường này, đặc biệt là cá tra, tôm (tôm sú, tôm thẻ chân trắng), trái cây tươi (thanh long, dưa hấu, xoài, chuối), gạo, cà phê, điều, cao su, tiêu. - Mặt hàng gạo: Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới với các đối tác chính là Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Pakistan, Trung Quốc hiện cũng là thị trường nhập khẩu gạo nhiều nhất của Việt Nam với kim ngạch năm 2017 đạt 2,29 triệu tấn, trị giá đạt trên 1,026 tỷ USD, tăng 31,8% về lượng và 31,3% về trị giá so với năm 2016. - Thủy sản: Mặc dù Trung Quốc là nước có sản lượng thủy hải sản lớn nhất thế giới và xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, tuy nhiên thủy hải sản nhập khẩu cũng rất được ưa chuộng. Trong thời gian qua, ngoài các mặt hàng truyền thống như: tôm đông lạnh, tôm sú sống, mực, bạch tuộc thì cá tra và cá ba sa của Việt Nam cũng đang tiêu thụ tốt tại thị trường này. Năm 2017, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đạt trên 1,087 tỷ USD, tăng 59,37% so với năm 2016. - Trái cây: Trong thời gian qua, nhu cầu của Trung Quốc với các sản phẩm trái cây nhiệt đới nhập khẩu như: thanh long, vải, nhãn, xoài, sầu riêng vẫn không ngừng tăng. Tính chung giá trị xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc cả năm 2017 đã đạt 2,65 tỷ USD, tăng 52,44%. Hiện nay, thị trường Trung Quốc đang nâng cao các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, theo đó, tăng cường quản lý khu vực biên giới, thắt chặt kiểm dịch và quản lý chất lượng hàng nhập khẩu, truyền thông nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp và người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trung Quốc 76
  5. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 dự kiến sẽ áp dụng từ ngày 01/10/2019 việc yêu cầu các lô hàng thực phẩm nhập khẩu đều phải có chứng thư xuất khẩu đi kèm. Tình hình nhập khẩu Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc năm 2017 là 58,23 tỷ USD, tăng 16,41% so với 2016. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc trong năm 2017 đã có sự sụt giảm đáng kể so với các năm gần đây, trong khi đó tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc có sự tăng trưởng tốt. Kết quả này đã góp phần làm giảm đáng kể nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc trong khi quy mô thương mại ngày càng được mở rộng. Năm 2017, nhập siêu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 22,76 tỷ USD, giảm 18,86% so với năm 2016. 2.1.2. Nhật Bản Năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt 33,4 tỷ USD, tăng 12,4% so với năm 2016. Việt Nam xuất siêu sang Nhật Bản khoảng 249 triệu USD. Tình hình xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 16,8 tỷ USD, tăng 14,8% so năm 2016. Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản đều ghi nhận sự tăng trưởng, bao gồm: hàng dệt, may (đạt 3,1 tỷ USD, tăng 7,3%); máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (đạt 1,7 tỷ USD, tăng 9,9%); phương tiện vận tải và phụ tùng (đạt 2,2 tỷ USD, tăng 13,9%); hàng thủy sản (đạt 1,3 tỷ USD, tăng 18,6%), gỗ và sản phẩm gỗ (đạt 1 tỷ USD, tăng 4,4%). Cả 4 nhóm hàng xuất khẩu sang Nhật Bản đều có tốc độ tăng trưởng 2 con số: nhóm hàng chế biến, chế tạo (đạt 12,9 tỷ USD, tăng 12,6%); nông thủy sản đạt (1,7 tỷ USD, tăng 17,9%); vật liệu xây dựng (đạt 676,9 triệu USD, tăng 30,2%); nhiên liệu, khoáng sản (đạt 466,2 triệu USD, tăng 90,3%). Trong năm 2017, Việt Nam đã có thêm một số mặt hàng được phép xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, bao gồm: thanh long ruột đỏ dạng quả tươi (tháng 1/2017); thịt gà đã qua chế biến nhiệt (tháng 8/2017); sữa (tháng 11/2017). Tình hình nhập khẩu Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 16,6 tỷ USD, tăng 10,1% so với năm 2016. Các mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn là: máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác (đạt 4,3 tỷ USD, tăng 2,2%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 3,2 tỷ USD, tăng 13,4%); sắt thép các loại (đạt 1,4 tỷ USD, tăng 17,2%), sản phẩm từ chất dẻo (đạt 795,2 triệu USD, tăng 20,5%). 77
  6. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 Nhập khẩu tăng chủ yếu ở những mặt hàng nhập khẩu đầu vào cho sản xuất, tương ứng với việc nguồn vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam tiếp tục được giữ ở mức cao (đứng thứ 2 trong năm 2017 về cả vốn đầu tư mới và vốn lũy kế). Quy định mới về quản lý nhập khẩu Kể từ ngày 1/4/2017, Nhật Bản áp dụng sửa đổi Quy định ghi nhãn mác đối với sản phẩm dệt may (bao gồm cả hàng nhập khẩu). Theo đó, việc ghi và gắn nhãn bắt buộc đối với một số nhóm hàng sẽ sửa đổi so với các quy định hiện hành (gồm Luật ghi nhãn chất lượng hàng gia dụng số 104 năm 1962 và Quy chuẩn về ghi nhãn chất lượng hàng dệt may có hiệu lực từ năm 1963 và sửa đổi nhiều lần, bản hiện hành sửa năm 2015). Các thay đổi cụ thể như sau: (1) Bổ sung việc ghi nhãn thành phần vải lót quần. (2) Bổ sung việc ghi và gắn nhãn thành phần và hướng dẫn giặt là (nhãn care) đối với sản phẩm mũ thuộc phân loại dệt may (không gắn thêm nhãn nếu sản phẩm dễ bị ảnh hưởng chất lượng bởi việc gắn mác). (3) Bổ sung việc ghi hướng dẫn giặt là vào nhãn của sản phẩm khăn quàng cổ (không gắn thêm nhãn nếu sản phẩm dễ bị ảnh hưởng chất lượng bởi việc gắn mác). (4) Bổ sung việc ghi nhãn thành phần cho lõi chăn. (5) Sửa đổi và thống nhất một số cách ghi tên thành phần xơ sợi trên nhãn. 2.1.3. Hàn Quốc Thương mại hai chiều Việt Nam - Hàn Quốc trong năm 2017 có nhiều yếu tố thuận lợi. Kinh tế Hàn Quốc có những dấu hiệu phục hồi sau một thời gian dài tăng trưởng chậm. sức mua và nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tăng cao hơn. Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc đang đẩy mạnh chính sách hướng nam, đưa giao dịch thương mại giữa Hàn Quốc - ASEAN lên ngang bằng với Trung Quốc. Trong năm 2017, Hàn Quốc tiếp tục đẩy mạnh đầu tư sang Việt Nam và tìm nguồn hàng nhập khẩu, gia công từ Việt Nam. Các tập đoàn phân phối bán lẻ và chế biến thực phẩm lớn của Hàn Quốc như Emart, Lotte, CJ đều đã có hiện diện tại Việt Nam và có bộ phận mua hàng thường trực tại Việt Nam nên các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận trực tiếp hơn đến các hệ thống phân phối bán lẻ của Hàn Quốc. Kim ngạch xuất nhập khẩu với thị trường Hàn Quốc năm 2017 cũng có thuận lợi từ những ưu đãi do Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực từ tháng 12/2015. Các ưu đãi miễn giảm thuế theo VKFTA và Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) ngày càng được các doanh nghiệp tận dụng tốt hơn. 78
  7. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 Năm 2017, Hàn Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Trung Quốc) với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 61,56 tỷ USD, tăng 41,3% so với cùng kỳ. Tình hình xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu năm 2017 sang Hàn Quốc đạt 14,8 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2016. Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao gồm: điện thoại và linh kiện (đạt 3,97 tỷ USD, tăng 45,5%); hàng dệt, may (đạt 2,64 tỷ USD, tăng 15,8%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 1,83 tỷ USD, tăng 46,0%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác (đạt 967,64 triệu USD, tăng 27,9%); thủy sản (đạt 778,5 triệu USD tăng 28,1%). Tình hình nhập khẩu: Năm 2017, kim ngạch nhập khẩu sang Hàn Quốc đạt 46,73 tỷ USD, tăng 45,3% so với năm 2016. Một số mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch cao là: máy vi tính, sản phẩm và điện tử (đạt 15,33 tỷ USD, tăng 76,7%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác (đạt 8,63 tỷ USD, tăng 46,6%); điện thoại và linh kiện (đạt 6,18 tỷ USD, tăng 72,6%); vải (đạt 2,04 tỷ USD, tăng 4,2%); xăng dầu (đạt 1,91 tỷ USD, tăng 93%). Nhâp siêu từ Hàn Quốc năm 2017 tiếp tục tăng mạnh, trở thành thị trường mà Việt Nam nhập siêu lớn nhất với mức thâm hụt thương mại đạt 31,9 tỷ USD, tăng 53,7% so với năm 2016. Một số quy định, biện pháp, hình thức quản lý nhập khẩu mới trong năm 2017 hoặc sẽ áp dụng trong thời gian tới: - Từ ngày 1/1/2017, Hàn Quốc đã áp dụng quy định mới về quản lý danh mục thuốc bảo vệ thực vật có trong quả hạt có dầu và hoa quả nhiệt đới. Theo đó, nếu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật chưa được đăng ký thiết lập mức giới hạn cho phép (Maximum residue limit - MRL) thì bị áp dụng mức mặc định chung là 0.01ppm. Mặc dù đây là biện pháp áp dụng chung đối với tất cả các nước, song biện pháp này sẽ hạn chế về số lượng, chủng loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong phòng trừ sâu bệnh tại Việt Nam (nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật chưa được đăng ký theo quy định mới của Hàn Quốc bị áp mức mặc định 0,01ppm), ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam như: cà phê, lạc nhân, hạt điều và các loại trái cây nhiệt đới, sang thị trường Hàn Quốc. - Đối với mặt hàng thủy sản, Cục Quản lý Chất lượng Thủy sản Hàn Quốc (NFQS) thông báo chính thức áp dụng quy định mới về kiểm dịch thủy sản nhập khẩu vào Hàn Quốc vào tháng 4/2018, cụ thể sẽ áp dụng quy định kiểm tra bổ sung 5 loại dịch bệnh trên tôm. Quy định này tiềm ẩn rủi ro nhất định đối với các lô hàng tôm đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc và đòi hỏi các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp cùng phối hợp để có cơ chế ngăn ngừa các loại dịch bệnh này phát sinh. 79
  8. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 2.1.4. Hồng Kông (Trung Quốc) Hồng Kông là thị trường trung gian, nhập khẩu để tái xuất sang nhiều thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc nên nhu cầu nhập khẩu nhiều khi không xuất phát từ nhu cầu thực tế trên thị trường tiêu dùng sở tại. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hồng Kông năm 2016 đạt 6,09 tỷ USD, giảm 12,5% so với năm 2015 với nguyên nhân chính là do tác động của việc giảm nhập khẩu của các thị trường tái xuất. Tuy nhiên, cùng với việc một số thị trường bắt đầu khôi phục nhập khẩu, giá trị xuất khẩu sang Hồng Kông trong năm 2017 đã có sự tăng trưởng trở lại với tổng kim ngạch đạt 7,58 tỷ USD, tăng 24,55%. - Mặt hàng thủy sản: thủy sản của Việt Nam thời gian qua tăng trưởng khá tốt vào thị trường Hồng Kông, tuy nhiên, mặt hàng này cũng gặp phải ngày càng nhiều áp lực cạnh tranh bởi giá cả và sự đa dạng từ sản phẩm của Trung Quốc cũng như khó khăn do các tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm của Hồng Kông. Năm 2017, xuất khẩu thủy sản sang Hồng Kông đạt 157,94 triệu USD, tăng 4,4% so với năm 2016. - Mặt hàng rau quả: Năm 2017, xuất khẩu rau quả sang Hồng Kông đạt 20,81 triệu USD, tăng 56,68% so với năm 2016. Hiện nay, mới có quả thanh long của Việt Nam chiếm lĩnh được thị phần lớn tại Hồng Kông. Về nhập khẩu, năm 2017, nhập khẩu từ thị trường này đạt 1,66 tỷ USD, tăng 11,06%. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Hồng Kông gồm vải các loại, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, máy móc thiết bị, điện thoại, phế liệu sắt thép 2.1.5. Đài Loan (Trung Quốc) Kim ngạch xuất khẩu sang Đài Loan năm 2017 đạt 2,57 tỷ USD, tăng 13,3% so với năm 2016. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Đài Loan năm 2017 gồm: điện thoại và linh kiện; dệt may; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; giày dép các loại; thủy sản - Thủy sản: Thủy sản là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong nhóm hàng nông thủy sản sang Đài Loan trong năm 2017, với tổng kim ngạch đạt trên 113,15 triệu USD, tăng 7,08% so với 2016. Đài Loan có nhu cầu nhập khẩu thủy sản khoảng 60-70 triệu USD mỗi năm, tập trung nhiều ở nhóm cá đông lạnh, động vật giáp xác và động vật nhuyễn thể. Đài Loan là thị trường có tập quán tiêu dùng tương tự Trung Quốc và Nhật Bản, là thị trường tiềm năng có thể khai thác, song đòi hỏi chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cao. 80
  9. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 - Gạo: hàng năm, Đài Loan có nhu cầu hơn 100 ngàn tấn gạo và cam kết hạn ngạch trong WTO là 144.720 tấn/năm, trong đó 65% là hạn ngạch chính phủ, 35% là hạn ngạch cho doanh nghiệp tư nhân. Việt Nam chiếm khoảng 27% thị phần nhập khẩu gạo của Đài Loan. Năm 2017, gạo xuất khẩu sang Đài Loan đạt 13,31 triệu USD, giảm 14,74%. - Chè: Chè Việt Nam chiếm tỷ trọng nhập khẩu khá lớn (khoảng trên 50%) trong tổng giá trị nhập khẩu của Đài Loan. Năm 2017, xuất khẩu mặt hàng này sang Đài Loan đạt gần 27,29 triệu USD, tăng 53,93%. - Cao su thiên nhiên: Việt Nam nhìn chung chiếm tỷ trọng khoảng 20- 22% tổng quy mô nhập khẩu cao su thiên nhiên của Đài Loan. Năm 2017, xuất khẩu cao su sang Đài Loan tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tốt với giá trị đạt 51,18 triệu USD, tăng 27,68%. Về nhập khẩu, kim ngach nhập khẩu từ thị trường Đài Loan năm 2017 là 12,71 tỷ USD, tăng khoảng 13,1%. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Đài Loan gồm: sắt thép; vải; sản phẩm hóa chất; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, 2.2. Khu vực ASEAN Trong năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và khu vực ASEAN đạt 49,7 tỷ USD, tăng 19,7% so với năm 2016. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN đạt 21,7 tỷ USD, tăng 24,2% so với năm 2016 (xuất khẩu năm 2016 sang ASEAN là 17,5 tỷ USD) và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN đạt khoảng 28 tỷ USD, tăng 16,5%. Như vậy, Việt Nam vẫn đang nhập siêu từ ASEAN với mức nhập siêu năm 2017 vào khoảng 6,3 tỷ USD. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippines và Indonesia. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN trong năm 2017 đều tăng trưởng tốt: Thái Lan (đạt 4,79 tỷ USD, tăng 29,7%), Malaysia (đạt 4,2 tỷ USD, tăng 25,9%), Indonesia (đạt 2,86 tỷ USD, tăng 9,4%), Singapore (đạt 2,96 tỷ USD, tăng 22,36%), Philippines (đạt 2,8 tỷ USD, tăng 27,7%), Campuchia (đạt 2,78 tỷ USD, tăng 26,2%). Xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN chủ yếu là nông sản, thủy sản và khoáng sản. Những mặt hàng này tuy hầu hết đều được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN tại các nước nhập khẩu nhưng giá cả còn phụ thuộc vào biến động trên thế giới nên kim ngạch xuất khẩu chưa ổn định. Trong nhóm công nghiệp, ngoại trừ mặt hàng máy vi tính và linh kiện điện tử, các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng được sản xuất, gia công khác như: may mặc, giày dép chỉ chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN. Gần đây, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu được một số mặt hàng chế tạo sang 81
  10. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 ASEAN như: dây điện và dây cáp điện, đồ chơi trẻ em, xe đạp và phụ tùng xe đạp Những mặt hàng này tuy có nhiều triển vọng nhưng kim ngạch vẫn còn khá khiêm tốn. 2.2.1. Thái Lan Trong thời gian qua, kim ngạch thương mại Việt Nam - Thái Lan nhìn chung duy trì mức tăng trưởng khá, với cán cân thương mại đang nghiêng về phía Thái Lan. Thái Lan hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Thái Lan trong năm 2017 đạt 15,28 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm 2016. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan đạt 4,79 tỷ USD, tăng 29,7%, nhập khẩu của Việt Nam từ Thái Lan đạt 10,5 tỷ USD, tăng 18,6%. Việt Nam nhập siêu từ Thái Lan khoảng 5,71 tỷ USD, tăng 10,7%. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Thái Lan trong năm 2017 gồm: điện thoại và linh kiện (1,23 tỷ USD, tăng 72%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (479 triệu USD, tăng 15,5%); dầu thô (445 triệu USD, tăng 182%); phương tiện vận tải và phụ tùng (333 triệu USD, tăng 3,9%); máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng (331 triệu USD, tăng 10,5%); thủy sản (246 triệu USD, tăng 1,4%). Việt Nam đứng thứ 12 trong các nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu vào Thái Lan. Nước này chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Indonesia, UAE, Đức, A-rập Xê út và Việt Nam. Thái Lan đã đồng ý cho phép nhập khẩu chính thức đối với thanh long (ruột trắng, đỏ), xoài, nhãn và vải của Việt Nam. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang Thái Lan vẫn ở mức thấp, đạt khoảng 36 triệu USD trong năm 2017, giảm 9,9% so với năm 2016. Nhìn chung, người tiêu dùng Thái Lan ưa chuộng các mặt hàng tươi sống, tuy nhiên yêu cầu vê vệ sinh an toàn thực phẩm tương đôi cao theo tiêu chuẩn của các cam kết quốc tế và khu vực cũng như quy định trong nội địa. Các sản phẩm thực phẩm cần được cấp chứng nhận của cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Thái Lan khi nhập khẩu vào nước này. Riêng đối với mặt hàng sữa nước, phía Thái Lan yêu cầu các bước: (i) Công văn thông báo về việc doanh nghiệp muốn xuất khẩu các sản phẩm sữa nước từ Việt Nam sang Thái Lan của Cục Chăn nuôi Việt Nam gửi Cục Phát triển chăn nuôi Thái Lan thuộc Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan; (ii) Cục Phát triển chăn nuôi Thái Lan cử đoàn sang Việt Nam đánh giá sản phẩm của doanh nghiệp; (iii) Bộ Thương mại Thái Lan xem xét các sản phẩm sữa nước của doanh nghiệp có được hưởng thuế suất ưu đãi theo Hiệp định ATIGA hay không. Măt hàng thủy sản tươi sống nhập khẩu vào Thái Lan bắt buộc phải đăng ký nhập khẩu và thông tin vận chuyển hàng hóa với cơ quan chức năng tại cổng thông tin Fishery Single Window System (FSWS). Một số 82
  11. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 loại tôm và các sản phẩm thuộc danh mục hàng quý hiếm nằm trong diện mặt hàng cần kiểm tra đặc biệt. Doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng tôm thẻ chân trắng (white shrimp), tôm sú (black tiger shrimp) và tép xanh (blue shrimp) cần đăng ký với cơ quan chức năng thông tin về địa điểm bảo quản hàng, giấy tờ chứng nhận kiểm dịch (đối với hàng tươi sống) và mẫu sản phẩm để tiến hành xét nghiệm. Quy trình kiểm tra hàng mẫu diễn ra trung bình khoảng 30 ngày. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Thái Lan trong năm 2017 gồm: sản phẩm điện gia dụng và linh kiện (882 triệu USD, giảm 7,1%); máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng (904 triệu USD, tăng 11,3%); xăng dầu (941 triệu USD, tăng 44,7%); rau quả (857 triệu USD, tăng 109%); ô tô nguyên chiếc (703 triệu USD, tăng 8,9%); chất dẻo nguyên liệu (654 triệu USD, tăng 21,5%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (632 triệu USD, tăng 58,7%). 2.2.2. Malaysia Kể từ khi Việt Nam và Malaysia thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược từ tháng 8/2015, kim ngạch thương mại song phương đã đạt được những kết quả tích cực trong bối cảnh giá cả nhiều mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch thương mại giữa hai nước giảm mạnh so với nhiều năm trước đó, đặc biệt là dầu thô và cao su. Năm 2017, tổng kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa hai nước đã vượt mốc 10 tỷ USD, đạt 10,07 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2016. Về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu năm 2017 đạt 4,2 tỷ USD, tăng gần 26% so với năm trước nhờ sự tăng trưởng đồng đều đối với các mặt hàng xuất khẩu chính như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 1,12 tỷ USD, tăng 30,2% so với năm 2016), điện thoại di động và linh kiện (đạt 593 triệu USD, tăng 33,8%), dầu thô (đạt 225 triệu USD, tăng 18,2%), sắt thép (244 triệu USD, tăng 112,4%), máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng (đạt 192 triệu USD, tăng 34,8%), thủy tinh và các sản phẩm thủy tinh (đạt 197 triệu USD, tăng 23,6%), Đáng chú ý là xuất khẩu gạo sang Malaysia đã tăng mạnh so với năm trước (đạt 210 triệu USD, tăng 79,4%), kết quả này đạt được do Malaysia đã mua lượng gạo lớn từ Việt Nam theo hợp đồng tập trung trong năm và các hợp đồng thương mại xuất khẩu các loại gạo cao cấp cũng tăng mạnh. Năm 2017, nhóm hàng chế biến, chế tạo chiếm trên 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Malaysia, tiếp đó là nhóm hàng nông sản, thủy sản, chiếm khoảng 13% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Về nhập khẩu, nhập khẩu từ Malaysia năm 2017 đạt 5,86 tỷ USD, tăng 13,3% so với năm 2016. Các mặt hàng có kim ngạch lớn nhất gồm: xăng dầu (đạt 1,25 tỷ USD, tăng 1,77% so với năm 2016), máy vi tính, 83
  12. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 sản phẩm điện tử và linh kiện (1,15 tỷ USD, tăng 19%), máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng (đạt 660 triệu USD, tăng 54%), dầu mỡ động thực vật (478,8 triệu USD, tăng 13,6%) , Nhìn chung, các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu cao từ Malaysia đều thuộc nhóm hàng cần nhập khẩu (chiếm trên 90%). Năm 2017, Việt Nam vẫn nhập siêu từ Malaysia 1,65 tỷ USD. Tuy nhiên, với xu hướng xuất khẩu tăng mạnh hơn nhập khẩu, thâm hụt thương mại của Việt Nam đối với thị trường Malaysia ngày càng được thu hẹp. 2.2.3. Singapore Hiện nay, Singapore đang là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam trong ASEAN (sau Thái Lan, Malaysia) và lớn thứ 9 của Việt Nam trong quan hệ thương mại với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới (sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan và Hồng Kông). Trong khi đó, Việt Nam đang là đối tác thương mại lớn thứ 11 của Singapore. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore trong năm 2017 đạt trên 2,96 tỷ USD, tăng 22,4% so với năm 2016. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Singapore bao gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (526 triệu USD, tăng 30%); thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh (356 triệu USD, tăng 13,2%); điện thoại và linh kiện (322 triệu USD, tăng 24,6%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng (326 triệu USD, giảm 15,4%); phương tiện vận tải và phụ tùng (219 triệu USD, tăng 71%); dầu thô (216 triệu USD, tăng 173%). Singapore đưa ra yêu cầu khá cao và chặt chẽ đối với tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa nhập khẩu thông qua hệ thống các biện pháp hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT) và yêu cầu về kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm, thú y (SPS). Trong khi đó, cho đến nay, Việt Nam và Singapore vẫn chưa ký hiệp định, thỏa thuận nào về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và công nhận lẫn nhau về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là một trong những khó khăn cho các mặt hàng nông thủy sản, thực phẩm của Việt Nam tiếp cận thị trường Singapore. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore đạt 5,3 tỷ USD, tăng 11,3% so với năm 2016. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Singapore gồm: xăng dầu các loại (gần 2,2 tỷ USD, tăng 34,3%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (773,9 triệu USD, giảm 25%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác (346,8 triệu USD, giảm 11,2%); chất dẻo nguyên liệu (298 triệu USD, tăng 17,9%). 2.2.4. Indonesia Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Indonesia trong năm 2017 đạt 6,5 tỷ USD tăng 16% so với năm 2016. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia đạt 2,9 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm 2016 và 84
  13. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 nhập khẩu của Việt Nam từ Indonesia đạt 3,6 tỷ USD, tăng 21,7% so với năm 2016. Việt Nam nhập siêu 776 triệu USD từ Indonesia trong năm 2017, tăng hơn 2 lần so với mức nhập siêu 372,8 triệu USD của năm 2016. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Indonesia tập trung vào nhóm hàng chế biến chế tạo và vật liệu xây dựng, cụ thể gồm: điện thoại và linh kiện (đạt 515,7 triệu USD, giảm 18%); sắt thép (đạt 448,1 triệu USD, tăng 36,4%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác (đạt 249,2 triệu USD, tăng 15,9%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 220,1 triệu USD, tăng 44,4%); nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày (đạt 192 triệu USD, tăng 17,2%). Một số mặt hàng có nhiều triển vọng để tăng cường xuất khẩu vào Indonesia trong thời gian tới gồm: xi măng; sắt thép; nguyên phụ liệu dệt may, da giầy; đồ uống và thực phẩm đóng gói; dây điện và dây cáp điện; máy bơm nước; máy phát điện; máy móc, thiết bị cơ khí; các sản phẩm gia dụng và sản phẩm tiêu dùng (kem, bàn chải đánh răng, sản phẩm nhựa, bột giặt, ). Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Indonesia trong năm 2017 tập trung ở nhóm các mặt hàng công nghiệp phục vụ sản xuất, chế biến và tiêu dùng trong nước gồm: ô tô nguyên chiếc (293,4 triệu USD, tăng 553,4%); than đá (404,7 triệu USD, tăng 170,9%); kim loại thường khác (254 triệu USD, tăng 20,1%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác (195,7 triệu USD, giảm 1,7%); hóa chất (197,6 triệu USD, tăng 29,5%). 2.2.5. Philippines Năm 2017, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam - Philippines đạt 4 tỷ USD, tăng gần 22% so với năm 2016. Trong đó, kim ngạch xuất 85
  14. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 khẩu của Việt Nam sang Philippines đạt 2,8 tỷ USD, tăng 28% so với năm 2016, kim ngạch nhập khẩu từ Philippines đạt 1,16 tỷ USD, tăng 9,3%. Việt Nam xuất siêu 1,68 tỷ USD, tăng 44,6%. Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh bao gồm: sắt thép (đạt 220 triệu, tăng 788%); điện thoại và linh kiện (đạt 428,6 triệu USD, tăng 100%); thủy sản (đạt 131,3 triệu USD, tăng 62,4%); gạo (222,6 triệu USD, tăng 33,2%), Trong tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Philippines năm 2017, đáng chú ý là kim ngạch xuất khẩu gạo bắt đầu tăng trưởng trở lại so với năm 2016 do Philippines đã tăng cường nhập khẩu gạo (qua cả kênh tư nhân và Chính phủ) để đối phó với tình trạng dự trữ lương thực thiếu hụt đầu năm 2017. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Philippines gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 528,5 triệu USD, giảm 2,5%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác (đạt 81,4 triệu USD, tăng 52,1%); chất dẻo nguyên liệu (đạt 32,4 triệu USD, tăng 31,7%); kim loại thường khác (đạt 52,6 triệu USD, tăng 20,3%); phân bón (đạt 18,9 triệu USD, tăng 120,9%), 2.2.6. Campuchia Năm 2017, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Campuchia đạt 3,8 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2016. Trong đó, xuất khẩu sang Campuchia đạt 2,8 tỷ USD, tăng 26,2%; nhập khẩu đạt khoảng 1 tỷ USD, tăng gần 41%. Xuất siêu của Việt Nam sang Campuchia năm 2017 đạt 1,8 tỷ USD, tăng 19%. Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng là: sắt thép (521 triệu USD, tăng 69,6%), xăng dầu (375 triệu USD, tăng 28%), dệt may (347,8 triệu USD, tăng 42,7%), Nguyên nhân đến từ nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng của Campuchia bắt đầu tăng mạnh và giá xăng dầu trên thị trường thế giới có xu hướng tăng. Nhập khẩu của Việt Nam từ Campuchia mang tính tích cực vì chủ yếu là nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất, xuất khẩu. Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng chính tăng mạnh là: gỗ và sản phẩm gỗ (213,6 triệu USD, tăng 16,6%), hạt điều (168,5 triệu USD, tăng 47,1%), cao su (138,2 triệu USD, tăng 65,5%). Có 2 nhóm mặt hàng tăng đột biến là phế liệu sắt thép tăng 1930,4% với kim ngạch đạt hơn 8 triệu USD và nguyên phụ liệu thuốc lá (17,5 triệu USD, tăng 207,3%). 2.3. Khu vực Tây Á Tổng kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam với khu vực Tây Á đạt 11,3 tỷ USD trong năm 2017. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực này đạt 8,45 tỷ USD và nhập khẩu đạt 2,84 tỷ USD. 86
  15. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 Nhiều thị trường tại khu vực Tây Á ghi nhận kim ngạch xuất khẩu năm 2017 tăng so với năm 2016 như: UAE đạt 5,03 tỷ USD (tăng 0,6%), A-rập Xê-út đạt 432 triệu USD (tăng 9,7%), Thổ Nhĩ Kỳ đạt 1,9 tỷ USD (tăng 43%). Nguyên nhân tăng trưởng chủ yếu tới từ việc các nền kinh tế lớn tìm lại sự cân bằng ổn định và kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng điện thoại di động và linh kiện, máy vi tính và sản phẩm điện tử đã tăng trở lại. Hiện vẫn còn tồn tại một số khó khăn trong trao đổi thương mại giữa Việt Nam và khu vực Tây Á: i) Tình hình an ninh, chính trị bất ổn, mâu thuẫn sắc tộc, xung đột tôn giáo tại một số quốc gia, chiến tranh trong khu vực. ii) Phần lớn các nước ở Tây Á đều là thị trường mở và là thị trường truyền thống của các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ , nên có tính cạnh tranh rất cao. iii) Khoảng cách địa lý, rào cản ngôn ngữ, thiếu thông tin thị trường, khác biệt về đặc điểm văn hóa, tôn giáo, tập quán kinh doanh, yêu cầu về tiêu chuẩn Halal đối với một số loại hàng hóa là những khó khăn doanh nghiệp thường gặp phải khi tiếp cận thị trường khu vực này. iv) Một số nước trong khu vực thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, rào cản kỹ thuật (Thổ Nhĩ Kỳ, Israel). v) Rủi ro trong thanh toán cao do nhiều nhà nhập khẩu không có thói quen mở L/C. 2.3.1. Các Tiểu Vương quốc A-rập Thống nhất (UAE) Năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và UAE đã tăng trở lại, đạt 5,59 tỷ USD, tăng 26% so với năm 2016. Việt Nam xuất khẩu sang UAE đạt 5,03 tỷ USD, tăng 0,6% và nhập khẩu đạt 561 triệu USD, tăng 24,7%. Động lực tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu từ 2 nhóm hàng có kim ngạch lớn nhất là điện thoại di động (đạt 3,9 tỷ USD) và máy vi tính, sản phẩm điện tử (đạt 292 triệu USD) đã tăng trở lại sau khi sụt giảm trong năm 2016. Xuất khẩu giảm ở các mặt hàng nông sản như: hạt tiêu, thủy sản, do có sự sụt giảm về nhu cầu nhập khẩu của nhiều nước trong khu vực và sản phẩm của Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt về giá bởi các đối thủ cạnh tranh từ Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Riêng mặt hàng rau quả, đạt được sự chấp nhận của thị trường về chất lượng, hương vị và giá cả nên đã có mức tăng cao (tăng 56,3% so với năm 2016), đạt gần 36 triệu USD. Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm chất dẻo nguyên liệu, khí đốt hóa 87
  16. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 lỏng, thức ăn gia súc và nguyên liệu kim loại thường khác, đá quý, kim loại quý và sản phẩm. 2.3.2. A-rập Xê-út Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và A-rập Xê-út trong năm 2017 đạt 1,72 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang A-rập Xê-út đạt 432 triệu USD, tăng 9,7% và nhập khẩu đạt 1,28 tỷ USD, tăng 10,1% so với năm 2016. Điện thoại là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang A-rập Xê-út. Trong năm 2017, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã tăng trở lại, đạt 113,2 triệu USD, tăng 4% so với năm 2016. (Trước đó năm 2016, xuất khẩu điện thoại đã giảm mạnh 43% do Chính phủ A-rập Xê-út tiến hành rà soát lại tất cả các cửa hàng điện thoại di động và phụ kiện trên toàn quốc liên quan đến việc truy cứu nguồn gốc xuất xứ mặt hàng điện thoại di động và phụ kiện cũng như chính sách mới của Chính phủ quy định 100% nhân sự làm việc trong lĩnh vực điện thoại di động phải là người A-rập Xê-út). Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ A-rập Xê-út trong năm 2017 không có nhiều thay đổi so với năm 2016. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là chất dẻo nguyên liệu, khí đốt hóa lỏng, sản phẩm hóa chất, kim loại thường, thức ăn gia súc và nguyên liệu. Chính sách quản lý xuất nhập khẩu: Tháng 5/2017, Bộ Môi trường, Nguồn nước và Nông nghiệp A-rập Xê-út tiếp tục có thông báo áp đặt lệnh cấm nhập khẩu gia cầm tươi sống, gà con và trứng ấp từ Việt Nam do nhiễm bệnh cúm gia cầm. Việc A-rập Xê-út liên tiếp áp dụng các lệnh cấm nhập khẩu đối với các sản phẩm thủy sản và gia cầm xuất xứ từ Việt Nam đang gây ảnh hưởng nhất định đối với xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. 2.3.3. Thổ Nhĩ Kỳ Kim ngạch thương mại hai chiều trong năm 2017 giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ đạt 2,12 tỷ USD, tăng tới 42% so với năm 2016, trong đó xuất khẩu đạt 1,9 tỷ USD, tăng 43% và nhập khẩu đạt 223,7 triệu USD, tăng 30,5%. Nguyên nhân chính là do trong năm 2017, tình hình chính trị tại Thổ Nhĩ Kỳ đã được ổn định sau cuộc trưng cầu dân ý, mang lại ảnh hưởng tích cực tới kinh tế của quốc gia này. Ngoài ra, kim ngạch mặt hàng máy tính và linh kiện điện tử từ Việt Nam tăng mạnh cũng góp phần vào sự tăng trưởng. Sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ gồm: điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện và xơ sợi dệt. Năm 2017, xuất khẩu điện thoại đạt 820 triệu USD, tăng 14,4%; máy vi tính và sản phẩm điện tử đạt 518,5 triệu USD, tăng tới 358% so 88
  17. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 với năm 2016. Các mặt hàng dệt may có mức tăng trưởng khá trong khi các loại sợi polyester giảm nhẹ do bị đánh thuế chống bán phá giá và vấp phải sự cạnh tranh của sợi Malaysia sau khi nước này được giảm thuế trong khuôn khổ FTA với Thổ Nhĩ Kỳ. Sản phẩm đồ gỗ đạt 15,9 triệu USD, tăng 11,2% trong bối cảnh một số mặt hàng đồ gỗ ngoại thất bị áp thuế nhập khẩu bổ sung và mặt hàng gỗ dán đang bị điều tra chống lẩn thuế bán phá giá. Về nhập khẩu, hầu hết các mặt hàng nhập khẩu chính từ Thổ Nhĩ Kỳ đều có kim ngạch tăng. Trong đó, các mặt hàng tăng khá mạnh như sản phẩm hóa chất, dược phẩm, sắt thép các loại, nguyên phụ liệu thuốc lá, 2.3.4. Israel Trong năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Israel đạt 712 triệu USD, tăng 28,5% so với năm 2016 và nhập khẩu đạt khoảng 345,3 triệu USD, giảm 49,8% so với 2016. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Israel trong thời gian qua đều duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định gồm điện thoại và linh kiện (393,5 triệu USD, tăng 41,5% so với 2016), thủy sản (74,2 triệu USD, tăng 53,8%), hạt điều (46,7 triệu USD tăng 15,7%). Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Israel giảm mạnh so với năm 2016. Một số mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Israel gồm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (217 triệu USD, giảm 57,1%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác (42,3 triệu USD, giảm 50,3%). 2.4. Khu vực Nam Á Tổng kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước trong 89
  18. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 khu vực Nam Á năm 2017 đạt khoảng 9,41 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 5,35 tỷ USD, tăng 38,5% và nhập khẩu đạt 4,06 tỷ USD, tăng 38,5%. Tăng trưởng xuất khẩu của khu vực đạt được do xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường chính (Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka) đều tăng. 2.4.1. Ấn Độ Trong năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 3,76 tỷ USD, tăng 39,8% và nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ đạt 3,88 tỷ USD, tăng 41,2% so với năm 2016. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Ấn Độ là điện thoại và linh kiện (đạt 545,9 triệu USD, tăng 44%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 491,2 triệu USD, tăng 38,7%); kim loại thường khác và sản phẩm (đạt 468 triệu USD, tăng 95,9%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác (đạt 322,5 triệu USD, tăng 36%); hóa chất (đạt 252,4 triệu USD, tăng 26,7%); Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Ấn Độ là sắt thép (đạt 810,7 triệu USD, tăng 495,3%), máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác (đạt 512 triệu USD, tăng 11,4%); bông (đạt 278 triệu USD, tăng 78,5%); thủy sản (đạt 357,4 triệu USD, tăng 29,6%); dược phẩm (đạt 283,3 triệu USD, tăng 3,12%); Chính sách quản lý xuất nhập khẩu: Ngày 6/12/2017, Bộ Công Thương Ấn Độ thông báo áp dụng mức giá sàn đối với hồ tiêu nhập khẩu vào Ấn Độ ở mức 500Rupi/kg. Mục đích của chính sách này là nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước trước sức ép của hồ tiêu nhập khẩu giá rẻ từ các nước khác. Mức giá sàn này khiến cho hoạt động xuất khẩu hồ tiêu của các nước, trong đó có Việt Nam gặp nhiều khó khăn. 2.4.2. Bangladesh Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Bangladesh năm 2017 đạt 868,5 triệu USD, tăng 56,6% so với năm 2016. Kim ngạch nhập khẩu đạt 56 triệu USD, tăng 51,3% so với năm 2016. Trong tháng 5/2017, hai nước đã ký MOU về Thương mại gạo cấp Chính phủ. Lần ký gia hạn mới này có thời hạn 5 năm, dài hơn 2 lần ký trước đây, cho thấy hai bên tích cực tạo khung pháp lý thuận lợi và ổn định lâu dài cho hoạt động thương mại gạo giữa hai nước. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu gạo sang Bangladesh đạt khoảng 245,5 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 103 triệu USD. Bangladesh là thị trường nhập khẩu clanhke và xi măng lớn nhất của Việt Nam. Trong năm 2017, mặt hàng này tiếp tục có sự tăng trưởng, đạt hơn 236 triệu USD, tăng 67,4% so với năm 2016. Một số mặt hàng xuất 90
  19. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 khẩu chính khác của Việt Nam sang thị trường này cũng có sự tăng trưởng tốt, bao gồm: thức ăn gia súc và nguyên liệu: 14,5 triệu USD, tăng 118,6%; xơ, sợi dệt các loại: 81,6 triệu USD, tăng 24,8% Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Bangladesh bao gồm: dược phẩm, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày; xơ, sợi dệt; thủy sản 2.4.3. Pakistan Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Pakistan trong năm 2017 đạt 501,3 triệu USD, tăng 15,1% so với năm 2016. Các mặt hàng nông sản chính xuất khẩu sang thị trường này là chè và hạt tiêu đều có sự sụt giảm so với năm 2016. Cụ thể, mặt hàng chè đạt 68,7 triệu USD, giảm 12,5%; mặt hàng hạt tiêu đạt 45,8 triệu USD, giảm 20,6%. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là do giá xuất khẩu giảm. Nhu cầu của thị trường Pakistan với nhóm mặt hàng sắt thép các loại (mặt hàng cột điện) được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh do Chính phủ Pakistan đang triển khai nhiều chương trình phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển ngành điện và hạ tầng giao thông. Về nhập khẩu, trong năm 2017, nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này đạt 130,6 triệu USD, tăng 1,37%. Một số mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ thị trường này bao gồm bông (đạt 13,8 triệu USD, tăng 70,4%); nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày (đạt 22,4 triệu USD, giảm 10,4%); vải (đạt 34,9 triệu USD, tăng 4,7%) 2.4.4. Sri Lanka Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Sri Lanka năm 2017 đạt 225,2 triệu USD, tăng 20,6%. Trong đó, xuất khẩu clanhke và xi măng đạt 15 triệu USD, giảm 0,62%; sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ đạt 75,7 nghìn USD. Bên cạnh đó còn có một số mặt hàng khác như điện thoại và linh kiện, cao su, sợi, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này đạt 88,4 triệu USD. Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam bao gồm nguyên phụ liệu dệt may, da và giày, vải, thức ăn gia súc và nguyên liệu Hiện nay, Sri Lanka đang trong quá trình tái thiết đất nước, đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông trong khi lại thiếu nguồn đá nguyên liệu, do đó, nhu cầu đối với các mặt hàng này của Sri Lanka là rất lớn. II. THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU 1. Tình hình xuất nhập khẩu chung Năm 2017, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Châu Âu đạt 55,5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu Việt Nam sang Châu Âu đạt 41 tỷ USD (tăng 12,6%) và nhập khẩu từ Châu Âu vào Việt Nam đạt 14,5 tỷ USD (tăng 10%). 91
  20. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 Những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chính sang khu vực Châu Âu bao gồm: điện thoại và linh kiện, giày dép các loại, dệt may, thủy sản, cà phê, hạt điều, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ khu vực Châu Âu bao gồm: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, dược phẩm, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, linh kiện phụ tùng ô tô, chất dẻo nguyên liệu, hóa chất, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam tại khu vực Châu Âu năm 2017 gồm: Hà Lan (7,1 tỷ USD), Đức (6,36 tỷ USD), Anh (5,4 tỷ USD), Áo (3,7 tỷ USD); Pháp (3,35 tỷ USD); Italia (2,7 tỷ USD); Tây Ban Nha (2,5 tỷ USD); Bỉ (2,25 tỷ USD); Liên bang Nga (2,2 tỷ USD). 2. Tình hình xuất nhập khẩu đối với từng khu vực thị trường 2.1. Khu vực EU Liên minh Châu Âu (EU) là khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Châu Âu, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam - EU chiếm trên 90% kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Châu Âu. Quan hệ thương mại Việt Nam - EU đã phát triển rất nhanh chóng và hiệu quả, từ năm 2000 đến năm 2017, kim ngạch quan hệ thương mại Việt Nam - EU đã tăng trên 12 lần, từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên trên 50 tỷ USD năm 2017; trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng trên 13 lần (từ 2,8 tỷ USD lên trên 38 tỷ USD) và nhập khẩu vào Việt Nam từ EU tăng 9 lần (từ 1,3 tỷ USD lên 12 tỷ USD). EU là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều tăng trung bình 15-20% năm. EU là đối tác thương mại lớn thứ 4 và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. EU là thị trường lớn cho một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: giày dép, may mặc, thủy sản, đồ gỗ, điện tử, hàng tiêu dùng. Việt Nam nhập từ EU chủ yếu là các loại máy móc thiết bị, tân dược, hóa chất, phương tiện vận tải. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với EU tập trung nhiều với một số nước như: Đức, Pháp, Anh, Hà Lan, Italia. Đây cũng là 5 thị trường lớn nhất của Việt Nam trong khu vực Châu Âu, giá trị thương mại với các nước này chiếm khoảng gần 70% tổng thương mại với toàn khối. Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU (PCA) đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/10/2016 đóng vai trò cơ sở, khung pháp lý cho các thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam và EU trong đó có EVF- TA trong thời gian tới. Năm 2017, thương mại hai chiều Việt Nam - EU đạt 50,3 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 38,2 tỷ USD, tăng 12,8% so với năm 2016, nhập khẩu từ thị trường EU vào Việt Nam đạt 12,1 tỷ USD, tăng 92
  21. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 8,6%. Việt Nam tiếp tục là nước xuất siêu sang thị trường EU với thặng dư thương mại ở mức 26,1 tỷ USD. Bảng 17: Thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - EU (đvt: triệu USD) Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Thương mại hai chiều Trị giá Tăng/giảm Trị giá Tăng/giảm Trị giá Tăng/giảm (%) (%) (%) 2007 9.108 27,5 5.147 63,5 14.255 38,5 2008 10.914 19,8 5.612 9,0 16.526 15,9 2009 9.419 -13,7 5.791 3,2 15.210 -8,0 2010 11.402 21,0 6.370 10,0 17.772 16,8 2011 16.559 45,2 7.763 21,9 24.322 36,9 2012 20.318 22,7 8.796 13,3 29.114 19,7 2013 24.333 19,8 9.464 7,6 33.797 16,1 2014 27.906 14,7 8.877 -6,2 36.783 8,8 2015 30.937 10,9 10.426 17,5 41.363 17,5 2016 34.002 9,9 11.136 6,8 45.138 9,1 2017 38.186 12,3 12.098 8,6 50.284 11,4 Nguồn: Tổng cục Hải quan Một số chính sách chính của EU * Hiệp định chống khai thác bất hợp pháp và thúc đẩy thương mại gỗ hợp pháp VPA/FLEGT đã hoàn tất đàm phán vào tháng 5/2017 và đang được hai bên rà soát pháp lý để sớm ký chính thức. * Quy chế Ưu đãi phổ cập GSP: GSP giai đoạn 2014-2016 của EU đã hết hiệu lực vào ngày 31/12/2016. Theo đề nghị của Việt Nam, EU đã chấp thuận tiếp tục trao GSP giai đoạn 2017-2019 cho Việt Nam. * Vấn đề về quản lý đánh bắt thủy sản bất hợp pháp (IUU) Ngày 23/10/2017, Ủy ban Châu Âu (EC) chính thức áp dụng thẻ vàng đối với hải sản khai thác của Việt Nam do vi phạm những quy định về chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU và một số thị trường chủ lực khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc có thể bị tác động bất lợi, đặc biệt là mặt hàng cá ngừ, Cụ thể, đối với các nước bị áp dụng thẻ vàng: (i) Tên của nước bị cảnh báo sẽ được đăng tải công khai trên các phương tiện truyền thông và trang thông tin điện tử chính thức của EU, khi đó các đối tác nhập khẩu tại EU sẽ giảm hoặc ngừng mua hàng từ các nước đang 93
  22. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 bị thẻ vàng; (ii) Trong thời gian bị thẻ vàng, 100% container hàng xuất khẩu sang EU sẽ bị giữ lại để kiểm tra nguồn gốc khai thác từ 3-4 tuần/ container, điều này làm tăng phí lưu giữ tại cảng và các phí khác, gây bất lợi về uy tín của ngành thủy hải sản; (iii) Các thị trường khác có thể sẽ áp dụng các quy định kiểm soát nghiêm ngặt hơn dành cho nước bị EU ban hành thẻ vàng. Nước bị thẻ vàng sẽ có 6 tháng để khắc phục các thiếu sót, nếu không có cải thiện theo đánh giá của EU, sẽ bị chuyển sang áp dụng thẻ đỏ, đồng nghĩa với việc bị cấm xuất khẩu các mặt hàng hải sản khai thác vào EU (trong khối ASEAN, hiện Thái Lan và Philippines cũng đang bị EC áp dụng thẻ vàng, Campuchia bị áp dụng thẻ đỏ). Về vấn đề EU đưa ra cảnh báo thẻ vàng đối với hoạt động khai thác thủy sản của Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo sát sao các Bộ, ngành khẩn trương triển khai các nội dung, hoạt động để ứng phó với lệnh cảnh báo này và với những hành động cấp bách, khẩn trương của Việt Nam, hy vọng phía EU sẽ ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam để sớm xóa bỏ cánh báo thẻ vàng đối với hải sản khai thác của Việt Nam. *EU thực hiện quy trình xem xét lại xếp loại độc tố chất propiconazole và khả năng cấm dùng chất này như chất bảo vệ thực vật đối với lúa gạo: Theo thông tin từ Liên đoàn các nhà xay xát gạo Châu Âu (FERM), EC đang xem xét nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng của chất propiconazole có thể tồn dư trong lúa gạo từ các chế phẩm thuốc trừ sâu. Động thái này có thể dẫn đến quyết định cấm sử dụng chất propiconazole làm nguyên liệu sản xuất thuốc trừ sâu và thậm chí không cho thông quan các lô hàng lúa gạo nhập khẩu vào EU bị phát hiện có tồn dư chất propiconazole. Propiconazole (PPZ) là một loại thuốc trừ nấm được sử dụng rộng rãi trong sản xuất lúa gạo ở nhiều nước như: Hungary, Italia, Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Uruguay và Việt Nam. Việc loại bỏ PPZ như là một công cụ chống bệnh khô vằn lúa (Sheath Blight) sẽ là một thách thức lớn đối với nông dân trồng lúa ở Việt Nam. Điều đáng lo ngại là việc EU có thể loại bỏ PPZ mà không đánh giá về tác động tiềm ẩn của quyết định này đối với khả năng bảo vệ cây lúa khỏi bệnh khô vằn, do đó sẽ gián tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến các mục tiêu thương mại và phát triển quan trọng của Việt Nam trong việc tăng cường khả năng tiếp cận thị trường EU. EU đang xem xét việc phân loại nguy hiểm đối với Propiconazole như một bước trong quy trình cân nhắc lại việc cho phép sử dụng chất này ở EU như là thuốc diệt nấm và xử lý gỗ. Tháng 12/2016, Cơ quan Hóa chất Châu Âu đã đề xuất phân loại PPZ thuộc nhóm Reprotoxic 1b. Nếu được thông 94
  23. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 qua, điều này có nghĩa là PPZ không còn được chấp nhận ở EU, và vì thế, mức tồn dư tối đa thuốc bảo vệ thực vật của chất PPZ (MRL) đối với gạo nhập khẩu từ Việt Nam sẽ giảm xuống còn 0,01mg/kg. * Luật Phòng vệ thương mại mới của EU Quy trình thông qua Luật Phòng vệ thương mại mới đã hoàn tất. EC đã ra thông cáo báo chí chính thức về Luật Phòng vệ thương mại mới của EU, đồng thời phát hành báo cáo quốc gia (Country Report) đầu tiên về sự bóp méo nền kinh tế do có can thiệp của Nhà nước. Quy định mới về phòng vệ thương mại bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/12/2017. Luật Phòng vệ thương mại mới sẽ thay đổi cách thức mà EU đối phó với hàng nhập khẩu bán phá giá và trợ cấp từ các quốc gia có sự biến dạng thị trường do nhà nước gây ra. Một số thay đổi căn bản của Luật mới như sau: - EU chấm dứt việc phân biệt nền kinh tế thị trường với kinh tế phi thị trường trong Chính sách phòng vệ thương mại. EU sẽ áp dụng một chính sách phòng vệ thương mại nhất quán với các nền kinh tế thành viên WTO. Như vậy, EU đương nhiên không còn coi Việt Nam (và Trung Quốc) là nền kinh tế phi thị trường sau ngày 20/12/2017. - EC sẽ xem xét thực thi các biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm nhập khẩu từ các nền kinh tế có hiện tượng thương mại bóp méo dựa trên các khiếu nại có căn cứ của ngành công nghiệp Châu Âu bị ảnh hưởng. Chi phí sản xuất tại một nền kinh tế thứ ba có trình độ phát triển tương đương sẽ được tham chiếu trong việc tính toán chi phí sản xuất đầy đủ của sản phẩm bị điều tra tại nền kinh tế có thương mại bóp méo để xác định thuế chống bán phá giá hay thuế chống trợ cấp. - EC có thể phát hành Báo cáo quốc gia (Country Report) và/hoặc Báo cáo ngành (Industry Report) đối với các nền kinh tế hay ngành công nghiệp có hiện tượng bóp méo thương mại. Các ngành công nghiệp Châu Âu bị ảnh hưởng bởi hàng nhập khẩu có thể viện dẫn các Báo cáo này hay sử dụng thông tin trong đó khi lập hồ sơ khiếu nại hiện tượng bán phá giá. Thời gian vừa qua, EC không nhận được khiếu nại bán phá giá mới nào đối với sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam nên trong thời gian tới sẽ không có Báo cáo quốc gia hay Báo cáo ngành về bóp méo thương mại tại Việt Nam trong khi một số nước khác đã bị đưa vào Danh sách phải lập các Báo cáo này. Song song với việc công bố những thay đổi đối với Luật Chống bán phá giá của EU, EC đã công bố báo cáo quốc gia đầu tiên trong khuôn khổ Luật mới này. EC đã chọn Trung Quốc cho báo cáo đầu tiên vì phần lớn hoạt động chống bán phá giá của EU liên quan đến nhập khẩu từ Trung Quốc. 95
  24. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 Ngành công nghiệp EU có thể dựa vào các báo cáo của quốc gia làm bằng chứng để yêu cầu sử dụng phương pháp mới trong điều tra chống bán phá giá. Trong quá trình điều tra, Ủy ban sẽ xem xét liệu có nên áp dụng phương pháp luận mới dựa trên tất cả bằng chứng trong hồ sơ hay không. Tất cả các bên liên quan tới cuộc điều tra, bao gồm chính phủ của nước liên quan cũng như các nhà sản xuất xuất khẩu, sẽ có cơ hội bình luận và bác bỏ bất kỳ phát hiện nào trong các báo cáo trong quá trình điều tra có liên quan. Phương pháp mới cũng sẽ tăng cường pháp chế chống trợ cấp của EU để trong những trường hợp tương lai, bất kỳ khoản trợ cấp mới nào được biết đến trong quá trình điều tra có thể bị điều tra và đưa vào thuế áp dụng cuối cùng. Dự luật Phòng vệ thương mại mới của EU đã có điều chỉnh và thỏa hiệp trong hơn một năm qua giữa các thể chế của EU trước khi được Quốc hội Châu Âu chính thức thông qua. Mục tiêu của Luật Phòng vệ thương mại mới vẫn là bảo vệ các ngành công nghiệp Châu Âu dễ bị tổn hại bởi hàng nhập khẩu giá rẻ và cuối cùng là bảo vệ việc làm cho người lao động Châu Âu. 2.2. Khu vực Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) EAEU gồm 5 nước thành viên (Liên bang Nga, Belarus, Kazakhstan, Kyrgystan và Armenia) là khu vực có quan hệ chính trị - kinh tế đặc biệt đối với Việt Nam. EAEU có diện tích gần 20,3 triệu km2 với khoảng 183,4 triệu dân. Theo IMF, GDP theo giá trị thực tế năm 2017 của EAEU ước tính đạt 1.700 tỷ USD (tương đương 4.700 tỷ USD theo giá trị sức mua tương đương); GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương ước đạt 25.630 USD. Những đối tác xuất khẩu chính của EAEU là EU (chiếm khoảng 50%), Trung Quốc (11%), Thổ Nhĩ Kỳ (5%), Hàn Quốc (3%), Nhật Bản (3%), Hoa Kỳ (3%), Những đối tác nhập khẩu chính của EAEU là EU (hơn 40%), Trung Quốc (24%), Hoa Kỳ (6%), Nhật Bản (3%), Hàn Quốc (3%), Tính tổng thể cả kim ngạch thương mại hai chiều với EAEU, Trung Quốc là đối tác lớn nhất (thương mại song phương chiếm 16% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của EAEU), sau đó là Đức (9%), Hà Lan (8%), Italia (6%), Hoa Kỳ (4%), Thổ Nhĩ Kỳ (4%) Cùng với quan hệ chính trị tốt đẹp, hợp tác kinh tế - thương mại, công nghiệp, đầu tư giữa Việt Nam và khối Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (SNG) đặc biệt là EAEU tiếp tục phát triển tích cực, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ, phương Tây vẫn còn căng thẳng và Nga và các nước EAEU đặt trọng tâm thúc đẩy hợp tác với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Năm 2017, giá dầu đang tăng trở lại và thị trường nội địa của các nước Liên minh Kinh tế Á Âu đã có các dấu hiệu hồi phục đáng kể và nền kinh tế các nước EAEU tiếp tục từng bước ổn định hơn. 96
  25. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 Trong năm 2017, thương mại hai chiều đạt khoảng 3,88 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang EAEU đạt 2,35 tỷ USD, tăng 33% và nhập khẩu từ EAEU đạt khoảng gần 1,53 tỷ USD, tăng 20%. Trong EAEU, Việt Nam có quan hệ thương mại song phương chủ yếu với Liên bang Nga, còn lại với 4 nước Kazakhstan, Armenia, Belarus và Kyrgyzstan vẫn khiêm tốn (về tổng thể, Liên bang Nga chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và EAEU). Như vậy, dư địa tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa đối với khu vực thị trường này trong thời gian tới là đáng kể và việc Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu (VN - EAEU FTA) có hiệu lực, đi vào triển khai thực thi được kỳ vọng sẽ đưa kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EAEU tăng đáng kể so với hiện nay. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang EAEU bao gồm thiết bị điện, điện thoại và linh kiện, điện tử, dệt may, giày dép, cà phê, chè, trái cây, thực phẩm chế biến, hạt điều, Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của EAEU sang Việt Nam bao gồm nhiên liệu khoáng sản, dầu mỏ, phân bón, máy móc thiết bị điện, sắt thép, muối, lưu huỳnh, xi măng, ô tô, khí ga tự nhiên, Trong bối cảnh Việt Nam gia tăng nhu cầu về các nguồn nhiên liệu phục vụ các nhà máy sản xuất điện, cơ cấu mặt hàng nhập khẩu từ EAEU dự kiến sẽ không thay đổi đáng kể trong thời gian tới. Các chính sách quản lý nhập khẩu * Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EAEU (VN - EAEU FTA) VN - EAEU FTA được các nước thành viên Liên minh ký kết chính thức ở cấp Nhà nước vào ngày 29/5/2015 tại Cộng hòa Kazakhstan và đã có hiệu lực từ ngày 5/10/2016. Theo các cam kết tại Hiệp định, hai Bên sẽ cắt, giảm thuế cho gần 90% dòng thuế và mở cửa thị trường đối với một số lĩnh vực thương mại dịch vụ và đầu tư. Đồng thời, hai Bên cam kết gia tăng hợp tác trong nhiều lĩnh vực như phòng vệ thương mại, quy tắc xuất xứ, quản lý hải quan, các rào cản kỹ thuật (TBT), các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), mua sắm Chính phủ, sở hữu trí tuệ, phát triển bền vững, nhằm thuận lợi hóa tối đa thương mại giữa hai Bên. Các cam kết cụ thể trong lĩnh vực mở cửa thị trường mà EAEU dành cho Việt Nam như sau: - Gạo: Khó khăn lớn nhất đối với thị trường này thời gian trước là thuế nhập khẩu gạo Việt Nam ở mức cao (15%) làm hạn chế khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam. Sau khi Hiệp định có hiệu lực, mức thuế suất 97
  26. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 thuế nhập khẩu gạo từ Việt Nam là 0% cho 10.000 tấn trong hạn ngạch và mức MFN ngoài hạn ngạch. - Chè: Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, mức thuế suất thuế nhập khẩu chè nguyên liệu từ Việt Nam giảm từ 20% xuống 0%, không cam kết giảm thuế đối với chè xanh đóng gói dưới 3kg (mã HS 0902.10, 0902.30). - Cà phê: Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, mức thuế suất thuế nhập khẩu cà phê nguyên liệu chưa rang từ Việt Nam giảm từ 10% xuống 0%, không cam kết giảm thuế với cà phê rang (mã HS 0901.21). - Thủy sản: phía Liên minh cam kết mở cửa có lộ trình đối với 95% tổng số dòng thuế, tối đa trong 10 năm, tương đương 100% kim ngạch xuất khẩu trung bình 3 năm từ 2010-2012 của Việt Nam sang EAEU; 5% dòng còn lại là các mặt hàng Việt Nam không có thế mạnh xuất khẩu. Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, mức thuế suất thuế nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam giảm từ 10% xuống 0%, trong đó có nhóm hàng thủy sản chế biến của Việt Nam. Về xuất xứ hàng hóa, ta đã đạt được quy tắc xuất xứ linh hoạt đối với một số sản phẩm thủy sản chế biến, đóng hộp như cá ngừ, tôm, Ngoài ra, Hiệp định cho phép nhập khẩu nguyên liệu để phục vụ chế biến cá ngừ, tôm và một số loại thủy sản đóng hộp khác nhưng phải đáp ứng hàm lượng nội địa 40%. Điều này sẽ giải quyết một số khó khăn cho ngành chế biến thủy sản xuất khẩu. - Rau quả: mức thuế suất thuế nhập khẩu hàng hóa thuộc nhóm mã HS 0810 là 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tuy nhiên Liên minh quy định và thống nhất áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm khá cao để bảo hộ sản xuất trong nước. - Cao su: 100% dòng thuế sản phẩm nhựa được cắt giảm thuế nhập khẩu, trong đó, 97% dòng thuế giảm về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. - Sản phẩm gỗ: Theo VN - EAEU FTA, mức thuế suất thuế nhập khẩu đồ gỗ giảm từ 15% xuống 0% đồng thời áp dụng cơ chế “phòng vệ ngưỡng” và một số sản phẩm không cam kết. Liên minh áp dụng cơ chế phòng vệ đặc biệt với các nhóm đồ gỗ Việt Nam đang có thế mạnh như đồ gỗ trong nhà bếp, phòng ngủ, phòng khách, văn phòng (xuất khẩu sang Liên minh dưới hạn mức trong danh mục sẽ được hưởng thuế suất 0%; nếu trên hạn mức sẽ bị điều tra tác động thị trường nội địa và có thể áp dụng mức thuế MFN hiện hành). - Dệt may: Theo VN - EAEU FTA, mức thuế suất thuế nhập khẩu dệt may giảm từ 10% xuống 0% đồng thời áp dụng cơ chế “phòng vệ ngưỡng” và một số sản phẩm không cam kết. 82% tổng số dòng thuế cam kết cắt, giảm; 42% xoá bỏ hoàn toàn, lộ trình tối đa trong 10 năm; 36% xóa bỏ hoàn toàn khi Hiệp định có hiệu lực. Trong cơ chế phòng vệ đặc biệt, mức khởi đầu để áp dụng thuế suất 0% được tính bằng 1,5 lần của khối lượng xuất khẩu trung bình trong 3 năm gần đây, nếu Việt Nam xuất khẩu quá lượng 98
  27. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 này EAEU sẽ tiến hành điều tra và quyết định xem có áp dụng thuế MFN hay không, nếu có thì thời gian áp dụng có thể kéo dài từ 6 tháng và gia hạn thêm 3 tháng. - Giày dép: Theo VN - EAEU FTA, mức thuế suất thuế nhập khẩu giày dép giảm từ 10% xuống 0% áp dụng cơ chế “phòng vệ ngưỡng” và một số sản phẩm không cam kết. 77% tổng số dòng thuế được cam kết cắt, giảm thuế nhập khẩu, trong đó 73% xoá bỏ hoàn toàn theo lộ trình, tối đa 5 năm, tương đương hơn 99% tổng kim ngạch xuất khẩu trung bình trong 3 năm từ 2010 đến 2012 của Việt Nam vào thị trường EAEU. Mặt hàng giày thể thao (sport shoe), giày thể dục (athletic shoe) là các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn trong lĩnh vực giày dép đã hưởng thuế suất 0% khi Hiệp định có hiệu lực nếu đáp ứng việc mô tả hàng hóa trên giấy chứng nhận xuất xứ, mở ra cơ hội lớn cho ngành giày dép Việt Nam. Tuy nhiên, với yêu cầu của Liên minh là không được phép chia nhỏ lô hàng thì việc vận dụng lợi thế về thuế sẽ khó khăn vì các hãng giày lớn thường đưa hàng đến các điểm trung chuyển lớn ở Châu Âu, từ đó mới phân phối sang EAEU. - Sản phẩm nhựa: 100% dòng thuế sản phẩm nhựa được cắt giảm thuế nhập khẩu, trong đó, 97% sản phẩm đồ gia dụng bằng nhựa giảm về 0% khi Hiệp định có hiệu lực. Đây là cơ hội cho sản phẩm nhựa xuất khẩu của Việt Nam cạnh tranh bình đẳng về giá và chất lượng cũng như chiếm lĩnh thị phần lớn hơn trên thị trường Nga. * Các chính sách khác Từ ngày 1/1/2018, Bộ luật Hải quan mới của EAEU sẽ có hiệu lực. Văn bản này sẽ tăng cường áp dụng các công nghệ thông tin - điện tử trong lĩnh vực hải quan, đơn giản hóa và minh bạch hóa các thủ tục hải quan và quá trình thông quan hải quan, tổng hợp các cam kết quốc tế của EAEU, loại bỏ các bất cập trong thực tiễn của bộ luật cũ, 99
  28. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 * Nghị định thư giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về hợp tác sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ CHXHCN Việt Nam Trong khuôn khổ thực hiện Điều khoản 1.6 (Dự án đầu tư ưu tiên) của VN-EAEU FTA, ngày 21/3/2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Công Thương Liên bang Nga đã ký Nghị định thư giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về hợp tác sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ CHXHCN Việt Nam (Nghị định thư). Nghị định thư đã có hiệu lực từ ngày 05/10/2016. Để thực thi Nghị định thư nêu trên, Việt Nam đã ban hành Quyết định số 08/2017/QĐ- TTg ngày 31/3/2017 hướng dẫn thực hiện Nghị định thư. Ngày 27/12/2017, hai Bên đã ký Nghị định thư sửa đổi Nghị định thư (Nghị định thư sửa đổi) nhằm lùi thời gian sử dụng hạn ngạch thuế quan để miễn thuế nhập khẩu các phương tiện vận tải nguyên chiếc và bộ linh kiện bắt đầu từ đầu năm 2018. Các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Nga (KamAZ, GAZ, UAZ, ) sẽ cùng các đối tác Việt Nam thành lập một số liên doanh để sản xuất, lắp ráp ô tô tải, xe từ 10 chỗ trở lên, xe địa hình và một số loại xe chuyên dụng tại Việt Nam. Ô tô do liên doanh sản xuất phải phù hợp với Nghị định số 116/2017/ NĐ-CP ngày 16/10/2017 của Chính phủ quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô và các văn bản có liên quan khác; phù hợp Quyết định số 08/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ngày 31/3/2017 để được hưởng các ưu đãi theo Nghị định thư. Như vậy, theo Nghị định thư, Việt Nam sẽ cho phép các liên doanh được nhập khẩu miễn thuế 2.550 xe nguyên chiếc và 13.500 bộ phụ tùng lắp ráp ô tô trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022 để bán thăm dò dung lượng và thị hiếu của thị trường. * Nghị định thư giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Belarus về hợp tác sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ CHXHCN Việt Nam Nghị định thư giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Belarus về hợp tác sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ CHXHCN Việt Nam (Nghị định thư về ô tô) được ký ngày 23/3/2016 tại Minsk và có hiệu lực cùng thời điểm với hiệu lực của VN - EAEU FTA, tức là vào ngày 05/10/2016. Ngày 3/3/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 09/2017/QĐ-TTg hướng dẫn thực hiện Nghị định thư về ô tô. Ngày 27/6/2017, hai Bên đã ký Nghị định thư sửa đổi Nghị định thư về ô tô nhân chuyến thăm Belarus của Chủ tịch nước Trần Đại Quang; văn kiện này đã chính thức có hiệu lực từ ngày 23/10/2017. Theo Nghị định thư sửa đổi, hạn ngạch đối với ô tô nguyên chiếc và bộ linh kiện, phụ tùng như sau: 100
  29. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 Bảng 18: Hạn ngạch đối với ô tô nguyên chiếc và bộ linh kiện, phụ tùng Năm 2017 2018 2019 2020 2021 Ô tô nguyên chiếc 200 250 300 Bộ linh kiện, phụ tùng để lắp ráp 200 700 1.000 1.050 1.050 tại Việt Nam Hiện tại, liên doanh MAZ Asia đang hoàn thành các thủ tục cuối cùng để được hưởng hạn ngạch đối với ô tô nguyên chiếc và bộ linh kiện, phụ tùng cho năm 2018. 2.3. Khu vực EFTA 2.3.1. Xuất nhập khẩu Việt Nam - Thụy Sỹ Năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thụy Sỹ đạt 840,954 triệu USD, giảm 23,5% so với năm 2016. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Thụy Sỹ năm 2017 đạt 241,03 triệu USD, giảm 59,37% so năm 2016 (chủ yếu là do giảm xuất khẩu mặt hàng vàng, đá quý và kim loại quý); nhập khẩu của Việt Nam từ Thụy Sỹ đạt 599,92 triệu USD, tăng 18,6% so với năm 2016 (chủ yếu là do tăng nhập khẩu mặt hàng dược phẩm từ Thụy Sỹ). Về xuất khẩu, các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Thụy Sỹ bao gồm: đá quý, kim loại quý, hàng thủy sản, giày dép các loại, dệt may, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Bảng 19: Một số mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam sang Thụy Sỹ (đvt: triệu USD) Mặt hàng Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Đá quý, kim loại quý 75,852 55,410 21,139 329,138 33,378 và sản phẩm Cà phê 1,536 3,514 4,502 6,852 1,001 Thủy sản 70,104 66,404 35,767 38,694 40,739 Giày dép 24,388 19,856 18,454 18,419 20,831 Máy vi tính, sản phẩm điện 10,057 9,183 8,988 14,613 17,544 tử, linh kiện Dệt may 13,568 13,433 10,796 12,028 10,533 Nguồn: Tổng cục Hải quan 101
  30. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 Về nhập khẩu, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Thụy Sỹ bao gồm: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác, dược phẩm, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, thuốc trừ sâu và nhiên liệu. Thụy Sỹ là nước có thế mạnh vê dich vu, xuất khẩu công nghê cao, linh vưc cơ khi chinh xac, công nghiệp hóa chất, dược phẩm. Đây là cơ sở cho Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng dưới dạng thô, nguyên liệu. Hiện nay nhu cầu nhập khẩu chung của Thụy Sỹ đối với loại mặt hàng này rất lớn (trung bình khoảng hơn 3 tỷ franc/tháng), trong đó thị trường các nước ASEAN đáp ứng được 20% (2015) và 25% (2016) tổng nhu cầu. Trong các đối tác nhập khẩu của Thụy Sỹ từ các nước ASEAN, Việt Nam đứng thứ 5 sau Singapore, Thái Lan, Indonesia và Malaysia về mặt hàng này. Nhóm sản phẩm tiềm năng tiếp theo trong thương mại giữa Việt Nam và Thụy Sỹ là giày dép. Thị trường Việt Nam hiện nay đang chiếm đến khoảng 12-14% tổng nhu cầu nhập khẩu của thị trường Thụy Sỹ. Nếu Việt Nam vẫn duy trì được chất lượng hàng xuất khẩu và giữ uy tín với các nhà nhập khẩu Thụy Sỹ, nhóm hàng này sẽ còn tăng trưởng tốt trong tương lai khi nền kinh tế và du lịch của Thụy Sỹ phục hồi kéo theo nhu cầu tiêu dùng tăng cao. Nhóm sản phẩm thuộc ngành nông sản, Thụy Sỹ có nhu cầu rất lớn do du lịch phát triển, tuy nhiên cả thị trường ASEAN chỉ đáp ứng được 3% nhu cầu nhập khẩu của Thụy Sỹ (trong đó Việt Nam đứng đầu về xuất khẩu sang Thụy Sỹ). Bảng 20: Một số mặt hàng nhập khẩu lớn của Việt Nam từ Thụy Sỹ (đvt: triệu USD) Mặt hàng Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Đá quý, kim loại quý 4,214 3,767 2,790 3,642 6,930 và sản phẩm Máy móc, thiết bị, 144,416 130,641 163,082 179,309 210,805 dụng cụ, phụ tùng khác Dược phẩm 115,325 95,083 122,029 117,446 139,143 Thuốc trừ sâu và 5,219 5,372 3,412 3,494 6,861 nguyên liệu Máy vi tính, sản phẩm 28,719 26,937 26,100 42,539 39,744 điện tử và linh kiện Nguyên phụ liệu 4,272 2,717 1,596 5,982 6,951 dược phẩm Nguồn: Tổng cục Hải quan 102
  31. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 Chính sách quản lý nhập khẩu (i) Các rào cản kỹ thuật Tiêu chuẩn hàng xuất nhập khẩu của Thụy Sỹ có hệ thống riêng, phần lớn hài hoà với tiêu chuẩn EU. Tuy nhiên, theo từng ngành hàng và các chuỗi cung ứng, họ có thể bổ sung các tiêu chuẩn phụ để nâng cao chất lượng/ hạn chế hàng của các đối tác (ví dụ các chuỗi cung ứng lớn như: Migros, Denner, C&A có hệ thống các tiêu chuẩn phụ về chất lượng, bảo quản, bao bì nhãn mác ). Các hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật: Hàng hoá nhập khẩu vào Thuỵ Sỹ đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn Quốc gia (Schweizerische Normen Vereinigung - SNV). Các công ty, tập đoàn tư nhân thuộc các tổ chức kinh doanh nghề nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp của Thụy Sỹ có thể xây dựng ra các bộ tiêu chuẩn và quy chuẩn cho ngành hàng của mình, nhưng tuân thủ theo quy định về các ISO của Thụy Sỹ, chẳng hạn như cho các ngành hàng cung ứng, bán lẻ, chế tạo máy móc thiết bị, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng Một số bộ tiêu chuẩn của Thụy Sỹ có khác với EU, do vậy một số nhà xuất khẩu Thụy Sỹ đã phải làm 2 quy trình chứng nhận, kiểm tra chất lượng sản phẩm để hài hoà hoặc phù hợp với việc xuất khẩu hàng hoá sang EU và đến các thị trường khác (do khác biệt về hệ thống tiêu chuẩn). Ví dụ trong sản xuất thiết bị, các doanh nghiệp Thụy Sỹ cần đáp ứng cả 2 loại ISO 9000 và EN 29000. Trong dịch vụ ngân hàng là ISO series 9001 và 9003 cho hơn 1000 tổ chức ngân hàng tài chính các cấp. (ii) Các hỗ trợ cho sản phẩm nông nghiệp Thụy Sỹ có chính sách hỗ trợ rất cao cho nông dân trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp và hạn chế nhập khẩu nông sản thông qua các biện pháp cấp giấy phép, hạn mức nhập khẩu, phí nhập khẩu bổ sung, các quy định, tiêu chuẩn rất cao cho hàng nông sản nước ngoài nhập vào nội địa. Do vậy, hàng nông sản của nhiều quốc gia (bao gồm cả Hoa Kỳ) rất khó nhập vào Thụy Sỹ. Nhiều tổ chức và chính phủ đã khiếu nại về việc Thụy Sỹ hỗ trợ cho nông nghiệp này. Luật Nông nghiệp gần đây (2016) đã có một số điều chỉnh nhưng Thụy Sỹ vẫn giữ quan điểm hỗ trợ nông nghiệp dưới các hình thức khác nhau. (iii) An toàn thực phẩm Đầu tháng 5/2017, Văn phòng Liên bang về An toàn thực phẩm và thú y (BLV) có công văn đến toàn bộ các bộ phận kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm của các bang thông báo về tình hình vi phạm các quy định về tồn dư các chất cấm trong thuốc trừ sâu đối với các sản phẩm rau quả nhập khẩu. Theo đó, từ đầu năm 2017, các sản phẩm rau quả có nguồn gốc từ thị 103
  32. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 trường Châu Á đã ghi nhận nhiều trường hợp vi phạm tại lãnh thổ Thụy Sỹ. BLV đã yêu cầu các nhà nhập khẩu nâng cao quy trình tự kiểm soát và tự chịu trách nhiệm đối với các vi phạm, đặc biệt đối với các vi phạm có tính chất lặp lại sẽ có hình thức xử phạt thích đáng. (iv) Thực hiện chính sách tỷ giá giữ giá đồng CHF cao Trong nhiều năm, Thụy Sỹ thực hiện chính sách giữ giá đồng CHF cao so với USD và Euro nhằm khuyến khích doanh nghiệp Thụy Sỹ đầu tư ra nước ngoài (hạn chế sản xuất trong nước). 2.3.2. Xuất nhập khẩu Việt Nam - Na uy Năm 2017, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Na Uy đạt 354,8 triệu USD, giảm 7% so với năm 2016; trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang Na Uy đạt 116 triệu USD, giảm 1% so với năm 2016 và nhập khẩu của Việt Nam từ Na Uy đạt 238.380 triệu USD, giảm 9,6% so với năm 2016. Hiện nay, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Na Uy gồm: thủy sản, máy móc thiết bị, phụ tùng khác. Trong đó, nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng cần nhập khẩu phục vụ cho các dự án đầu tư đang gia tăng. Mặc dù vậy, nhóm hàng thủy sản nhập khẩu từ Na Uy vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm khoảng 51% tổng kim ngạch nhập khẩu do nhu cầu tiêu thụ thực phẩm thủy sản, đặc biệt là cá hồi với người tiêu dùng Việt Nam là khá lớn. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Na Uy bao gồm: dệt may, giày dép, hạt điều, gỗ và sản phẩm gỗ. Đối thủ cạnh tranh ở Châu Á đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Na Uy là Trung Quốc và Thái Lan. Bảng 21: Một số mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam sang Na Uy (đvt: triệu USD) Mặt hàng Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Giày dép các loại 18,945 12,42 12,96 15,845 18,440 Hàng dệt, may 21,825 21,38 23,07 25,866 21,282 Sản phẩm từ chất dẻo 3,744 4,24 3,48 3,445 2,989 Gỗ và sản phẩm gỗ 8,938 9,31 7,57 4,566 5,426 Hạt điều 5,283 4,91 7,03 8,234 10,833 Nguồn: Tổng cục Hải quan 104
  33. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 III. THỊ TRƯỜNG CHÂU MỸ 1. Tình hình xuất nhập khẩu chung Châu Mỹ có 35 quốc gia với diện tích rộng 42,5 triệu km2, dân số hơn 1 tỷ người (2016). điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên phong phú cho phát triển kinh tế. Với thu nhập GDP bình quân đầu người đạt hơn 22.209 USD, Châu Mỹ là thị trường rộng lớn. Một số nước có quy mô kim ngạch xuất khẩu lớn đạt hàng trăm tỷ USD mỗi năm và cũng có dung lượng nhập khẩu cao như Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Brazil, Argentina, Chile. Khu vực Mỹ Latinh có nguồn tài nguyên khoáng sản trữ lượng lớn như bạc, đồng, than đá, dầu lửa, niken, bô xít, thiếc, sắt, khí đốt; uran, tiềm năng thủy điện. Các nước Mỹ Latinh đang phục hồi mạnh mẽ và là khu vực phát triển năng động nhất thế giới. Châu Mỹ là thị trường xuất khẩu đặc biệt quan trọng của Việt Nam và cũng là thị trường nhập khẩu quan trọng về nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước, đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của Việt Nam. Mặt khác, phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu sang Châu Mỹ còn góp phần giảm tải cho các thị trường truyền thống như EU và Nhật Bản vốn đã nóng lên từng ngày do hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt, đối mặt với sự bảo hộ gia tăng, hệ thống rào cản ngày càng nhiều hơn và tinh vi hơn. Xuất nhập khẩu Việt Nam với Châu Mỹ năm 2017 đạt 66,6 tỷ USD, tăng 9,9% so với năm 2016 (60,6 tỷ USD). Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 51,3 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm 2016. Nhập khẩu từ thị trường Châu Mỹ đạt 15,33 tỷ USD, tăng 7,3% so với năm 2016. Những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang khu vực này cũng là những mặt hàng chủ lực của Việt Nam như: máy vi tính, điện thoại, sản phẩm điện tử và linh kiện, dệt may, giày dép 2. Xuất nhập khẩu đối với từng khu vực thị trường 2.1. Khu vực Bắc Mỹ 2.1.1. Hoa Kỳ Kể từ khi Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) có hiệu lực, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ liên tục tăng trưởng cao, tăng tới 47 lần, từ 220 triệu USD năm 1994 (năm Hoa Kỳ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam) lên 1,4 tỷ USD năm 2001 (năm trước khi BTA có hiệu lực) và đạt khoảng 50,8 tỷ USD vào cuối năm 2017. Việt Nam hiện là đối tác xếp thứ 12 về xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ, xếp thứ 27 về nhập khẩu hàng hóa và là đối tác thương mại lớn thứ 16 của Hoa Kỳ. Việt Nam hiện có mức thặng dư cao trong trao đổi thương mại với Hoa Kỳ, đạt trên 32,4 tỷ USD trong năm 2017. 105
  34. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 Tốc độ tăng xuất khẩu trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2017 bình quân đạt 28,1%/năm, từ 732 triệu USD năm 2000 đến 41,61 tỷ USD năm 2017. Tốc độ tăng của hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ cũng đạt mức bình quân 22,2%, từ 352 triệu USD năm 2000 lên đến 9,2 tỷ USD năm 2017. Bước sang năm 2017, Hoa Kỳ vẫn chứng tỏ là thị trường xuất khẩu chủ lực và tăng trưởng tích cực của Việt Nam, mặc dù việc Tổng thống Donald Trump lên nhậm chức đã khiến xuất hiện những e ngại rằng việc xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ của Việt Nam sẽ chững lại trong năm 2017 do các chính sách mới của Hoa Kỳ, đặc biệt là việc Hoa Kỳ rút khỏi TPP. Năm 2017, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Hoa Kỳ đạt hơn 50,81 tỷ USD, tăng 8,2% so với năm 2016 (đạt 47,2 tỷ USD vào năm 2016). Kim ngạch xuất khẩu năm 2017 vào riêng thị trường Hoa Kỳ chiếm tới 19,44% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ trong cả năm 2017 đạt 9,2 tỷ USD, tăng 5,8% so với năm 2016, chiếm 4,36% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ chiếm 11,95% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. * Cơ cấu trao đổi thương mại giữa Việt Nam - Hoa Kỳ Xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu của 10 nhóm hàng lớn nhất sang Hoa Kỳ trong cả năm 2017 đạt xấp xỉ 34 tỷ USD, chiếm trên 80% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Trong đó, dẫn đầu tiếp tục là hàng dệt may, tiếp theo là giày dép, điện thoại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, gỗ và các sản phẩm gỗ BiӇu 7: Cѫ cҩu xuҩt khҭu hàng hóa sang Hoa KȤ 2017 (tӹ trӑng%) Biểu đồ 7: Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ năm 2017 Hàng dӋt, may 15 Giày dép các loҥi 2,8 29,5 ĈiӋn thoҥi các loҥi và linh 2,9 kiӋn 3,2 Máy vi tính, sҧn phҭm ÿiӋn 3,4 tӱ và linh kiӋn Gӛ và sҧn phҭm gӛ 5,8 Máy móc, thiӃt bӏ, dөng cө 12,3 7,9 phө tùng khác Hàng thӫy sҧn 8,3 8,9 Túi xách, ví,vali, mNJ, ô, dù Nguồn: Tổng cục Hải quan 106
  35. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 - Dệt may chiếm tỷ trọng 29,51% tổng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Đây là nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ lớn nhất với kim ngạch cả năm 2017 đạt 12,28 tỷ USD, tăng 7,3% so với năm 2016. - Giày dép chiếm tỷ trọng 12,3% tổng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Năm 2017, xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào Hoa Kỳ đạt 5,11 tỷ USD, tăng 14,1% so với năm 2016. - Điện thoại và linh kiện chiếm tỷ trọng 8,9% tổng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Xuất khẩu sản phẩm này năm 2017 đạt 3,7 tỷ USD, giảm 13,9% so với năm 2016. - Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm tỷ trọng 8,26% tổng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Năm 2017, xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam vào Hoa Kỳ đạt 3,44 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm 2016. - Gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tỷ trọng 7,85% tổng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Năm 2017, xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam vào Hoa Kỳ đạt 3,267 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2016. Nhập khẩu Kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất từ Hoa Kỳ trong cả năm 2017 đạt hơn 6,88 tỷ USD, chiếm 74,77% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ. Trong đó, lớn nhất là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; đứng thứ hai là bông; tiếp theo là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày; thức ăn gia súc và nguyên liệu, Các mặt hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ chủ yếu dùng để phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước, một phần sẽ chuyển hóa thành các thành phẩm khác để tái xuất khẩu. BiӇu ÿӗ 8: Cѫ cҩu hàng hóa nhұp khҭu tӯ Hoa KǤ năm 2017 (tӹ trӑng%) Biểu đồ 8: Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ năm 2017 Máy vi tính, sҧn phҭm ÿiӋn tӱ và linh kiӋn Bông các loҥi 23,22 30,24 Máy móc, thiӃt bӏ, dөng cө, 2,01 phө tùng khác 2,04 Nguyên phө liӋu dӋt, may, da, giày 12,8 2,69 Ĉұu tѭѫng 10,84 2,75 Sҧn phҭm hóa chҩt 2,88 3,08 3,59 3,87 Thӭc ăn gia súc và nguyên liӋu Gӛ và sҧn phҭm gӛ Nguồn: Tổng cục Hải quan 107
  36. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 - Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm tỷ trọng 30,24% tổng nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Năm 2017, kim ngạch nhập khẩu đạt 2,783 tỷ USD, tăng 24,2% so với năm 2016 (cả năm 2016 đạt 2,24 tỷ USD). - Bông chiếm tỷ trọng 12,8% tổng nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Năm 2017, nhập khẩu bông từ Hoa Kỳ đạt 1,178 tỷ USD, tăng 45,4% so với năm 2016. - Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác chiếm tỷ trọng 10,84% tổng nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Năm 2017, nhập khẩu đạt 997,2 triệu USD, giảm 4,57% so với năm 2016. * Nhận xét, đánh giá (i) Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đóng góp rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ Đối với thị trường Hoa Kỳ, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tập trung nhiều vào một số mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao như điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị và phụ tùng khác, Đây cũng là nhóm các mặt hàng đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD trong năm 2017 của khối doanh nghiệp FDI. Tính chung 3 mặt hàng này, tổng trị giá xuất khẩu đã lên tới trên 9,5 tỷ USD, chiếm khoảng gần 23% tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này. (ii) Các mặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp nội địa của Việt Nam phải đối mặt với các rào cản thương mại và phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các doanh nghiệp trong nước của Việt Nam như dệt may, giày dép, cá tra, tôm, hạt điều, hồ tiêu, cà phê chủ yếu là hàng đặt gia công, xuất khẩu, hoặc hàng hóa chưa chế biến sâu. Xuất khẩu các mặt hàng này vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng tốt trong những năm qua nhưng thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ bị khởi kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và các rào cản thương mại như chương trình thanh tra cá da trơn, các quy định mới của đạo luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm, * Một số quan điểm, chính sách thương mại mới của Hoa Kỳ - Hoa Kỳ rút khỏi TPP Ngay ngày thứ hai trên cương vị Tổng thống, ông Donald J. Trump đã thực hiện cam kết tranh cử bằng việc ký sắc lệnh rút Hoa Kỳ khỏi TPP. Ông phê phán và mô tả đây là một thỏa thuận bất lợi, chỉ mang lại lợi ích cho Trung Quốc và gây hại cho người lao động Hoa Kỳ (dù Trung Quốc không phải là một bên trong TPP). Theo Tổng thống Trump, Hiệp định TPP có 108
  37. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 khả năng lập ra một thiết chế thương mại mới giúp các đối tác thương mại của Hoa Kỳ dễ dàng hơn trong việc đưa những hàng hóa được trợ cấp vào thịBi trườngu  Hoa8: C Kỳ, c trongu hàng khi hóa lại nh chop phép kh uc ácxu nướct x đó Hoa tiếp K tục n đặtm 2017ra những rào cản đối với hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ. - Thực thi các chính sách kinh tế thương mại Với quan điểm Hoa Kỳ đang bị lợi dụng do sự bất bình đẳng trong quan hệ thương mại với các nước khác, sau khi đắc cử, Tổng thống Trump đã thực hiện cam kết tranh cử của mình bằng việc ký Sắc lệnh hành pháp yêu cầu Bộ Thương mại Hoa Kỳ và Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ phải tiến hành điều tra báo cáo về tình trạng thâm hụt thương mại, trong danh sách điều tra có cả Việt Nam. Hoa Kỳ hướng tới việc định hình lại cách thức trao đổi thương mại giữa Hoa Kỳ và các nước khi từ bỏ kênh đa phương và đẩy mạnh thông qua kênh song phương với nhiều điều kiện khắt khe hơn. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp và hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với sự bảo hộ ở mức độ cao hơn, cũng như nguy cơ bị kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp nhiều hơn. 2.1.2. Canada Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Canada năm 2017 đạt 3,49 tỷ USD, tăng 14,5% so với năm 2016. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang Canada đạt 2,72 tỷ USD, tăng 2,4% và kim ngạch nhập khẩu từ Canada đạt 774 triệu USD, tăng 95,8% so với năm 2016. Trong thương mại song Ngun: Tng cc Hi qan phương, Việt Nam luôn xuất siêu sang Canada. Xuất siêu năm 2017 đạt 1,94 tỷ USD. Biu  9: KimBiểu ng đồch 9: xu Kimt khngạchu Vi xuấtt Nam khẩu -Việt Canada Nam giai- Canada on 2010-2017 giai đoạn 2010-2017 n v: T USD (đvt: Tỷ USD) 3 2.65 2.722.71 2.5 2.41 2 2.08 1.5 1.54 1.16 1 0.96 0.79 0.5 0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Nguồn:Ngu Tổngn: T cụcng c Hảic H quani quan 109
  38. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Canada gồm các mặt hàng truyền thống có lợi thế như: dệt may, giày dép, thủy sản, hạt điều, đồ gỗ và sản phẩm gỗ Hàng hoá có xuất xứ từ Việt Nam nhập khẩu vào Canada đang được hưởng GSP của Canada. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Canada trong năm 2017 có mức tăng cao so với mức tăng của các năm trước do kim ngạch nhập khẩu hai mặt hàng sản phẩm lúa mỳ và đậu tương tăng mạnh (lúa mỳ tăng 1.130% và đậu tương tăng 114,5%). Các mặt hàng nhập khẩu khác vẫn giữ kim ngạch khá ổn định, tập trung chủ yếu là các mặt hàng phục vụ cho sản xuất hoặc các sản phẩm mà Việt Nam chưa sản xuất được như: phân bón; linh kiện, phụ tùng máy bay Biu  10: KimBiểu ng đồch 10: nh Kimp khngạchu Vi nhậpt Nam khẩu - CanadaViệt Nam giai - Canada on 2010-2017 giai đoạn 2010-2017 n v: triu USD (đvt: triệu USD) 900 800 774.4 700 600 500 453.5 448.5 400 406 386.5 389.8 349.3 342.1 300 200 100 0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Ngu n: T ng c c H i quan Nguồn: Tổng cục Hải quan * Một số chính sách của Canada: BiHàngu  hóa 11: cóXu xuấtt nh xứp khtừ Việtu Vi Namt Nam nhập - Brazil khẩu giai vào  oCanadan 2011-2017 được hưởng GSP của Canada, do vậy vị thế thương mại của Việt Nam ở thị trường Canada trong những năm gần đây liên tục được cải thiện. Canada tập trung buôn bán với một số đối tác lớn như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản Ở Châu Á, ngoài Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn  Quốc, các doanh nghiệp Canada quan tâm đến thị trường Thái Lan, Philippines và Singapore nhiều hơn so với thị trường Việt Nam.    Hệ thống luật thương mại của Canada tương đối phức tạp. Hàng nhập   khẩu vào Canada phải chịu sự điều tiết của luật liên bang và luật nội bang. Trong khi đó sự am hiểu về luật thương mại Canada của các doanh   nghiệp Việt Nam nói chung còn nhiều hạn chế.    110        
  39. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 Canada là một trong số những nước có hệ thống kiểm soát chất lượng vào loại chặt chẽ nhất trên thế giới, đặc biệt là đối với hàng thực phẩm nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ngoài yêu cầu về chất lượng nói chung, yêu cầu về bao bì đóng gói, ký mã hiệu, ngôn ngữ ghi trên bao bì cũng hết sức nghiêm ngặt và phức tạp. Ngày 8/5/2013, Chính phủ Canada công bố sửa đổi tiểu mục 17.1 và 17.2 thuộc Đạo luật về các Biện pháp nhập khẩu đặc biệt (tên tiếng Anh là Special Import Measures Act, gọi tắt là SIMA), mà Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia duy nhất bị điều chỉnh bởi những quy định này. Việc sửa đổi các tiểu mục này gây bất lợi cho Việt Nam và Trung Quốc - hai nền kinh tế duy nhất bị coi là phi thị trường, đặc biệt trong các vụ kiện về phá giá và trợ cấp xuất khẩu. Theo các tiểu mục này thì thời hạn áp dụng các biện pháp nhập khẩu đặc biệt với Trung Quốc và Việt Nam sẽ tự động hết hạn vào ngày 11/12/2016 và ngày 31/12/2018. Nhưng việc dỡ bỏ này chỉ áp dụng khi nào Trung Quốc và Việt Nam được công nhận là kinh tế thị trường. - Đạo luật An toàn Thực phẩm cho người dân Canada (Safe Food for Canadian Act Regulation - SFCA) đã được quốc hội Canada thông qua và được Nữ hoàng Anh phê chuẩn vào tháng 11/2012. Đạo luật SFCA được coi như hàng rào phi thuế quan đối với nông sản, thực phẩm của các nước vào Canada. Theo Đạo luật này, các đối tượng chịu sự điều chỉnh bởi các quy định này sẽ phải : + Có giấy phép: Việc cấp phép này tạo điều kiện giúp CFIA (Cơ quan giám sát thực phẩm) xác định được ai là người chế biến hoặc nhập khẩu thực phẩm tại Canada để thiết lập quan hệ; cho phép hoạt động và quy định điều kiện hoạt động cụ thể; xác định được địa chỉ của các doanh nghiệp thực phẩm và tình hình hoạt động của họ. + Đáp ứng được các yêu cầu chung về an toàn thực phẩm: Các yêu cầu này được áp dụng cho tất cả các cơ sở được cấp phép cho dù là nhà máy chế biến thịt lớn hay xưởng bánh nhỏ; các cơ sở này phải hội đủ các tiêu chuẩn của CODEX như vệ sinh, dịch tễ, khống chế côn trùng gây hại ; có dữ liệu lưu trữ để truy xuất nguồn gốc (trước và sau khi sản phẩm được lưu hành). + Xây dựng và duy trì kế hoạch phòng ngừa và xử lý sự cố về an toàn thực phẩm (PCP): Văn bản hóa các nguy cơ và các mối hiểm họa tiềm ẩn có liên quan tới từng loại thực phẩm cụ thể hoặc quy trình chế biến; nêu rõ phương thức khống chế, xử lý nguy cơ và sự cố phát sinh phù hợp với các tiêu chuẩn HACCP (doanh nghiệp nhỏ có vốn dưới 30.000 đô la Canada vẫn phải xin cấp phép, đáp ứng các yêu cầu quy định về PCP nhưng không phải xây dựng PCP dưới hình thức văn bản). + Đảm bảo các yêu cầu cụ thể đối với mỗi loại sản phẩm: Mỗi 111
  40. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 loại sản phẩm cụ thể phải tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn, phân loại, đặc tính của sản phẩm, kích cỡ container, nước xuất xứ và quy định nhãn mác. 2.2. Khu vực Mỹ Latinh Kim ngạch thương mại song phương của Việt Nam với khu vực Mỹ Latinh năm 2017 đạt 11,87 tỷ USD, tăng 17,3% so với năm 2016. Trong đó xuất khẩu đạt 6,52 tỷ USD, tăng 32,2% và nhập khẩu đạt 5,35 tỷ USD, tăng 3,1% so với năm 2016. Trong bối cảnh khu vực Mỹ Latinh vẫn còn bị tác động bởi suy thoái kinh tế trong 2 năm liên tiếp thì mức tăng trưởng Biu  10: Kim ngch nhp khu Vit Nam - Canada giai on 2010-2017 này là một con số đáng khích lệ. Các thị trường thương mại trọng điểm của Việt Nam lần lượt là Brazil, Argentina, Mexico và Chile. n v: triu USD 2.2.1.Brazil Kinh tế Brazil năm 2017 vẫn tiếp tục cho thấy dấu hiệu khởi sắc, thoát 900 ra khỏi khủng hoảng nhưng tốc độ vẫn còn khá chậm, GDP của Brazil tăng 800 774.4 trưởng ở mức700 0,5% đến 0,7% trong năm 2017. Các chỉ số về kinh doanh và tiêu dùng600 đều tăng trưởng tích cực, tuy nhiên lạm phát vẫn ở mức thấp hơn 500 453.5 448.5 kỳ vọng do400 sức mua của nền kinh tế 406chưa thực386.5 sự mạnh,389.8 thất nghiệp còn 349.3 342.1 ở mức cao.300 Chỉ số lạm phát giảm còn 3,0% trong năm 2017. Nguyên nhân xuất phát200 từ việc giảm mức tăng giá lương thực do thu hoạch hạt cao hơn; 100 Tác động trễ0 của việc tăng tỷ giá lên giá hàng công nghiệp và sự hồi phục của sản xuất công2010 nghiệp. 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Brazil năm 2017 đạt 3,875 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2016, trongNgun: đó T kimng c ngạchc Hi quan xuất khẩu đạt 2,04 tỷ tăng 52,6%, kim ngạch nhập khẩu đạt 1,83 tỷ USD tăng 6,5% so với năm 2016. Thặng dư thương mại đạt 206 triệu USD. Biu  11: Xut nhp khu Vit Nam - Brazil giai on 2011-2017 Biểu đồ 11: Xuất nhập khẩu Việt Nam - Brazil giai đoạn 2011-2017                               112
  41. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 Số liệu cho thấy xuất khẩu các sản phẩm chính của Việt Nam sang Brazil trong năm 2017 đều tăng trưởng mạnh trở lại, cụ thể như: điện thoại và linh kiện tăng trên 65,6%; máy vi tính, linh kiện điện tử tăng 168%; thủy sản tăng 55,7%; sản phẩm dệt may, sản phẩm sắt thép, nhựa, và thực phẩm đều có tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao. Bảng 22: Một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Brazil năm 2017 Kim ngạch xuất khẩu Tăng/giảm STT Mặt hàng (USD) so với năm 2016 (%) 1 Điện thoại, máy vi tính, thiết bị điện tử 1.133.895.823 84,5 2 Giầy dép 171.275.094 8,2 3 Thủy sản 105.897.336 55,7 4 Phương tiện vận tải và phụ tùng 90.771.814 7,4 5 Máy móc, thiết bị, dụng cụ 120.032.753 103,6 Nguồn: Tổng cục Hải quan Nhập khẩu của Việt Nam từ Brazil tăng trưởng nhẹ trong năm 2017, do một số nông sản chủ lực của nước này xuất khẩu sang Việt Nam dùng làm thức ăn gia súc không được mùa và có giá cả thuận lợi (trừ mặt hàng đậu tương, năm nay Brazil có mùa vụ thuận lợi, giá thấp hơn so với các nước sản xuất khác). Tuy nhiên, các mặt hàng công nghiệp như sản phẩm sắt thép, quặng, hóa chất lại có xu hướng tăng mạnh về lượng và trị giá nhập khẩu của Việt Nam từ Brazil trong thời gian qua. Bảng 23: Một số mặt hàng nhập khẩu lớn của Việt Nam từ Brazil năm 2017 Tăng/giảm STT Mặt hàng Kim ngạch nhập khẩu so với năm 2016 (%) 1 Đậu tương 253.859.655 89% 2 Ngô 464.446.132 -26% 3 Nguyên phụ liệu dệt may, da giầy 126.826.896 -20,6% 4 Thức ăn gia súc và nguyên liệu 140.949.879 +% 5 Sắt thép các loại 168.285.048 2300% Nguồn: Tổng cục Hải quan * Một số chính sách kinh tế, xuất nhập khẩu của Brazil: Chính phủ Brazil đang chuyển hướng chính sách ưu đãi sang khu vực nông nghiệp, nông thôn, ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ bằng nhiều biện pháp cụ thể: 113
  42. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 - Cùng với chính sách thắt lưng buộc bụng, tăng cường thu thuế, Chính phủ Brazil tập trung nguồn lực nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nông thôn, coi đây là một cứu cánh cho nền kinh tế. - Mới đây Chính phủ Brazil công bố chương trình hỗ trợ tài chính cho nông nghiệp và chăn nuôi với tên gọi “Chương trình thu hoạch”. Theo đó, Chính phủ sẽ dành một khoản ngân sách tương đương với gần 60 tỷ USD nhằm hỗ trợ trang trại quy mô vừa và lớn với lãi suất ưu đãi khoảng trên dưới 8%/ năm, tập trung vào các hoạt động như: hỗ trợ chi phí sản xuất, hiện đại hóa phương tiện cơ giới trong nông nghiệp, mở rộng diện tích canh tác và chuồng trại, tu chỉnh lại các tuyến đường quốc lộ tại một số khu vực trọng điểm nông nghiệp, hiện đại hóa một số cảng biển phục vụ xuất khẩu. - Miễn giảm, giãn hoặc cho nợ thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm đầu vào phục vụ chế biến xuất khẩu. Các loại thuế được miễn giảm trong chương trình này như: thuế nhập khẩu, thuế đánh lên các sản phẩm công nghiệp, phí đóng góp an sinh xã hội và kể cả thuế lưu thông hàng hóa liên bang. Trong thương mại quốc tế, Brazil thường xuyên thặng dư thương mại với hầu hết các đối tác thương mại chính. Thời gian gần đây, do suy thoái kinh tế nên nước này càng tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Một số mặt hàng của Việt Nam đang trong diện điều tra hoặc có nhiều khả năng bị điều tra do các hiệp hội ngành hàng nước sở tại rất tích cực đề nghị Chính phủ áp dụng các biện pháp bảo hộ. Thông tư số 54 của Cục Ngoại thương, Bộ Phát triển, Công nghiệp và Ngoại thương Brazil (SE- CEX) ngày 17/10/2017 thông báo quyết định điều tra chống bán phá giá sản phẩm ống thép được phân loại có mã số HS 7306.40.00 và 7306.90.20 có nguồn gốc từ Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Cụ thể, đối với Việt Nam, phía Brazil sẽ điều tra 2 công ty: Inox Hòa Bình và công ty thép Vinh Long (lượng ống thép do hai công ty này xuất khẩu sang Brazil chiếm 93,8% lượng ống thép nhập khẩu của Brazil từ Việt Nam). Đối với mặt hàng thủy sản, Brazil đang tăng cường kiểm tra, kiểm soát các loại thủy sản nhập khẩu vào nước này, đặc biệt là tiêu chuẩn an toàn thực phẩm các mặt hàng thủy sản bị giám sát chặt chẽ, một số doanh nghiệp Việt Nam đã bị cảnh báo đưa vào diện kiểm tra 100% dư lượng kháng sinh, hóa chất trong sản phẩm. 2.2.2. Chile Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Chile đang trên đà phát triển và đạt những kết quả tích cực. Trước khi hai nước ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Chile (VCFTA), trao đổi thương mại giữa hai bên được duy trì ổn định và có tăng trưởng khá. Năm 2013, một năm 114
  43. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 trước khi VCFTA có hiệu lực, kim ngạch trao đổi hai chiều đã đạt gần 500 triệu USD, ở mức cao so với quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh khác. Kể từ sau khi VCFTA chính thức có hiệu lực vào năm 2014, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Chile có bước tiến nhảy vọt, xuất nhập khẩu hai chiều tăng nhanh từ 30-50%/năm. Năm 2017, tổng kim ngạch hai chiều đạt 1,282 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu sang Chile đạt 999,4 triệu USD, tăng 24,1% so với năm 2016, nhập khẩu đạt 282,7 triệu USD, tăng 22,01%. Hiện Chile là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh sau Mexico và Brazil. Các sản phẩm xuất khẩu hiện nay của Việt Nam sang Chile chủ yếu là hàng tiêu dùng như: giày dép; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sản phẩm dệt may; hàng thủy sản; sản phẩm từ sắt thép; máy móc, thiết bị dụng cụ và phụ tùng; xi măng; dây điện và dây cáp điện; sản phẩm từ sắn; gạo; túi xách, ví, vali, mũ, ô dù; sản phẩm từ chất dẻo; sản phẩm từ gỗ; linh kiện ô tô từ 9 chỗ trở xuống Việt Nam nhập khẩu từ Chile chủ yếu là nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu như đồng để làm dây và cáp điện, gỗ rừng trồng để sản xuất đồ gỗ, bột cá để chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và nuôi tôm cá, bột giấy. Ngoài ra, Việt Nam cũng nhập khẩu một số sản phẩm khác như rượu vang, hoa quả tươi, thịt gia cầm. Các mặt hàng xuất khẩu của Chile vào thị trường Việt Nam tăng trung bình 37%/năm trong vòng 5 năm qua. Về cơ cấu kinh tế, xuất nhập khẩu của Việt Nam và Chile có ít mặt hàng cạnh tranh nhau, chủ yếu có tính bổ sung cho nhau. VCFTA đã mang lại những cơ hội to lớn cho tăng trưởng thương mại giữa hai nước. Các mặt hàng như giầy dép, quần áo, đồ gỗ, cà phê của Việt Nam cũng như cá hồi, nho, sê-ri, gỗ thông và bột giấy của Chile sẽ tiếp tục tăng kim ngạch do được giảm thuế nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn được kỳ vọng là cửa ngõ cho hàng hóa Chile thâm nhập thị trường ASEAN và Chile là cửa ngõ cho hàng Việt Nam vào Mỹ Latinh. VCFTA và các yếu tố tác động đến xuất khẩu của Việt Nam Năm 2014, kể từ khi thực thi VCFTA, các Tổ chức cấp C/O được Bộ Công Thương ủy quyền đã cấp 6129 bộ C/O mẫu VC sang Chile, đạt 186 triệu USD, chiếm 35,6% kim ngạch xuất khẩu sang Chile. Do công tác tuyên truyền tốt tới các doanh nghiệp Việt Nam, năm 2017 số lượng C/O mẫu VC cấp đã tăng lên 14.455 bộ, đạt 684,7 triệu USD. Hiện tỷ lệ tận dụng C/O mẫu VC là cao nhất so với các mẫu C/O ưu đãi khác (69%). Theo cam kết VCFTA, việc xây dựng trang thông tin điện tử đăng tải một số thông tin cơ bản của C/O mẫu VC do nước xuất khẩu cấp (số tham 115
  44. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 chiếu, mã HS, mô tả hàng hóa, ngày cấp, số lượng và tên người xuất khẩu) để kiểm tra tính xác thực C/O và việc chỉ thông báo mẫu con dấu của Tổ chức cấp C/O (thay vì thông báo cả mẫu con dấu và chữ ký đang áp dụng đối với một số mẫu C/O ưu đãi) đã giúp giảm tải thủ tục thông báo mẫu con dấu, chữ ký và công tác hậu kiểm về xuất xứ hàng hóa, tạo thuận lợi cho các bên tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Để thực thi hiệu quả VCFTA, Việt Nam đã đề nghị Cơ quan chức năng Chile cập nhật đầu mối cụ thể về lĩnh vực thực thi xuất xứ hàng hóa liên quan đến hợp tác trao đổi số liệu kim ngạch thương mại hai chiều, tỷ lệ tận dụng C/O mẫu VC hai chiều, giải quyết vấn đề con dấu của Tổ chức cấp C/O và xác minh xuất xứ hàng hóa. 2.2.3. Argentina Từ năm 1998 về trước, Việt Nam luôn xuất siêu sang Argentina, nhưng từ 1999 đến nay luôn nhập siêu, nguyên nhân chủ yếu do cuộc suy thoái và khủng hoảng kinh tế mà Argentina hứng chịu từ 2000 đến 2002, và gần đây nhất là giai đoạn 2012-2014 làm giảm khả năng thanh toán và giảm nhu cầu tiêu thụ trong nước. Mặc dù vậy, tình hình này đang được cải thiện dần và trao đổi thương mại song phương liên tục gia tăng trong những năm gần đây. Argentina luôn là thị trường cung cấp nguồn hàng nhập khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam lớn thứ hai ở khu vực Châu Mỹ, chỉ sau Hoa Kỳ. Năm 2017, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam với Argentina đạt 3,03 tỷ USD, giảm 0,35% so với năm 2016. Trong đó, xuất khẩu đạt 481,7 triệu USD (tăng 30,69%); nhập khẩu đạt 2,55 tỷ USD (giảm 4,63%). Việt Nam tiếp tục nhập siêu từ Argentina với mức nhập siêu đạt 2,07 tỷ USD, giảm 10% so với mức nhập siêu của năm 2016. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Argentina trong năm 2017 lần lượt là: giày dép; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày; dệt may; vải mành, vải kỹ thuật khác; cao su; sản phẩm gốm, sứ. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Argentina gồm có: thức ăn gia súc và nguyên liệu; ngô; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày; dầu, mỡ động thực vật; dược phẩm; bông; gỗ và sản phẩm gỗ; đậu tương. IV. THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI 1. Tình hình xuất nhập khẩu chung Châu Phi gồm có 55 quốc gia, là thị trường có nhiều tiềm năng để phát triển quan hệ kinh tế thương mại và hợp tác công nghiệp với Việt Nam. Mặc dù còn nghèo, có sự chênh lệch lớn giữa các nước kinh tế phát triển và các nước nghèo nhưng nhờ có nguồn thu từ xuất khẩu nhiều loại tài nguyên quý và dân số đông nên Châu Phi hiện là thị trường có sức mua khá mạnh. 116
  45. BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017 Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tới Châu Phi đạt 2,1 tỷ USD, giảm 3,4% so với năm 2016 và nhập khẩu đạt 1,35 tỷ USD, tăng 29%. Trong đó đáng chú ý nhất là xuất khẩu sang Togo đạt kim ngạch tăng trưởng rất mạnh, tăng 91,4% so với năm 2016. Ngoài ra còn có Ai Cập, Algeria, Bờ Biển Ngà, Tanzania và Senegal là các thị trường mà Việt Nam xuất khẩu hàng hóa tới thị trường này đạt kết quả tăng trưởng tốt. Còn lại hầu hết các thị trường xuất khẩu khác của Việt Nam thuộc khu vực này đều giảm so với năm trước. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Châu Phi còn hẹp và đơn điệu, nếu không tính các nhóm hàng xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI thì chỉ tập trung vào một số mặt hàng như nông sản, thủy sản, giày dép, dệt may, Gạo chiếm trên 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Phi (Algeria, Bờ Biển Ngà, Ghana, Mozambique, Senegal, ) Đứng thứ hai cà phê, chiếm 6,5% với các thị trường chủ yếu gồm Algeria, Ai Cập, Nam Phi, Ma-rốc, Tunisia Đứng thứ ba là mặt hàng thủy sản, chiếm 3,5% với các thị trường Algeria, Ai Cập, Nam Phi Hiện nay, cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Phi ngày càng đa dạng do nhu cầu thị trường ngày càng lớn, yêu cầu về chất lượng và đòi hỏi về mẫu mã không quá khắt khe. Cá tra đang là mặt hàng thủy sản được ưa chuộng tại lục địa này, trong đó các thị trường tiêu thụ lớn nhất là Ai Cập, Algeria, Tunisia Tiếp đến là giày dép tại các thị trường Bờ Biển Ngà, Ma-rốc, Nam Phi Bên cạnh các mặt hàng nông sản xuất khẩu thô và qua trung gian như gạo, chè, cà phê, hạt tiêu, cơm dừa, thủy sản , đã có nhiều mặt hàng công nghiệp có giá trị cao được xuất sang Châu Phi như điện thoại di động, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, dệt may, giày dép, máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng (sắt thép, xi măng), phân bón, hóa chất, linh kiện ô tô, xe máy Một số mặt hàng tiêu dùng khác có kim ngạch nhỏ nhưng có nhiều triển vọng đẩy mạnh xuất khẩu sang Châu Phi trong thời gian tới như: kem đánh răng, nước uống đóng chai, túi xách, sữa và sản phẩm sữa, bia uống, dao cạo và lưỡi dao cạo Trong thời gian tới, một số mặt hàng có khả năng đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước Châu Phi gồm có gạo, thủy sản, cà phê, hạt tiêu, dệt may, giày dép, sản phẩm cơ khí, phân bón, hóa chất. Một số khó khăn khi kinh doanh tại thị trường Châu Phi i) Tình hình chính trị xã hội của các nước Châu Phi mặc dù có nhiều tiến bộ với xu thế chung là đi dần vào ổn định nhưng tại từng quốc gia vẫn tồn tại nhiều mâu thuẫn, xung đột nội bộ tiềm ẩn có nguy cơ bùng phát bất cứ lúc nào. ii) Nền kinh tế của nhiều quốc gia Châu Phi bị suy thoái, giá dầu giảm dẫn đến thu ngoại tệ giảm; Chính phủ một số nước đưa ra một số biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế nhập khẩu (như tại Ai Cập, Algeria, Sudan, Nam Phi, Angola ). 117