Bài giảng Kết quả bước đầu sử dụng Vạt da mu chân ngược dòng che phủ vùng bàn ngón chân

pdf 22 trang Phương Mai 02/04/2025 200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kết quả bước đầu sử dụng Vạt da mu chân ngược dòng che phủ vùng bàn ngón chân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_ket_qua_buoc_dau_su_dung_vat_da_mu_chan_nguoc_dong.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kết quả bước đầu sử dụng Vạt da mu chân ngược dòng che phủ vùng bàn ngón chân

  1. Vết thương phần mềm vùng bàn, ngón chân lộ gân, xương, khớp là tổn thương hay gặp. Lâu nay ở các tuyến cơ sở kỹ thuật quen dùng của các phẫu thuật viên là tạo mỏm cụt, điều này ảnh hưởng tới chức năng vận động, thẩm mỹ và tâm lý bệnh nhân. Để che phủ vết thương lộ gân, xương, khớp vùng này chúng tôi tiến hành làm vạt da mu chân ngược dòng để che phủ.
  2. Lịch sử nghiên cứu 1995 Masquelet A.C, Gilbert đã mô tả vạt da mu chân che phủ vùng gót 2006 Berish Strauch, Han-Liang Yu mô tả vạt da tự do mu chân Trong nước hiện tại chúng tôi chưa tìm thấy tác giả nào nghiên cứu vạt da mu chân ngược dòng
  3. Để đánh giá kết quả điều trị vạt da mu chân ngược dòng che phủ vết thương vùng bàn ngón chân chúng tôi nghiên cứu đề tài: ″Kết quả bước đầu sử dụng vạt da mu chân ngược dòng che phủ vùng bàn, ngón chân tại Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất Đồng Nai ”nhằm mục tiêu: - Xác định tỷ lệ thành công của vạt da mu chân ngược dòng - Xác định tỷ lệ biến chứng và tai biến
  4. Giải phẫu mạch máu vùng mu chân
  5. Tất cả bệnh nhân bị tổn thương mất da lộ gân, xương, khớp mặt mu bàn, ngón chân tại bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai từ tháng 10/2014 – 10/2016 3.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh: - Bệnh nhân bị tổn thương mất da lộ gân, xương, khớp mặt mu bàn, ngón chân 3.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ: - Bệnh nhân bị xơ vữa mạch máu - Bệnh nhân không đồng ý phẫu thuật - Bệnh nhân bị tổn thuơng cuống mạch nuôi vạt
  6. Chúng tôi đánh giá kết quả vạt da theo tiêu chuẩn của Oberlin C với các mức độ tốt, vừa và xấu như sau: + Tốt: Vạt sống hoàn toàn, tổn thương liền sẹo không có viêm nhiễm + Vừa: Vạt thiểu dưỡng, xuất hiện phỏng nước trên bề mặt hoặc hoại tử mép vạt, có hoặc không phải ghép da bổ sung, hoặc vạt bị hoại tử mép da nhưng còn lớp cân mỡ. + Xấu: vạt bị hoại tử trên 1/3 diện tích đến toàn bộ, phải cắt bỏ và thay thế bằng phương pháp điều trị khác.
  7. - Biến chứng: Tình trạng nhiễm trùng, liền sẹo vạt và nơi cho vạt - Tai biến trong mổ: tổn thương mạch máu nuôi vạt, tổn thương thần kinh cảm giác vùng mu bàn chân. - Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu mô tả hàng loạt ca - Thu thập số liệu: Bệnh nhân bị tổn thương mất da vùng bàn, ngón chân được khám, đánh giá tổn thương, chỉ định phẩu thuật và theo dõi, đánh giá kết quả sau phẩu thuật từ tháng 10/2014 – 10/2016
  8. Chúng tôi tiến hành phẫu thuật 11 bệnh nhân, trong đó có 2 bệnh nhân bị tổn thương 2 ngón chân cần vạt che phủ, tổng cộng có 13 ngón chân đã được phẫu thuật tại bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất Đồng Nai bằng vạt da mu chân ngược dòng với kết quả như sau
  9. 4.1 Dịch tể + Tuổi: nhỏ nhất: 18 tuổi, lớn nhất: 46 tuổi + Giới: Nam 11 ca (100%) + Nguyên nhân: - Tai nạn giao thông 9 ca (82%) - Tai nạn sinh hoạt 1 cal (9%) - Abcess bàn ngón 1 cal (9%)