Bài giảng Đào tạo công nghệ trải vải và cắt bán thành phẩm

pdf 15 trang vanle 4610
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Đào tạo công nghệ trải vải và cắt bán thành phẩm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_dao_tao_cong_nghe_trai_vai_va_cat_ban_thanh_pham.pdf

Nội dung text: Bài giảng Đào tạo công nghệ trải vải và cắt bán thành phẩm

  1. Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Công nghiệp - Thủ công nghiệp Nghệ An Bài giảng ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ TRẢI VẢI VÀ CẮT BÁN THÀNH PHẨM TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ An Trang 1
  2. MỤC LỤC Mục tiêu môn học 3 Bài 1: Trải vải 4 Bài 2: Cắt bán thành phẩm 9 Bài 3: Đánh số, phối kiện bán thành phẩm 10 Bài 4: Hạch toán bàn cắt 12 Bài 5: Điều hành quản lý quy trình cắt bán thành phẩm 13 Tài liệu tham khảo 15 TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ An Trang 2
  3. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC: Sau khi học xong môn học này, học sinh có khả năng: - Biết trải vải đúng nguyên tắc, đảm bảo kỹ thuật - Thực hiện cắt bán thành phẩmđảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn lao động - Thực hiện việc bóc tập, đánh số đúng quy định đảm bảo yêu cầu kỹ thuật TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ An Trang 3
  4. BÀI 1. TRẢI VẢI 1.1. Xác định chủng loại vải Nguyên liệu trong ngành may bao gồm các sản phẩm của ngành kéo sợi và ngành dệt như: chỉ vải, vải lót, vải dựng Ngoài ra, còn là sản phẩm của các ngành phụ thuộc khác như móc, dây kéo, thun Nắm được tính chất nguyên liệu, chúng ta sẽ sử dụng chúng có hiệu quả kinh tế cao hơn trong sản xuất, sẽ bảo quản vật liệu tốt hơn, tránh được lỗi do chất lượng của nguyên phụ liệu không đảm bảo Nguyên phụ liệu may có những tính chất chung, đồng thời cũng có những tính chất riêng. Do đó, chúng ta cần nắm vững những tính chất này để xử lý trong quá trình làm việc nhàm nâng cao chất lượng công việc Vải là sản phẩm của ngành dệt và là nguyên liệu của ngành may. Vải được làm ra rừ xơ, sợi theo nhiều cách khác nhau bàng phương pháp dệt hay liên kết kỹ thuật, Người ta phân loại vải như sau: - Theo yêu cầu sử dụng: vải mặc ngoài, vải mặc lót, vải kỹ thuật - Theo bề dày của vải: vải dày, vải trung bình, vải mỏng để chọn máy gia công cho phù hợp - Theo cấu trúc và cấu tạo của vải: dệt thoi, dệt kim, không dệt * Các nguyên tắc kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu: - Tất cả các hàng nhập kho, xuất kho phải có phiếu giao nhận ghi rõ số lượng, phải ghi sổ và ký nhận rõ ràng để tiện việc kiểm tra sau này - Tất cả các nguyên phụ liệu phải được tiến hành đo đếm, phân loại màu sắc, số lượng , chất lượng, khổ vải trước khi cho nhập kho chính thức - Đối với các loại hàng cao cấp như nỉ, dạ, nhung, băng lông phải dùng những dây mềm để bó buộc, không được dùng những dây cứng như dây đay, thừng, gai Trong khi xếp không được ấn mạnh tay, gây xô lệch, khi vân chuyển phải nhẹ nhàng, không được nhấc mạnh, không được dẫm đạp lên nguyên liệu. - Đối với 1 số mặt hàng có độ co giãn lớn, chỉ được xếp cao 1m. Cần phải phá kiện trước 3 ngày và xổ vải cho ổn định độ co ít nhất 1 ngày trước khi đưa vào sản xuất TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ An Trang 4
  5. - Khi đo đếm xong, phải ghi đầy đủ ký hiệu, số lượng, khổ vải, chất lượng của cây vải vào 1 miếng giấy nhỏ dính vào đầu cây vải theo quy định. Sau đó, chịu trách nhiệm báo cho phòng kỹ thuật hoặc phòng kế hoạch trước 3 ngày để tiện cân đối cho khâu thiết kế và giác sơ đồ. Đồng thời phải chuẩn bị đủ số lượng vải cho phân xưởng cắt trước ít nhất 1 ngày để nơi đây có thể chủ động sản xuất - Khi cấp phát nguyên liệu cho phân xưởng cắt, phải thực hiện phân loại theo từng bàn cắt và theo phiếu hạch toán số liệu giác sơ đồ của phòng kỹ thuật nhằm sử dụng nguyên phụ liệu chi hợp lý, tránh phát sinh đầu tấm - Đối với vải đầu tấm, cần phải được kiểm tra , phân chia theo từng loại khổ, chiều dài, màu sắc Sau đó làm bảng thống kê, gửi phòng kỹ thuật và có kế hoạch nhận lại số vải này về kho để có thể quản lý và lên kế hoạch tận dụng vào việc tái sản xuất - Đối với các loại hàng cần phải đổi như sai màu, lỗi sợi, lẹm hụt đều phải có biện bản ghi rõ nguyên nhân sai hỏng và số lượng cụ thể đối với mỗi loại làm cơ sở làm việc lại với khách hang 1.2. Xác định khổ vải: - Khổ vải là khoảng cách nhỏ nhất mà ta có thể đo được giữa 2 điểm nằm trên 2 biên vải. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất vải, dù sợi vải đã được ổn định nhiệt để bền hình dạng, nghĩa là giảm độ co xuống tối thiểu, thế nhưng khi dệt trên máy, sợi vẫn bị căng ra ở các mức độ khác nhau, nên vải thành phẩm vẫn bị co giãn không đều nhau. Vì thế, biên vải thường không song song với nhau mà có dạng gợn sóng - Trong sản xuất may công nghiệp, việc xác định chính xác khổ vải sẽ là 1 yếu tố rất quan trọng giúp nà sản xuất sử dụng hiệu quả nguyên phụ liệu và tiết kiệm nguyên phụ liệu cao. Do đó, người ta thường chọn phương pháp đo khổ nhiều lần rôi láy trị số trung bình - Để tiến hành đo, ta sử dụng thước dây để tránh sự co giãn. Thước phải đảm bảo 3 diều kiện sau: + CÓ độ chính xác cao, chữ số rõ ràng + Thước phải trơn láng để đảm bảo chất lượng bề mặt của vải trong quá trình đo TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ An Trang 5
  6. + Chiều dài của thước đo phải lớn hơn chiều dài của khổ vải định đo thì khi đo mới đảm bảo độ chính xác - Cách đo khổ vải: đặt vải lên bàn phẳng, dùng thước đặt vuông góc với chiều dài cây vải, cứ 5m đo 1 lần. Tùy theo từng loại mép vải có biên trơn, xù hay lỗ kim, phải báo cáo cụ thể về kích thước bieenc ho phòng kỹ thuật để có kế hoạch trừ hao khi giác sơ đồ + Đối với vải in bông: Phần vải được in bông , in màu là khổ thực tế. + Đối với vải trơn: Phần khổ vải thưc tế được giới hạn trong hia biên có lỗ kim hoặc keo. + Đối với vải lưới hoặc ren: Khổ vải sử dụng được là những phần ren và lưới chính + Đối với các loại vải in sọc, in bông theo chu kỳ thì cần báo cáo thêm số liệu về chu kỳ ngang, dọc để tiện việc giác sơ đồ sau này. - Nếu không có thời gian, sau khi kiểm tra bằng mắt thường thấy không có khác biệt đáng kể về kích thước của khổ vải cũng có thể lấy số đo như sau: + Với vải xếp tập: đo lần 1 ở đầu cây,lần 2 ở giữa cây, lần 3 ở cuối cây. + với vải cuộn tròn, lần 1 ở đầu cây, lần 2 lùi vào 3 m, lần 3 lùi vào 5 m. - Trong quá trình đo, nếu thấy khổ vải nhỏ hơn ở phiếu ghi quá nhiều,phải báo cho phòng kỹ thuật để có hướng giải quyết ngay trong ngày, tránh để qua ngày hôm sau. 1.3. Xác định mặt vải: Sau khi nhận nguyên phụ liệu, phân xưởng cắt cần tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng nguyên phụ liệu đã nhận để chắc chắn sẽ không xảy ra sai xót trong quá trình trải vải – cắt vải thực hiện. Công tác kiểm tra cụ thể được tiến hành như sau: - Căn cứ vào phiếu tác ngiệp màu, kiểm tra lại về màu sắc, kích thước, chủng loại, khổ của nguyên phụ liệu đó - Kiểm tra để chắc chắn độ co của nguyên phụ liệu đã bảo hòa - Kiểm tra tình trạng biên vải để có kế hoạch xử lý biên vải cho hợp lý: bấm biên, giữ biên, cắt biên - Kiểm tra tình trạng lỗi vải để có phương án xử lý vải phù hợp nhất: cắt bỏ, hạ khổ vải TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ An Trang 6
  7. - Kiểm tra chiều dài các cây vải đang có và dựa trên phiếu tác ngiệp bàn cắt để tìm ra các bất hợp lý trong phiếu, nhàm có kế hoạch xử dụng vải hợp lý, tránh phát sinh đầu tấm, đầu khúc. - Đề xuất các biện pháp ngăn chặn các phát sinh nếu có trong quá trình trải vải - cắt vải: lót giấy để tăng ma sát giữa các lớp vải, tính toán vị trí nối vải phù hợp, trải mặt phải hay mặt trái của lá vải lên trên để tránh nhầm lẫn trong quá trình trải vải. 1.4. Kiểm tra chiều dài bàn vải: - Căn cứ vào phiếu tác ngiệp màu, kiểm tra lại về màu sắc, kích thước, chủng loại, khổ của nguyên phụ liệu đó - Kiểm tra để chắc chắn độ co của nguyên phụ liệu đã bảo hòa - Kiểm tra tình trạng biên vải để có kế hoạch xử lý biên vải cho hợp lý: bấm biên, giữ biên, cắt biên - Kiểm tra tình trạng lỗi vải để có phương án xử lý vải phù hợp nhất: cắt bỏ, hạ khổ vải - Lưu ý: các dấu 2 bên đầu bàn phải đảm bảo vuông góc với cạnh bàn cắt - Lấy đấu chiều dài bàn vải xong, cuộn sơ đồ lại và trải 1 lớp giấy lót bên dưới bàn vải để tạo thuận lợi cho quá trình cắt bàn thành phẩm sau này 1.5. Trải vải: - Cắt bỏ phần đầu xấu ở phần đầu cây vải thawengr theo canh sợi ngang, đảm bảo độ vuông cạnh thẳng sợi ở đầu cây - Hai người đứng ở 2 bên đầu bàn vải, tay nắm mép biên và cùng lúc dẫn vải sang phía đầu bàn vải bên kia, đặt chính xác dấu gạch đầu bàn, dùng vật nặng chặn giữ đầu cây vải. Trong luc quay trở lại, đồng thời với việc bắt biên 2 biên cho thẳng mép, dùng que gạt gạt phẳng toàn bộ mặt vải. Khi sử dụng cây gạt, đặt thước nằm ngang và gạt theo chiều dọc vải. Không được dùng đầu cây gạt để đẩy mặt vải, sẽ làm biến dạng canh sợi vải - Khi trở về đến đầu bàn, dùng kéo hoặc dao cắt chính xác đầu bàn theo gờ cắt. Sau đó, nắm đầu cây vải dẫn tiếp lớp thứ 2, thao tác lập lại đunngs như lớp thứ nhất TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ An Trang 7
  8. - Trong quá trình bắt biên và làm phẳng bàn vải, đồng thời với việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu, nếu phát hiện vải bị lỗi thì dùng giấy phủ lên vị trí có lỗi để dễ thay thân sau này. Nếu vải có lỗi nặng thì xử lý cắt bỏ đoạn đó hoặc báo với lãnh đạo xí ngiệp để có hường giải quyết cụ thể - Khi bàn vải đã trải được 5 lớp, phải trải sơ đồ lên bàn vải đẻ kiểm tra lại chiều dài, khổ vải xem có vấn đề gì không. Nếu đạt yêu cầu thì trải tiếp 10 lớp nữa và phủ sơ đồ lên kiểm tra lại lần cuối. Sau đó trải tiếp tục cho hết bàn vải. Khi bàn vải trải xong, kiểm tra lại số lớp cho đúng tác nghiệp 1.6. Trải sơ đồ, kẹp bàn vải: Kiểm tra kỹ để chắc chắn đã chịn đúng sơ đồ cần trải – cắt theo đúng tác nghiệp bàn cắt đã có. Cần lưu ý: có thể trong 1 lô hàng có nhiều sơ đồ có chiều dài giống nhau nhưng số cỡ vóc trên sơ đồ lại khác nhau 1.7. Ghi chép, tổng hợp: - Chiều dài bàn vải phải được chính xác theo chiều dài sơ đồ và cộng hao phí hai đầu bàn. Khổ vải phù hợp với khổ sơ đồ. - Bàn vải phải đứng thành, thẳng cạnh một bên mép biên, hai đầu bàn cắt ổn định và vuông góc. - Toàn bộ lá vải phải ngay canh thẳng sợi đúng mặt vải quy định và phải thẳng toàn bộ. - Bàn vải không được nghiêng vệ đê, nghiêng lợi chậu hoặc gù tang trống. TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ An Trang 8
  9. BÀI 2: CẮT BÁN THÀNH PHẨM 2.1. Kẹp bàn vải: : Kiểm tra kỹ để chắc chắn đã chịn đúng sơ đồ cần trải – cắt theo đúng tác nghiệp bàn cắt đã có. Cần lưu ý: có thể trong 1 lô hàng có nhiều sơ đồ có chiều dài giống nhau nhưng số cỡ vóc trên sơ đồ lại khác nhau 2.2. Cắt phá: Cắt thô những chi tiết lớn, hoặc từng mảng chi tiết nhỏ, cắt bằng máy cắt đẩy tay Máy cát đẩy tay làm việc với 1 lưỡi cắt đi lên đi xuống theo phương thẳng đứng. Dùng để cắt phá và cắt chi tiết chính xác, có thể cắt lớp nguyên liệu dày tới 300mm. Các góc nhọn, góc lượn được cắt rất chính xác. So với máy cắt dao đĩa, lớp cắt của máy cắt đẩy tay chính xác hơn và tất cả cacs lớp vải được cắt cùng lúc 2.3. Cắt gọt: Là cắt theo vạch chi tiết theo hình dạng ,còn gọi là cắt tinh. Cắt tinh để cắt những chi tiết nhỏ cần độ chính xác cao bằng máy cắt vòng. Khi cắt bằng máy cắt vòng, phải di chuyển khối vải và dao cắt. Do đó, phải kẹp tập vải chặt lại bằng kẹp hoặc bằng các ngón tay để tập vải không bị xô lệch. Một số bàn vải có lỗ phun khí để giảm ma sát giữa vải và mặt bàn. Cần hết sức cẩn thận trong khi cắt để không bị tai nạn lao động Khi cắt bằng máy cắt tay, bàn vải đứng yên, ta phải lách máy vào đường cắt. Đường cắt càng phức tạp thì càng khó thao tác, máy bị rung nên khó cắt chính xác. 2.4. Buộc bán thành phẩm: - Tất cả các đồ vặt bó buộc chặt liên kết với nhau thành 1 cụm. - Các chi tiết thêu, in, ép dính bó buộc riêng và cài số mặt bàn. - Bó buộc thân to để trên và dưới, các chi tiết đồ vặt để giữa, bó buộc chặt gọn gàng, cài phiếu mặt bàn vào dây buộc, để bó hàng vào đúng nơi quy định. - Yêu cầu phải bó buộc đúng quy định TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ An Trang 9
  10. BÀI 3. ĐÁNH SỐ, PHỐI KIỆN BÁN THÀNH PHẨM 3.1. Đánh số: - Tùy theo loại nguyên phụ liệu mà người ta quy định rõ việc đánh số đượcthực hiện trên bề phải hay bề trái của chi tiết. - Cần đánh số trong diện tích đường may của chi tiết sao cho khi may xong thì khuất số. - Đánh số phải quan sát lá giấy trên mặt để phát hiện số bàn, cỡ vóc có đúng với phiếu hạch toán bàn cát hay không. - Đánh số theo thứ tự từ 1 cho đến hết từng màu một. - cần có bản vẽ quy định đánh số và vị trí ép mex. Có thể sử dụng thêm bút lông màu để phân biệt mặt vải khi đánh số và ký hiệu các loại mex. - Vị trí đánh số phải đúng như quy định, chiều cao của số không được vượt quá 2/3 độ rộng đường may. 3.2. Phân mầu, phân cỡ (phối kiện): - Khi phối kiện 1 loại sản phẩm nào, phải hiểu rõ nội dung loại sản phẩm đó gồm bao nhiêu chi tiết, chi tiết nào có đôi, đói xứng, đuổi nhau, chi tiết nào có lần ngoài, lần lót - Trước khi phối kiện phải kiểm tra lại số mặt bàn giữa thân to và các chi tiết phụ vặt xem có khớp nhau hay không - Đối với những bàn vải có từ 2 cỡ trở lên phải chú ý dấu phối kiện của từng cỡ vào với nhau để tránh nhầm lẫn - Những loại vải có tuyết phải kiểm tra lại để 1 áo cùng xuôi 1 chiều tuyết. 3.3. Bó buộc bán thành phẩm: - Tất cả các đồ vặt bó buộc chặt liên kết với nhau thành 1 cụm. - Các chi tiết thêu, in, ép dính bó buộc riêng và cài số mặt bàn. - Bó buộc thân to để trên và dưới, các chi tiết đồ vặt để giữa, bó buộc chặt gọn gàng, cài phiếu mặt bàn vào dây buộc, để bó hàng vào đúng nơi quy định. - Yêu cầu phải bó buộc đúng quy định. TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ An Trang 10
  11. 3.4. Vệ sinh công nghiệp: - Bán thành phẩm cắt xong phải đảm bảo gọn gàng sạch sẽ, mép cắt chính xác - Số viết rõ ràng, không tẩy xóa - Bó buộc, để vào nơi đúng quy định, TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ An Trang 11
  12. BÀI 4. HOẠCH TOÁN BÀN CẮT 4.1. Đọc tài liệu kỹ thuật: - Nghiên cứu tài liệu kỹ thuật xem mã hàng foomf có bao nhiêu sản phẩm, bao nhiêu màu, bao nhiêu cỡ - Gồm mấy sơ đồ - Nắm ro các yêu cầu khi cắt - Yêu cầu về nguyên liệu: Lấy vải đúng mã, đúng màu quy định trên bảng mẫu nghuyên phụ liệu Tở vải đủ 24 giờ trước khi trải. Kiểm tra và thông báo ngay với bộ phận có liên quan khi có phát hiện lỗi vải. 4.2. Nghiên cứu kế hoạch cắt sản phẩm Trước khi cắt kiểm tra lại toàn bộ thông tin của bàn cắt Cắt phải sử dụng mẫu của sơ đồ Sử dụng máy cắt đẩy tay lưỡi thẳng để cắt phá Sử dụng máy cắt vòng để cắt tinh Đường cắt chính xác, sắc nét, mép cắt không bị xơ tước Mép cắt đứng thành, chi tiết không bị lẹm hụt Người cắt phải nắm được các thao tác cần thiết trong khi cắt Đảm bảo về an toàn lao động Chi tiết không bị biến dạng sau khi cắt Cắt xong kiểm tra lá trên cùng, lá dưới cùng và lá mặt bàn chi tiết phải bằng nhau Các dấu bấm đầy đủ, chính xác, bấm sâu vào BTP 3cm. 4.3. Thống kê, tính toán: Thống kê và tính toán lại tất cả các vấn đề liên quan để có biện pháp xử lý kịp thời TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ An Trang 12
  13. BÀI 5. ĐIỀU HÀNH QUẢN LÝ QUY TRÌNH CẮT BÁN THÀNH * Điều hành quản lý quá trình cắt bán thành phẩm - Cắt đúng quy trình, đúng phương pháp - Thực hiện đúng tài liệu kỹ thuật - Thực hiện đúng theo kế hoạch cắt * Tiến trình cắt: - Cắt phá bàn vải - Cắt thô những chi tiết lớn, hoặc từng mảng chi tiết nhỏ,cắt bằng máy cắt đẩy tay - Cắt tinh để cắt những chi tiết nhỏ cần độ chính xác cao bằng máy cắt vòng Chú ý: Khi cát bằng máy cắt vòng, phải di chuyển khối vải và dao cắt. Do đó, phải kẹp tập vải chặt lại bằng kẹp hoặc bằng các ngón tay để tập vải không bị xô lệch. Một số bàn vỉa có lỗ phun khí để giảm ma sát giữa vải và mặt bàn. Cần hết sức cẩn thận để không bị tai nạn lao động - Phương pháp ép đột: quá trình cắt, đầu tiên lớp vải sẽ bị ép xuống. Dưới tác dụng của lực ép và độ sắc của dao, các lớp vải sẽ bị phá hủy theo biên ngoài của cạnh dao. Các lớp vải phía trên sẽ có kích thước dài hơn các chi tiết ở lớp dưới. Nếu tăng số lớp vải cần trải, độ sai lệch sẽ càng nhiều nên phải tín toán số lớp vải sao cho phù hợp. * Phân công lao động, điều hành quá trình cắt bán thành phẩm - Phân công cho phân xưởng cắt làm việc đúng thời gian, đúng chất lượng - Cắt đúng quy trình, đúng phương pháp - Thực hiện đúng tài liệu kỹ thuật - Cần kiểm tra cụ thể như sau: + Lỗi cắt: lấy 1 lá đầu, 1 lá cuối và 1 lá giữa trong chi tiết, trải êm phẳng trên bàn. Tiến hành đặt mẫu rập lên trên, mẫu vải phải trùng với mẫu rập, thông số phait đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Dung sai cho phép đối với chi tiết bằng vải là ±2mm. Nếu quá dung sai cho phép, bào cáo cho tổ trưởng tổ cắt có biện pháp xử lý, vào biên bản kiểm tra TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ An Trang 13
  14. + Sự cân xứng giữa các chi tiết: lấy lá đầu và lá cuối tiến hành so sánh 2 lá với mẫu cứng. Dung sai cho phép là ±3mm. Tiến hành báo cáo cho tổ trưởng tổ cắt có biện pháp xử lý nếu có xảy ra sai sót. Ghi trực tiếp biện pháp xử lý vào biên bản kiểm tra + Các góc của chi tiết: kiểm tra tất cả các góc bằng cách đặt mẫu lên trên chi tiết đầu tiên. Dung sai cho phép là ±2mm. Nếu vượt qua dung sai này phải báo cáo tổ trưởng tổ cắt + Xơ cắt: kiểm tra các xơ cắt trên các chi tiết dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm. Nếu các chi tiết không đạt, bắt buộc phải cắt lại + Đánh số: số đánh trên vị trí phải rõ, đúng vị trí, dễ đọc, đúng số thứ tự tập, đúng bàn, đúng chiều cao cho phép. TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ An Trang 14
  15.  TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Giáo trình công nghệ sản xuất – trường CĐ Nghề CN dệt may NĐ 2. Giáo trình công nghệ may- ĐH Bách Khoa HN 3. Giáo trình công nghệ may – ĐH CN TP HCM TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ An Trang 15