Bài giảng môn học Sức khỏe môi trường

ppt 53 trang vanle 3010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Sức khỏe môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_hoc_suc_khoe_moi_truong.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn học Sức khỏe môi trường

  1. Nhập môn Sức khỏe môi trường Ths. Trần Thị Tuyết Hạnh Bộ môn Sức khoẻ môi trường Email: tth2@hsph.edu.vn
  2. Mục tiêu bài học 1. Nêu được khái niệm cơ bản về sức khoẻ môi trường 2. Trình bày được những mối đe doạ của môi trường đến sức khoẻ con người 3. Trình bày được những vấn đề cấp bách về sức khoẻ môi trường ở Việt Nam
  3. Định nghĩa Môi trường & Sức khỏe ▪ Theo anh/chị, môi trường là gì? Sức khỏe là gì? SKMT là gì?
  4. Định nghĩa Môi trường & Sức khỏe ▪ Môi trường: bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con ngươì, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh thái (Luật BVMT Việt nam, 2005) ▪ Sức khỏe (Tổ chức Y tế thế giới): Trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là vô bệnh, vô tật
  5. Một số thuật ngữ được dùng trong chuyên ngành SKMT (Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam, 2005)
  6. Một số thuật ngữ được dùng trong chuyên ngành SKMT(tiếp) ▪ Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác ▪ Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.
  7. Một số thuật ngữ được dùng trong chuyên ngành SKMT(tiếp) ▪ Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường ▪ Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường
  8. Một số thuật ngữ được dùng trong chuyên ngành SKMT(tiếp) ▪ Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật ▪ Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng ▪ Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm.
  9. Một số thuật ngữ được dùng trong chuyên ngành SKMT(tiếp) ▪ Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác ▪ Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác. ▪ Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.
  10. Một số thuật ngữ được dùng trong chuyên ngành SKMT(tiếp) ▪ Hệ sinh thái là hệ quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý tự nhiên nhất định cùng tồn tại và phát triển, có tác động qua lại với nhau. ▪ Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái.
  11. Một số thuật ngữ được dùng trong chuyên ngành SKMT(Tiếp) ▪ Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.
  12. Một số thuật ngữ được dùng trong chuyên ngành SKMT(Tiếp) ▪ Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó. ▪ Khí thải gây hiệu ứng nhà kính là các loại khí tác động đến sự trao đổi nhiệt giữa trái đất và không gian xung quanh làm nhiệt độ của không khí bao quanh bề mặt trái đất nóng lên.
  13. Các yếu tố chính ảnh hưởng tới sức khỏe con người ▪ Yếu tố di truyền ▪ Dịch vụ y tế ▪ Lối sống ▪ Môi trường ◼ Ô nhiễm không khí, thiếu nước sạch và công trình vệ sinh, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, hút thuốc lá thụ động, chấn thương giao thông v.v. ◼ Ước tính 24% bệnh tật và 23% số ca tử vong trên thế giới có căn nguyên từ môi trường (WHO 2006) ◼ 85/102 loại bệnh được thống kê ở báo cáo “Sức khỏe toàn cầu của WHO” là các bệnh có căn nguyên từ môi trường
  14. Thế giới đang phải đối mặt với vấn đề gì mà bạn cho là nghiêm trọng nhất? (n = 1000 người; nguồn TNS Canadian facts 2007)
  15. Tôi nghĩ rằng vấn đề này hết sức nghiêm trọng 9-10/10 điểm (n = 1000 người; nguồn TNS Canadian facts 2007) % cho rằng vấn đề rất nghiêm trọng
  16. Các yếu tố môi trường Môi trường Xã hội Môi trường Môi trường Sinh học Hoá học Môi trường Lý học
  17. Sức khỏe môi trường là gì? ▪ Sức khỏe môi trường là những khía cạnh về sức khỏe con người, bao gồm cả chất lượng cuộc sống, được xác định bởi các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, xã hội và các yếu tố tâm lý trong môi trường (Chiến lược SKMT Quốc gia Ôxtraylia -99).
  18. Sức khỏe môi trường là gì? Sức khỏe Sức khỏe môi trường Môi trường ▪ Nghiên cứu những yếu tố nguy cơ trong môi trường và những ảnh hưởng của chúng lên sức khỏe con người ▪ Ứng dụng các phương pháp hiệu quả để bảo vệ con người khỏi những yếu tố nguy cơ từ môi trường
  19. 3 làn sóng về SKMT trên thế giới ▪ Khủng hoảng SKMT ở châu Âu, thế kỷ 19: thực phẩm ô nhiễm, nước ô nhiễm. Cách mạng công nghiệp gây ô nhiễm không khí. ▪ Giữa thế kỷ 20: phong trào môi trường sinh thái ▪ 1980-1990: biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên, lỗ thủng tầng ôzôn v.v.
  20. Những mối đe dọa của môi trường đến sức khỏe con người
  21. Những mối nguy hiểm môi trường truyền thống Liên quan tới đói nghèo, lạc hậu ▪ Thiếu nước sạch ▪ Thiếu các công trình vệ sinh ▪ Thực phẩm bị ô nhiễm ▪ Ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời do sử dụng nhiên liệu than, củi, v.v ▪ Rác thải không được quản lý tốt ▪ Thảm họa thiên nhiên: lũ lụt, hạn hán, v.v ▪ Các bệnh do trung gian truyền bệnh ▪ Các vụ dịch đường ruột
  22. Những mối nguy hiểm môi trường hiện đại Liên quan tới sự phát triển nhanh, hiện đại hóa nhanh nhưng thiếu 1 chiến lược quốc gia tổng thể về SKMT ▪ Nước bị ô nhiễm do nước thải công nghiệp, thuốc trừ sâu ▪ Ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông, do khí thải từ các nhà máy ▪ Các chất thải độc hại ▪ Sự xuất hiện các bệnh dịch mới và sự quay trở lại của các bệnh dịch truyền thống ▪ Nạn phá rừng, biến động sinh thái toàn cầu ▪ Biến đổi khí hậu, lỗ thủng tầng ôzôn, ô nhiễm xuyên biên giới
  23. Tác động của tăng dân số, đô thị hóa, công nghiệp hóa lên môi trường và sức khỏe
  24. Tác động của tăng dân số, đô thị hóa, công nghiệp hóa lên môi trường và sức khỏe ▪ Tỉ lệ tăng dân số của Việt Nam: 1,18% (2006), 86 triệu người (2008) ◼ Tốc độ GDP phải tăng 7%/ năm, duy trì liên tục đến 2010 ◼ Nhu cầu về nước, lương thực, tiêu thụ sản phẩm v.v. gia tăng ◼ Nếu GDP tăng gấp đôi → lượng chất thải tăng 3 – 5 lần ◼ ➔ Khai thác tài nguyên để phục vụ cho sự phát triển, nếu không được quản lý tốt sẽ bị suy thoái ▪ Di dân từ nông thôn ra thành thị ◼ Cơ sở hạ tầng không theo kịp sự tăng dân số ◼ Ô nhiễm không khí (bụi, tiếng ồn, khí thải độc hại) ◼ Chất thải, nước thải, khí thải từ các khu công nghiệp
  25. Những định hướng cơ bản cho một môi trường lành mạnh ▪ Bầu không khí trong sạch ▪ Đủ nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt ▪ Đủ thực phẩm và thực phẩm an toàn
  26. Những vấn đề sức khỏe môi trường Việt nam đang phải đối mặt ▪ Luật bảo vệ môi trường: ◼ ra đời năm 1993 ◼ được Quốc hội xem xét, chỉnh sửa, thông qua bản mới ngày 29/11/2005, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2006 ▪ Môi trường tiếp tục bị xuống cấp ◼ Rừng bị suy thoái, bị tàn phá ◼ Đa dạng sinh học giảm ◼ Chất lượng các nguồn nước xuống cấp ◼ Môi trường lao động bị ô nhiễm nặng nề ◼ Môi trường đô thị và các khu công nghiệp tiếp tục bị ô nhiễm ◼ Môi trường nông thôn ngày càng xuống cấp ◼ Sự cố môi trường tăng mạnh
  27. Những vấn đề sức khỏe môi trường Việt nam đang phải đối mặt Nông thôn Đô thị ▪Điều kiện VS thấp ▪Ô nhiễm do giao thông ▪~20% dân số sử dụng nước HVS ▪Ô nhiễm do hoạt động công ▪Ô nhiễm do thuốc BVTV nghiệp ở các khu, các vùng ▪VSATTP công nghiệp ▪Ô nhiễm do sản xuất làng nghề ▪Chấn thương giao thông ▪Bệnh liên quan đến nước, liên ▪Nhà ở của người nghèo quan đến điều kiện VS thấp ▪VSATTP ▪ Biến đổi khí hậu, thảm họa thiên ▪Thiếu nước sạch nhiên ▪Quy hoạch đô thị ▪ Biến đổi khí hậu, thảm họa thiên nhiên
  28. Thiếu công trình vệ sinh
  29. Tỉ lệ tiếp cận công trình vệ sinh được cải thiện report.pdf
  30. Quản lý chất thải rắn 3 R Hà Nội
  31. Quản lý chất thải rắn (tiếp) ▪ Tổng chất thải rắn phát sinh: 15 triệu tấn/năm ▪ 80% là rác thải sinh hoạt ▪ Lượng chất thải rắn được thu gom (70% ở đô thị, 20% ở nông thôn) ▪ Phần lớn chưa được phân loại, chủ yếu là chôn lấp ▪ Chiến lược BVMTQG đến 2010: thu gom xử lý 90% lượng chất thải rắn, 60% chất thải nguy hại, 100% chất thải y tế
  32. Thiếu nước sạch
  33. Tỉ lệ người dân tiếp cận với nước sạch lreport.pdf
  34. Thiếu nước sạch ▪ 63% nước mặt ngọt ở VN là từ ngoài lãnh thổ chảy vào ▪ VN đang đứng trước nguy cơ thiếu nước ▪ Ô nhiễm tự nhiên (sắt, asen, lũ lụt ) và nhân tạo ▪ Nhu cầu về nước gia tăng (tổng cộng): 64.846 triệu m3/năm (1990) → 121.521 triệu m3/năm (2010) ▪ 20,5% mẫu nước đạt tiêu chuẩn (BYT 2008)
  35. Ô nhiễm không khí
  36. Ô nhiễm không khí (tiếp) ▪ ÔNKK liên hệ nhất định với tình trạng mắc/tử vong do: nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, mãn tính, tim mạch, ung thư ▪ Ước tính toàn cầu có 800.000 người tử vong/năm do mắc các bệnh liên quan đến ÔNKK ngoài trời ▪ WHO (2006): VN thuộc nhóm các nước có tỉ lệ tử vong do ÔNKK ngoài trời cao nhất (200-230 ca/triệu dân/năm); do ÔNKK trong nhà cao thứ 2 (300-400ca/triệu dân/năm).
  37. Vệ sinh an toàn thực phẩm
  38. 76,9 millions litres of herbicides (including 49,3 millions litres of AO with 366 kg dioxin) were sprayed during the Operation Ranch Hand (1961-1971)(Stellman 2003). Currently there are 28 dioxin hot spots in Vietnam, in which seven of them are very severe.
  39. Tác động của môi trường toàn cầu ▪ Mưa axit ▪ Hiện tượng nóng ấm toàn cầu/ Hiệu ứng nhà kính ▪ Suy thoái tầng ôzôn ▪ Biến đổi khí hậu toàn cầu (→thảm họa thiên nhiên) ▪ Sự vận chuyển xuyên biên giới của các chất ô nhiễm
  40. Những tồn tại trong công tác BVMT ▪ Công tác phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường chưa tốt, như: ◼ Chưa kiên quyết xử lý đối với những cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng (2002: 4295 cơ sở cần xử lý triệt để từ 2003-2012). Thực tế hoàn thành chỉ tiêu 26% ◼ Tài nguyên rừng và khoáng sản bị tàn phá và khai thác bừa bãi ◼ Đất đai bị xói mòn và thoái hóa. Đa dạng sinh học tiếp tục bị suy giảm. ◼ Nhiều khu CN, khu chế xuất vùng biển, vùng ven sông đang gây ra ô nhiễm nặng nề.
  41. Những tồn tại trong công tác BVMT ▪ Ô nhiễm MT khu CN, khu đô thị đang ở mức báo động. Nguồn rác thải các loại ngày càng tăng, xử lý không triệt để, lúng túng trong tìm giải pháp. ▪ Nguồn nước mặt và nước ngầm tiếp tục bị ô nhiễm. ▪ Cả nước có khoảng 1500 làng nghề, sử dụng 30% lao động nông thôn: công nghệ lạc hậu, hiệu suất thấp → ô nhiễm ▪ Cả nước ghi nhận 51 “làng ung thư” tại 25 tỉnh/thành ▪ Việc đánh giá tác động SK (HIA) ít được chú ý, chưa có quy trình cụ thể. Chỉ chú ý tới đánh giá tác động môi trường (EIA). ▪ Tác hại sức khoẻ cộng đồng tích luỹ sau nhiều năm mới bùng phát nên việc khắc phục hậu quả sẽ cực kì khó khăn.
  42. Những thách thức ▪ Chất lượng môi trường ngày một suy giảm ▪ Vấn đề SKMT do chất độc hóa học sử dụng trong chiến tranh (dioxin) ▪ Gia tăng dân số, di dân tự do ▪ Đô thị hóa ▪ Tăng trưởng nhanh về kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng tác động lên môi trường ▪ Hội nhập quốc tế, du lịch, thương mại hóa (gia nhập WTO) ▪ Liên kết số liệu quan trắc môi trường với hệ thống quan trắc các chỉ tiêu thống kê y tế: chưa thực hiện
  43. Nguyên tắc bảo vệ môi trường ▪ Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu. ▪ Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. ▪ Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.
  44. Nguyên tắc bảo vệ môi trường ▪ Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. ▪ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. ▪ Những hành vi được khuyến khích và những hành vi bị nghiêm cấm: Tham khảo Luật BVMT 2005
  45. Chương trình mục tiêu quốc gia về SKMT đến năm 2015 ▪ Bộ Y tế ▪ Bộ Tài nguyên và Môi trường ▪ Dự thảo
  46. Câu hỏi lượng giá 1. Theo anh/chị, dân số gia tăng sẽ ảnh hưởng như thế nào tới SKMT? 2. Mối nguy hiểm môi trường truyền thống là gì? Cho 3 ví dụ minh họa
  47. Tài liệu tham khảo ▪ Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2005 ▪ Chiến lược BVMT Quốc gia 2001-2010 ▪ Annalee, Y. et al. Basic Environmental Heatlh, Oxford University Press, 2001 (Bản dịch tiếng Việt)
  48. Các trang web hữu ích cho môn học SKMT 1. Trung tâm Quốc gia nước sạch & vệ sinh môi trường nông thôn: 2. Tổng cục Môi trường – Bộ Tài nguyên Môi trường: 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 4. Bộ Y tế: 5. Trang tìm thông tin chung:
  49. Các trang web hữu ích cho môn học SKMT 6. Environmental health perspectives journal: 7. 8. 9. 10. 11. Ngân hàng thế giới: 12. Chương trình môi trường Liên hợp quốc (tiếng Anh): 13. Tổ chức Y tế thế giới: