Bài giảng Kinh tế môi trường - Chương 1: Giới thiệu về Kinh tế môi trường

pptx 65 trang Đức Chiến 04/01/2024 1620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế môi trường - Chương 1: Giới thiệu về Kinh tế môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_kinh_te_moi_truong_chuong_1_gioi_thieu_ve_kinh_te.pptx

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế môi trường - Chương 1: Giới thiệu về Kinh tế môi trường

  1. KINH TẾ MÔI TRƯỜNG (Dành cho chương trình sau đại học) TS. Hoàng Văn Long
  2. Tổng quan môn học • Thời gian 45 tiết, 3 tín chỉ - Thời gian giảng dạy: - 39 tiết lý thuyết - 6 tiết bài tập và thực hành - 4 tiết (sinh viên làm bài tập nhóm)
  3. Chương trình học Chương 1: (3 Tiết) Giới thiệu về Kinh tế môi trường – Tối ngày 9/3 Chương 2: (5 Tiết) Mối liên hệ giữa Môi trường và Kinh tế - Sáng ngày 10/3 Chương 3: (5 Tiết) Nguyên nhân các vấn đề môi trường – Chiều ngày 10/3 Chương 4: (5 Tiết) Kinh tế học Ô nhiễm - Sáng ngày 11/3 Chương 5: (3 Tiết) Phân tích lợi ích chi Phí Bài tập (2 tiết) – Chiều 11/3
  4. Chương 6: (5 Tiết) Định giá Tài nguyên và Môi trường - Sáng ngày 12/3 Chương 7:(4 Tiết) Kinh tế Tài nguyên, Chất thải và Đa dạnh sinh học Bài tập (1 tiết) – Chiều ngày 12/3 Chương 8: (5 Tiết) Quản lý nhà nước về môi trường - Sáng ngày 13/3 Chương 9: Kinh tế Xanh, Tăng trưởng Xanh và BĐKH ở Việt Nam (3 tiết) Chương 10: Seminar Kinh tế Môi trường (2 tiết) – Chiều ngày 13/3 Hướng dẫn Ôn tập Môn học (1 tiết)
  5. Đáng giá kết quả • Tham gia học (20%) • Tham gia thảo luận nhóm (20%) • Trình bày tại lớp (10%) • Kiểm tra giữa kỳ (20%) • Thi hết môn (30%)
  6. Các tài liệu chính [1] Tài liệu giảng dạy Kinh tế Môi trường. Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh EEPSEA (Environmental Economics Program in the Southeast Asia). Tài liệu đọc, Hướng dẫn giảng dạy, câu hỏi và bài tập [2] Bài giảng Chính sách Môi trường (5 Chương) [3] Nguyễn Thế Chinh, 2003, Giáo trình Kinh tế và Quản lý Môi trường, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. [4] Kinh tế hóa lĩnh vực môi trường: Lý luận và thực tiễn (Sách chuyên khảo). PGS. TS. Phạm Văn Lợi [5] Định giá môi trường (Tiếng Việt) [6] Luật môi trường và Chính sách Kinh tế Nâng cao
  7. Các tài liệu bổ sung [7] Giáo trình Kinh tế Tài Nguyên Môi trường (2009). PSG. TS. Nguyễn Văn Song. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. [8] Giáo trình Kinh tế Môi trường, 2009 Nguyễn Mậu Dũng, Đại học Nông nghiệp Hà Nội [9] Lê Quốc Lý, 2014, Giáo trình Kinh tế Môi trường, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội [10] Barry C. Field & Nancy D. Olewiler, 2011, Environmental Economics. Third Canadian Edition. (20 chương) [11] Tietenberg, T. 2012. Kinh tế tài nguyên môi trường. Xuất bản lần thứ 9. [12] Tài liệu giảng dạy kinh tế môi trường sau đại học. MIT: policy-and-economics-spring-2011/lecture-notes/
  8. Chương 1 GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
  9. Kinh tế môi trường là gì? Kinh tế + Môi trường = Kinh tế Môi trường Vậy: Kinh tế học là gì? Kinh tế học nghiên cứu vấn đề gì? Môi trường là gì? Và Nghiên cứu môi trường gồm những vấn đề nào?
  10. CÁC NỘI DUNG CHÍNH 1.1. Các khái niệm liên quan đến kinh tế được sử dụng trong kinh tế môi trường 1.2. Các khái niệm liên quan đến môi trường 1.3. Kinh tế môi trường là gì? 1.4. Khái niệm Tăng trưởng và phát triển bền vững 1.5. Các giải pháp đối với vấn đề môi trường là gì? Phân tích lợi ích chi phí là một phương pháp 1.6. Kinh tế học và Chính trị 1.7. Thảo luận 1.8. Câu hỏi và ôn tập chương 1.9. Tài liệu tham khảo
  11. 1.1. Khái niệm cơ bản kinh tế môi trường • Kinh tế học là gì? • Kinh tế học nghiên cứu vấn đề gì? • Sự khan hiếm • Chi phí cơ hội • Sự đánh đổi • Lợi ích biên • Chi phí biên • Cung • Cầu • Giá cả
  12. • Tối đa hóa lợi nhuận • Quy Luật của thị trường • Thất bại thị trường • Hàng hóa công • Ngoại ứng • Quyền tài sản • Cạnh tranh hoàn hảo • Phân tích lợi ích - chi phí • Định giá
  13. • Sinh viên thảo luận các nội dung và trình bày cho giáo viên
  14. • Sinh viên xung phong phát biểu hoặc theo sự chỉ định của giảng viên • Giảng viên sẽ cùng giải thích các khái niệm trên và đi đến thống nhất.
  15. 1.2. Các khái niệm liên quan đến môi trường? 1.2.1. Những khái niệm cơ bản 1.2.2. Các chức năng của môi trường 1.2.3. Các vấn đề môi trường
  16. 1.2.1. Những khái niệm về môi trường • Môi trường là gì? • Ô nhiễm môi trường là gì? • Suy thoái môi trường là gì? • Tai biến môi trường là gì? • Tiêu chuẩn môi trường là gì? • Đánh giá tác động môi trường? • Đánh giá môi trường chiến lược?
  17. 1.2.2. Các chức năng của môi trường • Chức năng biến đổi lý hoá: pha loãng, phân huỷ hoá học nhờ ánh sáng mặt trời, sự tách chiết các vật thải và độc tố. • Chức năng biến đổi sinh hoá: sự hấp thụ các chất dư thừa, sự tuần hoàn của chu trình cácbon, chu trình nitơ, phân huỷ chất thải nhờ vi khuẩn, vi sinh vật. • Chức năng biến đổi sinh học: khoáng hoá các chất thải hữu cơ, mùn hoá, v.v • Chức năng giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật.
  18. 1.2.3. Các vấn đề môi trường - Ô nhiễm môi trường: không khí, nước, đất, tiếng ồn, - Biến đổi khí hậu: trái đất nóng lên, nước biển dâng - Cạn kiệt tài nguyên - Mất cân bằng sinh thái - => Các vấn đề này ảnh hưởng tới con người như thế nào? Cho ví dụ minh họa 18
  19. 1.3. Kinh tế môi trường là gì? Kinh tế + Môi trường = Kinh tế Môi trường Vậy: Kinh tế học là gì? Kinh tế học nghiên cứu vấn đề gì? Môi trường là gì? Và Nghiên cứu môi trường gồm những vấn đề nào?
  20. 1.3. Kinh tế môi trường là gì? 1.3.1. Khái niệm kinh tế môi trường 1.3.2. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế môi trường 1.3.3. Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu kinh tế môi trường (Tiếp cận vĩ mô (chính sách), tiếp cận vi mô (hành vi), tiếp cận chuyên ngành và tiếp cận đa ngành) 1.3.4. Nguyên nhân các vấn đề môi trường từ giác độ kinh tế 1.3.5. Vai trò của khuyến khích trong việc giải quyết các vấn đề môi trường
  21. KINH TẾ và MÔI TRƯỜNG KINH TẾ MÔI TRƯỜNG • Sản xuất: lấy nguyên liệu • Cung cấp nguyên vật liệu từ môi trường => sản phẩm + cải tạo môi đầu vào cho quá trình sản trường + xả rác thải, khí xuất thải, tiếng ồn • Cung cấp môi trường • Phân phối: mang sản sống cho con người phẩm tới người tiêu dùng + rác thải, chất thải, • Nhận rác thải, chất thải từ • Tiêu dùng: sử dụng sản quá trình sinh hoạt, sản phẩm + xả ra rác thải sinh xuất, hoạt, 21
  22. KHÁI NIỆM KINH TẾ MÔI TRƯỜNG Kinh tế môi trường: - Là một nhánh của kinh tế học: nguồn gốc từ kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô (chủ yếu là từ Vi mô) - Ứng dụng các lý thuyết và kỹ thuật phân tích kinh tế để nghiên cứu xem các nguồn tài nguyên môi trường được phát triển và quản lý như thế nào? - Xem xét các hoạt động kinh tế ảnh hưởng đến các môi trường tự nhiên ra sao? - Xem xét cách thay đổi thể chế và chính sách kinh tế nhằm cải thiện chất lượng môi trường 22
  23. 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu của kinh tế môi trường • Đánh giá tầm quan trọng về mặt kinh tế của các biến đổi môi trường • Tìm hiểu nguyên nhân kinh tế của các biến đổi môi trường • Đề xuất các giải pháp kinh tế nhằm làm chậm lại, chấm dứt và đảo ngược các biến đổi tác động tiêu cực tới môi trường => Ví dụ?????
  24. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA KINH TẾ MÔI TRƯỜNG VỚI CÁC MÔN KINH TẾ HỌC KHÁC • KTMT tập trung nghiên cứu xem các hoạt động kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến môi trường tự nhiên (không khí, nước, đất và vô số các giống loài sinh vật) • KTMT nghiên cứu và đánh giá các phương pháp khác nhau để xã hội đạt được mục đích sử dụng tối ưu tất cả các nguồn tài nguyên trong đó có tài nguyên môi trường. 24
  25. 1.3.2. Phương pháp tiếp cận của Kinh tế môi trường • Kinh tế vĩ mô (nền kinh tế, chính sách vĩ mô, thể chế) • Kinh tế vi mô (hành vi, ngoại ứng)
  26. Tại sao con người gây ra ô nhiễm? • Thể chế kinh tế? (gây ô nhiễm là cách rẻ tiền nhất, con người gây ra ô nhiễm vì động cơ lợi nhuận) • Thiết chế xã hội? (Đạo đức xã hội? Vai trò của cộng đồng? Ý thức của cá nhân?)
  27. • Bất kỳ hệ thống kinh tế nào phá hoại môi trường.
  28. 1.3.4. Nguyên nhân các vấn đề môi trường (tiếp tục ở Chương 3) 1) Đạo đức và ý thức 2) Mục tiêu lợi nhuận 3) Cơ chế khuyến khích chưa hợp lý. 4) 3 yếu tố liên quan đến thất bại thị trường: Ngoại ứng, Hàng hóa công và Quyền tài sản. 5) Thất bại chính sách
  29. 1) Đạo đức và ý thức • Con người gây ô nhiễm là thiếu ý thức và đạo đức: Điều này đòi hỏi việc bảo vệ môi trường cần nâng cao ý thức và đạo đức
  30. 2) Mục tiêu lợi nhuận • “Con người gây ô nhiễm bởi đó là phương cách rẻ nhất để giải quyết một vấn đề rất thực tế là làm thế nào để thải bỏ các phế phẩm sinh ra sau khi sản xuất và tiêu dùng hàng hóa” (Barry Field and Nancy Olewiler)
  31. 3) Cơ chế khuyến khích chưa hợp lý • Các khuyến khích chưa đủ để cho con người hành động bảo vệ môi trường
  32. 4) 3 Yếu tố của thất bại thị trường • Ngoại ứng • Hàng hóa công cộng • Quyền sở hữu tài sản không được phân định rõ ràng
  33. Ngoại ứng • Ngoại ứng:Yếu tố ngoại ứng xuất hiện khi một quyết định sản xuất hoặc tiêu dùng của một / một số cá nhân tác động trực tiếp đến việc sản xuất hay tiêu dùng của những người khác mà không thông qua giá cả thị trường. • Ngoại ứng có thể xuất hiện giữa những người sản xuất với nhau, giữa những người tiêu dùng với nhau hoặc giữa người sản xuất với người tiêu dùng. Vấn đề chính yếu của ngoại ứng là nó tạo ra các lợi ích và chi phí không được bồi hoàn. • Ngoại ứng tích cực: • Ngoại ứng tiêu cực: • Ví dụ?
  34. Hàng hóa công cộng • Chất lượng môi trường là một loại hàng hóa công cộng mang hai tính chất: không cạnh tranh và không loại trừ; - không thể loại trừ một cách hiệu quả các cá nhân khỏi việc sử dụng và; - việc một cá nhân sử dụng loại hàng hóa này không ảnh hưởng đến cá nhân khác. • Ví dụ: không khí để thở, tri thức và thông tin, an ninh quốc gia, hệ thống kiểm soát lũ lụt, hải đăng, đèn đường.
  35. 5) Quyền sở hữu tài sản • Quyền tài sản: Định lý Coase cho rằng việc quy định quyền tài sản sẽ dẫn đến một giải pháp tối ưu, mà không cần biết là ai được quyền nhận chúng, nếu các chi phí giao dịch là không đáng kể và số lượng những bên tham gia thương lượng là hạn chế. • Ví dụ, nếu những người sống gần một nhà máy có quyền sử dụng nước và không khí sạch, hoặc nếu nhà máy có quyền gây ô nhiễm, khi đó có thể là nhà máy có thể trả cho những người bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm hoặc cũng có thể những người này có thể trả cho nhà máy để không gây ô nhiễm.
  36. Quyền sở hữu tài sản không rõ ràng • Quyền sở hữu tài sản về tài nguyên và môi trường không rõ ràng dẫn đến ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên
  37. Thất bại chính sách • Các chính sách bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên không đủ mạnh và hiệu lực thi hành dẫn đến sự ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên
  38. 1.3.4. Vai trò của khuyến khích trong giải quyết vấn đề môi trường VD: Sương mù và xe máy 1) Khuyến khích: Gia đình và sử dụng ô tô 2) Các khuyến khích cho doanh nghiệp 3) Các khuyến khích trong công nghệ kiểm soát ô nhiễm
  39. Sương mù và xe máy • Ở Canada, Phương tiện giao thông phát thải 11% CO2, 17% Nitrogen Acid, 20% hợp chất hữu cơ dễ bay, 47% CO gây ra: 6000 người chết/năm, ung thư trẻ em tăng 25%, tăng 400% và làm thay đổi hệ sinh thái, gây ra kẹt xe, tai nạn. Vì vậy lái 1 chiếc xe sẽ ảnh hưởng đến người khác và Đây là ngoại tác (ngoại ứng). Chúng ta sẽ xem xét 4 loại khuyến khích để giảm ngoại ứng tiêu cực.
  40. Khuyến khích: Gia đình và sử dụng ô tô Tổng lượng phát thải = Số lượng xe x Số km đường đi x Lượng phát thải mỗi km Vậy giảm phát thải là: - Giảm số lượng xe - Giảm km đường đi - Giảm Lượng phát thải mỗi km
  41. • Kiểm định xe • Đánh thuế khi đổi bằng lái xe • Đánh thuế xăng dầu • Đánh thuế mỗi năm trên chủ xe hoặc khi mua lại • Khuyến khích bằng truyền thông về tác động của xe ô tô đến chất lượng không khí và sức khỏe
  42. Các khuyến khích cho doanh nghiệp • Sản xuất xe hơi thế hệ mới với công nghệ giảm nhiên liệu. • Hoặc đánh thuế trên số lượng Sulphur của nhiên liệu • Hoặc tăng tỷ lệ Methanol trong tăng. • Hoặc tăng giá xăng để làm giảm lượng tiêu thụ xăng.
  43. Các khuyến khích trong công nghệ kiểm soát ô nhiễm • Công nghệ kiểm soát ô nhiễm phát triển các kỹ thuật tái chế chất thải, thiết bị kiểm soát ô nhiễm, và kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm, quản lý các bãi chôn lấp, phát triển các loại hàng hóa thân thiện môi trường • Ví dụ:
  44. 1.4. Khái niệm tăng trưởng và phát triển bền vững 1.4.1. Những vấn đề cơ bản 1.4.2. Đánh đổi và sự bền vững 1.4.3. Môi trường và tăng trưởng: Sự bền vững theo thời gian 1.4.4. Đường Kuznets môi trường 1.4.5. Các ổ chứa ô nhiễm và vùng tránh ô nhiễm
  45. 1.4.1. Những vấn đề cơ bản • Một nền kinh tế bền vững là nền kinh tế trong đó vốn đầu tư xã hội cho phép nền kinh tế tăng trưởng để thế hệ tương lai ít nhất cũng có được mức phúc lợi như thế hệ hiện tại, trong khi vẫn duy trì sự lành mạnh của hệ sinh thái. Phúc lợi là gì? Hệ sinh thái là gì?
  46. 1.4.2. Đánh đổi và sự bền vững • Theo sơ đồ trang 18, chất lượng môi trường giảm xuống khi sản lượng hàng hóa sản xuất tăng lên.
  47. 1.4.3. Môi trường và tăng trưởng: Sự bền vững theo thời gian • Theo 3 kịch bản: - Lạc quan - Bi quan - Và sự khác nhau về sản lượng và chất lượng môi trường giữa các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển
  48. 1.4.4 Đường Kuznets môi trường • EKC (Environmental Kuznets Cure): EKC giảm đều khi thu nhập tăng • EKC lúc đầu tăng sau đó giảm theo thu nhập • EKC tăng theo thu nhập Hình 1.4, 1.5, 1.6.
  49. 1.4.5. Các ổ chứa ô nhiễm và vùng tránh ô nhiễm • Các nước đang phát triển được xem là ổ chứa ô nhiễm (pollution haven) vì chính sách và quy định môi trường lỏng lẻo. • Ngược, các nước có công nghệ sản xuất sạch và chính sách môi trường khắt khe được xem là vùng tránh ô nhiễm (polution halos)
  50. 1.5. Giải pháp nào đối với vấn đề môi trường? 1.5.1. Các giải pháp + Xác định đầy đủ quyền tài sản + Đánh thuế ô nhiễm + Quy định môi trường 1.5.2. Phân tích lợi ích – chi phí là một phương pháp để giải quyết vấn đề môi trường
  51. 1.5.1. Các giải pháp cho vấn đề môi trường • Xác định đầy đủ về quyền tài sản • Đánh thuế ô nhiễm (Taxes) • Hạn gạch ô nhiễm (Quota Ô nhiễm) • Các quy định về môi trường (Tiêu chuẩn)
  52. Xác định đầy đủ quyền tài sản • Xác định đầy đủ quyền tài sản làm cho “Chủ sở hữu” có trách nhiệm hơn trong việc giảm ô nhiễm hoặc giảm tác động có hại đến môi trường hoặc họ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi ô nhiễm xảy ra. VD: Quyền sử dụng đất,
  53. Đánh thuế ô nhiễm • Đánh thuế là một công cụ chính sách làm hạn chế ô nhiễm và tạo nguồn ngân sách để giảm tác động của ô nhiễm.
  54. Hạn ngạch ô nhiễm • Hạn ngạch ô nhiễm sẽ làm cho người gây ô nhiễm biết được giới hạn của mình về xả thải. Loại hạn ngạch này phù hợp với những loại chất gây ô nhiễm nguy hại.
  55. Các quy định về môi trường • Các quy định về tiêu chuẩn, quy trình, công nghệ là những pháp là hạn chế ô nhiễm và giảm các tác động tiêu cực từ ô nhiễm gây ra.
  56. 1.5.2. Phân tích lợi ích - chi phí là một phương pháp • Vì sao cần phân tích CBA? • Ví dụ về Bắt buộc đội mũ bảo hiểm • Ví dụ về Mang khẩu trang khi ra đường
  57. 1.6. Kinh tế học môi trường và Chính trị • Thế giới là quyền lực và thỏa hiệp giữa các nhóm khác nhau trong xã hội. • Vấn đề môi trường ngày nay trở thành vấn đề chính trị ở các nước phát triển cũng như đang phát triển • Các nhà kinh tế học phân tích hiệu quả nhằm cung cấp thông tin tốt cho các nhà chính trị hoạch định chính sách. • Chính sách môi trường hiệu quả cần kết hợp giữa “mệnh lệnh” và “khuyến khích”
  58. Các ví dụ minh họa • Ô nhiễm tràn dầu: Phán quyết của tòa án cũng dựa trên sự thỏa hiệp • Ô nhiễm thủy ngân ở Nhật Bản: Thỏa hiệp giữa Người dân, Doanh nghiệp và Chính quyền • Ô nhiễm Vedan ở Việt Nam: Thỏa hiệp giữa Vedan, Hội nông dân và Chính quyền • Ô nhiễm Formosa: Thỏa hiệp giữa Doanh nghiệp, Nhà nước, Các nhà khoa học, Người dân (Tuy nhiên vai trò của người dân còn mờ nhạt)
  59. 1.7. Thảo luận • Các khái niệm kinh tế học được sử dụng trong kinh tế môi trường? • Các khái niệm về môi trường? • Ví dụ về vấn đề môi trường? • Vì sao môi trường bị ô nhiễm trên giác độ của kinh tế môi trường? • Ví dụ về ngoại ứng? • Ví dụ về quyền tài sản? • Ví dụ về hàng hóa công? • Tại sao môi trường bị ô nhiễm? • Để giải quyết vấn đề ô nhiễm cần có những giải pháp gì?
  60. 1.8. Ôn tập chương 1: 1. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế môi trường 2. Nguyên nhân các vấn đề môi trường từ giác độ kinh tế 3. Vai trò của khuyến khích trong việc giải quyết các vấn đề môi trường? 4. Vai trò của quyền tài sản 5. Các biểu hiện kinh tế của suy thoái môi trường 6. Khái niệm tăng trưởng và phát triển bền vững 7. Phân tích lợi ích chi phí như là một phương pháp
  61. 7. Phát triển bền vững và tăng trưởng? Trình bày đường con Kuznetz về môi trường 8. Phân tích lợi ích chi phí là phươn pháp để phân tích đánh đổi giữ kinh tế và môi trường và được sử dụng trong phân tích chính sách. Giới thiệu vai trò của đánh giá.
  62. 1.9. Tài liệu tham khảo 1. Sách EEPSEA. Chương 1: Kinh tế môi trường là gì? Đến Chương 4. 2. moi-truong-chuong-mo-dau/0499ef6c/3c26a063 Sách Kinh tế và Quản lý môi trường. Chương mở đầu. 3. 4. M%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-kh%C3%A1i- ni%E1%BB%87m-li%C3%AAn-quan- %C4%91%E1%BA%BFn-m%C3%B4i- tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-41139
  63. Nhận xét của sinh viên về bài giảng • Học môn này có khó không? • Giáo viên giảng có thể hiểu được không? • Các tài liệu hiện nay các bạn cần cung cấp thêm không? Những tài liệu nào? • Chúng ta sẽ tiến hành phương pháp dạy cùng với các seminar không?
  64. Cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe! Hiểu thêm về Môi trường: /247447615709477/